Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 03:17:40 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày tàn Ngụy chúa  (Đọc 53533 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #90 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2012, 02:36:15 pm »

*
*   *

Như có một điềm báo gở xắp xảy đến nhung chẳng ai nhận thấy tại Việt Nam, nơi mà câu hỏi được đặt ra không chỉ đơn giản là phải chăng nước Mỹ đang chơi một trò nguy hiểm mà còn thậm tệ hơn là sự nguy hiểm đó sẽ để lại hậu quả như thế nào. Vì thế, Đại sứ Corning vẫn tiếp tục chuẩn bị cho kỳ nghỉ của mình. Vào đúng ngày lên máy bay, ông ta gọi D. Marnin vào phòng làm việc và nói vói anh:

- Còn một việc cuối cùng nữa mà tôi muốn cậu làm giúp - ông ta chỉ tay lên ngăn kéo tủ có đánh giấu “Tài liệu cá nhân” của mình nơi có mấy tập hồ sơ rất dày và nói tiếp -Cậu hãy kiểm tra hết số tư liệu ở trên kia, xếp chúng lại có trật tự vào ngăn kéo trên cùng trong két tài liệu của tói. Tôi muốn cậu làm riêng điều đó cho tôi. Tất cả các tài liệu đó chỉ được đọc qua thôi. Tôi không muốn có bất cứ ai đụng được vào nó. Cậu hiểu rồi chứ?

- Vâng, thưa ngài.

Đó là nhiệm vụ cuối cùng của D. Marnin trước khi anh chuyển xuống làm việc tại phòng chính tri. Trong khi sắp xếp lại những tập tài liệu theo yêu cầu vào trong két sắt anh tình cờ phát hiện thấy một tập hồ sơ mật ghi rõ tên anh trên đó. Ngay ngoài bìa đóng dấu bảo mật màu đỏ có một cụm từ viết tắt nội dung của tập tài liệu là “PENUMBRA” - dù đã cố gắng nhang anh cũng không thể nào hiểu nổi cụm từ mã này có nghĩa là gì mà trên thực tế anh cũng chưa từng nhìn thấy cụm từ này bao giờ. D. Marnin hiểu rằng anh không được phép đọc các tài liệu có ghi các cụm từ mã khi đã được ghi rõ là những tài liệu bí mật riêng tư. Nhưng rõ ràng ông Corning không quên được rằng tập tài liệu về D. Marnin cũng là một trong số các tư liệu ở trong ngăn trên cùng mà ông ta đã yêu cầu anh sắp xếp lại ấy.

Mặt khác, ông Corning cũng đã bận túi bụi trong suốt sáu ngày trước khi ra sân bay. Cũng có thể là ông đã quên bẵng đi thật. Cuối cùng thì D. Marnin cũng không cưỡng lại được trí tò mò của mình. Vào buổi tối hôm thứ tư đó, sau ba ngày bỏ qua và khi mọi người trong văn phòng trong đó có cả ngài Bilder đều đã ra về được rất lâu, anh lấy tập tài liệu đó ra, châm một điếu thuốc lá và bắt đầu đọc chúng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #91 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2012, 02:37:49 pm »

Chương 27
KẺ GIẤU MẶT

Trong hồ sơ về D. Marnin có mấy tập được kẹp rất cẩn thận ở cả bên phải và bên trái bằng hai chiếc kẹp giấy to bản bằng thép trắng. Nó giống hệt như tập hồ sơ mà tay Franco đã mang theo với một nụ cười mãn nguyện đến phòng làm việc của anh gần hai tháng trước, chỉ có điều bây giờ nó đã dày hơn rất nhiều. Ở phía bên phải của tập trên cùng là bản báo cáo của Franco với kết luận chắc như đinh đóng cột rằng chính D. Marnin là người phải chịu trách nhiệm về việc để lọt bản báo cáo của Mecklin ra ngoài. Bên dưới bản báo cáo của Franco là những bản khai có tuyên thệ của tất cả những người trong Cơ quan ngoại giao đoàn tại Sài Gòn, đã có cơ hội tiếp xúc với tập tài liệu bị lộ của Mecklin cũng như biên bản các cuộc thẩm tra do Cơ quan an ninh nội bộ của Bộ Ngoại giao thực hiện đối với những người không có mặt tại Việt Nam nhưng cũng đã liên quan đến tập tài liệu đó. Trong tất cả số người bị hỏi đó kể cả những người phụ trách công tác văn thư thông thường, ai cũng phủ nhận việc mình đã đưa tập tài liệu đó cho Mandelbrot hay bất cứ một ai không có trách nhiệm tiếp xúc với loại tài liệu tuyệt mật ấy.
Ngay phía dưới các biên bản lời khai đó là một loạt các bản tổng kết kết quả điều tra của Cơ quan điều tra thuộc lực lượng Hải quân Mỹ (NIS). (D. Marnin không thể hiểu là tại sao Cơ quan điều tra của Hải quân Mỹ lại tham gia vào công việc ở đây) Trong các biên bản này, người ta đã tiến hành thẩm vấn một số người mà Franco đã cho rằng họ có liên quan đến vụ việc trên nhưng họ không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Trong tập tài liệu của NIS có cả biên bản thẩm vấn Đại tá John Henry Mudd. Cuộc thẩm vấn được tiến hành tại phòng “kín” tại căn cứ Fort McNair ở Đông Nam Washington, nơi mà anh chàng Mudd đã từng là một học viên Trường Sỹ quan Tham mưu của Quân đội Mỹ.

D. Marnin cảm thấy rất mãn nguyện vì Mudd đã cương quyết khẳng định với NIS rằng anh ta chẳng biết tí gì về bản báo cáo của Mecklin và anh ta cũng chẳng có lấy một cơ hội nào để chuyển một tài liệu mật cho bất cứ một ai. Trong biên bản ghi lời khai đó, thanh tra hình sự của NIS đã kết luận như thế này: “Đối tượng đã sử dụng những ngôn từ rất tục tĩu và bất lịch sự để cam đoan rằng không hề biết một tý gì về tài liệu mật nào hết”

Chính vì lẽ đó, biên bản điều tra này đã được đặt ngay phía dưới tờ tự khai của chính anh chàng Mudd và đặt đối diện với lời buộc tội của Franco được đặt ở phía bên phải của tập hồ sơ. Tất cả tập hồ sơ này lại được đặt lên trên một tập hồ sơ nữa được bọc rất gọn trong một chiếc túi hồ sơ màu trắng phía trên có mấy chữ “TUYỆT MẬT” rất to màu đỏ, in thành hàng chéo nhau ở mặt trước. Ở góc bên phải phía dưới có dán một chiếc tem bảo mật màu tím trên đó ghi rõ: “Trong tập tài liệu này, có kèm theo cả các tài liệu của PENUMBRA. Tất cả những ai không biết gì về PENUMBRA sẽ không được phép đụng vào tài liệu này”. Trong túi hồ sơ này là một tờ giấy trắng được để cho tất cả những ai muốn xem tập tài liệu đặc biệt trên đểu phải đăng ký tên tuổi, chức vụ, lý do và đặc biệt là ngày giờ mở tập tài liệu đó ra xem cũng như chữ ký của người đọc tài liệu đó. Nhờ đọc tờ giấy trên mà D. Marnin biết được rằng dường như túi hồ sơ tuyệt mật này mới chỉ có hai người được đụng vào đó là Đại sứ Corning và ngài Markoff, Trưởng lưới điệp viên CIA tại Sài Gòn.

Cái gọi là tài liệu PENUMBRA hóa ra lại là một loạt các văn bản chép ra từ các cuộn băng ghi âm những cuộc trao đổi trên điện thoại. Cũng không thể xác định chính xác được danh tính của những ai đang nói chuyện trong cuộc điện đàm này bởi vì tên của họ đều đã được các điệp viên CIA sử dụng bằng một mã số riêng. Có không dưới hai mươi văn bản loại này trong sô đó có quá nửa các cuộc điện đàm giữa nhân vật “Athos”, một phóng viên người Mỹ và “Porthos”, một nhân viên phụ trách mảng Việt ngữ của Đại sứ quán, người này D. Marnin đoán là anh chàng Chick Rizzo. Một văn bản quan trọng nhất trong số này, tờ biên bản cuối cùng trong cả tập hồ sơ được ghi lại toàn bộ cuộc nói chuyện qua điện thoại giữa hai đối tượng trên vào ngày 25 tháng 4, chỉ một ngày sau khi D. Marnin lên đường tới Huế. Người nhân viên của Đại sứ quán đã trao đổi với người phóng viên như sau:

ATHOS: A lô

PORTHS: Anh đấy à [Athos]? Tôi [Porthos] đây.

ATHOS: Khỏe không ông bạn?

PORTHS: Tôi không phải là bạn của anh đâu, đồ cặn bã. Tôi đã nghe tin ấy rồi. Anh đã làm thế quái nào vậy hả?

ATHOS: Anh đang nói về cái gì thế nhỉ?

PORTHS: Anh biết mười mươi là tôi đang nói về cái gì nữa lại còn phải giả vờ. Khi tôi đưa thứ của nợ đó cho anh chúng ta đã chẳng thống nhất với nhau là anh chỉ được sử dụng chúng vào mục đích của anh thôi, nhưng anh có giữ nó cho mỗi mình anh đâu. (cả câu sau này đã được gạch đít rất đậm bằng mực màu tím mà ông Corning vẫn hay dùng) Nó đâu phải là thứ mà anh có thể chuyển cho tất cả đám phóng viên báo chí ở Sài Gòn xem hay là mang nó ra giữa nhà hàng mà khoe khoang ầm ĩ với các nhân viên Đại sứ quán khác chứ. Mà vì Chúa đấy lại là phụ tá của chính ông Đại sứ mới chết chứ.

ATHOS: Tôi nghĩ là lúc đó tôi có hơi quá chén. Tất cả chúng ta ai mà chẳng rơi vào trạng thái như thế mỗi buổi chiều có phải không nào? Tôi thành thực xin lỗi anh. Tôi thừa nhận là điều đó chẳng hay ho chút gì.

PORTHS: Nó còn đáng tiếc hơn thế ấy chứ. Anh đã khiến cho cái anh chàng tội nghiệp ấy phải trả giá. Còn tôi thì thấy không yên tâm chút nào cả. Họ đã ném thẳng anh ta lên thành phố Huế trong tình trạng bị thất sủng. (Câu này lại bị gạch chân rất đậm bằng mực màu tím và bị đánh dấu bằng ba nét sổ bằng mực màu đỏ ở ngoài lề) Và tất cả đều do anh không thể kiểm soát được cái mồm mình mà ra.

ATHOS: Tôi nói thật chứ tôi cũng ân hận lắm. Nhưng tôi chẳng có cách nào để sửa được nó vào lúc này. Anh ta cũng là một người bạn của tôi, một người bạn rất tốt đấy chứ.

PORTHS: Với những người bạn tốt như anh ấy ư? Bạn tốt mà như vậy thì có ai còn cần đến kẻ địch làm gì chứ?

ATHOS: Tôi biết, anh sẽ nguyền rủa tôi như vậy và tôi cũng xứng đáng bị như thế, nhưng ...

D. Marnin không muốn đọc nốt tập văn bản này nữa.

Anh gập gọn tập hồ sơ lại và đặt nó vào đúng chỗ cũ ở góc trong của ngăn tủ trên cùng trong chiếc két bảo mật của ông Đại sứ. Anh tự hỏi mình không hiểu liệu ông Corning có cố tình để cho anh có cơ hội được đọc nó hay không. Thực tế là lúc nào cũng có đủ bằng chứng là ông ấy đã hoàn toàn không chủ định, nhưng với tất cả tình cảm mà ông ấy dành cho anh thì anh luôn tin rằng ông ấy biết rằng ông ấy đang làm gì. Trong thời kỳ trước khi xảy ra vụ Watergate ấy, vói cương vị là một Đại sứ Mỹ nhưng lại dính dáng vào việc đặt máy nghe trộm một phóng viên tờ New York Times thì chắc chắn ông sẽ không tránh khỏi một vụ trọng án rất phức tạp.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #92 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2012, 02:41:18 pm »

Chương 28
“TIN MỚI NHẬN”

Trong khi D. Marnin quay trở lại Đại sứ quán và viết báo cáo về toàn bộ sự việc mà anh đã chứng kiến để trước tiên đưa tới cho ngài Sabo và sau đó là ngài Bilder, trên toàn mạng điện tín đều tràn ngập bản tin sốt dẻo độc quyền của Buechner - bản tin này gồm ba bức ảnh nền và sáu bức ảnh bổ sung và bài “Tin mới nhận” với khoảng hơn hai trăm chữ được gửi ngay lập tức tới tất cả những cơ quan thông tin cũng những người đặt mua tin của hãng thông tấn Associated Press. Sau khi bức điện đầu tiên được gửi đi khoảng hai mươi phút, một câu chuyện tương tự nhưng dài hơn năm trăm từ mô tả sự kiện đó được gửi tiếp và đến buổi chiều thì lại có một câu chuyện thứ ba với khoảng hơn hai nghìn từ tất cả đều do phóng viên Buechner viết gửi tới khắp nơi trên thế giới.

Theo hướng dẫn của ngài Sabo, D. Marnin soạn một bức điện tía kể về vụ tự thiêu này để gửi về Washington sau đó bắt đầu gọi điện thoại đến các mối quan hệ người Việt để thu thập thông tin cho một bản báo các khác về phản úng của người bản địa trước sự việc này - đây có lẽ là công việc nhàm chán nhất bởi tình trạng luôn bị tấc nghẽn mà chẳng cần lý do nào hết của hệ thống điện thoại ở Sài Gòn. Anh nghĩ rằng chắc chắn sẽ chẳng ích gì nếu trực tiếp gọi điện tới những nhà sư người Việt mà anh đã quen biết Chiếc điện thoại duy nhất ở chùa Xá Lợi thuộc loại điện thoại cổ lỗ sĩ và luôn báo máy bận cho dù chẳng có ai sử dụng nó cả. Dù sao bằng cách này hay cách khác thì các nhà sư cũng sẽ liên lạc với anh bởi lẽ ít nhất họ luôn tin tưởng vào thái độ của anh và luôn coi anh là người đang đứng về phía họ. Thế nhung, cũng không thể không nghi ngờ là anh sẽ không thể hiểu đưọc hết cảm nhận thật sự của họ về sự kiện này. Nhũng tiếng gào lên trong chiếc loa phóng thanh của sư Bổng và tiếng náo loạn của đường phố Sài Gài lúc đó chắc chắn sẽ là nhũng âm thanh rùng rợn nhất mà suốt đời này anh không thể nào quên được.

“ Một nhà sư đã phải tự thiêu đến chết! Một nhà sư đã trở thành người anh hùng tử vì đạo!”

Người đầu tiên D. Marnin gọi điện tới chính là Lily.

- Chào anh yêu - cô nói - Đêm qua tuyệt vời lắm phải không anh? Em đang định gọi điện để nói với anh mỗi điều đó thôi đấy.

- Ừ, tuyệt vời lắm em ạ. Thế nhưng lúc trưa nay có một chuyện khủng khiếp vừa xảy ra. Anh muốn gặp em. Anh cần phải nói với em về chuyện ấy và anh muốn biết em đánh giá nó như thế nào.

- Có chuyện gì vậy anh?

Cô chăm chú lắng nghe khi anh thuật lại toàn bộ sự việc trên đường Lê Vãn Duyệt giống như tất cả những gì mà anh đã kể cho hai ngài Sabo và ngài Bilder cũng như hầu hết các đồng nghiệp trong Phòng chính trị nơi anh đang làm việc. Khi anh đã nói xong, cô lại yêu cầu anh kể lại một lần nữa như thể cô vẫn chưa tin vào tai mình vậy. Sau khi anh đã kể lại nó lần thứ hai, cô vẫn còn lặng im rất lâu rồi cuối cùng cô nói sau một tiếng thở dài não nề:

- Anh đã đúng, đó đúng là chuyện khủng khiếp nhất.

- Đúng vạy đấy, rất khủng khiếp nữa là đằng khác. Tất cả mọi thứ đang rất yên ổn và dường như chẳng có chuyện gì xảy ra hết và thế rồi cái chết của ông ấy đến thật quá bất ngờ mà chẳng từ đâu hết.

- Người ta thì ai mà chẳng chết nhưng cái chết này không hể bình thường chút nào vì nó là cái chết sung sướng nhất. Ông ấy thật là người may mắn.

- Em nói vậy là sao chứ? Thế thì nó khủng khiếp ở chỗ nào?

- Em đang nghĩ là điều này sẽ có nghĩa là gì. Cái chết ấy sẽ gây ra một tác dụng đặc biệt sâu sắc đối với cảm quan của mỗi người Việt Nam. Khi con người ta phải tự nguyện từ bỏ cuộc đời của mình mà đặc biệt là tự thiêu sống mình như thế thì chắc chắn nó phải có cái căn nguyên sâu xa của nó. Rồi cả đất nước Việt Nam này sẽ luôn nhìn nhận nó như một hành động anh hùng quả cảm.

- Tất nhiên sẽ chẳng có ai coi đấy là một hành động của một kẻ cuồng tín quá khích cả. Tất cả mọi người ai mà chẳng coi đó là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng phải không?

- Sẽ còn nghiêm trọng hơn tất cả những gì anh có thể tưởng tượng ra đấy. Cả ông Diệm và ông Nhu cũng sẽ phải coi nó là hết sức nghiêm trọng. Họ sẽ nhìn nhận nó như thể là sự bắt chước các thách thức của nhóm Hòa Hảo và Bình Xuyên và suy xét xem họ có thể làm gì để vượt qua được vụ này. Chắc chắn họ sẽ nghĩ rằng họ cần phải có một vài hành động nào đó để có thể dập tắt được nó.

Tiếp theo đó, D. Marnin gọi điện cho Đinh Triệu Dã. Anh trình bày sơ lược về lý do tại sao anh trở thành một trong hai người nước ngoài có mặt tại hiện trường lúc xảy ra sự việc trên. Dã trả lời rằng Phủ Tổng thống cũng đã biết thông tin đó. Là một trong những học trò xuất sắc của giáo sư Murray Gell - Mann tại Viện công nghệ California nổi tiếng, anh này có thể là người đầu tiên biết liên kết những quy tắc của vật lý lý thuyết với triết lý của Phật giáo, nhờ là người đầu tiên đánh giá từng trường hợp lẻ tẻ để chỉ ra rằng Thức thứ tám (Tạng thức trong giáo lý của đạo Phật) giống như một phương tiện biểu đạt cái mà Giáo sư Gell - Mann đã mô tả là cấu trúc của tiểu hạt cơ bản.

- Anh nói là sư Bổng vẫn liên tục nói bằng tiếng Anh qua loa phát thanh trong suốt thời gian nhà sư kia bị cháy?

- Đúng vậy đấy.

- Anh nói là họ nói bằng tiếng Anh sao?

- Bằng tiếng Anh.

- Điều đó chẳng nhẽ lại không nói lên tất cả mọi thứ rồi đấy thôi? Họ đã hy sinh mạng sống của ông già tội nghiệp ấy ngay trên cái bệ thờ của báo New York Times rồi đấy.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #93 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2012, 02:42:48 pm »

- Nói vậy thì tác động chính trị của sự việc này sẽ không đến nỗi quá trầm trọng. Người dân sẽ nhìn nhận nó như là một màn trình diễn cho những người nước ngoài sao?

- Không, không phải như vậy. Nó sẽ trầm trọng hơn thế rất nhiều. Mọi người sẽ nhìn nhận nó theo cách mà tất cả các anh đều thấy. Có thể là chúng tôi sắp tiêu rồi cũng nên.

- Liệu tôi có thể báo cáo cho Đại sứ quán rằng anh rất sốc hay là anh đang rất đau buồn?

- Anh có thể nói là tôi hết hy vọng rồi.

- Thế còn ngài Tổng thống thì sao? Ông ấy cảm thấy việc làm này như thế nào?

- Ông bác tôi, ngài Tổng thống ấy vốn là một người đặc biệt. Bất cứ khi nào bị lâm vào tình trạng khó khăn, ông ấy đều trở nên bình tĩnh hơn bao giờ hết và còn cố gắng xoa dịu những lo lắng của những người xung quanh nữa. Ông ấy luôn tin rằng ông ấy ở trong tay của sức mạnh vĩ đại hơn bản thân ông ấy nhiều. Vì thế chừng nào mà ông ấy còn lo lắng thì chừng đó việc gì đến vẫn sẽ phải đến. Và là một người cuồng tín khác thường cho nên tất nhiên ông ấy cũng rất sốc trước hành động hy sinh một cách không cần thiết này.

Ngay khi D. Marnin vừa kết thúc cuộc nói chuyện với Đinh Triệu Dã và đặt ống nghe xuống, anh nhận được cuộc gọi của phóng viên Mandelbrot, người đang trong tình trạng hết sức phấn khích.

- Ông đã từng ở đó có đúng không? Ông đã chứng kiến tất cả mọi chuyện đúng không?

- Đúng vậy.

- Tôi ước gì tôi đã có thể ở đó.

D. Marnin chợt nghi ngờ là không hiểu vì nói chuyện trên điện thoại cho nên anh đã hiểu nhầm cái mà Mandelbrot vui mừng đón nhận sự kiện này hay không - có thể đó cũng là cách mà người ta vẫn làm khi mong muốn điều gì đó tốt đẹp hơn ở thực tại.

- Anh cũng nên có mặt ở đó - D. Marnin nói cộc lốc - Đấy quả là một cảnh tượng rùng rợn.

Vậy nhưng thật nực cười khi Billy trả lời một cách ngây ngô như một đứa trẻ:

- Đúng thế, đúng thế, nó cũng đáng để xem lắm chứ. Tôi vừa quay về đây sau khi gửi bài báo của mình theo đường điện thoại. Anh có muốn tôi đọc cho nghe không?

- Không cám ơn, tự tôi cũng có thể viết được nó mà. Thế anh đã viết Cầu chuyện đó trước lúc sự kiện xảy ra hay sau khi sự kiện ấy diễn ra?

- Ôi ông bạn của tôi, tôi đã làm xong nó và chỉnh sửa lại lần cuối cùng từ lúc 10 giờ 30 phút cơ. Sau khi sự kiện ấy diễn ra thì chỉ còn vài chỗ bỏ trống để cho Klaus ghép thêm vài thứ vào đó.

- Liệu anh có nghĩ đấy là một buổi lễ hiến dâng mạng sống của một con người cho những vị Thánh thần của anh, cho dù họ có là ai đi nữa không?

- Chó chết thật, đừng nói với tôi theo cái kiểu như vậy nghe không. Anh có biết là trong vòng sáu tháng qua đã có bao nhiêu người đã phải bỏ mạng ở trên những cánh đồng, làng mạc ở khắp đất nước này hay không? ít nhất cũng phải là năm ngàn người đấy. Anh có thể cộng thêm nhà sư này vào trong số ấy vậy là năm ngàn không trăm linh một người đấy. Và cái chính là không giống như năm ngàn người khác, người đàn ông này đã tự nguyện và sẵn sàng đón nhận cái chết của mình. Hơn thế nữa, vụ tự thiêu ấy vẫn cứ diễn ra cho dù tôi có quen biết hay không quen biết với những nhà sư ấy.

- Anh quá khiêm tốn đấy Billy ạ - D. Marnin nói.

- Tôi có thể là một người vô cảm, nhưng chắc chắn tôi không thể vô cảm đến mức độ như thế. Nói một cách nghiêm túc thì tôi không thể tự mình nghĩ ra cái cách để cho một nhà sư tự thiêu ngay trên đường phố Sài Gòn như vậy được. Anh cũng không tin thế đúng không?

- Chờ tôi một phút nhé. Tôi phải ngẫm xem đã.

- Cho dù anh có nghĩ ra cái quái gì đi nữa, anh cũng là một trong hai người da trắng được tận mắt chứng kiến toàn bộ những gì đã diễn ra. Anh đã có mặt ở đó khi lịch sử được làm ra - đó là nhờ có tôi đấy anh bạn ạ.

- Anh tử tế quá.

- Đừng có quá đau buồn nữa đi. Anh đã bao giờ được tận mắt chứng kiến người ta lôi cả chục người lên máy chém cùng một lúc giống như thời Trung cổ hay chứng kiến cả một ngôi làng với toàn bộ người dân vô tội ở đó bị thiêu trụi bằng bom na-pan hay chưa? Đó mới thật sự là cơn ác mộng tại xứ sở này đấy anh bạn ạ. Khi những đứa trẻ ngây thơ bị thiêu cháy thành than thì đó mới thật sự là thảm kịch. Người ta về già thì ai mà chẳng chết. Nhưng ít nhất cái chết này đã phục vụ được cho một mục đích lớn lao hơn rất nhiều.

- Nếu thế thì mục đích đó là gì vậy?

- Sự kiện này sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc lật đổ chế độ của Diệm và Nhu. Anh là một chuyên gia trong lĩnh vực Phật giáo nên chắc anh cũng hiểu là sự kiện đó sẽ gây ra một hiệu ứng rất lớn đối với tất cả mọi người ở đây chứ không phải chỉ với riêng Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

- Anh có ngnĩ rằng ông già đó đã nghĩ cái gì khi ông ấy tự châm lửa thiêu sống bản thân mình? Phải chăng ông ấy sẽ nghĩ rằng tôi sẽ tự thiêu để cho người Mỹ giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh này?

- Ông ta có nghĩ gì đi nữa thì cũng có khác gì đâu và nếu ông ta có nghĩ như vậy thì cuối cùng ông ta cũng đã làm được điều cao cả nhất rồi. Mà anh nên bỏ cái cách nghĩ kiểu rác rưởi ấy đi. Cái anh cần làm là phải nhìn xa hơn nữa kia.

Cuối cùng, D. Marnin cũng đã đưa thêm vào trong bản báo cáo của ngài Sabo toàn bộ những phân tích đánh giá, phản ứng hăng hái của Hòa thượng Thích Trí Bình, Thượng nghị sỹ Mậu, cả hai người này cũng đã gọi điện thẳng đến Đại sứ quán để gặp anh ngay sau đấy. Hôm đó với D. Marnin quả là một ngày mệt nhọc. Trên cương vị là chuyên gia của Đại sứ quán đặc trách các vấn đề liên quan đến Phật giáo cũng như trên cương vị là nhà ngoại giao duy nhất tận mắt chứng kiến những gì xảy ra, bỗng nhiên anh trở thành một người được nhiều người yêu cầu. Điện thoại của anh đổ chuông liên tục. Các tòa báo ở Sài Gòn muốn biết về phản ứng chính thức và không chính thức của Đại sứ quán hay Đại sứ quán các nước khác muốn anh kể lại toàn bộ sự kiện này. Khi anh có thể bước chân ra khỏi Đại sứ quán thì đã gần tám giờ tối. Toàn thân anh mệt bải hoải, những cơn đau đầu do cãng thẳng cứ dồn dập đến với anh - đây là dấu hiệu rất dễ dẫn đến căn bệnh đau nửa đầu khi về già. Anh chẳng còn hứng thú gì với việc quay về nhà hay đi với bất cứ ai ngoài Lily ở thành phố này. Thế nhưng Lily đã nói với anh rằng cô không thể gặp anh vào buổi tối. Cô và mấy đứa con gái sẽ tham dự một bữa tiệc của một người bạn thân của gia đình và buổi hẹn đó không thể bỏ lỡ được.

Thế nhưng, gần như chẳng thể tự điều khiển nổi mình, xe của anh cứ lăn bánh lòng vòng rồi cuối cùng cũng đi về phía nhà cô mặc dù anh không có ý định đi vào trong nhà hay cố gắng để nhìn thấy cô. Anh vẫn tiếp tục đi đến góc phố và lái xe vòng qua khu nhà cao tầng một cách vu vơ. Đến lần thứ ba rẽ qua khu nhà ấy thì cũng là lúc anh nhìn thấy chiếc Merrcedes màu đen của cô xuất hiện ngay trước cổng ngôi biệt thự. Người lính dân tộc đang gác cổng mỉm cưòi và giơ tay chào rất lịch sự khi chiếc xe xuất hiện, chính vì thế D. Marnin biết rằng cô và các con gái đang ngồi trong xe ấy.

Chiếc xe quay xuống đường Phan Đình Phùng và tiến về phía mấy tòa nhà cao tầng, rẽ sang phải và đi tới đường Tú Xương rồi đi thẳng vào trong khu cư xá dành cho các quan chức Mỹ ở trong phố này. Nằm sau những bức tường cao có gắn những mảnh thủy tinh vỡ ở trên bờ tường là khu cư xá rộng rãi có bể bơi riêng được chia cho bốn gia đình khác nhau của các quan chức cao cấp nhất của Mỹ ở Sài Gòn trong đó có cả ông Bird và ngài Sabo. Chiếc Mercedes rẽ thẳng vào cổng chính. Tới lúc này chẳng còn việc gì cho D. Marnin làm ngoại trừ việc quay về nhà, uống ba viên aspirin và tự thưởng cho mình mấy ly rượu trước khi leo lên giường đi ngủ.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #94 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2012, 02:45:08 pm »

Chương 29
“MỘT NGƯỜI BỊ HẠ BỆ”

Ngài Bilder bỏ mặc các quan chức trong Hội đồng Liên hợp ngồi đợi và chỉ xuất hiện khi muộn mất hơn mười phút. Ông ta bước vào phòng họp với một nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt tái mét. Tất cả mọi người đều đứng dậy chào ông ta như theo nghi thức đối xử với một Đại sứ.

- Ngồi xuống cả đi, thưa các quý ông - ngài Bilder nói - Đây là những thời khắc quan trọng nhất, những thời khắc thực sự quan trọng. Tôi đang nói về bức điện của ngài Sam Sabo về vấn đề Phật giáo cho tất cả những ai chưa được đọc nó.

Ngài Sabo, người đang ngồi ở bên phải ông ta, chẳng thèm nhìn ông ta và cũng không quan tâm gì đến lời tâng bốc vừa rồi của ông ấy.

- Trước khi chúng ta thảo luận về công việc chung, - ông Bilder nói tiếp - tôi có một thông báo nho nhỏ cho các quý vị. Lý do khiến cho tôi đến muộn trong cuộc họp này là vì tôi vừa nói chuyện với ngài Roger Hilsman. Ông ấy vẫn còn ngồi bên bàn làm việc cho tới gần 11 giờ đêm. Washington đang hết sức lo ngại. Họ nghĩ rằng Chính phủ Mỹ đã để mọi việc ở đây vượt ra khỏi tầm kiểm soát và giống như ngài Roger nói, đã đến lúc chúng ta cần phải cương quyết hơn nữa đối với Diệm và Nhu. Bởi vì thế, họ đã bổ nhiệm một Đại sứ mới, một người mà ngài Tổng thống nghĩ rằng có đủ sự tinh thông và nhạy bén trong cuộc chơi này. Ông ấy là một người mà không ai có thể đặt câu hỏi về khả năng của ông ấy. Ông ấy là một người cao cả và đối với tất cả mọi người trong chúng ta thì đây là một vinh dự lớn khi được làm việc và hỗ trợ cho ông ấy. Tôi có kế hoạch sẽ gửi một bức điện cho ông ấy vào chiều hôm nay để thông báo cho ông ấy biết về điều này.

D. Marnin chợt nhớ đến những gì anh đã đọc được từ tập tài liệu PENUMBRA. Cơ quan mật vụ của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã từng nghe trộm được cuộc nói chuyện qua điện thoại giữa phóng viên tờ New York Times thì sẽ chẳng có lý do gì khiến cho họ không nghe được tất cả các cuộc gọi khác từ ngoài vào và từ trong Đại sứ quán ra mà đặc biệt là các cuộc điện thoại gọi ra nước ngoài như vậy. Việc Washington nghĩ rằng Chính phủ Sài Gòn đang ở trong tình trạng không kiểm soát được và cần phải có các biện pháp kiên quyết hơn nữa chỉ là một vấn đề, nhưng dù muốn hay không thì việc thông báo một thông tin liên quan đến một quyết định quan trọng với Chính phủ Ngô Đình Diệm như vậy qua điện thoại quả là không thông minh và nhất định sẽ chẳng hay ho chút nào vào thời điểm này.

- Ông có thể cho chúng tôi biết người đó là ai không? - ngài Sam Sabo hỏi.

Ngài Bilder bỗng nhiên trở nên e lệ như một cô gái mới lớn đang lóng ngóng trong những bước nhảy đầu tiên của mình.

- Đây là lần đầu tiên tôi không thể thoái thác cương vị là người tiết lộ cho tất cả mọi người biết một chút bí mật. Và cũng vì ngài Roger đã nói cho tôi biết điều đó ngay trên mạng điện thoại quốc tế, tôi có cảm giác là các ngài sẽ chẳng thể là những người đầu tiên biết điều đó. Và cũng không phải tất cả mọi người trong chúng ta có thể đoán chính xác người đó sẽ là ai.    Ông ta ngập ngừng trong giây lát và cười khùng khục rồi nói tiếp:

- Người Đại sứ mới của chúng ta chính là ngài Bascombe Sedgewich!

Mọi người trong phòng đều ồ lên một tiếng sửng sốt khi câu nói đó của ngài Bilder vừa vang đến bên tai họ. Sedgewich, một chính trị gia thuộc lớp Boston Brahmin quý tộc, trụ cột quan trọng của Đảng Cộng hòa, cựu Đại sứ Mỹ ở Pháp và ở Tây Đức, cựu Thượng nghị sĩ và Thống đốc bang Massachusetts, một đối thủ chính trị từ nhiều năm nay của phe cánh Kennedy. Chính vì lẽ đó, tin ông ta được đề cử vào cương vị Đại sứ quan trọng nhất của Tổng thống Kennedy vào lúc này tất nhiên sẽ không thể tránh được việc gây ra sự kinh ngạc đến vậy - đặc biệt là ở nước Mỹ nơi mà bao nhiêu sóng gió trên chính trường cũng đã khiến cho các bí mật được cho là tế nhị nhất như thế để trở thành một đề tài gây sốc đột ngột. Tất cả mọi người đều đã từng nghĩ rằng ngài Corning sẽ tiếp tục giữ cương vị này thêm một nhiệm kỳ nữa. Và trong suốt thời gian qua chính ông Corning cũng vẫn tin là như thế.

Nếu như Washington vẫn tỏ ra hài lòng khi toàn bộ hệ thống vận hành một cách trơn tru thì việc đột ngột bổ nhiệm một nhân vật nào đó vào một vị trí mới luôn được giới truyền thông chào đón với sự ngạc nhiên và trường hợp ở đây cũng không hẳn là một ngoại lệ, thế nhưng lần này giới truyền thông không chỉ biểu lộ sự ngạc nhiên mà còn có cả sự tán đồng nữa. Nước Mỹ đang gửi một trong những người quan liêu nhất của họ tới đây để đối phó với một rắc rối nghiêm trọng của mình. Và Sedgewick là một chính trị gia có đầu óc cực kỳ thực tế vẫn luôn nổi tiếng vì sự cứng nhắc trong quyết định và thực dụng trong áp dụng chính sách - khi làm Đại sứ của Tổng thống Eisenhower ở Pháp, ông ta đã thể hiện được tất cả tài năng của mình trong việc xử lý sự cố với tướng De Gaulle. Trong bài bình luận trên tờ Times, phóng viên Authur Krock viết rằng: “Đã đến lúc phải nói ra những gì giống như nó đáng phải thế đối với Ngô Đình Diệm, và sẽ chẳng có người nào tốt hơn để đảm nhận cương vị đó như là một trong những nhà quý tộc thực thụ trong chính trường nước Mỹ, ngài Bascombe Sedgewick”.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra trước mắt vào lúc này chính là vì giữ bí mật mà chẳng một ai biết là làm thế nào mà việc đề cử người Đại sứ mới này đã được Chính phủ Mỹ chấp nhận. Bởi lẽ toàn bộ việc này đều được đích danh Tổng thống Kennedy và Văn phòng Phủ Tổng thống lựa chọn chứ không tuân thủ theo các nguyên tắc bổ nhiệm có từ trước đó. Kết quả là một quyết định chưa từng được công khai chấp nhận ở Washington thì đã được chuyển tới cho Chính phủ Việt Nam Cộng hòa để họ buộc lòng phải đồng ý với nó một cách vô điều kiện. Chẳng còn gì có thể tồi tệ hơn thế - bởi lẽ hành động này rõ ràng là vi phạm một cách trắng trợn các nguyên tắc quan hệ ngoại giao đối với bất cứ một quốc gia nào biết tôn trọng mối quan hệ với các nước khác và có sự tinh tế nhất định trong các vấn đề quan hệ quốc tế. Và điều đó chẳng khác nào một hành động khiến cho anh em nhà Ngô Đình Diệm có lý do nhất định để phản đối lại nó, cho dù họ có mất hết tinh thần đi nữa bởi vì đây chính là một bằng chứng cho thấy Hoa Kỳ coi Việt Nam Cộng hòa chẳng hơn gì một thuộc địa hạng hai của mình.

Vì vậy chẳng có gì đáng ngạc nhiên với bất cứ ai hiểu rõ về tình hình chính trị ở Sài Gòn khi việc đề cử ngài Sedgewich đã được báo chí địa phương đón nhận bằng sự phẫn nộ đến vậy. Trên tất cả các tờ báo số ra trong những ngày tiếp theo, có rất nhiều các bài bình luận dài lê thê tán dương ngài Corning lên đến tận mây xanh, hối tiếc vì sự thuyên chuyển không hề mong muốn của ông ấy. Họ còn cho rằng chính ông Corning là vị Đại sứ Mỹ duy nhất được bổ nhiệm đến Sài Gòn và đã nỗ lực không ngừng để hiểu được quan điểm của người Việt, hiểu được thực trạng của chính trường Sài Gòn và thúc đẩy quan hệ giữa hai bên theo chiều hướng tốt đẹp nhất. Ngược lại với nó, các báo chí địa phương còn quay sang công kích trực tiếp vào ngài Sedgewick ngay cả khi ông này chưa đặt chân đến phòng làm việc mới của mình. Họ ra sức bới móc ra đủ mọi giai thoại mà ông ta có dính dáng hay thậm chí chưa hề liên quan tới trong thời gian ở Massachusettes cho tất cả độc giả người Việt. Thái độ của rất nhiều người Việt Nam đối với vị Đại sứ mới xem ra đã chịu tác động không nhỏ từ những bài báo như vậy của Ngô Đình Nhu. Khi được hỏi là ông ta đã nghĩ thế nào về quyết định bổ nhiệm người Đại sứ mới của Hoa Kỳ, em trai Tổng thống đương nhiệm, Cố vấn cao cấp của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, Ngô Đình Nhu đã chẳng ngại ngùng gì mà nói luôn: “Đại sứ ư? Các anh nhầm hết rồi. Người Mỹ không gửi tới đất nước chúng tôi một vị Đại sứ đâu. Họ chỉ đang điều tới đây một viên Toàn quyền mới mà thôi”.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #95 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2012, 02:46:45 pm »

Mấy vị khách của D. Marnin luôn ủng hộ phong trào Phật giáo tỏ ra rất phấn khích với thông tin mới này. Họ chẳng nghi ngờ gì mà tin rằng họ chính là nguyên nhân cơ bản khiến cho ngài Corning phải ra đi. Thế nhưng điều quan trọng hơn là họ tin rằng những hành động của họ đã thật sự khiến cho Washington phải thay đổi chính sách đối ngoại của mình - ít nhất đấy là một trong hai giả thiết mà không ai có thể phủ nhận được.

Trong khi đó, vợ của ông Nhu, Đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân lại quá thông minh đến nỗi đổ thêm dầu vào ngọn lửa bằng những lời nói vớ vẩn không đúng lúc. Đó là khi Trần Lệ Xuân đưa ra lời tuyên bố nổi tiếng là bà ta cho rằng mọi người không nên để ý đến hành động rồ dại tự nướng thịt mình của một ông sư già - tuyên bố này ngay sau đó đã được cánh phóng viên chộp ngay lấy và cho đăng tải trên khắp các tờ báo trên thế giới, cụm từ “nướng thịt sư”   từ đó được người ta sử dụng như một hài âm trên báo giới quốc tế. Trong suốt một thập kỷ diễn ra chiến tranh ở Việt Nam, chưa có một thông cáo nào lại được xem là cẩu thả và ngu ngốc hơn tuyên bố này của Trần Lệ Xuân. Chính điều đó đã khiến cho Mandelbrot và các cộng sự trong cánh báo chí người Mỹ ở Sài Gòn càng chắc chắn là họ cần phải tiếp tục xu hướng đánh giá trên công luận để lật đổ chính quyền Diệm. Giống như bao nhiêu lần khác, Mandelbrot chẳng bao giờ có ý định giấu giếm những ý tưởng của mình.

- Đó mới là một người bị hạ bệ - anh ta nói vói D. Marnin khi họ vừa chơi xong mấy xéc quần vợt - và còn ba người nữa cũng sẽ phải ra đi như thế.

- Ba người sao?

- Đúng vậy đấy. Tướng Donnelly, Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu. Còn với tôi, tôi sẽ quẳng luôn cả Trần Lệ Xuân đi nữa.

- Anh có nhận được tí khen thưởng nào từ việc đó không?

- Không, không, chẳng cần khen thưởng gì hết.

Trong cả giới báo chí cũng như trong giới ngoại giao, cái giả thiết cho rằng, ngài Corning bị hạ bệ chỉ vì ông ấy có mối quan hệ quá gần gũi với Ngô Đình Diệm đã đẩy ông vào tình hình rất khó khăn khi ông ấy nhận lệnh của Tổng thống Kennedy và Ngoại trưởng Russk quay lại Sài Gòn vào tháng Bảy để một lần cuối cùng thuyết phục ông Diệm đưa Ngô Đình Nhu ra nước ngoài. Cho dù ông Corning có nghĩ về điều đó như thế nào và những người quan tâm đến tình hình chính trị và ngoại giao có nghi ngờ hay đoán già đoán non như thế nào đi nữa, ông ấy vẫn đang cố gắng hết sức để dựng nên một cây cầu bắc qua hố sâu ngăn cách giữa anh em Ngô Đình Diệm và người kế nhiệm của mình. Trong tất cả các cuộc nói chuyện qua điện thoại với cả Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu cũng như trong các cuộc thảo luận với các nhà lãnh đạo khác trong Chính phủ hay trong tất cả các tuyên bố chính thức trên báo chí - kể cả trong các bài báo của Willis Mandelbrot, ông Corning vẫn liên tục nhắc đi nhắc lại rằng ông ta luôn ủng hộ ngài Sedgewick và rằng phải nhìn nhận vấn đề này một cách xa hơn nữa thì mới thấy được việc bổ nhiệm mới này sẽ có nhiều thuận lợi hơn cho Chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Ông ta nói rằng, Ngô Đình Diệm cần phải có được sự giúp đỡ của Mỹ. Và cách tốt nhất để nhận được sự giúp đỡ ấy là phải có một phái viên người Mỹ ở Việt Nam, một người có uy tín cũng như kinh nghiệm chính trị cần thiết tại Washington, để bảo đảm rằng những nhu cầu từ phía Chính phủ Việt Nam Cộng hòa sẽ luôn được đặt ở vị trí ưu tiên cao nhất. Thực tế thì ngài Sedgewick vốn là một người rất nổi tiếng trong Đảng Cộng hòa và điều đó đã tạo cho ông ta rất nhiều ảnh hưởng về mặt chính trị.

Để gạt đi tất cả mối hoài nghi từ các nhà lãnh đạo người bản địa, ông Corning đã đem theo một bức điện của Ngoại trưởng Rusk tới gặp ông Diệm và thuyết phục ông này rằng sự ra đi của ông ấy không phải là dấu hiệu cho thấy Chính phủ Mỹ không còn tín nhiệm với Chính phủ của Việt Nam Cộng hòa nữa. Ngô Đình Diệm đọc bức điện này xong liền đưa trả nó cho ngài Corning và nói:

- Ông bạn của tôi ạ. Tôi luôn tin tưởng vào ông và tất cả những gì ông nói với tôi. Nhưng tôi không thể tin vào bức điện này được.

Ngài Corning quyết định thực hiện một chuyến đi với tư cách cá nhân tới chào từ biệt tất cả các nhà lãnh đạo cao nhất của Việt Nam Cộng hòa ở những vùng xa sôi nhất trên một chuyến chuyên cơ C-47 dành cho phái viên cao cấp. (Chỉ mất hơn hai tiếng sau, máy bay đã đưa ông ta đến thành phố xa Sài Gòn nhất về hướng Bắc đó là thành phố Huế) và trong tất cả chuyến kinh lý ấy, ông Corning vẫn để cho D. Marnin đi cùng giống như khi chưa có quyết định hạ chức của ông ấy. Tất cả các quan chức khác của Việt Nam cộng hòa mà ông ta tới gặp đều cảm thấy rất lạc quan về sự thay đổi từ phía Mỹ. Ông ta đã nói với họ rằng tất cả những con số thống kê đều cho thấy những vụ tấn công của VC đang giảm đi đáng kể, Chương trình lập ấp chiến lược là một bằng chứng không thể bác bỏ rằng cuộc chiến tranh này đang đi đúng hướng của nó cho dù có một số rắc rối về mặt chính trị đang diễn ra tại đây. Trên tất cả các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ hay cuộc sống riêng tư của mình, ông ta đều cố gắng để mọi người hiểu rằng ông ta không hề che dấu họ một điều gì hết kể cả với người phụ tá của mình. Thế nhưng, chỉ đến khi màn đêm buông xuống, D. Marnin phải ngồi cặm cụi viết lại những biên bản hay những bức điện về hoạt động chia tay của Đại sứ Corning thì anh không thể tự lừa dối bản thân mình rằng, tất cả điều đó chỉ là một cái luật của cuộc đời một nhà ngoại giao bắt buộc ông ta phải làm mà thôi. Ông ta vẫn còn là Đại sứ Hoa Kỳ tại đây cho tới khi người kế nhiệm ông ấy tới trình Quốc thư lên Ngô Đình Diệm thì vai trò chính trị của ông tại đây mới kết thúc. Lẽ dĩ nhiên ông ta chẳng phải là một kẻ khờ khạo. Ông ta biết rằng tất cả nỗ lực của mình rồi cũng sẽ chẳng đi đến đâu hết. Để cố gắng giả vờ trong tình cảnh như vậy thật không đơn giản chút nào.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #96 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2012, 02:48:32 pm »

Bởi vì chuyến bay đưa ông ta về nước cất cánh vào ban đêm cho nên ông Corning đã chỉ thị rằng không cần ai ngoài ngài Bilder, ngài Sabo và D. Marnin phải tiễn ông ta tới tận sân bay. Chiều hôm đó, ông ta đã đến chia tay với Ngô Đình Diệm lần cuối cùng tại dinh Gia Long. Ông Corning đã yêu cầu không phải ghi thành biên bản. Ông ta nói, đó hoàn toàn chỉ là những chuyện mang tính cá nhân. Đại sứ Mỹ và Tổng thống Việt Nam Cộng hòa đã ngồi lại với nhau rất lâu, khi ra về ông Corning mang theo một chiếc hộp sơn mài màu đen mà sau này D. Marnin đã cho vào trong chiếc túi chuyển đồ ngoại giao giúp ông ấy. Trên chiếc hộp đó là một mảnh đồng có khắc dòng chữ:

Từ người bạn Ngô Đình Diệm, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa
Gửi tới ngài Gustavus Harrison Corning JJJ
Trong suốt cuộc đời của mình, tôi chưa từng được gặp một người nào mà tôi đã trân trọng đến như vậy, một người mà tôi luôn phải lắng nghe một cách cẩn thận hơn bất kỳ ai hay một người đã khiến cho tôi phải kính trọng với tất cả tấm long chân thành nhất.
               Sài Gòn, 07 tháng 8 năm 1963.


Thư ký Dã là người Việt Nam thứ hai có mặt tại sân bay để chia tay ông Corning thay mặt cho Chính phủ Việt Nam Cộng hòa còn người kia là ông Luyện, trưởng ban hành chính và lễ tân. Ông Bilder sẽ nắm giữ cương vị Đại diện lâm thời cho tới khi ngài Sedgewick đặt chân đến Sài Gòn cũng có mặt ở sân bay nhưng với một tâm trạng không thoải mái chút nào giống như những người khác là ông Sam, bà Grace Sabo và cả tướng Donnelly nữa.

- Đây là lần đầu tiên trong suốt sự nghiệp của mình, tôi không chấp hành mệnh lệnh - tướng Donnelly nói - thế nhưng tôi sẽ còn khổ sở hơn nữa nếu như tôi để cho ông ra đi mà không tới đây với ông được.

Bà Patty Lou, với đôi mắt ngấn lệ ngay từ lúc D. Marnin và người lái xe tới đón hai vợ chồng họ từ khu cư xá bắt đầu nói oang oang, bà ấy đã uống rất nhiều rượu và không còn tỉnh táo mấy.

- Ông thật tử tế quá, ông bạn Blix ạ - bà ta nói với tướng Donnelly. Và quay sang phía ngài Sabo nói tiếp - anh cũng là người tuyệt vời lắm đấy Sam ạ. Tất cả các bạn đều rất tuyệt vời, rất tuyệt vời..

Bà ta đưa mắt nhìn khắp phòng một lượt rồi khi gặp ánh mắt của ông Bilder, ánh mắt bà ta như muốn sôi lên và tát thẳng vào ông này một cách nóng nảy. Bà ta đã không thèm nói chuyện với ông này kể từ khi hai vợ chồng bà ta trở về từ chuyến đi nghỉ tới Hy Lạp. Chắc hẳn phải có ai đó đã kể với bà ta về nỗi vui mừng khác thường của ông Bilder tại cuộc họp ở Văn phòng Đại sứ khi ông ta thông báo quyết định thay thế chồng bà ấy ngay cả khi nó còn chưa rõ ràng. Hoặc là bà ta đã quá bất ngờ với thực tế là lần đầu tiên ông Corning nghe thấy quyết định bãi chức mình ở Sài Gòn khi hai người đang nghỉ ở đảo Crete qua kênh sóng ngắn của đài BBC chứ không phải theo đường công văn chính thống. Hai vợ chồng ông Sabo đã mang theo ba chai rượu Dom Perignon nhưng chẳng người nào có mặt ở đấy cảm thấy nó thích hợp với buổi chia tay như thế này nên sau cùng họ cũng chỉ cố gắng mở ra một chai mà vẫn không uống hết. Họ đứng bên nhau thành một nhóm buồn rười rượi. Tất cả bọn họ đều hiểu rằng Chính phủ Mỹ đang tiến tới một giai đoạn khó khăn nhất trong quan hệ với Sài Gòn bởi vì những nỗ lực thông minh tuyệt vời của ngài Corning đã có thể hữu ích đặc biệt giữa hai Chính phủ sẽ không còn nữa. Giữa hai bên sẽ không còn những cuộc tiếp xúc cỡ nhỏ về những vấn đề mà họ cùng quan tâm nữa. Một nhân viên lễ tân của sân bay đã tới nói nhỏ với ông Luyện biết rằng đại diện hãng hàng không Pan Am muốn mời Đại sứ Corning và phu nhân là những vị khách đầu tiên bước chân lên chuyến bay này. Đã đến lúc phải bắt tay nhau lần cuối cùng với mọi người, bà Pattie Lou tiến tới ôm chặt lấy phu nhân Grace Sabo và sau đó bước thẳng qua mặt ngài Bilder đang đứng chết lặng đấy mà bắt tay những người còn lại.

Quãng đường đi tới máy bay chỉ dài gần năm mươi mét. Phóng viên Willis Mandelbrot và anh chàng Klaus Buechener với ba cái máy ảnh Nikon lòng thòng trước ngực đã đứng luôn trên đường băng để đợi hai vợ chồng ông Đại sứ. Mandelbrot phân bua họ là đại diện cho cánh báo chí tới lấy tin còn anh chàng Buechner cứ liên tục chụp hết bức ảnh này đến bức ảnh khác. Pattie Lou rất ghét Mandelbrot và bà ta đã nhiều lần nghe chồng mình nói rằng Billy và các đồng nghiệp trẻ tuổi của anh ta trong nhóm phóng viên ở Sài Gòn chính là những người phải chịu trách nhiệm về việc bãi chức ông ấy cũng như bôi nhọ thanh danh của ông ấy ở Washington. Bà ta nghĩ rằng Mandelbrot không chỉ đẩy sự nghiệp của ông Corning đến chỗ không thể cứu vãn được mà còn làm thay đổi toàn bộ cuộc đời của bà và con gái bà. Bà ấy đã chờ đợi rất lâu để nói cho anh này biết là bà ta đã nghĩ về anh ta những gì - và rằng anh ta còn lâu mới là một quý ông thực thụ và anh ta chỉ là một kẻ phá hoại uy tín của tờ New York Times cũng như sự nghiệp của ngành làm báo. Và đây là cơ hội tốt nhất để bà ấy nói được ra tất cả những gì mà bà ấy đang để trong long.

- Ông Đại sứ - Mandelbrot nói - trước khi ra đi ông còn những lời cuối cùng nào thật khôn ngoan muốn gửi tới cho các độc giả của báo New York Times không? Tôi biết là chắc chắn Ngô Đình Diệm sẽ rất nhớ đến ông.

Hai người gầm gừ nhìn nhau. Mandelbrot trông rất ngạo mạn và khinh đời như thể muốn gây sự ngay lập tức. Điều này đã khiến cho ngài Corning nổi giận thật sự. D. Marnin chưa bao giờ nhìn thấy ông ấy tức giận đến như vậy. Kể cả bao nhiêu sự việc không hay đã xảy ra trong suốt hai tuần qua nữa, ông ấy vẫn luôn giữ được bình tĩnh một cách đáng kinh ngạc. Thế nhưng Pattie Lou bỗng nhiên nhảy vào giữa hai người và nói:

- Này chàng trai, tôi có vài lời muốn nói với anh đây này.

Ông Corning vội vã bước tới chắn ngay trước mặt bà vợ để cho bà ta không thể nhìn thấy Mandelbrot được nữa. Một thoáng im lặng xuất hiện giữa ba người và rồi ông Đại sứ cũng trả lời:

- Tôi cũng có một vài điều muốn nói. Có rất nhiều điều trên thế giới sẽ lệ thuộc vào tất cả những gì mà nước Mỹ có thể hoàn tất ở đất nước này. Chính vì lẽ đó, tôi luôn tin tưởng rằng những sự kiện đó sẽ kéo theo những tác động nhất định ở những nơi xa xôi khác từ Châu Á cho đến tận Châu Âu. Tại nơi này, chúng ta đang có những mục đích hết sức cao cả. Thế nhưng những mục đích đó không thể thực hiện được trừ khi chúng ta thực hiện các chương trình của mình trong điều kiện có sự hợp tác một cách toàn diện từ những người bạn, người đồng minh Việt Nam. Là một Đại sứ tôi đã luôn tuân thủ cái nguyên tắc ấy giống như tất cả các thành viên khác trong nhóm Hợp tác quốc gia. Tôi cũng đã có mấy cuộc nói chuyện qua điện thoại với Đại sứ mới được bổ nhiệm, ngài Sedgewick và tôi cũng hoàn toàn tin tưởng là ông ấy sẽ tiếp tục thực hiện chính sách này. Còn bây giờ tôi muốn gửi lời chào tạm biệt tới tất cả các bạn.

Nói xong, ông ấy nắm chặt lấy khủy tay phải của vợ kéo bà ấy đi về phía máy bay và giúp bà ta bước lên từng bậc thang một. Lên đến đỉnh cầu thang, cả hai người cùng quay lại vẫy tay chào tạm biệt. Bà Lou bỗng òa khóc nức nở và cả ông ấy cũng vậy.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #97 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2012, 02:59:29 pm »

PHẦN IV
CỤC DIỆN THAY ĐỔI


Chương 30
NGƯỜI BẠN

Hòa thượng Thích Trí Bình và những chiến hữu của ông ta càng ngày càng trở nên táo bạo hơn nhất là khi ngày càng có nhiều sinh viên các trường Đại học rồi đến học sinh ở các trường Trung học tham gia vào các cuộc biểu tình do họ tổ chức. (Nhờ có những điều chỉ bảo cần thiết của Lily về giới học sinh, sinh viên tại Sài Gòn mà D. Marnin đã biết được là phần lớn những phần tử cực đoan trong giới sinh viên đến từ khoa Dược của Đại học Sài Gòn) Theo sự chỉ đạo trực tiếp từ Tổng thống John F. Kennedy, trong ba tuần cuối cùng ở Sài Gòn, Đại sứ Gus Corning đã hết sức nỗ lực để thuyết phục Diệm, Nhu và những thành viên chủ chốt trong Chính phủ rằng cuộc khủng hoảng đang ngày một phức tạp hơn nên họ cần nhanh chóng hòa giải với các nhà lãnh đạo Phật giáo. Thế nhưng với tất cả những gì mà D. Marnin được chứng kiến thì mỗi khi hai bên đạt được một thỏa thuận nào đó thì hoặc là các phần tử quá khích trong cánh Phật giáo hoặc từ phía Chính quyền Ngô Đình Diệm lại cố tình phá hỏng nó. Phía các nhà lãnh đạo Phật giáo đã bắt đầu thấy xuất hiện các quan điểm đấu tranh bằng máu, đây là một điều đặc biệt khác thường kể từ khi cuộc khủng hoảng nổ ra ở Huế. Dường như phía chống đối đã nhận thấy rằng họ không thể tin vào những lời hứa và xu hướng cực đoan độc tài đang ngày một tăng trong chủ trương và đường lối của phía Chính phủ.

Ngày 31 tháng 7, các Phật tử đã đồng loạt tổ chức biểu tình phản đối ở Sài Gòn, Huế, Quy Nhơn, Nha Trang và Đà Lạt. Trong các cuộc biểu tình phản đối này, lần đầu tiên những nhà lãnh đạo phe chống đối công khai nói đến việc lật đổ Chính phủ Ngô Đình Diệm. Đến buổi chiều ngày 04 tháng 8, D. Marnin nhận được điện thoại từ ngài Stu Markoff đề nghị anh nhận giúp thông tin nói rằng buổi trưa hôm đó, Đại đức nguyên hương Huỳnh Văn Lễ đã tự thiêu trước dinh tỉnh trưởng Bình Thuận ở thành phố Phan Thiết. Do ông Bilder đang ở nhà để nghiên cứu tình trạng hiện tại ở Sài Gòn thông qua các báo cáo chính tri của ngài Sabo nên sau đó D. Marnin đã phải lái xe đến tận nhà ông ta để thông báo tin này. Ông Bilder đón nhận tin này với vẻ cau có một cách kỳ lạ.

Ngay ngày hôm sau, lại một lỗi chơi chữ ngoài ý muốn nữa gây ra những trận cười châm biếm ở bên trong Đại sứ quán khi mà chẳng hiểu sao trong thông cáo từ phía Bộ Ngoại giao Mỹ gửi đến người ta lại gọi vụ tự thiêu thứ hai này là do hai vợ chồng ông Nhu “khiêu khích nên”. Vậy mà cũng trong bức điện này người ta lại nhắc nhở Đại sứ quán rằng “tất cả những sự kiện này đã cho chúng ta cơ sở để hy vọng rằng Chính phủ Việt Nam Cộng hòa thực sự quan tâm đến việc thực thi các chính sách hòa giải như ông Diệm đã hứa”

Hai ngày sau đó, ngày 7 tháng 8, Cố vấn Ngô Đình Nhu đã gửi tới Đại sứ Pháp, ông Lalouette lời bảo đảm vô điều kiện rằng ông ta hoàn toàn ủng hộ “bằng cả hai tay” những chính sách hòa giải mà ông Diệm đã công bố với phái Phật giáo chống đối. Ông ta nói rằng tình trạng hiện nay rất nguy hại cho tiến trình chính trị ở Nam Việt Nam bởi vì rất nhiều người trong đó có cả những binh sĩ và tướng lĩnh trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa bắt đầu cảm thấy rằng Chính phủ đang bị rơi vào thế yếu nên họ đã quay sang ủng hộ cho phong trào chống đối, một phong trào đang phá tan mọi nỗ lực giành chiến thắng và hành động đó có thể coi là ngầm giúp đỡ Việt cộng trong cuộc chiến tranh này.

Khi Đại sứ Lalouette chỉ trích bài phát biểu của Trần Lệ Xuân gửi tới Phong trào Phụ nữ liên đới mà trong đó bà ta đã kêu gọi các thành viên của phong trào này không nên quan tâm đến những nhà sư chỉ muốn tự nướng thịt mình, ông Nhu trả lời rằng không một ai biết rằng vợ ông ta chưa từng nhìn mặt ông Diệm trong suốt hai tháng qua và chính ông ta cùng gia đình mình chưa hề ăn một bữa nào cùng ông Diệm trong một thời gian dài ngoại trừ vài dịp đặc biệt, và rằng bà ta cũng chỉ là một công dân bình thường nên bà ta có quyền phát biểu quan điểm cá nhân của mình ...

Nhằm đáp lại lòi buộc tội với Chính phủ Việt Nam Cộng hòa từ phía Bộ Ngoại giao Mỹ, ngày 8 tháng 8, tờ “Thời báo” của Nam Việt Nam đã cho đăng tải một bài phản bác của Trần Lệ Xuân trong đó bà ta cáo buộc là “những nhà sư đã tự nướng thịt mình bằng xăng nhập khẩu”. Bà ta nói rằng, các nhà lãnh đạo phong trào Phật giáo phản kháng không phải là những lãnh tụ tôn giáo và cũng không phải là những người đại diện cho nhân dân Việt Nam. Chiến thuật này của họ rõ ràng là đã tạo được hiệu quả nhất định. Nhưng đại đa số người Mỹ không quá ngu để tin vào điều đó.

Ngày hôm sau, ngài Bilder đã lên án hành động này của bà Ngô Đình Nhu thông qua việc gửi một công hàm và kèm theo tựa đề của bài báo đó cho Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa. Trong thông cáo trả lời của Nhóm hợp tác hai bên gửi tới Bộ Ngoại giao Mỹ được viết như sau: “Trần Lệ Xuân đã vượt quá mọi tầm kiểm soát của tất cả mọi người từ cha đẻ, mẹ đẻ, chồng và cả anh rể nữa. Trong khi ấy, phía Chính phủ Việt Nam Cộng hòa cũng đã hoàn toàn ủng hộ quan điểm của ông Diệm cũng như ông Nhu là quyết tâm theo đuổi chính sách hòa giải và công bố kết quả điều tra về tất cả các lời cáo buộc cũng như để ngỏ khả năng tổ chức nhóm điểu tra chung - đây được xem như biện pháp giành lại uy tín của Chính phủ trước người dân”.

Gần một tuần nay, D. Marnin không được gặp Lily. Tối hôm đó, cô cũng không còn tâm trí đâu để xoa dịu anh khi anh xuất hiện tại nhà cô. Những gì cô nghĩ còn vượt xa mọi ngạc nhiên của anh bởi vì từ trước đến nay cô vẫn không tiếc lời phê phán Trần Lệ Xuân, còn lần này cô lại kịch liệt công kích cách nhìn nhận rất thiển cận của người Mỹ về vấn đề tín ngưỡng khi họ công khai ủng hộ cách đấu tranh của những nhà lãnh đạo phong trào Phật giáo mang tư tưởng quá khích. Theo cô, mục đích của những người này không phải là bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng đơn thuần mà quan trọng hơn là họ muốn lật đổ chế độ của gia đình họ Ngô - một mục đích trùng với mục đích của những chính trị gia, tướng lĩnh bất tài nhưng nhiều tham vọng ở Sài Gòn.

- Người Mỹ các anh thật không thể tin được. Và các anh cũng tồi tệ chẳng kém gì những kẻ quá khích ấy. - cô nói với Marnin.

- Chính bà Nhu mói là người không thể tin được - D. Marnin trả lời.

Lily cũng rất buồn khi thấy D. Marnin thất vọng vì giữa hai người không có cách nhìn nhận giống nhau về những gì đang diễn ra xung quanh họ. D. Marnin phải liên tục nói với cô nên gạt bỏ vấn đề chính trị ra khỏi câu chuyện giữa hai người và cô cũng phải miễn cưỡng chấp nhận bởi vì bản thân cô cũng giống như anh đang rất sốt ruột chờ đợi những gì sẽ đến với họ trên chiếc giường ngủ. Ngay sau đó, giống như tất cả những gì mà cả hai đang mong đợi, họ lao vào vòng tay của nhau và làm tình liên tục như thể chỉ có họ là những người duy nhất biết được những gì mà thần ái tình đã gieo xuống cho cả nhân loại.

Ngày hôm sau, 11 tháng 8, những đồng nghiệp của D. Marnin đều cảm thấy thất vọng khi phát hiện ra rằng tờ New York Times vừa mới cho đăng tải thêm hai bài báo nữa về vấn đề liên quan. Bài thứ nhất là của phóng viên Willis Mandelbrot ở Sài Gòn mang tựa đề: “Bà Nhu tố cáo rằng Hoa Kỳ đang tống tiền Việt Nam”. Còn bài thứ hai là của phóng viên Tad Szulc ở Washington lại đăng tin một vài quan chức cao cấp trong Chính phủ Kennedy lo ngại rằng chỉ trừ khi Ngô Đình Diệm thỏa thuận được các vấn đề mà nhóm Phật giáo chống đối yêu cầu thì ông ta mới có thể sống sót.

Những nhà lãnh đạo Phật giáo ngay lập tức có thêm hành động tạo áp lực nữa. Hai ngày sau, ngày 13 tháng 8 trong một ngôi làng nhỏ ở ngoại ô thành phố Huế, nhà sư thứ ba tiếp tục tự thiêu để phản đối sự đàn áp từ phía Chính quyền Ngô Đình Diệm. Vụ tự thiêu này lại dấy lên một phong trào biểu tình phản đối nữa ở Sài Gòn khi hơn năm nghìn người - trong đó phần đông là các học sinh, sinh viên đã kéo nhau tới bày tỏ lòng tiếc thương với người tử vì đạo tại chùa Xá Lợi. D. Marnin đã đi theo đoàn biểu tình này và thấy rằng những người biểu tình rất hăng hái tham gia giống y như một cuộc tuần hành trước giải bóng lớn của các trường Trung học ở Mỹ. Chỉ có điều không có những người cầm trịch để kích thích sự cổ vũ cho các đội chơi.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #98 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2012, 03:01:25 pm »

Vì quá bối rối mà chẳng ai có thể dự đoán được sự kiện đầu tiên trong chuỗi những sự kiện như vậy, tâm trạng của tất cả mọi người trong Đại sứ quán đều bắt đầu thay đổi ngay cả những người vẫn được cho là ủng hộ Ngô Đình Diệm mạnh mẽ nhất như ngài Sabo cũng không thể làm gì để đối phó với tất cả những hậu quả mà cuộc khủng hoảng đang gây ra ở khắp mọi noi. Tình hình chính trị đang lúc rối ren thì những tin tức tồi tệ về những trận đánh ở vùng tạm chiếm lại được khuấy động trên tất cả các báo chí của Mỹ. Phóng viên Mandelbrot đã mở đầu bằng một bài trên tờ báo Times mang tựa đề “Việt Cộng đang giành lại phần lớn các khu vực chiến lược”. Trong loạt bài này, anh ta đã quả quyết rằng những thất bại liên tiếp vừa xảy ra trong thời gian vừa qua đã làm cho tình hình chiến sự ở vùng Đồng Tháp Mười và quân Chính phủ roi vào tình trạng điêu đứng bất chấp những nỗ lực vô cùng tốn kém mà người Mỹ đang phải bỏ ra ở Nam Việt Nam. Theo các nguồn tin từ lực lượng Quân đội Mỹ, Việt Cộng với nhiều đơn vị thiện chiến với khoảiig từ 600 đến 1.000 quân được trang bị đầy đủ đang mở rộng các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng chính quy của Quân lực Việt Nam Cộng hòa trên tất cả các chiến trường trọng điểm.

D. Marnin nghi ngờ rằng những thông tin trên của Billy còn có vẻ trung thực hơn nhiều lần so với những gì mà Đại sứ quán hay Tổng lãnh sự quán ở Cần Thơ sẵn sàng thừa nhận bởi vì thông qua Lily anh đã được biết rằng những trận đánh và những cái tên như vậy vẫn thường được các tướng lĩnh trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa kể cho nhau nghe trong những cuộc chè chén say sưa. Lẽ dĩ nhiên Tổng thống Kennedy cũng đã đọc bài báo này và nó đã cung cấp cho ông ta những tư liệu ngược lại hoàn toàn với tất cả những gì mà ông ta vẫn biết qua các báo cáo của Hội đồng Tham mưu Trưởng Liên quân về tình hình chiến sự. Khi được Hội đồng An ninh Quốc gia yêu cầu cung cấp các thông tin phản hồi, tướng Donnelly đã báo cáo rằng: “Trong bài báo nói về tình hình chiến sự ở khu vực Đồng Tháp Mười, phóng viên đã đưa ra sự việc một cách thiếu hiểu biết về toàn bộ chiến lược của chúng ta cũng như cục diện chiến sự ở đây. Ngay từ đầu, chúng ta đã thực hiện rất hoàn hảo kế hoạch giành thế chủ động và loại bỏ lực lượng đối phương từ phía Bắc xuống phía Nam, đẩy quân Việt cộng ra khỏi những địa bàn chiến lược của họ, ép họ phải rút về những khu vực xa xôi nhất ở khu vực cực Nam của bán đảo. Chiến lược này đang rất thành công. Quân đoàn I hoàn toàn trong sạch, Quân đoàn II cũng không kém hơn thế; Quân đoàn III còn hoạt động mạnh hơn nhiều; Quân đoàn IV vẫn đảm bảo khả năng tác chiến ở mức độ cao nhất. Như tướng Cao, Tư lệnh Quân đoàn IV tuyên bố hồi tháng 6 “Chúng tôi muốn tận mắt chứng kiến tất cả du kích quân Việt cộng phải co cụm lại ở bán đảo Cà Mau và rồi chúng tôi sẽ để cho chúng mục nát và tan rã ở vùng đất ấy”. Nếu như Mandelbrot hiểu được chiến lược này, anh ta đã có thể không viết ra một bài báo thiếu trung thực đến như vậy ...” Thế nhưng những điều tồi tệ cho tướng Donnelly và toàn bộ lực lượng quân sự Mỹ ở Nam Việt Nam vẫn tiếp tục diễn ra và cánh báo chí cũng không bỏ sót một dịp nào để công khai chúng cho người dân Mỹ. D. Marnin vẫn phải làm việc hơn 15 giờ mỗi ngày tại Đại sứ quán hòng nỗ lực theo sát và báo cáo kịp thời về Washington tất cả những gì đang diễn ra xung quanh cuộc khủng hoảng Phật giáo. Tuy nhiên, anh không thể biết hay cũng không thể dự báo được rằng vào ngày 15 tháng 8, ni cô Diệu Quang tự thiêu trước chùa Ninh Phước tại thị trấn Ninh Hòa ở Nha Trang. Ngay hôm sau, 16 tháng 8, vị Hòa thượng đứng đầu các vị sư đang nghiên cứu về vấn đề Phật học ở Nhật Bản xác nhận rằng một vụ tự thiêu nữa để phản đối Chính quyền Diệm sẽ được thực hiện ở chùa Từ Đàm, Huế. Sự kiện này đã được cảnh báo trước nên lực lượng cảnh sát đã được điều động tới đó, nhưng họ cũng chỉ còn cách đứng nhìn vị Hòa thượng già đổ hết một can xăng lên người từ đầu xuống chân rồi tự châm lửa thiêu sống bản thân mình. Rõ ràng tình hình chính trị đã không còn kiểm soát được nữa. Ba hôm sau vào ngày Chủ Nhật 18 tháng 8, có khoảng 15 đến hơn 20 ngàn người tập trung ở chùa Xá Lợi cũng như ở những đường phố xung quanh đấy để nghe các lãnh đạo phong trào Phật giáo diễn thuyết kêu gọi chống lại Chính phủ. Những khẩu hiệu rất lớn có nội dung kêu gọi lật đổ Chính quyền phát-xít của Ngô Đình Diệm đã được căng lên. Trong bài phát biểu của mình, lần đầu tiên Hòa thượng Thích Trí Bình đã nói bóng gió tới giải pháp chính trị tối ưu nhất vào lúc này là trung lập hóa Chính phủ hiện thời. Theo những điều luật của Việt Nam Cộng hòa, việc ủng hộ quan điểm trung dung cũng được xem như một sự nổi loạn. Xem ra các vị Hòa thượng đã có đủ can đảm để thách thức Chính quyền Ngô Đình Diệm hoặc là phải có những hành động mạnh tay hơn với họ hoặc là phải chấp nhận mọi điều kiện của họ.

Với tư cách là chuyên gia đặc trách các vấn đề liên quan đến cuộc khủng hoảng Phật giáo thuộc Phòng chính trị của Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn, D. Marnin bị kẹt giữa vô vàn những công việc - một nhiệm vụ vẫn được con là hết sức khó khăn cho những nhân viên trẻ tuổi như anh. Những gì đang diễn ra ở Việt Nam luôn là đề tài lấn lướt tất cả các sự việc khác không chỉ trên diễn đàn báo chí mà còn ngay cả trên bàn làm việc mỗi ngày của Tổng thống Hoa Kỳ. Con số các phóng viên Mỹ được cử tới Sài Gòn đã nhiều gấp năm lần so với lúc đầu tiên. Có tới hơn một trăm phóng viên đã đăng ký tại Cơ quan thông tin Mỹ tại Sài Gòn. Đa số bọn họ đặt chân đến đây mà không hề biết tì gì về việc Phật giáo đã được truyền bá và đã phát triển ở Việt Nam như thế nào. Chính vì thế, họ muốn D. Marnin bổ sung cho họ những hiểu biết đơn giản nhất (Đúng như ngạn ngữ có câu “Thằng chột làm vua xứ mù”) và kể cho họ về toàn bộ diễn biến cuộc khủng hoảng - kể từ vụ nổ ở trước Đài phát thanh ở Huế cho đến lúc gần như không thể đung hòa quan điểm giữa các Hòa thượng với Chính quyền Ngô Đình Diệm mà ai cũng hiểu là sắp có một chuyện động trời nữa chuẩn bị diễn ra.

Trong Đại sứ quán Mỹ, việc D. Marnin đảm nhận cương vị “chuyên viên đặc trách các vấn đề Phật giáo” đã giúp cho công việc ở đây được thuận lợi hơn rất nhiều. Đại sứ quán lớn thứ hai ở Sài Gòn chính là Đại sứ quán Pháp, nhưng họ cũng chỉ có số nhân viên bằng một phần năm so với Đại sứ quán Mỹ và không có cơ quan phụ trách các hoạt động quân sự với một lực lượng khoảng hơn mười sáu ngàn cố vấn quân sự như của Mỹ (trên thực tế, Chính quyền Ngô Đình Diệm chỉ thừa nhận là có hơn hai ngàn cố vấn Mỹ ở đây mà thôi). Chính vì vậy, D. Marnin đã trở thành một người chủ đạo trong vấn đề Phật giáo của Phái bộ Mỹ với ngót nghét gần hai mươi nghìn người mà phân nửa trong số đó mỗi ngày đều phải có trách nhiệm viết ít nhất một báo cáo về mối quan hệ giữa họ với các đối tác người bản địa để gửi về Đại sứ quán Mỹ.

Thế nhưng anh lại càng thất vọng hơn bởi lẽ dẫu cho anh có nỗ lực đến bao nhiêu để diễn giải toàn bộ cái nguyên nhân sâu xa của phong trào chống đối của những Phật tử ở đây cho Chính phủ Mỹ thì dường như có một áp lực nào đó lớn hơn nhiều lần xuất phát từ chính Washington khiến cho những báo cáo của anh chẳng thể tạo nên một sự biến đổi nào. Kể cả những tư tưởng dân tộc của người Việt cũng như phong trào tự thiêu của các sư sãi cũng vậy. Trong suốt hai nghìn năm qua, tư tưởng Khổng giáo đã hình thành và để lại trong mỗi con người ở đây kể cả cá nhân Ngô Đình Diệm những ảnh hưởng sâu sắc khó có thể gột rửa đi được trong một sớm một chiều. Điều này cũng đã được các nhà nhân loại học ở Mỹ phát hiện ra từ rất lâu rồi giống như ảnh hưởng của người Trung Quốc hay các nhân tố ngoại lai khác (trong trường hợp này thì đạo Thiên Chúa có thể coi như một nhân tô ngoại lai). Thế nhưng cũng theo các kết quả nghiên cứu ấy thì Phật giáo (mặc dù được du nhập vào Việt Nam theo hai đường từ Trung Quốc và từ Ấn Độ vẫn mang đậm màu sắc của Khổng giáo) đã bị biến đổi rất nhiều theo phong tục của người Việt bản địa. Sau này, những chính sách của Mỹ đều được hình thành từ thực tế là Chính phủ Mỹ cần phải cạo sạch những gì là ngoại lai trong ý thức hệ và tư tưởng như của Ngô Đình Diệm, những thứ đã được cho là bị vấy bẩn từ trong quá khứ và ủng hộ mạnh mẽ cho những tư tưởng của chủ nghĩa dân tộc của người Việt - một trào lưu mới trong tương lai.

Trong lúc ấy, cả ông Diệm và ông Nhu đều đang rất lo lắng đến mức tuyệt vọng về cái trào lưu tư tưởng mới này, bởi lẽ không sớm thì muộn nó sẽ nhận được sự bù đắp cần thiết qua việc điều chỉnh chính sách của Washington. Tất cả những người Mỹ mà anh em nhà Ngô Đình nghĩ rằng có thể tạo ấn tượng được thì họ không bao giờ bỏ qua trong đó có cả Marnin. Lần này họ để cho Đinh Triệu Dã thực hiện cái mục tiêu ấy. Dĩ nhiên là D. Marnin đã biết về Dã trong những chuyến viếng thăm của Đại sứ Corning khi trước. Anh ta là một người có trí nhớ tuyệt vời, một thư ký ghi biên bản ngồi ở bên kia bàn nhưng chẳng bao giờ phải cầm bút viết lấy một chữ nào hết.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #99 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2012, 03:04:22 pm »

Thời gian đầu, D. Marnin nghi ngờ rằng trong căn phòng của ông Diệm có gắn những máy ghi âm vì thế Dã có thể nghe lại những cuộc nói chuyện ấy và dùng nó để ghi vào biên bản. Thế nhưng về sau khi có dịp thảo luận với Dã về những cuộc nói chuyện giữa ngài Corning và ông Diệm, anh mới thật sự tin rằng Dã có thể nhắc lại một cách chính xác những gì mà ông Diệm hay ngài Corning đã nói trong bất kỳ cuộc gặp gỡ nào giữa hai người. Là một thành viên ưu tú nhất trong thế hệ kế tiếp của gia đình, ngay khi vừa nhận được học bổng nghiên cứu sinh cho bằng tiến sĩ của mình, Đinh Triệu Dã đã được gọi về Sài Gòn để giúp đỡ Tổng thống (ông Diệm là bác hai của Dã còn người bác cả là Ngô Đình Khôi đã bị xử tử vì tội theo quân Pháp đàn áp người Việt). Điều này đã khiến cho anh ta phải từ bỏ niềm đam mê nghiên cứu về vật lý lý thuyết tại trường Đại học CalTech. Anh không thể từ chối mệnh lệnh của người đứng đầu dòng họ (ông Ngô Đình Thục chứ không phải là ông Diệm đã gọi anh về). Gia tộc dòng họ anh đã có sáu thế hệ kế tiếp nhau phục vụ cho Triều đình và bây giờ đến lượt anh phải làm việc đó.

Dã sống rất ẩn dật trên tầng thượng của một ngôi nhà nằm trên đường Tự Do cùng với bà mẹ già nua ốm yếu và người chị gái không có chồng tên là Minh làm nhân viên lưu trữ ở Thư viện Sài Gòn. Khi anh ta bất ngờ mời D. Marnin tới ăn cơm với gia đình vào buổi sáng thứ Bảy, D. Marnin hiểu rằng có một điều gì đó bất thường đang xảy ra. Kể từ hôm ngài Corning tới chia tay ông Diệm cho tới nay đã được gần một tháng hai người không hề gặp nhau lần nào.

Chiều hôm ấy, khi D. Marnin đến nơi thì thư ký Dã đang đứng ở đầu cầu thang đợi anh. Trong sân có hai cây đại rất to và mùi hương hoa đại sực nức khắp mọi nơi.

- Lối vào hơi tối đấy - Dã nói với anh - anh có thể sẽ không nhìn thấy bậc cầu thang đâu nên cẩn thận một chút nhé.

Khi dẫn D. Marnin đi theo cái cầu thang tối om, Dã nói tiếp:

- Như anh thấy đấy, nhà tôi cũng chỉ có thế này thôi. Đáng lẽ ra tôi phải mời anh tới một nhà hàng nào đấy, nhưng quả thật ở đấy ồn ào và không tiện lắm.

- Tôi cũng thích được cùng ăn ở đây với anh và gia đình. - D. Marnin trả lời rất thành thật.

Mặc dù đã được giới thiệu trước nhưng chính D. Marnin cũng rất bàng hoàng sửng sốt trước vẻ khiêm nhường của căn nhà mà Dã đang sống. Anh bước vào căn phòng khách nhỏ thó có kê một chiếc ghế sô pha, hai chiếc ghế bành, một bức tranh bạc màu có in hình những bông hoa, một chiếc bàn gỗ kiểu cổ để ở góc phòng. Trong nhà mọi thứ đều có mùi ẩm mốc lẫn với mùi khói thuốc lá lâu ngày vẫn còn ám lại. Căn hộ có hai buồng ngủ ở hai đầu nhà. Một bên là buồng ngủ của bà mẹ già mà anh chưa nhìn thấy mặt và người chị gái chỉ ra chào khách với một điếu thuốc lá trên môi khi bữa cơm thân mật giữa hai chàng trai sắp xong.

Căn phòng lớn nhất của căn nhà này là phòng riêng của Dã. Vật trang trí duy nhất trong phòng là một tấm bảng đen hai mặt trên đó ghi bằng phấn vô số những công việc được sắp xếp với rất nhiều dấu bằng kế tiếp nhau. Trong phòng cũng có một buồng tắm nhỏ với một chiếc bồn tắm kiểu đứng và một chỗ để nấu nướng, nơi hầu hết mọi việc chuẩn bị cho bữa ăn đang được diễn ra ở đây. Giống như mấy ông bác mình, Dã là một ngưòi nghiện thuốc lá Gauloises rất nặng và anh ta đã đề nghị D. Marnin hút một điếu.

- Nếu anh nhìn quanh đây - anh ta nói - tôi nghĩ là anh sẽ phát hiện thấy những bằng chứng xác nhận rằng không phải tất cả những lời cáo buộc về sự tham nhũng của gia đình họ Ngô mà báo New York Times vẫn đăng là có cơ sở.

- Tất cả những ai không biết gì về đất nước này đều có thể coi những lời cáo buộc ấy là hết sức nghiêm trọng.

- Thật thế sao? Chúng tôi lại cho rằng những tờ báo ấy không chỉ khiến cho ngưòi ta đánh giá vấn đề quá trầm trọng mà giờ đây nó còn tạo ra sự thay đổi hoàn toàn trong chính sách đối ngoại của các ông đối với đất nước này. Trong nhiều tháng qua chúng tôi đã từng nghe thấy tay phóng viên này của tờ New York times khoe khoang với bạn bè (anh ta dừng lại rồi đưa mắt nhìn thẳng về phía Marnin) ở khắp thành phố này rằng anh ta sẽ “vô hiệu hóa ngài Corning”. Các anh đã từng có một Đại sứ rất phù hợp với đất nước này còn bây giờ các anh đã triệu hồi ông ấy về nước.

- Điều đó không có nghĩa là sẽ có sự thay đổi trong chính sách đâu. Như anh thấy đấy, chúng tôi đã nhận được một bức điện từ ngài Ngoại trưởng phản đối bất cứ một sự thay đổi nào trong chính sách của chúng tôi trong tương lai.

- Viết những bức điện như thế thật đơn giản. Không ai trong chúng tôi nghi ngờ về thiện chí của ngài Corning. Thế nhưng trong Phái bộ Mỹ vẫn có những người khác luôn hành xử theo cách khiến cho họ trở nên nổi trội hơn những người như ngài Corning. Những hành động như vậy sẽ luôn thích hợp với những kẻ chống đối. Và khi những kẻ phản loạn ấy thông báo cho họ về những kế hoạch thâm hiểm cùa họ thì những người này sẽ vội vàng vồ ngay lấy cây bút ghi chính xác lấy từng từ, từng chữ - điều này đương nhiên sẽ trở thành niềm khích lệ với những kẻ phản loạn.

- Tôi không chắc là tôi hiểu được ý của anh đâu. -D. Marnin thắc mắc.

- Khi ông Markoff được hỏi nó là cái gì mà ông ta nghĩ những công dân Mỹ ấy lại làm như vậy, ông ta chỉ biết trả lời rằng họ có quyền tiếp cận với tất cả mọi vấn đề bởi vì nước Mỹ đang đầu tư vào Việt Nam hàng trăm triệu đô-la chính vì thế người dân Mỹ phải được biết tường tận những gì đang xảy ra.

- Vậy là ... có cái gì không đúng ở đó sao?

- Có thể, có thể là có đấy. Ngay cả khi người Mỹ các anh hỏi một tướng lĩnh cao cấp trong quân đội là liệu anh ta có tiếp tục ủng hộ Chính phủ mà anh ta đã thề là sẽ trung thành ấy nữa không, thì điều đó cũng khiến cho anh ta nghĩ rằng nếu như anh ta thay đổi quan điểm của mình thì Chính phủ Mỹ sẽ đứng về phía anh ta ngay lập tức. Thậm chí còn tồi tệ hơn nữa nếu có một viên Đại tá nào đó tuyên bố rằng ông Diệm phải ra đi, ông Nhu phải ra đi và rằng ông ta đang tập hợp lực lượng chuẩn bị cho một cuộc đảo chính quân sự mà người Mỹ các anh lại thi nhau ghi chép thật nhanh những tuyên bố ấy rồi tiếp tục tiếp xúc thân mật hơn với anh ta trong các buổi dạ tiệc thì điều đó có nghĩa là các anh đã tạo cho viên Đại tá ấy ấn tượng rằng các anh tán thành hành động ấy của anh ta. Và còn tồi tệ hơn nữa khi các anh vẫn tiếp tục hỏi vị tướng cao cấp thứ ba trong Quân đội là nước Mỹ cần phải làm những gì để cho toàn bộ Quân lực Việt Nam Cộng hòa chạy theo việc chống lại một Chính phủ đồng minh hợp hiến. Đừng nói là người Mỹ các anh không tiến hành thu thập các tin tức tình báo về các hoạt động chống đối Chính phủ đấy chứ? Và các anh cũng không để ý đến việc Chính phủ của chúng tôi điều hành các lực lượng vũ trang của mình như thế nào. Hay nói khác đi là thật sự thì các anh không khuyến khích những binh lính của chúng tôi chống lại Chính phủ phải không nào? Tôi chỉ có thể kết luận là tất cả điều đó không chỉ là sự suy đoán mang tính lô-jích thông thường đâu. Tất cả ba cuộc tiếp xúc này đều đã được chúng tôi ghi lại vào đúng lúc chúng diễn ra hồi tuần trước.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM