Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:30:42 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày tàn Ngụy chúa  (Đọc 53423 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #30 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 07:40:16 am »

Chương 10
QUÁN “MÈO ĐEN”

Quán “Mèo đen” là một trong rất nhiều quán bar nhếch nhác mới mở ở hai bên đường Catinat, chúng cùng giống nhau ở một điểm là rất đông, ồn ào và tối như bưng. Trong quán chỉ có một sàn nhảy nhỏ và một quầy bar hình móng ngựa khá lớn. Trên tường phía sau quầy bar là một chiếc gương lớn còn phía trên chiếc gương là dòng chữ cắt bằng giấy màu: “Chúc mừng năm mới”. Phía trên dòng chữ ấy là một tấm bảng ghép bằng những ống đèn nê-ông tạo thành dòng chữ đủ màu: “Bia lạnh - Gái bốc lửa”. Ở cuối căn phòng, ngay gần lối vào nhà vệ sinh là cánh cửa có treo một tấm biển viết nghệch ngoạc: “Tonsil Parlor”. Từ cánh cửa này sẽ nối với mấy căn phòng được dùng là nơi ở của các nữ tiếp viên đồng thời cũng là nơi để các cô gái làng chơi tạm thời giải tỏa nhu cầu sinh lý của đám lính Mỹ vừa ở chiến trường về. Ngay trước cánh cửa ấy là một cây thông Nô-en bằng nhựa trên đỉnh có gắn một thiên thần nhỏ được làm bằng giấy bạc màu vàng.

Cuối buổi chiều hôm mùng một tết, D. Marnin lại cùng đi uống rượu với Claudio và hai cô bạn gái của anh ta mà một trong hai người anh ta vẫn gọi là “Hedy Lamarr” vì cô có mái tóc và đôi môi giống như nữ diễn viên nổi tiếng này còn người kia là một cô gái khá xinh đẹp tên là Ruby Ky. Trong khi hai người đàn ông ngồi nhâm nhi ly rượu cô-nhắc thì hai người phụ nữ chỉ uống trà đá pha nhạt giả làm rượu Whiskey. Bài hát “White Christmas” vọng ra the thé từ chiếc loa để ở góc phòng, Hedy Lamarr gõ chân theo nhịp và ngâm nga hát theo giọng của ca sĩ Bing Crosby. Thi thoảng cô nàng lại giả bộ vô tình đụng nhẹ vào đùi Claudio làm cho anh này cứ ngả dần về phía cô ta mà bỡn cợt.

Ruby Ky ngồi ngả người ra sau ghế một cách ủ ê. D. Marnin cũng không thấy hứng khởi gì hơn Ruby, anh như quá mệt mỏi vì đã uống đủ các loại rượu kể từ bữa tiệc trước Giáng sinh ở Đại sứ quán Anh. Chính vì vậy, anh ngồi đấy với ánh mắt vô hồn nhìn vào ly rượu của mình còn tâm trí anh thì chỉ nghĩ đến những hình ảnh dịu dàng nhất của Lily.

- Này ông bạn, tôi không thích phàn nàn đâu -Claudio nói với anh - nhưng hôm nay là ngày đầu năm, thời gian này chỉ dành cho tiêu khiển và nhậu nhẹt thôi đấy.

- Mùa lễ hội đã làm tôi phát ốm rồi đấy - anh trả lời - Kể từ Giáng sinh tới nay, chúng tôi đã làm quá nhiều việc và chơi bời cũng quá nhiều rồi.
Nói rồi anh cầm ly rượu lên và chỉ uống một ngụm nhỏ.

- Thôi đi, thôi đi, ... không phải ngày nào ông cũng có thể ngủ được với gái còn trinh đâu.

- Tại sao lại là chuyện đó chứ?

- Đúng là ông bạn này ... - Caudio nói rất thật lòng - Nếu ông thích những cô bé còn trinh nguyên, tôi có thể giúp ông toại nguyện.

- Không nhanh vậy chứ, - D. Marnin cười ngạc nhiên - Tôi không có ý đó đâu

Claudio nhún vai:

- Chính tôi cũng chưa bao giờ thử nhưng nghe thấy bảo nó mùi mẫm lắm. Một lần nào đó tôi cũng sẽ thử cho biết. Thì mỗi người có sở thích riêng phải không nào? Mấy tay Ba Tàu - họ rất sính gái còn trinh đấy. Càng trẻ bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Tôi có mấy tay bạn hàng có thói quen là không bao giờ chấp nhận những em quá mười hai tuổi đâu.

- Bạn hàng là thế nào?

- À,... chiến tranh luôn đem lại cho người ta cơ hội kinh doanh hái ra tiền. Thế thì tại sao lại không thử làm lấy vài phi vụ chứ?

- Nhưng phi vụ gì cơ?

- Thì cái gì mà chẳng được. Chính nhờ sự giàu có của nước Mỹ nên ở đây mọi việc đâu có kém cỏi gì chứ.

D. Marnin cau mày hỏi tiếp:

- Tôi vẫn chưa hiểu.

- Thế này nhé - Claudio diễn giải từ tốn - Chính quyền Việt Nam Cộng hòa cần rất nhiều vốn đầu tư, thế nhưng chiến sự liên miên cho nên không nhà đầu tư nước ngoài nào muốn bỏ tiền vào đây bởi vì họ đều hiểu rằng làm như thế là quá mạo hiểm. Chính vì vậy hy vọng duy nhất sẽ được đặt vào tay các hội đồng buôn bán ở địa phương - chẳng hạn như các thương gia Hoa kiều, những người mà tôi đang duy trì được mối quan hệ khá thân mật.

Bỗng nhiên Ruby Ky bật khóc tức tưởi, hai dòng lệ chảy dài trên má cô.

- Ruby - D. Marnin ân cần hỏi - Làm sao lại nhiều nước mắt thế người đẹp?

- Em buồn quá. - cô trả lời.

Claudio lắc đầu ngán ngẩm:

- Cô ta là một người đàn bà vô vọng. Cô ta lúc nào cũng chỉ khóc với lóc.

- Ruby ấy à, cái gì cô ấy cũng quan tâm - Hedy Lamarr hưởng ứng nhiệt tình - mà hơi một tí thì cô ấy lại sụt sùi.

- Bài hát này, - Ruby nức nở - Nó làm em buồn quá đi mất.

- Bài hát này sao? - D. Marnin dỏng tai lên nghe thì nhận ra ca sỹ Tony Bennet vừa hát đến câu: “Tôi đã bỏ lại em ở San Francisco mất rồi”

- Nhưng Ruby ơi, - Anh rất ngạc nhiên hỏi cô gái - Cô đã bao giờ tới San Francisco chưa?

- Chưa - Ruby trả lời - Em chưa bao giờ tới đó cả. Hedy Lamarr tiếp tục động viên, an ủi Ruby.

- Em chẳng hơi đâu mà khóc lóc kiểu vậy - Cô nói - Thôi quên mẹ nó đi cho rồi.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #31 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 07:42:09 am »

D. Marnin ngắm nhìn hai người đàn bà và thầm nghĩ đấy có thể là một trong vô vàn những bí ẩn của người phương Đông. Anh quay lại tiếp tục câu chuyện với Claudio.

- Nhưng Chính quyền Mỹ phải làm gì để cải thiện tình hình này chứ? - anh hỏi - mà anh đang nói đến đâu rồi nhỉ?

- Tôi đang nói đến đoạn làm thế nào để trở thành một triệu phú tham gia cái Chương trình hỗ trợ hoạt động nhập khẩu CIP chó chết ấy. Bây giờ chỉ cần tôi tham gia vào cái chương trình CIP này thêm hai năm nữa thì chắc chắn tôi sẽ có một cuộc sống vương giả thôi rồi. Cả năm đứa em gái tôi cũng thế, ấy là chưa kể đến mẹ tôi và thậm chí cả anh nữa ông bạn thân mến của tôi ạ. Anh cũng sẽ trở nên giàu có nếu như anh đồng ý tham gia vào việc làm ăn nhiều lợi nhuận đến hoang đường này.

- Thú thực là tôi vẫn chưa hiểu là anh đang nói về cái gì hết.

- Tôi đang kể cho anh về chương trình CIP, một chương trình được khởi động một cách khá thành công dựa vào sự giàu có của Chính phủ Mỹ. Ở đây chương trình CIP vẫn được hiểu, được hoàn thiện và được điều hành bởi chính Đại sứ quán Mỹ của các anh - nhưng không phải theo cái nghĩa là giúp Chính phủ Việt Nam Cộng hòa (GVN) giành chiến thắng trước những người Cộng sản mà là để giúp cho tôi trở nên trưởng thành hơn, được tôn trọng hơn và có phẩm cách lớn hơn.

- Anh đang nói tới cái quái gì vậy? Tôi chẳng hiểu gì hết.

- Chính nhờ có chương trình CIP của Chính phủ Mỹ ở Việt Nam mà cứ mỗi đô-la tôi đầu tư vào xứ sở này tôi lại thu được sáu đô-la tiền lãi. Nếu tôi có thể tiếp tục cuộc chơi như vậy thì sau mỗi tháng từ một đô-la ban đầu tôi đã có thể kiếm được 72 đô-la tiền lãi - vậy là lãi xuất ở đây đã lên đến 7.200%. Cũng không tồi lắm phải không nào? Bí quyết ở đây chính là chỗ phải làm thế nào để khiến cho tiền đầu tư của mình liên tục quay vòng và không cho nó dừng lại lấy một lần.

Nói tới đây Claudio dừng lại và đưa tay lên vẽ thành một vòng tròn trước mặt Marnin.

- Nếu tạo hóa đã ấn định rằng sự thiếu hụt hàng hóa trên thị trường đương nhiên sẽ sinh ra lạm phát và điều này có thể sẽ khiến cho nền kinh tế bị sụp đổ. Chính vì thế, cái thứ mà GVN đang rất cần, Chính phủ Mỹ cũng đang rất cần đó chính là hoạt động đầu tư từ nước ngoài hay ít ra cũng là một số vốn nhất định để từ đây họ có thể chi trả cho vùng này hay cho vùng khác. Giống như những gì mà đồng bào của ông đã học được từ giai đoạn sau Thế chiến lần thứ hai và giống như những gì mà Kế hoạch Marshall đã làm được, ở xứ sở này người ta cần phải có đủ hàng hóa để đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng và kiềm chế nạn lạm phát. Thế nhưng tình hình chiến sự càng xấu đi bao nhiêu thì GVN càng không thể thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài bấy nhiêu. Hy vọng duy nhất của họ vào lúc này chính là trông chờ vào sự đầu tư của cộng đồng các doanh nghiệp địa phương - và đấy cũng chính ỉà ỉý do vì sao nhũng người bạn của tôi, những Hoa kiều chỉ muốn nhổ toẹt vào cái Chính phủ này, đặc biệt là sau khi ông Diệm cho quân tàn sát họ hồi năm ngoái. Tại sao họ lại phải cứu giúp ông ấy trong khi ông ấy vừa mới đái vào đầu họ? Tất cả những ông trùm tư bản này đều có thể chuyển tiền đầu tư của họ sang Hồng Kông để hưởng mức lãi xuất 25% có bảo đảm. Họ cũng có thể chuyển vốn đầu tư sang Băng Cốc để lấy lãi xuất gần 80%, nhưng thực ra những việc như thế là quá mạo hiểm. Vào lúc này, chẳng sự mạo hiểm nào có thể so sánh được với đầu tư vốn của mình vào Việt Nam. Mặt khác, ở đây họ cũng đang vớ được lợi lộc béo bở kia mà. Chính vì thế họ vẫn đang đầu tư rất lớn và dĩ nhiên là tiếp tục thu lời rất lớn. Vậy nhưng tất cả mới chỉ là những đồng tiền của nước sở tại. Cái mà họ cần nhất vào lúc này chính là những tờ xanh, những đồng đô-la có giá trị. Đó lại chính là lý do khiến cho tôi làm ăn cùng với họ. Tôi có cái vỏ bọc ngoại giao lý tưởng. Tôi có thể mang bất cứ cái gì tôi muốn đến đất nước này cũng như ra khỏi đất nước này. Điều cuối cùng mà Chính phủ nước này không muốn chính là những rắc rối đối với một quốc gia thân thiện. Tỷ giá hối đoái chính thức là 35 ăn 1. Tỷ giá hối đoái trên thị trường là 70 ăn 1. Tỷ giá hối đoái trên thị trường chợ đen là 110 ăn 1. Và tỷ giá mà tôi đặt ra là 150 ăn 1. Và cũng chính là nhờ vào Chương trình CIP ấy mà tôi có thể quay vòng những đồng đô-la của mình.

- Tôi vẫn không hiểu là làm thế nào mà anh quen với Chương trình CIP vậy ?

- Chương trình CIP đang vận hành một cách hết sức hoàn hảo. Anh sẽ không thể tìm cho tôi một đất nước nào khác đang trong thời kỳ chiến tranh mà nền kinh tế lại phát triển trơn tru như đất nước này đâu. Tất cả điều đó có được là nhờ vào những thiên tài của các anh đang ngồi ở Washington mà tính toán rằng nếu các anh cung cấp cho Nam Việt Nam đủ các loại hàng hóa mà thị trường đang cần thì nền kinh tế ở đây sẽ tự biết cách để lo cho nó. Nguyên lý thị trường tự do lại một lần nữa giành chiến thắng. Và nếu như anh có thể giữ chân những nhà đầu tư ở địa phương làm ăn tại đất nước này thì điều đó có nghĩa là anh đã ngăn cản được họ tuồn vốn sang Hồng Kông, sang Băng Cốc, sang Singapore hay thậm chí sang tận Thụy Sỹ nữa.

Kết quả cho thấy là vào sáng thứ Hai khi họ đã thỏa thuận được về các giấy phép nhập khẩu ở Bộ Tài chính, nếu tôi chuyển cho ông bạn Hùng quý giá của tôi, ngưòi chịu trách nhiệm phân bổ những giấy phép này 150 đồng nội tệ theo tỷ giá mà tôi quy đổi từ 1 đô-la, thì anh ta sẽ rất vui lòng đưa cho tôi một giấy phép nhập khẩu đã ấn định tỷ giá hối đoái là 35 ăn 1 cho một mặt hàng ngoại quốc nào đó có giá trị 04 đô-la để bán ra thị trường địa phương. Và nếu như sau đó những thứ hàng hóa này có bị dìm xuống sông Sài Gòn thì thật ra tôi cũng chẳng quan tâm. Với tôi điều quan trọng nhất là lấy được giấy phép nhập khẩu, một thứ mà ở đây vẫn có thể mua, bán, trao đổi như các loại hàng hóa khác. Nó sẽ giúp tôi có được nhiều nhất là 04 đô-la cộng với 02 đô-la mà tôi đã đổi được từ trước đó vậy là tôi đã có được 06 đô-la tiền lời từ 01 đô-la tôi bỏ ra lúc đầu. Vậy đấy, nếu như tôi cứ tiếp tục quay vòng đồng đô-la của tôi trong một tháng liền thì tôi sẽ thu về là 72 đô-la tiền lãi từ 01 đô-la tiền gốc. Như vậy lãi xuất mà tôi kiếm được sẽ không phải là 7.200% thì là gì chứ. Đó, đó chính là cách mà người ta đang kiếm tiền ở xứ sở này đấy.

- Thế tại sao tất cả mọi người đều không làm được như vậy?

- Ông bạn Hùng của tôi và nhiều tay Mafia kinh tế người Việt khác nữa không phải là những thằng ngu đâu. Tất cả họ đều đã từng được đào tạo ở Đại học California rồi đấy. Họ cũng hiểu rằng phải luôn luôn tồn tại một giới hạn nhất định cho tiến trình này. Họ điều tiết quá trình hoạt động của nó thông qua việc ấn hành vừa đủ các giấy phép nhập khẩu cho tương xứng với nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường và giữ cho nó luôn ở thế cân bằng. Đấy cũng chính là lý do khiến cho thời gian qua anh chỉ có thể mua một số lượng vừa phải sữa đặc có đường hay rượu Scotch. Thế nhưng, nếu như anh thật sự đang đầu tư vào đất nước này và anh cần phải nhập khẩu nguyên vật liệu để thúc đẩy hoạt động kinh doanh ấy, cho một nhà máy hay bất cứ cái gì anh đang sở hữu ở đây, thì anh sẽ không gặp bất kỳ sự giới hạn nào. Anh có thể mang tới bất kỳ cái gì anh muốn. Và điều này đã khiến cho tôi trở thành người Quảng đông hay người Khách gia duy nhất nói tiếng Guantemala trong lịch sử thế giới, và cũng chính vì thế mà cả cộng đồng Hoa kiều ở đây rất ngại phải chuyển tiền của họ sang đầu tư ở Hồng Kông. Bây giờ tôi đã là chủ sở hữu, hoặc ít nhất là có một bình phong hoặc là một đối tác của ba nhà máy chế biến lúa gạo, hai phân xưởng dệt may; một dây truyền xử lý quế, hồi; một lò giết mổ; một nhà tắm hơi và cả một nhà máy làm đường trắng nữa. Vậy là tất cả những thứ ấy trong cái nền kinh tế quá nóng này đang giúp tôi kiếm tiền. Không chỉ có thế, chúng tôi còn trải tiền ra khắp nơi để hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất khác. Mọi người đều có lợi cả. Ông Hùng ở Bộ tài chính, các quan chức chính quyền cấp tỉnh nơi những nhà máy, công xưởng của chúng tôi đang mọc lên, các vị thị trưởng các thành phố, Tư lệnh các Sư đoàn quân Chính phủ đang làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho các thành phố ấy, - và lẽ đương nhiên là cả ông Bộ trưởng Ngoại giao của tôi ở Guatemala nữa, người thường xuyên nhận được phần hoa hồng hàng tháng nhưng vẫn tỏ ra thế là chưa đủ và hơi tí thì dọa là sẽ chuyển tôi tới đại diện ở một nơi ít màu mỡ hơn như ở Oslo chẳng hạn. Chính vì thế ai mà chẳng muốn có miếng bánh CIP kia chứ. D. Marnin ạ, anh chàng tội nghiệp của tôi, anh đang phụng sự cho một đất nước thật là vĩ đại đấy.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #32 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 07:44:34 am »

Từ chiếc loa quân dụng phát ra bài hát “You talk too much”, một bài đang được xếp hạng top-ten ở Sài Gòn từ mấy tuần nay.

- Tại anh đấy - Hedy Lamarr hờn dỗi nhắc nhở Claudio - Anh nói quá nhiều rồi đấy. Đêm hôm qua anh là số một. Đến hôm nay anh là số mười rồi.

Vừa làm ra vẻ giận dỗi, cô gái bật mạnh mấy đầu ngón tay và nói tiếp:

- Số mười trăm, số mười ngàn ...

Đúng lúc ấy một viên Hạ sĩ thuộc lực lượng đặc nhiệm đi ngang qua và nghĩ rằng cô gái đang vẫy hắn nên xen vào:

- Này em bé, - Hắn ta gọi rất nhiệt tình - Em có thể ra kia để chúc mừng năm mới một người vừa từ Sư đoàn “Anh cả đỏ” một chầu vui vẻ trẻ trung không em?

Hedy Lamarr vằn mắt nhìn hắn một cách xấc xược:

- Cái mặt mày thật chó chết, biến đi đằng khác cho chị nhờ.

Tên lính tiến thẳng tới như muốn vồ ngay lấy cô gái nhưng không hiểu sao hắn lại đột ngột khự lại.

- Thưa quý ông, - Claudio đứng dậy và nói - Cho phép chúng tôi ra khỏi đây.

Nói rồi, anh thong thả rút một xấp tiền đưa cho người chủ quán bị chột mắt có tên là Minh vừa tiến lại. Anh ta dùng khủy tay giữ chặt hai cô gái ở hai bên rồi hỏi D. Marnin rất thân tình:

- Thế nào? ông muốn chơi với em nào đây?

- Ồ xin lỗi tôi phải ghé qua văn phòng để kiểm tra xem có bức điện khẩn nào không đã.

- Chúa ơi - Claudio thốt lên thất vọng - Tôi nghĩ là tôi phải về nhà mất rồi. Đêm nay tôi sẽ bị kẹp giữa hai ngưòi đẹp đây như miếng thịt trong cái bánh xăng-wich vậy. Hasta Luego, chico.

Như cảm thấy được tính chất nghiêm trọng của trò bịp bợm mà Claudio đã mô tả, sáng ngày hôm sau, D. Marnin đã tới gặp trực tiếp Curly Bird Giám đốc Cơ quan viện trợ của Mỹ tại Nam Việt Nam đồng thời là người điều hành mọi hoạt động của Chương trình hỗ trợ nhập khẩu CIP, một quan chức mẫu mực với cái đầu hói, cái tẩu thuốc luôn nằm trên môi và một bản ghi nhớ sẵn sàng ghi chép lại toàn bộ những gì D. Marnin muốn kể lại. Lúc đầu, khi mới hay là D. Marnin muốn gặp mình, ông Bird đã tưởng rằng có một vấn đề gì đó rất cần thiết mà bên Đại sứ quán muốn ông ta phải giải quyết dứt điểm ngay lập tức. Nhưng sau khi khám phá ra rằng ông Đại sứ không hề liên quan gì tới vấn đề này, ông ta lặng lẽ hút một hơi thuốc thật sâu và nở một nụ cười thật rạng rỡ. Cuối cùng ông ta cũng đặt tờ ghi nhớ xuống dưới bàn, lắc đầu và nói:

- Không có sự thay đổi nào ở đây hết anh bạn ạ. Ở những quán bar thì người ta vẫn nói lung tung vậy thôi. Tôi đã từng gặp rất nhiều những anh chàng Mỹ la-tinh như vậy rồi. Tôi đã từng làm việc hơn chục năm ở Trung Mỹ. Và lần nào cũng vậy, khi người ta muốn khoe mẽ đôi chút để mê hoặc người khác ở cái ổ gái điếm nhơ nhuốc như thế thì tốt nhất là đừng tin vào những gì mà người ta nói. Vậy cho nên là ... sao nhỉ? ... nó không phải việc của chúng tôi. Chừng nào chúng ta còn tiếp tục đổ tiền vào đầu tư cho nền kinh tế Việt Nam thì đây vẫn còn là những bến cảng an toàn. Chương trình CIP vẫn đang tiếp tục vận hành theo đúng những trình tự mà nó được hoạch định trước. Mọi việc kinh doanh của địa phương này vẫn đang diễn ra theo cái cách riêng của họ nên không cần phải được xem xét lại và ở nước Mỹ chúng ta không thể phản đối cách làm ấy. Ở đây ai mà chẳng có một chút không thật thà. Đó chỉ là lối sống của phương Đông thôi mà.

D. Marnin sững sờ đưa mắt nhìn ông Bird và cố gắng không dám tin vào những gì mà anh vừa nghe thấy. Sau đó anh vội đứng dậy, cầm lấy bản ghi nhớ từ trên bàn của ngài Giám đốc gập vội nó làm ba rồi đút ngay vào trong túi áo trước ngực.

- Nếu vậy thì - anh nói - tôi nghĩ là ngài không cần tờ giấy này đúng không.

Ông Bird bỏ tẩu thuốc ra khỏi miệng và gật đầu đồng ý.

D. Marnin không trình bày vấn đề thêm một chút nào nữa. Thông điệp của ngài Giám đốc thật rõ như ban ngày: “Chào mừng con trai, con đã đến với Châu Á”.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #33 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 01:37:45 pm »

Chương 11
“CHÚNG TÔI CHỈ LÀ NHỮNG CON RỐI TRONG TAY ÔNG NHU THÔI”

D. Marnin lái xe đi thẳng đến Đại sứ quán với ý định sẽ nhanh chóng theo kịp với mọi hoạt động đang diễn ra ở đây, bởi lẽ anh đã bỏ bễ công việc trong suốt kỳ nghỉ vừa qua. Cầm lấy cặp công điện được gửi lại ở phòng mã thám trên tầng bốn, anh thong thả bước theo cầu thang trở về nơi làm việc quen thuộc của mình.

Hôm đó Chick Rizzo là người trực ban. Anh ta đang ngồi ở bàn làm việc của Helen Eng ở bên ngoài phòng làm việc của ông Đại sứ để đọc một ấn phẩm của Tạp chí “Thư viện hiện đại” mang tên The Red Badge of Courage. Rizzo là một người hăng hái nhất trong tất cả những người hăng hái ở Đại sứ quán. Anh ta đã từng xung phong làm chân cố vấn chính trị, biết nói tiếng Việt, trong vòng hai năm làm việc cho Lực lượng đặc nhiệm nhưng đã bị Bộ tư lệnh Viện trợ quân sự Mỹ (MACV) từ chối vì tướng Donnelly cho rằng anh ta mang hình bóng của một kẻ dị giáo cực đoan.

- Cuối cùng thì anh cũng gặp được người hùng của mình rồi hả? - D. Marnin hỏi anh ta.

- Anh định nói Mudd sao?

Anh gật đầu.

- Anh ta đang ở Sài Gòn cho một chuyến R&R ngắn ngày. Anh ta là một gã được đấy chứ?

- Anh ta là vậy đấy - Rizzo cười nhăn nhở vì nghĩ rằng D. Marnin định ám chỉ điều gì - Nhưng dù sao thì việc mà anh ta làm cũng rất phi thường đấy. Anh ta đã nhận một Sư đoàn tồi tàn nhất trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa và chỉ mất có gần một năm thôi anh ta đã biến nó trở thành một Sư đoàn thiện chiến nhất.

- Thì tôi vẫn nói anh ta là một tay cừ đó thôi - D. Marnin nhắc lại.

- Ông Đại sứ đang ở trong đó đấy, - Rizzo vừa nói vừa chỉ tay vào phòng trong.

Ngài Corning đang ngồi sụp xuống bàn làm việc, người ông ta nghiêng về phía bên phải, tay trái cầm bút lặng lẽ, nắn nót viết những dòng chữ bằng mực tím lên một tờ giấy màu vàng. Thông thường, ông ta hay đọc tất cả các công điện cho Helen Eng nhưng lần này ông ta đã cho cô nghỉ bù và ông muốn tự mình cầm bút, vắt óc suy nghĩ nhằm cố gắng thâu tóm tất cả những gì đã xảy ra trong năm 1962 vào một bản báo cáo tổng hợp đầy hứa hẹn. Có rất nhiều Đại sứ Mỹ cố gắng cầm bút tự viết lấy những bản báo cáo cuối năm một cách thật hoàn hảo kiểu như thế này cho dù yêu cầu từ Bộ Ngoại giao cũng không đến nỗi khắt khe như thế. Ý tưởng cao cả của ngài Corning dường như đã được bao quát hết trong nhan đề của bản báo cáo: “Chiến thắng trong tầm tay - Việt Nam một năm qua”. Những bản báo cáo như thế này luôn là bức điện đầu tiên được gửi đi từ tất cả các Đại sứ quán Mỹ ngay trong ngày đầu tiên của năm 1963 với dòng trên cùng được in rất trang trọng: “Kính gửi Ngài Tổng thống”.

Ông Đại sứ vẫn tiếp tục viết trong khi D. Marnin bước vào phòng và ông ấy chỉ dừng lại ngẩng đầu lên sau khi đã kết thúc một đoạn văn bản ngắn. D. Marnin kiên nhẫn chờ đợi trong yên lặng.

- Chúc mừng năm mới - Ông Corning nói với anh rồi chỉ xuống tờ giấy màu vàng đang viết dở dang - Đây là công việc cuối cùng của tôi trong năm nay. Tôi sẽ hoàn tất nó trong khoảng một hoặc hơn một tiếng gì đó. Tôi sẽ đánh giá cao nếu anh sẵn sàng đem nó đến chỗ trực ban của phòng văn thư để đánh máy ngay sau khi tôi viết xong. Nó phải được gửi đi đầu tiên trong buổi sáng ngày mai. Và tôi cũng muốn đọc lại nó một lần nữa ngay khi tôi quay trở lại đây vào sớm mai.

Một giờ sau đó, cầm bản thảo của ngài Corning trên tay, D. Marnin hăng hái đi tìm người trực ở phòng văn thư là Angela Cartini nhưng cả anh và Rizzo đều không thể gọi được cho cô này. Họ phát hiện ra rằng buổi sáng hôm trước cô này đã có một cuộc hẹn hò với một trong những viên sỹ quan cấp tá nào đó ở bên Đoàn cố vấn quân sự (MAAG). Và cô ta đã xắp xếp để Mary Rhodes, thư ký của ban kinh tế trực hộ cô ta trong buổi tối hôm đó. Cô ta cứ nghĩ rằng Mary có thể làm thay phần việc của mình nên cô nàng cũng chẳng thèm thông báo lại cho trực ban là Rizzo.

D. Marnin không muốn làm hỏng buổi tối mùng một tết của Helen Eng bằng cách gọi cô tới nơi làm việc - cô ấy đã thường xuyên phải làm việc nhiều hơn quy định và thời gian làm việc trung bình của cô ấy là khoảng 30 giờ trong một tuần. Chính vì vậy anh đã quyết định rất đơn giản rằng việc đánh máy có thể để lại vào buổi sáng ngày hôm sau. Đó quả thật là một sai lầm. Bản báo cáo dài tới mười bốn trang. Mãi tận hơn chín giờ ngày hôm sau, Helen mới đánh máy xong bản in thử. Đại sứ Corning không giấu nổi sự bực tức của mình vì bản báo cáo của ông không được đánh máy từ đêm hôm trước. Ông ta đùng đùng nổi giận. Và ông ta chẳng thèm quan tâm đến việc làm tắc trách giữa các trực ban phòng Đại sứ và trực ban phòng văn thư hay thông cảm cho việc D. Marnin không thể gọi Helen Eng đến làm ngay lúc đó.

- Khốn nạn thật, David - Ông Đại sứ gầm lên - Tôi đã muốn là bản báo cáo ấy phải được chuyển tới bàn của ngài Tổng thống vào buổi chiều nay. Tôi vẫn còn phải sửa lại một vài điểm nữa và tôi không còn thì giờ để làm lại nó cho tới tận khi chúng ta quay trở lại đây vào sáng nay. Còn bây giờ lại mất đứt một ngày nữa rồi, mà nó sẽ đến Washington cùng với cả mớ hỗn độn các bản báo cáo tổng kết năm từ các Đại sứ quán khác ở khắp nơi trên thế giới chứ. Đã thế chẳng ai lại gửi một bản báo cáo dài mười bốn trang làm hai lần cả.

Thế nhưng ông Đại sứ cũng không còn nhiều thời gian để sửa lại bản báo cáo một lẫn nữa bởi vì ông ấy và ngài Stu Markoff, Trưởng Ban đối ngoại của Đại sứ quán phải tới gặp Ngô Đình Diệm để thảo luận về một vấn đề nhạy cảm mói phát sinh trong Chương trình lập ấp chiến lược. Trong chuyện này, các báo chí của Việt Nam Cộng hòa do Ngô Đình Nhu giật dây đã ra sức làm rùm beng và tố cáo người Mỹ không giữ đúng lời hứa là cung cấp đủ tre, gỗ, dây thép gai cho các vùng bị thiếu. Nhưng thực tế là trước khi giao cho các nông dân những thứ này nhiều nhà thầu gian lận và các quan chức địa phương đã cố tình thu tiền theo giá thị trường trong khi toàn bộ chương trình này đều do Chính phủ Mỹ cung cấp miễn phí.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #34 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 01:39:11 pm »

Trong lịch trình, việc phản đối theo nghi thức chỉ mất khoảng 45 phút nhưng cũng giống như các cuộc tiếp kiến khác với ông Diệm, nó đã phải kéo dài hơn bốn giờ đồng hồ. Ông Corning còn tới dự bữa trưa với ngài Neville Boggs và Ngoại trưởng Anh tại Đại sứ quán Anh. Từ đấy, ông Đại sứ tiếp tục đi thẳng đến Bộ Tư lệnh MACV để dự buổi lễ trao tặng huân chương cho sáu cố vấn quân sự Mỹ trong đó có Mudd vì đã lập thành tích xuất sắc trong thời gian phục vụ tại Nam Việt Nam. Mudd là người duy nhất được nhận Huy chương danh dự (DFC) vì sự dũng cảm đặc biệt trong trận càn trên sông Hậu Giang chứ không đơn giản là huân chương theo kỳ hạn giống như những người còn lại.

Một trong những điều khiến các binh lính ở chiến trường hay phàn nàn nhất là việc không có một chế độ khen thưởng nào xác nhận thành tích của họ chỉ vì một lý do đơn giản là họ thuộc lực lượng không trực tiếp tham chiến, cho dù họ vẫn đang phải mạo hiểm mạng sống của mình mỗi ngày. Điều này có nghĩa là họ sẽ chẳng bao giờ nhận được huân chương, huy chương cho dù là an ủi như Huy chương Purple Heart ngay cả khi họ bị thương. Huân huy chương vẫn được ví như đồ ăn, thức uống hàng ngày của các binh sĩ và vấn đề cổ vũ tinh thần, úy lạo binh sỹ cũng rất được tướng Donnelly coi trọng vì thế ông ta đã kiến nghị lên trên đòi thay đổi chính sách cũ. Mặc dù Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn khẳng định tầm quan trọng của việc khen thưởng đồng đều giữa lực lượng trực tiếp tham chiến và lực lượng không trực tiếp tham chiến nhưng họ vẫn chưa nhất chí với đề nghị của viên tướng này. Cuối cùng, đích thân Tổng thống Mỹ đã phải vào cuộc và ông đã lên tiếng ủng hộ quan điểm của tướng Donnelly.

Chính vì lẽ đó, buổi lễ trao huy chương theo thời hạn đầu tiên này mang một ý nghĩa đặc biệt. Nó đòi hỏi sự có mặt của Đại sứ Corning cùng những nghi lễ ngoại giao trang trọng nhất. Đại diện cho Chính phủ Việt Nam Cộng hòa là Cố vấn quân sự của Tổng thống Diệm, tướng Dương Vãn Minh, Minh “lớn”, Tướng Trần Trà Bích, một người rất đẹp trai và giỏi tiếng Pháp hơn tiếng Việt. Một phần vì họ đều đã từng phục vụ nhiều năm trong Quân đội Pháp và cho tới nay vẫn còn duy trì mối quan hệ mật thiết với Pháp Quốc (trong đó bao gồm cả việc giữ Quốc tịch Pháp). Một phần khác là do các nhân viên mật vụ của Ngô Đình Nhu thường xuyên theo sát họ, ghi chép tỉ mỷ tất cả mọi cuộc nói chuyện giữa họ với những người khác. Cho nên Ngô Đình Diệm không tin tưởng cả hai viên tướng này lắm và cho dù họ có ảnh hưởng rất lớn đến đám tướng lĩnh nhưng ông Diệm vẫn luôn để mắt đến họ rất cẩn thận. Ông ta chỉ trao cho họ những chức vụ để ra oai là chính chứ không cho họ quyền lực thật sự nào trong việc điều binh, khiển tướng hay trực tiếp chỉ huy các đơn vị chiến đấu. Kể từ cuộc đảo chính bất thành của đám lính dù năm 1960 và đặc biệt là kể từ cuộc không kích vào dinh Độc lập hồi tháng 2 năm trước đám mật vụ thủ hạ của Ngô Đình Nhu lại càng theo sát mọi mối quan hệ của mấy viên tướng này.

Trong buổi lễ, ngài Đại sứ được ngồi ở vị trí trang trọng nhất dưới màn trướng màu đỏ, trắng và màu xanh nước biển để duyệt đội tiêu binh danh dự đứng dưới sân. D. Marnin được phép ngồi bên trái ông Đại sứ còn tướng Bích ngồi phía bên trái ông ta. Bên cạnh tướng Bích là tướng Minh “lớn” còn bên phải tướng Minh “lớn” là tướng Donnelly. Tướng “Ace” Parker, cấp phó thường trực của tướng Donnelly, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Viện trợ quân sự Mỹ (MAAG) đồng thời là Trưởng đoàn Cố vấn quân sự Mỹ ở Nam Việt Nam đảm nhận việc gắn các mề-đay lên các sỹ quan được khen thưởng đồng thời cũng là người đọc bài diễn văn bế mạc buổi lễ. Buổi lễ vừa tiến hành được gần môt nửa thì Tom Aylward đi tới ghé vào tai tướng Donnelly nói nhỏ điều gì đó. Donnelly lịch sự xin phép tướng Minh rồi rời khỏi khán đài và không quay trở lại.

Đại sứ Corning và tướng Bích nói chuyện vói nhau bằng tiếng Pháp, một thứ ngôn ngữ mà không một ai ngồi quanh đấy ngoại trừ D. Marnin và tướng Minh “lớn” có thể hiểu được.

- À, tướng quân thân mến của tôi ạ. Tôi rất lấy làm hãnh diện vì sự có mặt của ngài trong buổi lễ trọng đại này. Theo quan điểm của tôi thì những nhân tố mang tính ngoại giao căn bản luôn đóng vai trò chủ đạo thứ hai trong cảm quan của nhân loại. Bây giờ đã là lúc mà những cố vấn anh hùng của chúng ta nhận được phần thưởng công nhận những gì mà họ đã đóng góp.

- Thưa ngài Đại sứ đáng kính, Tôi hoàn toàn đồng ý với ngài. Những cố vấn của các ngài đúng là tuyệt vời và hơn cả tuyệt vời nữa chứ. Họ là những người cừ khôi nhất trong đội quân cừ khôi nhất. Tôi thường xuyên được tới kiểm tra các đơn vị chiến đấu của chúng tôi và tôi có thể bảo đảm với ngài rằng nhờ có những nỗ lực phi thường của Quân đội Mỹ, lực lượng vũ trang của chúng tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều. Họ đang được học những kỹ năng tác chiến mới, quen dần với việc sử dụng các trang thiết bị tốt hơn, hiện đại hơn. Và hơn tất cả là chúng tôi đã có được những thứ cần thiết để đạt được kết quả tốt như thế này. Cũng phải xin ngài lưu ý cho là đây mới chỉ ở những cấp độ thấp hơn thôi.

- Và cả ở những cấp độ cao hơn chứ? - Đại sứ Corning gợi ý.

- Đó lại là một vấn đề khác hoàn toàn. Có thể tôi không nên nói với Quý ngài đây điều này. Nhưng tôi chỉ là một người lính trơn và tôi luôn phải có trách nhiệm nói thẳng. Từ một binh nhì cho đến tất cả các tướng lĩnh, sỹ quan cao cấp của ARVN đều đang trưởng thành lên rất nhiều. Tuy nhiên, sự trưởng thành đó mới chỉ dừng lại ở mức độ kỹ thuật chứ không phải là tầm chiến thuật. Bây giờ chúng tôi đã biết làm thế nào để thực hiện một nhiệm vụ gì đó, giống như các ngài vẫn nói là “theo các con số”. Vấn đề chính ở đây lại nằm ở khâu từ bậc Thiếu tá lên đến cấp sỹ quan chỉ huy nắm quyền, ở cấp độ này mọi thứ đang ngày càng trở nên xấu đi rất nhiều. Đa số những người đang nắm quyền chỉ huy chỉ đang cố gắng kiếm cho mình một cái vẻ ngoài bảnh bao mà chẳng cần phải đánh đấm gì hết. Họ hô hào triển khai những chiến dịch có quy mô thật lớn và sau đó họ sẽ đưa quân đến những chỗ chẳng có ma Cộng sản nào hết, chứ họ không bao giờ dám tiến thẳng tới chỗ quân VC đang lẩn trốn. Đấy, Quân đội đang được điều hành theo cái kiểu như vậy đấy. Nó đang được lãnh đạo theo một kiểu rất hài hước như thế đấy.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #35 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 01:40:09 pm »

- Tại sao lại như vậy chứ?

- Bởi vì để có được một bản lĩnh trong đội quân thì lòng dũng cảm cần phải được tôn trọng, cũng giống như ngày hôm nay chúng ta đang bày tỏ sự kính trọng của mình đối với những người anh hùng kia. Kẻ địch mà chúng tôi đang phải đối diện rất thiện chiến. Họ rất khôn ngoan và dũng cảm. Cách duy nhất để đánh bại được họ là phải thưởng công cho người dũng cảm và trừng phạt những kẻ hèn nhát - đó là cách mà các ngài đang xây dựng quân đội mình. Thế nhưng chúng tôi lại đang làm điều ngược lại. Chúng tôi đang trừng phạt những ai can đảm và khuyến khích những đứa hèn nhát. Ngày nay, dưới cái Chính phủ này chỉ có một tiêu trí duy nhất dành cho sự khen thưởng. Đo chính là sự trung thành đối với những người họ Ngô Đình. Toàn bộ việc thăng cấp hay bổ nhiệm trong tất cả các đơn vị quân đội đều được điều khiển từ Phủ Tổng thống và Thủ tướng. Cá nhân Tổng thống có quyền thông qua mọi quyết định đề bạt của tất cả các bậc sỹ quan từ cấp Đại úy đến cấp Trung tá. Hàng tháng, danh sách đề bạt đều phải được trình lên bàn làm việc của ông ấy. Trong cái điều kiện như vậy sẽ thật khó khăn cho việc chỉ huy quân đội. Bản thân tôi có lẽ cũng sẽ phải đóng gói và trở về Paris mất thôi.

- Đó có thể sẽ là một thảm cảnh cho đất nước này đấy tướng quân thân mến ạ. - Ông Corning nói - nhưng tại sao ngài không thảo luận với Tổng thống về vấn đề này nhỉ?

- Tôi đã thử vài lần rồi ấy chứ. Nhưng thật khó có thể thuyết phục ông ấy nghe mình nói. Ông ta quan tâm đến việc bảo đảm an toàn cho bản thân ông ấy và gia đình ông ấy hơn là cuộc chiến chống lại Cộng sản.

Tới lúc này, tướng Minh, người đã lắng nghe câu chuyện của tướng Bích từ nãy giờ cũng gật đầu đồng ý.

- Tôi nghĩ chắc chắn là các ngài đang phê phán ông ấy hơi quá lời.

- Như thế vẫn là chưa đủ đâu ông Đại sứ đáng kính ạ. Vị Tổng thống mà tôi biết có nhũng phẩm chất cao quý và đã làm được không ít việc trọng đại với Quốc gia. Ông ta đã lãnh đạo được miền đất này đứng lên chống lại Cộng sản. Nhờ có sự giúp đỡ quý báu của tướng Minh bạn tôi đây, ông ta đã đánh bại nhóm Hòa Hảo và Cao Đài. Chính vì vậy ông ta đã thuyết phục được chúng tôi tin rằng Quốc gia này có thể đứng vững được. Nhưng đấy là mấy năm trở về trước, khi ấy ông ta vẫn muốn tự mình đi ra ngoài và tự đến nhiều nơi trên miền đất này. Lúc đó, ông ấy là một nhà lãnh đạo nổi tiếng. Còn giờ đây, ông ta gần như bị em trai mình giật dây toàn bộ. Tất cả chúng tôi đều chỉ là những con rối trong tay ông Nhu thôi. Khi ông Nhu nghi ngờ anh, ông ta sẽ gọi anh đến cho anh một cái gọi là cơ hội để thăng tiến, (tướng Minh lớn gầm gừ tán thành) Sau đó ông ta sẽ thu hết mọi trách nhiệm và quyền hạn của anh và gửi anh tới những buổi lễ để làm đại diện cho gia đình ông ấy. (ông Minh “lớn” lại làu bàu tán thành). Nhưng tồi tệ nhất vẫn là cái con đàn bà ấy - đó là vợ ông Nhu. Bà ta cứ việc nói bất cứ cái gì bà ta cho là hài lòng, mà thông thường thì đấy là những thứ đầu tiên vừa nảy ra trong đầu bà ấy. Bà ta tự cho mình cái quyền xỉ nhục, mắng mỏ các sỹ quan cao cấp. Bà ta công khai đe dọa chúng tôi. (làu bàu tán thành) Tôi cũng xin nói thật với ngài chứ. Nó quá quắt lắm không thể chịu nổi nữa.

Những giọt mồ hôi chảy dòng dòng từ trên trán xuống cổ áo tướng Bích.

- Vấn đề chủ yếu là - Đại sứ Corning nói - là nỗ lực cho chiến tranh. Tổng thống Kennedy cũng đã cam kết sẽ làm bất cứ cái gì để giúp cho những nỗ lực chống lại bất cứ cái gì có thể làm chúng ta bị tổn thương.

- Tôi hoàn toàn đồng ý thưa ngài. - tướng Bích trả miếng ngay - nhưng đó mới chỉ là những nỗi đau khổ cho cái gọi là - nỗ lực cho chiến tranh. Ông bạn Blix của tôi đang làm một công việc to lớn. Nhưng chính các ngài đang bị những chiến thắng của các thiết vận xa (APC) và không quân vận làm cho mù quáng. Đây mới chỉ là vấn đề chiến thuật nho nhỏ. Xét về lâu dài, VC cũng sẽ thay đổi chiến thuật của họ và họ sẽ tìm ra phương pháp đối phó hiệu quả hơn. Các ngài sẽ không thể thắng được bất cứ một cuộc chiến tranh nào bằng cái trò quảng cáo lòe thiên hạ. Và thưa ngài Đại sứ đáng kính, tôi có thể bảo đảm vói ngài rằng bây giờ giới lãnh đạo của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã kém hơn rất nhiều so với một năm về trước. Tới chừng nào ông Nhu chưa chấm dứt việc buộc tội các tướng lĩnh trong Bộ Tổng Tham mưu là lừa đảo và để yên cho chúng tôi tiếp tục lãnh đạo Quân đội giành thắng lợi thì mọi thứ sẽ còn tiếp tục đi xuống.

Ông Minh “lớn”, người vẫn ngồi im lặng trong suốt buổi lễ với một đôi mắt buồn thảm làm tăng thêm nét rầu rĩ trên khuôn mặt cũng không nén được một tiếng thở dài và cằn nhằn cuối cùng. Ông ta gật đầu với tướng Bích và dùng ngón trỏ của tay phải chỉ lên thái dương đúng ba lần. Động tác này đã giúp cho ông Đại sứ ngầm hiểu rằng theo quan điểm của ông ta thì tướng Bích là một người biết suy nghĩ thấu đáo.

- Thưa Tướng quân, tôi thật sự lấy làm cảm kích trước thái độ rất thẳng thắn của ngài - Ông Corning nói -Tôi cũng rất vui mừng vì ngài đã chọn tôi đề giao phó trọng trách này. Cá nhân tôi, tôi luôn đánh giá cao tính thẳng thắn. Chúng ta vừa là những người bạn, vừa là những đồng minh cùng nhau chiến đấu vì một mục đích sống còn. Chúng ta có những tranh luận và cả những bất đồng. Nhưng cái chính là chúng ta biết tin tưởng lẫn nhau, và xét về mặt cá nhân thì Tổng thống Kennedy cũng rất tự tin. Tất cả điều đó là lý do để chúng ta giành thắng lợi trong cuộc chiến này.

- Dĩ nhiên là chúng tôi cũng như vậy - tướng Bích trả lời luôn - Sẽ không có một ai đánh bại được Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ cả.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #36 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 01:41:59 pm »

PHẦN II
BƯỚC NGOẶT



Chương 12
ẤP BẮC

Khi D. Marnin quay trở lại phòng làm việc, đã có hai tin nhắn với một chữ “khẩn” duy nhất được đặt ngay ngắn trên bàn làm việc của anh. Tin nhắn đầu tiên là của John Mecklin thuộc phòng Thông tin tuyên truyền còn tin thứ hai là của Mandelbrot.

- Vừa có trận đánh lớn ở vùng đồng bằng - Mecklin nói - theo các hãng thông tấn thì đây là trận đánh lớn nhất. Và hình như thiệt hại nặng ... có thể là rất nặng. Hãng AFP loan tin là có tới 12 máy bay trực thăng của ta bị bắn hạ ...

- Mười hai chiếc sao?

- Đợi chút đã. Họ vừa đính chính lại. Bây giờ họ nói là có tám chiếc.

- Thế trận đó xảy ra ở đâu thế?

- Nơi đó gọi là Ấp Bắc cách Mỹ Tho khoảng 15 dặm về phía Tây Bắc. Cánh báo chí đang kêu la om sòm đòi được đưa đến khu vực xảy ra chiến sự.

Sau đó D. Marnin vội gọi điện tìm gặp Mandelbrot mà hy vọng rằng anh sẽ biết được thêm thông tin nào đó.

- Xin chào, Billy - anh nói - Có việc gì mà ông nhắn tin cho tôi thế?

- Có việc gì là thế nào chứ ? Chúng ta đang bị một trân thua nhục nhã nhất kể từ trận Trân Châu cảng cho đến giờ thế mà ông lại còn hỏi tôi là có việc gì thế. Nghe này, trong vòng 4 tiếng đồng hồ nữa tôi phải có mọi thông tin và các độc giả của tờ “Thời báo New York” cũng muốn biết cái gì đang xảy ra ở đấy. Thế mà khi tôi đề nghị có phương tiện đưa tôi tới đó hay ít nhất là đến Mỹ Tho cũng được vậy mà chỉ nhận được sự trì hoãn của hết người này đến người khác. Lúc thì họ bảo là hãy điền vào mấy mẫu đơn này, lúc thì lại bảo là đến chỗ này hay chỗ kia đề đợi. CHÓ CHẾT THẬT, bây giờ tôi chỉ muốn nhờ bên Đại sứ quán các ông can thiệp giúp để tôi có thể đến đấy càng sớm càng tốt. Nhưng trước hết ông có thể chuyển cho tôi một vài thông tin nào đó liên quan đến cái chó chết gì đang xảy ra ở đấy được không.

- Bình tĩnh đi, bình tĩnh đi Billy, ông thử nói chuyện với John Mecklin ở Phòng thông tin tuyên truyền xem có được không? Ông Đại sứ đã đi vắng suốt từ sáng và chỉ vừa về đến phòng làm việc có chưa đầy ba phút thôi.

- Đúng là khốn nạn thật. Chuyện động trời nhất trong năm vậy mà Đại sứ quán Mỹ lại chẳng biết tí gì hết.

- Tất cả những gì tôi biết là có một vài hãng thông tấn loan tin rằng có mấy cái máy bay trực thăng của chúng ta đã bị bắn hạ ở một ngôi làng Việt Nam gọi là Bắc...

- Đấy là Ấp Bắc chứ không phải là Bắc.

- “Ấp” trong tiếng Việt có nghĩa là “thôn nhỏ, làng nhỏ”

- Thôi được rồi, cám ơn nhiều! Dù sao đó cũng là một chút thông tin mà tôi có thể lấy được từ Đại sứ quán sau tất cả những gì mà tôi đã chờ đợi.

Vừa đặt cái ống nghe vào vị trí cũ, D. Marnin vội xông thẳng vào phòng làm việc của ông Đại sứ.

- Quỷ quái thật - Ông Đại sứ kêu lên - Tôi đang cố gắng viết nốt cái bức điện này cho xong đi. Mà tôi đã chẳng nói với anh là tôi không muốn bị chen ngang khi đang tập trung là gì.

- Xin lỗi ngài, nhưng vừa mới có một trận đánh lớn ở vùng đồng bằng. Mấy hãng thông tấn khẳng định rằng đã có tám cái máy bay trực thăng của chúng ta bị bắn hạ. Phóng viên Mandelbrot thì gọi đây là trận thua thảm bại nhất của Quân đội Mỹ kể từ trận Trân Châu cảng cho đến nay đấy.

- Cái gì cơ? Anh vừa nói cái gì cơ?

- Tất cả bọn họ đang gào ầm ĩ lên đòi Đại sứ quán phải ra thông cáo về thất bại này.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #37 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 01:43:33 pm »

Trên bàn làm việc của ông Đại sứ lúc nào cũng có ba cái điện thoại. Ông ta với vội lấy cái điện thoại màu xanh nối bằng một đường dây có độ bảo mật cao đến văn phòng của tướng Donnelly cũng như tới thẳng các mạng lưới chỉ huy trong hệ thống thông tin liên lạc quân sự trên toàn cầu của Mỹ.

- Tôi đây, Đại sứ Corning đây - Ông ta nói - Tôi muốn nói chuyện với tướng Donnelly ... a lô ... Blix hả? Ừ được rồi. Lỗi kết nối à? Nghe tiếng cậu cứ như là cậu đang nói từ đáy giếng lên ấy. Thế cáí quái gì đang xảy ra thế hả? Bọn họ nói là có tới tám cái máy bay trực thăng của chúng ta bị bắn hạ đấy. .. không... anh có chắc không ? ... Nó vẫn còn đang tiếp diễn à? Nghe này, tôi cần biết những thông tin mới nhất và chính xác nhất. Thế tối nay anh có đến khu cư xá không? Tốt, nó sẽ khiến cho mọi người hiểu rằng ở đây không có ai là rối tinh rối mù lên cả... OK. Nhớ rẽ qua chỗ Đại sứ quán trước nhé, chúng ta sẽ phải nói chuyện trong phòng kín. Tôi muốn biết chính xác là mình phải nói gì với tất cả mọi người... Tôi đồng ý. Toàn bộ câu chuyện này cần phải được đảm bảo là khách quan nhất. Hẹn gặp lại ông nhé.

- Ông ấy nói là chỉ có năm thôi - Đại sứ Corning nói với D. Marnin bằng một vẻ lơ đãng.

- Năm cái trực thăng vẫn là nhiều hơn tất cả số máy bay mà ta bị đối phương bắn hạ kể từ đầu cuộc chiến cho tới nay.

- Tướng Donnelly nói là Đại tá Mudd đã ngồi như ông phỗng trên cái máy bay chỉ điểm để chứng kiến tất cả những gì xảy ra. Trên thực tế, hình như tất cả chuyện này đều do lỗi của Mudd.

Nói đến đây, ông ta dừng lại trong giây lát:

- May nhất là cậu đã không cho đánh máy xong cái bản báo cáo từ lúc sớm - Ông ta nói - Nếu mà nó được gửi đến chỗ ngài Tổng thống trước những tin tức này thì sẽ chẳng hay ho chút nào. Bây giờ tôi sẽ phải sửa lại nó đôi chút trước khi gửi nó về nước.

Ông ta chậm rãi châm một điếu thuốc đưa lên miệng và rít một hơi thật dài.

- Hình như đã có lần tôi kể cho cậu nghe câu chuyện xảy ra hồi năm 1957 với một bức thông điệp được gửi đi từ Đài Bắc qua đường bưu phẩm về đến Bộ Ngoại giao đúng một tuần sau khi những người Trung Quốc cực đoan phóng hỏa đốt trụi Đại sứ quán ta ở đó rồi nhỉ? Bức thông điệp ấy do Cố vấn chính trị Paul Meyers viết trước khi xảy ra vụ tấn công vào Đại sứ quán đúng năm ngày nhưng phải hai tuần sau văn phòng Bộ Ngoại giao ở Washington mới nhận được nó. Trong bức thông điệp ấy có đoạn viết: “Trong hai mươi ba năm tôi được làm việc với người Trung Quốc, tôi chưa bao giờ được tận mắt chứng kiến mối quan hệ Mỹ - Trung có được giai đoạn tốt đẹp nhất như hiện nay”. Từ đấy ta mới thấy được một bài học D. Marnin ạ. Hãy chuyển ngay lập tức những ý tưởng của mình về thẳng Bộ Ngoại giao để người ta có đủ thời gian quên hết nó đi trước khi mọi việc xoay chuyển theo chiều hướng khác.

Phòng kín là một gian phòng nhỏ xíu được thiết kế đặc biệt nhằm ngăn chặn mọi khả năng bị gài máy nghe trộm hay bất kỳ một thiết bị gián điệp tinh vi nhất nào. Trong phòng chỉ có một chiếc bàn bằng gỗ, sáu cái ghế xoay không có tay vịn. Trên cả bốn bức tường bọc nhựa đều được che kín bằng những tấm rèm rất dày màu đỏ. Bên cửa ra vào có ba chiếc công tắc nhỏ. Một chiếc dùng để bật đèn bàn, một chiếc để mở điều hòa còn chiếc thứ ba dùng để mở một cuộn băng ghi âm thanh của một bữa tiệc cốc-tai hỗn độn. Những âm thanh này được phát ra với mục đích tăng thêm độ tạp âm trong phòng và làm loãng đi những âm thanh mà người ta đang nói với nhau, khiến cho tiếng của những người ngồi trong phòng không thể lọt được ra ngoài. Do phòng không có cửa sổ, còn hệ thống điều hòa hoạt động quá tồi, do thời bấy giờ chẳng mấy ai quan tâm đến việc bị các điệp viên KGB nghe lén và đặc biệt là âm thanh của một bữa tiệc cốc-tai cứ như muốn làm cho người ta muốn phát điên, cho nên cái công tắc thứ ba rất ít khi được sử dụng đến trừ một vài trường hợp đặc biệt hoặc khi các nhân viên an ninh và kỹ thuật của CIA đến kiểm tra mói được bật lên một vài lần.

Tướng Donnelly, là một người luôn thích vận động. Do không thể cử động nhiều trong cái phòng quá nhỏ và phải cố gắng ngồi im một chỗ nên ông ta cảm thấy hết sức gò bó. Trong khi đó, ông Đại sứ thì gần như không thể tập trung được vì đủ loại âm thanh của một bữa tiệc cốc-tai cứ vang lên ầm ĩ. Chính vì thế, viên tướng cao lớn cứ phải nhoài người ra nói như hét vào tai ông Corning thì ông ta mới có thể nghe được. Tướng Donnelly đang bị bệnh Eczema nhiệt đới vì thế từ khủyu tay xuống đến hai cổ tay của ông này bị bôi thuốc tím gắt. Trong phòng kín, ông ta vừa nói vừa gãi rồi lại vừa gãi vừa nói.

- Chuyện chó chết ấy diễn ra đúng như vậy này - tướng Donnelly lắc đầu ngán ngẩm rồi kể - Tôi đã chẳng nói với mấy con khỉ ở các hãng thông tấn rằng tôi sẽ là thằng chó chết nếu tôi đưa ra bất cứ một lời bình luận nào về một trận đánh khi nó còn đang tiếp diễn đó hay sao. Còn bây giờ, đã có mấy cái máy bay của chúng ta bị bọn VC bắn hạ thật rồi. Chiến thuật của chúng ta là lúc nào cũng phải có một lực lượng không quân vận luôn sẵn sàng đưa đến để cắt đứt đường rút lui của bọn chúng. Chúng tôi đã nắm trọn được hướng di chuyển của một lực lượng có khoảng ba trăm quân VC. Nếu như lúc ấy chúng tôi cứ từ từ khép chặt vòng vây và giết sạch bọn họ hoặc tốt hơn là bắt sống bọn họ thì đây có thể là trận chiến thắng vĩ đại nhất! Cái chính là chúng tôi đã có đầy đủ các tin tức tình báo chính xác về quân số, biên chế của lực lượng VC này. Đó là Tiểu đoàn số 514 Bộ đội Địa phương. Họ đang đóng quân trong một cái làng nhỏ gần Thành phố Mỹ Tho, làng ấy có tên là ...

Ông ta ngập ngừng trong giây lát để cố nhớ ra cái tên bằng tiếng Việt.

- Bắc - D. Marnin nhanh nhảu xen vào.

- Ừ, đúng rồi, Ấp Bắc. Đó là một cái thôn nhỏ - nằm trong làng Tân Phú. Kế hoạch của chúng tôi là chúng tôi sẽ mở cuộc tấn công theo ba hướng và bỏ lại một hướng ra ngoài cánh đồng lúa để chờ đón họ khi họ rút theo đường ấy. Nếu họ rút theo hướng ấy thì có thể nói rằng cánh đồng ấy sẽ trở thành một cánh đồng chết bởi những máy bay trực thăng của ta. Nếu thế, chúng tôi chắc chắn có thể nghiền họ vụn như cám ấy. Rắc rối lớn nhất chính là ở chỗ đám con hoang ấy nhất định không chịu rút chạy. Lần đầu tiên kể từ khi tôi đến cái vùng đất chó chết này, tôi thấy họ cố thủ tại các vị trí của mình. Đám VC ấy cứ bám chặt lấy từng gốc cây, từng góc hầm, từng bụi tre chứ nhất định không chịu rút chạy. Chúng tôi đã bắn phá hơn một ngày trời mà họ lại càng dính vào đấy chặt hơn. Kế hoạch thì thật hoàn hảo nhưng việc thực hiện thì như cứt. Và cho tới lúc ấy, mọi sai lầm có lẽ là bắt đầu từ thằng cha Mudd trời đánh - cái thằng mà cánh báo chí vẫn gọi là người anh hùng của Việt Nam ấy. Anh có biết đám phi công lái máy bay trực thăng gọi hắn là gì không? Họ gọi hắn là MMQ, nghĩa là Tiền vệ sáng thứ hai đấy. Thằng cha này sẽ có nhiều thứ để trả lời đây.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #38 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 01:44:53 pm »

- Thế anh ta đã làm gì vậy?

- Thì nó ở trên cái máy bay trực thăng hoa tiêu ấy rồi nhìn xuống dưới chứng kiến tất cả mọi thứ chứ còn gì nữa - Thực ra là, cái thằng ngu ấy lại định sử dụng cái máy bay hoa tiêu chó chết để làm mồi nhử cho quân Việt cộng bắn vào để từ đó hắn có thể phát hiện được những vị trí ém quân của bọn Việt cộng. Mẹ kiếp, suy cho cùng thì hắn cũng dũng cảm đấy chứ. Nhưng mà, Trung đoàn tinh nhuệ nhất của Sư đoàn số 7 của ta thì tiếp cận từ hướng Tây còn hắn lại chỉ cho họ chỗ đáp máy bay chỉ cách mấy hàng cây nơi bọn Việt cộng đã đào sẵn một chiến lũy với những đường hào bí mật có chưa đến một trăm mét. Từ vị trí đó lại quá xa với chúng ta mà quá gần với quân đối phương. Đúng là liều lĩnh một cách ngu si. Mudd không thể phát hiện được quân Việt cộng bởi vì họ đã rất thận trọng và khôn ngoan nên họ nằm im trong giao thông hào được ngụy trang kín mà không thèm bắn vào cái máy bay hoa tiêu chó chết của hắn. Chính vì vậy, chúng ta đã đổ quân xuống ngay trên đầu họ và thay vì chúng ta nhổ họ như nhổ cỏ thì chúng ta lại sa vào ổ phục kích của họ. Đội hình tấn công này của chúng ta bao gồm mười cái trực thăng H-21 cùng với năm cái Huey khác làm nhiệm vụ yểm trợ. Khốn nạn nhất là họ vẫn chưa thèm nổ súng vào chúng ta cho đến khi có ba cái trực thăng vận tiếp đất. Đó có lẽ là vụ phục kích thành công nhất. Họ chỉ việc nằm im mà đợi chúng ta chui đầu vào chỗ chết. Ngay loạt đạn đầu tiên, một chiếc trực thăng của ta đã không thể cất cánh lên được nữa. Cánh quạt của nó bị trúng một viên đạn lạc rất vớ vẩn nhưng chỉ cần một phát súng may mắn ấy thôi đã làm hỏng cả một đội hình rồi.

Khỉ thật, theo nguyên tắc tác chiến tiêu chuẩn (SOP) chúng ta không được phép bỏ lại một máy bay trực thăng và các phi hành đoàn trong tầm đạn của đối phương mà không cố thử tìm cách cứu họ ra khỏi vùng nguy hiểm. Chính vì thế, hai chiếc máy bay trực thăng khác được điều tới để đón những chiến hữu của họ. Và lần này lại là một lời khuyên chết người của thằng cha Mudd chó chết, chính thằng này đã chỉ điểm nhầm để đến nỗi quân ta đã bí rồi lại càng bị bí hơn. Không những thế, thằng này còn lạm dụng quyền hạn trong điểu khiển cả các phi công nữa chứ. Thay vì phải cho các máy bay đáp xuống một vị trí an toàn cách xa trận địa và tầm bắn của đối phương, sau đó để cho cánh chi viện chạy bộ tới tiếp cận mục tiêu, hắn lại chỉ cho các máy bay đáp xuống đúng giữa trận địa. Đúng là một hành động trượng nghĩa nhưng cực kỳ ngu dốt. Chắc ngài hiểu là chúng ta đã có mấy người chết và hai người khác bị thương rất nặng đang nằm ở bãi đáp đầu tiên. Và không ai muốn để những người bị thương bị kéo lết đi trong bùn giữa cánh đồng lúa. Vậy nhưng mà quân Việt cộng đang có lợi thế về cự ly và họ có hỏa lực tương đối mạnh. Chính vì vậy, cả hai chiếc trực thăng chi viện đã bị bắn hạ trong vòng có vài phút. Tới lúc này, chúng ta đã bị mất cả ba chiếc máy bay và một thằng chỉ huy tiểu đoàn không quân vận đang bị phát rồ. Quân của hắn lại có thêm bốn người khác bị thương, trong đó có hai người bị thương rất nặng, hai người chết, số phi hành đoàn còn lại của cả ba cái trực thăng vừa bị rơi ấy thì đang rúc đầu xuống dưới bùn để cố tránh những phát bắn tỉa của đối phương. Đến nước này, không còn cách nào khác để có thể đưa hết những người này ra khỏi vùng nguy hiểm ngoại trừ biện pháp ngồi đấy đợi sự chi viện từ các đơn vị thiết vận xa.

Chúng tôi cứ hy vọng rằng những xe thiết giáp M-113 ấy cuối cùng có thể làm được một việc gì đó. Theo kinh nghiệm của mình, khi cánh thiết vận xa xuất hiện thì đám Việt cộng hiểu rằng vị trí cố thủ của họ không còn được an toàn nữa, họ sẽ mất hết hy vọng và sẽ bắt đầu rút lui. Thế nhưng mà các xe thiết giáp phải mất hơn ba tiếng đồng hồ mới có thể tới được trận địa, còn những người bị thương thì đang mất máu khá nhiều. Thằng cha chỉ huy đám trực thăng vận lại tiếp tục phạm một sai lầm khác. Hắn lại điều thêm bốn cái máy bay trực thăng khác tới giải vây cho đám phi hành đoàn đang nằm đấy và thế là ta lại mất thêm hai cái máy bay nữa. Đúng là một thất bại thảm hại! Ngay từ lúc mới đến đây tôi đã liên tục nói vói những tay này là đừng bao giờ đánh giá thấp người khác. Chúng tôi đã từng tham gia những trận chiến đấu mà ở đó cứ hễ khi nào quân Việt cộng nhìn thấy một máy bay trực thăng hay một cái xe thiết giáp là họ chỉ làm một trong hai việc - hoặc là bỏ chạy hoặc là tìm nơi ẩn nấp. Thế mà chẳng hiểu thằng cha nào đã chỉ huy cái cánh quân du kích ngày hôm nay. Họ đã chống trả và chống trả rất quyết liệt nữa chứ. Thằng cha ấy đã làm đươc cái điều chó chết là chứng minh rằng quân của hắn không phải là lũ ăn hại.

Nhưng tất cả chúng tôi lúc đó đều chắc chắn rằng khi nào tiểu đội gồm mười ba xe thiết giáp M-113 tới được vị trí tập kết thì quân Việt cộng sẽ làm đúng những gì mà chúng tôi đã muốn họ làm - tức là bỏ chạy qua vùng đất chết. Thế nhưng hắn đâu có thèm tuân lệnh chúng tôi. Viên Đại úy quân lực Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức cuộc phản công ấy đáng lẽ ra phải dàn toàn bộ đội hình ra và sử dụng hỏa lực mạnh nhất tấn công áp đảo quân đối phương cùng một lúc thì hắn lại cho từng chiếc M-113 tiến lên một. Mẹ kiếp, thế là quân VC vặt trụi luôn tất cả đám súng máy trên bốn cái xe M-113 đầu tiên. Đó lại là những tay súng mạnh nhất trong cả đơn vị thiết giáp ấy thế mới khốn nạn chứ. Họ là những người có nhiều kinh nghiệm, họ đã tham gia vô số trận đánh và họ luôn là những người chỉ biết đuổi theo chế áp kẻ khác để đánh cho tan tành. Khi anh đã mất đi bốn thiết vận xa mạnh nhất mà anh có thì chẳng khác nào anh đã tự làm mất khả năng chiến đấu của đơn vị mình.

Dẫu thế, nhưng vẫn còn một hy vọng đó là trên chiếc xe thiết giáp thứ năm còn có một súng phun lửa. Quân Việt cộng đã chui xuống ẩn nấp ở các công sự rất sâu. Chúng tôi phải ép họ ra khỏi những chỗ ấy. Các máy bay ném bom của Không quân Ngụy cũng được gọi đến dội bom na-pan xuống các vị trí cố thủ của quân Việt cộng, nhưng mà mấy tay phi công lại toàn ném trượt. Họ thi nhau trút bom vào trong làng mà đáng lẽ ra họ phải ném xuống rặng cây ở phía Tây. Sau đó, đám quân bị vây của chúng tôi đã ở quá gần hàng cây rồi nên chỉ huy Trung đoàn ARVN không dám gọi thêm bom na-pan tới chi viện nữa. Họ sợ rằng nếu các phi công ném bom trượt một lần nữa thì sẽ nướng chín toàn bộ số binh sĩ ấy chứ không phải là đám Việt cộng. Nhưng vẫn còn hy vọng là chiếc xe thiết giáp M-113 thứ năm có thể thực hiện được kế hoạch giải vây. Súng phun lửa của chiếc xe này có tầm bắn tới gần 50 mét và nó đã có thể phá tan đội hình chiến đấu của quân Việt cộng. Và nhìn nó có vẻ như đã làm được điều đó. Chiếc xe thiết giáp ì ạch lết được đến vị trí cách hàng cây khoảng 30 m. Thằng cha Mudd thì cứ ngồi trên máy bay dùng bộ đàm thuật lại diễn biến sự việc giống như là người tường thuật một trận thi đấu thể thao vậy. Ông biết chuyện gì xảy ra nữa không? Mấy thằng cha thợ kỹ thuật người Việt chó chết đã trộn nhầm số lượng hóa chất vì thế cho nên đáng ra ngọn lửa phải vươn tói trên 50 mét thì nó chỉ dài có chưa đến 40 mét thôi. Và với tầm hỏa lực như vậy chúng tôi còn thiếu khoảng hơn 10 m nữa mới với đến vị trí của quân Việt cộng. Vậy mà cả cái xe thiết giáp ấy chỉ có thể làm được một việc không nhiều hơn là một cái máy bật lửa Zippo để cho bọn Việt cộng châm thuốc hút.

Đến lúc này, nắm rơm cuối cùng trên chiếc mũ chúng tôi cũng đã đốt nốt. Lòng tự trọng bị tổn thương. Chúng tôi đã bị mất những tay sỹ quan ưu tú nhất, những cố vấn tài năng nhặt và còn cả đơn vị thì đang ở quá gần quân Cộng sản. Họ đều quay đầu lại và bắt đầu rút lui. Họ rút lui thế mới khốn nạn chứ! Chúng ta đã tung vào đây những gì mạnh nhất, những chiếc trực thăng vận và thiết vận xa đầu tiên. Đáng ra chúng tôi phải là người nhìn thấy họ bỏ chạy, vậy mà họ lại là người nhìn chúng tôi chạy bán mạng và nói tiến lên đi, tiến lên nữa đi tao muốn xem chúng mày còn cái gì nữa không. Chúng tôi phải thừa nhận rằng đó chính là màn trình diễn gan góc và anh hùng nhất. Nhưng ngài đừng lo Nếu bọn họ có ý nghĩ rằng họ có thể đánh đến cùng thì điều đó chỉ tốt cho tôi thôi. Cuộc chiến tranh này sẽ ngắn hơn rất nhiều. Cái giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh này sẽ là hỏa lực mạnh. Đó lại là những thứ mà chỉ chúng ta mới có được còn họ thì không. Và ngay cả khi bọn họ thoát khỏi tay chúng tôi trong lần này thì chúng tôi sẽ có những điều chỉnh cần thiết.

Chiến tranh là vậy đấy - chúng ta phải luôn luôn tìm cách tự điều chỉnh. Họ đã có được những tiến bộ. Chúng ta đưa những máy bay trực thăng Huey và xe thiết giáp M-113 đến đây và chúng ta đã tăng cường được khả năng cắt đứt cuống họng của họ. Bây giờ họ đang điều chỉnh. Hôm nay họ đã gặp may. Đến lần sau họ sẽ không thể được như thế. Trong buổi chiều hôm nay, chúng tôi vẫn có cơ hội đập gãy xương sống của họ. Chính vì vậy không nên hốt hoảng. Hãy để cho mọi thứ đúng như nó vốn phải thế. Đây không phải là trận chiến ở Bulge hồi năm 1944. Đây chỉ là một cuộc đụng độ nho nhỏ tồi tệ thôi.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #39 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2012, 01:58:16 pm »

Chương 14
MÀN TRÌNH DIỄN TỒI TÀN

Thông thường, D. Marnin hay trở về khu cư xá cùng với ông Đại sứ. Nhưng hôm ấy, ông Corning được mời tới bữa tiệc của ngài Papal Nuncio nên ông ta đã bảo anh ở lại Đại sứ quán, tiếp nhận những thông tin cần thiết và đem tới cho ông ta ở khu cư xá sau bữa tối. Tom Aylward, người vẫn luồn đi cùng tướng Donnelly trong các hoạt động xã hội sẽ chịu trách nhiệm thu thập tất cả các tin tức về tình hình chiến sự tại sở chỉ huy của MACV và chuyển tới cho Marnin. John Mecklin sẽ tiếp tục thông tin cho các hãng thông tấn và cho toàn bộ mạng lưới cơ quan có liên quan thông qua nguồn tin lấy từ Đại tá McCloud, cố vấn quân sự cho tướng Đính, Tư lệnh Quân đoàn IV ở Cần Thơ. D. Marnin đã cần rất nhiều sự giúp đỡ từ những người này để có thể nắm được một cách cụ thể nhất tất cả những gì đang điễn ra. Anh chẳng có một chút hiểu biết gì về địa hình hay giới hạn của những cánh đồng lúa ngập nước.

Cánh quân dù của Quân lực Việt Nam hứa là sẽ đổ bộ xuống khu vực vào lúc 4 giờ chiều nhưng mãi đến tận gần sáu giờ tối điều đó mới thành hiện thực. Tuy thế kế hoạch của họ vẫn là cố gắng chia cắt đội hình chiến đấu của Tiểu đoàn số 514 để sử dụng pháo sáng soi suốt đoạn đường trốn chạy của lực lượng này, tạo điều kiện cho lực lượng không quân vận nghiền nát họ suốt đêm hôm đó. Vẫn chưa có ai hết hy vọng về kế hoạch này.

D. Marnin gọi điện cho Đinh Triệu Dã ở Phủ Tổng thống. Anh chàng Dã này cũng đang rất kích động và cho biết nó là một kết quả thật tồi tệ, tuy nhiên đó không phải là lỗi của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Họ nói rằng, có một ông Đại tá Mỹ đang bay trên khu vực chiến sự đã liên tục dùng máy bộ đàm yêu cầu hủy bỏ lệnh phản công của Sư đoàn trưởng và điều này đã làm cho mọi việc trở nên lộn xộn nghiêm trọng. Giới báo chí đã nắm được toàn bộ diễn biến của sự việc và họ đang thổi phồng nó lên không tiếc lời. Cả Tổng thống Diệm và tướng Donnelly đều đồng ý với nhau rằng đây chỉ là một sự cố nhỏ - thậm chí là rất nhỏ trong cả chuỗi dài các trận đánh của cuộc chiến tranh này.
D. Marnin đã gọi điện thoại cho Mudd tới ba lần. Nhưng lần nào cũng như lần nào, viên hạ sỹ tham mưu da màu trả lời anh bằng một giọng chết điếng là Đại tá đang ở ngoài mặt trận.

- Làm khỉ gì có trận đánh nào chứ. Ông Đại tá đi đâu rồi? - Anh bực bội hét lên.

D. Marnin viết lại toàn bộ những thông tin về tình hình cho tới lúc ấy rồi chuyển cho Rizzo nhờ anh này kiểm tra cẩn thận từng câu chữ một. Sau đó anh lái xe tới khu cư xá và cầm nó ngồi ở bên ngoài đợi đến hơn 11 giờ thì ông Đại sứ mới trở về. Sau khi đọc hết bản báo cáo, ông Corning thở dài ngao ngán:

- Tình hình này không được hay cho lắm nhỉ.

- Vâng thưa ngài.

- Tiếc là cảnh báo chí lại biết tường tận về nó. Nhưng thôi, dù sao cũng phải cám ơn cậu, D. Marnin ạ. Hãy cho tôi biết nếu có thêm điều gì mới nhé. Ngay bây giờ tôi sẽ đi sửa lại bản Báo cáo tổng kết cuối năm của mình vậy. Sáng sớm ngày mai cậu sẽ có công việc này để làm đầu tiên đấy.

Gần 11 giờ 30 đêm, D. Marnin mệt mỏi và gần như kiệt sức mới lết được đến lối vào căn hộ của mình. Anh đang tiến về phía cửa ra vào thì bỗng giật mình nhìn thấy một cô bé còn rất trẻ đang ngồi trên bậc cửa. Cô bé khoảng mười lăm tuổi, có khuôn mặt trẻ trung xinh xắn, trông rất sạch sẽ. Cô bé mặc một bộ đồng phục của các học sinh Trung học. Thấy anh bước tói, cô gái vội đứng dậy và cúi đầu chào.

- Qui ... qui êtes vous? Qu’est - ce que vous voulez? (Cô là ai? Cô muốn gì) - D. Marnin lắp bắp hỏi.

Cô bé trả lời bằng tiếng Việt. D. Marnin không làm sao luận ra được cô ta đang nói gì. Anh cố thử thêm một lần nữa, nhưng cô bé lại càng không hiểu được anh. Mặc dù cố giấu mình trong bộ đồng phục nữ sinh Trung học nhưng rõ ràng cô bé chưa bao giờ học đến bậc Trung học, bởi vì ở đó tất cả các môn học đều phải học bằng tiếng Pháp. Vội vàng đút tay vào túi áo, cô ta rút ra một tấm các và đưa nó cho Marnin. Anh giơ tấm các lên chỗ ánh đèn le lói và đọc được dòng chữ:

Mới kiếm được một em còn trinh gửi tới cho ông. Bảo đảm là trinh tiết 100%. Hãy xài thoải mái đi. Giấy này bảo đảm là ông có toàn quyền sử dụng đến 7 giờ sáng ngày mai.
Feling auo nueuo!


- Ôi, Chúa ơi! - D. Marnin vò nát tấm các rồi chộp ấy khủy tay cô bé - Où est votre...

Cô bé con bỗng gào lên ầm ĩ rồi khóc nức nở:

- Đừng làm đau tôi.

D. Marnin vội bỏ tay cô ta xuống

- Ôi, Chúa ơi - anh kêu lên và cũng nhận ra rằng điều này có thể sẽ làm cho những nhà hàng xóm khó chịu hoặc là họ có thể sẽ gọi cảnh sát tới.

- Đừng sợ. - Anh nói bằng tiếng Anh thứ ngôn ngữ mà anh hy vọng rằng sẽ dễ chịu hơn - Nghe này, tôi sẽ đưa em về nhà. Em chỉ cần nói với tôi -

Bỗng nhiên chuông điện thoại reo lên

- Khỉ thật.

Anh kéo cô bé tội nghiệp vào trong nhà rồi giật vội lấy ống nghe.

- D. Marnin đây.

Đó là Rizzo gọi tới.

- D. Marnin hả? Tôi không đánh thức anh dậy đấy chứ? - không cần đợi câu trả lời, anh ta nói luôn - Nghe này, chúng ta vừa nhận được điện yêu cầu trả lời gấp đây. Washington đã biết được tin về vụ Ấp Bắc qua các hãng thông tấn và họ muốn biết cụ thể việc đó diễn ra như thế nào.

Rizzo ngừng lại trong giây lát rồi hỏi tiếp.

- Liệu tôi gọi ông Đại sứ dậy có được không hả?

- Không - D. Marnin nhanh nhảu ngăn lại - Hãy để cho ông ấy ngủ đi.

- Thôi được rồi. Tôi sẽ gọi cho ngài Bilder.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM