Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 03:22:17 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện Kể ở Đại Đội  (Đọc 268584 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
wanta
Thành viên
*
Bài viết: 219


đầu ruồi trên mắt kiếng


« Trả lời #400 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2011, 04:05:17 pm »

      Nói về TB quậy trong thập niên 80 ở nước ta theo tôi nó là một vấn đề xã hội mà nhà nước ta đau đầu trong thời gian đó. Tại sao thương binh thời gian đó lại quậy dữ vậy? Theo tôi có 3 lý do đó là: bệnh công thần, thực trạng của xã hội và lý do kinh tế.

      Bệnh công thần: điều này cũng có nhưng theo tôi nó chỉ là một số ít, còn đa số các thương binh của chúng ta vẫn mang trong lòng bản chất tốt đẹp của người lính "TÀN NHƯNG KHÔNG PHẾ".

     Thực trạng của xã hội: chính vấn đề xã hội ngày đó mới là nguyên nhân để các đồng đội đã để lại một phần xương máu của mình trên chiến trường bức xúc từ đó dẫn đến quậy phá. Tôi xin nói sâu về thực trạng xã hội.

     Phải nói thẳng là xã hội chúng ta trong những năm thập niên 80 có cái nhìn không công bằng về người khuyết tật nói chung và thương binh nói riêng, bản thân họ do khiếm khuyết bẩm sinh, do tai nạn hoặc bị thương do chiến tranh đã mang trong lòng một tâm lý tự ty, mặc cảm mình là người thừa của xã hội (vì không lao động được, không được vui chơi như người lành lặn, trong chuyện tình cảm, v.v...) nên họ rất nhạy cảm, chỉ cần một lời nói vô tình, nhìn họ với một ánh mắt khác thường cũng dễ dàng làm họ nổi nóng. Xã hội nước ta ngày đó là xã hội bao cấp theo cơ chế xin cho, nên CB thực thi chính sách của NN mang tâm lý quan liêu cửa quyền, ban ơn, hạch sách nhũng nhiễu dân. Tôi xin kể 2 câu chuyện một của đồng đội tôi và một của bản thân tôi là những người lành lặn mà còn nổi điên huống gì những đồng đội đã đổ xương máu.

      Chuyện thứ nhất là của Hiếu A trưởng của tôi, cả 2 anh em Hiếu đều đi bộ đội chung F317 nhưng khác E, gia đình của Hiếu ở phường 1, quận 4 theo chính sách ngày đó thì gia đình của Hiếu được địa phương rất quan tâm. Hiếu lập được thành tích trong một trận đánh tại tupi - ante (huyện Ba Rài) và được F tặng bằng khen (không được đề nghị huân chương vì chỉ thu được vũ khí mà không thấy xác pốt) đúng ra được về phép thưởng nhưng do tình hình đơn vị thiếu quân nên Hiếu không về. Đùng một cái mẹ của Hiếu gửi thư qua báo rằng gia đình bị địa phương cắt hết tiêu chuẩn lương thực của gia đình có 2 con ở chiến trường K, với lý do là nghe nói hai anh em Hiếu đã đào ngũ, hỏi các Bác như vậy có điên lên không. Sau này trong một lần tay B phó về nước nhận quân đã cầm bằng khen đem tới UB phường trình vào hỏi "Ai nói thằng Hiếu đào ngũ và cắt tiêu chuẩn gia đình của nó", cả UB phường xanh mặt còn CA thì trốn hết.

     Chuyện thứ hai là của bản thân tôi, Năm 81 xuất ngũ tôi về phường làm chuyên trách Đoàn một thời gian thì về trường học lại và ở nội trú, cuối tuần về nhà tôi hay ghé qua phường đội chơi. Bẳng đi khoảng 2 tháng do ôn thi tôi không về nhà, một hôm tôi về nhà chơi chị dâu tôi nói: "Mấy hôm nay chú không về nhà, CAKV cứ đến nhà làm khó dễ hoài" Tôi hỏi: "CAKV nói chú đi vượt biên". Nghe nói tôi nóng máu qua phường đội hỏi mấy đứa em bên đó "Tụi mày có biết thằng Rỏn CAKV không?"  Tụi nó hỏi "Có gì không anh Nam" Tôi nói "Nói với thằng Rỏn là thằng Nam nó đi học ở Hóc Môn, cuối tuần này đám giỗ bà già nó về, muốn gì đến gặp nó chứ đừng đêm hôm đến làm khó gia đình nó". Cuối tuần tôi về nhà chờ cả ngày không thấy CAKV đến, sáng hôm sau tôi mặc bộ đồ bộ đội (những ngày mới ra quân tôi chưa quen mặc đồ dân sự) ra CA phường, các CA phường tôi quen biết hỏi tôi "đi đâu, có việc gì không anh Nam" tôi đang chào hỏi mọi người thì có một anh CA đến hỏi tôi "anh là anh Nam" tôi hỏi lại "anh Rỏn phải không? mấy hôm nay kiếm tôi có gì không?" tay CAKV giả lã "không có việc gì, không thấy anh nên hỏi thăm vậy mà". May phước cho tay CAKV chỉ cần nói "nghe nói anh vượt biên" thì không biết việc gì xảy ra.

     Lý do kinh tế: Trong xã hội thời bao cấp tất cả mọi người đều phải làm việc trong các cơ quan, xí nghiệp của nhà nước nhưng các cơ sở giải quyết việc làm cho thương binh thì không nhiều trừ những người trước khi nhập ngũ đang là công nhân hoặc đi học thì khi trở về được cơ quan, trường học nhận lại còn đa số những anh em ít học nhập ngũ ở địa phương thì hầu như không có việc làm. Các bác thử nghĩ cái cảnh tuổi trẻ, lưng dài vai rộng mà cứ phải quanh quẩn ở nhà sống nhờ vào phụ cấp thương tật và cha mẹ, vợ con đi làm quần quật về nuôi mình thì một người có lòng tự trọng không bao giờ chấp nhận được. "Đói thì đầu gối phải bò" với suy nghĩ "TÀN NHƯNG KHÔNG PHẾ" phải làm một cái gì đó để phụ giúp gia đình thế là các anh em thương binh tự bung ra để kiếm tiền, ngoại trừ một số ít làm những nghề phi pháp như bảo kê, chiếu phim XXX còn lại thì làm nghề sửa vá xe, bán thuốc lá hoặc đi buôn (không phải buôn lậu, vì những mặt hàng đi buôn ngày đó là những mặt hàng hơp pháp nhưng do ngăn sông cấm chợ nên trở thành bất hợp pháp), đi buôn bị CA bắt tịch thu hàng do "xót của, xót tiền" (mất hàng là mất vốn mà vốn đó có thể là do vay mượn) nên anh em thương binh "quậy" hoặc "ăn vạ" để lấy lại hàng. Chuyện anh em thương binh đi buôn ngày đó tôi có một câu chuyện thấy vừa thương anh em thương binh mình vừa tức cười về cách xử lý có tình có lý của chính quyền địa phương.

    Năm 83 sau khi học ra trường tôi về TNXP công tác, ngày đó tôi thường đi công tác trên tỉnh Đắklắk. Thời đó cà phê nhân là một mặt hàng có giá ở TP và cấm xuất tỉnh nên việc kiểm tra rất gắt gao (tôi đi công tác có giấy công lệnh thì chỉ được đem về tối đa là 1 kg). Anh em thương binh đi buôn cà phê ở tuyến đường này nhiều, thông thường các trạm kiểm soát thông cảm cho anh em qua nếu số lượng ít (trường hợp số lượng nhiều thì thu lại một ít cho có lệ). Tuy nhiên trong số các thương binh đi buôn đó có lẫn vào số thương binh của chế độ cũ, trong một lần thị trấn Đắkmil truy quét những con buôn tại thị trấn (trong đó có số thương binh), sau khi thu gom tất cả lại một người đứng ra nói "ai thương binh đứng một bên, ai thương phế binh đứng một bên" thế là nhóm thương binh đứng ra làm 2 nhóm, nhóm thương phế binh thì thu hết hàng rồi tự lo phương tiện về quê, nhóm thương binh thì sau khi kiểm tra có thẻ thương binh thật thì tùy theo quê xa hay gần huyện hổ trợ cho các anh em một số tiền để đi đường về quê.

      Tóm lại, việc thương binh quậy trong thập niên 80 ngoại trừ một số ít mang tư tưởng công thần và bản chất "xã hội đen" đã có từ ngoài đời lấy việc bảo kê và làm ăn phi pháp làm nguồn sống. Còn chủ yếu vẫn là tự thân bỏ công sức, bỏ vốn ra để tạo nguồn thu nhập cho bản thân và gia đình đó chính là "TÀN NHƯNG KHÔNG PHẾ".

     Hi!Hi! Không biết ngày đó các Bác quậy CA như thế nào, còn em hiền lắm "cứ đèn xanh thì đạp tà tà, đèn đỏ thì tăng tốc vượt" chọc quê chơi vậy thôi
Logged

Nếu ai hỏi rằng lính biết yêu không?
Tôi xin trả lời lính yêu nhiều lắm
Yêu thật nhiều và thật say đắm
Vì người lính cũng có trái tim
Duc18153
Thành viên
*
Bài viết: 139


« Trả lời #401 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2011, 04:31:03 pm »

Ở đại đội gác xách đối với lính là "chuyện thường ngày ở huyện."Tôi nhớ một đêm đông B.G.P.B.Tôi gác cùng một cậu cùng a...rét căm căm hai đứa bèn bắn thuốc lào cho đỡ rét,đúng lúc Cphó đi qua,ông ấy quátchúng mày bắn thuốc lào sòng soọc ,thám báo nghe thấy ,nó quăng lựu đạn chết cả lũ.!Bất ngờ ông ấy hạ giọng:"cho tao bắn ké một điếu.!"Hai thằng bọn tôi bấm nhau  không dám cười to.!!
Logged

Không lấy cái kim sợi chỉ của dân ...
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #402 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2011, 04:50:51 pm »

**88

Bác quyenkh rất thông minh và nhạy bén như...trinh sát! Đúng đấy, mỗi sao là cấp bực, còn đơn vị là để dễ nhận nhau bằng Logo "trade mark" (nhãn hiệu có cầu chứng).

Ơ hay sao mình thấy lão Hùm Xám 86 cũng là lính 88 mà đâu có sao nào , hì hì chắc lão ấy hay phát biểu linh tinh không nắm chắc hợp đồng tác chiến với thủ trưởng nên bị kỷ luật ùi  Grin
Tết trung thu em đi đường thấy có nơi ghi là tết tình thân , ấy vậy lão Hùm Xám lại không biết canh bi giờ quạt than cho vợ toét cả mắt  Grin
Hi gặp em mà trúng mấy ngày này phải lo phải lót cửa trước không được em tuồn cửa sau bằng bất cứ giá nào cho có sao có sẹt để oai tý , lính lác chỏng trơ miết buồn chết các bác nhỉ  Grin
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #403 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2011, 06:15:19 pm »

... lúc ấy bên VN không có ai nghĩ về cuộc chiến tranh bên đất nước K xa xôi .

 Nỗi "tủi thân" của thằng lính ở Mặt trận trở về thì nhiều người từng nếm trải, BY chứ không phải ai khác trước sự bàng quang vô cảm đầy ác ý của những người mà mình từng cầm súng bảo vệ cuộc sống cho họ, lúc đó máu nóng bốc lên ngùn ngụt chỉ muốn móc con "chó lửa" cắm sau lưng mà phằm phằm vào mặt họ nếu khi đó không cố gắng kìm nén bản thân mình. Uất ức đến nổ cuống họng.

 Lần đó cỡ tháng 8.1981 khi mới ăn 27.7 ngày TBLS ở Udong xong, mấy anh trên F cùng BY ra bến phà Prech Dam làm nhiệm vụ, thôi thì xe lính, xe dân, xe LHQ với cờ quạt băng rôn khẩu hiệu dán đầy thành xe, bến phà đông lắm. Tự nhiên thấy ai đó nhìn mình chăm chăm và cảm giác mách bảo mình đưa mắt tìm, thì ra thằng bạn xưa học cùng trường, nhớ mặt chứ không quen vì không chơi với nhau, nó nhận ra mình và mình cũng nhận ra nó. Tay bắt mặt mừng hỏi thăm nhau rối rít, nó theo xe của MT về SG mua thực phẩm cho đơn vị, xe thì còn bên kia phà phải vài giờ nữa mới qua được bên này sông nó qua trước kiếm quán ăn chứ bên kia thì hàng quán ít hơn và vô tình gặp nhau. Nó rủ: Về SG chơi ít hôm đi, sẵn xe và thủ trưởng hậu cần đơn vị nó ngồi bên kia, ký cho mày cái giấy công tác là qua Mộc Bài khỏi lo ai xét hỏi. Thấy có lý lại sẵn chuyện mới nhận thư nhà gần đây nói đầu tháng 8 bố vào công tác ở SG 1 tháng nên chẳng cần suy nghĩ nhiều. Chơi luôn.

 Báo qua với ông anh trên ban cán bộ F cùng đi làm nhiệm vụ lúc đó là em về SG đây, chẳng ngờ ông anh cũng muốn về cùng thế là mấy anh em chờ xe qua phà là leo lên vọt về SG chỉ kịp vơ cái túi mìn Claymore có bộ quần áo và hơn 100 đồng VN để trong túi còn tiền Ria thì ở túi áo ngực đây rồi . Nguyên súng đạn bao xe cứ thế 2 anh em đi luôn nhắn lại mấy anh em đang cùng đi làm nhiệm vụ đừng nói gì rằng chúng tôi đã đi đâu.

 Hôm đó bến phà Neck Luong cũng tắc, thời gian chờ lâu nên phải đến 8h tối xe chúng tôi mới về đến ngã 3 Gò Dầu, khi xe chạy ngang qua cái cầu sắt Gò Dầu thì ông anh dở chứng đòi xuống ghé thăm chị em kết nghĩa ở Tây Ninh khi xưa đơn vị từng đóng quân, chắc anh ấy gửi cái gì ở đó nên tiện đường muốn ghé qua lấy nên bảo tôi đưa bao xe đạn và súng AK cho anh ấy, cởi cái dây lưng đeo khẩu K54 anh ấy đưa cho tôi bảo cứ mang về SG mấy ngày nữa gặp nhau sau. Trạm cuối của xe về sẽ là Sóng Thần nên đến gần Lăng Cha Cả thì tôi muốn xuống, lại chia tay thằng bạn hẹn lúc quay sang gặp nhau ở địa chỉ tôi ghi cho nó, nhân tiện gửi cái thắt lưng cùng vỏ bao súng cho nó giữ hộ còn khẩu K54 và 2 băng đạn thì cắm vào lưng quần nhét 2 băng đạn vào túi áo. Đúng lúc đó thì xe đỗ vội vã xuống xe quên khuấy cái túi mìn Claymore có bộ quần áo và tiền VN để ở đấy, lúc xe chạy rồi mới sực nhớ ra thì ôi thôi đã muộn, nhưng không sao mấy ngày nữa lấy lại, mất đi đâu mà lo. Tôi hành quân trong vui sướng vì đã về đến SG đời lính lên hương rất nhanh, sáng Phnom Penh chiều tối đã SG, tự do 2 tiếng ngọt ngào thật, bây giờ chỉ cần mò về đến cơ quan ông già là OK hết, tất cả sẽ có Liên Xô chịu và bố tôi thì luôn là ông Liên Xô trong mắt tôi.

 Lúc này cũng gần 12h đêm rồi , đường phố SG đã vắng nhiều, thỉnh thoảng vài chiếc xe Honda phóng nhanh trên đường lướt qua và các ngã 3 ngã 4 đường chỉ còn vài tay xe ôm hay xích lô ngồi chờ khách muộn, họ soi mói nhìn chú Đội trong bộ quân phục màu mắm tôm bạc màu với cái mũ cối QK7 chân đi dép cao su, ánh mắt họ dè bỉu coi thường đầy vô cảm , tôi đọc được điều đó trong ánh mắt họ. Mặc kệ bố chúng mày, tao không cần biết chúng mày là ai và từng là cái gì? Tao về đến đây là mừng lắm rồi và cái tao cần là hỏi đường để về chỗ bố tao. Chúng mày nhìn cái gì? Khinh tao là lính hả? Tôi đã nghĩ như vậy, có thể nhạy cảm quá chăng?

 Đến ngã 4 tiếp theo tôi ghé vào cái đám cả đàn ông đàn bà đứng ngồi ở đó nhã nhặn hỏi thăm: Anh chị cho em hỏi đường về đường Nguyễn Văn Trỗi. Một lão cũng cỡ 40 tuổi hơn rồi dõng dạc trả lời 1 câu giọng đầy gây sự: Không biết. Vài người mời đi xe ôm hoặc xích lô đạp. Lúc đó mới sực nhớ ra là mình không có tiền VN chỉ còn vài chục tiền Ria trong túi, mà lúc đó cũng thật thà nên khai luôn là: Em quên tiền VN trên xe chỉ có tiền Ria, bác nào đi xe giúp em lấy tiền Ria em trả hoặc đến nơi em bảo người nhà trả tiền. Họ lắc đầu không nhận tiền Ria và cũng chẳng chỉ đường, lúc đó mình cũng ngu chứ như bây giờ thì ai khảo đâu mà xưng mình không có tiền trả, cứ cho họ chở đến nơi rồi tính sau, cùng lắm thì rút khẩu K54 "gán nợ" là cùng chứ gì nhưng bản tính lính thật thà chẳng muốn làm phiền người dân nghèo thành thị lúc đó. Đi tiếp ngã 4 nữa lại hỏi cái đám ngồi lê ngoài đường lúc nửa đêm, họ cũng vẫn vậy, mặt lạnh te vô cảm cùng ánh mắt nhìn khinh bỉ coi thường ra mặt, máu nóng trong người bốc lên nhưng mình chẳng có lý do để "ghè" cho nó 1 trận cho nó chừa cái thói vô ơn bạc nghĩ đó đi. Chúng tôi chịu cực khổ, chiến đấu vì ai? Nếu không vì nhân dân trong đó có các vị được hưởng cuộc sống bình yên, nay từ MT trở về không biết đường xá hỏi thăm mà sao các vị nỡ ích kỷ coi thường chúng tôi như vậy? Con "chó lửa" cắm sau lưng cứ nhích nhích như muốn lao ra "sủa" vào mặt mấy thằng người chó má kia, Đan Mạch nhà chúng mày, làm nghề xe ôm và xích lô mà bảo không biết đường cùng thái độ "bốn lạng" thế, một chút yếu đuối và tủi thân cùng nghèn nghẹn nơi cổ họng, nước mắt tôi chỉ trực trào ra. Cố gắng kìm nén bức xúc tôi tiếp tục bước giữa SG trong đêm và cũng chẳng biết sẽ đi đâu, càng đi càng xa chỗ tôi cần đến hay đi gần đến nơi nữa. Cứ bước, cứ đi.

 Thế rồi Trời cũng thương mình khi gặp một chị bán thuốc lá muộn trên đường, ghé hỏi thăm chị ấy chỉ đường tận tình, ánh mắt đầy xót thương thằng lính trẻ mới từ MT trở về, sẵn thuốc lá chị ấy mời 1 điếu, lịch sự mình cám ơn và châm thuốc hút cho họ vui chứ thực ra vẫn còn bao thuốc Samit hút dở trong túi, thì ra cái nơi mình cần đến cũng chẳng còn bao xa nữa, không quên cám ơn chị bán thuốc lá bên lề đường lúc đêm khuya lại đi, lại hỏi đường người quét rác ngay đầu chợ NVT mà không biết là sắp đến nơi.

 Tin không vui. Bố tôi không vào SG công tác như đã định, người khác đi thay. Cảm giác bơ vơ lạc lõng giữa SG bất giác làm tôi nhớ về đơn vị của mình mà tôi đã gắn bó gần 3 năm qua, ở đó tôi luôn được che chở bao bọc dù nơi chúng tôi từng sống đầy gian khó và hiểm nguy, còn ở đây thanh bình quá nhưng tôi bơ vơ đơn độc lạc lõng giữa dòng đời hối hả của một thành phố mà vật chất tiền bạc lôi kéo con người chạy mãi, chạy mãi không bao giờ ngừng.

 Được tin tôi đã về đến SG, 2 ngày sau bố tôi vào, ôm chặt tôi trong tay đứa con ngoài MT mới trở về, tự thấy sau hơn 3 năm khoác áo lính với nhiều trận chiến đã đi qua, giờ đây trước bố, tôi vẫn còn bé nhỏ quá. Ở cái tuổi 21 đó tôi mới hiểu ra rằng: Cuộc chiến mà chúng tôi phải đi qua không phải ai cũng hiểu và yêu thương những thằng lính như chúng tôi, cho dù chúng tôi từng chiến đấu và hy sinh nhiều như bất kể cuộc chiến tranh nào khác mà đất nước này từng phải đi qua.

Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #404 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2011, 06:17:48 pm »

  ******************88
  Cái vụ SAO ****88 .  Tôi với H3HUNG - một thành viên có uy tín và tư cách luôn đúng mực trên trang QSVN xưa và nay là VMH , đã có trao đổi THÂN TÌNH và CÔNG KHAI .
  H3  thú vị và đồng cảm với ý tưởng đó của tôi , tôi thấy hạnh phúc vì có được người bạn già CCB dù chưa 1 lần gặp gỡ , như thế . Dẫu rằng tôi với H3 chỉ là 2 thành viên bình đẳng như nhau .  Không quyền hành . Không thế lực Không bè phái . Không hề vương nợ ơn nghĩa bụi trần ai   .
Tôi là lính Trung đoàn , tôi luôn mong cho mái nhà thân yêu cũ , luôn được nối dài mãi những ngôi sao .
  Tất cả chỉ có vậy .

  Việc các thành viên khác , gốc 88  có làm *****88  , chắc cũng chỉ là cùng 1 ý nghĩ , cùng 1 mong mỏi tốt đẹp về Trung đoàn cũ yêu quí của mình , tồn tại mãi cùng năm tháng - QDNDVN .
 
  Tôi tin rằng khả năng ĐỌC / HIỂU của tất cả thành viên và khách của trang nhà , luôn thừa khả năng phân biệt được điều này . Chúng tôi không có gì phải áy náy và bận tâm !   *********************88 !

   CHÀO QUYẾT THẮNGTHÂN ÁI  !
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #405 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2011, 07:16:11 pm »

Hà hà! đọc càng kỷ cái câu nầy thì lại càng khó hiểu...!
Vậy anh dathao cười cái " khó hiểu ....." đó hả   Cheesy  Grin Roll Eyes  Tongue ,
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #406 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2011, 07:21:29 pm »

Ngày xưa đơn vị tôi có một đ/c anh nuôi thích làm theo ý mình, và bảo thủ thì khỏi chê,cở nào cũng cải thắng mới thôi, một hôm nọ nấu cơm bị nhão , biết tính anh ta tôi đợi mọi người lên đông đủ mới hỏi.?
Tâm ơi hôm nay nấu cơm hình như cho ít nước lắm phải không?
cậu ta trả lời ngay : Đâu có em đổ nước nhiều lắm  Roll Eyes
tôi nói to : hèn chi nhão nhoẹt nè  Roll Eyes hết cãi
lần sau kho thịt cũng bị tôi hỏi..?
Tâm ơi hôm nay kho thịt em bỏ ít muối lắm phải không.?
rút kinh nghiệm cậu ta chậm rãi niếm thử rồi mới trả lời: em lỡ tay Grin
từ đó về sau cậu ta cẩn thận khi nói chuyện với tôi, và căn bệnh bảo thủ cũng có thay đổi
BH lại học được một bài nữa  Cheesy  Grin  Cool  Roll Eyes , mấy chú bộ đội này dạy BH nói đó nghen  Cheesy  Grin  Cool  Tongue , mai mốt đừng hỏi " BH ơi ai dạy BH mà sao BH nói dữ thế " nhé  Roll Eyes  Shocked  Cool  Huh  Tongue  Cheesy
Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #407 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2011, 07:43:31 pm »

  ************88
 Ừa ! " Cô "  BH này , nói ... thiệt tình là  quá hay !
  Cái chỗ cần " mò " không " mò " .  Cứ " mò mò " cái chỗ đâu đâu thì ... " bực chết đi " ...
 Đúng ! Bực chết đi được ! ! ! .
  Công nhận .

Nói chuyện mò mò BH nhớ lúc mới biết tiêm thuốc, lúc đó BH nghĩ khi tiêm bơm thuốc nhanh chắc đau lắm, và đâm kim cũng không dám đâm nhanh sợ thương binh đau nên cứ đâm từ từ , mà hồi xưa kim tiêm đâu có xử dụng một lần như bây giờ mà cứ bỏ vào nấu xong xài đi xài lại nên nhiều khi nó đến mức đâm không vào. Nên BH vừa đâm kim vào thật chậm vừa bơm thuốc thật chậm, mà còn hỏi anh có đau không Shocked  Roll Eyes  Cool , anh có đau nhưng không dám nói , cứ bảo không đau lắm  Cheesy  Grin  Shocked  Roll Eyes Tongue , nên BH đâu có biết cứ thế mà làm  Cheesy  Cheesy , cho đến khi quen với TB nhiều rồi có lần anh TB kia nói với BH : em có đâm thì đâm nhanh lên , em mò mò anh sợ muốn chết , BH còn hỏi : sao vậy anh   Cheesy  Roll Eyes  Cool , anh Tb nói : thì thấy ớn chứ sao   Cheesy  Grin  Shocked  Roll Eyes , BH hỏi : sao hồi đó giờ anh không nói ? , anh TB cười  Cheesy  Grin  Shocked  Roll Eyes
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Chín, 2011, 12:02:44 am gửi bởi behienQYV7C » Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #408 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2011, 07:46:49 pm »

... lúc ấy bên VN không có ai nghĩ về cuộc chiến tranh bên đất nước K xa xôi .

 
 Tin không vui. Bố tôi không vào SG công tác như đã định, người khác đi thay. Cảm giác bơ vơ lạc lõng giữa SG bất giác làm tôi nhớ về đơn vị của mình mà tôi đã gắn bó gần 3 năm qua, ở đó tôi luôn được che chở bao bọc dù nơi chúng tôi từng sống đầy gian khó và hiểm nguy, còn ở đây thanh bình quá nhưng tôi bơ vơ đơn độc lạc lõng giữa dòng đời hối hả của một thành phố mà vật chất tiền bạc lôi kéo con người chạy mãi, chạy mãi không bao giờ ngừng.

 Được tin tôi đã về đến SG, 2 ngày sau bố tôi vào, ôm chặt tôi trong tay đứa con ngoài MT mới trở về, tự thấy sau hơn 3 năm khoác áo lính với nhiều trận chiến đã đi qua, giờ đây trước bố, tôi vẫn còn bé nhỏ quá. Ở cái tuổi 21 đó tôi mới hiểu ra rằng: Cuộc chiến mà chúng tôi phải đi qua không phải ai cũng hiểu và yêu thương những thằng lính như chúng tôi, cho dù chúng tôi từng chiến đấu và hy sinh nhiều như bất kể cuộc chiến tranh nào khác mà đất nước này từng phải đi qua.


Đọc bài viết nầy của Binhyen rất hay,thấm thía cuộc đời người lính trận khi trở về hậu phương.
@behien.
Lanh quá trời luôn!dathao phải bái phục đó.
Logged
Tran Hoa
Thành viên
*
Bài viết: 102


c11d3e726 cuộc đời vẫn đẹp


« Trả lời #409 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2011, 08:17:41 pm »

Trích dẫn
nhưng để ý thấy trên khoảng 1000 thương binh tại khu an điều dưỡng , thì chỉ có khoảng 200-300 người tiêu cực ,số còn lại rất tốt và hiền . cũng vì hiền và tốt như vậy có anh trong một lần can ngăn đồng đội phạm pháp đã bị chính đồng đội của mình dùng dao đâm vào cổ , và cũng không cho mọi người chở đi bệnh viện ,sau đó người tốt chết ......
Đọc bài của CSVD tôi nói thật tình là tôi không chấp nhận ,thông tin này : 30% thương binh tại khu An dưỡng này tiêu cực .và nhất là đâm đồng đội mình vì can ngăn chuyện tiêu cực của đồng đội , và không cho  đưa đi bệnh viện.(CSVD  du đảng hóa vấn để về sự kiện này )   
Tôi đồng ý giai đoạn thập niên 80 TB ở khu an dưỡng này chưa có chính sách cụ thể ( chế độ vẫn như người lính cơm ngày ba bửa  phụ cấp tháng vài đồng) chưa giám định, và thêm tiêu cực của xả hội và nạn Kiêu binh dẫn đến một số tương đối Tb sa ngã vào, như bảo kê, áp tải hàng cho bọn con buôn ,
Còn về vụ TB đấu tranh ở trại Củ chi ở  địa phương tôi có một TB đả có mặt ( Tôi không tiện nêu tên ) trong thời điểm đó kể lại : do những tiêu cực của một số ít TB ở trại lên đến đỉnh điểm,nên trên đưa lực lượng đến ,để hòa giãi và răn đe , nhưng một số TB quá kích động dẫn đến bắn nhau ,Bên tB có một chết và vài tb bị thương nhẹ ,và dẩn đến sự đấu tranh ( ra đến tòa án ) sau đó được giải quyết như sau ,Tb bị chết được công nhận Liệt sỉ ,còn các Tb bị thương được giám định nâng % thương tật lên .( trong đó có TB đã kể lại sự việc này do lanh chanh, ra đóng cổng, bị một viên đạn chợt qua gót chân trái ) báo cáo hết 
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM