Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:39:53 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc truy nã tên Đồ tể Do Thái Adolf Eichmann  (Đọc 79594 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #60 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2014, 06:04:10 pm »

       VI – TỔ CHỨC QUỐC XÃ BÍ MẬT


      Bây giờ sự việc đã rõ ràng là Adolf Eichmann đã không thể vượt khỏi trại tù binh chiến tranh, sống lén lút tại miền Bắc nước Đức, qua Ý đại lợi, xin cái giấy tờ giả mạo và một chuyến đi Nam Mỹ, định cư tại Á căn đình, nếu hắn ta không có sự trợ giúp của các tiểu tổ Quốc xã bí mật và các phong trào Tân Quốc xã tại các xứ khác nhau ấy. Những tổ chức nầy vẫn tồn tại. Có thể chúng không mạnh như chúng mong ước, nhưng rất tích cực và trong mọi trường hợp cho thấy vô cùng hĩu ích cho các lãnh tụ Quốc xã, như Eichmann, chưa bị bắt sau chiến tranh và đang tìm cách thoát khỏi sự tầm nã của Đồng minh.

      Các tin tức thu lượm được từ cuộc thẩm vấn Eichmann đã đưa ra ánh sáng các hoạt động ấy của bọn Quốc xã và tân Quốc xã.

      Sau chiến thắng của phe Đồng minh, phần đông các đia lãnh tụ Quốc xã nếu chưa bị chết hoặc không tự tử, đều bị đưa ra trước Tòa án Nuremberg và bị xử treo cổ. Một vài người như Eichmann và Martin Bormann, đã biến mất. Nhưng rất nhiều đảng viên Quốc xã hạng nhì và hạng ba, đáng phải bị mang án chống nhân loại, đều thoát khỏi màn lưới. Vì không thể tìm được sự yên ổn tại Âu châu, cho nên chúng đã đánh liều tìm cách trốn qua các xứ khác, một lục địa nếu có thể, nơi chúng có thể làm lại cuộc đời mà không bị đè bẹp dưới sức nặng của dĩ vãng.

     Thường thì chúng yêu cầu một sự trợ giúp cấp thời nơi các tên Quốc xã Đức mà chúng từng biết qua, mà các chức vụ trong Đảng không quan hệ, không đáng để buộc tội. Trước tiên các người nầy giúp họ các phương tiện để lẩn trốn. Trong những năm tháng kế tiếp sau khi chiến tranh kết thúc, vài tên tuổi và địa chỉ của những “vị cứu tinh” được truyền đi từ người nầy sang người khác giữa những kẻ Quốc xã đang đào thoát tại Đức. Chẳng bao lâu sau, một số trong những “vị cứu tinh” ấy, họ được đi lại tự do, tụ họp nhau lại và tổ chức giai đoạn thứ hai của cuộc hoạt động: Đưa những người họ đang giấu giếm lên đường. Nhất cử lưỡng tiện: Họ không muốn chịu đựng mãi mãi sự nguy hiểm và tiền phí tổn ăn ở của những tên tội phạm bị truy lùng. Mặt khác, họ thật lòng muốn giúp bạn hữu thoát khỏi công lý. Buổi họp của họ, đưa đến việc hiện hữu của tổ chức các chi nhánh bí mật từ Đức và Áo đến Ý đại lợi, đoạn từ đấy đến Trung Đông, Nam Mỹ , Tây Ban nha và Bồ Đào nha.

      Lý do của việc lựa chọn các xứ nầy là sự kiện chế độ các xứ ấy từng có cảm tình với phong trào Quốc xã hoặc vì các nơi ấy có các khu toàn người Đức mà vài phần tử ít ra cũng đã từng là cảm tình viên Quốc xã.

     Các tiểu tổ Quốc xã bí mật phần đông là hoạt động tại Đức và tại Áo, vì trong các xứ nầy, nhiều đảng viên Quốc xã không từ bỏ các quan niệm chính trị cũng như đầu óc bài Do thái của họ vì sự kiện duy nhứt là họ đã thất trận và Đảng của họ đã bị loại ra ngoài vòng pháp luật. Ở đây, sự giúp đỡ của họ đem đến cho những kẻ bị truy nã chỉ gồm việc giấu giếm tạm thời vaf đưa họ bí mật lên đường ra xứ ngoài. Tại các quốc gia nhờ cậy, các nhóm tân Quốc xã sống công khai. Thường thì các tay tị nạn, nếu không bị quá nhiều tai tiếng; có thể định cư dưới cái tên thật của họ. Họ nhận được sự giúp đỡ tài chính của các đoàn thể Quốc xã địa phương trong những tuần lễ đầu, và người ta giúp đỡ họ có được dễ dàng các giấy tờ căn cước, nơi cư ngụ hoặc giấy phép làm việc. Trong thời gian nầy, một sở giao dịch bán chính thức lo tìm cho họ việc làm tại các văn phòng hoặc cơ xưởng do những người có cảm tình với họ trông coi. Đôi khi những người mới đến “thành công” và, đến phiên họ, sẵn sàng cung cấp công ăn việc làm cho những kẻ tới sau đó.

      Adolf Eichmann, hắn ta cũng vậy,cũng đã đi theo thuần tự này từ lúc trốn khỏi Oberdachstaetten đến Prien, từ Prien đến Celle, từ Celle đến Ý đại lợi, và từ Ý đến Buenos Aires, đến Tucuman và trở về Buenos Aires. Khi đến Á căn đình, hắn ta gặp nhiều bạn cũ đã định cư tại đó. Họ bị lôi cuốn đến đó bởi cảm tình của chính quyền Peron. Có lẽ Á căn đình không biến thành nơi nương tựa của bọn Quốc xã nếu lúc đó, xứ nầy có một chính thể như ngày hôm nay.

      Một trong những người nổi tiếng nhất trong số Đảng viên Quốc xã không hề ăn năn hối ngộ đã đến trú ngụ tại Á căn đình là giáo sư Johannes von Leers, chánh sở tuyên truyền chống Do thái tại bộ của Goebbels, và cựu đại úy SS tại Amt VI của cơ quan An ninh. Hắn ta tiếp tục tại Á căn đình, dưới chế độ Peron, các hoạt động bài Do thái và nhất là đăng những bài báo nảy lửa tại nhựt báo bằng tiếng Đức ở địa phương, đôi khi dưới tên hắn ta, và đôi khi dưới tên bác sĩ Euler. Hắn ta đã gặp Eichmann nhiều lần tại Buenos Aires.

     Sau khi Peron bị lật đổ, von Leers thấy phạm vi hoạt động của mình bị thu hẹp hẳn lại và hắn ta rời Á căn đình để đến Ai-Cập. Tại xứ sau nầy, nhiệt tình chống Do thái của hắn ta đã có thể tự do bộc lộ; hắn ta cải sang đạo Hồi và sống tại Le Caire.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #61 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2014, 08:57:16 pm »

         Một làn sóng văn chương Quốc xã tuôn tràn từ nhà Albert Durer Verlag, nhà xuất bản chuyên về các sách lớn và nhỏ bài xích Do thái, chính nơi đây đã cho tục bản tờ báo đã chết Der Weg, thâm độc đến nỗi bị cấm tại Đức khi người ta thấy có tới 16.000 người ghi tên mua.

     Tuy nhiên, thật sai lầm nếu nghĩ rằng ý thức hệ Quốc xã và chủ nghĩa bài Do thái đã ăn sâu trên đất Á căn đình. Chỉ có vài nhóm lẻ tẻ tương đối ít quan trọng bị ô nhiễm các tư tưởng này. Những nhóm nầy bị thúc đẩy và dẫn dắt bởi các cựu đảng viên Quốc xã và được khuyến khích bởi những người liên quan mật thiết với các phái bộ ngoại giao của vài nước Ả-Rập. Nhưng những nhóm nầy đã bị các chính đảng đứng đắn và chính chánh quyền Á căn đình lên án.

      Vả lại miền Nam Mỹ không phải là miền đất lý tưởng trên thế giới cho bọn Quốc xã tị nạn. Chính các quốc gia Ả-Rập tại Trung Đông mới là nơi đã tiếp nhận một số đông nhứt người Quốc xã đào thoát. Và chính nơi đó chúng đã tìm thấy bầu không khí chính trị quen thuộc và những phương tiện rộng lớn để tiếp tục các hoạt động của chúng. Các trung tâm Quốc xã quan trọng nhất tại các vùng nầy là Ai Cập và Syrie, hiện nay là nền Cộng hòa Ả-rập thống nhất do Nasser lãnh đạo.

     Các liên hệ giữa Chủ nghĩa Quốc xã và chủ nghĩa Quốc gia Ả-Rập không phải chỉ mới có ngày hôm nay. Nó bắt đầu dưới sự thúc đẩy của Hadj Amin El Hussein, cựu Mufti ( Muftihay Muphti: Thầy tu Hồi giáo xem việc bảo thủ pháp giới) thành Jérusalem trong những năm 1930. Khi chiến tranh bùng nổ, ông Mufti nầy chơi lá bài Hitler. Trong thời kỳ chiến tranh, ông sống nhiều năm tại Đức, ra lệnh bằng máy vô tuyến cho người Ả-Rập phá hoại cố gắng chiến tranh của Đồng Minh, chiêu mộ người Hồi giáo của vài lãnh thổ bị chiếm đóng vào các tiểu đoàn đặc biệt và kết hợp chúng vào các lực lượng Đức, đào tạo người Ả-Rập cho các công tác phá hoại và gián điệp tại Trung Đông. Ông ta cũng đã biết rõ các phương pháp tiêu diệt mà bọn Quốc xã đã áp dụng đối với các cộng đồng Do thái và đích thân ông ta tìm cách bít kín các kẽ hở nơi những người Do thái có thể len lỏi vào Palestine tị nạn.

     Điều nầy, tôi biết được khi phỏng vấn Dieter Wisliceny trong nhà tù tại Bratislava vào tháng 11 năm 1946. Thật ra Wisliceny nói chuyện với tôi về các trường hợp mà y đã đề nghị với thượng cấp của Eichmann, chấp nhận cho vài người Do thái, đã tự tìm được giấy phép di dân sang Palestine, rời Slovaquie, và về sau rời Hung gia lợi. Lúc đó, Eichmann đã trả lời với y rằng, dù hắn ta có muốn cho phép cũng không được, “vì ông Mufti sẽ phản ứng dữ dội”. Ông Mufti có cách riêng để vào các bộ chính yếu của Quốc xã và ông ta đã cố tình vận động để không một người Do thái nào được rời các vùng lãnh thổ nằm dưới quyền kiểm soát của Đức, vì sợ họ đến Palestine. Trong lúc quân Đức đang đại thắng khắp nơi, hình như ông Mufti nầy đã nói với Himmler rằng, ông ta hy vọng Himmler cho ông ta mượn Eichmann sau khi chiến thắng, để áp dụng tại Palestine các phương pháp về “giải pháp về vấn đề Do thái” của hắn ta.

     Cuộc bại trận của Đức là một thất bại lớn cho ông Mufti và các đồng chí của ông ta. Ông lánh nạn tại Le Caire, hy vọng từ nơi đây, khôi phục lại nợ nần đã mất. Nhưng sự rút lui hơi nhanh của các cơ quan hành chính Anh và Pháp ra khỏi Trung Đông, đã đưa các lãnh tụ mới lên cầm quyền, những người nầy đã loại trừ hẳn ông Mufti trong khi vẫn áp dụng chánh sách của ông ta. Vào năm 1948, khi Quốc gia Do thái được thành lập, tất cả các quốc gia Ả-Rập đã liên kết với nhau để xâm lăng quốc gia mới, nhưng các quân đội của họ đã bị đánh bại và bị bắt buộc rút lui và phía bên kia biên giới của họ.

     Trong những tháng kế tiếp sau cuộc bại trận của họ, các quốc gia Ả-Rập bắt đầu tìm từ mọi nơi các phương tiện gây dựng lại quân đội quốc gia của họ để lần tấn công sau vào Quốc gia Do thái sẽ đem phần thắng lợi về họ. Tại nhiều quốc gia có bọn lính đánh thuê mà người ta có thể chiêu mộ về làm huấn luyện viên. Song nước Đức là nguồn quan trọng nhất vì với cuộc bại trận và cuộc chiếm đóng của các lực lượng Đồng Minh, nhóm sĩ quan cao cấp Đức thất nghiệp và có lẽ sẽ còn thất nghiệp lâu. Hơn nữa, nhóm sĩ quan nầy có lẽ cùng chia sẻ, cùng ý thức hệ với người Ả-Rập và chắc chắn với các ý tưởng Ả-Rập về Quốc gia Do thái.

    Khi thiết lập các đường dây liên lạc với các tổ chức Quốc xã bí mật tại Đức. Nhóm Mật sứ của Ai Cập là những kẻ đầu tiên đứng ra tuyển mộ đàng hoàng các cự sĩ quan Đức để tổ chức quân đội Ai Cập. Trong một thời gian dài trước khi vũ khí và kỹ thuật gia Nga sô bắt đầu đổ bộ tới Le Caire, để thi hành các thỏa hiệp võ trang của năm 1955, các toán quân Ai-Cập đã được huấn luyện bởi một nhóm đầu tiên gồm 60 chuyên viên quân sự Đức mà phần đông là cựu sĩ quan SS mang các chứng chỉ “tốt” của Đang Quốc xã. Họ đến từ các ngành khác nhau của lực lượng SS, và được đặt dưới sự chỉ huy của tướng Wilhelm Farmbacher, cựu chỉ huy trưởng các cơ quan tiếp liệu của quân đội Đức. Các phụ tá chính của ông ta gồm đại tá SS De Bouche, chuyên viên về quân bị, quân nhu và tác xạ; đại tá Gerhard Mertens, huấn luyện nhảy dù và hành quân; đại tá Zolling, chuyên viên tình báo và an ninh quân đội. Chỉ huy trưởng Cơ quan Gestapo tại Varsovie trong thời kỳ chiếm đóng, đã thoát khỏi bản án tử hình tại một tòa án Ba lan, đến Ai-Cập để tổ chức tại đây lực lượng Cảnh sát an ninh.Và cựu Chỉ huy trưởng Cơ quan Gestapo tại Dusseldorf đến thiết lập các cơ quan mật vụ Ai-Cập theo kiểu của cơ quan R.S.H.A. của Đức.

     Theo gót các nhà quân sự, một toán khoảng 30 chuyên viên kinh tế Đức tới, dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Wilhelm Voss, cựu sĩ quan SS và giám đốc kỹ thuật trong thời kỳ chiến tranh, các cơ xưởng Skoda tại xứ Tiệp khắc bị chiếm đóng. Nhóm Voss mang tên Nha kế hoạch Trung ương có nhiệm vụ chuẩn bị việc cải tiến nền kinh tế và quân sự Ai-Cập.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #62 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2014, 06:59:22 pm »

       Các chuyên viên nầy định cư vững vàng và đến lượt họ, có thể đưa từ Đức đến những tên Quốc xã khác và cho họ định cư tại Ai Cập. Với cuộc thăng tiến của Nasser và sự bành trướng uy quyền của ông, các tội phạm chiến tranh, bị lộ diện, bắt đầu đổ đến Ai Cập. Khi người ta khám phá ra rằng Franz Richter, đắc cử vào Quốc hội Liên bang Tây Đức năm 1952, thực sự là cựu thiếu tá Fritz Roessler, các tổ chức bí mật liền giúp hắn ta trốn khỏi Đức mau lẹ và đến Le Caire. Ngày nay khi cải sang đạo Hồi, hắn ta sống tại Le Caire và phục vụ với tư cách cố vấn tuyên truyền và chính trị.

       Bạn thân của hắn ta là một y sĩ Quốc xã, bị tố cáo đã gây ra tội ác chiến tranh, đã được phép hành nghề y sĩ tại Le Caire. Đó là bác sĩ Hans Eisele, người đã thực hiện các cuộc thí nghiệm làm tiệt đường sinh sản của con người tại trại tập trung Buchenwald.

        Giáo viên Ludwig Zind, bị kết án tại Đức năm 1958, do các hành vì bài xích Do thái của hắn ta, đã được các hệ thống Quốc xã giúp trốn sang tị nạn tại Ai Cập, nơi hắn ta được đặt tức khắc dưới sự bảo trợ của giáo sư Johannes von Leers, tên Quốc xã đã được nói đến, đã sống một thời gian tại Á căn đình, và rời xứ này đến Ai Cập vào năm 1956.

       Ngày nay hắn ta là giáo sư Hồi giáo Omar Amin von Leers và sống tại khu Maadi sang trọng ở Le Caire. Vẫn là nhà tuyên truyền tích cực, nhà báo lanh lợi, hắn ta vẫn tiếp tục phô diễn cùng sự hùng biện về vấn đề sở trường của hắn ta; Chủ nghĩa bài Do thái được biến đổi một cách thích đáng thành chủ nghĩa bài Do thái Tự trị từ lúc hắn ta sống chung với người Ả-Rập. Hắn ta là phát ngôn viên tân Quốc xã của đoàn kiều dân Đức, liên lạc với các trung tâm tân Quốc xã tại Âu châu và là cố vấn của Tiến sĩ Mahmoud Saleh, viện trưởng học viện nghiên cứu về thuyết Do thái Tự trị tại Le Caire. Trong thời gian chiến tranh, Saleh có sống vài năm tại Đức. Học viện của ông được đặt dưới sự bảo trợ của Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền Cộng hòa Ả-Rập Thống nhất, và công việc chính của ông là quảng bá cuộc tuyên truyền chống Do thái liên quan đến cái gọi là “một âm mưu của người Do thái Tự trị”. Sự tuyên truyền nầy bắt chước cuộc tuyên truyền của Quốc xã mà von Leers đã dự một phần quan trọng trong những năm hắn ta làm việc với Goebbels. Học viện là nguồn sản xuất chính các sách lớn, nhỏ và các bài báo dành cho các phái bộ ngoại giao của Cộng hòa Ả-Rập Thống nhất tại tất cả các xứ mà họ được thừa nhận, các trung tâm tân Quốc xã ở Âu châu và tại hai châu Mỹ, và các cơ quan truyền thanh bằng tiếng ngoại quốc tại Le Caire và Damas.

       Tại Syrie, việc chiêu mộ các cố vấn Quốc xã bắt đầu dưới chính thể của Husny Zayim. Nhóm đầu tiên 30 chuyên viên quân sự đến Damas vào năm 1948, dưới sự lãnh đạo của viên cựu tư lệnh binh thiết giáp, tướng Strachwitz. Chuyên viên hàng không của ông, thiếu tá Hardt đem theo mười hai phi công săn giặc Đức, những người này, ngoài chức vụ huấn luyện viên còn đích thân tham dự cuộc chiến đấu chống Do thái. Một sĩ quan SS, Lehmann, được ủy nhiệm sáng lập trong quân đội Syrie các đơn vị kiểu SS, và chính các sĩ quan SS làm cấp chỉ huy nòng cốt.

       Mùa xuân năm 1949, Husny Zayim bổ nhiệm đại tá SS Walter Rauff làm cố vấn riêng của ông về vấn đề an ninh, Rauff đã làm chỉ huy trưởng bọn SS và là người cầm đầu Cơ quan Gestapo tại Milan trong thời kỳ chiến tranh.

      Một năm sau, 30 chuyên viên quân sự Đức khác được trưng mộ để thiết lập quân đội Syrie. Phần đông họ từ hàng ngũ SS và Cơ quan Gestapo tới.

       Franz Rademacher, tội phạm chiến tranh vượt ngục, có mặt tại Damas từ nhiều năm nay. Hắn ta sống tại đấy dưới cái tên giả Thome Roselo.

      Ai-cập, Syrie và Nam Mỹ là những xứ thu hút được phần đông các đảng viên Quốc xã đào tẩu tìm một nơi nương tựa. Tại Nam Mỹ, chúng lập thành nguyên điểm của các phong trào tân Quốc xã địa phương. Tại Ai Cập và Syrie chúng pha màu sắc Quốc xã vào các chính thể đã được xoay cùng chiều hướng. Dĩ nhiên là số lớn các cựu đảng viên Quốc xã có mặt tại Đức và Áo. Ngoài các tiểu tổ bí mật do chúng bảo trợ, chúng còn cố gắng tạo ảnh hưởng nơi vài chính đẩng hữu khuynh hợp pháp. (Không có sự trợ lực của các tiểu tổ nầy, Ludwig Zind không thể nào trốn thoát được vào năm 1958). Nhưng cũng có các phong trào tân-quốc xã tận các xứ không chứa chấp các cựu đảng viên Quốc xã. Các phong trào nầy không mấy quan trọng và chẳng có quyền lực nào cả, nhưng chúng là một nguồn phiền lụy bất tiện và có thể trở thành nguy hiểm vì ảnh hưởng bất thần của chúng tùy theo sự nâng đỡ địa phương mà chúng có thể có được. Tại Anh quốc chẳng hạn, Mosley không có sự ủng hộ mạnh mẽ; các môn hạ của hắn ta có thể gây ra những chuyện phiền phức bất ngờ chẳng hạn như việc tấn công những người da mầu và ngay cả các nhà thờ Do thái, nhưng ông ta chẳng có ảnh hưởng gì bên cạnh chánh quyền và bị kết án quyết liệt bởi các chính đảng chính, từ Đảng Bảo thủ đến Đảng Lao động, qua Đảng Tự do. Ở Mỹ, Rockwell cũng vậy, cũng bị kết án bởi đám đông quần chúng. Và đó là trường hợp trong phần đông các quốc gia nơi mà ngày nay các tên tân-quốc xã có hoạt động.

     Nhưng sẽ là một lầm lẫn nếu coi chúng như là hoàn toàn vô hại. Các tội ác mà Eichmann đã bị tố giác cho thấy rõ sự nguy hiểm. Bọn tân-quốc xã chỉ có thể bị làm cho nể sợ với một sự canh phòng cẩn mật liên tục.

     Cũng không nên tự ru ngủ bằng các ảo tưởng lấy cớ rằng hiện nay không có một phong trào Quốc xã quốc tế nào khá mạnh để áp chế hoàn toàn các xứ có bọn tân-quốc xã hoạt động. Hai tổ chức gần nhất với việc bành trướng ấy trên tầm vóc quốc tế là nhóm H.I.A.G., với chủ đích là phục quyền cho các người Quốc xã và trụ sở đặt tại Đức, và nhóm E.S.B., “Phong trào xã hội Âu châu”, trụ sở đặt tại Thụy điển.

      Tổ chức H.I.A.G. là tổ chức quan trọng nhất và giàu nhất. Được thành lập lúc đầu để giúp đỡ các cựu Đảng viên Quốc xã tại Đức, nhất là thành phần SS, giúp chúng dễ dàng tìm được việc làm và trú ngụ, vượt qua các trở ngại mà chúng có thể gặp tại nơi một chế độ không ưa chủ nghĩa Quốc xã. Tổ chức H.I.A.G. được sự tài trợ mạnh mẽ của ngành Đại kỹ nghệ Đức, cho nên họ tìm việc cho các đoàn viên rất dễ dàng. Những người nầy, đến phiên họ, lại có thể giúp đỡ cho rất nhiều người khác. Nhiều người trong bọn họ đã thành công. Và hiện nay nhóm H.I.A.G., có một ảnh hưởng lớn bên cạnh các chính đảng hữu khuynh, nhất là đảng D.R.P.

Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #63 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2014, 08:40:31 pm »

.(Deutsche Reichs Partei), các tổ chức cựu quân nhân và kinh tế Đức. Nhờ sự bành trướng mạnh mẽ của các phương tiện tài chánh, nhóm H.I.A.G. mở rộng các hoạt động của họ tận các xứ ngoại quốc xa xôi, với mục đích giúp các tên cựu SS đang lưu vong ở đấy. Đến nỗi rằng, hiện thời, nó các chi nhánh hoặc đại diện tại Á căn đình, Cộng hòa Ả-Rập Thống nhất, Áo, Tây ban nha, Bồ đào nha, Hòa-lan, Thụy-điển, Na-uy, Đan-mạch. Và lẽ dĩ nhiên, nó có liên lạc với von Leers tại Ai-cập và tại các nước khác, với các lãnh tụ ít được biết đến hơn của các phong trào bài Do thái và tân Quốc xã.

        Nhóm E.S.B. là một tổ chức lý thuyết và “liên lạc” yếu hơn và nghèo hơn; nó tự cho mình chỉ là một tổ chức chống Cộng sản, nhưng chỉ chú ý những kẻ chống Cộng mà bài Do thái và thân Quốc xã. Các chi nhánh của nó phần đông ở các nước Âu châu nhất là tại Tây ban nha, châu Mỹ la-tinh, Hoa kỳ, Nam phi châu và Thổ nhĩ kỳ, thực ra là các phong trào tân Quốc xã của các xứ. Do trung gian của E.S.B. mà trong mỗi nước ấy, bọn Quốc xã thông báo cho nhau tin tức và hoạt động của chúng và trao đổi các tài liệu tuyên truyền.

        Rõ ràng là các thành viên của các phong trào nầy đều có chân trong các hệ thống bí mật sau cuộc đại bại của Đức, và chính họ đã giúp đỡ Adolf  Eichmann và những tên quốc xã khác lẩn trốn một thời gian, tổ chức cuộc đào thoát cho bọn này, và chuẩn bị cuộc tiếp đón chúng tại các xứ tị nạn. Hiện nay họ vẫn tiếp tục cùng các hoạt động cứu trợ nầy, tại Đức và Áo cũng như tại các trung tâm nương náu ở ngoại quốc. Nếu bác sĩ Mengele, y sĩ nổi tiếng tại Auschwitz, đã có thể biến mất vào đầu năm 1960 để tránh việc bị dẫn độ, chính là nhờ nơi sự giúp đỡ của họ. Và nếu Adolf  Eichmann có một chút nghi ngờ nào và sự hiện hữu của một kế hoạch bắt hắn ta hoặc các cuộc vận động để dẫn độ hắn ta, thì hắn ta cũng vậy, cũng sẽ biến mất. Hắn ta có thể tin tưởng vào hệ thống rộng lớn của các tổ chức tương trợ bí mật.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #64 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2015, 08:19:50 pm »

     VII – CUỘC SĂN ĐUỔI TIẾP DIỄN

     Bức điện văn “Người đúng là người” do Yigal đánh đi ngày 21 tháng ba, được Dan nhận ngay hôm đó, Dan là người phối trí “Chiến dịch Eichmann” và cũng là người mà Yigal phải liên lạc tới Tel-Aviv.

     Tháng 8 năm 1959, nguồn tin cho rằng Eichmann hiện sống tại Á căn đình dưới tên Ricardo Klement, đã được đưa về Do thái. Đây là đề tại luận bàn sôi bỏng nhứt từ mười lăm năm nay và là tin tức có căn cứ nhất về Eichmann từ lúc tin tức của hắn ta biến mất khoảng giữa năm 1952, cùng với việc biến dạng khỏi Áo của người vợ và các con hắn ta.

    Tại Do thái, nhóm nhận được tin tức nầy là một số nhỏ người đã bắt tay vào các hoạt động khác trong những năm trước đó. Song họ nhất quyết bắt tay lại vào cuộc săn đuổi và đưa Eichmann ra trước pháp luật ngay khi sự có mặt cần thiết của họ trong các hoạt động khác có thể tạm đình chỉ. Họ đã lật và chú ý thường xuyên đến hồ sơ của Eichmann, trong đó chứa sẵn nhiều bản phúc trình do bởi nhiều nguồn gốc, Do thái cũng như không phải Do thái. Một số các thông tin viên của họ là người Do thái từ các quốc gia khác nhau, cùng mang ý định tìm cho ra kẻ có trách nhiệm trong vụ tàn sát gia đình họ.

     Tin tức sau cùng do một người Do thái sống tại Nam Mỹ thường xuyên qua lại Á căn đình gửi về. Các người thân thuộc trong gia đình ông đã bị giết trong phòng hơi ngạt tại một trại tập trung. Mọi người đều biết ông ta là người Do thái, nhưng ông ta đã dàn xếp để giao thiệp với nhiều thành phần trong trong nhóm kiều dân Đức tại Buenos Aires. Một trong các người nầy đã nói trước mặt ông rằng một ông Ricardo Klement nào đó đã thành hôn với vợ cũ của Adolf  Eichmann. Ông ta đã âm thầm điều tra và khám phá là kẻ đó có thật, hiện đang làm việc tại cơ xưởng Mercedes-Benz và sống tại khu ngoại ô Buenos Aires, và ba đứa con riêng của vợ ông ta mang tên Eichmann. Ông ta giả thiết rằng Klement là Eichmann. Ông không chắc chắn lắm, song gia đình nầy nên được theo dõi. Dù sao đó cũng là người có thể biết rõ Eichmann có chết thật chăng, hoặc hắn ta còn sống, hiện đang ở đâu.

      Tin tức mà nhóm người Do thái nhận được là như vậy. Người cung cấp tin tức đã được biết đến như một người chính trực và đáng tin cậy. Tên tuổi của mấy đứa con trai họ Eichmann phù hợp với những gì người ta biết được về các con của Adolf  Eichmann. Các công cuộc sưu thám đáng được đẩy mạnh.

      Yigal được quyết định phải đến Buenos Aires để phối kiểm các sự kiện. Anh lên đường vào tháng 9 và lưu lại Nam Mỹ trong một tháng. Anh gặp người cung cấp tin tức – nhưng không phải tại Á căn đình – và họ cùng nhau tổ chức một nhóm sáu người Do thái tình nguyện từ nhiều xứ đến đây để giúp họ trong công cuộc điều tra. Tất cả đều nói rành tiếng Tây ban nha, và cùng gốc gác ở châu Âu hoặc vùng Ba nhĩ cán, thuộc các gia đình bị giết chết dưới chế độ quốc xã. Họ đến Buenos Aires từng người một, gặp nhau lại tại thủ đô Á căn đình và khởi đâu các cuộc sưu thám.

      Chẳng bao lâu sau, họ đã thu thập được các yếu tố làm nòng cốt cho giả thuyết rằng Klement có thể là Eichmann. Yigal ra lệnh cho các viên phụ tá theo dõi kín đáo căn nhà của Eichmann và báo cáo với anh tất cả thay đổi nào trong thói quên của gia đình ấy. Kế đó anh trở về Do thái và làm ngay một bản phúc trình lên nhóm của anh.

     Họ họp tại nhà Dan. Yigal kết luận câu chuyện bằng cách tuyên bố rằng riêng cá nhân anh chắc chắn đó chính là con người đã thoát khỏi lưới pháp luật trong suốt mười lăm năm qua.

   Bay giờ chúng ta làm gì ? Một người đặt câu hỏi mà đúng hơn là để thúc đẩy một quyết định.

     Chẳng ai ngạc nhiên thật sự khi Yigal trả lời bằng một câu hỏi mà đáng ra nó có tác dụng của một quả bom.

     -Chúng ta sẽ bắt hắn và đưa hắn về Do thái.

    Ngay từ khi Yigal đi Nam Mỹ một tháng trước đó, đây chính là ý nghĩ chủ yếu của họ. Và họ đã quen thuộc với ý nghĩa nầy. Tuy nhiên, Yigal nghĩ rằng anh ta cần phải xác định các lý lẽ của mình.

     Thế giới vẫn như vậy từ trước đến nay, chỉ có một quốc gia mà nơi đó Eichmann có thể bị phán xử: Quốc gia Do thái.. Nếu cho rằng Klement chính là Eichmann, dĩ nhiên là có thể chuẩn bị các biện pháp để báo cho chính phủ Á căn đình biết, mong rằng họ sẽ có các quyết định thích đáng đối với hắn ta như là đối với trường hợp một tên tội phạm chiến tranh. Nhưng thủ tục, dù chỉ một trát dẫn độ thôi, hình như cũng rất dài dòng, và Eichmann sẽ có đủ thì giờ để biến mất một lần nữa. Chắc chắn là hắn ta có thể trông cậy vào sự giúp đỡ của bạn hữu quốc xã tại Buenos Aires, và dù với thật nhiều hảo ý, chính phủ Á căn đình cũng sẽ không thể ngăn cản một người có cảm tình với bọn quốc xã thông báo cho Eichmann biết là hắn ta bị “truy lùng” và tốt hơn là nên tẩu thoát.

     Hơn nữa, chính phủ Á căn đình không có nghĩa vụ pháp định cho phép việc trao nộp hắn ta, vì những thỏa ước về dẫn độ giữa Á căn đình và Do thái chưa được phê  chuẩn.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Ba, 2015, 09:46:21 am gửi bởi huytop » Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #65 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2015, 09:48:08 am »

      -Công việc đầu tiên của chúng ta – Yigal nói – là tóm cho được con mồi. Tôi đề nghị cho Gad và Dov cùng đi với tôi trở lại Buenos Aires ngay khi có thể. Cả ba chúng tôi, cùng với nhóm phụ tá, sẽ chu toàn mỹ mãn công cuộc bắt cóc. Sau đó, chúng ta sẽ có đủ thì giờ để quyết định bằng cách nào và bao giờ chúng ta đưa hắn ta về đây mặc dù chúng ta cũng chẳng bị gì cả nếu bắt đầu nghĩ đến việc nầy ngay từ bây giờ.

     Cuộc tranh luận duy nhất tiếp theo lời trình bày của Yigal xoay quanh vấn đề nhân viên: người nào cũng muốn có chân trong nhóm hành động. Tuy nhiên câu chuyện kết thúc trên một sự thỏa thuận cho tất cả mọi người: Yigal sẽ đi với chức vụ chỉ huy. Anh biết các sự việc, các người phụ tá và địa hình địa vật của thành phố Buenos Aires. Gad và Dov là những người thừa hành tuyệt diệu. Họ là bạn thân của Yigal. Anh ta muốn có họ. Ba người làm chung toán rất tốt.

     Ba tuần lễ sau, Yigal đi Buenos Aires “để nghỉ một thời gian lâu tại nhà bà con xa”. Gad theo anh năm ngày sau, và đến lượt Dov hai ngày sau nữa. Cả ba đến Buenos Aires qua ba ngã khác nhau.

      Giai đoạn thứ hai của công tác, quan trọng hơn, có thể khởi đầu từ đây: Công việc dai dẳng, tỉ mỉ, kiên nhẫn của cuộc theo dõi và quan sát để làm cho tất cả quen thuộc với các thói quen và các giờ giấc di chuyển của con mồi và gia đình hắn ta mỗi lần họ rời nhà. Sự kín đáo và cách phòng bị thận trọng nhất được áp dụng để tránh sự chú ý của Eichmann và không để hứn ta cảm thấy theo dõi. Mục đích chính của giai đoạn thứ hai nầy là có sự xác định rõ ràng về lai lịch thật sự của kẻ bị tình nghi. Ý định phụ thuộc là tìm biết rõ địa phương để chuẩn bị một kế hoạch bắt cóc đơn giản nhứt và thực tế nhứt.

     Khi Yigal trở lại Á căn đình, các phụ tá cho anh ta biết không có gì thay đổi trong gia đình Klement cũng như trong sinh hoạt hàng ngày của hắn ta.

    Công việc theo dò được xúc tiến lại. Nhưng đến tháng hai, một chuyện xảy ra làm thất vọng những kẻ săn đuổi, biến thành vô dụng công việc truy tìm của họ và làm tiêu tan tất cả các kế hoạch bắt cóc: con mồi đổi hang động. Gia đình Klement dọn nhà.

    Gia đình Klement ở tại đường Chacabuco trong khu ngoại ô Partido Vicente Lopez, và giờ đây họ dọn về một căn nhà tại đường Garibaldi trong khu ngoại ô San Fernando.

     Toàn thể tổ chức theo dõ phải được sắp xếp lại và một kế hoạch hành động mới được chuẩn bị. Các trạm quan sát tại Vicente Lopez trở nên vô dụng. Phải tìm các trạm khác tại San Fernando. Những kẻ theo đuổi lại phải nghiên cứu lộ trình mới và giờ giấc mới của các cuộc di chuyển của Eichmann lúc hắn ta đi làm buổi sáng và về nhà buổi chiều, từ ngôi nhà mới của hắn ta. Việc này rắc rối vì, trong những tuần lễ đầu tiên sau khi dọn đến nhà mới, hắn ta chưa thiết định rõ giờ giấc và thói quen hàng ngày. Luôn luôn có việc làm bất ngờ mà các công việc mà người về nhà mới phải làm trước khi định cư vĩnh viễn: khai báo tại cơ quan hành chính, mua các rèm cửa mới, thêm một chiếc ghế, hoặc các đồ vật nào đó, mà người ta bỗng nhiên thấy thiếu lúc dọn tới nhà mới. Một số các công việc nhỏ nhặt này có thể do bà vợ hoặc các đứa con trai làm, xong có thể hắn ta thích tự làm một vài công việc nào đó, trong trường hợp nầy, hắn ta làm trong jhi đến sở hoặc lúc trở về nhà, thành ra hắn ta có thể đi sớm hoặc về trễ hơn. Cho nên rất khó mà trù hoạch được một chương trình bắt cóc hoàn hảo khi mà Eichmann chưa có một giờ giấc đều đặn.

     Lại còn việc sợ hắn ta nhận ra các kẻ theo dõi mình. Có thể là hắn ta đã nhìn thấy một trong số các người theo dõi mình, nhưng không nghi ngờ gì cả. Thí dụ như hắn ta đã thấy anh tại các trạm xe buýt hoặc trong số các hành khách, hắn ta có thể nghĩ rằng người này cũng như mình, cũng sống tại khu Vicente Lopez và làm việc tại Suarez. Nhưng, bây giờ, nếu hắn ta lại để ý thấy người nầy tại khu xóm mới, hắn ta sẽ có thể lấy làm lạ, và điều đó có thể đưa đến sự ngờ vực ví hắn ta có tật ắt phải giật mình. Và ai biết được là các điều ngờ vực ấy sẽ không đưa hắn ta đến việc tẩu thoát?

      Nhưng khi cùng các bạn nghiên cứu kỹ tình thế mới, Yigal cho họ thấy rằng, trong vùng u tối mà họ đang ngụp lặn, cũng có một chút ánh sáng, ngôi nhà mới của Klement rất biệt lập, trong một khu xóm vắng vẻ hơn. Sẽ có thể canh chừng nó từ xa. Và khu vực vắng vẻ như thế rất lý tưởng cho cuộc bắt cóc. Cho đến lúc ấy, chưa có một quyết định nào được chấp nhận về địa điểm mà người ta sẽ bắt cóc hắn ta: cạnh xưởng làm việc của hắn ta, cạnh quán ăn nơi hắn ta lui tới buổi trưa hay gần nhà hắn ta? Giờ đây tất cả đều đồng ý chỗ tốt nhất là khu hắn ta mới dọn đến.

      Yigal ra các chỉ thị rõ ràng để cả nhóm tăng thêm sự cẩn mật và phòng bị gấp đôi. Những kẻ đã theo dõi các cuộc di chuyển của Eichmann cạnh xưởng Mercedes-Benz từ trước, giờ vẫn tiếp tục. Những kẻ khác thay phiên nhau trông chừng căn nhà mới, nhưng sẽ không mạo hiểm đi bộ theo hắn ta ngoài đường phố. Họ sẽ qua lại trong những giờ mà Eichmann xuất hiện, sáng chiều bằng cách dùng một chiếc xe mướn mà họ sẽ thay đổi mỗi ngày nếu có thể được. Họ sẽ tìm mướn tại vùng lân cận đó một căn phòng có một hướng nhìn rõ ràng về phía ngôi nhà và sẽ quan sát ngôi nhà này qua ống dòm 24 giờ trên 24.

      Họ phải mất ba ngày trời mới tìm được một căn phòng phù hợp với kế hoạch của họ. Căn phòng cách đó 400 thước, và chẳng những đấu mặt với căn nhà của Klement mà còn đấu mặt với khoảng đất trống giữa căn nhà với trạm xe buýt gần nhất, trên con đường chánh cắt ngang con đường Garibaldi. Gal được giao phó trạm quan sát. 
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #66 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2015, 10:50:16 pm »

      Trong hai tuần lễ sau cuộc dọn nhà, mỗi sáng Klement rời nhà cùng một giờ. Nhưng chỉ trong tuần lễ đầu tháng ba, hắn ta mới có vẻ đã tự ấn định cho mình một giờ giấc đều đặn, và theo rất đúng cho đến buổi chiều định mệnh ngày 21 tháng ba khi các thanh niên quan sát hắn ta và thấy hắn ta về nhà với một bó hoa và hiểu ngay rằng Klemnet chính là Eichmann.

      Trong suốt những ngày sau khi bức điện văn được gửi về Ten-Aviv, Yigan, Gad và Dov dành tất cả thì giờ họ có được để bàn thảo về kế hoạch của cuộc bắt cóc và trao đổi các ý kiến về một công tác phức tạp hơn, khó khăn hơn; việc chở Eichmann về Do thái.

      Cuộc bắt cóc chính ra không có gì khó khăn đặc biệt, họ nghĩ. Bây giờ họ đã nằm lòng tất cả mọi sự đi lại của Eichmann. Họ sẽ bắt hắn ta tại một nơi và một giờ mà họ còn phải quyết định trong thời gian giữa lúc hắn ta khởi hành buổi sáng và về nhà buổi chiều. Trong tuần lễ sắp tới, họ sẽ làm lại một cuộc dò xét tỉ mỉ các nơi chốn hắn ta đi qua thường lệ và ghi lại chỗ nào ít người đi tới nhất lúc hắn ta đi qua. Khi nào chọn được chỗ rồi, họ sẽ canh chừng chỗ ấy mỗi ngày vào một giờ khắc nhất định để quyết định ngày nào tốt nhất.

      Họ cần phải có mặt một chỗ để giữ Eichmann từ lúc bắt được cho đến khi đưa hắn ta về Do thái. Một số bạn hữu của họ có những căn biệt thự cô lập rất lý tưởng cho mục đích này. Nhưng tốt hơn không nên làm một công dân Á căn đình dính líu vào một cuộc mạo hiểm này.; cho dù người nầy không được cho biết gì về mục đích sử dụng căn biệt thự của mình. Giản tiện và chắc chắn nhất là mướn một ngôi nhà ở vùng ngoại ô khá xa.

      Họ khá đông – ba người cộng với sáu người phụ tá -  để đảm trách một sự canh gác liên tục tên tù nhân cho đến khi chuyển hắn ta đi.

      Trong khoảng thời gian ấy, họ phải tiếp tục công cuộc theo dõi với nhiều sự chú tâm hơn. Hai trong số các người phụ tá đến tăng cường cho Gad và Dov trong công cuộc quan sát liên tục ngôi nhà của Eichmann và chỗ làm việc của hắn ta. Bốn người kia luân phiên nhau dùng xe mướn để theo sau các xe buýt mà Eichmann đi đến chỗ làm việc và trở về nhà. Tại mỗi trạm liên lạc và trạm chốt, việc theo dõi, canh chừng tăng gấp đôi.

       Yigal không chút lo ngại về vấn đề bắt cóc. Kế hoạch đơn giản và công việc phải được thi hành êm thấm. Công việc vô cùng khó khăn hơn là công việc áp tải Eichmann về Do thái. Trong những cuộc bàn luận với Gad và Dov, Yigal đã xét qua tất cả các phương cách có thể đưa Eichmann ra khỏi lãnh thổ Á căn đình, và bộ ba đã đem các vấn đề ra làm một cuộc phân tích phê bình.

       Có thể đưa Eichmann đi bằng đường bộ. Không gì dễ hơn việc đưa hắn ta vượt biên giới, qua Chí lợi ở phía tây, qua Urugoay ở phía đông hoặc qua Paragoay ở phía bắc. Nhưng điều đó sẽ không đưa hắn ta đến gần Do thái chút nào, Eichmann vẫn còn ở trong phạm vi châu Mỹ. Vả lại, không một nơi nào trong các nước ấy có thể cung ứng các khả năng tính cho một chuyến vượt biên lớn như là ở Á căn đình. Tàu thủy và phi cơ là những phương tiện duy nhất cho phép đưa hắn ta ra khỏi Nam Mỹ và về Do thái.

      Một chiếc tàu là phương tiện dễ dàng nhất miễn đó là loại tầu thích hợp và của Do thái, bởi vì viên thuyền trưởng của một chiếc tàu ngoại quốc sẽ có thể nghi ngờ, và sẽ có thể giải thoát Eichmann khỏi tay của các người bắt cóc hắn ta, ghé lại bất cứ hải cảng nào và trả tự do cho hắn ta tại đó. Một thương thuyền Do thái cũng không lý tưởng, nhưng một tàu hàng mang cờ Do thái sẽ là phương tiện hay nhất. Nó có thể đi ngược dòng con sông Rio de la Plata và cặp bến tại Buenos Aires, Eichmann sẽ được đưa lên tàu vào một buổi tối, với các giấy tờ hợp lệ, như một người Do thái bị bệnh, đi phi cơ không được và trở về quê hương cùng với một người trong gia đình và hai y tá. Chẳng một người nào, ngay cả viên thuyền trưởng, cần biết lý lịch thật của người hành khách làm gì. Yigal coi cách nầy như một phương tiện hữu hiệu nhất.

       Họ bàn đến giả thiết di chuyển bằng đường hàng không. Có nhiều rủi ro hơn đường biển, vì không một phi cơ nào có thể bay thẳng một mạch từ Buenos Aires đến phi trường Lod ở Do thái mà không cần ngừng lại để lấy thêm nhiên liệu được. Tại các trạm ngừng ấy, một cuộc khám xét có thể xảy ra và gây khó khăn. Tuy nhiên, một cuộc du hành bằng đường hàng không có một lợi ích khá quan trọng về tốc độ; một chiếc phi cơ có thể chở Eichmann tới Do thái trong vòng 24 tiếng đồng hồ, trong khi phải mất ba hoặc bốn tuần lễ đường biển và với một sự cacnh chừng ngày đêm của các người “coi bệnh”.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Ba, 2015, 09:40:45 am gửi bởi huytop » Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #67 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2015, 09:41:24 am »

      Yigal đánh điện nhờ Dan dò hỏi coi có chiếc tầu chở hàng nào của các công ty Do thái đang quanh quẩn trong vùng Nam Mỹ và có thể đến Buenos Aires để nhận món hàng quí chăng. Anh lại hỏi có thể nào thuê một chiếc phi cơ chăng. Một hãng du lịch sẽ có thể tổ chức chuyến trở về Buenos Aires, cho các du khách Á căn đình viếng thăm Do thái, và tiền của chuyến bay trở về có thể giải quyết bằng cách này. Anh ta giả định rằng Dan sẽ quyết định về phương tiện chuyên chở; còn anh, Yigal, anh sẽ định ngày giờ cho việc “hội ngộ giữa anh và Klement” căn cứ theo ngày giờ đến nơi của chiếc tầu hoặc phi cơ.

         Trong khi Yigal, Gad và Dov bàn luận tại Buenos Aires, Dan hội họp nhiều lần với bạn hữu tại Do thái. Việc chọn lựa có giới hạn thành ra không có gì lạ khi tất cả đều nghĩ đến một chiếc tàu chở hàng. Vị trí của từng chiếc thương thuyền Do thái đều được kiểm điểm: không một chiếc nào đang ở quanh quẩn trong vùng Buenos Aires. Chỉ có một chiếc đang có mặt trong vùng biển Caribes có thể đến Á căn đình trong vòng mười ngày; nhưng nhiều hải cảng đang chờ nó vì nó có một chuyến hàng quan trọng và đang trên đường về như thường lệ.

        Cho nên Dan liền cho Yigal hay là không có vấn đề chuyên chở bằng đường biển. Việc di chuyển sẽ do đường hàng không.

       Trong hai ngày kế đó, cả hai nhóm, sau khi nghiên cứu vấn đề một cách riêng biệt cùng đi đến kết luận rằng việc di chuyển phải được thực hiện trên một chiếc phi công thuê. Giải pháp dành các chỗ trên một chiếc máy bay thường lệ cũng đã được đề cập tới, nhưng không chấp nhận được vì quá nguy hiểm trước sự hiện diện của các hành khách khác. Chuyến đi quá dài, và một đường hàng không thương mại sẽ có rất nhiều trạm ghé trong các cuộc hành trình. Thật khó mà giữ tù nhân khỏi những cái nhìn tò mò của các hành khách. Hắn ta cũng có thể trốn thoát tại những trạm ghé lại. Và sự tò mò của các hành khách có thể bị khơi dậy. Có thể ngay cả sự ngờ vực của họ nữa. Khi đã sắp thành công, nếu mạo hiểm trước những may rủi vô ích thì thật là khinh suất.

      Một chiếc phi cơ thuê bao là giải pháp duy nhất. Và Yigal được ủy nhiệm cho công việc chuẩn bị nhằm mục đích này. Người ta công nhận là sẽ rất khó khăn bắt một chiếc phi cơ lo trọn vẹn cuộc hành trình, và khuyên Yigal nên mướn một chiếc nào đó có thể đưa cả nhóm đến Tây Phi châu mau lẹ và từ đó, mướn một chiếc thứ hai đến Do thái.

       Anh ta cũng được khuyên là nên cho biết việc thuê bao phi cơ có mục đích đưa “một người bệnh đi điều trị nơi một bác sĩ chuyên khoa danh tiếng ở hải ngoại”, một bệnh nhân giàu có đủ điều kiện để bao một chuyến du hành riêng biệt. Ngoài ra, việc thuê mướn cũng có điều kiện là có thể làm cho ngày giờ khởi hành phù hợp với các sự dự liệu của cuộc bắt cóc.

     Nhưng việc đó không thể xuôi chảy tự nhiên thế được. Họ cần phải thích ứng kế hoạch bắt bớ với ngày giờ phi công có thể rảnh. Thật sự không dễ dàng gì thuê bao một chiếc phi cơ thích hợp cho một chuyến du hành dài, dù chỉ bay đến miền Tây Phi châu. Một công ty hàng không trả lời là họ có thể có một chiếc phi cơ rảnh rỗi vào đầu tháng năm. Chứ không thể sớm hơn được.

    Việc này làm đảo lộn tất cả các kế hoạch. Công cuộc bắt cóc sẽ bị bắt buộc phải dời lại trong nhiều tuần lễ. Và điều rất phiền phức là công ty hàng không cho thuê phi cơ không thể cho họ biết rõ ràng ngày giờ nhứt định, mà chỉ nói đại khái vào đầu tháng năm, nhưng cũng dám đến giữa tháng năm.

    Yigal thúc giục công ty làm mọi cố gắng để chuyến bay có thể thực hiện được càng sớm càng hay. Cùng với các bạn, anh ấn định công cuộc bắt cóc sẽ được thực hiện vào ngày 11 tháng năm khi cho rằng phi cơ sẽ sẵn sàng vào ngày 14, đó là ngày cận nhất do công ty đưa ra. Điều đó chỉ bắt buộc họ giữ người tù nhân tại Buenos Aires chỉ trong một kỳ hạn thật ngắn và mặt khác, họ sẽ có đủ thì giờ xoay xở nếu có gì không suôn sẻ trong ngày 11 thì họ phải làm một âm mưu khác vào ngày hôm sau hoặc ngày hôm sau nữa. Dĩ nhiên, việc rút ngắn thời gian giam giữ Eichmann tại Á căn đình rất quan trọng, vì người ta không làm sao biết được là ông Klement mất tích được bao lâu thì gia đình mới đi khai báo và cảnh sát sẽ có hăng hái lắm không trong việc tìm kiếm. Bất cứ người bộ hành đơn độc nào cũng có thể nhớ lại một chiếc xe đậu ngay chỗ xảy ra vụ bắt cóc. Chắc chắn là nên đưa Eichmann đi xa chính quyền địa phương càng nhanh càng tốt.

      Vậy cho nên ngày J được tạm ấn định là ngày 11 tháng năm.

« Sửa lần cuối: 08 Tháng Ba, 2015, 02:04:47 pm gửi bởi huytop » Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #68 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2015, 05:39:22 pm »

     VIII –BẮT CÓC

    Nơi được chọn là trạm xe buýt cuối cùng gần nhà của Klement; Giờ, chính là giờ v đi làm về. Chiếc xe dùng đến là một chiếc xe mướn mà bảng số sẽ được đổi. Eichmann sẽ được giữ cho đến lúc khởi hành trong một căn nhà mướn tạm thời tại ngoại ô Buenos Aires, cách San Fernando khoảng 30 cây số. Tại đây họ biến một trong các phòng thành phòng giam nhỏ bằng cách dọn tất cả các đồ đạc bày trí không cần thiết. Ngày hôm trước đã có một cuộc tổng dượt, nhưng được diễn ra trễ hơn với giờ giấc đã được ấn định 15 phút để tránh đụng đầu với Eichmann.

      Tuần lễ đầu tiên của tháng năm, tất cả đều sẵn sàng. Tất cả những người sẽ phải tham dự vào cuộc bắt cóc đều ở trong tình trạng báo động. Lúc đó, công ty hàng không báo tin cho biết rằng họ không thể cung cấp phi cơ cho ngày 14 được. Mà sẽ là vào ngày 17

      Dĩ nhiên họ đã dự liệu điều bất ngờ đó. Nhưng dầu sao cũng rất phiền phức. Yigal, Gad và Dov thảo luận kỹ càng với các người phụ tá tại địa phương về vấn đề có nên dời lại ngày J không; nhưng cuối cùng họ vẫn quyết định thực hiện cuộc bắt bớ ngay ngày đã định.

      Giam giữ Eichmann trong gần một tuần lễ sẽ là một điều hết sức nguy hiểm. Hơn nữa, cũng không nên coi thường công cuộc truy lùng rất là tích cực của cảnh sát, có thể xảy ra. Nhưng họ nghĩ rằng chỗ giấu của họ thật sự rất bảo đảm. Sẽ chẳng một ai biết nên bắt đầu tìm ở đâu. Dù cho bà “Klement” có đi báo cảnh sát ngay lập tức về việc mất tích của chồng bà đi chăng nữa thì rất khó cho bà ta tiết lộ lý lịch thật sự của chồng bà, vì như vậy thú nhận ông ta xâm nhập xứ Á căn đình với các giấy tờ giả mạo và sống tại đây trong tình trạng bất hợp pháp – như thế là tự chuốc lấy việc bị trục xuất nếu ông chồng tái xuất hiện – việc này vẫn có thể xảy ra. Bà ta sẽ không có lý do để giả thuyết rằng điều gì hệ trọng đã xảy đến cho ông ta; và trừ  phi bà ta khai báo với họ rằng chồng bà chính là Adolf Eichmann, thì lúc đó Cảnh sát sẽ tìm kiếm ông Klement. Và điều đó sẽ không làm họ tìm ra dấu vết của các người bắt cóc bất thần hắn ta.

       Vả lại, Yigal và toán của anh đã chờ đợi lâu rồi. Họ như là đã quá tập dượt và nghĩ rằng tốt hơn nên kết thúc mau lẹ. Giữ Eichmann sẽ vô cùng ít bị bồn chồn hơn là nỗi lo lắng vuột mất hắn ta trong khi hắn ta đã nằm trong tầm tay họ. Vậy cho nên ngày 11 tháng năm vẫn là NGÀY đó.

      Đó là một ngày thứ tư. Ngày vẫn bắt đầu như thường lệ, khi “ông Klement” – từ ngày 21 tháng ba đến nay, lúc nào họ cũng nghĩ đến tên ông trong dấu ngoặc kép – rời nhà đúng giờ, đi làm như mọi ngày, dùng bữa tại quán cơm quen thuộc. Gad và Dov điện thoại bản phúc trình hàng ngày cho Yigal. Lúc hai giờ trưa, cả ba gặp nhau tại một quán cà phê trong thành phố và duyệt lại lại cuối vai trò của mỗi phần tử trong nhóm. Giờ H được ấn định là 6 giờ 30 chiều hôm đó.

       Vào ngày trước đó, họ đã sắp đặt với nhau một hệ thống đặc biệt về các cuộc gặp gỡ trong các quán cà phê. Trong giai đoạn cuối cùng của tổ công tác, họ không cần phải bàn tính lâu dài nữa. Cũng không nên làm cho các người lân cận tại chỗ hội họp thường lệ nghi ngờ bằng cách gợi sự tò mò của họ do các sự đi lại liên tục. Họ đã quyết định là Yigal xuất hiện mỗi ngày và mỗi giờ tại một quán cà phê khác nhau. Gad, Dov và sáu người phụ tá học thuộc lòng giờ giấc của anh ta cùng tên các quán cà phê của từng giờ một. Như thế, Yigal tự biến thành một trung tâm liên lạc lưu động. Khi một thành phần trong nhóm có một chuyện gì đặc biệt cần nói, một thắc mắc cần thảo luận hoặc cần quyết định một việc gì, anh ta đến “quán cà phê giờ đó” để gặp Yigal. Và khi Yigal muốn gặp một người nào trong nhóm để thông báo một tin tức hoặc cho một chỉ thị, anh ta chỉ nói giờ và họ tự động biết chỗ hẹn.

      Hai giờ trưa ngày hôm ấy, ba người Do thái duyệt lại kế hoạch sẽ phải được thực hiện bốn giờ sau đó.

      Dov sẽ thông báo lúc Eichmann rời sở làm và đi xe hơi liền tới chỗ bắt cóc. Anh sẽ đến sớm hơn xe buýt của Eichmann hai mươi phút.

       Gad sẽ được một người phụ tá thay thế tại trạm quan sát San Fernando, nơi theo dõi ngôi nhà của Klement. Người phụ tá vẫn ở tại trạm sau cuộc bắt bớ để quan sát thái độ của những người trong nhà trong một giờ sau giờ về nhà thường lệ của Eichmann.

      Một người phụ tá thứ hai sẽ hợp với người thứ nhất sẵn sàng theo dõi người nào trong gia đình Eichmann đi ra ngoài và xem họ có đi báo cảnh sát chăng.

       Yigal và Gad có mặt trong chiếc xe bắt cóc, và Dov sẽ đến với họ trước khi Eichmann tới, một trong những người phụ tá cầm tay lái.
      Việc bắt Eichmann sẽ chỉ được thực hiện bởi ba người Do thái mà thôi.

       Một người phụ tá thứ tư sẽ lái xe của Dov, đậu cách đó khoảng bốn mươi thước, xong trở lại chỗ bắt cóc. Anh ta sẽ đứng phía bên kia đường, như đang chờ đợi một cuộc hẹn hò. Anh ta giữ vai trò thụ động, xem hoạt động diễn tiến ra sao, và có bị kẻ thứ ba nào để ý chăng.

       Trong trường hợp này, và nếu có một kẻ nào rượt theo, anh ta sẽ đi lấy xe của Dov, lái qua đường tắt, đến gặp chiếc xe bắt cóc ở dọc đường, chuyển Eichmann và những người bắt hắn ta qua xe anh, trong khi chiếc xe thứ nhất vòng trở lại và chạy vào Buenos Aires. Nếu không có báo động, anh ta chỉ cần theo chiếc xe bắt cóc để hộ tống.

      Một chiếc xe thứ ba, trong trường hợp cấp bách sẽ đậu sẵn bên cạnh trạm quan sát.

      Hai nhân viên còn lại của nhóm sẽ họp thành ủy ban tiếp đón tại ngôi nhà nơi Eichmann sẽ được đưa đến để giam giữ.
Logged
huytop
Thành viên
*
Bài viết: 919


« Trả lời #69 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2015, 07:23:49 am »

      Lúc 6 giờ 15 phút, chiếc xe bắt cóc đến đậu bên con đường nhánh của khu San Fernando, giữa đường Garibaldi và trạm xe buýt; khoảng chừng năm mươi thước. Để  trở về nhà, Eichmann phải đi qua xe đậu. Trong xe có Yigal, Gad và người phụ tá giữ tay lái. Dov đã có mặt ở đây.

     Rất ít khách bộ hành đi lại tại khu vực nầy, và như phần đông các con đường lớn, ở đây không có lề đường. Vài ngày trước đó, tòa thị sảnh đã cho công chánh khởi đầu các công việc sửa chữa phía bên nầy đường và giữa chiếc xe hơi và trạm xe buýt, có một cái hố cạn với một đống đá sỏi làm thành một bờ tường nhỏ nhỏ bên đường. Thân trước chiếc xe nằm sát cạnh hố.

      Lúc sáu giờ hai mươi, Gad bước ra khỏi xe và mở nắp thùng máy. Anh làm bộ như tháo ráp máy móc cho có vẻ như họ đang bị hư xe. Sự thật, trên khoảng đường nầy, giữa thành phố mà người ta vừa ra khỏi và vùng thôn dã trước mặt họ, thường thường các xe cộ vượt qua với tốc độ 100 cây số giờ và chỉ ngừng lại trong trường hợp máy móc bị trục trặc. Một chiếc xe dừng lại, không có lý do thấy rõ sẽ có thể khiến người ta chú ý và nghi ngờ, trong khi một chiếc xe bị ăn banh thì không làm ai để ý gì cả.

     Yigal và người lái vẫn ngồi trong xe. Nhiệm vụ của Dov là quanh quẩn bên đường, có vẻ như một người đứng hóng mát trong khi chờ đợi sửa xe, đoạn, khi Eichmann đi ngang qua, hỏi một câu tầm thường để hắn ta dừng lại. Lúc đó, Gad phải từ dưới đầu máy xe, Yigal từ bên trong xe nhảy ra và cả hai phải chế ngự Eichmann rồi lôi hắn ta lên xe.

       Dov không có khiếu mấy về sinh ngữ. Anh ta học thuộc vài ba tiếng Tây ban nha một cách rất khó khăn từ khi đến Á căn đình. Nhưng bỗng nhiên anh nghĩ nếu chặn Eichmann lại bằng một câu hỏi bằng tiếng Tây ban nha thì tốt biết mấy. Cả một câu trọn khó học lắm. Một tiếng thôi đủ rồi, chẳng hạn, “Thưa ông”.

     -“Thưa ông”, bằng tiếng Tây ban nha nói sao? – Anh hỏi mấy người kia.

     -Senor, họ trả lời

       Dov không thích âm thanh tiếng nầy.

     -Còn câu “Thư ông, ông làm ơn…” nói sao ?

      -Momento, anh tài xế giỏi tiếng Tây ban nha trả lời.

      Momentissimo, Gad nói, anh ta không biết rành tiếng Tây ban nha.

      - Momentissimo, đúng rồi ! Dov nói tiếp. Tôi thích tiếng này: Momentissimo, momentissimo. Một tiếng khá hay. Tôi sẽ chặn Eichmann lại bằng tiếng này.

       Anh sẽ chặn bất cứ người nào lại với tiếng này, Yigal nói.

       Họ lại tiếp tục chờ đợi và quan sát, còn Dov, ở bên phía thấp của con đường, lẩm bẩm tiếng momentissimo trong miệng, thưởng thức nó và lập đi lập lại không ngớt để khỏi quên khi giờ phút quan trọng sắp tới. Giây phút chờ đơi đi qua một cách chậm chạp và ngày xuống dần. Mặt trời đã lặn từ hai mươi phút qua và hoàng hôn đã cận. Các con đường không có đèn.

     Lúc 6 giờ 29 phút, mấy chàng thanh niên thấy xe buýt đến gần. Lúc vượt ngang họ, chiếc buýt chậm lại và đến đậu dưới tấm bảng. Chỉ có một hành khách bước xuống: Eichmann.

      Hắn ta đứng thẳng người lên và trong khi xe buýt lại rồ máy, hắn ta bắt đầu đi về hướng căn nhà mình. Hắn ta bước thận trọng dọc theo bờ hào và đến gần bên bờ lề con đường nơi chiếc xe đang đậu. Hắn ta ném một cái nhìn về phía nầy, tỏ vẻ vững tâm vì nắp đầu máy xe mở rộng, không tỏ vẻ có một sự chú ý đặc biệt nào và không thay đổi lộ trình của những chiều hôm trước.

      Dov vẫn đứng im gần bên vệ đường, miệng lẩm bẩm tiếng momentissimo và sẵn sàng xáp đến gần Eichmann bất cứ lúc nào. Gad mò mẫm tháo gỡ trong đầu máy xe với vẻ hăng hái, người khom xuống, lưng quay về phía con người đang tiến đến gần.

      Trong xe, Yigal nhìn Eichmann chăm chú. Anh phân biệt rõ ràng hình dáng của hắn ta. Nhưng trong vùng bóng tối nhá nhem, anh không thể nhìn rõ nét mặt của hắn ta.

      Bỗng nhiên, Yigal rùng mình: trong khi đến gần, Eichmann cho tay vào túi quần.

      “Trời! Anh nghĩ, chúng ta chẳng bao giờ nghĩ đến điều này: Một khẩu súng lục! Có lẽ hắn ta có một khẩu súng lục. Hắn đã ngờ vực chúng ta và đang phòng bị”.

       Ngay giữa lúc bi thảm nầy, ý tưởng chớp nhoáng đó mang tầm thước vĩ đại trong đầu óc Yigal, anh bỗng nhiên chắc chắn rằng Eichmann đang nắm chắc khẩu súng lục trong túi. Phải báo động ngay cho Dov. Nhưng phải làm thế nào để Eichmann khỏi chú ý,hắn ta vẫn lặng lẽ đi về phía họ.

     Với tốc độ của ánh chớp, mặc đầu bề ngoài không có vẻ gì hấp tấp, Yigal bước ra khỏi xe và đến bên Gad ở đầu máy. Anh đứng cùng vị thế với Dov cách đó ba thước, Eichmann cách năm thước ở đằng sau.

      Nghiêng đầu dưới nắp đầu máy xe, như giúp Gad tìm chỗ máy hư, anh thì thầm bằng tiếng hesbreu:

      -Súng lục! Tay mặt! Túi!

      Tâm trí đang hoàn toàn bị chi phối bởi việc Eichmann đang đến gần và đang cố gắng nhớ tiếng momentissimo yêu quí của mình, Dov hơi ngạc nhiên khi thấy Yigal vọt ra khỏi xe trước lúc đã định.. và, bây giờ, bỗng nhiên anh nghe thấy tiếng hesbreu vang lên từ dưới nắp đầu máy xe. Anh không thấu đáo những tiếng nầy và hoàn toàn khoongh hiểu được chuyện xảy ra.

     Một lần nữa, bằng giọng nhỏ và cấp bách, Yigal rít:

     -Coi chừng! Súng lục! Túi bên phải!

     Lúc đó, Eichmann chỉ còn cách Dov có vài bước. Và bản tin đã lọt vào tâm trí của Dov, trong khi anh vội vàng quay mặt về phía Eichmann và mở miệng để thốt lên tiếng “momentissimo”.

      Nhưng không tiếng nào được thốt ra cả. Đòn nhu đạo của anh được tung ra. Bàn tay phải buông xuống thật lẹ để nắm chặt cánh tay phải của Eichmann và ấn sâu thêm vào túi của hắn ta. Dov xoay quanh người Eichmann và đưa cánh tay trái của anh chặn dưới cằm bẻ ngược đầu của Eichmann về phía sau. Cánh tay bị khóa chặt trong gọng kềm của Dov, Eichmann không sử dụng được khẩu súng lục của hắn ta.

      Nhưng hắn ta có thể vùng vẫy chống tả. Và trước khi Gad và Yigal có đủ thì giờ nhẩy xổ vào, những cái xô đẩy của hắn ta làm Dov mất thăng bằng và cả hai người cùng lăn tròn xuống rãnh. Bàn tay phải của Dov vẫn nắm chặt cánh tay của Eichmann, nhưng trong lúc té, cánh tay trái xiết trên cuống họng lơi ra và Eichmann bắt đầu la hét. Hắn ta la ít nhất cũng cả năm phút, Dov nghĩ và anh sợ có người nghe thấy. Thật sự thì những tiếng la chỉ kéo dài có bốn giây. Và mặc dầu xe cộ qua lại đông đảo, họ vẫn không bị ai thấy cả. Họ được che kín bởi cái rãnh và đống đá bên đường.

     Yigal và Gad nhảy xuống rãnh và nắm chân Eichmann. Sau một thoáng do dự, cả hai kéo mạnh chân về một phía còn Dov kéo cổ về phía ngược lại. Trong suốt lúc hành động, đây là giây phút duy nhất làm cho Eichmann bị đau đớn về thể xác. Song le, một giây sau đó, bộ ba cùng hợp lực xách Eichmann lên miệng rãnh.

      Trong khi đó anh tài xế đã ra khỏi xe, đậy nắp đầu máy lại, mở cửa sau phía bên trong lề đường và cho máy nổ.

     Họ đẩy Eichmann vào trong xe và đè hắn ta nằm sát xuống sàn xe phía sau, Dov nắm đầu, Gad hai bàn tay và Yigal dùng hai ống chân anh giữ chắc hai chân hắn ta. Cánh cửa đóng lại và xe rồ máy thật nhanh.

       Hành động đã kéo dài đúng 27 giây.

« Sửa lần cuối: 11 Tháng Ba, 2015, 11:30:21 pm gửi bởi huytop » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM