Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 06:39:24 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến dài ngày giữa nước Mỹ và Việt Nam 1950 - 1975 (George C. Herring)  (Đọc 88801 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #90 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2008, 01:41:46 pm »

Hilsman phát hiện thấy nhiều ấp trải ra trên những vùng rộng lớn đến mức phải cần tới một sư đoàn để phòng thủ.

Ông ta nhớ lại: "Những lực lượng phòng thủ chỉ là một số người già cả, với trang bị như kiếm, súng kíp và khoảng nửa tá súng cabin Mỹ" (1).

Hơn nữa, dưới ách cai trị của Diệm và Nhu, chương trình này không ràng buộc được dân với chính quyền. Cải cách điền địa không được đưa vào kế hoạch này và nhiều nông dân không có một mảnh đất cắm dùi. Mỹ đã chi rất nhiều tiền để tổ chức các dịch vụ tại các ấp chiến lược, nhưng do bất lực hoặc tham nhũng, phần lớn số tiền này không đến đúng địa chỉ. Chính quyền Việt Nam Cộng Hoà thiếu những người có năng lực để làm việc theo chương trình và nhiều quan chức bất tài và tham nhũng lại đại diện cho chương trình ở cấp xã. Trong mọi tình huống, Diệm và Nhu coi chương trình này chủ yếu là biện pháp để mở rộng kiểm soát đối với vùng nông thôn và không chỉ có vậy, những thủ đoạn xấu xa của bọn cấp dưới của anh em nhà Diệm chỉ càng làm cho người dân trở nên xa lánh.

"Chương trình ấp chiến lược" không hoàn thành mục tiêu giành chiến thắng trong cuộc chiến ngay tại vùng nông thôn. Là biện pháp "bảo vệ" người dân khỏi bị Việt Cộng trực tiếp tấn công, chương trình này mới chỉ đạt mục tiêu trước mắt, nhưng đối với người Thượng ở Tây Nguyên, nơi mà Mỹ đóng vai trò chủ yếu trong công tác bình định, kết quả của chương trình tại đây có khả quan hơn. Tuy vậy, vào đầu năm 1963, ngay cả đối với những người ủng
-----------------------
(1) Hilsman, Chuyển hoá một dân lộc, tr.456.
------------------------
hộ nhiệt tình nhất cho chương trình này cũng thấy rõ nó có những khiếm khuyết cơ bản mà nếu không sửa chữa ngay thì sẽ gây nên nhiều vấn đề nghiêm trọng. Ngoài ra, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã thực hiện một chiến dịch có hệ thống, có hiệu quả, đánh vào một số ấp chiến lược then chốt, và xây dựng những đơn vị đặc công để tiêu diệt các ấp đó bằng cách tấn công trực diện hoặc thâm nhập (1).

Một số cố vấn của Kennedy nhấn mạnh, một chương trình "chống nổi dậy" hữu hiệu đòi hỏi phải có nhiều cải cách chính trị sâu rộng, nhưng Diệm kiên quyết chống lại lời khuyên đó. Để xoa dịu "đối tác" Mỹ, Diệm thực hiện một vài cải cách tượng trưng, như thành lập hội đồng cố vấn kinh tế. Thay vì mở rộng chính phủ như thúc giục của Mỹ, Diệm ngày càng co mình vào thế biệt lập, gần như dựa hoàn toàn vào Nhu, một kẻ nham hiểm, đa nghi, hoang tưởng và tự đại. Diệm và Nhu thân chinh chỉ đạo các trận đánh trên chiến trường và chỉ huy "chương trình ấp chiến lược", và họ không cho phép cố vấn Mỹ can thiệp. Vợ Nhu, một phụ nữ xinh đẹp, có tham vọng, ăn nói chua ngoa, được gọi là "Long nữ chủ nhân" (một nhân vật hoạt hình quen thuộc) từ năm 1962 ngày càng đóng vai trò người phát ngôn cho chế độ gia đình trị này.
---------------------------------
(1) William J. Duiker, Con đường Cộng sản giành quyền lực tại Việt Nam, Boulder, Colo., năm 1981, tr.214. "Đánh giá không chính thức lần 2 về hiện trạng của chương trình ấp chiến lược", ngày 1-9-1963. Văn kiện Kennedy, hồ sơ An ninh quốc gia, hộp 2-2. Về những tranh cãi xung quanh chương trình này, xem Douglas S. Blaufarb, Kỷ nguyên chống nổi dậy: Học thuyết và hành động của Mỹ, New York, năm 1977, tr.89-127.
----------------------------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #91 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2008, 01:42:52 pm »

Anh em nhà họ Ngô đa nghi và cô lập đã thắt chặt chứ không nới lỏng quyền kiểm soát. Quốc hội ngoan ngoãn thông qua các luật cấm dân chúng tụ tập dưới mọi hình thức như đám cưới, đám tang, nếu chưa được phép của chính quyền. Diệm áp đặt chế độ kiểm duyệt gắt gao các loại ấn phẩm đối với người Việt Nam cũng như người Mỹ.

Ông ta tức giận cắt hợp đồng với phái đoàn cố vấn trường đại học Michigan khi một số thành viên của phái đoàn này sau khi phục vụ ở Việt Nam trở về đã viết những bài báo mà ông ta quy cho là "không đúng, không công bằng và có dụng ý xấu" (1). Nhà báo kỳ cựu Francois Sully của tờ New sweek cũng đã bị trục xuất khỏi Sài Gòn vì những nhận xét mang tính phê phán đối với bà Nhu.

Trong suốt cả năm 1962, vấn đề trở ngại của Việt Nam là về mặt thực thi chứ không phải mặt chính sách. Do quá bận bịu với nhiều vấn đề bức xúc hơn như sự tăng cường thực lực quân sự của Liên Xô tại Cuba nên các quan chức cao cấp Mỹ ít chú ý hơn đến Việt Nam. Với những khó khăn khi quyết định chính sách năm 1961, họ bằng lòng trao việc thực thi chính sách cho những người trên chiến trường và không quan tâm tới bất kỳ một thay đổi quan trọng nào trong cách xử lý vấn đề. Kennedy bác bỏ đề nghị của Rostow về việc gây áp lực với Liên Xô buộc Bắc Việt Nam ngừng đưa quân và hàng tiếp viện vào miền Nam.

ông ta cũng phớt lờ những lời cảnh báo của Galbrainth rằng Mỹ đang sa vào "một cuộc dính líu lâu dài không có
---------------------------------
(1) Wesley Fishel gửi John Hannah, ngày 17-2-1962, Văn kiện Kennedy, hồ sơ An ninh Quốc gia, hộp 196.
---------------------------------------
kết quả" và có thể sẽ "kiệt sức như người Pháp", đồng thời bỏ qua đề nghị của Bowles "đánh giá lại nghiêm khắc" chính sách Việt Nam của Mỹ (1).

Đến cuối năm 1962, đại sứ quán và Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ tại Sài Gòn tỏ ra quá lạc quan về bước tiến bộ của "chương trình chống nổi dậy". Nhưng niềm tin của họ rõ ràng đã đặt nhầm chỗ, và cùng với thời gian, họ trở thành một lũ xuẩn ngốc và giả dối. Những khiếm khuyết của chương trình này ngày càng lộ rõ. Vì là những kẻ xa lạ ở Việt Nam, những người Mỹ chỉ biết dựa vào chính quyền Nam Việt Nam để nắm bắt thông tin, mà chính phủ này lại rất thành thạo trong việc tạo ra những số liệu thống kê đầy ấn tượng về một chương trình tiến triển tốt. Nolting và Harkins rất sai lầm khi chỉ thuần tuý nhìn vào giá trị bề ngoài của những con số, tuy nhiên nếu căn cứ vào những cuộc xung đột thì cũng chẳng phải là những điều dễ phân tích, họ cũng như nhiều nhà quan sát khác rất ấn tượng trước sự thay đổi tình hình từ năm 1961, khi mà chính quyền Diệm bên bờ vực sụp đổ. Những người này cho rằng chính sách của Mỹ đang phát huy hiệu lực và nếu có thời gian và lòng kiên trì có thể giành thắng lợi.

Cuối năm 1962, đội ngũ nhà báo Mỹ tại Sài Gòn bắt đầu thách thức tâm trạng lạc quan của các giới chức. Các nhà báo như David Halberstam của tờ Thời báo New York  và Neil Sheehan của tờ United Press International tuy không thắc mắc về tầm quan trọng của việc kiềm chế chủ
------------------------------
(1) Galbraith gửi Kennedy, ngày 4-4-1962, Văn kiện Kennedy, hồ sơ An ninh quốc gia, hộp 196.
------------------------------
nghĩa cộng sản tại Việt Nam, nhưng đã nêu lên những lý lẽ gay gắt cho rằng cuộc chiến tranh đang thất bại. Họ lên án chính quyền Diệm là tham nhũng, hà khắc và mất lòng dân và chương trình ấp chiến lược là một trò lừa bịp. Các nhà báo chất vấn những báo cáo chính thức nói về tiến bộ quân sự, chứng minh các con số do chính quyền Diệm cung cấp đã được thổi phồng và quân đội Việt Nam Cộng hoà tiến hành "tác chiến theo giờ hành chính", tức là tác chiến qua loa vào ban ngày rồi đến tối lại quay về căn cứ. Trút lên đầu Diệm hầu hết các sai lầm, họ cho rằng không thể giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh này chừng nào mà Mỹ còn cố theo đuổi chính sách "chết chìm hay bơi cùng Ngô Đình Diệm". Phản ứng giận dữ và thế thủ của toà đại sứ và Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Sài Gòn ("Bọn này ăn ý đấy?" một quan chức quân sự cấp cao quát nạt một nhà báo bất đồng quan điểm) chỉ làm cho các nhà báo nổi khùng và đưa ra những lời buộc tội chính phủ cố tình lừa nhân dân Mỹ (1).

Nhiều nhà quan sát khác thậm chí còn đưa ra những vấn đề gai góc hơn. Tháng 12-1962, Mike Mansfield, là bạn cũ và trước đây cùng trong Thượng viện Mỹ với Kennedy, đã sang Việt Nam theo đề nghị của tổng thống Mỹ và trở về cùng với ý kiến đánh giá vô cùng bi quan.

Trong một tuyên bố chính thức, Mansfield nhận xét tình hình không mấy tiến bộ so với lần ông ta thăm Việt Nam
------------------------------
(1) Thái độ của các nhà báo bất đồng quan điểm và trải nghiệm của họ được trình bày chi tiết trong cuốn sách David Halberstam, Sự tạo dựng một bãi lầy, New York, năm 1964.
--------------------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #92 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2008, 01:44:02 pm »

năm 1955, và trong một báo cáo gửi riêng lên tổng thống Kennedy, ông còn dùng lời lẽ mạnh hơn, trong đó so sánh vai trò của Mỹ với vai trò của Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Mansfield cảnh báo rằng, Mỹ có thể bị cuốn vào một cuộc xung đột quy mô lớn và vô nghĩa. Sau này Mansfield nhớ lại là đã mô tả cho tổng thống một bức tranh chẳng thú vị chút nào (1).

Những ý kiến phê phán về chính sách của Mỹ ở Việt Nam đã làm nảy sinh mối lo ngại sâu sắc ở Washington.

Trước đó, chính quyền Mỹ cố tình che đậy sự dính líu của mình vào Việt Nam, nhưng số binh lính Mỹ tử trận tăng lên và những phê phán của giới báo chí đã đặt ra nhiều vấn đề phiền phức. Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Mỹ bỏ nhiều thời giờ nghiên cứu tin tức của các nhà báo và trả lời những cáo buộc của họ, và đích thân Kennedy đã tìm cách buộc Thời báo Nên York triệu hồi nhà báo Halbersatm nhưng sự việc này đã bất thành. Rất nhạy cảm trước các ý kiến phê phán, tổng thống Kennedy vô cùng tức giận khi đọc báo cáo của Mansfield. Tuy vậy, ông ta cũng không thể bỏ qua lời báo nguy của một người bạn cũ còn rất cao giá. Vì vậy, ngay lập tức Kennedy cử Hilsman và Michael Forrestal, một quan chức của nhà Trắng, sang Việt Nam tìm hiểu thực tế.

Được đệ trình lên tổng thống đầu năm 1963, báo cáo của Hilsman và Forrestal thể hiện thái độ trung dung, không phê phán gay gắt như các nhà báo, cũng không lạc quan tô hồng như đại sứ quán. Hai vị này tỏ ra rất phân vân
--------------------------
(1) Phỏng vấn Mike Mansfield, Văn kiện Kennedy.
-----------------------------
về hiệu quả của hoạt động quân sự của quân đội Việt Nam Cộng hoà, đồng thời cũng thấy được những khiếm khuyết trong việc thực hiện "chương trình ấp chiến lược" và cho biết Diệm ngày càng bị cô lập trước dân chúng. Họ kết luận rằng Mỹ và Nam Việt Nam "có thể thắng" nhưng cuộc chiến tranh sẽ phải "kéo dài hơn và tốn kém hơn về sinh mạng và tiền của hơn so với dự kiến" (1). Dù đánh giá tình hình nhìn chung là bi quan, nhưng Hilsman và Forrestal cũng đưa ra những kết luận lạc quan và thấy chính sách của Mỹ là đúng về mặt nhận thức và chỉ khuyến nghị một số thay đổi sách lược để bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả hơn. Báo cáo của họ cũng làm tăng thêm sự nghi ngờ những dự đoán chính thức về bước tiến của cuộc chiến, nhưng nó vẫn làm cho người ta hy vọng rằng Mỹ có thể đạt được những gì họ định làm ở Việt Nam.

Suốt mùa xuân năm 1963, lạc quan và lo lắng là hai tâm trạng cùng tồn tại cả ở Sài Gòn và Washington. Toà đại sứ Mỹ và Bộ chỉ huy quân sự Mỹ thì giữ thái độ lạc quan, thậm chí tướng Harkins còn thông báo trước một cuộc họp các quan chức cấp cao ở Honolulu vào tháng 4 rằng chiến tranh sẽ kết thúc trước lễ Giáng sinh tới. Nhưng các bản phân tích tình báo thì thận trọng hơn nhiều, trong đó có kèm theo lời cảnh báo tình hình quân sự vẫn mong manh và không lường trước được. Tại nhà Trắng, trong các cấp hành chính thấp hơn trong bộ máy chính quyền Mỹ và trong số những người Mỹ ở Việt Nam, có một tâm trạng lo
----------------------------------
(1) Trích trong Hilsman, Chuyển hóa một dân tộc, tr.464.
-----------------------
lắng không biết cuộc chiến tranh thực sự tiến triển ra sao và nỗi phân vân là Mỹ sẽ đi theo hướng nào nếu cuộc chiến tranh không tiến triển tốt.

Tâm trạng lo lắng càng tăng thêm khi có nhiều bằng chứng cho thấy sự căng thẳng đang leo thang trong quan hệ Mỹ - Nam Việt Nam. Sự căng thẳng này diễn ra ở mọi cấp, do Mỹ tăng cường lực lượng quân sự ở Việt Nam và do những quan điểm khác nhau giữa hai dân tộc. Với bản chất nôn nóng và thiếu kiên trì, người Mỹ hăm hở xúc tiến công việc và thất vọng trước sức ỳ tràn lan trong chính quyền và quân đội Nam Việt Nam. Như cố vấn Mỹ thừa nhận, sự tự ái của quan chức và sĩ quan Việt Nam Cộng hoà thường thể hiện qua thái độ: "Tránh ra đừng cản trở tôi, để tôi tự làm thì tốt hơn" (1). Người Việt Nam thực sự giận dữ trước thái độ tự phụ của người Mỹ lúc này đang tìm cách dạy bảo họ cách điều hành đất nước.

Vào mùa xuân 1963, quan hệ tại các cấp chóp bu trong chính quyền Mỹ và Diệm trở nên vô cùng căng thẳng.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #93 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2008, 01:44:48 pm »

Người Mỹ đòi Diệm có những cải cách dân chủ để tranh thủ sự ủng hộ của dân chúng, nhưng Diệm sợ những cải cách như vậy sẽ phá hoại chứ không củng cố địa vị của ông ta. Kẹt trong thế bế tắc, Diệm nhận thấy rằng tuy sự hiện diện của Mỹ giúp chính quyền ông ta chống Việt Cộng, nhưng cũng đem lại một nhân tố mới vào tình hình chính trị vốn đã bất ổn của Nam Việt Nam - một nhân tố trung tâm, và Diệm ngày càng nhạy cảm trước những ý
----------------------------------
(1) Trích trong Chester Cooper, Cuộc viễn chinh thát bại: Người Mỹ ở Việt Nam, New York, năm 1970, tr.207.
-----------------------
kiến phê phán của người Mỹ. Tháng 5-1963, tâm trạng bất ổn ngày càng tăng của Nhu đã bộc lộ rõ khi ông ta công khai chất vấn liệu Mỹ có biết những gì họ đang làm ở Việt Nam hay không và đồng thời chống đối lại việc tăng cường thêm cố vấn Mỹ. Đầu mùa hè năm 1963, Diệm và Nhu bắt đầu thăm dò khả năng tiến tới một giải pháp với Hà Nội, và nếu vậy điều đó sẽ buộc Mỹ phải rút khỏi Việt Nam (1).

Kennedy dường như cũng có những suy nghĩ như thế.

Từ năm 1962, hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã bắt đầu vạch kế hoạch tầm xa về việc xây dựng quân đội để đảm bảo sự cân đối giữa cam kết của Mỹ ở Việt Nam và những yêu cầu toàn cầu khác, và năm 1963 đưa ra kế hoạch đề nghị Mỹ rút cố vấn theo từng giai đoạn với thời hạn chót vào năm 1965. Kế hoạch này là sự thể hiện niềm lạc quan của Lầu Năm góc về những bước tiến trong việc kiềm chế các phong trào nổi dậy. Nhưng một số cộng sự của Kennedy lại cho rằng, việc tổng thống phê chuẩn kế hoạch này cho thấy ông ta quyết tâm tránh một cam kết "vô thời hạn". Thực vậy, Hilsman và quan chức nhà Trắng Keneth O' Donnell thừa nhận vào mùa hè năm 1963, Kennedy đã nhận ra rằng sự dính líu của Mỹ ở Nam Việt Nam là vô nghĩa và sẽ chuẩn bị chấm dứt sự dính líu đó ngay khi ông ta tái đắc cử. Theo như đã đưa tin, Kennedy giải thích với Mansfield: "Nếu như rút khỏi Việt Nam ngay lúc này chúng ta sẽ có một cuộc náo động đỏ kiểu Joe McCathy
-----------------------
(1) Về những tiếp xúc Nam-Bắc Việt Nam trong năm 1963, xem King C. Chen, "Ba quyết định của Hà Nội và sự leo thang của chiến tranh Việt Nam", tạp chí hàng quý Khoa học chính trị, số hè năm 1975, tr.
254-255.

---------------------
khác" (1). Mức độ Kennedy đã cam kết về vấn đề này đến đâu còn chưa rõ, những kế hoạch rút quân theo từng giai đoạn này đã phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng của ông ta đề vấn đề Việt Nam và mối quan hệ ngày càng căng thẳng với Diệm.

Vào lúc mà Kennedy và Diệm suy tính lại về mối quan hệ hợp tác có tính định mệnh giữa họ thì xảy ra một sự kiện động trời trong giới phật tử ở các thành phố lớn của Nam Việt Nam. Sự kiện này tạo ra một mối đe dọa mới đầy kịch tính đối với chế độ Diệm, cũng như tạo ra những yếu tố phức tạp mới cho một chính sách vốn đã lao đao của Mỹ. Sự việc bắt đầu ngày 8-5 khi quân Việt Nam Cộng hoà nổ súng vào những đám đông tụ tập ở Huế phản đối lệnh cấm treo cờ Phật nhân lễ Phật đản. Sự kiện ngày 8-5 đã khơi dậy một phong trào phản đối mới mãnh liệt. Các phật tử buộc tội chính quyền Nam Việt Nam đàn áp tôn giáo và đòi tự do tôn giáo. Không thể hoặc không muốn hoà giải với đối thủ mới. Diệm giận dữ phủ nhận việc đàn áp tôn giáo và đổ cho Việt Cộng gây nên vụ rối loạn. Phản ứng của Diệm lại gây nên một cuộc phản kháng mới. Các hoà thượng đã tổ chức rất nhiều cuộc tuyệt thực, nhiều cuộc tụ tập ở Huế và Sài Gòn đã thu hút rất đông người.

Phong trào phản đối đạt tới đỉnh điểm vào ngày 11-6, khi một nhà sư tự thiêu trước đám đông đang sục sôi ý chí phản kháng tại một ngã tư lớn ngay trung tâm Sài Gòn. Sự
---------------------------
(1) Trích trong Keneth P.O' Donnell và David F.PowTer, "Johnny, chúng tôi khó hiểu lòng anh: Những kỷ niệm về John Fitzgerald Kennedy, New York, năm 1973, tr.16.
-----------------------------
kiện trên đã thu hút sự chú ý của giới báo chí quốc tế, và thế là bức ảnh chụp một nhà sư chìm trong lửa đã xuất hiện trên báo chí và màn ảnh nhỏ toàn thế giới.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #94 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2008, 01:46:13 pm »

Sau đó, cuộc phản kháng của giới phật tử đã phát triển thành một phong trào chính trị mạnh mẽ đe dọa sự tồn vong của chính quyền Diệm. Thầm lặng qua nhiều giai đoạn ổn định, giới phật tử qua suốt chiều dài lịch sử Việt Nam đã giành lấy vai trò lãnh đạo chính trị và tinh thần trong cuộc khủng hoảng này. Frances EitzGerald đã viết, "một hoà thượng tự thiêu là lời hiệu triệu vùng lên, kéo theo sự hưởng ứng của dân chúng các thành phố Nam Việt Nam." (1). Sinh viên đại học và học sinh trung học, trong đó có cả các giáo dân Thiên chúa giáo cũng tham gia biểu tình, rồi tâm trạng bất mãn lan sang cả quân đội. Phản ứng của chính quyền Diệm chỉ làm cho phong trào phản kháng bùng lên thêm mạnh mẽ. Trong khi Diệm không có ý kiến gì thì bà Nhu lại công khai miệt thị, gọi cuộc tự thiêu này như một trò "nướng thịt" và đề nghị cung cấp xăng và diêm để cho tiếp tục tự thiêu. Vào giữa mùa hè năm 1963, chính quyền Diệm dường như sắp tan rã.

Cuộc khủng hoảng này đã đem lại sự lo ngại tột đỉnh cho Washington vốn dĩ đã bất an về chính sách Việt Nam của mình. Chính quyền Mỹ hoàn toàn bất ngờ về cuộc đấu tranh, kinh ngạc trước những phản ứng bùng lên và choáng váng trước vụ tự thiêu của phật tử. Sợ rằng những phát triển mới của tình hình đáng ngại này có thể làm tổn thương tới sự ủng hộ của Mỹ cho cuộc chiến tranh và gây
---------------------------
(1) FitzGerald, Lửa trong lòng hồ, tr.134.
--------------------
nguy hiểm thêm cho chương trình chống nổi dậy vốn đã bị ngờ là thất bại, chính quyền Mỹ tích cực hoà giải hai bên bằng cách cử nhiều phái viên đến gặp các nhà lãnh đạo Phật giáo và ép Diệm có những biện pháp hoà giải. Thực ra thì Diệm cũng chỉ có những nhượng bộ tượng trưng. Các cuộc biểu tình và tự thiêu vẫn liếp tục diễn ra; cả thảy đã có 7 nhà sư chết vì tự thiêu. Trong lúc báo chí Sài Gòn do bà Nhu và chính quyền kiểm duyệt cho xuất bản nhiều bài báo chỉ trích gay gắt các phật tử và Mỹ thì cảnh sát của Nhu lại bắt hàng trăm người phản đối vào các nhà tù vốn đã chật cứng người.

Vào cuối mùa hè năm đó, chính quyền Kennedy ngày càng gặp nhiều khó khăn và bị chia rẽ sâu sắc. Một cố vấn của Kennedy sau này thừa nhận, việc các phật tử nghĩ gì vẫn là điều chưa biết, nhưng phần lớn người Mỹ đều cho rằng phản ứng của Diệm quả là khiêu khích (1). Lúc ấy, người ta sợ rằng không tìm được con bài thay thế Diệm và một sự thay đổi chính quyền có thể làm cho Nam Việt Nam rối loạn hơn. Một số quan chức chính quyền Mỹ vẫn tin vào Diệm và đổ hết tội lỗi lên đầu vợ chồng Nhu, rồi nêu rõ nếu hai nhân vật này ra đi thì vẫn có thể cứu vãn được tình hình. Nhưng một số người khác bắt đầu coi cuộc khủng hoảng Phật giáo này đã cho thấy những điểm yếu tiêu biểu, cơ bản và không thể khắc phục được của chế độ này, và kết luận rằng Mỹ phải đón nhận khả năng thay người.

Sự cố vào cuối tháng 8 lại đem lại một cơ hội cho một
------------------------------
(1) Cooper, Cuộc viễn chinh thất bại, tr.210.
---------------------
số nhân vật chống Diệm ở Washington. Nhiệm kỳ đại sứ của Nolling chấm dứt vào mùa hè năm 1963, và khi viên đại sứ Mỹ đến chào từ biệt, Diệm đã cam đoan với Nolting rằng, sẽ không có thêm bất kỳ một hành động đàn áp nào đối với các Phật tử nữa. Nhưng đến này 21-8, lực lượng đặc biệt của Nhu do Mỹ đào tạo đã lại thực hiện những trận đàn áp ồ ạt ở Huế, Sài Gòn và các thành phố lớn khác, lục soát chùa chiền, bắt trên 1.400 Phật tử. Diệm có phê chuẩn cho các cuộc đàn áp này hay không cho đến nay vẫn chưa rõ ràng nhưng theo nhiều người Mỹ thì việc sau đó Diệm phủ nhận mọi hành động của Nhu khiến cho ông ta phải gánh toàn bộ trách nhiệm. Phái chống Diệm coi hành động đàn áp mới nhất này chỉ xảy ra vài ngày sau khi Diệm hứa hẹn với Nolting là một sự "lăng mạ có chủ ý" và cần phải kiên quyết trả đũa. Sau này, Roger Hilsman nhớ lại: "Chúng tôi không thể ngồi yên và làm bù nhìn cho chính sách chống Phật giáo của Diệm" (1).

Chỉ vài ngày sau trận đàn áp nhắm vào chùa chiền, một nhóm tướng lĩnh Nam Việt Nam bí mật liên lạc với Mỹ.

Họ báo động rằng sự cố mới đây nhất cho thấy rõ Nhu sẽ không từ thủ đoạn nào. Báo cáo về những bằng chứng này cho thấy ông ta không chỉ đang chuẩn bị thực hiện mà còn đang đàm phán với Hà Nội về một giải pháp bán rẻ nền độc lập của Nam Việt Nam, các tướng lĩnh Mỹ đã thẩm tra nguồn tin này. Nhóm chống Diệm ở Washington kinh
---------------------------
(1) Hilsman, Chuyển hóa một dân tộc", tr.482; phỏng vấn Hilsman. Văn kiện Kennedy, Geoffrey Warner. " Mỹ và sự sụp đổ của Diệm", Phần I: "Hành động phi thường chưa từng xảy ra", Autralian Oullook, số 28, tháng 12-1974, tr.245-258.
--------------------
hoàng khi nghe tin Nhu đang có những cuộc thương lượng với Hà Nội, và do vậy họ càng thêm tin rằng phải có hành động gì đó. Nhưng có lẽ điều quan trọng hơn từ những yêu cầu của các tướng lĩnh người ta thấy rằng cuối cùng đã có thể tìm được người thay Diệm.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #95 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2008, 01:47:29 pm »

Đề nghị của các tướng lĩnh nói trên đã đến Washington vào ngày thứ bảy khi mà nhiều quan chức cấp cao đã rời khỏi thành phố, và Hilsman, Forrester và Harriman đã chớp lấy cơ hội để làm cái mà sau này Taylor mô tả là "bước ngoại lệ cuối cùng" (1). Họ chuẩn bị một bức điện lời lẽ cứng rắn, tuy có phần mập mờ, chỉ thị cho đại sứ mới bổ nhiệm Henry Cabot Lodge tạo cho Diệm một cơ hội phế bỏ Nhu, nhưng cũng nói thêm rằng nếu Diệm từ chối, Mỹ phải "đón lấy khả năng là không thể giữ được ngay cả Diệm nữa". Họ cũng chỉ thị cho Lodge phải nêu rõ với các tướng lĩnh rằng. Mỹ sẽ không tiếp tục ủng hộ Diệm nếu Diệm không hợp tác và Mỹ sẽ bảo đảm "chi hiện trực tiếp cho họ trong giai đoạn tạm thời khi chính quyền trung ương tan rã" (2).

Những lời lẽ cuối cùng này cố ý để mập mờ những gì Mỹ có thể làm và làm trong những tình huống nào, những tín hiệu nhắn gửi thật rõ ràng: Nếu Diệm cứ ngoan cố thì Mỹ sẵn sàng vứt bỏ hắn. Bức điện được gửi đến Kennedy thông qua vì lúc đó ông ta đang đi nghỉ ở Cape Cod, và sự phê chuẩn của tổng thống đã
----------------------------------
(1) Taylor, Thanh gươm và lưỡi cày, tr.292.
(2) Điện tín, ngày 24-8-1963, Quốc hội Mỹ, Thượng viện, ủy ban Quân dịch, Quan hệ Mỹ-Việt, 1945-1967: Một nghiên cứu của Bộ Quốc phòng, Washinglon, D.C., năm 1971, quyển 12, tr.536-537.

--------------------------
được dùng để tranh thủ sự đồng tình của các quan chức có trách nhiệm trong Bộ Quốc phòng.

Lodge không bỏ phí thời gian trong việc thực thi các chỉ thị này. Vị đại sứ này cùng chia sẻ nỗi căm phẫn của Hilsman đối với sự cố 21-8. Sau này, ông ta kể lại, lúc ấy ông ta nghĩ là cuộc bố ráp chùa chiền chắc chắn "đánh dấu bước đâu đi đến kết thúc chế độ Diệm" (1). Sau cuộc gặp gỡ Diệm lần đầu, niềm tin của ông ta càng được củng cố. Khi Lodge khuyến cáo rằng, cách chính quyền giải quyết vấn đề phật giáo đã đặt sự ủng hộ của Mỹ cho Nam Việt Nam vào thế nguy hiểm, thì Diệm đáp lại bằng bài diễn thuyết dài dòng về những khó khăn trong việc cai trị một đất nước "thiếu những người có giáo dục" (2). Sau đó, đại sứ quán Mỹ lại tiếp xúc với các tướng lĩnh qua một nhân viên CIA-để khỏi lộ bàn tay Mỹ chính thức nhúng vào-cam đoan với họ là Mỹ sẽ ủng hộ nếu họ lật đổ chính quyền Diệm thành công nhưng cũng nói trước rằng Mỹ sẽ không giúp họ làm đảo chính hoặc "bảo lãnh cho họ" nếu như họ gặp trục trặc (3).

Vào lúc mà Kennedy họp với các cố vấn của ông ta vào thứ hai ngày 26-8, Mỹ đã ngả hẳn về hướng đảo chính.

Cuộc họp căng thẳng và có những ý kiến trao đổi gay gắt.
-----------------------------------
(1) Phỏng vấn Lodge, Văn kiện Kennedy.
(2) Forrestal gửi Kennedy, ngày 26-8-1963, Văn kiện Kennedy, hồ sơ Công tác, hộp 128.
(3) Neil Sheehan đã dẫn, Văn kiện Lầu Năm góc được công bố trên Thời báo New York, New York, năm 1971, tr.195-196. Được trích dẫn sau đây là Văn kiện Lầu Năm góc (NYT). Xem hồi ký, "Tiếp xúc với các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hoà", ngày 23-10-1963, Văn kiện Lyndon B. Johnson, thư viện Lyndon B. Johnson, DSDUF, hộp 2.

--------------------------
Taylor và bộ trưởng quốc phòng Robert Mc.Namara phản đối việc gửi bức điện chỉ thị thay đổi cơ bản về chính sách của Mỹ được gửi cho Lodge sau lưng họ, còn tổng thống Kennedy cũng tỏ ra không vui, và theo lời của một cố vấn của Kennedy sau này kể lại, tổng thống Kennedy cảm thấy "như đã bị dồn vào chân tường và lẽ ra ông muốn trả lời cho các tướng lĩnh với lời lẽ nước đôi hơn nữa" (1). Nhưng điều quan trọng là Kennedy không rút khỏi đường lối đã đề ra trước đó. Trong những bức điện tiếp theo, ông ta khuyên Lodge tiến hành công việc một cách thận trọng, nhưng cũng khẳng định lại những chỉ thị ngày 24-8 và cho ông đại sứ được quyền tự do hành động rộng rãi một cách khác thường khi thực thi các chỉ thị đó. Lodge được phép nhắc lại với nhóm tướng lĩnh những lời cam đoan rằng Mỹ sẽ không hỗ trợ cuộc đảo chính nhưng sẽ ủng hộ một chính phủ mới có triển vọng thành công. Hơn nữa, ông tự cho phép mình thông báo công khai về việc Mỹ giảm viện trợ cho Diệm, một tín hiệu mà các tướng lĩnh yêu cầu để chứng tỏ sự ủng hộ của Mỹ.

Trong khi các quan chức Mỹ ở Washington và Sài Gòn hồi hộp chờ đợi câu trả lời của các tướng lĩnh Việt Nam Cộng Hòa thì các kế hoạch đảo chính đã dần dần lộ rõ.

Những người cầm đầu âm mưu đảo chính không tranh thủ được sự ủng hộ của các đơn vị quân đội chủ chốt ở khu vực Sài Gòn, mặc dù có sự cam đoan của nhân vật CIA trung gian nhưng họ vẫn không dám chắc về sự ủng hộ của Mỹ.

Ngày 31-8, họ báo cho Harkins rằng cuộc đảo chính đã bị
---------------------------
(1) Cooper, Cuộc viễn chinh thất bại, tr.212.
----------------------
huỷ bỏ. Lodge thất vọng điện cho Washington rằng "các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hoà không có ý chí và cũng chẳng có tổ chức để làm bất kỳ điều gì" (1). Tuy âm mưu đảo chính tháng 8-1963 chẳng đi đến đâu, nhưng nó đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chính sách của Mỹ ở Việt Nam. Nhiều quan chức rất phân vân không biết có nên đảo chính, có thể đảo chính hay không và những hậu quả của nó có thể xảy ra sẽ ra sao, nhưng phái chống Diệm có thể lái chính quyền Mỹ theo quan điểm của họ.

Bằng việc làm như vậy, chính quyền đã khuyến khích phái đối lập và làm cho khó dễ, nếu không nói là không thể, trong việc hoà giải thực sự với Diệm. Theo lời Lodge thì Mỹ "đã bị dồn vào thế không thể lùi lại mà không bị mất uy tín".

Bốn tuần sau đó, chính quyền Kennedy bàn cãi gay gắt về những lựa chọn mở ra cho họ. Nhu điều vợ ra nước ngoài, có thể vừa vì sự an toàn cá nhân, vừa để làm hài lòng Mỹ, nhưng ông ta kiên quyết không từ chức và chính quyền không thực sự tìm cách hoà giải mới Phật tử.

Hilsman và một số người khác tranh luận rằng, không thể ổn định Nam Việt Nam khi Nhu vẫn còn giữ chức, và báo trước rằng Nhu có thể đã lao vào một thỏa thuận với Hà Nội mà sau này sẽ đẩy Mỹ ra khỏi Nam Việt Nam. Họ đi đến kết luận, chính quyền Mỹ phải gây sức ép mạnh mẽ với Diệm, kể cả cắt viện trợ buộc Diệm phải phế bỏ Nhu và thực hiện thay đổi những chính sách cần thiết để đánh
--------------------------
(1) Trích trong Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), II, tr.240.
(2) Lodge gửi cho Rusk, ngày 29-8-1963, đã dẫn, tr.738.

----------------------
bại Việt Cộng. Những người khác như Nolting thì đề nghị cố gắng hoà giải lần cuối cùng. Họ lý luận rằng, thất bại của âm mưu đảo chính tháng 8 cho thất rõ là không có nhân vật nào có thể thực sự thay Diệm. Tổng thống Diệm không có ý định phế bỏ Nhu dù cho Mỹ gây sức ép gay gắt nhất là việc cắt viện trợ chỉ làm hại đến cuộc chiến chống Việt Cộng, đẩy dân Nam Việt Nam vào thế đối kháng và càng làm cho chế độ này mất ổn định. Họ kết luận rằng vẫn còn có cơ hội thắng trong cuộc chiến tranh nếu Mỹ cải thiện quan hệ với chính quyền Diệm.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #96 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2008, 01:48:06 pm »

Việc đưa phái đoàn tìm hiểu thực tế sang Nam Việt Nam chỉ làm tăng thêm tình trạng bất ổn. Tướng Victor Krulak thuộc bộ Quốc phòng xem nhẹ khả năng đảo chính và khuyên rằng nếu Mỹ kiên quyết ủng hộ Diệm thì có thể thắng trong cuộc chiến tranh. Trái lại, Joseph Mendenhall thuộc Bộ Ngoại giao lại báo cáo rằng "có sự tan vỡ trong chính quyền Sài Gòn" và báo động có thể xảy ra chiến tranh tôn giáo giữa Thiên chúa giáo và Phật giáo, đồng thời kết luận rằng, không có khả năng đánh bại Việt Cộng trừ phi "Nhu phải rút hoặc bị gạt ra khỏi chính phủ". Nhận được những ý kiến như vậy, Kennedy rất bực tức đặt ra câu hỏi: "Cả hai người đều đã tới cùng một nước đấy chứ?" (1).

Lúc này chính quyền Mỹ bất đồng về vấn đề Việt Nam hơn bất kỳ một vấn đề nào khác. Tình trạng rối ren này đến mức Bộ trưởng Tư pháp Robert Kennedy phải nêu lên câu hỏi tối hậu, nêu rõ sự phân vân liệu không biết có chính phủ Nam Việt Nam nào có thể giành thắng lợi trong
------------------------
(1) Hilsman, Chuyển hóa một dân tộc, tr.502.
----------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #97 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 12:20:13 pm »

cuộc chiến tranh này hay không, và tại sao Mỹ không rút ra khỏi mớ bòng bong đó.

Câu hỏi của Bộ trưởng Tư pháp xuất hiện vừa đúng lúc vừa thích hợp. Sự rối loạn ở Nam Việt Nam đã đạt đến một điểm mà cả hai phái trong chính quyền Mỹ đều thống nhất, tức là không thể ổn định đất nước này dù có Diễm hay không có Diễm. Hơn nữa, những diễn biến mới quan trọng lần đầu tiên đã làm loé lên hy vọng về một giải pháp qua thương lượng. Sau cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba tháng 10-1962, mối hiềm khích âm ỉ từ lâu giữa Liên Xô và Trung Quốc bùng lên công khai, còn Mỹ và Liên Xô đã có những bước đầu tiên làm giảm căng thẳng của chiến tranh lạnh. Môi trường quốc tế mới và phức tạp của năm 1963 đã tạo ra cơ hội thực sự cuối cùng cho giải pháp thương lượng tại Việt Nam. Đến nay còn rất nhiều điều chưa biết về cuộc thương lượng Nam- Bắc năm 1963. Tổng thống Pháp Charles de Gaulle đã chủ động đề nghị Mỹ rút quân, trung lập hoá Nam Việt Nam và trao đổi kinh tế và văn hoá giữa hai miền Nam- Bắc trước khi có một giải pháp chính trị. Khi Diễm và Nhu tỏ vẻ chấp nhận, De Gaulle đã thông qua một nhà ngoại giao Balan để thăm dò Hà Nội về triển vọng này.

Mỹ văn chưa biết liệu sáng kiến của De Gaulle có tạo ra khả năng đi đến giải pháp hay không. Song do những thù địch giữa Diễm và Hà Nội trước đây, và những mong muốn trái ngược nhau của mỗi bên, nên giải pháp này khó thực hiện. Tuy nhiên, mỗi bên đều có lý do xác đáng để tránh một cuộc chiến tranh quy mô lớn mà lúc đó rất có khả năng xảy ra. Kế hoạch của De Gaulle với  sự ủng hộ của các cường quốc lẽ ra đã đưa đến một giải pháp tạm thời, tạo cho Mỹ một lối thoát đàng hoàng khỏi tình hình đang nhanh chóng trở nên xấu đi. Một cố vấn của Kennedy cũng nghĩ đến những phương sách tương tự khi đề nghị "một cuộc chơi ngoại giao tay ba" đầy sáng tạo nhưng cũng rất phức tạp, qua đó Mỹ sẽ rút khỏi Nam Việt Nam để đổi lấy việc Liên Xô rút quân khỏi Cuba và khuyến khích Pháp phấn đấu cho một nước Việt Nam không còn chịu ảnh hưởng của nước ngoài, nhờ đó Mỹ và Nga có thể chấm dứt những cuộc phiêu lưu đầy nguy hiểm mà vẫn không mất thể diện, và một Liên Xô hoà giải hơn có thể lâm vào tình trạng nguy khốn trước một Trung Quốc đang hiếu chiến, và De Galle sẽ "có được vinh quang về một giải pháp tại Việt Nam giữa những cái đầu nóng" (1).

Sau này nhìn lại thì thấy cách giải quết đó là rất hợp lý, nhưng chính quyền Mỹ đã chẳng suy xét đến nó.

Kennedy ngày càng thất vọng trước tình hình đang chuyển biến đến mức không thể kiểm soát nổi, nhưng ông ta chưa sẵn sàng từ bỏ một chính sách đã được đề ra từ hơn một thập kỷ nay. Tổng thống và các cố vấn của mình quá bận tâm với các công việc sự vụ hàng ngày nên khó nghĩ ra một giải pháp tầm xa. Có lẽ những lời nói đã cầm tù chính họ, do vậy họ không thể nghiêm túc tính đến một giải pháp Mỹ rút quân. Một số chuyên gia Mỹ nghiên cứu Việt Nam cho rằng, rất ít khả năng hoà giải Nam-Bắc Việt Nam, đơn
---------------------------------
(1). "Quan sát về Việt Nam và Cuba", Văn kiện Kennedy, hồ sơ công tác, hộp 128.
--------------------------------- 
giản là vì Nhu chỉ gợi lên "bóng ma" đó để tạo điều kiện cho mình dễ hoạt động hơn trước sức ép của Mỹ" (1). Một số người đã nghiêm túc xem xét khả năng này là thấy đó là lý do tốt để thanh toán Nhu và Diễm. Không hiểu vì sao câu hỏi của Robert Kennedy không được nêu lên lần nữa. Chính quyền Mỹ đã để mặc cho tình hình diễn ra, nội bộ mâu thuẫn và không có một ý tưởng rõ ràng là đang đi về đâu.

Sau hơn một tháng tranh cãi, vào đầu tháng 10 Kennedy đã chọn một chính sách ngắn hạn mang tính dung hoà giữa hai cực đoan mà các cố vấn của ông ta đề xuất. Nhưng do chưa nắm chắc tình hình đang diễn ra ở Nam Việt Nam nên ông ta cử Taylor và McNamara đến Sài Gòn để có "sự đánh giá tại chỗ tốt nhất" tình hình quân sự và chính trị (2). Có thể trên cơ sở đã bàn bạc với Lodge, hai nhân vật này đã nhanh chóng gạt bỏ ý tưởng hoà giải với Diệm và lập luận rằng điều đó chỉ làm cho Diễm có thể bắt Mỹ làm theo ý kiến của mình. Để đánh giá các khả năng đảo chính, một cuộc đấu tennis giữa Taylor và tướng Dương Văn Minh, một trong những lãnh tụ của âm mưu đảo chính tháng 8 trước đó, đã được bố trí tại câu lạc bộ sĩ quan Sài Gòn. Sau này Taylor kể lại "hình như buổi chiều hôm đó Minh chỉ quan tâm đến tennis" và người Mỹ phỏng đoán rằng các tướng lĩnh "ít có gan" để cố gắng lần thứ hai làm đảo chính (3). Vì vậy, Talor và McNamara kết
-------------------------------------------------
(1) Chester Cooper gửi Giám đốc CIA, ngày 19-9-1963, Văn kiện Kennedy, hồ sơ An ninh quốc gia, hộp 200.
(2) Kennedy gửi McNamara, 19-9-1963, Hồ sơ An ninh Quốc gia, hộp 200.
(3) Taylor, Thanh gươm và lưỡi cày, tr.297.

------------------------------------------------- 
luận rằng, đường hướng thực tế nhất là dùng "sức ép có lựa chọn" kể cả cắt viện trợ đối với chế độ này. Cách làm như vậy có thể không buộc Diễm phải gạt bỏ Nhu nhưng ít nhất có thể thuyết phục Diễm chấm dứt đàn áp các nhân vật bất đồng quan điểm chính trị. Nhìn chung là Mỹ lạc quan về bước tiến của "chương trình chống nổi dậy".
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #98 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 12:23:37 pm »

Taylor và McNamara kết luận, nếu điều khiển được Diệm thì đến năm 1965, lực lượng nổi dậy có thể bị thu hẹp xuống "ở mức độ không hơn một băng đảng có tổ chức" (1).

Mặc dù đánh giá sai tình hình thực tế ở miền Nam Việt Nam, nhưng báo cáo Taylor-Mc.Namara đã tạo nền tảng cho chính sách của Mỹ đối với Việt Nam sau đó. Tình hình tương đối ổn định ở nông thôn Nam Việt Nam cuối năm 1963 có thể là do Hà Nội và lực lượng giải phóng cố ý làm vậy để khuyến khích thương lượng chứ không phải là do "chương trình chống nổi dậy"' có hiệu lực. Taylor và Mc.Namara đã đánh giá thấp triển vọng của một cuộc đảo chính, đánh giá cao hiệu lực của việc gây sức ép với Diễm.

Hình như thấy không có lối thoát nào khác, Kennedy đã phê chuẩn kiến nghị của họ vào ngày 5-10 và trong vài tuần sau, chính quyền Mỹ dần thực hiện chính sách "gây sức ép có lựa chọn". Lodge vẫn tránh xa dinh tổng thống của Diễm vì cho rằng Diệm phải đến gặp ông ta. Trong lúc đó chính quyền Mỹ triệu hồi trưởng phân cục CIA tại Sài Gòn John Richardson, một nhân vật mà nhiều người Việt Nam và Mỹ cho là bạn thân của Nhu, cắt kinh phí cho lực
---------------------------
(1) Báo cáo Taylor-Mc.Namara, ngày 2-10-1963, Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), quyển II, tr.751-766.
-----------------------------------
lượng đặc biệt của Nhu và đình chỉ các chuyến tàu chở thuốc lá, gạo, sữa theo chương trình nhập khẩu hàng hoá.

Sau này rất nhiều cố vấn của Kennedy phủ nhận về việc những biện pháp này được thực hiện là nhằm khuyến khích đảo chính, và về nghĩa đen, họ đã đúng. Báo cáo Mc.Namara-Taylor đã dứt khoát bác bỏ việc khuyến khích đảo chính, và việc cắt viện trợ được thực hiện là nhằm gây áp lực với Diễm. Nhưng chính quyền Mỹ không ngây thơ.

Hilsmam sau này thừa nhận rằng: "Một số việc chúng tôi làm đã khuyến khích đảo chính, còn một số việc chúng tôi làm là để gây sức ép với Diễm dù biết là điều đó sẽ khuyến khích đảo chính" (1). Kennedy và các cố vấn của ông ta quả là ngây ngô nếu như họ không nhận ra rằng việc triệu hồi Richarson, người mà các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hoà trước đó sợ là sẽ để lộ về cuộc đảo chính tháng 8, và việc cắt lên trợ, một tín hiệu chứng tỏ sự ủng hộ mà các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hoà đã đề nghị, sẽ ảnh hưởng đến các đối thủ của Diễm. Bài toán thời gian quả là quan trọng.

Việc cắt viện trợ được thực hiện sau khi các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hoà một lần nữa hỏi xem Mỹ sẽ phản ứng ra sao nếu có một cuộc đảo chính. Dù có ý đồ gì chăng nữa, những biện pháp thực hiện trong tháng 10 có thể đã khích lệ các tướng lĩnh đẩy mạnh việc vạch kế hoạch và tìm kiếm thêm những lời cam đoan của Mỹ.

Khi biết các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hoà một lần nữa vạch ra kế hoạch đảo chính, Mỹ cũng không làm gì để can ngăn họ. Lời giải đáp mập mờ đó đủ để xoa dịu nhưng
------------------------------
(1) Phỏng vấn Hilsman, Văn kiện Kennedy.
-----------------------------------------------------
người thích đảo chính, nhưng lại không muốn nhận trách nhiệm trực tiếp và cũng đủ để thỏa mãn nỗi phân vân của những người vẫn cảnh giác với việc vứt bỏ Diễm. Nhưng các chỉ thị này đã mang lại những cam đoan mà các tướng lĩnh cần. Lodge được phép thông báo cho các vị chủ mưu rằng, tuy Mỹ không khuyến khích đảo chính" nhưng họ sẽ không ngăn cản việc thay đổi chính phủ hoặc từ chối viện trợ kinh tế và quân sự cho một chế độ mới nếu chế độ đó tỏ ra có khả năng làm tăng hiệu lực của hoạt động quân sự bảo đảm sự ủng hộ của dân để giành thắng lợi trong cuộc chiến đồng thời cải thiện mối quan hệ hợp tác với Mỹ (1).

Chính quyền Mỹ bất đồng sâu sắc về cách giải quyết vấn đề Việt Nam. Kennedy vẫn giữ vững chính sách thỏa hiệp của mình. Harriman, Hilsman và nhiều người khác cảm thấy rằng Diệm cần phải ra đi. Phó tổng thống Johnson, các quan chức cấp cao CIA và Lầu Năm góc, và Harkins vẫn khăng khăng cho rằng không có ai thực sự thay được Diễm và việc phế bỏ Diễm sẽ làm cho Nam Việt Nam rối loạn. Theo lời Harkins, họ cũng cảm thấy rằng sau 10 năm ủng hộ Diễm, quả là "không thích hợp nếu hạ bệ và thanh toán ông ta" (2). Bản thân Kennedy cũng do dự, thực hiện một chính sách không công khai ủng hộ nhưng cũng không ngăn cản đảo chính. Nhưng trong trường hợp
------------------------------
(1) CIA gửi Lodge, ngày 6-10-1963, Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), quyển II, tr.769. Xem Geoffrey Warner, "Mỹ và sự sụp đổ của Diễm", Phần II: "Cái chết của Diễm". Autraliall Outlook, số 29, tháng 3-1975, tr.3-17.
(2) Trích trong Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), quyển II, tr.785.

------------------------------------------------------
này, không quyết định chính có nghĩa là đã quyết định, và bằng việc trao mọi việc cho Lodge, một con người ai cũng biết có quan điểm ra sao, tổng thống Mỹ thực ra đã biết kết quả rồi sẽ thế nào. Những ngày cuối tháng 10 năm đó thực sự là những ngày tràn ngập lo âu đối với Kennedy và các cố vấn của ông ta bởi họ thực sự lo ngại nếu như cuộc đảo chính này thất bại, nó sẽ khiến cho Mỹ lâm vào tình thế khó xử và không thể biện bạch được. Vậy mà vào lúc đó, tổng thống Mỹ vẫn bằng lòng để Lodge tự phán xét lần cuối cùng về khả năng thành công và tự quyết định xem nên huỷ bỏ hay trì hoãn cuộc đảo chính.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #99 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2008, 12:24:27 pm »

Trong tuần cuối cùng của tháng 10, Sài Gòn căng thẳng đến nghẹt thở với những lời đồn đại khi những diễn viên chính đang trình diễn màn kịch đầy rối rắm và bi thảm của họ. Quyết tâm tránh những sai lầm của năm 1960 và của tháng 8-1963, các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hoà bố trí lực lượng cẩn trọng tới từng chi tiết nhỏ. Trong khi đó, Nhu đã vạch ra kế hoạch chi tiết để giữ chiếc ghế quyền lực cho cả hai anh em bằng cách tiến hành đảo chính giả và dùng nó làm cớ để thanh toán những đối thủ tình nghi. Tình hình càng thêm phức tạp vào những giờ chót trước đảo chính vì Diễm bỗng nhiên tỏ thái độ hoà giải với Mỹ và trong cuộc gặp gỡ cuối cùng với Lodge ông ta đã hỏi Mỹ muốn gì ở ông ta. Liệu ông ta chỉ đơn thuần tìm cách kéo dài thời gian, hay đã đi đến kết luận rằng phải đặt số phận mình vào tay Mỹ là điều cho đến nay vẫn chưa sáng tỏ. Dù thế nào, sự nhượng bộ bề ngoài đó của Diễm vẫn tới quá muộn.

Trong khi Diễm trao đổi với Lodge vào đầu giờ chiều ngày 1-11, các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hoà đã chiếm được các vị trí quân sự và các hệ thống thông tin ở Sài Gòn, thu phục được lực lượng đặc biệt của Nhu, đòi Diễm và Nhu từ chức. Ngoan cố chống đỡ đến cùng, anh em Diễm Nhu yêu cầu các tướng lĩnh đến dinh tổng thống để thương thuyết, một thủ đoạn đã diễn ra thành công vào năm 1960. Diễm còn gọi điện thoại cho Lodge để xác định thái độ chính thức của Mỹ đối với cuộc đảo chính. Chẳng tìm được sự ủng hộ nào, họ thoát ra nhà thờ ở một quận Hoa kiều bằng đường hầm bí mật, nơi họ đã thường tới để xưng tội và được rửa tội. Sau đó anh em đã bị bắt và bất chấp lời hứa bảo đảm an toàn cho họ, anh em Diễm đã bị lực lượng đảo chính hạ sát tàn bạo trên ghế sau của một chiếc xe bọc thép.

Trong suốt cuộc đảo chính, Mỹ đã thực hiện lời hứa của mình chính xác đến từng chữ một là "không cản trở việc thay đổi chính quyền". Các quan chức Mỹ sau này ngoan cố nói rằng họ chẳng biết gì về thời gian hoặc kế hoạch đảo chính cụ thể. Thực ra, đặc vụ CIA Lucien Conien đã duy trì quan hệ chặt chẽ với các tướng Việt Nam Cộng hoà trong giai đoạn vạch kế hoạch qua các cuộc họp bí mật tại một phòng khám nha khoa và đã giữ liên lạc bằng điện thoại với họ khi cuộc đảo chính diễn ra.

Mỹ thậm chí còn từ chối can thiệp để bảo đảm an toàn cho Diễm và Nhu. Nhưng Kennedy quả có cử một người bạn cũ đi thuyết phục Diễm loại trừ Nhu và xin tìm nơi ẩn náu ở đại sứ quán Mỹ nhưng Diễm đã từ chối do vậy chính quyền Mỹ gần như đã bỏ rơi ông ta. Lodge tỏ ra thiếu trung thực trong cuộc điện đàm với Diễm khi vờ không biết thái độ của Washington. Trong lần điện đàm thống thiết lần cuối cùng với Diễm, Lodge nhận giúp đỡ, nhưng sau đó ông ta đi ngủ, mặc cho các lực lượng đảo chính giải quyết công việc. Có thể ông ta đã chấp nhận lời hứa ngoài miệng của các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hoà xin tha mạng cho Diễm, Nhu hoặc sợ rằng mọi hành động thay mặt cho anh em họ Ngô sẽ được hiểu là vi phạm cam kết trước đây là Mỹ sẽ không can dự.

Tin về cuộc đảo chính là cái chết của anh em họ Ngô gây phản ứng rất khác biệt. ở Sài Gòn, những đám đông hoan hỉ đập vỡ bức tượng Diễm và nhảy múa trên đường phố. Theo một thành ngữ cổ của người Việt Nam thì khổ nạn trời giáng đã qua. Tại Washington, một số cố vấn của Kennedy chấp nhận tin này như điều dĩ nhiên phải đến. Roger Hilsman nói với một phóng viên: "Dân chúng đã phải chịu nhiều đau khổ" (1). Nolting, Richardson và một số người khác tổ chức cái mà một nhân vật tham dự mô lả là "cuộc canh xác duy nhất cho anh em họ Ngô". Mọi tin tức cho thấy bản thân Kennedy vô cùng phiền lòng. Sau này Taylor kể lại, khi Kennedy biết tin Diễm và Nhu bị sát hại, "ông đứng bật dậy, lao ra khỏi phòng với vẻ mặt kinh hoàng mà tôi chưa bao giờ thấy" (2). Một số người khác nhận xét từ sau vụ Vịnh Con Lợn đây là giai đoạn tổng thống chán nản hơn bất kỳ lúc nào và họ đoán Kennedy đã nhận ra rằng Việt Nam là thất bại lớn nhất của ông ta trong chính sách đối ngoại (3).
------------------------------
(l) Trích trong Marguerite Higgin, Cơn ác mộng Việt Nam của chúng ta, New York, năm 1965, tr.225.
(2) Talor, Thanh gươm và lưỡi cày, tr.301.
(3) Schelesinger, Một ngàn ngày, tr.997-998.

-------------------------------------------
Chỉ ba tuần sau, Kennedy bị ám sát ở Dalas. Những người bảo vệ Kennedy, nhiều người trong số đó sẽ trở thành những người lớn tiếng phản đối chiến tranh, sau này lập luận rằng, trước lúc qua đời, Kennedy đang hoạch định việc đưa Mỹ ra khỏi cái mà ông ta cho là một vũng lầy.

Nhưng nhiều tài liệu đã nói lên điều ngược lại. Trong bài diễn văn lẽ ra được đọc vào ngày bị ám sát, Kennedy thừa nhận rằng những cam kết với các nước thế giới thứ ba có thể "đau đớn, rủi ro và tốn kém", nhưng cũng báo trước "chúng ta không được mệt mỏi vì cuộc thử nghiệm này" (1).

Trong bất kỳ tình huống nào, điều mà Kennedy đáng ra có thể làm không bao giờ có thể biết và chính quyền của ông ta phải được phán xét về những việc đã làm trong thời gian ngắn ngủi đó. Kennedy và phần lớn các cố vấn của ông đã chấp nhận mà không hề phân tích cẩn trọng về một nước Việt Nam phi cộng sản có tầm quan trọng sinh tử đối với lợi ích toàn cầu của Mỹ, và lý lẽ của họ trong thực tế đã củng cố thêm nhận định đó. Việc bản thân tổng thống Kennedy không bao giờ chú trọng đầy đủ đến Việt Nam, như những người bảo vệ ông đã nói, dường như đã rõ.

Kennedy phản ứng với các cuộc khủng hoảng và ứng biến cách đối phó kiểu hàng ngày, ít khi xem đến ảnh hưởng của việc mình làm. Tuy vậy, đường hướng trung dung thận trọng của ông đã được mở rộng đáng kể vai trò và sự cam kết của Mỹ vào Việt Nam và với cuộc đảo chính này. Mỹ phải gánh vác trách nhiệm trực tiếp đối với chính quyền
------------------------------
(1), Trích trong Herbert S.Parmet, JKF: Nhiệm kỳ Tổng thống của John F.Kenedy (New York, 1984), tr.336.
----------------------------
Nam Việt Nam. Tuy những mối nghi ngờ ngày càng tăng làm Kennedy phiền lòng, nhưng đã không chịu đối mặt với những vấn đề gai góc, ngay cả sau khi những khó khăn với Diễm đã đạt tới sự khủng hoảng. Có lẽ khi giấu nước Mỹ về những mối nguy hiểm của sự dính líu của Mỹ ở Việt Nam ngày càng tăng, Kennedy đã tự lừa dối mình. Dù những mối lo ngại và ý đồ cuối cùng của ông ta là gì, Kennedy cũng đã để lại cho người kế nhiệm một công việc thực sự nguy hiểm hơn so với cái mà ông ta thừa kế từ Eisenhower.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM