Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:15:24 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến dài ngày giữa nước Mỹ và Việt Nam 1950 - 1975 (George C. Herring)  (Đọc 88806 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #140 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2009, 11:32:17 am »

Người Mỹ và Nam Việt Nam thu được lợi nhuận béo bở qua trao đổi tiền tệ bất hợp pháp. Những tên lừa đảo quốc tế và bọn buôn lậu tiền nhanh chóng nhảy vào làm ăn và hoạt động buôn lậu tiền đã phát triển thành "một mạng lưới tài chính quốc tế to lớn" trải ra từ Sài Gòn tới tận phố Wall với nhiều mối quan hệ với các ngân hàng Thụy Sĩ và tập đoàn Arập. Nạn tham nhũng lan tràn đã phá hoại chương trình viện trợ Mỹ và cản trở những cố gắng của Mỹ nhằm ổn định nền kinh tế Nam Việt Nam (1).

Các quan chức Mỹ nhận thức được vấn đề nhưng họ không thể tìm ra giải pháp. Nguyễn Cao Kỳ phải thừa nhận rằng, "đa số các tướng lĩnh đều tham nhũng. Một số quan chức cao cấp ở các tỉnh đều tham nhũng". Sau đó ông ta còn bình tĩnh bổ sung: "Tham nhũng có ở mọi nơi và dân chúng có thể chung sống với một mức độ tham nhũng nào đó như các ngài vẫn cùng tồn tại với nó ở Chicago và New York vậy" (2). Đại Sứ quán Mỹ ép chính quyền Sài Gòn loại
-------------------------------------------------------
(1) Thời báo New York, ngày 16-11-1966: Abraham Ribicoff gửi Robert McLellan, ngày 15-11-1969, và bút lục, ngày 15-1-1979, Văn kiện Abraham Ribicoff, Thư viện Quốc hội, Washington D.C., hộp 432.
2) Harry McPherson gửi Johnson, ngày 13-6-1967, Văn kiện Johnson, Hồ sơ McPherson, hộp 29.

-------------------------------------------------------
bỏ các quan chức tham nhũng nhưng cũng chẳng mấy kết quả. Một người Mỹ với tâm trạng chán nản đã giải thích cho David Halberstam: "Anh đấu tranh vật lộn để buộc sa thải một số người và phần lớn là anh thất bại và anh càng làm cho nạn tham nhũng tệ hại hơn. Có những lúc anh đạt được mục đích thì họ lại bổ nhiệm cho anh một số người cũng tệ hại không kém" (1). Mỹ thất vọng khi thấy cam kết của họ càng tăng thì ảnh hưởng của họ càng giảm. Nỗi lo lắng về nạn tham nhũng và sự bất lực luôn luôn bị dồn nén lại vì lo ngại rằng một hành động nặng tay có thể làm cho chính quyền Nam Việt Nam xa lánh và dẫn đến chỗ sụp đổ. Lodge và Westmoreland có chiều hướng chấp nhận tình hình và quay sang giải quyết những vấn đề khác.

Khi quân Mỹ càng tăng lên thì quan hệ giữa người Mỹ à Nam Việt Nam càng trở nên căng thẳng. Do những yếu kém về an ninh nên Mỹ không để người Nam Việt Nam tới gần các căn cứ lớn của họ và do việc Việt Cộng leo sâu vào hàng ngũ cấp cao của quân đội Việt Nam Cộng hoà nên các sĩ quan Mỹ buộc phải giữ bí mật với các đồng nghiệp Nam Việt Nam về chi tiết của các hoạt động quân sự lớn.

Người Mỹ công khai nghi ngờ đồng minh của mình. Một sĩ quan Mỹ nhận xét với ý mỉa mai rằng: "Tôi chỉ ước sao các thành viên của bộ tộc phía Nam này thể hiện được phẩm chất chiến đấu giống như những người anh em miền Bắc của họ"(2). Quân đội việt Nam Cộng hoà thực sự trở
----------------------------------------------------------
(1) David Halberstam, Trở lại Việt Nam, Harpers 235, tháng 12-1967, tr.52.
(2) Tướng A.S. Collins gửi Edward F.Smith, ngày 15-11-1966, Văn kiện A.S. Collins, Viện Lịch sử quân sự Mỹ, Trại Carlisle, Pa.

-------------------------------------------------------
 thành mục tiêu để diễu cợt. Theo một chuyện tiếu lâm tiêu biểu của quân Mỹ thì cách đánh của quân Việt Nam Cộng hoà được thể hiện tốt nhất qua bức tượng người lính ngồi trong nghĩa trang quân sự toàn quốc. Việc quân đội Việt Nam Cộng hoà chậm tiếp thu các phương pháp của Mỹ khiến cho các cố vấn Mỹ rất bực bội. Một người Mỹ chua chát nói: "Tôi tin chắc rằng, nếu để cho Sài Gòn tự bảo vệ mình thì nơi này 20 năm sau sẽ lại trở thành những cánh đồng lúa"(1). Vẻ thờ ơ của nhiều người Việt Nam, trong khi người Mỹ đang bỏ xác trên chiến trường, đã khơi dậy lòng căm phẫn và hận thù. Khả năng của nông dân giỏi tránh mìn và hố chông cạm bẫy mà họ làm ra từng giết hại và làm tàn tật lính Mỹ đã dẫn đến những lời buộc tội họ đồng loã với kẻ thù.

Thái độ của người Nam Việt Nam đối với người Mỹ vẫn rất mập mờ. Nhìn chung, chính quyền Việt Nam Cộng hoà đánh giá cao lòng quảng đại của Mỹ, nhưng họ không ưa cách làm việc của người Mỹ. Họ phàn nàn lính Mỹ "khinh thường" nhân dân, phá hoại đường xá và đe dọa sinh mạng của dân thường qua việc điều khiển xe cộ và hoả lực một cách bừa bãi. Một thiếu tá quân đội Việt Nam Cộng hoà phản đối việc Mỹ chỉ tin cậy những người Việt Nam ngoan ngoãn chấp nhận cách hành động của họ, và Mỹ phân phát viện trợ nhỏ giọt "theo cách bố thí cho kẻ ăn mày"(2). Chính quyền Việt Nam Cộng hoà thừa nhận họ
--------------------------------------------------------
(1) Nhật ký Curtis Herrick. ngày 13-1-1965, Văn kiện Curtis Herrick, Viện Lịch sử quân sự Mỹ, Trại Carlisle, Pa.
(2) Báo cáo tác chiến Psyops hàng tuần, ngày 2-12-1967, Văn kiện Vann.

----------------------------------
cần Mỹ giúp đỡ và một số người bằng lòng để Mỹ gánh vác trách nhiệm hoàn toàn đối với chiến tranh. Mặt khác, nhiều người trong số họ căm ghét thái độ hống hách của người Mỹ và coi "ách chiếm đóng" của Mỹ như là một "tai hoạ làm suy sụp tinh thần". Theo nhận xét của Shaplen, những người Việt Nam có đầu óc sâu sắc thừa nhận Mỹ không phải là "lũ thực dân" nhưng "ở đây đã nảy nở một không khí thực dân mà đôi khi có thể còn tệ hơn là chính quyền chủ nghĩa thực dân" (1).

Do vậy, bước tiến trong lĩnh vực kiến thiết quốc gia quan trọng này thậm chí còn hạn chế hơn bước tiến trên chiến trường. Nhưng chắc chắn chính quyền Sài Gòn đã tồn tại được và sau thời kỳ bất ổn triền miên dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Khánh, đã có biểu hiện tiến bộ. Nhưng thực ra họ tồn tại được chủ yếu là do sự hiện diện quân sự mạnh mẽ của Mỹ, chứ không phải là nhờ sự ủng hộ tăng lên của nhân dân hoặc sức mạnh nội tại. Trở lại Nam Việt Nam sau nhiều năm vắng mặt, Halberstam cứ bị ám ảnh bởi một cảm giác quen thuộc. Đúng là có những bộ mặt mới, những chương trình mới, vô số nguồn lực và người Mỹ vẫn tiếp tục ăn nói đầy lạc quan. Nhưng các vấn đề cũ vẫn còn là những giải pháp "mới" dường như chẳng có gì hơn. Ông ta kết luận, "điều cuối cùng làm tôi kinh ngạc là ở đây sự thay đổi thực sự mới nhỏ bé làm sao" (2).

Tình trạng dần mở rộng chiến tranh đã khơi dậy những sức ép mạnh mẽ trong nước và quốc tế đòi thương lượng,
------------------------------------------------
(1) Shaplen, Con đường từ cuộc chiến, tr.154.
(2) Halberstam, "Trở lại Việt Nam", tr.50.

-------------------------------------------
nhưng những bế tắc về quân sự cũng lại tạo nên một thế bế tắc ngoại giao nặng nề không kém. Các quan chức Mỹ về sau đã tổng kết lại là từ năm 1965 đến năm 1967, đã có tới hơn 2.000 nỗ lực nhằm bắt đầu các cuộc đàm phán hoà bình. Không có bên nào tỏ ra thờ ơ với những nỗ lực như vậy nhưng cũng chẳng có bên nào muốn có những nhượng bộ cần thiết để các cuộc đàm phán trở thành hiện thực. Mỹ sợ rằng Bắc Việt Nam lợi dụng các sáng kiến hoà bình để giành lợi thế tuyên truyền, và tranh thủ sự mệt mỏi về cuộc chiến tranh này của dân chúng Mỹ. Hà Nội thì kiên quyết từ chối thương lượng nếu như Mỹ không có những nhượng bộ lớn. Johnson và các cố vấn của ông ta không thể làm ngơ trước nhiều đề nghị thương lượng, nhưng họ không tin là sẽ đạt được kết quả từ các cuộc thương lượng đó, và họ có lý do để nghi ngờ rằng, Hà Nội tỏ ra quan tâm đến thương lượng chỉ vì muốn Mỹ ngừng ném bom. Dù hoàn toàn chưa có bằng cớ gì về kết quả sẽ đến, nhưng tổng thống Johnson, ít ra cho đến năm 1967, vẫn tự tin rằng, cuối cùng thì Bắc Việt Nam sẽ bị khuất phục trước áp lực quân sự của Mỹ. Do vậy, ông ta lo ngại rằng nếu như tỏ ra quá hoà giải thì sẽ có hại cho chiến lược của mình. Để tháo ngòi nổ cho các chỉ trích từ trong nước và quốc tế, Johnson nhiều lần khẳng định rằng ông ta sẵn sàng đàm phán nhưng lại từ chối những nhượng bộ mà Bắc Việt Nam đòi hỏi. Khi mỗi bên đều dồn sức nhiều hơn vào cuộc chiến thì khả năng thương lượng nghiêm túc cứ giảm dần (1).
----------------------------------------------
(1) Allan E.Goodman, Hoà bình bị đánh mất: Sự mưu cầu giải pháp đàm  phán của Mỹ về vấn đề Việt Nam, Stanford, Calif, năm 1978, tr.23-60.
-------------------------------------------------
Lập trường của cả hai bên không có chỗ cho sự thỏa hiệp. Bắc Việt Nam lên án Mỹ dính líu vào Việt Nam là vi phạm trắng trợn hiệp định Geneva, và nhấn mạnh điều kiện tiên quyết để đi đến thương lượng là Mỹ phải rút quân, triệt thoái các căn cứ quân sự, ngừng mọi hoạt động chiến tranh chống đất nước họ. Hà Nội nhấn mạnh rằng, vấn đề của Nam Việt Nam phải do chính người Nam Việt Nam giải quyết theo cương lĩnh của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Rõ ràng, Bắc Việt Nam linh hoạt trong vấn đề đặt thời gian và cơ chế cho một sự thay đổi chính trị ở miền Nam, nhưng họ lại rất kiên quyết đối với các vấn đề cơ bản, rằng phải thay chế độ "bù nhìn" Sài Gòn bằng một chính quyền đại diện cho "nhân dân", trong đó Mặt trận Dân tộc- giải phóng miền Nam Việt Nam sẽ đóng vai trò chủ đạo. Hơn thế, Hà Nội tuyên bố rõ ràng "thống nhất đất nước cũng là một vấn đề phải thương lượng chẳng khác gì vấn đề độc lập của chúng tôi" (1).

Mỹ chính thức nêu rõ lập trường của mình vào đầu năm 1966. Được thuyết phục rằng chẳng bao lâu nữa sẽ phải mở rộng ném bom và tăng số quân đưa vào miền Nam, nên Johnson thỏa thuận, nhưng có phần lưỡng lự, là sẽ bắt đầu một đợt ngừng ném bom vào ngày lễ giáng sinh. Theo lời McNamara, đợt ngừng ném bom này phần nào được dàn dựng để "đặt nền tảng trong tư duy dân chúng Mỹ và dư luận thế giới... về một giai đoạn chiến tranh mở rộng"(2).
-------------------------------------------
(1) Trích trong Gareth Porter, Một nền hoà bình bị chối từ: Mỹ, Việt Nam và Hiệp định Paris (Bloomington, Ind, 1975), tr.29.
(2) Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), IV, 33.

-----------------------------------------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #141 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2009, 11:33:40 am »

Do vậy, tổng thống quyết định kết hợp đợt ngừng ném bom này với một "chiến dịch hoà bình" được tuyên truyền ầm ĩ. Với cách thức hết sức phô trương, Johnson đã cử những nhân vật xuất sắc như Averell Harriman và phó tổng thống Hubert Humphrey vượt dại dương truyền đạt một thông điệp cho thấy Mỹ sẵn sàng thương lượng để đi đến một giải pháp.

Cùng lúc đó, Bộ Ngoại giao Mỹ "tiết lộ" những điều kiện của Mỹ cho một giải pháp. Sau này, Rusk tuyên bố, "chúng tôi đặt mọi thứ vào cuộc thương lượng, chỉ trừ sự đầu hàng của Nam Việt Nam", nhưng trong thực tế kế hoạch Mười bốn điểm của chính quyền Mỹ đưa ra chứa đựng rất ít điểm nhân nhượng (1). Mỹ nêu rõ họ sẵn sàng ngừng ném bom nhưng chỉ sau khi Hà Nội có những bước xuống thang tương tự. Họ sẽ rút quân khỏi miền Nam nhưng chỉ sau khi đã đạt được một giải pháp chính trị thỏa đáng. Chính quyền Mỹ chấp nhận nguyên tắc: tương lai của Nam Việt Nam sẽ phải do người Nam Việt Nam tạo dựng. Đồng thời, chính quyền Nam Việt Nam cũng nêu rõ họ sẽ không chấp nhận Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tham gia chính quyền. Một hành động mà theo tuyên bố công khai của Humphrey sẽ giống như "nhốt cáo vào chuồng gà"(2). Kế hoạch mười bốn điểm chỉ thừa nhận rằng quan điểm của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam "sẽ chẳng khó khăn gì để được trình
-----------------------------------------
(1) Chester Cooper, Cuộc thập tự chinh thất bại: Nước Mỹ tại Việt Nam (New York, 1970), tr.294.
(2) Henry Graff, Nội các ngày thứ ba (Englewood Cliffs. N.J., 1970), tr.67.

------------------------------------------
bày", nhưng chỉ sau khi Hà Nội "ngừng xâm lược". Đằng sau những lời lẽ mập mờ này là cả một quyết tâm to lớn muốn duy trì một Nam Việt Nam độc lập, phi cộng sản.

Số phận của "chiến dịch hoà bình" của Johnson càng đào sâu hố ngăn cách to lớn giữa hai quốc gia. Câu trả lời chính thức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là không thỏa hiệp.

Bắc Việt Nam chỉ ra sự khác nhau giữa việc Mỹ can thiệp vào một nước khác, sự dính líu của họ vào các vấn đề liên quan đến người Việt Nam và họ kiên quyết từ chối có hành động đáp lại để đổi lấy việc ngừng ném bom. Sau khi lên án đợt ngừng ném bom là "trò lừa bịp hoà bình", Hồ Chí Minh đòi "Mỹ chấm dứt ném bom và các hoạt động đánh phá khác chống Việt Nam một cách vô điều kiện và mãi mãi" (1). Một số quan chức chính quyền Mỹ yêu cầu tổng thống Johnson kéo dài đợt ngừng ném bom, nhưng ông ta đã tức giận từ chối. Sau khi ngừng ném bom 37 ngày, Johnson lại tiếp tục và mở rộng chiến dịch ném bom. Ông ta chưa bao giờ hào hứng với việc ngừng ném bom, và từ lúc này trở đi, ông ta có thái độ cứng rắn trong việc đưa ra những biện pháp hoà giải. Theo Bundy, "đó là một hiệp đấu gay cấn hơn"(2).

Để bịt miệng các nhà phê bình trong nước và quốc tế, vào cuối năm 1966 chính quyền Mỹ điều chỉnh lập trường của họ đôi chút. Trong suốt mùa hè và mùa thu, phía trung gian cố tìm một cơ sở chung để tiến tới thương lượng, và sau nhiều chuyến đi lại không mệt mỏi giữa Hà Nội và Sài
-------------------------------------------------
(1) Cooper, Cuộc Thập tự chinh thất bại, tr.294.
(2) Phỏng vấn William Bundy, Văn kiện Johnson.

-------------------------------------------------------------
Gòn, nhà ngoại giao Ba Lan Januscz Lewandowski đã thảo ra một kế hoạch 10 điểm để giải quyết cuộc xung đột.

Johnson và các cố vấn của ông ta rất nghi ngờ cuộc vận động hoà bình mà ông ta khinh miệt gọi là "cơn sốt giải thưởng Nobel". Họ cảm thấy bản dự thảo của Lewandowki rất mập mờ về nhiều điểm quan trọng và khiến Mỹ thua thiệt quá nhiều. Nhưng chính quyền Mỹ không dám tỏ ra không nhượng bộ và cuối cùng họ chấp nhận đề nghị của Lewandowki làm cơ sở cho thương lượng, nhưng dè dặt đối với bản kế hoạch này khi cho rằng "một số điểm cụ thể còn tuỳ thuộc ở mức độ quan trọng vào những cách hiểu khác nhau". Đáp lại lời đề nghị tha thiết của Lewandowki, Mỹ cũng đưa ra một đề nghị hai hướng nhằm tạo một lối thoát danh dự lách qua được lập trường của Hà Nội phản đối việc hai bên cùng xuống thang. Mỹ sẽ ngừng ném bom để đổi lấy lời cam kết có thể tin cậy được của Hà Nội về việc Bắc Việt Nam sẽ ngừng thâm nhập vào các khu vực then chốt của Nam Việt Nam trong một thời gian hợp lý.

Một khi Hà Nội chấp nhận thì Mỹ sẽ giữ các lực lượng chiến đấu ở mức độ hiện tại và các cuộc hoà đàm có thể bắt đầu (1).

Sáng kiến mang mật danh Cúc vạn thọ (MARIGOLD) của Ba Lan đã kết thúc trong sự thất bại. Sau này, các phát ngôn viên của Hà Nội tuyên bố rằng, một phái đoàn Việt Nam lúc ấy đã trên đường tới Vác-sa-va, nơi các cuộc đàm
----------------------------------------------------
(1) George C.Hening , Ngoại giao bí mật của chiến tranh Việt Nam: Phần về đàm phán trong các Tài liệu của Lầu Năm góc, Austin, Texas, năm 1983, tr.211-370.
---------------------------------------------------
phán đã được ấn định bắt đầu vào tháng 12, nhưng cho đến nay Mỹ vẫn chưa rõ Bắc Việt Nam lúc đã nhất trí với bản kế hoạch 10 điểm đó đến mức độ nào và sẵn sàng thỏa hiệp những vấn đề cơ bản đến đâu. Dù sao chăng nữa, thì rõ ràng là sáng kiến này đã chết yểu. Vài ngày trước khi khai mạc các cuộc đàm phán theo lịch trình, máy bay Mỹ đã đánh các ga xe lửa chỉ cách trung tâm Hà Nội 8km, gây thiệt hại lớn cho dân cư và cướp di sinh mạng của nhiều dân thường. Dù vẫn được giải thích cuộc ném bom này là một sản phẩm của sự hiệp đồng tồi trong chính quyền Mỹ, tức là tay phải không biết tay trái đang làm gì, nhưng thật ra cuộc ném bom này là kết quả của một quyết định có tính toán. Lodge, McNamara và thứ trưởng Ngoại giao Nicholas Katzenbach đều yêu cầu tổng thống Mỹ kiềm chế đừng ném bom gần Hà Nội trong giai đoạn vô cùng tế nhị khi Lewandowki đang thực hiện cuộc vận động ngoại giao của mình, nhưng Johnson đã bỏ ngoài tai. Cũng giống như các quan chức Mỹ khác, ông ta nghi ngờ toàn bộ sự dàn xếp này là một "trò hề" và nhấn mạnh rằng, cuộc ngừng ném bom trước đây đã không được coi như điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán Vácsava (1). Có thể những ý kiến đánh giá của Johnson về ý đồ của Hà Nội là đúng, nhưng chắc hẳn trong con mắt của Hà Nội thì các trận ném bom tháng 12 diễn ra sau một đợt ngừng dài do thời tiết xấu là một bước leo thang của cuộc chiến tranh được tính toán cho trùng khớp với cuộc vận động hoà bình Bắc Việt
-------------------------------------------
(1) Phỏng vấn William Bundy và Nicholas Katzenbach, Văn kiện Johnson.
------------------------------------------
Nam luôn nhấn mạnh rằng, họ sẽ không thương lượng trong tình trạng bị gây sức ép và họ đã nhanh chóng chấm dứt tiếp xúc. Kế hoạch Cúc vạn thọ đã "tàn lụi".

Một sáng kiến do thủ tướng Anh Harold Wilson khởi xướng cũng chịu chung số phận vào đầu năm 1967.

Wilson đã thuyết phục thủ tướng Liên Xô Alexei Kosygin, lúc đó đang ở thăm London, cố gắng đưa Bắc Việt Nam tới các cuộc thương lượng hoà bình chính thức trên cơ sở đề nghị hai hướng đã được tiết lộ trong cuộc vận động cho kế hoạch Cúc vạn thọ. Nhưng vào lúc Kosygin đồng ý với kế hoạch của Wilson thì lập trường của Mỹ lại cứng rắn lên.

Với tâm trạng điên khùng, Johnson quay lại lập trường cũ là Hà Nội phải ngừng thâm nhập trước khi ông ta ngừng ném bom. Wilson không được thông báo về sự thay đổi này. Khi biết được lập trường thực sự của Johnson, ông vô cùng tức giận với một cảm nghĩ chính đáng rằng, ông đang bị đẩy vào "một tình huống chết tiệt". Nhưng vị thủ tướng kiên trì này đã nhanh chóng tìm được một biện pháp thỏa hiệp mà Kosygin đồng ý chuyển cho Hà Nội, nhưng Washington chỉ cho ông 15 giờ để hoàn thành công việc trước khi lệnh ném bom được liếp tục. Cái mà sau này Wilson miêu tả là một "cơ hội lịch sử" đã qua đi do "thời gian biểu rất phi thực tế này" (1).
---------------------------------------------
(1) Harold Wilson, Chính phủ Lao động, 1964-/970: Bản lưu riêng, London, năm 1971, tr.359-3365. Benjamin Read, thư ký thường trực gửi Dean Rusk, sau này xác nhận rằng sự hiểu lầm có nguyên nhân bởi cách nói tuỳ tiện trong bức điện gửi London. Bức điện này giải thích về lập trường của Mỹ, theo Read, đã sẵn sàng "thắp đèn dầu nửa đêm mà chẳng cần sự hiện diện của luật sư", phỏng vấn Read, Văn kiện Johnson.
-----------------------------------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #142 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2009, 11:35:15 am »

 Wilson thật ra đã thổi phồng về khả năng của các cuộc thương lượng. Sự sẵn lòng của Kosygin trong vai trò trung gian đã cho thấy sự chuyển hướng quan trọng trong chính sách của Liên Xô. Chừng nào mà cuộc chiến làm chệch hướng tập trung và nguồn lực của Mỹ khỏi những khu vực khác và cho phép chúng hạ bớt ảnh hưởng của Trung Quốc với Hà Nội, thì Liên Xô sẵn sàng tiếp tục hướng đi. Nhưng sự leo thang tiếp tục của Mỹ, sự nổi lên của Cách mạng văn hoá ở Trung Quốc, cùng lối nói gay gắt gia tăng của Trung Quốc có thể đã làm khơi dậy nỗi lo ngại của Liên Xô rằng tình hình ở Đông Nam á sắp không thể kiểm soát nổi. Liên Xô dường như cũng bị báo động bởi những tiếp xúc công khai Trung-Mỹ tại Vácsava, qua việc giận dữ buộc tội hai nước này đang âm mưu hiệp lực để áp đặt điều kiện cho Bắc Việt Nam. Kosygin có thể đã rút ra kết luận vào đầu năm 1967 rằng Liên Xô mong muốn chấm dứt chiến tranh, và một giải pháp thông qua thương lượng sẽ cô lập Trung Quốc và củng cố vị thế của Liên Xô với Bắc Việt Nam và Mỹ. Tuy nhiên, khả năng đi tới một giải pháp của Liên Xô cũng rất hạn chế. Kosygin không thể gây sức ép với Hà Nội quá gay gắt để cho Hà Nội rơi vào tay Trung Quốc, nước đang buộc tội Liên Xô "phá đám và phản bội" khi câu kết với Mỹ gây tổn thất cho Hà Nội.

Nhưng Kosygin có thể đồng ý không gì khác là một giải pháp có thể đáp ứng được những mục tiêu cơ bản của Hà Nội.

Để đối phó với sức ép quốc tế, và trong trường hợp của Mỹ là có cả sức ép trong nước, vào năm 1967, mỗi bên đều thận trọng nhích từng bước khỏi lập trường cứng nhắc của họ trong 2 năm về trước. Bắc Việt Nam không còn đòi hỏi Mỹ phải chấp nhận 4 điểm của họ, trong đó có việc Mỹ rút quân hoàn toàn khỏi Việt Nam như điều kiện tiên quyết đi đến thương lượng, tuy nhiên, Mỹ vẫn phải ngừng ném bom vô điều kiện. Hà Nội cũng nới lỏng các điều kiện cho một giải pháp, và trong nhiều điều nêu ra có một ý cho rằng, việc thống nhất đất nước có thể diễn ra trong một thời gian dài.

Mỹ rút khỏi lập trường ban đầu là Bắc Việt Nam phải rút quân khỏi miền Nam để đổi lấy việc Mỹ ngừng ném bom, mà chỉ yêu cầu không được tiếp tục thâm nhập vào miền Nam nữa. Dù cho có nhượng bộ như vậy, lập trường của cả hai bên vẫn còn cách nhau rất xa về vấn đề làm cách nào để bắt đầu các cuộc thương lượng. Dù lập trường thương lượng của họ đã thay đổi chút ít, nhưng họ vẫn chưa từ bỏ các mục tiêu cơ bản. Mỗi bên đều đã nếm mùi thất bại và đã chịu tổn thất nặng trên chiến trường nhưng đều giữ hy vọng có thể buộc bên kia chấp nhận điều kiện của mình. Do vậy, hai bên vẫn chưa muốn nhượng bộ về một vấn đề trọng tâm-tương lai của Nam Việt Nam- tới mức mà các mục tiêu của họ có thể sẽ bị nguy hại. Chính quyền Johnson đã xử lý tồi sáng kiến Wilson-kosygin, nhưng ít có lý do để cho rằng, một đường lối đối ngoại dù tài giỏi nhất và kiên trì nhất chưa chắc đã đạt được một bước đột phá trong hoàn cảnh không nước nào sẵn sàng chịu nhượng bộ. Một học giả đã kết luận: Câu chuyện về các sáng kiến hoà bình trong những năm 1965-1967 đã đánh dấu "một trong những chương thất bại nhất trong hoạt động ngoại giao của Mỹ" (1).
---------------------------------------------
(1) Goodman, Nền hoà binh bị đánh mất, tr.24.
-----------------------------------------------
Giữa năm 1967, Johnson đã bị sập vào chiếc bẫy mà ông ta đã vô tình dăng ra cho chính mình. Niềm hy vọng của ông ta về một thắng lợi nhanh và ít đau đớn đã tan vỡ. Lúc này, Johnson tha thiết muốn kết thúc chiến tranh, nhưng lại không thể làm điều đó bằng sức mạnh, và vào lúc không có một lợi thế quân sự rõ ràng hoặc một vị thế chính trị mạnh hơn ở Nam Việt Nam, ông ta cũng không thể làm được điều đó thông qua thương lượng. Hơn nữa, khi cái giá phải trả cho cuộc xung đột tăng lên, ông ta thấy mình bị kẹt trong một cuộc tranh cãi ngày càng dữ dội và chia rẽ ở trong nước, cuộc tranh cãi mà vào năm 1967 dường như có thể đe dọa chức vị tổng thống của ông ta và làm tơi tả nước Mỹ.

Một đầu cực đoan là phái "diều hâu", phần lớn bao gồm các đảng viên cánh hữu của Đảng Cộng hoà và các đảng viên bảo thủ của Đảng Dân chủ, nhìn nhận cuộc xung đột ở Việt Nam như là một bộ phận cần thiết trong chiến lược toàn cầu chống chủ nghĩa cộng sản. Họ lập luận nếu Mỹ không đứng vững ở Việt Nam thì cộng sản sẽ được khuyến khích bành trướng, các đồng minh và các nước trung lập sẽ khuất phục trước áp lực của cộng sản và Mỹ chỉ còn lại một mình đơn độc đối phó với một kẻ thù mạnh. Vốn là những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc, biết chắc về sức mạnh vô địch của Mỹ và rất thất vọng trước thế bế tắc ở Việt Nam, phái "diều hâu" kiên quyết phản đối những quy định kiềm chế đối với giới quân sự và đòi chính quyền làm tất cả những gì cần thiết để giành thắng lợi. Hạ nghị sĩ Mendel River đã khuyên tổng thống Johnson vào đầu năm 1966: "Chiến thắng hoặc cút ra"(1).
---------------------------------------------
(1) Biên bản cuộc họp với các nhà lãnh đạo Quốc hội, ngày 25-1-1966, Văn kiện Johnson, Biên bản các cuộc họp, hộp 1.
---------------------------------------------
Còn ở đầu cực đoan kia là phái "bồ câu", một nhóm có quy mô lớn với nhiều thành phần, có thái độ chống chiến tranh ngày càng gay gắt và mãnh liệt. Phong trào chống chiến tranh tăng lên tỷ lệ thuận với mức độ leo thang chiến tranh. Nhóm này gồm nhiều cá nhân rất khác nhau như bác sĩ nhi khoa Benjamin Spock, nhà vô địch quyền Anh hạng nặng Mohammad Ali, nữ diễn viên Jane Fonda và nhà văn Norman Mailer, những nhân vật theo đường lối hoà bình kiểu cũ như A.J. Muste và những người cấp tiến như Tom Hayden, nhà hoạt động nhân quyền người da đen tiến sĩ Luther King và thượng nghị sĩ bang Arkansas William Fulbright. Phái "bồ câu" chỉ bao gồm một tỷ lệ nhỏ dân số nhưng đó là một nhóm duy nhất có tài diễn thuyết là rất sôi nổi. Họ đả kích đường lối đối ngoại của Mỹ một cách mạnh mẽ và không thương tiếc. Có lúc phong trào của họ gắn chặt với cuộc cách mạng văn hoá đang tràn ngập nước Mỹ vào cuối thập niên 1960 và thách thức những thể chế và chuẩn mực cơ bản nhất của nước Mỹ.

Mặc dù không tuân theo một cách phân loại chính xác nào, nhưng phong trào chống chiến tranh có xu hướng tập hợp theo 3 đường lối cơ bản (1). Đối với những nhân vật theo chủ nghĩa hoà bình như Muste, những người chống mọi cuộc chiến tranh vì coi nó là vô đạo đức, thì Việt Nam chỉ là một giai đoạn tiếp theo trong một cuộc thập tự chinh suốt đời. Đối với phong trào cấp tiến non trẻ của thập niên 1960, thì việc chống chiến tranh vượt ra ngoài ranh giới
-----------------------------------------
(1) Charles DeBenedetti, Cải cách hoà bình trong lịch sử nước Mỹ, Bloomington, năm 1984, tr.171-178.
-----------------------------------------
của những vấn đề đạo đức. Bắt nguồn từ phong trào đòi dân quyền, "phái tả mới" chủ yếu thu hút thanh niên thuộc giai cấp trung lưu lớp trên từ các trường đại học và nó đã hoà nhập với các tổ chức tả khuynh lâu đời hơn trong cách nhìn nhận cuộc chiến tranh như một thí dụ cổ điển về cách giai cấp thống trị Mỹ bóc lột người dân để duy trì một hệ thống tư bản chủ nghĩa mọt ruỗng (1). Những người theo phái tự do chống chiến tranh có số lượng nhiều hơn hẳn số người theo chủ nghĩa hoà bình và cấp tiến. Nói chung tuy không chất vấn "chế độ", nhưng họ đặt dấu hỏi nhiều về cuộc chiến tranh ở cả hai mặt đạo đức và thực tế. Nhiều người theo chủ nghĩa quốc tế tự do đã từng ủng hộ chiến tranh thế giới thứ 2, chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh lạnh lại thấy cuộc chiến tranh Việt Nam thật đáng chê trách về mặt đạo đức. Những người này lý luận, qua việc nâng đỡ cho một chính quyền thối nát và chuyên chế, nước Mỹ đã phản bội những nguyên tắc của chính mình. Trong tình hình không có mối đe dọa trực tiếp với nền an ninh - Mỹ thì không thể nào biện bạch cho sự tàn phá trút lên hai miền Nam, Bắc Việt Nam. Nhiều nhân vật khác theo phái tự do chất vấn về cuộc chiến tranh trên những vấn đề thực tiễn. Họ cho rằng thực chất đó là một cuộc đấu tranh nội bộ, nếu có liên quan đến chiến tranh lạnh thì cũng chỉ là liên quan gián tiếp. Phái tự do còn chất vấn giá trị của thuyết Đô-mi-nô, đặc biệt sau khi quân đội Indonesia lật đổ Sukamo và đàn áp Đảng Cộng sản của nước này. Họ nhất trí rằng, Việt Nam cũng chỉ có ý nghĩa hạn chế đối
-----------------------------------------
(1) lrwin Unger, Phong trào, New York, năm 1974, tr.35-93.
-----------------------------------------------------
với nền an ninh của Mỹ. Họ nhấn mạnh rằng, số tiền to lớn đầu tư vào đó đã làm phân tán sự quan tâm của Mỹ đối với các vấn đề cấp bách hơn ở trong nước và quốc tế, gây thiệt hại cho quan hệ giữa Mỹ và đồng minh và cản trở việc phát triển mối quan hệ có tính xây dựng hơn với Liên Xô. Sự phê bình của phái tự do nhanh chóng phát triển thành việc lên án "chủ nghĩa toàn cầu" của Mỹ. Fulbright nói, Mỹ đã  trở thành nạn nhân của thói "kiêu ngạo về quyền lực" và "những dấu hiệu của sự kiêu ngạo chết người đó - việc dàn trải quá mức sức mạnh và nhiệm vụ của mình - chính là những yếu tố trước đây từng huỷ hoại thành phố Athens cổ đại, nước Pháp của Napoleon và nước Đức trong tay chế độ quốc xã" (1).

Các nhóm khác nhau hình thành nên "phong trào" đó lại bất đồng với nhau và trong nội bộ từng nhóm về mục tiêu và phương pháp. Đối với các nhân vật theo phái tự do và chủ nghĩa hoà bình thì việc kết thúc chiến tranh chính là cái đích, nhưng đối với phái cấp tiến thì nó chỉ là một phương tiện để đi đến cái đích cuối cùng là lật đổ chủ nghĩa tư bản Mỹ. Nhiều nhân vật cấp tiến thuộc "phái tả mới" sợ rằng, nếu kết thúc chiến tranh sớm có thể làm hao mòn tinh thần cách mạng và cản trở việc đạt tới mục tiêu chính. Phần lớn các nhân vật theo phái tự do không đi quá đà tới chỗ chủ trương rút khỏi Việt Nam, lại càng không muốn làm cách mạng trong nước mà chỉ đòi hỏi chấm dứt ném bom, xuống thang từng bước và đi đến thương lượng.
----------------------------------------
(1) Thomas Powers, Việt Nam: Cuộc chiến từ trong nước, Boston, năm 1984, tr.118.
-----------------------------------------
 Sự bất đồng về phương pháp còn gay gắt hơn. Phái tự do nói chung thiên về cách phản đối phi bạo lực và hoạt động chính trị trong khuôn khổ có trật tự và tìm cách gạt những người cộng sản ra khỏi cuộc biểu tình. Các nhân vật cấp tiến và một số người theo chủ nghĩa hoà bình ngày càng thúc ép phải chuyển từ chỗ phản đối sang chống đối, và một số người còn công khai chủ trương dùng bạo lực để lật đổ một chế độ vốn mang tính bạo lực.

Hoạt động chống chiến tranh mang rất nhiều hình thức khác nhau. Fulbright đã thực hiện một loạt các cuộc điều trần được truyền hình toàn quốc, trình bày công khai vấn đề trước toàn thể các nhà phê bình về chính sách của chính quyền Mỹ. Hàng trăm hành động thách thức cá nhân diễn ra. Nữ ca sĩ Joan Baez không chịu nộp phần thuế thu nhập vì cho rằng khoản tiền đó rồi sẽ bị rót vào ngân sách quốc phòng. Muhammad Ali tuyên bố từ chối nhập ngũ vì lương tâm thấy điều đó không đúng nên không nhận lệnh gọi quân dịch. Ba lính nghĩa vụ lục quân-được mệnh danh là bộ ba của căn cứ Fort Hood - chất vấn lính hợp hiến của cuộc xung đột bằng cách từ chối tham gia cuộc chiến tranh mà theo họ là "phi nghĩa, vô đạo đức và bất hợp pháp". Đại uý Howard Levy dùng lý luận về trách nhiệm cá nhân nêu trong các phiên toà xét xử tội phạm chiến tranh tại Nuremberg để biện minh cho việc ông từ chối huấn luyện cho các toán lính chiến sau đó sẽ được ném vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Hàng ngàn thanh niên Mỹ khai thác những kẽ hở pháp lý, thậm chí một số người còn tự làm mình tàn tật, để trốn quân dịch; một số người khác trốn sang Canada hoặc thà ngồi tù chứ không chịu sang Việt Nam chiến đấu. Một số ít người sử dụng cách thức phản đối của sư sãi Nam Việt Nam và đã công khai tự thiêu. Năm 1966-1967, những cuộc mít-linh và biểu tình chống chiến tranh đã thu hút được nhiều người hơn. Hàng ngày, những người phản đối diễu hành quanh nhà Trắng hô lớn: "Này Johnson, hôm nay ông giết chết bao nhiêu đứa trẻ?" và "Hồ, Hồ, Hồ Chí Minh. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam sẽ thắng". Các lực lượng phản chiến tìm cách "biểu tình nằm" trước các căn cứ huấn luyện của quân đội, hiến máu cho Việt cộng và cản trở công việc của các Uỷ ban tuyển quân, quan chức tuyển quân và công ty hoá chất Dow, một trong những công ty sản xuất bom napan được sử dụng ở Việt Nam. Ngày 21-10-1967 đã diễn ra một hành động phản đối gây tiếng vang nhất khi có khoảng 100.000 người chống chiến tranh tập trung ở Washington và khoảng 35.000 người biểu tình ở Lầu Năm góc - "cơ quan đầu não của chủ nghĩa quân phiệt Mỹ".

Tác động của hoạt động phản đối chiến tranh vẫn là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất. Những biểu hiện bất mãn rõ ràng ở Mỹ đã khích lệ Hà Nội tiếp tục chiến đấu cho đến khi giành thắng lợi. Phong trào phản đối chiến tranh không làm cho dân chúng Mỹ chống chiến tranh như lý luận của một số nhà phê bình. Hiệu quả của phong trào này cũng có mức độ bởi chính trong hàng ngũ của nó cũng có sự chia rẽ. Các cuộc bỏ phiếu thăm đò dư luận công chúng cho thấy, đa số phần tử cực đoan và "hippie" còn đáng ghét hơn là chính cuộc chiến tranh.

Thậm chí do được tiến hành theo một cách thức sai lầm nên phong trào phản đối có thể còn củng cố thêm sự ủng hộ cho một cuộc chiến tranh vốn tự nó không được lòng dân. Tác động của phong trào lại càng hạn chế và không rõ ràng. Nó làm cho công chúng Mỹ nhận thức được vấn đề Việt Nam, nó không thừa nhận lý do của cuộc chiến tranh và của những chính sách đối ngoại thời chiến tranh lạnh.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #143 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2009, 11:36:06 am »

Phong trào phản đối đã hạn chế những lựa chọn quân sự của Johnson và có thể ngăn cản mọi xu hướng leo thang chiến tranh mạnh mẽ hơn. Có lẽ quan trọng nhất là các vụ phá rối và chia rẽ do phong trào chống chiến tranh gây nên đã tạo sự mệt mỏi và lo lắng trong các nhà hoạch định chính sách và trong công chúng, do đó cuối cùng đã khuyến khích những nỗ lực nhằm tìm lối thoát cho cuộc chiến tranh (1).

Đa số dân chúng Mỹ bác bỏ cả lập trường "diều hâu" lẫn "bồ câu", nhưng khi cuộc chiến tranh kéo dài và cuộc tranh cãi ngày càng phân tán thì nỗi lo của công chúng tăng hẳn lên. Sau khi mở rộng chiến tranh năm l965, sự ủng hộ của công chúng tăng lên, đó là hiện tượng tập hợp dưới cột cờ vẫn thường diễn ra.

Nhưng rồi sự thất bại của việc leo thang chiến tranh không tạo được kết quả rõ rệt và có nhiều dấu hiệu cho thấy phải cần thêm quân và tăng thuế cao hơn để duy trì một cuộc chiến tranh kéo dài và có thể không có kết thúc thì những yếu tố này đã tạo nên tâm trạng tuyệt ...
----------------------------------------------
(1) DeBenedetii, Cải cách hoà bình, tr.l74-182; Melvin Small, "Tác động của phong trào chống chiến tranh đối với Lyndon Johnson, 1965- 1968: Một báo cáo sơ bộ", Hoà bình rà Biến động, quyển X, mùa xuân năm 1984, tr.1-17.
-----------------------------------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #144 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2009, 04:26:06 pm »

… vọng và mất bình tĩnh ngày càng tăng (1). Nhà phân tích dư luận xã hội Samuel Lubell nhận xét: Nếu có một loài chim tiêu biểu cho sự bất mãn ngày càng tăng của công chúng Mỹ đối với chiến tranh Việt Nam thì đó là loài hải âu lớn, khi nhiều người Mỹ cùng chung "ý muốn sôi sục muốn rũ bỏ một gánh nặng không mong đợi", ý kiến sau đây của một bà nội trợ có lẽ phản ánh hay nhất thái độ của công chúng Mỹ: "Tôi muốn rút ra nhưng tôi không muốn nhân nhượng"(2).

Trong năm 1967, sự ủng hộ cho cuộc chiến đã giảm hẳn. Cho đến mùa hè năm đó, số lượng động viên quân dịch vượt quá 30.000 mỗi tháng và đã có trên 13.000 lính Mỹ chết ở Việt Nam. Đầu tháng 8, tổng thống Johnson đề nghị tăng thuế thêm 10% để trang trải cho những chi phí đang tăng dần của cuộc chiến tranh. Những cuộc bỏ phiếu thăm dò dư luận ngay sau đó cho thấy lần đầu tiên đa số người Mỹ cảm thấy nước mỹ đã sai lầm khi can thiệp vào Việt Nam, và đại đa số cho rằng, dù có cố đổ thêm nhiều nguồn lực vào cuộc chiến thì nước Mỹ cũng "chẳng làm nên chuyện gì khá hơn". Tỷ lệ công chúng tán thành cách Johnson xử lý cuộc chiến giảm chỉ còn 28% vào tháng 10.
-----------------------------------------------------------
(1) Sidney Verba, đã dẫn, "Dư luận xã hội và cuộc chiến tranh tại Việt Nam", Tạp chí Khoa học chính trị Mỹ số 61, tháng 6-1967, John E. Mueller, "Những xu hướng trong sự ủng hộ của dân chúng đối với cuộc chiến tranh tại Triều Tiên và Việt Nam", sánh đã dẫn, số 65, tháng 6-1967, tr.358-375; và Peter W. Sperlich và William L.Lunch, "Dư luận xã hội Mỹ và cuộc chiến tranh tại Việt Nam", Tạp chí Chính trị học Phương Tây hàng qúi, số 32, tháng 3-1979, tr.21-44.  (2) Samuel Mueller, Cuộc khủng hoảng bị che dấu trong lòng nước Mỹ, New Yrork, năm 1971, tr.254-260.
----------------------------------------------------------
Sự giảm sút niềm tin trong dân chúng Mỹ cũng được thể hiện trên báo chí và trong quốc hội. Một số tờ nhật báo lớn ở thủ đô đã chuyển từ ủng hộ sang chống cuộc chiến tranh vào năm 1967 và những ấn phẩm đầy ảnh hưởng của tạp chí Cuộc sống lúc đầu cực kỳ "diều hâu" nhưng bây giờ lại bắt đầu đặt ra nhiều câu hỏi gay gắt đối với các chính sách của chính quyền. Các nghị sĩ quốc hội thấy không thể bỏ phiếu chống lại việc cấp ngân sách cho các lực lượng Mỹ trên chiến trường và do dự không muốn thách thức trực tiếp tổng thống, song cũng nhiều người lúc đầu kiên quyết ủng hộ thì nay lại công khai chống lại Johnson. Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hoà Thruston B. Morton thuộc bang Kentucky thừa nhận là đã có lúc ông theo phái "diều hâu cực đoan", nhưng rồi lại phàn nàn rằng, Mỹ "đã bị dồn vào chân tường ở đó", và nhấn mạnh, "cần phải có sự thay đổi" (1). Các phụ tá của nhà Trắng lo lắng cảnh báo về những sự đổi hướng sâu hơn trong quốc hội và sự thất bại của cuộc bầu cử quan trọng trong năm 1968 nếu thiếu những biến đổi quan trọng trong cục diện cuộc chiến (2).

Đến cuối năm 1967, với nhiều nhà quan sát, cuộc chiến tranh đã trở thành một biểu lượng rõ nét nhất của một tình trạng bất ổn gây khổ sở cho toàn bộ xã hội Mỹ. Không
-----------------------------------------------------
(1) Về bước chuyển của năm 1967, xem Don Oberdorfer, Tết?! (Tp. Gadern, N.Y., 1971), tr.83-92, và Louis Harris, Nỗi thống khổ của sự biến động, New York, năm 1973, tr.60-61.
(2) Rostow gửi Johnson, ngày 1-8-1967, Văn kiện Johnson, Tài liệu giải mật từ hồ sơ chưa được xử lý (DSDUF), Harry McPherson gửi Johnson, ngày 25-8-1967, Hồ sơ Harry Mcpherson, Thư viện Lyndon Baines Johnson, Austin, Tex, hộp 32.

----------------------------------------------------
phải tất cả đều đồng ý với ý kiến khẳng định của Fulbright rằng chương trình "xã hội vĩ đại" là một "xã hội đau ốm", nhưng nhiều người cảm thấy rằng, Mỹ đang nếm trải một kiểu căn bệnh suy nhược thần kỳ trên quy mô toàn quốc.

"Khoảng cách lòng tin", tức là sự khác nhau giữa lời nói và việc làm của chính quyền, đã gây nên tâm trạng bất tín nhiệm của nhiều người đối với chính quyền Mỹ. Hành  động gây rối ở các thành phố, tỷ lệ tội phạm gia tăng đến chóng mặt và những cuộc biểu tình ồn ào trên đường phố đã cho thấy bạo lực ở nước ngoài đã gây ra bạo lực ở trong nước. Ngày càng bị chia rẽ chống lại chính mình, nước Mỹ dường như đứng trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng nội bộ gay gắt không kém gì cuộc Đại suy thoái trong những năm 1930. Nỗi lo về cuộc chiến tranh không biến thành sự nhất trí cao ủng hộ leo thang hoặc rút lui, trái lại thái độ của quần chúng-mệt mỏi, giận dữ và thất vọng- đã tạo nên mối đe dọa nghiêm trọng đối với chính quyền Mỹ hơn cả phong trào chống chiến tranh.

Cùng với cuộc tranh cãi của công chúng về cuộc chiến tranh ở Việt Nam là sự chia rẽ ngày một sâu sắc trong chính quyền Mỹ. Bác bỏ những dự đoán tình báo làm giảm tác động của hoạt động quân sự của Mỹ đối với đối phương, Westmoreland nhấn mạnh rằng quân Mỹ hiện đang đạt được một số tiến bộ và có thể thắng trong cuộc chiến tranh nếu Mỹ sử dụng sức mạnh quân sự của mình có hiệu quả hơn. Dù đã bỏ rất nhiều quy định hạn chế đối với chiến dịch ném bom vào năm 1967, nhưng các tham mưu trưởng liên quân vẫn vô cùng khó chịu với cách tiến hành cuộc không chiến và rất tức giận khi tổng thống tiếp tục từ chối động viên lực lượng dự bị. Westmoreland đã được phép khá tự do trong việc thực hiện các hoạt động tác chiến trên bộ, nhưng ông ta lại rất căm ghét cái mà sau này ông ta gọi là lời khuyên khờ khạo và vu vơ" mà westmoreland thường xuyên nhận được từ "các vị đô đốc dã chiến tự phong" ngồi tại Ngoại giao và bộ Quốc phòng. Ông ta vô cùng thất vọng trước những hạn chế đã ngăn cản không cho ông truy kích kẻ địch tới tận những vùng đất thánh của họ" (1).

Vào mùa xuân năm 1967, Westmoreland và các tham mưu trưởng liên quân đã hợp lực để giành được lời cam kết thực hiện chiến tranh tổng lực. Do vẫn tin là chiến lược "tìm và diệt" có thể thành công nên Westmoreland đề nghị tăng thêm 200.000 quân đẩy mạnh tác chiến trên bộ để chống lại đối phương. Các tham mưu trưởng liên quân tích cực ủng hộ ông ta và đòi phải động viên có mức độ lực lượng dự bị để đảm bảo cho các đợt tăng quân mới. Nhằm không cho đối phương sử dụng các vùng đất thánh của họ, giới quân sự đòi thực hiện các hoạt động tác chiến trên bộ và trên không với cường độ cao ở Campuchia và Lào, cũng như "dùng quân đổ bộ đường biển vượt khu phi quân sự vào Bắc Việt Nam".

Tuy thừa nhận rằng chiến dịch ném bom Bắc Việt Nam đã đạt đến mức "bão hoà về mục tiêu", nhưng các tham mưu trưởng liên quân vẫn chủ trương tăng cường ném bom khu vực Hà Nội, Hải Phòng và thả thuỷ lôi phong toả các cảng biển của Bắc Việt Nam. Với sự thống nhất
--------------------------------
(1) Westmoreland, Báo cáo của người lính, tr.161.
------------------------------------
cao độ, giới quân sự đòi tiếp tục leo thang và mở rộng chiến tranh nhằm đánh bại Bắc Việt Nam (1).

Vào lúc mà giới quân sự trình bày các đề nghị của mình, một số cố vấn dân sự của Johnson công khai chủ trương từ bỏ các chính sách mà họ đánh giá là đã phá sản.

Trong suốt năm 1966, trong chính quyền Mỹ vẫn tiếp tục có sự phản đối leo thang chiến tranh. Một số nhà phê bình trong nội bộ chính quyền, trong đó có Bill Moyers thuộc Văn phòng Nhà Trắng và George Ball, đã lặng lẽ từ chức, mang theo một cảm giác mà sau này James Thomson miêu tả, "hoàn toàn tẩy chay chính sách lúc đó nhưng bất lực vì không thay đổi được nó"(2). Sự chống đối vẫn tiếp tục tăng và ngày càng tập trung vào một số người ở Bộ Quốc phòng. Thật mỉa mai, vào mùa xuân năm 1967, nhân vật chính chủ trương thay đổi lại chính là bộ trưởng Bộ Quốc phòng, một người đã từng gắn bó với việc leo thang chiến tranh đến mức có thời người ta gọi đó là "cuộc chiến tranh của McNamara". Đầu mùa hè năm 1967, McNamara bắt đầu lo ngại rằng, việc mở rộng chiến tranh quá mức sẽ gây nguy hiểm cho cục diện an ninh toàn cầu mà từ ngày lên nắm quyền vào năm 1961, ông ta đã dày công xây dựng.

Ông ta thấy phiền lòng vì tính huỷ diệt của cuộc chiến tranh, đặc biệt về số thường dân bị thương vong, và sự
-------------------------------------------------------
(1) Westmoreland gửi các tham mưu trưởng liên quân, ngày 28-3-1967, trong Neil Sheehan, sách đã dẫn, Văn kiện Lầu Năm góc được công bố bởi Thời báo New York, New York, năm 1971, tr.560-565: Các tham mưu trưởng gửi McNamara, ngày 20-4-1967, sách đã dẫn, tr.565~567.
(2) James C.Thomson, "Rút lui và nói thẳng", Tạp chí Chính sách Ngoại giao, số 13, mùa đông 1973-1974, tr.57.

--------------------------------------------------------
chống đối trong nước ngày một tăng, những điều mà ông ta ngày càng thấy rõ trong những lần xuất hiện trước công chúng. Trước đây, McNamara từng lừng danh là một nhà kinh doanh và một viên chức có khả năng đạt được kết quả tối đa với một chi phí tối thiểu. Nhưng vào năm 1967, ông ta buộc phải thừa nhận rằng, leo thang chiến tranh không đem lại kết quả quan trọng cuối cùng là "bẻ gãy tinh thần và hiệu lực chính trị của đối phương". Chính quyền Nam Việt Nam dường như cũng chẳng ổn định hơn trước; bình định thì "không tiến, thậm chí còn thụt lùi". Cuộc chiến tranh bằng không quân rất tốn kém mà lại chẳng đem lại kết quả. McNamara phải thú nhận với các nhân viên của mình: "Hồ Chí Minh là một cụ già cứng rắn và không chịu lùi bước cho dù chúng ta có ném bom đến mức độ nào"(1).

Hơn nữa, bộ trưởng quốc phòng thừa nhận rằng, chiến dịch ném bom đã khiến Mỹ phải trả giá đắt về dư luận trong nước và thế giới. Đầu năm 1967, McNamara khuyên tổng thống Johnson: "Hình ảnh một siêu cường hạng nhất thế giới giết hại hoặc làm bị thương nặng 1.000 dân mỗi tuần trong lúc tìm cách gây áp lực bắt một nước nhỏ, lạc hậu phải chấp nhận một điều mà giá trị của nó mọi người còn đang tranh cãi gay gắt là một hình ảnh không đẹp chút nào"(2). McNamara và các cố vấn của ông ta cũng mất ảo tưởng về cuộc chiến tranh trên bộ ở Nam Việt Nam.

Những đợt tăng quân của Mỹ không làm tăng thiệt hại của
----------------------------------------------------------
(1) Henry Trewhitt, McNamra, New York, năm 1971, tr.235.
(2) McNamara gửi Johnson, ngày 18-5-1967, trong Sheehan: Văn kiện Lầu Năm góc (NYT), tr.580.

----------------------------------------------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #145 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2009, 05:04:22 pm »

... đối phương ở mức độ lớn tương ứng và không có gì chứng tỏ rằng việc tiếp tục mở rộng chiến tranh sẽ thực sự làm cạn kiệt nguồn nhân lực của Bắc Việt Nam.

Trong suốt năm 1967, McNamara đã thầm lặng và có phần do dự khi thúc ép phải có những thay đổi cơ bản trong chính sách. Với lập luận rằng những mục tiêu quân sự lớn ở Bắc Việt Nam đã bị huỷ diệt, ông ta đề nghị hoặc ngừng ném bom vô điều kiện, hoặc ném bom ở khu vực phía nam vĩ tuyến 20. McNamara nói thêm, bước đi như vậy sẽ giúp làm hài lòng các nhà phê bình trong nước và có thể dẫn tới những cuộc thương lượng nghiêm túc. Vị bộ trưởng quốc phòng này còn chủ trương giới hạn mức trần của số quân Mỹ và chuyển từ chiến lược "tìm và diệt" sang một chiến lược hạn chế hơn trong tác chiến mặt đất trên cơ sở bảo đảm an ninh cho dân chúng Nam Việt Nam. Với những lời lẽ có phần mập mờ, ông ta còn tiếp tục đề nghị hạ thấp các mục tiêu chính trị của Mỹ. Ông ta lý luận rằng, nếu như Mỹ tiến hành chiến tranh để kiềm chế Trung Quốc thì họ đã thắng: chủ nghĩa cộng sản đã thất bại ở Indonesia, rối loạn chính trị lan tràn ở Trung Quốc đã cho thấy xu thế ở châu á lúc này có hại cho Trung Quốc và có lợi cho Mỹ. Do vậy, chính quyền Mỹ có thể theo đuổi một lập trường mặc cả linh hoạt hơn. Họ vẫn có thể hy vọng có một Việt Nam độc lập, phi cộng sản nhưng không có nghĩa vụ "phải bảo đảm vai khẳng định những điều kiện này". Ít nhất, McNamara cũng bóng gió đề nghị Mỹ điều chỉnh chiến lược quân sự để tìm ra một giải pháp rút khỏi bế tắc ở Việt Nam trong danh dự (1).
----------------------------------
(1) Sách đã dẫn, tr.584-585.
-------------------------------------------
Đến mùa hè năm 1967, Johnson trở nên vô cùng phiền muộn, mệt mỏi cả về thể xác và tinh thần, thất vọng vì không thành công, bị giằng xé giữa các cố vấn không biết nên đi theo hướng nào. Dường như ông ta cũng chia sẻ nhiều nỗi niềm phân vân như McNamara và bác bỏ thẳng thừng quan điểm lấy mở rộng cuộc chiến tranh làm giải pháp của giới quân sự. Các tham mưu trưởng liên quân Johnson vỡ mộng. Nhiều lần ông ta phàn nàn: "Các ngài chỉ biết có ném bom, ném bom và ném bom"(1). Johnson rất lo ngại trước việc thực thi chiến lược trên bộ của Westmoreland và vào tháng 4 khi ông này đề nghị xin thêm quân, Johnson đã mỉa mai hỏi vị tướng này: "Khi chúng ta tăng thêm các sư đoàn, chẳng lẽ đối phương không thể tăng thêm các sư đoàn hay sao? Nếu như thế thì rồi sẽ đi đến đâu?"(2). Johnson vẫn kịch liệt chống động viên lực lượng dự bị và mở rộng chiến tranh. Những biện pháp như vậy sẽ làm tăng thêm sự chống đối trong nước.

Chúng sẽ không làm vừa lòng giới quân sự mà sẽ chỉ dẫn đến những áp lực đòi leo thang hơn nữa, thậm chí đòi sử dụng vũ khí hạt nhân. Ông ta vẫn sợ đụng đầu với Liên Xô và Trung Quốc nên luôn nói: "Tôi sẽ không kiêu khích Trung Quốc" (3).

Tuy nhiên, Johnson không thể chấp nhận đề xuất của
-----------------------------------------------
(1) Lawrence J. Korb, Tham mưu trưởng liên quân: 25 năm đầu, Bloomington, năm 1976, tr.181.
(2) Trích dẫn từ đàm luận của Johnson-Westmoreland, ngày 20-4-19ó7, trong Sheehan, Văn kiện Lầu Năm góc (NYT), tr.567.
(3) C. L. Sulzberger, Bảy lục địa và bốn mươi năm, New York, năm 1977, tr.435.

-------------------------------------------------
McNamara. Ông ta đã dần mất lòng tín đối với vị bộ trưởng quốc phòng này. Theo Johnson sở dĩ McNamara có quan điểm "bồ câu" chính là do ảnh hưởng xấu của Robert Kennedy, đối thủ chính của Johnson. Vào cuối năm 1967, mối quan hệ giữa Johnson và McNamara xấu đi đến mức bộ trưởng quốc phòng vui mừng chấp nhận quyết định bổ nhiệm ông ta trở thành chủ tịch ngân hàng thế giới. Thêm nữa, Westmorelan tiếp tục báo cáo là cuộc chiến có những tiến bộ vững chắc do đó tổng thống chưa sẵn sàng chịu thất bại. ông ta cũng không quay lại chiến lược "căn cứ lõm".

Ông ta đặt câu hỏi: "Chúng ta không thể cứ chúi xuống như giống con lừa trong cơn dông bão", hoặc đặt giới hạn về mức quân đưa vào cuộc chiến (1). Dù ông ta nhất trí là cuộc ném bom chẳng đạt kết quả gì, nhưng ông ta vẫn chưa sẵn sàng ngừng -hoặc thậm chí giới hạn nó. Lên án đề nghị của McNamara là một "trận Điện Biên Phủ trên không", các tham mưu trưởng liên quân đe dọa từ chức hàng loạt nếu Johnson phê duyệt các đề nghị đó, thậm chí thượng nghị sĩ chủ chiến John Stennis của bang Mississippi còn có kế hoạch điều tra việc tiến hành chiến tranh trên không (2). Tổng thống chưa chuẩn bị để mạo hiểm đón một cuộc đụng đầu lớn với phái "diều hâu" hoặc một cuộc tranh luận của công chúng về cuộc ném bom mà triển vọng sẽ gây một tranh cãi lớn. Hơn nữa, nhiều người mà Johnson tìm đến xin lời khuyên đều gay gắt chống lại những đề nghị của McNamara. Dean Rusk, Walt Rostow,
--------------------------------
(1) Sách đã dẫn, tr.436.
(2) Korb, Tham muuw trưởng liên quân, tr.166.

----------------------------------------
Maxwell Taylor, Clark Clifford và McGeorge Bundy đều nhất trí rằng, việc ngừng ném bom cũng sẽ không làm vừa lòng các nhà phê bình trong nước, Bundy lớn tiếng cảnh báo: "Không bao giờ có thể thỏa mãn khẩu vị của phái"bồ câu" cũng như "diều hâu", nếu ta nhượng bộ họ thì họ sẽ còn đòi thêm nữa... Hơn nữa, sự nhượng bộ đó trong con mắi Hà Nội sẽ là một dấu hiệu của sự yếu đuối" (1).

Do vậy, Johnson tiếp tục thực hiện chính sách trung dung giữa hai cực đoan mà các cố vấn của ông ta đưa ra.

Ông ta bác bỏ đề nghị của giới quân sự đòi mở rộng chiến tranh và chỉ cho phép tăng thêm 55.000 quân, trong khi đề nghị của Weslmoreland đòi tăng thêm 200.000 quân.

Nhưng người ta đã không đặt ra một giới hạn trần nào cả.

cũng không đánh giá lại chiến lược "tìm và diệt". Johmson cũng bác bỏ đề nghị của McNamara hạn chế hoặc ngừng ném bom. Thực ra để chiều ý các nhân vật "diều hâu" trong quốc hội cùng các tham mưu trưởng liên quân, Johnson đã phải mở rộng danh sách mục tiêu cho phép đánh vào cầu, đường, xe lửa và doanh trại trong phạm vi Hà Nội, Hải Phòng và những khu vực cấm trước đây dọc biên giới Trung Quốc.

Những quyết định của Johnson năm 1967 có tính ứng biến hơn cả những quyết định năm 1965, bất chấp logic quân sự và không đối phó nổi, lại càng không giải quyết được những mâu thuẫn trong chiến lược của Mỹ. Cuộc ném bom được duy trì không phải vì có người nghĩ rằng nó
-------------------------------------------------------------
(1) Bundy gửi Johnson, ngày 4-5-1967, trong Sheehan: Văn kiện Lầu Năm góc (NYT), tr.569-572.
-----------------------------------------------------------------
có hiệu lực mà vì Johnson cho rằng nó cần thiết để làm yên lòng một số phe phái trong nước và vì ngừng ném bom có thể được coi là một biểu hiện của sự yếu kém. Tổng thống từ chối cung cấp cho tư lệnh chiến trường số quân mà ông ta cho là cần thiết để chiến lược của mình có hiệu quả nhưng lại không chịu đối đầu với những mâu thuẫn trong chiến lược đó.  Vào cuối năm 1967, chính quyền Mỹ một lần nữa điều chỉnh lập trường thương lượng của mình. Cái gọi là công thức San Antonio, đầu tiên được nhà khoa học chính trị trường đại học Harvard Henry Kissinger bí mật chuyển cho Bắc Việt Nam thông qua các nhân vật trung gian Pháp và sau đó được công bố vào tháng 9, có hạ thấp đôi chút so với một thỏa thuận trước đây là hai bên cùng xuống thang.

Mỹ sẽ ngừng ném bom "với sự ngầm hiểu" rằng việc làm này sẽ nhanh chóng dẫn tới những cuộc thảo luận có hiệu quả họ có thể tin rằng Bắc Việt Nam không lợi dụng thời gian ngưng ném bom. Như lời giải thích sau này, điều đó có nghĩa là Hà Nội sẽ không tăng ở mức độ lớn việc đưa người và hàng tiếp tế qua vĩ tuyến 17 (1). Chính quyền Mỹ cũng nêu ra ý muốn chấp nhận cho Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tham gia các hoạt động chính trị ở Nam Việt Nam, một bước tiến quan trọng so với lập trường trước đây. Tuy nhiên, việc Mỹ làm mềm bớt lập trường mặc cả của họ không nói lên rằng nước này có sự thay đổi mục tiêu mà McNamara đã khuyến nghị. Sự cam kết ủng hộ chế độ Thiệu vẫn kiên quyết và thái độ sẵn sàng
------------------------------------------------------
(1) Herring, Ngoại giao bí mật, tr.538-544.
------------------------------------------------------
muốn thương lượng với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam dường như dựa vào niềm hy vọng có thể hợp tác với Việt cộng hoặc đánh bại Việt cộng bằng các biện pháp chính trị.

Hơn thế đến cuối năm 1967, Johnson thấy cần thực hiện một số bước nữa để tránh thảm bại. Sau nhiều tháng còn phân vân bất ổn, vào cuối mùa hè, chính quyền Mỹ đã kết luận rằng, thực ra họ đang đạt được bước tiến bộ chậm nhưng chắc ở Việt Nam. Các quan chức tại Sài Gòn lạc quan đưa tin rằng các trận đánh của Mỹ hiện làm cho đối phương mất thăng bằng và gây tổn thất to lớn. Tỷ lệ đào ngũ của quân đội Việt Nam Cộng hoà đã giảm hẳn và hiệu quả chiến đấu của một số đơn vị đã tăng. Sau nhiều tháng chao đảo, "chương trình bình định" cuối cùng dường như đã khởi sắc. Ngay cả McNamara tuy có thái độ bi quan nhưng đến tháng 7 cũng chuyển sang nhận xét rằng "không có bế tắc quân sự" (1).

Nhưng vào lúc này, tình hình trong nước của Mỹ rõ ràng đang suy sụp. Sự nhất trí mà Johnson đã cẩn trọng xây dựng năm 1964 đang bị đổ vỡ. Kể từ cuộc nội chiến trong lịch sử của mình, lúc này nước Mỹ bị chia rẽ hơn bao giờ hết. Sự chống đối trong quốc hội, cũng như sự thiếu quan tâm chú ý và quản lý kém, phần nào do việc chính quyền Mỹ quá bận tâm tới chiến tranh Việt Nam, đã đẩy các chương trình xã hội vĩ đại mà Johnson từng ấp ủ đến chỗ bế tắc. Bản thân Johnson là con người đang bị bao vây
-------------------------------------------
(1) Ghi chép trong cuộc họp ngày 12-7-1967, Văn kiện Johson, Ghi chép của Tom Johnson về các cuộc họp, hộp 1.
--------------------------------------------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #146 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2009, 12:31:05 pm »

... ngay trong nhà Trắng, dân chúng ngày càng giảm lòng tin vào tổng thống và ông ta trở thành mục tiêu cho nhiều ý kiến chỉ trích gay gắt. Người ta đã phải lén lút đưa các cố vấn cấp cao của Johnson để diễn thuyết nhằm xoa dịu quần chúng.

Johnson kinh sợ khi ông ta bị dồn vào một vị thế khó khăn, bị các ngay trong nhà Trắng, dân chúng ngày càng giảm lòng tin vào tổng thống và ông ta trở thành mục tiêu cho nhiều ý kiến chỉ trích gay gắt. Người ta đã phải lén lút đưa các cố vấn cấp cao của Johnson để diễn thuyết nhằm xoa dịu quần chúng.

Johnson kinh sợ khi ông ta bị dồn vào một vị thế khó khăn, bị các nhà phê bình đả kích, tình cảm bị tổn thương sâu sắc khi các trợ lý thân tín như McNamara đều từ bỏ mình. Ông ta tức giận gọi những lời phê phán mình là thiếu công bằng và nhấn mạnh rằng, các nhà phê bình cũng chẳng đưa ra được giải pháp gì. Johnson ngoan cố cho rằng ông ta đã hoàn thành được nhiều việc lớn ở trong nước và còn nói thêm là các nhà báo chẳng thể làm được gì hơn là gào lên "Việt Nam, Việt Nam, Việt Nam" giống như một đứa bé đang kêu khóc (1). ý kiến phê bình càng gay gắt thì Johnson càng coi khinh và không tin vào nguồn gốc của ý kiến đó: Fulbright chỉ như một "mụ già vô dụng" bởi vì ông ta chưa bao giờ được bổ nhiệm giữ chức bộ trưởng quốc phòng; sự bất đồng quan điểm của lớp trẻ xuất phát từ sự ngu dốt, họ không trải qua chiến tranh thế giới thứ 2, họ sẽ không bao giờ biết được về "người cộng sản nếu như chưa từng phải đương đầu với chúng". Với tâm trạng đầy thỏa mãn, tổng thống Johnson dẫn ra từ một báo cáo của FBI, một số lớn những kẻ đốt thẻ quân nhân đều đã từng ở các trại tâm thần (2)...
---------------------------------------
(1) Sulzberger, Bảy lục địa, tr.443.
(2) Doris Kearns, Lyndon Johnson và Giấc Mông của Mỹ, New York, năm 1976, tr.312-313: Graff, Nội các ngày thứ ba, tr.99-100: ghi chép về cuộc họp với các nhà lãnh đạo Quốc hội, ngày 31-10-1967, Văn kiện Johnson, Sao lưu nhật ký.

---------------------------------------
Tuy vậy, Johnson thừa nhận rằng ông ta không thể làm ngơ trước sự chống đối. Ngay từ đầu cuộc chiến, ông ta đã nhận thức rõ: "Điểm yếu nhất của chúng ta là dư luận công chúng". Trong những năm đầu, dường như ông ta chỉ phản ứng với phái "diều hâu" hơn là phái "bồ câu", nhưng vào cuối năm 1967, quan điểm của ông ta đã thay đổi. Tháng 9-1967, Johnson nói với các cố vấn của mình, "mối đe dọa to lớn của chúng ta đến từ phái "bồ câu" (1). Ngày càng lo sợ là cuộc chiến tranh có thể bị thua ngay trên đất Mỹ, tổng thống Johnson đã mở cuộc phản công gọng kìm nhằm bịt miệng những đối thủ lớn tiếng nhất và giành sự ủng hộ của công chúng cho các chính sách của mình.

Do sai lầm tin rằng phong trào hoà bình đang xoay chuyển công chúng sang chống chiến tranh, Johnson bắt đầu tiêu diệt phong trào này. Ông ta chỉ thị cho CIA thực hiện một chương trình giám sát các nhà lãnh đạo của phong trào chống chiến tranh để chứng minh cho nỗi nghi ngờ rằng họ hành động theo lệnh của các chính phủ ngoại quốc. Chương trình này sau đó được thể chế hoá thành chiến dịch CHAOS, vi phạm cương lĩnh hoạt động của CIA. Cuối cùng, chiến dịch này đã dẫn đến việc tập hợp hồ sơ của trên 7.000 người Mỹ. Johnson nhiều lần bộc lộ rằng ông ta không muốn sa đà vào các biện pháp chống cộng điên cuồng McCarthyite, nhưng khi CIA không thể chứng minh những mối liên hệ mà tổng thống nghi ngờ, thì Johnson lại tiết lộ cho các nghị sĩ phái hữu rằng ông ta có
-----------------------------------------------
(1) Ghi chép của Jim Jones về cuộc họp, ngày 5-9-1967, Văn kiện Johnson, hồ sơ ghi chép về các cuộc họp, hộp 2.
--------------------------------------
chứng cứ như vậy và để cho họ đưa ra những ý kiến phê phán công khai rằng "phong trào hoà bình bị điều khiển ngay từ Hà Nội". Cuộc chiến chống lại phong trào hoà hình mau chóng chuyển từ giám sát sang quấy rối và chống phá. Các cơ quan thi thành luật bắt đầu buộc tội các nhà lãnh đạo chống chiến tranh như bác sĩ Spock về những tội như kêu gọi chống quân dịch. FBI cho người trà trộn vào phong trào hoà bình với mục tiêu phá hoại hoạt động của phong trào này và lái họ đến những hành động tự làm mất uy tín trong con mắt công chúng (1).

 Đồng thời, chính quyền Mỹ còn thực hiện một chiến dịch tích cực xây dựng quan hệ với quần chúng để củng cố sự ủng hộ của họ cho cuộc chiến tranh. Từ hậu trường, các quan chức chính quyền giúp tổ chức ủy ban vì hoà bình tự do ở Việt Nam, một tổ chức có vẻ tư nhân do nguyên thượng nghị sĩ bang Illinois Paul Douglas cầm đầu. Mục tiêu chính của tổ chức này là động viên "trung tâm tĩnh lặng" trong nền chính trị Mỹ. Các cố vấn của Johnson cung cấp tin tức cho bạn bè là các thượng nghị sĩ, trong đó có các nhân vật của Đảng Cộng hoà, để phản bác lại những lời buộc tội của các nghị sĩ "bồ câu" trong quốc hội. Một ban thông tin về Việt Nam được thành lập ở nhà Trắng để theo dõi phản ứng của công chúng đối với cuộc chiến tranh và xử lý ngay các vấn đề mới phát sinh (2). Nhận ra trở ngại lớn vấp phải là nhận thức của nhiều người cho rằng cuộc ...
------------------------------------------------------
(1) Charles DeBenedetti, "Phân tích của CIA về Phong trào chống chiến tranh Việt Nam: tháng l0-1967", Hoà bình và Biến động, số 9, mùa xuân năm 1983, tr.31-35.
(2) văn kiện Johnson, Hồ sơ Marvin Watson, hộp 32.

---------------------------
 
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #147 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2009, 12:52:57 pm »

... chiến tranh đã lâm vào thế bế tắc, vì vậy Johnson ra lệnh cho đại sứ quán và bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Sài Gòn tích cực tìm kiếm cơ hội để đưa ra "chứng cứ xác thực" về bước tiến bộ ở Việt Nam. Các quan chức Mỹ hưởng ứng với tinh thần trách nhiệm và đưa ra nhiều số liệu cho thấy con số đếm xác và số làng bình định được đang tăng dần, rồi họ còn công bố nhiều tài liệu thu được có nội dung hỗ trợ cho những tuyên bố nói trên. Nhà Trắng thậm chí còn giúp thực hiện những dàn xếp cho nhiều nhân vật có ảnh hưởng sang Việt Nam quan sát những bước tiến đang đạt được ở đó (1).

Là một phần của chiến dịch xây dựng mối quan hệ với dân chúng, Westmoreland được cử về nước vào tháng 11 với bề ngoài là tham dự một cuộc trao đổi ý kiến cấp cao, nhưng thực tế là để làm yên lòng một dân tộc đang rối bời.

Ngay khi tới Washington, viên tướng này đã nói với các phóng viên: "Tôi rất phấn khởi... Chúng ta đang đạt được những bước tiến thật sự". Trong bài diễn văn phát biểu trước quốc hội, Westmoreland đưa ra ý kiến đánh giá lạc quan về cuộc chiến tranh, cho rằng tuy đối phương chưa bị đánh bại nhưng họ đã bị tổn thất nặng. Ông ta kết luận, Mỹ đã đạt đến một điểm quan trọng nơi kết cục của cuộc chiến tranh bắt đầu le lói", thậm chí ông ta còn nói bóng gió rằng, Mỹ có thể bắt đầu rút quân trong vòng 2 năm tới (2).

------------------------------------------
(1) Rostow gửi Bunker, ngày 27-9-1967, Văn kiện Johnson, DSDUF, hộp 4; Eugene Locke gửi Johnson, ngày 7-10-1967, Văn kiện Johnson, Hồ sơ an ninh quốc gia, Hồ sơ đất nước: Việt Nam, hộp 99.
(2) Richard R.Stebbins: Nước Mỹ trong các vân đề thế giới, 1967, New York, năm 1968, tr.68.

-----------------------------------
Mặc dù chiến dịch xây dựng quan hệ với công chúng đã bắt đầu thể hiện kết quả ngay, nhưng vào cuối năm đó, Johnson đã kết luận rằng, có thể cũng cần có sự thay đổi chiến lược ở Việt Nam để giành thắng lợi trong cuộc chiến này ở ngay từ trong lòng nước Mỹ. Trong suốt năm 1967, nhiều người gây sức ép đòi phải bỏ các trận đánh "tìm và diệt" của Westmoreland. Do ngày càng vỡ mộng trước cái giá phải trả quá đắt trong khi kết quả thu lại chẳng bao nhiêu nên các cố vấn của McNamara thúc ép đòi chuyển sang thực hiện các cuộc tuần tiễu của các đơn vị nhỏ có khả năng đạt hiệu quả cao hơn, đỡ tốn kém hơn và làm giảm thương vong của Mỹ (1). Trong bản bị vong lục chính sách quan trọng cuối cùng của mình gửi Tổng thống Johnson, McNamara đã chấp nhận ý kiến của các cố vấn và đề nghị nghiên cứu các hoạt động quân sự ở miền Nam Việt Nam để tìm cách giảm thương vong của quân đội Mỹ và buộc Việt Nam Cộng hoà phải gánh vác trách nhiệm chiến đấu lớn hơn. Nhận thấy rằng sự thất vọng của dân chúng Mỹ chẳng những đe dọa thắng lợi ở Việt Nam mà còn đe dọa cả chính sách đối ngoại theo đường lối chủ nghĩa quốc tế mà nước Mỹ đang theo đuổi kể từ Thế chiến thứ II, một nhóm các nhân vật hàng đầu trong "giới quyền uy" đã họp lại dưới sự bảo trợ của Carnegie Endowment đề nghị thực hiện chiến lược "làm trong sạch và nắm giữ nhằm bình ổn cuộc chiến tranh ở một mức độ có thể chấp nhận được về mặt chính trị" và cứu Nam Việt Nam "mà
---------------------------------------------------
(1) Depuy gửi Westmoreland, ngày 19-10-1967, Văn kiện Depuy, Thư mục WXYZ (67).
---------------------------------
không phải đầu hàng cũng như không có nguy cơ mở rộng chiến tranh"(1).

Động lực chính đòi thay đổi phát sinh từ cái gọi là "Những nhà thông thái", tức là một nhóm cựu quan chức chính phủ kiệt xuất mà Johnson vẫn thỉnh thoảng tìm đến để xin ý kiến chỉ đạo. Thừa nhận là ông ta "quá lo lắng đến chiều hướng suy giảm trong sự ủng hộ của quần chúng", vào đầu tháng 11, Johnson cầu cứu nhóm người này cho lời khuyên về cách thức đoàn kết cả nước làm hậu thuẫn cho cuộc chiến tranh. "Những nhà thông thái này nói chung tán thành các chính sách hiện tại, nhưng họ báo động rằng "cuộc chiến đấu triền miên không kết thúc" là "nguyên nhân duy nhất nghiêm trọng nhất gây sự bất mãn trong nước". Để đối phó, họ đề nghị thực hiện một chiến lược bộ binh có chi phí thấp hơn về sinh mạng và tiền của, đồng thời họ khuyên Johnson cần chuyển giao cho người Việt Nam trách nhiệm chiến đấu lớn hơn. Cựu trợ lý tổng thống McGeorge Bundy với tư cách là phát ngôn viên của "những nhà thông thái" đã tiến thêm một bước nữa. Tuy thừa nhận nếu thách thức vị tư lệnh chiến trường Westmoreland vào thời điểm này của cuộc chiến tranh thì thực ra là một vấn đề nghiêm trọng, nhưng Bundy khuyên tổng thống rằng vì Việt Nam lúc này đã trở thành một vấn đề gay cấn nên ông có nghĩa vụ làm như vậy. Bundy đòi hỏi Johnson phải "sẵn sàng nắm quyền chỉ huy một cuộc
---------------------------------------------
(1) "Đề xuất của Carnegie Endowment", ngày 5-12-1967, Văn kiện Matthew G. Ridgway, Viện Lịch sử quân sự Mỹ, Trại Carlisle, Pa, Hộp 34A.
----------------------------------------
chiến đấu mang tính chính trị hơn bất kỳ một cuộc chiến nào khác trong lịch sử nước Mỹ, trừ cuộc nội chiến trước đây, và phải tìm một chiến lược có thể chấp nhận được, xét về cái giá mà nhân dân Mỹ phải trả trong 5 hoặc 1 0 năm tới, đó là thời gian cần thiết để ổn định tình hình Việt Nam (1). Cuối năm đó, Johrlson cũng chưa bắt đầu thay đổi về chiến lược. Nhưng khi nói chuyện này, ông cam kết "xem xét lại" việc tiến hành các trận đánh trên bộ với mục đích làm giảm thương vong của Mỹ và chuyển cho Việt Nam Cộng hoà trách nhiệm lớn hơn (2). Thậm chí vào trước cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968, Johnson đã chuyển sang chiều hướng mà sau này gọi là "Việt Nam hoá chiến tranh".

Tuy bắt đầu xem xét lại những thay đổi chiến lược, nhưng Johnson không đánh giá lại những mục tiêu cơ bản của mình ở Việt Nam. Việc thực hiện điều đó có thể sẽ khó khăn cho bất kỳ ai vẫn còn hy vọng đạt tới thắng lợi cuối cùng. Đối với Johnson, thì công việc đó càng đặc biệt khó khăn. Do tham vọng to lớn, ông ta đã đề ra những mục đích xa vời trong thời gian giữ chức vụ tổng thống và ông ta không muốn từ bỏ các mục tiêu đó ngay cả khi trong nước có tâm trạng thất vọng và bất ổn. Đây không phải là vì thiếu lòng dũng cảm bởi vì khi cứ tiếp tục theo đuổi chiến tranh trong tình hình sự ủng hộ của dân chúng giảm
-------------------------------------------------
(1) Ghi chép của Jim Jones về cuộc họp, ngày 2-11-1967, Văn kiện Johnson, Hồ sơ ghi chép các cuộc họp, Hộp 2, Bundy gửi Johnson, ngày 10-11-1967, Văn kiện Johnson, Sao lưu Nhật ký, hộp 81.
(2) Bị vong lục của Johnson, ngày 18-12-1967, trong Lyndon B.Johnson, Lợi điểm (New York, 1971), tr. 600-601.

---------------------------------------------
sút, Johnson đã thể hiện được lòng dũng cảm cũng như sự ngoan cố của mình. Nhưng đây chủ yếu là vấn đề của niềm kiêu hãnh. Trước đó, tổng thống Johnson quả thực không muốn tiến hành cuộc chiến tranh ở Việt Nam, nhưng khi đã nhảy vào cuộc, ông ta đã ném uy tín cá nhân vào đó tới mức độ không thể lùi bước. Vào năm 1967, Johnson chọn cách tiếp tục cuộc chiến tranh ở Việt Nam vì những lý do khiến ông ta lúc đầu tham chiến, bởi vì Johnson không thấy có giải pháp nào khác có thể cứu vãn nước Mỹ khỏi thất bại hoặc thua trận.

Trong khi âm thầm tính toán thay đổi chiến lược, tổng thống Johnson công khai nêu rõ quyết tâm muốn tiến hành chiến tranh cho đến khi giành được thắng lợi cuối cùng.

Ông ta nhiều lần tuyên bố: "Chúng ta sẽ không nhân nhượng. Chúng ta sẽ không lay chuyển. Chúng ta sẽ đi đến kết thúc bằng một nền hoà bình trong danh dự mà toàn thể người Mỹ đều mong muốn". Tại bữa tiệc chiêu đãi thủ tướng Singapore tại nhà Trắng, Johnson thể hiện sự cam kết của mình với những lời lẽ khác. Ông ta nói: "Thưa Ngài thủ tướng, ở khu vực các ngài có một câu thành ngữ rất hợp với quyết tâm của chúng tôi. Các ngài gọi là "cưỡi lên lưng hổ". Các ngài đã cưỡi lên lưng hổ. Chúng tôi cũng sẽ cưỡi lên lưng hổ". Những lời lẽ đó sẽ rất mỉa mai vào đầu năm 1968, một năm cao điểm của cuộc chiến tranh (1).
------------------------------------------------
(1) Stebbins, Nước Mỹ trong các vấn đề thế giới, 1967, tr.397-398.
-------------------------------------------

Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #148 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2009, 12:53:37 pm »

Chương VI.
CUỘC TỔNG TẤN CÔNG VÀ  NỔI DẬY TẾT MẬU THÂN 1968

Vào 2 giờ 45 sáng ngày 30 tháng 1 năm 1968, một đơn vị đặc công Việt cộng đã dùng mìn nổ sập một mảng lớn tường bao quanh đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn và tấn công vào sân sau toà đại sứ. Trong sáu giờ tiếp theo, một trong những biểu tượng quan trọng nhất về sự hiện diện của người Mỹ tại Việt Nam đã trở thành sân khấu của một trong những màn trình diễn kịch tính nhất trong cuộc chiến tranh. Không thể vượt qua được cánh cửa đồ sộ ở lối vào chính của toà đại sứ, quân giải phóng đã rút trở lại sân, nấp dưới những bồn trồng hoa lớn bằng bê tông, nã rốc két vào toà nhà và bắn nhau với một phân đội quân cảnh. Họ giữ vững những vị trí này đến 9 giờ 15 phút thì hoàn toàn bị áp đảo. Toàn bộ 19 chiến sỹ quân giải phóng đã hy sinh hoặc bị thương nặng.

Trận đánh vào đại sứ quán Mỹ chỉ là một phần nhỏ của cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, một cuộc tấn công đồng loạt có hiệp đồng của quân giải phóng vào các khu vực đô thị quan trọng miền Nam Việt Nam. Phía tấn ... 
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #149 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2009, 01:02:00 pm »

... công cũng phải gánh chịu những tổn thất nặng nề. Vào cuối buổi sáng ngày 30-1-1968, Westmoreland đứng trong sân của đại sứ quán giữa khung cảnh đổ nát và xác chết ngổn ngang, khung cảnh mà một nhà báo đã tả lại như "lò sát sinh ở vườn địa đàng", đã đưa ra lời nhận xét, đánh giá của ông ta về sự kiện Tết Mậu Thân: "Các kế hoạch được chuẩn bị cẩn thận của Bắc Việt Nam và Việt cộng đã thất bại. Chiến lược của họ đã khiến họ tự bộc lộ lực lượng và gánh chịu thương vong nặng nề". Tuy các nhà báo có mặt lúc đó chưa tin lời nhận xét của ông ta, nhưng nếu xét trên quan điểm sách lược thì Westmoreland hoàn toàn đúng.

Tổng tiến công Tết Mậu Thân là một tổn thất đối với đối phương (1). Tuy nhiên như Bemard Brodie nhận xét; "Cuộc tấn công Tết Mậu Thân đặc biệt ở chỗ, bên bị thua về mặt sách lược đã giành được thắng lợi áp đảo về phương diện tâm lý và chính trị" (2). cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân đã có tác động to lớn đến nước Mỹ và mở ra một giai đoạn mới của cuộc chiến tranh dường như bất tận.

Vào khoảng mùa xuân hay mùa hè năm 1967, Bắc Việt Nam đã quyết định thay đổi chiến lược. Một số người Mỹ đã mô tả cuộc tấn công Tết Mậu Thân như một sự dãy giụa hấp hối, một hành động tuyệt vọng, có thể so sánh với trận Bulge, tại đó Bắc Việt Nam giữa vòng vây kìm kẹp đang cố gắng giành thắng lợi. Điều này dường như khó tin, mặc dù quyết định từ Hà Nội tiến hành cuộc tổng tiến công
-----------------------------------
(1) Don Oberdorfer, Tết, NXB Garden City, New York, năm 1973, tr.34.
(2) "Trận đánh quyết định của thế kỷ 20", Lon don, năm 1976, tr. 321.

----------------------------------
chắc chắn đã phản ánh mối lo ngại ngày càng tăng về những thương vong nặng nề ở Nam Việt Nam và sự tổn thất chi phí cho việc kéo dài cuộc chiến tranh với Mỹ. Có nhiều khả năng là cuộc tổng tấn công đã được đề ra với tâm trạng lạc quan quá mức khi cho rằng các khu vực đồng bằng Nam Việt Nam đã chín muồi cho cuộc cách mạng.

Nhưng không hề có dấu hiệu cho thấy Hà Nội nghĩ rằng cuộc tấn công sẽ mang tính quyết định. Chắc chắn những nhà lãnh đạo của cuộc tấn công đã hài lòng với việc dùng sức mạnh để đánh đổ chính quyền Nam Việt Nam và buộc Mỹ rút quân. Nhưng cũng rất có thể họ xem cuộc tấn công là một phần cần thiết của chiến lược "vừa đánh, vừa đàm" nhiều mặt, phức tạp và lâu dài. Không có gì chứng tỏ Bắc Việt Nam đã ấn định thời gian của cuộc tổng tấn công trùng hợp thời điểm của giai đoạn đầu chiến dịch vận động bầu cử tổng thống Mỹ, mặc dù chắc chắn họ hy vọng khai thác được tâm trạng chán chường chiến tranh ngày một tăng ở Mỹ.

Trong năm 1967, Hà Nội bắt đầu triển khai các kế hoạch cụ thể để thực hiện chiến lược mới. Nhằm nhử quân đội Mỹ ra khỏi các trung tâm đông dân cư và tiếp tục gây thương vong lớn cho Mỹ, quân giải phóng đã mở hàng loạt cuộc tấn công quy mô lớn ở các vùng xa xôi, hẻo lánh. Họ còn mở những cuộc tấn công được hiệp đồng tốt đánh vào các thành phố chính và thị trấn lớn ở Nam Việt Nam với mục đích làm suy yếu chính quyền Sài Gòn và nhen nhóm ngọn lửa "tổng khởi nghĩa" trong dân chúng. Đồng thời, nhiều nỗ lực mới để mở ra cuộc đàm phán với Mỹ cũng được Bắc Việt Nam thúc đẩy. Bắc Việt Nam rất có thể đã  hy vọng thông qua hàng loạt hành động hiệp đồng này buộc Mỹ chấm dứt ném bom, làm suy yếu chế độ Sài Gòn, làm sâu sắc thêm mối bất đồng giữa nước Mỹ và đồng minh Nam Việt Nam và tăng áp lực đối với sự thay đổi chính sách tại nước Mỹ. Mục tiêu cuối cùng của họ là giành được một giải pháp thương lượng có thể chấp nhận được, trong đó những yếu tố tối thiểu cũng sẽ là một chính phủ liên minh tạm thời và Mỹ phải rút quân.

Hà Nội bắt đầu tiến hành kế hoạch vào cuối năm 1967.

Trong tháng 10 và tháng 11, quân chính quy Bắc Việt Nam tấn công căn cứ hải quân lục chiến ở Cồn Tiên gần biên giới Lào, và các thị xã Lộc Ninh, Sông Bé gần Sài Gòn và Đắc Tô ở Tây Nguyên. Ngay sau đó, hai sư đoàn Bắc Việt Nam bao vây căn cứ hải quân lục chiến tại Khe Sanh gần biên giới Lào. Cùng lúc, các đơn vị tinh nhuệ của Việt cộng tiến vào các thành phố và thị xã, tích luỹ hàng dự trữ, chuẩn bị cho những bước cuối cùng của kế hoạch. Nhằm làm suy yếu chính quyền Sài Gòn, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam khuyến khích thành lập "mặt trận nhân dân" gồm những nhân vật trung lập và cố gắng lôi kéo quan chức chính phủ và binh lính Việt Nam Cộng hoà đào ngũ bằng cách rộng lượng khoan hồng và cho giữ một số chức vụ trong chính phủ liên hiệp. Nhằm khoét sâu sự bất đồng ý kiến giữa Mỹ và Thiệu Mặt trận còn tiến hành tiếp xúc bí mật với đại sứ Mỹ tại Sài Gòn và tung tin về các cuộc đàm phán hoà bình. Tiếp đó vào tháng 12- 1967, Hà Nội tuyên bố dứt khoát rằng họ sẽ đàm phán với Mỹ nếu Jonhson ra lệnh ngừng ném bom.

Giai đoạn đầu trong kế hoạch của Bắc Việt Nam đã ...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM