Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:18:46 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tình đồng đội ! (Phần 2)  (Đọc 202722 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #330 vào lúc: 21 Tháng Tám, 2014, 09:20:59 pm »

  - Vậy sau đó sao, cô Nga ấy bây giờ ở đâu ? – Tôi nhẹ nhàng xoay cái chân Tuấn gác sang bên kia đùi cho đỡ tê mỏi, vừa hỏi.

   - Cô ấy chính là con...ông lão bán quán chiều nay đấy ! - Tuấn vùng dậy, tra điếu thuốc lào, nhả khói mù mịt xong trả lời khiến tôi thấy ngỡ ngàng : -  Thế hoá ra đấy là nhạc phụ của ông, chả chịu giới thiệu để tôi biết !

   - Tôi với Nga không đến đựơc với nhau ông ạ ! - Lại một câu nữa làm tôi chưng hửng. Định hỏi thêm nhưng cố kìm nghe tiếp câu chuyện của Tuấn.

  ***
Ông Hùng không kịp nén câu hỏi, buột mồm khiến Tuấn như chết đứng.

- Anh liệu có chăm lo được cho con gái tôi không ?

   Cái sợ nhất của Tuấn đã thành sự thật. Sau một thời gian tìm hiểu. Nga giục anh đến thưa chuyện với bố cô. Cả cái làng này đều biết bố Nga là người khó tính, cũng chỉ vì người bạn đời của ông chẳng may mất sớm, một mình ông lầm lũi nuôi Nga khôn lớn, mọi cái ông dành hết cho đứa con mà mỗi lần nhìn vào, ông thấy giống người vợ quá cố như đúc. Chả thế mà thanh niên quanh vùng nhắc đến ông đều lè lưỡi, lắc đầu “ chỗ ấy khó lắm, ông cụ cứ khư khư đứa con gái như vật gia bảo ấy! thôi đi chỗ khác cho nó nhanh”, làm Nga dến hai mấy tuổi, cái tuổi bạn bè cô cũng thành mẹ trẻ của hai ba đứa con rồi vẫn chưa lấy đựoc chồng.

   “ Cháu không ạ!” Chả hiểu sao Tuấn đáp gọn lỏn thế rồi đứng dậy, chào lễ phép ra về, nụ cười nhếch mép quen thuộc của anh làm Nga nhìn thấy như bị xoáy lưỡi dao vào trong tim.

   Nhìn cái bóng thất thểu  của Tuấn khuất dần, ông Hùng cũng thấy áy náy, muốn chạy ra gọi lại nhưng ông cũng như bị chôn chân tại chỗ.

   Sau cái đận ấy, Tuấn cố gắng né tránh Nga, anh lại xuống bè đi áp tải hàng cùng những người bạn thương binh của mình. Anh không hề biết, người đau lòng hơn cả chính là mẹ anh. Khi Nga mấy lần đến tìm, cô đã kể cho bà nghe câu chuyện.

   ***
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #331 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2014, 08:06:06 am »

   Sáu tháng trôi qua...một năm...rồi hai năm...

   Con sông Phó Đáy nước cứ cạn dần, cái nghề đi bè không còn thịnh nữa, người ta chuyển dần lên vận tải bằng đưòng bộ, do đường xá mở mang ra nhiều, thông thương thuận tiện hơn, nhanh hơn. Tuấn lại lên bờ, làm bảo vệ cho một xưởng gỗ ngay ven sông. Một tối, anh với mẹ đang ngồi ăn cơm, Nga đột ngột đi vào, lâu lắm cô không đến khiến mẹ con anh bất ngờ. “ Anh Tuấn, em muốn nói riêng với anh một chút !” sau khi xin phép mẹ Tuấn, Nga và anh ra ngoài sân nói chuyện.

   Được một lúc, Nga tức tưởi ra về. Cô vẫn chờ đợi Tuấn, nhưng cái tuổi con gái có thì, cô không đợi lâu hơn được nữa. Lâu nay, có một anh chàng bên sông  vẫn đang theo đuổi cô, bố mẹ anh ta đã đến tận nhà đánh tiếng. Cô muốn Tuấn có còn tình cảm với cô hay không, không ngờ Tuấn sắt đá đến vậy.

   Nga đi lấy chồng, tự dưng lòng Tuấn thấy hụt hẫng, dù hai năm nay, anh chưa gặp cô ngoài cái tối nói mấy câu ấy, anh muốn đến nơi nào đó thật xa cho thấy đỡ trống vắng. Nhưng hiềm còn mẹ già gần đất xa trời cần chăm sóc, bổn phận làm con, anh không thể bỏ đi được.

   Thời gian lại lặng lẽ trôi qua rất mau. Mẹ Tuấn rồi cũng qua đời, làm đám tang bà cụ xong, anh cất ngôi nhà nhỏ ven sông, chuyển tất ra ở ngoài ấy. Một lần, vô tình có việc vào trong làng, đi ngang qua nhà Nga, anh đang rảo bước nhanh thì ông Hùng chạy ra gọi anh lại. Nhìn gương mặt đầy nếp nhăn suy nghĩ cùng mái tóc ngả bạc khá nhiều, cùng những câu nói day dứt khi ông tâm sự với anh, anh buột miệng : “ Thôi, bố nhận con làm con nuôi nhé !” cũng gọn như câu hôm anh giã từ.

   Hai người đàn ông, một già, một gần già ôm lấy nhau trào nước mắt. Từ hôm đó, Tuấn có thêm người cha, ông Hùng cũng thấy đỡ cô đơn trong cảnh già hơn. Ngoài tình cha con, ông coi Tuấn như người bạn, hôm nào mà Tuấn không đến là ông bồn chồn, ngồi chờ cho tới khi anh về, mặc mâm cơm ngội ngắt. Ông bảo anh : “ Con sắm bộ đồ nghề sửa xe, bày thêm ít trà thuốc ở ngay nhà bố đây này, thôi thì...túc tắc ngày kiếm dăm ba đồng, còn hơn ngồi không ngoài đấy !” Thấy cũng hợp lý, anh cũng nghe theo. Hai bố con, hai người bạn vong niên lúc nào có khách thì làm, không thì lại bày bộ cờ tướng hay pha ấm trà chuyện vãn với nhau, chỉ khi nào Nga cùng chồng về thăm cha anh mới tế nhị tránh về nhà mình. Cuộc sống của họ cứ như vậy cho đến khi tôi vô tình gặp lại Tuấn...

   ***
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #332 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2014, 10:30:28 am »

   Nhận được điện của Tuấn tôi vội về gấp, cậu ta báo có việc hệ trọng. Muốn tôi về giúp một tay. Cái thằng, vừa đùng đùng vừa khó bảo ! mấy lần tôi bảo cậu ta lên chỗ tôi, bố trí công việc, cần thì...làm mối bà nấu cơm, tuổi cũng la đà rồi nhưng rất tốt tính, chịu khó, lỡ làng do hoàn cảnh đưa đẩy, chả chịu nghe, còn trợn mắt : “ Ông lôi tôi đi lên thành phố, tôi biết làm quái gì, khéo thành gánh nặng cho ông, vả lại, tôi còn bố ở đây nữa !” Đành chịu, nghĩ mãi không biết giúp người đồng đội cũ của mình, cũng là cách trả ơn như thế nào.

   Cuộc sống dân tình càng ngày càng khấm khá, mọi người bắt đầu hưởng thụ, chịu chơi nhiều hơn, họ đi du lịch, nơi nào càng hoang sơ, phong cảnh càng đẹp, hữu tình thì càng nhiều người đến. Một hôm, nghe thằng cháu dưới Hà Nội về kể, nó làm nghề chụp ảnh, chuyên chụp cho những đôi bạn trẻ trong các vườn hoa cải ven sông Hồng vào mùa đông kiếm bộn tiền, tôi nảy ra ý định, thuyết phục mãi Tuấn mới nghe. Tôi đầu tư mua thêm mấy mảnh đất khá rộng gần chỗ ruộng của cậu ta, sắm một cái máy ảnh, nhờ thằng cháu về chỉ bảo cho Tuấn cách chụp ảnh, mùa đông tới, khi các triền sông vàng rực hoa, hai ông con người bạn của tôi chỉ việc bán vé thu tiền cho ai muốn vào chụp, nếu họ không tự thì cậu chụp cho, hết vụ muốn trồng gì thì trồng, chỉ mấy tháng cuối năm mà Tuấn thu nhập tương đối. Tôi thấy vậy cũng yên tâm phần nào.

   Tưởng gì, Tuấn gọi tôi về để giúp chuẩn bị...cưới vợ. Tôi sửng sốt khi nhìn thấy người vợ sắp cưới của cậu ta, Nga ! đúng là Nga, dụi mắt lần nữa tôi ngó lại, đúng là cô ấy. Nhưng mà...

   Nga đã ly dị chồng, cuộc sống gia đình của cô không dễ chịu chút nào, người chồng cô lấy cho có hoá ra là người đàn ông rất chịu khó ăn chơi, anh ta chán Nga, có lẽ vậy, khi bỏ theo một cô gái khác trẻ đẹp hơn, Nga cũng không nói gì, làm thủ tục xong xuôi cô về nhà bố, bỏ lại sau bao tài sản mà mồ hôi cô đổ ra tạo dựng nên không hề tiếc nuối, may mà hai người chưa có đứa con nào ràng buộc với nhau. Còn cô và Tuấn quyết định nối lại những gì đã mất trong quá khứ, hai người quay lại với nhau như nào cô không kể nhưng tôi và mọi người đều hiểu.

   Đêm hôm ấy, sau khi rước dâu về nhà chồng xong, tôi ngồi với ông Hùng, uống như chưa bao giờ từng được uống, trong vị cay của rượu tôi như thấy có vị mặn của nước mắt, chảy vào trong lòng cùng men rượu. Tôi đã khóc vì mừng, khi thấy người bạn của tôi, cuối cùng thì đã có cuộc sống như bao người khác.

   Thi thoảng tôi đưa vợ con ghé về thăm cặp vợ chồng mới cưới nhưng không còn son trẻ ấy. Lúc họ báo tin mừng là Nga đa có mang, tôi xin nhận luôn con của họ là con nuôi sau này. Nhưng tôi lại chủ quan, khi thấy Tuấn bắt đầu có những triệu chứng đau dữ dội, do những mảnh pháo nằm trong người, mỗi khi thay đổi thời tiết, bắt cậu ta về Hà Nội cùng để khám lại, bị gạt đi “ Tôi vẫn đau thường xuyên từ trước đến nay ấy mà, đi khám làm gì cho mất việc !”, cách đây hai tháng, cậu ta lại lờ đi đề nghị tiếp theo của tôi, do bận tôi cũng quên mất...

***

   Nén nhang trên bàn thờ đã tàn, ông Hùng đứng dậy lúi húi châm thêm nén khác cho Tuấn, nhìn gương mặt người bạn lính trong chiếc khung ảnh, hơi khắc khổ nhưng hình như tươi tắn hơn mấy năm trước ngoài đời. Sực nhớ ra vội mở túi lấy gói thuốc lào Vĩnh Bảo loại ngon nhất để lên “ hãy yên nghỉ nhé, người đồng đội cũ của tôi”.


   Hết !
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
dapxichlo
Thành viên
*
Bài viết: 291


« Trả lời #333 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2014, 04:57:41 pm »

-kính chào bác pháo-chào Linhquany.
   Cụ Linhquany ơi cụ viết cái đoạn trên xe bước xuống,giống ngày tôi trở về quá cụ ạ,mẹ tôi khóc ầm ỹ cứ như tôi  ở âm phủ về thăm nhà, vì họ đồn tôi chết cụt đầu,bác pháo bảo còn thiếu rượu,nếu có thêm nồi thắng cố thì tốt,nhưng đừng thịt con ngựa của bác pháo là được.
  Chào mùa thu đã đến.
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #334 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2014, 05:29:51 pm »

Cái chú quany này viết thế mà bác đapxichlo chưa hiểu sao? tôi thì tôi biết rồi bác ạ, có mỗi tội chưa có tí men với bàn là thôi Grin Grin Grin
Logged
Tiengiao
Thành viên
*
Bài viết: 215


« Trả lời #335 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2014, 08:39:05 pm »

Ngày hôm nay CCB 313 Vĩnh Phúc đón các bác CCB 313 tỉnh Hà Giang, những đồng đội sau 30 năm mới gặp lại
Vì trang Hà Giang đã có nhiều ảnh của bác Tác, em đưa lên tình đồng đội
Không khí chuẩn bị của anh em Vĩnh Phúc



Bác Đường Minh Tuấn có lời chào mừng



Thủ trưởng là trưởng đoàn. xin lỗi em quên tên có lời cảm ơn và trao quà lưu niệm


Còn nữa, em sẽ đưa sau lên trang Hà Giang
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #336 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2014, 10:59:58 am »

YÊN BÁI DU KÝ !

   Báo cáo các bác, lâu ngày bận bịu quá chả chăm sóc nhà cửa. Đến nỗi có bác Tiến Giao đưa ảnh vào em cũng không biết, do đầu óc cứ lên mây giống thủ trưởng Pháo 47.  Grin. Hôm nay em xin pots mấy tấm ảnh vào cho Toppic đỡ lạnh lẽo.

   Số là, hội các bác CCB F 356 bên Yên Bái có gọi em sang uống rượu, chỗ anh Kim vừa mổ con ngựa bạch để nấu cao, lâu lâu tiện thể tập trung anh em đồng đội cũ  làm nồi thắng cố oánh chén luôn. Nhận lời hiệu triệu em đi ngay, chả gì thì đời em cũng chưa biết ngại vụ ăn uống nào cả !  Grin

   Cũng đã rất lâu, em mới vi vu như vậy. Thôi thì vừa đi vừa ngắm cảnh, dù sao gần hai mươi năm trước em hành quân con đường này suốt ( lúc thì về phép, lúc thì...trốn đơn vị về nhà chơi ) khi còn là chiến sĩ của trung đoàn 174 - F 316 anh hùng. Kế hoạch được vạch ra là sẽ ghé vào thăm đơn vị cũ trên đường đi, còn gặp cảnh nào đẹp ở đâu chụp ở đấy, sau này còn gửi đi hội thi nhiếp ảnh thế giới  Cheesy.

   Nào ngờ, trời phụ lòng người, hôm trước trời nắng đẹp thế mà đúng hôm nay thì nhìn nó xìn xịt, ỉu ỉu. Rất khó có được tấm hình đẹp với ánh sáng như này.

   Đây là chỗ cầu bắc qua sông Hiên, con sông ranh giới giữa tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. Và cũng là quê nhà bác dapxichlo. Mùa này nước lên xanh biếc, cuồn cuộn chảy về xuôi, chả bù mấy tháng trước em đi qua nhìn như cái vũng trâu đắm. Đang mờ ảo trong sương khói !



  
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2014, 11:36:25 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #337 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2014, 11:29:04 am »

   Con đường quốc lộ từ ngã ba Cát Lem lên tới km 24 phải nói rất khó đi. Vừa quanh co gấp khúc, đèo dốc , vừa sống trâu gồ ghề do xe tải phá đường. Đến mấy chỗ đèm đẹp định dừng lại chụp nhưng nhìn người ta đi hãi quá, đứng lễ đường khéo thằng nào ủi cho phát thì xong, cho nên em đành nén cảm xúc nghệ thuật lại, phi một mạch.

   Như dự định, đầu tiên định ghé vào trường quân y em từng học cũ. Nằm ở km 22 Đại Phạm - Hạ Hòa - Phú Thọ ( thời em ở tên là huyện Thanh Hòa ). Nào ngờ đứng cổng nhìn vào thấy toe toét đỏ một màu đất. Các dãy lớp học hội trường cùng khu nhà ở học viên bị san phẳng hết rồi. Chán chả buồn vào, em đứng ngoài chụp kiểu ảnh rồi đi luôn.



   Khu chợ Đại Phạm, ngày xưa nó nằm ngoài mặt đường, giờ họ dời vào bên trong. Trước cũng lèo tèo lắm, hôm nào không có phiên chợ thì chỉ có vài quán lá , lính tráng ngày nghỉ, có tiền ra làm vài chén rượu sắn đắng ngắt với mồi nhấm kẹo lạc, thi thoảng ăn món đặc sản chuối tiêu cùng lạc rang ở đây cho đời nó béo bùi lên chút . Cũng khu này, chỉ vì mấy cô gái mới lớn mà thanh niên cùng lính đánh nhau chí chóe ! Bọn em ra đường còn được dặn là trẻ con có hỗn với mình cũng đừng nên bạt tai chúng nó, nhỡ đánh vào con lính đấy !  Angry




   Dốc Tam Ranh, nơi phân giới của tỉnh Yên Bái và Phú Thọ, Cũng sắp đến trung đoàn 174, ngày trước trên đỉnh ngọn đồi cao vút kia là một đơn vị thông tin. Cánh lái xe thời ấy chắc vẫn nhớ khi đang ì ạch qua con dốc này hay bị mấy ông, lúc thì mặc đồ lính, lúc thì dân thường ra xin đểu ( Định viết một vụ án trấn lột nhưng em sợ amin treo lên cột lên thôi ). Bọn em sau này thành lính cũ , đôi lúc buồn buồn cũng trèo lên đây, gặp chú lính mới nào bắt úp mặt vào vách taluy đi điều lệnh mốt hai mốt .




« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2014, 11:39:07 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #338 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2014, 11:56:28 am »

   Con đường này, dẫn vào trung đoàn 192 - Sư 355, không biết giờ họ còn ở đấy không. Trước đây lính 355 thi thoảng cũng đụng độ với lính 174 khi gặp nhau. Thường là đám lính cậu trông doanh trại kia toàn thua khi xơi phải Quả đấm thép, lính 174 vốn dữ dằn có tiếng mà ! Bọn em mỗi đợt họ huấn luyện quân dự bị, hay mang quần áo, chăn màn, giầy dép cũ sang đổi cho mấy bác lính dự bị. Đằng nào họ huấn luyện xong mấy ngày phải trả lại quân đội. Một cái chăn xé đôi, các bác ấy đổi cho hai chăn mới, vì từng là lính cho nên các bác ấy hiểu lắm, chả phàn nàn tý nào. Lại có thứ quy ra rượu !



   Rẽ vào C 17 công binh, tý nữa em tưởng em đi nhầm đường, cũng như trường quân y, họ đã di chuyển nơi khác. Con đường um tùm cỏ dẫn em tới chỗ Ban chỉ huy đại đội xưa, chỉ còn là cái lều của người gác nương, khu doanh trại đã biến mất ! Chỉ còn khu đồi hay cùng mang dụng cụ gài gỡ mìn lên học cùng anh em vẫn y như vậy !



   Dưới thung lũng, thấp thoáng mái nhà, trước là nhà bếp. Mò xuống thấy đầu nhà phơi toàn bao xe, không có ai để hỏi, chắc dân họ lấy đất làm nhà ở đây rồi !



   Quay ra đường, nhìn sang nhà đối diện cổng, lúc em mới về đây, ông cụ chủ nhà bên ấy nhờ em sang tiêm hộ mấy con gà. Cứ tưởng tiêm gà như tiêm người, cho nên toàn chọc vào đùi, làm cho đàn gà ông ấy mấy hôm liền đứng trên một chân, cứ như diễn viên vũ ba lê !  Grin. Giờ đây chắc con cái ông ở, vì hai mươi năm rồi !






  
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #339 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2014, 04:41:18 pm »

   Rời khỏi C17, nói đúng hơn là nơi ngày xưa C 17 từng đóng quân, em lên chỗ C 24, bệnh xá trung đoàn 174. Nhưng cũng thất vọng không kém, vì bệnh xá cũng đã chuyển vào trong trung đoàn. Có lẽ sau này các đơn vị tập trung lại, không rải rác ra khắp nơi đóng lẫn với nhà dân như trước nữa.

   Chỗ này gần ngay mặt đường, trước kia là phòng khám bằng tranh tre, người dân đang xây đúng cái nền cũ lên một ngôi nhà. Em có một kỷ niệm rất buồn cười : Một lần trực ca ngày, trời nóng quá, trưa ngủ mặc quần đùi, gác chân lên cửa sổ. Chị y sĩ mới về nghịch ngợm lấy cọng chổi luồn vào trong quần. Khiến cho " thằng em " cứ " đội vải đi chợ " suốt. Lúc tỉnh dậy vừa xấu hổ với anh em, vừa ...tự hào với mấy ông bác sĩ già ( tầm tuổi thủ trưởng em )  Grin



   Lối xuống bệnh xá đã bị bít. Đi vào hướng cổng gác D3 vẫn nhìn thấy cái nhà Ban chỉ huy bệnh xá và nhà ăn nằm bên cạnh.



  Câu chuyện  PHIÊN GÁC ĐÊM  em đang viết dở. Chính là lấy khung cảnh cái ao cá này đây, bên kia đồi ngày trước có một số mộ liệt sĩ, do trung đoàn tạm quy tập về sau chiến tranh.



   Một câu chuyện nữa, rất là mừng, đó là khi em đứng cổng gác, mời mấy chú vệ binh hút thuốc, nhìn bao thuốc lá Thăng Long một chú từ chối, nhìn túi áo chú ấy thập thò bao thuốc Ngựa Trắng. Quả thật, quân đội ta ngày càng no đủ, hèn chi đi đường nhìn thấy nhiều bác sĩ quan có cái bụng to thế. Nói dại mà có chiến tranh xảy ra, tình huống phải " rút lui chiến thuật " không biết các bác có kịp không ?

   Con đường đến trung đoàn bộ, tìm mãi mà không nhớ nhà một chị trong câu chuyện Memai em viết chỗ nào. Cái chị mà dở dở thấy các chú lính trẻ qua thi thoảng nhảy tới đòi " khám súng ".

   Cổng trung đoàn đây. Gọi cho một anh bạn, hiện đang là một trong các sĩ quan chỉ huy, nhưng thấy nói hôm nay ngày nghỉ về nhà mất rồi. Thôi đành đứng né ra ngoài chụp một kiểu ( Khu vực quân sự, không được phép chụp ảnh ).



   Định đi thăm hỏi một số bà con ngày xưa mình quen. Chợt nhận được điện của mấy bác Yên Bái. Các bác í bẩu : " Mày mà lang thang mãi quanh đấy, nhỡ đứa nào nó mang " nhân lực " đến bắt nhận là toi đó. Lên nhanh không bọn anh chờ " .Hi hi, hồi xưa em nghiêm chỉnh lắm, nhưng thôi, cũng phải cẩn thận, nhỡ người ta nhầm thằng nào đó sang em thì bỏ mịa !  Grin
  



  
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2014, 04:59:22 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM