Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:17:56 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày 17/02/1979  (Đọc 227910 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #50 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 08:28:26 pm »

Một cái đáng nói nữa là quãng 10/2 nó đã đánh sang ta 1 trận cấp tiểu đoàn.
bây giờ mới nghe cái tin này.Ở đâu vậy bác,cho nghía chút được không?
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #51 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 08:36:39 pm »

Cái này em đọc trong sách ta hồi trước bác ạ. TQ tập kích 1 chốt của dân quân, hình như LS hay CB gì đó.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
hp10/76
Thành viên
*
Bài viết: 135

Bị treo nick vì thô tục!


« Trả lời #52 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 09:01:26 pm »

 bao giờ thì chính phủ nhà ta ra lệnh tổng động viên cả nước các bác nhỉ . có nhiều bác đã về xuất ngũ hay phục viên . nhưng lại 1 lần nữa khoác ba lô và tay cầm súng đi vào quân ngũ . nhưng các bác ấy đều được thăng lên hơn 1 chức so với cái chức trước khi xuất ngũ hay phục viên của mình .
Logged
yeunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 25


« Trả lời #53 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 09:19:28 pm »

Hồi tháng 2/79 ở quê em không khí ct rất căng thẳng (ở ngoại thành hà nội) sáng tới trường thì thấy các anh bộ đội đào hào ,ngắm súng dkz .Chiều đến dân làng tụ tập kể truyện chiến sự ,em ấn tượng nhất là nghe tin bọn tq cầm mỗi đứa một chân trẻ em kéo làm đôi ,hoăc tung lên dùng lê đón .Mẹ em nói "Mình già rồi chết ko sao chỉ lo cho lũ trẻ "
Ở đâu em ko biết nhưng ở chỗ em hồi dó chúng em rất sợ nhưng thằng nào cũng máu được cho súng để đánh nhau với lũ bành trướng cả ,mặc dù chỉ là trẻ con.
Logged
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #54 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 09:20:18 pm »

bao giờ thì chính phủ nhà ta ra lệnh tổng động viên cả nước các bác nhỉ . có nhiều bác đã về xuất ngũ hay phục viên . nhưng lại 1 lần nữa khoác ba lô và tay cầm súng đi vào quân ngũ . nhưng các bác ấy đều được thăng lên hơn 1 chức so với cái chức trước khi xuất ngũ hay phục viên của mình .
tôi nhớ tổng động viên vào khoảng mồng 1 hay mồng 2 tháng 3 /1979 ,chủ tịch nước trường chinh ký lệnh ,lính phục viên (lúc đó không có từ xuất ngũ )một số  còn đủ tuổi thì tái ngũ ,hạ sĩ,trung sĩ,thượng sĩ.. .họ vào trường quân chính cấp tỉnh ba tháng ra phong chuẩn úy ,làm trung đội trưởng huấn luyện tân binh ,bổ sung vào huyên đội ... nói chung là cánh tái ngũ này nhiều tay gặp may ,đáng lẽ làm dân cày tự nhiên lên sĩ quan ,chả đánh đấm gì ,rất nhiều tay có chế độ  thương bệnh binh mới hay chứ, vì họ được cộng thời gian chống mỹ
Logged
lethaitho
Thượng tá
*
Bài viết: 1313



« Trả lời #55 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 09:41:41 pm »

Lệnh tổng động viên vào khoảng 1 tuần sau sự kiện 17/02 chứ không đến đầu tháng 3 đâu bác Mig ạ! Em nhớ như vậy mà!
Logged

Ngôi sao như mắt anh, trong những đêm không ngủ
Giáo án em vẫn mở, cho ánh sao bay vào
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #56 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 09:54:34 pm »

Em thắc mắc như thế vì được nghe các cụ kể lại chuyện triệu tập bà chị em từ Hà Giang về do có thông tin sắp đánh nhau  Grin. Cái sự TQ đánh sang đã được đề phòng từ hồi tháng 1/1979 khi mình đánh vào phnom-penh rồi mà. Ông chú em kể lại thời điểm mình đánh vào Phnom-penh, ông ấy đang tập huấn cho một lớp cán bộ ở Lào Cai, trước khi mình đánh thì toàn bộ đã được phát súng, đêm thì ngủ dưới hầm phòng trường hợp TQ đánh sang. Chứ giờ bác hỏi văn bản thì em đào đâu ra!  Grin 

Tôi thì tôi đồ là lãnh đạo ta cũng đã đề phòng ở tầm vĩ mô, chiến lược, "dễ nó đánh lắm", mấy cái phát súng, ngủ hầm, phổ biến tinh thần v.v thì có khi cũng na ná như hồi đánh Mỹ, lúc nào cũng huấn luyện giáo dục quân dân khu 4 sẵn sàng chống địch nó đổ bộ, chứ cũng không biết nó có đổ bộ thật không.

Trên tầm chiến thuật thì nhiều điểm cho thấy ta không dự báo ngắn hạn được thời điểm nó đánh. Chẳng hạn phải nhờ LX lập cầu hàng không đưa quân từ K về gấp. Nếu đã liệu trước thì chắc không đến nỗi cập rập thế.

Hồi bấy giờ vẫn còn xã hội thời chiến, những chuẩn bị về tinh thần chính trị đều sinh hoạt nội bộ trong hãng ngũ sỹ quan, bên ngoài chỉ phổ biến một phần ở đảng viên.
Lần đầu tiên "công khai" một phần về chiến tranh là Đại Tướng phát biểu ở Đại Học Nông Nghiệp, 1978. Chắc cụ có nhiều bí bức nên sử dụng cái diễn đàn này để nói: "một cuộc chiến tranh biên giới là điều không thể tránh khỏi".
Xa hơn nữa, từ những năm 1930, Tự lực văn đoàn cũng đã đăng một vài bài viết khẳng định "chỉ có thể giải quyết bằng gươm đao" về vấn đề biên giới với TQ.

Còn khi sắp có chiến tranh thì đương nhiên là ta phải biết điều đó. Hai nước đánh nhau chứ trẻ con cãi nhau đâu mà không biết trước hàng tháng. Những hành động chuyển quân, chuẩn bị đường sá, gây hấn, chuẩn bị chính trị... đều cho phép biết trước việc bắt đầu chiến tranh từ hàng năm, thời điểm bắt đầu chính xác đến cỡ tuần là hàng tháng. Việc cãi nhau về ta có biết trước chiến tranh không đương nhiên là lầm cẩm.

Thực chất, về chính trị, việc tiên đoán chiến tranh xảy ra là điều các nhà chính trị nắm rõ, nhưng nhiều người trong xã hội và nhiều bạn trong này không biết đến điều đó. Nhiều việc về chính trị rất vô lý nhưng là thực, ví dụ, chuyện TT Mỹ Bush, TT Iran Mahmoud Ahmadinejad, Tổng T Nga lúc đó Putin liên mình để đẩy giá dầu lên. Vố lý như thế nhưng là một chuyện thật, giá dầu bị đẩy lên đến khi Hạ Viện Mỹ tiến hành những hành động đánh phá gián tiếp âm mưu này, chỉ cuối năm ngoái, bằng hàng loạt các điều tra tài chính về quân dội Mỹ và bù nhìn Iraq. Chién tranh Trung-Việt cũng chứa đựng những điểm vô lý ngang và bí ẩn hơn việc trên.

Chiến tranh Trung Việt vừ là kế hoạch lâu dài của Lâm Bưu, vừa là bản sao quái dị và khốc liệt hơn nhiều của chiến tranh Trung Xô. Kết quả của nó cũng ảnh hưởng như chiến tranh Trung Xô và mục tiêu của nó cũng vậy.
Từ lâu, giới quân sự chóp bu TQ, cả Mao, Lâm Bưu và một số người nữa đã có nhiều phát biểu trong các cuộc họp chính trị chóp bu về việc đánh chiếm Đông Nam Á "đó là một bàn đạp quan trọng, chúng ta phải chiếm lấy".  Người Tầu có trò chơi: "thỏ hết thì thịt chó", nên chó luôn phải đi tìm thỏ mới. Sau chiến tranh lập quốc, chó thì đông như kiến mà thỏ thì hết. Đồng thời, quan trọng hơn, đa phần chóp bu TQ tưởng rằng đánh nhau với người TQ cũng giống như đánh nhau với VN hay Mỹ, Liên Xô. Cái nhầm lẫn lớn nhất là họ tưởng chỉ cần một vài trăm triệu triệu anh nông dân là có thể làm bá chủ thế giới, có máy bay và bom nguyên tử, đấy là cái ngu si thế nào thì lịch sử đã chứng minh. NHìn chung, nguyên nhân gốc của chiến tranh là sự ngu si tưởng mình sẽ làm bá chủ thế giới, và vì vậy phải thực hiện điều đó, một bàn đạp chiến lược ngăn cách luôn Đông-Tây, đánh vỡ đôi thế giới, như những bài học từ thời Chiến Quốc, khởi đầu cho một chuộc chiến vĩ đại cũng những siêu anh hùng.

Nguyên nhân trực tiếp của chiến tranh ?? Cũng giống hệ như chiến tranh Xô-Trung. Một bộ phận quân sự nào đấy đang lung lay sắp đổ vị trí, đổ cả mảng, cần đến sự giãy chết. Sự giãy chết truyền thống là tổ chức một cuộc chiến tranh để kiếm quân công, thắng lợi là sống và sống khỏe. Chó sắp chết cắn bừa, Vuơng An Thạch ngày xưa cũng vậy. Sau chiến tranh Trung-Xô, Lâm Bưu chết, còn sau chiến tranh Trung Việt, nhiều thành phần tàn dư của các "chiến hữu" thời vạn lý trường trinh đi nốt, các con chó gần cuối cũng phải liệt, ví dụ Hứa Thế Hữu, (gã mặt lợn này nhanh chóng vượt chiến tuyến khi Hoa Quốc Phong thanh trừng 4 tên).

Thật ra, quân sự TQ chưa bao giờ khá cả. Kết quả của chiến tranh thì có lẽ Đặng Tiểu Bình biết rõ, và có lẽ ông ta cần điều đó nhất, chưa cần đến các tướng lính thiện chiến nhà ta. Một đạo quân đã mấy chục măn không giao chiến, đấu đá chính trị nội bộ cực kỳ dã man liên miên. Trong mấy chục năm đó, khoa học nói chung và khoa khoc quân sự tiến vượt bậc. Không cần phải là tướng, chỉ cần không bị chính những trước tác chính trị làm liệt não, cũng đủ thấy giao chiến khác gì thằng nghiện phê thuốc giao chiến bới một chiến binh thiện nghệ. Kết quả chiến tranh thì đã rõ, còn sau đó?? là 4 hiện đại hóa của Đặng Tiểu Bình. 4 Hiện Đại Hóa dẫm lên ai đầu tiên Huh chắc chắn là những gã mặt lợn vừa già vừa ngu như Hứa Thế Hữu cần đạp ngã đầu tiên để 4 Hiện Đại Hóa lăn qua.
Mục tiêu của chiến tranh là như vậy, là thất bại. Những con chó dại gãy dụa tìm chiến thắng khi kịch bản của chiến tranh đã an bài. Khi nào xuất hiện những kịch bản như vậy Huh

Kế hoạch tiến chiếm Đông Nam Á đã được Lâm Bưu vạch ra từ những năm 1960. Lâm Bưu đại diện cho phe phái muốn tiến hành chiến tranh ngay lập tức để bá chủ hoàn cầu. Mấy đời tiếp theo nhường dần từng bước ước mơ vĩ đại này. Thế nhưng ngày nay cái ước mơ quái thai này vẫn tồn tại, chưa hết hẳn.
Chắc chắn là trước khi Mao-Chu chết. Hai ông già cố kiết đợi nhau, kẻ nào chết trước là thua, cuối cùng cả hai cùng thua. Kịch bản thất bại của chiến tranh hình thành từ trước thời điểm đó. Một số sách vở nói rằng, cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai ông già bệnh hoạn đã nói đến Đặng Tiểu Bình, nhưng các sách vở chính thống đều cho rằng cuộc gặp đó bí mật không lưu văn bản (chắc các cô ý tá lúc đó cũng đã vì đảng hiến thân rồi).

Như vậy, bàn luận ta có bất ngờ không là một điều lẩm cẩm. Ta biết rõ chiến tranh không thể tránh khỏi từ nhiều năm hoặc nhiều chục năm, biết rõ thời điểm chính xác từ hàng năm và biết rõ chiến tranh như thế nào từ trước khi nó diễn ra hàng năm.
Chiến tranh Biên giới Trung-Việt là một kết quả quái thai của việc những lão nông tri điền được đặt lên ngôi nguyên thủ. Các lão nông này quan niệm tên lửa vũ trụ giống như cây lúa con bò. Họ cũng quan niệm thế giới ngày nay giông như trong chuyện văn học, cụ thể là Xuân Thu Chiến Quốc. "Chiến lược"  vĩ đại của nước Tần được thể hiện: chơi với nước ở xa, đánh nước ở gần. Chơi với Mỹ đánh Liên Xô, chơi với Campuchia đánh VN. Kết quả, là một lũ rồ gây sự với cả thế giới và đương nhiên bị chôn vùi.
----------------------------------
 Chú huyphuc nhìn những chỗ anh đánh dấu nhé!
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Hai, 2009, 10:06:29 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #57 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 11:06:54 pm »

Thưa các bác. Theo em ta chỉ giới hạn ở những sự việc, suy nghĩ, tình cảm xoay quanh ngày 17/02/79 thôi. Lượn ra ngoài nhiều thì đã thành topic khác rồi.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #58 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 11:12:21 pm »

 Việc quân  Khơme đỏ lật mặt thì ta cũng biết từ lâu rồi,nhưng lãnh đạo  Đảng mình cố nén,để hòa hoãn, và đều biết đằng sau Khơ me đỏ là ai?Khi quyết định đánh sang Căm pu chia thì cũng đã chuẩn bị săn sàng ở biên giới phía bắc rồi.Bọn mình thường được thông tin đầy đủ nhưng mình không nhớ một chút nào đến việc tập kich trước vào ngày 10/2 cả. Chỉ có diều thời điểm đó chả hiểu vì lý do gì lại hạ cấp chiến đấu thôi.TW chắc cũng dự kiến không đánh to nên chưa điều quân từ trước.Cách đánh lúc đó của phía Trung quốc,chủ yếu là dùng người đông tràn sang theo kiểu dùng lính sơn cước,vì vậy chết nhiều. Mình còn nhớ các tướng lĩnh
còn ha hả cười với nhau là quân chính qui còn chưa ra tay.Sau đó mới điều QD2, trấn giữ ở Vôi, QD3  trấn giữ ở gần Thái nguyên,rồi thành lập thêm  QD14 ở  Đồng bành,QD26 ở Cao bằng,phía  Lào cai có một QD ở phố Lu mình quên tên. Mặt trận Hà giang là đánh nhau lâu nhất.Sau mấy ngày thì điều động cán bộ nhiều lắm,các cơ quan,trường học đều có điều cán bộ lên biên giớ hết.Quyết tâm bảo vệ đất nước thì khỏi phải bàn,lúc đó ai cũng nói câu các cụ lưu truyền lại :"thằng tây nó  cút thì thằng tàu nó sang" . Nhưng cái cảm  giác rất khó chịu,đánh Pháp đánh Mỹ nó là dân da  trắng da đen, xa lạ,dễ  bóp cò súng.Đánh nhau với cái anh vừa anh em đấy ,vừa hảo hảo đáy,nó bực mình lắm khó chịu lắm.Hà nội những ngày đó lạnh,
bực mình,cảm giác bức xúc khó tả .Nhưng chắc chắn không vui đâu,mình thì thương lũ con  nhỏ của mình tưởng là thoát chiến tranh rồi lại bị gặp,thương thanh niên lại phải ra trận ,thương các bà mẹ các bà vợ lại phải tiễn chồng con ra trận,cái trận tuyến oái ăm ,vừa đồng chí đấy ,vừa anh em cộng sán đấy lại đánh nhau.
Logged
songvedem
Thành viên
*
Bài viết: 129



« Trả lời #59 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 11:24:23 pm »

Chiến tranh biên giới chống Bành Trướng Bá Quyền Trung Quốc bắt đấu với em như thế nào nhỉ.
Hồi đó em học lớp 2, lớp 3 gì đó. Hồi đó tình hình đã căng thẳng lên nhiều, TV suốt ngày chiếu cảnh bọn TQ đầy đọa và kêu gọi Hoa kiều về nước để gây căng thẳng với VN. Liệt sỹ Lê Đình Trinh, công an vũ trang hay biên phòng bị bọn TQ cầm dao đâm chết.
Ở lớp có bạn lớp trưởng tên Huyền hay Hiền gì đó, học giỏi khá xinh, khi cô giáo vào hỏi có ai là người TQ thì đứng lên. Có mình bạn ấy đứng lên. Thế là suốt giờ ra chơi bị cả lớp xúm vào mắng mỏ và chửi là đồ TQ, cút về nước, bạn ấy khóc suốt. Tuy rằng bạn ấy là người ngoan, tốt, hiền nhưng mà trẻ con thì cứ nghe đài báo là gét TQ lắm. Từ hôm sau trở đi là không thấy đâu nữa, chắc là về TQ rồi

Em nghe tin TQ tấn công thì cũng như VN lại bắt đầu đánh Mỹ 1 lần nữa. Ở trường (chỉ là cấp 1 -2 thôi (trường Ngô Sỹ Liên, Hn), các anh chị lớn cùng thầy cô ra đào hào, đào hầm ở sân trường phía sau. Cô giáo thông báo các em học sinh về chuẩn bị mũ rơm và túi cứu thương. Hic, ở thành phố thì lấy đâu ra rơm với mũ, thế là em được bố mẹ đưa cho cái mũ cói rộng vành. Còn túi thuốc thì em được mẹ làm cho 1 cái túi vải con con bằng quần áo cũ có mấy cuộn băng cũng cắt bằng áo cũ. Cái này thì em coi như 1 bài thủ công về nhà làm rồi nhờ bố mẹ thôi. Thế mà hôm sau đến lớp thấy có mấy đứa chuẩn bị kỹ lắm. Cái Nga vẩu còn mang cả túi cứu thương có chữ thập đỏ với đầy đủ bông băng và thuốc đỏ nữa, chả hiểu nhà nó chuẩn bị cẫn thận hay là nó bê túi thuốc của bố mẹ hay gia đình đi nữa.
Sau đó, sáng chủ nhật (em không nhớ CN nào) nhưng chắc chắn là CN vì mọi người đều ở nhà. Loa đài phát thanh kêu gọi, hướng dẫn ầm ầm hết cả. Em đứng ở trên ban công tầng 2 nhìn xuống, bác tổ trưởng tổ dân phố tay cầm cục phấn cứ đi 1 đoạn là vạch 1 vòng tròn xuống. Thế là dân trong xóm xông ra, nhớ có cả anh Phương anh Thủy con bà Xuyến, ông Thảo, cháu cụ Lê Thước đào 1 loáng là xong cái hố nấp chống bom. Rồi sau đó có ngay 1 cái ống như ống cống bằng xỉ đổ được đưa xuống hố.
Cái hố này tồn tại lâu lắm, phải 5 ~ 6 năm sau mới bị lấp đi. Quãng cắt giữa Ngô Quyền và Hai Bà Trưng, phía Ngô Quyền, đi theo chiều bây giờ ở bên trái sau di qua ngã tư; em nhớ có 1 hệ thông hầm đổ bê tông và xây vững chắc lắm. Sau này mãi mới bị lấp đi.
Sau đó 2 ~ 3 năm, buổi xẩm tối đi bộ qua phố Trần Xuân Soạn ngày 17 tháng 2 thấy 1 loạt nhà thắp hương cúng, chắc là con em hy sinh vào dịp này đây. (vì hồi đó người ta không cũng tràn lan như bây giờ, chỉ khi nào có việc mới thắp hương đèn).

Rồi buổi tối thứ 7 lúc 7 giờ nghe câu chuyện cảnh giác thì 100% là chuyện thám báo, việt gian, Hoa kiều, thầy mo, thầy bói rình mò phá hoại nhưng bị các đồng chí công an cảnh giác bắt sống. Toàn là A lúi, cái bụng tao không ưng, Giàng ơi, ....
Ôi, sao cái nhạc dạo đầu câu chuyện cảnh giác nghe nó rùng rợn thế nhỉ, cứ kẽo cà kẽo kẹt nghe như đang ở trên rừng tối tăm với bọn thám báo, Hán gian rình mò quanh đâu đây làm hại mọi người.
Rồi sáng CN từ 7:30 đến 8:00 là câu chuyện văn nghệ quân đội là các gương anh hùng chiến đấu chống giặc bành trướng, thình thoảng có chuyện về bác Hà Anh và đồng đội đang lặn lội tiêu diệt gặc Pốt, bảo vệ nhân dân với mấy câu: Un sa lanh bòng tê.
Sáng thứ 7 có chuyện kể ở đại đội với giọng đọc của Phạm Đông với gương các chiến sỹ học tập và rèn luyện phục vụ tổ quốc chống giặc ngaọi xâm.

Rồi những truyện tranh về anh hùng Ưng Văn Minh??? cùng tổ chiến đấu DKZ bắn cháy 5 xe tăng tầu, đội du kích thanh niên ở Cao bằng cốc lếu, ........
Logged

Bỏ lại sau lưng nước mắt nhạt nhòa dĩ vãng
Bỏ lại sau lưng nỗi đau làm tim ta tan nát
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM