Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 01:02:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày tàn Ngụy chúa  (Đọc 53515 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #140 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2013, 08:47:45 am »

Chương 44
NGÀI ĐẠI SỨ VÀ TƯỚNG DONNELLY

Sau khi nhận được bức điện ngày 9 tháng 10 của Bundy, Đại sứ Sedgewick đã thay đổi ngay cách ứng phó của mình. Trước đó, ít nhất có khoảng sáu, bảy người trong đó có tướng Donnelly, ngài Bilder, ngài Sabo, cô Helen Eng, ngài Markoff và trước khi ông ta tới đây còn có cả D. Marnin - là những người “trong cuộc” thường xuyên được đọc những bức điện dạng này. Về sau, Đại sứ Sedgewick luôn kiểm soát đến từng chi tiết mọi thông tin liên quan đến kế hoạch đảo chính với tất cả mọi người trong Đại sứ quán ngoại trừ Đại tá Gascon và một nhân viên mã hóa riêng của CIA. Khi ông ta viết bất cứ điều gì liên quan đến chủ đề này, ông ta đều viết bằng tay lên trên một tờ giấy điện màu vàng lúc nào cũng có sẵn ngay tại phòng làm việc riêng của ông ta ở khu cư xá ngoại giao đoàn. Sau đó, bức điện đó được gửi đi mà không cần phải đánh máy lại. Đại tá Gascon sẽ luôn đem bức điện đó đến Đại sứ quán để cho nhân viên mã hóa của CIA kia dịch thẳng từ bản nháp do chính ông Đại sứ viết.

D. Marnin coi chuyện này như thể một cái tát vào mặt anh vậy. Nhưng cuối cùng anh cũng nhận ra rằng người thật sự bị cô lập, bị tát đau nhất vì việc này chính là tướng Donnelly. Bởi vì tướng Donnelly vẫn tin là chỉ thị được gửi từ Washington mà đặc biệt là từ Bộ trưởng Quốc phòng McNamara và tướng Taylor mang hàm ý ngăn chặn việc ủng hộ hay xúi giục đảo chính. Tướng Donnelly - chính là quan chức được đích thân Jack Kennedy giao cho nhiệm vụ đặc biệt là sẵn sàng thay thế công việc điều hành hoạt động của Phái bộ Mỹ nếu như đột nhiên Đại sứ Sedgewick không có mặt tại miền nam Việt Nam đúng lúc cuộc đảo chính diễn ra - nhưng lại không được biết chuyện gì đang diễn ra giống như tất cả những người khác kể cả Phó phòng điệp vụ DCM chứ chưa nói gì đến một kẻ chẳng có chút ý nghĩa nào như Marnin. Ông Đại sứ không muốn tướng Donnelly qua mặt ông ta để nói điều gì đó với tướng Taylor và ngài Bộ trưởng McNamara hay cho bất cứ ai khác ở cấp cao hơn tại Washington, những người luôn nghi ngờ về sự cần thiết phải loại bỏ Ngô Đình Diệm trong cuộc chơi này.

Ở Sài Gòn vào lúc này rất nguy hiểm bởi, vì cỗ máy đảo chính mới hình thành dường như lại được tiếp thêm sức mạnh bởi sự chai lỳ của Đại sứ Sedgewick. Ông ta ngày càng trở nên dễ cáu kỉnh và rất hay gắt gỏng, cướp lời các lãnh đạo cấp phòng thuộc quyền ông ta chứ chẳng nói gì đến những người giúp việc giống như Helen Eng và Marnin. Có một lần ngay sau khi nổi cơn thịnh nộ vì lý do không có đủ mấy cái bút chì đã được gọt cẩn thận để trên bàn làm việc như mọi ngày, Đại sứ Sedgewick lại đột ngột thay đổi thái độ của mình và sử dụng hết tài năng và tính hài hước của mình để quay lại tán dương rằng Helen là nữ thư ký tài năng nhất trong ngành ngoại giao để cô này rút lại đề nghị được chuyển đi làm việc ở chỗ khác.

Đối với Marnin, anh đã luôn nghĩ rằng bản thân anh có đủ khả năng kiểm soát được số phận của chính mình. Thế nhưng, cả trong công việc lẫn trong đời sống cá nhân của mình đột nhiên anh nhận ra rằng anh đang bị vướng vào trong vòng tay của một thế lực ma quái mạnh mẽ mà anh không thể chống lại được. Mỗi tối sau khi đi làm về, anh đều uống hai ly rượu Martinis, ăn một miếng bánh kẹp thịt rồi lang thang suốt đêm hết các câu lạc bộ và các quán bar ở Sài Gòn. Đôi khi anh đi cùng Mandelbrot và mấy người đồng nghiệp của anh ấy, rồi thì đi cùng với cả Frank Gascon hay anh chàng Chick Rizzo và thường thường vẫn là ông bạn Claudio, nhưng thi thoảng anh vẫn đi một mình.

Đại sứ Sedgewick thường rời nhiệm sở đi ăn và nghỉ trưa vào lúc 12 giờ 30 và chẳng mấy khi quay lại phòng làm việc trước lúc 5 giờ chiều. Ông ta quả quyết rằng phải dùng quãng thời gian ấy để đọc hết toàn bộ nội dung của cả mấy chồng tài liệu cao ngất. Thế nhưng từ lúc D. Marnin được giao nhiệm vụ “khóa cửa hộ ông ta” - có nghĩa là kiểm tra bảo mật và sắp xếp lại tất cả các cặp tài liệu ở cả khu cư xá ngoại giao đoàn lẫn ở trong Đại sứ quán, anh biết được rằng ông ta chẳng đọc được mấy trong quãng thời gian đó. Điều đó không hẳn có nghĩa rằng Đại sứ Sedgewick là một tay lười nhác. Ông ta cứ đi tới Đại sứ quán rồi lại quay về khu cư xá rồi lại đi tới Đại sứ quan như một con thoi với những bức điện gửi đến hoặc nhận được từ ngài Tổng thống hay ông Mc Bundy, hay Ngoại trưởng Dean Rusk - những bức điện đó luôn đòi hỏi ông Sedgewick phải chú tâm đặc biệt - nó còn khiến D. Marnin phải hy sinh hầu hết các buổi chiều để chạy theo ông ấy từ chỗ này sang chỗ khác.

Phòng nghiên cứu của ông Đại sứ vốn được thiết kế với một gian phòng nhỏ ngay sát nó dùng để làm phòng thay đồ. Đó cũng là nơi Đại tá Gascon lén lút chui vào tránh mặt mỗi khi Lão Mi đến báo rằng D. Marnin tới và ông Đại sứ cần phải thực hiện một số công việc thường ngày của mình. D. Marnin có phận sự không được biết rằng Gascon đang có mặt ở khu cư xá ngoại giao đoàn, nhưng gần như chẳng lần nào anh có thể bỏ qua được bởi vì rất dễ nhận ra qua cái xe Jeep cũ kỹ, méo mó mà lại sơn màu đỏ kiểu “độc nhất vô nhị” ở đất Sài Gòn mà anh ta vẫn dùng hàng ngày.

Tất cả những gì Đại sứ Sedgewick đang làm đều phải bí mật, bởi vì Đại sứ quán không được phép khuyến khích hay xúi giục việc tạo phản. Điều đặc biệt quan trọng với Đại sứ Sedgewick là các quan chức cao cấp ở Washington phải không nghĩ rằng ông ta đang lạm dụng sự chỉ đạo của họ và sử dụng Gascon như một công cụ của ông ta. Vì thế hôm 25 tháng 10, ông ta đã gởi bức điện sau đến cho McGeorge Brundy, Trợ lý đặc biệt về vấn đề An ninh Quốc gia của Tổng thống Kennedy:

“...việc làm có ý nghĩa sống còn đối với chúng ta là không nên ngăn cản cuộc đảo chính này cũng như không nên ngồi đó mà lại không biết tất cả những gì đang diễn ra. Chúng ta không nên ngăn cản cuộc đảo chính vì hai lý do sau đây. Thứ nhất là để tránh cho Chính phủ kế tiếp không làm hỏng việc và mắc phải sai lầm như Chính phủ hiện nay. Thứ hai là sẽ rất không thông minh nếu chúng ta giội nước lạnh vào âm mưu đảo chính, đặc biệt là ngay từ giai đoạn nó mới bắt đầu hình thành. Khi chúng ta ngãn cản âm mưu đảo chính giống như chúng ta đã làm trước đây, chúng ta sẽ phải gánh chịu sự oán giận ghê gớm vì thiếu trách nhiệm một cách phi lý khi để cho những kẻ bất tài đương nhiệm tiếp tục giữ quyền lực. Và chính chúng ta đã tự để cho mình bị phán xử bởi những công chuyện nội bộ ở Việt Nam...”.

Ngay lúc đó, ông Brundy cũng không bị thuyết phục một cách dễ dàng. Ông ta gửi điện trả lời rằng:

“Tổng thống Mỹ đặc biệt lo ngại rằng cuộc đảo chính sẽ không thành công, nên chúng ta phải bằng mọi cách tránh không bị liên can đến vụ việc này, nếu chúng ta muốn không bị công luận phản đối ở tất cả mọi nơi. Chính vì vậy, trong khi cùng chia sẻ với quan điểm của ngài là chúng ta không thể ra tay ngăn cản cuộc đảo chính, nhưng chúng ta phải đánh giá để thấy trước lựa chọn hoặc cảnh báo về bất cứ kế hoạch nào không có khả năng thành công. Chúng tôi hiểu đó là nhiệm vụ nặng nề, nhưng ngài Tổng thống vẫn muốn ông phải biết mối lo ngại của chúng tôi.”
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #141 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2013, 08:50:23 am »

Trong khi đó, cả Bộ trưởng Quốc phòng McNamara và tướng Taylor chợt hiểu ra rằng người đang có mặt ở chiến tuyến là tướng Donnelly đã bị hất ra khỏi vụ việc này. Đối với họ điều đó là không thể tha thứ được. Tướng Taylor đã vội vàng bày tỏ quan ngại của mình thông qua bức điện tuyệt mật “chỉ để đọc” gửi tới tướng Donnelly thông qua kênh liên lạc của Bộ Quốc phòng vào ngày 28 tháng 10. Trong bức điện này, ông ta viết:

“...cả tôi và ngài Bộ trưởng hoàn toàn thấy lo ngại về việc giữa ngài và ông Đại sứ tiếp tục không có sự trao đổi thông tin và chia sẻ sự hiểu biết. Như vậy rõ ràng là không tuân theo đúng chỉ thị cơ bản nhất và nguyên tắc quan trọng nhất mà Washington đã đưa ra. Nhiều ý kiến rất nhậy cảm đã được trích dẫn trên sự đồng tình của ông mà trong thực tế ông không hề được đọc. Dường như đã có sự không thống nhất trong một sô vấn đề đáng lẽ ra phải được thảo luận kỹ càng giữa các Trướng đại diện đang có mặt tại Sài Gòn trước khi nó được gửi về Washington. Tất cả điểu đó và một vài dấu hiệu khác cho thấy có sự thiếu họp tác và tính khách quan theo đúng yêu cầu trước tình hình rất phức tạp hiện nay ở Sài Gòn.

Liên quan đến việc nhìn nhận về tình hình chiến sự ở đó, luôn có sự đánh giá trái ngược nhau trong các báo cáo được gửi về qua kênh liên lạc của Bộ Tư lệnh Quân viện và của Đại sứ quán. Chẳng hạn như trong bức điện số 768 gửi từ Sài Gòn có nói về tình hình chiến sự được nhìn nhận ở các góc độ của ông rất giống với ấn tượng mà cả tôi và ngài Bộ Trưởng McNamara đã có được khi tới thăm Sài Gòn ba tuần trước đó. (Mặc dù bản phụ họa của ông Đại sứ trong bữa trưa hôm chia tay về nước đã thật sự làm cho chúng tôi khó chịu). Liệu chúng tôi có đúng không khi tin tưởng vào ông Đại sứ trong lúc ông ấy chỉ nhìn nhận và đánh giá tình hình theo cách của mình mà không hề thảo luận với ông? Nếu như cảm giác này của chúng tôi là đúng, tôi rất vui mừng nhận được bất cứ sự gợi ý nào để có thể tìm ra cách hỗ trợ cần thiết khiến cho quan hệ giữa ông và Đại sứ Sedgewick gần gũi hơn nữa.

Hãy trả lời tôi càng sớm càng tốt.”

Ngay khi bức điện này đến nơi vào buổi sáng hôm đó, D. Marnin đã nhận được một cuộc điện thoại của Đại úy Tom Aylward đề nghị được gặp anh tại Đại sứ quán. Mặc dù họ đã biết nhau khá rõ và đã có nhiều cuộc trạm chán trên sân tennis ở khu cư xá ngoại giao đoàn và tại sân thể thao Cercle Sportif, nhưng đây là lần đầu tiên Aylward đến thăm anh tại nơi làm việc.

- Tôi để lại thẻ công vụ và đăng ký tên khách ở bàn lễ tân - anh ta nói và chỉ tay về phía bên phải - trong mấy tuần qua, kể từ lúc tướng Taylor và ngài Bộ trưởng McNamara rời Sài Gòn, tướng quân Donnely gần như không thể sống nổi với những gì mà ông ấy hiểu.

- Thì cuộc đời của một phụ tá như tôi thì có sung sướng gì hơn chứ - D. Marnin trả lời - chẳng ai hiểu được điều đó hơn tôi đâu.

- Tướng quân cảm thấy như là ông ấy đã bị gạt ra khỏi tất cả những gì mà các thiên tài chính trị của các anh đang làm ở đây. Cá nhân tôi chỉ là một sỹ quan pháo binh chứ không phải là một nhà chính trị như anh vì vậy cho phép tôi nói thẳng thế này nhé. Tướng Donnelly yêu cầu tôi tới đây gặp anh để tìm hiểu xem anh có biết tí gì không. Ông ấy làm vậy vì biết rằng tôi với anh đã chơi tennis với nhau nhiều lần rồi.

- Ông ấy nghĩ rằng tôi có thể khai sáng cho cậu được hay sao?

- Thì đại loại như thế.

- Tôi ước gì có thể làm được như thế, anh Tom ạ. Nhưng thực tế là tôi cũng mù tịt giống như tất cả người khác thôi. Mà chắc chắn là tôi còn chẳng biết gì hơn chính Tướng quân ấy chứ. Điều đó thì có gì ngạc nhiên dâu phải không?

- Tôi cũng đã nghĩ đến những gì mà cậu vừa nói. - Aylward trả lời.

Tướng Donnelly phải báo cáo về cho tướng Taylor. Đó đúng là một bức điện khó viết nhất trong cuộc đời binh nghiệp của ông ấy. Ông ấy biết rằng trong bất kỳ tình huống nào và cho dù là ông ấy muốn giữ bí mật đến đâu, thì tất cả những gì mà ông ấy nói tới chắc chắn sẽ khiến cho ông ấy trở thành một kẻ bị phỉ báng trong tất cả các hành lang của Ngũ giác đài.


Điện số MAC 2028

Từ: Tư lệnh Bộ Tư lệnh MACV Gửi: Chủ tịch CJCS Tuyệt mật.
Chỉ đọc không sao chép
Ngày 29 tháng 10 năm 1963 - lúc 21 giờ 30 phút.
Báo cáo của tướng Donnelly gửi riêng cho tướng Taylor.
(Không gửi cho bất kỳ nơi nào khác)

Bức điện số JCS 4188-63 đã đến đây đúng vào lúc tôi đang suy nghĩ, cân nhắc để soạn một báo cáo về vấn đề liên quan này để gửi cho ngài. Thực tế là tôi rất hiểu nỗi lo lắng của ngài. Kể từ bức điện số 768 gởi từ Sài Gòn tôi đã không được đọc thêm bất cứ một bức điện nào - do Đại sứ quán không chuyển chúng đến cho tôi - đối với bức điện khác kể từ bức điện số CAS 1896 trở đi, tôi chỉ được đọc chúng sau khi chúng đã được gửi về đến Washington rồi. Ông Đại sứ và tôi chắc chắn là vẫn liên hệ với nhau nhưng việc chúng tôi có trao đổi thông tin cho nhau không lại là chuyện hoàn toàn khác.

Cá nhân tôi luôn tự nói với mình rằng phương pháp làm việc của Bascombe khác hoàn toàn với những gì mà Gus Corning vẫn làm. Đại sứ Gus luôn thảo luận, trao đổi một cách rõ ràng với tôi hoặc trực tiếp với các sỹ quan tham mưu của tôi về tất cả các vấn đề liên quan đến mọi hoạt động quân sự trước khi nó được gửi về Washington. Ngày nay điều đó không phải là cách mà mọi thứ đang diễn ra ở đây. Ngài đã rất đúng khi nhận thấy rằng ông Đại sứ đang xử sự theo cách tự mình soạn thảo các báo cáo về tình hình chiến sự cũng như đánh giá mọi hoạt động của lực lượng quân đội mà trước đó không tham khảo ý kiến chuyên môn của tôi.

Giữa tôi và ông Đại sứ còn có sự nhìn nhận và cách đánh giá rất khác nhau về những chỉ thị được đưa ra trong bức điện của Nhà Trắng số 63560 gửi hôm 06 tháng 10 và những ý tưởng bổ sung trong bức điện của Washington số CAS 74228 gởi hôm 9 tháng 10. Theo tôi hiểu thì điện số CAP 63560 chứa đựng những chỉ thị cơ bản nhất cho chúng tôi và tôi cũng tin rằng điện số CAS 74228 không hề thay đổi những chỉ thị cơ bản đó - điều này có nghĩa là không nên đưa ra ý tưởng chủ động khuyến khích đảo chính thay đổi Chính phủ Ngô Đình Diệm. Ông Đại sứ lại cho rằng bức điện số 74228 đã thay đổi hoàn toàn hàm ý của bức điện số 63560 và rằng việc thay đổi Chính phủ là một điều cần thiết và điều đó chỉ có thể thực hiện được thông qua một cuộc đảo chính. Ai là người hiểu đúng trong trường hợp này thì chỉ Washington mới có thể nhìn thấy.

Thực tình thì tôi không hề phản đối việc thay đổi Chính phủ nhưng tôi vẫn thiên về khuynh hướng cho rằng vào lúc này phương thức thực hiện việc thay đổi cần thực hiện bằng cách thay đổi cơ cấu lãnh đạo thì tốt hơn là thay đổi toàn bộ những người lãnh đạo ở cấp cao nhất. Tôi chưa hề thấy một trật tự hoàn chỉnh nào được nhóm chủ trương đảo chính đưa ra. Tôi nghĩ rằng chúng ta nên xem xét một cách cẩn thận, trước danh sách nhân sự được đề xuất, trước khi chúng ta đưa ra những quyết định mà sau này không thể thay đổi được về tương lai của chúng ta ở đất nước này. Thông qua các mối quan hệ của mình tại đất nước này, tôi có thể khẳng định rằng tôi không hề khoác lác khi nói rằng mối quan hệ của tôi với tất cả các tướng lĩnh còn rộng hơn, sâu hơn tất cả mối quan hệ của bất kỳ một người Mỹ nào khác trong đó có cả Đại tá Gascon. Và tôi cũng chưa thấy bất cứ một người nào có được lòng nhiệt tình và tinh thần chống Cộng quyết liệt bằng ông Diệm.

Theo quan điểm của tôi, chắc chắn là trong đám tướng lĩnh đó chẳng có ai có đủ khả năng thay thế được ông ta. Tôi không phải là người luôn cổ súy cho ông Diệm. Tôi cũng nhìn thấy những điểm yếu trong tính cách của ông ấy và tôi còn biết chúng rõ hơn bất cứ ai khác - có lẽ chỉ ngoại trừ ngài Gus Corning; biết rõ về những khó khăn khi ai đó phải đối diện với ông ta (những khó khăn mà Đại sứ Sedgewick không thể biết hết được về tính cách của con người này bởi lẽ kể từ khi đến đây ông ấy mới chỉ thảo luận sơ bộ với ông Diệm đúng hai lần). Phần lớn các tướng lĩnh mà tôi đã từng nói chuyện đều đồng ý rằng họ có thể đi cùng đường với ông Diệm. Và tất cả bọn họ đều nói rằng hai vợ chồng ông Nhu luôn là người họ chống lại.

Xét trên thẩm quyền của mình, tôi hoàn toàn không đồng ý với cách đánh giá của Đại sứ Sedgewick như bức điện số 764 gửi từ Sài Gòn, rằng chúng ta chỉ đang thu mình lại. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đang tiến rất chắc chắn, Quân đoàn I, II và một phần cuả Quân đoàn III đang đạt được một số mục tiêu ở vùng Đồng Tháp Mười. Trong tháng Mười này, chưa có gì đáng kể xảy ra để có thể thay đổi được những đánh giá mà ngài và ngài Bộ trưởng McNamara đã đưa ra trong chuyến thị sát vừa rồi. Nếu có chăng cũng chỉ là những bài báo đăng tải trên tờ New York Times mà đó chỉ là việc bóp méo sự thật trong một bức tranh trung thực nhất. Tôi đề nghị là chúng ta chưa nên thay ngựa quá nhanh; mà điều cần nhất vào lúc này là chúng ta phải chiến thắng trên lĩnh vực quân sự càng nhanh bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Tới khi đó, có thể để cho bất cứ ai muốn lãnh đạo đất nước này muốn làm điều gì hay thay đổi cái vỏ ngoài của nó như thế nào thì cũng được. Hơn nữa là liệu rằng chúng ta đã đúng hay đã sai khi ủng hộ Ngô Đình Diệm trong suốt 8 năm vừa qua. Đối với tôi, sẽ thật phi lý nếu ta lật đổ ông ấy vào lúc này, đá đít ông ấy đi hay loại bỏ ông ấy vào lúc này. Tất cả điều đó vì cái gì chứ? Và chấm dứt mọi chuyện như vậy là thế nào chứ? Nước Mỹ đã là người mẹ đỡ đầu của ông ấy và là người cha bề trên của ông ấy kể từ khi ông ấy đặt chân vào chiếc ghế quyền lực ở đây thì ông ấy đã dựa hoàn toàn vào chúng ta và luôn cố gắng làm hết sức mình.

Hơn thế nữa, nếu như tôi được phép nói đến những gì nằm bên ngoài lĩnh vực quân sự ở Nam Việt Nam, thì đó chính là điều chúng ta cần giúp đỡ lẫn nhau để nhớ rằng, đại danh hào Shakespeare đã nói trong vở kịch “Julius Caesar” rằng, một ngày nào đó các nhà lãnh đạo khác nhau thời đại này sẽ chứng kiến những gì mà chúng ta đang làm ở đây. Và ngay bây giờ đây, các nhà lãnh đạo của các nước chậm phát triển khác sẽ có cái nhìn rất bi quan về sự giúp đỡ của chúng ta nếu họ buộc lòng phải tin rằng số phận tương tự đang chờ đón họ giống như nó đã đến với người đồng minh Ngô Đình Diệm của chúng ta.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #142 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2013, 08:53:02 am »

Chương 45
ÔNG ĐẠI SỨ VÀ NGÀI TỔNG THỐNG

Đại sứ Sedgewick đã khám phá ra rằng khi tháng 10 sắp hết thì càng có nhiều lý do để kế hoạch đảo chính của ông ấy cần phải được thực hiện càng nhanh càng tốt, một kết quả không mong đợi tồi tệ nhất đó là chiến lược “bắt ông Diệm phải đến với tôi” đã bắt đầu có hiệu quả. Ngô Đình Diệm đã biết được thân phận của mình và đã sẵn sàng chấp nhận bất cứ giải pháp nào được cho là hợp lý. Nếu như tất cả ý định đó của ông Diệm được biết rộng rãi ở Washington, thì nó cũng sẽ không thể qua được Bộ trưởng Quốc phòng McNamara; tướng Taylor Chủ tịch CJCS; ngài McCone và ngài Colby, tất cả những người này đều cố gắng thuyết phục rằng cần phải cho ông Diệm thêm một cơ hội nữa. Khi mà những kẻ đồng mưu người Việt đang cố gắng tập hợp lực lượng thực hiện đảo chính thì việc để cho ông Diệm thay đổi được quan điểm của những cấp lãnh đạo cao nhất trong Chính phủ Mỹ sẽ trở nên ngày càng khó khăn.

Hôm 14 tháng 10, ông Bộ trưởng Tài chính đã nói với Bob Jaspers rằng Ngân hàng Nam Việt Nam rất lo ngại trước việc cộng đồng thương nhân đang mất dần lòng tin. Ông ta cho biết, Ngân hàng đang cố gắng giải tỏa những áp lực đối với đồng Piaster bằng cách rút bớt lượng ngoại tệ dự trữ ít ỏi. Cho tới lúc đó biện pháp này cũng đã đạt được những hiệu quả nhất định. Nhưng nếu như việc ngưng chương trình hỗ trợ nhập khẩu vẫn còn tiếp diễn thì đồng Piaster sẽ bị rớt giá xuống hơn 40% trong vài tuần tới. Ông ta cũng nói rằng Tổng thống Ngô Đình Diệm muốn thảo luận với quan chức Mỹ về vấn đề này. Khi đề xuất đó được đem đến cùng với bản ghi nhớ về cuộc nói chuyện giữa hai bên, Đại sứ Sedgewick thản nhiên dùng bút gạch chéo lên trên rồi trả lời:

- Cất bản ghi nhớ này đi. Nếu ông Diệm thật sự lo ngại về tất cả điều này, thì hãy để cho ông ấy mời tôi đến dinh Tổng thống rồi chúng ta mới thảo luận với nhau.

Đặc biệt là một bức thông điệp tương tự cũng được đưa đến trong một hoàn cảnh khác vào hôm 19 tháng 10 do ông Nguyễn Văn Phương, Trưởng đại diện Văn phòng Cố vấn Ngô Đình Nhu đã tới gặp Bob Smith, Phụ trách tạm quyền của lưới điệp báo CIA tại Sài Gòn. Ông Phương nói rằng, ông chủ của ông ta muốn Đại sứ quán hiểu rằng không có thêm nguồn tài chính hỗ trợ của Mỹ sẽ không thể thực hiện được thêm việc áp dụng chương trình lập ấp chiến lược ở 6 điểm nữa ở vùng Đồng Tháp Mười và 04 điểm khác ở vùng đảm trách của Quân đoàn III vào đúng ngày 1 tháng 11 như kế hoạch. Ông Phương cũng cho biết thêm, như vậy có nghĩa là Chương trình lập ấp chiến lược sẽ sớm bị chững lại. Ông ta cũng đề nghị là Đại sứ Mỹ có thể thảo luận trực tiếp về vấn đề này với ông Diệm hoặc ông Nhu. Họ sẵn sàng chấp nhận ra nhũng thông cáo cần thiết miễn là khoản viện trợ được giải ngân ngay sau khi thương lượng bắt đầu.

Đại sứ Sedgewick vẫn tiếp tục từ chối lời cầu khẩn của ông Phương:

- Tôi sẽ xem xét đề nghị này - ông ta viết lên trên lề bản ghi nhớ của ông Smith - còn bây giờ hãy cất bản ghi nhớ này đi đã.

Đến ngày 22 tháng 10, Ngô Đình Nhu hoàn toàn tuyệt vọng và đã nói với ủy viên Ủy ban kiểm soát đình chiến (ICC), Trưởng đoàn đại diện của Ấn Độ, ông Goburdhun rằng anh trai ông ta đã sẵn sàng chấp nhận những thay đổi cần thiết trong chính sách và về vấn đề nhân sự, trong đó bao gồm cả việc chính ông Nhu đi khỏi xứ này để làm người Mỹ hài lòng. Ông ta cũng nói rằng, điều quan trọng nhất chính là chiến thắng Việt Cộng. Bất cứ cái gì có thể phục vụ cho mục đích đó đều sẽ được Chính phủ Việt Nam Cộng hòa thực hiện với “niềm hạnh phúc lớn lao và cả lương tâm trong sạch” (khi đó, Ngô Đình Nhu đã nhắc lại từng từ trong bài diễn văn của Tổng thống Kennedy trong cuộc họp báo của ông ta hôm 2 tháng 2 - điều này đúng là một tín hiệu ngoại giao rất rõ ràng mà bất cứ ai cũng có thể nhận thấy. Thế nhưng, lại một lần nữa đến lượt ông Goburdhun cũng thật sự ngỡ ngàng khi Đại sứ Sedgewick cám ơn ông ta và yêu cầu D. Marnin viết một bản ghi nhớ lời nhắn của Đại sứ Ấn Độ và để nó vào trong tập hồ sơ lưu trữ của Đại sứ quán. Ông ta đã không cho gửi nó về Washington.

Chính vì thế sẽ không có gì là quá ngạc nhiên khi giữa tuần sau đó, ông Đại sứ nhận được lời mời theo đúng nghi thức của Ngô Đình Diệm mời ông ta đi nghỉ cuối tuần tại Đà Lạt để dự lễ khai trương lò phản ứng hạt nhân mới phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu phóng xạ. Bởi vì nguồn ngân sách cho xây dựng lò phản ứng này do cơ quan USOM cung cấp thông qua khoản viện trợ từ Chương trình viện trợ của Bộ Ngoại giao Mỹ và cũng vì ngài Curly Bird nổi tiếng sẽ rời Sài Gòn vào đầu tháng 11, buổi lễ khánh thành lò phản ứng hạt nhân sẽ được tổ chức cùng với buổi lễ tặng mề-đay công dân cao cấp nhất của Việt Nam Cộng Hòa do đích thân Ngô Đình Diệm trao cho ông Bird. Trong hoàn cảnh này, mà đặc biệt trong lúc tin đồn về một cuộc đảo chính đã lan khắp Sài Gòn, Đại sứ Sedgewick mặc dù không muốn dính dáng đến mọi hoạt động của Chính phủ đương nhiệm, nhưng ông ta cũng không thể từ chối lời đề nghị tham gia.

D. Marnin đã hy vọng là sẽ được tháp tùng ông Đại sứ lên Đà Lạt. Nhưng anh thật sự thất vọng khi sáng Thứ Năm mới được ngài Bilder cho biết rằng anh không có tên trong danh sách tham gia. Đó chỉ là một chiếc máy bay cỡ nhỏ - Phó phòng Điệp vụ DCM giải thích - chỉ có đủ chỗ cho sáu hành khách - Tổng thống Ngô Đình Diệm, Đại sứ Sedgewick, ông Penelope, Đinh Triệu Dã và hai nhân viên đặc vụ.

Vì Đại sứ Sedgewick đi suốt cả ngày hôm đó nên vào lúc buổi chiều D. Marnin lại có cơ hội được đến chia tay ngài Sam Sabo, người sẽ rời Nam Việt Nam vào tuần tiếp theo. Bà Grace đã rất thành thật khi mời anh có dịp ghé thăm họ ở ngôi nhà ở Georgetown trên Phố Mới ngay gần đường Harrimans. Trong nhà ông Sabo ở khu trung cư ngoại giao trên đường Lê Quý Đôn lúc này có khoảng gần mười người đang hối hả dọn dẹp. Những hộp lớn, hộp nhỏ có ở khắp mọi nơi. Chính vì thế nơi thuận lợi nhất cho hai người nói chuyện là ở ngoài hành lang, nơi này Ngô Đình Nhu đã có một bài diễn thuyết trong buổi dạ tiệc một năm trước đó. Ngài Sabo vẫy tay ra hiệu cho cậu bé giúp việc mang đến hai chai Bloody Marys và một đĩa hạt điều.

- Tôi thật sự tiếc vì ngài phải ra đi vào lúc này - D. Marnin nói - Mọi người ở đây sẽ rất nhớ đến ngài.

- Đành phải vậy thôi. - ngài Sabo trả lời - cuối cùng tôi cũng chẳng thể cố được đến khi cái gì đang diễn ra ở đây kết thúc nữa. Thật đau đớn khi phải chứng kiến những nỗ lực, công sức của mình trở thành những thứ vô nghĩa hay tệ hơn thế là sụp đổ hoàn toàn.

- Bản thân tôi cũng đang gặp phải rắc rối như vậy - D. Marnin nói.

Ông Sabo tròn mắt nhìn anh và hỏi:

- Cậu đang nghĩ cái quái gì thế ?

- Ông Sam ạ, tôi sẽ không bao giờ quên rằng ông đã đứng bên tôi như thế nào khi tôi gặp rắc rối. Tôi nợ ông nhiều lắm.

- Bất cứ ai có tính chính trực cũng không thể làm khác thế được.

- Chính tôi cũng đang phải suy nghĩ về tính chính trực đấy thưa ngài. Hãy cho phép tôi đưa ra một giả thuyết thế này nhé. Giả sử như có nhân viên cấp dưới đang làm việc cho một ai đó mà người này làm một đằng và báo cáo về Washington rằng ông ta đang làm một việc hoàn toàn khác. Vậy thì lòng trung thành của nhân viên đó phải đặt ở đâu đây? Anh ta nên làm gì trong hoàn cảnh như vậy chứ?
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #143 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2013, 08:55:55 am »

Ông Sabo uống một hơi hết sạch ly rượu của mình rồi trầm ngâm

- Câu trả lời của tôi là thế này nhé, anh bạn trẻ, đừng làm gì cả, chính xác mà nói là đừng làm gì cả - ông trả lời - một nhân viên Đại sứ quán cấp thấp như anh ta sẽ chẳng có ai tin đâu, mà đặc biệt là nếu như anh ta đứng lên chống lại một người rất có thế lực. Những lời buộc tội nghiêm trọng phải đi đôi với những bằng chứng thật nghiêm trọng. Và thậm trí cứ cho là có được những bằng chứng ấy đi chăng nữa thì câu hỏi lại được đặt ra là làm sao mà những bằng chứng như vậy lại có sẵn thế và cuối cùng rất nhiên là nó sẽ mang tai tiếng để đời cho cái nhân viên trong giả thiết ấy. Sẽ chẳng còn ai trong cái Bộ Ngoại giao này muốn tuyển dụng anh ta nữa đâu. Trong bất cứ hoàn cảnh nào thì việc cái anh chàng nhân viên trong giả thiết ấy của cậu không làm một cái gì hết, hay không nói một cái gì hết lại là tốt nhất.

Một lần nữa ông Sabo đưa mắt nhìn D. Marnin một cách dò xét.

- Cậu hãy nhớ lấy điều này - ông nói tiếp - tất cả những gì đang xảy ra ở đây sẽ đều xảy ra như thế ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Nhưng tôi không muốn phải phê phán nhiều, đặc biệt là vầo lúc tôi chuẩn bị rời khỏi cái bệnh viện tâm thần này. Tôi hy vọng là tất cả điều đó sẽ có ích cho cậu đấy, anh bạn trẻ ạ.

- Vâng, chắc chắn là như vậy, thưa ngài - D. Marnin ngoan ngoãn trả lời.

Họ cùng nâng ly chúc nhau trong một buổi chia tay âm thầm.

Ông Đại sứ đã mô tả rất cẩn thận cả ngày đi cùng ông Diệm với nỗ lực nhằm truyền tải toàn bộ câu chuyện một cách khách quan nhất về Ngô Đình Diệm. Khi trở về Đại sứ quán, ông ta đã đọc cho cô Helen Eng đánh máy vào một bức điện và D. Marnin có cơ hội được xem qua trước khi nó được gửi về Washington dưới dạng điện “chỉ được đọc”



Điện số 805

Từ: Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn  Gửi: Ngoại trưởng Mỹ
Tuyệt mật
Ngày 28 tháng 10 năm 1963 - lúc 9 giờ tối.
Chỉ đọc.

Báo cáo gửi tới Ngoại trưởng Mỹ và Tư lệnh Bộ Tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương

Báo cáo về ngày làm việc giữa Đại sứ Sedgewick và Tổng thống Ngô Đình Diệm; thời gian - Chủ Nhật, ngày 27 tháng 10 năm 1963.
Chúng tôi rời Sài Gòn bay tới sân bay Liên Khương rồi cùng ăn trưa tại đó. Ông Diệm đang ở trạng thái rất thoải mái và đặc biệt là rất có cá tính khi mô tả những tiến bộ mà ông ta đã làm được. Ông ta thường xuyên nói những câu đại loại như: “Tôi đã cho xây cái này”, “Tôi đã làm cái này” và “Tôi đã làm cái kia”...

... Sau một bữa ăn quá xa xỉ so với bữa tối của người Việt, ông ta bỗng lên giọng rất trịnh thượng hỏi tôi rằng bao giờ chúng ta sẽ cắt hẳn chương trình hỗ trợ xuất khẩu CIP cho Việt Nam.

Điều này thật sự gây bất ngờ. Thực tế là tôi đã hy vọng rằng sẽ tránh được chủ đề này và không phải đụng đến vấn đề viện trợ quá day dứt này lâu hơn nữa. Tôi trả lời rằng tôi không biết nhưng cũng hỏi lại rằng ông ấy định làm gì nếu như chính sách của chúng ta thay đổi một cách tương thích hơn với những ước muốn của ông ấy. Trong trường hợp đó, ông ta có cho mở lại trường học, phóng thích các Phật tử và những người khác đang bị giam giữ trong tù hay giảm thiểu sự phân biệt đối xử trong điều luật số 10 không?

Ngô Đình Diệm trả lời rằng tôi đã quá xa rời với thực tế và gợi ý là chúng tôi nên gặp gỡ nhau thường xuyên hơn để tôi chắc chắn rằng tôi luôn nắm được câu chuyện từ cả hai phía mà không bị ảnh hưởng bởi những tin bịa đặt từ kẻ thù của ông ấy. Ông ta nói rằng các trường học đang dần dần được mở cửa trở lại và ở Huế nãm học đã được gần hết một học kỳ (hiện nay tôi đang kiểm tra thông tin này với viên Lãnh sự của chúng ta ở đó). Các Phật tử, ông Diệm nói tiếp, cũng đang được trả lại tự do và chỉ còn một số ít sẽ phải đợi cho đến khi ra tòa. Tuy nhiên, việc thay đổi điều luật số 10 cần phải có sự tán thành của Quốc hội, và điều này sẽ không thể làm xong trong một đêm. Bản thân ông ta không có quyền tự ý thay đổi nó và quan trọng nhất là phải duy trì được những nguyên tắc cơ bản của luật pháp.

Sau đó, ông ta cũng tranh thủ cơ hội nói đến hành động của một nhân viên CIA, người đã nói với các thành viên trong Chính phủ của ông ấy về những mối đe dọa (do ông Nhu gây ra) ám sát tôi và các quan chức cao cấp khác của Mỹ đang làm việc tại đây. Viên sỹ quan này của CIA cũng được cho là đã đe dọa rằng nếu vụ ám sát đó xảy ra, chúng ta sẽ đưa cả Hạm đội 7 đến Sài Gòn và làm tất cả những gì mà chúng ta đã từng làm ở Okinawa hồi năm 1945. Ông Diệm nói, những câu chuyện như vậy là hoàn toàn bịa đặt, vu khống ông ấy và Chính phủ của ông ấy, cũng như nhằm mục đích báo hại chúng tôi. Bất cứ ai biết ông ấy cũng đều hiểu rằng, việc bảo đảm an toàn tính mạng cho tôi là nhiệm vụ đầu tiên mà ông ấy phải làm. Tôi trả lời là tôi hoàn toàn tin tưởng rằng ông ta không muốn ám sát tôi nhưng những tin đồn như vậy ngày nào cũng đến tai tôi.

Ông ta còn nói, CIA đang quá công khai chống lại Chính phủ của ông ấy và khuyến khích các sỹ quan người Việt chuẩn bị cho một cuộc đảo chính. Ông ấy thúc giục tôi không nên để bản thân mình bị cuốn vào trò chơi của những kẻ ưa mạo hiểm mà ông ấy biết chắc là có tới bốn âm mưu như vậy. Tôi trả lời là ông ấy cứ đưa cho tôi bằng chứng cụ thể về bất cứ nhân viên hay quan chức người Mỹ nào thì chắc chắn anh ta sẽ phải lên chuyến máy bay tiếp sau trở về nước. Ông ấy đáp lại là, mục đích chính của cả hai Chính phủ là chống lại bọn Cộng sản và chúng tôi không nên để cho trọng tâm của mình bị lệch hướng bởi những tác động của đối phương...

Đến cuối cuộc thảo luận, tôi đã nói với ông ra: “Thưa Tổng thống, mỗi một gợi ý quý giá mà tôi đã đưa ra, ngài đều khước từ nó thẳng thắn. Chẳng nhẽ ngài không thể làm một cái gì để tạo một ấn tượng tốt đẹp hơn từ phía công luận nước Mỹ nữa hay sao? Ông ta nhìn tôi bằng một ánh mắt vô hồn và nói rằng điều quan trọng nhất chính là chúng ta là đồng minh của nhau, cùng chung một mục đích cuối cùng là hợp sức chống lại Chủ nghĩa Cộng sản. Vì vậy, chúng ta cần phải sát cánh cùng nhau và tin tưởng lẫn nhau nhiều hơn nữa. Tôi trả lời rằng ông ta có thể luôn luôn tin tưởng vào chúng ta để bước thêm những bước nữa và cám ơn ông ta vì sự đón tiếp thịnh tình.

Nhật xét: Mặc dù cuộc nói chuyện rất nản lòng và dài lê thê, nhưng thái độ đều rất đúng mực và có kiềm chế. Cá nhân tôi tin rằng chúng ta đã thuyết phục ông ta được một điểm, đó là người Mỹ đã nhìn rằng ông ta chẳng ra gì. Với một người đã chỉ còn bỏ đi như ông ta thì điều đó hẳn có ý nghĩa lắm. Có thẹ cuộc hội thoại vừa qua có thể đem lại cho ông ta một vài ý tưởng nào đó. Nhưng từ bản thân nó, tôi chẳng thấy một chút thay đổi nào từ con người ông ấy.

                     Ký tên
                  Đại sứ: Sedgewick
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #144 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2013, 08:57:54 am »

Chương 46
BỮA TIỆC BIỆT LY

Không phải chỉ có mình ngài Sedgewick có hệ thống thần kinh non nớt. Tất cả mọi người có mặt ở Sài Gòn trong những tuần cuối cùng của tháng 10 đều bị nhiễm một chút điên rồ nào đó. Như để tăng thêm sự điên rồ ấy, mạng lưới điệp viên CIA cũng đã tung ra một loạt cái tên trong bản danh sách những người sẽ bị ám sát mà họ phát hiện được. Những nạn nhân tiềm tàng là người Mỹ không chỉ có một mình ngài Đại sứ mà còn có tất cả các thành viên khác trong Phái bộ Mỹ, những người có tiếng là mang tư tưởng chống lại ông Diệm. Người ta vẫn nghĩ rằng ông Nhu chính là kẻ phải chịu trách nhiệm trước sự kiện này, nhưng một vài người còn tỉnh táo vẫn tin rằng những kẻ thù của ông ấy đã sử dụng kế sách tinh quái này nhằm khoét sâu vào sự ngăn cách giữa anh, em họ Ngô Đình với người Mỹ. Sau khi xem hết một danh sách giống như vậy từ báo cáo của Trưởng lưới CIA, Đại sứ Sedgewick ngước nhìn D. Marnin và nói rằng:

- Hình như chỉ có mỗi mình cậu là ngưòi không được đăng ký tên trong danh sách những kẻ sẽ bị bọn đâm thuê, chém mướn của thằng Nhu làm thịt.

- Thế gọi là một nét mơ hồ độc đáo đấy thưa ngài - D. Marnin trả lời từ tốn.

Những tin đồn về cuộc đảo chính có ở khắp mọi nơi, kể cả trên một số tờ báo địa phương và điều này đã bắt đầu dựng lên những lời chỉ trích những kẻ bán chúa chạy theo người nước ngoài. Vậy nhưng điều kỳ lạ chính là gần như không có một cái tên người Việt nào được nhắc đến trong âm mưu đảo chính này. Trong suốt tuần cuối cùng của Tháng 10, tại tất cả các quán bar, các vũ trường mà anh vẫn lang thang vào các buổi tối D. Marnin không thể không nghe thấy những lời thì thầm liên quan đến những kẻ tài trợ cho cuộc đảo chính.

Có lẽ người sốt ruột nhất và om xòm nhất trong cả cái thành phố này chính là phóng viên Willis Mandelbrot, con người đã biết tường tận về toàn bộ câu chuyện động trời này nhưng lại không thể cho in nó trên báo được. Chính điều day dứt đó đã làm cho anh như phát điên lên. Lần nào gặp Marnin, anh ta cũng không ngớt lời than vãn, phàn nàn rằng anh ta không thể phản bội lại lòng tin mà ngài Đại sứ đáng kính đã gửi vào anh ta. Sự thực là Đại sứ Sedgewick cũng đã không phí công gửi gắm sự rủi ro của mình cho Mandelbrot tránh hộ. Nếu như báo New York Times có cho đăng những gì mà anh ta biết thì chắc chắn nó sẽ bị tất cả những người có dính líu phủ nhận ngay lập tức. Những kẻ chủ mưu có thể sẽ thay đổi kế hoạch của họ nhưng sẽ chẳng có ai chứng minh được rằng những thông tin đó là đúng hết. Khi ấy, những kẻ hưởng lợi nhiều nhất từ vụ việc ấy sẽ phải là ông Diệm và ông Nhu.

Vói tâm trạng quá bất an, khả năng chơi quần vợt của Mandelbrot đã sụt giảm một cách thảm hại. Anh ta thường xuyên mắc hai ba lỗi một lúc, thế nhưng anh ta vẫn rất hăng hái muốn giành điểm ngay lập tức, đến mức độ D. Marnin phải từ chối đánh đơn với ông bạn mình. Lý do duy nhất khiến cho anh có thể chơi mấy xéc đánh đôi với Mandelbrot mặc dù anh đã thấm mệt là vì anh hiểu rằng dù sao đi nữa thì anh vẫn có trách nhiệm phải làm hài lòng sếp của mình.

Có một người nữa cùng chơi tennis với họ nhưng cũng chẳng để tâm được vào đường bóng đó chính là Claudio. Ông bạn Dennis Chang đã khiến cho anh này hiểu rằng số phận của ông Diệm, ông Nhu và của cả đám tướng lĩnh có thể tác động rất lớn đến tài sản của họ. Chỉ cần một mẩu thông tin thôi cũng đáng giá đến cả trăm ngàn có khi hàng triệu đô-la đối với cả hội. Claudio bắt đầu cố gắng moi móc tin tức từ D. Marnin và rất ít chú ý đến Mandelbrot (anh ta rất sai lầm khi nghĩ là D. Marnin biết về những gì đang diễn ra nhiều hơn phóng viên Mandelbrot). Chính điều này lại càng khiến cho viên phụ tá trẻ tuổi cảm thấy không được thoải mái. Việc bị cho là đang nắm giữ những thông tin bí mật rất đáng giá trước một người bạn trong giới đầu cơ giờ đây lại trở nên quá phiền phức đối với anh. D. Marnin bắt đầu phải lẩn tránh Claudio.

Đó là đêm trước ngày cưới - và cũng là đêm ngài Curly tổ chức bữa tiệc độc thân. D. Marnin vừa đến gần cổng thì anh thanh niên người dân tộc tay lăm lăm khẩu súng trường M-16 đứng gác ở đó vội vẫy tay ra hiệu cho anh đi vào bên trong. Đây sẽ là lần cuối cùng, D. Marnin buồn bã, ủ ê khi phải nghĩ vậy, nhưng anh vẫn gượng cười chào người lính gác. Cô hầu gái Đình Đình đang đợi anh và dẫn anh xuống lối đi tới một gian phòng mà anh chưa từng nhìn thấy bao giờ. Cô gái khẽ gõ lên cánh cửa hai tiếng rồi bỏ anh đứng đó mà nhẹ nhàng rảo bước đi về phía nhà trên. Đó là một căn phòng tối lờ mờ vói nhũng vách ngăn được làm bằng gỗ bóng láng. Bên trong có một chiếc giường để nằm hút thuốc phiện được làm bằng gỗ mun và chạm trổ rất cầu kỳ. Một chiếc tủ đứng dành cho đàn ông với những ngăn kéo rất lớn, một cái bàn to và một chiếc gương đứng có thể ngả ra trước hoặc ra sau được. Rõ ràng là anh đang ở trong gian phòng thờ người chủ nhân trước đây của ngôi biệt thự này. Trên tường là bức chân dung một vị tướng có chiều cao bằng khổ người bình thường. Ông ta mặc binh phục, đeo một thanh kiếm nghi lễ và tay trái cầm một chiếc gậy chỉ huy bằng ngà voi bít vàng. Khuôn mặt nhẵn nhụi của người này toát lên vẻ hoang dã với ánh mắt soi mói và một cái miệng độc ác. Treo ngay cạnh bức ảnh là một chiếc hộc lớn có cánh bằng thủy tinh trong suốt bên trong có những tấm huy chương, mề-đay xếp thành hàng như cả một đội quân ma quái được ghim cẩn thận trên tấm vải nhung màu đen.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #145 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2013, 09:01:21 am »

Trên bàn có một chiếc máy nghe đĩa, một chiếc khay bằng bạc, một chai xâm banh lạnh và hai chiếc ly cùng ba cây nến đang cháy và tỏa ra những tia sáng yếu ớt, run rẩy về bốn phía. Nằm ngả lưng dựa lên chiếc gối lụa màu đỏ tía ở trên chiếc giường hút thuốc phiện là Lily với một chiếc áo ngủ hai dây màu đen mỏng mảnh, mái tóc cô xõa xuống hai bờ vai trần tròn trịa.

- Chào, cậu em trai - cô nói.

- Đúng là một nơi huyền bí! - D. Marnin trả lời - và cả bức chân dung kia nữa.

- Đấy là người chồng vĩ đại của em đấy - Lily nói.

- Anh cũng đã đoán thế. Có một vài lần anh đã nhìn thấy người này trong mấy tấm ảnh ở đâu đó. Chúa ơi, nhìn em kìa! Chắc không chỉ là hình bóng thôi phải không? Lão Curly già nua ấy thật là may mắn! Anh cá là lão ta sẽ chẳng bao giờ nghĩ rằng lão ấy có một người bạn tình quyến rũ đến vậy trong suốt những năm cuối đời mình đâu.

Cô vươn người dậy, đặt lên môi anh một nụ hôn nhẹ nhàng, da diết.

- Bình tĩnh đi, ông bạn của tôi. Anh Curly sẽ chẳng bao giờ được thấy em như thế này đâu.

- Cái gì cơ, sẽ không có áo hai dây và những trò quái lạ nữa, chỉ là những chiếc váy dài kín đáo, mái tóc uốn cong cầu kỳ và nhũng kiểu cách, dáng đi của một mệnh phụ phu nhân trong suốt cả tuần sao?

- Đại loại sẽ là như thế. Nhưng điều đó không phải là vấn đề chính bởi vì dù sao thì ông ấy cũng có nhận thấy sự khác nhau đó đâu anh.

- Nhưng em sẽ phải nhận thấy.

- Vâng, em sẽ phải nhận thấy. Thôi hãy ngồi xuống đây đi, chúng mình uống sâm banh nhé.

Cô vươn người để tuột cả một chiếc dây áo xuống cánh tay và một phần bộ ngực nhưng cô vẫn cầm lấy cái chai và bắt đầu rót đầy vào hai chiếc ly.

- Chúc mừng cô dâu chứ!

Lily không trả lời. Cô kéo anh lên trên giường và bắt đầu cởi từng khuy áo sơ mi của anh ra.

- Ở đây có thích hợp lắm không? Căn phòng này chẳng phải là gian thờ ông Xằng hay sao?

Cô cởi bỏ chiếc thắt lưng của anh, kéo chiếc khóa quần xuống và đè nghiến anh xuống giường.

- Em ghê tởm hắn ta! - cô nói - hắn thật tham lam ...(cô tiếp tục cởi nốt đôi giầy, đôi tất và cả chiếc quần anh đang mặc)... đồi bại... ti tiện ... sa đọa ... nhẫn tâm...

Anh đưa tay vuốt lên đôi vai mềm mại của cô mà nói:

- Nhưng ở đây, ngay trước chân dung của ông ấy...

- Bao năm qua em đã phải chứng kiến hắn ta ve vãn rồi hành hạ những người đàn bà khác... làm nhục cả em nữa ... bây giờ hãy để cho hắn ta xem em làm ...

D. Marnin nhổm người dậy, cởi bỏ chiếc áo sơ-mi. Cô lại đè hai vai anh xuống giường và hôn anh thật lâu.

- ... chuyện này với người tình đẹp trai của em.

Cô đưa mắt nhìn thẳng vào bức chân dung của tướng Xằng một cách hoan hỷ.

- Em mong là hắn sẽ phải quặn đau khi nằm ở dưới nấm mồ, một nơi mà hắn đáng phải ở.

- Vậy ra anh chỉ là một công cụ để em báo thù hay sao.

- Lúc đầu, đúng là như thế ... nhưng sau đó, em cũng rất ngạc nhiên là ... em đã bắt đầu yêu anh và không thể sống một ngày mà không nghĩ đến anh...

Cô lại cúi xuống hôn anh một lần nữa.

- Nào anh yêu, chúng ta chỉ còn một đêm nay ở bên nhau nữa thôi. Hãy tận hưởng nó một cách thật dại dột đi anh.

- Em định ỉàm gì vậy?

- Cái gì cũng được ... bất cứ cái gì cũng được ... hãy làm cho em tất cả những gì mà trước đó anh chưa dám làm ấy.

- Làm vậy để cho ông ấy ... hay cho anh?

- Chỉ cho em thôi, anh yêu.

Cô bước xuống giường và đi về phía chiếc máy nghe đĩa và bật nó lên. Đó là bài hát “Chiều mưa miền biên ải”

- Hãy cho em một đêm để kỷ niệm này đi theo em suốt cuộc đời đi anh - cô nói và khi bước về phía anh, cô hơi nghiêng nốt một bên vai để cho chiếc áo ngủ mong manh duy nhất trên người cô rơi xuống nền nhà.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #146 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2013, 09:03:37 am »

Chương 47
NƯỚC MẮT LỄ VU QUY

Ngôi nhà chính trong khu trang trại được trang trí bằng những dải ruy băng sặc sỡ và những bông hoa đủ màu. Có tới hơn hai trăm quan khách thuộc tầng lớp quyền lực và giàu có nhất ở Sài Gòn được mời đến đây. Ngài Đại sứ nhận làm người đại diện cho nhà gái nâng cánh tay cô dâu đưa về phía chú rể. Ông ta đã hy vọng rằng đám cưới này sẽ là một cơ hội để gặp gỡ với tướng Minh “lớn” và tướng Bích, thế nhưng cả hai người này cùng rất nhiều tướng lĩnh cao cấp khác đều không có mặt. Các khách khứa được lên kế hoạch sẽ tới đây vào lúc hai giờ chiều và sẽ rời khỏi đây trước sáu giờ tối. Mọi người ai cũng biết là đi trên con đường từ khu trang trại ra đến Biên Hòa vào ban đêm là không an toàn. Trong suốt ba tháng gần đây, thi thoảng vẫn có những chuyến xe quân sự đi lẻ tẻ bị rơi vào ổ phục kích của các tay súng của Việt Cộng. Thế nhưng Lily đã kể với D. Marnin rằng vì hạnh phúc của cô và cũng vì tất cả những gì mà cô đã làm cho họ, những người làm công trong trang trại của cô đã bảo đảm rằng trong ngày cưới này sẽ không có bất cứ chuyện gì xảy ra đối với tất cả các quan khách.

Đúng ra, buổi lễ long trọng này phải được đích danh Đức cha Ngô Đình Thục đứng ra chủ trì. Thế nhưng theo chỉ thị của Giáo chủ Papal Nuncio sau khi tham khảo ý kiến của Đại sứ Sedgewick, Vatican đã triệu cha Thục về Roma từ hồi đầu tháng với hy vọng rằng sự vắng mặt của cha Thục sẽ làm cho tình trạng căng thẳng ở Huế được giảm đi. Cũng chính vì thế mà Đức Tổng giám mục sứ đạo Sài Gòn phải đứng ra chủ trì lễ cưới này. Lily mặc một bộ váy cưới trắng muốt. Hai đứa con gái của cô đồng thời là hai phù dâu cũng mặc một bộ đồ màu trắng. Mái tóc của cô được cuốn cao thành búi và trang điểm bằng mấy chiếc trâm cài có hình bông hoa nhài màu trắng. Nhìn cô thật lộng lẫy và hấp dẫn lạ kỳ. Ông Curly mặc một chiếc quần kẻ sọc cùng chiếc áo choàng đuôi tôm truyền thống. Đại sứ Sedge wick và người em trai của ông Curly vừa bay từ Kentucky tới đều mặc bộ com lê màu tối.

Hai chiếc bạt cỡ lớn đã được dựng lên, mỗi cái có thể che được hơn mười chiếc bàn hình tròn với mỗi bàn dành cho mười quan khách. Giữa mỗi chiếc bàn được trang trí bằng một lẵng hoa lan hồng điệp rất sang trọng. Tiệc cưới được đặt tại nhà hàng Nam Phương lớn nhất khu Chợ Lớn. Trên bàn tiệc có tới hơn mười món khác nhau trong đó có cả một con heo sữa quay làm món pièc de re’sistance. D. Marnin được mời dự tiệc ở trong chiếc lều thứ hai, ngồi cùng các đồng nghiệp ở Đại sứ quán và USOM bên chiếc bàn ngay gần khu trung tâm. Bữa tiệc được chừng nửa thời gian thì cô dâu và chú rể bước vào, họ cầm ly rượu đến từng bàn chúc mừng các quan khách. Đây là một nghi thức đặc sắc nhất trong những bữa tiệc cưới kiểu Sài Gòn.

- Nào chúc mừng anh, người bạn của tôi - cô nói với D. Marnin khi hai người đối diện nhau. Cô chỉ nhấm nháp một chút sâm banh lạnh.

- Chúc sức khỏe - D. Marnin trả lời với hai dòng nước mắt chảy dài trên gò má mà anh cũng chẳng buồn chấm nó đi. Anh đã khá say rồi.

Sau mấy bài diễn văn rất nghi thức là đến phần vũ hội, mỗi chiếc lều đều có một dàn nhạc riêng được thuê từ ban nghi lễ của Bộ Ngoại giao. D. Marnin loạng choạng nhưng rất cương quyết len sang chiếc lều của đôi cô dâu chú rể. Lily đang nhảy với một viên tướng nào đó thuộc lực lượng ARVN mà anh cũng chẳng thèm nhận ra. Anh bước tới vỗ vào vai người này và nói giọng lè nhè:

- Thưa ngài, ngài có thể cho tôi một đặc ân được không? ... - anh ngừng lại trong giây lát rồi nói tiếp - là cái chuyện nhảy một bài với cô dâu xinh đẹp đây ấy mà.

Viên tướng này nhìn anh với một vẻ mặt giễu cợt, cố gắng xem nên quyết định phản công lại hay không. Cuối cùng ông ta cũng quyết định cho qua chuyện rồi bỏ mặc hai người trên sàn nhảy.

- D. Marnin à, anh say lắm rồi đấy - cô khẽ thì thầm.

Dàn nhạc bắt đầu chơi bản: “Nơi đâu đó trên biển xa”

- Em à, anh đã nghĩ là màu trắng là ám chỉ sự trinh tiết của người đàn bà... còn em, Lily ơi, sau đêm hôm qua em còn được như vậy không? - anh trả lời.

- Ở Việt Nam, màu trắng không chỉ dùng cho lễ cưới đâu, nó còn dùng cho cả những đám tang nữa đấy.

D. Marnin đặt tay lên hông cô rồi ôm chặt cô vào lòng, giữ cho cơ thể cô không thể sát người anh hơn được nữa. Cô tỏ ra lúng túng vì muốn thoát ra khỏi đôi tay anh.

- Hãy lịch sự một chút đi David, làm ơn giúp em đi nào.

- Này, hãy nhìn em kìa cô bé - anh nói bằng cái giọng rất lè nhè theo kiểu nhại lại giọng nói của diễn viên Humphrey Bogart. - vậy thì đã sao chứ? Chúng ta vẫn làm như vậy lúc ở Sài Gòn đó thôi. Chúng ta chỉ không ... cho tới đêm hôm qua... chúng ta đã mất nó rồi, nhưng đêm hôm qua chúng ta lại làm điều ấy ...

Và tiếng nhạc cũng dừng lại hẳn.

Cô dâu và chú rể cùng rời khỏi bữa tiệc lúc bốn giờ chiều và lên xe quay về Sài Gòn nơi họ có đêm tân hôn tại khách sạn Caravelle. Sớm ngày hôm sau đôi uyên ương sẽ đáp chuyến máy bay đầu tiên của hãng hàng không Air France đến Paris. Tại khu trang trại, bữa tiệc vẫn được tiếp tục kéo dài thêm vài giờ nữa trước khi cặp uyên ương đã đi rồi. Sâm banh được rót ra rất nhiều và D. Marnin cũng chẳng biết là anh còn muốn uống thêm bao nhiêu nữa. Đến xẩm tối, các khách khứa bắt đầu lên xe quay trở về thành phố. D. Marnin cầm theo một cái chai quay về xe của mình, mở cửa ngồi xuống ghế trước, uống một hơi hết nốt phần còn lại rồi vứt luôn nó xuống mặt đường.

Điều tiếp theo mà anh biết là một ánh đèn pin soi vào anh khi anh đang ngủ ngục ngay trên tay lái. Rồi một người đàn ông xuất hiện và mở cửa kính xe của anh ra. Anh ta mở cửa xe rồi ngoác miệng ra cười khi nhìn thấy bộ dạng thảm hại của Marnin. Anh ta cúi xuống nhặt một cái gì đó lên rồi quay vào trong nhà nói với mấy người giúp việc đang dọn dẹp ở đó. Mấy người bọn cùng đi tới và họ lôi tấm thân mềm oặt của anh ra khỏi xe, dìu anh đi qua cái sân ngổn ngang chai, cốc, bàn tiệc bừa bãi và bước vào nhà trong vẫn còn ánh đèn, rồi đặt anh nằm lên chiếc giường của Lily, nơi mà anh đã có những thời khắc thật hạnh phúc khi được ở bên nàng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #147 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2013, 10:17:23 am »

PHẦN V
ĐẢO CHÍNH



Chương 48
CHÚNG TA LÀ ĐỒNG MINH

Ngày 1 tháng 11 là ngày lễ của các linh hồn, La Fête du Morts - Ngày của cái chết - một ngày quốc lễ. Thật may mắn là trong tiệc cưới ngài Đại sứ đã bảo với D. Marnin rằng anh không cần phải mạo hiểm vượt đường về trong đêm và ông ấy chỉ cần anh có mặt tại khu cư xá trước buổi trưa là được. Mới buổi sáng sớm mà tiết trời đã rất nóng. Anh lái chiếc xe cọc cạch của mình đi xuyên qua những đồn điền trồng cao su và đi dọc theo bờ sông đến Biên Hòa sau đấy rẽ sang con đường mòn đi tới đường Quốc lộ số 1 trở về Sài Gòn. Năm phút sau khi xe của anh vượt qua cổng chính của một căn cứ quân sự cỡ lớn trong khu vực này, anh bỗng thấy mình đang đi song song với một đoàn xe tải chở quân loại hơn hai tấn cùng tiến về Sài Gòn vói tốc độ khoảng 40 km/giờ. Hầu như không có một chiếc xe hay một người nào đi ngược chiều với họ. Trong thùng sau những chiếc xe tải chở đầy những binh sĩ Ngụy trong trang phục dã chiến, súng tự động. Họ trông rất hăng hái, hăm hở và khi xe anh vượt qua bọn họ còn vẫy tay chào rất thoải mái.

D. Marnin chưa bao giờ được nhìn thấy một đoàn quân đông và nhiều vũ khí hạng nặng đến vậy. Anh đã đếm được khoảng hơn 103 xe chở quân, 14 thiết vận xa APC và xe kéo pháo trước khi anh vượt lên trên đoàn quân này nơi viên Tư lệnh đang ngồi trễm trệ trên chiếc xe Jeep mui trần cùng với người lái xe. Chiếc xe Tham mưu trưởng đi sau được sơn kiểu rằn ri để ngụy trang với một lá cờ ba sọc cắm ở phía bên phải ba-đờ-xốc và bên trái cắm một chiếc cờ đuôi nheo có biểu tượng của Sư đoàn 5 trên nền màu vàng. D. Marnin vẫy tay với viên chỉ huy khi xe của anh tiến ngang với họ. Người này cũng vẫy tay chào theo kiểu nhà binh và mỉm cười với anh rất thoải mái. Anh ta là một viên Đại tá quân đội Ngụy khá đẹp trai.

- Tôi là người của Đại sứ quán Mỹ - tôi là trợ lý của Đại sứ Sedgewick. Có chuyện gì vậy? - D. Marnin gào lên với anh ta bằng tiếng Pháp.

- Nous nous amusons, seulement - viên Đại tá trả lời - chúng tôi chỉ đùa vui với nhau một chút thôi.

Anh ta lại nhìn D. Marnin mà cười nhe nhởn và vẫy tay chào anh. Đó là lần đầu tiên anh được gặp Nguyễn Văn Thiệu.

Đây đúng là một tin rất có giá trị. Một trong rất nhiều lý do khiến cho Washington đã phải lo ngại về cuộc đảo chính này chính là việc CIA đã dự đoán rằng tương quan lực lượng có thể sẽ ngả về phía Chính phủ. Giả thuyết này của CIA dựa trên đánh giá cho rằng lực lượng của Quân đoàn III của tướng Tôn Thất Đính trên cương vị Tổng trấn Sài Gòn có thể sẽ nằm lại dưới trướng của ông Diệm. Theo đánh giá của các nguồn tin quân sự Mỹ thì những người âm mưu làm đảo chính chỉ có được thắng lợi nếu như tướng Đính và đặc biệt là lực lượng mạnh nhất của ông ta là Sư đoàn 5 dưới sự chỉ huy của Đại tá Nguyễn Văn Thiệu đứng về phe trung lập. Vậy nhưng việc D. Marnin vừa mới nhìn thấy Sư đoàn 5 đang hùng hổ kéo về Sài Gòn có thể được xem như kết cục đã rõ ràng mười mươi rồi.

Anh đánh xe vào thẳng trong sân của khu cư xá ngoại giao đoàn. Chiếc xe jeep méo mó màu đỏ nằm chắn ngang trên lối đi. Lão Mi đang đi làm lễ bên nhà thờ gần đó trong buổi lễ cầu nguyện cho các linh hồn. Cánh cửa chính vẫn để mở một cách hớ hênh. Anh leo vội lên bậc cầu thang, gõ cửa vội vàng rồi đi thẳng vào phòng đọc của ông Đại sứ. Đại tá Gascon đang có mặt tại đó. Sedgewick và Gascon sửng sốt nhìn anh một cách khó chịu, cả hai bọn họ đều không nghĩ là có người dám quấy rầy họ vào lúc này.

Trên mặt bàn là một đống với những chồng tiền piaster cao ngất nghểu. Đại tá Gascon đang đếm chúng và bó mỗi tập một ngàn bằng một dây cao su rồi ghi số xê-ri sau đó xếp gọn chúng vào trong hai chiếc va-li bằng da cũ kĩ đang để mở dưới sàn nhà. D. Marnin đã nhớ lại rằng hai tuần trước, khi dọn dẹp chiếc tủ đựng tài liệu to tướng ở góc phòng này anh đã thấy xuất hiện chiếc va-li căng phồng được dấu ở trong góc. Chuyện này là không thể quên được bởi lẽ chiếc va-li đó đã được khóa bằng hai chiếc khóa và buộc lại rất chặt bằng băng dính và một sợi dây thừng. Trên ghế ngồi ở góc phòng vẫn còn đó hai chiếc khóa và cả đống dây thừng.

- Làm cái quái gì mà xông bừa vào đây vậy? - Đại sứ Sedgewick trợn mắt quát.

- Tôi vừa lái xe từ Biên Hòa về đây. Tôi muốn báo cáo với ngài mà không làm phí thời giờ rằng hình như toàn bộ Sư đoàn 5 đã lên đường tiến về Sài Gòn. - D. Marnin vội thanh minh - tôi đã đếm được 103 xe chở quân, 14 xe bọc thép và rất nhiều pháo hạng nặng. Tất cả các binh lính đều mặc đồ dã chiến, đội mũ sắt và mang súng trường tự động.

Gascon và ông Sedgewick cùng đưa mắt nhìn nhau. Gascon thoáng nở một nụ cười trong khi ngài Đại sứ vẫn giữ nét mặt khó đăm đăm.

- Như vậy là đúng như thế rồi - Gascon nói - Tốt hơn là tôi nên xuống Bộ Tổng tham mưu ngay bây giờ. Không thể để tướng Minh chờ lâu hơn được nữa.

- Cậu nên đi ngay đi - Đại sứ Sedgewick đáp lại.

- Này anh bạn, giúp tôi một tay đi nào - Gascon nói với Marnin.

Tay phụ tá chẳng biết làm gì hơn là ngoan ngoãn giúp Gascon đếm số tiền - tất cả là ba triệu piaster - rồi buộc chúng lại thành từng cục. Gascon ghi cẩn thận tổng số tiền của từng cục cũng như số xê-ri lên trên một tời giấy màu vàng rồi nhét toàn bộ số tiền này vào trong một chiếc va-li. Phải mất đến hơn mười phút họ mới có thể làm xong mấy việc này. Khi họ đang làm, Đại sứ Sedgewick đi tới đi lui trong phòng một cách sốt sắng. Khi mọi thứ đã đâu vào đấy, Đại tá Gascon sách chiếc va-li lên đem tới trụ sở Bộ Tổng tham mưu ở sân bay Tân Sơn Nhất, ngay sát trụ sở của Bộ Tư lệnh quân viện, nơi đang được tướng Minh “lớn” sử dụng như Bộ chỉ huy tiền phương của ông ta.

- Này David, tôi không muốn cậu hiểu sai những gì đã xảy ra ở đây - Đại sứ Sedgewick phân bua khi Gascon vừa ra khỏi phòng - toàn bộ số tiền này là phục vụ cho các mục đích nhân đạo. Trong trường hợp có điều gì bất chắc xảy ra, nó sẽ được sử dụng cho việc giải quyết các khó khăn mà gia đình các tướng lĩnh đó gặp phải. Còn toàn bộ chuyện này là vấn đề của người Nam Việt Nam. Từ đầu đến cuối, chúng ta vẫn khẳng định rằng các tướng lĩnh có quyền quyết định những gì mà họ cho là cần thiết. Vai trò của chúng ta là tập hợp các thông tin và không được cản trở những người có trách nhiệm khi họ cho là đúng. Cậu có hiểu điều tôi đã nói không nhỉ?

- Vâng, thưa ngài. Tôi rất hiểu. - D. Marnin trả lời. Và thật sự anh đã nghĩ đúng như thế.

Anh nhận lệnh tiếp theo là quay trở lại phòng làm việc, nắm mọi diễn biến đang xảy ra và giữ liên lạc với Đại sứ Sedgewick, báo cáo cho ông ta những gì cần thiết nhưng không được gây áp lực đối với ông ta bằng những chi tiết vụn vặt. Anh còn có trách nhiệm phải viết nhật ký sự kiện nữa. Gascon tới Bộ Tổng tham mưu chỉ vài phút sau khi D. Marnin đi vào phòng làm việc của ông Đại sứ và ngồi thu lu bên chiếc máy điện thoại màu xanh, một chiếc máy vẫn được sử dụng để liên lạc về tất cả các vấn đề được cho là tuyệt mật nhất nhưng không được sử dụng các tài liệu ở dạng mật mã.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #148 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2013, 10:19:24 am »

Cuộc điện thoại đầu tiên là của Gascon. Anh ta báo về rằng tướng Minh “lớn” cho anh ta biết rằng ông ta đột nhiên phải thay đổi nhân sự bởi vì Đại úy Quyền, Trưởng phòng Tác chiến hải quân (CNO) đã bị bắn một phát vào đầu từ phía sau bởi người phó của anh ta tên là Lãm. Vụ ám sát này cũng bị ném vào quên lãng cùng vô số những vụ ám sát khác xảy ra sau đó. Chẳng còn ai đứng ra xét xử những kẻ đã chủ mưu gây ra chuyện này.

Đại tá Gascon là người dễ tính nên anh ta cũng chẳng câu nệ mà chấp nhận luôn đề nghị của tướng Minh là sử dụng luôn hệ thống liên lạc của người vừa bị ám sát ở phòng CNO để giữ liên lạc với Trưởng mạng lưới CIA, nơi sỹ quan Barney Maher luôn túc trực ở đầu dây bên kia. Đường dây liên lạc này được thiết lập từ tháng 8 sau khi âm mưu đảo chính không thành công với mục đích nắm được tình hình nếu như đảo chính xảy ra. Anh chàng Gascon gọi luôn đến trụ sở của CIA và nói:

- Tôi cần thêm một ít Whiskey.

Anh chàng Maher, vừa mới đi nghỉ theo thời hạn ở Băng Cốc về được mấy ngày nên quên sạch các tín hiệu liên lạc báo cáo tình hình của các điệp viên. Chính vì thế, khi Gascon gọi cho anh ta, anh ta thảm nhiên trả lời:

- Mày nói cái chó chết gì đấy hả Frank? Bây giờ mới có 11 giờ sáng. Còn quá sớm để uống Whiskey vào lúc này mãnh ạ.

Gascon điên tiết quá đành gác máy điện thoại xuống và gọi thẳng đến cho Marnin.

- Cậu có thể làm ơn gọi điện cho thằng bạn ấm đầu của tôi và nói cho nó hiểu là cái gì đang diễn ra được không - anh ta nói - cậu hãy bảo nó rằng cậu đã báo cáo với ông Lớn và tôi về những gì cậu nhìn thấy trên xa lộ hồi sáng nay và rằng mọi việc cần phải được triển khai theo kế hoạch báo động khẩn cấp CRITIC.

- Vâng thưa ngài. Tôi sẽ làm như vậy - D. Marnin nghiêm túc trả lời.

Anh đang rất lo lắng cho Lily và nghĩ là mình cần phải gọi điện cho ông Curly Bird ở khách sạn Caravelle, noi rất gần khu vực có đụng độ nếu một khi chiến sự xảy ra, để thông báo cho ông ấy và cho ông ấy biết rằng chuyến bay chiều tới Paris có thể sẽ bị hoãn lại. Thế nhưng anh vẫn quyết định không nên gọi làm gì. Anh thầm nghĩ là trên đời này sẽ còn có nhiều điều tồi tệ hơn so với việc bị kẹt lại trong một khách sạn với Lily vào một buổi sáng đầu tiên của tuần trăng mật.

D. Marnin gọi điện thẳng đến Trưởng lưới điệp báo CIA và nói lại tình hình. Sau đó, anh gọi điện tới cho Tom Aylward qua điện thoại nội bộ và báo cho anh ta tất cả những gì đang diễn ra. Bộ Tư lệnh quân viện đã nâng cấp báo động sau khi một vài thông tin từ các đơn vị chủ lực báo về rằng có dấu hiệu đồng loạt chuẩn bị cho một nhiệm vụ gì đó, nhưng vào lúc này họ vẫn chưa có tin tức nào xác định rằng cuộc đảo chính đã bắt đầu. Theo lời Aylward, việc đầu tiên mà tướng Donnelly phải quyết định là khi nào thì gửi thông báo khẩn cấp qua kênh liên lạc của lực lượng Quân đội Mỹ để công bố nâng cấp tình trạng khẩn cấp lên mức màu xám. Điều này sẽ giúp cho tất cả công dân Mỹ biết về sự náo loạn đang treo lơ lửng trên đầu họ và cảnh báo họ không nên đi ra ngoài đường cũng như tránh những địa điểm nhậy cảm. D. Marnin vội thông báo lại điều này với ông Đại sứ nhưng ông ta lại lo ngại rằng nếu làm vậy sẽ chẳng khác nào thông báo cho phía ông Diệm, cho nên ông ta đã yêu cầu tướng Donnelly tạm ngừng thông báo nâng cấp sẵn sàng chiến đấu cho tới khi nào lực lượng đảo chính đã bắt đầu áp sát dinh Tổng thống.

Vào lúc đó, lực lượng tiền tiêu của Sư đoàn 5 cũng đã tập hợp được ở gần sân bay Tân Sơn Nhất. Đại úy Aylward nói với anh rằng cậu ta có thể nhìn thấy bọn họ qua khung cửa sổ ở phòng làm việc của mình. Gascon thông báo rằng Đại tá Tung, người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm trung thành với ông Diệm và ông Nhu đã bị bắt và bị hành quyết giống như Đại úy Quyền. Chừng mười phút sau, vào lúc 1 giờ chiều, Gascon lại gọi điện cho Maher và nói rằng tướng Minh - lo ngại rằng việc hành quyết ở CNO và cái chết của Đại tá Tung có thể đã bị phát giác và lệnh báo động đã được Phủ Tổng thống ban xuống - điều này đã khiến cho kế hoạch phải được tiến hành sớm hơn hai giờ so với trước. Cuộc tấn công vào Sài Gòn đã bắt đầu.

Đại sứ Sedgewick đang ăn trưa khi D. Marnin gọi điện tới báo cáo tình hình. Khi anh đọc cho ông ta ở đầu dây bên kia về nội dung của hai bức điện thông báo khẩn cấp CRITIC, anh có thể nghe rõ tiếng nhai rau ráu và tiếng nuốt ừng ực, có thể ông ta đang ăn cần tây hay một thứ gì đó rất giòn. Cuối cùng ông ta nói:

- Được rồi. Cứ thế là được. Hãy giữ liên lạc với tôi. Nhưng phải nhớ là đừng làm phiền tôi bằng những chi tiết vụn vặt đấy.

Sau khi cuộc tấn công bắt đầu được chừng mười phút, Helen Eng cũng có mặt tại phòng làm việc. D. Marnin , sung sướng reo lên rằng cô ấy đúng là người luôn luôn có mặt đúng lúc mà mọi người cần đến cô. Đây đúng là sự giúp đỡ quý báu - tiếng điện thoại đổ liên hồi với đủ các đối tượng gọi đến từ mấy người đồng nghiệp đang nổi cáu vì không ai trả lời hay cơ quan khác trong ngoại giao đoàn hay từ những phóng viên ở tận đẩu tận đâu xa như tận Sedney cũng gọi đến. Đại sứ Sedgewick từ chối không trả lời điện thoại với bất kỳ ai. Chỉ trừ trường hợp của phóng viên Mandelbrot, người gọi đến cho anh vào lúc 1 giờ 30 phút.

- Xin lỗi nhé Billy, điện thoại ở khu cư xá ngoại giao đoàn đã bị cắt. Ông Đại sứ chỉ nhận các cuộc điện thoại qua văn phòng này thôi, và chúng tôi không thể nối máy cho cậu vào lúc này được.

- Nghe này, thằng cha lọ mọ kia, cậu hãy gọi ngay cho ông ấy bây giờ đi! không phải là năm phút nữa mà phải gọi ngay bây giờ ấy! Hãy nói với ông ấy là tôi muốn nói chuyện với ông ấy. Tôi đã ngồi đây để đợi câu chuyện này đến cả tháng nay rồi và tôi không thể đợi thêm một phút nào nữa đâu.

D. Marnin gọi điện tới cho ông Đại sứ và ông này tỏ vẻ rất khó chịu vì bị “quấy rầy” nhưng cái chính là phóng viên Mandelbrot vẫn luôn đúng. Ông ta đã chấp nhận một trường hợp ngoại lệ với báo New York Times và hai người đã trao đổi với nhau suốt hơn hai mươi phút. Quả thực trong mấy ngày tiếp theo, cuộc đảo chính - hay cuộc cách mạng này đã được tờ báo đó mô tả là thành công rực rỡ hơn bất cứ một sự kiện nào khác kể từ lần tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cu-ba. Trong sự kiện này, Đại sứ Sedgewick đã tự thể hiện mình như một vị Đại sứ Mỹ thành công nhất kể từ Đại sứ Benjamin Franklin.

Lúc 1 giờ 30 phút, Đại tá Gascon gọi đến báo rằng Ủy ban đảo chính đã công bố kế hoạch tập hợp thành một Hội đồng các tướng lĩnh trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa và tập hợp tại trụ sở của Bộ Tổng tham mưu. Lần lượt từng người trong số bọn họ bị bắt buộc lên phát biểu về quan điểm của mình về cuộc đảo chính. Trong hoàn cảnh như vậy, việc phản ứng của phần lớn số người này là đồng tình ủng hộ cuộc đảo chính thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Tất cả các tuyên bố đó đều được ghi âm lại và được kiểm duyệt rất kỹ trước khi đưa đi phát sóng. Trong số này vẫn còn có nhiều lực lượng, đơn vị có các sỹ quan chỉ huy cảm thấy quá lờ mờ và do dự nên đã cử cấp phó của mình phát biểu thay. Điển hình nhất là trường họp của Tư lệnh Lực lượng không quân (trong tương lai chính là Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ, Tư lệnh lữ đoàn tác chiến đường không, Tư lệnh Lực lượng Hải quân Lục chiến và Tư lệnh lực lượng đặc biệt (Viên Tư lệnh cũ đã bị bắn chết).
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #149 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2013, 10:21:34 am »

Đến 1 giờ 40 phút, Đại úy Aylvvard gọi điện tới nói rằng Lực lượng nổi loạn đã chiếm được và phong tỏa sân bay Tân Sơn Nhất đối với tất cả các chuyến bay đến và đi cho tới khi nào có thông báo tiếp theo. Lúc này vẫn chưa có sự phản kháng nào được công bố. Trong khi đang nói chuyện, anh ta bảo D. Marnin chờ máy rồi vội quay lại ngay sau chưa đầy ba mươi giây và cho anh biết rằng tướng Bích đã gọi điện báo cho tướng Stillwell, Tư lệnh Bộ Tư lệnh tác chiến của Quân đội Mỹ rằng Quân lực Việt Nam Cộng hoa đã quyết định lật đổ Chính phủ hiện thời. Viên Đại úy cũng cho biết thêm rằng ngay khi đó, tướng Donnelly cũng đã kịp thời cho công bố ngay lập tức lệnh nâng cấp sẵn sàng chiến đấu lên mức báo động màu Xám. Lệnh này được áp dụng cho tất cả các đối tượng là người Mỹ không kể là các quân nhân hay thường dân.

Lúc 2 giờ chiều, Aylward cũng đã nhận được các báo cáo của hầu hết các cố vấn quân sự Mỹ trong các đơn vị chủ chốt đang đóng quanh Sài Gòn gửi về. Hầu hết các đơn vị trực thuộc lực lượng quân chính quy đều đang đứng về phía các tướng lĩnh hoặc giữ thái độ rất thụ động. Tướng Cao, Tư lệnh Quân đoàn IV và cũng là cựu đồng nghiệp của Đại tá John Henry Mudd được xem là viên tướng duy nhất vẫn còn muốn dựa vào Chính phủ. Thế nhưng cấp phó của ông ta và hai viên Tư lệnh Sư đoàn tác chiến chủ lực trong vùng tác chiến của anh ta lại ủng hộ cuộc đảo chính. Aylward nói rằng, theo đánh giá của MACV thì dường như đám tướng lĩnh đã cao tay hơn rất nhiều.

Lúc 2 giờ 40 phút, Gascon thông báo rằng các đơn vị chiến đấu đã di chuyển đến các vị trí áp sát Phủ Tổng thống, doanh trại của lực lượng bảo vệ Phủ Tổng thống và trụ sở của Bộ Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm. Họ cũng đã chiếm được Bộ Tư lệnh Hải quân, hai đài phát thanh, trụ sử của cơ quan bưu chính, viễn thông, điện tín để có thể phong tỏa mọi thông tin liên lạc với thế giới bên ngoài.

Lúc 3 giờ chiều, Tổng thống Diệm đã gọi điện cho tướng Bích và nói rằng ông ta sẵn sàng thành lập Chính phủ mới và tuyên bố thay đổi nhân sự. Tướng Bích trả lời:

- Tại sao ngày hôm qua ông không nói với tôi điều này chứ? Còn bây giờ, ngài Tổng thống ạ, mọi thứ đã quá muộn rồi.

Vài phút sau đó, Ayiward lại gọi tới nói rằng Sư đoàn 7 đang kiểm soát khu vực phía Bắc vùng đồng bằng và phòng thủ cho Sài Gòn từ phía Nam và phía Tây cũng đã tham gia vào cuộc đảo chính. Lực lượng này đã phong tỏa toàn bộ các con đường đến Sài Gòn trên hướng này. Đại tá Bob Phillips cho biết, cố vấn quân sự của tướng Nguyễn Khánh, Tư lệnh Quân đoàn II báo cáo rằng tướng Khánh đã tuyên bố ủng hộ cuộc đảo chính, nhưng cũng rất thất vọng vì trước đó ông ta không biết tí nào về nó. Đại úy Aylward còn cho biết thêm hiện ông Diệm và ông Nhu đang cố gắng một cách tuyệt vọng để tập hợp các lực lượng trung thành với họ. Theo đó, họ đã cố gắng kêu gọi tất cả các đơn vị chủ lực trong lực lượng Quân lực Cộng hòa nhưng không thành công. Các tướng lĩnh luôn sát cánh bên nhau.

Các nhân viên Đại sứ quán có thể nói được tiếng Việt đã được phái đi khắp thành phố với một thiết bị liên lạc vô tuyến điện sóng cực ngắn. Đến lúc 3 giờ 30 phút chiều, lưới điệp báo của CIA thông báo rằng toàn bộ các vị trí then chốt trong thành,phố đã bị rơi vào sự kiểm soát của lực lượng cách mạng. Lực lượng thuộc Sư đoàn 5 và một tiểu đoàn Hải quân Lục chiến đã bao vây Phủ Tổng thống . Khoảng 4 giờ kém, Aylward gọi điện tới cho biết Quân đoàn I vẫn tiếp tục giữ thái độ im lặng. Tư lệnh Quân đoàn này, tướng Đỗ Cao Trí đã đáp máy bay đến Đà Nẵng để tránh phải tiếp xúc với Ngô Đình Cẩn hiện vẫn đang ở Huế.

Đúng 4 giờ chiều, Gascon báo về Đại sứ quán rằng tại trụ sở của Bộ Tổng tham mưu hiện có ít nhất 15 tướng lĩnh đang tập hợp ở đây. Nơi này điên loạn như một bệnh viện tâm thần, với đa số người trong bọn họ đang đi đi lại lại và chờ đợi để được ai đó bảo cho họ biết là họ phải làm gì và chẳng ai trong số đó dám rời khỏi đấy. Họ đã thiết lập một đường dây liên lạc với ông Diệm. Mỗi ngưòi bọn họ đều đã nói chuyện với ông ấy và khẳng định rằng họ hoàn toàn ủng hộ cuộc đảo chính và bảo Tổng thống rằng ông ấy không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đầu hàng phe đảo chính. Tướng Minh “lớn” là người cuối cùng nói chuyện với ông Diệm và ông Diệm đã từ trối nói chuyện với viên tướng này.
Lúc 4 giờ 30 phút, cô Helen Eng ra hiệu cho D. Marnin cầm lấy ống nghe. Ở đầu dây bên kia là Tổng thống Ngô Đình Diệm.

- Ngài đấy à, phải không thưa Tổng thống? - D. Marnin hỏi.

- Là cậu sao Marnin? - ông ta đáp lại.

- Vâng, tôi đây - anh nói - tôi hy vọng là các ngài vẫn khỏe.

- Vâng, tôi khỏe - ông ta trả lời, rồi sau đấy cố nén một tiếng thở dài - ít nhất là vào lúc này.

Ông ta đề nghị được nói chuyện với ngài Đại sứ, người mà D. Marnin đã gọi điện tới trên một đường dây khác. Đại sứ Sedgewick chỉ thị cho Helen Eng giám sát toàn bộ cuộc gọi và ghi lại tất cả những gì được trao đổi.

- Điều này rất quan trọng đấy - ông Đại sứ nhấn mạnh - Làm ngay đi.

Điện số 860
Từ: Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn    Gửi: Ngoại trưởng.
Ngày 1 tháng 11 năm 1963 - 5 giờ chiều.
Mật - Khẩn cấp - Giới hạn nơi gởi đến - Sài Gòn
Đại sứ Sedgewick   Báo cáo Ngoại trưởng.

Lúc 04 giờ 30 phút, Tổng thống Diệm đã gọi điện đến. Sau đây là toàn bộ nội dung cuộc trao đổi trên:

Diệm: Có một số đơn vị Quân lực đã tổ chức một cuộc đảo chính và tôi muốn biết thái độ của Mỹ về vấn đề này?

Sedgewick: Tôi cảm thấy mình không có đầy đủ các thông tin để có thể trả lời ngài ngay lúc này được. Tôi đã nghe thấy tiếng súng, nhưng tôi vẫn chưa nắm được tất cả các thông tin cụ thể. Thêm vào đó, bây giờ mới chỉ là 4 giờ 30 sáng ở Washington và Chính phủ Mỹ có thể cũng chưa nắm được tình hình này.

Diệm: Nhưng ngài nhất định phải có ý tưởng chung nào đó chứ. Suy cho cùng thì tôi vẫn là người đứng đầu nhà nước. Tôi đã cố gắng làm tròn bổn phận của mình. Bây giờ tôi muốn làm trách nhiệm đến đâu và cần phải làm gì là cần thiết. Tôi vẫn tin vào trọng trách của mình hơn tất cả mọi thứ.

Sedgewick: Chắc chắn là ngài đã làm hết trách nhiệm của mình. Tất cả chúng tôi đều rất ngưỡng mộ lòng quả cảm và những đóng góp vĩ đại của ngài cho đất nước của ngài. Không có ai có thể cướp đi của ngài cái công trạng của tất cả những gì mà ngài đã làm. Bây giờ đây, tôi thật sự lo ngại về sự an toàn của ngài. Tôi đã đọc một bản báo cáo nói rằng ngài và em trai mình đã đề nghị được an toàn ra khỏi đất nước này nếu như ngài từ chức. Ngài có nghe rõ điều này không nhỉ?

Diệm: Không (tạm dừng), ngài có số điện thoại của tôi rồi chứ.

Sedgewick: Có. Nếu như tôi có thể làm bất cứ điều gì để bảo toàn tính mạng cho ngài, hãy gọi điện cho tôi.

Diệm: Tôi sẽ cố lập lại trật tự xem sao đã.


                        Ký tên
                     Đại sứ: Sedgewick.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM