Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:14:56 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến dài ngày giữa nước Mỹ và Việt Nam 1950 - 1975 (George C. Herring)  (Đọc 88805 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #110 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2009, 03:27:38 pm »

Chỉ có thứ trưởng ngoại giao George Ball kịch liệt phản đối. Là một nhà ngoại giao đầy kinh nghiệm đã từng chứng kiến thất bại của Pháp ở Đông Dương khi ông làm cố vấn cho sứ quán Pháp, Ball lập luận mạnh mẽ và sinh động rằng, cuộc tấn công bằng đường không sẽ không giải quyết được sự bế tắc của Mỹ ở Việt Nam. ông cho rằng chưa có gì để chứng minh việc ném bom miền Bắc sẽ làm tăng tinh thần ở Nam Việt Nam. Hơn nữa, có lý do xác đáng để phân vân không biết liệu không lực có buộc được Hà Nội ngừng chi viện cho quân giải phóng miền Nam hay không và nếu họ ngừng chi viện thì liệu Nam Việt Nam có thể đánh bại được Việt cộng hay không. Theo Ball, những rủi ro của hành động leo thang còn lớn làm những gì có thể giành được. Hà Nội có thể trả đũa bằng cách đổ nguồn
---------------------------------
(sách thiếu 1 đoạn)
---------------------------------
chưa biết chắc có kiểm soát nổi các sự kiện sau khi đã bắt đầu quá trình leo thang hay không. Ball kết luận: "Một khi đã cưỡi lên lưng hổ rồi thì chúng ta không dám chắc đến đâu thì tụt xuống được"(1).

Lập luận của Ball chẳng có mấy tác động ở Washington. Các cố vấn của Johnson công nhận là chiến dịch ném bom có thể không đạt được mục tiêu của nó,  nhưng họ sẵn sàng thử vận may. Họ cho rằng tối thiểu thì chiến dịch này cũng tạo cho chính quyền Nam Việt Nam "thời gian để lấy lại sức và cơ hội cải thiện tình hình". Hơn nữa, họ tin rằng họ có thể kiểm soát được những rủi ro của hành động leo thang. Vai trò của Matxcơva tại Việt Nam "dường như là tương đối nhỏ". Một chiến dịch ném bom hạn chế đã không đe dọa sự sống còn của Bắc Việt Nam sẽ không đem lại cho Trung Quốc cơ hội can thiệp, và lo ngại về sự đô hộ của Trung Quốc sẽ khiến cho Hà Nội không muốn Trung Quốc dính líu vào Việt Nam quy mô lớn hơn. Hơn thế, hậu quả của khả năng thất bại tại Việt Nam sẽ tạo nên sự mạo hiểm nhất định. Trung Quốc vừa cho thử nghiệm vũ khí hạt nhân, gia tăng uy thế và tiềm năng gây mất ổn định tại Viễn Đông, và vậy là các quan chức Mỹ kết luận rằng việc cấp thiết hơn là phải giữ vững đường lối tại Việt Nam. Michael Forrestal nhận định: "Chúng ta cần cản trở việc Trung Quốc muốn nuốt chửng Đông Nam á chừng nào mà Trung Quốc (1) có thái độ hoà
---------------------------------------------------
(1) George W. Ball, "Tối mật: Lời tiên tri về vị tổng thống bị miễn nhiệm", Alantic, 230, tháng 7-1972, tr.35-49, Xem George W.Ball, Qúa khứ đã có một mô hình khác, New York, năm 1982, tr.380-385.
-----------------------------------
dịu hơn và (2) thấy rằng cái mà nước này định nuốt là không thể tiêu hoá nổi" (1). Tin rằng phải làm một cái gì đó để tránh cho Nam Việt Nam sụp đổ hoàn toàn và nhận thấy chiến dịch ném bom đỡ rủi ro hơn là đưa bộ binh vào, chính quyền Mỹ quay sang lấy không lực làm giải pháp duy nhất chấp nhận được để giải quyết vấn đề cấp bách này.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #111 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2009, 03:28:32 pm »

Cuối tháng 11, các cố vấn cao cấp của Johnson đã đưa ra những đề xuất cụ thể cho việc sử dụng không lực Mỹ ở Việt Nam. Bác bỏ một kế hoạch cực đoan hơn của hội đồng tham mưu trương liên quân họ chủ trương một kế hoạch hai giai đoạn để dần tăng cường đánh phá bằng không quân. Giai đoạn thứ nhất, trong khoảng một tháng, sẽ bao gồm những trận ném bom vào các con đường thâm nhập ở Lào song song với các trận ném bom trả đũa vào các mục tiêu ở miền Bắc. Trong thời gian đó, Taylor sẽ dùng lời hứa ném bom trực tiếp vào các mục tiêu ở miền Bắc để thuyết phục giới lãnh đạo Việt Nam Cộng hoà về việc lập lại trật tự ở khu vực này. Khi chính quyền Sài Gòn đạt tới một mức độ ổn định chấp nhận được thì Mỹ sẽ bước vào giai đoạn hai, tức là mở cuộc tấn công bằng không quân quy mô lớn kéo dài từ hai đến sáu tháng, nếu cần thì sau đó sẽ dùng hải quân phong toả Bắc Việt Nam.

Tình trạng bất ổn kéo dài ở Sài Gòn đã làm việc thực hiện chương trình này chậm hơn hai tháng. Ngày 1/2, Johnson mới phê chuẩn việc triển khai ngay lập tức kế hoạch ném bom giai đoạn một ở Lào, nhưng ông ta không
----------------------------------------
(1) Forrestal gửi William Bundy, ngày 23-11-1964, Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), quyển III, tr.644.
---------------------------------------
đi xa hơn. ông ta nói đi nói lại rằng: "Nhảy vào hoặc rút ra đều là điều dễ dàng, nhưng giữ kiên trì mới là điều khó khăn". Johnson ra lệnh cho Taylor làm những điều cần thiết để đoàn kết người Nam Việt Nam lại. ông ta sẽ không điều binh sĩ Mỹ "đi đến chỗ chết" trong khi người Nam Việt Nam "đang hành động như hiện tại". Hơn nữa, nếu Mỹ cho Bắc Việt Nam "ăn đòn" thì Nam Việt Nam và Mỹ phải chuẩn bị để "nhận đòn trả đũa". Tổng thống và các cố vấn nhất trí là phải thực hiện các đòn trả đũa, nhưng họ chưa quyết định về thời điểm và hình thức trả đũa (1).

Sau này, tổng thống Johnson biện bạch cho việc mình không hành động vào lúc đó với lý lẽ rằng, đòn trả đũa có thể khiêu khích Việt cộng tiếp tục tấn công vào lúc "nền tảng chính trị ở miền Nam quá lung lay không chống được một trận đánh lớn của Việt cộng"(2).

Nhưng đến cuối tháng 1-1965, lý lẽ chính chống leo thang lại trở thành lý lẽ thúc ép nhất ủng hộ việc leo thang chiến tranh. Sau khi Khánh từ chức, một chính quyền dân sự được thành lập ở Nam Việt Nam, nhưng nó chưa bao giờ có thể củng cố được chỗ đứng. Sau khi trở lại Sài Gòn, Taylor triệu tập các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự chóp bu của Việt Nam Cộng hoà lại và thông báo cho họ biết rằng Mỹ sẽ xem xét đến việc leo thang chiến tranh nếu họ có thể đoàn kết với nhau và ổn định chính quyền. Chỉ vài hôm sau, câu hỏi đó được trả lời khi một nhóm sĩ quan trẻ
----------------------------------------------
(1) Cuộc họp về Việt Nam, ngày 1-12-1964, Văn kiện Johnson, Hồ sơ về cuộc họp, hộp 1.
(2) Lyndon B. Johnson, Lợi điểm (New York. 1971), tr.121.

----------------------------------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #112 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2009, 03:29:01 pm »

do thiếu tướng không quân Nguyễn Cao Kỳ và tướng Nguyễn Chánh Thi cầm đầu tiến hành một cuộc "thanh trừng" tương tự một cuộc đảo chính. Taylor điên tiết cho gọi các sĩ quan đó lại lên lớp cho họ như cách một huấn luyện viên nói với một nhóm tân binh. Có lẽ tiếng Pháp của ông ta có vấn đề, ông ta đặt câu hỏi này với vẻ châm chọc, bởi vì các sĩ quan rõ ràng không hiểu mệnh lệnh của ông ta về việc ổn định tình hình. ông ta tức giận nói thêm: "Bây giờ các ông đã làm cho tình hình thực sự rối loạn. Chúng tôi không thể cưu mang các ông mãi nếu các ông cứ làm ăn như thế này" (1).

Về sau Taylor nhớ lại, những lời quở trách nghiêm khắc này đã làm cho một số người cười "xấu hổ" nhưng rồi cũng chẳng có kết quả gì hết (2). Cuối cùng, cánh quân sự cũng đồng ý hợp tác với các chính trị gia dân sự để thành lập một chính phủ mới, nhưng các lãnh tụ Phật giáo không tham gia, mà họ lại mở các đợt biểu tình, tuyệt thực và tự thiêu ngày càng mang tính chất chống Mỹ. Những người phản đối đã công khai đòi Taylor từ chức và vào cuối tháng 1, 5.000 học sinh, sinh viên đã lục soát thư viện của cơ quan thông tin Mỹ tại Huế. Tin đồn về các âm mưu đảo chính ầm ĩ suốt cả tháng đó, còn các quan chức Mỹ lo ngại rằng, từ tình hình rối loạn này sẽ xuất hiện một chính phủ mới muốn thương lượng với Việt Cộng và Bắc Việt Nam một khi Mỹ rút ra. Trong lúc đó, Việt Cộng đã đánh tan
---------------------------------
(1) Trích trong Neil Sheehan, đã dẫn. Văn kiện Lầu Năm góc được Thời báo New York công bố, New York, năm 1971, tr.371-381.
(2) Maxwell D.Taylor, Thanh gươm và Lưỡi cày, New York, năm 1972, tr.330.

----------------------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #113 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 11:08:31 am »

hai đơn vị tinh nhuệ của Nam Việt Nam trong những trận đánh lớn. Cùng với những báo cáo cho biết các đơn vị chính quy Bắc Việt Nam đang tiến vào Nam, những thất bại này càng khiến cho người ta thêm sợ rằng đối phương đã quyết định mở một cuộc tấn công tổng lực mà quân đội Việt Nam Cộng hoà không thể chống đỡ. Taylor lo sợ cảnh báo: "Không hành động tích cực bây giờ tức là chấp nhận thất bại trong tương lai không xa" (1).

Vào cuối tháng 1, đa số cố vấn của Johnson cho rằng tình trạng bất ổn kéo dài ở miền Nam đòi hỏi Mỹ phải ném bom miền Bắc. William Bundy cho rằng, cuộc ném bom có thể không có tác động quyết định đối với cuộc chiến tranh, nhưng "ít nhất nó cũng đem lại một hy vọng mong manh là sẽ thực sự cải thiện được tình hình Nam Việt Nam". Quan trọng hơn, sự sụp đổ trông thấy ở Nam Việt Nam làm sáng tỏ rằng, nếu cứ tiếp tục chính sách hiện tại thì chỉ có thể dẫn đến "thất bại thảm hại mà thôi". Trợ lý bộ trưởng quốc phòng John McNaughton chỉ rõ, dù cho Mỹ không thể giữ miền Nam Việt Nam nhưng nếu họ "tích cực đến cùng" chứ không đơn thuần chấp nhận thất bại thì họ sẽ chứng tỏ là mạnh hơn trong con mắt đồng minh cũng như kẻ thù. Chưa có một quyết sách chính thức nào nhưng vào Cuối tháng 1, phần lớn các quan chức trong chính quyền Mỹ đều thống nhất rằng, Mỹ phải chớp lấy cơ hội đầu tiên để thực hiện những trận ném bom và sau đó "thăm dò" trước một chiến dịch ném bom
----------------------------------------
(1) Johnson, Lợi điểm, tr.122.
-----------------------------------------
kéo dài chống Bắc Việt Nam (1).

Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #114 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 11:09:33 am »

Thời cơ đó chẳng bao lâu đã tới. Ngày 6-2, các đơn vị Việt cộng đã tấn công một doanh trại lính Mỹ ở Pleiku và một căn cứ không quân gần đó, tiêu diệt 9 lính Mỹ và phá huỷ 5 máy bay. Tối hôm đó, sau khi một cuộc họp bàn kéo dài chưa đến 2 giờ đồng hồ, chính quyền Mỹ đã quyết định trả đũa. Chỉ có thượng nghị sĩ Mansfield là phản đối vì cho rằng, Mỹ có thể khiêu khích can thiệp, nhưng tổng thống Johnson đã thô bạo bác bỏ lập luận của Mansfield. Với vẻ mất bình tĩnh, ông ta thốt lên: "Chúng ta giấu súng trong áo choàng và cất bom trong kho đã quá lâu. Tôi không thể đề nghị binh lính Mỹ đi sang đó tiếp tục chiến đấu mà một tay quặt ra sau lưng" (2). Tổng thống Mỹ ra lệnh thực hiện ngay kế hoạch "Hoả tiễn", một kế hoạch trả đũa mà hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã vạch ra. Cuối ngày hôm đó và ngày hôm sau, máy bay Mỹ đánh vào các vị trí quân sự của Bắc Việt Nam ở ngay bên kia vĩ tuyến 17.

Ngày 10-2 khi quân Việt Cộng tấn công một khu cư xá của lính Mỹ tại Quy Nhơn thì tổng thống Mỹ lại ra lệnh thực hiện một loạt các trận không kích dữ dội hơn.

Trong chưa đầy 48 tiếng đồng hồ, chính quyền Mỹ đã đi từ những trận đánh trả đũa sang một chương trình ném bom liên tục, tăng dần vào Bắc Việt Nam. McGeorge Bundy từ Việt Nam trở về sau các trận đánh ở Pleiku nói: "Nếu Mỹ không hành động gì thì không tránh khỏi thất
----------------------------------------
(1) Bundy gửi Rusk, ngày 6-1-1965, Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), quyển III, tr.685.
(2) Johnson, Lợi điểm, tr.125.

-----------------------------------------
bại, không phải là trong vài tuần, vài tháng mà trong vòng một năm hay khoảng như vậy". ông ta và McNaughton, người đã cùng Bundy sang Việt Nam, đòi thực hiện ngay chính sách "trả đũa kéo dài" chống miền Bắc.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #115 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 11:10:23 am »

McNaughton thừa nhận rủi ro nhưng lý luận rằng, "nếu so đo tính toán về cái giá phải trả khi thất bại" thì chương trình ném bom sẽ "rẻ mạt hơn" và thậm chí nếu nó không xoay chuyển được cục diện thì "giá trị của nỗ lực này" cũng còn lớn hơn "cái giá phải trả" (1). Ngày hôm sau, chính quyền Mỹ không tranh cãi gì thêm và bắt đầu "Chiến dịch Sấm rền", một chiến dịch từng bước tăng cường các trận không kích theo như đề nghị của Bundy và McNaughton.

Chính quyền Mỹ không chân thật khi giải thích cho công chúng Mỹ lý do và ý nghĩa của quyết định ném bom Bắc Việt Nam. Các phát ngôn viên từ tổng thống trở xuống đều biện bạch rằng, các trận không kích là để "trả đũa" các trận tấn công ở Pleiku và phủ nhận không hề có thay đổi cơ bản gì trong chính sách của Mỹ về Việt Nam. Nhưng rất rõ ràng là Pleiku chỉ là cái cớ chứ không phải là nguyên nhân của quyết định tháng 2. Khả năng Nam Việt Nam sụp đổ dường như rất thiết yếu để thực hiện một chính sách mà các quan chức Mỹ đề nghị đã hơn hai tháng qua. Do vậy vấn đề chỉ là tìm thời cơ thích hợp để biện minh cho các biện pháp mà chính quyền Mỹ đã thực hiện. Sự kiện Pleiku đã mang lại thời cơ đó, dù Mỹ dễ dàng có thể kiếm bất kỳ một sự việc nào khác nữa để tạo cớ. Sau này,
-------------------------------------------
(1) Đã dẫn, tr.127-128.
--------------------------------------------------------------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #116 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 11:10:56 am »

McGeorge Bundy nhận xét: "Sự kiện như Pleiku thì đầy rẫy ở miền Nam" (1). Mặc dù nhiều người trong chính quyền Mỹ phủ nhận, song những quyết định hồi tháng 2 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến tranh. Việc bắt đầu những trận ném bom thường xuyên đã vượt xa những trận đánh "trả đũa" hạn chế kiểu "ăn miếng trả miếng" sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ và tạo nên một lập luận định sẵn để tiếp tục leo thang nếu cần thiết.

Thực vậy, ngay khi "Chiến dịch Sấm rền" bắt đầu thì đã có nhiều sức ép đòi mở rộng nó. Những trận ném bom đầu tiên đạt ít kết quả khiến Taylor kêu ca rằng, "sấm rền" chẳng qua chỉ là "một vài tiếng sấm lẻ tẻ" và đề nghị "tăng cường độ" các cuộc không kích đánh phá Bắc Việt Nam (2).

Thông tin tình báo cho thấy tình hình quân sự ở Nam Việt Nam đang xấu hẳn đi và với nhịp độ này thì chỉ trong 6 tháng chính quyền Sài Gòn sẽ chỉ còn lại những ốc đảo nhỏ nằm tại các tỉnh lỵ. Ngay từ đầu, Johnson đã khẳng định sẽ duy trì sự kiểm soát của cá nhân ông ta đối với cuộc chiến tranh bằng không quân; ông ta từng khoe khoang: "Thậm chí họ không thể ném bom ngay cả một nhà vệ sinh nếu không được tôi phê duyệt"(3). Nhưng trước những lời báo động khẩn cấp này, tổng thống Mỹ đã cho phép leo thang từng bước chiến dịch ném bom và nới lỏng các hạn chế đối với việc thực hiện chiến dịch này. Ông ta cho phép dùng bom napan để đảm bảo sức huỷ diệt lớn
---------------------------------------------
(1) Trích trong Anthony Lake, tái bản, Di sản Việt Nam, New York, năm 1976, tr.183.
(2) Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), quyển III, tr.335.
(3) Westmoreland, Báo cáo của người lính, tr.119.

----------------------------------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #117 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 11:11:33 am »

hơn và phi công được quyền đánh các mục tiêu dự phòng trong trường hợp không tấn công được các mục tiêu lúc đầu mà không cần phải xin phép. Vào tháng 4, các phi công Mỹ và Nam Việt Nam đã thực hiện 3.600 phi vụ đánh vào các mục tiêu của Bắc Việt Nam. Cuộc chiến tranh không quân đã nhanh chóng phát triển từ một nỗ lực rời rạc, ngập ngừng sang một chương trình đều đặn và quyết tâm.

Cuộc chiến tranh bằng không quân mở rộng cũng tạo cớ để đưa các đơn vị bộ binh đầu tiên của Mỹ vào Việt Nam. Dự đoán Việt cộng sẽ tấn công vào các căn cứ không quân Mỹ để trả đũa "Chiến dịch Sấm rền", vào cuối tháng 2 Westmoreland đã khẩn thiết đề nghị đưa 2 tiểu đoàn hải quân lục chiến vào bảo vệ căn cứ không quân Đà Nẵng.

Tuy công nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ căn cứ không quân này, nhưng Taylor tỏ ý rất lo ngại về tác động lâu dài mà đề nghị của Westmoreland có thể gây ra. Ông ta chất vấn liệu các lực lượng lính chiến Mỹ có được huấn luyện đầy đủ để đối phó với chiến tranh du kích ở vùng rừng rậm châu Á hay không, và cảnh báo rằng việc đưa vào những lực lượng như vậy sẽ chỉ khuyến khích quân đội Việt Nam Cộng hoà ỷ lại và đẩy trách nhiệm quân sự sang cho quân Mỹ. Quan trọng hơn, việc đưa vào một số quân chiến đấu dù nhỏ nhưng có nhiệm vụ cụ thể, hạn chế sẽ vi phạm luật lệ chiến đấu trên bộ mà Mỹ đã tuân thủ nghiêm túc từ khi cuộc chiến tranh Đông Dương bắt đầu, và một khi đã thực hiện nhiệm vụ bước đầu thì "rất khó khăn để giữ kiên định đường lối ban đầu" (1).
------------------------------------------
(1) Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), quyển III, tr.418.
------------------------------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #118 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 11:12:11 am »

Những ý kiến phản đối của Taylor về nhiều mặt có tính chất tiên tri, nhưng chúng chẳng được ai chú ý. Nhu cầu dường như rất thúc ép và cấp bách, còn sự cam kết lại quá nhỏ bé, đến mức quyết định được đề ra thường xuyên và chẳng bàn bạc gì nhiều về hậu quả của nó. Sau chưa đầy một tuần tranh cãi qua quýt, tổng thống Johnson đã chuẩn y đề nghị của Westmoreland và ngày 8-3, hai tiểu đoàn hải quân lục chiến với trang bị đầy đủ kèm theo xe tăng và lựu pháo 203 li đã ầm ĩ đổ quân xuống bờ biển gần Đà Nẵng với sự đón tiếp nồng nhiệt của các quan chức Nam Việt Nam. Đó là sự khởi đầu vui vẻ đầy mỉa mai cho cái mà sau này trở thành một trải nghiệm đớn đau của cả Mỹ và Nam Việt Nam.

Như Taylor đã tiên đoán, một khi đã tiến bước đầu thì rất khó để giữ vững đường lối đã định ra trước đây. Được báo động về việc quân đội Việt Nam Cộng hoà quá chậm chạp trong việc xây dựng lực lượng và nỗi sợ hãi về một cuộc tấn công lớn ở Tây Nguyên của Việt Cộng, giữa tháng 3 Westmoreland kết luận rằng, nếu như Mỹ muốn tránh thảm hoạ ở Việt Nam thì "không có giải pháp nào khác ngoài việc phải nhúng tay thực sự vào" (1). Do đó Westmoreland đề nghị đưa ngay vào Việt Nam 2 sư đoàn lục quân Mỹ, một vào Tây Nguyên và một vào khu vực Sài Gòn. Hội đồng tham mưu trưởng liên quân đã tán thành mạnh mẽ đề nghị của Westmoreland. Vốn từ lâu đã mất bình tĩnh trước thái độ thận trọng của chính quyền Mỹ và sốt sắng muốn gánh toàn bộ trách nhiệm đối với cuộc
---------------------------------------------
(1) Westmoreland, Báo cáo của người lính, tr.126.
----------------------------------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #119 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 11:12:48 am »

chiến tranh Việt Nam, họ thậm chí còn vượt cả Westmoreland vì đã thúc ép triển khai tới 3 sư đoàn để sử dụng trong các trận tấn công chống quân Việt cộng.

Lúc này, chính quyền Mỹ nhận thấy họ đã rơi vào thế "tiến thoái, dừng lại đều khó khăn" như McNaughton dự đoán. Trước đây, họ đã kiên quyết gạt bỏ các phương án rút ra, hoặc tiến hành chiến tranh bằng không quân với quy mô lớn đánh phá Bắc Việt Nam. Dường như đến giữa tháng 3, chính quyền Mỹ nhận thấy chiến dịch ném bom hạn chế thực hiện vào tháng 2 không đem lại kết quả tức thì và những lời báo động khẩn thiết của Westmoreland làm nảy sinh nỗi lo là nếu không tiếp tục hành động thì có thể khiến Nam Việt Nam sụp đổ. Do đó nhiều quan chức trong chính quyền Mỹ đã miễn cưỡng kết luận rằng, chẳng có cách nào khác là đưa bộ binh Mỹ vào Nam Việt Nam.

Mặt khác, họ đánh giá đầy đủ những hậu quả chính trị trong nước có thể có nếu thực hiện một cam kết như Westmoreland đề nghị. Mặc dù lúc này Taylor đã cảnh báo rằng nếu đưa bộ phận lớn quân Mỹ vào vùng cao nguyên sẽ dẫn đến những tổn thất nặng nề, thậm chí có thể dẫn tới một "Điện Biên Phủ" của Mỹ.

Chính quyền Mỹ đã giải quyết thế "tam nan" này bằng một sự thỏa hiệp: Bác bỏ đề nghị của Westmoreland và các tham mưu trưởng liên quân, nhưng vẫn đồng ý đưa vào nhiều lực lượng bộ binh và mở rộng nhiệm vụ của chúng.

Tại một hội nghị được tổ chức tại Honolulu vào cuối tháng 4, McNamara, Taylor và các tham mưu trưởng liên quân đã gác lại những bất đồng và thống nhất về một chiến lược ứng biến nhanh với mục tiêu "bẻ gãy ý chí của Việt Nam Dân chủ cộng hoà và Việt cộng bằng cách tước đi thắng lợi mà họ đang cố giành". Chiến dịch ném bom sẽ được duy trì ở "nhịp độ hiện tại" trong 6 tháng đến 1 năm. Nhưng các đại biểu dự hội nghị này đều nhất trí, theo lời của McNamara, là chỉ riêng ném bom "sẽ không được việc" (1).

Do đó, họ quyết định điều tới Việt Nam thêm 40.000 lính bộ binh Mỹ nữa. Lực lượng này sẽ không được sử dụng tại cao nguyên hoặc sẽ giao cho chúng một nhiệm vụ không hạn chế như chủ trương của Westmoreland và các tham mưu trưởng liên quân, mà sẽ được sử dụng trong "chiến dịch căn cứ lõm" đầy thận trọng do Taylor đề xuất. Triển khai ở các các vùng lõm quanh các căn cứ lớn của Mỹ, dựa lưng vào biển, các lực lượng này được phép hoạt động tác chiến trong bán kính 80km từ các khu căn cứ của chúng.

Chính quyền Mỹ hy vọng việc đưa lực lượng quân Mỹ hạn chế như  vậy vào Việt Nam sẽ đủ để ngăn đối phương đánh một đòn đo ván và như vậy cho phép có đủ thời gian để Việt Nam Cộng hoà xây dựng lực lượng và để chiến dịch ném bom gây tổn thất lớn cho Hà Nội. Mặc dù những quyết định tháng 4 còn dưới mức lực lượng mà giới quân sự đề nghị, nhưng chúng đã vượt xa mục tiêu ban đầu là bảo vệ căn cứ và đánh dấu một bước quan trọng tiến tới việc Mỹ dính líu quy mô lớn vào cuộc chiến tranh trên bộ.

Chiến lược mới đã chuyển trọng tâm từ cuộc chiến tranh bằng không quân chống Bắc Việt Nam sang cuộc chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, vàt bằng việc thông qua chiến
----------------------------------------
(1) McNamara gửi Johnson, ngày 21-4-1965, Văn kiện Johnson, Hồ sơ An ninh Quốc gia, Hồ sơ đất nước: Việt Nam, hộp 13.
----------------------------------------
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM