Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:39:24 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày 17/02/1979  (Đọc 228172 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #140 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2009, 02:45:55 pm »

.... ....
.......có chú vần còn thơm mùi chị em nơi đóng quân nữa hì hì.
Mùi chị em nơi đóng quân là sao hả bác Hungnt ! cái này em chưa bao giờ nghe ạ, và mùi này nó nằm ở đâu ? bác viết trừu tượng quá  Huh Huh Huh
Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #141 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2009, 05:50:50 pm »

 có đ/c nào biết, hay còn cái phim: "mây  đen phủ kín bầu trời bắc kinh không "hồi năm 79 hay xem phim này lắm .bây giờ có xem lại cũng hay . trên tv phát cảnh đặng tiểu bình đội mũ cao bồi thăm mỹ .
Logged
quannhu172
Thành viên
*
Bài viết: 188

Chết vì cuồng vọng một cách lố bịch!


« Trả lời #142 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2009, 06:03:43 pm »

Đầu tháng 3.79, trên đường từ Phủ lý bổ sung quân vào chiến trường K, bọn tôi đi bằng tàu hỏa vào nam, đến gần ga Hố nai, Sóng thần bọn tôi đã gặp những đoàn tàu chở quân, tàu chạy ra bắc, nhìn thấy lính mình quân phục còn đầy bụi đỏ đường trường, tôi vẫn nhớ như in là trên ngực trái nắp túi áo mỗi người lính có thêu miếng vải đỏ hình chữ nhật, chắc mới vừa rút từ K về vì súng đạn còn đủ, lựu đạn mỹ vẫn treo đầy dây lưng. 2 đaòn tàu từ từ rời ga, chạy ngược nhau, lính trên tàu vẫy tay nhau reo hò, rất khí thế, cũng chào hõi nhau mà ko nhớ là của QĐ2 hay QĐ3. Dưới sân ga thỉnh thoảng có vài loạt súng, ko hiểu ai bắn, chắc dẹp đường hay KSQS làm nhiệm vụ dọn dẹp cho lính lên xuống các đoàn tàu khác.
Quân đoàn 2 của Tướng An chứ ai nữa, nhớ chưa . Quân đoàn 3 của Tướng Kim Tuấn còn bận giải quyết mấy cứ điểm bên Siêm Riệp, chưa về lúc này đâu  Roll Eyes
- còn quân đoàn 1 bọn em vẫn yên vị tại Tam Điệp Ninh Bình . nhưng thiếu tướng Lê Quang Hòa được phong lên trung tướng ngay lúc đó
Logged
yeunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 25


« Trả lời #143 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2009, 10:11:18 pm »

Em muốn hỏi các bác tại sao trên các diễn đàn bọn Trung quốc lại gọi cuộc xâm lược việt nam năm 79 là chống tự vệ việt nam nhỉ?Rõ ràng là chúng là lũ xâm lược mà.....
Logged
caytrevietnam
Thành viên
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #144 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2009, 10:17:38 pm »

Em muốn hỏi các bác tại sao trên các diễn đàn bọn Trung quốc lại gọi cuộc xâm lược việt nam năm 79 là chống tự vệ việt nam nhỉ?Rõ ràng là chúng là lũ xâm lược mà.....

Vì chúng nó nhồi nhét vào đầu dân nó về những "tội ác" của Việt Nam, rồi thì Việt Nam "chiếm đất giết dân" nó, Việt Nam "phản phúc"... Nó bẩu nó bị ép phải "tự vệ"  Grin
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #145 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2009, 10:26:26 pm »

Em muốn hỏi các bác tại sao trên các diễn đàn bọn Trung quốc lại gọi cuộc xâm lược việt nam năm 79 là chống tự vệ việt nam nhỉ?Rõ ràng là chúng là lũ xâm lược mà.....
Chính sách tuyên truyền của mỗi bên không giống nhau.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Hai, 2009, 11:07:25 pm gửi bởi daibangden » Logged
Quan tinh nguyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 48


« Trả lời #146 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2009, 11:24:54 pm »

Nghe các Bác nói về sự tuyên truyền của TQ về chiến tranh BGPB chống VN, em kể lại truyện này xem Các bác có thấy đúng không: Tháng 8/2007 em có đi đoàn du lịch sang " ngó" Nam Ninh theo đường bộ, hôm đi ăn trưa tại thị trấn Bằng Tường, tình cờ em thấy trong khung ảnh của ông chủ cửa hàng có cái ảnh ông ấy mặc bộ quần áo gụ như nông dân mình, đội cái mũ có chỏm nhô hẳn lên, rộng vành đang gánh 4 quả cối, nhưng dặc biệt phía dưới có đề ...3...1979. Em nghĩ gặp đối thủ rồi đây, thấy ông ấy nói được tiếng Việt và khá niềm nở nên em hỏi tế nhị: Bác cũng đi dân công 79 à? Ông ấy bảo năm 79, tôi cũng đang ở đây nhưng gia đình tôi là người Việt gốc Hoa quê ở mạn Phú Thọ, ở đây từ năm 45 chạy loạn lúc quân Tưởng sang VN, trong KCCM tôi đã từng đươc ra ga Bằng Tường để xếp hàng viện trợ cho VN để chuyển sang VN, cũng nghĩ là mình có hai Tổ Quốc, thế nhưng đến năm 78 thì chỉ nghe đài TQ nói VN theo bọn xét lại LX để phá hoại phe XHCN, mở đài VN thì thấy nói khác, cũng chẳng biết thế nào. Đùng cái tháng 2/79 thấy quân đội về đây nhiều, rồi thấy chiến tranh xảy ra, thấy TQ chở thương binh, tử sỉ về khu Bệnh viện dằng kia (ông ấy chỉ ra ngoài đường- có Trời biết ở đâu?), sau đó vì là người Việt nên TQ không cho vao qđ mà chỉ thông báo là để phục vụ TQ tiêu diệt bọn.... đưa ông Nguyễn Văn Hoan là học tròủtung thành của Bác Hồ về lãnh đạo VN nên ngưòi VN phải tham gia phục vụ chiến đấu, thế là gọi vào đội dân binh đi tải đạn, đồ hậu cần mạn cửa khẩu Tân Thanh bây giờ vì xe không đến nơi được, nhưng không được sang VN, mãi sau này bình thường hoá quan hệ thì người VN ở đây mới "ngẩng" mặt lên được đấy. Vì phải đi nên Em không hỏi thêm được điều gì, trước khi đi, ông ấy bảo cứ hoà bình thế này thì tốt nhất, để tôi còn " chém "các vị lấy tiền nuôi con chứ, chiến tranh chỉ dân khổ thôi. Không biết các Bác CCB BGPB có gặp đội quân dân binh này không, và các bác nghĩ thế nào?
Logged
Cao Sơn
Moderator
*
Bài viết: 539



« Trả lời #147 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2009, 07:38:04 am »


Chính sách tuyên truyền của mỗi bên không giống nhau

-------------------------

Đều giống nhau chứ. Vẽ lên mặt đối phương đủ các loại hình và đánh thức lòng tự trọng dân tộc.
Logged

BỐ ĐI CHIẾN ĐẤU, CÁC CON Ở NHÀ GIÚP MẸ LƯỚT SÓNG
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #148 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2009, 08:02:12 am »


Chính sách tuyên truyền của mỗi bên không giống nhau

-------------------------

Đều giống nhau chứ. Vẽ lên mặt đối phương đủ các loại hình và đánh thức lòng tự trọng dân tộc.
Ý em nói ở đây là quan điểm của mỗi quốc gia khi đánh giá một vấn đề bác ạ.
 Như bác nói là hình thức tuyên truyền, cái này thì có nhiều điểm chung lắm ạ Smiley
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #149 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2009, 08:38:02 am »

Ngày 17/02/1979
Ngày 17/02/1979, bạn đang làm gì, ở đâu và bạn nhớ gì hoặc được nghe kể gì về ngày đó và những ngày tiếp theo ?
Để nhớ về một sự kiện lịch sử cách đây tròn 30 năm, xin các bác cùng có đôi dòng hồi tưởng về ngày đó.

(Tiếp dòng hồi ức)

Cuộc chiến tranh mới diễn ra được hơn 2 tuần.
Đến cuối tuần thứ hai của chiến tranh, các lực lượng của ta mới bắt đầu dồn được đội hình để chuẩn bị mở cuộc phản công quy mô lớn, hứa hẹn là hoành tráng.
Quân đoàn 2, được cầu hàng không do Liên xô giúp, bắt đầu di chuyển từ K về Hà Bắc, hướng biên giới xứ Lạng.
Vũ khí huỷ diệt lớn nhất mà ta có lúc ấy: trung đoàn Ca chiu sa BM-21 duy nhất, cũng được điều lên Cai Kinh- Lạng Sơn.
Cầu hàng không do Liên xô giúp, tấp nập hạ cánh xuống Gia Lâm, Nội Bài. Từ Liên xô sang là vũ khí, khí tài. Từ K về là quân của quân đoàn 2.
Tại mỗi tỉnh ở đồng bằng sông Hồng, mỗi huyện đều đang tiến hành thành lập  bộ khung của 1 tiểu đoàn, đang bổ xung quân cho đủ quân số để ném lên phản công (riêng ở Hà Nội, lính của tiểu đoàn Sóc Sơn-sư 301, khi lên biên sau này, là thối lui nhiều nhất, nhưng đó là 1 câu chuyện khác).
Tóm lại, ta đang tích tụ năng lượng, kiểu như đang căng dây chun để bắn đi viên đạn phục thù (đang căng nhé, chứ chưa căng xong, và càng chưa đến đoạn sắp thả tay).

Tất nhiên, lúc này chưa xuất hiện câu chuyện về phòng tuyến Sông Cầu huyền thoại, câu chuyện về kế hoạch đi sơ tán ở Đà Nẵng, câu chuyện về hệ thống hầm phòng không ở Hà Nội. Đó là câu chuyện của những ngày sau, của đoạn hồi ức sau.

Năng lượng được dồn nén, cảm nhận thấy được ngay cả ở đơn vị baoleo.
Đầu tuần thứ ba của chiến tranh, trung đội baoleo ôn lại bài chiến thuật: trung đội bộ binh đột phá cửa mở. Tay baoleo cầm cái mõ quay giả làm tiếng trung liên RPK mà không thấy giả chút nào Cũng mài người sau bụi cây xấu hổ, ấn thân mình xuống rãnh bùn trên đuờng vận động, mỗi khi nghe tiếng còi của giáo viên đang cầm lá cờ đuôi nheo, giả làm khẩu DK của quân địch phát hoả, chẳng sá kể đang là tháng 3 rét mướt, mưa phùn.

Hỡi ôi. Chiến tranh luôn là những chuỗi bất ngờ.
Cuộc chiến bỗng nhiên kết thúc 1 cách đột ngột. Giống hệt như nó đã bất ngờ nổ ra.

Ngày thứ hai, 05/03/1979, ngày thứ 16 của cuộc chiến tranh.
Khoảng 2 giờ chiều, trung đội baoleo đang ngồi gói lượng nổ cho bài đánh bộ phá, thì anh Th (con trung tướng Song Hào, học cùng hệ với bọn mình) mới từ nhà lên, báo ngay 1 tin sét đánh: TQ rút quân rồi, TQ đã thông báo xin mình không truy đuổi, và ta đã trả lời đồng ý. (híc)

Thế là thế nào, chẳng nhẽ lại kết thúc một cách lãng nhách vậy sao. Một cảm giác hẫng hụt bao trùm toàn thân.

Các bác cứ hình dung như ở 1 cuộc đi săn mà xem. Lừa lúc ta sơ ý, con mãnh thú đã ngoạm được ta vài phát. Lòng ta sôi réo trả đòn cho các vết thương đang rỉ máu. Rồi sau bao ngày gian nan, chịu để gai cào rướm máu, lê lết thân qua các bụi chông gai ẩm ướt, giá băng, lừa thế mãi, mới đưa được con mãnh thú vào đường ngắm, đang hít hơi để ngón trỏ chắc cò, thì bỗng:…… toét!!!. Còi kiểm lâm rúc lên là: hết giờ, phải để nó sống, để bảo tồn ??.  (sic!)

Đã đành rằng cụ Nguyễn Trãi còn cấp lương- thuyền khi Vương Thông đã dâng sớ qui hàng. Nhưng giá như lính mình bây giờ cứ được trên phóng lên biên, như mũi tên rời khỏi ná, làm một trận bát gạo nấu nốt cái đã, rồi trên hú rằng: lính chưa nhận được lệnh, do điện đài trục trặc. Như quân của cụ Nguyễn Trãi đã từng chém Liễu Thăng trước, cấp gạo cho Vương Thông sau, thì có hơn không.

Thế nhưng, thế thời thế, thế thời phải thế.

Kể từ 2 giờ chiều ngày 05/03/1979, ngày thứ 16 của cuộc chiến, trung đội baoleo đã biết rằng: sẽ không thể có lệnh phản công nào được đưa ra.
Mặc cho, chiến binh quân đoàn 2 vẫn đang ùn ùn đổ xuống Gia Lâm.
Mặc cho, dàn Ca chia sa BM -21 đang muốn bắn thử, phục thù.
Mặc cho, oanh tạc cơ A 37 và chặn kích F 5 vừa chuyển sân ra phía bắc, mà trên đường đáp xuống Nội Bài phải hạ độ cao qua thao trường của mình.
Mặc cho, trên vừa điều mấy thằng khoá dưới, xuống cảng Hải Phòng để phiên dịch cho tầu Liên xô chuyển tăng cho ta,
Mặc cho, kế hoạch phản công của ta, dường như đã được cả đại tướng Liên xô tham vấn.

Như để bồi thêm vào nỗi hẫng hụt để sổng con mồi. Lại một lần nữa, địch quân lại chơi thêm cho ta một đòn mắc nỡm. Bằng cách:
Trong một động thái đã được lên lịch sẵn của cỗ máy chiến tranh đã được khởi động và bắt đầu tăng tốc vận hành, mà không 1 chiếc phanh nào có thể bắt nó dừng ngay lại được. Giống như đang trong quá trình căng giây thun, không thể buông tay nửa chừng. Mãi đến 6 giờ rưỡi tối ngày 05/03/1979, đài phát thanh mới phát bản tin thời sự đặc biệt: Lệnh tổng động viên, do chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ký lệnh ban hành.
Lệnh Tổng động viên được ban hành quá muộn.  Sau 16 ngày chiến tranh và chậm 12 tiếng đồng hồ, sau khi Trung Quốc đã tuyên bố rút quân.
Một quả đấm, nhưng hụt vào hư không.

(còn tiếp)
______________________
Để sẩy ra những quyết định, những kế hoạch, những tồn tại không hoàn hảo này của ta- chính cũng là một tội ác của quân cướp nước.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM