Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Năm, 2024, 05:31:43 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến dài ngày giữa nước Mỹ và Việt Nam 1950 - 1975 (George C. Herring)  (Đọc 88857 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #20 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2008, 08:49:27 am »

cố các hệ thống phòng thủ của Pháp. Đến cuối năm 1950, Mỹ đã viện trợ cho quân Pháp ở Đông Dương 133 triệu USD cùng một số lượng lớn vũ khí và quân trang quân dụng, tàu thuyền, máy bay và xe quân sự.

Tuy vậy, đa số người Mỹ đều tán thành rằng chỉ riêng các trang bị quân sự là chưa đủ. Vào đầu tháng 5, Acheson đã phàn nàn là người Pháp dường như "bị tê liệt, trong một trạng thái không tiến cũng chẳng lùi", và một phái đoàn tìm hiểu thực tế đã được cử tới Đông Dương trước cả khi thảm bại ở Cao Bằng càng củng cố hơn những mối lo ngại của ông ta (1). Các quan sát viên Mỹ đã báo cáo rằng trạng thái tinh thần của Pháp là "trì độn thậm chí là nguy hiểm" và cảnh báo rằng nếu Pháp không theo đuổi cuộc chiến với quyết tâm lớn hơn, không tận dụng hiệu quả hơn các nguồn nhân lực bản xứ, không hành động táo bạo và không tranh thủ lôi kéo được người Việt Nam, thì Mỹ và ông bạn đồng minh này có thể "rơi vào một thảm bại mà không nước nào trong chúng ta có thể đủ sức chịu đựng"(2).

Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đã đề nghị Mỹ cần đặt điều kiện là sẽ viện trợ quân sự nếu như Pháp hứa sẽ có những biện pháp quyết liệt, bao gồm cả lời hứa cuối cùng sẽ trao trả độc lập cho chính quyền bản xứ.

Chính quyền Mỹ đã rất thận trọng khi giải quyết vấn đề này. Acheson đã thừa nhận nếu như Mỹ ủng hộ "những
---------------
(1) Vài phút gặp gỡ, Hội đồng An ninh Quốc gia, ngày 4-4- 1950, Văn kiện Truman, hồ sơ thư ký Tổng thống.
(2) Báo cáo Phái bộ Melby, ngày 6-8-1950, VI, tr.843-844; Bị vong lục nhân viên hoạch định chính sách, ngày 16-8-1950, sách đã dẫn, tr.857-858

---------------------------------- 
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #21 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2008, 08:50:09 am »

quan điểm thực dân kiểu cũ của Pháp, nước này có thể "mất tất cả". Nhưng ông ta nhanh chóng bổ sung, sự hiện diện của người Pháp là điều cần thiết để bảo vệ Đông Dương chống chủ nghĩa cộng sản và Mỹ không thể ép buộc đến mức Pháp phải thốt lên: "Được thôi, hãy tiếp quản đất nước chết tiệt này đi. Chúng tôi hết muốn nó rồi".

Acheson thừa nhận sự không nhất quán trong chính sách của Mỹ và kết luận rằng, lựa chọn duy nhất là khuyến khích Pháp tiếp tục ở lại cho tới khi cuộc khủng hoảng dịu đi, đồng thời thuyết phục họ "bắt tay" với phong trào chủ nghĩa dân tộc và trao cho Bảo Đại một cơ hội thực sự để lôi kéo những nhân vật theo chủ nghĩa dân tộc về phía ông ta"(1). Do không chấp nhận mọi hình thức gây áp lực, nên chính quyền Mỹ chỉ có cách cố nhẹ nhàng thuyết phục Pháp nhượng bộ tượng trưng và xây dựng một quân đội người Việt. Cùng lúc đó, Bộ Ngoại giao Mỹ có thể thúc đẩy Bảo Đại thực hiện quyền lãnh đạo hiệu quả dưới sự bảo hộ của Pháp.(2) Để tăng cường sức mạnh cho các chính phủ Đông Dương và tranh thủ quần chúng cho những chính phủ này, Mỹ đã đề ra một chương trình viện trợ kinh tế và kỹ thuật trong năm 1950 và trong 2 năm sau đó đã chi hơn 50 triệu USD cho nhiều dự án. Các chuyên gia Mỹ cung cấp phân bón, hạt giống để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, xây
-----------------
(1) Quốc hội Mỹ, Thượng viện, Tình hình Thế giới: 1949-1950 Điều trần trong phiên họp kín trước Uỷ ban Đối ngoại, Washington, D.C, năm 1974, tr 266-268, tr.292-193.
(2) Livingston Merchant gửi Dean Rusk, ngày 19-10-1950, FR, 1950, VI, tr.901-902.

-----------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #22 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2008, 08:50:42 am »

dựng bệnh xá và cấp phát thuốc men, phát triển các chương trình kiểm soát bệnh sốt rét, và phân phát lương thực và quần áo cho dân tị nạn. Nhằm đảm bảo chương trình này sẽ đạt được các mục tiêu đề ra, Mỹ yêu cầu các khoản viện trợ phải trao trực tiếp cho chính phủ bản xứ chứ không phải là thông qua Pháp. Và để bảo đảm tuyên truyền đạt hiệu quả tối đa, các quan chức viện trợ "đầy nhiệt tâm" Mỹ đã thực hiện chiến thuật dán áp phích lên tường các chùa chiền và thả truyền đơn xuống các làng xã nói rõ chương trình này là quà tặng của Mỹ nhằm lấn át các hoạt động dân vận của Việt Minh(1).

Chính sách của Truman chỉ đem lại những kết quả hạn chế. Hy vọng về một thắng lợi vẻ vang đã được hồi sinh bởi triển vọng của việc viện trợ quy mô lớn từ Mỹ, Pháp trong cuối những năm 1950 đã bổ nhiệm Jean de Lattre de Tassigny, một kẻ khoa trương, làm chỉ huy các lực lượng vũ trang Pháp tại Đông Dương và chỉ thị cho ông ta tiến hành mạnh mẽ cuộc chiến tranh. Là một lính viễn chinh bẩm sinh và là người thực hành cái mà ông ta gọi là thuyết động lực, De Lattre huyênh hoang tuyên bố ngay khi đến
--------------------
(1) cơ quan hỗ trợ An ninh, Múi giờ Sài Gòn - Cuộc chiến tranh thầm lặng của chúng ta tại Đông Dương, Washington, D.C, năm 1952. Cơ quan thông tin Mỹ thậm chí còn chuẩn bị một ấn bản tiếng Việt cuốn Sơ lược về Lịch sử Mỹ với phần giới thiệu của tổng thống Truman bày tỏ hy vọng rằng "gỉải thích, tường thuật về tiến trình của người dân Mỹ hướng tới một xã hội hạnh phúc và công bằng có thể là một sự truyền cảm hứng cho những người dân Việt Nam những người hôm nay biết về một vài những khó khăn tương tự khi họ xây dựng một quốc gia mới". Roger Tubby gửi Joseph Short, ngày 8-3-1951, Văn kiện Truman, Hồ sơ chính thức 203-F.
--------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #23 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2008, 08:51:15 am »

Việt Nam rằng ông ta sẽ giành được chiến thắng chỉ trong vòng 15 tháng. Và dưới sự lãnh đạo của ông ta, quân đội Pháp có đẩy lùi được một trận tấn công của Việt Minh ở đồng bằng sông Hồng đầu năm 1951. Nhưng khi De Lattre định phát huy thắng lợi bằng cách tấn công một số cứ điểm của Việt Minh ngay phía nam Hà Nội, quân Pháp đã phải hứng chịu những thiệt hại tồi tệ nhất trong cuộc chiến. Đầu năm 1952, De Lattre bị chết vì ung thư và vị thế quân sự của Pháp-lúc này trở nên khó khăn hơn khi ông ta đến Việt Nam.

Có rất ít những tiến triển ở những lĩnh vực khác. Do thiếu nhân lực trầm trọng, Pháp cuối cùng đã miễn cưỡng trang bị vũ trang cho người Việt Nam và De Lattre đã có nhiều nỗ lực kiên quyết để thành lập nên "Quân đội Quốc gia Việt Nam". Nhưng khá dễ hiểu là người Việt không muốn chiến đấu cho sự nghiệp của Pháp, nên đến cuối năm 1951, Quân đội Quốc gia Việt Nam mới có quân số chỉ khoảng 38.000 người, thấp hơn nhiều so với mức dự kiến là 115.000 người. Đáp lại lời khẩn cầu của Mỹ, Pháp hứa hẹn qua quýt sẽ "hoàn thiện" nền độc lập của các nước trong khối Liên hiệp, nhưng việc Mỹ ồ ạt đổ hàng viện trợ và chiến thắng đến sớm của De Lattre dường như đã khiến họ không thấy cấp thiết phải có những nhượng bộ thực sự.

Pháp không muốn chiến đấu vì nền độc lập của Việt Nam và không bao giờ nghiêm túc xem xét đến một nhượng bộ duy nhất có thể thỏa mãn nguyện vọng của dân tộc Việt Nam. Pháp chuyển giao cho các chính phủ bản xứ thêm một số trách nhiệm, nhưng vẫn duy từ một ảnh hưởng quyết định đối với các chính phủ vốn không có thực quyền cũng như không có sự ủng hộ của quần chúng này.

Đến năm 1952, Mỹ đã gánh vác tới gần một phần ba chi phí của cuộc chiến, nhưng nước này vẫn không hài lòng với những kết quả đạt được và cảm thấy rằng bản thân Mỹ chẳng có chút ảnh hưởng nào đối với chính sách quân sự của người Pháp. Ngay từ năm 1950, một phái đoàn cố vấn và viện trợ quân sự Mỹ (MAAG) đã được điều sang Việt Nam để thẩm tra những đề nghị viện trợ của Pháp, giúp huấn luyện binh lính người Việt và cố vấn về mặt chiến lược. Tuy nhiên, bằng việc tới trực tiếp Washington để xin xỏ tất cả những gì mà mình muốn, De Lattre đã khiến cho lực lượng MAAG thực sự bị vô hiệu hoá. Với tính cách kiêu ngạo, nhạy cảm và rất dân tộc chủ nghĩa, ông ta phớt lờ "các nhà cố vấn" Mỹ trong việc hoạch định chiến lược, không cho họ giữ bất kỳ một vai trò gì trong việc huấn luyện binh lính người Việt và thậm chí còn khước từ cung cấp thông tin cho họ về các hoạt động hiện tại cũng như kế hoạch tương lai của mình (1).

Hết sức nghi ngờ về sự xâm nhập của người Mỹ vào lãnh địa của mình, Pháp công khai bày tỏ sự thù ghét đối với chương trình viện trợ và tìm cách ngăn cản việc thực hiện chương trình đó. De Lattre đã cay đắng than phiền rằng, vô số người Mỹ ở Việt Nam chi tiêu quá nhiều tiền bạc và chương trình viện trợ của người Mỹ đang làm cho Pháp "trông giống như một người anh em nghèo khó trong mắt người Việt Nam", và rằng người Mỹ đang
---------------------------
(1) Ronald H. Spector, Cố vấn và ủng hộ: Những năm đầu 1941 -1960, Washington, D.C, tr.115-121.
---------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #24 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2008, 08:51:40 am »

"thổi bùng lên ngọn lửa chủ nghĩa dân tộc cực đoan".

Các quan chức Pháp cố tình cản trở những dự án không đóng góp trực tiếp cho cuộc chiến và khuyến khích sự ngờ vực của người Việt Nam đối với Mỹ bằng việc cảnh báo rằng trợ giúp của người Mỹ chứa đựng những "cạm bẫy ngầm" phá hoại "nền độc lập" của họ. Kết quả là với chủ trương phá rối của Pháp, chương trình viện trợ đã chỉ tới được một số lượng nhỏ người dân. Các quan chức Mỹ đã thừa nhận rằng "những kết quả tâm lý có lợi phần lớn bị phủ nhận bởi Mỹ cùng lúc đó đang theo đuổi một chương trình viện trợ cho Pháp. Người Mỹ bị xem như "là một kẻ ủng hộ chủ nghĩa thực dân hơn là người bạn của một quốc gia mới"(1).

Trong khi chống đối quyết liệt ảnh hưởng của Mỹ ở Đông Dương, Pháp vẫn đề nghị Mỹ viện trợ quân sự lớn hơn và mở rộng cam kết. Vốn đã vấp phải mối đe dọa sụp đổ cả về quân sự và chính trị tại Đông Dương, Pháp càng lo ngại khi những cố gắng đàm phán chấm dứt cuộc chiến tại Triều Tiên của Mỹ làm tăng dần khả năng rằng quân đội Trung Quốc có thể rảnh tay tràn xuống phương Nam. Đầu năm 1952, Pháp liên tục thúc ép Mỹ tăng cường viện trợ quân sự, thực hiện dàn xếp một thỏa thuận an ninh tập thể để bảo vệ Đông Nam Á, và thực hiện cam kết bảo đảm chuẩn bị cho các lực lượng chiến đấu Mỹ vào khu vực này nếu như quân đội Trung Quốc vượt biên giới vào Việt Nam.
--------------
(1) Shaplen, Cuộc cách mạng thất bại, tr86-89, Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn gửi tới Bộ trưởng Ngoại giao, ngày 15-5-1951, FR, 1951, VI, tr.419.
-----------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #25 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2008, 08:52:49 am »

Washington cực kỳ thận trọng đối với việc mở rộng cam kết. Đề xuất về một thỏa thuận an ninh tập thể dường như là cái bẫy hòng lôi kéo Mỹ lao sâu hơn vào cuộc xung đột nên chính quyền Truman ngay lập tức đã bác bỏ đề xuất đó. Acheson sau này kể lại, đường lối đó là "ở một số nơi như châu âu và NATO, chúng tôi có một trách nhiệm chung. Còn ở các nơi khác, nước này hay nước kia phải giữ vai trò tiên phong" (1). Mỹ cũng từ chối cam kết điều bộ binh vào Đông Dương trong bất kỳ tình huống nào. Chính quyền Mỹ từng khởi động một chương trình hiện đại hoá vũ khí có quy mô lớn, nhưng tiến trình thực hiện chương trình đó đã bị chậm lại do cuộc chiến tranh tại Triều Tiên, nên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ kết luận rằng, nước này đang phải đứng trước "một mối đe dọa liên tục của một cuộc chiến toàn cầu, cũng như là các vụ xâm lược cục bộ trong một bối cảnh không đủ sức mạnh quân sự tương xứng"(2). Sự bế tắc kéo dài và hao tống tiền của tại Triều Tiên đã gây ra một tâm trạng vô cùng thất vọng trong dân chúng Mỹ và làm cho những khó khăn của việc chiến đấu trong một cuộc chiến trên bộ tại châu Á trở nên hết sức rõ ràng. Acheson nhận xét, "thật là vô ích và sai lầm để bảo vệ Đông Dương ngay tại Đông Dương. Chúng ta không thể
------------------
(1) Bộ trưởng Acheson, chuyên đề Princeton", ngày 14-3-1954, Văn kiện Bộ trưởng Acheson, Thư viện Harry S. Truman, Độc lập, Mo, hộp 66. Xem phòng thủ Đông Nam Á", ngày 2-1-1952, Văn kiện Truman, hồ sơ thư ký Tổng thống, các cuộc gặp giữa Churchill-Truman, hộp 116.
(2) Nghiên cứu của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân ngày 20-12- 1951, Văn kiện Truman, hồ sơ thư ký tổng thống, hộp 216.

-------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #26 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2008, 08:53:21 am »

để xảy ra một Triều Tiên thứ hai, và chúng ta không thể đưa bộ binh vào Đông Dương" (1).

Tuy nhiên, chính quyền Mỹ chưa sẵn sàng bỏ rơi Pháp.

Đầu năm 1952, thuyết Đôminô trở thành một nguyên tắc quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mỹ Các nhà hoạch định chính sách Mỹ thống nhất răng Đông Nam Á không thể được phép rơi vào tay của chủ nghĩa cộng sản và rằng một sự hiện diện tiếp tục của Pháp tại Đông Dương là cần thiết bảo vệ khu vực trọng yếu này (2). Cho rằng mối đe dọa đối với Đông Dương đã gia tăng kể từ năm 1950, và sợ rằng Pháp có thể rút khỏi nếu như những yêu cầu của họ không được đáp ứng, chính quyền Mỹ trong tháng 6-1952 đã phê chuẩn một khoản viện trợ quân sự bổ sung trị giá 150 triệu USD cho Pháp. Tiến một bước vượt xa so với cam kết của mình năm 1950, Hội đồng An ninh Quốc gia nhất trí rằng, nếu như Trung Quốc can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến, Mỹ sẽ gửi các đơn vị hải quân và không quân tới bảo vệ Đông Dương và sẽ phải cân nhắc khả năng hoạt động không quân và hải quân chống lại chính Trung Quốc(3).

Mặc dù không hoàn toàn thỏa mãn với hoạt động của Pháp trong cuộc chiến Đông Dương và bất bình sâu sắc
-----------------
(1) Bị vong lục Acheson, ngày 17-6-1952, Văn kiện Lần Năm góc (Gravel), I, tr.381.
(2) Hội đồng An ninh Quốc gia, ngày 24-6-1952, hiệp ước Thái Bình Dương", ngày 2-1-1952, Văn kiện Truman, hồ sơ thư ký Tổng thống, các cuộc gặp Churchill-Truman, hộp 116.
(3) Hội đồng An ninh Quốc gia, 124/2, ngày 25-6-1952, Văn kiện Lầu năm góc (Gravel), I, tr.385-386.

----------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #27 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2008, 08:53:46 am »

trước thái độ giữ bí mật và chủ trương phá rối của nước này, nhưng chính quyền Truman cũng không đưa ra bất kỳ điều kiện ràng buộc nào cho những cam kết mới của mình.

Bộ Quốc phòng Mỹ yêu cầu chính quyền Mỹ dùng ảnh hưởng của mình để buộc Pháp phải thực hiện một "chương trình mạnh mẽ nhằm cải thiện tích cực tình hình quán sự và chính trị". Tuy nhiên Bộ Ngoại giao Mỹ lại lo ngại rằng nếu như chính quyền Mỹ "gây áp lực quá mạnh cho người Pháp, họ sẽ rút khỏi hoặc để mặc chúng ta giữ lấy khu vực non nớt này (1)".  Chính sách Đông Dương của Mỹ tiếp tục là con tin của chính sách của nước này ở châu âu, một khu vực mà Truman và Acheson giành cho ưu tiên cao nhất. Từ năm 1951, Mỹ liên tục gây áp lực thúc ép đồng minh tán thành một cộng đồng phòng thủ châu âu, một kế hoạch hợp nhất quân đội Pháp và Đức thành một quân đội đa quốc gia mà Pháp từng đề xuất để cản trở hoạt động tái vũ trang của Đức Pháp liên tiếp thông báo rằng họ không thể cung cấp các lực lượng bảo vệ châu âu mà không có sự ủng hộ hào phóng của Mỹ tại Đông Dương, một thủ đoạn mà Acheson đã mô tả chính xác là một kiểu "làm tiền". Cộng đồng phòng thủ châu âu cũng đã trở thành một chủ đề tranh luận chính trị phức tạp tại Pháp, nơi mà những quan điểm theo chủ nghĩa dân tộc phản đối mạnh mẽ việc từ bỏ bản sắc quân đội Pháp cùng việc cộng tác với một kẻ thù cũ.

Acheson sau đó hồi tưởng, khi vấn đề này vẫn còn nằm
----------------
(1) Trích lừ John M. Allison, Đại sứ từ thảo nguyên, hoặc Thế giới kỳ diệu Allison, New York, năm 1976, tr.191, 194.
--------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #28 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2008, 04:32:38 pm »

chờ Quốc hội Pháp phê chuẩn, không có ai dám "khuyên bảo nghiêm túc" rằng việc chấm dứt hoặc đe dọa chấm dứt viện trợ cho Đông Dương là khôn ngoan trừ phi Mỹ thực hiện kế hoạch cải cách quân sự và chính trị" (1). Tháng 6- 1952, chính sách quan trọng về Đông Dương của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ chỉ dừng lại ở một tuyên bố rằng Mỹ nên sử dụng "ảnh hưởng để thúc đẩy các chính sách chính trị, quân sự, kinh tế và xã hội tích cực..."(2) - Trong nửa cuối năm 1952, Acheson đã có một nỗ lực phối hợp để phá vỡ việc giữ bí mật của Pháp. Ngoại trưởng Mỹ thẳng thừng thông báo với các quan chức Pháp vào tháng 7 rằng, vì Mỹ đang chi trả khoảng một phần ba chi phí chiến tranh, nên không thể là "bất hợp lý" nếu nước này được biết những thông tin chi tiết về diễn biến của cuộc chiến. Acheson sau đó kể lại, Pháp không phản đối, nhưng "kết quả chẳng có gì nhiều". Sau một phiên họp gay gắt và kéo dài của Hội đồng các ngoại trưởng tại Paris vào tháng 12, Pháp một lần nữa nhắc lại yêu cầu xin viện trợ quân sự. Acheson kể lại, "lúc đó do mệt, đói và bực mình, tôi đã không giữ được kiên nhẫn nữa". Rồi ông ta phàn nàn rằng, Mỹ đã "hoàn toàn không thỏa mãn" với những thông tin họ nhận được và cảnh cáo rằng "tình hình này cần được khắc phục. Chúng ta phải biết đích xác tình hình đang diễn ra thế nào và cái gì chúng ta đang tiến hành mỗi khi chúng
-----------------
(1) Bộ trưởng G. Acheson, Món quà tạo hoá, New York, năm 1969, tr.676.
(2) Hội đồng An ninh Quốc gia, ngày 25-6-1952, Văn kiện Lầu Năm góc (Gravel), I, tr.387.

--------------------------
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #29 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2008, 04:33:05 pm »

ta có bất kỳ một bước tiến thêm" (1). Thái độ phản đối của Acheson cho thấy Mỹ đã thất vọng sâu sắc thế nào sau hơn 2 năm hợp tác với Pháp, nhưng đã quá muộn để đón chờ một kết quả tích cực. Trong vòng chưa tới 1 tháng nữa, Chính quyền Truman sẽ hết nhiệm kỳ, do vậy không còn phải chịu thêm trách nhiệm gì nữa.

Mặc dù đầu tư quá nhiều vào Đông Dương, Truman và Acheson đã bỏ lại cho những người kế nhiệm một vấn đề vô vàn phức tạp và nguy hiểm hơn so với vấn đề mà họ đã  tiếp nhận năm 1950. Thoạt đầu chỉ là một cuộc chiến có tính chất quốc gia chống thực dân Pháp, tới nay nó đã phát triển thành một cuộc xung đột có tầm cỡ lớn quốc tế. Lúc này Mỹ chịu hơn 40% chi phí của cuộc chiến và đã đặt cược vào kết quả của nó. Viện trợ của Trung Quốc cho Việt Minh mỗi tháng đã tăng từ 400 tấn lên tới hơn 3.000 tấn đồng thời có khoảng 4000 "tình nguyện quân" Trung Quốc sang giúp đỡ Việt Minh dưới nhiều hình thức. Cuộc chiến đã lan sang cả Lào và Thái Lan, nơi được Trung Quốc và Việt Minh hậu thuẫn cho các lực lượng kháng chiến chống lại các chính phủ do Mỹ và Pháp bảo trợ.

Ngay tại Việt Nam, sự kiểm soát của Pháp đã bị giảm  xuống còn chỉ ở những vùng quanh Hà Nội, Hải Phòng và Sài Gòn cùng một dải đất hẹp dọc theo biên giới Campuchia và người Pháp đang phải đối mặt với những kiểu loại đe dọa quân sự mới rất đáng ngại. Phóng viên kỳ cựu Theodore Whlte nhận xét, "đối phương trước đây phải
-----------------------------
(1) Bộ trưởng G. Acheson, Món quà tạo hoá, New York, năm 1969, tr.676-677.
------------------------
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM