Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 03:25:04 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đừng bắt anh làm hươu cao cổ (Phần 2)  (Đọc 297841 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
poipet1979
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 724


« Trả lời #310 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2010, 11:04:30 pm »

   Do lúc trưa bận,tôi xin kể tiếp trận Takongkrao .Có thể nói đây là 1 trận xui xẻo của E4,Lực lượng tham gia trận "truy quét" này do D3 đãm nhiệm,tăng cường C1 D1 (C của ls Nguyển-Việt-Hùng người ts bằng quả lựu đạn,trước khi ts vẩn còn rút ruột viết bis ghi lại tên trên nắp ba-lô, có lẻ nghỉ rằng sẻ rất lâu mới có người tìm đến nơi ấy..). Tất cả xuất phát từ phum Aranh-cha hợp đồng tác chiến 5h sáng đồng loạt nổ súng .Mủi chính diện gần ngay chổ ngôi sao màu đỏ của bản đồ gồm C1-D1 và 1C của D3,và có 1C của D3 làm nhiệm vụ thọc sâu đón lỏng tại vị trí ngay cua gấp của con đường trên bản đồ trước phum nhưng khi vào vị trí chỉ định thì thấy đả có người chiếm chổ rồi, Pốt mắc vỏng súng để bên người ngủ ngổn ngang tại vị trí ấy,nên C này bí mật lùi ra xa hơn 50m chờ giờ nổ súng.Con ngang phum trước chỉ là 1 đoạn đường đấp cao dài khoảng 200m.Sắp đến giờ nổ súng thì anh em vẩn thấy địch ngay trên đoạn đưởng ấy vệ sinh cá nhân(có lẻ lúc này địch mới phát hiện) khi ta nổ súng thì địch cũng đồng thời nổ súng tập trung tiêu diệt,vô hiệu hóa hỏa lực (12ly7,DKZ,cối 82)của ta đang ngoài trảng trống.Và bất ngờ hơn nửa là từ phía sau địch đánh thẳng vảo đội hình chính của ta (vạch màu xanh trên bản đồ, đó là cụm rừng chạy dọc theo con suối,địch từ đó phát triển ra) do vậy cả đội hình tan nát chạy dạt cả qua phía bên kia con đường đấp ấy.Trận này hy sinh cũng trên dưới 1 chuc,nhưng kịch tính sự thất bại làm ae E4 nhớ mải nên hằng năm đến ngày chủ nhật gần ngày này ae CCB E4 tổ chức lên nghỉa trang TP để thăm tất cả LS của Trung Đoàn
    Năm nay,sẻ rơi vào ngày 25/4/2010
Logged
poipet1979
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 724


« Trả lời #311 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2010, 11:20:03 pm »

   Sau trận đó vài ngày Sư điều D5-E174,phối hợp với trên chục chiếc tăng tiến đánh vào phum Takongkrao nhưng khi vào thì địch không có kháng cự nào,phòng thủ bên trong phum củng sơ sài nên mới biết đây chỉ là 1 trạm trung chuyển,nghỉ chân tạm của pốt.
   Nói xui xẻo là chổ đó,do tình cờ chiều hôm đó 1 đơn vị của Pôt khoảng hơn 200 quân di chuyển từ Batdombang tới dừng chân tại đó để vảo Melai do đội hình lớn nên chúng chia rải ra nghỉ chung quanh ,tình cờ sau lại thành 1 thế bao vây ngược lại quân ta.
  À! còn chổ phát hiện ra  N.V.Hùng ngay khoảng giửa con suối O channay do nhánh trên là nhánh nhỏ nên không có nước khi mùa khô nhưng nếu cố gắng hơn 50m là 1 con suối nước quanh năm (nơi D1 sau này đóng quân).Do vậy có anh em thương tiếc Hùng trách không cố gắng thêm 1 chút nửa,vội tìm cái chết để anh em phải mất 1 người tài hoa (N.V.H sáng tác nhạc rất hay và bản" HÀNH KHÚC D1" do H sáng tác vẩn là bản nhạc truyền thống D1)
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Tư, 2010, 11:34:38 pm gửi bởi poipet1979 » Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #312 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2010, 11:20:47 pm »

Xin kèm bản đồ cho bạn đọc dễ hình dung: Grin

Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #313 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2010, 11:33:47 pm »

hehe...Bác H3Hung viết vậy, không muốn cũng phải sục cho ra bài. Nhưng có rồi_dù bài viết đã hơn 6 năm_đọc lại vẫn thấy hay nhất là đối với anh em mình đang nôn nao muốn phóng sang bên ấy. Vì vậy tribeco không dẫn link nữa mà mạn phép cop lại trên trang này ( với điều kiện bác PSS đừng đòi lệ phí  bản quyền  Grin)

Còn một bài gần đây nửa, cái bài mà bác Sáu làm hướng dẩn viên bất đắc dĩ dắt nguyên một đoàn du lịch vào cửa khẩu Poipet (chiến trường của bác PSS thời ở D1) và đoàn đã nghỉ đêm tại đó. Bài báo đó tôi có đọc rồi mà nay tìm lại không ra.
Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #314 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2010, 12:15:46 am »

 Mấy bác F5 không nói rõ làm anh em QK7 tưởng các bác dâng hương tưởng niệm các liệt sỹ nhân ngày 30/4 , đâu biết các bác F5 tưởng nhớ các liệt sỹ của đơn vị hy sinh ngày 25/4 .
 Xin chia buồn với nỗi lòng cùng các bác F5 .
                              Thành Kính
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #315 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2010, 01:10:16 am »

Mấy bác F5 không nói rõ làm anh em QK7 tưởng các bác dâng hương tưởng niệm các liệt sỹ nhân ngày 30/4 , đâu biết các bác F5 tưởng nhớ các liệt sỹ của đơn vị hy sinh ngày 25/4 .
 Xin chia buồn với nỗi lòng cùng các bác F5 .

Cái lão này tính thẳng như ruột ngựa, tôi đã nói là viếng nghĩa trang liệt sĩ để thắp hương đồng đội cùng chiến đấu chung với chúng tôi trước đây, chứ đâu có viếng chung chung. Cái việc chung đó đã có Nhà nước lo rồi, CCB biên giới tây nam chúng tôi đa số là thường dân Nam bộ cả, không dám trèo cao đứng chung hàng với các bác ấy. Grin

Chúng tôi viếng NTLS cái chính là để thắp hương tưởng niệm những đồng đội đã hy sinh trong trận Takong Krao ngày 23/4/80, nhân tiện viếng mở rộng đến các đồng đội cùng thời với mình cứ đơn vị E4 F5 hy sinh trong khoảng thời gian 78 - 89 là biết chiến trường tây nam rồi. Nồi nào úp vung đó, thú thiệt thì tôi vẫn luôn ưu ái hơn với những đồng đội cùng thời với mình đã hy sinh trong những trận đánh mà mình biết tên hoặc có tham dự. Đó là sự đồng cảm của những người cùng cảnh ngộ trong một "Cuộc chiến tranh bắt buộc" đấy bác Quyền ạ.
Logged
minhtrang91
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 692


"


« Trả lời #316 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2010, 05:14:04 am »

         Mấy ngày nay ,để các bác E4F5 kể lại những trận đánh không quên ,minh trang không dám chen ngang .
         Nhập ngũ tháng 3/1979 cùng đợt với Poipet cũng vào C1D1E4F5 nhưng được độ hai tuần thôi ,chưa có khái niệm đánh nhau ,chưa thấy anh em mình hy sinh .Minhtrang được điều về đơn vị mới ,rút ra  Kongpong C'đây nằm nửa tháng rồi vào sâu trong nội địa ,D52 của minh trang quần thảo với bọn Pốt ở khu vực Núi Hồng và đường 6 cho đến ngày về . Tuy vậy ,Minhtrang vẫn cảm nhận không khí ác liệt nơi biên giới Tháilan -Kampuchia và nhất là ở đó ,có một đồng nghiệp cùng cơ quan ,đi cùng ngày đã hy sinh  .Từ bấy lâu trong tiềm thức ,minh trang vẫn áy náy chưa thắp cho nó nén hương nào .
         25/4 sắp tới ,dù phải "đi bộ đồng hành vì người nghèo",minh trang vẫn cố gắng sắp xếp cùng bà xã  lên nghĩa trang liệt sỹ thành phố ,trước là tưởng niệm những liệt sỹ đã hy sinh trong trận Tàkông K'rao ,sau đó đi tìm mộ chí  các liệt sỹ của D52 đã quy tập về đây mà mình chưa hề thăm viếng .Cuối cùng minh trang muốn gặp các bác trong quansuvietnam bàn chuyện thăm lại chiến trường xưa .Ôi náo nức quá !
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tư, 2010, 06:51:11 am gửi bởi minhtrang91 » Logged

[IMG]
...Ta đi qua những năm tháng không ngờ ...
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #317 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2010, 10:27:34 am »

 @ H3 Hùng anh em mình tổ chức vô thăm nghĩa trang liệt sỹ tp bao giờ cũng thắp nhang cầu nguyện tại chính điện trước , trong đây theo mình phần đông anh em hy sinh tại chiến trường tây nam , kháng Pháp & Mỹ rất ít , khi mới giải phóng mấy huyện nức tiếng thời ấy đều có nghĩa trang liệt sỹ riêng , trên đường đi Tây Ninh trên QL thấy nghĩa trang của huyện Hóc Môn và Củ Chi rất lớn .
 Lần đầu vô nghĩa trang tp mình thấy xắp xếp theo kiểu quây tròn kỳ kỳ thế nào , nhưng lúc nào nhớ về anh em đồng đội cũ lại cảm thấy hay hay , nó ấm tình đồng đội lắm .. đáng lẽ ra nghĩa trang phải có bảng phân tích ý nghĩa của cách bố trí này , anh em ta sống chung với nhau từ thưở ở quân trường cả khi ra chiến trận còn hiểu được , còn người dân họ nhìn không biết họ nghĩ sao .
 Ai người sáng tạo ra ý nghĩ này các bác .. , nghĩa trang LSTP mình thấy đẹp lắm không phân biệt tuổi đời cũng như tuổi quân , không phân biệt cấp hàm cũng như chức vụ , ai cũng là người lính cả cùng một nhiệm vụ bảo vệ đất nước VN .
 Anh em trong QS chúng mình tôi xin nêu một ý nhỏ , ngày 25/4 này chúng ta cùng nhau tổ chức ra thăm mộ LSTP , chia nhau ra từng khu một thắp nhang cho tất cả đồng đội của mình vì trong đó mình thấy rất rất nhiều LS vô danh cùng nhiều LS các tỉnh thành khác được an nghỉ nơi đây .
 Xin anh em cho ý kiến .
Logged
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #318 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2010, 10:53:36 am »

 Gủi các bác bài thơ của Nguyễn trung Nguyên .
                                         Điểm danh đồng đội
                                               
Năm hàng dọc – những mộ bia đứng thẳng
Một hàng ngang – kia lau trắng cuối trời
Ba mươi năm! Nay điểm danh lần nữa
Những đứa – những thằng biền biệt xa quê!
 
Đâu hết rồi! Đời lính trẻ ngông nghênh
Ba lô cóc ôm cả hồn danh tướng
Da ngựa bọc thây – “nhân gian bất kiến…”
Tao nhớ tụi mầy như nhớ giai nhân!
 
Mãi mùa xanh – mãi hai mươi tuổi Trường Sơn
Thằng Hiển - Cần Thơ, thằng Hùng - Kinh Bắc
Cung đường ngày xưa bom rơi trụi lá
Bồi đắp máu xương nay đã xanh màu
 
Tao trở lại đây màu trắng trên đầu
Men rượu trắng mỗi năm mẹ khóc
Những đứa con gái trắng trinh như ngọc
Thiếu phụ buồn! Trắng song cửa chiều hôm
 
Đâu hết rồi! Những “mi – tớ – chi – mô”
Khi cất giọng cả ba miền góp mặt
Về đây uống cùng tao chung rượu nhạt!
Như ngày xưa chia sớt miếng rau rừng
 
Chiều Trường Sơn lộng gió đại ngàn
Hồn lính trẻ – đồng đội già khóc bạn
Thằng mất tuổi tên – đứa không còn xác!
Đất nước nầy hạt bụi hóa linh thiêng
         
Hàng dọc – hàng ngang, đồng đội điểm danh
Những nấm mồ xếp hàng ra trận
Nén nhang trắng khóc tụi mầy lần cuối
Mai gặp nhau rồi… cùng thét xung phong!
Logged
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #319 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2010, 11:20:53 am »

Đọc lại một bài báo tường thuật về một đoàn cựu chiến binh “Về thăm chiến trường K” năm 2007, thấy một số địa danh, đơn vị quen, gửi lên các bác xem có nhận ra người quen nào không?
@@

                       Nước mắt ngày gặp lại
 
   …Và người thanh niên Khmer ấy không hề trách vì sao đến hàng chục năm, người cựu chiến binh mới quay lại chiến trường K. Tất cả thầm hiểu rằng từ ý nghĩa cao đẹp của cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước Chùa Tháp, đã nảy sinh những chuyện tình  bất diệt!

•   Một thời phải nhớ
    Theo đoàn cựu chiến binh “Về thăm chiến trường K”, chúng tôi đi từ TPHCM đến cửa khẩu Xa Mát sang Campuchia. Đoàn dừng lại thắp hương tại Trường Tiểu học Tân Thành (xã Tân Lập, Tân Biên, Tây Ninh), nhà thơ Phạm Sỹ Sáu thuyết minh: “0g15 ngày 25-9-1977, quân Khmer Đỏ đã xâm lược, đốt phá và bắn giết 592 đồng bào ta tại đây, trong đó có 11 thầy cô giáo. Chúng giết người bằng cách chặt đầu, mổ bụng, xé xác trẻ em…”.
    Theo tài liệu cũ, ngày 3-5-1975, Pôn Pốt đã xua quân đổ bộ lên đảo Phú Quốc chém giết man rợ đồng bào ta. Chỉ một tuần sau, chúng đã giết hơn 500 người dân trên đảo Thổ Chu và lấn tới giết hại, thủ tiêu tổng cộng 24.304 người, cướp 1.123 trâu bò, tàn phá 3.300ha hoa màu, đốt 22.223 nhà thờ, chùa, bệnh viện. Trên đất nước Chùa Tháp xinh đẹp, sau hơn 3 năm, 8 tháng, 20 ngày thống trị, bọn Pôn Pốt đã biến nơi đây thành lò sát sinh với 3,3 triệu thường dân trí thức, 25.160 sư sãi, 480.000 đồng bào và 200 nhà báo bị giết hại.
     Chúng tôi kính cẩn thắp hương bên cái giếng trong sân Trường Tân Thành. Đây là nơi ghi lại tội ác của Pôn Pốt khi giết hại 11 giáo viên Việt Nam rồi vứt xác xuống giếng. Theo lời kêu gọi giúp đỡ khẩn thiết của nhân dân Campuchia, năm 1979, quân tình nguyện Việt Nam đã tổng phản kích đập tan các lực lượng của Khmer Đỏ, giải phóng thủ đô Phnôm Pênh và đất nước Campuchia, giúp đồng bào Khmer thoát nạn diệt chủng. Tuy nhiên, tàn quân Pôn Pốt và các thế lực phản động đã dạt sang đất Thái Lan nên quân tình nguyện Việt Nam phải trụ lại giúp bạn thêm 10 năm để chiến đấu, bảo vệ phum sóc và đất nước Chùa Tháp - một cuộc chiến khốc liệt và bi hùng có lúc tưởng như chìm khuất trong cuộc sống bề bộn lo toan…

•   Trở lại chiến trường K
    Trước tượng đài quân tình nguyện Việt Nam tại Xiêm Riệp (Campuchia), những nén hương và lời khấn run run, nhạt nhòa nước mắt của người sống dành cho những chàng trai, cô gái trẻ tuổi đã quên mình vì nghĩa vụ quốc tế. Cựu thanh niên xung phong Nguyễn Thị Thu Hương, chỉ về hướng Poi Pet (biên giới Campuchia - Thái Lan) kể: “Căn cứ của địch nằm bên kia biên giới có đường biên giáp Campuchia 490km, địa hình rừng núi hiểm trở nên địch thường xuyên vượt biên tập kích, gài mìn… gây sát thương nhiều cho bộ đội ta. Lúc đó, tôi chưa biết bắn súng dù đã được phát 1 khẩu AK và 3 trái lựu đạn bởi cuộc chiến quá ác liệt. Đêm đầu tiên là nữ sinh thành thị Sài Gòn, vừa sáng ra tôi đã khâm liệm xác đồng đội mình. Những cái chết đau đớn và đột ngột nhưng tuổi trẻ chúng tôi chỉ biết làm theo lời kêu gọi của tổ quốc, của bạn bè quốc tế…”.
     Mọi người bắt đầu chia nhau đến thăm các vị trí chiến đấu cũ. Nhóm do anh Trần Xuân Hùng và một số cựu binh Trung đoàn 4, Sư đoàn 5 (Quân khu 7) đi thăm các điểm nóng như Sisôphon, Nimit, Udon Meanchay, Băt Đom Boong… Ký ức hiện về sau 26 năm, hạ sĩ Văn Bá Tài kể: “Ngày đó, cùng cơ quan (Liên đoàn Lao động TPHCM) với tôi còn có Huỳnh Kim Hoàng, một thanh niên đầy nhiệt huyết cũng đi K. Tụi tôi hẹn đánh đuổi bọn khát máu diệt chủng Pôn Pốt-Iêng Sary xong, sẽ cùng về. Thế mà, mình tôi trở về với mảnh pháo ghim trên đầu, còn Hoàng trở thành liệt sĩ khi chưa hề biết yêu. Góc rừng Sisôphon là nơi chúng tôi từng cầm súng, nơi bộ đội ta đóng quân để ngăn chặn bọn diệt chủng từ bên kia biên giới trở lại …”.

•   Nước mắt ngày gặp lại
     Nhóm cựu binh khác thuộc Trung đoàn 6, Sư đoàn 5 (Quân khu 7) tách đoàn tìm về xã Sầm Rông, huyện Đam Đét, Siêm Riệp. Một đôi mắt đen láy bắt gặp ánh mắt tìm kiếm của các cựu binh, trung sĩ Trần Văn Đức bàng hoàng thét lên bằng tiếng Khmer, đại ý: “À Lư, mày nhớ chú không?”. Phút chốc ngỡ ngàng, thằng bé tên Lư năm xưa (giờ đã có vợ con) ôm chầm lấy anh Đức. Anh Đức nhòe nước mắt: “Chả là ngày xưa, tôi ở nhà nó, mẹ nó là chị Hiên vẫn thường cho anh em bộ đội gạo, mắm bồ hóc mà”.
    Một cụ già Khmer chống gậy đến đám đông đang tíu tít quanh nhóm cựu binh, hỏi “À Hoàng na hơi?” (thằng Hoàng đâu rồi?). Trung sĩ Trương Văn Hoàng sau vài giây sững người, đã bật khóc: “Mẹ ơi, con thật có lỗi, lâu quá con không về thăm mẹ…”. Họ ôm nhau khóc, người mẹ Khmer đó là cụ Sệt ở phum Bát Mia, người mẹ thường chăm sóc cho Hoàng những lúc anh ốm đau vì sốt rét cách đây 23 năm. Và ký ức lại ùa về: Sau 10 năm chiến đấu giúp bạn, những người lính Mặt trận 479 về lại Việt Nam. Cuộc tiễn đưa lưu luyến từ thị xã Xiêm Riệp qua Sisôphon, Băt Đom Boong đến thủ đô Phnôm Pênh, qua bến phà Niếc Lương đến tận cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh-Việt Nam) với rừng tay vẫy, với cờ, hoa và nước mắt. Trung sĩ Hoàng nói: “Ngày chia tay mẹ, chia tay đất nước Campuchia, chúng tôi khóc nhiều lắm và bảo “hẹn gặp lại”. Mới đó mà đã gần nửa đời người…”.
     Rồi chúng tôi lại bắt gặp một hình ảnh khác, một thanh niên Khmer và một cựu binh cứ tần ngần nhìn nhau, không nói một lời nhưng hình như tất cả đều hiểu thấu. Người thanh niên Khmer ấy không trách vì sao đến hàng chục năm, người cựu chiến binh mới quay lại chiến trường K. Tất cả thầm hiểu rằng, từ ý nghĩa cao đẹp bảo vệ nhân dân Campuchia tránh đại họa tuyệt diệt, nơi đất nước Chùa Tháp đã nảy sinh những chuyện tình bất diệt.
                                   DƯƠNG MINH ANH
Báo SGGP:: Cập nhật ngày 03/10/2007
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tư, 2010, 12:13:22 pm gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM