Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 04:02:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích (phần III)  (Đọc 243519 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Ural 375D
Thành viên
*
Bài viết: 20


« Trả lời #360 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2017, 08:33:58 am »

- Nhân danh Trưởng Phóng tác chiến Quân chủng phòng không, tôi không phổ biến, không chấp hành lệnh này của Đại tướng Văn Tiến Dũng...
Người lính chân chính
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #361 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2017, 09:33:42 am »

Kỷ luật là sức mạnh của quân đội: Đó là người lính vô kỷ luật!
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Hai, 2017, 05:54:04 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #362 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2017, 09:56:24 am »

     
        Về nhảy dù của người lái trong không chiến

        "... Tôi vừa cải máy bay bằng với góc xuống khá lớn theo số một thì đã thấy tiếng: Rầm!

        Tôi ngất xỉu, không còn biết gì nữa. Mọi động tác tiếp theo để nhảy dù ra khỏi máy bay có lẽ chỉ là phản xạ đã được tập luyện thành thói quen khi gặp nguy hiểm. Tôi chỉ tỉnh lại sau đó vài phút, khi đã treo lơ lửng dưới chiếc dù cứu sinh ở độ cao 2000- 3000m. Xung quanh yên ắng đến khó tả, thỉnh thoảng có tiếng chiu, chiu, rít rít và tiếng gió lồng lộng. Tôi mở mắt định thần và xác định được ngay tình thế khó chịu của mình: thân xác treo rũ rượi trên hệ thống dây bảo hiểm của chiếc dù!

        ... Tôi lại ngất vì quá mệt mỏi và bị sốc nặng vì căng thẳng thần kinh từ cú nhảy dù ở tốc độ lớn gần 1000 km/h. Cú phóng lên của ghế dù từ máy bay gây ra một xung gia tốc tói vài chục lần trọng lượng, tôi như viên đạn trên nòng đại bác vọt lên, ra khỏi ca bin thì gặp ngay luồng gió - tốc độ bay của máy bay tạo nên. Liên tục hai cú giật kinh hoàng và một cú đẩy mạnh tiếp theo của quả tên lửa dọc theo ghê đưa phi cồng lên thêm độ cao 45-50m nữa thì dù phụ 1 và 2 mới thoát và tách tôi khỏi ghẽ để chiếc dù mồi kéo chiếc dù chính của phi công mở ra, làm giảm tốc độ rơi xuống đất lúc. Có lẽ tốc độ rơi của dù lúc này khoảng 5-7m/ giây tức vào khoảng 20-25 km/h. Tôi đoán vậy.

        Tôi cứ lơ mơ trong tiếng gió lồng lộng cho tới tận tối muộn tỉnh dậy mấy mươi giây thì thấy trời tối bưng và nhớ lại hình ảnh lúc tôi tiếp đất không chủ động nên bị va đập vào sườn đồi, rồi lại xỉu đi".
(Trích Lính Bay - Phạm Phú Thái tr. 12-13)


        Để chiếm ưu thế trong không chiến, máy bay thường cố gắng bay nhanh nhất có thể (MiG 21 có thể tới 600 - 700m/s). Trong buồng lái, người lái được vỏ máy bay che chở nên không bị ảnh hưởng của khối không khi tốc độ cao ngược chiều. Nhưng khi gặp trường hợp khẩn cấp phải nhảy dù, ngay khi phóng khỏi buồng lái, không khí sẽ ập vào người lái với tốc độ kinh hoàng (bằng với tốc độ máy bay tại thời điểm ấy).

        Xin hỏi bác Phicôngtiêmkích là điều ấy có nguy hiểm không? Nếu nguy hiểm thì người ta áp dụng những kỹ thuật nào để bảo vệ người lái? Tình huống buộc bác nhảy dù trong không chiến là như thế nào, có giống như bác Thái mô tả không? Sao có lắm dù cho phi công thế và chúng dùng để làm gì ạ?
Logged

anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #363 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2017, 05:26:10 pm »

Ngày 17-2-1979 mãi luôn để lại 1 ký ức nhức nhối, đau đớn trong lòng những người lính thời ấy. Cảm giác bị phản bội, bị đâm chí mạng sau lưng không thể nào quên được đến khi nhắm mắt.
Ngày ấy, quân Thông tin bọn em sau hàng tháng trời căng thẳng trực báo động cấp 1 thì được lệnh hạ cấp về cấp 2, nghĩa là được nghỉ ngơi, được đi tranh thủ… Thế mà ngay hôm sau TQ đánh ta…
Đại tá Quách Hải Lượng nguyên Trưởng Phòng tác chiến của Quân chủng Phòng không kể:
… Hôm 16/2/1979 tôi (Ô Lượng) được giao phổ biến phương án tác chiến cho các đồng chí Sư đoàn trưởng và lãnh đạo quân đoàn thì nhận được lệnh của Đại tướng Văn Tiến Dũng hạ lệnh báo động xuống cấp 2. Đối với Quân chủng Phòng Không, về cấp 2 tức được đi phép, không sẵn sàng chiến đấu nữa...
Hôm 16/2/1979 tôi được giao phổ biến phương án tác chiến cho các đồng chí Sư đoàn trưởng và lãnh đạo quân đoàn thì nhận được lệnh của Đại tướng Văn Tiến Dũng hạ lệnh báo động xuống cấp 2. Đồng chí Nguyễn Xuân Mậu, chính ủy Quân chủng lúc bấy giờ bảo tôi: - Phổ biến cho anh em để anh em chấp hành. Tôi trả lời: - Nhân danh Trưởng Phóng tác chiến Quân chủng phòng không, tôi không phổ biến, không chấp hành lệnh này của Đại tướng Văn Tiến Dũng...
- Lệnh của Đại tướng anh không chấp hành không được. Anh phải làn thế nào chứ! Tôi trả lời đồng chí Nguyễn Xuân Mậu: - Báo cáo anh, những sân bay của Trung Quốc cách ta có 7 phút bay, nếu ta cho Quân chủng hạ cấp báo động thì không chống kịp Trung Quốc. Với tư cách Trưởng Phòng tác chiến, tôi không chấp hành.
Đồng chí Mậu bảo tôi hỏi lên Cục Tác chiến, mấy anh em trực ban trên đó đều là bạn cũ... nói: - Mày  có chấp hành lệnh của Đại tướng không? Tôi trả lời: không chấp hành. Tôi đề nghị cho gặp Đại tướng Văn Tiến Dũng... Tôi được báo lại: Đại tướng hạ lệnh xong đi Cămpuchia rồi. Tôi sững sờ! Tại sao hạ một cái lệnh ghê gớm như thế xong bỏ đi Cămpuchia. Tôi không gặp được ai để khiếu nại.
Phó chủ nhiệm chính trị Quân chủng sang gặp tôi, anh Phạm Hồng Liên bảo tôi: ông Lượng ơi, ông phải viết cái lệnh cho anh em nghỉ ngơi chứ, để tôi cho anh em đi phép. Bên kia anh Đào Đình Luyện đã cho anh em phi công đi phép rồi. Tôi trả lời: kệ anh Luyện... Ta không về cấp 2, phải sẵn sáng chiến đấu.
Đồng chí Nguyễn Xuân Mậu là một người chín chắn, kín kẽ nói: Thôi, Lượng nói miệng với anh em không được viết thành lệnh, tình hình như thế nên cho anh em nghỉ ngơi tại trận địa...
Đó là buổi chiều 16/2/1979. Sáng hôm sau khi Trung Quốc tấn công trên toàn tuyến, đồng chí Chính ủy Nguyễn Xuân Mậu và Tư lệnh Hoàng Văn Khánh đi khoe với toàn quân: Chỉ có Quân chủng Phòng không không về cấp 2...
Anh Phicongtiemkich khi đó đang là cán bộ chỉ huy F KQ, anh có thể cho biết KQ đã ứng sử như thế nào khi đó?



Bài này do Phạm Viết Đào viết, mà trong các clip chính ông ấy đưa lên về phỏng vấn đại tá QHL em chưa tìm được clip nào có nội dung như bài, thế mới lạ.  Grin
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #364 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2017, 09:39:29 pm »

Chào các đồng đội !
Mới bận có mấy ngày không về thăm nhà mà thấy các đồng đội hỏi han tíu tít quá. Tôi xin trả lời những gì mà tôi biết, còn những gì mà lơ mơ hoặc không rõ thì đành chịu. "Biết thì thưa thốt, mà không biết lại có khi dựa cột ... ăn đạn !".
Trước hết về câu hỏi của meomunchamchap. Tôi đã hỏi nhiều người liên quan đến 2 loại máy bay MiG-17 và MiG-19 thì nhìn chung thế này : MiG-19 thôi không sử dụng vào cuối năm 1979 đầu 1980, còn loại MiG-17 thì đến năm 1982-1983 vẫn còn bay trong trường Không quân Nha Trang, sau đó mới dừng hẳn. Chính xác ngày tháng thì tôi sẽ tiếp tục "truy lùng" và báo cáo sau.
Về chuyện chiến tranh biên giới phía Bắc thì thời điểm ấy tôi không phải là cán bộ F, mà chỉ là Tham mưu phó E KQ 927 thôi. Chính vì vậy nên "nội tình" những chuyện kia thế nào thì tôi chịu. Chỉ biết sau ngày 17-2 thì tôi được điều lên Quân khu 1, ở cạnh Tư lệnh Đàm Quang Trung, vài ngày sau thì Tư lệnh giao nhiệm vụ cho tôi về Quân đoàn 5, nơi Tướng Hoàng Đan đang chỉ huy để làm nhiệm vụ giúp cho Tướng Hoàng Đan về nhiệm vụ của KQ và sẵn sàng chỉ huy các lực lượng KQ đánh trả. Khi ấy, trên sân bay Đa Phúc, tất cả các loại máy bay của ta, máy bay chiến lợi phẩm từ miền Nam ra đều đeo bom đạn sẵn sàng chờ lệnh cất cánh. Tôi ở SCH cùng Tướng Hoàng Đan cho đến hết tháng 2, sang tháng 3 thì tôi được triệu tập về Trung đoàn 927 ở Kép, và rồi, cuối tháng 8 năm ấy lại được gọi về Sư đoàn để nhận nhiệm vụ lên Yên Bái thành lập Trung đoàn mới - cái Trung đoàn ở Đồi Cọ ấy !

Việc nhảy dù của tôi khác anh Thái bởi tốc độ và độ cao của tôi khi nhảy khác anh ấy, nhưng tựu trung lại, tôi hoàn toàn tỉnh táo từ đầu tới cuối, không hề bị choáng hoặc bị ngất như anh Thái. Chính vì vậy mà chỉ sau một thời gian rất ngắn là tôi lại tham gia trực chiến và xuất kích chiến đấu. Các loại dù bố trí trong ghế dù thì như anh Thái nói : đầu tiên, khi giật cần phóng ghế thì nắp buồng lái được các viên đạn nổ, đẩy bật lên không trung, đồng thời kéo luôn dù mồi ra và dù mồi lại kéo các dù khác. Đấy là ở trên độ cao trên 4000 mét thì mọi thủ tục diễn ra tuần tự như thế. Nếu ở độ cao thấp thì hầu như tất cả diễn ra rất nhanh và dù chính sẽ được mở ngay tắp lự, ví dụ như nhảy dù ngay trên đường cất hạ cánh khi gặp sự cố chẳng hạn. Có lẽ về vấn đề này, trong phần 1 của tôi, Huyphongssi đã trả lời hộ rất cặn kẽ rồi, có cả hình ảnh để minh họa nữa. Nếu có đồng đội nào muốn tìm hiểu cụ thể thì xem ở đó nhé.
Tôi xin trình bày sơ bộ như vậy. Ngày mai tôi có việc phải "Nam tiến" mất dăm ngày, khi nào trở lại, tôi lại sẵn sàng hầu chuyện các đồng đội tiếp !
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #365 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2017, 04:41:46 pm »

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=30100.msg508832#msg508832

Thi xong lý thuyết, chúng tôi học nhảy dù trước khi vào học bay. Chuyện nhảy dù biết bao nhiêu điều đáng nói, đáng kể. Tập nhảy từ bục cao xuống để học cách tiếp đất, tập điều khiển dù và tập phóng ghế dù thì không nói làm gì, nhưng khi đeo dù vào người, trèo lên máy bay để nhảy ra thì đúng là lắm chuyện. Máy bay “cõng” chúng tôi lên độ cao khoảng 800m. Bọn tôi rất hồi hộp, mặc dù biết rằng dù thế nào cũng mở nhưng vẫn thấy sợ. Sợ vì lần đầu tiên được lên máy bay, lần đầu tiên thả người rơi trong khoảng không... nhiều thứ lắm, nhưng có một điều trong chúng tôi hầu như ai cũng nghĩ như ai, đó là lòng tự trọng của dân Việt Nam. Phải nhảy, sợ hãi rồi tính sau. Khi đèn hiệu trên máy bay báo là chúng tôi đứng lên. Cửa máy bay mở, thế là chúng tôi lao ra. Anh thì lao cắm đầu xuống như nhảy ở cầu bơi, anh thì nhảy rơi 2 chân như nhảy ở đông rơm, anh thì mặt quay đằng trước, anh quay đằng sau... loạn xạ cả. Mọi động tác lý thuyết thầy dạy quên đâu mất. Một anh lao ra, thế là lao theo bao anh sau, thế thôi. Cùng nhảy với bọn tôi có cả các học viên của Inđônêxia, bọn họ nhiều anh sợ phát khóc, có anh giáo viên phải lôi ra cửa máy bay đạp xuống, chứ không thì không dám nhảy.

        Lao người ra khoảng không, dù mở, nhìn quanh thấy dù của các đồng đội mình tròn như những chiếc nấm trứng trong không gian, chúng tôi bắt đầu la hét vì sung sướng, gọi nhau í ới cả. Dù của chúng tôi là dù tập, không có cửa điều khiển nên gió thổi kéo chúng tôi đi tan tác mỗi người mỗi nơi. Anh nào càng nhẹ thì càng đi xa. Gấp dù xong, ôm về nơi tập trung, bọn tôi gặp nhau hân hoan như con trẻ, dẫu sao thì cũng là kỷ niệm khó quên, là dấu ấn đầu tiên khi chúng tôi gắn bó với bầu trời. Ai nhảy dù xong thì được phát một chiếc huy hiệu chứng nhận đã nhảy dù, thật tự hào vì mình cũng làm được một vấn đề gì đó rồi.


       Huy hiệu nhảy dù (do bác Phicôngtiêmkích cung cấp):




Mặt sau


Nhìn nghiêng
       Kích thước khoảng 2 x 1 cm
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #366 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2017, 05:02:46 pm »

        Bác Phicôngtiêmkích đầu năm 1972: Còn béo tốt, chưa bị kiết quệ bởi những trận không chiên ác liệt trong năm!


        Bác Phicôngtiêmkích đầu năm 2017: Rất đẹp lão, chưa chung chiêng bởi các lần nâng ly sau đó!

Logged

Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #367 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2017, 10:25:13 pm »

Tôi đã ra Bắc sau mấy ngày ở trong Nam. Trong đó, tôi có dịp gặp lại các anh từng bay trên MiG-19, rồi gặp lại anh hùng Lê Hải, người từng tung hoành dọc ngang trên MiG-17. Cũng những ngày ở trong đó, tôi đã mất một đồng đội, người cùng đoàn bay MiG-21 khóa Ba. Đó là anh Ngô Văn Phú, người từng bắn rơi Đại tá Kittinhgiơ, chuyên viên không chiến của Lầu Năm Góc. Anh ra đi rất nhanh. Trước khi vào Nam, tôi có kịp đến thăm anh khi anh nằm viện. Bấy giờ anh đã yếu nhiều nhưng không ngờ tôi không được tiễn biệt anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Thật buồn vì cứ thấy các đồng đội, các bậc đàn anh cứ vắng dần. Đành tự an ủi : "Thôi ! Quy luật của tạo hóa mà !", cũng giống như nhà thơ Thảo Phương trong "Nỗi nhớ mùa Đông" ấy - "vờ như mùa Đông đã về !"... Thật não lòng ! Mà nhà thơ Thảo Phương cũng mất rồi. Buồn thật !. Lớp thế hệ đàn anh của chúng tôi thì 3 vị tướng-3 vị anh hùng là Nguyễn Hồng Nhị, Nguyễn Ngọc Độ và Phạm Ngọc Lan thì có lẽ cũng heo hắt như ngọn đèn trước gió... Quy luật ! Quy luật ! Chẳng ai cưỡng lại được nó cả.
Mà Giangtvx lâu nay có khỏe không ? Vẫn cứ đi đi về về các vùng miền hay đã yên ổn nơi Thủ đô rồi ?
Logged
meomunchamchap
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #368 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2017, 10:12:34 am »

Chú Huy nhận ra liệt sỹ này không ạ?

[/URL]
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Ba, 2017, 10:37:59 am gửi bởi meomunchamchap » Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #369 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2017, 09:43:14 am »

Nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, xin chúc tất cả các đồng đội nữ luôn luôn mạnh khỏe, vui vẻ và hạnh phúc !
meomunchamchap thân mến !
Đây là anh Trần Hóa - tức Hai Đỏ cùng bay đoàn bay MiG-21 khóa 3 với bọn tôi. Thực ra thì anh ấy bay ở đoàn trước vì sang Liên-xô học bay trước. Anh ấy bay Iak-18 rồi MiG-17 và sau đó nhập với đoàn tôi bay MiG-21. Anh hy sinh ngày 4-2-1969. Thoạt đầu, mộ anh ở nghĩa trang Diêm Điền sau đó chuyển về nghĩa trang Ngọc Hồi. Hàng năm, tôi vẫn đến thắp nhang viếng anh ấy. Anh ấy có người bạn gái rất thân là Triệu Oanh Oanh mà chúng tôi không sao liên lạc được .
 Một việc nữa là vấn đề dừng bay của MiG-19 và MiG-17. Tôi đã gặp được người bay chuyến cuối cùng của MiG-19 là anh Phạm Cao Hà. Anh không nhớ cụ thể ngày nào nhưng vào giữa năm 1980, chuyến bay của anh từ Căm-pu-chia về là chuyến cuối cùng trong đời hoạt động của MiG-19 tại Việt Nam. Riêng MiG-17 thì tôi được tin là anh Đỗ Anh Dũng là người bay chuyến cuối cùng. Anh đã về hưu, hiện sống ở Phú Thọ. Tôi sẽ cố liên hệ và sẽ thông tin sau nhé !
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM