Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:36:19 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: V  (Đọc 3240 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 04:44:02 am »


        VŨ KHÍ SINH HỌC, vũ khí hủy diệt lớn dựa vào đặc tính gây (hoặc truyền) bệnh của vi sinh vật (vi trùng, vi khuẩn, vi rút, nấm đơn bào...) hoặc độc tố do một số vi trùng tiết ra để gây dịch giết hại (hoặc gây bệnh) hàng loạt người, động vật, thực vật. Thành phần chính gồm: đạn dược sinh học (nhồi bột hoặc chất lỏng chứa vi sinh vật, gây bệnh, khi nổ tạo ra đám mây xon khí, gây nhiễm lớp không khí gần mặt đất) hoặc thùng chứa những con vật đã nhiễm bệnh; phương tiện đưa chúng tới mục tiêu (tên lửa, pháo, khí cụ bay, tàu chiến...). VKSH có hiệu quả chiếri đấu cao (liều lượng dùng nhỏ nhưng có khả năng lan truyền trên lãnh thổ rộng), bí mật, khó phát hiện, có tác dụng lựa chọn (chỉ với người và một số động vật), khó phòng chống và khắc phục hậu quả. Nhược điểm của VKSH là có thời gian ủ bệnh (trong khoảng thời gian đó, người bị nhiễm vẫn có thể thực hiện được nhiệm vụ) nên hạn chế khả nâng sử dụng với quy mô chiến thuật. Được Đức sử dụng lần đầu tiên trong CTTG-I để gây bệnh sổ mũi ngựa. Từ 1942 Mĩ bắt đầu chế tạo VKSH. Sau CTTG-II các nước Anh, Canada, Áo... đã chế tạo loại vũ khí này. Trong cuộc chiến tranh Mĩ - Apganixtan (2001), VKSH (vi trùng bệnh than, đậu mùa...) đã được sử dụng như một loại vũ khí khủng bố dã man nhất chống nhân loại. Đã có nghị định thư Giơnevơ (1925) cấm VKSH và Công ước về cấm vũ khí vi trùng (được LHQ thông qua 1972 và có hiệu lực từ 1975). Trước đây cg vũ khí vi trùng.

        VŨ KHÍ SINH THÁI, vũ khí hủy diệt lớn làm biến đổi môi trường khí tượng và khí hậu, môi trường biển và đất liền, nhằm hủy hoại môi trường sống, vũ khí, khí tài và làm tê liệt các công trình QS của đối phương. VKST gồm: vũ khí môi trường khí tượng, tác động đến khí tượng và khí hậu gây ra lũ lụt, nóng, lạnh, khô hạn nhân tạo, làm tan hoặc tạo sương mù, làm thủng tầng ôdôn, hút bỏ dưỡng khí; vũ khí môi trường đất liền (cg vũ khí môi trường địa chấn), dùng sóng định hướng của vụ nổ hạt nhân ngầm dưới đất, tạo động đất; vũ khí môi trường biển, lợi dụng sóng gió và nội lực của biển, tạo sóng cả, sóng thần hoặc bình phong nước. VKST có uy lực rất lớn, gây sát thương từ cự li xa, đối phương khó phát hiện và dễ cho đó là thiên tai. Các nhà QS dự báo VKST sẽ ngày càng hoàn thiện và giữ vai trò quan trọng trong chiến tranh tương lai. Cg vũ khí môi trường.

        VŨ KHÍ TẬP THỂ (vũ khí nhóm, vũ khí cộng đồng), vũ khí trang bị cho một nhóm từ hai người trở lên sử dụng trong chiến đấu. VKTT đòi hỏi phải phối hợp hành động chặt chẽ giữa những người trong nhóm. Thuộc VKTT có: đại liên, trọng liên, pháo, tên lửa...

        VŨ KHÍ TÊN LỬA, vũ khí dùng tên lửa và tổ hợp tên lửa để đưa phần sát thương tới mục tiêu trên mặt đất, trên không và trên biển. Ưu điểm chính: tầm bắn xa, đầu đạn có uy lực lớn, độ trúng đích cao (tên lửa có điều khiển), cơ động trên đường bay, ít bị thương tổn. VKTL có thể được bố trí cố định hoặc trên phương tiện cơ động (khí cụ bay, tàu, xe...). Theo quy mô nhiệm vụ, có các loại: chiến thuật, chiến dịch - chiến thuật, chiến lược; theo công dụng, có các loại: phòng không, chống tăng, chống vệ tinh...; theo đầu đạn, có các loại: thông thường, hạt nhân, hóa học... VKTL xuất hiện đầu tiên à TQ (tk 10), ở Tây Âu (tk 13), ở Nga (tk 18). Vào giữa tk 19 VKTL ít được quan tâm (do sự phát triển mạnh mẽ của pháo rãnh xoắn). Sau CTTG-I và trong CTTG-II, VKTL lại được tiếp tục phát triển và ứng dụng. 1944 Đức dùng tên lửa V-l, V-2 tiến công Anh. Sau CTTG-II, VKTL được phát triển rất mạnh, đặc biệt việc dùng tên lửa làm phương tiện mang đầu đạn hạt nhân, xuất hiện vũ khí tên lửa hạt nhân, được coi là phương tiện chiến đấu mạnh nhất hiện nay.


1. Giàn pháo phản lực BM-13; 2. Tên lửa chống tăng;
3. Tên lửa chiến lược đất đối đất; 4. Tên lửa phòng không.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 04:45:20 am »


        VŨ KHÍ THÔ SƠ, vũ khí có nguyên lí hoạt động và cấu tạo đơn giản, thường được chế tạo bằng các phương pháp thủ công, tận dụng nguyên vật liệu sẵn có, khai thác dễ dàng. VKTS thường là vũ khí tạnh hoặc hỏa khí đơn giản, thậm chí là nguyên liệu tự nhiên như gạch, đá, cành cây hoặc công cụ lao động cầm tay... VKTS xuất hiện từ khi có loài người và tồn tại đến ngày nay, được sử dụng rộng rãi trong các cuộc chiến tranh du kích. Trong lịch sử bảo vệ tổ quốc của nhân dân VN, VKTS đóng vai trò rất quan trọng.

        VŨ KHÍ THÔNG THƯỜNG, gọi chung các loại vũ khí không thuộc vũ khí hủy diệt lớn. Thuật ngữ VKTT xuất hiện trong những năm 50 của tk 20 khi QĐ một số nước được trang bị vũ khí hạt nhân. Hiện nay, VKTT vẫn phổ biến và không ngừng được hoàn thiện theo hướng tăng uy lực, tầm hoạt động, độ chính xác, độ tin cậy và giảm thời gian thao tác vận hành. Từ những năm 80 của tk 20 xuất hiện những loại vũ khí công nghệ cao dựa trên cơ sở của VKTT, trong đó một số loại được Mĩ sử dụng có hiệu quả trong chiến tranh Vùng Vịnh (1990-91), chiến tranh Nam Tư (1999), chiến tranh Apganixtan (2001) hiện vẫn đang được tiếp tục hoàn thiện, trở thành loại vũ khí chủ yếu trong chiến tranh phi hạt nhân tương lai.

        VŨ KHÍ TINH KHÔN (vũ khí trí năng, vũ khí tự hoạt), vũ khí công nghệ cao có khả năng nhận biết, tìm kiếm, tự động chọn và tiêu diệt mục tiêu không cần sự can thiệp trực tiếp của con người. Được trang bị các thiết bị dẫn, đo, dò, xử lí tín hiệu, tự động tiến hành phân tích, phân biệt và sắp xếp thứ tự ưu tiên, chọn đúng mục tiêu đánh phá trong khu vực tìm kiếm. Một số loại tiêu biểu: người máy quân dụng (có thể được trang bị vũ khí chống tăng, các phương tiện khắc phục vật cản, khí tài trinh sát, phương tiện xử lí hậu quả vũ khí NBC...); xe tãng tinh khôn (chức nâng chủ yếu: trinh sát, công kích, quét mìn...); bom, đạn tinh khôn (độ chính xác 30- 40 lẩn so với bom, đạn cùng loại ở dạng thòng thường). Từ thập kỉ 80 và 90 của tk 20, VKTK phát triển mạnh mẽ theo hai hướng: chế tạo mới hoàn toàn trên cơ sở công nghệ, kĩ thuật tiên tiến; cải tiến lắp đặt các thiết bị điều khiển (dẫn) trên cơ sở các vũ khí thông thường đã có. VKTK đã được dùng trong chiến tranh VN (1972), chiến tranh Vùng Vịnh (1990-91), chiến tranh Nam Tư (1999). Các chuyên gia QS phương Tây coi VKTK là một loại vũ khí chủ yếu trong chiến tranh tương lai.

        VŨ KHÍ TỰ ĐỘNG, gọi chung các súng và pháo có nòng trong đó việc nạp đạn lại và bắn phát tiếp theo được thực hiện nhờ năng lượng khí thuốc hoặc năng lượng khác (khồng dùng sức người). Việc tiếp đạn được thực hiện bằng cơ cấu đẩy các viên đạn lắp sẵn ổ băng, hộp hay kẹp đạn. Theo nguyên lí hoạt động, có: VKTĐ dùng năng lượng khối lùi (nòng hoặc khóa nòng), VKTĐ dùng năng lượng khí thuốc (trích khí qua lỗ khoan ở thành nòng), VKTĐ dùng năng lượng khác (điện...). VKTĐ gồm: súng tự động, pháo tự động, súng phóng lựu tự động. Súng tự động có các loại: súng ngắn tự động, súng trường tự động, tiểu liên, trung liên, đại liên... VKTĐ có tốc độ bắn cao, có thể bắn liên thanh hoặc phát một. VKTĐ xuất hiện vào nửa sau tk 19, hiện nay chiếm tỉ lệ lớn trong vũ khí thông thường hiện đại.

        VŨ KHÍ TỰ TẠO, vũ khí có cấu tạo và nguyên lí hoạt động đơn giản, dễ chế tạo ở địa phương bằng những phương pháp và phương tiện thủ công, dùng vật liệu tại chỗ, đạn dược hỏng hoặc cải tiến các loại đạn dược thu được của đối phương. VKTT có nhiều kiểu loại, vd: mã tấu, giáo, mác, kiếm, dao gãm, gậy tầm vông, cung, nỏ, chông, bẫy đá, bẫy đạn, mìn, súng ngựa trời, vũ khí phóng (đạn cối, lượng nổ, lựu đạn, bom, mìn...). Trong KCCP và KCCM, VKTT có vai trò quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong LLVT địa phương.

        VŨ KHÍ VI BA. vũ khi siêu dẫn phá hủy và sát thương mục tiêu bằng năng lượng chùm sóng vi ba. Cấu tạo gồm máy tạo sóng vi ba, anten định hướng khuếch đại sóng vi ba chụm và mạnh, các thiết bị phụ trợ khác. Chùm sóng vi ba sinh ra do máy tạo sóng vi ba công suất siêu cao, phát đi từ anten định hướng. Năng lượng tụ hợp trong chùm sóng hẹp, cường độ tập trung rất cao, truyền dẫn với tốc độ nhanh (tốc độ ánh sáng) nên nó có thể tấn công mục tiêu ở cự li rất lớn. Được sử dụng để tấn công máy bay, tên lửa đường đạn. tên lửa hành trình, vệ tinh, hệ thống C3I (chỉ huy, điều khiển, thông tin và tình báo), rađa, khí tài quang điện tử, có thể được phát đi nhiều lần nên VKVB còn dùng để tác chiến phòng không, chống tên lửa, chống vũ khí vệ tinh...; một loại vũ khí phi sát thương đối với người (sát thương bằng hiệu ứng nhiệt và phi nhiệt). VKVB được Mĩ và LX nghiên cứu thử nghiệm từ 1970. Là loại vũ khí dự định triển khai trong chương trình SDI của Mĩ.

        VŨ KHÍ VI TRÙNG X. VŨ KHÍ SINH HỌC
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 04:47:49 am »


        VŨ KHÍ VŨ TRỤ, vũ khí để diệt mục tiêu trong khoảng không vũ trụ, hoặc đặt trên khí cụ bay vũ trụ để diệt mục tiêu trong khí quyển hay trên mặt đất. VKVT đang được nghiên cứu và thiết kế dựa trên những nguyên lí mới và gồm: vũ khí năng lượng định hướng, vũ khí động năng, vũ khí xung điện từ. Vũ khí động năng phóng đạn đánh chặn vào mục tiêu trên vũ trụ để diệt chúng bằng phá hủy cơ học. Đạn đánh chặn cần có sơ tốc 10km/s trở lên và có ba loại: chuyển động theo quán tính trong khoảng không vũ trụ; có điều khiển (dẫn hoặc tự dẫn) tới gần mục tiêu để diệt bằng mảnh của phần chiến đấu; có điều khiển trúng thẳng vào mục tiêu. VKVT có tầm hoạt động xa (tới hàng nghìn kilômét), khả năng sẵn sàng chiến đấu cao, có loại có tác dụng hầu như tức thời. VKVT là phần chính được nghiên cứu trong chương trình SDI của Mĩ và dự định triển khai để diệt tên lửa đường đạn chiến lược, máy bay ném bom chiến lược, vệ tinh QS... của đối phương.

        VŨ KHÍ XUNG ĐIỆN TỪ, vũ khí vũ trụ đang được nghiên cứu, có tác động tương tự xung điện từ của vụ nổ hạt nhân. VKXĐT thường sử dụng dải sóng milimét với mật độ dòng công suất ở bề mặt mục tiêu đạt từ 100W/cm2 trở lên. Mục tiêu của VKXĐT là các mạch cấp điện và điều khiển của tên lửa, anten của vệ tinh nhân tạo hay phương tiện chiến đấu đặt trên vũ trụ. VKXĐT có thể đặt trên vũ trụ hay trên mặt đất (do sóng milimét có thể truyền dễ dàng qua khí quyển).

        “VŨ KINH THẤT THƯ", bộ binh thư gồm bảy cuốn, tuyển chọn từ hàng trăm binh thư cổ TQ trong khoảng 1.500 năm, từ cuối thời Xuân Thu đến Bắc Tống, gồm: “Binh pháp Tôn Tử’, “Tư Mã pháp", “Uất Liêu Tử’, “Lục thao", “Binh pháp Ngô Khởi”, “Tam lược", “Đường Lí vấn đối". Năm Nguyên Phong thứ 3 (1080) đời Tống Thần Tông, “VKTT” được quy định là giáo trình chính thức trong trường Vũ Học (trường QS cao cấp) triều Tống. Là bộ sách tổng kết kinh nghiệm, kết tinh trí tuệ về chỉ huy QS trong thời đại vũ khí lạnh, có tác dụng chỉ đạo quan trọng cả về lí luận và thực tiễn chiến tranh của TQ, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Hai cuốn có giá trị nhất là “Binh pháp Tôn Tử” và “Binh pháp Ngô Khởi”, đặc biệt cuốn “Binh pháp Tôn Tử” vẫn còn nhiều giá trị tham khảo quý trong thời hiện đại.

        VŨ LĂNG (Đỗ Đức Liêm; 1921-88), tư lệnh đầu tiên của Quân đoàn 3. Quê xã Ngũ Hiệp, h. Thanh Trì, tp Hà Nội; nhập ngũ 1945, thương tướng, giáo sư (1986); đv ĐCS VN (1947). Trong KCCP, giữ các chức vụ từ cán bộ trung đội đến trung đoàn trường. 1954-64 tham mưu trưởng Sư đoàn 316, cục phó Cục khoa học QS BTTM. 3.1965 phó tư lệnh Quân khu 4, cục phó Cục tác chiến BTTM, kiêm phó tư lệnh Mặt trận Khe Sanh. 5.1969 viện phó Viện khoa học QS BQP. 1971 phó tư lệnh Mặt trận Đường 9, cục trưởng Cục tác chiến BTTM. 6.1974 tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên. 3.1975 tư lệnh Quân đoàn 3, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. 3.1977-88 giám đốc Học viện lục quân, kiêm phó chủ tịch  Hội đồng khoa học QS BQP (1987). Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công (2 hạng nhất, 1 hạng ba)...



        VŨ LẬP (Nông Văn Phách; 1924-87), tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu 2 (1978-81). Dân tộc Tày, quê xã Vĩnh Quang, h. Hòa An, t. Cao Bằng; tham gia CM 1941. nhập ngũ 1944, thượng tướng (1984); đv ĐCS VN (1945). Tháng 12.1944 chiến sĩ Đội VN tuyên truyền giải phóng quân. 8.1945 ủy viên QS tỉnh Thái Nguyên. 1946-54 trung đoàn phó, trung đoàn trưởng, tham mưu trường Đại đoàn 316. Năm 1955- 64 khu phó khu Tây Bắc, phó tư lệnh kiêm tham mưu trường, rồi tư lệnh Quân khu Tây Bắc. 4.1970 tư lệnh Quân tình nguyện VN ở Lào. 1970-74 tu lệnh các mặt trận: 316 và 31 (Thượng Lào). 6.1974-76 tư lệnh Quân khu Tây Bắc. 1977 trưởng ban dân tộc trung ương và chủ nhiệm ủy ban dân tộc của chính phủ. 1978-81 tư lệnh kiêm chính ủy Quân khu 2. ủy viên BCHTƯ ĐCS VN khóa IV-VI. Đại biểu Quốc hội khóa VI-V11I. Huân chương: Hồ Chí Minh, 2 Quân công hạng nhất, Chiến công hạng nhất...



        VŨ NAM LONG nh NAM LONG
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 04:50:24 am »


        VŨ NGỌC DIỆU (S. 1948), Ah LLVTND (1969). Quê xã Quốc Tuấn, h. Nam Sách, t. Hải Dương; nhập ngũ 1966, đại tá (1996); đv ĐCS VN (1968); khi tuyên dương Ah là hạ sĩ, trắc thủ rađa, Đại đội 14, Trung đoàn 290, Sư đoàn 373, Quân chủng phòng không - không quân. Trong KCCM, VND làm nhiệm vụ trong điều kiện hết sức khó khăn (rađa P8 là loại cũ, máy bay phản lực và các phương tiện gây nhiễu của địch là loại hiện đại, trận địa rađa bị địch đánh phá hàng chục lần), nhiều lần bị thương, VND vẫn bình tĩnh thao tác, có biện pháp chống nhiều kết quả. phát hiện kịp thời, chính xác máy bay địch từ xa hàng trăm kilômét, nhanh chóng thông báo cho các đơn vị phòng không ở khu vực được phân công trên địa bàn Quân khu 4 bắn rơi hàng trăm máy bay địch (có cả B-52). Ngày 16.6.1968 bằng rađa P8 và P15 VND đã cùng đồng đội dẫn đường cho không quân bắn rơi 2 máy bay Mĩ tại Nghệ An. Huân chương: Chiến công (hạng nhất, hạng nhì)...



        VŨ THỊ THỪA (1915-94), Ah LLVTND (1978). Quê thị trấn Nam Phước, h. Duy Xuyên, t. Quảng Nam; khi tuyên dương Ah là du kích xã Duy An. 1954- 75 VTT là cơ sở CM, bám trụ địa phương, nắm và cung cấp tình hình địch cho cấp trên; đào hầm bí mật nuôi giấu hàng trăm cán bộ, du kích trong vùng địch kiểm soát; sản xuất và cung cấp hàng tấn lương thực cho kháng chiến, vận động nhân dân bí mật mua hàng chục tấn lương thực chuyển ra vùng giải phóng. Chồng và 6 con trai đều là liệt sĩ. 1994 được phong Bà mẹ VN Ah. Huân chương: Chiến công hạng nhất.



        “VŨ TRANG QUẨN CHÚNG CÁCH MẠNG, XÂY DỰNG QUÂN ĐÔI NHÂN DÂN”, tác phẩm của đại tướng Võ Nguyên Giáp viết về công cuộc xây dựng, phát triển LLVT CM VN trong thời đại mới. Nxb Sự Thật xuất bản 1972. “VTQCCM.XDQĐND” khẳng định: ĐLĐ VN (ĐCS VN) dã vận dụng đúng đắn, sáng tạo những luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tổ chức QS của giai cấp vô sản kết hợp với kế thừa, phát huy truyền thống xây dựng LLVT của dân tộc VN, tạo thành nguyên lí xây dựng LLVTND VN trong thời đại mới. Đó là: “vũ trang toàn dân, kết hợp QĐND với LLVT quần chúng. LLVT quần chúng với QĐND, lấy LLVT quần chúng làm cơ sở cho QĐND, lấy QĐND làm nòng cốt cho LLVT quần chúng, xây dựng ba thứ quân của LLVTND”. Đây là một nội dung rất quan trọng trong đường lối quân sự của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng LLVTND và của khoa học QS VN trong thời đại Hồ Chí Minh. “VTQCCM.XDQĐND” đã góp phần tổng kết lí luận và soi sáng phương hướng tiến lên của LLVTND VN.

        VŨ TRỌNG HỐI (Vũ Văn Giới; 1926-85), nhạc sĩ. Quê xã Phương Định, h. Nam Trực, t. Nam Định; nhập ngũ 1945, đại tá (1984): đv ĐCSVN (1948). Năm 1945-51 từ ngưòi lính trở thành đội phó Đội văn công Đại đoàn 320; cán bộ phòng văn nghệ QĐ (1956), đoàn phó Đoàn ca múa TCCT (1965), sau là chuyên viên phòng văn hóa - văn nghệ, Cục tuyên huấn TCCT. Tác phẩm tiêu biểu: “Mùa chiến công nở rộ hai miền” (1964), “Đường tôi đi dài theo đất nước (1966), “Bước chân trên dải Trường Sơn” (1966), “Niềm vui anh quân bưu” (1967), “Lời tạm biệt lúc lên đường” (1979), “Về làng Sen” (1985)... VTH còn có một số tác phẩm nhạc múa, nhạc phim. Huân chương: Quân công hạng nhì, Chiến công hạng ba, Kháng chiến hạng nhất...



        VŨ VĂN CẨN (1915-82), phó chủ nhiệm TCHC (1964-70), cục trưởng đầu tiên Cục quân y (1946-69). Quê xã Bạch Sam, h. Mĩ Hào, t. Hưng Yên; nhập ngũ 1945, thiếu tướng (1974); đv ĐCS VN (1947). Tháng 9.1945 bác sĩ y khoa. 4.1946-64 cục trưởng Cục quân y. Trong KCCP, tham gia nhiều chiến dịch. 1964-69 phó chủ nhiệm TCHC, kiêm cục trưởng Cục quân y. 1969-70 thứ trưởng, rồi quyền bộ trưởng Bộ y tế (1971). Năm 1975-82 bộ trưởng Bộ y tế. Đại biểu Quốc hội khóa III-VII. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công hạng nhì, Chiến công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất...


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 04:52:28 am »


        VŨ VĂN NHẬM (7-1788), danh tướng thời Tây Sơn, con rể Nguyễn Nhạc. Trong những trận đánh quân Nguyễn Ánh, VVN nổi danh là tướng tài. 1786 đô đốc tả quân, cùng Nguyễn Huệ và Nguyễn Hữu Chỉnh đánh chiếm Phú Xuân rồi Bắc Hà. 1787 khi Nguyễn Hữu Chỉnh làm phản triều Tây Sơn, VVN được Nguyễn Huệ sai làm tiết chế, cùng Ngô Văn Sở đem 2 vạn quân ra Bắc diệt Chỉnh. 1788 sau khi diệt Nguyễn Hữu Chỉnh, VVN cho đắp thêm la thành, tự đúc ấn chương riêng nên bị Nguyễn Huệ nghi ngờ và giết tại Thăng Long.

        VŨ XUÂN CHIÊM (S. 1923), thứ trưởng BQP nước CHXHCN VN (9.1976-87). Quê xã Trung Đông, h. Trực Ninh, t. Nam Định; tham gia CM 1938, nhập ngũ 1950, trung tướng (1982); đv ĐCS VN (1940). Tháng 12.1940-45 bị thực dân Pháp bắt giam ở nhà tù Sơn La, Côn Đảo. 9.1945 tham gia BCH công đoàn Trung Bộ. 1947 tỉnh ủy viên tỉnh Thừa Thiên. 1950-63 cán bộ chính trị, cục phó rồi cục trưởng Cục chính trị TCHC. 1963- 65 phó chủ nhiệm TCHC. 1965-70 phó chính ủy rồi chính ủy BTL 559. Phó chủ nhiệm, rồi chủ nhiệm TCHC (6.1976- 2.1977). Tháng 9.1976-87 thứ trường BQP. Đại biểu Quốc hội khóa IV-VI. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công hạng nhất, Chiến công hạng nhất, Chiến thắng hạng nhất...



        VŨ YÊN (Nguyễn Văn Tịch; 1919-79), tư lệnh Quân khu Hữu Ngạn (8.1969-77). Quê phường Phúc Xá, q. Ba Đình, tp Hà Nội; tham gia CM 1944, nhập ngũ 1945, thiếu tướng (1974); đv ĐCS VN (1946). Tháng 8.1945 tự vệ chiến đấu thành Hà Nội. 9.1945 trung đội trưởng. 1.1946 chỉ huy QS Phân khu Đông Thành (Hà Nội). 1949-54 trung đoàn phó, trung đoàn trường, dại đoàn phó Đại đoàn 308. Tháng 3.1964-67 hiệu trưởng Trường sĩ quan lục quân; phó giám đốc Học viện quân chính; sư đoàn trưởng Sư đoàn 308. Tháng 1.1969 phó tư lệnh rồi tư lệnh Quàn khu Hữu Ngạn. 12.1977 hiệu trưởng Trường sĩ quan lục quân. Huân chương: Độc lập hạng nhất, Quân công hạng ba...



        VỤ ÁM SÁT BADANH (9.2.1929), vụ ám sát cá nhân theo chủ trương bạo động do VN quốc dán đảng tổ chức, giao cho Nguyễn Văn Viên thực hiện nhằm giết Badanh, trùm mộ phu dồn điền cao su của Pháp. Chiều tối 9.2 Nguyễn Văn Viên dùng súng bắn chết Badanh tại phố Huế (tp Hà Nội), sau đó bị bắt và tự vẫn trong tù. Nhân vụ này thực dân Pháp mở một đợt khủng bố dữ dội, bắt nhiều người, làm cho nhiều tổ chức cơ sở của VN quốc dân đảng tan vỡ.

        VỤ GIĂNG ĐUYPUY (4-10.1873), vụ gây rối ở Hà Nội do Giăng Đuypuy tiến hành, nhằm tạo cớ cho Pháp đánh chiếm Hà Nội lần I (20.11.1873). Cuối 1872 đội thương thuyền của Giăng Đuypuy gồm 2 pháo thuyền và 2 tàu hàng chở 30 khẩu pháo, 7.000 súng trường từ Hồng Công đến cửa sông Bạch Đằng (VN). 1.1873 tuy chưa được phép của triều đình Huế, Đuypuy vẫn cho tàu ngược Sông Hồng tiến hành các vụ buôn bán súng đạn, gạo muối sang Vân Nam (TQ). trên đường về chiêu mộ thêm hàng trăm thổ phỉ; 4.1873 tự lập đồn trại ở Đồn Thủy (Hà Nội), với gần 400 quân vũ trang đầy đủ, liên lạc với các phần tử phản động, tiến hành các hoạt động do thám, khiêu khích, bắt người, cướp của... Trước những hành động ngang ngược đó, nhân dân Hà Nội rất phẫn nộ, tổng đốc Nguyễn Tri Phương nhiều lần báo cáo về triều đình Huế, nhưng triều đình nhu nhược, chỉ biết gửi thư đề nghị thống đốc Pháp ở Nam Kì giải quyết. Nắm bắt thời cơ đó, 10.1873 Pháp cử Gacniê đem quân ra Bắc, cùng lực lượng của Đuypuy đánh chiếm thành Hà Nội, sau đó đánh chiếm một số tỉnh Bắc Kì (xt Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần I, 1873).

        VỤ LƯ CÂU KIỂU (7.7.1937), sự kiện mở đầu cuộc xâm lược đại quy mô của Nhật vào TQ. Đêm 7.7 quân Nhật mượn cớ một lính Nhật mất tích trong diễn tập, đòi tra xét thành Uyển Bình, đã tiến công vào Lư Câu Kiều phía tây nam Bắc Kinh 10km. QĐ TQ chống lại, nhưng do có ưu thế về lực lượng, quân Nhật đã chiếm Bắc Kinh ngày 29. Thiên Tân ngày 30 và mở rộng chiến sự ra nhiều nơi ở TQ. VLCK đã thúc đẩy Quốc - Cộng hợp tác lần thứ hai, mở đầu cho cuộc kháng chiến 8 năm của TQ (xt kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 04:53:41 am »


        VỤ MAIAGHÊT, vụ tàu biệt kích Maiaghét (Mayaguez) của Mĩ giả dạng tàu vận tải hàng hóa xâm phạm hải phận Campuchia và bị nước này bắt giữ (12.5.1975). Tổng thống Pho đã lệnh cho lực lượng tàu ngầm, lính thủy đánh bộ Mĩ tiến công đảo Cô Tang và sử dụng 2 máy bay tiêm kích oanh tạc một số sân bay của Campuchia để giải cứu nhưng không thành công. Sau đó chính phủ Campuchia đã trả tự do cho tàu M và toàn bộ 39 thủy thủ.

        VỤ NÉM BOM HIRÔSIMA VÀ NAGAXAKI (6 và 9.8.1945), hai vụ ném bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới xuống hai thành phố Hirôsima và Nagaxaki của Nhật Bản do Mĩ tiến hành trong giai đoạn cuối CTTG-II. Với mục đích phô trương sức mạnh hạt nhân để răn đe LX và các nước khác, 8 giờ 15 phút 6.8 Mĩ sử dụng quả bom nguyên tử đương lượng nổ 20kt ném xuống tp Hirôsima, phá hủy phần lớn thành phố, làm chết và bị thương hơn 140 nghìn người; 11 giờ 1 phút 9.8 tiếp tục ném quả bom nguyên tử thứ hai xuống tp Nagaxaki, làm 75 nghìn người chết và bị thương. VNBHVN gây hậu quả nặng nề, lâu dài cho đất nước và nhân dân Nhật Bản, đe dọa hòa bình thế giới, bị dư luận tiến bộ lên án. Từ 1959 đến nay, tại Hirôsima và Nagaxaki dã diễn ra nhiều hội nghị quốc tế về cấm thử vũ khí hạt nhân. Cg thảm kịch Hirôsima và Nagaxaki (6 và 9.8.1945).

        VỤ NỔ HẠT NHÂN, vụ nổ của bom (đạn) hạt nhân, phát ra năng lượng cực lớn, nhanh, tạo ra sức còng phá mạnh gấp nhiều lần so với bom (đạn) thông thường cỡ lớn. Tùy theo phương thức nổ, VNHN thường gây ra các yếu tố sát thương, phá hoại: sóng xung kích, bức xạ quang, bức xạ xuyên, chất phóng xạ và hiệu ứng điện từ. VNHN có thể ở trên cao, trên không, mặt đất và dưới mặt đất, mặt nước và dưới mặt nước. VNHN trên cao dược thực hiện ở độ cao trên 10km so với mặt đất để phá hoại những mục tiêu trên tầng đối lưu của khí quyển, gây nhiễu các phương tiện vô tuyến điện tử. VNHN trên không được thực hiện ở độ cao không quá 10 km so với mặt đất để phá hủy những mục tiêu trên không và mặt đất. VNHN mặt đất để phá hoại các mục tiêu mặt đất và dưới mặt đất. VNHN dưới mặt đất (ở độ sâu nhất định) để phá hoại các công trình kiên cố dưới mặt đất. VNHN mặt nước để phá hoại các mục tiêu mặt nước và dưới mặt nước. VNHN dưới mặt nước (ở độ sâu nhất định) để phá hoại các công trình kiên cố dưới mặt nước.

        VỤ NỔ Ở HÀ NỘI (26.4.1913), vụ mưu sát toàn quyền Đông Dương Anbe Xarô do VN quang phục hội tổ chức, giao cho Nguyễn Văn Túy (công nhân xe lửa Gia Lâm) thực hiện tại Hà Nội. 19 giờ 30 phút 26.4, Nguyễn Văn Túy dùng bom ném vào hiên khách sạn Hà Nội (phố Tràng Tiền), nơi Anbe Xarô đi bộ từ Phủ toàn quyến về, làm 2 trung tá người Pháp chết, 6 người khác bị thương, nhưng không giết được Anbe Xarô. Nguyễn Văn Túy bị bắt và bị Pháp xử bắn 24.9.1913 tại nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội). Sau VNƠHN, Pháp tiến hành khủng bố, bắt giam hàng trăm người.

        VỤ NỔ Ở SA DIỆN (19.6.1924), vụ mưu sát toàn quyền Đông Dương Meclanh, do Tâm tâm xã (Tân Việt thanh niên đoàn) giao cho Phạm Hồng Thái thực hiện, tại tô giới Pháp ở Sa Diện (Quảng Châu, TQ). Nhân bữa tiệc của chính quyền Pháp ở Sa Diện tổ chức đón Meclanh tại khách sạn Vichtoria, Phạm Hồng Thái được Lê Hồng Sơn bảo vệ, cải trang làm phóng viên nhiếp ảnh, lọt vào ném lựu đạn, làm 4 quan chức Pháp chết và 2 bị thương, nhưng không giết được Meclanh. Khi rút qua cầu sang tp Quảng Châu, Phạm Hồng Thái bị cảnh binh Pháp đuổi, phải nhảy xuống sông Châu Giang hi sinh. Vụ mưu sát không thành công, nhưng có tác dụng thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân VN, tạơ sự đồng tình, cảm phục của nhân dân TQ.

        VỤ NỔ Ở THÁI BÌNH (12.4.1913), vụ ám sát tuần phủ Thái Bình Nguyễn Duy Hàn, do VN quang phục hội tổ chức, giao cho Phạm Văn Tráng thực hiện. Biết Nguyễn Duy Hàn thường đi xe kéo từ Toà sứ Thái Bình về nhà riêng, 12.4 Phạm Văn Tráng dùng lựu đạn bất ngờ ném vào xe làm Nguyễn Duy Hàn chết tại chỗ. 7.5 Nguyễn Văn Tráng và những người tham gia vụ ám sát bị bắt, sau đó bị Pháp xử bắn (24.9.1913) tại nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 04:54:43 am »


        VỤ ÔN NHƯ HẦU (12.7.1946), vụ các LLVT CM VN đập tan âm mưu của thực dân Pháp câu kết với lực lượng VN quốc dân đảng nhằm lật đổ chính quyền CM, diễn ra tại Hà Nội. Lợi dụng thời cơ chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Pháp và phái đoàn chính phú VNDCCH dự hội nghị Phôngtennơblô (6.7-13.9.1946), bộ chỉ huy Pháp ở Đông Dương xúc tiến kế hoạch đánh chiếm các cơ quan đầu não ở Hà Nội, lật đổ chính quyền CM, lập chính quyền tay sai. Theo kế hoạch, Pháp đề nghị được tổ chức diễu binh nhân ngày quốc khánh Pháp (14.7) ở Hà Nội và dàn dựng việc lực lượng VN quốc dân đảng nổ súng vào quân Pháp để tạo cớ tiến công. Kịp thời phát hiện âm mưu của địch, 4 giờ ngày 12.7 lực lượng công an xung phong của ta bất ngờ đột nhập trụ sở của VN quốc dân đảng ở 132 Đuyvinhô (nay là Bùi Thị Xuân), thu toàn bộ tài liệu, truyền đơn phản động và kế hoạch gây bạo loạn. Ngay sau đó, được lệnh chính phủ, các lực lượng công an xung phong, Vệ quốc đoàn và tự vệ phối hợp tiến hành khám xét công khai 40 trụ sở khác của VN quốc dân đảng tại Hà Nội, trong đó có cơ quan Tổng bộ Quốc dân đảng ở số 7 phố Ôn Như Hầu (nay là Nguyễn Gia Thiều), thu nhiều bằng chứng về tội phản quốc và các tội giết người, tống tiền, cướp của,... do chúng gây ra. Trong VÔNH ta đã dập tắt âm mưu lật đổ chính quyền CM của thực dân Pháp và các thế lực phản động, góp phần bảo vệ đất nước vượt qua thời kì khó khăn, chuẩn bị kháng chiến thắng lợi.

        VỤ QUANG, vùng rừng núi thuộc h. Hương Khê, t. Hà Tĩnh, căn cứ chính của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-95) do Phan Đình Phùng lãnh đạo. Tại đây, nghĩa quân thiết lập một hệ thống cứ điểm phòng thủ dựa vào rừng núi, sông ngòi, vừa có lợi về mặt chiến đấu, vừa thuận tiện về bảo đảm hậu cần. Liên tục trong vòng 10 năm, nghĩa quân Hương Khê đã tổ chức bảo vệ vừng chắc căn cứ đầu não của cuộc khởi nghĩa, làm thất bại nhiều cuộc tiến công của quân Pháp. Tiêu biểu là trận phục kích trên sông Vụ Quang 26.10.1884 (x. trận Vụ Quang).

        VỤ TẬP KÍCH THỊ XÃ SƠN TÂY (20.11.1970), vụ tập kích đường không của lực lượng đặc biệt Mĩ vào một địa điểm ở ngoại vi tx Sơn Tây (t. Hà Tây), nhằm giải thoát một số phi công Mĩ bị bắt ở miền Bắc VN, được coi là bị giam giữ tại đây. Sau gẩn 6 tháng vạch kế hoạch, tổ chức, chuẩn bị. huấn luyện công phu dưới sự chỉ đạo sát sao của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân và BQP Mĩ, đêm 20 rạng 21.11 cuộc tập kích (mang mật danh hành quân Kinhpin) bắt đầu. Lực lượng tập kích (56 người do đại tá Simôn chỉ huy) đi bằng máy bay trực thăng được nhiều máy bay F-105 làm nhiệm vụ nghi binh và yểm trợ, lợi dụng đêm tối đổ bộ xuống địa điểm đã định, nhưng bị phát hiện và chặn đánh, không thực hiện được mục đích đề ra (trước đó tù binh Mĩ đã được phía VN di chuyển đến nơi khác). VTKTXST thất bại, lực lượng tập kích phải bỏ lại và phá hủy 1 máy bay trực thăng, đồng thời bị bắn rơi 2 máy bay F-105; bị dư luận Mĩ lên án.

        VỤ THẢM SÁT BẢY NÚI (22.4.1978), vụ giết hại hàng loạt dân thường VN tại h. Bảy Núi (nay là các huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, t. An Giang), do 6 tiểu đoàn quân Khơme Đỏ (Campuchia) gây ra trong chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia (30.4.1977-7.1.1979). Đêm 22.4 quân Khơme Đỏ bí mật đợt nhập qua biên giới, chia thành nhiều mũi bất ngờ bao vây, cướp bóc, đốt phá. bắn giết nhân dân các xã Lê Tri, Yên Cứ, Lạc Quới, An Phú, Xuân Tô, Văn Giáo... Đặc biệt nghiêm trọng là ở xã Ba Chúc (h. Tri Tôn), quân Khơme Đỏ đã đốt cháy gần 3.600 nóc nhà, giết hại hơn 400 người (phần lớn là cụ già, phụ nữ, trẻ em và một số nhà sư). Tội ác man rợ của quân Khơme Đỏ ở Bảy Núi bị nhân dân VN, nhân dân Campuchia và dư luận tiến bộ trên thế giới lên án, chống lại.

        VỤ THẢM SÁT MĨ LAI nh vụ THẢM SÁT SƠN MĨ

        VỤ THẢM SÁT NGÂN SƠN - CHÍ THẠNH (7.9.1954), vụ giết hại dân thường do Tiểu đoàn khinh quân 10 QĐ Sài Gòn gây ra ở Ngân Sơn - Chí Thạnh (h. Tuy An, t. Phú Yên). Thực hiện âm mưu đánh phá cơ sở CM, lùng bắt những người kháng chiến sau hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam, sáng 7.9 Tiểu đoàn khinh quân 10 từ thị trấn Chí Thạnh ra khu vực Ngân Sơn tiến hành khám xét, cướp phá. đánh đập người dân vô tội. Đông đảo nhân dân ở các khu vực xung quanh kéo đến phản đối, sau đó đưa người bị thương lên thị trấn Chí Thạnh tiếp tục đấu tranh, địch nổ súng đàn áp làm 130 người chết và bị thương... Với VTSNS-CT chính quyền Ngô Đình Diệm ngay từ đầu đã bộc lộ bản chất độc tài, phát xít, bị nhân dân lên án, chống lại.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 04:55:58 am »


        VỤ THẢM SÁT PHÚ LỢI (1.12.1958), vụ đầu độc, giết hại hàng loạt tù chính trị do chính quyền Ngô Đình Diệm (theo lệnh Mĩ) gây ra tại trại giam Phú Lợi (t. Thủ Dầu Một, nay là t. Bình Dương). Thực hiện âm mưu bí mật thủ tiêu gần 6.000 tù nhân đang bị giam giữ ở đây, trưa 1.12 chỉ huy trại giam Hà Văn Tân ra lệnh sử dụng chất độc thần kinh trộn vào cơm và thức ăn của tù nhân làm chết gần 1.000 người và 4.000 người khác nhiễm độc nặng. Những tù nhân sống sót định vượt ra kêu cứu, bị lính gác dùng súng và xe “vòi rồng” phun nước đàn áp, đồng thời tiến hành vây chặt trại giam, không cho cứu chữa để bưng bít dư luận. Gây ra VTSPL, Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm càng bộc lộ rõ bản chất phản động, tàn bạo, bị nhân dân VN và dư luận thế giới lên án, dấu tranh chống lại.

        VỤ THẢM SÁT SƠN MĨ (16.3.1968), vụ giết người hàng loạt tại xã Tịnh Khê (h. Sơn Tịnh, t. Quảng Ngãi), do Lữ đoàn 11, Sư đoàn American của Mĩ gây ra trong chiến tranh xâm lược VN. Sáng 16.3 sau hơn 30 phút dùng pháo binh và máy bay trực thăng vũ trang bắn phá, 1 đại đội của Lữ đoàn 11 do đại úy Medina chỉ huy đổ bộ xuống các thôn Tư Cung, Trường Định, Cổ Lũy, Mĩ Lai, thực hiện chính sách đốt sạch, giết sạch, phá sạch trong vòng 8 giờ, quân Mĩ sát hại 504 người dân vô tội (có 60 cụ già, 182 phụ nữ, 173 trẻ em), thiêu hủy 247 ngôi nhà của hai xóm Thuận Yên (thôn Tư Cung) và Mĩ Hội (thôn Cổ Lũy). 1970 VTSSM bị phanh phui trước dư luân Mĩ và thế giới. Để xoa dịu dư luận, 3.1971 chính quyền Mĩ buộc phải tổ chức một tòa án QS xét xử vụ này, kết án Côli tù chung thân, sau đó giảm xuống 20 năm, cuối cùng tha bổng. VTSSM càng bộc lộ rõ tính chất phi nghĩa, tàn bạo của chiến tranh xâm lược do Mĩ tiến hành ở VN. Cg vụ thám sát Mĩ Lai.

        VỤ THẢM SÁT TÂN LẬP (25.9.1977), vụ giết hại dân thường VN do QĐ Khơme Đỏ (Campuchia) gây ra ở các xã Tân Lập, Long Thuận, Long Khánh (h. Tân Biên, t. Tây Ninh), trong chiến tranh biên giới Việt Nam - Campuchia (30.4.1977-7.1.1979). Đêm 24 rạng 25.9 quân Khơme Đỏ sử dụng 2 sư đoàn chủ lực và lực lượng địa phương thuộc Quân khu 203 bất ngờ tập kích tuyến biên giới t. Tây Ninh. Thực hiện chính sách “đốt sạch, giết sạch, phá sạch” với nhiều thủ đoạn  tàn bạo thời trung cổ, quân Khơme Đỏ đã đốt cháy 400 ngôi nhà, giết hại hơn 1.000 người (chủ yếu là người già, phụ nữ, trẻ em). Cùng với việc gây ra nạn diệt chủng ở Campuchia (x. chế độ diệt chủng Pôn Pốt - lêng Xari), VTSTL do quân Khơme Đỏ gây ra đối với nhân dân VN bị dư luận tiến bộ trên thế giới lên án, chống lại.

        VỤ TỰ THIÊU CỦA HÒA THƯỢNG THÍCH QUẢNG ĐỨC (11.6.1963), vụ tự thiêu đầu tiên phân đối chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp phong trào Phật giáo ở miền Nam VN. Từ cuộc biểu tình 8.5.1963 của 20 nghìn tăng ni, phật từ và nhân dân tp Huế phản đối việc chính quyền Ngô Đình Diệm cấm treo cờ Phật trong lễ Phật Đản (8.4 Quý Mão) bị đàn áp dã man (30 người chết và bị thương, gần 100 người bị bắt), thúc đẩy phong trào Phật giáo phát triển với nhiều hình thức đấu tranh quyết liệt. Tiêu biểu là VTTCHTTQĐ diễn ra lúc 9 giờ 30 phút 11.6.1963, tại ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn (nay là ngã tư Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng Tám, q. 3, tp Hồ Chí Minh). Sau VTTCHTTQĐ, các vụ tự thiêu của đại đức Thích Nguyên Hương ở Phan Thiết (4.8.1963), đại đức Thích Thanh Tuệ và hòa thượng Thích Tiêu Diêu ở Thừa Thiên - Huế (13 và 16.8.1963), ni cô Thích Nữ Diệu Quang ở Khánh Hòa (15.8.1965),... đã gây xúc động lớn đối với dư luận trong nước và quốc tế đòi lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm.

        VUA CHIẾN TRƯỜNG nh M107

        VÙNG BIỂN HẠN CHẾ, vùng biển mà quốc gia ven biến tạm thời đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động của phương tiện đi lại, thả neo, đánh bắt thủy sản, nghiên cứu thăm dò... để bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ các lợi ích của quốc gia. VBHC được thiết lập trong vùng nước nội thúy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải (trừ các khu vực có đường hàng hải quốc tế đi qua). VBHC được công bố theo đúng thủ tục pháp lí của quốc gia ven biển và phù hợp với luật quốc tế hiện hành.

        VÙNG CẤM BAY. bộ phận vùng trời quốc gia mà ở đó cấm các khí cụ bay hoạt động. Có VCB tạm thời và VCB vĩnh viễn, tùy theo tính chất và yêu cầu về an ninh quốc gia, an toàn khu vực, phong tỏa quân sự... VCB được hạn định cụ thể về diện tích và độ cao không gian, xác định phương thức cấm bay và biện pháp kiểm tra. VCB thường do cơ quan chức năng nhà nước có chủ quyền đặt ra hoặc do một điều ước quốc tế quy định, có trường hợp do sự áp đặt của một hay nhiều nước nhằm phong tỏa vùng trời của một quốc gia khác (sau chiến tranh Vùng Vịnh, 1990-91, Mĩ và các nước phương Tày đã áp đặt VCB ở phía bắc và nam Irắc). Ở VN, VCB do bộ trưởng BQP quy định theo đề nghị của các đơn vị, các bộ, ngành có liên quan.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 04:57:02 am »


        VÙNG CẤM BIÊN GIỚI, khu vực nằm trong vành đai biên giới hoặc khu vực biên giới tạo ra khoảng cách cần thiết, ngăn chặn sự phá hoại các mục tiêu quan trọng trong khu vực biên giới quốc gia, bảo đảm cho nhiệm vụ an ninh - quốc phòng, kinh tế,... do UBND tỉnh biên giới xác định sau khi đã thống nhất với BQP và Bộ công an, các ngành hữu quan và được chính phủ quyết định. VCBG được quản lí, bảo vệ theo quy định của pháp luật và nội quy (đi lại, sản xuất, cư trú...). VCBG có thể được xác định thường xuyên hoặc trong thời gian nhất định tuỳ theo tính chất, yêu cầu của từng vùng.

        VÙNG CHẾ ÁP ĐIỆN TỬ, khoảng không gian hoặc khu vực địa hình trọng đó các máy gây nhiễu có thể làm rối loạn chức năng hoạt động của các khí tài hoặc hệ thống điện tử của đối phương. Kích thước và hình dạng VCAĐT phụ thuộc công suất của máy phát nhiễu và phương tiện bị nhiễu, gián cách giữa chúng, hệ số khuếch đại anten và hệ số chế áp.

        VÙNG CHẾT, phần không gian nằm trong phạm vi bán kính hoạt động của thiết bị vô tuyến điện tử nhưng ở đó chúng không thể thu được tín hiệu cần thiết. Hình dạng và kích thước VC phụ thuộc vào nhiều yếu tố: địa hình, địa vật, đặc tính của đài (công suất phát, dải tần làm việc...), vị trí đặt đài, độ cao và đặc tính của anten, điều kiện truyền sóng (khí tượng, trạng thái tầng điện li...). Đối với một số dải sóng (sóng âm, sóng ngắn vô tuyến điện) có thể có một số VC xen kẽ với các vùng mà thiết bị hoạt động bình thường. Sự tồn tại của vc gây khó khăn cho thông tin liên lạc, chỉ huy bộ đội và hoạt động tác chiến, VC cũng tồn tại cả trong môi trường nước khi truyền sóng âm. Cg vùng mù (đối với rađa), vùng điếc hay vùng im lặng (đối với thông tin).

        VÙNG CHIẾN THUẬT, tổ chức QS cấp liên binh đoàn của QĐ Sài Gòn đảm nhiệm một bộ phận lãnh thổ trên một hướng chiến lược. Thường gồm một số khu chiến thuật, biệt khu, đặc khu. Thành lập 1961, trực thuộc BTL hành quân về tác chiến và BTTM về tiếp vận. Có: VCT 1, VCT 2, VCT 3. Năm 1964 lập thêm VCT 4. VCT (1, 2, 3 và 4) do quân đoàn (1, 2, 3, 4) phụ trách; BTL quân đoàn đồng thời là BTL VCT; BTL sư đoàn thuộc quân đoàn là BTL khu chiến thuật do sư đoàn phụ trách. Từ 1965, có 4 VCT được phân định lại địa giới, điểu chỉnh các khu chiến thuật, biệt khu, đặc khu, tiểu khu và trực thuộc BTTM về mọi mặt: VCT 1 gồm: Khu chiến thuật 11 (Quảng Trị, Thừa Thiên), Khu chiến thuật 12 (Quảng Tín, Quảng Ngãi), Đặc khu Quảng Nam (Quảng Nam và tx Đà Nẵng), SCH ở Đà Nẵng; VCT 2, gồm: Khu chiến thuật 22 (Bình Định, Phú Bổn, Phú Yên), Khu chiến thuật 23 (Đắc Lắc, Khánh Hòa, Quảng Đức, Tuyên Đức, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng), Biệt khu 24 (Kon Tum. Pláy Cu), SCH ở Plây Cu: VCT 3, gồm: Khu chiến thuật 31 (Long An, Hậu Nghĩa, Tây Ninh). Khu chiến thuật 32 (Bình Dương, Bình Long, Phước Long), Khu chiến thuật 33 (Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Tuy), SCH ở Biên Hòa; VCT 4, gồm: Khu chiến thuật Tiền Giang (Kiến Tường, Định Tường, Gò Công, Kiến Hòa), Khu chiến thuật 41 (Kiến Phong, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, Châu Đốc, An Giang, Kiên Giang), Khu chiến thuật 42 (Phong Dinh, Chương Thiện, Bạc Liêu, Ba Xuyên, An Xuyên), SCH ở Cần Thơ. Việc tổ chức ra VCT (có nhiều khu chiến thuật do sư đoàn phụ trách) cột chặt lực lượng cơ động của QĐ Sài Gòn vào nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ để đối phó với phong trào CM của nhân dân và sự phát triển của chiến tranh nhân dân VN, không tạo được lực lượng cơ động mạnh. VCT được đổi thành quân khu (1970). Quân khu (1, 2, 3, 4) vẫn do quân đoàn (1, 2, 3, 4) đảm trách (thương viết là quân đoàn..., quân khu...), địa giới vẫn giữ nguyên (riêng Quân khu 3 thêm Gia Định; Quân khu 4 thêm Sa Đéc; Quân khu Thủ Đô đổi thành Biệt khu Thủ Đô thuộc Quân khu 3); bỏ cấp khu chiến thuật; BTL quân đoàn đồng thời là BTL quân khu, tư lệnh quân đoàn là tư lệnh quân khu; trực thuộc BTTM QĐ Sài Gòn.

        VÙNG DA BÁO, vùng lãnh thổ và dân cư nằm trong vùng địch tạm chiếm trong KCCP và KCCM, ở đó các lực lượng kháng chiến và đối phương nằm trong thế trận xen kẽ cài răng lược, tạo thành một hình thái chiến trường đặc biệt độc đáo của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Dựa vào thế trận đó, lực lượng kháng chiến tiến công địch từ nhiều phía làm cho địch lúng túng, bị động và buộc phải dàn trải lực lượng đối phó. Ở VDB thường diễn ra các trận chiến đấu ác liệt; địch liên tiếp hành quân bình định* hòng lấn đất, giành dân, xóa bỏ thế da báo, lực lượng kháng chiến kiên quyết giữ vững và mở rộng VDB (xt chiến tranh cài răng lược).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2019, 04:58:12 am »


        VÙNG DUYÊN HẢI quân đội Sài Gòn, binh đoàn chiến thuật của hải quân tổ chức theo địa giới hành chính các quân khu có bờ biển. Thành lập cuối 1969 trên cơ sở các hải khu (từ 1955). VDH gồm: một số giang đoàn, duyên đoàn, hải thuyền, các trạm rađa quan sát, xưởng sửa chữa và các đơn vị bảo đảm phục vụ. Nhiệm vụ: quản lí vùng biển thuộc một quân khu. Có thể tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng, phối hợp với các lực lượng của hải quân và các quân, binh chủng khác; cùng các lực lượng dân sự (nhân dân tự vệ, ngư phủ và quan thuế...) giám sát ven biển, cảnh giới chiến đấu trên mặt nước, tuần tiễu trên sông, đổ bộ, vận tải tác chiến...; đảm bảo mọi mật cho lực lượng hải quân trú đậu hoặc hoạt động trong vùng.

        VỪNG ĐẶC QUYỂN VỂ KINH TẾ, vùng biển (bao gồm vùng nước, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển) ở phía ngoài và tiếp liền với lãnh hải của quốc gia ven biển. Chiều rộng của VĐQVKT không quá 200 hải lí kể từ đường cơ sở. Trong VĐQVKT, quốc gia ven biển có các quyến chủ quyền về: thăm dò, khai thác, bảo tồn, quản lí các tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động khác vì mục đích kinh tế (như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió); quyền tài phán về: lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình, nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển. Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của luật pháp và tập quán quốc tế. Khi thực hiện quyền và nghĩa vụ phải tính đến các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác về quyền có liên quan đến VĐQVKT phù hợp với công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982. Trong VĐQVKT, tất cả các quốc gia (dù có biển hay không có biển) được hưởng các quyền: tự do hàng hải, hàng không, đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, sử dụng biển vào những mục đích khác phù hợp với công ước của LHQ về luật biển và luật pháp của quốc gia ven biển. VĐQVKT của nước CHXHCN VN được quy định trong tuyên bố của chính phủ 12.5.1977: “VĐQVKT của nước CHXHCN VN tiếp liền lãnh hải VN và hợp với lãnh hải VN thành một vùng biển rộng 200 hải lí kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của VN. Nước CHXHCN VN có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật, ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của VĐQVKT của VN; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về việc thiết lập, sử dụng các công trình, thiết bị, đảo nhân tạo; có thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác VĐQVKT nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong VĐQVKT của VN. Nước CHX- HCN VN có thẩm quyền bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong VĐQVKT VN”.

        VÙNG ĐẤT QUỐC GIA, phần mặt đất và lòng đất của đất liền (lục địa) của đào, quần đảo thuộc chủ quyền của một quốc gia; bộ phận quan trọng nhất cấu thành lãnh thổ quốc gia, làm cơ sở để xác định vùng trời quốc gia, nội thủy, lãnh hải. VĐQG có thể gồm những lục địa ở những điểm khác nhau (tách rời nhau), nhưng các vùng đất đó đều thuộc lãnh thổ thống nhất của quốc gia hoặc cũng có thể chỉ bao gồm các đảo, quần đảo ở ngoài biển hợp thành quốc gia quần đảo. Cg lãnh thổ đất.

        VÙNG ĐỊCH HẬU, vùng lãnh thổ và dân cư nằm sâu trong vùng địch tạm chiếm, nơi tương đối ổn định, đông dân cư, có các trung tâm chính trị, QS, kinh tế, văn hóa, hậu phương trực tiếp của địch trong chiến tranh, ở VN, trong KCCP và KCCM (ở miền Nam), lực lượng kháng chiến đã xây dựng được nhiều cơ sở đứng chân trong VĐH, làm chỗ dựa cho tiến công QS của LLVTND và nổi dậy quần chúng ngay trong lòng địch. Cg vùng sau lưng địch, vùng trong lòng địch.

        VÙNG ĐỊCH TẠM CHIẾM, vùng lãnh thổ và dân cư bị đối phương tạm thời chiếm đóng trong chiến tranh. VĐTC thường không ổn định, có thể mở rộng hoặc thu hẹp do sự thay đổi so sánh lực lượng và kết quả đấu tranh của các bên tham chiến. Ở VN, trong KCCP và KCCM (ở miền Nam), VĐTC bị lực lượng chiếm đóng khống chế, kiểm soát rất chặt chẽ, nhưng cơ sở CM vẫn tồn tại, phong trào kháng chiến vẫn được duy trì và phát triển, xuất hiện những khu du kích, căn cứ du kích, căn cứ lõm...

        VÙNG ĐIẾC X. VÙNG CHỂT

        VÙNG GIẢI PHÓNG, vùng lãnh thổ và dân cư đã được lực lượng kháng chiến giải phóng khỏi ách thống trị của quân xâm lược và chính quyền tay sai. Ở VGP chính quyền CM được thành lập để quản lí mọi mặt hoạt động xã hội, các tổ chức quần chúng hoạt động công khai... nhưng chưa thật ổn định. VGP có thể bị đối phương đánh chiếm lại nếu chính quyền CM không được củng cố vững mạnh, ở VN, trước CM tháng Tám 1945 và trong KCCP, KCCM (ở miền Nam), đã xuất hiện nhiều VGP lớn, nhỏ được CM xây dựng, củng cố thành hậu phương của kháng chiến.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM