Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 03:24:53 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: "Tản Mạn ngã ba con Voi" phần 5  (Đọc 282881 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #250 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2010, 09:35:01 pm »

hehe địa bàn 302 thế nào em không biết chứ các D địa bàn của 7705 đều có SQ chuyên gia nắm các b , c của D huyện .
...
Chiến trường K nó phức tạp lắm , rộng lớn lắm không người nào có thể dám vỗ ngực ta đây biết tất cả , đừng suy diễn chủ quan xúc phạm người khác .
 
 ***************************88
 Xin trả lời Haanh :
 * Chiến trường K nó phức tạp lắm , rộng lớn lắm ...
 # Oh ! Có ai  nói đơn giản hay nhỏ hẹp đâu nhỉ ." Chiến tranh không phải trò đùa " .  Mà sao lắm lúc , lắm tình huống vẫn cứ tưởng như trò đùa số phận ! Ai lý giải được đây ?
 
 * không người nào có thể  DÁM VỖ NGỰC TA ĐÂY  biết tất cả ...
 # Đúng ! Trừ kẻ  Tâm thần phân liệt thể Hoang tưởng tự cao !
 
 * đừng suy diễn chủ quan ...
 # Không hề !
 E88 đã tham gia xây dựng và hỗ trợ chính quyền cấp huyện cho 4 huyện của tỉnh Seamreap : Kralanh . Sray-snam , Varin , Svaileu từ ngay sau 1/79 ,trước khi có các đoàn 7705 và phối hợp với các đơn vị địa bàn của 7705 được thành lập về sau này , cả Chính trị và Quân sự địa phuơng .
 1985 khi bạn xây dựng Binh đoàn 286 và lên trấn giữ tuyến biên giới . Hầu hết chuyên gia quân sự VN từ cấp B cho bạn là sĩ quan của F302 . Họp hành giao ban , thị sát địa bàn thực địa , hợp đồng tác chiến và phối hợp tác chiến cấp chiến thuật , chiến dịch ...từ đại đội , tiểu đoàn , trung đoàn , sư đoàn liên quân VIET - K , không thể nhớ  có bao nhiêu lần trong 10 năm lính . Lang thang đủ khắp các huyện bắc lộ 6 tới biên giới Thái . Chả lẽ Svailo  tôi , không biết tí gì về dân về chính quyền và bộ đội K , cả quân địa phuơng và quân chủ lực , cũng như binh tình các cấp chuyên gia VN ở những vùng sâu và xa nhất của tỉnh SeamReap đó hay sao mà phải nhọc công SUY DIỄN !
 Ai giữ đất giữ dân giữ chính quyền cho họ sau khi VIETNAM rút quân . Nếu không phải là chính họ  ?
Họ toàn chạy dài dài thì ngày nay  chính phủ Nongpenh là ai   ?
 
 * ... xúc phạm người khác ...
 # Bác chuyên gia nào cảm thấy bị xúc phạm vì mấy dòng chữ đó của tôi , xin hãy đọc lại cho kỹ rồi ta mạn đàm !
 Họ cùng ăn cùng ở cùng cầm súng sát nách các bác , muốn thịt các bác thì chỉ cần vài giây thôi , thiếu gì cơ hội . Một đêm chuyển chỗ ngủ 2-3 lần , nếu họ muốn thì việc tìm các bác cũng chả khó khăn gì .  Nhưng vẫn cần phải chuyển chỗ ngủ  ,  vì phòng Pốt ngoài rừng có chỉ điểm của địch ngầm trong phum , đêm mò vào kiếm các bác là chính .

 TRÊN ĐỊA BÀN F302 CHƯA HỀ CÓ 1 CHUYÊN GIA QUÂN SỰ VN NÀO BỊ LÍNH K SÁT HẠI  ! ! ! / .
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười Một, 2010, 10:49:05 pm gửi bởi svailo » Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #251 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2010, 09:50:46 pm »

VIẾT TIẾP CHUYỆN POI PET.
Khi khẩu đội DKZ ở tiểu đoàn tương đối ổn định,duc thao mới bắt đầu thu xếp công việc để lên thăm khẩu đội đang tăng cường cho Poi pet ở phía trên.Đó là 1 công việc cũng khá cấp thiết vì cả tháng trời chỉ ở dưới D lo cũng cố,2 đến 3 ngày đ/c khẩu đội trưởng trên đó mới về báo cáo 1 lần.Trừ những ae thuộc quyền củ,số còn lại chưa hề biết mặt với nhau.
Nhớ lại những ngày tháng đó cũng thật hay,đ/c nào trong quyết định được điều về đâu sau khi E giải tán cứ tự tìm đến đ/v của mình,rồi cứ vậy nhận nhiệm vụ phân công,cán bộ có khi cả tháng sau còn chưa biết hết mặt của lính.Vậy mà ae hầu như không lầm lẩn.Do cán bộ gốc lấy từ D2 nên các cấp trên khi triển khai cứ gọi cán bộ a,b của mình lên giao nhiệm vụ,rồi về phổ biến cho ae chiến sỉ.Trong khi những đ/c cán bộ a,b của E bộ cũng như các D khác cũng đang đương nhiệm các chức vụ nầy trước  lúc gom quân.Cái hay là công việc vẩn tiến hành 1 cách êm xuôi,nhưng nếu thời điểm nầy có tình huống tác chiến xảy ra,không biết chỉ huy như thế nào cho thuận lợi.
Dù đoạn đường từ D bộ lên Poi pet cũng khá xa,mà lại phải cuốc bộ 1 mình 1 súng,nhưng cái cảm giác sắp chứng kiến được Poi pet,1 địa danh mà từ trước tới giờ chỉ nghe tiếng,khiến duc thao cũng khắp khởi bước chân.
Đường lên Poi pet càng đi lên càng gần biên giới.Đó là 1 con suối cạn tự nhiên về mùa khô chạy vắt từ tây bắc vòng ngang phía trước về hướng tây,chạy tiếp về phía nam,kéo dài về tới mỏ vẹt,tạo cho Poi pet cái thế như 1 mủi nhọn đâm vào đất Thái.Lòng suối trung bình trên dưới chừng chục mét,độ sâu cũng không đều,khoảng tầm 5 đến 6 mét,có nơi sâu hơn.Mùa mưa thì nước dâng lên chảy xiết,nhưng mùa khô có nhiều đoạn cạn khô,chỉ trơ lên sỏi đá.Đi trên đường chỉ phân biệt đường biên bằng rặng cây xanh chạy dài theo bờ suối.Cách trục lộ 5 chừng 100 m,nam đường về hướng suối được phong tỏa bằng những bải mìn,không biết lúc nầy còn tác dụng hay không,nhưng cũng cảm giác lạnh lưng,khi 1 mình đi lại trên đoạn đường gần 4 km đó.
Còn cách chừng non 1 km ,ta mới có thể hình dung được sự phồn thịnh ngày xưa,cái thời chưa có họa diệt chủng ở vùng đất nầy.Không còn 1 ngôi nhà nào trên mặt đất,nhưng những nền nhà bằng xi măng lót gạch bông còn sót lại,nhửng cột gổ có từ lúc nào,cơ mang nào là cột.Những cột gổ dầu đường kính từ 2,30 cm đầy rẩy,lính ta vừa sử dụng làm hầm,vừa sử dụng làm chất đốt không biết bao nhiêu,nhưng vẩn còn rất nhiều,xen kẻ bên trong là những công trình xây dựng công cộng ,giờ chỉ còn trơ vài bức vách.
Ấn tượng đầu tiên cho những người mới đến với Poi pet là khi chạm ngay cổng gác,từ đây đến cửa khẩu còn non 700m nửa.Do đặc thù là 1 khu vực cửa khẩu biên phòng phức tạp nên để lên được khu vực cửa khẩu mọi người phải vượt qua cổng gác nầy,lúc đó do b1 c5 chốt giử.
Cổng được xây dựng khá kiên cố bởi 2 cánh cổng bằng sắt như những cánh cổng biệt thự ta thường thấy,được cố định bằng 2 cây cột xây to lớn 2 bên,lúc nào cũng đóng kín và có lính gác,được phát triển ra 2 bên hàng trăm mét là các hàng rào kẻm gai xen lẩn bải mìn.Chỉ có những người có nhiệm vụ hoặc ae trong đ/v mới được vượt qua,còn những người lạ mặt hoặc những ae đ/v khác không thể cho qua,dù mục đích chỉ đến để tham quan,kể cả quan chức cấp huyện của bạn.  
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #252 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2010, 11:35:23 pm »

hehe không thể lấy lính Binh đoàn so với tiểu đoàn bộ đội địa phương của từng huyện được bác svailo ạ  Grin Lính binh đoàn đều có người thân là nạn nhân của chế độ diệt chủng , họ được trang bị tốt còn hơn cả lính địa bàn bọn em , bộ đồ lính binh đoàn do LX viện trợ có giá hơn đồ Pốt trong khi quần áo của bộ đội địa phương thì không hơn gì đồ K82 của mình  Grin lính địa phương của huyện được tuyển từ nhiều thành phần trong đó có cả địch ra hàng , đi lính chỉ vì tiền lương . Ngay trong 1 tiểu đoàn cũng có C mạnh , C yếu , D của huyện này mạnh , huyện kia yếu . Trong BCH C cũng chỉ có C trưởng là đảng viên còn 2 ông phó là quần chúng .
 bác trungtruc nói chính xác đấy , nội bộ họ cũng có nhiều mâu thuẫn xuất phát từ nhiều nguyên nhân và hậu quả thì nhiều bác trong này đã từng kể . Sống ở môi trường địch ta lẫn lộn như vậy mà không sợ mới là chuyện lạ  Grin
hehe còn cái vụ sau khi ta rút em không đồng ý với quan điểm của bác nhưng tranh luận ở đây e sẽ lạc đề và vi phạm nội qui nhưng bác có thể tham khảo chuyện các bác sư 5 kể ở phum Ma Cạ  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
sapaco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 847


« Trả lời #253 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2010, 12:37:14 am »

mình đọc và hiểu, cái hiểu của mình nhiều khi tiển cận lắm, cái chính như mình hiểu cách tiển cận của mình, thì cái gì đi tới một quyết định, cách quyết định của nhóm, tổ, đội, đoàn.... ý giống như cái gì quyết định mà quyết định đó sẻ và đem lại cho mình những gì tốt đẹp, mỗi địa phương... mỗi tinh cách....ta về không phải phó mặc cho bạn ( ta giữ nước không phải ở biên giới của ta, ta giữ phải ở đằng xa, càng xa càng tốt ) nhưng câu chuyện này mình nhớ mãi, ngày ăn trái mìn cùng lão T 78, mình nằm viện ở 7 E, có anh Campuchia nằm ở láng đỏ khoa ngoại 1, anh ở cùng chyên gia mình , tối đó dân trong phum dắt pốt về nhằm tiêu diệt chuyên gia mình, nhưng anh biết khi nghe tiếng nói nhỏ của dân trao đổi trong phum, không kịp báo cho chuyên gia mình ở, anh đã dùng súng AK chống trả quyết liệt, các chuyên gia nhà mình đã kịp nhãy xuống đất nhờ sự chống trả và thu hút đạn về anh nấu cơm của mình ( anh campuchia đó ), cái cuối là gì các bác biết không, anh ăn một viên đạn  AK xuyên từ mông trổ sát cột sống ngang thắt lưng, mỗi khi mình rửa vết thương, mình đau lắm, nhưng khi thấy anh mình cảm thấy hổ thẹn, vì sao các bác có biết không, Hảo y tá ngoại 1 có tiếng là rửa vết thương chống lành ( rửa mạnh và miết đến tứa máu thì thôi, nó từng làm mình đái trong quần ) thế mà anh chỉ chọn Hảo rửa mà thôi, cách rửa vết thương của ảnh nó khủng khiếp lắm, ban đầu xối nước muối vào từ trên cho nó rả những vết máu đọng trên gạt, khi thấy nước muối chảy xuống đầu dưới, thì biết gì không các bác, Hảo lúc đó đang mang bầu ( bầu của lính của K 10 dân quận...) Hảo một tay dùng panh, tay kia dùng panh khác, kéo thẳng gạt, kéo lên, kéo xuống như thông nòng pháo các bác ơi, thế mà không một một lời rên rỉ, chỉ suýt soa thôi, miệng anh chỉ nói pu ơi, me ơi côn ngộp hời. mong các bác bình phẩm cho một con người mà mình chứng kiến tận mắt
100 %, có Đức D 1 hay D 3  thuộc E 4 biết ( Đức râu hiện giờ làm ở trường văn hóa của TP. HCM đâu trưởng phó phòng đào tạo gì đó không biết đúng không )
câu chuyện thứ hai ...











 câu chyện thứ hai, ngày mình qua K là tháng 7/ 2010 vừa rối, khi đi qua các tỉnh có những áp phích thấy hình hoặc chử, tiếng K xong, tiếng Anh,  ...hỏi thì dân K





 
tiếng Pháp, cj     

Logged
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #254 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2010, 02:11:41 am »

Oái! Lão Sapaco nằm 7E lúc nào mà em Hão đeo"balo ngược" vậy. Hồi đó em cũng nằm ở lán Đỏ nè mà có thấy gì đâu. Em Hão ốm gầy hơi gù đúng không? "Sát thủ" của Ngoại 1, mỗi lần thay băng đau thấy Tía Má luôn, (vì em cũng có vết thương xuyên phần mềm nên bị "thông nòng" mỗi ngày muh)  Grin. Mỗi ngày em phang cho 2 hũ̉ Peni 500.00UI, lúc đầu còn pha 5cc, sau thấy chích lâu mới thỏ thẻ : "Hão ơi! em pha 3cc chích cho nhanh cũng được". Nằm hơn 2 tháng tưởng thoát nợ nào ngờ thêm cái mãnh nằm trong cùi trỏ giở quẻ, lại phải lên bàn mổ lần nữa.  Cry

Lão Sapaco có biết Hoà chị nuôi 7 E không? Đồng hương của em đó, nhờ vậy mà khoản ăn uống không phải lo
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười Một, 2010, 07:22:55 pm gửi bởi Brest » Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
sapaco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 847


« Trả lời #255 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2010, 01:42:31 pm »

nằm 7 E, từ tháng 1/1981 - tết campuchia, nghe tin hành lang khi đang tham quan ăng ko, lập tức ra chợ siêm rệp mua vài viên peni cà rắc vào vết thương chưa lành, rồi về viện xin ra viện. Hảo lúc đó mang ba lô ngược cũng to tướng rồi ( thằng Phước, miệng hơi móm, mặt thì choắc, lính Tân bình, chính hắn là chủ cái ba lô ngược đó )
nói đến Hảo thì như Brest biết, sát thủ đó, khi thay băng hàng ngày, em Hương người bắc da trắng, mặt xinh, rửa lại nhẹ nhàng và tiếng nói êm dịu không như quát mắng như em Hảo, nên ae cứ dành em Hương, tiết lộ thêm về em Hương nhé, tháng 3/1981, không nhớ ngày nào, nhưng em Hương bị đau ruột thừa, phải mổ, ae biết cứ đứng chen nhau ở ô cửa phòng mổ mà nhìn ( đố biết muốn nhìn gì ? )
nói về em Hảo thì kỷ niệm lắm, ngày chuyển viện từ bệnh xá F về siêm rệp, tới 7 E thì được đối xử tương đối tốt ( thương binh mới ) sáng khám thương xong được dìu về láng 5, chiều được chích tại giường, nhưng sang ngày thứ hai thì ôi thôi, mình mất hết niềm tin của lương y như mẹ hiền, đó là bà Hảo, ae cùng láng cõng mình lên để rửa vết thương, thay băng, chích thuốc, tới phần rửa vết thương, mình đã thấy làm lạ, một cô được ae chờ đợi tới phiên để rửa, một cô thì ít ai chịu rửa, mình thì thấy cô ấy vắng nên tới cô đó để rửa, lui cui tháo băng ngoài ra, còn tấm gạt thì được nghe tiếng quát, tháo ra ngay, chân thì thò tới, xin một ít nước muối để xối vào vết thương cho dể tháo, chưa kịp thực hiện thì Hảo đã dùng cái panh gắp giựt một phát làm mình đau són, máu thì tuôn do bể bề mặt vết thương, không một chút xót thương, nước muối cứ xối và tay liên tục quấn bông gòn thấm nước muối mà chà sát, chà .... đau nhưng không dám nói, dám la, cứ thế mà chịu đựng, chờ cho cơn đau nó bớt ae mới cõng mình về láng, trên đường về ae mới kể chuyện của Hảo sát thủ
Logged
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #256 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2010, 07:15:59 pm »

@ Sapaco: Tại số lão xui, gặp gặp nhằm lúc em H đang "cay" vì ăn nhằm ớt hiểm. mà lão còn nhớ tên cả em Hg nữa thì giỏi thật.
Ngày đó có 2 em YT của 317 cũng nằm viện ở Ngoại 1, thấy em Hão thay băng mà lắc đầu.

Về 7 E chỉ còn mổi bộ đồ dính trên người, mấy lão nằm chung chia cho bộ kaki Tô Châu mặc mãi mấy năm sau mới bỏ.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười Một, 2010, 07:21:31 pm gửi bởi Brest » Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
sapaco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 847


« Trả lời #257 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2010, 04:07:24 am »

thuốc đắng dãnta65t, lời thật mất lòng, mình hỏi ae chen nhau nhìn ô cửa sổ phòng phẩu của 7 E để nhìn xem cái gì, thì lão già Brest cố tránh không trả lời, ngày mình nhập viện 7 E đã khai báo rỏ ra, Brest nhập ngày tháng nào thì không trả lời, nói có bộ đồ tô châu mặc mấy năm...
nói kỷ hơn nữa được không Huh/ Huh Huh   thành thật sẻ được khoan hồng, nếu cứ giấu, có ngày sẻ bị băm nát đấy Brest ơi
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #258 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2010, 06:07:04 pm »

CHUYỆN POI PET THỜI 1985.
Vượt qua cổng gác,chắc chắn ai cũng sẻ bất ngờ trước những công trình xây dựng trước mắt mình.Trong đó đáng chú ý là khu vực nhà ga,một công trình khá kiên cố còn sót lại,nằm về hướng nam lộ năm vài chục mét,được xây dựng trước thời diệt chủng.Phía bên trên được đúc khá kiên cố và rộng rải,nhưng do bố trí địa hình không thuận lợi,nên không có người ở,bị bỏ hoang.
Nhích lên trên một chút về phía bắc lộ năm,cũng khoảng cách như nhà ga là một căn nhà đổ tấm cũng khá kiên cố và rộng rải,mà phía bên trên sân thượng là nơi bố trí khẩu DKZ phối thuộc.Đứng từ đây tầm nhìn có thể bao quát hầu như toàn khu vực,nhất là hướng bắc lộ 5,khu vực xạ giới gần như bao trọn hướng nầy,nhưng khi có chiến sự xảy ra với Thái lúc đó,khả năng chổ nầy sẻ bị hủy diệt bởi pháo binh địch đầu tiên.
Vài công trình bỏ hoang, không có lính ở bởi quá cận đường nửa là đến BCH đại đội,1 khu vực nhà liên hoàn cũng khá kiên cố như nơi đặt 1 cơ quan nhà nước nào vào thời Xi ha núc,giống như 1 cảnh sát cuộc hoặc là 1 tòa nhà hành chính nào đó,được xây dựng bởi các phòng nhỏ phía trước và xung quanh,liên kết bởi những đường hành lang phía trong chạy dài,khá lạnh lẻo.Phòng đầu phía đường vô là nơi nghỉ ngơi và làm việc của BCH ,bởi 1 tiền sảnh khá rộng có 2 phòng nhỏ 2 bên.Vào phía trong là 1 dải hành lang dài,nối với các phòng nhỏ,hướng đông là thông tin,còn hướng tây là nuôi quân đại đội,do chế độ nấu cơm tập trung,bộ phận nầy đến cả tiểu đội.
Ngoài ra phía bên ngoài,kế cận tiền sảnh là hầm trú ẩn khi tác chiến của BCH,được đầu tư xây dựng rất kiên cố bởi bê tông lắp ghép và 1 lượng đất khá lớn tăng cường xung quanh và phía trên,dự kiến chịu được pháo 155 khi có chiến sự.
Xéo lên trên một chút từ hướng BCH,nằm về nam lộ là các trận địa cối 60.Phát triển lên tiếp nửa là vị trí vòng xoay,chia lộ năm về 2 hướng rồi nhập lại.Khu vực vòng xoay không lớn lắm,đường kính chỉ vài chục mét,rải rác có những căn nhà chỉ còn lại những bức vách,không có người ở,rất hoang vắng về ban đêm,vì ae chủ yếu bố trí phía bên ngoài,để cho đội hình được mở rộng.
Tiếp tục đi lên 1 quãng nửa mới là khu vực chính của cửa khẩu.Nổi bật với dải nhà hải quan sát nam lộ,khu vực có trạm gác kiểm soát của ta.Đó là 1 dảy nhà tầng xây dựng khá quy mô và chắc chắn,chạy dài từ giáp trục lộ 5 về hướng nam đến vài chục mét,có nhiều tầng bỏ trống,mặt quay ngang hướng Thái,đối diện đồn cửa khẩu của họ.Bên hướng bắc thì trống trải hơn,vì các nhà lính của ta đều cất theo thời chiến,chạy dọc theo chiến hào.Trước nhà hải quan có một hàng dừa lâu năm mọc cao lắm,chỉ có những đ/c nào chuyên leo dừa mới có khả năng leo hái được trái,nước rất ngọt và cơm rất ngon.Còn hướng bắc đường điểm chuẩn là 1 hàng cây gáo cao hàng chục mét.
So với phía sau,khu vực Poi pet ae chiến sỉ tác phong tương đối nghiêm chỉnh hơn,nhất là số ae làm nhiệm vụ gác đối diện đồn biên phòng bên Thái,cách mặt gác ta chừng 40 m,được đánh dấu bằng 1 con suối cạn,bên trên có 1 chiếc cầu gổ khá chắc chắn,giới hạn qua lại bằng 1 lớp rào bùng nhùng ở giửa cầu.Đại đội cũng cố gắng ưu tiên quân phục mới để mặc khi gác xách,vì dẩu sau đây cũng là bộ mặt nhà nước Cam pu chia lúc đó,có khi bộ đồ nầy được thay nhau thay đổi của ae.
Đối với người lính chốt chặn ở đây,cửa khẩu được coi như một chốn thanh bình,ai có cái may mắn mới được điều về đứng chân ở đó.Công việc hàng ngày chỉ việc ôm súng nhìn qua đất Thái và nghe tiếng nhạc bập bùng,văng vẳng bên tai.
Còn về mặt chính trị,1 vùng đất cực tây của nước bạn,nơi trao đổi tin tức,thư từ của 2 nhà nước Thái_Cam.Rộng ra hơn chút nửa,là tiền đồn phe XHCN ở khu vực Đông nam á.Đối với duc thao,cái lần đầu tiên tham quan đó,trong đầu hiện lên câu nói:"Đây là nơi nhiều người gọi là kế cận thiên đường đó sao,họ sẳn sàng từ bỏ cả tính mạng của mình để đặt được chân qua thêm hơn 40 m bên ấy,sẳn sàng từ bỏ cả tổ quốc ,quê hương mình để đến được vùng đất nầy".Nếu những người lính tình nguyện chốt ở đây cũng mang tư tưởng như vậy,liệu có còn ai chốt giử nơi đây không?Dù còn nhiều gian khổ,khó khăn thiếu thốn thế nào,thậm chí hy sinh cả mạng sống,chúng tôi vẩn nghỉ về tổ quốc như cái gì thiêng liêng,cao cả hơn nhiều,không có gì đánh đổi được.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười Một, 2010, 10:42:36 pm gửi bởi ducthao » Logged
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #259 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2010, 07:02:05 pm »

thuốc đắng dãnta65t, lời thật mất lòng, mình hỏi ae chen nhau nhìn ô cửa sổ phòng phẩu của 7 E để nhìn xem cái gì, thì lão già Brest cố tránh không trả lời, ngày mình nhập viện 7 E đã khai báo rỏ ra, Brest nhập ngày tháng nào thì không trả lời, nói có bộ đồ tô châu mặc mấy năm...
nói kỷ hơn nữa được không Huh/ Huh Huh   thành thật sẻ được khoan hồng, nếu cứ giấu, có ngày sẻ bị băm nát đấy Brest ơi
Thưa đàn anh, em nhập viên 7E từ phẩu F sau trận 23/6 (dính chưởng trên đường về Kh'vav). Còn xem cái gì thì đàn anh nên hỏi mấy lão chen chúc cửa sổ phòng mổ (trong số đó chắc có đàn anh, đúng không?) Còn em có dòm đâu mà biết. Thời em nằm cũng có 1 ca mổ cho 1 chị nuôi 7E, hôm đó em đi Angkor chơi về nghe ae nói lại, nhưng mổ cái gì thì em không nói đâu! Grin
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM