Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:38:30 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341 - Đoàn bb Sông Lam - Nhiệm vụ Quốc Tế ( Phần 4 )  (Đọc 235425 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #80 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2012, 07:21:14 am »

             Trong những ngày này, toàn Trung đoàn đang mải mê truy quét địch và truy tìm Tà mốc. Tôi được báo đi tập huấn về tình hình dân địch vận tại Quân đoàn ở Thủ đô Phnompenh khoảng 7 ngày.

             Những ngày qua, anh em trong đội công tác thật sự đoàn kết quý mến nhau như anh em ruột thịt. Với cô Nhị thì ngày càng tỏ ra quý mến, quan tâm đến tôi nhiều hơn. Điều này làm cho tôi rất lo, vì sợ đơn vị hiểu lầm. Được dịp về Phnompenh học tập. Tôi bèn nghĩ ra một kế. Bèn gọi anh Hùng đến để bàn nội dung là: Khi tôi đi được khoảng 5 ngày, tức là ngày gần về, thì anh Hùng sang chơi và thông báo với Cô Nhị cùng mọi người là tôi đã lấy vợ ở Phnompenh. Nếu cô Nhị hỏi lấy ai thì anh cứ nói là lấy vợ là cháu ông Hên Xom Rin ở đoàn văn công CPC. Mục đích là làm cho cô Nhị thấy tôi đã lấy vợ, thì không còn tơ tưởng gì với tôi nữa. Không làm khó cho tôi nữa. Nhưng cái mẹo này không ngờ lại phản tác dụng, lại nguy hiểm, tý nữa thì báo hại cho tôi. Tôi sẽ kể với các bạn ở dưới đây.

                 Sau khi chào mọi người. Tôi theo xe của Trung đoàn về PuaSat rồi cùng xe của Sư đoàn về Phnompenh. Được phổ biến là mọi người khi đi vẫn phải trang bị như đi chiến đấu vì dọc đường 5 về thủ đô vẫn có nhiều chỗ bị Pốt tập kích. Như vậy tôi lại được rong ruổi theo đường 5 từ PuaSát đến Phnompenh. Rất may cho đoàn xe của chúng tôi trên đường về đến Phnompenh an toàn. Không bị dính trận tập kích nào của Pốt. Xe chở chúng tôi vào khu vực chỉ huy Quân đoàn đóng ở rìa ngoại ô Thủ đô gọi là làng XiaNúc. Ở đây nhà cửa bỏ hoang rất nhiều. Mọi người dân chưa được về ở. Nghe kể khu vực này ngày xưa chỉ dành cho họ hàng dòng tộc của vua. Tức là dòng dõi quý tộc nên các tiện nghi còn lại, cho thấy rất sang trọng của chủ nhân một thời kỳ đỉnh cao của hưng thịnh. Còn bây giờ sau mấy năm không có người ở, thì mọi thứ mốc meo, dột nát xuống cấp. Các ngôi nhà thường bị đào xới ngay tại nền nhà, hoặc ngoài sân vườn. Chắc chủ nhân cũ về, hoặc ai đó đào bới tìm của cải chôn dấu.

            Đang sống cảnh rừng núi, đói khát, căng thẳng, mệt nhọc ta ta địch địch. Được về đây, sống trong cảnh thanh bình đầy đủ điện đèn sang trưng. Không phải lo, phải nghĩ ngợi gì về súng đạn hay lo Pốt tập kích. Vui nhàn nhã, Tôi không khỏi có những chạnh lòng so sánh nghĩ tới anh em ở Trung đoàn đang phải gối đất nằm sương nơi rừng núi. Ngoài giờ học tập thì mọi người chơi cờ, chơi bài. Có cả bàn bóng bàn các Sỹ quan nhiều tuổi thường chơi. Tôi xem đánh bóng và cũng xin chơi. Thấy tôi chơi bóng được, giữ bóng tốt cho các Thủ trưởng, mọi người rất thích. Hỏi thăm ở đơn vị nào và ở đâu về. Tôi kể là ở đang ở Trung đoàn 273- Sư đoàn 341. Tôi kể thêm về các đơn vị đang phải truy quét ngày đêm rất vất vả. Vẫn còn những trận giao tranh ác liệt. Anh em mình bị thương và hy sinh vẫn đang còn nhiều vv..

            Không hiểu sao mấy vị Sỹ quan cao cấp tròn mắt rất ngạc nhiên. Một người nói: Tôi tưởng là sau khi đánh tan các cứ điểm Tà Xanh- Săm Lốp- Lếch thu được cả dấu ấn cùng vàng bạc tài liệu thì tình hình đã ổn lắm rồi. Chứ bộ đội mình vẫn phải đánh nhau à? Tôi rất bất ngờ trước câu hỏi đấy và thấy thật buồn. Đúng là quan, là lính, cũng ở CPC nhưng họ ở phía sau. Thật an toàn, xa mặt trận. Có lẽ ở đây kể từ sau 7/1/79 đã gần như không còn tiếng súng. Họ đã được sống, được hưởng thanh bình từ những ngày đó.

              Thật quan liêu. Thật thiếu hiểu biết. chắc họ là những Sỹ quan cao cấp nhưng ở những vị trí chuyên môn kỹ thuật ít hiểu biết về chiến trường, ít hiểu biết đến độ bàn quang. Họ không thấu hiểu hết tình hình. Không hiểu về cuộc chiến vẫn còn gian khổ cam go, khốc liệt của những đang diễn ra hàng ngày  tại các vùng rừng núi giáp biên giớ Thái, mà anh em đồng đội chúng tôi đang phải đối mặt. Thật vô lý!
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #81 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2012, 09:30:21 am »

               Chào bác Tranphu341 !
        Đọc bài của bác , em buồn cười quá . Bác cũng cao tay "Ấn " đấy chứ . Đệ thì đệ cũng chỉ nghĩ được đến cái ngón " Võ " ấy là cùng . Bỏ của chạy lấy người , mà còn không song  Angry
                                                     "Cực sao cực thế là cùng
                                                Còng lưng mà chạy , NHỊ còn đuổi theo "
        Thế này chỉ còn cách mời bác Văn Thắng ra giải quyết hậu quả.thôi .. Bác TP đã sợ chưa ? ...hìhì... Grin
      Cuộc chiến đấu truy quét tàn quân PônPốt ở biên giới CPC- Thái Lan vẫn đang tiếp diễn . Máu của bộ đội vẫn đổ xuống từng ngày từnggiờ . Thế mà NôngPhênh các xếp chẳng biết gì . có thể họ cũng chẳng cần biết ... thế đấy .
   Trong nước cũng vậy , thông tin thật ít ỏi , mờ nhạt , bê bít . Mặt trận ác liệt biên giới phía Bắc và CPC hỏi hầu như dân chẳng biết gì . Tại  sao vậy ? Có phải ta đánh thắng 2 cuộc chiến tranh lớn Pháp , Mỹ  mà nó làm mờ đi hình ảnh giá trị của hai cuộc chiến tranh này . Hay còn vấn đề gì khác  ?
     Đến em thì cũng chán không muốn viết lại  cuộc chiến ở bgpb làm gì  , một phần nói quá  dễ bị thổi còi ... hơn nữa nếu lệch đường lối , thì gánh họa vào thân !
                            Chào các bác
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Mười, 2012, 09:45:29 am gửi bởi huonghn76 » Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #82 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2012, 02:41:34 pm »

....Vậy Rô viêng , Bun lai có nằm trong dãy Ca ra Vanh không bác Phú @ ?/
 giá như bác  Quang Can cho bản đồ khu này thì dễ hình dung hơn .. Bớ bác Can ở đâu , ủng hộ anh em một tý  

Quangcan hôm nay mắc đi làm "kính" mới nên mời các bác dùng tạm bằng tấm bản đồ du lịch vậy.

Dạ, em "làm kính" xong rồi,  Grin

Chà, bác phiên tiếng K sang Việt nên em tìm chết thôi,  Grin. Phum Rô Viêng và Bun lai cùng với Phum Chiêu, Phum Say, Bâu Rích, Pôn Lây ở quanh Leach thôi ạ! chưa vào đến dãy Caravanh
Logged

tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #83 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2012, 04:23:54 pm »

....Vậy Rô viêng , Bun lai có nằm trong dãy Ca ra Vanh không bác Phú @ ?/
 giá như bác  Quang Can cho bản đồ khu này thì dễ hình dung hơn .. Bớ bác Can ở đâu , ủng hộ anh em một tý  

Quangcan hôm nay mắc đi làm "kính" mới nên mời các bác dùng tạm bằng tấm bản đồ du lịch vậy.

Dạ, em "làm kính" xong rồi,  Grin

Chà, bác phiên tiếng K sang Việt nên em tìm chết thôi,  Grin. Phum Rô Viêng và Bun lai cùng với Phum Chiêu, Phum Say, Bâu Rích, Pôn Lây ở quanh Leach thôi ạ! chưa vào đến dãy Caravanh
      Cảm ơn bác  Can ,
    ngày đó ở C không có bản đồ , bản đồ  chỉ cấp đến D   Thế mà lúc đó tôi cứ nghĩ đi sang  gần Thái rồi ...hà ..àh ..Gọi điện cho mấy người bạn họ  nhớ trước khi đánh Rô viêng đã nhảy xuống đánh Phum Còm rơi , phum ÂngKroong  chiếm Rô Vieng xong  D2 tôi vào bun Lai, D1 chiếm Sầm Rông
    Vậy là bọn tôi vẫn đang ở thung lúng  Ca ra Vanh
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #84 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2012, 07:19:10 pm »

  Theo BY nhận định và suy tưởng ở quá khứ thì cái vòng tròn xanh đánh dấu phum Rô Viêng mà @quangcan đánh dấu thì đó là căn cứ "thành phố" 20 nhà của F339 sau này. Chiều xẩm tối ngày 9.1.1980 đơn vị BY dừng lại 1 đêm tại khu 20 nhà này, ký ức không nhiều song vẫn nhớ về một khu vực toàn là lính với khoảng trên 20 nóc nhà lá bám dọc theo con đường, cuối "thành phố" 20 nhà có một con suối không lớn lắm cắt ngang, xe chạy qua ngầm suối lúc vượt lên khá dốc, từ đây xe chạy tốc độ chậm vì đường rất xấu khoảng 2 3h đồng hồ liền sẽ tới đèo đá.

  Từ vị trí "thành phố" 20 nhà này xe chạy gần 1 ngày mới vào đến Sư đoàn bộ tiền phương của F339 lúc đó, qua rất nhiều địa danh đáng nhớ như đèo đá, cầu treo hoặc khu "thị trấn, thị xã" 5 7 nhà, riêng khu vực giáp cầu treo thì có nhiều cây thông, sát mép suối cầu treo có những cây thông cực lớn mọc treo veo sườn núi, cảm giác ngả cây đổ xuống là đủ bắc thành cầu đi qua. Khi vào đến Sư đoàn bộ tiền phương của F339 phải hành quân bộ 3 ngày đường nữa với trèo đèo lội suối rất khó khăn mới tới được đất Thái Lan, từ Trung đoàn bộ của E9 F339 đêm đêm có thể nghe rõ tiếng còi tầu thủy từ Vịnh Thái Lan vọng lại. (BY nghe nói thế chứ chưa từng được nghe vì không ngủ lại đêm nào trong E9 F339).

 Vì vậy, suy từ ký ức của bác Tai_lienson để nhận định có thể lúc đó đơn vị bác đã ở khu vực rừng thông chỗ cây cầu treo F339 sau này, từ đây sang tới đất Thái còn khoảng 70km nữa về hướng tây, suy luận căn cứ từ 3 ngày hành quân bộ mỗi ngày khoảng 20km trên bản đồ và từ cầu treo về Sư đoàn bộ tiền phương của F339 khoảng 10km. Đoạn đường sâu trong rừng giáp Thái Lan gian nan lắm, không có đường xe chạy, sau này công binh ta phải mở đường cho xe vào giáp BG Thái Lan, tiếng mìn phá chặt cây nổ ầm ầm song đường cũng chỉ vào tới Suối Chết Trôi là kịch đường không thể làm thêm đường được nữa, buộc ta vẫn phải dùng sức người, sức lính để tải lương thực, vũ khí súng đạn cho E9 chiến đấu, chốt giữ khu vực BG Cam-Thái ấy.

  Từ đầu năm 1980 thì lính F7 loáng thoáng biết tin F339 của QK9 sẽ đầu quân trong đội hình QD4 Binh đoàn Cửu Long, vì thế F7 phải vào tải gạo, vũ khí cho F339 chiến đấu, hơn nữa thời điểm đó những địa danh trên đất K do F7 QD4 đảm nhiệm trong nội địa cũng đã khá ổn định, hướng F339 là hướng địch luồn từ Vịnh Thái Lan sang nên cần phải bịt chặt thì có thể tạm coi là hướng tây nam K tương đối ổn định, vì vậy F7 có 3 lần tất cả vào làm nhiệm vụ vận tải chi viện cho đơn vị bạn F339 tại hướng này.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #85 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2012, 08:02:18 pm »

Chào bác TP,
Đã lâu tôi không lên mạng thường xuyên mổi ngày.Nay vào đọc một số bài viết của bác.Thấy bác viết vẫn còn rất sung sức.Câu chuyện viết rất súc tích,có đủ những tình tiết kể cả những cảm giác của bác thời điểm đó.
Phải nói bác là người có một trí nhớ rất tuyệt hảo! Rất đáng khâm phục!

Qua bài viết vừa rồi của bác thấy số bác rất là khổ vì chuyện tình cảm!!!đến nước phải dùng chiêu giả bộ cưới vợ mà còn chưa chắc thoát khỏi ải mỹ nhân.

Theo tôi nghỉ thì các ông cán bộ quân đoàn đó chỉ là những cán bộ phụ trách về chuyên môn nên không thể biết rỏ tình hình chiến đấu của các đv .Ngay cả tôi vào thời điểm đó ,cũng là 1 lính chiến đấu ở Kong pong cham.Nghỉ rằng mình đã làm chủ được toàn bộ lảnh thổ K:"giống như lính nhà vua đi tảo trừ giặc cỏ".Cứ tưởng bọn Pot bây giờ chỉ còn những nhóm nhỏ hoạt động không đáng kể.Và cho đến năm 81 ,khi lớp lính chúng tôi được giải quyết xuất ngủ thì tôi cũng vẫn nghỉ tình hình K không còn gì đáng lo nửa.

Sau nầy khi tôi tham gia trang mạng quân sử mới vở lẻ ,mới biết được là thời gian sau đó bộ đội Ta vẫn còn nhiều gian khổ.Nên bác cũng đừng oán trách chi mấy ông cán bộ lúc đó không biết gì cả!

Vài hàng tham gia cùng bác.Lâu nay đọc chuyện của bác kể là chính, vì hướng nầy tôi không biết chuyện để viết.Chúc bác khỏe,viết đều tay.
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #86 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2012, 08:46:37 am »



Theo tôi nghỉ thì các ông cán bộ quân đoàn đó chỉ là những cán bộ phụ trách về chuyên môn nên không thể biết rỏ tình hình chiến đấu của các đv .Ngay cả tôi vào thời điểm đó ,cũng là 1 lính chiến đấu ở Kong pong cham.Nghỉ rằng mình đã làm chủ được toàn bộ lảnh thổ K:"giống như lính nhà vua đi tảo trừ giặc cỏ".Cứ tưởng bọn Pot bây giờ chỉ còn những nhóm nhỏ hoạt động không đáng kể.Và cho đến năm 81 ,khi lớp lính chúng tôi được giải quyết xuất ngủ thì tôi cũng vẫn nghỉ tình hình K không còn gì đáng lo nửa.

Sau nầy khi tôi tham gia trang mạng quân sử mới vở lẻ ,mới biết được là thời gian sau đó bộ đội Ta vẫn còn nhiều gian khổ.Nên bác cũng đừng oán trách chi mấy ông cán bộ lúc đó không biết gì cả!
                        Chào bác dathao cùng các bác !
       Chuyện này thì em  không đồng ý với bác . Tính ra có một khoảng cự ly rất dài từ  Việt Nam  đến CPC mà như bác TP nói cán bộ là sĩ quan cao cấp , lại chẳng biết gì về tình hình mặt trận ,mặc dù nó ở gần hơn so với VN .Lính lác thì khỏi nói làm gì vì ở đâu thì biết đó ,còn cán bộ họ sang đây để làm gì chuyên môn gì ,mà lại không biết ,hay là họ không được học tập  tình hình chính trị ở mặt trận .Huh...
          Em không bàn nữa ,xin các bác tự phân tích-   Chào các bác
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #87 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2012, 08:56:18 am »

        Chào bạn huonghn76, bạn quangcan, bạn tai-lienson, bạn binhyen1960, bạn dathao cùng các bạn! Tranphu341 rất cảm ơn các bạn đã và đang theo dõi chuyện kể của Tranphu341 về những ngày tháng 4-5 các đơn vị ta đánh phá tàn quân Pốt tại các căn cứ TÀ SANH-SĂM LỐP- LẾCH. Truy lùng tàn quân cùng Tà Mốc vùng biên giới rộng dài, Thái-Căm. Vùng rừng núi hiểm trở của dẫy núi Ca Ra Vanh trùng trùng điệp điệp.

       Đúng như các bạn nói ngày xưa khi còn là lính chiến, tầm nhìn tổng thể địa bàn, tổng thể cục diện của chiến trường lớn của chúng ta rất hạn chế. Tranphu341 lúc đó cứ nghĩ là từ khu vực Seng ke, Chóp tới Thị Xã Sa Vay Riêng phải cách 5-6 chục km. Vì mình đi từ Mộc Bài, vòng về Thị Xã Tây Ninh rồi mới tới Bến Sỏi băng sang bên kia. Đường đi khỏang 70 km. Nhưng bây giờ xem lại bản đồ thì 2 địa danh đó cách nhau chỉ hơn chuc km thôi. Vì vậy việc hiểu địa danh ở vùng Ca Ra Vanh cũng vậy. May mà có Ông "đeo kính", bình yên Sai gonGai và bạn Yta262 rất chắc rất giỏi về bản đồ đã làm cho anh em mình " Sáng Mắt Ra" hi hi.. Grin Grin Grin

       @ dathao cảm ơn bạn. Đã lâu mới được bạn đến thăm nhà. Chắc bạn mới trở về Thành Phố. Công việc kế hoạch miệt quê chắc đã ổn. Chúc mừng bạn.

         CHÚC CÁC BẠN CÙNG GIA ĐÌNH LUÔN CÓ NHIỀU SỨC KHỎE CÙNG NHIỀU NIỀM VUI CUỘC SỐNG!
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #88 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2012, 09:25:18 am »

      Được nghỉ ngày Chủ nhật, tôi rủ thêm một anh bạn cùng học, mượn xe đạp đi chơi khắp mọi nơi ở Thành phố. Có lẽ chưa bao giờ đời Lính tình nguyện được thảnh thơi như lúc này.

                 Chúng tôi đi thăm lại khu vực cầu Monivong, nơi mà trưa ngày 7/1 tôi cùng đoàn xe cơ giới hàng trăm chiếc, dũng mãnh băng qua để vào Thành phố. Khu đầu cầu, mấy căn nhà 3 tầng nơi tôi ngủ tối đầu tiên và bị pháo 37 ly bắn. Tất cả vẫn như cũ. Chúng tôi đi thăm Hoàng cung, thăm Chùa vàng, nền dát bằng bạc. Những nơi này đã có quân của ông Hên quản lý. Nhưng chúng tôi nói khó, năn nỉ một tí rồi cũng được vào thăm. Đặc biệt là đến thăm núi Bà Pênh- Tiếng CPC là Phnompenh. Thủ đô CPC bây giờ là lấy tên của trái núi này. Có một tương truyền gì đó về từ những thế kỷ trước, về trái núi Bà Pênh nhỏ bé này, mà một vị vua của CPC đã quyết định lập Kinh đô ở đây khi cái bè gỗ thả trôi tự nhiên theo dòng Tông Le Sáp cứ tấp vào đây không đi nữa. Rồi Một kinh đô tráng lệ bên dòng sông Lê Sáp hùng vỹ, rất nhanh chóng hưng thịnh qua nhiều năm tháng với bao đời Vua. Nhưng đến tháng 4/75 Phnom Pênh bị tàn lụi, đổ nát, đau thương điêu tàn rất nhanh. Khi chế độ Pôn Pốt- Iêng Xa Ri trị vì theo chế độ Cộng sản phản động của Đảng Khme Đỏ không giống ai trên đời.

      Chúng tôi vào một cái chợ ở khu vực ngoại ô. San sát những gian hàng bằng lán tạm nhỏ bé vừa làm chỗ ở bên trong, vừa làm chỗ bán hàng bên ngoài. Hàng hóa bán cũng đã rất phong phú thích mắt. Rất nhiều những phụ nữ góa chồng tuổi từ 25-40 làm chủ nhà, chủ cửa hàng. Nhác thấy chúng tôi vào quán, có những bóng đàn ông trẻ mình trần, quấn khăn cà ma ngang người đi vào trong. Họ như là cố tình tránh gặp chúng tôi. La cà một vài quán có thiếu phụ cứ mời bằng được tôi vào nhà. Tôi cũng tò mò theo một phụ nữ vào trong ngồi nói chuyện. Người phụ nữ chủ nhà cũng là một góa phụ. Khoảng ba mươi tuổi da trắng, trông cũng khá xinh. Là người lai Hoa-Việt. Từ cái áo đang mặc rộng cổ hấp dẫn, áo ngắn để hở cả phần bụng, cái váy hoa xàrông quấn trể nải rất hờ hững, khoe vòng mông căng tròn rất khiêu gợi, như mời chào khác giới. Có lẽ chỉ cần động khẽ vào đó là cái váy có thể tuột ra. Mắt người quả phụ trẻ nhìn tôi thật đắm đuối như cầu xin. Những cái đó đã làm cho bản năng tính dục trong tôi trỗi dậy. Đa số họ nói được tiếng Việt. Vì những phụ nữ này ở đây đã lai tạp Hoa- Việt- Căm lẫn lộn. Người phụ nữ nói mời tôi ở đây chơi. Nếu có thể thì sống cùng với họ ở đây. Trời ơi! Một lời mời chào chân thật. Tôi hiểu họ đang thiếu, đang rất cần, đang rất thèm khát đàn ông.

                 Dò hỏi một lúc, tôi được biết cũng đã có một số lính mình tụt tạt về đấy sống chung với họ. Những người lúc nẫy tránh chúng tôi cũng là những đối tượng trên. Bất giác tôi cũng có suy nghĩ cảm thông với họ. Suy nghĩ chợt đến, giữa cái sống sung sướng hiện tại và cái khổ của lính chiến. Họ đã chọn sống ở đây làm giống đực, sống dựa vào những người phụ nữ CPC chết chồng này. Trong lúc anh em đồng đội của họ đang ngày đêm gối đất nằm sương. Nơi rừng rú, sình lầy nước đọng, đói khát. Để truy diệt tận cùng lũ quỷ áo đen. Để mong cầu cuộc sống hạnh phúc, thật sự bền vững cho dân tộc Khơ Me và đất nước CPC. Tại sao họ lại như vậy? Thật là ích kỷ và hèn nhát..

       Đang trầm tư với chuỗi suy nghĩ ấy. Người phụ nữ góa còn trẻ, mạnh bạo hơn nữa kéo tay tôi, chỉ vào sau cái màn gió( ri đô), vốn là tấm vải xà rông làm váy của họ. Tôi hiểu họ đang thèm khát điều gì. Tôi cũng đang thèm khát như vậy. Người tôi  đã nóng lên rạo rực. Tôi như sắp sụp xuống, tưởng chừng như lý trí tôi, không thể cưỡng lại được cái bản năng xác thịt thông thường của tạo hóa con người trong tôi. Chỉ cần theo người phụ nữ này 3 bước, hoặc 4 bước là vào khuất trong tấm màn kia là thoải mái, là mỹ mãn khát thèm dục vọng. Tôi thấy được hơi thở tôi cũng đã không bình thường, người nóng ran. Trong khi người đàn bà vần cứ chèo kéo, phả hơi thở cũng nóng rực, hầm hập vào tôi. Tôi uể oải đứng dậy. Giữa tôi và người đàn bà như đã không còn khoảng cách. Đã rất gần, càng thấy được hơi thở của sự nóng bỏng. Lý ra tôi đã bước theo người đàn bà đó.

                 Không hiểu sức mạnh ở đâu ập đến ngăn cản tôi. Tôi trấn tĩnh lại, rất nhanh như chạy trốn, như khẳng định rõ ràng không! Dứt khoát không! Tôi giật tay ra khỏi hai bàn tay nóng bỏng cùng ánh mắt đắm đuối của người phụ nữ đang dậy tình, chạy vụt ra ngoài. Tôi đã thắng được sự cám dỗ của người đàn bà đó, cũng như phần "người" trong tôi vẫn tỉnh táo, mạnh mẽ không để phần"con" lấn át, khuất phục.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười, 2012, 08:55:14 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #89 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2012, 09:40:19 am »

 Grin, "Tự tri giả anh, tự thắng giả hùng"
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM