Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 03:18:55 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tình đồng đội ! (Phần 2)  (Đọc 202847 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #380 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2014, 10:26:49 am »

  ....

Hồn Quê
Tác giả: Nguyễn Tâm

Sông quê vắng lặng thuyền neo lái
Chiều về khói tỏa mái tranh xiêu
Đâu đây nghe tiếng sáo diều
Thuở thời niên thiếu nhớ nhiều ca dao

Quê tôi đó mẹ cha tần tảo
Đời dân nghèo rách áo sờn vai
Lưng trần mặt nám tay chai
Một sương hai nắng sắn khoai sớm chiều

Tuổi lên sáu có ai nào hiểu
Cội đa già nhành liễu cầu ao
Ngọt ngào hạnh phúc biết bao
Tình quê da diết gian lao sá gì

Hương quê đó con sông thùy mị
Chảy vào làng ngọt vị phù sa
Quê người chẳng đặng quê ta
Giữ nguyên đất tổ ông cha trọn lòng

Thiếu nhành lúa bờ đê bé bỏng
Nợ con tằm óng ả sợ tơ
Trả sao cho hết ngày thơ
Ầu ơ chiếc võng ngủ mơ một thời

Quê nghèo khó thương sao người hỡi
Giọt mồ hôi cày xới ruộng nương
Đi xa nhà nhớ vấn vương
Nhớ hàng hoa bí toả hương trước thềm

Quên sao hết mùi thơm cơm nếp
Tàu dừa khô nhóm bếp ngày mưa
Tiếng gà gáy tiếng dế trưa
Ngoài hiên bà ủ cải dưa muối hành

Hoa chanh rụng trắng trời hiu quạnh
Ngày tôi về gió lạnh tái tê
Hồn say một giấc ngủ mê
Bờ môi mặn đắng tình quê trở về

Ai xa quê một lần chưa kể
Quê hương là quả khế vàng ngon
Như hình như bóng sắt son
Còn dòng máu đỏ ta còn quê hương !


   Vâng, quê hương trong mỗi người, mỗi người con đi xa, dù có sinh ra lớn lên tại đó hay không, dù chỉ biết qua những bậc sinh thành hay dù chỉ một lần về quê, sẽ thấy cái hồn quê trong tâm thức mỗi người,  như những gì tác giả bài thơ trên đã thể hiện bằng những lời thơ ngọt ngào, đằm thắm, dung dị, thấm đẫm tình người, tình đất, tình yêu quê hương xứ sở của mình.

    ---------------------------
  
    Con sông Hồng, chảy qua rất nhiều nơi, cuối cùng đổ ra biển chính tại miền quê này, mùa nước, nó hung dữ lắm, không biết mỗi năm nuốt bao mạng gia súc và cả con người nữa.  Chúng tôi thường bị ông ngoại cấm không được ra sông chơi, chỉ được phép dạo trên bờ đê, xem thả sào diều hay thi thoảng có mò xuống cái bãi gần sông ...nhặt trứng vịt đẻ rơi. Người ta nuôi rất nhiều vịt, mỗi lần thả ở đây, vịt lại tìm búi cây để đẻ. Có hôm nhặt được hai ba quả, đem về xào với muối làm thức ăn, mặn chát.



   Cái bãi rộng ngày xưa, lưa thưa những bụi cây dại, cũng đã kín ngô khoai. Đứng nhìn sang bên sông, chợt nhớ, bên ấy, đất Nam Định, tôi cũng có một quê mang chữ ngoại nữa, đó là quê của người đã sinh ra người phụ nữ đang gắn bó cuộc đời cùng tôi. Ông ngoại của con gái rượu .



   ( Còn nữa )
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Một, 2014, 09:47:58 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #381 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2014, 04:09:36 pm »

   ....

     Trên đê đàn bò nghênh  ngang
Dưới sông bộ đội xếp hàng...đánh răng !
 Grin

   Không biết câu thơ trào phúng này có từ bao giờ, tự dưng khi nhìn thấy mấy chú bò đang đủng đỉnh gặm cỏ triền đê tôi lại nhớ như vậy.



   Mùa này, đang chuyển vụ, những cánh đồng thẳng cánh cò bay chỉ còn trơ những gốc rạ. Muốn đi tìm một cô thôn nữ nào đó đang lúi húi dưới ruộng để chụp kiểu ảnh nhưng chả thấy, vẫn chỉ thấy lũ bò nằm ngồi khắp nơi. Bọn chúng thật " duy ý chí " , chả thèm phấn đấu gì cả, chỉ chăm chăm để ý tới đám cỏ sát mặt đất kia. Mà cỏ đâu có thiếu !



   ---------------------------------

  Nay tôi lại trở về thăm quê
  Vẫn bóng cây đa, bến nước, vẫn con đò
  Vẫn hàng cây nghiêng nghiêng trong gió
  Vẫn tiếng ru hời, tôi nghe từ nhỏ
  Vẫn ráng chiều, cùng cơn gió mát bờ đê
  Lũy tre xanh xào xạc trong nắng trưa hè
  Bóng mẹ thân thương, vẫn in bóng trên đường
  Giúp tôi tìm về, thời thơ ấu của mẹ
  Tìm trong hương lúa, trong thắm tình quê hương












   ( Còn nữa )
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Một, 2014, 06:58:09 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
dapxichlo
Thành viên
*
Bài viết: 291


« Trả lời #382 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2014, 04:12:18 pm »

   kính chào toàn thể các bác -chào cụ Linhquany.
Cụ làm tôi nhớ quê quá bận 1 năm nay chưa về,cảnh làng quê đẹp quá thanh bình, tôi thích nhất cái xe của ông cậu,cái gì cũng kêu to từ cái còi thế mới hay,còn cụ cắt tóc là nguyên bản ấy thế thôi nhưng đến một lúc nào đó về mà không thấy là hỏi thăm ngay,tiếp tục đi để tôi nhớ nhà luôn một thể.
     Chúc mọi sự tốt lành
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #383 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2014, 04:27:33 pm »

   Hi hi, hồi xưa em có viết về miền sơn cước ( xứ Tuyên ) ở diễn đàn nào đấy. Để em tìm up lại, có khi bác đọc xong lại dong con xich lô của bác về Tuyên Quang ngay vì nhớ nhà và những cô sơn nữ vườn chè đêm trăng ngay ấy chứ !  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #384 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2014, 08:48:29 pm »

...Quê ngoại của tôi, huyện Kiến Xương ngày xưa  nghèo lắm, không thiếu thóc gạo nhưng cuộc sống thời bao cấp cũng thấy chả khá hơn miền ngược chúng tôi là bao nhiêu. Đó là những gì còn lờ mờ trong ký ức của tôi hồi còn nhỏ có cảm giác vậy.

 
   Đó là chuyện xưa, còn bây giờ về quê khác lắm, đường nhựa liên xã, đường bê tông liên thôn đã đầy đủ. Thậm chí, khi tôi muốn tìm lại một con đường lát gạch, theo tục lệ xưa, mỗi khi có đôi nào trong làng cưới thì góp ít gạch làm một đoạn đường, ngắn dài tùy theo điều kiện kinh tế của họ, nhưng đỏ mắt không thấy.   

      Chào LinhQuany.
     Đấy là chuyện ngày xưa. Cứ lát gạch như ngày xưa chắc trời mưa đi không nổi, xe máy đi hay bị ngả lắm. Bây giờ đường đổ bê tông cả rồi.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #385 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2014, 09:14:37 am »

   Ngày trước, khoảng năm 8x, cháu về vẫn còn thấy có một hai đoạn, mảng đường thì đúng hơn, có cả cái giếng làng to lắm, như cái ao con vậy. Nhưng giờ thì tìm cả giếng lẫn đường đi đâu hết rồi chú ạ !

   Tiếc là bác chuyên gia đồ cổ tuanb5 dạo này mải chuyện oánh nhau của xứ Ucraina quá, nếu không nhờ bác ấy kể về những câu chuyện gạch cổ này !  Grin
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Một, 2014, 09:42:42 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #386 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2014, 09:38:47 am »

   ...Cái am hay miếu nhỏ này, không biết có phải thờ Thành hoàng làng không ( miền ngược chúng tôi không có phong tục này ), nó nằm ngay trên đường từ cổng nhà bà ngoại tôi ra một đoạn. Mẹ tôi kể, ngày còn nhỏ, bà có tính sợ ma, mỗi lần đi qua đây đều ù té chạy, vì ở đây thiêng lắm, đồn rằng có người đi qua nói năng bậy bạ bị méo hết cả mồm, hoặc rơi xuống ao.



   Tiện nói đến tâm linh, ở xuôi công nhận lắm đình miếu thật, đi xóm nào cũng có nhỏ to một hai cái. Ngày rằm mùng một mùi hương phảng phất quanh đầu làng, ngõ xóm. Dưới này họ có loại hương bài, làm từ bột nghiền từ rễ cây bài, rất thơm, ngat ngát.



   Vẫn là chuyện đấy, nhưng nói về tín ngưỡng, các làng đạo xen kẽ xung quanh cũng rất nhiều, các nhà thờ đạo cái nào cũng đẹp, hoành tráng, và con gái xứ đạo nhiều cô mắt đen thăm thẳm như mắt Đức mẹ Đồng trinh Maria trong ảnh.

   Cách đây hơn chục năm, tôi suýt nữa thì ...muốn gia nhập vào xã hội Công giáo, chỉ vì lần về xuôi, gặp cô gái xã trên, nhưng thời gian có hạn, và thanh niên làng đạo họ anh hùng bất khuất lắm ! Cho nên được vài bữa đi chơi thấy không an toàn, về nghỉ cho khỏe !  Grin

    Một nhà thờ đạo.



   Năm ngoái về đúng dịp lễ Noen, họ làm những hang đá giả từ bìa các tông tạo hình với cái tích Chúa Jesu được sinh ra, thật đẹp lung linh  



   ( Còn nữa )
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Một, 2014, 10:55:48 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #387 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2014, 10:48:55 am »

   ...Quay lại chút chuyện giỗ chạp !

    Dưới quê, nếu ai đó mà là trưởng nam trong chi họ, thì cái " gánh " thờ phụng tổ tiên, lo những công việc làm đám, cỗ vất vả lắm, người nào có điều kiện còn đỡ, chứ nghèo nghèo thì mỗi lần làm giỗ, đám chắc cũng liêu xiêu luôn. Ngày trước, họ hàng anh em đến ăn giỗ, tôi để ý, người nào cũng như người nào, có một gói đường trong túi, cưới xin, thăm ốm, hay ăn giỗ đều như thế. Nay thì cái văn hóa phong bì từ thị thành đã lan về, bà con khấm khá hơn họ cũng làm theo, nhưng nhất thiết trong giỏ xách một số người, vẫn phải có gói đường.

   Mâm cỗ cơ bản trước khi đưa lên cúng :



   Có một chuyện rất vui, là ai đi ăn cỗ về, gặp người làng, họ cũng sẽ hỏi : " Cỗ nhà ấy có mấy giòa ( giò )". Vậy sao lại mấy giò ?

   Theo quan niệm, dưới vùng quê ngoại tôi thì họ phân ra cỗ to hay nhỏ phụ thuộc vào những đĩa giò. Một giò, hai giò, ba giò là số lượng những đĩa giò hay khoanh giò được cắt ra bày lên mâm ngoài các món khác, có đủ giò nạc hay giò thủ, mà giò tự làm tuyệt ngon rồi, nó không toàn bột như giò trên tôi, ăn chả thấy vị gì thơm của con lợn nuôi bao ngày tháng trong chuồng, vỗ đủ thứ thóc ngô cả. Vậy : " Cỗ nhà nóa toa ( to ) lắm ! những ba giòa ".  Grin

   Và, một chuyện nữa, ngày bé tôi không hiểu, rất không hài lòng với các chị các bà, là thấy họ đi ăn cỗ thủ một cái túi nilon nhỏ. Đến đó ngồi vào mâm chỉ húp tý nước canh hay ăn cái gì đại loại là không mang về được, còn đâu tống vào túi mang về cho chồng con. Đâm ra thằng ở nhà nằm khểnh cũng có cỗ ăn. Nay nghĩ thật thương làm sao, những người phụ nữ đảm đang, làm lụng vất vả một nắng hai sương góp phần làm ra hạt thóc, củ khoai quê ngoại tôi, có miếng ngon cũng không ăn một mình, vẫn nhớ đến đức ông chồng đáng kính và những đứa con thơ mà mang phần về...

   Cũng chính vì chuyện đám, giỗ này, mà một số bậc mày râu được dịp tụ họp để...đan quạt hay mở bát. Nó bắt nguồn từ một việc rất có ý nghĩa, hàng xóm nhà ai có công việc, thì sang giúp, đêm thức trông rạp, đồ đạc hộ, buồn buồn các bác mang bài ra đánh chắn, tổ tôm, ban đầu thì tiền đặt không đáng kể, cuối buổi họ bỏ một ít vào dưới đế đèn, gọi là hỗ trợ tiền dầu cho gia chủ. Nhưng sau này, cơn bão cờ bạc nó lan đến, thì những đêm như này trở thành ngồi sát phạt sau cho đến cháy túi. Dịp này, tôi để ý, có lẽ do chính quyền làm mạnh tay, hay do họ cũng chán mà hầu như không thấy nữa ( hay vẫn có mà tôi không biết ).

   -----------------------------

   Mâm cỗ ngả xuống, được bổ sung thêm đĩa thịt mèo .



   Ngồi một lúc, chợt nhớ ra chiều mình còn phải lên thành phố Thái Bình chơi. Lấy cớ đã say, tôi chuồn ra ngoài bờ ao, chát với mấy em ở Hà Nội, nói mình đang ngồi ...uống cà phê ở Thủ Đô !  Grin



   ( Còn nữa )
  
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Một, 2014, 06:39:31 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #388 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2014, 11:42:10 am »

   ....Thành phố Thái Bình, cái thị xã nhỏ ngày xưa, giờ thật sầm uất, đông vui nhộn nhịp. Rất tiếc là đúng dịp này, hai người CCB thời chống Mỹ là Chú Trần Phú và cô Xuânv 338 lại có công chuyện đi vắng cho nên tôi không gặp , hỏi thăm được. Mấy anh em nhênh nhang ngắm phố phường một lúc rồi rủ nhau lên tầng 10 của tòa nhà công ty Hoàng Hà uống nước, ngắm thành phố từ trên cao :



    Tuy nhà cao tầng không nhiều như các thành phố lớn khác, nhưng nhìn dáng dấp cũng thấy sự phát triển mạnh mẽ của trung tâm của một tỉnh đồng bằng, vựa thóc lớn nhất của miền Bắc .






   Cầu Bo, hiện tại thì có hai chiếc cầu Bo, một cũ , một mới, đây là cây cầu cũ. Nó gắn với câu : " Thái Bình có chiếc cầu Bo/ Có nhà máy cháo, có lò đúc môi ( muôi ) ". Không hiểu, câu ca dao đó nói điều gì, ngụ ý gì, về nền " công nghiệp " non trẻ của Thái Bình hay gợi  nhớ những khoảng khắc khủng khiếp của năm 4x,  người dân rên xiết bởi ách thống trị của thực dân, phát xít ngoại bang.



    Định hỏi đồng chí Cục trưởng Cục thống kê - lưu trữ Gúc gồ ( Google ) , xin ít số liệu chèn vào bài  viết, bắt chước các nhà báo khi viết phóng sự cho sang. Nhưng thôi, dù sao câu chuyện này chỉ là chuyện giải trí, không cần thiết !

   ----------------------------

   Đã đến lúc, tôi phải lên đường về miền tôi đang sinh sống. Chia tay mọi người, cô dì, chú bác, cậu mợ và người bà ngoại tuổi xưa nay hiếm, lay lắt như ngọn đèn treo trước gió của tôi. Bà tiễn tôi ra cửa, dặn : " Cháu có gắng cứ rảnh rỗi lại về thăm bà nhé, đưa vợ con đi cùng, bà già lắm rồi, không biết còn bao lần được gặp chúng mày nữa đây ! " . Vâng ! cụ sẽ còn thọ rất lâu, để còn chờ, đón các cháu từ khắp các miền quê xa khác về thăm. Tôi nói vậy mà lòng nao nao...

   Tạm biệt miền quê ngoại, miền quê lúa nơi tôi không sinh ra nhưng có một nửa dòng máu đang chảy trong huyết mạch. Tôi lên xe với những món quà đơn sơ, gạo nếp, gạo thơm, chiếc giò lụa, phong bánh cáy  ... , do chính bàn tay những người thân của tôi làm ra, mang lên  làm quà cho miền ngược. Hẹn gặp lại Thái Bình, năm sau con sẽ lại về thăm quê !

   Hết.



   Ghi chú : Do lười mang máy ảnh, cho nên toàn bộ ảnh em chụp bằng chiếc điện thoại Nokia N8-00. Không dám phóng lớn sợ vỡ hình,  mọi người có xem thấy bị nhỏ quá, nhức mắt xin thông cảm ! Cảm ơn tất cả những ai đã theo dõi " bút ký " Về Quê này !


« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Một, 2014, 03:02:08 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #389 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2014, 05:50:00 pm »

chú linhquany tinh thật đấy về có mấy ngày, có chút bí mật ở quê chú tồng tộc lôi ra hết còn gì Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM