Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 03:28:32 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 6 - Chuyên đề chung sức của các thành viên DNGN  (Đọc 283103 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #300 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2012, 04:31:13 pm »

Tra cứu của trang thông tin điện tử tìm kiếm Liệt sỹ của tỉnh Quảng trị chưa nhỉ?

http://www.quangtri.gov.vn/Portal/tag.idempotent.render.userLayoutRootNode.uP?uP_fname=TKLS
Logged

tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #301 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2012, 04:52:51 pm »

...
Trên đấy chỉ có 1 số 32 Bát Đàn thôi.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #302 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2012, 09:40:38 am »

Cháu chào chú!
Nếu như cháu không nhầm thì chú là chú Hoàn, có phải vậy không ạ? Được chú hướng dẫn cháu đã gọi và gặp được chú Quý và được chú ấy cho biết thêm thông tin là vừa rồi có một bác CCB của e 101 vào lập bia tưởng niệm ở khu vực cầu Phú Ân, trên bia có ghi rõ tên các liệt sỹ hy sinh. ( Vì trận đó ta không thể lấy được thi hài các liệt sỹ ). Tuy nhiên người nhà của cháu hy sinh ở trận đánh địch phản kích ở Hồ Khê là chính xác ( thông tin này được đa số các CCB xác nhận). Có lẽ tại vì lúc trước đồng đội của dượng cháu nhớ không chính xác nên gia đình tập trung tìm kiếm ở Cam Thanh. Lý do là ở cái chỗ Đông Bắc Hồ Khê => Cam thanh. Cháu rất cảm ơn thông tin và phân tích của chú, qua đó gia đình sẽ tập trung khai thác thông tin của nhân dân trong vùng, cũng như của các chú các bác CCB, cháu rất mong chú sẽ tiếp tục giúp đỡ cháu và gia đình trong hành trình này.
Chúc chú và gia đình mạnh khỏe , hạnh phúc, đón một mùa Xuân mới tràn đầy niềm vui.
Cháu : Nguyễn An Ninh.

Tin nhắn riêng nhưng xin phép bạn để ra đây vì có đôi điều cần thêm thắt: :
1. Nếu bạn xem trên bản đồ hành chính thì sẽ thấy, Cam Tuyền - Cam Thủy rồi mới sang Cam Thanh. Vị trí Hồ Khê tôi đã xác định cho bạn ở trên rồi, vậy đông bắc Hồ Khê thì thế nào bạn cứ nhìn cái bản đồ đấy là rõ cần phải hỏi những đâu,  Grin.

2. Về thực tế chiến trường ở thời điểm đó thì như tôi đã phân tích ở bài trước; hôm nay khi ngồi đọc lại tôi lại càng thấy rằng cơ sở Cam Thanh càng khó. Bạn không cần biết về mặt quân sự thì chỉ cần hình dung thế này thôi nhé:
- từ tháng 6/1967 ta và Mỹ đánh rất ác liệt ở phòng tuyến tôi vẽ trên, tài liệu minh chứng đây:
Trích dẫn
Với số quân được tăng cường lớn, Mỹ - ngụy ra sức củng cố tuyến phòng ngự Đường 9 - Bắc Quảng Trị, ngồi các căn cứ lớn: Ái Tử, Đông Hà, Cửa Việt, Khe Sanh và các cứ điểm Dốc Miếu, Cồn Tiên, Cam Lộ, Tân Lâm, Lao Bảo tiếp tục được xây dựng mở rộng; chúng còn cho xây dựng một loạt vị trí chiến thuật mới: miếu Bái Sơn, Đầu Mầu, điểm cao 544, Rào Quán, Tà Cơn, Làng Vây, Động Tri... nhằm xây dựng tuyến Đường 9 - Bắc Quảng Trị thành “lá chắn thép” chống phá hữu hiệu "sự xâm nhập của quân cộng sản" từ miền Bắc vào miền Nam. Cùng với việc bố trí lại hệ thống cụm cứ điểm xen kẽ giữa Mỹ và ngụy, chúng bắt đầu đẩy mạnh bình định, gom dân lập ấp chiến lược, quyết biến vùng nam sông Bến Hải thành vùng trắng để phi pháo tự do đánh phá, che chở cho chúng.

- Khi mùa mưa năm 1967 đến, ta và địch đều phải ngắt quãng cuộc chiến. Riêng sư đoàn 325C (F325C) của LS thì 2 trung đoàn đã được điều lại ra Bắc để củng cố, chỉ giữ lại trung đoàn 101D (E101D) thêm một thời gian nữa. Vậy khi có đủ quân, đủ phương tiện kỹ thuật và hậu cần ta còn chưa phá hết được phòng tuyến của địch thì lúc còn một trung đoàn đã qua chiến đấu vất vả, đã mất bớt sinh lực thì liệu có làm nên chuyện khi chọc được một mũi tiến công xuống đồng bằng đông Quảng Trị (Xã Cam Thanh)? Xuống đồng bằng khác hẳn khi đánh vận động chiến miền rừng núi chiến khu Hướng Hóa; bài học xương máu đó đối với trung đoàn 165 còn nguyên giá trị ở tận năm 1972 cơ đấy?

Thế nhé, bám sát bác Quy (CCB F320) vào và chúc gia đình bạn thành công vì đến đây anh em hết vốn rồi,  Grin. Lúc này chỉ có thực tế tình hình, thực địa địa phương quyết định thôi.  Grin
Logged

VTD e1f2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 211


« Trả lời #303 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2012, 04:13:15 pm »

chào các bác!
Ba cháu nhập ngũ ngày 13/2/1982 vào C18/E1/F2/QK5 .Vào chiến dịch mùa khô, năm 1983-1984 đơn vị trực tiếp chiến đấu tại chiến trường Campuchia đánh đồi 547, bị thương trên chiến trường và được đưa về trạm phẫu C18, thuộc trung đoàn 1, sư đoàn 2, quân khu 5. đến năm 1986 xuất ngũ. Ba cháu bị thương ở gáy và lưng( vẫn còn mãnh bom) nhưng giấy chứng thương tại bệnh viện lúc điêu trị đã mất, giờ ba cháu bị bệnh thần kinh phân liệt hơn 10 năm không nhớ gì. Cháu và gia đình lấy được thông tin này qua các bác các chú lúc xưa nhập ngũ cùng ba. Giờ cháu muốn làm lại hồ sơ để ba cháu hưởng chính sách. Vậy các Bác có ai biết C18/E1/F2/QK5 ở đâu? Trạm phẫu C18, thuộc trung đoàn 1, sư đoàn 2, quân khu 5 ở đâu? cháu muốn xin lại bệnh án cũ được lưu giữ thì nên bắt đàu từ đâu? và làm thế nào ? Rất mong các Bác biết chỉ giúp cháu, cháu cảm ơn
                    Chào , cháu có thể nhắn tin cho chú , tên  Ba cháu , quê quán , ...sẽ liên lạc e1 giúp cháu .  Nếu có điều kiện cháu lên thị xã An khê,tỉnh  Gia lai , hỏi đường vào e1 , trình bày xem sao ! mong thành công , hiện nay cháu ở đâu ?
Logged
omerta77
Thành viên
*
Bài viết: 49


« Trả lời #304 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2012, 10:55:20 am »

...
Trên đấy chỉ có 1 số 32 Bát Đàn thôi.
Sao em tra trên đấy không được nhỉ? Không có địa chỉ nào ở Bát Đàn cả.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #305 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2012, 01:33:04 pm »

...
Trên đấy chỉ có 1 số 32 Bát Đàn thôi.
Sao em tra trên đấy không được nhỉ? Không có địa chỉ nào ở Bát Đàn cả.
Đây . Số 273.
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #306 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2012, 12:54:46 pm »

Các bạn bên trang Trở về từ ký ức đề nghị giúp đỡ, các bác cùng ra tay giúp nào,  Grin

Trích dẫn
From: Trở về từ ký ức <dangky@trovetukyuc.vn>
To: nghiem quang <Nghiem...........@yahoo.com>
Sent: Tuesday, January 31, 2012 5:22 PM
Subject: Re: V/v Hỗ trọ chương trình Trở về từ ký ức
Chào anh Quang,

LS Đinh Gia Hịch sinh năm 1938. Quê quán: Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội.

Đơn vị: Tiểu đoàn 603, Trung đoàn 16, Sư đoàn 5.

Hi sinh vì sốt rét vào ngày 6/3/1966. Nơi hi sinh: Trạm 7, Phước Long (Nay thuộc tỉnh Bình Phước)
> http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=OyiSMY2sxvw#t=2175s
Tôi đã cố liên lạc với một số CCB từng công tác ở TW Cục Miền Nam nhưng giai đoạn đầu sau khi tái lập lại TWCMN thì lại chưa gặp được cựu chiến binh nào. Tìm hỏi cán bộ và dân địa phương thì không ai biết.
Anh có thể giúp tìm xem địa danh Trạm 7, Phước Long có thể nằm ở khu vực nào?
Tôi đang nghĩ có thể là khu vực núi Bà Rá.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Hai, 2012, 01:25:06 pm gửi bởi quangcan » Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #307 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2012, 01:26:11 pm »

Em có vài dòng trước như sau qua quá trình tổng hợp thông tin:
1. Trung đoàn 16 không có tiểu đoàn 603 và khoảng thời gian đó không thuộc sư đoàn 5, nó là một trung đoàn độc lập trực thuộc Miền.

2. Thời điểm đó như sau: (sư đoàn 7):
Trích dẫn
Khi thành lập (ngày 13 tháng 6 năm 1966) Sư đoàn 7 (có mật danh là "Công trường 7") có ba trung đoàn bộ binh là Trung đoàn 141, 165 (Sư đoàn 312) và Trung đoàn 52 (Chú thích: Theo chủ trương của Bộ Chỉ huy Miền (tháng 3 năm 1966) thì "Công trường 7" gồm hai Trung đoàn 141, 165 (đang trên đường hành quân từ Bắc vào) và Trung đoàn 16 (Sư đoàn 325) nhưng khi hai trung đoàn trên hành quân tới nơi lại là lúc địch chuẩn bị mở cuộc càn lớn Át-tơn-bo-rơ nên Bộ Chỉ huy Miền điều Trung đoàn 16 về Dương Minh Châu (để cùng lực lượng khác đánh tan cuộc càn này), đưa Trung đoàn 52 vào thay thế.) (Sư đoàn 320).

Đến tháng 4 năm 1967 Trung đoàn 52 tách khỏi đội hình sư đoàn thì Trung đoàn 16 về thay thế. Tháng  10 năm 1967 Trung đoàn 16 xuống vùng sâu, Trung đoàn 320 về thay thế.

3. Trạm 7 Phước Long có nằm ở chỗ núi Bà Rá không?
Qua quá trình tổng hợp thông tin có một loạt các điểm nghi vấn sau:
- trạm 7 Phước Long
- trạm 7 Bắc Ân
- Đồi quân y hay còn gọi là Đồi Bắc Sơn (nơi trung đoàn Bắc Sơn hành quân vào đến B2 thì dừng lại củng cố)

Em ngờ là các địa danh có tên khác nhau nhưng có thể cùng là một, ở xã Đắc ơ, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước - phía dưới khu Rừng quốc gia Bù Gia Mập. Vấn đề này, kết hợp với thông tin tiểu đoàn 603 có thể chứng minh được như sau:

3.1 Bù Gia Mập, nơi đóng quân, củng cố của các đơn vị đi B:
- Có thể nói, trung đoàn 165A và trung đoàn 141A là những đơn vị thực binh đầu tiên hành quân theo đội hình trung đoàn đủ vào thẳng chiến trường B2. Chính họ, những người lính đầu tiên ấy đã phải mất gần 6 tháng trời, mang vác nặng, bị bom B52 đánh trúng đội hình, bị thám báo tập kích, vượt lên cái đói - cái sốt rét - cái thiếu thốn của đường 559 trong những năm đầu 1966, rồi dừng chân củng cố ở huyện Phước Long.
Trích dẫn
Nắng nóng, qua nhiều tháng hành quân, mang nặng (có nhẹ đi vài ki-lô-gam do gần hết thực phẩm khô nhưng phải mang thêm súng, đạn cho người bệnh), ăn uống thiếu thốn lại căng hơn về địch nên bệnh tật càng tăng. Trừ Đại đội 19 công binh Trung đoàn 141 còn đơn vị nào cũng có tử vong do sốt, có 30 đến 40 phần trăm quân số phải tụt lại trên đường. Tất cả đều cố gắng đi - dù chậm cũng quyết tới đích, tới "ông Cụ" - khu vực tây và bắc Bù Gia Mập tỉnh Phước Long.

Và đây, "Đồi quân Y" từ đó mà có tên gọi, từ đây mà ra đời trong những giọt nước mắt của thân nhân các gia đình Liệt sỹ:
Trích dẫn
Nơi đặt ba lô đầu tiên của hai trung đoàn là vùng sông Đa Quýt - tây và bắc Bù Gia Mập - nơi một thời Pháp đã từng giam giữ những người yêu nước của ta (chúng gọi là tù nhân chính trị). Nơi đây là rừng già rậm rạp nguyên sơ; đã cuối mùa khô, lá rụng thành lớp dày dưới đất. Suốt mấy tháng ở đây ngày không thấy nắng, đêm không thấy ánh trăng, chỉ thấy oi bức, mưa, mù với những tiếng ve kêu não nề, tiếng kêu của dế, tiếng vo ve của muỗi, tiếng rào rào của mối, tiếng gọi nhau của con hoẵng, con nai.

Vào tới đây ai cũng tưởng tới đích, được nghỉ ngơi ít ngày, ít phải vượt suối, trèo đèo, cái đói, cái khát không còn nữa thì bệnh tật sẽ lùi dần, sức khỏe sẽ nhanh chóng được hồi phục. Nhưng không? Chưa kịp nghỉ ngơi thì dường như tất cả những gì đã bị sức mạnh ý chí, tinh thần đè bẹp để hành quân, bây giờ lại trỗi dậy, bung ra, hoành hành trên cơ thể người chiến sĩ. Họ mới kịp chặt vội mấy đoạn cây, che tạm tấm tăng ni lông thành chỗ nằm, hầm hố còn dang dở, nhà cầu (nơi đi đại tiện) chưa làm xong thì đã mệt mỏi rã rời. Thân thể người. nào cũng nhão ra, ê ẩm đau, xương cốt nhức buốt, tê dại. Những cơn sốt rét, sốt nóng dai dẳng ở giai đoạn cuối của cuộc hành quân mới chỉ dám xâm nhập vào một số người thì bây giờ chúng mở cuộc "tiến công" ào ạt, quyết liệt vào tất cả. Quân số sốt rét tăng vọt lên. Số người trước càng khỏe nay mới bị sốt lại càng sốt nặng. Không ai tránh khỏi sốt rét. Hôm qua, hôm kia, cả cánh rừng còn rậm rịch tiếng bước chân, còn ồn ào tiếng nói, tiếng cười, tiếng cuốc, xẻng, dao cưa thì hôm nay bỗng im lìm, chỉ có tiếng mưa rơi trên tán cây, trên mái tăng khi ào ào, khi rả rịch. Trong mỗi lán nhỏ là những chiếc võng bạt ôm tròn người lính, khi thì nằm bất động, khi thì run bần bật bởi cơn sốt ập tới. Tiếng rên hòa trong tiếng mưa rơi, tiếng suối chảy, tiếng dế kêu.

Những ngày này, nhiều anh em phải hai tay với hai gậy chống tỳ hai vai để đi lại, sinh hoạt. Sốt vậy mà không có thuốc, đưa lên trạm xá Trung đoàn (mới thành lập) thì dồn cục, đặc nghẹt, thiếu người phục vụ. Thuốc sốt rét phải hòa tan vào nước, uống nhưng mà cũng chỉ những bệnh nhân nặng mới được uống.

Về ăn cũng rất thiếu thốn. Đoàn hậu cần 86 mới được thành lập, các cửa khẩu vừa bị địch đánh phá nên việc tổ chức thu mua, cấp phát còn nhiều khó khăn. Thực phẩm ngoài cá khô mắm tôm hầu như không có thứ gì khác mà người đang sốt hầu hết lại rất sợ hai loại thức ăn này. Gạo ở kho thì có, nhưng có lúc, có phân đội không có đủ người đi nhận đành phải đào củ chụp, củ mài thay thế. Chính vì những lẽ trên, bệnh sốt rét không những không bị đẩy lùi mà ngược lại còn ngày thêm trầm trọng, gây nên những biến chứng thành sốt rét ác tính, hôn mê, co giật, đi tiểu ra máu dẫn tới tử vong, hầu như ngày nào cũng có tử vong. Riêng Trung đoàn 141 từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 7 năm 1966 số người chết vì sốt rét lên tới hơn 100 người . Với Sư đoàn 7 thì còn gấp nhiều lần con số ấy, vẫn còn đang nằm lại trên "đồi Quân y", đến nay mỗi khi có người thân vào tìm kiếm ai cũng rưng rưng nước mắt.

còn tiếp, em đi họp tý đã, cập nhật sau, các bác bấm hộ phím F5 nhé Grin
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Hai, 2012, 01:50:01 pm gửi bởi quangcan » Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #308 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2012, 11:04:23 pm »

Cái bản đồ hành chính dưới đây sẽ cho ta cái nhìn cơ bản về các địa danh đã được  nhắc đến ở trên
- rừng già nguyên sinh, sát biên giới VN - K, nằm gần Bù Gia Mập, cạnh sông Đăk Huýt (Đa Quýt).

Cũng chỉ cần nhìn bản đồ này thôi ta cũng đã loại trừ được địa danh núi Bà Rá (723) rồi nhỉ.  Grin
Logged

omerta77
Thành viên
*
Bài viết: 49


« Trả lời #309 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2012, 12:27:55 pm »

...
Trên đấy chỉ có 1 số 32 Bát Đàn thôi.
Sao em tra trên đấy không được nhỉ? Không có địa chỉ nào ở Bát Đàn cả.
Đây . Số 273.
Cảm ơn bác quangcan. Hôm trước vào Quảng Trị tôi thấy họ có những bản đồ hành chính nhưng giống với bản đồ quân sự mà các bác đã cung cấp. Nếu kiếm được những bản đồ đó để so sánh với bản đồ quân sự của các bác thì tôi nghĩ có lẽ tìm địa danh hành chính bây giờ sẽ chính xác hơn. Bản đồ mới mầu vàng và có cả những điểm cao như bản đồ quân sự. Bác nào có quan hệ thử tìm xem có bản đồ nào không thì cung cấp cho các mod để giúp đỡ mọi người được nhiều hơn. Hôm nào rảnh cafe bác quangcan nhé.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM