Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 04:02:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày 17/02/1979  (Đọc 228133 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #320 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2014, 10:35:24 am »

Trung tướng Khuất Duy Tiến- nguyên Cục trưởng Cục Quân lực – Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam: Chiến thắng của ta chứng tỏ nghệ thuật tác chiến tài tình

Chỉ là dân quân địa phương mà đánh như vậy, khi gặp lực lượng chủ lực của ta thì Trung Quốc làm sao chống đỡ nổi? Cho nên, mới chỉ gặp dân quân du kích của Việt Nam đã bị chặn đứng. Tại thời điểm đó, quân chủ lực của ta hầu như chưa được sử dụng (chúng ta chỉ sử dụng Sư 3 Sao Vàng), bởi đang chiến đấu chống lại Khmer đỏ ở Campuchia. Trung Quốc nghĩ rằng sẽ đánh nhanh khi quân chủ lực của ta đang chiến đấu ở Campuchia, song không phải như vậy.

Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đã dạy chúng ta rằng, phải giữ lấy chủ quyền dân tộc, quốc gia nhưng phải thật khéo, phải tỉnh táo, chớ gây ra chiến tranh.

Tôi nghĩ rằng, trong năm nay hoặc sang năm phải có cuộc hội thảo xác định rõ cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1979 là xâm lược Việt Nam, những chiến sĩ, người dân đã hy sinh trong chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến này phải được thường xuyên tôn vinh, vinh danh.

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc kiên cường, là dân tộc đời đời, bất di bất dịch giữ vững toàn vẹn toàn lãnh thổ. Dân tộc độc lập, thì mới tạo dựng được cuộc sống như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Không có gì quý hơn độc lập tự do! Để giữ được điều đó, về đối nội phải giáo dục cho người dân lòng yêu nước, luôn xây dựng đất nước như mục tiêu chúng ta đã đưa ra: Xây dựng đất nước dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Về đối ngoại thì thật khôn khéo, tỉnh táo, phải làm sao cho thế giới hiểu và đồng tình, giúp đỡ chúng ta. Riêng việc giáo dục lòng yêu nước, giờ phải soạn lại chương trình, đưa cuộc chiến tranh năm 1979 vào chương trình dạy sử.

H.Vũ (ghi)


  Nguần:http://biengioihaidao.wordpress.com/2014/02/16/cuoc-chien-tranh-chinh-nghia-bao-ve-bien-gioi-phia-bac-nam-1979-35-nam-nhin-lai/
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #321 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2014, 10:43:49 am »

   Cảm ơn Bao Leo thông tin về 2 tấm ảnh

 À mà tấm ảnh trên lại có dấu đóng chìm chắc là CMT quân đội hay bằng lái xe quân đội hả bạn .
Thẻ học viên, bác Zin à.  Wink
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #322 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2014, 11:11:52 am »

CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 1979: NHỮNG HOÀI NIỆM KHÔNG QUÊN


 Tác giả sáng tác quá nhiều không đúng sự thật gây ra tác dụng ngược .
  Việt lâm ở mãi tít sau thị xã Hà GIANG làm gì pháo Tàu bắn tới được . Hồi đó phía  trước  luôn có 1 sư thay nhau chốt trong 6 tháng  thương vong nhiều nhưng làm gì đến mức như tác giả " 3 sư đoàn gom lại không đủ 1 trung đoàn ".
   Gạo sấy của Việt nam sản xuất từ trước 75 ,sau 75 vẫn cung cấp đều cho bộ đội chứ làm gì mà của liên xô, Thịt rim thì các nhà máy của Tổng cục hậu cần mới sản xuất từ năm 1984  cũng chẳng có chuyện Tàu treo thưởng mạng bác Điếm , khi đánh ở Vị xuyên bác Điếm không phải là tướng
Bác Bùi thanh Điếm nguyên là e tr E866 bọn tôi , người thấp trán hói , da trắng , khi chỉ huy thường chống nạnh miệng thở phì phì ,có bác  Điếm chỉ huy chúng  tôi rất tin tưởng và đã đánh  là thắng , bác Hoàng Đình Hợp (liệt sỹ AHLLVT) là thủ trưởng  trực tiếp của bác Điếm thường nói : " khôn như Điếm Mường "để chỉ bác Điếm rất thông minh .
 Sau năm 1979 bác Điếm đi học và về làm TMT F356 , chính bác mang chiến thuật lấn dũi của E 866 ở Sa mát Tây ninh  mà bác chỉ huy ra áp dụng đánh điểm cao 685( tất nhiên lại phát huy từ các cụ đã đánh  Điện biên như cụ Hợp
  

Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #323 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2014, 11:43:29 am »

 Gửi các bác một bài nghiên cứu đăng trên báo Văn hóa Nghệ an của tác giả Mai hoa
http://www.vanhoanghean.com.vn/goc-nhin-van-hoa3/nh%E1%BB%AFng-g%C3%B3c-nh%C3%ACn-v%C4%83n-h%C3%B3a/chinh-sach-ben-mieng-ho-chie-tranh-cua-trung-quoc-doi-voi-viet-nam-sau-thang-2-1979
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #324 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2014, 12:29:28 pm »

Thưa bác, theo nhiều nhận định, chúng ta có chuẩn bị về chiến lược, nhưng bất ngờ về chiến thuật!
Ngày 16, các đồn trưởng biên phòng được lệnh về họp để sau đó chuẩn bị chiến đấu. Và ngày D được xác định là sau 17 tháng 2 một ngày
Nhưng thực tế là ngay sáng 17, quân Trung Quốc đã ùn ùn tràn sang, và đi đầu là hàng đàn trâu bò được xua thẳng vào các bãi mìn của ta (nghĩa là chúng nó còn chẳng có cả FR để phá mìn)



http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140216/ky-uc-dam-cuoi-ngay-17-2-1979-cua-con-trai-tong-bi-thu-le-duan.aspx

Đầu năm 1979, khi quyết định sẽ cưới vợ, tôi vào An Giang thăm mẹ. Bà, người phụ nữ nhiều năm xa chồng con, biền biệt chiến trường có vẻ như chưa hề được sống một ngày của thời bình. Bà cho tôi xem những bức ảnh chụp những người dân bị Pol Pot giết hại. Lần đầu tiên, trong đời, tôi nhìn thấy hình ảnh những con người bị giết một cách khủng khiếp và man rợ như thế. Hàng chục, hàng trăm người đều chết cùng một tư thế: Miệng há ra, mắt mở man dại. Mẹ tôi giải thích họ bị đâm bằng những que nhọn từ hậu môn lên đến đỉnh đầu...

Năm 1979, trước ngày 17.2, những người lính chúng tôi đã được phổ biến về những va chạm lớn trên toàn tuyến biên giới phía Bắc.

Nói như thế để nhắc lại rằng, ở thời điểm đó, đất nước chúng ta ở vào thời điểm vô cùng khó khăn. Thiếu, đói... chỉ là yếu tố rất nhỏ trong 2 chữ KHÓ KHĂN đó.

Thế nhưng, cũng sẽ chẳng ai hình dung nổi, khi còn thiếu mặc và đói ăn đó, chúng tôi được giao nhiệm vụ thử nghiệm chế tạo máy bay...

Ngày 16.2, báo động cấp 1 toàn quân được chuyển xuống cấp 3.

Sáng thứ bảy,17.2.1979, Trung Quốc tấn công trên toàn tuyến biên giới.

Tối hôm đó, đám cưới của tôi vẫn diễn ra. Vẫn gần đông đủ những cán bộ cao cấp: Trường Chinh, Tố Hữu, Đại tướng Văn Tiến Dũng... Gọi là đám cưới nhưng thực ra thì cũng là một bữa tiệc nhà có chút rượu, trà thuốc và kẹo. Tôi thoáng thấy sự căng thẳng trên gương mặt của những lãnh đạo đơn vị và quân chủng không quân.

Cha tôi - Tổng bí thư Lê Duẩn - và các lãnh đạo cao cấp vẫn nói chuyện bình thường, không nhắc gì về những gì đang diễn ra ở biên giới. Đặc biệt, nét mặt cha tôi rất bình thản, không hề để lộ (hoặc có thể không có) cảm giác âu lo hay căng thẳng gì. Cũng có thể nhờ thế, chỉ vài chục phút sau khi bắt đầu hôn lễ, không khí căng thẳng trong nhóm sĩ quan quân đội được giải tỏa, trở lại bình thường. Hôm sau, một người bạn binh ngũ nói với tôi: “Hôm qua thấy đám cưới vẫn diễn ra, thấy mọi việc vẫn bình thường, và đặc biệt, nhìn nét mặt của ông già mày, bọn tao tin Trung Quốc chẳng đánh đến Hà Nội được đâu...”.

có ccb nào có bằng chứng về viêc " "
"Ngày 16.2, báo động cấp 1 toàn quân được chuyển xuống cấp 3 "
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #325 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2014, 01:19:34 pm »


http://petrotimes.vn/news/vn/chinh-tri/hinh-anh-ve-cuoc-chien-tranh-bao-ve-bien-gioi-phia-bac-1979.html
Hình ảnh về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc 1979

13:00 | 16/02/2014
(PetroTimes) - Cách đây 35 năm, vào ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã đưa hàng chục vạn quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước. Việt Nam đã thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình, tiến hành cuộc chiến đấu ngoan cường bảo vệ biên giới phía Bắc. Dưới đây là một số hình ảnh do các phóng viên chiến trường của ta ghi lại.

Nhà báo Labe (Pháp) đang phỏng vấn tù binh Trung Quốc bị ta bắt.


Tù binh Trung Quốc bị 2 nữ chiến sĩ của ta dẫn giải về hậu cứ


Tên tù binh Trung Quốc viết lời khai.


Xe tăng Trung Quốc bị ta bắt sống


Mạnh Thường
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #326 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2014, 02:08:23 pm »

2h30 chiều 17/2/1979, đài truyền thanh thị xã Cao bằng đột nhiên phát loa ( thường thì phải 5h chiều ) : Yêu cầu nhân dân toàn thị xã khẩn trương sơ tán cách thị xã 5 km. Bản tin ngắn này được nhắc đi nhắc lại 3 lần thì hết. Nhưng từ sáng đến giờ, tất cả dân thị xã đã nhốn nháo cả lên rồi, từ tờ mờ sáng, tiếng súng nghe rất rõ ầm vang ở phía biên giới, đến khoảng 10 giờ thì bắt đầu có những xe ô tô chở thương binh hướng về Nà Phía nơi có bệnh viện Đa khoa tỉnh, bọn tôi lúc đó cũng không đi học. Khi bản tin được phát đi, mặc dù vẫn còn ngỡ ngàng chưa tin hẳn vào việc chiến tranh đã xẩy ra nhưng nhà nhà vẫn tất bật chuẩn bị đi sơ tán. Lúc ấy cũng chẳng biết là đi như thế nào, đi bao lâu thì quay về, đem những gì đi... Đa số vẫn nghĩ chắc là đi sơ tán cách 5 km, ở đó vài ngày thì quay về. Nhiều nhà chỉ đi người không, có nhà thì vẫn không chuẩn bị gì và có ý định không đi... Riêng nhà tôi thì Bố tôi chỉ đạo rất rõ : tình hình rất khốc liệt đấy, phải chuẩn bị đầy đủ : chăn, màn, đồ ăn uống trong vòng 10 ngày và quan trọng nhất là các giấy tờ như sổ gạo, hộ khẩu , sổ tiết kiệm, CMND.. và đúng là sự việc xẩy ra như Bố tôi nhận định...
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #327 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2014, 02:08:56 pm »

Hôm nay 17/2/2014, đây là năm thứ 35 kể từ ngày toàn bộ tuyến biên giới phía Bắc bị bè lũ phản bội Trung Quốc nổ súng tấn công. 35 năm chưa một lần những hương hồn của đồng bào chiến sĩ ta đã hy sinh vì sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc được tôn vinh và làm lễ tưởng nhớ tầm cỡ quốc gia. Đau xót quá mỗi khi đến những ngày này mà cảm thấy đắng lòng khi cũng là xả thân vì nước khi thế hệ những người lính chúng tôi trong cuộc chiến tranh giải phóng đất nước hàng năm năm còn được nhắc đến vài ba lần, còn đây anh em hy sinh tại biên giới phía Bắc chẳng hề được nhắc đến bao giờ (có chăng chỉ 1 vài tờ báo địa phương còn dám đề cập).

Chúng ta hãy hướng về phương Bắc để nhớ tới những người con đất Việt đã ngã xuống vì mảnh đất này. Lịch sử và con cháu ta dứt khoát sẽ phải trả lại công bằng cho họ.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #328 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2014, 02:19:59 pm »

http://www.tienphong.vn/xa-hoi/du-luan-trung-quoc-noi-gi-ve-chien-tranh-1979-678838.tpo

Dư luận Trung Quốc nói gì về Chiến tranh 1979?

TP - Sau 35 năm ngày Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới, ngày càng có nhiều người Trung Quốc nhận thức được đó là một “cuộc chiến tranh vô nghĩa”, đã diễn ra do những sai lầm của lãnh đạo nước họ thời đó.
Sau 35 năm ngày Trung Quốc phát động cuộc chiến tranh biên giới mà họ gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ” để đáp trả “những hành động khiêu khích chống Trung Quốc”, “chi viện cuộc kháng chiến của nhân dân Campuchia”...., ngày càng có nhiều người Trung Quốc, nhất là các học giả và những người lính đã từng tham gia cuộc chiến tranh năm ấy nhận thức được đó là một “cuộc chiến tranh vô nghĩa”, đã diễn ra do những sai lầm của lãnh đạo nước họ thời đó.

Tiền Phong Chủ nhật giới thiệu với bạn đọc một số nhỏ trong rất nhiều ý kiến ấy…

“Một cuộc chiến tranh gây tranh cãi”

Dưới tiêu đề “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam - một cuộc chiến tranh gây tranh cãi”, mạng “Tianya.cn” ngày 6/4/2012 đã cho đăng bài của tác giả “Tây Hồ kiếm khách”. Tác giả tự xưng là một cựu binh đã tham gia cuộc chiến tranh 17/2 này viết: “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam là một cuộc chiến có vấn đề nghiêm trọng về cả hoạch định lẫn chỉ huy, cần phải nhìn nhận lại…Cuộc chiến đó thương vong quá nhiều.
Quân đội ta (tức Trung Quốc –ND) không thể hiện được ưu thế về trang bị và chiến thuật; hệ thống hậu cần và tiếp tế hỗn loạn, thiếu sự hiệp đồng giữa bộ binh – xe tăng và mặt đất-trên không, không quân và tên lửa chiến lược không tham chiến; vũ khí nhẹ quân lính sử dụng quá cũ, không thực hiện được áp chế hỏa lực…

Sĩ quan chỉ huy chiến trường hầu như không biết tác chiến hiệp đồng binh chủng, bộ thống soái cao nhất thì chiến lược hỗn loạn; chiến tranh không đạt được mục đích “trừng phạt Việt Nam, phá hủy tiềm lực và tài nguyên, sát thương quân chủ lực và chiến lược quân sự”, cũng không đạt mục tiêu chiến lược chính trị “làm Việt Nam tan rã, giúp chính phủ mới thân Hoa lên cầm quyền”. Tuy nhiên mục tiêu chính trị quan trọng trong nước là giải quyết vấn đề quyền chỉ huy quân đội thì đã được giải quyết thuận lợi”.

Tác giả nêu lên “11 vấn đề bên trong cuộc chiến tranh cần được làm sáng tỏ”. Trong đó có một số vấn đề quan trọng sau:

“1. Về nguyên nhân gây chiến tranh, đến nay vẫn chưa được giải thích công khai, chính thức và khiến người ta tin phục. Thậm chí Trương Thắng, Cục trưởng Cục Tác chiến (con trai nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Trương Ái Bình) cũng thừa nhận trong hai cuốn sách của ông “Đi ra từ chiến tranh” và “Đặc công cuối cùng náu mình ở Đại lục”: về nguyên nhân của cuộc chiến tranh ấy, ngay Bộ trưởng Quốc phòng khi đó cũng không rõ vì sao ta phải tiến hành”.

2. Mục đích chiến lược cơ bản không đạt được.

3. Trang bị tiên tiến xếp xó. Khi đó ta có các trang bị hiện đại máy bay, xe tăng, tên lửa, nhưng do những người chỉ huy không biết tác chiến hiệp đồng nên các trang bị đó thành đồ bỏ. Vốn ra một chiếc máy bay có thể giải quyết được vấn đề phong tỏa, nhưng phải dùng đến cả binh đoàn, đi ngược lại quan niệm giá trị trong chiến tranh.

4. Tấn công không có bài bản. Vừa khai chiến, bộ đội đã ào ạt kéo vào. Khi tôi (tác giả- ND) ở điểm cao 796, nhìn xa nhìn gần, khắp mặt đất toàn là lính ta. Khi đó tôi đã phẫn nộ nói với Tham mưu trưởng: “Vào trong xóm tìm một đứa trẻ cũng không chỉ huy tồi như thế”. Một quả pháo, một loạt đạn của đối phương cũng quét sạch cả một mảng lớn lính ta.

5. Hiện tượng tự thương trên chiến trường liên tiếp xảy ra. Để lẩn tránh chiến tranh, một số binh lính sau khi vượt biên đi xâm lược nước người khác đã tự bắn vào chân mình.

6. Tiêu chuẩn chế độ cho lính bị thương quá lạc hậu. Sau khi bị thương, tôi được cấp 15 tệ, tương đương với thời kháng Nhật. Năm 2010, sau 31 năm, tôi nhận được 300 tệ tiền trợ cấp thương tật, bình quân 30 tệ/năm. Tiền tuất cho lính tử trận chỉ tương đương giá một con lợn: 300 tệ….”.

“Một cuộc chiến tranh vô nghĩa, kỳ quặc”

Đó là tiêu đề bài báo của một cựu binh đăng trên báo điện tử Thiết Huyết (Tiexue.net) ngày 18/7/2013. Tác giả viết: “Chiến tranh Triều Tiên chúng ta đạt được lợi ích là kìm chế quân Mỹ ở phía Nam vĩ tuyến 38; Chiến tranh Giải phóng, chúng ta giải phóng được Trung Quốc đại lục. Tôi thực sự không hiểu trong cuộc chiến tranh kỳ quặc năm 1979, rốt cục Trung Quốc đạt được cái gì? Chả được gì cả!”.

Dưới đầu đề “Nhìn lại “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam””, tác giả Thường Thanh viết trên báo mạng “Botanwang.com” ngày 30/5/2013: “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” có lẽ là cuộc chiến khiến mọi người Trung Quốc hiểu biết sự thật khó mở miệng nhất trong mọi cuộc chiến tranh đối ngoại kể từ năm 1949…

Ngay khi đó đã có rất nhiều người nghĩ khác (với chính quyền) về giá trị của cuộc chiến tranh ấy. Lúc đầu, khi người ta nhìn thấy trên màn hình tivi hàng ngũ trùng điệp những binh lính Trung Quốc tuổi 18-20 kéo ra tiền tuyến, không khỏi cảm thán. Ít lâu sau lại thấy cảnh hàng vạn ngôi mộ liệt sĩ xếp hàng ngay ngắn trong các nghĩa trang ở biên giới Tây Nam, sự đau xót khó nói thành lời. Nhưng sự kinh dị còn ở phía sau: khi chiến tranh kết thúc chả ai biết, cũng không có cảnh cả nước ăn mừng thắng lợi, chỉ biết nó đã kết thúc rồi…

Tôi nghĩ, sở dĩ nó kết thúc mà khó mở miệng nói được là vì khó nói rõ ngọn ngành cho quốc dân về tính chất của cuộc chiến tranh đó. Nói trắng ra, cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” thực tế là áp dụng kế “Vây Ngụy cứu Triệu” để giải cứu quân đội Khmer Đỏ đang bị Việt Nam đánh…

Tính chất của cuộc chiến tranh đó được quyết định bởi tính chất của Khmer Đỏ! Khmer Đỏ là học trò của Đại cách mạng Văn hóa Trung Quốc, nhưng “Xanh hơn cả Xanh”, sự tàn bạo của họ đối với chính dân tộc mình đã đạt đến đỉnh cao trong lịch sử loài người. Họ đã áp dụng một chính sách khủng bố, diệt chủng tàn bạo….

Theo tính toán khiêm tốn nhất, có khoảng 1,2 đến 3 triệu người CPC bị chết dưới sự cai trị của Khmer Đỏ, chiếm ¼ dân số cả nước; trong đó có 215 ngàn người CPC gốc Hoa và gần như toàn bộ 20 ngàn người CPC gốc Việt.

Ngày 25/12/1978, theo lời kêu gọi của Mặt trận dân tộc đoàn kết cứu nước CPC, quân tình nguyện Việt Nam đã phát động cuộc tiến công chống Khmer Đỏ. Thêm một trong những lý do để Việt Nam tiến công khi đó là để cứu kiều dân nước họ (các tác giả Trung Quốc còn chưa đề cập đến cuộc chiến tranh biên giới tàn bạo mà Khmer Đỏ tiến hành chống Việt Nam ngay từ năm 1975 - TP). Nhân dân CPC khi đó không những không chống trả mà còn dẫn đường cho quân đội Việt Nam.

Chỉ mất 2 tuần, ngày 7/1/1979, quân đội Việt Nam đã công chiếm Phnom Penh, lật đổ ách thống trị tàn bạo Khmer Đỏ. Điều đó cho thấy rõ ràng chế độ Khmer Đỏ không chiếm được nhân tâm.

Sự nhiệt thành của các lễ kỷ niệm ngày quân tình nguyện Việt Nam lật đổ chế độ Khmer Đỏ tổ chức các năm sau đó, đặc biệt là gần đây với sự tham gia của hàng vạn người Campuchia ở Phnom Penh, mà tại đó, các nhà lãnh đạo Campuchia đặc biệt cảm ơn sự giúp đỡ của quân đội Việt Nam để “chấm dứt chương đen tối nhất trong lịch sử đất nước” này cho thấy hiệu quả khách quan của cái mà người Trung Quốc được giải thích là cuộc “xâm lược CPC” của quân đội Việt Nam.

Những lời cảm tạ Việt Nam của người Campuchia nói lên một cách đầy đủ tính chất của cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam”, cũng khiến chúng ta nghi ngờ về tính chính nghĩa của nó.

“Một cuộc chiến thảm bại”

Để tiến hành cuộc chiến tranh 17/2/1979, Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng, huy động một lực lượng khổng lồ gồm những quân đoàn chủ lực tinh nhuệ, được coi là thiện chiến nhất khi đó. Theo tiết lộ chính thức trên báo chí gần đây thì việc tiến hành cái gọi là “Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam” được quyết định tại Hội nghị Quân ủy Trung ương ngày 7/12/1978 và mệnh lệnh được ban hành vào ngày 8/12.

Theo Nhân dân Nhật báo, cánh quân phía Quảng Tây do Hứa Thế Hữu gồm các quân đoàn 41, 42, 43, 54, 55 và 50 (thiếu sư 149); cánh phía Vân Nam do Dương Đắc Chí chỉ huy gồm các quân đoàn 11, 13, 14 và sư 149/quân đoàn 50 và lực lượng biên phòng, dân binh với tổng số quân hơn 500 ngàn, số tràn qua biên giới là 202 ngàn.

Chỉ kéo dài 1 tháng (Trung Quốc tính từ 17/2 đến 16/3/1979), nhưng tổng cộng đã tiêu hao mất 1,06 triệu quả đạn pháo, 23,8 ngàn tấn đạn, 55 triệu viên đạn nhọn, 268 xe quân sự (48 xe tăng) bị phá hủy, hư hỏng; bị chết 8.531 người, bị thương hơn 23.000, bị bắt làm tù binh 238, bình quân mỗi ngày có 1 trung đoàn bị loại khỏi vòng chiến.

Thương vong lớn ngoài dự đoán là một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc phải kết thúc sớm cuộc chiến. Trong 2 ngày đầu, Trung Quốc đã mất hơn 4.000 quân, đến mức quân y không kịp trở tay, nhiều người bị thương chết cho mất máu vì không được cấp cứu.

Theo tài liệu nội bộ của Trung Quốc mới được công bố: bước vào giai đoạn tác chiến giằng co, tỷ lệ thương vong rất cao, thường là 90% đối với các đại đội xung kích, những đại đội này khi rút quân chỉ còn hơn chục người sống sót, mỗi tiểu đội chỉ còn 1-2 người.

Tổng hợp theo báo chí Trung Quốc

Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #329 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2014, 02:26:23 pm »

NGÀY NÀY 35 NĂM VỀ TRƯỚC

Hôm nay 17/2/2014, đây là năm thứ 35 kể từ ngày toàn bộ tuyến biên giới phía Bắc bị bè lũ phản bội Trung Quốc nổ súng tấn công. 35 năm chưa một lần những hương hồn của đồng bào chiến sĩ ta đã hy sinh vì sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc được tôn vinh và làm lễ tưởng nhớ tầm cỡ quốc gia. Đau xót quá mỗi khi đến những ngày này mà cảm thấy đắng lòng khi cũng là xả thân vì nước khi thế hệ những người lính chúng tôi trong cuộc chiến tranh giải phóng đất nước hàng năm năm còn được nhắc đến vài ba lần, còn đây anh em hy sinh tại biên giới phía Bắc chẳng hề được nhắc đến bao giờ (có chăng chỉ 1 vài tờ báo địa phương còn dám đề cập).

Chúng ta hãy hướng về phương Bắc để nhớ tới những người con đất Việt đã ngã xuống vì mảnh đất này. Lịch sử và con cháu ta dứt khoát sẽ phải trả lại công bằng cho họ.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM