Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 02:56:20 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng - Phần II: nhật ký&hồi ức đồng đội  (Đọc 189776 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #570 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2013, 12:10:14 pm »

             Yên tâm đi QC huonghn76 chỉ dám nói cái gì nắm chắc  Grin
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #571 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2013, 12:48:50 pm »

Phần 2 của cụ Xuanxoan sắp kết thúc, .... thôi thì cấp tập luôn cho dứt điểm chiến dịch, để bác lính già mở phần 3 cho nó "xuôi":

Dưới đây là ý kiến chỉ đạo của Đại tướng Văn Tiến Dũng  khi thay mặt Quân ủy Trung Ương và Bộ Tổng Tư lệnh ký phê duyệt quyết tâm chiến dịch:

Trích dẫn
...  Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh nhận định rằng đánh Buôn Ma Thuột thì sẽ làm rung động mạnh toàn bộ thế địch. Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên cùng với thắng lợi toàn chiến trường có thể tạo nên một chuyển biến lớn đẩy địch vào thế có đột biến khá lớn. Không có con đường nào khác, địch dùng chiến tranh phản cách mạng, ta phải dùng chiến tranh cách mạng. Địch tiếp tục chiến tranh thì càng suy yếu đi, ta tiến hành chiến tranh cách mạng như thế này thì sẽ càng đánh càng mạnh.
      Tôi nghĩ rằng các đồng chí còn rất nhiều công việc. Những ý kiến bàn với nhau như thế này nhất trí rồi, kết luận rồi, trở thành nghị quyết rồi thì hết sức cộng tác với nhau để thực hiện nhiệm vụ cho tốt. Tức là làm sao tiêu diệt được địch, giải phóng được thị xã Buôn Ma Thuột, phát triển tiến công để giải phóng Tây Nguyên, giải phóng toàn miền Nam yêu quý của chúng ta.
      Trong Bộ Tư lệnh Mặt trận cần phân công có đồng chí chuyên lo việc chuẩn bị đánh Buôn Ma Thuột, có đồng chí chuyên lo đôn đốc, giúp đỡ chỉ đạo các đơn vị triển khai lực lượng gài thế chia cắt, bao vây chiến dịch theo đúng kế hoạch.
      Hôm nay, họp tương đối đông đủ, có đại diện các sư đoàn, các binh chủng, các cơ quan, tôi xin thay mặt Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh phê chuẩn quyết tâm và Phương án tác chiến của Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên. Bằng mọi nỗ lực và mưu trí của mình, chúng ta phải làm nhiều việc cho đến khi những quả đạn đại bác tầm xa của ta nổ trên đầu địch ở thị xã Buôn Ma Thuột mà ta vẫn giữ được bất ngờ, đánh nhanh, giải quyết nhanh. Bằng mọi biện pháp và hình thức cần làm cho các cấp uỷ Đảng, tất cả cán bộ và chiến sĩ thấy hết ý nghĩa quan trọng của trận đánh này, nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, hiểu và làm đúng cách đánh ta đã bàn, thì nhất định sẽ giành được thắng lợi giòn giã".
      Địch vẫn chú ý phòng thủ bắc Tây Nguyên nhiều hơn.
      Ta lại tăng cường hoạt động nghi binh: huy động nhân dân vùng giải phóng ở Kon Tum và Pleiku rầm rập kéo đi làm đường, chữa đường, vận tải, bộ đội kết hợp với địa phương tổ chức nhiều cuộc míttình hoan nghênh bộ đội về giải phóng Pleiku, Kon Tum.
      Ngày 1 tháng 3, Sư đoàn 968 diệt hai đồn trên đường số 19, phía tây Pleiku, áp sát vào quận Thanh An. Địch lại càng khẳng định ta chuẩn bị địa bàn để đánh Pleiku.
      Chúng vội điều Trung đoàn 45 từ Thuần Mẫn (ngã ba đường số 14 đi Phú Bổn) lên Thanh An ngày 3 tháng 3.
      Thấy địch đã "mắc câu", tôi nhắc đồng chí Hoàng Minh Thảo chỉ thị cho Sư đoàn 968 đánh mạnh hơn nữa, tăng thêm đạn lớn cho sư đoàn bắn vào sân bay Cù Hanh và dặn đồng chí Thanh Sơn, Sư đoàn trưởng, là phải thực hiện "đánh một, la mười".

Nguồn: đây.

Có một lưu ý nhỏ:
- hẳn một vài bác sẽ có ý kiến, nếu lấy hay tính ngày 04/3 là ngày mở màn chiến dịch thì tất cả các đơn vị phải cùng nổ súng, cùng đánh trên toàn hướng chứ; sao lại có đơn vị đánh sau một vài ngày?

ôi thôi, lại phải "lên đường" rồi, kính các cụ bỏ lỗi cho ạ!
Logged

qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #572 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2013, 01:28:35 pm »



        qtdc ơi - nói đến cụ Trác tuy chưa huyền thoại như sư trưởng Trân của bác thăng 341 nhưng chỉ một trận cụ cũng làm lính kính nể...đó là khi Trung đoàn 19 bọn tôi đánh sân bay Phù Cát hết đạn...cụ làm đoàn trưởng đi gùi đạn trực tiếp cho bọn bộ binh chúng tôi đánh... đáng nể phục phải không đồng đội...giờ có mà mơ, loại lính binh bét thì hàng chục ngàn, chính ủy thì chỉ có một...Chỉ có thời thế hệ mình, mới có chuyện chính ủy sư đoàn trực tiếp gùi đạn cho đánh, mà bọn mình không đánh hết mình mới lạ phải không.
Là người chỉ huy cấp trên mà mấy chục năm lính vẫn còn nhớ là có phúc đấy bác xuanxoan nhỉ. Trong phòng làm việc của cụ hồi xưa có cái ảnh khổ to khi đón Phi đen thăm Miền Nam tại căn cứ Tân Lâm Quảng Trị đẹp lắm.
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #573 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2013, 04:56:26 pm »


      Hay quá Quang Can, bỏ bom kiểu Quang can khác chi thả dù tiếp tế cho Buôn Ma Thuột, bị lính cao xạ phối hợp với Trung đoàn 19 xuân xoan bắn rát quá, thả hết dù hàng tiếp tế ra ngoài cho đơn vị vây ép của xuanxoan  hưởng thụ...khi thấy gói đồ đông lạnh chẳng biết gì lính ta cứ tưởng que kem lớn ở bốn mùa...cắn cái bụp...hóa ra đồ đông lạnh..rụng răng...ha..ha....

    Có lẽ sẽ có bài tổng hợp với trích dẫn những gì Quang Can vừa thả sẽ gửi cho đồng đội sau; cái chàng Hương HN76 này không kích cho hắn bắn vung tí mẹt để mình biết chỗ nào chứ...mấy khi Quang Can thả dàn...thích thật, tớ mà có tư liệu này suy ngẫm từ trước đã viết cách khác ...đánh thẳng chứ chẳng nghi binh nghi biếc gì vòng vo 2 tập...

    Thôi giờ mình cứ gửi bài đã viết như đã nói, còn chỉnh tầm bằng cách hỏa công thôi như bài Quang can vừa thả dù hàng bay ra ngoài bờ rào cho lính vây ép...
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Giêng, 2013, 05:25:27 pm gửi bởi xuanxoan » Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #574 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2013, 05:10:26 pm »

                         Ngày 01 tháng 3 năm 1975 ngày mở màn Chiến dịch Tây nguyên

                                         Đi ngược về lối xưa, với hình ảnh mới (tiếp)

                                          Phần kết của loạt bài: Trả lại tên cho em


        Đã có ngày 30/4/1975 là ngày kết thức đợt tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 thì cần phải xác định ngày mở đầu – đến giờ phút này nói thẳng là chưa nhà viết sử Việt Nam nào công bố chính xác ngày nổ súng mở màn chiến dịch Tây Nguyên theo đúng lịch sử đã diễn ra:

       1.Ngày 10 /3 1975 như phân tích và chứng minh ở các bài viết trên thì tôi có quyền loại bỏ khả năng là ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên và khẳng định trận Buôn Ma Thuột không phải là trận mở màn chiến dịch Tây Nguyên - trận then chót giải phóng Buôn ma Thuột ngày 10/3 là trận mở màn giai đoạn 3 của chiến dịch Tây nguyên.

       2.Ngày 4/3/1975 cũng không phải ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên, các trận đánh cắt đường 19 càng không phải là trận mở màn chiến dịch Tây Nguyên; đó chỉ là những trận đánh nghi binh tiếp theo của trận Đồn Tầm, Chốt Mỹ ở Bắc Tây Nguyên; là giai đoạn 2 của chiến dịch: nổ súng đánh nghi binh tiếp, mục đích cầm giữ chân địch tại bắc Tây nguyên - đánh chia cắt phong tỏa Buôn ma Thuột và hướng đến mục tiêu lớn hơn là phong tỏa cao nguyên với đồng bằng duyên hải Miền trung .

        Mục tiêu , nhiệm vụ cụ thể rất rõ trong từng giai đoạn của chiến dịch; không thế lấy mục tiêu, nhiệm vụ của gia đoạn này gép vào giai đoạn kia được; các nhà viết sử không thể như cánh phóng viên báo chí viết vô thưởng vô phạt, sai thì đinh chính là xong.
 
        Như vậy, trên mặt báo chí tuyên truyền vẫn có đến hai ngày - ngày 4/3/1975 và ngày 10/3/1975  được đề cập như là ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên, đồng nghĩa với ngày mở màn đợt tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. Nhưng về mặt lý thuyết khoa học quân sự Việt Nam và các sự kiện có thật của lịch sử; cũng như các tài liệu chỉ đạo, các điện mật của Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên - lý luận quân sự của anh lính “binh bét” xuanxoan viết được mấy trang “lý sự cùn” cũng dựa vào tư liệu đã công bố đến thời điểm hôm nay.

        Tư tưởng định hướng chỉ đạo đánh Tây nguyên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Văn Tiến Dũng trực tiếp ở chiến trường; đặc biệt là lệnh nổ súng chiến đấu của Tư lênh trưởng Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh phó Vũ Lăng và các thủ trưởng khác của Mặt trận Tây nguyên đủ sức phản bác quan điểm cho rằng chiến dịch Tây nguyên ngày nổ súng đồng nghĩa với kết thúc chiến dịch; hoặc tư duy “râu ông này, cắm cằm bà kia” những ngày 4/3 và 10/3 có vị trí quan trọng riêng có của nó trong tổng thể của chiến dịch Tây nguyên, không có những ngày cắt đường cầm chân địch, không có trận then chốt thì chiến dịch không có ý nghĩa quyết định đòn tâm lý làm tan rã tinh thần chiến đấu của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Nếu nói những ngày đó là ngày nổ súng mở màn chiến dịch chỉ là sự gượng ép, áp đặt vô lý và làm giảm đi cái tinh hoa của tư duy của người cầm quân; đỉnh cao của nghệ thuật khoa học quân sự Việt Nam.

         Tôi khẳng định, tôi là người lính “quân lệnh như sơn” của Tướng Hoàn Minh Thảo và Vũ Lăng – đề nghi các nhà viết sử cần mở cuộc hội thảo để xác định ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên:

        “...Từ ngày 1 tháng 3 năm 1975, Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên trực tiếp điều hành mọi hoạt động của các lực lượng tham chiến trên toàn chiến trường.

         Mở đầu chiến dịch.

        Theo dự kiến của Bộ Tư lệnh chiến dịch, ngày 1 tháng 3 là ngày đánh nghi binh, ngày 4 tháng 3 là ngày nổ súng đánh chia cắt để cài thế chiến dịch làm mốc để bắt đầu tạo thế chiến dịch. ngày 10 năm 3 tháng 1975 là ngày N của toàn chiến dịch đánh trận then chốt ở thị xã Buôn Ma Thuột. Nhưng thực ra những tình huống được xử trí dẫn tới thế trận xác lập đã được thực hiện từ cuối tháng 2 nếu không muốn nói là trước đó nữa. Song tính đến ngày N thì vẫn còn năm ngày đêm. Trong việc tranh chấp thời gian với địch, để có được năm ngày đêm để triển khai hoàn chỉnh thế trận là quá ít, nhưng để đạt được yếu tố bất ngờ thì lại quá dài …”

        ( trích dẫn từ Quang Can –anh chàng này không biết còn nã pháo gì vào  xuânxoan nữa đây mà trích dẫn nữa vời, đợi có trích dẫn cụ thể của ai tôi sẽ bổ sung ).

         Qua trích dẫn trên cho thấy kế hoạch tác chiến của chiến dịch Tây nguyên được Bộ chỉ huy chiến dịch Tây nguyên xây dựng rất khoa học với tầm nhìn chiến lược hướng tới mục tiêu xa hơn Tây Nguyên - Kế hoạch tác chiến Chiến dịch được khẳng định ngày mở màn từ ngày 1/3; được chia thành 3 giai đoạn hợp thành một chiến chiến dịch trong thể hoàn chỉnh giống như cái “kiềng ba chân”; tôi tạm gọi là 3 giai đoạn trong chiến dịch rất rõ ràng, rất cụ thể và khoa học.

         Kế hoạch tác chiến chiến dịch Tây nguyên là một thể thống nhất, không thể chia cắt, hoặc cắt khúc, phân đoạn trong một chiến dịch ví như ai đó tìm cách cắt khúc ngày 1/3 đánh nghi binh không tính trong chiến dịch mà chỉ tính chiến dịch Tây nguyên bắt đầu từ ngày 4/3 nổ súng đánh chia cắt để cài thế chiến dịch thì rõ ràng chiến dịch Tây nguyên không còn là chiến dịch Tây Nguyên nữa – đây là sự cố tình làm giảm cái hay nhất của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong đợt tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 – thuật nghi binh. Tiếc thay, tiếc thay tư duy quân sự các nhà viết sử thế hệ sau không đủ tầm để hiểu được nghệ thuật điều hành chiến dịch của các Lão tướng thời chiến tranh – đáng tiếc, đáng tiếc.


         Từ ngày 1 tháng 3 năm 1975, Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên trực tiếp điều hành mọi hoạt động của các lực lượng tham chiến trên toàn chiến trường  bằng trận đánh mở màn chiến dịch ở Đồn Tầm Chốt Mỹ với mục tiêu “hút” nốt trung đoàn 45 sư 23 của địch về Pleiku..ý đồ của các cụ rất rõ…nổ súng mở màn chiến dịch rồi các đồng đội ơi, tiếng reo của lính sư 968 át cả tiếng pháo 105 của địch ở căn cứ Thanh An…; tiếng reo của lính “binh bét” được thể hiện bằng những khối bộc phá thổi bay các lớp hàng rào của Đồn Tầm…bộ binh dương lê xung phong chiếm lĩnh các lô cốt đầu cầu, lớp lớp lính trẻ ào ạt chiếm trung tâm, lá cờ ba sọc bị hạ xuống, lá cờ của quân giải phóng Miền Nam được kéo lên, tung bay phần phật trong gió Tây Nguyên…đồng đội ôm nhau trong nước mắt mừng chiến thắng.

         Như tôi đã viết và tổng hợp hồi ức trận đánh Đồn Tầm – Chốt Mỹ, điểm cao 605..của Trung đoàn 19 sư đoàn 968 ngày 01/3/1975, (cả pháo, các đơn vị phối hợp khác đánh đồn Tầm cũng gần 9.000 anh lính trẻ sư 968 đánh). Đây mới chính là ngày nổ súng và là trận đánh đầu tiên của chiến dịch Tây Nguyên. Đúng như lời của cố Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh trưởng Mặt trận Tây nguyên đã viết và khẳng định:

         1.Cuốn " Bàn về nghệ thuật quân sự" của cố Thượng tướng, GS Hoàng Minh Thảo đã viết tại trang 184 như sau :....Bộ Tư lệnh chiến dịch Tây nguyên đã làm tất cả những gì có thể để buộc địch phải tăng cường lực lượng hơn nữa lên hướng bắc, rồi kìm giữ chúng ở đây. Có thể nói chúng ta đã thực hiện cả một chiến dịch nghi binh từ tung tin thất thiệt, tạo những sơ hở giả đến việc tiến hành công tác chuẩn bị thiết bị chiến trường, điều động lực lượng úp úp mở mở...." . 

         2.Về thời gian chiến dịch Hồ Chí Minh: trang 249 Thượng tướng có viết: Lâu nay các sử liệu thường tổng hợp là 55 ngày đêm chiến đấu tiến tới giải phóng miền Nam từ ngày 4 tháng 3 đến 30-4-1975 là chưa đúng. Vì đánh nghi binh từ ngày 1-3-1975 là rất quan trọng, không có đánh nghi binh thì khó thành công như thế. Cho nên phải tính từ ngày 1 tháng 3 chứ không phải tính từ ngày 4-3-1975 là ngày đánh cắt đường sau đó. Trích cuốn " Bàn về nghệ thuật quân sự " - NXB Chính trị Quốc gia-2008.

        Nhưng các nhà viết sử Việt Nam giờ họ đâu thấu hiểu tâm tư của vị chiến tướng đứng trước quyết định cho nổ súng hay không cho nổ súng ở Đồn Tầm – Chốt  Mỹ; mình hy vọng các thể hệ sau, hậu duệ của các nhà viết sử hôm nay sẽ  căn cứ vào tư liệu lịch sử; ý kiến của người chỉ huy trực tiếp chiến dịch có quyền quyết định đánh hay không; tiếng nói của ông là mệnh lệnh cao nhất, duy nhất  ở chiến trường - không còn mệnh lệnh nào khác, không còn cấp nào khác có thể thay đổi được ngày nổ súng mở màn chiến dịch Tây Nguyên.

        … “ Phải tính từ ngày 1 tháng 3 chứ không phải tính từ ngày 4-3-1975 là ngày đánh cắt đường sau đó”..

       Phải chăng đây là lời gửi gắm cho các sử gia Việt Nam của cố lão tướng Hoàng Minh Thảo, người làm Tư lệnh, cầm quân trực tiếp nơi chiến trường, khi thời cơ đến ông đã quyết định cho đánh trận mở màn chiến dịch Tây Nguyên ở bắc Tây nguyên chứ không phải ở Buôn ma Thuột; ông đã chịu trách nhiệm trước Nhân dân và Tổ quốc khi đứng trước thời cơ giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước để quyết định – Đánh để hút địch về lại Bắc Tây nguyên. Đánh để căn cứ quân sự Buôn Ma Thuột trở thành thành rỗng. Đánh, đánh mạnh, đánh dù 9 ngày rồi vẫn phải đánh mạnh; người Bắc Tây nguyên còn cái gùi cũng đánh. Đánh tổng lực ở Bắc Tây Nguyên để Buôn Ma Thuột không còn quân địch; Đánh - để chỉ cần một đòn đánh điểm huyệt Buôn Ma thuột trong vòng 33 giờ đã làm tê liệt toàn bộ tinh thần chiến đấu của quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Đánh thế mới là đánh, đánh thế mới đúng trí tuệ của Tướng Hoàng Minh Thảo, mới đúng phong cách đánh trận của tướng Vũ Lăng.

       Chuyện ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên là ngày nào …tôi nghĩ lịch sử để hở cửa và gợi mở cho lớp hậu sinh sau này muốn đi tìm hiểu sự thật hơn trong lịch sử Việt Nam và …phải chăng có uẩn khuất trong này?; hy vọng sau này sẽ có một luận văn Tiến sĩ sử học bảo vệ luận điểm ngày mở màn chiến dịch Tây nguyên đầy tranh cãi này.
                                            -------------------------------

       Ở bài viết này, cám ơn đồng đội Hàhồi, Quang can, Huong Hn76 và các đồng đội khác đã tạo cho tôi cảm xúc viết bài …dù bạn có nhận xét thế nào chăng nữa, nhưng việc phân tích ngày 1/3/1975 mở màn chiến dịch Tây Nguyên đã cho tôi sống những ngày đầy hưng phấn, kỷ niệm cùng đồng đội lăn lê, bò toài dưới bom đạn trong trận đánh nghi binh như vừa diễn ra….

       Sáng có đọc qua tư liệu của QC, hay lắm nhưng bận việc phải đi không nghiền ngẫm được, xuanxoan sẽ đọc kỹ tư liệu sẽ trao đổi thêm với đồng đội...đường dẫn xem không được QC ơi.
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #575 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2013, 09:35:59 pm »

         Em huonghn76 , xin chúc mừng bác Xuanxoan đã nói hết được tâm tư ,trăn trở canh cánh lâu nay trong lòng . Đó là tâm nguyện của bác .đó sự suy tư đè nặng trong tâm , đó là sự trả ơn nghĩa với đồng đội một thời cầm súng cùng bác .Họ không có điều kiện nói lên ý kiến của chính mình ,và nhiều người đã không bao giờ cất tiếng nói được nữa .
       Bác đã phải đọc ,phải nghiên cứu rất nhiều tài liệu , để có bài viết ,đó là một sự cố gắng lớn ,không chỉ vì bác ,mà còn vì đồng đội
      Hy vọng bác sẽ còn viết tiếp , vì viết là niềm vui cho cuộc sống mỗi ngày .
      Em luôn ủng hộ bác . Chúc bác mạnh khoẻ .
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #576 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2013, 07:41:04 am »

         Hỏi Quang can …trích dẫn của đồng đội về ý kiến chỉ đạo của Đại tướng Văn Tiến Dũng  khi thay mặt Quân ủy Trung Ương và Bộ Tổng Tư lệnh ký phê duyệt quyết tâm chiến dịch theo mình được biết là ngày 25/2/1975…sao lại có đoạn:

       …Ngày 1 tháng 3, Sư đoàn 968 diệt hai đồn trên đường số 19, phía tây Pleiku, áp sát vào quận Thanh An. Địch lại càng khẳng định ta chuẩn bị địa bàn để đánh Pleiku. Chúng vội điều Trung đoàn 45 từ Thuần Mẫn (ngã ba đường số 14 đi Phú Bổn) lên Thanh An ngày 3 tháng 3.Thấy địch đã "mắc câu", tôi nhắc đồng chí Hoàng Minh Thảo chỉ thị cho Sư đoàn 968 đánh mạnh hơn nữa, tăng thêm đạn lớn cho sư đoàn bắn vào sân bay Cù Hanh và dặn đồng chí Thanh Sơn, Sư đoàn trưởng, là phải thực hiện "đánh một, la mười".Huh

     Hình như có sự nhầm lẫn ở đoạn trích này. Theo tôi đã trích dẫn trước đây sau khi Đai tướng Văn Tiến Dũng vào chiến trường ngày 23/2 Bộ tư lệnh Chiến dịch Tây nguyên đi đón, ngày 25/2 đại tướng đã phê duyệt  phương án tác chiến; còn đoạn trích này hình như sau ngày 4/3 có cuộc họp của đại tướng (không biết Quang Can có tư liệu này không cho biết với) có thể Đại Tướng chưa yên tâm chuyện đánh vào Buôn ma Thuột chăng ?; nên mới có cuộc họp sau ngày 25/2.
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #577 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2013, 02:42:46 pm »

                         
       2.Ngày 4/3/1975 cũng không phải ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên, các trận đánh cắt đường 19 càng không phải là trận mở màn chiến dịch Tây Nguyên; đó chỉ là những trận đánh nghi binh tiếp theo của trận Đồn Tầm, Chốt Mỹ ở Bắc Tây Nguyên; là giai đoạn 2 của chiến dịch: nổ súng đánh nghi binh tiếp, mục đích cầm giữ chân địch tại bắc Tây nguyên - đánh chia cắt phong tỏa Buôn ma Thuột và hướng đến mục tiêu lớn hơn là phong tỏa cao nguyên với đồng bằng duyên hải Miền trung .


Tôi có quan điểm giống như bác XX ở phần này.
Theo tôi, yêu cầu lớn nhất của chiến dịch Tây nguyên là giải phóng Buôn ma thuột. Từ đó phát triển, giải phóng và giữ vững địa bàn chiến lược Tây nguyên. Tạo thế thượng phong cho hoạt động quân sự của ta trong những năm sau này.
Nếu xét cùng hệ quy chiếu của...Quangcan: Yêu cầu chiến thuật khác với yêu cầu chiến dịch Grin thì rõ ràng những trận đánh đồng loạt của ta hôm 4-3 ở Bắc Tây nguyên cũng nhằm tạo điều kiện thuận cho cú đánh bất ngờ ở Buôn ma thuột mà thôi. Dĩ nhiên nó là yêu cầu chiến thuật. Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #578 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2013, 03:35:53 pm »

                         
       2.Ngày 4/3/1975 cũng không phải ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên, các trận đánh cắt đường 19 càng không phải là trận mở màn chiến dịch Tây Nguyên; đó chỉ là những trận đánh nghi binh tiếp theo của trận Đồn Tầm, Chốt Mỹ ở Bắc Tây Nguyên; là giai đoạn 2 của chiến dịch: nổ súng đánh nghi binh tiếp, mục đích cầm giữ chân địch tại bắc Tây nguyên - đánh chia cắt phong tỏa Buôn ma Thuột và hướng đến mục tiêu lớn hơn là phong tỏa cao nguyên với đồng bằng duyên hải Miền trung .









Tôi có quan điểm giống như bác XX ở phần này.
Theo tôi, yêu cầu lớn nhất của chiến dịch Tây nguyên là giải phóng Buôn ma thuột. Từ đó phát triển, giải phóng và giữ vững địa bàn chiến lược Tây nguyên. Tạo thế thượng phong cho hoạt động quân sự của ta trong những năm sau này.
Nếu xét cùng hệ quy chiếu của...Quangcan: Yêu cầu chiến thuật khác với yêu cầu chiến dịch Grin thì rõ ràng những trận đánh đồng loạt của ta hôm 4-3 ở Bắc Tây nguyên cũng nhằm tạo điều kiện thuận cho cú đánh bất ngờ ở Buôn ma thuột mà thôi. Dĩ nhiên nó là yêu cầu chiến thuật. Grin


                        Bác Tuanb5 à .Nói gì thì nói riêng tôi cũng thích sự lập luận của bác Xoan .
Sòng phẳng và quân tử ra thì rõ ràng chiến dịch Tây Nguyên phải chia nó ra làm 3 giai đoạn rõ ràng .Còn chúng ta cũng lưu ý ,nhiều khi sách vở viết theo sự chỉ đạo .
Logged
xuanxoan
Thành viên
*
Bài viết: 954


« Trả lời #579 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2013, 04:47:55 pm »

    Tuanb5, huong Hn76!

    Chắc xong đợt này mình đi tìm tư liệu tại các cuốn hồi ký, hồi ức của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp , Tướng Hoàng Minh Thảo, Vũ Lăng và tham khảo thêm ở một số vị khác như Lê Duẫn, Lê Đức Thọ, Đại Tướng Văn Tiến Dũng để hy vọng chứng minh ngày 1/3/1975 là ngày nổ súng chứ không đợi đến cô học trò nào đó làm luận văn Tiến sĩ sử học  về trận Mở Màn... quan điểm chỉ đạo của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp trước khi tiến Đại tướng Văn Tiến Dũng đã thể hiện rất rõ dù có chỉ đạo đánh thẳng vô Buôn ma Thuột cũng phải đánh nghi binh, phải nghi binh rất nhiều trước khi đánh Buôn ma Thuột...

     Sau này ai cũng tránh nói chuyện này… chỉ nói trận mở màn chiến dịch tây nguyên là trận đánh thẳng vô và giải phóng luôn Buôn ma Thuột ngày 10/3…; sau gần 40 năm rồi, mình lính măng tơ hồi đó cũng đã U60 rồi, chẳng lẽ lại sợ chết nữa ư…mình hy vọng có tư liệu nhà nước công bố để chứng minh cụ thể…

      Nhưng có lẽ theo tư liệu (của một báo T đã có thời đặng chút ít ) thì:

      …Thiếu tướng Lê Phi Long nguyên Cục phó Cục Tác chiến, là người từng có nhiều năm làm việc trong Tổng Hành dinh. Có những giai đoạn như Mậu Thân, tướng Long được giao nhiệm vụ theo dõi chiến trường, mỗi ngày làm 3 báo cáo, sáng (6g), trưa (12g), chiều (6g) cho một số ủy viên Bộ Chính trị. Ông, có thể nói, vừa là một chứng nhân, vừa là một người tạo ra lịch sử. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, ông Lê Phi Long là Chủ nhiệm “Hướng Tây Nguyên”, ở bên cạnh Tướng Giáp cho đến giai đoạn quyết định, được giao làm Trưởng phòng Tác chiến “Cánh quân Duyên Hải” do tướng Lê Trọng Tấn chỉ huy, “thần tốc” đánh từ Trị Thiên vào thẳng Dinh Độc Lập...không biết có phải không?.
   
     Rằng…. trong cái ngày 30-4 ấy, sau khi nhận được tin báo Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng. Đại tướng Võ nguyên Giáp đã rời Tổng Hành Dinh, một mình bước ra phố (chứ không phải nổ sâm banh mừng chiến thắng như người khác). Khi đó ông có cái cảm giác của một tướng quân đã đánh xong thành lũy cuối cùng, đã hoàn thành nhiệm vụ Tổ quốc và nhân dân giao phó; ông đi bộ một mình thanh thản hòa vào với dòng người thị dân, đi bộ với người dân đang đổ về Hà Nội, mọi người đang vỡ òa cảm xúc vì tin chiến thắng; vì hy vọng hòa bình đang về trên quê hương đất nước và mọi người háo hức chờ đón người thân ở mặt trận trở về.

      Ôi lịch sử mới đấy mà thấy nhiều điều khác lạ… phải tìm hiểu thôi, mình mong các vị tướng từng chứng kiến lịch sử viết lại hồi ức để con cháu hiểu rõ hơn, hiểu sự thực hơn lịch sử chiến trận Việt Nam; mong các anh lính “binh bét” kể lại hồi ức chiến trận của mình thật trần trụi vốn có của lính “binh bét” để phản ảnh cái thực của chiến tranh.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM