Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 11:55:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân - Tập 4  (Đọc 8081 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #40 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2022, 08:18:03 pm »

ANH HÙNG NGUYỄN ĐỨC THỤY


Nguyễn Đức Thụy sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Toàn Thắng, huyện Kim Thi, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 3 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là phân đội trưởng đặc công nước, bộ đội địa phương tỉnh Bà Rịa - Long Khánh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1968 đến mùa Xuân năm 1975, Nguyền Đức Thụy chiến đấu ở miền Đông Nam Bộ, lúc làm giao liên, trinh sát, khi làm quản lý hoặc làm tổ trưởng sản xuất mìn..., ở cương vị nào đồng chí cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Đặc biệt trong nhiệm vụ đánh tàu địch, tuy sức khỏe yếu, sông nước sình lầy nhiều, địch lại canh phòng gắt gao nhưng Nguyễn Đức Thụy luôn luôn khắc phục khó khăn, nguy hiểm, mưu trí, dũng cảm cùng tổ đánh chìm 9 tàu (có một chiếc trọng tải 15.000 tấn, một chiếc trọng tải 10.000 tấn). Riêng đồng chí diệt, được 16 tên Mỹ (chưa kể số địch chết trên tàu).


Trận đánh tàu ở cảng Rạch Dừa đêm 10 tháng 11 năm 1971, Nguyễn Đức Thụy cùng một chiến sĩ mới bơi 10 ki-lô-mét đường biển bí mật đặt mìn đánh chìm một tàu trọng tải 12.000 tấn đỗ tại cảng và rút ra an toàn.


Trận đánh tàu ở cảng Rạch Dừa đêm 22 tháng 3 năm 1972, Nguyễn Đức Thụy cùng một chiến sĩ mới mang 100 ki-lô-gam thuốc nổ, bí mật vượt qua nhiều tuyến phòng thủ trên mặt biển của địch. Lúc gần tới nơi thì chiến sĩ mới bị say sóng, đồng thời địch nghi ngờ, bắn rất dữ về phía có tiếng động. Nguyễn Đức Thụy bình tĩnh bơm phao bơi cho chiến sĩ mới nằm nghỉ, còn mình dìu thuốc nổ len lỏi vào đội hình tàu đỗ trong cảng tìm mục tiêu đánh. Sau ít phút quan sát, thấy 4 tàu lớn đậu kề ngang, đồng chí đã bí mật luồn vào giữa, nhanh chóng buộc khối thuốc nổ vào mạn tàu, điểm hỏa và rút ra an toàn. Mìn nổ, cả 4 chiếc tàu địch đều nổ tung. Sau trận này, các tàu lớn của chúng không dám vào cảng nữa.


Nguyễn Đức Thụy tích cực giúp đỡ đồng đội, nhất là những chiến sĩ trẻ, có trình độ ký thuật, chiến thuật đánh tàu địch.


Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, 4 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ và được tặng 11 giấy khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Nguyễn Đức Thụy được Chủ tịch nựớc Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #41 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2022, 08:44:49 pm »

ANH HÙNG TRỊNH XUÂN HIỆP


Trịnh Xuân Hiệp sinh năm 1943, dân tộc Kinh, quê ở xã Hà Thanh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 10 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đội trưởng đặc công 326 Bộ tham mưu Quân khu 8, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1963 đến năm 1968, Trịnh Xuân Hiệp chiến đấu ở Tây Nguyên, đồng chí đã tham gia đánh 20 trận, trận nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Từ năm 1969 đến năm 1970, Trịnh Xuân Hiệp chuyển sang đặc công nước, sau khi học xong, đồng chí xung phong đi chiến trường.


Từ năm 1971 đến năm 1975, Trịnh Xuân Hiệp chiến đấu ở khu vực Bình Đức (Mỹ Tho), đồng chí đã vượt qua mọi khó khăn, nguy hiểm, ra vào điều tra căn cứ và tham gia đánh 10 trận, cùng đơn vị phá hủy 5 vạn tấn đạn, diệt hơn 100 tên địch.


Trận đánh kho Bình Đức ngày 13 tháng 7 năm 1972, tuy vết thương chưa lành hẳn nhưng Trịnh Xuân Hiệp vẫn chỉ huy tổ vượt qua 16 lớp rào, phá hủy 9 kho đạn (2 vạn tấn) và rút ra an toàn. Trận đánh thắng lợi đã động viên tinh thần đấu tranh của nhân dân địa phương.


Địch tăng cường canh giữ kho đạn ở Động Tâm (Mỹ Tho). Chúng rào nhiều lớp dây thép gai, gài mìn dày đặc và thường xuyên cho lính đi tuần. Ngày 20 tháng 10 năm 1974, Trịnh Xuân Hiệp bí mật tìm cách đặt mìn vào 13 kho để đạn và phá hủy hoàn toàn khu kho này.


Trước khi đánh kho xăng Tân Mỹ Chánh (Mỹ Tho) ngày 19 tháng 2 năm 1975, Trịnh Xuân Hiệp đã hơn 20 lần bò vào điều tra tỉ mỉ, cụ thể, căn cứ. Vì vậy, khi đánh đồng chí phụ trách tổ nhanh chóng đặt mìn trúng mục tiêu, đốt cháy 2.000 tấn xăng của địch.


Trịnh Xuân Hiệp đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua và tặng danh hiệu Dũng sĩ.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Trịnh Xuân Hiệp được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #42 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2022, 08:45:22 pm »

ANH HÙNG LÊ HUY HOÀNG


Lê Huy Hoàng sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Trung Thành, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 12 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trung đội trưởng đại đội 10 công binh, tiểu đoàn 4 binh trạm 18 Cục Vận tải, Tổng cục Hậu cần, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến mùa Xuân năm 1975, Lê Huy Hoàng làm nhiệm vụ mở đường, phá gỡ bom mìn, bảo đảm giao thông ở chiến trường Lào. Điều kiện sinh hoạt ở đây thiếu thốn, bom đạn địch bắn phá ác liệt nhưng bản thân luôn luôn khắc phục mọi khó khăn, nguy hiểm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đồng chí cùng tiểu đội phá gỡ được 236 quả bom từ trường, bom nổ chậm, 13.000 quả bom vướng nổ và mìn các loại, diệt 5 tên địch.


Đầu năm 1968, tiểu đội của Lê Huy Hoàng đã mở được một đoạn đường dài 12 ki-lô-mét ngay gần vị trí địch, hoàn thành nhiệm vụ trên giao.


Tháng 2 năm 1970, Lê Huy Hoàng phụ trách một tổ làm nhiệm vụ trinh sát và phá bom mìn của địch trên đường số 7. Mặc cho máy bay địch bắn phá rất ác liệt, có ngày địch đánh hơn 10 lượt, thả bom nổ chậm và bom vướng nổ trúng mặt đường, đồng chí dẫn đầu tổ đi tìm và phá từng quả bom, bảo đảm giao thông thông suốt. Có lần bom nổ, đất lấp gần kín người, bản thân ngất đi nhưng lúc tỉnh dậy Lê Huy Hoàng lại tiếp tục làm nhiệm vụ. Những ngày sau đó, tổ có ba người thì hai hy sinh, còn một mình nhưng Lê Huy Hoàng vẫn bình tĩnh tiếp tục nhiệm vụ phá bom. Riêng bản thân đã tháo gỡ được 45 quả bom nổ chậm và bom từ trường, 270 quả bom vướng nổ, bảo đảm đường thông suốt.


Lê Huy Hoàng đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần được bầu là Chiến sĩ Quyết thảng, 5 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Lê Huy Hoàng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #43 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2022, 08:45:48 pm »

ANH HÙNG ĐOÀN VĂN PHAN


Đoàn Văn Phán sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Tái Sơn, huyện Tứ Lộc, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung đội phó, đại đội 1 tiểu đoàn 16 cao xạ trung đoàn 71 đoàn 75 Bộ chỉ huy Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1970 đến mùa Xuân năm 1975 Đoàn Văn Phán, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, đồng chí đã đánh hơn 100 trận, chỉ huy đơn vị bắn rơi 7 máy bay địch, tạo điều kiện cho bộ binh chiến đấu thắng lợi.


Trận ngày 16 tháng 4 năm 1972, đơn vị làm nhiệm vụ yểm trợ cho bộ binh chiến đấu ở thị xã Bình Long, địch tập trung đánh phá ác liệt vào trận địa cao xạ. Đoàn Văn Phán bị thương ở lưng nhưng vẫn một mình làm nhiệm vụ của ba số pháo thủ, tích cực bắn để thu hút máy bay địch về phía mình. Kết quả, đơn vị Đoàn Văn Phán bắn rơi 1 máy bay, hoàn thành nhiệm vụ yểm hộ cho bộ binh chiến đấu thắng lợi.


Trận ngày 11 tháng 5 năm 1972 ở thị xã Bình Long, ngay loạt đạn đầu, khẩu đội Đoàn Văn Phán đã bắn rơi tại chỗ 1 máy bay A.37. Địch cho nhiều tốp máy bay ném xuống trận địa hàng trăm quả bom. Lúc này chỉ còn một khẩu pháo của khẩu đội Đoàn Văn Phán, bản thân vẫn động viên đồng đội quyết tâm hiệp đồng và kiên quyết cùng bộ binh tiếp tục chiến đấu thắng lợi.


Đoàn Văn Phán tích cực học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ kỹ thuật bắn máy bay địch và luôn luôn giúp đỡ đồng đội cùng tiến bộ.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, được tặng 10 bằng khen, và giấy khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Đoàn Văn Phán được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #44 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2022, 08:46:17 pm »

ANH HÙNG ĐINH VĂN BIÊNG


Đinh Văn Biêng sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Ninh Vân, huyện Gia Khánh, tỉnh Ninh Bình, nhập ngũ tháng 9 năm 1966. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, trung đội phó, trung đội vận tải thô sơ thuộc đại đội 2 tiểu đoàn 2 Cục hậu cần Bộ chỉ huy Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


 Từ năm 1967 đến tháng 4 năm 1975, Đinh Văn Biêng làm nhiệm vụ vận tải hàng quân sự trên nhiều tuyến đường ở miền Đông Nam Bộ. Đường có nhiều khó khăn: lắm dốc, lầy lội về mùa mưa, địch thường xuyên bắn phá... Nhưng đồng chí có quyết tâm cao, hăng hái làm việc, hằng năm thường đạt ngày công cao nhất đơn vị.


Ngoài ra, Đinh Văn Biêng còn tích cực nghiên cứu, cải tiến xe đạp thồ, không ngừng đưa năng suất vận tải tăng lên; trọng tải thồ từ 95 ki-lô-gam lên 600 ki-lô-gam một xe; trọng lượng bình quân từ 220 ki-lô-gam lên 275 ki-lô-gam một công.


Tổng cộng trong 8 năm làm nhiệm vụ vận tải, Đinh Văn Biêng thồ được 500 tấn hàng và bảo quản tốt, tới nơi an toàn.


Đinh Văn Biêng còn tham gia chiến đấu bảo vệ kho hàng, đánh 10 trận, diệt 50 tên địch.


Đồng chí đã được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 7 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, được tặng 27 bằng khen và giấy khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Đinh Văn Biêng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #45 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2022, 09:16:55 am »

ANH HÙNG LƯƠNG VĂN BIÊNG


Lương Văn Biêng sinh năm 1944, dân tộc Mường, quê ở xã Nam Tiến, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 7 năm 1967. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là tiểu đội trưởng đại đội 19 công binh, trung đoàn 33, Quân khu 7, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1968 đến năm 1974, Lương Văn Biêng chiến đấu ở chiến trường Đông Nam Bộ. Lúc trực tiếp đánh giặc, khi vận chuyển gạo, đạn hoặc chở đò cho bộ đội qua sông, đồng chí đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Cùng với tiểu đội, Lương Văn Biêng đã diệt hàng trăm tên địch, chở hàng trăm chuyến đò cho bộ đội qua sông an toàn trong điều kiện địch bắn phá ác liệt. Riêng bản thân diệt 165 tên (có 68 tên Mỹ, 5 tên Úc), bắn cháy 2 xe tăng, phá hủy 1 kho đạn.


Trận đánh sân bay Tánh Linh (Bình Tuy) tháng 6 năm 1970, Lương Văn Biêng dẫn đầu tổ đánh thẳng vào khu sân bay địch. Ngay phút đầu, đồng chí đã diệt 1 súng cối, 2 khẩu đại liên và làm nổ 1 kho đạn. Địch đông gấp bội và chống trả quyết liệt nhưng Lương Văn Biêng vẫn động viên tổ chiến đấu diệt gần hết 1 đại đội Mỹ, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh khác, tạo thuận lợi cho mũi bạn tiêu diệt khu Tánh Linh.


Tháng 8 năm 1971, sau khi làm xong công tác tuyên truyền ở một ấp chiến lược, lúc trở ra thì gặp đoàn xe vận tải của địch; Lương Văn Biêng đã chỉ huy tổ diệt 2 xe và động viên anh em đánh lui nhiều đợt phản kích của chúng, diệt 30 tên. Riêng đồng chí diệt 17 tên.


Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1974, Lương Văn Biêng chỉ huy trung đội đánh 4 trận trên đường số 1 và khu vực Bảo Ninh, diệt hơn 100 địch. Riêng đồng chí diệt được 21 tên, thu 6 súng các loại.


Lương Văn Biêng hết lòng thương yêu đồng đội. Nhiều lần thấy bom địch nổ gần, đồng chí đã lấy thân mình che cho thương binh.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công giải phóng hạng ba, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, 9 lần là Dũng sĩ và được tặng 24 bằng khen, giấy khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Lương Văn Biêng được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #46 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2022, 09:17:24 am »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN CHỒN


Nguyễn Văn Chồn sinh năm 1941, dân tộc Kinh, quê ở xả Tân Hào, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, nhập ngũ tháng 3 năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thượng sĩ, xưởng phó sản xuất vũ khí bộ đội địa phương huyện đội Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1964 đến tháng 4 năm 1975, Nguyễn Văn Chồn làm nhiệm vụ sản xuất mìn, lựu đạn, thủ pháo..., phục vụ lực lượng vũ trang trong huyện chiến đấu. Đồng chí làm việc không kể ngày đêm, tích cực phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đưa năng suất ngày càng tăng, tiết kiệm được nguyên vật liệu. Nguyễn Văn Chồn còn dẫn đầu đơn vị đi sưu tầm bom đạn lép của địch tháo lấy thuốc nổ sản xuất vũ khí.


Xưởng do Nguyễn Văn Chồn phụ trách đã sản xuất được hàng vạn quả lựu đạn, mìn và thủ pháo các loại, vượt chỉ tiêu quy định. Riêng đồng chí đã làm được 8.000 quả lựu đạn, 1.200 quả thủ pháo, 200 quả mìn định hướng và thu nhặt được 3.500 ki-lô-gam thuốc nổ.


Nguyễn Văn Chồn còn tham gia chiến đấu bảo vệ xưởng, cùng đơn vị diệt hàng trăm tên địch. Riêng bản thân diệt 92 tên, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng.


Nguyễn Văn Chồn cần cù, chịu khó, khiêm tốn học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn. Vì vậy, từ chưa biết gì về cách chế tạo vũ khí, đồng chí đã dần dần nắm vững kỹ thuật và sản xuất nhiều loại vũ khí phục vụ chiến đấu tại địa phương.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 5 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua, được tặng 8 bằng khen và giấy khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Nguyễn Văn Chồn được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #47 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2022, 09:19:07 am »

ANH HÙNG ĐINH VĂN ĐEN


Đinh Văn Đen sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Mai Động, huyện Kim Thi, tỉnh Hải Hưng, nhập ngũ tháng 5 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, tiểu đội trưởng, thợ điện bậc 3 sửa chữa ô tô thuộc đại đội 5 ô tô vận tải, tiểu đoàn 101, trung đoàn 13, sư đoàn 571 Bộ tư lệnh 559, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1966 đến tháng 4 năm 1975, Đinh Văn Đen công tác ở tuyến đường Trường Sơn thuộc Bộ tư lệnh 559, nơi địch đánh phá ác liệt, đồng chí đã có quyết tâm cao, tìm mọi cách sửa chữa ô tô được tốt, nhanh, phục vụ kịp thời nhiệm vụ vận chuyển. Đinh Văn Đen đã sửa chữa được 630 lượt chiếc xe bị hỏng trên tuyến đường.


Tháng 3 năm 1970, đoàn xe vận chuyển của đơn vị đến một trọng điểm thì bị máy bay địch bắn phá. Xe đi đầu bị cháy, cả đoàn phải dừng lại. Đinh Văn Đen nhanh chóng xông vào dập tắt lửa và bình tĩnh sửa chiếc xe ngay giữa lúc địch đánh phá, kịp thời mở đường cho cả đoàn khẩn trương vượt trọng điểm an toàn.


Tháng 5 năm 1972, đoàn xe gồm 30 chiếc chờ vũ khí vào chiến trường Trị Thiên. Vừa tới khu vực trọng điểm thì chiếc xe thứ ba bị hỏng, vì đường quá hẹp nên những chiếc đi sau không vượt lên được. Trời lại sắp sáng. Đinh Văn Đen đã mang hết tâm lực ra sửa chữa xe và chỉ sau 30 phút, xe sửa xong, cả đoàn xe nhanh chóng vượt trọng điểm được một đoạn thì máy bay B.52 ập đến đánh khu vực xe vừa đó.


Đinh Văn Đen có tinh thần đoàn kết giúp đỡ đồng đội đồng chí đã sửa chữa cho đơn vị bạn 95 chiếc xe. Bản thân còn tích cực đến những nơi địch hay đánh phá, thu nhặt vật liệu ở các xe bị địch đánh hỏng về làm phụ từng thay thế.


Đồng chí đã được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 7 lần được bầu là Chiến sĩ Quyết thắng và Chiến sĩ thi đua, được tặng 12 bằng khen và giấy khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Đinh Văn Đen được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #48 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2022, 09:19:46 am »

ANH HÙNG PHẠM VĂN CÁN


Phạm Văn Cán sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây, nhập ngũ tháng 12 năm 1971. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, chiến sĩ lái xe dắt, đại đội 11, Đoàn 26, phòng kỹ thuật Bộ tư lệnh Thiết giáp Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 9 năm 1972, Phạm Văn Cán cùng đơn vị hành quân 2.000 ki-lô-mét vào chiến trường Đông Nam Bộ, đồng chí đã không ngại hy sinh, vượt qua bom đạn ác liệt do máy bay địch bắn phá, cứu kéo được 73 lượt chiếc xe tăng, xe thiết giáp sa lầy, đồ hoặc bị chết máy trên dọc đường.


Từ tháng 5 năm 1973 đến tháng 4 năm 1975, Phạm Văn Cán làm nhiệm vụ dắt xe tăng, xe thiết giáp trong chiến đấu, đồng chí tham gia ba chiến dịch, cứu kéo được 40 chiếc về tới nơi an toàn.


Trong chiến dịch Bến Cát từ tháng 5 đến tháng 9 nám 1974, tuy trời mưa nhiều, đường lầy lội, địch lại bắn phá ác liệt nhưng Phạm Văn Cán luôn luôn lao vào khó khăn, nguy hiểm làm nhiệm vụ. Có lần, giữa hỏa lực dày đặc của giặc, đồng chí vẫn bình tĩnh lái, xông vào cách chúng 100 mét, kéo cứu được một xe tăng ra ngoài. Chiến dịch này Phạm Văn Cán đã cứu kéo được 18 chiếc xe tăng về sửa chữa, khôi phục lại, tiếp tục chiến đấu.


Trận đánh quận lỵ Chơn Thành (Bình Long) tháng 4 năm 1975, hai xe tăng của ta bị hỏng nằm sát trận địa địch, có nguy cơ bị chúng cướp xe hoặc phá hủy. Dưới lửa đạn dày đặc của địch, Phạm Văn Cán động viên đồng đội bình tĩnh, quyết tâm cứu kéo xe. Đồng chí đã dũng cảm mở nắp xe, nhô người ra ngoài vừa lái vừa quan sát để xe khỏi bị trúng bãi mìn. Thấy nguy hiểm, các chiến sĩ can ngăn thì Phạm Văn Cán nói: "Thà một mình tôi hy sinh chứ không thể để xe bị mìn và tất cả mọi người bị thương vong vô ích...". Với quyết tâm cao, đồng chí đã cứu kéo được 2 xe tăng về nơi an toàn và cổ vũ được đồng đội xông lên tiêu diệt địch.


Phạm Văn Cán luôn luôn có ý thức tích cực bảo quản xe máy, sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ.


Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, được tặng 4 bằng khen và giấy khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Phạm Văn Cán được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6619



WWW
« Trả lời #49 vào lúc: 23 Tháng Bảy, 2022, 09:20:21 am »

ANH HÙNG CAO XUÂN CỚI


Cao Xuân Cới sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở xã Hoằng Phương, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 4 năm 1968. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là thiếu úy, trung đội trưởng bộ binh, đại đội 11, tiểu đoàn 9, trung đoàn 209, sư đoàn 7, Quân đoàn 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1971 đến năm 1972 Cao Xuân Cới làm nhiệm vụ nuôi quân, đồng chí nêu cao tinh thần phục vụ hết lòng vì đơn vị, thường xuyên kiếm rau, củ rừng về cải thiện bữa ăn, vượt qua bom đạn địch đưa cơm nóng, canh ngọt đến trận địa cho các chiến sĩ.


Trong chiến dịch Nguyễn Huệ từ tháng 4 đến tháng 8 năm 1972. đơn vị làm nhiệm vụ chốt chặn địch trên đường số 13. Suốt 4 tháng trời, ngày nào Cao Xuân Cới cũng 2 lần vượt qua bom đạn địch, đi hàng 5, 6 ki-lô-mét đưa cơm nóng tới trận địa cho chiến sĩ. Khi về, đồng chí còn xung phong cáng thương binh chuyển về phía sau an toàn.


Từ năm 1973 đến tháng 4 năm 1975, Cao Xuân Cới chỉ huy tiểu đội, trung đội rồi đại đội đánh hơn 10 trận, diệt 400 địch. Riêng bản thân diệt 92 tên, thu 12 súng các loại.


Trận đánh ở ấp Thái Hưng (Lâm Đồng) ngày 29 tháng 8 năm 1974, trung đội còn 12 người, bản thân lại bị thương nhưng Cao Xuân Cới vẫn bình tĩnh chỉ huy anh em đánh lui nhiều đợt phản kích của 1 tiểu đoàn địch, diệt gần 100 tên. Riêng đồng chí diệt 30 tên.


Cao Xuân Cới luôn luôn xung phong gương mẫu, nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ trên giao.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 2 lần được bầu là Chiến sĩ thi đua và được tặng 7 bằng khen và giấy khen.


Ngày 15 tháng 1 năm 1976, Cao Xuân Cới được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM