Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:34:42 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điện Biên Phủ từ góc nhìn của người lính Pháp  (Đọc 141928 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Đánh đông dẹp bắc
Thành viên
*
Bài viết: 595



« Trả lời #150 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2008, 09:30:07 am »

Ở đơn vị Tơráp, trung úy Xamalen bị thương vì mảnh lựu đạn và được đưa đến trạm quân y, từ đó anh trở lại ngày 15- 4, trước Buđéc một ngày. Chúng ta đọc ý kiến của Tơráp, ý định của anh luôn luôn nhằm vào điều chủ yếu:

Ngày hôm đó là một địa ngục thực sự. Coi khinh những tồn thất, Việt Minh nã pháo vào vị trí mà quân họ vẫn còn chiếm giữ để ngăn cản quân ta tiến lên. Đến trưa, sau những trận giáp lá cà ác liệt và dưới làn đạn pháo kích thường xuyên của pháo binh Việt Minh, chúng ta đã làm chủ một nửa vị trí”.

Bị thương nặng - mất một cánh tay - trung sĩ nhất Héc vê Mác quyết định đi bộ đến trạm phẫu thuật nhưng trong giao thông hào anh bất ngờ đụng phải một đoàn dài chờ đợi. Sau mỗi trận chiến đấu, người ta thường chứng kiến những cảnh tượng như vậy: những người bị thương buộc phải kiên nhẫn chờ đợi trong đường hào dẫn vào trạm quân y trong lúc các bác sĩ giải phẫu giờ này qua giờ khác, không hề biết nghỉ ngơi, ngày cũng như đêm, mổ cho người bị thương sau khi đã phân loại sơ bộ. "Từ giải phẫu học sang dây truyền" - Bác sĩ Ginđrây nói, vẫn không rời bàn mổ. Mác, có lẽ đợi đã quá lâu xiết lại rồi lại nới ga rô, mỗi lúc một yếu đi và gục chết một mình giữa mọi người, trước khi được xem xét.

Để lấy lại Đôminíc 2, Turê chỉ định đại đội 3 của trung úy Bayi và đại đội 2 của đại úy Pisơlanh. Xalanh không thể rời Đôminíc 4 vì nó đang ở tuyến một. Còn đại đội 4 của Đềmông đã để lại trung đội xung kích của trung sĩ nhất Pô lô phục kích phía sau số còn lại thì đến cứ điểm Epécviê, nhưng Pô lô, bị một tên đào ngũ phản bội, đã bị bao vây, Turê liền cho Đềmông quay lại giải thoát.

Hai trung đội xe tăng chi viện tiểu đoàn 8 xung kích. Được pháo hỏa chuẩn bị mãnh liệt, hai đại đội xuất kích lúc 10 giờ, Pisơlanh đi đầu, Bayi ở đại đội hai. Trung úy Đuymécsê thuộc đơn vị Bayi, bảo đảm liên lạc giữa hai đại đội. Ở sườn phía bắc của đại đội 2, các xe tăng Xmôlensk và Pôsen có xe tăng Công ti đi theo sau. Trên chiếc Công ti, sau đại úy
Hécvuiét, Uy le cũng có khuỷu tay phải bị khối khóa nòng giật lùi đập nát. Các xe tăng vô hiệu hóa các đường đạn lướt sườn bắn từ Đôminíc 1. Các xe tăng Ba dây và Đuômông mở một lối đi qua giữa Pisơlanh và Bayi, chiếc Muynhudơ leo lên Đôminíc 2.

Tình hình khá hơn Êlian 1. Cũng vào giờ này, buổi trưa, khoảng 500 mét đất trống mở đầu đoạn đường đi đã bị chiếm, đại đội Pisơlanh dừng lại ăn nhẹ, một mẩu bánh mì và nước bi đông. Thời gian dừng lại có dài quá không? Đoạn đường còn lại là khó khăn nhất vì đỉnh đồi gồm hai cao điểm liên tiếp và Việt Minh đã bắt đầu nã pháo vào quân dù.

Cuộc chiến đấu tiếp tục dưới một cơn mưa đạn cối, Việt Minh giội cối vào đại đội 2 theo chiều thẳng đứng, hạ sĩ Itxe trước đó đứng gần đại úy Pisơlanh kể lại. Không thể tự bảo vệ, những hầm hào xung quanh đại đội đã đầy Việt Minh và họ đang tránh chính làn đạn của họ. Khoảng 15 giờ, đại úy đưa ra lệnh rút lui mà ông vừa nhận qua vô tuyến điện. Mọi người đang nằm sấp, riêng anh đứng, điện thoại vô tuyến điện cầm tay cùng với Ca rê, trung đội trưởng trung đội xung lực và Xusa, báo vụ viên, thì một quả đạn bay đến, chạm đúng ngực anh, anh chết mà không nói được một lời. Tôi ở cách đó vài mét, nhìn thấy hết và may thoát được không bị thương. Trung sĩ nhất Ca rê bị giết, báo vụ viên nổ một mắt và Smít, y tá, bị thương ở cánh tay, đã chết lúc trở về. Lúc đó mạnh ai nấy chạy, tán loạn. Bạn nghĩ xem, chẳng còn chỉ huy nữa!”

Lời kể của Itxe có thể làm ta nghĩ rằng khi đại úy chết, đại đội sẽ nhanh chóng rút lui. Cuộc "rút lui mau lẹ đó" được xác nhận bởi lệnh rút lui, mà đại úy nhận được. Thế nhưng, ông ấy đã bị giết trước khi nhận được lệnh rút lui và Giăccơ Pisơlanh, anh trai của ông, được biết việc dó ngày 8-10- 1954, khi ông ta gặp tại Pa ri thiếu tá Turê bị bắt vừa mới trở về. Thiếu tá cung cấp cho ông nhiều thông tin quý giá và nhắn lại với ông rằng cuộc hành quân là một thắng lợi từ căn cứ xuất phát đến chân đồi. Nhiều chướng ngại vật của Việt Minh đã được dỡ bỏ và xác chết quẳng lại hai bên đường, trong các bãi mìn và hàng rào kẽm gai. Rồi cuộc trèo lên Đôminíc 2 bắt đầu, Pisơlanh giữ liên lạc bằng rađiô với Turê, bên cạnh Turê là đại úy Lamuliát. Nhiệm vụ là đạt tới mỏm đồi và bám trụ ở đó "ít nhất là cho đến đêm”. Đại đội Bayi theo sau, sẵn sàng phát triển chiến quả.
Logged
Đánh đông dẹp bắc
Thành viên
*
Bài viết: 595



« Trả lời #151 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2008, 09:31:43 am »

Cuộc leo lên mỏm núi đã được thực hiện mà không phải đánh nhau quá nhiều", Giắccơ Pisơlanh trần thuật lại câu chuyện Turê kể, theo ý em anh.(Chú thích: Giắccơ Pisơlanh vừa nói chuyện với Noen Itxe, nhân viên quân y được trả tự do ngày 19-5-1954, Phrăngxoa Xaviê Pisơlanh học Xanh Xia năm 1942. Tiểu đoàn anh đi Đông Dương 1946. Trung úy cuối 1946. Về nước hết nhiệm kỳ một tháng 7-1948. Ở tiểu đoàn 3, trung đoàn 1 dù thuộc địa, đại úy 4-1952. Được cử đi Đông Dương, đến Sài Gòn ngày 13-2-1953. Được bổ nhiệm về binh đoàn 8. Ốm vào viện tháng 11-1953 và về lại tiểu đoàn ở Điện Biên phủ tháng 12-1953.) Phrăngxoa Xaviê bình tĩnh và tự tin, báo cáo với cấp trên trong lúc đang leo lên đỉnh đồi Turê hỏi ông có thể chiếm được đỉnh đồi mà không gặp quá nhiều rủi ro không, Phrăngxoa Xaviê đã trả lời ông tin tưởng như vậy và yêu cầu tập trung hỏa lực pháo. Yêu cầu này được đáp ứng ngay. Sau đó ít lâu, đại đội đã đến đỉnh của Đôminíc 2 mà không bị tổn thất quá nhiều. Khoảng 15 giờ hỏa lực ngăn chặn liên tục của Việt Minh bắt đầu, gây nên những chỗ trống ngày càng nhiều. Vị trí không thể giữ vững được nữa vì thiếu công sự phòng ngự kiên cố, thiếu khả năng bảo vệ. Phrăngxoa Xaviê nói điều đó với Turê, ông cảm thấy đại đội 2 của mình sắp tan rã, liền chạy tới Lăng le để xin đại tá Đờ Caxtơri cho lệnh rút lui, yêu cầu này được đáp ứng. Nhưng khi Turê cầm lại máy điện thoại của mình, Lamuliát báo cho ông với giọng trầm trầm: "Pisơlanh vừa mới bị giết!".

Người sĩ quan duy nhất mà Pisơlanh có thể trông cậy để thay thế ông là trung úy Đuymécsê, đến để liên lạc, nhưng anh lại vừa bị tử thương vì mảnh đạn (Chú thích: Sinh năm 1928. Rô be Đuymécsê nhập ngũ 1948. Đến Sài Gòn ngày 6-2-1953, có bằng nhảy dù nên được bổ nhiệm về tiểu đoàn 8 dù xung kích. Bị thương tháng 10-1953, được phong trung úy tháng 11-1953 và nhảy xuống Điện Biên Phủ.). Người ta cho rằng khi được tin về cái chết của Pisơlanh, Turê sẽ đến nơi xảy ra bi kịch hoặc cử Lamuliát, phó chỉ huy của ông, hoặc một sĩ quan khác Banpếtơrơ, Aluscờ, Bônenli, Phlơri, để tập hợp  lại đại đội 2 nắm lại quân và đưa họ về. Thi thể của đại úy Pisơlanh được để lên xe tăng Muynhudơ, nhưng người lái xe tăng có một thao tác nhầm và xe bị mắc vào hàng rào kẽm gai không thoát ra được.

Lợi dụng sự chần chừ của Việt Minh, chiếc xe tăng Ba dây và thượng sĩ nhất Carét tiến đến chỗ Muynhudơ và kéo nó ra. Còn Đuymécsê, cũng được đặt lên một chiếc xe tăng nhưng trong khi rút lui trên đường xóc, thi thể anh bị rơi xuống mà không ai hay.

Trung úy Bayi và đại đội 3 của anh không đến được vị trí mà Pisơlanh đã chiếm được nhưng các hạ sĩ quan đã quay lại đó và với sự giúp đỡ của ba hạ sĩ quan Papalia, Phrăngxétsi và Bécnô , họ đào một cái huyệt cho Ác man Ca rê , trung đội trưởng trung đội xung kích, ngã xuống trong nhiệm kỳ thứ ba ở Đông Dương. Trên người anh ở đáy huyệt, họ đặt thi thể một sĩ quan của đơn vị lính thuộc địa bị giết hôm trước, có lẽ là trung úy Pansh.

Với sự giúp đỡ của trung sĩ Lơ Garếc, hạ sĩ Banlơrini và vài người khác, hạ sĩ nhất Mông sốt mang thi hài đại úy Pisơlanh đến một xe tăng khác để đưa ông về. Turê cho mai táng ông trong nghĩa trang tiểu đoàn 8 dù xung kích.

Ngày 31-3, nhật ký của tiểu đoàn ghi tên 18 người chết và 42 người bị thương, tất cả thuộc đại đội Pisơlanh. Quản trị trưởng của đại đội, thượng sĩ nhất Papalia, đại đội 2 dưới quyền chỉ huy của trung úy Bayi, có vẻ như không được chủ động lắm trong ngày hôm đó. Còn lại khoảng 70 người trong số 125 người đã leo lên sườn đồi của cứ điểm Đôminíc 2, Turê giao họ cho Lamuhát, ông này dẫn họ đến một vị trí có phần nào được mong đợi hơn vì đây là Êlian 2. Trung úy Đềmông và Turê từ đại đội 4 sắp đến để đi cùng đến đồi Năm, đằng sau những người thoát nạn của đại đội Pisơlanh, và chuẩn bị, với sự yểm trợ của các đơn vị khác, đối phó với một cuộc tấn công ban đêm lần thứ hai.

Biga có một nỗ lực cho Êlian 2, ông ra lệnh cho trung úy Hê ri đến đó với đại đội 4 của tiểu đoàn 6, quân số giảm một nửa từ vụ 28-3. Hê ri là lính cũ của đại đội 4 Ma rốc, hồi tháng 9-1944 khi anh còn là chuẩn úy và trước khi anh bị thương ở An dát. Khi Biga giải thích cho anh về tình hình quân lê dương giữ đỉnh đồi cùng với lính Ma rốc, còn Việt Minh thì giữ Săng Êlidê đã gần 20 giờ, hàng trăm viên đạn vạch đường trên nền ánh sáng chớp của những quả đạn nổ liên tiếp. Hê ri bắt đầu đi. Một trung sĩ và 12 người đi đầu; việc "tiếp cận địch thật là khó khăn vì Việt Minh nã pháo vào tất cả các đường đi, Hê ri bước đi, khẩu các bin kẹp trên hông, cùng với báo vụ viên, người hầu cận, người y tá và một lính dù mà nhiệm vụ là đối phó với mọi cuộc chạm trán không hay. Chỉ thị của cấp trên đối với Hê ri không phải là tiếp xúc với các lính lê dương của tiểu đoàn dù ngoại quốc mà như Răng cun đã làm, là "đập vỡ Việt Minh" để làm giảm bớt sức ép của địch đối với vị trí.

Cuộc phòng ngự được tăng cường và những lính lê dương khác leo lên Êlian 2. Đại úy Kruymênắckê là phó của đại úy Sunê ở đại đội 2, tiểu đoàn 1, bán lữ đoàn lê dương ngoại quốc 13. Khi đêm xuống, ông nhận được lệnh dùng hai trung đội của ông thồ đạn từ một xe tải bị sa lầy gần sông. Binh lính thực hiện việc khiêng vác này vào ban ngày dưới làn đạn pháo kích, đặt các két đạn vào những căn hầm đã bố trí và khi đã yên tâm hoàn thành nhiệm vụ họ chuẩn bị trở về cứ điểm.
Logged
Đánh đông dẹp bắc
Thành viên
*
Bài viết: 595



« Trả lời #152 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2008, 09:32:44 am »

Nhiệm vụ hoàn thành, Kruymênắekê nhớ lại, tôi dùng điện đài báo cáo với thiếu tá Va đô ở sở chỉ huy của bán lữ đoàn 13, ông ta lạnh lùng nói với tôi: "Họ yêu cầu khắp mọi nơi tăng viện cho Êlian 2, mà các anh thì đã đến đó vậy hãy ở lại trên đó".

Tôi ra lệnh và chúng tôi đến một khu vực chiến đấu bên cạnh lính dù

Ba mươi phút sau, một cuộc pháo hỏa chuẩn bị dữ dội của địch báo hiệu các cơ cấu của trận đánh đã khởi động lại và sẽ có một đêm trắng thứ hai. Đại đội Hê ri càn quét Săng Êlidê đã bị một đòn quất trúng trong đợt xung phong đầu tiên của Việt Minh:

Tôi có cảm giác rằng hàng ngàn người đã lao ra khỏi các hầm hào của họ, Hê ri viết. Tiểu đội đi đầu của tôi biến mất, giống như bị đám người la hét đó nuốt chửng và tiêu hóa. Và chúng tôi bắn, bắn, không ngừng, như là Việt Minh không cảm thấy gì về những viên đạn của chúng tôi. Thiếu đạn, chúng tôi chui vào một hầm trú ẩn và hiểu rằng cái gì sẽ đến với mình, tôi cho dùng tiểu liên phá hủy điện đài. Những viên đạn cuối cùng! Lúc đầu Việt Minh ném một quả lựu đạn nhưng chúng tôi đã leo lên vách ngăn cho nên ngoài những mảnh nhỏ xíu, thiệt hại là không đáng kể. Súng các bin chĩa ra cửa vào, tôi đợi... Báo vụ viên của tôi, hạ sĩ nhất Máctanhi để tay lên nòng súng của tôi: "Vô ích thôi, thưa trung úy! . Anh ta nói có lý. Tôi đập vỡ báng súng và Việt Minh đã bắt chúng tôi tại hang. Đã gần nửa đêm. Tôi trốn khỏi bộ đội Việt Minh và định trèo lên đồi nhưng được đón tiếp bằng những làn đạn dầy đặc. Không muốn để người ta nhận ra mình, tôi lăn vào một hào ở dưới thấp, ở đây những Việt Minh khác đã tóm cổ tôi”.

Trước khi vào trận ở Săng Êlidê, Hê ri giao lại giấy tờ cá nhân cho người lính thân cận của anh và được lệnh đợi anh ở trên đỉnh đồi. Một quả đạn đã nghiến nát người lính khốn khổ và khẳng định, người ta tìm thấy các giấy tờ của Hê ri và rằng Hê ri đã chết.

Ở sở chỉ huy của Lăng le, trung úy Đờ Uynđơ bị thương ở bàn tay ngày 28-3, muốn làm một việc gì đó có ích cho đơn vị anh xin giữ liên lạc với các đơn vị. Từ một cái hầm dưới đất trận đánh không có được quy mô như trận địa trên mặt đất và đến 23 giờ, Lăng le lo lắng về những tin tức mà Uynđơ nhận được, liền yêu cầu Hécvuiét phái một trung đội xe tăng đến "dương oai" ở Êlian 2. Trong đêm tối, việc xuất hiện của xe tăng có tác động tâm lý lớn đối với các chiến binh.
Hécvuiét dầu sao cũng lo lắng khi nghĩ rằng tung xe tăng ra một cách dò dẫm như thế, hướng đến một đỉnh đồi có pháo hoa bao quanh gợi nhớ một ngày 14-7 khổng lồ, nhưng ông vẫn chấp hành mệnh lệnh: Xe tăng Étlanhgien và Xmôlensk vượt cầu Bai lây (cầu Mường Thanh) đi bắt liên lạc với quân lê dương. Mệnh lệnh nghiêm ngặt: không được vội vã vì tiếng động cơ nghe được từ xa. Thời gian đầu, chiếc Xmôlensk ở lại chân đường dốc còn Étlanhgien leo lên nhà ăn sĩ quan cũ của tiểu đoàn 1, trung đoàn 4 Ma rốc.

Tiếng súng tự động và tiếng nổ không cung cấp được một thông báo gì cho trung sĩ thiết giáp Nây đang nghĩ rằng đỉnh đồi là chiến trường của một trận cận chiến không có vị trí cho xe tăng của anh. Bằng rađiô anh ra lệnh cho chiếc Xmôlensk đến chỗ anh nhưng Việt Minh đã lộ diện, ánh lửa của một súng SKZ xuất hiện phía bên trái rồi một ánh lửa thứ hai. Phát nào xe tăng cũng bị trúng nhưng các bộ phận bên ngoài của nó không bị hư hỏng. Ngược lại, tốp Việt Minh đã bị phát hiện và một chùm đạn 50 đã vô hiệu hóa nó. Khi chiếc Xmôlensk đến, nhiều SKZ đã bắn. Nây và đồng đội bắn trả và pháo 75 xe tăng đã buộc địch phải giữ cự ly. Tuy nhiên, bộ đội Việt Minh đã tám lần đụng tới các xe tăng. Riêng Étlanhgien đã sáu lần bị đạn nhưng chúng không gây hư hại cho các bộ phận đang hoạt động. Vào khoảng ba giờ sáng, Nây báo cáo về tình hình nguy khốn của các xe tăng. Binh lính quá lao lực đã kiệt sức, dường như mắt không còn khả năng phân biệt các mục tiêu trong kính ngắm bắn. Hécvuiét có trực cảm: "Tôi sẽ cử trung đội Xanh đến thay thế".

Thượng sĩ nhất Carét không để mất thời gian, các xe tăng Ba dây, Đuômông và Muynhudơ đến Êlian 2. Nây cung cấp cho Carét những thông tin mà anh nắm được, nghĩa là ít ỏi thôi. Có một thông tin chắc chắn, các làn đạn SKZ và đại bác không giật đã chứng minh, Việt Minh đang ngang nhiên đi dạo trên đỉnh Êlian 2 mà không bị trừng phạt và sự hiện diện của họ chứng tỏ rằng tuyến chính diện chỉ là một con đường tưởng tượng. Trung sĩ Bruxê và xe tăng Đuômông, theo sau là Xalaun và xe tăng Muynhudơ đứng vào hầm trú ẩn lôi tháp pháo ra để có thể bắn được vào hướng đông bắc trong lúc các xe tăng Étlanhgien và Xmôlensk, tránh các cuộn dây kẽm gai nhằng nhịt trên đường mòn, tiến đến các chân đồi. Carét đẩy chiếc Ba dây lên phía nhà ăn sĩ quan, trong khu vực đại đội Marốc của trung úy Penanh, nhưng khi chiếc xe tăng chưa tắt máy thì trời đã đỏ rực vì cuộc đấu pháo giữa hai bên lại nổ ra. Êlian 2 là điểm tựa đầu tiên mà Việt Minh dậm chân tại chỗ và tướng Giáp không thể dung thứ điều đó.
Logged
Đánh đông dẹp bắc
Thành viên
*
Bài viết: 595



« Trả lời #153 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2008, 09:33:45 am »

Carét phán đoán có những tốp khoảng 10 người ở vào tầm súng của các vũ khí trên xe tăng và chiếc Ba dây tiến lên. Hai, ba lính lê dương xác nhận với anh đó là Việt Minh và khẩu súng 12,7 li khai hỏa. Song những "tổ chống tăng” vẫn chăm chú theo dõi. Đạn SKZ giật nắp tháp nhỏ của xe tăng và Carét ngã xuống đáy xe. Xạ thủ Đaust, nhìn thấy chớp lửa xuất phát của đạn, đã đưa pháo 75 vào tư thế khai hỏa. Đã quá muộn! Một quả đạn thứ hai đã nẩy thia lia trên một con lăn của xích và chọc thủng thùng xe, gây nên những hư hỏng mà không ai vào lúc này có thể nghĩ một chiều được. Tuy vậy ngăn động cơ đã bị trúng đạn và một luồng khói dầy đặc đã phun vào trong xe.

"Sơ tán." Carét hô lớn, anh vừa lấy lại bình tĩnh, vừa ho. Anh là người duy nhất đi ra theo lỗ tháp nhỏ và một khẩu súng máy Việt Minh đã làm anh ngã xuống với ba viên đạn vào bắp chân. Đaust quay lại và kéo trưởng xe của mình đến một đường hào gần đó, nơi tổ lái xe bị co cứng cơ đang ẩn nấp. Những ngọn lửa bùng lên từ động cơ của Ba dây. Chiếc xe tăng đã bị diệt. Trên chiếc Đuômông, Buxrê chẳng thấy gì và lo lắng vì liên lạc vô tuyến với Carét bị đứt. Từ chiếc Muynhudơ, Xalaun xác nhận không có tin gì của Ba dây nhưng chắc mọi việc ổn thôi. Nhưng không còn đúng nữa vì một phút sau, một SKZ chọc thủng sườn xe tăng và phá hủy các rađiô của anh, làm ba người bị thương kể cả Xalaun; dầu anh có đội mũ nhưng một mảnh đạn nhỏ vẫn trúng đầu. Trở về phân khu, một mảnh đạn pháo đã gây nên cái chết của anh chiều hôm đó. Thấy rõ nguy cơ, hạ sĩ Rô giê Liông hét vào tai người lái: "Rút lui ngay. Rút lui?".

Buxrê không còn tin rằng cả hai xe tăng đều hỏng rađiô; anh báo cáo cho chỉ huy Bò rừng và Hécvuiét bán tín, bán nghi ra lệnh cho tất cả trở về. Đuômông và Muynhudơ nhanh chóng trở về đến nỗi không ai nghĩ đến việc đặt thượng sĩ nhất Carét lên một chiếc xe tăng và người của anh đã khiêng anh từ Êlian 2 về trạm giải phẫu của bác sĩ Grauuyn. Còn Ba dây bất động trên đồi 5, làm một người lính gác nực cười cho Săng Êlidê, biểu tượng của sự hy sinh, vì nhiệm vụ của các chiến xa trên cứ điểm Êlian 2 và từ nay trở thành điểm mốc cho các quan trắc pháo binh của cả hai bên.

Lính Ma rốc của Êlian 2 đã phải chịu đựng những tổn thất nhưng cán bộ của đại đội Nicốt có may mắn thoát nạn. Trung úy Nicốt đã tập hợp được khoảng 50 người trên tuyến 2 ở chân sở chỉ huy cũ của Nicốt; thiếu úy Pie Giữa đã đi qua khu vực mà Việt Minh đã chiếm được với sáu hoặc bảy lính thuộc địa và trung sĩ nhất Aitxa, nhờ bóng tối che giấu đã rút lui từ núi Sô vơ giữa đám đông bộ đội Việt Minh. Trong đêm thứ hai này, mặt trận vẫn có độ cơ động lớn và ngày 1-4, vào lúc gần sáng, trước khi sương mù tan, mỗi người lại tiếp tục các hoạt động của đêm trước. Quân của Biêngvôn đẩy quân địch đến Săng Êlidê. Đại úy Kruymenắckê tham gia hành động tác chiến với hai trung đội của bán lữ đoàn lê dương ngoại quốc 13 và bộ đội Việt Minh vừa rút lui vừa dùng hỏa lực của đội hậu vệ làm chậm bước tiến của lính lê dương.

Việt Minh đã yếu đi, Kruymenắckê viết, và theo tín hiệu, chúng tôi chiếm quả đồi. Khi tôi đang đứng dùng ống nhòm quan sát cuộc rút lui của Việt Minh, một khẩu súng máy mà tôi khó nhận ra ở cách tôi khoảng 100 mét trong đám mù để yếm trợ cho cuộc rút lui, đã bắn vào tôi. Một viên đạn đã cắt đứt động mạch ở cánh tay phải của tôi. Bị loạng choạng, tôi phải nấp sau Ba dây để nghỉ ngơi và sau khi đã được sơ cứu, tôi được dìu về trạm giải phẫu. Xếp hàng đợi hai giờ, tôi cảm thấy đỡ và nhường chỗ cho những người bị thương nặng ở xung quanh tôi, tôi yêu cầu được trở lại đại đội của tôi”.

Trung úy Giêrácđanh, phó chỉ huy của Kruymenắckê, kéo theo binh lính xuống Săng Êlidê.

Khi di chuyển gần một xe tăng đang yểm trợ việc tiến quân, anh kể, tôi bị một tiếng nổ xô ngã, đó là lựu đạn hoặc SKZ đang nhằm vào chiếc xe tăng. Một hạ sĩ quan kéo tôi vào hầm trú ẩn, tôi tỉnh lại khi đang nằm trên cáng. Tôi bị thương nhiều chỗ ở ngực, ở cẳng chân và gãy cánh tay trái. Tôi được đưa về gần sân bay, ở đây bác sĩ Staécman đã chăm sóc tôi”.

Đêm đầu tiên ở đồi Êlian 2 đã phải trả giá đắt: 18 người bị giết hoặc mất tích ở tiểu đoàn dù ngoại quốc (trong đó có thiếu úy Đuy mông) và 69 người bị thương trong đó 4 sĩ quan (Rôlanh, Phuốcnie, Phuynlenoác và Boabuvie). Ngày 31-3, 13 người bị giết trong đó 2 hạ sĩ quan và 46 người bị thương, bổ sung thêm vào danh sách đầu. Bản thân Luyxiani cũng bị loại khỏi cuộc chiến và ai nhìn thấy anh đi qua, mắt che kín dưới vòng băng cũng kết luận rằng anh đã hỏng mắt. Sự thực anh bị chứng sợ ánh sáng và trung úy bác sĩ Đờ Các pho của tiểu đoàn 8 dù xung kích đã che mắt cho anh để tránh ánh sáng. Bị mảnh đạn vào mắt trái, Luyxiani phải nằm điều trị gần hai mươi ngày, vừa mới bình phục anh đã trở lại nắm quyền chỉ huy, mắt trái vẫn còn băng bó.
Logged
Đánh đông dẹp bắc
Thành viên
*
Bài viết: 595



« Trả lời #154 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2008, 09:34:56 am »

Nếu người ta nhớ lại những con số gần giống nhau của lính Ma rốc, lính dù bảo an và tiểu đoàn 8 dù xung kích thì người ta sẽ hiểu tại sao ngày 2-4 Grauuyn lại khẳng định với Lơ Đamany rằng "không thể tiếp nhận những người bị thương mới nữa". Thế nhưng, trận đánh tàn lụi, rồi lại cháy, ủ dưới tro một hoặc hai giờ rồi lại bùng lên mạnh mẽ hơn, đẩy về phía sau hết cáng thương này đến cáng thương khác, đó là những con người tàn phế, không thể bắt họ quay lại. Vào ngày 2-4 này, người viết nhật ký của tiểu đoàn 6 dù thuộc địa viết: "Những tổn thất nặng nề ở tất cả các đơn vị. Quân số hành quân giảm 50%".

Ở tiểu đoàn 8 dù xung kích, quân số tụt xuống còn 394 người. Ngày 1-4, tiểu đoàn 8 lại có thêm 12 người bị giết và 43 người bị thương, trong đó có 7 hạ sĩ quan (Chú thích: Trung sĩ nhất Hăng ri Bát xô và các trung sĩ Misen Đônhem, Roger Rôn, Phécnăng Cusu, Xécgiơ Tômát, Pônpibulô và Mácxen Babaôni.). Chỉ có ngày 2- 4 thiệt hại đã giảm bớt: 2 người bị giết và 8 người bị thương. Ngày 3-4, 1 người bị giết và 5 bị thương. Các lính dù xung kích đã lấy lại hơi. Bên trong chu vi của Êlian 2, lính Ma rốc đào những hố chung rộng để chôn các xác chết nhưng ở Săng Êlidê cũng như ở Êlian 1, Việt Minh không dung thứ một sự tiếp cận nào và các thi thể thối rữa dưới nắng mưa, các cứ điểm đồi Êlian trở thành "nghĩa trang lộ thiên lớn nhất của Điện Biên Phủ".

Với Lăng le, người đề xuất vấn đế với ông, Biga đã báo cáo bằng rađiô rằng vấn đề sơ tán phải trừ ra. Chẳng thận trọng gì về lời lẽ mà để cho kẻ thù luôn nghe ngóng, biết ý kiến của ông. Dẫu sao Lăng le cũng quyết định thay thế tiểu đoàn 1 trung đoàn 4 Ma rốc bằng tiểu đoàn dù ngoại quốc. Thiếu úy Cloa, cũng được thay thế, điều đó cho phép anh trở lại đại đội pháo của mình. Tin rằng người ta sẽ không sớm giao cho anh một nhiệm vụ mới, Cloa ngủ hai mươi bốn giờ liền. Chẳng phải anh vừa được biết ngoài việc cứu sống mình, anh sẽ nhận được một giải đỏ! Giấc ngủ của anh sẽ không được yên nếu anh biết vị trí mà cấp trên của anh sắp dành cho anh: Êlian 4 cùng với đồi Êlian 2 sắp tới sẽ nằm trong mắt bão. Trận đánh còn lâu mới kết thúc.

Việc thả dù tiểu đoàn 2, trung đoàn 1 dù đổ bộ của thiếu tá Brêsinhắc bắt đầu trong đêm mồng 1 rạng ngày 2-4 và đêm sau, bốn sĩ quan nhảy xuống để tăng viện. Trước hết hai cán bộ xe tăng cho đại đội xe tăng của đại úy Hécvuiét, rồi một phân đội (36 người) của trung đoàn 35 khinh pháo nhảy dù, cùng với một sĩ quan dự bị phục vụ quân đội thường trực, thiếu úy Giăng Pie Mít và một sĩ quan Xanh Xia, trung úy Giăng Mai Giuytô. Lính lê dương đã "nghiệm thu họ trong hàng rào kẽm gai của Huyghét 2 và đưa họ đến sở chỉ huy pháo. Sau vài lời chào hỏi , thiếu tá Vayăng đã bổ nhiệm anh làm sĩ quan liên lạc và quan sát ở Êlian 2, tuy nhiên vấn đề anh qua đêm đầu với Bruynbrúc, bạn học cùng khóa với anh. Ngày 4-4, chủ nhật Lễ khổ nạn, có Mai, báo vụ viên người Việt, đi cùng, Giuytô theo con đường "tàu điện ngầm" ngoằn ngoèo đi đến Êlian 2. Anh có cảm giác như là thế giới đã thay đổi.

Tôi đến một quả đồi mà những hố mìn, hố đạn nối liền nhau làm cho ta hiểu rằng cỏ không bao giờ mọc ở các sườn đồi. Mặt đất đầy những chiếc dù bỏ đi, nửa vùi dưới những đống đất do đạn nổ hắt lên. Các thùng gỗ và các mảnh vụn đủ loại ngổn ngang trên mặt đất và một con đường nhỏ lờ mờ dẫn chúng tôi đến sở chỉ huy của Êlian 2, hầm rượu cũ của một căn nhà mà thượng tầng đã bị phá hủy. Một cái hào tách riêng, trên bờ hào chất đống những vũ khí không dùng được nữa và cả một tổng đài điện thoại đã bị loại bỏ. Đó là hình ảnh của một vị trí mà các cuộc chiến đấu dữ dội vừa mới kết thúc”.

Giuytô bước xuống sáu bậc và một chỉ huy quân dù "cao lớn, da ngăm ngăm đen" xuất hiện. Đó là Ghirô thuộc tiểu đoàn 1 dù ngoại quốc, ông giới thiệu với Ghirô Viơle, phó chỉ huy của ông, Liabớp, sĩ quan thông tin liên lạc và Nomura. Đã có thỏa thuận là đội liên lạc và quan sát mới ở hầm trú ẩn chung với họ. Phần giới thiệu xong, Ghirô ngồi trước rađiô: "Tôi báo với sở chỉ huy hỏa lực về việc tôi đến đây trong lúc ở các vùng xung quanh, đạn pháo, cối vẫn nổ và một mùi thối xông lên từ các xác chết ùn đống ở Săng Êlidê”.

Lăng le cấm phản kích theo hướng mặt dốc nguy hiểm. Từ ngày 3-4, Săng Êlidê trở thành khu phi quân sự mà từ nay chỉ có các đội tuần tra ban đêm cố gắng xác định vị trí của địch.

Nếu người ta làm sơ kết 15 ngày hạ tuần tháng 3 ở Điện Biên Phủ thì không thể chối cãi được là GONO là "người ốm" của chiến dịch đang diễn ra. Những tổn thất về trận địa không thể bỏ qua, từ khi khởi đầu cuộc tấn công của quân địch đến giờ đã tích tụ: Bêatơrít ngày 13-3, Gabrien ngày 15, An nơ Mari tiểu đoàn 3 Thái đã rút ngày 17, Đôminíc 1 và 2 bị nẫng vào tối 30-3, Êlian 1 và nửa Êlian 2 bị chiếm. Bốn tiểu đoàn gần như biến mất trong bảng quân số, phân đội của trung úy Philôđơ thuộc tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 Angiêri, bám trụ vào đồng bằng tại đồi Đôminíc 3, ở đây hai đại đội của tiểu đoàn đóng quân tại phần phía nam sau khi đại đội pháo của Bruynbrúc di chuyển. Những người không đào ngũ của tiểu đoàn 3 Thái ở lại Isaben nhưng như là một lực lượng bổ sung, tăng cường; không dự tính giao cho họ một khu vực như một đơn vị hoàn chỉnh.

Cuộc đột kích mà Biga tung ra ngày 28-3 nhằm vào các khẩu pháo cao xạ đã đánh dấu một ưu thế đối với một kẻ thù chiến đấu dũng cảm, nhưng thất bại thực sự của tập đoàn cứ điểm là để đường băng cất hạ cánh không được sử dụng. Pháo binh Việt Minh ngăn cản việc đó.

Điều không thể làm này có hiệu lực từ ngày 28-3, tính từ đêm máy bay của đại úy Blăngsê hạ cánh đêm, là một thiệt hại lớn của Điện Biên Phủ, lúc bấy giờ phải giải quyết người bị thương bằng những phương tiện riêng của mình và sự hỗ trợ duy nhất của các cuộc thả dù. Một phần, vì những lý do này, chiến dịch trong tháng tư sẽ đạt tới một mức độ dữ dội làm ngạc nhiên các nhà quan sát. 
Logged
Đánh đông dẹp bắc
Thành viên
*
Bài viết: 595



« Trả lời #155 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2008, 09:37:18 am »

Chương X
HỘI CHỨNG HIRÔSIMA

Ở cách xa các cứ điểm Êlian, ông Đờ giăng, cao ủy pháp tại Sài Gòn, tiếp đại tá Brôhông thuộc Bộ tham mưu của tướng Êly, đến từ Pháp và muốn nói chuyện với tướng Nava để chuyển cho ông một kế hoạch của Mỹ muốn sử dụng các máy bay ném bom hạng nặng B-29 để tấn công các súng phòng không và pháo binh Việt Minh. Sự tham gia của không quân Mỹ là một chi viện quan trọng cho Nava, tuy nhiên, về mặt chính trị, sự việc không hề giản đơn. Nếu Tổng chỉ huy cho rằng các cuộc oanh kích đó có thể đưa Việt Minh đến chỗ nới lỏng gọng kìm thì Chính phủ Pháp sẽ đồng ý nhưng, cuối cùng, chính Nhà Trắng là người quyết định. Những rắc rối quốc tế có thể sẽ phát sinh và "Chim Kền Kền", mật danh của kế hoạch, có thể gây ra một sự phản ứng của Trung Quốc, tiếp sau là một cuộc oanh tạc ba căn cứ không quân của Pháp ở Bắc Việt. Như vậy là quốc tế hóa cuộc xung đột, một cuộc chiến tranh Triều Tiên mới. Vài ngày sau khi Brôhông trở về Pháp, một thông báo của Êly cho Nava biết là Oasinhtơn "đang dậm chân tại chỗ”.

Năm 1955, khi ủy ban điều tra của Catơru quan tâm đến "Chim Kền Kền", họ đưa ra kết luận rằng các máy bay oanh tạc hạng nặng của Mỹ lẽ ra đã có thể thay đổi số phận của Điện Biên Phủ: "Số phận của chiến dịch đã được xác nhận về mặt chiến lược bởi vì rốt cuộc, chỉ có sự tham chiến của một lực lượng không quân rất hùng mạnh, ngày này qua ngày khác oanh tạc các vị trí địch, mới có thể cứu được căn cứ liều lĩnh này. Nhưng lực lượng không quân này, tổng chỉ huy không có”.

Đã có cơ hội để tăng cường khả năng công kích của không quân ở Đông Dương, tuy nhiên mỗi lần, các trang bị được dự trù lại phụ thuộc vào sự giúp đỡ của Mỹ và không phải là mục tiêu của những cuộc thí nghiệm được đẩy mạnh, hoặc phát triển chưa đầy đủ, hoặc đơn giản bị các đồng minh của chúng ta hoặc các nhà cung cấp từ chối. Tuy nhiên, ủy ban điều tra đã nhấn mạnh dó là phương cách duy nhất có thể buộc các đơn vị Việt Minh phải rút đi nếu không sẽ bị những tốn thất lớn. Vấn đề không phải là những giả thuyết lờ mờ như là việc sử dụng bom nguyên tử, giả thuyết mà nhiều cơ quan báo chí đã tung tin vào năm 1954 đến nỗi đại tướng không quân Valanh thuộc ủy ban điều tra nêu câu hỏi với Caxtơri:

"Ông có nghe nói đến việc có thể sử dụng bom nguyên tử không?(Chú thích: Bom nguyên tử ở Hirôsima không nổ ở mặt đất mà ở độ cao khoảng 600 mt. Những ngọn đối cao nhất ở Điện Biên Phủ là 505 mét (Đôminíc 2), 490m (Đôminíc l), 468m (Êlian l) và 464m (Êlian 2).)

Không, hoàn toàn không”.

Có thể giả thuyết rằng Caxtơri, người liên quan đầu tiên, đã được thông báo về một kế hoạch như thế. Ngược lại, các lực lượng không quân của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương khá lớn để can thiệp vào ngoại vi rộng của Điện Biên Phủ và kế hoạch về những cuộc oanh kích ồ ạt được lan truyền đầu tháng tư khi kế hoạch "Chim Kền Kền" được nghiên cứu.

Ngày 14-4 tôi thấy tướng Páctơrít thuộc lực lượng không quân Mỹ ở Viễn đông đến Sài Gòn, Mông Đờ giăng kể, ông thổ lộ với tôi ông đến để nghiên cứu về phương diện thuần túy kỹ thuật những cơ may giành thắng lợi trong một chiến dịch ném bom vào đội hình chiến đấu của địch ở Điện Biên Phủ bằng máy bay B29 đến từ Philippin, hoạt động đêm ở độ cao lớn. Vị tướng này ở Bắc Bộ hai ngày và lúc trở về ông nói với tôi nếu những kết luận trong bản báo cáo của ông được chấp nhận thì ông sẽ cử một trong các cấp phó của ông đến nghiên cứu chi tiết hơn kế hoạch dự tính. Vì thế ngày 22-4 tôi đã tiếp tướng Canđêra..”.

Theo Đờ giăng, Canđêra đang bận tâm về việc "sử dụng thiết bị ra đa khi ném bom, để đạt độ chính xác cao ngay cả từ độ cao lớn". Như Páctơrít, ông muốn đi Hà Nội để nói về việc đó với tướng Đờ sô, ông này nhắc lại "chiến dịch Chim Kền Kền" trước ủy ban điều tra:

"Tôi có cuộc thăm của tướng Canđêra, chỉ huy một không đoàn máy bay B29. ông có 104 máy bay sẵn sàng cho ngày hôm sau. Ông ta yêu cầu tôi ngay lập tức đặt lên các mỏm núi cách Điện Biên Phủ 100 hoặc 200km những trạm ra đa dẫn đường".

Canđêra rất đỗi ngạc nhiên khi Đờ sô thổ lộ rằng ông ta không có ra đa dẫn đường. Hơn nữa, không có đỉnh núi nào do Pháp kiểm soát có thể đề nghị với Canđêra. Thế nhưng, các cuộc oanh kích dữ dội của B29 không thể thực hiện được nếu không có ra đa dẫn đường từ mặt đất. Vị tướng Mỹ lưu ý Đờ sô đến một khó khăn khác: từ thời gian mà người Pháp gọi Manila để yêu cầu B29 can thiệp đến lúc thả bom xuống mục tiêu tối thiểu mất bảy giờ.

Đờ sô nhìn thấy sự mỏng manh của kế hoạch: "Trong bảy giờ điều kiện khí tượng sẽ thay đổi và người ta không thể chỉ định một mục tiêu rất có thể sẽ không còn giá trị sau bảy tiếng đồng hồ bởi các khẩu pháo của Việt Minh thừa sức chịu đựng những quả bom 500pao (pao = nửa kg), và thậm chí 1000pao. Chúng thường thay đổi trận địa, có thể không phải cứ bảy giờ mà thường xuyên...".
Logged
Đánh đông dẹp bắc
Thành viên
*
Bài viết: 595



« Trả lời #156 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2008, 09:38:49 am »

Máy bay B29 chỉ mang những quả bom 500 pao chỉ phát huy tác dụng trên một diện tích tương đối hạn chế, như vậy có nghĩa là việc ném bom rải thảm phải lặp đi lặp lại để gây nhiều thiệt hại cho địch. Sự hạn chế đó không phải là một trở ngại bởi vì người Mỹ sẵn sàng oanh kích theo yêu cầu. Nhưng một vấn đề tế nhị hơn cần xem xét sâu là sẽ xảy ra vấn đề gì nếu một máy bay B29 gặp khó khăn, rơi xuống Bắc Việt hoặc thậm chí ở Trung Quốc, chứng minh sự dính líu trực tiếp của Mỹ vào chiến tranh? Và nếu nhiều B29 buộc phải hạ cánh trên một trong ba sân bay của không đoàn chiến thuật Bắc, các căn cứ không quân ít ỏi ở Đông Dương, thường đã bão hòa, người ta có thể hỗ trợ kỹ thuật gì cho chúng?

Triển vọng về một cuộc chiến tranh mới theo kiểu Triều Tiên, lại một lần nữa có sự xuất hiện của "quân tình nguyện" Trung Quốc nhưng lần này là ở Đông Dương, làm cho chính phủ Mỹ phải lùi bước. Pa ri được thông báo là một cuộc không kích của máy bay Mỹ vào Điện Biên Phủ là "vô ích về quân sự và nguy hiểm về chính trị". Caxtơri có ý kiến gì về kế hoạch này? Chủ tịch Catơru đặt câu hỏi cho ông:

- Nếu một hành động của không quân Mỹ được khởi sự vào cuối tháng tư, ông có nghĩ là việc đó sẽ làm thay đổi số phận của chiến dịch?

- Dẫu sao đi nữa điều đó cũng cho phép chúng tôi kéo dài thêm. Bởi vì mùa mưa đã đến gần và trong mùa mưa, tôi sẽ rất khốn đốn. . .

Không giúp đỡ được người Pháp bằng B29 của họ, người Mỹ đề xuất với Pháp những đầu đạn đặc biệt mà một số đã được hoàn chỉnh trong chiến tranh Triều Tiên nhưng không kịp thử nghiệm trước khi chiến tranh kết thúc.

Đờ sô :

Người Mỹ đề xuất với chúng tôi loại bom Hail (mưa đá). Đó là quả bom cân nặng 500 pao cả vỏ, chứa đựng khoảng 11000 mũi tên nhỏ. Máy bay bay khá cao, thùng chứa phải mất một ít thời gian để mở ra và nếu các mũi tên tách khỏi thùng chứa sẽ được phóng xuống với tốc độ tiếng động, thậm chí còn có thể vượt tốc độ đó bởi vì chúng được chế tạo rất tinh vi, dáng thuôn hình thoi và nhẵn bóng. Trong các nghiên cứu của họ ở trường bắn, người Mỹ bảo đảm rằng đây là một loại đạn dược có hiệu quả cao”.

Đờ sô nêu với các sĩ quan Mỹ đến giới thiệu đạn một câu hỏi mà họ chờ đợi: "Tại sao các ông không dùng nó ở Triều Tiên?". ông được câu trả lời mà ông đã thấy trước: "Họ không dùng vũ khí này ở Triều Tiên bởi vì họ sợ bị lên án là đã dùng một vũ khí giết người hàng loạt, đó là điều mà họ đã trả lời tôi. Như một quả bom nguyên tử”.

Hội chứng Hirôsima. Sự việc đã thay đổi rồi, người Mỹ có thể tính toán rằng họ phải giữ bàn tay sạch bằng cách giao việc sử dụng bom Hail cho người Pháp. Nếu Việt Minh và các "ông anh" Trung Quốc và Liên Xô của họ báo động dư luận quốc tế thì chỉ mình người Pháp bị cáo giác, còn người Mỹ thì có thể khẳng định rằng họ chẳng biết người Pháp làm gì với bom Hail mà họ cung cấp để thí nghiệm".

Tư lệnh không quân Mỹ sợ rằng người ta xem bom Hail là vũ khí giết người hàng loạt. Như bom nguyên tử. Là nạn nhân của hội chứng Hirôsima và nhạy cảm với phản ứng của dư luận quốc tế, người Mỹ không muốn người ta chê trách lần nữa là đã dùng loại đạn có sức hủy diệt lớn đối với người dân được xem là vô tội. Ngay cả khi người dân đó tham gia vào nỗ lực chiến tranh của Việt Minh. Về mặt chiến thuật, Đờ sô thấy trong bom Hail một phương tiện để làm cho Việt Minh nếu không rút tất cả pháo cao xạ bố trí xung quanh Điện Biên Phủ thì ít nhất cũng rút phần lớn. Đối đầu với một cái thảm mũi tên rải ra ngày này đến ngày khác trên các vị trí pháo, Việt Minh không có cách gì chống đỡ.

Người Mỹ đã trao cho chúng ta nhiều quả bom mũi tên, Đờ sô tiết lộ; tôi không nhớ rõ số lượng, khoảng 600 đến 1000 gì đó nhưng về sau họ đã thôi cung cấp. Họ rất quan tâm đến các thử nghiệm của chúng ta, sẽ giúp cho họ có được những kết quả cụ thể. Chính các máy bay Privateer (Cướp biển) của Hải quân đã bắn loại đạn mới này. Trên các biểu đồ của Mỹ, diện tích bị bom phủ rất lớn. Chúng tôi đã báo cho sở chỉ huy của đại tá Đờ Caxtơri là chúng tôi sẽ sử dụng đạn mới: "ông sẽ không thấy gì trên mặt đất nhưng ông nghe một tiếng rít - người Mỹ nói với chúng tôi rằng các mũi tên nhỏ gây ra một tiếng rít rùng rợn - hãy cố gắng thu thập được những thông tin riêng về kết quả". Khốn thay, trên mặt đất họ không thấy gì, hoàn toàn không. Chỉ có vấn đề pháo cao xạ Việt Minh đã bị kìm lại rõ rệt trong 48 giờ... Caxtơri đã gửi một bức điện nói rằng "Việt Minh đã di chuyển pháo cao xạ". Tôi thì tôi tin vào loại bom này; một mũi tên nhỏ đã chọc thủng mui xe Jeep, phá hủy xilanh động cơ và xuyên sâu xuống đất.
Logged
Đánh đông dẹp bắc
Thành viên
*
Bài viết: 595



« Trả lời #157 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2008, 09:39:58 am »

Khi người ta hỏi ông đã làm thử nghiệm trước khi bắn thật chưa, Đờ sô trả lời: "Chúng tôi đã bắn tất cả những gì chúng tôi có”.

Nếu người Pháp tin rằng họ đã tìm được một loại đạn tốt để làm giảm bớt hiệu quả của súng phòng không thì họ đã nhầm. Các nhà quân sự Mỹ chỉ muốn có được những câu trả lời về các cuộc thí nghiệm mà Lầu Năm góc không cho phép Không quân Mỹ tiến hành ở Triều Tiên.

Được sử dụng nhiều năm ở Đông Dương, bom napan rất được Không đoàn chiến thuật Bắc quan tâm. Nó có thể đem lại những kết quả rất tốt nếu được ném với số lượng nhiều và lặp đi lặp lại trên một khu vực nhạy cảm.

Loại đạn dược mà tôi tin tưởng, Đờ sô khẳng định, là bom napan khối. Chúng tôi đã ném bom napan bằng máy bay Packét và chỉ có máy bay này là ném được bom napan nhưng máy bay Packét còn phải thả dù xuống Điện Biên Phủ. phải làm một chiến dịch napan, nghĩa là ném napan hằng ngày vào các vùng phụ cận căn cứ, trong thời gian một tháng”.

Một chiến dịch như vậy sẽ biến vùng phụ cận của tập đoàn cứ điểm thành tro bụi và phá hủy phần lớn các vị trí của pháo cao xạ. Nếu không có sự tiếp tục nào trong thực tế về kế hoạch này, thì không phải, như Đờ sô khẳng định, chỉ vì ưu tiên sử dụng các máy bay C119 Packét để thả dù cho Điện Biên Phủ hằng ngày mà là do quy chế sử dụng đặc biệt các máy bay mà Mỹ cho mượn. Các phi hành đoàn là của các máy bay Flying Tigers "Cọp bay" của tướng Sen nôn, ông này sau chiến tranh chống Nhật chuyển sang ngành hàng không, làm thuê với khoảng ba chục cựu phi công. Năm 1953, nước Pháp thiếu máy bay vận tải, tướng Xalăng cho phép thuê máy bay C119 Fairchild Packét. Do những người tình nguyện Mỹ của Công ty Sen nôn lái và bảo dưỡng - hãng CAT (Hàng không vận tải dân sự) - một phần máy bay được giao cho các phi hành đoàn Pháp. Tháng 10-1953, trước tình trạng thiếu kinh nghiệm về các phương tiện vận tải hàng không của binh đoàn viễn chinh, mười hai máy bay C119 Packét bổ sung được giao cho người Pháp mượn và đại úy Xula, cựu phi công của Lực lượng không quân giải phóng Pháp, được giao quyền chỉ huy số máy bay này. Tuy nhiên, các phi hành đoàn Pháp không đông lắm, Sen nôn lại được yêu cầu.

Dễ nhận ra với cánh đuôi kép, Packét gây nên những điều dè dặt cho tướng Lôdanh thuộc Lực lượng không quân Pháp ở Đông Dương. Lôdanh thừa nhận rằng đó là một chiếc máy bay rất tốt "nhưng nó có những cánh quạt rỗng cho nên dễ gãy chỉ cần một viên sỏi nhỏ có thể gây nên những vết rạn, thậm chí những gãy vỡ trong lúc bay, vì vậy nó cần có những đường băng hoàn hảo, không có sỏi, đường băng bê tông là lý tưởng nhất". Ưu thế của Packét là khi mở nắp đuôi, nó chỉ cần bay một vòng thôi là có thể thả sáu tấn hàng. Một sự khác biệt lớn với Đacôta là Đacôta chỉ thả được lần lượt kiện hàng này sau kiện kia, điều đó buộc máy bay phải bay đi bay lại trong tầm pháo cao xạ.

Quy chế sử dụng Packét cũng phức tạp, Đờ sô giải thích rằng các máy bay này về "lý thuyết là máy bay dân sự do không quân cho mượn, do nhân viên kỹ thuật của không quân bảo dưỡng nhưng thường thường lại do các tổ lái của Pháp lái. Trong số 24 máy bay, có 12 phi hành đoàn Mỹ làm theo hợp đồng”.

"Người Mỹ rất muốn các phi hành đoàn của họ chỉ làm nhiệm vụ tiếp tế”, Đờ sô kết luận.

Trung tá Bruynê thuộc căn cứ Cát Bi nêu vấn đề trước ủy ban điều tra và trình bày về bom napan, một chủ đề mà ông rất am hiểu bởi vì ông đã thử nghiệm nó ở Đông Dương, ông xác nhận rằng bom napan, ném từ máy bay Đacôta và cả từ máy bay Tucăng (Chú thích: Đó là máy bay Junker 52 thu thập của Luftwaffe và đặt tên lại là Toucan, một loại ba động cơ có càng bánh không gập lại được, một số phi hành đoàn Pháp gọi nó là "la Julie".) là loại máy bay vẫn còn trong trang bị của không quân vận tải trong những năm 50, "vào mùa khô và vào những mục tiêu được bảo vệ ít, đã gây nên những hiệu quả phi thường. Khi người ta làm những thí nghiệm đầu tiên ở Nam Bộ, các báo cáo cho biết nó đã có những kết quả hoàn toàn nổi bật đối với Việt Minh và nhất là đối với dân chúng".

Khi các Packét đỗ xuống Cát Bi, Bruynê được biết là những máy bay này đã ném napan thành công ở Triều Tiên. Tháng 5-1953, ỷ vào kinh nghiệm đó và được sự đồng ý của cấp trên, Bruynê cho chuẩn bị vài chiếc Packét để ném thử bom napan vào lãnh thổ do địch kiểm soát. Cuộc tấn công đầu tiên không xác chứng, mục tiêu ở trong rừng già, các thùng napan nổ trên ngọn cây trước khi đụng mục tiêu. Nhưng độ chính xác cao và hiệu quả rất ấn tượng. Một kế hoạch thứ hai mang tên FIACRE cho phép chọn một mục tiêu thích hợp với việc sử dụng napan và kết quả rất thú vị.
Logged
Đánh đông dẹp bắc
Thành viên
*
Bài viết: 595



« Trả lời #158 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2008, 09:41:19 am »

Khi thấy rằng Điện Biên Phủ sắp cần có một sự chi viện mạnh mẽ, Bruynê báo cáo, người ta đã làm những cuộc thử nghiệm đem lại kết quả đáng hài lòng, những cuộc thử bí mật bởi vì người Mỹ phản đối việc dùng máy bay Packét để ném bom napan. Người ta làm hai cuộc xuất kích cùng với đại úy Xula và người cố vấn Mỹ của tôi, kết quả đã làm chúng tôi ngạc nhiên. Người ta không ngờ lại chính xác và hiệu quả như thế. Tôi đã báo cáo với tướng Đờ sô, ông đã' làm cái không thể được để được người Mỹ cho phép tiến hành ít nhất một loạt cuộc thử. Đó là vào đầu tháng giêng 1954 và người Mỹ vẫn luôn luôn phản đối”.

Trong những điều kiện giống như với quả bom Hail, người Pháp vấp phải tính không nhượng bộ của đồng minh, chống lại
việc sử dụng ở quy mô lớn một loại đạn dược có thể làm cho bộ đội của tướng Giáp phải rút lui ở Điện Biên Phủ nhưng làm hoen ố lương tâm của người Mỹ đối với một việc đáng tiếc có thể xảy ra. Chưa nói đến việc Trung Quốc có thế nắm lấy lý do đó để tham gia vào cuộc xung đột như họ đã làm ở Triều Tiên. Bruynê khăng khăng giữ ý kiến và chối bỏ dự án. Đờ sô ủng hộ ông bởi vì ông ta tin ở bom napan sử dụng với số lượng lớn.

Như vậy mới bõ công thử, Đờsô phàn nàn... Ban đêm, tôi thấy những đám cháy. . . Người ta thấy đạn dược Việt Minh nổ tung trong đó. Dĩ nhiên, không nên làm việc này vào ngày 15-4, mà phải bắt đầu từ ngày 15-12!”

Một nhân tố khác cản trở việc tổ chức ném napan ở quy mô lớn. Tướng Bơ đê, Phó chỉ huy trưởng của tướng Na va đến Cát Bi vào giữa tháng hai để bàn về dự án với Bruynê. Ý tưởng đã đạt đến đích. Bruynê báo cáo về những kinh nghiệm thu được với máy bay Packét và được lệnh bắt tay lại vào công việc. Vì chỉ có những phi hành đoàn Mỹ và không có vấn đề đưa họ tham gia vào một cuộc không kích napan, Bruynê thành lập những phi hành đoàn Pháp và những dự trữ napan đã được chuẩn bị. Phòng không Việt Minh rất tích cực hoạt động chung quanh Điện Biên Phủ, ông quyết định hoạt động đêm và vì thiếu thời gian cho nên bỏ qua các cuộc thử. Ngày 23-3, 9 máy bay đã có mặt lúc 18 giờ để xuất phát tại đường băng sân bay Cát Bi và một tai nạn suýt xảy ra khi một chiếc Packét nằm bẹp ở cuối đường băng với trọng tải napan của nó. Hệ thống bảo đảm an toàn đã hoạt động, máy bay chỉ bị những tổn hại về vật chất chứ không về người và 8 máy bay còn lại có thể cất cánh. (Chú thích: "Một phi vụ quan trọng ném bom napan đang được thực hiện với những máy bay C119 (một chiếc trong số đó đã rơi xuống lúc cất cánh ở Cát Bi) (Phiếu số 100 do GONO gửi cho phòng 3 của Lục quân Bắc Việt, nhận lúc 19h15 ngày 23-3).) Đó là sự thừa nhận cuộc không kích do trung tá Bruynê chỉ huy.

Là một người thực dụng, tướng Lôdanh thuật lại là mục tiêu của phi vụ 23-3 là "thổi một luồng gió vào làm cho lửa lan rộng với một sức mạnh phi thường không ngăn cản nổi".

Phi vụ đã đem lại những kết quả mong đợi nhưng điệu van do dự chưa chấm dứt và Bruynê nói với chúng ta rằng "ngày hôm sau có lệnh phải từ bỏ napan. Lệnh đến trực tiếp với chúng tôi từ Bộ tham mưu của tướng Cônhi (...). Ngày sau nữa lại nhận được lệnh bắt đầu lại các cuộc không kích ồ ạt bằng napan. Phi vụ này kéo dài 48 giờ rồi lại thôi".

Ít biết đến, trận ném napan xung quanh Điện Biên Phủ có mật danh là kế hoạch Baza, Bruynê mong mỏi nó, được thực hiện đến cùng để hiệu quả của nó được chứng minh.

Được tham gia sáu phi vụ Packét trên tám phi vụ đã hoàn thành, ông ta tỏ ý tiếc trong báo cáo, đã quả quyết rằng, bắt đầu vào mùa khô, nghĩa là sớm hơn một tháng và giao cho những phi hành đoàn đã được tập luyện, việc thực hiện kế hoạch tham chiến đã dự kiến sẽ đưa đến sự vô hiệu hóa hoàn toàn và có thể là sự rút lui cuối cùng của Việt Minh ra khỏi những khu vực mà cuộc không kích đã nhằm vào”.

Sự vô hiệu hóa hoàn toàn và có thể là sự rút cuối cùng của Việt Minh khỏi những khu vực đã nhằm vào. Đó là giả thuyết do Phêlíc Bruynê đề xuất và bất cứ một thanh gươm nào rồi một ngày nào đó cũng tìm thấy cái khiên của nó nhưng nhờ công cụ phá hoại hàng loạt này, người Pháp có được một độ dài về thời gian chuẩn bị trước và sự phá hủy do các cuộc tấn công bằng napan gây ra mà ai cũng biết đã làm cho lập luận của Bruynê không bị xem là không đáng quan tâm. Nhưng rốt cuộc, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở Nhật đã cấm theo đuổi cuộc thí nghiệm có thể làm lung lay cơ may của người Pháp, mà người Pháp thì đang có nhu cáu cấp thiết về sự giúp đỡ của Mỹ đành chịu khuất phục. (Chú thích: Trước ủy ban điều tra của Caxtơri, đại tá Bruynê đã công nhận những lời lẽ trong bản báo cáo của ông: Tôi chắc chắn rằng những khu vực bị ném bom napan, Việt Minh sẽ rút)
Logged
Đánh đông dẹp bắc
Thành viên
*
Bài viết: 595



« Trả lời #159 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2008, 09:42:19 am »

Ở phía tây của tập đoàn cứ điểm, tướng Giáp muốn tạo ra một sự nghi binh làm cho người ta tưởng rằng cuộc tấn công ngày 30-3, kéo dài đến tận các cứ điểm Huy ghét, điều đó có thể dẫn người Pháp, nếu họ bị mắc bẫy, đến chỗ phân tán lực lượng chi viện của họ. Việc chiếm Huy ghét 7 cũng là khúc dạo đầu của cuộc tấn công vào các điểm mạnh khác ở phía tây, một loại thử nghiệm để xem tấn công từ phía đồng ruộng hay từ phía đồi núi, phía nào hay hơn. "Ngày 30 từ 16 giờ đại úy Biza ghi chép, chúng ta có thể chứng kiến cuộc dàn hàng ngang tiến lên của Việt Minh".

Lăng le xác nhận rằng một cuộc tấn công vào Huy ghét 7 là có thể xảy ra vào cuối chiều, vào lúc 17 giờ 30, các binh sĩ đã ở vị trí chiến đấu của họ, bỗng những phát đạn 105 đầu tiên nổ. Hai khẩu cối đã bị vô hiệu hóa và các khẩu đội trưởng Lay và Coócnê bị thương. Lô cốt bắc của thiếu úy Thêlô là mục tiêu đầu tiên, bởi vì từ đó Việt Minh có thể vươn ra đến Huy ghét 7. Chàng thanh niên Thêlô đã bị giết cũng như trung sĩ Cloáttơri và hai lính dù. (Chú thích: Sinh năm 1927, Giăng Clốt Thêlô học ở Loa và ở trường đại học Ren nơ. Anh không muốn hoãn nghĩa vụ 11-1951 và gia nhập tiểu đoàn 18 xung kích. Đậu bằng dù, hạ sĩ nhất 1952, chuẩn úy tháng 4, thiếu úy (dự bị) tháng 10. Tình nguyện sang Đông Dương, đến Sài Gòn tháng 12. Bổ nhiệm về tiểu đoàn 5 dù Việt Nam, nhảy xuống Điện Biên Phủ ngày 14-3 cùng với tiểu đoàn dù của mình.) Trung sĩ Tuốcnayrơ thay thế viên sĩ quan và Biza chờ đợi cuộc xung phong. Nhưng Việt Minh đã tính toán sai. Các hào chiến đấu mà buổi sáng quân của Thêlô đã bịt lại, buộc Việt Minh phải đi xa hơn và do đó mất thời gian quý giá, giúp quân dù Biza bị pháo kích, làm cho choáng váng điên đầu, hồi tỉnh lại đến mức khi tiếp cận hàng rào kẽm gai, thì quân ta đã bị những làn đạn giết người đón tiếp. Ở phía bắc, được Tuốcnayrơ tôi luyện, lính dù chiến đấu bằng lựu đạn và những trận đánh xứng đáng với các trận giáp lá cà năm 1916 kéo dài suốt đêm, tắt ở phía này, cháy ở phía khác. Ngày 31 từ rạng đông, ngại một sự can thiệp của không quân, Việt Minh rút lui. Con dê nhỏ của ông Xanh đã giữ vững suốt đêm.
Mắt luôn luôn chăm chú vào lô cốt bắc, Biza tăng cường cho Tuốcnayrơ bằng các tiểu đội của Lănggiơvanh và Phoátxốt.
Trung sĩ nhất Vien đã sửa sang lại khẩu cối 81; một cuộc bắn sát thương đã được khai hỏa và thiếu tá Clêmăngxông tham gia vào. Khoảng 6 giờ 30, những người cuối cùng của bộ đội Việt Minh mang người bị thương đi nhưng để lại nhiều thi thể và vũ khí. Cái chết của Thêlô làm rầu rĩ thắng lợi đạt được và Biza không gào lên chiến thắng; với 17 người bị giết và bị thương phải sơ tán, ông mong mỏi đúng hơn là được người ta thay quân.

Việc phòng ngự điểm tựa bắc của Huy ghét 7 không còn có thể dự tính nữa, ông viết, nhất là để chiến đấu được thuận lợi Việt Minh đã phá hủy rào kẽm gai và đưa chiến hào của họ lên chỉ cách khoảng mười mét. Trận tuyến địch, ta gối lên nhau đến nỗi một chiếc Bearcat, tưởng rằng vị trí đã rơi vào tay Việt Minh, liền bồi thêm một quả bom nổ trên hào liên lạc của sở chỉ huy của tôi và lô cốt của trung đội Thêlô cũ. May thay, không ai ở nơi này”.

Trong buổi sáng, trung sĩ Tuốcnayrơ rời lô cốt bắc theo lệnh của Biza. Những tàn quân của trung đội anh hòa nhập vào trung đội của thiếu úy Latan và sở chỉ huy đặt trong hầm của trung sĩ nhất Lơ Gan. Người ta sửa chữa, đào bới suốt cả ngày. Biza hiểu rằng Việt Minh sẽ "sắp xếp lại" nhưng ông hy vọng họ hành động quyết liệt ở điểm tựa bắc chưa có ai chiếm giữ.

Vào khoảng 21 giờ, trong khi ở Êlian 2 người ta đánh nhau đã hai đêm liền, những quả cối giáng xuống lô cốt cũ của Thêlô đáng thương. Chẳng có giai đoạn chuẩn bị gì khác, đây là cuộc xung phong mà đặc điểm là những tiếng thét làm mất sức rồi lắng xuống khi đợt thứ nhất chiếm được vị trí trống rỗng và lựu đạn gài sẵn đã nổ. Các lính dù bảo an đã biến mất.
Trước tình hình bất ngờ này, phía Việt Minh mất thời gian; họ báo cáo, cấp trên hỏi: tại sao quân địch lại rút lui? Đã gần ba giờ sáng, ngày 1-4, khi Việt Minh rốt cuộc nhận thấy rằng địch chỉ rút ở lô cốt bắc. Cối của tiểu đoàn 1, trung đoàn 2 bộ binh ngoại quốc không cho họ yên và họ tỏ ra ít hung hăng hơn đến mức Biza quyết định phản kích.

Vào khoảng 6 giờ sáng, ông kể, các trung đội Latan và Lơ Gan đi ra bằng các cửa mở đã chuẩn bị trước trong đêm. Bị bất ngờ, Việt Minh phải rút. Một giờ sau, toàn bộ điểm tựa đã được chiếm lại khi một đại đội hành quân của lê dương do trung úy Spêzô chỉ huy, đến thay quân. Lợi dụng sương mù, chúng tôi tìm về sở chỉ huy Clêmăngxông cùng những người chết và bị thương”.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM