Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 03:26:23 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung đoàn 88 ANH HÙNG (phần 5)  (Đọc 224026 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #460 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2013, 01:49:33 pm »

Xin cho An là người đưa tin tiếp
Anh bạn Lý Bá Cành vẫn ở Campuchia gần cây số 15 +- 5
Hiện nay anh em 88 có vài người vẫn liên lạc với nhau
An có số điện của Bạn Cạnh ...
Nói chung những người con vì nặng nghĩa Tình (tình non tình nước tình nhà )
còn ở lại thường liên lạc nhau và mỗi khi An qua CPC

Hy vọng ngững ngày sau ta có đưa tin cho vui gần nhau hơn nửa.


    Bạn Bùi Văn An thử liên lạc, hỏi xem cuộc sống của Cành hiện nay ra sao? Nếu như hiện nay thì việc kết hôn đó là bình thường và chúng ta cũng nên bình thường hoá quan hệ đó của Cành. Theo tôi chúng ta nên liên lạc với Cành không chỉ để biết tin nhau mà còn để động viên thêm bạn ấy.
   
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
tuanb
Thành viên
*
Bài viết: 775


« Trả lời #461 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2013, 02:01:16 pm »

    Gửi Luckyke và ai muốn tìm hiểu về trận vây bắt đơn vị pốt trá hàng,các bạn tìm về topics trung đoàn 88 phần 3 và 4 xem các bài của các CCB đã từng tham gia trận đó trên từng cương vị,vị trí trên giao lúc bấy giờ.
    Riêng Tuấnb lúc đó là lính trinh sát d1 e88,vào một ngày đầu năm 79 khi D1 đang đóng ở cách ngã ba Ka lanh gần 20km,hình như đó là Churuingun thì tổ trinh sát của mình gồm 3 đ/c nhận lệnh tháp tùng anh Tâm khèo D phó chính trị đi công tác gấp,chúng tôi nhập với đoàn cán bộ hỗn hợp của E88,lúc này chúng tôi mới biết là đi vào bắt tay với một đơn vị phản chiến của pôn pốt,với nhiệm vụ quan sát và tươi cười,trinh sát chúng tôi với nhiệm vụ đi bảo vệ đoàn cán bộ này,đúng là ở hướng đông lộ 67 và tây lộ 68,chúng tôi được du kích bạn dắt đi vòng vèo tại khu vực này,thỉnh thoảng tiếng súng nổ rộ xung quoanh,họ nói là  đang đánh nhau với pốt.Trong 3 ngày ở đấy họ dắt chúng tôi đi tham quan nơi ăn ở,lán trại ,hầm hào và cả kho vũ khí lương thực,đi đến đâu chúng tôi cũng được đón tiếp chu đáo,tất cả những câu hỏi của chúng tôi đều được bạn đáp trả thỏa đáng,sau cùng chúng tôi hỏi họ có yêu cầu gì để về báo cáo lại cấp trên,và họ có yêu cầu cần được trang bị thêm đạn và vũ khí vì họ đã phản chiến 3 năm trong lòng pốt.
     Khi về tới nhà,ta họp tổng kết thấy có mấy vấn đề:
   ----Hầm hào công sự rất mới,đánh nhau với pốt 3 năm mà thương binh không có
   ---- khi vào kho ta thấy nòng khẩu cối 82,hỏi chân đế thì họ bảo mất trong vụ chạm trán với pốt,chi tiết này ta đã kiểm chứng khi ta yêu cầu họ đưa tay vừa bị thương sang y tế của ta chăm sóc,vừa hay tên này lại là người ở khẩu đội đó,ta khai thác  trò chuyện với hắn thì thấy đế cối 82 đấy bị ta thu ở phum Chạp đay......do D3 E 88 thu.
    Sau đấy là việc của các cấp lãnh đạo,còn nhóm trinh sát bọn mình được một phe hú hồn vì 3 ngày đã 3 cùng với kẻ thù.
   Mấy ngày sau khi tiểu đoàn bộ về đứng chân trên lộ 6 cách ngã ba Ka lanh về phía bát tam bong khoảng 2-3km,thì tổ trinh sát Tuấnb (5 đ/c) lại nhận lệnh đi cùng ba xe M113,chúng tôi nhận được chỉ thị khi đi qua Ka lanh và phum chạp đay thì phải tươi cười thân thiện với bộ đội phản chiến đóng ở hai bên đường,sáng sớm khi chúng tôi đi qua thấy họ lục đục dậy người đánh răng kẻ chạy ra vẫy tay với chúng tôi,vượt qua phum Chạp đay tới bờ đập nhỏ có rặng le (giống tre) chúng tôi tấp vào đó và lập trạm kiểm soát đồng thời chờ lệnh khi đoàn xe chở bọn phản chiến đi ra Xiêm diệp thì chúng tôi bám theo khóa đuôi,đoàn xe tiến ra đoạn giữa cánh đồng thì dừng lại,đ/c cán bộ đi cùng chúng tuyên bố chúng bị bắt,thì ở ngoài cũng phát lệnh,toàn bộ trận địa mai phục của ta ở mọi hướng đều phất cờ,đằng trước,sau đều có M113 án ngữ............
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Hai, 2013, 02:07:30 pm gửi bởi tuanb » Logged
tuanb
Thành viên
*
Bài viết: 775


« Trả lời #462 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2013, 02:40:37 am »

      Đầu xuân năm mới tặng các đồng đội bài thơ:

                                   Am pin,núi Hồng,Đôn sa,
                              Nơi đâu in khắc dấu giầy sư hai    (302)
                                  Chạp đay,phum Kul,Sầm rông
                             Máu đào đã đổ,thấm từng ngọn cây
                                  Vượt qua bao nỗi gian lao,
                             Truy lùng pôn pốt,giữa rừng núi sâu
                                 Mười năm chinh chiến đất "người"
                             Lớp lớp trai Việt,rạng ngời tổ tông.
                                 Dù cho sông cạn núi mòn,
                             Đoàn quân năm ấy,một lòng sắt son
                                 Đánh tan bè lũ mưu mô,
                             Giữ gìn tấc đất,tấc vàng,nước Nam.
                                                 @
                                 Ba mươi mấy năm đã qua
                             Những người lính chiến,nay đã về già
                                 Tưởng rằng kỷ niệm vùi chôn
                             Nay nhờ VMH mới được thời bùng lên
                                 Ký ức dồn dập bay về
                             Tìm lại đồng đội,một thời thanh xuân
                                 Niềm vui nối tiếp niềm vui
                             Tuổi già sao vẫn cứ còn bâng khuâng
                                                 @
                                 Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay
                            Ước gì lúc đấy,được cầm tay TL         (lúc bị thương,như anh tb Chuẩn ý)
                                 Một bên nhạc,một bên "hoa"
                            Chỉ có bác Lạc,.........................
Logged
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #463 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2013, 06:34:50 am »

      Đầu xuân năm mới tặng các đồng đội bài thơ:

                                   Am pin,núi Hồng,Đôn sa,
                              Nơi đâu in khắc dấu giầy sư hai    (302)
                                  Chạp đay,phum Kul,Sầm rông
                             Máu đào đã đổ,thấm từng ngọn cây
                                  Vượt qua bao nỗi gian lao,
                             Truy lùng pôn pốt,giữa rừng núi sâu
                                 Mười năm chinh chiến đất "người"
                             Lớp lớp trai Việt,rạng ngời tổ tông.
                                 Dù cho sông cạn núi mòn,
                             Đoàn quân năm ấy,một lòng sắt son
                                 Đánh tan bè lũ mưu mô,
                             Giữ gìn tấc đất,tấc vàng,nước Nam.
                                                 @
                                 Ba mươi mấy năm đã qua
                             Những người lính chiến,nay đã về già
                                 Tưởng rằng kỷ niệm vùi chôn
                             Nay nhờ VMH mới được thời bùng lên
                                 Ký ức dồn dập bay về
                             Tìm lại đồng đội,một thời thanh xuân
                                 Niềm vui nối tiếp niềm vui
                             Tuổi già sao vẫn cứ còn bâng khuâng
                                                 @
                                 Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay
                            Ước gì lúc đấy,được cầm tay TL         (lúc bị thương,như anh tb Chuẩn ý)
                                 Một bên nhạc,một bên "hoa"
                            Chỉ có bác Lạc,.........................
thơ của lính ! mộc mạc , nhưng nói lên tất cả của một thời mà những năm tháng ( KHÔNG BAO GIỜ QUÊN ! )
 thế này tuấn què chiều thứ 7 hàng tuần lên sinh hoạt cùng anh luân đen thôi .
Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #464 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2013, 07:00:26 am »

Xin chào bác chủ Tuanb5 và các bác tham gia topic "Trung đoàn 88...." Vetran tôi nghe Anhtho nói ý kiến của bác về Kinh Lá bên topic anh Tranphu341. Nhưng do dòng kí ức của bác phú đang ngon trớn, tôi không thể xen ngang nên tôi mạn phép dừng bước hành quân ở Ampin của các bác tham gia topic, trao đổi với bác Tuanb5 mấy ý như thế này thì hợp lý hơn: Những năm đầu thập niên 80 tôi cũng có dịp nhìn thấy loại kinh lá này trong các chùa chiền lớn ở Siemreap, Komponspeu, Komponthom và trong bảo tàng Hoàng Cung. Ngoài loại kinh "khắc" vào mặt lá rồi phủ lên một lớp nguyên liệu màu đen mà tôi nghĩ là nhựa cây sơn, thì tôi cũng chứng kiến loại kinh lá đục suốt hai mặt lá bằng một dụng cụ rất bén và chuyên dụng, nhưng hồi ấy còn trẻ, vô tâm nên tôi không chú ý kĩ mà chỉ nghĩ đến một loại bùa chú gì đấy, hơn nữa những tập kinh này rơi vãi và bị hủy hoại trong thời khơ me đỏ nên ít còn bộ nào nguyên vẹn. Năm 1986 tôi có đọc tài liệu giảng dạy của đại học khoa học xã hội nhân văn Hà Nội in năm 1982 của nhà xuất bản đại học và trung học chuyên nghiêp ấn loát về lịch sử Kampuchea từ thời hình thành đến cuộc chiến diệt chủng. Phần "tôn giáo tín ngưỡng" và phần "Văn minh Angkor" có đề cập đến loại kinh Phật chạm trên lá thốt nốt và những lá cùng họ như lá buông, lá bối với những nội dung cơ bản của năm loại kinh chính trong hàng chục loại kinh phật cả hai hệ phái Nam Tông và Bắc Tông bằng Phạn ngữ với một số chi tiết nói đến những người tạo ra chúng phải là bậc cao niên trong giới Tăng Già có trí tuệ uyên thâm, đạo đức cao trọng và được hiệp thông bởi "Phật tính"tập trung cao độ cả tâm cả lực thông qua một dụng cụ chuyên dụng bằng kim loại để "đục" vào lá thốt nốt lên những bộ kinh mà bác đã có dịp chứng kiến. Tóm lại, theo tôi nghĩ: Kinh được "viết" lên lá thốt nốt và các loại lá dài cùng họ là một báu vật văn hóa tâm linh của người Kampuchea nói chung và dân tộc Khơ me nói riêng ví như kinh mộc bản trong chùa Vĩnh nghiêm, chùa Xá lợi và trong bảo tàng lịch sử của ta vậy. Ngoài ra có lẽ do chất liệu lá thốt nốt khá bền sau khi họ xử lý sao đó để không bị mối mọt, mục nát và rất dai có thể giữ gìn được những kí tự trên đó trong thời gian có thể tính bắng thế kỉ. Bên cạnh đó có lẽ còn phải đề cập đến yếu tố tâm linh vì dù gì bóng hình cây thốt nốt cũng là một trong các loại biểu tượng hồn cốt của dân tộc khơ me bác ạ. Xin có mấy ý mạo muội trao đổi với bác Tuanb5 và mong các bác tham gia topic bỏ quá cho nếu có điều gì bất cập. Chúc các bác khỏe!
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Hai, 2013, 01:09:35 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
y lố 302
Thành viên
*
Bài viết: 549


« Trả lời #465 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2013, 07:15:12 am »


Cám ơn anhtho cho tôi và mọi người biết thêm 1 kiểu viết cũng rất độc đáo cuả người Khmer theo Phật giáo Nam tông. Đó là kinh lá, viết trên  lá buông.
Tiếc rằng đây không phải là kiểu viết mà tôi đang tìm hiểu, anhtho à. Grin Không phải vì khác nhau giữa lá buông và lá thốt nốt. Mà cơ bản khác nhau là cách viết cơ.
Kinh lá là dạng điêu khắc, khắc cho chữ chìm xuống rồi cho mực phủ lên trên chữ (như kiểu quân cờ tướng ta thường chơi vậy)
Còn trên lá thốt nốt tôi đã xem xét rất kỹ, họ châm thủng lá bằng những vết châm liên tiếp (nhỏ hơn đầu tăm) để tạo thành chữ, vết châm tròn vo, sắc nét. Đặc biệt 2 mặt lá đẹp như nhau, vết châm rất ngọt, không có vết sờn via gì cả. Thật là tài tình.

Không biết bác vetran có biết về thứ này không nhỉ? Tôi nhờ anhtho hỏi giúp xem nhé!

Xin chào bác chủ Tuanb5 và các bác tham gia topic "Trung đoàn 88...." Vetran tôi nghe Anhtho nói ý kiến của bác về Kinh Lá bên topic anh Tranphu341. Nhưng do dòng kí ức của bác phú đang ngon trớn, tôi không thể xen ngang nên tôi mạn phép dừng bước hành quân ở Ampin của các bác tham gia topic, trao đổi với bác Tuanb5 mấy ý như thế này thì hợp lý hơn: Những năm đầu thập niên 80 tôi cũng có dịp nhìn thấy loại kinh lá này trong các chùa chiền lớn ở Siemreap, Komponspeu, Komponthom và trong bảo tàng Hoàng Cung. Ngoài loại kinh "khắc" vào mặt lá rồi phủ lên một lớp nguyên liệu màu đen mà tôi nghĩ là nhựa cây sơn, thì tôi cũng chứng kiến loại kinh lá đục suốt hai mặt lá bằng một dụng cụ rất bén và chuyên dụng, nhưng hồi ấy còn trẻ, vô tâm nên tôi không chú ý kĩ mà chỉ nghĩ đến một loại bùa chú gì đấy, hơn nữa những tập kinh này rơi vãi và bị hủy hoại trong thời khơ me đỏ nên ít còn bộ nào nguyên vẹn. Năm 1986 tôi có đọc tài liệu giảng dạy của đại học khoa học xã hội nhân văn Hà Nội in năm 1982 của nhà xuất bản đại học và trung học chuyên nghiêp ấn loát về lịch sử Kampuchea từ thời hình thành đến cuộc chiến diệt chủng. Phần "tôn giáo tín ngưỡng" và phần "Văn minh Angkor" có đề cập đến loại kinh Phật chạm trên lá thốt nốt và những lá cùng họ như lá buông, lá bối với những nội dung cơ bản của năm loại kinh chính trong hàng chục loại kinh phật cả hai hệ phái Nam Tông và Bắc Tông bằng Phạn ngữ với một số chi tiết nói đến những người tạo ra chúng phải là bậc cao niên trong giới Tăng Già có trí tuệ uyên thâm, đạo đức cao trọng và được hiệp thông bởi "Phật tính"tập trung cao độ cả tâm cả lực thông qua một dụng cụ chuyên dụng bằng kim loại để "đục" vào lá thốt nốt lên những bộ kinh mà bác đã có dịp chứng kiến. Tóm lại, theo tôi nghĩ: Kinh được "viết" lên lá thốt nốt và các loại lá dài cùng họ là một báu vật văn hóa tâm linh của người Kampuchea nói chung và dân tộc Khơ me nói riêng ví như kinh mộc bản trong chùa Vĩnh nghiêm, chùa Xá lợi và trong bảo tàng lịch sử của ta vậy. Ngoài ra có lẽ do chất liệu lá thốt nốt khá bền sau khi họ xử lý sao đó để không bị mối mọt, mục nát và rất dai có thể giữ gìn được những kí tự trên đó trong thời gian có thể tính bắng thế kỉ. Bên cạnh đó có lẽ còn phải đề cập đến yếu tố tâm linh vì dù gì bóng hình cây thốt nốt cũng là một trong các loại biểu tượng hồn cốt của dân tộc khơ me bác ạ. Xin có mấy ý mạo muội trao đổi với bác Tuanb5 và mong các bác tham gia topic bỏ quá cho nếu có điều gì bất cập. Chúc các bác khỏe!


Bác Vetran tôi tìm được tài liệu này :
http://www.chuyenluan.net/index.php?option=com_content&view=article&id=2958:nhng-b-kinh-pht-vit-tren-la&catid=104:van-hoa-phat-giao&Itemid=8


Những bộ kinh Phật viết trên lá


Nhiều ngôi chùa Khmer ở An Giang vẫn còn lưu giữ những bộ kinh viết trên lá "Sách tra" - loại cây gần giống cọ hay thốt nốt, ghi chép các câu chuyện dân gian như truyện truyền thân Đức Phật, kinh Nicka, bộ Tam tạng kinh...
 
Hiện ở vùng Thất Sơn có khoảng 40 ngôi chùa Miên còn giữ một số bộ kinh lá, song chùa XvayTon được xem có sở hữu số bộ kinh lá nhiều nhất: hơn 150.
 
Hàng năm cứ vào dịp lễ Tết của người Khmer, các sư cả chùa XvayTon lại lấy kinh lá ra đọc thuyết giáo cho các Phật tử nghe, với các nội dung như chuyện kể dân gian, tục ngữ, thành ngữ...
 


Lá Sách tra được phơi khô, cắt thành mảnh ngang 6 cm, dài 60 cm, được khắc chữ rồi dùng mực mài lên mà thành kinh Phật. Ảnh: Gia Bảo
 

Theo sư cả Chau Sóc Pholly, những bộ kinh lá có ở chùa này, bộ xưa nhất đã hơn 100 năm tuổi, còn bộ mới nhất được ghi chép vào năm 1963 do Hòa thượng Chaoty viết để lại.
 
Cây Sách tra hiện còn rất ít ở vùng Bảy Núi - An Giang, trở nên rất quý hiếm đối với người Khmer. Để làm được một bộ kinh lá phải rất kỳ công. Theo sư cả Chau Sóc Pholly, xưa kia các nghệ nhân phải lựa chọn những đọt non lá thật thẳng, khi đốn xuống dùng ván ép lại thật chặt rồi mang phơi nắng. Đợi đến khi nào lá héo xuống mới cắt ra thành từng mảnh với chiều ngang 6 cm, dài 60 cm.
 
"Phải dùng mũi sắt thật nhọn làm cây viết khắc lên từng chữ lên lá, rồi lấy mực màu thoa lên lá, lau sạch đem lưu giữ. Chữ viết theo nét cổ xưa, nên người từng sống và tu nhiều năm ở chùa mới có thể đọc được", sư cả Chau Sóc Pholly nói.
 
Bộ kinh lá nặng không quá một kg, độ dày mỏng bộ kinh tùy thuộc vào độ dài ngắn của cốt truyện. Mỗi lá kinh chỉ có thể ghi được 5 hàng, nếu người giỏi chữ nghĩa một ngày có thể viết được một lá kinh. Chính vì cách làm rất đặc biệt này, kinh lá Khmer được lưu giữ kỹ cho đến ngày hôm nay đã được trên một thế kỷ mà không bị mối mọt ăn.
 


Những bộ kinh lá được lưu giữ tại chùa XvayTon mà không bị mối mọt hay phai màu nhờ kỹ thuật xử lý công phu. Ảnh: Gia Bảo
 

Các sư cả bảo quản kinh lá bằng cách quấn vải lại từng bộ, giữ trong tủ kính chống ẩm giúp lá ít bị phai màu đi.
 
Năm 1986 chùa XvayTon được Bộ Văn hóa Thông Tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa lưu giữ nhiều bộ kinh lá nhất. Ban quản lý chùa cũng kết hợp với Bảo tàng tỉnh An Giang tìm giải pháp bảo quản những bộ kinh lá độc đáo này để làm tăng thêm giá trị nghệ thuật của bản sắc văn hóa dân tộc Khrme Nam Bộ.
 

Chùa XvayTon nằm giữa trung tâm thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn (An Giang), được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận là ngôi chùa lưu giữ nhiều bộ kinh lá nhất Việt Nam. Tương truyền chùa được xây dựng hơn 3 thế kỷ trên vùng đất hoang vu, có nhiều đàn khỉ sinh sống nên gọi là Xà Tón, tức khỉ kéo nhau. Xà Tón là tên gọi thông thường của người Khmer, tên chính xác ngôi chùa là XvayTon.
 
Gia Bảo

Xin mời các Bác E 88 tiếp tục hành quân .
 
Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #466 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2013, 12:43:33 pm »

Bác Vetran tôi tìm được tài liệu này :

Những bộ kinh Phật viết trên lá
Nhiều ngôi chùa Khmer ở An Giang vẫn còn lưu giữ những bộ kinh viết trên lá "Sách tra" - loại cây gần giống cọ hay thốt nốt, ghi chép các câu chuyện dân gian như truyện truyền thân Đức Phật, kinh Nicka, bộ Tam tạng kinh...
 Hiện ở vùng Thất Sơn có khoảng 40 ngôi chùa Miên còn giữ một số bộ kinh lá, song chùa XvayTon được xem có sở hữu số bộ kinh lá nhiều nhất: hơn 150.
"Phải dùng mũi sắt thật nhọn làm cây viết khắc lên từng chữ lên lá, rồi lấy mực màu thoa lên lá, lau sạch đem lưu giữ. Chữ viết theo nét cổ xưa, nên người từng sống và tu nhiều năm ở chùa mới có thể đọc được", sư cả Chau Sóc Pholly nói.
 Bộ kinh lá nặng không quá một kg, độ dày mỏng bộ kinh tùy thuộc vào độ dài ngắn của cốt truyện. Mỗi lá kinh chỉ có thể ghi được 5 hàng, nếu người giỏi chữ nghĩa một ngày có thể viết được một lá kinh. Chính vì cách làm rất đặc biệt này, kinh lá Khmer được lưu giữ kỹ cho đến ngày hôm nay đã được trên một thế kỷ mà không bị mối mọt ăn.
 Những bộ kinh lá được lưu giữ tại chùa XvayTon mà không bị mối mọt hay phai màu nhờ kỹ thuật xử lý công phu.
 Các sư cả bảo quản kinh lá bằng cách quấn vải lại từng bộ, giữ trong tủ kính chống ẩm giúp lá ít bị phai màu đi.
 Năm 1986 chùa XvayTon được Bộ Văn hóa Thông Tin công nhận là di tích lịch sử văn hóa lưu giữ nhiều bộ kinh lá nhất. Ban quản lý chùa cũng kết hợp với Bảo tàng tỉnh An Giang tìm giải pháp bảo quản những bộ kinh lá độc đáo này để làm tăng thêm giá trị nghệ thuật của bản sắc văn hóa dân tộc Khrme Nam Bộ.
 
Cám ơn bác Y lố 302 về những thông tin mới trong vấn đề này. Tôi hy vọng chúng ta sẽ có dịp tìm hiểu kĩ hơn qua những đàn anh dày dạn chinh chiến và qua những chuyên gia sử học về một nền văn hóa tâm linh láng giềng. Chúc bác và gia đình an khang hạnh phúc.

Xin mời bác chủ Tuanb và các bác tiếp tục hành quân vào Ampin...
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Hai, 2013, 12:55:48 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #467 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2013, 01:04:11 pm »


Xin chân thành cám ơn bác vetran, bác y lố 302 về những thông tin lý thú trên.
Qua đây, tôi cũng nhờ bác tuanb, bác svailo và cá bác e88 từng gắn bó lâu dài với xứ sở Angko. Nếu các bác có thông tin liên quan đến cách viết chữ trên lá thốt nốt của dân K thì cho tôi biết nhé.

Chúc các bác vui, khỏe và viết được nhiều bài mới về Trung đoàn 88 Anh hùng.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #468 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2013, 01:08:42 pm »

xin lỗi bác Tuanb và các bác tham gia topic "trung đoàn 88..." có lẽ cái đầu bị lão hóa của tôi có vấn đề nên nhầm lẫn giữa bác Tuanb5 và bác Tuan nên comment lung tung. Trưa nay, Anhtho nhéo hai cái và nhắc khéo tôi mới tỉnh ra là nhầm. Xin rút kinh nghiệm vì làm lỡ bước hành quân của các bác! Nhưng nỡ rồi và lại có bài của bác Y lố 302 Comment vào thì xin các bác thông cảm bỏ qua, coi như không có bài của Vetran. Vetran cũng mong bác Tuanb5 thông cảm vì vội vàng trông gà hóa cuốc vì không tìm thấy nhà "topic" bác đâu. Xin đại xá
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Hai, 2013, 01:58:16 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
tuanb
Thành viên
*
Bài viết: 775


« Trả lời #469 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2013, 10:38:52 pm »

   Thưa bác VETRAN,có nhầm nhọt mới có đất trồng trọt chứ,tụi em càng vui chỉ thương bác bị hai cái nhéo,nếu bác Anhtho mà đọc tiếp bài "tỏ tình"vừa đây thì chắc hai cái nữa,em sẽ méc nhé....Kính bác thỉnh thoảng sang nhà bọn em,để bọn em thêm "thu hoạch"
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM