Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 03:29:19 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hành trình thăm chiến trường xưa của binhyen1960 và dksaigon  (Đọc 121934 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #100 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2010, 09:40:20 pm »

Ghi nhận một chút của chuyến đi.

Sau điểm dừng chân đầu tiên ở cửa ngõ thành phố sân bay Pochentong cũng nhiều kỷ niệm với bình yên, đoàn tiếp tục theo đường 4 chạy về hướng Kampong Spư nửa đường thì rẽ phải theo đường 51 hướng về vùng Udong, đây là con đường mà Bình yên còn nhớ rõ các vị trí cứ của E bộ 209 với các đơn vị trực thuộc trải dài theo con đường này hiện đã được nâng cấp rải nhựa cấp phối khá tốt với những hàng cây bên đường!
Áng chừng theo bản đồ là đi khoảng độ 20km từ ngã tư và nhắm núi “ tù chính trị ” ngang bên trái đường thì hachivna dừng xe lại hỏi thăm đường vào núi, biết coong top VN ngày xưa về thăm chiến trường xưa bà hàng quán dân K cũng trạc 50 vui vẻ chỉ đường và chiếc xe chở đoàn bò vào con đường đất liên phum, cũng có chút nhầm khi Bình yên thấy 1 ngôi chùa trên một cái gò thấp là ngôi chùa của D7 đóng cứ nhưng quan sát kỹ một chút thì thấy ngôi chùa này mới được xây dựng và có vẻ không xác định được vị trí các b của D bộ, trên gò cao nhìn phía trước dọc phum thấy thấp thoáng một ngôi chùa nữa cách khoảng vài trăm mét và cả bọn lại đi tiếp…
Đến trước chùa thì bình yên thực sự nhận ra khoảnh sân bóng trước chùa của tiểu đoàn, cạnh đó ngôi nhà gạch của BCH D ở nay đã bỏ hoang, dỡ mái. Sau bao năm dài cách trở, như đi xa nay trở về nhà Bình yên sôi nổi hẳn lên chỉ chỏ rảo bước chỗ này, chạy đến chỗ gốc cây kia… Thấy có người Việt đến phum chỉ chỏ chụp hình, một số thanh niên và trẻ nhỏ kéo đến hỏi thăm bắt chuyện, các cậu này khi được hỏi lại về coong top VN đã từng ở đây đánh Pôn Pốt ở ngọn núi gần kia thì tỏ ra ngượng ngùng cười trừ nói là sinh sau này nên không biết và tranh nhau giới thiệu tên phum này là phum Phnum tút nghĩa là phum núi nhỏ và chỉ đường đi tiếp đến phum Novia ( núi này trên bản đồ ghi độ cao 245m ).

Về đến cứ C2 phum Novia cách Dbộ không xa, Bình yên xăm xăm đi vào lối nhỏ cách đường vài chục mét là cái hồ sen súng, đây rồi…đây rồi! đấy cái hồ nước này thằng… tắm truồng đấy! Cảnh phum này thật đẹp, chiều còn nắng gắt nhưng bóng cây thốt nốt, bụi tre ven hồ tỏa bóng râm quanh hồ… chà!... năm xưa mắc võng ở đây ngắm mấy cò mum xách nước, khoanh cà ma ngang ngực xối nước tắm quanh hồ… thế quái nào mà gã bình yên lại dửng dưng chẳng biết… dân vận gì cả! he he, chắc chỉ có gã này vớ vẩn chứ lính C2 của gã lẽ nào ở đây cảnh trí thế này mà không dở trò như cái gã giả bộ…ngố… tắm truồng giữa đám cò mum, mê mai!
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #101 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2010, 11:51:57 am »

Về đến cứ C2 phum Novia cách Dbộ không xa, Bình yên xăm xăm đi vào lối nhỏ cách đường vài chục mét là cái hồ sen súng, đây rồi…đây rồi! đấy cái hồ nước này thằng… tắm truồng đấy! Cảnh phum này thật đẹp, chiều còn nắng gắt nhưng bóng cây thốt nốt, bụi tre ven hồ tỏa bóng râm quanh hồ… chà!... năm xưa mắc võng ở đây ngắm mấy cò mum xách nước, khoanh cà ma ngang ngực xối nước tắm quanh hồ…

Lão dksaigon có tận mắt chứng kiến cảnh con cò-mum khoanh cà ma ngang ngực xối nước tắm chưa, cái khăn cà-ma đó khổ rộng bao nhiêu, che phần thượng, còn phần hạ bỏ ngõ à?

Bửa lão TQNam có kể thấy cảnh con cà-mum quấn khăn cà-ma ngang ngực tắm nhưng tôi chưa kịp hỏi chi tiết vì sợ tội spam bài. Grin Nay lại có thêm bài của lão dk nửa nên quyết tâm hỏi cho ra nhẻ.
Logged
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #102 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2010, 12:25:57 pm »

Hé hé, lão thượng sĩ này không biết thật hay là muốn nói về cà ma đây?! Cheesy
Cà ma bề ngang nó 7 tấc, dài 1,6m, cỡ khổ người mấy em cỡ 1,6 đổ lại là cuốn ngang ngực che xuống đến đầu gối, ấy là cuống ngang còn cuốn xéo còn dư chán cho ngay cả mấy chân dài ngày nay muốn cuốn cà ma! Grin
Nhân chuyện cà ma với lại chuyện tắm ở hồ C2 của Bình yên, miềnh nhớ chuyện ở ĐV mình có lão CTV ra sông tắm cuốn khăn nhảy từ trên bờ cao xuống sông cho nó khoái... có lẽ vì lão này amatơ về kỹ thuật cuốn lại quên nguyên lý nhảy dù... từ trên cao nhảy xuống, cà ma tốc dù... lộ nguyên con! Grin mấy cò mum ré lên còn me mai cười khúc khích...! Tongue Sau lần...nhảy dù đó, không bao giờ thấy lão tắm sông nữa ! Grin
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #103 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2010, 01:20:48 pm »

 Trở lại chốn xưa với đầy dãy những kỷ niệm của một thời trai trẻ , lòng binhyen trào dâng những cảm xúc ngày nào .
 Đâu rồi hình ảnh những người lính năm xưa súng đạn đầy mình , ba lô đầy căng võng buộc bên sườn bao xe trước ngực tập trung về D bộ D7 chuẩn bị lên xe đi tác chiến dài ngày trong rừng Âm leeng , anh em hỏa lực mang vác nặng , hậu cần anh nuôi nồi xoong lỉnh kỉnh , cán bộ chỉ huy chính trị tất bật chạy trước chạy sau , cán bộ quân sự kiểm tra vũ khí tư trang anh em binh sỹ trên cái sân bóng của tiểu đoàn đó .
 Ôi cái thời hào hùng đó đã qua đi gần 30 năm rồi , nhanh quá .

 Về lại cứ C2 bên hồ nước kia cảnh vật còn lại gần như nguyên cũ , vài cây to bóng mát bao phủ trong cái nắng mùa khô đã mất đi , cây xoài to không còn nữa , ngọp hơi là câu trả lời của những người bạn trẻ dân K cho người CCB năm xưa từng sống tại nơi đây được biết , tiếc cho cái mốc của thời gian cùng địa điểm này không còn nữa , nhớ ngày nào thằng Hồng A trưởng ngồi dưới gốc xoài tẩn ngẩn tần ngần đọc thư nhà rồi ngồi thừ mặt ra tại đó , chìa lá thư cho binhyen đọc , với nó là tin thật mà khó tin xong lại là sự thật của ngày đó .
 Nó đã có vợ , trong lúc nó còn tại ngũ gia đình nó ở nhà đã cưới vợ cho nó và vợ nó là đứa nào thì khi đó nó không thể nhớ cho chính xác , một cô bé ngày nào lờ mờ trong tâm trí của người lính trận . Cười đến chảy ra nước mắt .
 Ôi cái tình yêu của người lính , đơn sơ đến lạ kỳ .
 Cái hội trường cột gỗ trống cả 4 mặt , trên lợp lá thốt nốt nền xi măng không còn nữa loáng thoáng đâu đây vài cục bê tông còn lại dưới đất , nó đã là khu vườn của ai đó rào dậu cẩn thận bằng giây thép gai , mấy cây xoài còi được trồng trên nền nhà cũ , gốc khóm thốt nốt nơi C bộ C2 có cái chuồng gà mà binhyen là người từng làm để tăng gia nuôi gà còn nguyên đó , 30 năm rồi nhưng gần như không đổi , ụ mối nơi treo cái kẻng bằng la răng sắt đã bị đào phá đi nhiều giây gai chằng chịt , hình ảnh mờ nhiều của cái nơi mỗi buổi sáng hiệu lệnh báo thức được phát đi tại đó , con đường đi vào sân C2 cũng đã thành vườn rào kín , con mương nước bên trái C bộ đường qua B3 và A hỏa lực chỉ còn lại một đường rãnh nông , những cây gỗ dầu lá to quanh cứ C2 bị chặt phá không còn nữa , hôm nay đến cái lá dầu cũng là hiếm đừng nói cây gỗ dầu lớn . Lòng hồ nước chỉ còn lớp nước mỏng trên mặt bùn , nơi đây từng mang nhiều dấu ấn kỷ niệm của lính C2 , ăn uống tắm giặt tất tật ở đây , dân quanh vùng bán kính 5 10km cũng về đây lấy nước trong cái mùa khô khan hiếm nước ngày đó . Dân K cũng sinh hoạt như vậy , chuyện phụ nữ K quấn cà ma cao lên che ngực dội nước ào ào hàng ngày đập vào mắt lính khi chiều về , họ chẳng cần ý tứ tự nhiên như ruồi thay đồ trước mặt lính với cái khăn cà ma quấn bên ngoài , trẻ em xúm quanh lính xin xà bu gội đầu , cả con trai con gái đen như Somaly tóc cứng như rễ tre có chút xà bu là cho lên đầu vò lấy vò để cái đầu sao cho sùi bọt mới thôi . Ngày đó dân K nghèo khổ đến thế là cùng , thương cho người dân bị chiến tranh lấy đi những gì bình thường nhất của cuộc sống .
 
 Cái phum này nay đã sầm uất hơn nhiều rồi , ngày trước không có nhiều dân đến như vậy , vài nóc nhà lá cũ kỹ được dựng lên vội vã thời Ăngka , dân toàn ở những phum nằm sâu bên trong tập trung ra đó đi làm ruộng ngay nhà của boong Dương kia cũng chỉ mới được dựng lên sau ngày dân chạy loạn trở về , cái nhà nằm gần hồ nước trên đường vào xưa kia của một gia đình người K với 4 5 đứa con bé nít nhít nay đã là cái nhà sàn to , chắc những đứa nhỏ ngày đó giờ đã lên ông lên bà rồi , dân K xây dựng gia đình cho con cái sớm hơn chúng ta . Thời đó lính chúng tôi ít ra dân làm công tác dân vận , đơn vị không khuyến khích chuyện quan hệ với dân chẳng biết vì sao xong đó là lệnh theo chủ quan của binhyen chắc sợ lộ bí mật quân sự mỗi khi hành quân tác chiến nên lệnh được ban xuống như vậy .

 Thay đổi quá nhiều trên đất nước Chùa tháp sau hơn 30 năm kể từ khi những người lính tình nguyện VN vào giải phóng cho họ thoát khỏi nạn diệt chủng .
 Những người lính Tình nguyện VN chúng ta đã ngã xuống trên chiến trường K không phải là vô nghĩa , họ đã góp phần xây dựng lại một đất nước sau nạn diệt chủng đang trên đà phát triển một khu vực Đông nam Á hòa bình .
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
hachivna
Thành viên
*
Bài viết: 214



« Trả lời #104 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2010, 01:28:07 pm »

Hơ, bác dksaigon ơi, mấy cái tấm hình bụi tre gai và cái gò mối đâu bác bót lên đi, mấy tấm đó chụp bằng máy của bác nét hơn máy ảnh của bác binhyen1960. Em nghĩ, các bạn thế hệ sau các anh cũng thường thắc mắc mắc về hai loại công sự tự nhiên này đó.
Trước khi sang K em không hình dung ra cái bụi tre gai nó thế nào. Bây giờ em mà đứng sau bụi tre gai 5 m, đố bác nào nhìn thấy nhà em. Lúc vào cứ cũ của Pốt, cái phum mà Liệt sĩ Hoài hy sinh gần cái công có 12 liệt sĩ C21, em và bác binhyen1960 đứng trong phum nhìn ra trảng trống chỗ xe oto và bác dksaigon đang thắp hương khoảng 100- 150m. Bên ngoài nhìn vào chỉ thấy 1 màu xanh bí hiểm. Giả sử bác dksaigon mà là địch thì ôi thôi xin mời bác nấp sau nải chuối ngay. Grin
Còn cái ụ mối, cứ nghĩ nó be bé, xinh xinh nhưng mà, to tổ bố, chắc như đá ong. Grin
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #105 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2010, 01:54:28 pm »

 Hachivna ơi !
 Bạn nên đi khám mắt lại đi  Grin , ở tầm 150m nấp sau lũy tre gai rậm rạp như vậy vẫn phải nhìn thấy địch cùng xe tăng của địch chứ ? Grin
 
 Ngày nay nếu ta đi từ trong phum ra , bên phải đường 129 đó là cái trảng lớn , bên trong sâu trên 100m là cánh rừng rậm hơn bên trái đường rất nhiều , ngày đó lính C6 D8 tác chiến bên cánh đó lính C2 bên này trảng không thấy được đồng đội , chỉ thấy tiếng súng từ đó bắn ra , C6 hy sinh 6 người mất 1 đại liên 1 cối 60ly với Pốt trận đó . Hôm nay rừng cây đã bị đốn chặt chỉ còn lại cánh đồng rộng nhìn hết tầm mắt .
 
 Bên trái đội hình , ngang bằng cái cống là cánh rừng tre gai đan xen với ruộng cùng gốc thốt nốt cũng đã thưa đi rất nhiều rồi mà còn như vậy đấy , táo dại chẳng thấy cây nào , hình như đất đã được phân lô nên chủ mới mặc quyền khai thác theo ý mình , bụi cây thằng Pốt phục bắn gục thằng Hoài lính B40 cũng chỉ còn 1/3 dộ rậm rạp , phía sau nơi thằng Hoài hy sinh cánh rừng cũng đã bị chặt phá gần hết chỉ còn lưa thưa , xưa kia phía sau rừng cũng rậm lắm tre gai chi chít chạy về hết đến giáp phum .

 Trận đó C2 hoàn toàn bế tắc về phương pháp đánh nhổ chốt địch , chiều hôm trước hợp đồng cùng C6 đánh cả buổi chiều không xong , thương vong đáng kể trong thế đánh vận động , địch có lẽ nó bịt mũi cười chúng tôi lắm , vừa tức vừa điên vừa hận bọn Pốt này . Hôm sau trong một tình huống hoàn toàn vô tình anh Hồng C trưởng cùng binhyen đều nhìn ra là dùng hỏa công nhổ chốt địch , binhyen thấy thằng Tuấn bọ phang quả đạn B41 vào họng đại liên địch làm bụi tre gai cháy to , địch mất sức chiến đấu ngay tức khắc , chũng không chịu nổi nhiệt bốc lên ngùn ngụt khiêng súng chạy vội khỏi đó . Chúng vỡ trận .
 Thế là anh Hồng ra lệnh cho binhyen vận động qua các B bộ binh báo cách đánh này cho xạ thủ B của đơn vị , nhờ có cách này chúng ta tạm chiếm thế thượng phong nhổ bật vài vị trí trọng yếu nâng cao đội hình bộ binh lên gần tới cái đường mòn cắt ngang , từ điểm đó tạo được lợi thế cho anh em vận tải D7 lấy được xác tử sỹ về . Hôm đó có người nói lấy được 7 có người nói lấy được 8 tử sỹ về . 4 tháng sau đơn vị cử người quay về lấy nốt số tử sỹ còn sót lại .
 Cách đây 4 ngày binhyen nghe thằng Hải lính PRC25 của D9 nói sau này đơn vị cử người lấy đủ số tử sỹ tại đó không sốt một ai .
 Tin đó thật đáng mừng , liệt sỹ của chúng ta không bao giờ bị đồng đội bỏ rơi dù bất kể hoàn cảnh nào .
 
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
vananh_0688
Thành viên
*
Bài viết: 21


« Trả lời #106 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2010, 03:10:04 pm »

Hachivna ơi !
 Bạn nên đi khám mắt lại đi  Grin , ở tầm 150m nấp sau lũy tre gai rậm rạp như vậy vẫn phải nhìn thấy địch cùng xe tăng của địch chứ ? Grin
 
 

 Đã thế lại còn để nó chạy thoát nữa chứ Cheesy
Logged
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #107 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2010, 04:01:56 pm »

Hơ, bác dksaigon ơi, mấy cái tấm hình bụi tre gai và cái gò mối đâu bác bót lên đi, mấy tấm đó chụp bằng máy của bác nét hơn máy ảnh của bác binhyen1960.

Có mấy tấm từ trong chốt của pốt chụp ra đã pót lên minh họa ở bên topic " hướng sư 7..." của Bình yên rồi. Không thấy có tấm nào chụp cận cảnh ụ mối, có lẽ ở máy BY!

He he, ý của hachivna nói là thấy tận mắt các chiến địa với những bụi tre ( loại tre thân nhỏ nhưng bụi lớn không cao, lùm cây... ở vùng Udong như vậy, thì câu chuyện kể của BY về mấy cái tăng pốt núp có 100m rồi nổ máy chạy mà lính ta đến gần rồi vẫn chưa phát hiện được...! mình cũng công nhận là chuyện đó không phải ở đồng trống, với địa hình như vậy thì cũng khó thấy rõ tăng địch bỏ chạy ( vì các lùm tre che khuất không theo hàng lối gì mà pốt nó lại quen thuộc địa hình! ) mà lấy thước ngắm bắn hạ! vậy ra dí theo để có cơ hội khi nó chạy ra vùng thưa cây thấy rõ mới bắn là cách xử lý của lính tăng lúc đó là hợp lý và có kinh nghiệm càn trên địa hình này rồi!

Bình yên kháy ai đấy?! Grin
Logged
Trungsy1
Thượng tá
*
Bài viết: 1670



« Trả lời #108 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2010, 06:53:02 pm »

Có sổ thù vặt mà, chấp làm gì ?

Ot lò o !
Logged
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #109 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2010, 08:42:11 pm »

Cây trái vùng quê KPC
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM