Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:50:37 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hà Giang - Phần 5  (Đọc 351100 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #80 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2010, 12:04:57 am »

Thế mới biết vào thời kỳ 1987 - 1988,bê tông hóa 1100  Grin Grin Grin Bạn hỏi xem,họ đổ bê tông tại chỗ hay trực thăng vận nhé.Chỗ nớ nghe nói đi không cũng bở hơi tai rồi. Grin
Trước khi đi ngủ phải thêm câu:
-Bác KH và "đồng bọn"(bác Dũng ngão, Hùng rỗ-Hùng kẹ, Phương cụt-Phương trắng đều của Sao vàng) đều kêu trời vì pháo các loại nó giã,vì bắn nhau, thậm chí nó tràn cả lên 1100 mà Phương sẹo phải giáp la cà(chuyện này bác Hùng rỗ kể). Đó là năm 1985.
 -Nhưng sau thời bác KH, chẳng thấy đánh đấm gì nhỉ?
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #81 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2010, 03:08:32 pm »

 Theo tôi được nghe thằng em hàng xóm ngày xưa lính trên Vị Xuyên về nói hầm hố của ta trên chốt những điểm cao đã được bê tông hóa bắt đầu từ những năm 1983 hay 1984 rồi chứ .
 Nó kể chuyện lại cho tôi nghe và tôi vẫn nhớ là nó phải đi khiêng vác bê tông làm hầm hố chiến đấu , nó tả cảnh vác trên vai rồi leo núi lên những điểm cao .
 
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #82 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2010, 04:15:20 pm »

Theo tôi được nghe thằng em hàng xóm ngày xưa lính trên Vị Xuyên về nói hầm hố của ta trên chốt những điểm cao đã được bê tông hóa bắt đầu từ những năm 1983 hay 1984 rồi chứ .
 Nó kể chuyện lại cho tôi nghe và tôi vẫn nhớ là nó phải đi khiêng vác bê tông làm hầm hố chiến đấu , nó tả cảnh vác trên vai rồi leo núi lên những điểm cao .
 

 Theo em biết ở hướng Cốc Nghè thì sau 84 bọn em mới được bê tông hóa hầm hố, vì thời bọn em lính mà trốn về bị vệ binh bắt là cho đi vác bê tông xây công sự trên Cốc Nghè hết.
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
linh moi
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 669


« Trả lời #83 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2010, 05:07:16 pm »

Theo tôi được nghe thằng em hàng xóm ngày xưa lính trên Vị Xuyên về nói hầm hố của ta trên chốt những điểm cao đã được bê tông hóa bắt đầu từ những năm 1983 hay 1984 rồi chứ .
 Nó kể chuyện lại cho tôi nghe và tôi vẫn nhớ là nó phải đi khiêng vác bê tông làm hầm hố chiến đấu , nó tả cảnh vác trên vai rồi leo núi lên những điểm cao .
 

  Lính BGPB thì ít khi thoát được chuyện vác bê tông ... Hầm hào ĐV em bê tông hóa từ trước thời em (9/83) lên đó , vậy mà hầu như năm nào lính cũng phải vác bê tông . Cái Đài TS em ở thì leo lên phải bám trèo , cùng lắm là đeo theo được bi đông nước 5 lít , vậy mà trên đó có cái bể nước 2 khối lắp bằng 8 tấm bê tông (1m x 1m) đúc sẵn , không hiểu mấy tấm bê tông này được đưa lên bàng cách gì ? Loại này vác đường bằng còn khó . Thế mới biết , lệnh chỉ huy đã ra thì lính mình thực hiện được hết ...
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #84 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2010, 06:53:19 pm »

Theo em biết ở hướng Cốc Nghè thì sau 84 bọn em mới được bê tông hóa hầm hố, vì thời bọn em lính mà trốn về bị vệ binh bắt là cho đi vác bê tông xây công sự trên Cốc Nghè hết.

Đầu năm 1985,khi chúng tôi hành quân vào chiếm lĩnh trận địa ở phía trước.Qua đỉnh Cóc Nghè,lính thu dung đang vác bê tông xây dựng sở chỉ huy Tiền phương của F.
Còn xa phía trước lắm,tụt xuôi xuống sườn 2000 " Tây Côn Lĩnh",vượt suối Thanh Thủy lên dãy 1509,phải mất một ngày đường. Cheesy
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #85 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2010, 06:59:57 pm »

Theo em biết ở hướng Cốc Nghè thì sau 84 bọn em mới được bê tông hóa hầm hố, vì thời bọn em lính mà trốn về bị vệ binh bắt là cho đi vác bê tông xây công sự trên Cốc Nghè hết.

Đầu năm 1985,khi chúng tôi hành quân vào chiếm lĩnh trận địa ở phía trước.Qua đỉnh Cóc Nghè,lính thu dung đang vác bê tông xây dựng sở chỉ huy Tiền phương của F.
Còn xa phía trước lắm,tụt xuôi xuống sườn 2000 " Tây Côn Lĩnh",vượt suối Thanh Thủy lên dãy 1509,phải mất một ngày đường. Cheesy
Thế cái 1100 của bác  và 1050, 1000, 900...không có tý bê tông nào hay sao, mà ai cũng kêu khi pháo nó dập xuống, hầm chao đảo?
 Quên chưa hỏi bác Thắng: Đường hào chạy theo dốc Công binh ấy, ngày xưa có tý bê tông nào không?
Logged
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #86 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2010, 08:13:35 pm »

 Giang@: Đường hào đấy không biết bên ta đổ bê tông vào hồi nào chứ ngày xưa nó là hào đất. Chỗ nào gặp đá công binh không đào được thì họ dùng các sọt tre dựng lên và đổ đất vào bên trong để lính mình chạy trong đó tránh mảnh thôi. Hồi cuối năm 84 anh chạy vào đó gặp đoạn hào bị pháo TQ bắn tung hết sọt khi chạy qua phải phi thật nhanh không thì toi.
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #87 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2010, 09:29:12 am »

 Các bác ấy nhớ thế nào chứ ở tiền tiêu làm gì có hầm bê tông? ngay ở 673 là sở chỉ huy cơ bản cũng chỉ có hầm chỉ huy E là bằng bê tông còn hầm của các ban bệ lát bằng gỗ mục . Thời bọn tôi được cấp cho các khung bằng thép loại 21 mm hàn như cái bu gà , lính đào khoét vào núi , đặt bu gà vào thành hầm . Ở làng Mè cũng có công trường đúc kẹo lạc nhưng  hầm thằng bb vẫn chỉ có gỗ , khoảng giữa 86 tình hình yên yên mới bắt đầu vác bê tông lên chốt được các bác ạ
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
thinhe677f346
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 573


Thịnh e677/f346 cùng phu nhân.


« Trả lời #88 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2010, 11:37:14 am »

Ở Cao Bằng bọn tôi từ 81 khi chúng tôi lên thì đã có bê tông làm hầm rồi . Hầm chú ẩn của lính , gép bằng bê tông cong một mấu hai thanh chập lại thành 1 hình chữ A đấy là phần thân hầm . Còn thanh 1,8m và 1,4m dựng đứng làm đường dẫn thanh 0,9m làm lóc của đường dẫn
còn hầm chỉ huy từ cấp C trở lên nắp gép bằng thanh 2 mấu , 3 thanh gép lại thành 1 đường tròn có đường kính 2,1m cơ còn cửa chữ và đường dẫn cũng như hầm chữ A của lính
trọng lượng của từng loại bê tông là :
- thanh cong 2 mấu = 105kg
- thanh cong 1 mấu = 95kg
- thanh thẳng 1,8m = 85kg
- thanh thẳng 1,4m = 75kg
- thanh thẳng 0,9m = 65kg

                       Cong cong rồi lại cong cong
                       Một mấu hai mấu cùng mét tám
                       Vai trần chân đất ta đi vác
                       Lội suối vượt đèo có ngại chi
                       Đào hào làm hầm ta chú ẩn
                       Đợi quân Trung Quốc nó mò sang
                       Ta quyết chí một phen cho hả giận!

                       Hào khí anh hùng vẫn sục sôi.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Hai, 2010, 01:20:26 pm gửi bởi thinhe677f346 » Logged

Biên cương có giặc ta quyết giữ
Hậu phương yên bình gắng dựng xây.!
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #89 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2010, 06:24:15 pm »

Hay !!!
Đã ấy chục năm trôi qua đời quân ngũ.Phải có nhiều ấn tượng lắm,bác mới có thể nhớ được cả bài thơ,cũng như kích thước,trong lượng của một thanh bê tông.Hay lắm bác.

Bên hướng Hà Giang thì khác,ngoài cái ác liệt như bác Tàilienson đã nói hay bác Thắng Còng đã tả,phải chạy thục mạng mới mong nó không kịp bắn mình.Bởi vậy mang vác nặng hoàn toàn không phù hợp với điều kiện của mặt trận Hà Giang.Cho dù ờ khu vực nối tuyến trước và sau. "như bác Thắng nói; phải chạy thục mạng"
Ở nơi tiếp giáp với địch,thì yếu tố bí mật luôn luôn là ưu tiên số 1.Đồng thời trận địa luôn luôn bị pháo kích nhiều,với mật độ đạn pháo,cối hạng nặng rơi dầy.Chỉ vài hôm nếu không bị đạn pháo,đạn cối rơi trúng hầm.Thì đất cát cũng bị trôi,trượt đi làm cho cái khung hầm mỗi ngày lại gần với mặt đất hơn.Hầm mới đào hay đào lại luôn ở độ sâu cỡ 6,5 mét so với mặt đất " số liệu do KH ước tính,còn các anh Chỉ Huy nói: phải bảo đảm độ sâu dưới mặt đất là 8 mét - lính mà ! chết đến đít cứ kệ,cứ ăn gian cái đã."
Bởi vậy với địa hình ở Hà Giang và trong điều kiện có chiến tranh sẩy ra.Vấn đề bê tông hóa hầm vào thời điểm đó,là hoàn toàn không thể phù hợp.
1-Điều kiện vận chuyển bằng sức người là quá khó.
2-Khi hầm hào bị cạn,do trôi đất hay bị hư hỏng hoặc làm mới.Rất khó bảo đảm được bí mật,khi phải hạ hay moi vật quá nặng ở độ sâu lớn,là hoàn toàn thiếu tính cơ động cũng như an toàn và đảm bảo không gây ra tiếng động." gây ra tiếng thở lớn nơi gần địch,cũng được thưởng thức vài loạt đạn cối 100 ngay".
3-Chưa nói đến khả năng chính những thanh bê tông đó,nhẹ cũng 65 kg,nặng cũng 105 kg.Sẽ gây ra thương vong cho lính.Bởi làm hầm,chỉ có thể làm vào ban đêm,do vậy mang vác nặng dễ gây nguy hiểm lắm.Lính thì nằm lâu một chỗ,ăn uống,ngủ nghỉ thất thường,sức khỏe bị giảm sút rất đáng kể,sức đâu mà hạ từ từ được những thanh bê tông cỡ ấy xuống hầm sâu?
Vì vậy,giải pháp lựa chọn làm hầm bằng gỗ,kè nóc là những bó sậy.Đó là giải pháp tốt nhất,phù hợp nhất với điều kiện lúc bấy giờ ở chiến trường Hà Giang.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Hai, 2010, 06:42:03 pm gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM