Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:14:33 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phi công tiêm kích (phần III)  (Đọc 243384 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #290 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2016, 02:43:26 pm »

Xin phép bác Phicôngtiêmkích.
Bạn ngthi96 vào link này mà xem:
Phi công Ace Liên Xô trong Thế chiến II - A.L.Kozhevnikov (1917-2010) http://airaces.narod.ru/all3/kozhevnk.htm
http://www.warheroes.ru/hero/hero.asp?Hero_id=3421
"Những phi đội bay về phía tây": «Эскадрильи уходят на Запад» — Ростов-на-Дону, 1966.

Chiếc máy bay trên hình là chiếc P-39Q AirCobra của A.L.Kozhevnikov.
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #291 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2016, 09:04:53 pm »

Cám ơn qtdc đã trả lời hộ câu hỏi của ngthi96. Tôi rất hâm mộ và quý trọng, thậm chí tôn sùng những người Anh hùng phi công của Liên-xô. Họ là những người tài ba, quả cảm, sống hết mình vì mục tiêu giành độc lập cho đất nước, yêu hết mình với người yêu, bạn hữu, giành trọn cuộc đời cho bầu trời .... Cuốn "Những phi đội bay về phía Tây" đến với tôi một cách rất tình cờ. Sau khi tôi đọc xong và quyết định phải dịch cho bằng được. Đây là cuốn thứ hai mà tôi dịch (sau cuốn "Tiêm kích sống bằng chiến trận" của Nguyên soái Không quân, phi công chiến đấu Công Huân, đã được tặng thưởng 2 lần danh hiệu Anh hùng Liên-xô, nguyên là Hiệu trưởng Học viện Không quân mang tên Iuri Gagarin. Ông đã tham gia chiến tranh từ tháng 12 năm 1942 với cương vị là một phi công chiến đấu, tham dự 143 trận không chiến, bắn rơi 46 máy bay địch và cùng đồng đội tiêu diệt 8 chiếc khác). Hồi đó, khi ta chưa tham gia vào luật quyền tác giả nên việc xuất bản có nhiều thuận lợi hơn bây giờ. Hiện nay thì ngặt nghèo hơn nhiều, và có lẽ phải như vậy mới đúng. Năm 2015, nhân 70 năm ngày chiến thắng phát xít Đức, một số bạn của tôi đề nghị tái bản mấy cuốn của tôi dịch nhưng không được vì không thể liên hệ được với các tác giả, xin phép sự đồng ý của họ. Rồi đến cuốn tôi dịch gần đây "Những Anh hùng bầu trời Hắc Hải" thì cũng vấp phải khó khăn như vậy. Giangtvx có ý tưởng (và đang thực hiện) là số hóa và đưa các cuốn tôi dịch lên trang nhà. Tôi đã đồng ý. Cũng xin thông báo để các đồng đội biết vậy.
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #292 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2016, 05:42:57 pm »

Xin chào bác Phicôngtiêmkích. Xin bác cho hỏi:

- "Trung đoàn đã tổ chức bay huấn luyện được 35 ban bay với 616 lần/chuyến, đạt gần 320 giờ bay" Vậy ban bay là gì? Một ban bay có bao nhiêu thành phần, có bao nhiêu người, ban bay tồn tại trong bao lâu ...?

- "Hết A-Zôt rồi! ... Hết A-Zôt thì lấy A-Ngu mà tra!" Xin được hỏi A-Zôt là gì, nó có vai trò gì trong MiG-21?

-"Khi về hạ cánh phải lập hàng tuyến": Lập hàng tuyến là thế nào ạ?

- Bác cho hỏi: sau ngày ta có công bố (hoặc dự đoán) nguyên nhân tai nạn của anh Hòa và anh Lanh không, nếu có thì chi tiết kỹ thuật là gì?

(Những phần in nghiêng là những là những phần trích từ các tác phẩm của bác Phicôngtiêmkích)
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Bảy, 2016, 02:53:24 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

tungngth
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #293 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2016, 10:08:44 am »

"Mình trân trọng những "con chữ con nghĩa" và cũng không hề thích kiểu "tự đánh bóng bản thân". Có sao thì nói vậy là hơn..."

Biết nói gì hơn từ cảm phục nhân cách và bản lĩnh!

Họ là những người anh hùng, nhưng nói như một người anh hùng không cần được tuyên dương "Sống sót đã là hạnh phúc, còn bùi ngùi chi một chút danh!"
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #294 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2016, 11:51:21 am »

xuanv338 chào các bác. chào tungngth.  Khách tới nhà đông đúc, có cả những câu phỏng vấn anh phicongtiemkich mà chủ chắc lại bận về quê , hay lại đang viết sách! Hôm nay nhà anh tiêm kích có anh khách lạ tới nhà. Thành viên mới toanh của diẽn đàn. xuanv338 đọc mấy dòng chữ đỏ thấy băn khoăn ý khách nói gì? Già lão lẩm cẩm đọc chẳng hiểu gì, lại phải cái tính thích tò mò.
Logged
tungngth
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #295 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2016, 12:31:05 pm »

Chúng em lớp hậu sinh, chỉ biết "kính lão đắc thọ" mà thôi, đâu dám đoán ý các bậc tiền bối ""Lục thập nhi nhĩ thuận" (Khổng tử)!
Vả lại, người xưa đã có câu "Ý tại ngôn ngoại", e lại "vẽ rắn thêm chân"!
Còn với bác Không quân tiêm kích, chúng em là "con cháu trong nhà" (cùng là con cháu người "nhà Trời"), bác ạ Smiley
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #296 vào lúc: 20 Tháng Bảy, 2016, 03:40:21 pm »

Cảm ơn tungngth đã giải thích câu tò mò của lính già. Chúc người nhà trời bạn khỏe và luôn vào động viên trang cùng các cựu lính.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Bảy, 2016, 06:08:51 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #297 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2016, 05:03:14 pm »

Chào người bạn mới : tungngth ! Chào Xuanv338 và các đồng đội ! Mấy ngày vừa rồi, tôi vừa ở quê giải quyết mọi chuyện, vừa đi viếng các nghĩa trang, thắp nhang cho các đồng đội đã "xếp lại những đôi cánh của mình" trong những trận không chiến năm xưa hoặc bị tai nạn năm nào ... nên chưa vào trang được. Nay về "nhà" thấy có khách lạ rồi nhiều câu hỏi của khách quen nữa nên tôi phải hối hả trả lời ngay.
Trước tiên là nồng nhiệt đón tungngth đã thăm nhà và hy vọng sẽ được gặp nhau thường xuyên hơn. Xuanv338 thì cũng đừng đi "buôn FB" nhiều nữa, thi thoảng về nhà cho anh em còn gặp.
Bây giờ thì xin trả lời những câu hỏi của giangtvx :
Ban bay có ban bay ngày và ban bay đêm. Nó mang ý nghĩa của một ngày huấn luyện bay. Mà một ngày huấn luyện bay có thể có một ban bay mà cũng có thể có vài ban bay. Bắt đầu ban bay là phải bay trinh sát khí tượng, nếu thấy đủ tiêu chuẩn cho các bài bay thì ban bay được tiến hành. Trong ban bay, các phi công có thể của một phi đội hoặc vài phi đội tham gia với khá nhiều bài bay khác nhau tùy thuộc vào trình độ của phi công tham gia. Có những bài bay hồi phục kỹ thuật. Có những bài bay đề cao. Có những bài bay kiểm tra phê chuẩn cho bay với kỹ thuật cao hơn. Có những bài bay trong không vực, bài bay đánh chặn, bài bay ở độ cao cực thấp, độ cao thấp, độ cao trung bình, độ cao cao v.v. Nghĩa là các bài bay trong một ban bay rất đa dạng. Kết túc ban bay khi các chuyến bay trong kế hoạch chuẩn bị bay được hoàn tất. Cũng có khi ban bay không thực hiện 100% kế hoạch vì một lí do nào đó như thời tiết hoặc những hỏng hóc lớn, tai nạn bay ...ảnh hưởng trực tiếp tới ban bay là phải dừng bay. Mở đầu ban bay là phải bắn một phát pháo hiệu đỏ lên trời và kết thúc ban bay là bắn một phát pháo hiệu xanh. Các thành phần tham gia trong ban bay thì phải tính cả những thành phần ở ngoài sân bay và trong các Sở chỉ huy. Thành phần ngoài sân bay gồm có các phi công tham gia ban bay, các thành phần phục vụ ban bay như đội ngũ kỹ thuật (thợ máy, các thành phần của các trang thiết bị trên máy bay...), đội ngũ hậu cần : từ các lái xe các loại đến các anh chị em quân y, nuôi quân, sân đường, cảnh vệ ...Rồi đến các thành phần của Tham mưu, Huấn luyện, Chính trị ... nghĩa là rất đông các thành phần ở ban bay và ban bay càng lớn thì các thành phần tham gia càng đông. Phải tính đến cả các thành phần trong các Sở chỉ huy như người trực chỉ huy, rồi các thành phần trực huấn luyện, tham mưu, hậu cần, kỹ thuật, chính trị ở Sở chỉ huy nữa. Khi Trung đoàn A bay huấn luyện thì Trung đoàn B làm sân bay dự bị cũng phải triển khai gần như Trung đoàn A với các thành phần bảo đảm, sẵn sàng tiếp nhận máy bay của Trung đoàn A có sự cố về hạ cánh. Sở chỉ huy Quân chủng cũng phải trực đủ các thành phần...Rồi đến các Sở chỉ huy của các đơn vị hiệp đồng như Tên lửa, Pháo Phòng không ... cũng phải biết thời gian của ban bay để hiệp đồng đảm bảo an toàn... Nhiều thứ lắm, Giangtvx ạ ! Để "tung" được một máy bay lên trời là hàng chục thành phần tham gia, không đơn giản tí nào đâu !
Logged
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #298 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2016, 05:33:24 pm »

Trở lại vấn đề ban bay một chút. Ban bay kéo dài tùy theo kế hoạch bay lập nhiều hay ít và thời tiết cùng các lí do khách quan nữa tác động. Đồng thời, nếu kết hợp cả ban bay ngày và ban bay đêm thì thời gian lại dài hơn nữa vì có cả thời gian ngày và đêm.
Còn Azôt thì là loại khí ni-tơ hóa lỏng tra nạp cho tên lửa không đối không (loại R-3S) giúp làm mát cho tên lửa sau khi phóng ra khỏi máy bay. Cũng từ bác Yêng - trạng Yêng của Sư đoàn mà có câu như là thành ngữ về A zốt - A ngu vậy !
Vấn đề lập "hàng tuyến" để vào hạ cánh thì thế này : đấy là ngôn từ thuộc về bay. Sau khi hoàn thành các bài bay ở các không vực bay hoặc đi từ nơi khác về, kể cả trong chiến đấu... muốn vào hạ cánh thì phải lập "hàng tuyến". Hàng tuyến có thể cơ bản như huấn luyện, có thể hẹp hoặc rất hẹp, mà cũng có thể biến tướng - nó xảy ra trong chiến đấu. Hàng tuyến cơ bản là một hình hộp ở trên không, một cạnh với trung tâm là sân bay, còn ba cạnh kia có thể ở bên phải hoặc bên trái sân bay. Nếu ở bên trái thì gọi là hàng tuyến trái và ngược lại. Bài bay cơ bản để huấn luyện việc cất hạ cánh là : sau khi cất cánh lên, thu càng rồi thu cánh tà, đến độ cao chừng 300 mét thì làm vòng môt, bay vuông góc với sân bay. Tiếp đó là làm vòng hai - bay song song với sân bay ở độ cao 600 - 700 mét tùy theo địa hình ở sân bay. Sau khi thả càng xong thì làm vòng ba gần như vuông góc với sân bay (song song với vòng một) và tiếp tục ngoặt vào vòng bốn - tức là đối chuẩn với sân bay để xuống hạ cánh. Cụm từ "hàng tuyến" chắc xuất phát từ "tiếng Tàu" do các phi công bậc đàn anh dịch và áp dụng nên cứ thế truyền lại cho các thế hệ sau và rồi dùng mãi thành quen, Giangtvx ạ !
Chuyện tai nạn của các anh Hòa, Lanh ... với cá nhân tôi đấy là do sai lầm của phi công. Ở trên trời, chỉ một sai sót nhỏ, thậm chí rất nhỏ cũng có thể đổi bằng cả tính mạng mình. Hầu như tất cả các tai nạn bay, thoạt đầu là do trục trặc kỹ thuật, do thời tiết hoặc do một lí do khách quan nào đó gây ra, nhưng tiếp theo là phải do phi công. Xử lí đúng, xử lí chuẩn và kịp thời thì hoàn toàn có thể khắc phục được mọi tình huống. Chỉ cần một chút chủ quan, một chút sơ sẩy thôi là không thể nào kịp được... Cho nên, trong Không quân của ta cũng như của hầu hết tất cả các nước đều có câu chúc : "Chúc cho số lượng cất cánh và hạ cánh luôn bằng nhau !". Câu chúc ngắn gọn vậy thôi nhưng phải phấn đấu thực hiện đến ... phát ốm lên được đấy !
Logged
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #299 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2016, 05:55:00 pm »

        Vâng, cám ơn bác đã cho em và mọi người về không quân và mày bay.

        Phải rất yêu đơn vị, yêu cuộc sống ở đơn vị, yêu trung đoàn lắm lắm thì mới viết được như trong "Đi xa ngoảnh lại". Hết sức gian khổ, khó khăn, thiếu thốn  nhưng cuộc sống ở trung đoàn tiêm kích 931 thật là đẹp. Nhưng bác cho hỏi là với điều kiện khó khăn thiếu thốn như vậy, làm sao lo đủ cho định mức ăn (vốn rất cao) của phi công. Nhà ở của phi công trên 931 như thế nào (nứa, lá, gỗ, xây)? có được đường hoàng không? Mùa lạnh có đủ ấm không?
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM