Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:41:54 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến dài ngày giữa nước Mỹ và Việt Nam 1950 - 1975 (George C. Herring)  (Đọc 88963 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #60 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2008, 02:51:17 pm »

Việt Minh kiểm soát được nhiều nơi, thậm chí ngay cả cửa ngõ Sài Gòn. Các phe phái, tổ chức chính trị-tôn giáo với chính quyền và quân đội riêng thống trị đồng bằng sông Cửu Long và ngoại Ô Sài Gòn như những lãnh địa riêng của họ. Vì coi việc di cư ồ ạt từ miền Bắc Việt Nam như là một biện pháp có khả năng thực hiện làm lệch cán cân chính trị có lợi cho miền Nam và thậm chí là giành được thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử năm 1956, nên Pháp và Mỹ đã tích cực kích động dân miền Bắc vượt giới tuyến 17. Trong vài tuần sau hiệp định Geneva, các giáo dân Công giáo miền Bắc đã đổ vào miền Nam với nhịp độ khoảng 7.000 người một ngày, bổ sung thêm những căng thẳng tôn giáo và sắc tộc trong một hỗn thế vốn đã vô cùng bất ổn.

Một số quan chức Mỹ đã đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc về những cạm bẫy trong công cuộc xây dựng quốc gia tại miền Nam Việt Nam. Bản đánh giá của cơ quan tình báo quốc gia tháng 8-1954 đã khuyến cáo rằng, dù Mỹ có tích cực ủng hộ thì cũng có "rất ít" cơ hội để thiết lập một chính phủ mạnh và ổn định (1) tại Nam Việt Nam. Khi nhận được đề nghị xây dựng chương trình huấn luyện quân đội Nam Việt Nam, hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã lưỡng lự và cho rằng, nếu xây dựng một quân đội thiếu "sự kiểm soát của một chính phủ dân sự ổn định và tương đối mạnh" thì điều đó sẽ trở thành "vô vọng"(2). Do nhất trí
--------------------------------
(1) Đánh giá của tình báo quốc gia số 63-5-54, "Viễn cảnh hậu Geneva tại Đông Dương", ngày 3-8-1954, USVN, Quyển 10, tr.692.
(2) Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân gửi Bộ trưởng Quốc phòng, ngày 4, 12-8-1954, sách đã dẫn, tr.701-702, tr.759-760.

-----------------------------
rằng, tình hình miền Nam Việt Nam là "cực kỳ vô vọng", bộ trưởng quốc quốc phòng Charles E. Wilson đã yêu cầu Mỹ rút ra "một cách hoàn toàn càng sớm càng tốt". Với những lời lẽ mang tính tiên tri trong hơn một thập kỷ sau, Wiison cảnh báo rằng ông nhận thấy "không có gì ngoài nỗi thống khổ đang chờ đợi chúng ta nếu chúng ta vẫn tiếp tục bám lấy khu vực đó" (1).

Song những lời dự báo bi quan đó không làm nản lòng Eisenhower và Dulles. Ngoại trưởng Dulles thừa nhận rằng, cơ hội thành công có thể không quá một phần mười.

Nhưng mặt khác ông ta và tổng thống Eisenhower vẫn cho rằng, nếu không hành động thì có nguy cơ toàn bộ khu vực có tầm quan trọng sinh tử này rơi vào tay chủ nghĩa cộng sản. Dường như cảm thấy rằng mình xuất phát từ động cơ trong sáng và sử dụng những phương pháp ưu việt nên Mỹ cho rằng họ có thể thành công ở nơi mà Pháp đã thất bại trong việc xây dựng một quân đội Nam Việt Nam mạnh và một chính phủ có khả năng trụ vững. Thêm nữa, trong hai năm đầu cầm quyền, chính quyền Eisenhower chỉ với những nỗ lực ở mức độ hạn chế đã lật đổ được các chính phủ không thân thiện ở Iran và Guatemala, do vậy Eisenhower và Dulles có thể đã đi đến kết luận rằng họ cũng có thể giải quyết được tình hình rối loạn ở Việt Nam.

Tuy thừa nhận mình có sa đà vào một cuộc tranh luận kiểu "gà đẻ ra trứng hay trứng đẻ ra gà", nhưng Dulles đã trực tiếp thông báo cho các tham mưu trưởng liên quân rằng,
------------------------------
(1) Biên bản họp Hội đồng An ninh Quốc gia ngày 26-10-1954, FR 1952-1954, III. 2184-2186.
----------------------------------
một quân đội mạnh có thể làm ổn định chính phủ Nam Việt Nam hơn bất kỳ một yếu tố nào khác (1). Lập luận của ông ta cuối cùng đã thuyết phục được tổng thống Eisenhower. Tại cuộc họp của hội đồng An ninh Quốc gia ngày 22-10-1954, Eisenhower đã dùng một câu châm ngôn để khẳng định với "lòng tin sâu sắc" rằng "kẻ chột làm vua xứ mù", qua đó có thể ông ta muốn nói rằng, dù có nhiều trở ngại nhưng Mỹ vẫn đủ tài lực để chiến thắng (2). Ngay sau đó, chính quyền Mỹ đã lao vào một chương trình viện trợ lớn cho Nam Việt Nam. Cam kết này được chuẩn bị một cách thận trọng và kèm với điều kiện về những cải cách cơ bản mà Diệm phải thực hiện, nhưng ý nghĩa của bước đi này thật rõ ràng: Cuộc thử nghiệm xây dựng quốc gia đã bắt đầu được thực hiện.

Nhân vật mà Eisenhower trao cho cam kết mang tính định mệnh này có những phẩm chất hoàn hảo của một người theo chủ nghĩa dân tộc, theo quan điểm của người Mỹ, quan trọng hơn, là một người chống Cộng. Là một trong 9 người con của Ngô Đình Khả, một vị quan của triều đình phong kiến Huế, Ngô Đình Diệm theo học trường dòng Công giáo của Pháp tại Huế và trường Hành chính công ở Hà Nội, nơi mà sau khi đỗ thủ khoa, ông ta được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy của nhà nước bảo hộ của An Nam. Là một con chiên mộ đạo, ông ta trở thành một phần tử chống cộng khét tiếng trước khi trở
---------------------------
(1) Dulles gửi Charles E. Wilson, ngày 18-8- 1954, USVN, Quyển 10, tr.728-729.
(2) Biên bản của cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia, ngày 22-l0- 1954, FR. 1952-1954, XIII, tr. 2154.

---------------------------------
thành một nhân vật theo chủ nghĩa dân tộc. Khi đảm nhiệm chức trách tại miền Trung Việt Nam, Diệm đã phát hiện ra một cuộc khởi nghĩa do Cộng sản khởi xướng năm 1929 và ông ta đã ra sức đàn áp các nhà lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa đó. Để thưởng công, Pháp bổ nhiệm Diệm giữ chức vụ bộ trưởng nội vụ, chức vụ cao nhất trong nội các.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #61 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2008, 02:52:12 pm »

Nhưng khi Pháp không chịu thực hiện cải cách theo đề nghị của ông ta, Diệm đã từ chức và không chịu giữ chức vụ đó nữa kể cả khi bị đe dọa trục xuất. Trong phần lớn hai thập niên tiếp theo, Diệm gần như chịu cảnh lưu đày trên chính quê hương mình, sống một cuộc đời ẩn dật, không nhận lời mời của Nhật, Việt Minh và Bảo Đại tham gia một số chính phủ thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ 2.

Cuối cùng, Diệm rời Việt Nam, tới Rome, rồi dừng lại ở tu viện Maryknoll tại Lakewood, bang New Jersey. Khi ở Mỹ, ông ta đã đi diễn thuyết ở nhiều nơi và bằng những lời kêu gọi đầy nhiệt huyết cho một nước Việt Nam độc lập, phi cộng sản, ông ta đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhân vật có ảnh hưởng lớn như Hồng y giáo chủ Spellman thuộc dòng Francis và các thượng nghị sĩ Đảng Dân chủ là John F. Kenneđy và Mike Mansfield (1).

Đầu óc dân tộc chủ nghĩa và kinh nghiệm quản lý hành chính của Diệm đã khiến cho ông ta xuất hiện như một lựa chọn logic cho chức vụ thủ tướng của một Việt Nam độc lập nhưng ông ta thiếu nhiều phẩm chất cần thiết để đối phó những thách thức vấp phải. Và phẩm chất đáng chú ý
------------------------------------
(1) Frances FitzGerald, Lửa trong lòng hồ: Người Việt Nam và Người Mỹ tại Việt Nam, Boston, năm 1972 tr.80-84, 98-99.
-------------------------------------
nhất của ông ta dường như là một lòng quyết tâm ương ngạnh kiên trì đương đầu với những hiểm nguy và một thiên hướng sinh tồn rất rõ rệt. Là người rất nguyên tắc Diệm có xu hướng cầu toàn, điều đó khiến cho ông ta mất đi sự linh hoạt cần thiết để xử lý những vấn đề nan giải và những xung đột sâu sắc mà ông ta vấp phải. Tình yêu đất nước trừu tượng của Diệm thật "sâu sắc", nhưng ông ta là một con người sống xa lánh quần chúng, ít nhạy bén trước nhu cầu và khó khăn của người dân Việt Nam. Không nhận thức được thực chất của các quy trình chính trị và giá trị truyền thống bị mai một và phá huỷ do chiến tranh, ông ta nhìn về Việt Nam như một đế chế phong kiến không còn tồn tại. Diệm không có một kế hoạch xây dựng một quốc gia hiện đại hoặc động viên dân chúng. Là một người hướng nội và trầm lặng, ông ta không gây dựng được uy tín như Chủ tịch Hồ Chí Minh. Robert Shaplen hồi tưởng: "Diệm thấp và đậm người, khuôn mặt tròn trịa và mái tóc đen dày, dáng đi lật đật. Ông ta luôn mặt đồ trắng và trông như được tạc bằng ngà". Tuy có tài ăn nói - "chỉ một câu hỏi cũng làm bùng lên thành một bài diễn giải kéo dài một giờ hoặc hơn"- nhưng Diệm lại ít chịu lắng nghe và tỏ ra lãnh đạm với ngay cả phản ứng mà ông ta gây ra cho người khác (1).

Con đường dẫn tới chức tổng thống Nam Việt Nam của Diệm đến nay vẫn còn chưa sáng tỏ. Nhà lãnh đạo theo Công giáo này đã có liên hệ với chính quyền Mỹ từ năm
---------------------
(1) Robert Shaplen, Cuộc cách mạng thất bại: Mỹ ở Việt Nam, 1946- 1966, New York, năm 1966, tr.104.
------------------
1951, ông ta phê phán sự lãnh đạo của Bảo Đại và thể hiện một cách khôn ngoan niềm hy vọng "có phần khát khao" rằng Mỹ có thể đưa quân vào Việt Nam. Thái độ chống Pháp dữ dội của Diệm có thể đã quá mức dưới con mắt của Bộ Ngoại giao Mỹ do bộ trưởng Dean Acheson đứng đầu lúc bấy giờ, và các nhà ngoại giao Mỹ đã đánh giá nhà dân tộc tự lưu đầy này là quá cứng nhắc, quá Thiên chúa giáo và quá "thầy tu" để làm một nhà lãnh đạo hiệu quả. Tuy nhiên, Diệm cũng giành được sự chú ý của tướng William Donovan, cục trưởng Cục Tình báo Trung ương Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ 2, người mà lúc đó từ văn phòng của mình ở phố Wall đang chỉ huy một mạng lưới chống cộng trên toàn cầu. Donovan và những người Mỹ theo đạo Thiên chúa danh tiếng như Spellman và Mansfield, dù được sự ủng hộ của CIA hay không, có thể đã gây sức ép buộc Bảo Đại phải chấp nhận Diệm. Hoặc vị hoàng đế này có thể đã tìm đến Diệm như một cách thức để ông ta giành được sự ủng hộ cần thiết của người Mỹ nhằm thoát khỏi ách thống trị của Pháp (1).

Tuy Mỹ có thể có tác động đến việc bổ nhiệm Diệm, nhưng rất nhiều quan chức cấp cao của Mỹ không mấy
--------------------------------
(1) Acheson gửi Công sứ quán tại Sài Gòn, ngày 16-1-1951 văn kiện số #3051, Văn kiện William J. Donovan, Viện Lịch sử Quân sự Mỹ, Carlisle Barrcks, Pa. Các hoạt động chống cộng của Donovan được phân tích trong Anthony Cave Brown, Vị Anh hùng cuối cùng: Wild Bill Donovan (New York, 1984), tr.820-822, 828. Về sự vận động của giới Thiên Chúa Giáo và sự liên can của CIA trong dẫn đến việc cầm quyền của Diệm: xem nghiên cứu của Quốc hội Mỹ, Chính quyền Mỹ và Cuộc chiếu tranh Việt Nam, phần I, Washington, D.C., năm 1983, tr.261-262.
----------------------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #62 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2008, 02:52:53 pm »

phấn khích trước việc Diệm lên cầm quyền. Thực vậy, sau này nhìn lại người ta mới ngạc nhiên vì những dự đoán thực tế ban đầu về tài lãnh đạo của vị tổng thống này đã gợi ra những vấn đề lớn có thể phát triển về sau. Từ Geneva, Walter Bedell Smith đã tỏ ý hi vọng rằng Diệm có thể là "một Gianđa chính trị hiện đại" với "khả năng tập hợp đất nước hậu thuẫn cho mình". Tuy nhiên, tại Paris Đại sứ Douglas Dillon cũng đành bằng lòng trước sự xuất hiện của "nhân vật thần bí" này chỉ bởi vì các vị tiền nhiệm của ông ta đã đặt ra những chuẩn mực quá thấp.

Trong vài tuần lễ đầu khi Diệm nhậm chức, đại diện Robert McClintock tại Sài Gòn đã gọi ông ta là "một đấng cứu thế không có lời phán truyền", phàn nàn về "tầm nhìn thiển cận" của Diệm rồi chua cay nhận xét rằng "chính sách duy nhất mà Diệm có thể đưa ra được là yêu cầu Mỹ viện trợ ngay dưới mọi hình thức" (1).

Trong suốt thu đông 1954-1955, Diệm là tiêu điểm của cuộc tranh cãi gay gắt và kéo dài giữa Mỹ và Pháp. Tranh cãi chắc chắn là điều không thể tránh khỏi do những căng thẳng kéo dài trong 4 năm hợp tác đầy khó khăn, và cuộc tranh cãi này càng trở nên gay gắt hơn do nhiều mối nghi ngờ lẫn nhau hết sức sâu sắc, từ cấp hoạch định chính sách cao cấp tại Paris và Washington xuống cấp thực hiện ở Sài Gòn. Pháp chỉ ủng hộ cho Diệm ở mức độ vừa phải, còn
------------------------------------
(1) T.B. Millar, tái bản, Bộ trưởng Ngoại giao Allstralia: Nhật ký của R.
G. Cassey, 1951-1960, London, năm 1972, tr.159; Dillon gửi Bộ Ngoại giao Mỹ, ngày 24-5-1954, FR, 1952-1954, XIII, tr.1608-1609; McClintock gửi Bộ Ngoại giao Mỹ, ngày 4-7-1954, sách đã dẫn, tr.1783-1784.
-------------------------------------
Mỹ với một số lý do biện minh lại lo ngại rằng Paris chơi trò hai mặt, vừa tìm cách duy trì địa vị của họ ở miền Nam vừa mưu toan xây dựng cầu nối với Hà Nội. Các quan chức Mỹ cũng sợ rằng xu hướng của chính phủ Pháp là để cho người tài năng nhất chiến thắng trong cuộc tuyển cử sắp tới có thể tạo điều kiện cho Hồ Chí Minh thắng lợi. Pháp lúc nào cũng bực bội với việc Mỹ nhảy vào Việt Nam và nghi ngờ rằng Mỹ sử dụng Diệm để tìm cách thay chân họ. Một nhà báo Pháp hằm hè: "Diệm có phẩm chất hiếm có và đáng quý ở châu Á, đó chính là ông ta là một kẻ thân Mỹ" (1). Những mối bất hoà về vấn đề Việt Nam càng thêm gay gắt do Pháp bác bỏ cộng đồng Phòng thủ châu âu, điều này khiến cho quan hệ Pháp-Mỹ trở nên căng thẳng hơn và chí ít cũng tạm thời đẩy liên minh phương Tây vào một thế lộn xộn.

Tại Việt Nam, Mỹ đã nắm hầu hết các con bài và cuối cùng họ có thể bắt nước Pháp cứng đầu chịu sự áp đặt chính sách của họ. Pháp vẫn phụ thuộc vào viện trợ của Mỹ để chi viện cho quân đội của họ ở Việt Nam và vào mùa thu năm 1954 Washington đã dùng lợi thế này để buộc Paris cam kết ủng hộ Diệm. Chính quyền Eisenhower cũng đòi viện trợ kinh tế và quân sự trực tiếp cho chính phủ Diệm chứ không phải là rót qua phái đoàn Pháp ở Sài Gòn như Paris đề nghị. Trong suốt mùa đông năm 1954- 1955, các quan chức Pháp vẫn khăng khăng nói rằng, Diệm không có khả năng điều hành chính phủ và đề nghị để Bảo Đại hoặc một nhân vật dân tộc danh tiếng nào đó
----------------------------------
(1) Trích trong FR, 1952-1954, XIII, tr.2333.
------------------------------------
thay Diệm. Nhưng Dulles không chấp thuận. Vị bộ trưởng này kết luận: nếu đúng như Pháp lập luận Bảo Đại là người duy nhất có thể cứu được Việt Nam thì "chúng ta chắc chắn sẽ tuyệt vọng". Ông ta thừa nhận Diệm có một số nhược điểm, nhưng đồng ý với lý lẽ của đại sứ Donald Heath rằng "không ai có thể thay thế ông ta để phục vụ tốt hơn cho lợi ích của Mỹ" (1). Hơn hết, sự ủng hộ tích cực và hào phóng của Dulles và Mỹ chính là nhân tố giúp Diệm tiếp tục cầm quyền bất chấp sự phản đối kịch liệt của Pháp.

Sự hỗ trợ kịp thời của Mỹ đã giúp Diệm đè bẹp hàng loạt âm mưu quân sự chống chính phủ của ông ta. Đại sứ quán Mỹ đã ngăn chặn một âm mưu đảo chính vào mùa thu năm 1954 bằng cách tuyên bố công khai rằng, bất kỳ sự thay đổi chính phủ nào sẽ dẫn đến Mỹ ngừng viện trợ cho Nam Việt Nam. Edward Lansdale cũng tự tay chặn lại một cuộc đảo chính khác vào tháng 11. Nguyên là một viên chức làm nhiệm vụ thông tín, Lansdale đã phục vụ tại cơ quan Tình báo chiến lược (OSS) trong Chiến tranh thế giới thứ 2 và sau đó đã giúp tổng thống Philippines Ramon Maggsaysay trấn áp nghĩa quân Huk. Là một nhà hoạt động khoa trương và giàu óc tưởng tượng với nhiều mưu ma chước quỷ, ông ta đã nhanh chóng tranh thủ được tình cảm của Diệm và trở thành một trong những cố vấn đáng tin cậy nhất cũng như người ủng hộ lớn tiếng nhất của vị thủ tướng này. Khi biết một nhóm sĩ quan đang âm mưu
---------------------------------
(1) Đại Sứ quán Mỹ tại Paris gửi Bộ Ngoại giao, ngày 19-12-1954,  USVN, quyển 10, tr.826-834; Heath gửi Walter Robertson, ngày 17-1 12-1954, sách đã dẫn, tr.824-825.
---------------------------------
lật đổ chính phủ Diệm, Lansdale đã dụ dỗ đưa một số người cầm đầu ra nước ngoài bằng cách bỏ tiền cho họ đi du lịch tại Manila và âm mưu này đã nhanh chóng thất bại.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #63 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2008, 02:53:34 pm »

Mỹ cũng giúp Diệm đối phó với một số vấn đề lớn trong năm đầu nhậm chức, mà đáng chú ý nhất là cuộc di dân ồ ạt từ miền Bắc vào. Hưởng ứng lời kêu gọi tha thiết của nhà thờ Công giáo miền Nam rằng "Chúa đã vào Nam" và lời cảnh báo rằng sinh mạng của họ sẽ bị đe dọa nếu họ vẫn tiếp tục sống dưới chế độ cộng sản, sau hiệp định Geneva khoảng 900.000 dân di cư, phần lớn là các giáo dân, đã trốn chạy khỏi miền Bắc. Mỹ đã tổ chức một lực lượng đặc nhiệm gồm khoảng 50 chiếc thuyền theo một chương trình mang cái tên mĩ miều "Hành trình đến Tự do" và song song với những hoạt động từ thiện tư nhân, họ đã thành lập nhiều trung tâm đón tiếp, cung cấp lương thực, thực phẩm, quần áo và thuốc men khẩn cấp cho dân di cư. Vì cùng là dân Bắc kỳ nên Diệm nhiệt tình với dân di cư và chính phủ của ông ta đã trợ cấp xây dựng nhà ở và lo cơm ăn áo mặc cho họ. Harold Stassen, người phụ trách hoạt động đối ngoại, đã gọi chương trình "Hành trình đến Tự do" này là "một trong những mốc son" của lịch sử Viễn Đông hiện đại, và việc Diệm giải quyết hiệu quả những vấn đề trước mắt do dân di cư tạo ra cũng được nêu lên như bằng chứng ban đầu minh chứng cho khả năng cai trị Nam Việt Nam của ông ta dưới sự giám hộ của Mỹ. Tuy vậy vấn đề tái định cư và hoà nhập về lâu dài đã tỏ ra khó khăn
---------------------------
(1) Sheehan, Văn kiện Lầu Năm góc (NYT), tr.20.
---------------------------
hơn nhiều, và thái độ thiên vị với dân Bắc kỳ của Diệm lại là một trong nhiều điều quan trọng được nêu trong bản cáo trạng chống lại ông ta sau này (l).

Dù có sự giúp đỡ của Mỹ, Diệm cũng suýt chết trong cuộc khủng hoảng giáo phái năm 1955. Cao Đài và Hoà Hảo đại diện cho các lực lượng chính trị có tiềm lực nhất trong một xã hội bị chia cắt của Việt Nam sau hội nghị Geneva. Được tổ chức theo đường lối của nhà thờ Thiên chúa giáo với "Giáo chủ" đứng đầu, đạo Cao Đài có 2 triệu tín đồ, một đội quân 20.000 người và nắm quyền kiểm soát chính trị với phần lớn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Đạo Hoà Hảo có khoảng 1 triệu tín đồ và 15.000 quân, kiểm soát vùng Tây Bắc Sài Gòn. Ngoài ra, phái Bình Xuyên, một tổ chức kiểu mafla dưới quyền tướng cướp Bảy Viễn, có quân số 25.000 người, kiếm chác nhiều khoản tiền bẩn thỉu lớn từ những sòng bạc và lầu xanh tại Sài Gòn và trong thực tế còn điều hành được cả lực lượng cảnh sát thành phố. Do không thể trị được các giáo phái trong khi phải đánh nhau với Việt Minh, Pháp đã cho họ quyền tự trị thực sự. Vốn đã quen với việc tự điều hành công việc, các giáo phái trên không muốn để quyền lực và tiền tài của mình rơi vào tay chính phủ quốc gia mới (2).

Chiến thuật "chia để thuần phục" của Diệm chỉ làm cho các giáo phái cố kết chống lại ông ta. Ông ta cho Cao Đài và Hoà Hảo giữ ghế trong nội các. Lansdale đi sâu vào
-------------------------------------
(1) Stassen gửi Eisenhower, ngày 7-6-1955, Văn kiện Eisenhower, Hồ sơ 181-B, Hộp 862, Gertrude Samuels, "Hành trình đến Tự do", Địa lý Quốc gia, số 107, tháng 6-1955, tr.858-874.
(2) FitzGerald, Lửa trong lòng hồ, tr.56-57.

---------------------------------------
các cánh rừng gần biên giới Campuchia và mua chuộc được những lãnh tụ quan trọng nhất của Cao Đài ra làm việc cho chính phủ Diệm. Đại sứ quán Mỹ lại hậu thuẫn cho Diệm bằng cách cảnh báo rằng nếu các giáo phái lật đổ tổng thống thì Mỹ sẽ ngừng viện trợ, phó mặc Nam Việt Nam cho Việt Minh định đoạt. Tuy nhiên, Diệm đã ngang ngạnh cự tuyệt đàm phán với phái Bình Xuyên và việc nối lại quan hệ hữu hảo giữa Diệm với Cao Đài và Hoà Hảo đã tan vỡ khi ông ta từ chối đề nghị của họ đòi tự trị trong phạm vi lãnh thổ của hai giáo phái này. Mùa xuân năm 1955, các giáo phái này phối hợp với Bình Xuyên mở một cuộc tấn công tổng lực chống lại chính phủ. Đến tháng 3, quân đội chính phủ và các lực lượng quân sự của các giáo phái đã bắt đầu đánh nhau công khai trên đường phố Sài Gòn.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #64 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2008, 08:53:14 pm »

Việc Diệm không giải quyết nổi các giáo phái đã làm cho các quan chức cấp cao của Pháp và Mỹ ở Sài Gòn tính chuyện phải hạ bệ ông ta. Tướng Paul Ely, cao uỷ Pháp ở Việt Nam, góp ý với đại sứ quán Mỹ rằng, Diệm gần như mắc chứng hoang tưởng tự đại, không nên giữ nguyên chức vụ cho ông ta, và nếu tiếp tục giữ Diệm lại thì tức là "chúng ta đã giữ lại cho Việt Nam một vị lãnh đạo kém cỏi nhất từ trước đến nay". Tướng J. Lawton Collins, người được Eisenhower bổ nhiệm làm đại sứ tại Việt Nam tháng 12, cũng nhất trí với điều này. Ngay từ khi đến Việt Nam, Collins đã tỏ ra nghi ngờ Diệm, và cuộc khủng hoảng giáo phái này càng khiến cho ông ta tin rằng sự nghi ngờ của mình là đúng. Ngày 7-4, Collins khuyến cáo Bộ Ngoại giao Mỹ rằng Diệm không có "khả năng xây dựng được sự thống nhất về mục tiêu và hành động cần thiết... để ngăn chặn nước này rơi vào vòng kiểm soát của chủ nghĩa cộng sản" (1).

Sau đó vài tuần, Collins về Washington để giải trình việc thay thế Diệm. Nhưng Dulles giữ nguyên lập trường cũ với lý lẽ những vấn đề mà Diệm mắc phải là do âm mưu của Pháp và "các lãnh chúa" Việt Nam, và nếu để cho quan điểm của Pháp thắng thế thì rồi "chúng ta sẽ trả tiền, còn Pháp thì đưa ra chủ trương" (2). Tuy nhiên Collins đã thuyết phục được tổng thống, thế là Dulles và Bộ Ngoại giao chỉ còn cách dàn xếp một thỏa hiệp nhằm vớt vát thể diện, qua đó Diệm vẫn giữ được ghế tổng thống, một chức vụ chủ yếu trên danh nghĩa, còn thực quyền trong chính phủ được trao cho người khác.

Trong lúc Collins trên đường sang Việt Nam để thực hiện sự thay đổi này thì đã xảy ra một sự biến tạo cơ hội mới cho những người Mỹ ủng hộ Diệm. Khi phái Bình Xuyên mở cuộc tấn công bằng đạn cối vào dinh tổng thống, Diệm đã hạ lệnh cho quân đội chính phủ vào trận, và thật ngạc nhiên, họ đã nhanh chóng đẩy lùi quân đối lập vào Chợ Lớn, một quận tập trung nhiều người Hoa ở Sài Gòn. Mặc dù đã chỉ thị chỉ được giữ thái độ trung lập, nhưng nhiều người Mỹ đã công khai đứng về phía Diệm.

Theo Lansdale, trưởng phái đoàn quân sự Mỹ, tướng John W. O'Daniel, "đã phóng xe có treo cờ Mỹ qua chỗ quân
---------------------------------
(1) Collins gửi Bộ Ngoại giao Mỹ, ngày 7-4-1955, Văn kiện Eisenhower, Hồ sơ quốc tế, Việt Nam (2), hộp 50.
(2) Nhật ký Hagerty, ngày 30-3, 12, 20-4-1955, Văn kiện Hagerty; USVN, quyển 10, tr.909.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #65 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2008, 08:54:21 pm »

chính phủ, giơ ngón tay cái lên ra hiệu và hét to: "Hãy đánh tan xác chúng đi" (1). Bản thân Lansdale cũng thuyết phục được toà đại sứ đa nghi tin rằng, cuộc phản công thắng lợi chứng tỏ lòng trung thành của quân đội và Diệm có sức mạnh để lãnh đạo. Hơn nữa, vào một thời điểm gay cấn trong cuộc đấu tranh, một điệp viên CIA đã thuyết phục được Diệm phớt lờ bức điện của Bảo Đại đòi ông ta từ chức.

Thắng lợi của Diệm trong cuộc đấu tranh chống lại phái Bình Xuyên đã tạo nên sự đảo lộn có ý nghĩa to lớn về lâu dài trong chính sách của Mỹ. Các nhà lãnh đạo thượng viện Mỹ, trong đó có thượng nghị sĩ Mansfield và thượng nghị sĩ của Đảng Cộng hoà đại diện cho bang Califomia William Knowland đã tích cực vận động để giữ Diệm ở lại.

Sau khi thua Collins ở keo đầu, với sự ủng hộ của người em của mình là Allen Dulles, giám đốc Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA), ngoại trưởng Mỹ Dulles đã khéo léo khai thác những diễn biến ở Sài Gòn. ông ta lập luận rằng, Diệm là lựa chọn duy nhất "để cứu Nam Việt Nam và chống phá phong trào cách mạng", nên cần phải "toàn tâm toàn ý" ủng hộ Diệm và không được cho phép Diệm trở thành một Karensky nữa". Ngoại trưởng Dulles đã thuyết phục tổng thống tiếp tục dùng con người mà vừa hôm qua thôi sự nghiệp chính trị còn đứng bên bờ vực thẳm (2).

Việc Mỹ ủng hộ Diệm đã gây nên một cuộc khủng
---------------------------
(1) Edward G. Landsdale, ở giữa cuộc chiến, New York, năm 1972, tr.288.
(2) Dulles gửi Bộ Ngoại giao, ngày 8-5-1955, USVN, quyển 10, tr.962-963.

--------------------
hoảng cuối cùng với Pháp - một cuộc khủng hoảng mà theo quan điểm của Mỹ không phải là không thú vị. Trong một cuộc chạm trán dữ dội ở Paris vào giữa tháng 5, thủ tướng Pháp Edgar Faure gay gắt cho rằng "Diệm không chỉ bất lực mà còn điên khùng" và "Pháp không thể tiếp tục chuốc lấy rủi ro cùng với ông ta"; nếu Mỹ cứ khăng khăng ủng hộ Diệm thì Pháp sẽ rút khỏi Việt Nam (l). Được hội đồng tham mưu trưởng liên quân khuyến nghị là việc Pháp rút quân, dù về lâu dài cũng là điều nên làm, nhưng sẽ làm cho quốc gia mới này rất dễ bị tổn thương, Dulles sau đó đã thuyết phục Pháp tiếp tục ở lại và ủng hộ Diệm cho tới khi mà bản thân người Việt Nam có thể tự giải quyết tương lai của đất nước họ thông qua tổng tuyển cử.

ông ta cũng bộc lộ rằng Mỹ sẽ độc lập xây dựng chính sách của mình và không tham khảo ý kiến của Pháp trước khi hành động. Tóm lại, đó là một màn biểu diễn xuất sắc của Dulles. Thỏa thuận này bảo đảm cho một sự ủng hộ trước mắt của Pháp, nhưng lại để cho Mỹ được hoàn toàn tự do hành động. Do thất vọng với Dulles và với Diệm, đồng thời lại đang phải đối phó với nghĩa quân ở các thuộc địa Bắc Phi, Pháp đã phải giã từ những gì còn lại trong giấc mộng viễn chinh của mình và bắt đầu rút quân từng giai đoạn khỏi nơi mà trước đây từng là viên ngọc toả sáng nhất trong khối Liên hiệp Pháp.

Được cổ vũ bởi thắng lợi của chính mình và sự giúp đỡ của Mỹ, Diệm nhanh chóng củng cố quyền lực. Quân đội chính phủ đã đẩy lực lượng Bình Xuyên vào các đầm lầy ở
-----------------
(1) Sách đã dẫn.
--------------------
phía Đông Sài Gòn, nơi mà cuối cùng lực lượng này buộc phải đầu hàng, và dồn quân Hoà Hảo về vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bị cô lập, Cao Đài không còn lựa chọn nào khác là phải chạy về phía Diệm. Với sự giúp đỡ của Mỹ, một cuộc trưng cầu dân ý "quốc gia" (trên toàn miền Nam) được vội vã dàn xếp giữa Diệm và Bảo Đại. Các cố vấn Mỹ thông báo cho Diệm biết chỉ cần 60% số phiếu bầu là đã vượt qua đa số cần thiết, nhưng Diệm và em của ông ta là Ngô Đình Nhu đã cố ý gian lận nên đạt tới 98,2% số phiếu với việc thu được 605.000 lá phiếu, trong khi chỉ có 450.000 cử tri đăng ký đi bỏ phiếu tại Sài Gòn. Như vậy, mặc dù đã đối mặt với nguy cơ sụp đổ vào tháng 5- 1955, nhưng với sự giúp đỡ của Mỹ, Diệm đã thiết lập được quyền kiểm soát chính phủ Nam Việt Nam mà không phe nào tranh chấp nổi vào cuối năm này.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #66 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2008, 08:55:08 pm »

Với sự hậu thuẫn vững chắc của Mỹ, Diệm cũng ngăn cản tuyển cử theo quy định của hiệp định Geneva. Lập trường này là khó xử đối với Mỹ do họ vẫn có truyền thống ủng hộ tuyển cử tự do cùng những chính sách của họ ở Đức và Triều Tiên. Nhưng ngay cả những nhân vật ủng hộ Diệm cũng thấy rằng danh tiếng của và lãnh tụ dân tộc Hồ Chí Minh đã khiến cho cuộc tổng tuyển cử chỉ đem nguy cơ rủi ro đến với Diệm. Và dù sao thì miền Bắc đông dân hơn - lại đang tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội - sẽ chắc chắn giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử này.

Washington và Sài Gòn quy chụp cho Bắc Việt Nam vi phạm hiệp định Geneva để biện minh cho lập trường của họ. Họ còn viện tới những lý do pháp lý, khăng khăng cho rằng các điều khoản của hiệp định Geneva yêu cầu tổng tuyển cử là không có "giá trị pháp lý" và chỉ thể hiện nguyện vọng mang tính đạo đức giả" chẳng can hệ đến ai.

Ngoài mặt, Mỹ và Nam Việt Nam vẫn khẳng định họ sẽ tham gia tuyển cử tự do thực sự. Dulles lập luận, một lập trường như vậy là "điều không ai có thể chê trách về ý đồ", và không có gì nguy hiểm vì các nước cộng sản không bao giờ chịu cho phép một tiến trình chính trị tự do và công khai (1).

Việc Diệm chối bỏ tham gia tổng tuyển cử đã chấm dứt mọi cơ hội thống nhất đất nước, ít nhất là trong tạm thời, và việc chia cắt đất nước ngày càng mang tính lâu dài.

Diệm không cho phép qua lại với miền Bắc, kể cả trao đổi thư từ. Vĩ tuyến 17 đã trở thành một trong những đường biên giới bị hạn chế nhất trên thế giới.

Sau khi đảm bảo cho chế độ Diêm tồn tại được trong những năm đầu đầy sóng gió, Mỹ đã hào phóng chi viện cho chế độ này trong suốt những năm còn lại của thập kỷ 50. Mục tiêu cơ bản trong chính sách của Mỹ vẫn là tiếp tục duy trì một Nam Việt Nam độc lập làm thành trì chống lại sự thâm nhập của cộng sản vào Đông Nam á. Trong những năm giữa thập kỷ 50, chiến trường chính của chiến tranh lạnh đã chuyển từ châu âu sang những quốc gia mới trỗi dậy ở châu á và châu Phi, nơi Mỹ và Liên Xô tranh
--------------------------------
(1) Trần Văn Chương, "Bình luận về yêu cầu của Việt Minh đối với Tổng tuyển cử tại Việt Nam", tài liệu số 4051, Văn kiện Donovan; Hội những người bạn Mỹ của Việt Nam, "Vấn đề tuyển cử", n.d, sao trong Văn kiện Hans Morgenthau, thư viện Quốc hội, Washington, D.C., Họp báo của Dulles, ngày 30-8-1955, Văn kiện Dulles, Princeton, N.J., hộp 95.
------------------------------
giành ảnh hưởng và tìm cách phô trương những giá trị ưu việt trong chế độ của mình. Trong bối cảnh này, Nam Việt Nam càng có tầm quan trọng, vì đó là một nơi thử nghiệm sức sống của những tư tưởng và thể chế Mỹ ở các nước chậm phát triển.

Cuộc thử nghiệm xây dựng quốc gia do Dulles vội vã khởi xướng đã nhanh chóng mang dáng vẻ của một cuộc thập tự chinh. Các quỹ từ thiện tư nhân cấp phát lương thực, xà phòng, bàn chải đánh răng và thuốc men cấp cứu cho dân di cư, và tích cực làm việc để cải thiện cuộc sống cho họ trong các trại ti nạn. ủy ban Cứu hộ quốc tế còn tiến xa hơn. Ban đầu ủy ban Cứu hộ quốc tế được thành lập để trợ giúp dân di cư từ nước Đức quốc xã, sau đó chuyển những nỗ lực của mình sang phục vụ chiến tranh lạnh. Tại Việt Nam, họ tuyên bố sẽ đóng vai trò của "ngọn hải đăng khích lệ" cho những ai có khát vọng duy trì và mở rộng "nhận thức về một nền văn hoá dân chủ". Uỷ ban Cứu hộ quốc tế đã lưu diễn các vở kịch chống cộng tại các làng xã và tài trợ cho những cuộc biểu diễn cũng như các triển lãm nghệ thuật ở thành phố xoay quanh chủ đề dân chủ. Uỷ ban này còn tổ chức ra các trung tâm tự do ở Sài Gòn, Huế và Đà Lạt qua nhiều hoạt động đa dạng và có vẻ mâu thuẫn nhau để tranh thủ những trí thức và sinh viên Việt Nam bất mãn, như nghiên cứu "văn hoá Việt Nam thuần tuý" và các khoá học tiếng Anh (1). Trong khi đó ở Mỹ, những người theo phái tự do và bảo thủ phối hợp
-----------------------
(1) Báo cáo của Robert MacAlister gửi Uỷ ban Cứu hộ quốc tế tháng 5 đến tháng 10-1955, tài liệu số 4084, Văn kiện Donovan.
--------------------------
thành lập tổ chức Những người bạn Mỹ của Việt Nam (AFV) do Donovan đứng đầu nhằm làm sáng tỏ quan điểm của Mỹ về "thực tế" tại Việt Nam và vận động chính phủ Mỹ ủng hộ chính quyền Diệm. Tổ chức AFV trong lời tuyên bố về mục đích của của mình đã khẳng định: "Một nước Việt Nam tự do có nghĩa là một đảm bảo lớn hơn cho tự do trên toàn thế giới". Còn tướng O'Daniel, một thành viên danh dự của tổ chức này, năm 1960 đã viết: "Chỉ có một số ít trong chúng ta có mặt ở đất nước xa xôi đó" (1).
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #67 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2008, 08:55:45 pm »

Do đã dính sâu vào Nam Việt Nam, nên chính quyền Eisenhower cũng chẳng cần đến sự thúc ép của các nhóm vận động riêng lẻ. Từ năm 1955 đến năm 1961, Mỹ đã rót trên 1 tỷ USD vào viện trợ quân sự và kinh tế cho Nam Việt Nam, và tính đến năm 1961, chính quyền Diệm đã đứng thứ 5 trong số các nước nhận viện trợ nhiều nhất từ Mỹ. Vào cuối thập kỷ 50, đã có trên 1.500 người Mỹ ở Nam Việt Nam, giúp đỡ cho chính quyền Diệm dưới nhiều hình thức và phái bộ Mỹ ở Sài Gòn đã có quy mô lớn nhất so với các phái bộ của Mỹ ở các nơi khác trên thế giới.

Chương trình viện trợ của Mỹ ưu tiên hàng đầu cho việc xây dựng một quân đội Nam Việt Nam. Dulles ngay từ đầu đã nhấn mạnh rằng, việc phát triển quân đội mạnh và hiện đại là bước cần thiết đầu tiên để xây dựng một chính phủ ổn định. Các yếu tố như quân viễn chinh Pháp rút về nước, sự hiện diện của một quân đội lớn và dày dạn
--------------------------------
(1) Những người bạn Việt Nam của Mỹ, "Tuyên bố về mục đích", n.d., sao trong Văn kiện Morgenthau; John W. O'Daniel, Quốc gia bị chối bỏ để chết đói, New York, năm 1960, tr.11.
-----------------------------
kinh nghiệm trận mạc ở miền Bắc và tình trạng liên tục bất ổn định tại miền Nam đều làm nổi bật sự cần thiết phải gây dựng cho Nam Việt Nam một lực lượng quân sự hùng hậu.

Từ năm 1955 đến năm 1961, viện trợ quân sự chiếm hơn 78% tổng chương trình ngoại viện của Mỹ tại Nam Việt Nam.

Đầu năm 1956, Mỹ thay Pháp gánh vác toàn bộ trách nhiệm huấn luyện quân đội Nam Việt Nam. Phái đoàn cố vấn và viện trợ quân sự Mỹ (MAAG) ở Sài Gòn đảm nhiệm một chương trình cấp tốc xây dựng quân đội Nam Việt Nam trở thành một lực lượng thực sự có hiệu lực. Bị hiệp định Geneva hạn chế số lượng của phái đoàn MAAG ở mức 342 người nên Mỹ đã dùng nhiều thủ đoạn gian trá để nâng số nhân viên này lên 692 người. Từ năm 1955 đến năm 1960, phái đoàn này nằm dưới sự chỉ huy của trung tướng Samuel Williams, một cựu binh đỏm dáng đã trải qua hai cuộc thế chiến và gần đây là chiến tranh Triều Tiên, vốn nổi danh như một huyền thoại trong quân đội Mỹ về tính kỷ luật nghiêm minh và một giọng lưỡi cay nghiệt.

Phái đoàn MAAG đã thực sự đương đầu với những khó khăn to lớn. Mỹ tiếp quản từ Pháp một đội quân khoảng hơn 250.000 người, được tổ chức, huấn luyện cũng như trang bị rất tồi tệ, nhuệ khí suy sụp, thiếu một tinh thần vì quốc gia, và các sĩ quan và các chuyên gia đã qua đào tạo như pháo binh và công binh thì bất tài, kém cỏi. Vấn đề hậu cần của quân đội này lại càng tồi tệ do Pháp khi ra đi đã mang theo hầu hết các trang thiết bị tốt nhất và những gì bỏ lại Việt Nam chỉ là hàng tấn vũ khí, trang bị cổ lỗ và vô dụng. Các cố vấn Mỹ cũng phải khoả lấp những khoảng cách sâu sắc về ngôn ngữ và văn hoá. Dù có thiện ý, nhưng các cố vấn Mỹ thường tỏ thái độ trịch thượng với người Việt Nam và có khi còn gọi họ là "dân bản xứ". Một sĩ quan trong phái đoàn MAAG lúc đó đã viết: "Có lẽ một vấn đề lớn nhất duy nhất mà MAAG vấp phải là họ luôn có nhiệm vụ làm cho người Việt Nam yên lòng rằng Mỹ không phải là một nước thực dân-một sự cam đoan mà mỗi cố vấn mới đến đều phải tự mình nhắc lại" (l). Từ nền tảng yếu kém này và trước nhiều khó khăn nghiêm trọng trong thực tế, MAAG được giao nhiệm vụ đầy thử thách là xây dựng một đội quân có năng lực duy trì an ninh nội bộ và giữ vững phòng tuyến chống xâm lược từ miền Bắc cho đến khi có thể đưa quân đội nước ngoài vào.

Dưới sự chỉ đạo của MAAG, Mỹ đã tổ chức lại, trang bị và huấn luyện cho quân đội Nam Việt Nam. Mỹ đã cung cấp khoảng 85 triệu USD mỗi năm dưới hình thức trang bị quân sự, trong đó có quân trang, vũ khí hạng nhẹ, otô, xe tăng và máy bay trực thăng. Mỹ trả lương cho sĩ quan và binh lính, tài trợ xây dựng các căn cứ quân sự và đảm nhận chi phí cho các chương trình huấn luyện.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #68 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2008, 08:56:42 pm »

MAAG đã giảm quân số Nam Việt Nam xuống còn 150.000 người và tổ chức chúng thành các sư đoàn cơ động có thể thực hiện các nhiệm vụ kép. Họ đã thực hiện chương trình huấn luyện đầy tham vọng, trên cơ sở mô
----------------------------
(1) Judson J. Conner, "Những chiếc răng cho con Rồng của Thế giới Tự do", Thông tin Quân đội, tháng 11-1960, tr.41; Ronald H. Spector, Cố vấn và Hỗ trợ: Những năm đầu, I941-1960, Washington, D.C., 1983, tr.278-282.
-------------------------
hình quân đội Mỹ, gồm có học viện chỉ huy và tổng tham mưu cho các sĩ quan cao cấp, các trường đào tạo sĩ quan và hạ sĩ quan chuyên nghiệp. Chỉ riêng năm 1960, đã có hơn 1.600 binh lính Việt Nam tham gia các chương trình "hải ngoại", học tập tại Mỹ và các nước thuộc "Thế giới Tự do". Các phát ngôn viên chính thức tuyên bố rằng cho đến năm 1960, Mỹ đã đạt được một "kỳ tích nhỏ", tức là đã chuyển hoá cái mà trước đây chỉ "nhỉnh hơn một tập hợp đầy hạn chế những người được trang bí vũ khí" thành một đội quân hiện đại và có hiệu lực (l).

Nhưng, như vẫn thường xảy ra ở Việt Nam, thực tế khác xa so với những lời nói hoa mỹ khoa trương. Vào năm 1960, quân đội Nam Việt Nam vẫn thiếu những sĩ quan có năng lực, và sau này tướng Williams đã thú nhận rằng, nhiều sĩ quan giữ cương vị chủ chốt vẫn còn "kém về chất lượng". Theo một trong những trợ lý hàng đầu của tướng Williams thì "không ai có thể đào tạo được những chỉ huy giỏi bằng cách cử đến các căn cứ huấn luyện ở Benning, Knox, Leavenworth hay Quantico những cậu học trò thiếu giáo dục, được trang bị, huấn luyện yếu kém và thiếu động cơ phấn đấu" (2). Quyết tâm của Diệm duy trì một chế độ kiểm soát chặt chẽ với quân đội đã làm vô hiệu hoá những nỗ lực của MAAG nhằm xây dựng một hệ thống chỉ huy vận hành trơn tru. Tổng thống Diệm đích thân ra lệnh cho các đơn vị đi chiến đấu, phớt lờ Bộ Quốc
-----------------------------
(1) Conner, "Những chiếc răng cho con Rồng của Thế giới Tự do", tr.33.
(2) Robert H. Whitlow, "Quân đội Mỹ tại Nam Việt Nam, 1954-1960", luận văn Thạc sĩ, Đại học Kentucky, năm 1972, tr.87.

-----------------------------
phòng và Bộ Tổng Tham mưu. ông ta chọn những sĩ quan tin cẩn để giao những chức vụ quan trọng chứ không chọn các sĩ quan có năng lực, đề bạt sĩ quan theo lòng trung thành chứ không căn cứ thành tích và thường xuyên cải tổ bộ máy chỉ huy cấp cao. ở Sài Gòn đã có một câu nói châm biếm rằng: "Các vị tướng và đại tá là những lữ khách hạng nhất duy nhất ở Việt Nam" (1).

Tuy nhiên, vấn đề cơ bản là quân đội được huấn luyện để làm một nhiệm vụ sai lầm. Cần phải phê phán kịch liệt MAAG đã không chuẩn bị cho quân đội Nam Việt Nam khả năng đối phó với lối tác chiến du kích, nhưng theo tầm nhìn của giữa những năm 50 thì trọng tâm của phái đoàn này cũng khá hợp lý. Đứng trước một nhiệm vụ hầu như không thể thực hiện nổi là từ một con số không xây dựng nên một đội quân có khả năng thực hiện hai nhiệm vụ rất khác nhau, MAAG theo lẽ tự nhiên phải ngả về lối tác chiến chính quy là điều quen thuộc đối với họ nhất. Hơn nữa, ít nhất cho đến tận năm 1958, vùng nông thôn vẫn còn khá yên tĩnh và dường như Diệm đã cố thủ vững chắc. Williams và hầu hết các nhân viên của ông ta đã phục vụ ở Triều Tiên, cùng nét tương đồng đáng ngạc nhiên giữa tình hình Việt Nam và Triều Tiên đã khiến họ ngả sang hướng tập trung vào mối đe dọa của một cuộc xâm lược từ miền Bắc. Cũng do rút kinh nghiệm từ thực tiễn chiến tranh ở Hy Lạp và Philippines, họ nghi ngờ Bắc Việt Nam có thể đủ khả năng đe dọa miền Nam. Do vậy, quân đội Nam Việt Nam được huấn luyện, tổ chức và trang bị
-----------------------------------
(1) Jean Lacouture, Việt Nam giữa hai lần đình chiến, New York, năm 1966, tr.117.
-----------------------------------
chủ yếu để tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô và chỉ sau khi Nam Việt Nam bị một cuộc chiến tranh nổi dậy ở nông thôn bao vây thì toàn bộ những yếu kém của đội quân này mới hộc lộ rõ.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #69 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2008, 08:57:33 pm »

Dân phòng là một lực lượng bán quân sự có nhiệm vụ hỗ trợ cho quân đội duy trì trị an, nhưng ngay từ đầu nó đã bị cản trở bởi những mâu thuẫn trong công tác tổ chức và huấn luyện. Các cố vấn từ trường đại học Michigan được điều sang giúp xây dựng lực lượng dân phòng thấy chỉ cần xây dựng một lực lượng nhỏ được huấn luyện và trang bị một nhóm nhỏ để làm nhiệm vụ cảnh sát ở cấp tỉnh và xã, nhưng Diệm được sự ủng hộ của Lansdale và phái đoàn MAAG lại thiên về một lực lượng quân sự bổ trợ có trang bị trực thăng, xe thiết giáp, súng bazôca và có khả năng tác chiến ở quy mô nhỏ. Washington ủng hộ nhóm cố vấn tới từ đại học Michigan và không chịu viện trợ cho lực lượng dân phòng cho đến khi Diệm buộc phải chấp thuận, nhưng lực lượng này chưa bao giờ được phát triển lên thành một lực lượng có hiệu lực. Diệm dùng lực lượng dân phòng như một bãi rác để gom vào đó các sĩ quan kém cỏi. Theo lời lẽ của Lansdale thì việc huấn luyện của các chuyên gia cảnh sát tới từ đại học Michigan khiến cho "lực lượng dân phòng không có khả năng đối phó với những thực tế của vùng nông thôn Việt Nam. Một tiểu đội cảnh sát lực lượng dân phòng, được trang bị còi, dùi cui và súng ngắn cỡ 9,2 ly khó có khống chế được một tiểu đội du kích có tiểu liên, súng trường, lựu đạn và súng cối" (1).

------------------------
(1) Lansdale, ở giữa cuộc chiến, tr.353.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM