Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:11:12 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày 17/02/1979  (Đọc 227919 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #10 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2009, 09:14:51 pm »

 Thế thì ký ức của tôi nhiều hơn bác Đoàn rồi, tôi còn nhớ hồi đó ngoài bài hát tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới ra còn một bài tôi rất thích mà đoạn đầu là'' Bao nhiêu con tim sững sờ chợt nghe quân cướp nước tới Việt Nam, xích xe tăng quân TQ phá tan bao nhiêu xóm thôn bình yên.......''
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #11 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2009, 10:32:31 pm »

Chính xác ấn tượng chiến tranh biên giới phía bắc ập đến với tôi như thế này.Vào tầm hè thu 1978,tiễn anh em bạn bè rất nhiều và rất nhiều vào bộ đội,tinh thần xung phong đi lính hồi đó rất cao.Vẫn biết là chiến tranh biên giới Tây Nam đang nổ ra,bọn pôn pốt bắn giết dân thường nhiều lắm"được biết qua báo đài" nhưng thanh niên nhập ngũ lại đi vào các đơn vị ở phía bắc hay quanh Hà Nội,bạn bè tôi quen chủ yếu vào các đơn vị pháo binh.Rồi nghe những vụ tranh chấp đường biên,như nhổ cọc biên giới rồi sát hại anh Lê Đình Trinh.Và hình như sau vụ sát hại anh Lê Đình Trinh,là chiến tranh biên giới phía Bắc bắt đầu nổ ra.
Một buổi sáng,như thường lệ đạp xe từ cơ quan ở Hà Nội xuống nhà máy Z 179 của quân đội ở Văn Điển làm việc."lúc đó tôi đang đi thực tập tại công trình nhà máy Z 179" đường xá đông nghẹt người qua lại chủ yếu bằng xe đạp,lại càng có cảm giác đông hơn và thật sự là đường bị tắc lại giữa thị trấn và đường rẽ qua ga Văn Điển.Dòng người như bám chặt vào hai xe ô tô,trở đầy những người lính già,tướng mạo và khỏe mạnh.Họ mặc nguyên những bộ quần áo rằn ri,đang ngồi đầy trên thùng của 02 chiếc zin khơ,cả hai chiếc xe đứng im không thể nhúc nhíc,trên ca bin có 02 chú công an mặc quần áo vàng.Người ta nói đó là những ông tướng,tù binh của chính quyền cũ,chạy sơ tán từ Cao Bằng về vì chiến tranh biên giới Bắc việt Nam và Trung Quốc đang xẩy ra.
và những ngày sau đó là những đoàn tàu,chạy ngày đêm chở quân và khí tài ngược hướng bắc,tôi thấy một chuyến tàu chở toàn lính vào lúc khoảng 4 giờ chiều,trong đoàn tàu ấy có một hai toa chở tăng và pháo.Và có những đoàn tàu,chở chỉ có tăng và pháo,nhưng nhiều nhất là tàu trở bom,tôi vẫn nhớ như in màu sơn của những trái bom ấy vì lần đầu tiên được nhìn thấy và quá nhiều lúc đó đoàn tàu bị kẹt phải đợi ngoài ga Văn Điển,đỗ trước cổng nhà máy Z 179.Lác đác tôi vẫn gặp ở đâu đó trên bến xe Kim Liên hay ga Hàng Cỏ,một vài bóng lính đóng nguyên cả cái áo bông của lính biên giới,tay vẫn xách cả khẩu AK rời ga tàu hay vội vã bắt xe về xuôi..
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #12 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2009, 10:48:12 pm »

Tàu quân sự qua ga Văn Điển chủ yếu là đi từ 10 giờ đêm tới 3 giờ sáng. Đầu năm 1978 là những đoàn tàu chở tăng pháo phủ bạt về hướng nam. Cuối năm 1978 lại có những đoàn tàu chở vũ khí ngược lại, kèm theo đó là những xi-téc nước mắm.

Mấy đoàn xe kề cận Z179 chịu trách nhiệm chuyển hàng từ kho 6 Văn Điển đi các hướng. Mỗi khi tàu hàng về đậu tránh nhau chờ vào dỡ hàng tại kho 6 kéo dài từ gác chắn bãi đá đi Quỳnh Đô tới tận đầu ga Văn Điển phía đối diện UBND huyện Thanh Trì.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #13 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2009, 11:28:48 pm »

OldBuff@ Bác thuộc địa bàn này nhỉ? em ngày xưa thôi,chứ bây giờ phải nói rõ được như bác em chịu.A bác OldBuff,ngày đó hay vào thời điểm đầu những năm 1980.Có rất nhiều máy bay của Các Chú Cứ Phá không vận hàng xuống sân bay Gia Lâm nhiều lắm,thường là xế trưa vào đầu giờ chiều thì phải.Bác ở trong ngành chắc rõ vụ này.
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
ThangLong69
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 162


« Trả lời #14 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2009, 11:29:07 pm »

          Ngày 17/02/1979 !  
      Đã 30 năm rồi kể từ cái ngày, cái buổi sáng hôm đấy, khi những lọat đạn đại bác của quân Trung Quốc xâm lược dội xuống các thôn bản suốt dọc biên giới Việt Nam-Trung Quốc. Thời gian trôi nhanh quá. Những ai đang trong quân ngũ vào cái ngày 17/02/79 dù lúc đó mới chỉ là tân binh thì nay đã gần 50. Lúc đó Anh đang truy kích bọn khơme đỏ ở những cánh rừng già giáp biên giới Cămpuchia-Thái Lan hay Anh đang nổ súng đến đỏ nòng trước những đợt biển người quân phục Tô Châu xanh rì miệng hô tả tả… thì cái ngày 17/02/1979 là một ngày không thể nào quên. Với tôi, một chiến sỹ, cấp bậc binh nhì thuộc E 10 đang đóng quân ở Duyên Hải-Nhà Bè cũng không là ngọai lệ.
      Tối 16/02/1979 tôi nằm mơ thấy máy bay Trung Quốc bay vào bắn phá nước ta. Chuyện cũng bình thường vì đã mấy tháng rồi kể từ ngày anh Lê Đình Chinh hy sinh ở cửa khẩu Hữu Nghị Quan, tình hình ở biên giới phía Bắc cực kỳ căng thẳng, lúc nào cũng chực chờ bùng nổ, nhất là từ khi ta giải phóng Phnômpênh. Những chuyện này đã đi cả vào giấc ngủ không chỉ của tôi. Cả ngày 17/02/1979 hôm đó, mọi sinh họat ở đơn vị vẫn diễn ra bình thường, không ai biết rằng chiến tranh giữa VN-TQ đã nổ ra. Giờ nghĩ thấy cũng lạ là sao cấp trên cũng không thông báo gì cái tin đặc biệt quan trọng như vậy ?
     Sau khi ăn cơm tối xong, như thường lệ, anh em BTM E đứng nói chuyện phiếm ở đầu nhà thì từ chiếc đài nhỏ của anh Chung cơ yếu phát đi bản tin chiến sự đầu tiên ở biên giới phía Bắc cùng tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thông báo cho nhân dân cả nước và nhân dân thế giới về hành động điên cuồng trắng trợn của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Mặc dù đã biết đây là điều khó tránh khỏi nhưng tất cả đều lặng người, khác hẳn với niềm hân hoan của buổi tối ngày 7/1/1979 khi nghe tin giải phóng Phnômpênh. Tôi là người trẻ nhất trong số những người đang có mặt ở đấy đã phá vỡ sự bàng hòang khi kể lại chuyện tối qua tôi đã nằm mơ thấy gì liền bị các anh mắng coi như là chuyện tầm phào. Mọi người vẫn tụ tập bàn luận đến 12 giờ đêm tới khi anh Ngọt TMT quát tất cả đi ngủ mọi người mới vào giường nhưng còn nói chuyện qua lại. Có bàn về khả năng nó sẽ đánh tới đâu nhưng tuyệt nhiên ai cũng tin là chúng ta sẽ chặn được bọn bành trướng. Cả ngày 18/02, sinh họat của trung đòan không còn bình thường được nữa. Các sĩ quan có quê ngòai Bắc đã nghĩ ra đủ các tình huống sẽ đến, hào hứng nhất là chuyện được thuyên chuyển ra Bắc, dù sao cũng gần gia đình. Đầu giờ chiều, tất cả E đều họp míttinh nghe tuyên bố của CP, nghe đọc quyết tâm của CB-chiến sỹ trung đòan sẵn sàng lên BGPB. Trung đòan cũng phát động trong tòan đơn vị viết đơn xin ra tuyến đầu. Thật ngạc nhiên khi các lá đơn đầu tiên gửi lên BCH trung đòan lại là của những nữ chiến sỹ thuộc các C thông tin, B vệ binh...họ là những người nhập ngũ tháng 8, tháng 9 năm 1978 quê ở Thủ Đức, Q1, 3…. Ngày hôm sau, 100 % chiến sỹ trung đòan đều có đơn xin ra BG phía Bắc, rất nhiều đơn được viết bằng máu, rất nhiều. Có thể bây giờ, sau 30 năm sẽ có người không tin chuyện này, kể cả những người đã từng là CCB. Tôi cũng không tin rằng, nếu trong tình huống cấp trên đều động trung đòan 10 Rừng Sác đi làm nhiệm vụ chiến đấu sẽ không có ai đào ngũ, không có ai chống lệnh. Nhưng tôi tin chắc rằng đa số những lá đơn tình nguyện đi chiến đấu ấy là ước nguyện có thật. Đó không chỉ của những người chưa hề biết chiến trận là gì mà còn là của cả những người lính đã từng vào sống ra chết cả chục năm ròng hồi chống Mỹ ở cái vùng Lòng Tàu-Rừng Sác. Đó không chỉ là của những anh cán bộ quê ngoài Bắc đã hai mùa kháng chiến mà còn là của những anh lính trẻ người Nam Bộ.( Gõ tới đây tôi nhớ lại cái lệnh đanh thép của người sỹ quan trên BGPB: " Đây là đất Việt Nam ! Ai cũng phải có nhiệm vụ bảo vệ" ( Còn tiếp )
  
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Hai, 2009, 11:51:22 am gửi bởi ThangLong69 » Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #15 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2009, 11:41:12 pm »

Ngày đấy,hơi hám chiến thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.Đất nước vừa mới được thống nhất,tinh thần dân tộc còn cao lắm.Nếu nói nó đã ăn sâu cái tinh thần ấy vào từng người dân thì chưa đúng,nhưng nó thật sự là tinh thần của đại đa số người Việt Nam lúc bấy giờ.Nói đi lính là đi hay xung phong đi,ít trường hợp trốn tránh nghĩa vụ lắm.Nói chung lúc ấy tuy tôi không là lính nhưng cũng cảm nhận được cái không khí rạo rực ấy,của ngày ấy.
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #16 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 12:04:38 am »

OldBuff@ Bác thuộc địa bàn này nhỉ? em ngày xưa thôi,chứ bây giờ phải nói rõ được như bác em chịu.A bác OldBuff,ngày đó hay vào thời điểm đầu những năm 1980.Có rất nhiều máy bay của Các Chú Cứ Phá không vận hàng xuống sân bay Gia Lâm nhiều lắm,thường là xế trưa vào đầu giờ chiều thì phải.Bác ở trong ngành chắc rõ vụ này.

Em có lũ bạn cả đi học lẫn đi lính trải dài từ Quốc Bảo, qua làng Ngưu, Văn Điển, Đồng Trì, Vĩnh Quỳnh, Huỳnh Cung, Ngọc Hồi nên cũng biết một chút. Vả lại tuyến này cũng là đường đi quê ngoại nhà em.

Hồi đó em có 2 cái "tài" là ngồi học nghe máy bay bay qua lớp là biết loại gì và đạp xe trên đường nge còi ô tô không cần quay lại cũng biết con nào là Volga, con nào là Lada, con nào là Niva1600 Grin Bay về Gia Lâm là những chiếc An-12 to kềnh càng 4 động cơ và những chiếc An-24 có 2 động cơ, thỉnh thoảng có thêm loại phản lực Yak-40. Mỗi lần loại An-12 bay qua là cửa kính cửa chớp rung chuyển. Ra sân ngẩng đầu lên nhìn còn thấy rõ dây an-ten kéo từ lưng máy bay tới tận đuôi, kèm theo là dòng chữ CCCP to đùng. Cơ mà hồi đấy em chỉ thấy loại này ghi tên hãng là AEROFLOT và cờ búa liềm chứ không thấy có biểu tượng sao đỏ gì cả.
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #17 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 12:18:23 am »

Đúng những chiếc máy bay này đấy,màu trắng không có ký hiệu CCCP hay cờ đỏ búa liềm.Đường hạ độ cao để hạ cánh lá hướng Giáp Bát-Mai Động-dốc Nguyễn Thị Minh Khai cuối nhà máy dệt 8-3 qua sông Hồng xuống sân bay Gia Lâm,ồn lắm nhìn to rõ từng cánh quạt.Cứ mỗi lần hạ cánh là phải vài chiếc,đợt ấy kéo dài khoảng 2 hay 3 tuần gì đó.
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
ThanhBinh
Thành viên
*
Bài viết: 59


« Trả lời #18 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 02:04:32 am »

17 tháng hai năm 1979
  "Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới,
   gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới,
   quân xâm lược bành trướng dã man đã giày xéo mảnh đất tiền phương,
   lửa đã cháy và máu dã đổ trên khắp dải biên cương.
   Đất nước của ngàn chiến công, đang sục sôi khí thế hào hùng.
   Những Chi Lăng Bạch Đằng Đống Đa đang gọi tiếp thêm những bản hùng ca.
   Việt Nam ôi đất Việt yêu thương,
   lịch sử đã trao cho người một sứ mệnh thiêng liêng,
   mang trên mình còn lắm vết thương người vẫn hiên ngang ra chiến trường,
   vì một lẽ sống cao đẹp vì mọi người, độc lập tự do!"

Bài hát này của nhạc sỹ Phạm Tuyên, được viết 1 ngày sau khi quân Trung Quốc tấn công Việt Nam. Phải nói bác Phạm Tuyên có rất nhiều bài hát rất thời sự mà cũng rất hay, sống mãi trong lòng người nghe như "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng", "Hà Nội - Điện Biên Phủ"... toàn viết lúc xảy ra sự kiện, "nóng hổi vừa thổi vừa nghe".
Ngày đó em mới 6 tuổi, chỉ nhớ được mỗi hình ảnh họp tổ dân phố bàn chuyện đào hầm trú ẩn. Mấy hôm sau thì thấy có gia đình của bác cả sơ tán từ Lào Cai về, chỉ thấy sướng vì cùng lúc có tới 3 ông anh họ về bày cho đủ trò nghịch ngợm.
Mãi đến mấy năm sau, khi đã lên lớp 3, biết đọc rồi thì rất thích đọc cuốn truyện tranh nói về anh hùng Ưng Văn Minh, bắn cháy 5 xe tăng Trung Quốc xâm lược. Rồi trẻ con trong khu tập thể được mấy chị phụ trách dậy hát, những bài mà bây giờ vẫn thỉnh thoảng ngêu ngao hát như "Lê na, Bê li cờ va, lời thơ em đến với Việt Nam, như tiếng quân đi ngàn dặm xa..." hay bài "Bao nhiêu con tim sững sờ lại nghe quân cướp đất nước Việt nam. Xích xe tăng quân Trung Quốc dã man phá tan bao nhiêu xóm thôn bình yên" lời Việt trên nền nhạc một bài hát nước ngoài khá nổi tiếng, rồi bài "Hãy cho tôi lên đường, cho tôi lên đường về miền biên cương mịt mờ khói súng, ... làm sao có thể ngồi yên, đêm đêm đi bên người yêu, khi người bạn tôi đã chết, đạn thù xuyên qua tim, trái tim nồng nàn tình yêu đất nước."
 Đến năm 85 đi thăm ông anh họ (ngày xưa về sơ tán) chiến đấu ở Hà Giang, bị thương do mảnh pháo quân bành trướng thì lúc nào cũng mơ ước được đi bộ đội để đánh tụi xâm lược dã man. Khi đủ tuổi đi bộ đội thì .... lúc này người ta chỉ còn "xung phong" lên biên giới để buôn hàng Tàu.  Undecided
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #19 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2009, 09:45:56 am »

Nhanh  thật đã 30 năm rồi,hồi đó mình đã có 2 con (một đứa sinh 1975 và một  đứa sính 1976 )mình đang công tác tại viện kỹ thuật TT cùng với bố  mẹ của mitam-81 .Hồi đó chưa được nghỉ thứ 7 như bây giờ,nhưng ngày 16/2 không hiểu thông tin tình báo thế nào mà toàn quân hạ cấp sẵn sàng chiến đấu,các đồng chí quê không phải Hà nội chuẩn bị tinh thần được về nhà.Rạng sáng ngày 17/2 phía Trung quốc tấn công toàn biên giới phía bắc ,6  tỉnh biên giới   Quảng ninh,Lạng sơn,Cao bằng,Hà giang , Lào cai,hình như cả  Tuyên quang nữa thì phải .Mà toàn tấn công theo kiểu tràn người sangtheo đường núi,hiệu lệnh bằng kèn sừng dê.phía Việt nam đánh trả đại đa số là bộ đôi địa phưong,quân chủ lực hết đợt tấn công qui mô lớn vẫn chưa xuất quân.Các nơi đều báo được tin về cho TW là địch tấn công đến đâu,riêng  Cao bằng,nơi thì báo về là bị chiếm rồi ,nơi thì báo về là ta vẫn làm chủ được,vì vậy TW nhận định là thế da báo.Sau này mới biết tràn cả  Cao bằng rồi nhưng hầm chỉ huy ở   sâu lại báo về là vẫn làm chủ được tình  hình.
Hồi đó máy thông tin 2 w,tổng đài ,điện thoại quay tay ,các đơn vị phía bắc cứ trực tiếp mang về bộ tư lệnh để kịp thời phục vụ chiến đấu viện kỹ thuật trở thành một điểm sửa chữa máy TT các loại.
Đánh nhau quy mô có mười mấy ngày,phía trung quốc lính trẻ chưa kinh nghiệm chết nhiều,hiện nay tại địa phận Bằng tường,cách cửa khẩu Hữu nghị không xa có khu mộ lính TQ chết năm 1979 ,nhiều và tuổi đời còn trẻ lắm.Phía Lạng sơn tràn sâu nhất là đến Đồng mỏ,phía  Làocai tràn sâu nhất là đến   Sa pa.Sau này mình đi công tác đến Sa pa bà con còn chỉ cho mình những gốc cây pmu mà lính  Trung quốc bắt dân mình đúng vào hay buộc vào cây để bắn chết.Những ngày sau  Trung quốc có dũng xe tăng đánh sang,bị ta đánh hỏng phải nằm trên đất ta,khi báo về TW,Lãnh đạo bảo cứ để nguyên vị trí đấy ,để ta cho toàn thế giới biết là Trung quốc sang đánh ta vì có xe tăng trên đó có chữ bát nhất.Đêm đó phía họ cho dân  binh kéo về đất họ mất.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM