Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:47:58 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: AK vs. M16  (Đọc 506178 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #170 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2009, 05:00:30 am »

Trích dẫn
Công nghiệp quân sự Mỹ được xây dựng bởi những hoang tưởng và phung phí. Hoan tưởng được tạo bởi một chế độ giáo dục làm liệt não khổng lồ. Đại bộ phận cử tri mù tịt về khoa học kỹ thuật, khoa học quân sự, nhưng lại nhồi chặt những lời quảng cáo ngu ngốc.

Thưa bác Huy Phúc: 

Những lời phê bình ở trên rất chủ quan đấy; hệ thống giáo dục của Mỹ (cấp đại học trở lên) vẫn dẫn đầu thế giới và không bị ảnh hưởng bởi các "thế lực" quân phiệt như bác tưởng đâu.  Dân Mỹ đa phần chỉ sốt sắng về nhu cầu kinh tế và giải trí trước hết (mờ ông bà mình gọi là ăn & hưởng ... thí dụ như thể thao, âm nhạc, phim ảnh, du lịch) chứ những chuyện quân sự hay chính trị, đại đa số người Mỹ họ không chú ý đến.

Nếu hệ thống giáo dục của Mỹ mờ ... liệt não ... như bác nhắc tới, nhắc lui thì bao bậc làm cha, làm mẹ từ Trung Quốc đến VN đã không ngu gì mờ tốn hàng mấy chục ngàn Mỹ kim hàng năm gửi cho con cháu họ sang Mỹ du học đâu bác.

http://www.ak-47.us/AK-47vsM-16.php

http://community.discovery.com/eve/forums/a/tpc/f/9261991318/m/1731938458


TB: Liệt não là gì nhễ?  Roll Eyes
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Hai, 2009, 05:17:48 am gửi bởi Bí Bếp » Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
mig19farmer
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #171 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2009, 08:40:04 am »

Chú không đọc trang đã post của SSX đấy à, đây là théo mềm CT-3 (mã Nga), loại thép hay được dùng trong xây dựng. Trong các bài viết về thiết giáp thường có "thép cán tiêu chuẩn", là CT-3 cán nóng, vì đây là loại thép phổ biến nhất, thông dụng nhất.
Còn tấm thép làm thiết giáp (ô số 2, II) dầy 5mm đã có số liệu trên. http://www.quansuvn.net

Về thiết giáp, loại M115 vỏ nhôm bị đạn AK thế hệ mới bắn tan nát là chuyện có thể, tuy nhiên, cần tầm gần và góc chạm đứng. Xe này trúng B41 thì vỡ tan nát chứ không chỉ thủng một lỗ nhỏ.

Ô hay, đánh tráo chủ đề à, tôi có nói gì về thép cán với thép thiết giáp đâu. Bác SSX bảo đạn AK xuyên tuốt luốt giáp một số loại APC thì tôi hỏi xem các loại khác cùng thời (hoặc cũ hơn vài chục năm) có bị xuyên hay không chứ ai quan tâm gì đến thép cán nóng với cán nguội.

Cái này giống như câu chuyện về mâu-thuẫn: Một anh chàng rao bán 1 cái Mâu quảng cáo là xuyên được mọi cái Thuẫn trên thế gian, và cũng rao bán một cái Thuẫn được quảng cáo không bao giờ có thể bị đâm thủng bởi bất kỳ cái Mâu nào. Tôi thấy bác SSX khi nói về đạn NGa xuyên giáp Mẽo thì tôi hỏi lại vậy nó sẽ ra sao với giáp Nga mà thôi, có động chạm đến ai đâu mà Phúc nhảy lên thế. Chúc bác gia nhập ngành điện lực lâu lâu cho nó hạ hỏa nhá.

PS:  Đã thế tự dưng lôi cả B-41 vào nữa chứ, thử hỏi mấy chú BTR-152 với BTR-40 khi ăn đạn B-41 thì thế nào hả Phúc
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Hai, 2009, 08:41:48 am gửi bởi mig19farmer » Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #172 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2009, 09:11:17 am »

Em thấy các bác muốn phản bác bác huyphuc1981_nb (em không biết bác Phúc là ai nhé Smiley ) thì nên viết bài chứng minh điều ngược lại chứ không nên theo đằng sau bác í ( Grin).

Phần tụi em đọc bài thấy vui, thú vị ... còn tin hay không là tùy mỗi người, hehe.
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #173 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2009, 02:27:32 pm »


CT-3 thì từ trước WWII vẫn là CT-3. Đó là một tiêu chuẩn thép.
Tháp cán tiêu chuẩn thì từ trước WWII vẫn là thép cán tiêu chuẩn RHA

Hồi WWII giáp xe T-34 chỉ dầy 150mm RHA, đạn pháo Đức cũng không bắn được. Nay giáp xe dầy 1400mm RHA, thì mới có đạn mới pháo mới. Không vì  giáp T-34 thua pháo M1A1 mà pháo T-80 không bắn thủng được M1A1. Không vì pháo T-80 bắn được giáp T-34 mà pháo M1Ax có thể bắn được nửa cái giáp trước nào của T-72.

Ngày trước lính không mặc giáp nên chỉ cần sức xuyên yếu hơn, nay lính mặc giáp nên mới sinh ra đầu đạn 7N23 (AK-47) và 7N22 (AK-74). Cái giáp 6BZTM kia chống được đạn 7,62 x 39 thường, những không chống được 7N23, như thế là đảm bảo ưu thế quân sự của quân Nga trước quân địch rồi. Còn gì hay hơn việc nếu quân mình mặc giáp thì an toàn, địch mặc giáp vẫn chết.

Còn các xe BTR giáp nhẹ trúng đạn B41 vỡ, xe tăng cũng vỡ đừng nói BTR, những không có xe nào có giáp dở người như M113 cả. Hay là vì xe tăng vỡ trước B41 nên BTR phải làm giáp nặng như xe tăng ??

Cací bảng của SSX đây.
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1539.msg76039#msg76039


Chú không đọc trang đã post của SSX đấy à, đây là théo mềm CT-3 (mã Nga), loại thép hay được dùng trong xây dựng. Trong các bài viết về thiết giáp thường có "thép cán tiêu chuẩn", là CT-3 cán nóng, vì đây là loại thép phổ biến nhất, thông dụng nhất.
Còn tấm thép làm thiết giáp (ô số 2, II) dầy 5mm đã có số liệu trên. http://www.quansuvn.net

Về thiết giáp, loại M115 vỏ nhôm bị đạn AK thế hệ mới bắn tan nát là chuyện có thể, tuy nhiên, cần tầm gần và góc chạm đứng. Xe này trúng B41 thì vỡ tan nát chứ không chỉ thủng một lỗ nhỏ.

Ô hay, đánh tráo chủ đề à, tôi có nói gì về thép cán với thép thiết giáp đâu. Bác SSX bảo đạn AK xuyên tuốt luốt giáp một số loại APC thì tôi hỏi xem các loại khác cùng thời (hoặc cũ hơn vài chục năm) có bị xuyên hay không chứ ai quan tâm gì đến thép cán nóng với cán nguội.

Cái này giống như câu chuyện về mâu-thuẫn: Một anh chàng rao bán 1 cái Mâu quảng cáo là xuyên được mọi cái Thuẫn trên thế gian, và cũng rao bán một cái Thuẫn được quảng cáo không bao giờ có thể bị đâm thủng bởi bất kỳ cái Mâu nào. Tôi thấy bác SSX khi nói về đạn NGa xuyên giáp Mẽo thì tôi hỏi lại vậy nó sẽ ra sao với giáp Nga mà thôi, có động chạm đến ai đâu mà Phúc nhảy lên thế. Chúc bác gia nhập ngành điện lực lâu lâu cho nó hạ hỏa nhá.

PS:  Đã thế tự dưng lôi cả B-41 vào nữa chứ, thử hỏi mấy chú BTR-152 với BTR-40 khi ăn đạn B-41 thì thế nào hả Phúc

to halosun bên dưới.
bạn xem lại bảng trên đi.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Ba, 2009, 11:14:22 am gửi bởi DepTraiDeu » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
halosun
Thành viên
*
Bài viết: 25


« Trả lời #174 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2009, 02:34:19 pm »

trời ạ! bác mig với bác phúc đi đâu cũng cãi nhau là thế nào?
Đây rõ ràng là bác SSX sai rồi, nên bác Phúc muốn đỡ cũng không nổi.
Cơ mà sao bác mig cỏ vẻ hằn học quá vậy? Dĩ hòa vi quí cỏ phải tốt hơn không? Bên kia bác gọi bác phúc là "chuyên gia chơi động vật", không phải là chọc ngoáy chứ là j nữa?
Em thấy từ lúc quay lại đến giờ, văn phong của bác Phúc cũng đã "mềm hơn" nhiều rồi đấy. Thôi thương nhau chín bỏ làm mười cả mà các bác. Toàn là anh em đồng chí tốt mà.  Grin
Em thấy bác tuanas nói đúng đấy, post bài, dẫn chứng bật lại nhau, thế có pro hơn không? Việc j cứ rình người ta sơ hở rồi chọt thì mất vui.
Logged
mig19farmer
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #175 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2009, 03:18:11 pm »

Cái tính thối của chú nó càng ngày càng thối, qua thời gian anh không thấy chú giảm đi chút nào cả.

CT-3 thì từ trước WWII vẫn là CT-3. Đó là một tiêu chuẩn thép.
Tháp cán tiêu chuẩn thì từ trước WWII vẫn là thép cán tiêu chuẩn RHA

Chú có xỏ xiên đến đâu thì cũng chỉ càng lộ ra cái mức độ phát triển của chú mà thôi. Chú có cần pót lại cái ảnh của SSX không ?? Dở người đọc rõ nhé.
Cái lý thuyết mâu thuẫn dở người của chú lấy ở đây ?? Hồi WWII giáp xe T-34 chỉ dầy 150mm RHA, đạn pháo Đức cũng không bắn được. Nay giáp xe dầy 1400mm RHA, thì mới có đạn mới pháo mới. Không vì  giáp T-34 thua pháo M1A1 mà pháo T-80 không bắn thủng được M1A1. Không vì pháo T-80 bắn được giáp T-34 mà pháo M1Ax có thể bắn được nửa cái giáp trước nào của T-72.

Điều đó cũng như Mig19 có cay cú xỏ xiên thì cũng không thể chứng minh đươc anh ta không ngoan lên được chút nào

Ngày trước lính không mặc giáp nên chỉ cần sức xuyên yếu hơn, nay lính mặc giáp nên mới sinh ra đầu đạn 7N23 (AK-47) và 7N22 (AK-74). Cái giáp 6BZTM kia chống được đạn 7,62 x 39 thường, những không chống được 7N23, như thế là đảm bảo ưu thế quân sự của quân Nga trước quân địch rồi. Còn gì hay hơn việc nếu quân mình mặc giáp thì an toàn, địch mặc giáp vẫn chết.

Còn các xe BTR giáp nhẹ trúng đạn B41 vỡ, xe tăng cũng vỡ đừng nói BTR, những không có xe nào có giáp dở người như M113 cả. Hay là vì xe tăng vỡ trước B41 nên BTR phải làm giáp nặng như xe tăng ??


Ôi trời, hết M113, B-41 giờ lại đế T-34 với M1 và T-80. Tôi hỏi bác SSX xem cái đạn AP mới nhà Nga bắn xe Nga thì thế nào, hỏi là để biết thông tin chứ nào có ai tranh luận gì về hết thép cán rồi đến xe tăng hả giời. Mở lại bài post của tôi xem có chữ nào về thép cán với cả xe tăng không.

Cũng chả phải phát triển giáp nào đạn nấy, tôi nào có dám động đến hàng khủng BMP-X đâu, toàn khiêm tốn hỏi thử BTR-152 với BTR-40, những giống quái thai thời tiền sử cách M113 cả vài chục năm thôi mà. Mà tại sao mình phải phí lời với cái loại này làm gì nhể.
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #176 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2009, 04:21:32 pm »

À, BTR 157 AK-74 7N22 bắn không qua, vì giáp nó dầy tương đương 36-40 RHA, còn RHA là gì thì anh nói đi nói lại rồi. Nhưng M113, con quái thai này ra sau BT nhiều, rất có thể bị AK-74 bắn thủng ở tầm gần. Cái con quái thai giáp nhôm M113 ấy thì chỉ dùng để đúc nồi là tốt

Người ta khoe là M1A1 và M1A2 giáp súng khủng khiếp. Đến mức cả nước Mỹ còn rất ít người biết đó là bản rút gọn của MBT70, MBT70 là xe Đức thiết kế cho Mỹ cùng với Leopard-2, dùng cùng tiêu chuẩn. Rút bớt đi để giảm giá, súng pháo vẫn tiêu chuẩn Đức nhưng giáp, phần cơ, ổn định súng... rút bớt.

Trong khi đó, 2003, người ta phát hiện ra là M1 toàn bốc phét, không bắn được miếng giáp trước nào của T-72, mặc dù T-72 cổ lỗ rồi. Đã thế, có một số bằng cơ cho thấy M1 bị bắn thủng bởi T-55 hoặc xe nào đó dùng pháo tương đương. Khốn khổ cho cái xe này, nó bị quân Mỹ bắn phá bỏ bom nhiều lần để xóa dấu vết, nhưng lĩnh Mỹ vẫn mang về hàng đống ảnh post lên internet.

Thế là có luận điệu: Thế súng T-80 tốt, có bắn được giáp T-80 không, ha ha ha ha ha ha ha, chúng bay mâu thuẫn.

--------------------

Ta xem lại lịch sử súng trường Mỹ nhé.
Khẩu đầu tiên là Springfield Model 1892, khẩu súng copy không hoàn chỉnh kiểu Krag-Jørgensen (Ole Herman Johannes Krag và Erik Jørgensen, Nauy). Khảu súng này được copy thành 3 bản, bản của Đan Mạch, Na Uy và Mỹ. Bản của Mỹ được đặt tên Springfield Model 1892. Cái mà Mỹ kém là dùng vỏ đạn có gờ móc. Điều này cũng tương tự như ở Nga, kiểu đạn có gờ móc được chọn vì công nghiệp còn kém, thiếu máy dập nhiều chu kỳ.

Krag-Jørgensen cũng như các khẩu khác cùng thời xuất hiện ở Bắc Âu, mang nhiều nét súng Đức kể cả về kỹ thuật cũng như cấu tạo. Tuy nhiên, người Mỹ sử dụng loại thuốc nổ có thành phần giống thuốc nổ dẻo, là cordite làm thuốc đạn. Đây là loại thuốc đạn rất tồi, gây áp lực quá cao. Trong khi đó, châu ÂU khi chưa có thuốc nổ viên định hình dùng rộng rãi giải pháp trung gian là thuốc nổ tkhông khói dạng tấm cán.
http://www.spanamwar.com/krag.htm
http://www.cruffler.com/historic-october01.html
http://www.geocities.com/kj983260/

Khẩu súng này tuy bớt chất lượng so với nguyên bản châu Âu nhưng đã hay hơn nhiều khẩu tiền nhiệm Springfield Model 1873  (Trapdoor ), M1892 khá hơn vì khẩu M1873 là súng có vỏ đạn giấy, cỡ nòng 11mm. Cũng buồn cười, không phải cỡ nòng nhỏ là súng tốt, mà khảu súng ra sau kỹ thuật cao hơn thì thường cỡ nòng nhỏ đi. Cái khổ là thế này, mỗi lần nhập khẩu một khẩu súng là dân Mỹ lại cãi nhau xem khẩu nào tốt hơn. Khẩu sắp nhập đương nhiên là mới ra cỡ nòng nhỏ hơn, và thế là dân Mỹ tin rằng, cứ cỡ nòng nhỏ là tốt.

Springfield Model 1892 thật ra cũng khá giống dòng súng Đức, tuy bộ phận tiếp đạn hơi khác (các bạn nhìn xem các trang kia, phần khóa nòng khá giống Mauser). Nó lại tiên tiên hơn các khẩu cùng thời vì đã có thể làm băng rời trong một số phiên bản. Người Mỹ cũng cải tiến nó nhiều lần theo các bước cải tiến của châu Âu, như làm nòng ngắn lại, làm nhỏ đầu đạn...

Tuy nhiên, phần thuốc đạn thì đã bị một ông vua độc quyền là cordite chiếm ngai vàng rồi. Và thậm chí còn tồi tệ, người ta dùng thuốc nổ dẻo để bắn đạn súng trường cho đến Thế chiến II. Mặc dù có rất nhiều nỗ lực, nhưng người ta không thể làm M1892 bắn mạnh được. Đặc biệt sau những cải tiến làm ngắn nòng, đạn càng yếu. Springfield Model 1892 cùng thời với Mauser, với Mosin, nhưng tuổi thọ thật ngắn ngủi. Nếu muốn làm cho nó bắn mạnh, thì lại to nặng. Trong khi đó ở châu Âu, khoảng 1898-1902 người ta cải tiến thuốc và đầu đạn. Đầu đạn thì có thể copy, nhưng thuốc đạn thì ông vua độc quyền vẫn ngự trên ngai. Cả nước Mỹ tung hô cordite là thuốc đạn mạnh nhất thế giới ?? ờ, nhưng chả ai làm thuốc đạn cháy nhanh như thuốc nổ phá đá cả trừ Mỹ.

Để theo đòi, người Mỹ cải tiến loại đạn ".30-40" của M1892 thành ".3003". Phần súng lại copy Mauser nhưng máy súng cũng hơi khác vì công nghệ Mỹ tồi hơn. Đạn vẫn dùng gờ móc. Loại súng đạn này tuy bắn mạnh hơn chút so với M1892, những vẫn đề áp suất quá cao chóng hỏng nòng vẫn là vẫn đề nổi cộm. Ta phải hểu là rất ít súng đạn ".3006" được sản xuất: chưa đến 100 ngàn viên đạn, điều đó cho thấy chỉ khoảng vài ngàn súng được sản xuất, hay có thể coi loại M1903 bắn đạn ".3003" chỉ là phiên bản thử nghiệm chưa được sản xuất.

Để cải thiện, người Mỹ làm cuộc cách mạng với đạn ".3006". Cần hiểu là tuy cùng tên M1903, nhưng súng dùng cho đạn 03 không bắn được đạn 06 và ngược lại. Loại đạn này là đạn có chóp khí động, đầu đạn nhẹ hơn và do đó yêu cầu năng lực thuốc nhỏ hơn. Đạn có khe móc thay cho gờ móc giống Mauser. Vẫn đề cốt lõi là thuốc súng vẫn lệ thuộc ông vua trên ngai, do đó súng vừa đắt, vừa dễ hỏng và kém chính xác.

M1 Garand dùng loại đạn  ".3006" này được chấp nhận sau đó, vào khoảng 193x, thay thế cho M1903.

Thế nhưng, trong khoảng 193x, khi M1 Garand được chấp nhận sử dụng thì ở Pháp, Đức, Nga nổi lên vẫn đề cải tiến đạn một lần nữa. Lần này, họ sử dụng loại thuốc đạn hình viên chính xác và bền chắc, tương tự thuốc đạn ngày nay. Đồng thời, bài toán bắn súng đã được tính toán chính xác, như viên đạn Mosin rỗng đầu đã post. Thời điểm này cũng như khi format M16A2 sau này vậy. Khi người ta tiến lên thì khoảng cách phát triển càng ngày càng xa. Không có cải tiến nào với ".3006". Mỹ đã ở bên kia chiến tuyến với nước Đức

Lúc này, Mỹ đã ở bên kia chiến tuyến và buộc phải thể hiện bản lĩnh độc lập. Có 2 nước đứng đầu thế giới về chế súng là Nga và Đức, Mỹ cách biệt cả hai.  Bản lĩnh của Mỹ cho ra cái gì: M1 carbine. Cùng thời với AK, cùng hướng phát triển với AK.

M1892 cùng thời với Mauser và Mosin, M1 carbine cùng với AK. Đặc trưng của các súng Mỹ này : tính chất chung là đều chết quá yểu vì không có đường đạn tốt, dùng thuốc nổ áp cao, chóng hỏng. Làm súng trường thì kém chính xác, súng máy thì quá yếu.

Khẩu AR-15 và đạn của nó ra đời như trong điều kiện như vậy. Sũng cũ đã yếu sẵn, mà lại không có nỗ lực nào tiến tiếp được khi châu Âu đi qua giai đoạn cải tiến 193x. Khoảng cách ngày càng xa. Súng mới thì quá tệ không thể chấp nhận được.
Suốt thời gian của nó, châu Âu vẫn dùng đạn 7,62 x 51 NATO (ví dụ FN FAL) mà ném cái đạn dở người bé tẹo đi. Xu thế súng trường nhỏ đi là đương nhiên, nhưng ở các nước khác, người ta đánh giá chưa đủ kỹ nghệ khoa học để làm súng trường nhỏ.
Thậm chí, chính những người thiết kế ra súng này như Armalite và Stoner đánh giá AR-15, họ chế ra Ar-18 và Stone-63. Thế nhưng trên ngai vàng vẫn là ông vua đẻ non AR-15.

".223 Remington" phát triển từ ".222 Remington". Để làm tăng năng lực đầu đạn quá yếu mà vẫn bị thuốc nổ áp suất cao bó buộc, người ta lại bắt đầu làm chuyện lùi đẳng cấp kỹ thuật, tức là lại tăng áp suất lên nữa. Thật ngốc nghếch, có nhiều cơ hội để thay đổi kích thướng viên đạn , cả vỏ lẫn đầu đạn, nhưng đều giải quyết bằng yêu cầu tương thích đời cũ ngớ ngẩn.

Nói thêm là, tuy nước Mỹ thắng trận, nhưng không vì thế mà châu Âu dùng đạn Mỹ. 7,62 x 51 có thể coi là một nhượng bộ của châu Âu. Viên đạn dùng thuốc có hình, nhưng là loại hinh đơn giản nhất viên cầu rất tồi với đường đạn. Biết làm thế nào được, nếu dùng viên dẹt ưu việt thì Mỹ không sản xuất được.

Châu Âu lại nhượng bộ lần nữa. Họ đồng ý dùng chung đạn với Mỹ. Nhưng phải là đạn châu Âu. Thế là nòng của FN và đạn S109 trở thành đạn M16A2 cuối những năm 197x, S109 trở thành NATO 5,56x45. Ở đây có một cái tối kiến của người Mỹ. Họ đòi tương thích đời cũ, tức là súng cũ bắn được NATO 5,56x45 mới chịu. Châu Âu đồng ý. Thế là hai đạn cùng cỡ. Có một cái dở, là nòng cũ dầy, nòng mới dài, lai vào nhau vừa dầy vừa dài. Kết quả của sự lai giống đó chứng minh: khi M16A1 bắn đạn NATO 5,56x45, hầu hết số đạn đã lộn một vòng ở tầm 100 yards (91 mét), hiệu quả cõ lẽ chả hơn mấy súng hỏa mai thời cổ về độ chính xác, còn sức phá thì khỏi nói. Nỗ lực tương thích đời cũ như vậy, súng cũ thì đành phải bỏ trong khi đạn mới bị thiết kế trong cái khuôn chật cứng. (có lẽ đây là một trong những điều "không gì ngu bằng").

Ở đây có một cái bó buộc. Viên đạn đường kính nhỏ quá, mà lại thiếu các kỹ thuật đường đạn ngoài và đường đạn kết thúc (terminal ballistic), nên buộc phải làm đạn nặng để cải thiện sức phá. Nếu như châu Âu không bị bó buộc vào cái cỡ đạn Mỹ thì đã khác. Vì làm đạn quá nặng so với cái đường kính, không làm được đạn nhọn phải làm đạn trụ, nên kỹ thuật spitzer có mũi khí động được áp dụng một thế kỷ nay phải bỏ, quay lại kỹ thuật cố định trục đạn hình trụ bằng tốc độ xoáy của Krag-Jørgensen, M1903 ".0303"....

Năng lượng thuốc cũng vậy. Đạn NATO cháy chậm hơn, nhưng lại phải tăng thuốc và trong khi bị bó buộc kích thước, người ta phải làm tăng áp suất lần nữa, tiến gần hơn tới thuật phóng tân thời của thuốc nổ đen 1000 năm trước. Bắn một viên đạn M16A1 trên M16A2 có được không ?? được, được về mặt súng không vỡ, nhưng viên đạn bị lột vỏ, đạt được hiệu năng của súng hỏa mai.
Súng cũ không bắn được đạn mới, súng mới không bắn được đạn cũ. Để tận dụng số súng đạn cũ người ta đã đề ra vẫ đề tương thích cũ này, tương tích hết sức hình thức. Giờ đây, sau 30 năm, số súng đạn cũ "tận dụng" được không còn, nhưng NATO vẫn phải dùng cỡ đạn này.

30 năm sau khi format đường kính đạn của M16, sự thiếu suy nghĩ vẫn bó buộc các nhà kỹ thuật đến mức họ không còn cách nào khác là phải quay lại tk19. Đây là các nhà kỹ thuật châu Âu hiểu biết. Còn những người format cỡ đạn này thì dĩ nhiên chả nhìn thấy sự bó buộc nào cả.

Tất nhiên, một thứ mới được phát minh  "M16 là sũng dễ làm đạn nhất thế giới". Quá hài, một số người không ngộ nhận sẽ thấy, về mặt đó M16 thua máy bắn đá, không vì thế mà máy bắn đá tân thời hơn M16. Xem các slogan này mới thấy sự tài ba của các nhà quả cáo Mỹ, ơ, trình độ thiết kế súng của người Mỹ đi đâu hết??

Ngoài những điểm học của súng trường nước ngoài, nước Mỹ không có cái gì vượt qua mức tồi tệ. Hai cái vua độc quyền đã đóng góp phần lớn vào sự nghiệp sũng dặt dẹo là thuốc nổ cordite và tên đẻ non AR15, cũng như cỡ đạn "0.223.

Rất nhiều chiến sĩ tung hô súng đạn Mỹ tốt nhất thế giới. Cái hệ thống giáo dục quên không dạy họ M16A2 là nòng đạn châu Âu, M1 là xe tăng châu Âu, bắn súng xài đạn châu Âu. Đợt này giằng co quá, SCAR đã tiến lên một bước, nhưng thắng thua chưa rõ ràng. Đó là chuyện của Mỹ, còn châu Âu, quê hương của đường đạn M16A2, chả ai dùng cái máy súng Mỹ lắp vào cả. Bắt họ dùng cái cỡ đạn Mỹ là quá quắt lắm rồi. Tất nhiên là Đức cũng đang phát triển một lô kiểu đạn mới.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Ba, 2009, 11:03:20 am gửi bởi DepTraiDeu » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Tookies
Thành viên
*
Bài viết: 24


« Trả lời #177 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2009, 06:06:17 pm »

Hà hà. Đọc bài của bác phúc thấy lượng thông tin rất là nhiều. Còn các bác khác thì cứ mâu với thuẫn. Thuẫn với mâu hoài mà chẳng phản bác được tý nào bằng luận chứng khoa học. Phong cách trả bài của bác Phúc thì rất là natural. Từ hồi vắng bác bên ttvnol tụi teen nó vào làm phần GDQP + KTNN nhạt như nước ốc.

Bỏ phần bình luận về sinh học + nông nghiệp + thú y của bác Phúc đi thì bài của bác em rất là kết. Mấy chú phản bác thì toàn bệ nguyên mớ rác Wiki về - em ghét nhất là đọc những mớ hổ lốn ấy.
Logged

huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #178 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2009, 09:55:45 pm »

AK không có tốc độ xuáy lớn như M16. Kiểu đạn Spitzer có đầu khí động nhọn yêu cầu tốc độ xoáy vừa phải, phụ thuộc vào kích thước viên đạn. Nếu tốc độ xoáy cao quá thì hiệu ứng Spitzer mất đi và trục đạn bj cố định không uốn theo đường bay, gây tản mát.

AK tốc độ xoáy nhỏ nên không cần nhiều khương tuyến. KHương tuyến không đủ nhiều đủ sâu cho tốc độ xoáy thì đạn bị lột vỏ, ví dụ bắn đạn M16A1 ".223" bằng M16A2. Nhưng nếu làm nhiều rãnh thì súng lại chóng hỏng.

AK cũng như các súng nhỏ khác không dùng khương tuyến (rãnh xoắn) hình chữ nhật, kiểu này hay dùng cho pháo bắn đạn có đai. Súng nhỏ dùng rãnh hình tam giác. AK dùng rãnh hình tam giác lệch.


tại sao khương tuyến của AK-47 chỉ có 4 vòng thôi vậy các bác, sao không làm chằng chịt như thế này?

Logged

Ờ, ừ, thì ký.
Bí Bếp
Thành viên
*
Bài viết: 157


Chết vì "xứ mưa"


« Trả lời #179 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2009, 10:59:17 pm »

Trích dẫn
Bạn biết người ta cho người sang Mỹ học làm gì không ?? để mong tim được một công việc bên đó. Để mở đường cho hàng hóa xuất sang đó. Bạn xem, dân học ở Mỹ về làm được cái gì về khoa học kỹ thuật, hay nhan nhản trong các vị trí tiếp thị và ngoại giao ?? Bạn thử nhìn xem, giáo dục Mỹ có đăc sản gì ?? hay đặc sản ấn tượng nhất là hàng loạt các vụ giết người hàng loạt kinh hoàng ??

Bác giảng thế thì "nhà iem" xin thua đến thua.  Cheesy
Mong bác cứ tiếp tục so sánh kỹ thuật chiến tranh giữa Nga vs Mỹ nhá.  Đọc được những bài nhận định của các bác cũng khá hay.  Dĩ nhiên, có tiền thì tha hồ mua với sắm; đụng chuyện thì chiến thuật + chiến lược dùng đúng chổ vẫn hiệu năng hơn.  Riêng khả năng căn bản của mỗi người lính thì không khác nhau mấy.  Trường hợp như mấy anh lính Ả Rập, mặc dù dân họ đông hơn, trang bị cũng chẳng thua ai, nhưng đụng trận dùng Do Thái (nhất là không chiến) thì hầu như mấy anh Ả Rập chẳng có đường thắng.  Ở châu Á, mặc dù anh Bắc Triều Tiên đời sống kinh tế chỉ bằng 1/20 của Nam Triều Tiên, nhưng hệ thống & kỹ thuật quân sự của mấy ảnh rất đáng gườm.

Riêng phần AK47 vs M16; Có nhỉnh qua, nhỉnh lại như thế nào, ai trúng đạn ẻm nào "tía má cũng khó nhìn ra" cả thôi bác.  Cry
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Hai, 2009, 11:09:24 pm gửi bởi Bí Bếp » Logged

Thiên đàng nầy mơ ước bao lâu...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM