Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 03:30:21 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung đoàn 88 ANH HÙNG (phần 5)  (Đọc 224028 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuanb
Thành viên
*
Bài viết: 775


« Trả lời #210 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 01:10:45 pm »

   
     Mình viết "chú lính quân y" là níc linh quâny,đang lang thang trong các topic đấy,tôi coi cậu ta đại diện cho lớp lính trẻ thời bây giờ,tôi phát thèm khi chiêm ngưỡng các bức ảnh lính quân y pót lên mạng,về cuộc sống và sinh hoạt trong re "lính thời bình",nghĩ mà tủi thời anh em mình sao khổ cực thế,còn khổ hơn cả thời chống Mỹ,tôi nói khổ cực chứ không nói về gian nguy nhé y tá 262.
     Nói lính quân y thời anh em mình theo đúng nghĩa nhé,các anh em cùng ăn nằm với bộ đội hay các trạm phẫu tiền trạm thì quá tuyệt vời,ví như ở tiểu đoàn Tuấnb có anh Hùng "trích" y tá d bộ,luôn ưu tiên chăm sóc cánh ts bọn tôi,có khi cả tiểu đội tắm xong trần như nhộng để anh bắt cái ghẻ,rồi sốt rét ư ngày ngày anh xuống theo dõi rất sát sao,anh bảo anh thương tụi bay lính trẻ quê xa quá,mà bọn bay cực quá,bọn tôi coi anh như anh cả.
   Còn các đồng đội ở trạm phẫu trung đoàn,thì cũng miễn bàn,bất kể ngày đêm họ dành giật chúng tôi từ lưỡi hái tử thần,chăm lo từ bát cháo mỗi khi có anh em bị sốt rét ác tính.
   Thế nhưng khi về 7E thực sự Tuấnb bị sốc,trong môi trường khác có đôi đồng chí mình không còn giữ mình,thôi Tuấnb không nhắc lại làm chi,chỉ biết rằng nếu lúc đó có tý chút bôi trơn thì mình sẽ được tiêu chuẩn về nước chữa chân,chứ không phải sau này về vào viện 103 thì các bó dây thần kinh bị đứt lâu ngày nên nó teo lại không nối lại được và mình phải đồng hành với nó suốt quãng đời còn lại
   Lại thưa với bạn loc85c5,đừng tưởng làm anh nuôi là dễ đâu nhé,bạn phải tâm huyết với nghề,phải chịu khó,kiên trì nhẫn nại đấy,các cụ vẫn nói làm dâu trăm họ mà.mình có ông bạn tên Còm sinh ra để làm nghề này,không những thế hắn còn là anh nuôi trạm phẫu của trung đoàn.......miễn chê
Logged
tuanb
Thành viên
*
Bài viết: 775


« Trả lời #211 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 02:07:23 pm »

  Trận đấy mình kiếm được cái mùng chữ A thôi thì sướng phải biết,nên lấy cái mùng cũ kéo cá ở hồ thước thợ,còn bột ngọt bọn mình thu cả xe bò,lúc đầu không biết ông Phương khè dụ gom lại thì có ai đó mách là bột ngọt mới tiếc.Sau đấy nhận lệnh đưa anh ba Tấc lên trung đoàn,cha Sương với Đắc lan đoàn Hà tây mới bổ sung cho ts lại bịn rịn chào nhau (kẻ đi người ở),thấy thế mình mắng té tát hai thằng rồi tôi và Sương dẫn đường đưa anh ba đi,ra ngoài gặp xe vừa chở hàng tiếp tế cho tiểu đoàn cùng quay về trung đoàn,bọn mình leo lên đi nhờ,về đến gần cửa E bộ ăn hụt ngay một trái B của pốt.Mình không mê tín,nhưng thực tế chào chia tay khi đi tác chiến hoặc ăn cơm khê,thổi nòng súng,mình thấy cũng linh nghiệm đấy chứ

 À quên,hôm rồi sau chừng ấy năm mới gặp lại anh Lý toét,ông bảo anh không bao giờ quên được hình ảnh Tuấnb ngày ấy,mặc cái quần đi rừng dách hết đằng trước mày mặc quay ngược lại,hôm nay tao hình dung lại Tuấnb ngày ấy và thời hiện tại   

 Hôm nay Tuấnb lưu ý bác Svailo,chính xác sáng ngày 14/1/79 trinh sát và bộ binh D1 E 88 F302 đánh chiếm đồn biên phòng của pốt ở núi Cóc,truy kích tới đồn biên phòng Thái thì được lệnh rút về,tối hôm đó đài BBC đã loan báo "một đơn vị,biệt danh hổ xám....đã chạm trán với lính Thái"
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 02:30:13 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #212 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 02:12:42 pm »

 Lão tuanb than thân trách phận đây. Grin

 Cái thằng lính chiến đấu nó đối với nhau bằng tình thương yêu mang tính cộng sinh bác ạ. Có mày tao bớt gánh nặng, có tao mày đỡ thức trắng cả đêm để gác và quãng thời gian được chia đôi mỗi đứa giữ 1/2 thời gian ấy. Đại loại thế, nhưng cũng có nỗi "ưu phiền" riêng là: Có con gà thì buộc phải chia đôi và tao hay mày không được ăn nguyên con gà. Tuy nhiên lúc chiến đấu cũng chia lửa đều cho nhau. Grin

 Cái tình ấy gắn kết giữa những thằng lính lúc gian nan, chiến đấu. Thân thương, quan tâm săn sóc nhau lúc ốm đau bệnh tật hoặc khi bị thương bằng tình "đồng bọn" là chuyện hết sức bình thường, dựa vào nhau mà sống, dựa vào nhau mà tồn tại, dựa vào nhau để đi qua và ai cũng mong mình và đồng đội khác cùng dìu nhau đi qua lúc khó khăn ấy.

 Chuyện "bôi trơn" thì thời chúng ta đã có, đã bắt đầu thấy xuất hiện nhất là ở tuyến sau. MK, thằng lính phía trước trên răng dưới ca tút, đánh nhau như những thằng điên, quần một manh, áo một mảnh giữ được cái mạng đã là khá lắm rồi thì lấy quái gì ra để bôi trơn mà có kẻ còn đòi. Lính thương tật đau ốm nằm viện rách như tổ đỉa, giặt cái quần mang phơi khô mà còn phải ngồi canh vì xểnh ra là mất, nhãng ra một tý là nó biến vào mấy cái dạ dày luôn lép kẹp của chúng nó rồi. Càng xa chiến tuyến thì giá trị về tình đồng đội nó cũng giảm đi nhiều, thực tế cuộc sống với những yêu cầu nhỏ nhặt len lỏi đứng giữa chữ đồng và đội bác ạ. Grin

 Ai bảo làm anh nuôi là sướng và dễ? Nhiều thằng bị ép làm anh nuôi đấy. Tôi chứng kiến 1 thằng lính cùng E từng vác tới 24 quả đạn cối 60ly đi chiến dịch khi nó chối nhiệm vụ làm anh nuôi, CTV C nó "lừa miếng" để buộc nó phải nhận nhiệm vụ khi nó hớ hênh phát ngôn 1 câu: Làm gì cũng được, vác nặng mấy cũng được, ác liệt mấy cũng được miễn là không phải làm anh nuôi. Nó bị gắn cho cái đòn 20 quả đạn cối 60ly và 4 quả nữa trong ba lô, ngoài ra đủ 2 cơ số gạo hành quân nữa, khoảng 10kg gạo tất cả thì nguyên gạo và đạn đã là 55kg rồi chưa kể nhiều thứ khác, nó lệt bệt ậm ạch đi theo đội hình sang ngày thứ 3 thì nó xin đầu hàng ông CTV và chính thức nhận chức vụ "nhọ đít". Grin

 Làm anh "nhọ đít" thì không phải chiến đấu, lúc tác chiến thì nhóm này lùi về đội hình D bộ, tất nhiên sắc xuất "teo" ít hơn nhiều so với lính BB, ấy thế mà chả ai thích cả, đánh nhau thì đánh chả sợ, ấy thế mà lại sợ làm anh nuôi. Vì vậy đơn vị nào có thằng anh nuôi chung thân và có tâm với anh em là quý lắm đấy. Kể ra anh nuôi nhiều thằng rất tài, mùa mưa trong rừng nước đổ như trút lên đầu, ấy vậy mà chỉ một tý là có cơm nóng cho anh em ăn rồi, ở rừng thì cải thiện kiểu ở rừng, măng tre hay lá rừng cái gì nuốt được là anh nuôi biết hết, cần kiệm góp nhặt từng tý rồi chia đều cho anh em luôn có tý chất, mùa khô lẵng nhẵng gánh đồ với nước theo đội hình đơn vị, quần áo luôn nhem nhuốc nhọ nồi và lúc nào cũng mồ hôi mướt mải để anh em có bát cơm ngon có sức mà chiến đấu. Đáng quý lắm đấy. Grin
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 04:36:36 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #213 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 03:56:11 pm »

...
Cái tình ấy gắn kết giữa những thằng lính lúc gian nan, chiến đấu. Thân thương, quan tâm săn sóc nhau lúc ốm đau bệnh tật hoặc khi bị thương bằng tình "đồng bọn" là chuyện hết sức bình thường, dựa vào nhau mà sống, dựa vào nhau mà tồn tại, dựa vào nhau để đi qua và ai cũng mong mình và đồng đội khác cùng dìu nhau đi qua lúc khó khăn ấy.

 Chuyện "bôi trơn" thì thời chúng ta đã có, đã bắt đầu thấy xuất hiện nhất là ở tuyến sau. MK, thằng lính phía trước trên răng dưới ca tút, đánh nhau như những thằng điên, quần một manh, áo một mảnh giữ được cái mạng đã là khá lắm rồi thì lấy quái gì ra để bôi trơn mà có kẻ còn đòi. Lính thương tật đau ốm nằm viện rách như tổ đỉa, giặt cái quần mang phơi khô mà còn phải ngồi canh vì xểnh ra là mất, nhãng ra một tý là nó biến vào mấy cái dạ dày luôn lép kẹp của chúng nó rồi. Càng xa chiến tuyến thì giá trị về tình đồng đội nó cũng giảm đi nhiều, thực tế cuộc sống với những yêu cầu nhỏ nhặt len lỏi đứng giữa chữ đồng và đội bác ạ. Grin
...

Rất hay, rất hay. Hai chữ đồng đội trong chiến đấu là tất cả những gì cao quý nhất. Vậy mà khi về tuyến sau được yên ổn tí chút lại có cái gì đó len lỏi giữa 2 chữ đồng đội, làm nó tách ra thành "đồng" $$$ và "đội" gì đó lên, đạp đồng đội xuống, cay quá chừng. Đúng, và đáng buồn hơn nữa, xét thời bây giờ đôi khi cũng đúng nốt, thế mới chết người ta. Câu này hay nhất trong tuần bìnhyên ơi.

@loc85c5: yta262 không còn nhớ bao lâu mới cấp, cấp bao nhiêu kim, khi ấy y tá toàn xài kim sắt chuôi ny lông, kim bằng sắt hoàn toàn rất ít và bị mòn nhiều và bị sét, dễ bị cong kim nếu mạnh tay. Mỗi lần chích đều phải nấu kim tiêm và ống chích (xy lanh) mới bảo đảm vệ sinh. Đúng ra kim chuôi ny lông xài xong là bỏ ngay nhưng cũng vì cái nghèo, không đủ kim nên y tá phải tận dụng nấu đi nấu lại kim vì nếu chỉ xài kim sắt thì khi lụi vào kim đi không ngọt, nghe như nó xé thịt, đi tới đâu anh em la đau đến đó, y tá nghe chịu không nổi. Trong chiến đấu hay lúc khẩn cấp thì phải lấy kim chuôi ny lông mới xé trong bao ra, không làm sao có thì giờ và lửa củi để nấu kim. Thường thì hưởng ké anh nuôi xin tí than tí củi để nấu kim và ống chích (xy lanh).
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 04:28:44 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
linh_8_78_88_68
Thành viên
*
Bài viết: 793

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa....


« Trả lời #214 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 03:56:32 pm »

Bọn lính chúng tôi thì ai cũng là anh nuôi cả, trừ B trưởng, B phó. Trong B, mỗi ngày thay nhau nấu cơm, gặp hôm được lệnh vắt 3 nắm cho từng người cho ngày hôm sau vì sẽ hành quân liên tục và đánh cứ địch luôn nên hôm này vất vả vô cùng....Xuống suối lấy nước, phải bò xuống vực sâu hơn 40 mét gần như dựng đứng, nồi thì ăn liền, hai nồi khác để vắt....Hì...Hì...Chua không tưởng tượng được, rồi cũng xong!

Nếu không khéo mà cơm bị cháy khét thì bị một trận vì mấy ông lính cũ cứ tin rằng sẽ có chuyện....
Logged
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #215 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 06:27:58 pm »

Ông anh hai sống zai cũng còn được vài cây kim cũ dù không còn bén cho lắm. Có thể gọi rằng ông anh vẫn mai dù sau có vài cây kim trong tay cũng giúp bác không khó khăn trong chuyên nghiệp của bác  Grin

Cứ 912 khi chiếm xong,trên để lại D pháo gồm 2 khẩu 105 của C6,2 khẩu 105,C4,2 85 của C5,trụ lại tại Đôn-sa bác có tin không?..y tá D chỉ có một cây kim chích+ống chích bằng thủy tinh Huh,vậy đó " cặp bài trùng " đó,mông anh nào cũng hiện diện hai bên mông mỗi bên một hủ quy nin,từ cây kim nguyên thủy đâm chú đội cho hết mùa mưa cây kim chỉ còn độ dài phân nữa so với lúc ban đầu,độ bén thì dừng mơ mộng. Bác y khi đó khi chích thường,thường giơ tay cao lên cứ 45 độ mà khai hỏa,kim mòn mà phóng như thế thì anh nào không nhổng mông lên thua gì em cũng thua Grin,có anh đau quá cự nự với bác y chí choé bác y lúc ấy cũng thông cảm cho mấy chú sốt rét rừng,hi.hi.hi...đến lúc mấy tay ù tai quên số nhà mà lên cơn,thì nên tránh mặt các bác bị sốt lên cơn,niếu hắn âm ỉ chuyện gì đó thì nên tránh mặt hắn Cheesy Grin. Em cũng không nghĩ chúng ta khó khăn đến mức độ ấy. Vậy thì tại sao?đến nay em cũng chịu không hiểu vì sao Grin Grin
Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #216 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 06:59:42 pm »

  ...
 Hôm nay Tuấnb lưu ý bác Svailo,chính xác sáng ngày 14/1/79 trinh sát và bộ binh D1 E 88 F302 đánh chiếm đồn biên phòng của pốt ở núi Cóc,truy kích tới đồn biên phòng Thái thì được lệnh rút về , tối hôm đó đài BBC đã loan báo "một đơn vị,biệt danh hổ xám....đã chạm trán với lính Thái"

  ******88
  Ây dà ! Chú Tuanb nhớ nhầm tí tị tì ti rồi : Sáng 14/1/79  d1 của các bạn chưa thể nào lên tới núi Cóc được !

     * Sáng 13/1/79 đánh Chăp đay . Tối 13/1 cả E ngủ lại ở cầu Cháy  Chôngkal
     * Sáng 14/1 chiếm Chôngkal . Chiều 14/1 lên Sầm rông lùa Pốt xuống Hồ sen . Đêm 14/1 thần tốc đi tiếp , gặp địch đang dựng phòng tuyến " Chap đay 2 " ở ngã ba  Phà_ong , cũng trên 1 trảng trống . Trời tối mò như hũ nút , lính ta ước lượng nện cấp tập ra trảng , địch bất ngờ  số chết số bị thuơng ... bung chạy , hầm hào  đang dang dở gần xong .( nếu để sáng hôm sau d1 mới tiến , thì chắc chắn sẽ lại có vài chục em nằm lại tuổi 20 cùng tăng với pháo )
     * Mờ sáng 15/1 mới lên tới núi Cóc , nện Pốt và Thái biên phòng ở cửa khẩu Osamech .

  Các sự kiện  Tuanb nhớ chính xác , ngày tháng thì " hơi lộn " . Tiến nhanh được vậy , trận giải phóng Sầm rông chắc sẽ còn hay hơn , không chỉ là bắn " vịt Pốt " dưới hồ sen - nhưng sức nào mà đi cho nổi

  * @Yta262 : " Đồ cổ " Quân trang của TQ quả thật là miễn chê : Mũ cối , bao xe , ba lô ,màn tuyn ( vuông nằm giường , chữ A nằm võng ) võng dù , võng gabadin , quần áo Tô châu , dày vải cao cố , dép cao su đúc , hăng gô hộp vuông , bi đông nhôm , túi thuốc cá nhân ... .
( Đồ Pốt sau này nón mũ , áo quần dùng toàn loại vải mỏng cực bền thay cho vải gabadin dày cộp không phù hợp nhiệt đới nóng ẩm mưa lụt , chui rừng lội mương ... , chú nào thu được thì có mà sướng run .Riêng dép cao su đúc thì hiếm )
  Đồ cổ lính lác Para toàn vải nilon dày cứng như mo nang , dày Bốt_đờ_sô vải bạt cổ cao tới ngang ống chân ... mặc chụp hình hoặc " nhe ne_ry " ( cua gái ) thì oách , nhưng hành quân thì ... chết ngắc ! ( đồ sĩ quan hàng USA thì ngon , tuyệt nhất là cái balo dù )
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #217 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 07:11:11 pm »

...
Bác y khi đó khi chích thường,thường giơ tay cao lên cứ 45 độ mà khai hỏa,kim mòn mà phóng như thế thì anh nào không nhổng mông lên thua gì em cũng thua Grin,có anh đau quá cự nự với bác y chí choé bác y lúc ấy cũng thông cảm cho mấy chú sốt rét rừng,hi.hi.hi...đến lúc mấy tay ù tai quên số nhà mà lên cơn,thì nên tránh mặt các bác bị sốt lên cơn,niếu hắn âm ỉ chuyện gì đó thì nên tránh mặt hắn Cheesy Grin. Em cũng không nghĩ chúng ta khó khăn đến mức độ ấy. Vậy thì tại sao?đến nay em cũng chịu không hiểu vì sao Grin Grin

Lộc hơi đi sâu vào bí mật nghề nghiệp, đúng ra là xoi mói đời tư của y tá rồi, có biết không? Yta262 xin mượn topic của e88 để trả lời thẳng vô vấn đề cho Lộc và các bác có thắc mắc: kim thì bán được bao nhiêu so với thuốc men? Ngon ăn nhất là thuốc trị sốt rét, quinine TQ và của Mỹ là cao giá nhất. Đợt bổ sung nào cũng có thuốc sốt rét các loại, nào thuốc ngừa, thuốc phòng, thuốc chữa, thuốc chích. Vậy thuốc cũ không xài để làm quái gì cho chật túi thuốc? Vả lại các bác cũng biết rồi, thuốc nào cũng có "đát" (date) của nó, quá đát bỏ đi thì uổng, vậy đem ra phân phát cho dân CPC người ta xài, dân thương thì cho lại cái gì cũng được, tình quân dân như cá với nước vậy thì có gì mà ồn ào chứ  Cheesy. Như bác lucpet-abc nói, dân CPC "nhạy" thuốc lắm, chỉ cần vài liều quá đát cũng khỏi bệnh. Hết bệnh họ khen y tá VN giỏi. Khà khà. Dân CPC nhạy thuốc chẳng qua nhờ Pôn Pốt: mấy đứa yếu đã suy dinh dưỡng vì lao động quá sức nên bị bệnh chết cả rồi, còn lại là dân chúng khỏe mạnh thì mình cho họ uống thuốc quá đát cũng hết bệnh, cũng đâu có gì quá đáng, mấy năm trời lầm than dưới thời Pôn Pốt họ có được thuốc thang gì đâu mà cũng còn sống nhăn răng ra kia kìa. Chả giấu gì các bác, yta262 đâu có tội vạ gì phải trưng đát ghi trên lọ thuốc cho họ coi làm gì, họ chỉ cần biết thuốc của "com tốp Dziệt Nam" (bộ đội VN) số một là đủ rồi!
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 11:20:25 pm gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #218 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 07:22:57 pm »

Bác ơi! Em chỉ nói thời em thôi bác ạ! Em biết chứ chả là bao nhiêu em không nghĩ tối về mấy bác quân y Grin. Nhưng sự việc đó có thật,em không nêm thêm chút mì chín nào cả ông anh ơi!tội em quá bác. Nên em mới nói đến giờ em không hiểu vì sao như vậy,hi.hi,tại em thẳng quá dể hiểu lầm câu nói ông anh ơi Cheesy Grin
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #219 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2012, 07:37:48 pm »

  Đồ cổ lính lác Para toàn vải nilon dày cứng như mo nang , dày Bốt_đờ_sô vải bạt cổ cao tới ngang ống chân ... mặc chụp hình hoặc " nhe ne_ry " ( cua gái ) thì oách , nhưng hành quân thì ... chết ngắc ! ( đồ sĩ quan hàng USA thì ngon , tuyệt nhất là cái balo dù )

 Ba lô dù của Mỹ phía sau lưng có mấy thanh thép mỏng đan chéo, cóc ba lô không dùng dây buộc như của ta mà là 2 khóa nhựa đóng mở, quai ba lô có đệm mút êm vai và cả cái ba lô cao thành hơn ba lô TQ nhiều. Loại ba lô này trong Phnom Penh có nhiều, lác đác lính ta vẫn dùng. Dép cao su và ba lô xịn của TQ sản xuất hẳn hoi sau 7.1.1979 trong Phnom Penh có cả kho, BY có thằng bạn bên D8 E209 mang sang cho 1 đôi đi suốt mấy năm liền, nhẹ và đẹp hơn dép cao su của Pốt sản xuất. Một điều rất lạ là có kho quân trang vải gabadin màu xanh lá cây sẫm, xanh tới mức gần sang màu xanh lá cây đen, vải kaki bóng, dày như gabadin TQ cũ, kiểu cách may giống quân trang của ta như đúc, từ cái cúc áo quần cũng giống luôn, chỉ có điều to rộng đến bát ngát so với khổ người của lính ta, đường kim mũi chỉ khá ẩu so với đồ TQ cũ và giặt vài lần nó chuyển sang màu nước dưa rồi trắng dần, vải bền lâu rách.

 Không rõ Pốt may hay hàng TQ viện trợ cho Pốt và tại sao chúng lại may quân trang giống ta như vậy. BY nghe các sếp cũ nói lại: Ngày đó F7 trúng kho quân trang ngon của Pốt nên cho chuyển hết ra rừng quanh Phnom Penh cất giấu, sau này phát bổ sung cho lính F7 rất nhiều, ngoài ra có áo may ô cả có tay và không có tay của TQ trắng tinh, nguyên mác TQ trong túi nylon. Sang khoảng giữa năm 1980 lính ta ở K được phát áo trấn thủ chống lạnh và ruột tượng đựng gạo khi hành quân mang vác, được thời gian thấy thu lại để phát cho đơn vị khác.

 Sau này đồ y tế của TQ rất nhiều, bắt tù binh hoặc thu chiến lợi phẩm đều thấy, vẫn ống tiêm bằng thủy tinh và hộp nhựa y tế cá nhân giống lính ta thời KCCM, vẫn hộp đựng ống kim tiêm bằng nhôm trắng.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM