Lịch sử Quân sự Việt Nam

Máu và Hoa => Một thời máu và hoa => Tác giả chủ đề:: hong c9d3e866 trong 01 Tháng Mười, 2014, 11:36:38 pm



Tiêu đề: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 01 Tháng Mười, 2014, 11:36:38 pm
 Bác Phicongtiemkich cho tôi hỏi thêm một chút: Tôi đọc và biết rằng máy bay Lisunov Li-2 là máy bay vận tải quân sự với thiết bị phòng vệ ( Được định danh vào ngày 17 tháng 9 năm 1942) khi đọc bài viết của bác lại có chi tiết là sau này bộ đội ta mới lắp thêm súng máy cho nó. Vậy thiết bị phòng vệ của biến thể  là  gì và được gắn vào đâu. Mong bác thông cảm vì tính tò mò của tôi ;D ;D ;D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần II)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 02 Tháng Mười, 2014, 03:29:08 pm
 Tôi được biết rằng, máy bay vận tải Li-2 ở mình làm nhiệm vụ vận tải thì không hề có súng ống phòng vệ nào cả. Trong thời gian ta vận chuyển hàng ủng hộ phía các bạn Lào, anh Đinh Tôn đã bị mấy lần bọn B-26 uy hiếp. Sau rồi về phải họp chi bộ, ra nghị quyết đàng hoàng, rằng cho phép dùng súng máy để tự bảo vệ. Tháng 7 năm 1962, anh Đinh Tôn bị B-26 của phái hữu Lào kèm, anh đã cho mở cửa sổ phía bên phải máy bay, nghiêng sang phía máy bay địch chừng 20 - 30 độ để mở rộng góc bắn và cũng là để không bắn vào đuôi ngang của máy bay mình. Anh Phan Thanh Liêm đã dùng súng RPK bắn đạn vạch đường vào B-26 và thằng ấy chuồn ngay.
 Trong chiến tranh thế giới thứ hai, loại máy bay này làm nhiệm vụ của máy bay ném bom, chính vì vậy mới được trang bị những vũ khi để tấn công và bảo vệ mình. Ở ta thì tôi không thấy những thứ ấy vì nó đơn thuần chỉ là máy bay vận tải thôi. Phi công bọn tôi từng được nó "cõng" lên trời để nhảy dù và hầu như anh nào cũng sợ nó vì ngồi lên đấy thì 10 anh có lẽ phải 7 -8 anh nôn ọe, bởi nó rung lắc ghê gớm, chúng tôi đạt cho nó cái tên "Thần sấm mửa". Đặc biệt phi công Anh hùng Vũ Xuân Thiều thì sợ nó một cách kinh khủng, lần nào ngồi trên ấy cũng nôn mật xanh mật vàng, tới mức khi xem phim thấy nó bay trên màn ảnh mà còn nôn thì phải biết nó là thế nào đấy !!!...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần II)
Gửi bởi: mrbomb trong 02 Tháng Mười, 2014, 07:17:45 pm
Về loại máy bay MiG-21 trong giai đoạn chúng tôi bay thì hầu như không có sự cố nào đáng tiếc do chính máy bay gây ra cả. Thường thì các vụ tai nạn, có thể ban đầu là do nguyên nhân trục trặc về máy móc, nhưng nếu phi công phát hiện kịp thời và khắc phục kịp thời thì hậu quả không có gì ghê gớm. Nếu phi công phát hiện muộn hoặc không phát hiện hay lúng túng trong việc xử lí bất trắc thì từ lỗi nhỏ, từ hỏng hóc nhỏ có thể thành lớn. Cái chính vẫn là trình độ của người điều khiển máy bay chứ không đổ tại hoàn toàn ở máy bay. Ngay việc dù giảm tốc mà tuanb5 hỏi cũng vậy. Với MiG-21 ( sau này trong chiến tranh, ta có cải tiến lắp cho cả MiG-17 ) ở phần trên của vành chịu nhiệt của miệng phun, sát dưới đuôi đứng có lắp một "bắp chuối" ( bi chuối ) vì nó trông giống như chiếc hoa chuổi. Đấy chính là bộ phận chứa dù giảm tốc. Khi hạ cánh, tốc độ xả đà dnhor hơn 320 km/h thì phi công ấn nút thả dù giảm tốc. Dù giảm tốc bung ra và máy bay gần như đứng khựng lại, việc sử dụng phanh trong trường hợp này rất ít. Trước khi lăn vào đường lăn phải ấn nút vưt dù giảm tốc thì mới lăn về sân đỗ. Trong những trường hợp ( cái này cũng có xảy ra ) dù giảm tốc bị đứt hoặc bị tuột, nguyên nhân bị đứt là do thả dù ở tốc độ lớn hơn 320 km/h và dù bị tuột là do khi lắp dù, thợ máy khóa chốt không chặt. Trong trường hợp ấy, phi công phải tăng thêm lực bóp phanh, nếu thấy máy bay sắp xông ra đường băng thì tắt ngay công tắc phanh tự động mà bóp phanh bằng tay, nếu cần thì bóp giật cục thật mạnh để làm nổ luôn mấy lốp và máy bay sẽ nhanh chóng dừng chứ không xông ào ào nữa. Nếu không biết cách xử lí thì máy bay xông hết đường bảo hiểm, có khi còn "nhân đà" lao luôn cả xuống ruộng nữa cơ.
 Về chiếc dù giảm tốc này, tôi có một kỷ niệm chẳng biết là vui hay buồn nữa. Hồi đó, tôi ở Sư đoàn, phụ trách công tác huấn luyện của Sư đoàn. Trong một ngày bay huấn luyện ở sân bay Đa Phúc, một phi công khi cất cánh, dù giảm tốc tự bung ra và dưới sức nóng của luồng lửa tăng lực, chiếc dù bốc cháy như ta châm tờ giấy. Chỉ huy bay nhanh chóng ra khẩu lệnh cho phi công ấn nút vứt dù giảm tốc, bay theo hàng tuyến sau đó về hạ cánh bình thường. Tôi chạy ra đầu đường băng, nhặt được chiếc dù giảm tốc cháy quăn queo, chỉ còn to bằng cổ tay, mà hình thù thì không giống bất kể con vật gì trên trái đất này, có lẽ nó thuộc loại ở ngoài hành tinh. Màu sắc thì kỳ dị, hình thù thì quái gở. Tôi cứ cầm ngắm đi ngắm lại rồi bất chợt nảy ra ý nghĩ : ta đem về ngâm rượu gọi là rượu "con giảm tốc" !. Tôi mang về cho vào bình, đổ rượu vào ngâm thật. Rất nhiều anh tò mò hỏi tôi ngâm con gì. Tôi cười : "Ngâm con giảm tốc !". Nói vui vậy mà khối anh đòi uống, nghĩ rằng chắc hay lắm. Chúng tôi vẫn uống, vẫn nhâm nhi... Sau rồi tôi sực nhớ đến việc độc hại, bèn lẳng lặng phi tang. Tôi ngầm theo dõi tất cả những người cùng uống với tôi từ hồi ấy cho tới giờ chưa thấy ai bị ung thư cả. Vậy là tôi cũng yên tâm về cái loại rượu ngâm "con giảm tốc" năm nào !...
Ôi bác ơi! Đến "con giảm tốc" mà bác cũng ngâm rượu uống thì cháu sợ bác quá!!!!!!!!! :o


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần II)
Gửi bởi: hong c9d3e866 trong 02 Tháng Mười, 2014, 07:52:04 pm
Xin cám ơn bác Phicongtiemkich. Như vậy là biến thể Li-2 sau này chắc chắn không không thiết kế để mang  vũ khí phòng vệ


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần II)
Gửi bởi: Docmoc trong 02 Tháng Mười, 2014, 08:59:45 pm
Có một tài liệu ở đâu đó ( không biết có phải trong " Dựng nước - Giữ nước " ? ) viết là Mig 17 tham chiến ở VN là do Trung Quốc sản xuất . Bác Phicôngtiêmkích có thể xác nhận chuyện này không ạ ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần II)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 03 Tháng Mười, 2014, 09:11:37 pm
Trong cuộc chiến tranh chống Không quân Mỹ đánh phá ra miền Bắc Việt Nam, các máy bay tiêm kích của ta có MiG-17 ( loại thường và cả loại trang bị ra đa để đánh đêm ), MiG-19 và MiG-21 ( từ F-13 đến PFL, PFM ... MiG-21 bis ). Riêng MiG-17 thì ngay từ năm đầu tiên, đoàn bay đầu tiên, các phi công tiêm kích đầu tiên của chúng ta đã bay bằng MiG-17 từ Trung Quốc về hạ cánh ở sân bay Đa Phúc và bước vào huấn luyện tại nước nhà, chuẩn bị cho trực ban chiến đấu và chến đấu. Rồi biên đội của các anh Lan, Túc, Quỳ, Phương trong chiến dịch mở mặt trận trên không đã giành thắng lợi, trở thành ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của Quân chủng. Trung đoàn 925 cũng được Trung Quốc trang bị cho loại máy bay MiG-19, còn các loại MiG-21 thì Liên xô trang bị.
 Tất cả 3 loại máy bay tiêm kích đã cùng hiệp đồng tác chiến chiến đấu và đã giành thắng lợi trong nhiều cuộc không chiến. Như các đồng đội đã biết, từ lúc xem thường Không quân ta, chỉ coi Không quân ta như "những con muỗi mắt" dần dà Không quân Mỹ không thể xem thường và phải đánh giá đấy là một địch thủ đáng gờm để rồi rốt cuộc phải công nhận là chỉ thua Không quân Việt Nam.
 Tôi vẫn nghĩ, vấn đề không phải là vũ khí thế nào mà cái chính là nó nằm trong tay ai, sử dụng nó với mục đích gì...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần II)
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 03 Tháng Mười, 2014, 11:17:40 pm
 Kính gửi anh Phicongtimkich , em quê Miền Nam , lính mặt đất , em rất thích topic nầy của anh . Anh cho em góp một ít vốn với .
  Em phát hiện clip về Anh Hùng phi công Nguyễn Văn Bảy được gọi là phi công nông dân Nam Bộ , đã từng bắn rơi 7 máy bay Mỹ trên bầu trời Miền Bắc . Em chuyển về đây để anh em cùng xem :
http://www.youtube.com/watch?v=ti6GPakNa8Q

http://www.youtube.com/watch?v=LQTH7gCcgvo


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần II)
Gửi bởi: phuockhanh trong 04 Tháng Mười, 2014, 06:04:29 am
Chào Phicongtiemkich!
 Tôi là anh phi công hụt, hình như trước tôi có nghe kể là không quân ta cũng áp dung chiến thuật đánh du kích với không quân Mỹ có đúng không? Và nếu có, Phicongtiemkich  kể một trận điểm hình cho chúng tôi nghe với, để thây được những chiến sỹ không quân ta từ nhân dân mà ra vô cùng mưu trí, dũng cảm áp dụng cả chiến thuật DU KÍCH cổ lỗ sỹ của ông cha từ mấy ngàn năm trong cả trận chiến trên không hiện đại một cách mưu trí,tài tình làm cho không quân Mỹ mạnh nhất phải gườm có đúng không?
Cảm ơn Phicongtiemkich!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần II)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 05 Tháng Mười, 2014, 04:42:51 pm
 Về trận không chiến vào ngày 16-6-1968 ở khu vực vùng "cán xoong" của biên đội anh Đinh Tôn mà chuyên gia Liên xô được chứng kiến thì như sau : Sau các trận thắng ngày 7-5 của MiG-21 và ngày 14-6 của MiG-17 thì Bộ tư lệnh KQ chủ trương tiếp tục đưa lực lượng vào chiến trường khu Bốn với phương châm đánh táo bạo, thần tốc. Sáng ngày 16-6, thời tiết xấu, mây thấp và có mưa, nhưng đến lúc 14h thì trời hửng lên, mây đã tan dần và tầm nhìn xa cũng tốt lên. Biên đội của các anh Đinh Tôn, Nguyễn Tiến Sâm cất cánh từ sân bay Đa Phúc chuyển vào sân bay Thọ Xuân. Đến 16h thì biên đội nhận lệnh cất cánh từ sân bay Thọ Xuân lấy hướng bay vào Nghĩa Đàn. Cách Đô Lương chừng 8km, biên đội phát hiện thấy các điểm nổ của pháo phòng không sau đó phát hiện được 4 chiếc F-4 bay theo đội hình "bàn tay xòe" ở cự li 12km. Các anh nhanh chóng vứt thùng dầu phụ, bật tăng lực. Bọn F-4 cũng đã phát hiện thấy MiG nên 2 chiếc quay trở lại sau vĩ truyến 19, nhưng MiG bám theo rất sát. Khi đang bay đối đầu với bọn F-4, anh Đinh Tôn thấy 1 chiếc vòng về phía trái, tạt ngang dưới máy bay MiG. Anh quyết định lật máy bay vòng trái bám theo. Thằng F-4 náy cơ động kịch liệt để tránh bị công kích, nhưng anh Đinh Tôn đã rút ngán cự li, đưa nó vào vòng ngắm, đúng lúc nó cải bằng để định làm tiếp động tác cơ động khác thì anh ấn nút phóng tên lửa. Quả tên lửa lao thẳng vào thằng F-4, nó bùng cháy. Chiếc này do Trung tá Walter Eugene Wilber và Trung úy nhất Bernard Francis Rupinski điều khiển. Các phi công Mỹ đã nhảy dù nhưng chỉ có viên Trung tá là còn sống và bị bắt làm tù binh, còn Trung úy nhất thì chết trận.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần II)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 06 Tháng Mười, 2014, 09:39:33 am
 Về chiến thuật, về cách đánh của KQ ta trong giai đoạn chiến tranh được thay đổi liên tục cho phù hợp với tình hình thực tế khi mà KQ Mỹ liên tục sử dụng các thủ đoạn mới. Ta cũng nhiều lần áp dụng cách đánh kiểu du kích đối với chúng, cũng bởi lực lượng ta quá mỏng và tùy thộc vào địa hình, không phận tham gia không chiến nữa. Phải tạo điều kiện để dụ địch, lừa địch như bay thật thấp rồi kéo cao, bay sau mây, bay từ phía mặt trời lại ... để đánh úp. Trận ngày 19-11-1967, ta đã giành thắng lợi theo kiểu ấy : các lần trước thì bao giờ ta cũng cơ động xuống sân bay Kiến An để rồi từ đó cất cánh lên đánh ở phía Hải Phòng, bọn địch biết vậy nên đánh phá sân bay Kiến An không cho ta có cơ hội ấy nữa. Không ngờ, ta sửa gấp sân bay rất nhanh và cho ngay biên đội của anh Hồ Văn Quỳ, Lê Hải, Nguyễn Đình Phúc, Nguyễn Phi Hùng bí mật bay từ sân bay Gia Lâm về đó hạ cánh. Bọn Mỹ cho rằng sân bay Kiến An đã bị đánh hỏng nên sử dụng số lượng lớn máy bay vào đánh Hải Phòng. Biên đội 4 chiếc MiG-17 của ta cất cánh sớm hơn dự định và bay về hướng Ninh Giang chứ không bay trên đỉnh sân bay Kiến An như mọi khi nữa. Vì máy bay của anh Quỳ bị hỏng vô tuyến liên lạc nên anh Hải lên dẫn đội. Địch bay vào Hải Phòng thì bị biên đội của anh Hải bay từ phía mặt trời lại, chiếm vị trí có lợi và lao vào công kích. Trận này, anh Lê Hải bắn rơi một chiếc ngay tại chỗ và bắn gần tới mức anh Hải phải ấn cần lái gấp để cho máy bay của mình chui ngay qua dưới bụng chiếc F-4 anh vừa bắn trúng. Anh Phi Hùng cũng hạ gục ngay một chiếc khác. Lúc ấy, anh Quỳ yểm trợ cho anh Phúc bắn rơi thêm một chiếc nữa. Trận không chiến này diễn ra trong vòng 240 giây, biên đội MiG-17 đã bắn rơi 3 chiếc máy bay F-4 của Mỹ và về sân bay Kép hạ cánh an toàn.
 Trong suốt thời gian chiến tranh, tôi cho rằng, ngày 10-5-1972 là ngày mà ta sử dụng KQ đánh  ở nhiều hướng nhất, nhiều lần xuất kích nhất và tất cả các loại máy bay đều tham gia chiến trận, các Trung đoàn KQ đều xuất kích. Có lẽ đấy là ngày hai bên dàn quân đánh theo kiểu trực diện nhất. Ngày hôm ấy, KQ Mỹ huy động hàng trăm máy bay với 22 loại máy bay tham gia với 414 lần chiếc xuất kích. KQ ta có 64 lấn chuyến xuất kích với lực lượng của cả 4 Trung đoàn và 3 loại tiêm kích tham gia. Ngay tối hôm đó, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Đại tướng Võ Nguyên Giáp  đã trực tiếp nghe Tư lệnh KQ báo cáo về trận không chiến ác liệt nhất kéo dài nhất trong ngày. Đại tướng đã khen ngợi tinh thần dũng cảm và mưu trí của các phi công MiG và chỉ đạo : Bộ đội KQ cần tiếp tục chủ động tấn công, bí mật bất ngờ, đánh chắc thắng ...
 Mỹ thì gọi ngày ấy là "một ngày trong cuộc chiến kéo dài" và dựng cả phim với tiêu đề "Ngày đẫm máu".
 Đấy là ngày có nhiều cuộc không chiến nhất ( suốt từ sáng tới chiều ) và đánh theo kiểu không du kích, Phuockhanh ạ !

 Còn anh hùng Nguyễn Văn Bảy, hay Bảy A, Bảy "cồ" thì có nhiều chuyện đáng nói lắm vì anh rất có duyên với số 7 mà tôi đã có lần kể. Chắc sau này tôi sẽ có dịp trao đổi với các đồng đội.
 Tôi có cảm giác là tôi đang được ưu ái vì lẽ ra qua 60 diễn đàn là phải chuyển sang phần khác rồi, nhưng chắc đang dở dang câu chuyện nên chưa bị ngắt thôi. Cám ơn các đồng chí nhé !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần II)
Gửi bởi: phuockhanh trong 06 Tháng Mười, 2014, 06:01:57 pm
Cảm ơn Phicongtiemkich đã kể cho chúng tôi nghe những trận đánh thật đẹp, cả chiến thuật hiện đại và chiến thuật du kích có một không hai  của không quân Việt Nam. Mong rằng Phicongtiêm kích sẽ kể nhiều những trận đánh hay và những chuyện lý thú của không quân ta cho cánh lính dưới đất cùng nghe. Xin chào và chúc sức khỏe!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần II)
Gửi bởi: Giangtvx trong 07 Tháng Mười, 2014, 03:10:02 pm
Đề nghị bác phicongtiemkich mở thêm phần 3 đi.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần II)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 07 Tháng Mười, 2014, 09:15:19 pm
 Một số thông tin để các đồng đội hiểu thêm về anh Nguyễn Văn Bảy A : Anh sinh năm 1936 tại Lai Vung, Đồng Tháp. Anh gia nhập quân đội năm 1954 sau đó tập kết ra Bắc, được chọn đi học lái máy bay MiG-17 tại trường Không quân Trung quốc. Năm 1964 anh tốt nghiệp về nước và tháng 5 năm 1965 tham gia trực ban chiến đấu. Trận xuất kích đầu tiên của anh vào ngày 7-10-1965. Anh đã tham gia các trận không chiến, 13 lần nổ súng, bắn rơi 7 máy bay Mỹ mà không lần nào Mỹ chạm được vào anh ( tức là tỷ số 7-0 ). Đặc biệt, trong trận không chiến ngày 26-4-1966, anh vừa cưới vợ xong, chưa sống hết tuần trăng mật thì đã cất cánh bắn rơi Thiếu tá John Roberton - phi công kỳ cựu của Không lực Hoa Kỳ.
 Cuối năm 1967, anh được bầu vào Quốc hội khóa Ba. Cũng trong năm 1967, anh được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
 Một trong những trận đánh mưu trí của anh là trận ngày 5-9-1966, khi anh và anh Võ Văn Mẫn xuất kích bay về hướng Chi Nê-Hòa Bình. Các anh phát hiện được mục tiêu liền vứt thùng dầu phụ, tăng lực để tiếp cận. Biết có MiG xuất hiện, mấy thằng F-8 bật tăng lực bỏ chạy, lao vào đám mây. Anh Bảy quyết định không đuổi theo mà chui vào giữa hai đám mây để đón đầu. Khi anh vừa bay qua lỗ hổng giữa hai đám mây thì cũng vừa vặn thằng F-8 bay tới. Anh nhanh chóng cắt bán kính bám nó và nổ một loạt. Đạn nổ chệch ở phía trái, anh chỉnh lại điểm ngắm và nện thêm hai loạt nữa. Đạn trùm kín buồng lái, thằng F-8 lật nghiêng, anh bồi thêm cho nó một loạt nữa. Chiếc F-8 bốc cháy, lao thẳng xuống đất gần thị xã Ninh Bình. Phi công của F-8 - Trung tá Hải quân Wilfred Keese Abbots nhảy dù và bị bắt làm tù binh. Anh Bảy quay lại yểm hộ cho anh Mẫn vào công kích chiếc F-8 số 2, sau ba loạt đạn thì anh Mẫn cũng hạ gục nốt chiếc F-8. Biên đội của các anh đã diệt gọn biên đội F-8 của Hải quân Mỹ. Chúng cất cánh từ tàu sân bay USS Oríkany định vào đánh các mục tiêu ở Nam Định - Thái Bình nhưng không thực hiện được ý đồ của mình.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần II)
Gửi bởi: Hai Ruộng trong 08 Tháng Mười, 2014, 09:00:55 pm
 Em thích nhất ở chú Bảy là bản chất rất mộc mạt chân chất của chú rất là Nam Bộ . Anh Hùng phi công Hai Lúa vậy mà chỉ với mig 17 cà tàng dám chơi luôn 7 chiếc F tối tân của Mỹ . Bài học để đời cho con cháu về tính tự tin , bình tỉnh và quả cảm thì dù kẻ thù có hơn hẳn ta về vũ khí tối tân , về số đông chưa chắc gì chúng hạ ta được .


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần II)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 12 Tháng Mười, 2014, 09:12:19 pm
 Khi anh Bảy về hưu, về nơi miền quê Đồng Tháp, chít khăn rằn, đào ao thả cá, làm ruộng cấy lúa thì hệt như một ông già Nam Bộ. Ruộng của anh - như anh nói là hàng năm cung cấp đủ gạo nuôi cho 21 người cả con cái, cháu chắt .... Lần vợ chồng tôi đến thăm anh, anh hồ hởi, xởi lởi lắm. Không còn dáng dấp gì một phi công tiêm kích năm xưa mà là một ông nông dân Nam Bộ thực thụ. Anh đánh cá lên để làm bữa nhậu, ra vườn vỗ mít xem quả nào chín là trẩy xuống bổ ra đãi khách. Rồi rượu ngâm mít cũng được lôi ra. Mấy anh em chúng tôi ngồi quây quần trong chiếc chòi canh của anh vừa uống rượu vừa chuyện trò. Chính các anh đã học theo chiến thuật của Quân giải phóng miền Nam năm xưa : "bám thắt lưng địch mà đánh". Từ chiến thuật dưới mặt đất, vận dụng lên cho cách đánh trên trời. Vậy là bắt thằng Mỹ ăn cháo bằng đũa ! Thù vị lắm ! Khi nhắc tới các trận không chiến thì mọi nét của ông già Nam Bộ biến mất, thế vào chỗ ấy là một phi công tiêm kích sừng sỏ. Anh lại hào hứng kể lại những kỷ niệm xưa mà cứ như vừa xảy ra ngày hôm qua hôm kia đây thôi. Về anh thì có nhiều điều thú vị lắm. Tôi sẽ giành thời gian để kể dần dần về "ông già Nam Bộ" này !.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần II)
Gửi bởi: lamcclpy trong 12 Tháng Mười, 2014, 11:16:20 pm
Hỏi nhỏ bác một tý! Mig- 17 chỉ có 40 viên 37ly và 80 viên 23ly mỗi nòng, bắn đồng loạt, thế thì chỉ sau 6 giây là hết đạn. Nếu bác Bảy bắn 4 loạt, em nghĩ mỗi loạt là 1,5 giây ( khó có thể ngắn hơn ), vậy khi quay lại yểm trợ cho đồng đội, bác ấy chẳng còn viên đạn nào à?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: phuockhanh trong 13 Tháng Mười, 2014, 10:57:30 am
Chào Phicongtiemkich!
Phước Khánh nhớ là vào cuối năm 1970, khi đó Phước Khánh đang nằm ở bệnh xá sư đoàn 350, đang ở Kiến An, thì thấy một máy bay nhỏ bay  qua.  Trân địa pháo phòng không D14 của sư 350 thì phải ngay gần đó bắn lên. Hai máy bay Mic 17 hoặc Mic19 đang bay đuổi theo chiếc máy bay, lập tức Mic của ta bắn một quả đạn đỏ lừ bay xuống. Có lẽ báo hiệu là máy bay ta thì phải.
Trong giay lát chỉ còn bầu trời bình yên. Nhưng ngay hôm đó có tin là phòng không của ta bắn rơi máy bay ta. Mà còn nghe nói  cán bộ  của Bộ tư lệnh phòng không 363 xuống ngay tiểu đoàn đó làm việc.  Vì sát biển nên chiếc Mic rơi xuống biển, phi công hy sinh. Chiếc máy bay của Mỹ là máy bay không người lái. Phước Khánh chứng kiến trận chiến đó và trận địa pháo cũng ngay sát Trạm xá nên nghe thấy tiếng phaó bắn và nhìn thấy đạn nổ trên trời và thấy cả hai Mic bay qua.
Vì chỉ là nghe nói máy bay ta trúng đạn bị rơi, tuy đã 44 năm rồi Phước Khánh vẫn nhớ trận chiến hôm đó. Muốn hỏi Phicongtiemkich những trận như thế là có thật hay không (vì chỉ nghe nói) và ta chắc cũng có trường hợp như thế có đúng khổng? Xin cảm ơn!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 13 Tháng Mười, 2014, 03:13:41 pm
lamcclpy ơi, MiG-17 có 260 viên đạn, trong đó 60 viên cho khẩu 37 li, còn lại là của 23 li. Sự sắp xếp các loại đạn theo thứ tự 5 viên môt với quy luật 1 viên xuyên, 1 viên vạch đường, 3 viên chạm nổ. Nếu với MiG-21 thì chỉ cần ấn có giữ trong khoảng 2 giây thôi thì có khi cũng đã xong 200 viên rồi. MiG-17 thì tốc độ bắn chậm hơn. Đã có trận, ngay từ loạt đạn đầu có phi công đã làm một loạt hết sạch đạn. Nó cũng tựa như AK, bắn theo nhịp 3 viên một là khó lắm, phải có đủ kinh nghiệm đấy, đúng không ?
 Việc ta bắn nhầm ta, địch bắn nhầm địch trong chiến tranh là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra. Như trận của tôi khi tôi bay sang vùng trời Long Chẹng thì F-4 bắn nhầm nhau, một chiếc rơi ở Yên Thành. Ta cũng đã có sự nhầm lẫn trong chiến tranh. Mà hầu như trong cuộc chiến tranh nào cũng vậy thì phải. Không chỉ trên trời, ngay dưới đất cũng bị như vậy đấy chứ. Tôi lại nhớ lại cảnh đánh trận giả hồi trẻ con, cũng chia nhau ra thành 2 bên rồi ném nhau chí chát, tôi ném cho thằng bạn tôi một viên đất cày vào đúng giữa trán. Nó hét lên : "Sao mày lại ném tao ?". Thì trong lúc hỗn loạn, chẳng may thôi, có dụng ý gì đâu. Đấy là trận giả, sau này trận thật thì cũng có thời điểm tương tự như vậy, phuockhanh ạ !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: tieuthienvuong trong 15 Tháng Mười, 2014, 10:22:27 am
Cháu chào bác Phi công tiêm kích!
Qua đọc 1 số tài liệu cháu có thấy viết về chiến dịch Bolo của không quân Mỹ, và "ngày đen tối" của Không quân Việt Nam, khi 5 chiếc Mig 21 bị bắn rơi trong ngày.
Bác có thể kể chi tiết thêm về sự kiện này được không ạ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 15 Tháng Mười, 2014, 12:24:06 pm
      xuanv338 chào bác phicongtiemkich. chào mọi người đang tham gia trang. Trước hết xuanv338 xin được chúc mừng tầng III của ngôi nhà trên trời. tieuthienvuong!  ;D. Hãy từ từ mới có câu trả lời thế được. xuanv338 nghe lỏm bà hàng xóm của bác phicongtiemkich nói chuyện rằng. bậy giờ nhà bà vui lắm, đêm, ngày nghe tiếng hát ru trẻ rất hay vọng sang nhà bà. Tiếng ru trong đêm về như vút bay lên đến mấy từng không. Bà ấy nói có khi tại cái bác này thời còn làm phi công trên trời, mây và gió đã thổi hồn cho bác, nên giờ sao cái giọng bác ấy ru cháu ngọt và vang xa đến thế. Nội dung những câu hát ru hẳn là phải có tích truyện rất hay.

  Vậy nên mọi người tới nhà bác phicongtiemkich, cứ vui vẻ uống nước rồi thông cảm ra về. Lúc rảnh, cháu nó ngủ ngon bác ấy sẽ viết truyện để lại trên trang cho mình tới đọc. xuanv338 nhiều lúc cũng phải xếp hàng nghe truyện trên trời đấy ạ. Bác tiemkich vừa hát ru cháu vừa viết tự truyện cho đồng đội nữa cơ.
   Là người được nghe câu truyện nên hóng hớt đỡ lời giúp bác lúc vắng nhà. xuanv338 xin chúc mọi người khỏe, vui vẻ. Chúc bác tiemkich khỏe và chăm cháu thật giỏi. chúc bé ngoan, hay ăn chóng lớn luôn được nghe tiếng hát ru của ông. Lớn lên lại làm anh phicongtiemkich như ông. xuanv338 mới ra Hà Nội gặp được nhiều đồng đội, vui quá nên cũng viết một bài vui vui một tý cho trẻ trung. XV chào mọi người.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 15 Tháng Mười, 2014, 11:24:06 pm
 Cám ơn Xuanv338 đã "có nhời" giúp cho tôi. Đúng thực, mấy ngày qua, tôi phải ru cháu quá nhiều. Chẳng là, thằng cháu nội thứ tư mới có 5 tháng tuổi thôi mà nó bị ốm yếu, ho ghê quá, nghe nó ho mà tôi thắt ruột thắt gan lại. Bố mẹ cháu phải đi làm, bà nội cháu nhiều lúc phải đi công việc, còn lại hai ông cháu "đánh vật" với nhau. Thôi thì, tất cả những bài ru về con cò, nào là "đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao", đến cả "đậu phải cành cứng nảy tưng lên giời" phải mang ra hết. Mấy chục bài liên quan đến con cò, ngày xửa ngày xưa ru em rồi ru con, bây giờ đem ra ru cháu ... Rồi chắc nó thương ông quá nên đành ngủ vì sợ ông mỏi mồm. Các đồng đội thông cảm cho tôi khi tôi bị sao nhãng dù xây đến tầng ba rồi mà cũng không về nhà mình nha !
 Chuyện mà tieuthienvuong hỏi, đợi chút, khi nào cháu ngủ rồi tôi sẽ trả lời nhé !
 Bây giờ nhân về lời ru, tôi gửi lại bài "Nghĩ về lời ru" để các đồng đội tham khảo.

  NGHĨ VỀ LỜI RU

   Những câu hát ru con ngày xưa
   Bây giờ bà đem ra ru cháu
   Bao điều nung nấu
   Bao nỗi niềm... gửi vào lời ru
   "Sung chát, đào chua...
   Ba cô đội gạo lên chùa..."
   Giữa thời hội nhập
   Cái còn, cái mất
   Cái được, cái thua...
   Chấp chới cánh cò đi đón cơn mưa...

   Mái đầu bạc
   Mái đầu xanh
   Giống nhau - một già, một trẻ
   Cuộc đời dâu bể
   Chạy vạy, bon chen
   Tráo trở đỏ đen
   Sinh ra tay trắng
   Về Vĩnh Hằng tay trắng
   Cái nợ đồng lần
   Ai thoát được đâu !...

   À ơi !
   "Cái ngủ mày ngủ cho lâu..."
   Sống sao có trước có sau
   Giữ lấy tình người
   "Gió đưa cây cải về trời..."
   Lời ru khắc khoải, muôn đời vẫn ru ...
   


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: qtdc trong 15 Tháng Mười, 2014, 11:43:55 pm
Bác phicôngtiêmkích có bài thơ hay quá, ru cháu mà đầy tâm trạng ưu tư của người lính cựu từng trải. Chúc cháu ông chóng khỏe, lớn nhanh, giỏi giang, hy vọng đến thời của cháu mọi việc sẽ tốt đẹp hơn, văn minh hơn, và thế hệ của nó sẽ tiếp nối tiền nhân làm cho nước Việt Nam hùng cường chứ không lẹt đẹt như bây giờ nữa.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 16 Tháng Mười, 2014, 12:25:03 pm
 xuanv338 chào bác phicongtiemkich. Chào mọi người đang tham trang. Tranh thủ lúc bác tiemkich còn bận chăm và ru cháu. Chích em xin chuyền cành  tế tạm mấy câu và cũng là rót chén nước mời qtdc lúc bác phicongtiemkich còn đang bận. qtdc nán lại vài phút nữa thôi mình cùng đọc lại bài thơ " Nghĩ về lời ru" của bác tiemkich nhé. Phải nói là sâu sắc qtdc nhỉ? Lính nhà trời họ thu được nhiều ngôn từ hay từ giữa bao la.

  Bài thơ làm xuanv338 nhớ về mẹ quá. Ngày còn bé mẹ của xuanv338 đêm nào cũng nằm bên con gái. tay mẹ mê chấy cho con gái rồi hát ru những bài con Cò và dạy cho con gái thuộc những bài con Cò. Sau này cả đến đàn cháu con của anh trai nữa. Nhớ mẹ nhiều và thương mẹ lắm. Nước mắt của xuanv338 đang lăn đều xuống bàn phím đấy qtdc. Bạn có nghe thấy tiếng rơi tý tách không nào.

   Xin phép bác phicongtiemkich cho em gửi mấy cánh cò mà ngày xưa mẹ em thường vẫn hát ru cho con gái. Cũng như bác hôm nay đang hát ru cho Nội tôn. Lời hát ru của ông Nội chắc là bé sẽ nhanh khỏi ho và sẽ không còn sốt nữa.

 CÁNH CÒ TRONG LỜI RU CỦA MẸ.

 Cò bay rải trắng cánh đồng.
Cánh cò còn rải khắp vần thơ hay.
 Lời ru mẹ làm mình ngủ say.
Mỗi câu ru hát, đổi thay cánh Cò.

****
- Con Cò bay lả bay la.
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng......
.......
- Con Cò mày đi ăn đêm.
Đậu phải cảnh mềm lộn cổ xuống ao.
.........
- Con cò đi đón cơn mưa.
Tối tăm mù mịt ai đưa Cò về.

- Con Cò đỗ cọc cầu ao.
Ăn Sung, Sung chát ăn Đào, Đào chua.
.........
- Con Cò chết tối hôm qua.
Có bảy hạt gạo có ba quan tiền.
.........
- Cái Cò, cái Vạc, cái Nông.
Ba con cùng béo vặt lông con nào?
.............
- Cái Cò mà mổ cái trai.
Bu ơi, bu lấy vợ hai cho thày.
........
- Con Cò lặn lội bờ sông..... Còn nhiều lắm những cánh Cò trong ca dao Việt Nam.

  Những bài hát ru của mẹ thuở xưa . Hôm nay xa mẹ thời gian đã quá nửa đời người. xuanv338 vẫn còn thuộc làu những bài hát ru của mẹ về những cánh Cò trong ca dao Việt Nam. Xúc động lắm khi viết những dòng này. Cảm ơn bác phicongtiemkich đã có bài thơ "NGHĨ VỀ LỜI RU" Bài thơ đã giúp xuanv338 lại có những phút giây nghĩ và nhớ về nơi xa xăm có Mẹ. Chúc bác và mọi người mạnh khỏe. Ai còn Mẹ hãy thấy đó là miền hạnh phúc nhất trên đời.

P/S trên đây là xuanv338 hệ thống lại những bài ca dao nói về con Cò chứ không phải là bài thơ đâu ạ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: qtdc trong 16 Tháng Mười, 2014, 01:21:14 pm
Chị xuanv338 tình cảm quá. Cũng tại bài thơ của bác phicôngtiêmkích là một bài thơ hay. Một triết lý nhân sinh ai cũng biết, được nói ra một cách vô cùng tự nhiên, giản dị, thuyết phục, qua lời ông ru cháu, qua những dòng thơ tự do kiệm lời nhưng chất chứa nhịp điệp ở bên trong, nói tưởng như chơi mà từng câu chắc nịch, thấm đậm tình cảm. Nếu không có chiến tranh có lẽ bác phicôngtiêmkích sẽ là tướng văn chứ không phải là tướng võ.   


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 16 Tháng Mười, 2014, 02:37:41 pm
(http://i1273.photobucket.com/albums/y420/xuanv338/Anhcoacuteqtdc_zps2893bc97.jpg) (http://s1273.photobucket.com/user/xuanv338/media/Anhcoacuteqtdc_zps2893bc97.jpg.html)

   Chào bác chủ. Chào qtdc. Tối hôm gặp giao lưu với các anh 19C NH. trong không khí rất vui, các anh giới thiệu các thành viên với  xuanv338. Lần đầu tiên còn lạ, trí nhớ lại kém, tối về ngẫm lại tên và nét mặt mọi người.  hì .... lại quên mất rồi. Có lẽ phải vài lần nữa ra 19C mới nhớ kỹ được. Nhưng trong đầu của mình thì người có số bài viết kỷ lục gần 3000 bài, cao ngất ngây trên trang, người được mệnh danh là một trong những người viết chắc nhất, là người tối hôm đó có màu áo rất riêng, đang rất đăm chiêu một điều gì?  Lại còn có quê hương nơi xứ biển Diêm Điền có phải là qtdc đây không nhỉ?  Bác phicongtiemkich đã bao giờ gặp đồng chí này chưa ạ? Áo màu lòng Tôm trông rất trẻ trung đấy ạ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: linh_8_78_88_68 trong 16 Tháng Mười, 2014, 03:38:20 pm

Tôi có một thắc mắc xin Bác Phicongtiemkich vui lòng giải thích (khi cháu đã đi ngũ và Bác có thì giờ rỗi): những phi công tiêm kích của Liên xô đã có những trận dogfight với phát xít Đức trong thập kỹ 50, phi công Trung quốc thì có được những kinh nghiệm qua cuộc chiến Triều tiên thập niên 50 và phi công tiêm kích Việt nam "hân hạnh" đón tiếp những phi công lão luyện của không quân, không quân hải quân Mỹ trong thập niên 60 và 70. Đương nhiên, những trận dogfight của Việt nam và Mỹ khốc liệt hơn vì mọi khí tài, vũ khí...đã tiến bộ vượt bậc. Qua cuộc chiến này, lực lượng không quân tiêm kích của Việt nam đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm phải đổi bằng máu. Câu hỏi là: với những kinh nghiệm chiến đấu ấy, quân đội ta có "trao đổi kinh nghiệm" với Liên Xô và Trung quốc không?

Xin cảm ơn Bác phicongtiemkich.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: qtdc trong 16 Tháng Mười, 2014, 04:17:00 pm
Chị xuanv338 điểm danh chính xác đấy ạ. Mà người Thái Bình có điểm nổi bật là tính cách quyết liệt. Là phụ nữ có chồng đàng hoàng mà sẵn sàng lấy vợ cho chồng rồi xuống tàu vào Nam hoạt động bí mật. Cũng người Thái Bình dưới chính thể CHXHCN Việt Nam nhưng khi "quan" không đàng hoàng thì "nổi dậy" bắt giam "quan" ngay, rồi còn nhiều chuyện "tày đình" nữa. Hội đồng hương Thái Bình luôn là hội to nhất ở thủ đô, không họp thì thôi, họp thì luôn họp ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia chứ không họp ở nơi lúi xùi.  ;)

Các bác và các bạn chưa có tài liệu thì nên tìm xem cuốn sách sau mà bác phicôngtiêmkích là một trong những tác giả biên soạn:
(http://www.yenbai.gov.vn/vi/PublishingImages/Thanh%20Hoa/sachtrankhongchien.jpg)
Đây là một cuốn sử ký khá đầy đủ và khách quan, được chính các CCB KQNDVN biên soạn. Sau mỗi trận không chiến (kể cả không chiến đối không, đối đất, đối hải) đều có phân tích ý đồ tác chiến, quá trình chuẩn bị, diễn biến, nguyên nhân thắng, bại một cách rõ ràng.  

Phía Mỹ thì có cuốn sau (xuất bản từ cuối thập kỷ 90 thế kỷ trước, tác giả đã sang Việt Nam tìm và đối chiếu tài liệu của hai bên):
(http://funkyimg.com/i/N7yP.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 16 Tháng Mười, 2014, 10:14:36 pm
 Cám ơn Xuanv338 và các đồng đội đã chia sẻ với tôi những tình cảm thật chân thành, thực sự quý giá. Bộ sưu tập về những lời hát ru quanh con cò của Xuanv338 cũng khá dày dặn đấy. Bản thân tôi cũng thuộc cả. Rồi còn những bài như "Con Cò, con Vạc, con Nông. Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi Cò ?..." hoặc lả "Con Cò là con Cò quăm. Mày hay đánh vợ, mày nằm với ai ?..." Nghĩa là nhiều lắm. Hình tượng cánh cò lặn lội cũng giống như người Phụ nữ Việt Nam chịu đựng mọi gian nan vất vả để chăm chồng, nuôi con. Ngoài đảm việc nhà lại còn đảm việc nước nữa. Đáng khâm phục lắm. Cũng đến ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10 rồi, tôi xin chúc các đồng đội nữ, các chị em "Tiểu đội trưởng" của các đồng đội nam ... luôn mạnh khỏe, xinh đẹp, hạnh phúc và gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống !
 Tôi xin trở lại vấn đề không chiến. Đúng là Mỹ đã có chiến dịch mang tên Bolo thật. Vì ý tưởng của chiến dịch tìm diệt MiG để làm chủ bầu trời được ra đời ở Philippin nên cái chiến dịch ấy được mang mật danh Bolo. Bolo chính là tên một loại đoản kiếm của thổ dân của Philippin. Trong một cuộc Hội nghị của các Tư lệnh Không quân được tổ chức tại Philippin thì Tướng Momyer - người được bổ nhiệm làm Tư lệnh Tập đoàn Không quân số 7 đã bàn bạc với Tư lệnh Không đoàn tiêm kích chiến thuật số 8 là Đại tá R.Old để khởi thảo chiến dịch.
 Các phi công Mỹ được tham gia chiến dịch này đã tập trung ở căn cứ Không quân của Thái Lan là Ubon để chuẩn bị. Chỉ huy đội hình chiến đấu của chiến dịch này chính là Tư lệnh Không đoàn tiêm kích chiến thuật số 8 - một phi công kỳ cựu từ chiến tranh Thế giới thứ hai - Đại tá Robin Old.
 Ý đồ tác chiến của chiến dịch này là sử dụng 56 chiếc F-4 bay vào từ hai hướng Đông và Tây để khống chế các sân bay của ta, tạo nên một gọng kìm. Trong khi đó thì 24 chiếc F-105 sẽ làm nhiệm vụ chế áp các trận địa tên lửa SAM. Các tốp máy bay F-4 bay với đội hình, với độ cao và tốc độ hệt như đội hình của F-105 nhằm đánh lừa các trạm ra đa và SCH của ta. Ngoài ra, còn có các máy bay F-104, RB-66, RC-121, KC-135 làm các nhiệm vụ gây nhiễu, chỉ huy bổ trợ và tiếp dầu trên không. Theo kế hoạch tác chiến, đội hình các máy bay cường kích sẽ thay nhau ném bom các mục tiêu, mỗi chiếc vào công kích 5 phút để trận tấn công diễn ra trong khoảng thời gian đủ cần thiết, nhằm "nhử" MiG cất cánh và lao vào cuộc chiến với "cái bẫy" của đội hình F-4 đã chờ sẵn. Ngày dự định của trận mở màn chiến dịch là ngày 2-1-1967. Mọi kế hoạch được giữ gìn cẩn mật và chỉ trước đó 3 ngày, các phi công tham gia chiến dịch mới được biết chi tiết.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Mười, 2014, 05:12:10 am
Tháng 7 năm 1945 người Mỹ đến Việt Nam chính thức bằng đường không. Họ nhảy dù xuống Tân Trào, Bắc Việt Nam, giảng dạy quân sự cho đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân tại Trường Quân Chính Kháng Nhật, dù họ biết rõ hạt nhân của Việt Minh là những người Cộng sản, nắm rõ Cụ Hồ là người của QTCS. Họ thả dù vũ khí, điện đài xuống cho Việt Minh, hướng dẫn Việt Minh sử dụng điện đài Mỹ, tiểu liên Mỹ, bazoka Mỹ, nhưng họ chưa dạy Việt Minh lái máy bay, đồng thời theo yêu cầu của Cụ Hồ, họ cũng thả dù xuống một quyển Tuyên ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ. Người Việt Nam đón tiếp người Mỹ rất trọng thị, người Mỹ có mặt trong lễ Tuyên ngôn Độc lập của VNDCCH trong khi người Nga thì làm ngơ. Hai mươi năm sau thì không quân VNDCCH không do người Mỹ đào tạo mà do Trung Quốc và Liên Xô đào tạo, trang bị, lại không chiến với không quân Mỹ trên bầu trời Bắc Việt Nam. Mười năm sau nữa thì người Mỹ rút khỏi Nam Việt Nam sau khi không quân VNDCCH ném bom sân bay Tân Sơn Nhất bằng chính máy bay Mỹ và bom Mỹ, giục khéo người Mỹ rút cho nhanh để lịch sử sang trang mới. Lần này người Mỹ lại ra đi bằng đường không. Tháng 6 năm 1975 Việt Nam đề nghị qua trung gian của Liên Xô việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Nhưng Mỹ đã chơi con bài Trung Quốc để chống Liên Xô và phải 20 năm sau thì Mỹ-Việt mới chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ với nhau. Rồi lại gần 20 năm sau nữa, tháng 7 năm 2013 Chủ tịch TTS lại sang Mỹ trao cho TT Mỹ Obama bản sao bức thư của Cụ Hồ gửi TT Mỹ Truman năm 1946. Cho nên chắc sẽ không còn có chiến dịch Bolo nào nữa trên bầu trời Việt Nam.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 18 Tháng Mười, 2014, 02:21:06 pm
 Cũng hy vọng là sẽ không còn có chiến dịch Bolo nào nữa, dù là Bolo trên không hay là Bolo-bưởi lai ở dưới mặt đất. Chiến tranh đối với dân tộc ta và mọi dân tộc trên trái đất này là quá đủ rồi.
 Còn bây giờ muốn hay không vẫn phải trở lại cái chiến dịch Bolo năm 1967.
 Trưa ngày 2-1-1967, Đại tá Robin Old dẫn đầu đội hình của chiến dịch gần 100 chiếc máy bay với mật danh liên lạc "Olds" bay vào miền Bắc Việt Nam dọc theo hành lang phía Bắc và vào từ hướng Đông.
 13h46 phút, ta cho biên đội của các anh Vũ Ngọc Đỉnh, Nguyễn Văn Thuận, Nguyễn Đăng Kính và Bùi Đức Nhu cất cánh từ sân bay Đa Phúc. Biên đội 4 chiếc MiG-21 xuyên mây đến Phù Ninh thì gặp 4 chiếc F-4 bay từ Phú Thọ vào. Biên đội lập tức bám theo, đến phía Tây sân bay thì lại gặp 4 chiếc F-4 khác nữa. Các máy bay quần thảo, cơ động ác liệt. Anh Vũ Ngọc Đỉnh cố bám theo tốp F-4, nhưng chúng cơ động rất gấp, không thể đưa được vào vòng ngắm, không thể nào có điều kiện phóng tên lửa. Trong quá trình giao tranh ấy, bọn F-4 phía sau đã lợi dụng thời cơ, bắn trúng máy bay của anh Đỉnh. Máy bay bị chấn động mạnh và không thể điều khiển được. Anh Vũ Ngọc Đỉnh đành phải nhảy dù. Anh Nguyễn Đăng Kính cũng bám theo một tốp nhưng tốp này nhanh chóng tháo chạy, lại thấy một tốp nữa. Anh hỏi vị trí của các anh Nhu và Thuận nhưng không thấy hai anh trả lời. Anh quay lại phía sau thì thấy ba bốn chấm đen đang lao tới. Trong tích tắc, máy bay của anh rung lên, chao đảo mạnh. Anh biết mình đã bị bọn F-4 bắn trúng nên quyết định nhảy dù. Hai anh Nguyễn Văn Thuận và Bùi Đức Nhu mất mất số 1 và số 3, vẫn phải tiếp tục quần nhau với lũ F-4 kéo đến với số lượng ngày càng đông. Chúng liên tục phóng tên lửa về phía các anh. Máy bay các anh cũng bị trúng tên lửa và các anh đều phải nhảy dù.

13h55 phút, biên đội của các anh Nguyễn Ngọc Độ, Đặng Ngọc Ngự, Đồng Văn Đe và Nguyễn Văn Cốc cất cánh. Sau khi lên khỏi mây, các anh phát hiện được địch, lập tức vứt thùng dầu phụ, tăng lực, bám vào phía sau đội hình của bọn F-4. Lúc này, anh Độ thấy bọn F-4 phóng 2 quả tên lửa về phía đội hình MiG. Anh quyết định bám theo 2 chiếc F-4 bay ở phía trước, đến cự li 2000 mét, anh ấn nút phóng 1 quả tên lửa. Sau đó anh thấy máy bay không ổn định, xoay nghiêng và mất độ cao. Anh biết, anh đã bị chúng bắn nên phải nhảy dù. Trong thời gian đó, các số còn lại của biên đội quần nhau quyết liệt với bọn F-4 nhưng không bên nào chiếm được vị trí để công kích cả nên các anh Ngự, Đe, Cốc tìm cách quay về hạ cánh trên sân bay.
 Tất cả các phi công của ta nhảy dù đều an toàn, sức khỏe đều tốt. Chỉ sau mấy ngày là các anh lại tiếp tục tham gia trực ban chiến đấu và tiếp tục những chuyến xuất kích chiến đấu mới với những trận không chiến mới.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 19 Tháng Mười, 2014, 10:08:10 pm
 Như vậy, mở đầu chiến dịch Bolo, KQ Mỹ đã tạo được yếu tố bí mật bất ngờ cho trận đánh, đã làm cho ta bị động và đã bị thiệt hại. Anh Vũ Ngọc Đỉnh nhớ lại : "Không hiểu sao thời tiết ngày 2-1 lại có vẻ bất lợi cho ta, khi mây dày, đáy mây ở độ cao 200 mét và trần mây là 600 mét, dễ cho KQ Mỹ thực hiện ý đồ che dấu lực lượng để đón lõng MiG trên mây. Do ta không nắm được ý đồ của địch, nên sau khi cất cánh lên cho xuyên mây cả 4 chiếc và cả 4 chiếc đều bị bắn rơi, 4 phi công ta nhảy dù an toàn. Chắc do phía Mỹ giữ bí mật tuyệt đối ý đồ đánh trận này nên các thông tin tình báo về thủ đoạn chiến thuật của Mỹ, ta không nắm được nhiều. Dù sao, qua trận này cũng rút được kinh nghiệm. Có điều, tất cả mấy anh em tôi đều khỏe, vài hôm sau là lại tham chiến được. Tôi thấy không thoải mái vì Mỹ đánh lén, ta chưa kịp không chiến đã bị bắn rơi..."
Những kinh nghiệm qua các cuộc không chiến, ta trao đổi với bạn chuyên gia, cố vấn Liên xô thời đó cũng rất ít. Họ chỉ có kinh nghiệm qua những trận giao chiến bên Triều Tiên và với loại máy bay không hiện đại như bây giờ. Chủ yếu là trao đổi về cách cải tiến vũ khí cho phù hợp với chiến trường của ta. Còn với TQ thì như trước dây tôi đã nói rồi, không có cố vấn hay chuyên gia trong lĩnh vực KQ nên ta không có liên hệ trao đổi gì.
 Sau trận đánh không thắng ấy, phía ta đã rút kinh nghiệm sâu sắc, bàn cách đánh, đề ra chiến thuật đánh và kỹ thuật đánh cụ thể. Tất cả các thành phần từ trực trong SCH đến các phi công đều họp bàn. Tôi cho rằng, người có công lớn trong việc tìm ra cách đánh, cách chỉ huy cho các trận không chiến chính là ông Trần Mạnh. Anh Nguyễn Văn Cốc thì gọi ông với cái tên : "Người cha đẻ của chiến thuật KQ Việt Nam", nhiều người khác thì gọi ông bằng cái tên "Kiến trúc sư của các trận không chiên".

Ông sinh năm 1928 tại xã Vĩnh Lai, An Nhơn, Bình Định. Ông nhập ngũ năm 1946 và trong kháng chiến chống Pháp, ông từng giữ chức Chính trị viên Tiể đoàn 308 lừng danh, rồi trở thành Chính ủy Trung đoàn bộ binh thuộc Sư đoàn 330. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và được tuyển đi học lái máy bay, trở thành phi công tiêm kích chiến đấu trên loại máy bay MiG-17, một thời gian sau, ông chuyển loại bay trên MiG-21.
 Vào giai đoạn cuối tháng 4 năm 1968, khi lớp phi công trẻ chúng tôi tốt nghiệp trên loại máy bay MiG-21 (sau này vẫn gọi là Đoàn bay MiG-21 khóa Ba) của chúng tôi về nước thì ông đã là Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân Sao Đỏ.
 Tôi không có vinh dự được bay với ông, nhưng những ai đã từng bay với ông đều có chung một nhận xét về ông là "một phi công nhìn nhận mọi vấn đề, mọi khía cạnh rất sắc sảo, là người chỉ huy tài năng với tính tình thật điềm đạm mà thẳng thắn".
 Sẽ không công bằng và thật thiếu sót khi nói đến những trận không chiến, chỉ nói đến những chiến công bắn rơi máy bay, nhắc đến các phi công lập thành tích mà quên không nhắc đến những thành phần kiến tạo nên trận đánh !.
 Để có được một chuyến bay, nhất lại là một chuyến xuất kích chiến đấu lên trời thì phải có rất nhiều thành phần liên quan từ việc trực tiếp chuẩn bị đến việc chỉ huy dẫn dắt...
 Một trong những thành phần quan trọng nhất chính là người chỉ huy cùng kíp trực chỉ huy ở Sở chỉ huy. Mỗi khẩu lệnh từ Sở chir huy phát ra đều dẫn đến sự thành công hay thất bại của trận đánh.
 Ông Trần Mạnh không trực tiếp tham gia xuất kích chiến đấu. Ông trực ở Sở chỉ huy - cơ quan đầu não quan trọng với những quyết định quan trọng cho trận chiến.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 21 Tháng Mười, 2014, 08:42:28 pm
 Ngay từ những ngày đầu trong SCH, ông đã cho các thành phần dẫn đường luyện tập cách phát các khẩu lệnh qua đối không, tập đi tập lại cho tới khi ông trực tiếp duyệt thấy được thì mới thôi, bởi mỗi khẩu lệnh của dẫn đường phát ra phải đúng ý đồ của người chỉ huy, phải chuyển tải được tình hình thực tế ở SCH lúc bấy giờ để phi công cảm nhận được.
 Sau mỗi trận không chiến, ông cùng với các thành phần dẫn đường, quân báo và phi công ... ngồi trao đổi, rút kinh nghiệm qua từng trận, từ đó, ông đưa ra những cách đánh cho phù hợp với lực lượng của ta, phù hợp với tình hình thực tế.
 Không quân Mỹ thay đổi chiến thuật thường xuyên. Chúng bay nhiều tầng, nhiều tốp trên nhiều độ cao khác nhau, sử dụng các loại nhiễu tiêu cực, tích cực để che dấu đội hình, rồi tích cực đánh phá các sân bay, các trạm ra đa, các kho khí tài, SCH ... nhằm làm tê liệt sức chiến đấu của Không quân ta. Ông đã thức trắng nhiều đêm, suy nghĩ về cách đánh, tìm cách đánh, tìm cách "hóa giải" những chiến thuật của địch. Ví dụ, phải sử dụng lực lượng nào, cho xuất kích ở sân bay nào để tạo yếu tố bất ngờ nhất, chọc thẳng vào đội hình địch, dùng tốc độ lớn công kích nhanh, thoát li nhanh làm cho địch không kịp trở tay, rối loạn đội hình tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị Phòng không khác tiêu dệt chúng nhiều hơn ... Rồi dẫn dắt trong nhiễu như thế nào, phán đoán đường bay của chúng cùng lực lượng đánh chính, tốp đánh chính của chúng ở đâu, ra làm sao để lực lượng của ta tiếp cận địch ở thế có lợi nhất... Hoặc như, khi bọn địch phân tốp, cơ động ở mặt phẳng bằng hay mặt phẳng đứng thì ta phải xử trí ra sao, dẫn dắt thế nào... Ông cân nhắc từng chi tiết, từng tham số của chuyến bay để đưa ra cách đánh linh hoạt, phương pháp dẫn dắt đúng đắn nhất. Những trận không chiến giành thắng lợi, ông cũng phân tích rõ nguyên nhân giành chiến thắng. Những trận không chiến không thắng lợi, ông càng phải tìm cho được nguyên nhân, tìm cách khắc phục.
 Khi đánh trong chiến trường khu Bốn - nơi địa hình hẹp và dài như "cán xoong", lại là nơi địch phối hợp chặn ta bằng cả lực lượng tiêm kích và tên lửa Hải đối Không, trong khi đường bay của ta gần như cố định chỉ một lối vào, ra thì trận chiến thực sự phức tạp. Nó là nơi thử thách đối kháng thực sự với các thành phần chỉ huy, dẫn đường và phi công của cả hai phía.
 Ông là người chỉ huy có tầm nhìn xa. Ông tính toán mọi đường đi nước bước như một kỳ thủ cao tay. Phụ thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi trận mà đưa ra cách dẫn, cách đánh khác nhau, tạo được sự bất ngờ đối với kẻ địch, giành chiến thắng về mình dù lực lượng áp đảo thuộc về kẻ địch.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: meomunchamchap trong 21 Tháng Mười, 2014, 09:36:23 pm
 Chú phicongtiemkich cho cháu hỏi một số vấn đề như là:
 1. Trước khi giao chiến thì các phi công thường có động tác cắt bỏ thùng dầu phụ; vậy khi đó động cơ máy bay đang hoạt động bằng dầu từ thùng chính hay phụ vậy ạ?
 2. Thùng dầu phụ của Mig 17, Mig 19, Mig 21 là bao nhiêu lít?
 3. Thùng dầu phụ khi rơi khỏi máy bay thì có thu hồi lại để tái sử dụng không vậy chú?
 Cháu rất mong được chú giải đáp giúp cháu. Cháu cám ơn chú!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 22 Tháng Mười, 2014, 05:36:54 pm
Một bài trên báo nga nói về chiến công của các phi công Vietnam trong chiến đấu vớiKQ Mỹ. Link:
Как истребители МиГ-17 сбили сверхзвуковые F-105

http://fishki.net/1258132-kak-istrebiteli-mig-17-sbili-sverhzvukovye-f-105.html



Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: huyphongssi trong 22 Tháng Mười, 2014, 07:29:58 pm
Chú phicongtiemkich cho cháu hỏi một số vấn đề như là:
 1. Trước khi giao chiến thì các phi công thường có động tác cắt bỏ thùng dầu phụ; vậy khi đó động cơ máy bay đang hoạt động bằng dầu từ thùng chính hay phụ vậy ạ?
 2. Thùng dầu phụ của Mig 17, Mig 19, Mig 21 là bao nhiêu lít?
 3. Thùng dầu phụ khi rơi khỏi máy bay thì có thu hồi lại để tái sử dụng không vậy chú?
 Cháu rất mong được chú giải đáp giúp cháu. Cháu cám ơn chú!
Anh Phicôngtiêmkích đang bận nên tôi trả lời cậu:
1. Hệ thống bơm nhiên liệu trên máy bay ưu tiên tiêu thụ dầu từ các thùng dầu gắn ngoài (thùng phụ) rồi mới tới các thùng dầu chứa trong thân và cánh. Khi máy bay bắt buộc phải vứt thùng phụ còn dầu, hệ thống bơm sẽ dùng dầu từ các thùng bên trong để cấp cho động cơ.

2. MiG-17 mang theo 2 thùng 400 lít dưới cánh. MiG-19 mang theo 2 thùng 760 lít dưới cánh. MiG-21PFV mang 1 thùng dầu phụ PTB-490 dung tích 490 lít dưới bụng. MiG-21MF loại anh Tuân bay có thể mang 3 thùng PTB-490 (01 dưới bụng và 02 dưới cánh) hoặc 3 thùng PTB hỗn hợp (01 PTB-800 chứa 800 lít dưới bụng và 02 PTB-490 dưới cánh). MiG-21bis mang 1 thùng PTB-800 dưới bụng.

MiG-17 mang theo 2 thùng dầu phụ PTB-400 dung tích 400 lít/thùng dưới cặp cánh
(http://aviacia.ru/fighter/mig/mig17_2.jpg)
(http://s020.radikal.ru/i710/1404/f3/d86fe2245bcf.jpg)

MiG-19S (J-6) mang theo 2 thùng dầu phụ PTB-760 dung tích 760 lít/thùng dưới cặp cánh
(http://i30.photobucket.com/albums/c330/dongadoan/mig19-6058.jpg)
(http://www.xliby.ru/transport_i_aviacija/istorija_aviacii_1999_01/pic_126.jpg)

Thùng dầu phụ PTB-490 dung tích 490 lít dưới bụng và cánh một số phiên bản MiG-21
(http://forums.airforce.ru/attachments/matchast/3797d1168187381-21_bak_158.jpg/)

3. Khi bị vứt bỏ khỏi máy bay, thùng dầu phụ không còn đủ điều kiện kĩ thuật để tái sử dụng.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: meomunchamchap trong 22 Tháng Mười, 2014, 11:11:19 pm
 Cám ơn anh huyphongssi! Anh đã giải đáp giúp tôi câu hỏi mà tôi thắc mắc lâu nay. Anh cho hỏi thêm là dầu dùng cho máy bay của ta (LX, TQ) và Mỹ có giống nhau không?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: tuanb5 trong 23 Tháng Mười, 2014, 01:04:52 am

 3. Thùng dầu phụ khi rơi khỏi máy bay thì có thu hồi lại để tái sử dụng không vậy chú?


Những năm 196x, khu vực cầu Diễn (Từ Liêm-Hà Nội) thường có những trận không chiến. Dân ở đây vẫn luôn nhặt được các thùng dầu phụ từ trên trời rơi xuống ;D.

Lâu rồi không nhớ của ta hay của Mỹ. Chỉ nhớ ai nhặt được thì người ấy...cải tạo nó để tái sử dụng. ;D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 23 Tháng Mười, 2014, 09:14:12 pm
 Cám ơn Huyphongssi đã cất cánh, yểm hộ cho tôi, đã giải đáp các thắc mắc của meomunchamchap. Thực ra, trong chiến đấu, cũng như trong huấn luyện với những điều kiện khẩn cấp cần phải vứt thùng dầu phụ là phải nhanh chóng ấn nút vứt ngay. Có những thùng dầu phụ còn đầy dầu nhưng cũng vẫn phải vứt. Đã có trường hợp ( như của anh Hoàng Cống ) vứt dầu phụ rơi trúng vào kho chứa bột mì, thùng dầu vỡ ra và dầu ngấm vào không biết bao nhiêu tấn bột, đành phait hủy hết số bột đó vì không thể ăn được. Rồi trong trường hợp huấn luyện, có anh vứt dầu phụ rơi xuỗng cánh đồng trồng lạc, lạc bị úa táp với diện tích khá rộng. Biết làm sao được khi mà phải vứt khẩn cấp. Vỏ thùng dầu phụ thường đem về đúc nồi, xoong và làm các vật dụng cần thiết khác. Nói chung dân ta "linh hoạt" trong chuyện ấy lắm.
 Dầu tra nạp cho máy bay là loại dầu TC-1. Một thời, những đám dầu thải từ máy bay ra ( như súc rửa thùng dầu, dầu còn chảy sau khi tắt máy, nổ máy ...) thì tận dụng về đun bếp dầu, cháy rất đượm và lâu hỏng bấc lắm.
 Trở lại chuyện của ông Trần Mạnh. Một số cách đánh táo bạo như "Đánh nhanh, thọc sâu..., tạo đà tạo thế..., đổi đội hình từ hai chiếc thành ba chiếc..." đã giành thắng lợi. Đặc biệt là cách đánh của MiG-21 để phát huy tối đa sở trường và tính năng của nó, ông đã tổng hợp từng trận đánh rồi đúc rút ra kinh nghiệm và đề xuất cách đánh cho phù hợp.
 Đánh với loại máy bay có người lái đã vậy. Với loại máy bay không người lái (KNL) cũng thế. Tuy KNL không có phản kháng nhưng phát hiện được nó và đánh nó là cả một vấn đề. KNL rất nhỏ lại bay ở độ cao thấp, do C-130 bay từ ngoài biển thả vào, ra đa của ta hầu như không phát hiện được. Vậy là ông đã cử một số anh dẫn đường đi hiệp đồng tìm cách phát hiện "máy bay mẹ" (C-130) đến vùng nào, sau thời gian bao nhiêu thì các trạm quan sát bằng mắt của ta phát hiện được KNL. "Máy bay mẹ" xuất hiện ở đâu thì KNL thường bay vào từ hướng nào ..., rồi cách dẫn ra làm sao... Ông mầy mò cùng các thành phần lập phương ấn chiến đấu và cho đánh. Sau này hầu như khá nhiều KNL bị KQ ta tiêu diệt mà ngay cả cố vấn Nga cũng không thể tin được vì trên màn hình ra đa có phát hiện được gì đâu. Thế mới là cái hay.
Rồi với con ngáo ộp B-52, vào cuối năm 1967, ông trực tiếp dẫn một đội quân vào Lệ Thủy-Quảng Bình để nghiên cứu về B-52 - từ cách chúng bay đội hình đến cách thức hoạt động, cung cách chúng được bảo vệ thế nào rồi tìm ra cách đánh. Và vào đêm 20-111-1971, với cương vị Phó Tư lệnh, ông đã cùng với Trung đoàn trưởng Trung đoàn Sao Đỏ và các sĩ quan dẫn đường đã tổ chức cho phi công Vũ Đình Rạng xáp mặt B-52 và lần đầu tiên, MiG-21 đã bắn B-52 trọng thương mở ra cách dẫn dắt và cách đánh mới với lũ "pháo đài bay".


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 25 Tháng Mười, 2014, 06:08:50 pm
Tháng 8-72, bọn tôi có trú quân hơn 10 ngày ở Đại Từ - Bắc Thái ngay dưới chân mạn bắc dãy Tam đảo. Ở và nấu nướng ngay nhà dân, đơn vị đi lẻ nên mọi thứ vật dụng đều mượn dân. Ông chủ nhà đi mượn cho cái nồi nhôm rất to đủ nấu cho 20 anh em, củi thì cứ lấy của dân, đến CN thì lên núi chặt cây về bù... Quê chè nên uống xả láng, bên ấm chè chúng tôi hỏi chuyện bác chủ sao dân có cái nồi nhôm to vậy? Rít 1 hơi thuốc lào bác chủ kể, mọi thứ đều đúc từ xác máy bay rơi, cứ có máy bay rơi là dân đến tìm khiêng sạch, nhặt được ít thì đúc nồi nhỏ, nhiều thì đúc nôi, soong to... Vui chuyện ông kể tiếp: " Trên núi trong bản người Dao có 2 bố con đi rừng phát hiện cả 1 chiếc Mig to bị rơi, 2 bố con lặng lẽ tha về rồi thuê thợ xuôi lên đúc, nó đúc đủ mọi thứ trong nhà rồi vẫn còn vật liệu nên đúc cả 2 quan tài... Việc gần xong do sợ lộ nên 2 bố con định thủ tiêu thợ đúc, may mà mấy ông thợ đúc linh cảm được chuồn vội rồi mang chuyện đi kháo ầm cả vùng. CA và dân quân đến bắt cả 2 bố con ngừơi dân tộc..." Không biết chuyện chính xác đến đâu, nhưng việc dân lấy xác máy bay đúc đồ thì nơi nào cũng có.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 26 Tháng Mười, 2014, 10:20:30 pm
 Tôi kể tiếp chuyện về người chỉ huy Trần Mạnh đã. Trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không", lúc 15h30 ngày 28-12-1972, ông từ SCH tiền phương đã điện cho SCH Không quân đề nghị cho Vũ Xuân Thiều cất cánh chuyển sân, bay vào sân bay Cẩm Thủy. Đến 21h28, khi xuất hiện các mục tiêu ở phía Đông Nam Pạc Xan 90 km, ông đã nhận định đấy chính là các tốp B-52 vào đánh Hà Nội, đã lệnh cho Vũ Xuân Thiều chuẩn bị cất cánh. Khi Vũ Xuân Thiều xuất kích, phát hiện được B-52, ông nhắc nhở : "Bật công tắc bắn cả loạt, quyết tâm tiêu diệt địch !". Và Vũ Xuân Thiều đã trở thành người Anh hùng với hành động cảm tử, quyết đánh, quyết thắng.
 Với kinh nghiệm dày dạn chỉ huy cả trăm trận không chiến, ông đã góp phần không nhỏ vào chiến thắng chung của Không quân Việt Nam trước một kẻ thù hung bạo, mạnh mẽ, tàn ác, xảo quyệt ... và bắt chúng phải cúi đầu công nhận sự thất bại cay đắng.
 Mọi người đều trân trọng và khâm phục khi nhắc đến tên ông. Ông là biểu tượng của người chỉ huy mẫu mực, tận tâm với công việc, luôn suy nghĩ, tính toán, tổng kết và đưa ra những chiến thuật, những cách đánh phù hợp nhất. Phi công Anh hùng Nguyễn Văn Cốc thì gọi ông là "Cha đẻ của chiến thuật Không quân Việt Nam"
 Ông như một vị nhạc trưởng của dàn nhạc, là người kiến tạo thắng lợi của các trận đánh. Ông hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu : "Người kiến trúc sư của các trận không chiến", "Cha đẻ của chiến thuật KQ Việt Nam" và là người Anh hùng của các Anh hùng KQ Việt Nam !

 Còn chuyện của Viet Trung 51 nói về nồi niêu, xoong chảo ... được đúc bằng đuya ra của máy bay thì tôi có một kỷ niệm vui. Ấy là hồi tôi ở Trung đoàn trên Yên Bái, sân bay có tổ chức đúc nồi niêu... bằng các phế liệu của máy bay. Tôi được mua một chiếc nồi 100. Tôi dự tính, ngày thường thì nấu cám lợn, ngày Tết thì nấu bánh chưng. Nhưng vì đường xá xa xôi, chưa có dịp nào gửi về được nên vẫn giữ ở Trung đoàn. May sao, nhân dịp có Phó chủ nhiệm chính trị Sư đoàn lên kiểm tra và giảng chính trị, trước khi về có hỏi tôi : "Cậu có gì gửi cho mẹ con nó không, nhân tiện có xe, tớ về tớ chuyển cho !". Đúng là được lời như cởi tấm lòng. Tôi thưa : "Vậy tôi nhờ anh chuyển giúp cho nhà tôi chiếc xoong quấy bột cho cháu !". Phó chủ nhiệm trả lời ngay : "Vậy cậu đem ra luôn nhé !". Tôi vào phòng lễ mễ bưng ra chiếc nồi 100 trươc sự ngỡ ngàng của Phó chủ nhiệm và toàn đoàn kiểm tra. Tất cả ngớ ra trong chừng mươi giây sau rồi cười rộ lên. Phó chủ nhiệm vừa cười vừa nói : "Con mày là Thánh Gióng chắc !". Bấy nhiêu năm đã qua, cách đây không lâu, tôi gặp Phó chủ nhiệm, anh ấy vẫn cười và vẫn nhắc đến cái kỷ niệm ở Yên Bái hồi ấy. Đúng là nồi niêu... đúc bằng đuya ra của máy bay nó có sức sống lâu bền thật đấy !...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: meomunchamchap trong 27 Tháng Mười, 2014, 08:55:13 pm
 Bác phicongtiemkich cho cháu hỏi thêm là khi canon trên máy bay bắn thì vỏ đạn sẽ rơi tự do ra ngoài hay là có thùng đựng vậy ạ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 27 Tháng Mười, 2014, 10:48:37 pm
Thế bây giờ cái "xoong quấy bột" ấy còn không hở bác phicongtiemkich? Nếu còn thì bác cho mọi người xem với nhé.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: tieuthienvuong trong 28 Tháng Mười, 2014, 10:52:16 am
Cháu cảm ơn bác PCTK đã nói rõ thêm về chiến dịch Bolo của KQ Hoa Kỳ. Vậy sau các trận chiến đó, phía KQ ta đối phó ra sao với chiến thuật mới này, và kết quả thế nào ạ??


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 28 Tháng Mười, 2014, 12:08:37 pm
   xuanv338 chào bác phicongtiemkich. Lâu bận không sang nhà bác. Nay em dành vài phút tạt qua mà thấy nhà đông vui quá. Hai bác phi công đang thay nhau kể truyện nhà trời với thế hệ sau. Em thấy bác còn tiết lộ với mọi người là nhà còn một kỷ niệm cái xoong nguấy bột, một kỷ niệm rất ý nghĩa của anh lính lái chim sắt. Bác Giangtcx còn muốn được xem cái xoong kỷ vật chiến tranh. Nghe truyện, xuanv338 mới giật mình mà tiếc giá mình còn giữ được kỷ vật ấy đến hôm nay. Đã có lần xuanv338 được anh bạn lính quê Quảng Bình Kiếm đâu được một mảnh máy bay chả biết và đã rất khéo tay làm thành chiếc lược chải đầu hình uốn cong như vầng trăng thượng tuần vậy. Và anh ấy đã tặng cho cô lính nuôi quân quê Lúa. Ngày ấy mọi người thường dùng từ là lược bằng Đuyara.  Chải đầu lỡ tay đánh roi xuống nên gạch là tiếng Lược kêu đến xoảng một cái nghe mà ghê ghê tai.

   Rồi một lần gội đầu xuanv338 đã để quên mất bên bờ Suối, lúc nhớ quay ra bờ suối tìm chỉ còn lại chỗ để trên mỏm đá thôi, cái Lược đã biến đi đâu chẳng biết. CB rất tiếc và đoán chắc lại có em gái bản Mường đi lên nương về qua lúc nắng chiếu nghiêng, lược bằng mảnh máy bay được nắng chiếu vào phát sáng làm nó lóe lên là mục tiêu cho nàng nhặt được. Giờ nghĩ lại mới là lúc thấy tiếc một kỷ vật của chiến tranh. Bây giờ không biết có còn nhà ai giữ được cái lược được làm bằng mảnh máy bay ngày ấy. xuanv338 lại tiếp tục ngồi nghe truyện của các bác đây ạ!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 03 Tháng Mười Một, 2014, 09:44:54 pm
  Mấy ngày qua, tôi bận việc ở trên núi. Vừa về đến nhà thì cũng đúng dịp gió mùa Đông Bắc tới. Lại nhớ lại lần gặp nhà thơ Thảo Phương, nghe bài "Nỗi nhớ mùa Đông" của chị và đã được nhạc sĩ Thanh Tùng phổ nhạc. Đúng là mùa Đông ở miền Bắc, đặc biệt là ở Hà Nội có những nét riêng biệt thật. Ra phố, có thể kéo ghế ngồi sát vào một ai đó dù không quen biết nhưng vẫn có thể bắt chuyện như đã thân nhau từ lâu. Quả là, cái lạnh ngoài trời làm cho ta gần nhau, chỉ có cái lạnh trong lòng làm cho con người ta xa cách nhau mà thôi. Khổ cho nhà thơ nhớ về mùa Đông mà chẳng được hưởng cái lạnh của mùa Đông đành phải thốt lên "vờ như mùa Đông đã về". Cũng buồn.
 Trở lại cái "chiến dịch Bo lo" năm xưa. Bọn Mỹ đã chuẩn bị rất kỹ càng và giữ bí mật ghê gớm. Hơn nữa, chúng đã len được vào hệ thống vô tuyến, hệ thống "máy phân biệt địch ta"...của chúng ta, vì vậy, khi chúng tôi liên lạc đối không với nhau hoặc với Sở chỉ huy là chúng định vị được vị trí của chúng tôi ngay, đồng thời phá tần số liên lạc ấy ngay. Chúng tôi đành quy định hễ có hiện tượng ấy là thay đổi rãnh sóng. Nếu lại thấy nhiễu, lại thay đổi tiếp. Và, khi báo động là chỉ nghe theo "lệnh miệng" của trực ban tác chiến : đánh theo phương án nào, lập tức chúng tôi bay theo phương án ấy, "người ngựa ngậm tăm" - không hề liên lạc đối không để giữ bí mật. Đến điểm cần liên lạc thì ấn nút phát một hoặc là hai tiếng "cạch", vậy là Sở chỉ huy biết và dẫn dắt. Thời gian ấy, chúng tôi phải thuộc lòng khá nhiều đường bay với những mật khẩu riêng của nó. Cũng nhờ những việc như vậy mà địch phát hiện ta chậm và giúp cho chúng tôi có khoảng thời gian không bị nhiễu đối không, được dẫn dắt chỉ huy, hóa giải phần nào chiến thuật của chiến dịch kia.

Với máy bay MiG-21, tuy có được trang bị súng 23 li trên máy bay, nhưng trong cuộc chiến, chưa ai bắn cả, chỉ có MiG-17, MiG-19 là sử dụng thôi, và khi bắn thì "cát-tút" đạn văng ra ngoài khoảng không chứ không có hộp nào đựng vỏ đạn đâu. Nói đến "cát-tút" đạn thì tôi cũng có một kỷ vật : đấy là chiếc mâm đồng được làm từ vỏ đạn pháo cao xạ. Hồi tôi ở Trung đoàn trên Yên Bái, không hiểu sao Tiểu đoàn Hậu cần lại liên hệ được một cơ số vỏ đạn pháo cao xạ và đem về "cuốc" mâm. Thế là tôi được một chiếc, bây giờ vẫn dùng. Cũng là một thời để nhớ.
 Còn chiếc "xoong quấy bột cho cháu" năm xưa thì một thời dùng nấu cám lợn khi mà nhà nhà đều phải tăng gia nuôi lợn mới có thêm tí thu nhập. Viết đến đây thì tôi lại nhớ câu chuyện vui về "con lợn kinh tế" hồi ấy là : khi bố chồng chết thì mỗi chồng khóc, khi mẹ vợ chết thì mỗi vợ khóc, nhưng khi con lợn chết là cả hai vợ chồng cùng òa lên khóc nức nở. Cái gì cũng trông vào con lợn cả : từ tiền học cho con, quần áo cho con, rồi mua sắm vật dụng trong gia đình đều trông cậy vào "chú ỉn" ấy cả. Đến thăm nhà nhau đều hỏi : "Có bạn lớn ( lợn bán ) không ?". Nghe trả lời : "Có !" là chủ, khách đều thấy hồ hởi...Một thời đã qua và bây giờ "cái xoong quấy bột" - cái nồi đun cám lợn ấy trở thành nồi đựng gạo của gia đình.Nó đựng được đúng 20 kg và luôn ở vị trí dễ phát hiện nhất.
 Đuya-ra của máy bay còn làm được nhiều thứ kỷ niệm lắm, như lược chải đầu, nhẫn đeo tay, gò xô, chậu đựng nước, nồi nấu bánh chưng v. v.... Xuanv338 để mất chiếc lược ấy cũng tiếc đấy. Dầu sao nó cũng là thứ của một thời để nhớ mà ! Ước gì tìm lại được cho Xuanv338 bây giờ !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: meomunchamchap trong 04 Tháng Mười Một, 2014, 02:42:53 pm
 Cám ơn chú PCTK. Trước đây nhà cháu có một con dao mà chuôi dao làm bằng vỏ đạn, kích cỡ bằng cây nến đại ấy chú ạ. Tiếc rằng bây giờ bị mất rồi.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: saovang1 trong 04 Tháng Mười Một, 2014, 07:09:37 pm
  Bác phicôngtiêmkích có thể cho cháu biết là trong suốt cuộc chiến tranh không quân của Mỹ ở miền bắc việt Nam thì có bao nhiêu phi công Mỹ bị bắn rơi, bao nhiêu bị chết tại chỗ, bao nhiêu bị bắt sống không ạ, cháu cảm ơn.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: phuockhanh trong 04 Tháng Mười Một, 2014, 08:02:33 pm

 Xin hỏi Phicongtiemkich và cũng vui lòng cho chàng "phi công hụt" biết là sao Mic 21 lại không sử dụng súng 23ly khi sung trận mà chỉ có Mic 17 và M19? Chắc hẳn là có lý do gì chứ nhỉ? Còn tút đạn thì đúng là thế hệ sau chiến tranh chẳng hiểu nổi là nhẽ đương nhiên. Còn Phước Khánh đi nhặt từ hồi chống Pháp kia. Vui thêm một tý nhưng lại băn khoăn về điều trên. Chào và chúc Phi công tiêm kích luôn khỏe!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: huyphongssi trong 05 Tháng Mười Một, 2014, 11:22:04 am
Bác phicongtiemkich cho cháu hỏi thêm là khi canon trên máy bay bắn thì vỏ đạn sẽ rơi tự do ra ngoài hay là có thùng đựng vậy ạ?
Các tút (vỏ đạn) sẽ văng ra ngoài qua 2 cái khe dưới thân khẩu pháo 23 li 2 nòng gắn dưới bụng chiếc Mig-21MF như trong hình
(http://media.tinngan.vn:6060/archive/images/2014/04/25/145534_mig-21-8.jpg)

Pháo 23 li dưới bụng chiếc Mig-21bis
(http://st.baodatviet.vn/staticFile/Subject/2014/04/28/viet-nam-tang-thai-lan-tiem-kich-mig-21mf-datviet.vn-07_282351243.jpg)


 Xin hỏi Phicongtiemkich và cũng vui lòng cho chàng "phi công hụt" biết là sao Mic 21 lại không sử dụng súng 23ly khi sung trận mà chỉ có Mic 17 và M19? Chắc hẳn là có lý do gì chứ nhỉ? Còn tút đạn thì đúng là thế hệ sau chiến tranh chẳng hiểu nổi là nhẽ đương nhiên. Còn Phước Khánh đi nhặt từ hồi chống Pháp kia. Vui thêm một tý nhưng lại băn khoăn về điều trên. Chào và chúc Phi công tiêm kích luôn khỏe!
Do cách đánh thưa anh! Bay thấp vọt cao, tích luỹ tốc độ tiếp cận từ phía đuôi đối phương, tới tầm thì bắt mục tiêu và phóng đạn tầm nhiệt rồi cơ động thoát li.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 07 Tháng Mười Một, 2014, 11:27:59 pm
 Cám ơn Huyphongssi luôn xuất kích đúng thời cơ để yểm hộ cho tôi. Cũng xin nói thêm một chút rằng, với MiG-21 điều tối kỵ nhất chính là "đánh quần" - tức là vòng quần nhau với địch vì khi đó MiG-21 sẽ mất tốc độ rất nhanh và tính năng cơ động trong không chiến kém vô cùng, dễ bị đối phương đặc biệt là những "thằng" ở vòng ngoài "tỉa" ngay. Chính thế mà tuy có 2 khẩu GS-23 nhưng chưa bao giờ dùng đến trong chiến trận. Nói nhỏ một chút, khi ở trường bắn, để công kích mục tiêu mặt đất thì tôi "tương" cả cơ số đạn cho phép gần như trúng hết vào tâm mục tiêu đấy.
 Còn câu hỏi của saovang1 thì xin trả lời như sau : Chắc chắn là tôi không thể biết được có bao nhiêu phi công Mỹ chết một cách chính xác trong những trận không chiến vì có nhiều máy bay rơi vào rừng và cũng có những phi công có thể sau khi tiếp đất rồi mới chết và chết như thế nào cũng chẳng hiểu nổi. Chẳng thế mà vẫn có chương trình MIA để tìm hài cốt các phi công Mỹ trong chiến tranh. Riêng con số tù binh phi công Mỹ thì có thể nói rằng ta đã trao trả 591 người-những người được đào tạo bài bản và có số giờ bay cao từng bị bắt giam trong "Hinton HaNoi". Đấy là các nhân chứng sống về kết quả các trận không chiến trên bầu trời Việt Nam những năm 1965-1973.
 Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm, nhưng vẫn còn có những điều cần suy ngẫm về các cuộc không chiến trên bầu trời Việt Nam trong những năm 1965-1975. Tại sao một lực lượng Không quân non trẻ, với tuổi đời của đội ngũ phi công còn non trẻ, giờ bay lại rất ít lại có thể chiến đấu ngang ngửa với lực lượng Không quân hùng mạnh của Mỹ ? Tại sao những chiếc MiG-17 bé nhỏ, lạc hậu lại bắn rơi được các máy bay hiện đại của Mỹ ? Tại sao các máy bay hiện đại với lực lượng hùng hậu dùng để đối phó với Liên xô và khối Xã hội Chủ nghĩa lại phải tung vào Việt Nam mà lại không mang lại hiệu quả rõ rệt ? Đặc biệt, trong chiến dịch "12 ngày đêm" với hàng trăm máy bay B-52-được mệnh danh là "pháo đài bay bất khả xâm phạm", ném xuống hàng ngàn tấn bom mà vẫn không lay chuyển được ý chí của dân tộc Việt Nam ?... Còn rất nhiều câu hỏi tại sao nữa sẽ mãi mãi nằm trong ký ức của các nhà chiến lược, các học giả và cả các phi công của cả hai phía nữa !...
 Hôm rồi, dù cho đang cơn gió mùa Đông Bắc, mưa rét vậy nhưng tôi và một anh bạn nữa vẫn "đội mưa" phóng xe mấy chục cây số đến thăm mấy anh bạn cũ cũng chỉ để hàn huyên cho đỡ nhớ rồi lại "đội mưa" ra về. Tôi có viết bài "ngẫu hứng" thế này thôi :

 Gió mùa Đông Bắc
 Mưa giăng dày đặc
 Vẫn trùm áo mưa
 Phóng xe, đi thăm bạn xưa

 Nhâm nhi chén rượu nồng
 Nói chuyện viển vông
 Với những điều khôn, điều dại
 Với nhân tình thế thái...

 Rồi những điều phải, trái
 Xá gì mưa rơi

 Cốt sao giữ ấm tình người
 Mặc cơn bĩ cực, mặc hồi thái lai !...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 08 Tháng Mười Một, 2014, 11:22:50 am
xuanv338 xin chào bác phicongtiemkich. Chào tất cả các bác. Câu truyện đang giang dở của xuanv338 chưa thể tiếp tục. Trong thời gian nghỉ tay lang thang trên các trang mạng xã hội hơi quá đà. Hôm nay quay lại ngôi nhà chung VMH mới thấy mình đang bị tụt hậu mất rồi. Phải chấn chỉnh lại quay về nhà nhanh thôi.
  Chắc bác phicongtiemkich mấy hôm cũng bận việc đi thăm bạn cũ. về lại còn mê mẩn vào vụ thơ. may có bác huyphongssi yểm trợ. Bật mí với bác. Nếu em được phép hì...dù là lính gái, dù là lính bộ binh, nuôi quân, quân y . Nhưng nếu bây giờ các bác cho phép em được ngồi cùng mâm với các bác lính phi công em vừa đọc truyện học lỏm cũng hầu chuyện với các bác được ối ra đấy! Chỉ ngại thôi. Các bác lại bảo đàn bà dính việc trên trời.

 xuanv338 mấy hôm rồi tình cờ em được đọc hai cuốn sách tự truyện viết về phi công tiêm kích.
1 "Tôi từng là phi công Tiêm kích" nói về phi công tiêm kích Nguyễn Công Huy.Và cuốn tự truyện thứ hai có tựa đề" THANH KIẾM BẦU TRỜI" nói về anh hùng phi công Nguyễn Hồng Nhị. cả hai cuốn tự truyện đều cùng tên một tác giả là " Nguyễn Công Huy"  xuanv338 đoán chắc anh phi công này viết tự truyện của mình và viết cho cả đồng đội.
 
    Đọc xong hai cuốn tự truyện xuanv338 thấy hay vô cùng, cảm kích,ngưỡng mộ và quay lại đọc tiếp lần hai. Câu truỵện cứ như đang đưa mình lên phía bầu trời.
Cuốn tự truyện nào cũng hay, cái nét hay rất riêng từ đời tư của những anh phi công, từ tuổi ấu thơ, đến thời cắp sách tới trường làng, những vất vả gian nan đây thách thức của nghề học, luyện để thành anh phi công tiêm kich có đủ tài trí, bản lĩnh, kỹ thuật để sãn sàng cho những trận không chiến. Đọc những đoạn nói về cuộc chiến đầy cam go của họ, trận không chiến và những hy sinh của họ chỉ là trong tích tắc, một thế trận có lúc cô đơn, đồng đội yểm trở thật mỏng manh, một trận chiến không có gì che chắn. xung quanh họ chỉ là bầu trời bao la rộng đến khôn cùng và trước mắt họ là kẻ thù mạnh hơn tất cả. Những phi công tiêm kích họ không chỉ giỏi giang đánh giặc, họ cũng như những anh lính dưới mặt đất, cũng nghịch ngơm, cũng có lúc buồn vui, nhớ nhà, cũng yêu thương và khát vọng.

  Đọc xong hai cuốn tự truyện của phi công. xuanv338 cũng học lỏm và biết ối thứ bí ẩn của lính nhà trời, cho phép xuanv338 cũng cùng góp chuyện được đôi câu. Nhưng thôi em nói vui vậy thôi phicongtiemkich! À! mà có thể bác cũng quen bác tác giả Nguyên Công Huy cũng nên. Cùng binh chủng lại là người nổi tiếng. Nếu bác biết và gặp bác ấy.  Bác cho xuanv338 chuyển lời chúc sức khỏe bác ấy! Chúc bác ấy mạnh khỏe và viết thêm nhiều cuốn tự truyện cho đồng đội.

Lại mùa Rươi nữa đến rồi bác phicongtiemkich! Năm nay bác có làm thêm lọ mắm Rươi để tết chấm với món thịt quay?
xuanv338 hôm nay viết hơi tốn tài nguyên của bác. Bác thông cảm nha! Chú bác mạnh khỏe. Nhớ cho em gửi lời thăm và chúc sức khỏe bác Huy.
  


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: lamcclpy trong 09 Tháng Mười Một, 2014, 08:44:31 pm
          Lâu nay em vẫn băn khoăn vì sao Mig-21 làm nên chiến tích tại Việt Nam nhưng lại thê thảm trong cuộc chiến Do thái- Ả rập. Nhờ giải đáp của bác PCTK em mới hiểu rằng đó là do cách đánh của ta, biết phát huy mặt mạnh và hạn chế mặt yếu của Mig-21. Cảm ơn bác PCTK!
          Chị xuanv338 ơi!Bác PCTK chỉ cần đứng trước gương là thực hiện ngay yêu cầu của chị đấy!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 09 Tháng Mười Một, 2014, 11:09:12 pm
 Cám ơn Xuanv338 đã động viên "cánh lái" chúng tôi. Thực ra, tôi hiểu, phi công hay nhà du hành vũ trụ thì cũng vẫn là lính bình thường như những người lính bình thường. Khác chăng là họ được giao nhiệm vụ đặc biệt hơn một chút thôi. Tại sao tôi nói như vậy, bởi họ cũng là những người dân bình thường, cũng chịu kham chịu khổ, cũng gắn bó với bùn đất, lúa má... và cũng có cuộc sống cơ cực theo thời cuộc. Bây giờ thế hệ trẻ sống theo thế giới ảo nhiều, hết tra trên mạng lại dò trên "phây", chả mấy khi để ý xem cái thực tế và kinh nghiệm người xưa thế nào. Hôm rồi tôi có nói với các cháu nhà tôi : "Chẳng biết các con ăn uống bây giờ theo những phương thức nào, hơi một tí là phải thế này, thế nọ... Ngày xưa, bố có bà bác, chị gái của bà nội của các con. Bà là người không biết chữ, không chồng con, mắt lại kém, nhưng đứa cháu nào cũng qua tay bà bế ẵm. Bà ăn giầu vỏ, khi bà bế bố, bà mớm cơm cho bố ăn, cơm quện với màu cốt trầu trông chẳng khác gì miếng xôi gấc. Vậy mà bố vẫn trở thành phi công, có sao đâu. Và bà bác ấy biết rất nhiều chuyện trên đời, có lẽ, bà chính là người thày đầu tiên của bố đấy ! Bây giờ thì bố biết hồi đó mắt bà kém là do đục thủy tinh thể. Giá như bây giờ thì thay trong nháy mắt, bà lại nhìn mọi vật sáng nhảo lên ngay, nhưng khổ nỗi hồi đó nó như vậy, khó khăn đủ đường và bà đành chịu cảnh mù dở. Cũng chính vì vậy mà bố ước ao được đi học ngành y để trở thành bác sĩ khoa mắt, chữa mắt cho bà. Ai ngờ, bố lại đi bộ đội, lại trở thành kẻ khuấy đảo trời mây, chẳng thực hiện được ước mơ của mình. Bà thì cũng đã trở thành đống đất từ lâu rồi, nhưng bố vẫn luôn luôn nhớ về bà, vẫn nhớ về ngày xưa. Có lẽ, bố trở thành người hoài cổ rồi !". Thế đấy các đồng đội ạ !
Lamcclpy ơi ! Nếu cứ đứng trước gương mà thực hiện được nhiều điều mình muốn thì còn gì bằng. Nhưng đâu có phải gương thần, mà cứ đứng ngắm nghía kiểu tự sướng thì có khi lại khổ đấy !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 23 Tháng Mười Một, 2014, 09:22:01 pm
 Chào các đồng đội !
 Tôi và một phi công MiG-21 (ngày trước đã từng có thời gian tham gia chiến đấu bên nhau rồi tình cờ lại trở thành thông gia với nhau) "làm" một chuyến đi Tây Bắc vừa về. Chúng tôi thay nhau lái xe lên Điện Biên, ngược lên Mường Nhé rồi đi A Pa Chải. Chúng tôi cùng leo dốc lên cột mốc số 0 - nơi một con gà gáy thì cả 3 nước Việt Nam, Trung Quốc và Lào đều nghe tiếng. Chuyến đi cực kỳ gian nan nhưng rất thú vị. Bạn đường của tôi thì nói : "Có thể đưa vào Ghi-net của Việt Nam được !". Tôi nghĩ không đến mức như thế. Tôi sẽ kể sau vì ngay ngày mai tôi phải về quê. Khi lên Hà Nội, tôi sẽ trình bày tường tận để các đồng đội hiểu thêm. Tôi nói lí do tôi vắng mặt bấy lâu nay là thế, mong các đồng đội hiểu cho.
 Chuyến đi dài ngày làm tôi mệt. Xin phép được nghỉ giải lao !...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 25 Tháng Mười Một, 2014, 10:04:45 am
Tuổi già để lại dấu ấn của nó, bác phicongtiemkich vừa qua chặng đường dài đầy ý nghĩa nên việc nghỉ ngơi chút để tiếp tục trở lại xuất kích cũng rất bt... Chờ đón các bài tiếp theo của bác PCTK.
Nhắc đến tuổi già, cách đây 2 tháng trong 1 lần gặp mặt các CCB PK-KQ, tôi gặp lại 1 anh bạn trước lái SU, năm 88 đã từng bay ra TS hỗ trợ anh em bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Vài năm trước anh bạn bị gout khá nặng, đi lại khó khăn, lần này thấy cậu ta nhanh nhẹn hẳn, leo đồi vô tư. Ngạc nhiên lắm, hỏi bạn "sao ông không đau chân nữa à?". Anh bạn cho biết "mình được bày cho 1 bài thuốc dân tộc, dùng thử và thấy rất hiệu nghiệm, chân hết sưng tấy, việc đi lại sinh hoạt bây giờ thuận lợi nhiều rồi".
Hỏi thêm, được bạn bày cho bài thuốc sau chữa guot: Kiếm 1 quả đu đủ xanh vừa phải, rửa sạch, bổ ra bỏ hết hột, giữ nguyên vỏ thái mỏng (cho mau nhừ)- rất quan trọng là phải giữ nguyên vỏ xanh, thuốc ở đấy. Rồi bỏ vào nồi đun, lượng nước vừa đủ để khi đu đủ nhừ còn lại khoảng 1,5-2 lít. Sau đó bỏ vào nồi nước đu đủ lượng trà búp tương đương 2 ấm vẫn pha, đun lại cho sôi. Khi trà đã ngấm ta lọc hết bã đu đủ và trà, lấy nước đó uống thay nước cả ngày. Làm như vậy liên tục nhiều ngày đến khi khớp chân hết đau, không còn sưng đỏ là ok. Khi đã chữa được cơn đau cấp của guot thì hàng tuần chỉ cần uống duy trì 1 ngày nước đu đủ.
Tôi về làm theo và thấy rất tốt, trước kia có lần khớp ngón chân cái đã bị nhức, tấy ... bây giờ không bị nữa.
Hơi lạc mạch chủ đề thật nhưng cũng hy vọng bài thuốc giúp cho ACE CCB ta cao tuổi một cách gìn giữ sức khỏe.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Mười Một, 2014, 04:11:57 pm
 Cám ơn bác Viet Trung 51 về bài thuốc chữa gút!

Hơ! Từ trước tới giờ tôi cứ nghĩ là cái đám "6 quần" bọn tôi mang vác nặng, sử dụng 2 "chi" dưới hơi nhiều nêu mau hỏng còn các bác "không quần" và "2 quần" ít dùng nên không hay hỏng như "bọn tôi"?

Tôi cũng muốn thử bài thuốc của bác như chưa rõ lắm về cách làm. Mong bác nói rõ thêm.

-  quả đu đủ xanh vừa phải : là đu đủ chín vừa phải (bác nói rõ thêm là chín vừa phải là sao?) hay là quả đu đủ có độ lớn vừa phải? Nó khoảng chừng nào thì dùng được (mua ngoài chợ đôi khi rất khó vì có thể bị dấm thêm nhiều ngày rồi).

- lượng nước vừa đủ để khi đu đủ nhừ còn lại khoảng 1,5-2 lít: Nghĩa là mình đổ khoảng bao nhiêu nước và đun khoảng bao lâu thì vừa?
 
Bác thông cảm, đọc thì đơn giản nhưng làm thực thì lúng túng quá nên tôi muốn hỏi rõ thêm. Mà làm vậy có phải ăn kiêng gì không bác?

Mong ban quản trị và bác phicongtiemkich thông cảm với 1 bài viết lạc đề, nhưng tôi nghĩ nhiều CCB cũng có bệnh tương tự nên xin phép hỏi thêm để áp dụng. Xin cám ơn!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 26 Tháng Mười Một, 2014, 10:23:58 am
@ bác Giangtvx.
Tôi xin viết rõ thêm về bài thuốc gout như sau:
- Quả đu đủ xanh vừa phải: nghĩa là quả đu đu còn xanh, to vừa phải thường bán ở chợ để làm nộm. Vợ tôi thường mua quả chừng 2 nắm tay về nấu.
- Về lượng nước thì đu đủ xanh nấu mau nhừ lắm, khi nước đã sôi ta vặn nhỏ lửa để giữ nước sôi lăn tăn, chỉ khoảng 10min là đu đủ nhừ rồi. Vì vậy nước bay hơi khi sôi cũng không nhiều lắm đâu, bác đổ hơn 2 lít 1 chút là được khoảng 2 lít nước đu đủ xanh rồi.
Không phải ăn kiêng gì cả, giữ chế độ ăn của người già thôi.
Hy vọng bài thuốc giúp ích cho bác.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 26 Tháng Mười Một, 2014, 11:48:03 am
 Cám ơn Viet Trung 51 về bài thuốc chữa gout. Tôi thấy có nhiều người bị mà chỉ dùng thuốc Tây (Konchicine) - loại dễ làm bục dạ dày lắm. Nay biết được bài này của Viet Tung rồi, tôi sẽ bày cho các anh khác biết để áp dụng.
 Trở lại chuyến đi của anh em chúng tôi. Phải hơi dài dòng một chút thế này : Tôi và một phi công MiG-21 từng một thời gian bay cùng nhau, cùng biên đội, cùng tham gia chiến đấu.. rồi lại cùng được chia nhà ở cạnh nhau. Trời xui đất khiến thế nào mà hai đứa bé của hai nhà lại "làm bạn", bén duyên với nhau. Vậy là chúng tôi từ đồng đội trở thành thông gia. Quan hệ thì vẫn như trong quân ngũ, lại vẫn như bạn hữu thường ngày, hay "ới" nhau đi thăm thú các nơi. Rồi cậu thứ hai nhà tôi lại "kết" với một cô bé tận Điện Biên Phủ. Thông gia của tôi cũng vui tính, dễ chịu và thế là ba anh em chúng tôi trở thành mối liên gia khá khăng khít. Vừa qua, nhân có dịp lên thăm thông gia của tôi ở trên ấy, tôi rủ cho đủ bộ ba liên gia ngồi uống rượu với nhau cho vui hơn, và rồi từ đó mới có chuyên đề đi Mường Nhé, A Pa Chải. Thông gia của tôi ở Điện Biên lái xe chở bộ ba liên gia đi, chiếc xe con con của tôi thì để lại Điện Biên. Thế là "xe ta bon bon trên chặng đường..." gồ ghề khúc khuỷu, đầy những ổ trâu ổ gà ... Xuất phát từ sáng sớm, tầm trưa thì đến Mường Nhé, tạt vào quán ăn trưa, nghỉ ngơi một chút là lại ngược đường lên A Pa Chải. Từ Điện Biên lên Mường Nhé là 280 km, từ Mường Nhé lên A Pa Chải khoảng 70-80 km nữa. Chúng tôi đến trạm biên phòng A Pa Chải lúc 15h. Sau khi trình diện, đặt vấn đề, uống nước nôi xong là Trạm cử một chiến sĩ biên phòng dẫn chúng tôi leo núi. Thông gia của tôi ở Điện Biên phải ở lại vì chớm gout, vậy là hai chúng tôi cùng chiến sĩ biên phòng mỗi người đem theo một chai nước, hăng hái lên đường.
Dốc đầu tiên dốc chừng 70 độ. Đã có sẵn một cây cột dựng ở đó. Chúng tôi vừa bám cây vừa bám cỏ vừa đặt chân vào các hốc để đu người lên. Qua đợt thử thách đầu tiên thấy ổn, chắc các đợt khác rồi cũng sẽ ổn. Thời tiết lạnh lạnh nhưng mà mồ hôi cũng đã rịn ra khắp người. Tôi lại là kẻ lắm mồ hôi nên càng cảm nhận được điều ấy...
 Càng đi thì càng thấy mệt bởi dốc càng dài, đường lại rất nhỏ và trơn, khi vào đến rừng nguyên sinh thì trời tối sầm hẳn, gió cũng chẳng có chút nào. Bò ngược dốc, tôi chợt nhớ đến những câu thơ của Nguyễn Đức Mậu :
 "Lên khe gió lốc gió thốc ào ào
 Mồ hôi rơi ngược tan vào trong mây..."
Cứ lần bước theo bước chân người chiến sĩ biên phòng, anh em tôi vừa đi vừa gạt mồ hôi, vừa thở dốc... Bay trên trời thì vèo một phát là đến ngay, vậy mà bước đi bộ sao mà lâu. Nhìn trên bản đồ thì từ chân dốc lên đến đỉnh chỉ ba bốn cây số là cùng. Thế nhưng, thực tế thì rất xa, bởi đường ngoằn ngoèo, lúc lên dốc, lúc xuống dốc.... Chúng tôi phải ngồi nghỉ 3 chặng ở những chỗ mà đoàn nào cũng phải nghỉ khi lên cột mốc. Trời ngày càng sẫm dần, phía cột mốc chỉ thấy một vầng sáng trăng trắng. Chúng tôi động viên nhau phải thật quyết tâm vì theo lời kể của cậu chiến sĩ biên phòng thì nhiều người của nhiều đoàn đã không có đủ sức lên đến cột mốc. Chúng tôi lên đến cột mốc lúc 18h10. Trời tối hoàn toàn, mây bay thấp, sương mù giăng dày đặc. Chúng tôi như đang ngâm mình trong biển sương. Mồm miệng tranh nhau thở nhưng mà vui vô cùng. Tôi ngồi bệt xuống chân cột mốc. Mệt rã rời. Nước mắt tự dưng ứa ra... Điều gì đó thật thiêng liêng ... Một điểm nhỏ trên độ cao 1875m này cũng đã phải mất bao nhiêu sức lực, máu xương ... bỏ ra để gìn giữ. Biết bao nhiêu là điểm nữa... Biết bao nhiêu là công sưc, máu xương... Công cuộc dựng nước, giữ nước thật gian nan vô hạn...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 29 Tháng Mười Một, 2014, 09:57:39 pm
Mấy ngày vừa rồi tôi phải về quê giỗ họ nên bị gián đaọn, nay tôi "nối" lại cho liền mạch. Kể chuyến vượt dốc thì ngắn gọn thế thôi, nhưng với tôi là rất vất vả. Chẳng những là tuổi tác, mà cái chính là căn bệnh cao huyết áp. Cũng chính vì cao huyết áp mà tôi chính thức bị cắt bay vào năm 1992. Khi lên núi và đặc biệt khi trời đã tối, giữa rừng già chỉ có 3 người thì tôi bắt đầu phải cẩn thận với chính mình. Ông thông gia của tôi quá hiểu và lo lắng về cái sự huyết áp của tôi nên thi thoảng lại hỏi :
 - Tình hình sức khỏe của đồng chí thế nào ?
 _ Nói chung là vẫn ổn ! Vẫn tiếp tục "chiến đấu" được ! - Tôi trả lời
Nhưng rồi, khi gần đến cột mốc, tôi hỏi lại :
 - Giả dụ bây giờ nghe thấy "cái bụp" rồi tôi lăn quay ra thì ông và cháu đây xử lí thế nào ?
 - Thì chúng tôi khiêng ông xuống dốc ! - ông thông gia trả lời.
 - Không được ! Phải đưa tôi lên đến cột mốc ! Phải giăng hai chân tôi về hai phía và "cái chân kia" phải giăng về một phía mới được ! - tôi nói ngay tắp lự.
Tức thì, hai người cười khùng khục, rồi cùng nói :
 - Mệt đến thế này mà bố vẫn còn đùa được !
 Quả thực là mệt đến đứt hơi. Thế mới biết người lính bộ binh, người lính biên phòng vất vả và chịu đựng như thế nào, phải khâm phục họ như thế nào. Cứ nghe bài hát "Bước chân trên dải Trường Sơn" thì đâu có thấy thực tế nó gian nan ra làm sao. Mới tí dốc thế này thôi mà mồm miệng đã tranh nhau thở, ù cả tai lên thì còn làm được gì !
 Khi đến cột mốc, trời tối sẫm, muốn chụp ảnh kỷ niệm mà chẳng biết làm thế nào. Đành dọi đèn pin vào mặt mình rồi hét : "Cười lên !". Nào có đủ sức mà nhếch mép ! Tôi bảo : "Thôi, có thế nào thì cứ cố ghi lại như thế nó mới thật, không có khi xem, người ta lại bảo mình "diễn" !. Mà đúng thế thật ! Khi về đến Trạm biên phòng, ông thông gia của tôi cho mọi người xem thì ai cũng nói : "Hệt như người nằm ở dưới suối sau 3 ngày mới vớt lên ấy !". Nghĩ chán quá. Biết thế giấu nhẹm đi cho rồi !
Đường lên dốc đã gian nan, lúc xuống dốc mới thật khổ. Bao nhiêu sưc dồn cho chuyến vượt dốc rồi, nay xuôi dốc, mọi lực dồn cả vào đôi đầu gối, trời thì lại tối, có mỗi 2 chiếc đèn pin, không dám sử dụng nhiều vì lỡ nó hết pin ngang đường thì chỉ có "khóc". Trưởng trạm biên phòng chắc sốt ruột và lo lắng vì tận 10- giờ đêm chưa thấy tăm hơi gì nên cứ 5 phút lại gọi lên 1 lần. Cũng may là di động có sóng chứ không thì chẳng biết thế nào. Hai anh em tôi "vồ ếch" tới sáu bẩy lần, người lầm lem từ đầu tới chân. Lợn rừng dũi không nhìn thấy đường đi nữa nên cứ lao bừa, ang áng thôi. Chừng gần 11h đêm thì chúng tôi về tới Trạm. Khổ thân anh em bị một bữa đói oan vì vẫn ngồi đợi 3 người chúng tôi. Rửa ráy tay chân, mặt mũi qua loa là vào mâm luôn. Sau một vài tuần "rượu tẩy trần" là bắt đầu hồi sức và vừa ăn vừa hát. Cuộc liên hoan "vô tiền khoáng hậu" ấy đến hơn 2h sáng mới kết thúc trong sự tiếc nuối của mọi người...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Haianh_od trong 30 Tháng Mười Một, 2014, 03:30:14 am
Lâu không vào trang của chú PCTK, hôm nay nhân tiện đọc bài về các chú cháu post lên đây. Phần nhiều tư liệu cũng nằm trong quyển sách các chú soạn. http://soha.vn/quan-su/phi-cong-my-sung-so-vi-nhung-dieu-chua-co-tien-le-cua-mig-21-20141127121535721.htm
Hẹn gặp chú nhân dịp Điện biên phủ trên không năm nay.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 30 Tháng Mười Một, 2014, 02:15:48 pm
 Cám ơn HaiAnh. Lâu quá rồi tới giờ mới lại thấy HaiAnh thăm nhà. Chắc tình hình bên đó mọi chuyện tạm ổn, đúng không ? Hẹn gặp vào dịp tháng 12 nhé !

 Trở lại chuyện của chúng tôi ở Trạm biên phòng. Sau bữa cơm tối ( thực ra là sáng sớm ) xong, chúng tôi chia nhau về phòng ngủ, mà nào có ngủ được. Tôi lọ mọ viết nhật ký :

 VIẾT Ở A PA CHẢI

     Vào một ngày đầu Đông
     Chúng tôi lên xe, hướng về miền biên ải
     Qua Mường Nhé, ngước lên A Pa Chải
     Đi bộ xuyên rừng, nhằm mốc số o

     Đường quanh co, sương phủ mịt mùng
     Gió thốc mồ hôi tan ngược trên triền dốc
     Trời tối sẫm, chúng tôi lên đến mốc
     Nơi tiếng gà gáy, cả 3 nước đều nghe

     Bốn bề sương phủ, mây che
     Tôi rưng rưng nước mắt
     Cảm nhận được điều thiêng liêng nhất
     Khi đứng trên điểm chốt phía Tây Tổ quốc mình


     Biết bao người đã anh dũng hy sinh

     Giữ gìn từng tấc đất
     Đừng bao giờ để mất
     Sẽ có tội với Cha Ông

     Hùng thiêng một dải núi sông
     Đồng tâm gìn giữ mới mong trường tồn !


Chúng tôi cùng ăn sáng với anh em ở Trạm - mỗi người một bát mỳ rồi tạm chia tay nhau. Chúng tôi về Điện Biên để sớm sau quay về Hà Nội. Hẹn sẽ lại gặp nhau ở A Pa Chải những lần tới. Cho đến tận bây giờ, tôi vẫn cứ sống trong cảnh nửa thực nửa mơ, không thể nghĩ được rằng mình đã lên được đến cột mốc ấy. Cột mốc ở mũi Cà Mau, cột cờ Lũng Cú tôi đã qua rồi, nay đến được cột mốc số 0 phía Tây của Tổ Quốc thì thấy mình trưởng thành lên nhiều quá !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: meomunchamchap trong 03 Tháng Mười Hai, 2014, 09:07:02 pm
 Kính tặng bác PCTK
http://www.soha.vn/quan-su/cuoc-duyet-binh-hoanh-trang-cua-khong-quan-viet-nam-20140812015211908.htm


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Haianh_od trong 06 Tháng Mười Hai, 2014, 03:30:19 pm
Theo thống kê này trận Điện biên phủ trên không cũng xứng đáng đưa vào danh sách. http://soha.vn/quan-su/5-tran-khong-chien-kinh-dien-trong-lich-su-quan-su-20141206131053103.htm


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Mạnh1427 trong 11 Tháng Mười Hai, 2014, 03:21:44 pm
 Chào bác chủ nhà và các bác trên diễn đàn.
       Chào bác việt trung 51. Khi vào làm khách ở trang này tôi thấy thảo luận rất sôi nổi , những vần thơ của bác phi công tiêm kích qua vùng tây bắc hùng vĩ , đặc biệt nữa là bài thuốc chữa gout của bác , chắc đây là bài thuốc có giá trị. Rất hợp với cái tuổi của ccb hiện nay, ở  các vùng miền quê cả nươc , dễ tìm kiếm dễ sử dụng , khi tôi nói về bài thuốc này có rất nhiều người hỏi xin xử dụng , xin chân thành cảm ơn bác.
       Có gì mạo phạm mong bác thông cảm
       Chào bác..


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: pladv1508 trong 11 Tháng Mười Hai, 2014, 03:48:21 pm
Cháu thật khâm phục bác PCTK, tuổi già sức yếu, bệnh tật trong người mà vẫn leo lên đến cột mốc địa đầu tổ quốc những 2.000m. Sau đó lại còn chiến đấu những 2h đêm.
Chúc bác nhiều sức khỏe và viết nhiều hơn nữa.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: phaphai trong 15 Tháng Mười Hai, 2014, 01:08:58 pm
Chào bác Huy!
Lâu quá rồi không gặp bác, mấy đợt gọi điện mà bác toàn bận.
Có thể sắp tới em sẽ là hàng xóm của bác, chắc nhiều cơ hội giao lưu hơn (nhưng dịch ở phía ngoài này, trên đg Trường Chinh).
Mùa hè chắc Hải Xồm sẽ là địa điểm giao lưu, đến chỗ ấy có khi em chỉ cần đi bộ, không cần quan tâm xong đi còn vững được không nữa!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 15 Tháng Mười Hai, 2014, 08:55:31 pm
 Suốt những ngày qua, tôi vướng việc ở quê, hôm nay mới lên Hà Nội làm mấy thứ rồi mai lại về quê tiếp. Mở cửa vào nhà thấy mình đi vắng đã lâu mà các đồng đội vẫn đến thăm, tôi cảm kích quá. Cám ơn pladv1508 đã có những lời chia sẻ. Chuyến đi ấy của anh em chúng tôi cũng là để "thử sức bền vật liệu". Tưởng không trụ nổi nhưng hóa ra vẫn có thể chịu đựng được. Và có lẽ chắc không chỉ một lần lên A Pa Chải mà có thể sẽ còn có những lần khác nữa. Đi để trải nghiệm thêm. Đi để như trả nợ tình cảm anh em ở Trạm biên phòng. Đi để thử lại sức mình phen nữa ... Nghĩa là, hy vọng chuyến đi vừa rồi không phải là chuyến đi cuối cùng !
 Phaphai cho biết tin mới mẻ và hay quá ! Vậy là đồng đội từ Hà Giang đã về cạnh sân bay. Chắc sẽ có nhiều cuộc gặp gỡ. Chắc sẽ có nhiều chuyện nói với nhau rồi giao lưu cùng các đồng đội khác nữa. Mà nhà của dongađoan cũng ở gần đó... Sẽ vui đấy, Phaphai ạ !
 Loanh quanh vậy mà sắp hết năm 2014 đến nơi rồi. Tôi cứ mạnh dạn xin gửi lời chúc trước tới tất cả các đồng đội sang năm 2015 thật mạnh khỏe, thường xuyên gặp nhau trên trang VMH và gặp nhau giao lưu ngoài đời thực. Chúc tất cả gặp nhiều điều may mắn và vui luôn !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 23 Tháng Mười Hai, 2014, 08:26:01 pm
 Trong những ngày kỷ niệm thành lập QDND VN thì tôi vẫn ở quê, vướng nhiều vấn đề quá. Những ngày ở quê vào dịp rét buốt này, tôi lại nhớ đến bài thơ tôi từng viết năm xưa :

     Con về quê giữa chiều Đông
     Ao làng cạn nước, kín nòng nọc bơi
     Lũy tre lá trút bời bời
     Đồng xa gió rét táp chồi mạ non
     Mẹ, Cha ngày một héo hon
     Ra đi bỗng thấy mắt con cay xè ...

Vậy mà cũng đã đến cả chục năm rồi. Cha thì đã "thành đống đất" - như quê tôi thường nói. Mẹ thì ngày càng ốm yếu, nhất là cái rét này lại càng mệt nữa. Lũy tre làng cũng gần như không còn. Ao làng thì ở "cái thời tấc đất tấc vàng. Làm gì còn có ao làng, gốc đa". Tất cả đổi thay đến chóng mặt. Nỗi nhớ về quê thật nao lòng. Tôi ở quê mà cứ bồi hồi nhớ quê, nhưng mà không thể không về vì còn quá nhiều điều níu kéo, ràng buộc. Trước ngày các đồng đội gặp nhau, tôi có đến nhà đongađoan để "trình bày hoàn cảnh", để được các đồng đội đại xá cho vì năm nay lại tiếp tục "vắng mặt có lí do". Chẳng còn biết làm thế nào với cái lí do bất khả kháng kia. Hẹn dịp gặp lần tới và tôi sẽ cố gắng chắp nối nhỏ lẻ với từng đồng đội một vậy ( ví như với Phaphai chẳng hạn ...).
Một lần nữa xin các đồng đội thông cảm cho. Ngày mai tôi lại về quê tiếp đây !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: phaphai trong 23 Tháng Mười Hai, 2014, 08:45:35 pm
Chúc bác Huy và gia đình về quê ăn tết vui vẻ!
Tụi em cũng chỉ mới đặt cọc thôi, chắc tuần này cô TGĐ NH ở NN về mới làm được hợp đồng nên ngay cả tết âm lịch chắc chưa kịp dọn đến. Cái nhà ấy ở ngay trong ngõ mà phía ngoài là quán Cá Ngựa vừa dựng lên xong!
Hẹn anh sau tết dương lịch anh em mình sẽ có 1 buổi giao lưu, chắc mùa này bia thì chết rét mất phải đổi loại gì in ít hơn!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: AKAVN trong 25 Tháng Mười Hai, 2014, 01:22:57 am
Chào bác phicongtiemkich!
cháu muốn hỏi thêm chi tiết về địa điểm, thời gian và hoàn cảnh lúc tìm thấy mig và hài cốt của phi công Trịnh Văn Hòa được không ạ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 25 Tháng Mười Hai, 2014, 08:24:41 pm
Chào các đồng đội !
Tôi vẫn ở quê, may mượn nhờ được máy xách tay của chú em ở nhà chú nên mới trả lời các đồng đội được. Ngày mai ngày kia gì đó tôi sẽ trở ra Hà Nội, sẽ viết nhiều hơn và sẽ tìm cách liên lạc với Phaphai để ngồi với nhau một chút vì lâu quá rồi ta chưa gặp nhau. Mùa này mặc cho gió lạnh nhưng vì trời hanh khô nên uống bia hơi chắc vẫn "vào" như thường mà biết đâu có thể còn hơn thường. Nếu không ưng lắm thì tôi sẽ đãi loại "cúc tửu" - loại tửu mà ngày xưa được đem tiến vua ấy. Chắc Phaphai sẽ thích, sẽ mê ngay.
AKAVN ơi !
Chuyện của Trịnh Văn Hòa thì cho tới lúc tôi về Sư đoàn vẫn chưa tìm thấy, sau khi tôi chuyển ngành thì nhận được tin đã tìm thấy vị trí rơi của Hòa, vẫn ở khu vực núi Nả-Bằng La, Khe Tú, nhưng vì rừng rậm nên mãi sau mới có tin. Tôi được biết là vẫn còn súng ngắn và tra số súng thì là số súng của Trịnh Văn Hòa. Rồi xương cốt của Hòa được chuyển về quàn tại nghĩa trang của thành phố Yên Bái. Chi tiết cụ thể, tôi sẽ hỏi thêm và trả lời sau nhé !
Tôi đang tìm mọi tư liệu về cái ngày 10-5-1972 vì ngày ấy là một ngày diễn ra nhiều trận không chiến suốt từ sáng tới chiều và là ngày căng thẳng nhất trong cuộc chiến tranh chống KQ Mỹ đánh phá ra miền Bắc Việt Nam. Tôi sẽ thông tin đến các đồng đội sau !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Haianh_od trong 26 Tháng Mười Hai, 2014, 05:39:00 pm
Mình đã được gặp người phi công này tại nhà chú PCTK, thú thật lúc đó rất muốn hỏi chú ấy vì sao không phóng cả 2 quả tên lửa? Nói chuyện một hồi thì thấy không nên hỏi vì cảm nhận được sự ân hận, nuối tiếc của chú ấy đã bỏ lỡ thời cơ. Có thể nói đã bỏ qua một cơ hội tạo nên lịch sử.
http://soha.vn/quan-su/phi-cong-viet-nam-dau-tien-ha-guc-b-52-thuc-su-la-ai-20141224163555959.htm


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 06 Tháng Giêng, 2015, 12:03:23 am
Kí ức oai hùng và bi tráng của một phi công.
… Ông nói: “Những ngày đồng đội liên tiếp hi sinh, bước vào buồng lái cũng thấy kinh, cũng sợ chết chứ đâu phải lúc nào cũng hào hùng. Nào có như bộ binh, còn được vuốt mắt đồng đội. Trên trời mà bị bắn trúng không nhảy dù được là chẳng còn gì cả, nổ như pháo hoa!”.
Mời ACE xem toàn bộ bài tại link:
Thứ tư, 24 Tháng 12 2014 02:24
http://tuantinquehuong.com/index.php?option=com_content&view=article&id=42181%3Alkiucoaihungbitrangphicong&catid=58%3Atintuccongdong&Itemid=498



Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Haianh_od trong 08 Tháng Giêng, 2015, 04:47:16 pm
Đọc bài này trên báo mạng hôm nay, mọi người xem có manh mối nào không? Hôm trước anh em bên Ukraine cũng đã tìm được bạn của một cố vấn quân sự Liên xô - tướng Phạm Minh Tâm ở Đà nẵng.
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/cuu-phi-cong-nga-tim-ban-viet-bat-tin-hon-40-nam-3130014.html


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 08 Tháng Giêng, 2015, 09:38:00 pm
 Tôi đã ngắm hai bức ảnh của Haianh gửi nhưng chưa định hướng được. Có lẽ, nếu đợt hai anh này về nước năm 1971 thì không phải là phi công chiến đấu, bởi lứa phi công chiến đấu tốt nghiệp năm ấy về, tôi biết cả. Tôi sẽ cố tìm thông tin, trao đổi với các đồng đội khác nữa. Có tin gì mới, tôi cung cấp ngay.
 Cũng xin lỗi các đồng đội vì những ngày vừa qua, tôi bận việc nhà quá nên không giao lưu với các đồng đội được. Tôi sẽ cố duy trì thường xuyên hơn.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Haianh_od trong 08 Tháng Giêng, 2015, 10:02:43 pm
Đúng là họ không phải phi công chiến đấu đâu chú PCTK, bạn đọc trang mạng Vnexpress cũng đã tìm ra rồi!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 28 Tháng Giêng, 2015, 10:36:20 pm
Lúc Xuanv338 gọi điện cho tôi thì tôi đang ở nhà phi công Anh hùng Lâm Văn Lích. Tôi đến để thắp nhang viếng ông ấy. Ông là một trong 3 người phi công được phong tặng danh hiệu Anh hùng quân đội của Quân chủng Không quân và cũng là người duy nhất bắn rơi 2 máy bay trong một đêm, trong cùng một trận.
 Đêm 3-2-1966, Lâm Văn Lích trực ban chiến đấu ngoài sân bay. Sau khi hệ thống ra đa phát hiện được các máy bay AD-6 của Không quân Mỹ bay vào vùng trời Hòa Bình để đánh đường 15A đoạn Suối Rút-Quan Hóa và đường 21A đoạn Hòa Bình-Tân Lạc. Sở chỉ huy lệnh cho Lâm Văn Lích chuyển cấp, mở máy, cất cánh. Đây là trận đánh đêm đầu tiên của MiG-17 vì vậy Lâm Văn Lích rất hồi hộp. Khi bay lên độ cao 3000mét, qua vùng Hòa Bình thì Sở chỉ huy cho lấy độ cao lên 4500 mét và vòng trái để tấn công bọn cường kích của địch đang hoạt động trên khu vực Tân Lạc-Suối Rút. Lâm Văn Lích không mở ra đa trên máy bay để đảm bảo bí mật, vì vậy có lúc xông lên gần phía trước địch, được dẫn vòng hẳn lại một vòng và đã bám được vào bán cầu phía sau địch. Khi bay ngang Mộc Châu, Lâm Văn Lích bật ra đa trên máy bay, phát hiện được máy bay địch trên màn hình ra đa, lập tức tăng tốc đuổi theo, dự định đến cự li 400 mét sẽ nổ súng, nhưng bất ngờ mục tiêu trên màn hình ra đa biến mất. Sau này khi rút kinh nghiệm trận đánh và sau khi suy ngẫm thì Lâm Văn Lích cho rằng vì 2 máy bay bay rất gần nhau nên ra đa không thể bắt cùng 1 lúc tốt cả 2 mục tiêu được. Cũng có thể, lúc ấy máy bay địch thay đổi cả hướng bay lẫn độ cao bay cũng nên. Lâm Văn Lích vẫn quyết định bám sát theo hướng mục tiêu và quan sát cả bằng mắt. Bất ngờ, Lâm Văn Lích thấy máy bay địch đen sì đang bay ngay phía trước máy bay mình, ở độ cao thấp hơn. Lâm Văn Lích chiếm vị để công kích. Rất may là đúng vào thời điểm ấy máy bay địch lại bật đèn và nháy đèn. Anh bình tĩnh chọn chiếc bên trái, ngắm bắn bằng mát và xiết một loạt đạn dài. Luồng đạn găm thẳng vào máy bay địch.
 Ngay lúc đó, Lâm Văn Lích lại phát hiện được 1 chiếc bên phải đang tìm cách thoát li khỏi cuộc chiến nhưng lại quên tắt đèn cánh. Lích lập tức áp độ nghiêng, bám theo, ngắm và nện một loạt đạn dài nữa. Đạn trúng mục tiêu. Đây là 2 chiếc AD-6 đầu tiên của Hải quân Mỹ bị MiG-17 bắn rơi trong không chiến ban đêm.
 Lâm Văn Lích được tuyên dương Anh hùng quân đội vào ngày 1-1-1967. Sau này Đại tá Lâm Văn Lích giữ nhiều chức vụ quan trọng như Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quan 923, Phó Tư lệnh Sư đoàn, Hiệu trưởng Trường Không quân 910, Hiệu phó Trường Trung cao Không quân ... rồi về làm Tổng giám đốc Tổng công ty xe máy xe đạp của thành phố Hồ Chí Minh.
 Năm ngoái, tôi có dịp đến thăm ông, ông vẫn rất khỏe, kể chuyện rất sôi nổi. Vậy mà, năm nay tôi định đến thăm ông để lấy thêm tư liệu viết tiếp một số nội dung có liên quan đến ông thì khộng kịp nữa. Thật buồn... Các bậc đàn anh cứ vơi dần, vơi dần. Nếu không nhanh chóng ghi lại thì chắc chắn không bao giờ còn cơ hội nữa.
 Kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của người phi công Anh hùng !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 29 Tháng Giêng, 2015, 01:09:55 pm
xuanv338 chào anh”QUẤT”  chào ông “SƯ” Ạ.
 Thật may mắn và tình cờ hôm đó khi em vừa vào tới nhà chị đồng đội cùng lính C2 thời huấn luyện chừng 5 phút. Ba chị em chuẩn bị cho bữa tiệc có con cá chép nấu chua và rau Riếp sống trồng dưới mái hiên nhà chị. Chẳng biết duyên định gì chị lại quay lại mở ti vi cho hai cô bạn xem trong lúc nồi cá chưa hoàn tất. Chị bật ti vi lại đúng vào kênh QPVN. Và bất ngờ đúng lúc người dẫn chương trình cao GIỌNG giới thiệu tới cái tên Nguyễn Công… Huy...

    Một dáng hình khỏe mạnh, cân đối, rất đẹp lão, nụ cười rạng rỡ, cùng cánh tay chào thân thiện bước ra sân khấu cùng những cựu lính Phi công cùng thời với anh đang đứng xếp thẳng hàng.  Nghe tới cái tên quen, trông khuôn mặt cũng thật quen mà mình đã được ngắm, tấm hình in sau trang bìa của những cuốn tự truyện "TÔI TỪNG LÀ PHI CÔNG TIÊM KÍCH" "THANH KIẾM BẦU TRỜI" " CHIẾN MÃ TRÊN KHÔNG"  mình đã được đọc của nhà xuất bản VH, nhà xuất bản Lao động. Thêm vào là câu trả lời thật hào hùng, giọng nói vẫn vang vang, trong suốt như tiếng vọng năm nào anh gào thét cùng đồng đội trong những trận chiến trên không. Giọng nói ấy, giờ như lại vang lên xuyên suốt đến chín tầng không. Người đứng trên khấu và đang trả lời phỏng vấn kia.  Đúng là anh Nguyễn Công Huy tác giả của những cuốn tự truyện ấy rồi. Không nén nổi niềm vui và ngưỡng mộ, tự hào trước hai bạn lính. Xuanv338 tìm trong danh mục vội bấm để được gặp anh trong lúc chương trình đang trôi thật là nhanh.  Anh đã cười ròn tan trong máy.

-  À...à xin chào, xin chào nhé! Thế à..Họ đưa lên chỗ nào vậy. Thôi chết!  Lộ hết ổ con Chuồn Chuồn rồi! xuanv338 chưa bao giờ được gặp anh phicongtiemkich ngoài đời. Nhưng hôm nay thì được nhìn anh tận mắt qua màn hình nhỏ, được nghe anh nói. Như vậy cũng coi như là được gặp rồi.

 xuanv338 chúc mừng anh Huy, chúc mừng anh phicongtiemkich, chúc mừng anh Quất, chúc mừng ông Sư và còn nhiều cái tên biệt danh cao quý dành cho anh trong những cuốn tự truyện của mình và trong tự truyện cùng đồng đội.

 Đọc ba cuốn tự truyện. Có đoạn xúc động rơi nước mắt, và cũng có đoạn cười rơi nước mắt anh Huy ạ. Cái đoạn anh bạn nhai phải cứt gà khô lăn dưới lưng lại ngỡ là hạt Ngô cúc ăn buổi tối ăn còn rớt lại, cái đoạn lính phi công ăn củ khoai không cần bóc vỏ ở nhà anh tốc độ nhanh như Thuồng luồng ăn, gáo nước lã ở nhà anh  Lanh vẫn mát Họng đến bây giờ. Cái đoạn lại thương cho anh Ngự đã phải mất ngủ suốt đêm mà đêm sau còn phải đi trực nữa. Mới thấy cái nghịch tinh quái của hai Ông Sư Lanh và sư Huy không giống ai đến vậy. xuanv338 còn bé cũng được xóm đạo mệnh danh là “DÁI TRONG”  nhưng cũng chưa biết được cái trò chơi đó bao giờ. Giá ngày ấy được học lỏm anh Huy cái trò chơi đó thì chắc Nết, Hiến  cũng nhiều pha mất ngủ. Hì..hay quá cũng dễ làm thôi mà.

  Còn tiếc nữa là sao ngày đó mình lại không được là cộ nuôi quân của các lính phi công nhỉ? Biết đâu được làm lính nuôi quân của các anh, mình cũng chả lại có thêm biệt danh nào đó ngoài cái tên Chích Bông.

Hay! Hay lắm về những cuốn tự chuyện anh phicongtiemkich ạ. Anh còn đang khỏe mạnh, trí óc vẫn tinh thông, và còn có cả một tấm lòng. Anh hãy nhanh viết thêm những cuốn tự truyện hay về đồng đội. đừng để chậm hơn như với anh Lâm Văn Lích. xuanv338 vẫn chờ  được đọc thêm nữa những cuốn tự truyện để đời của anh QUẤT.  xuanv338 chúc anh mạnh khỏe, vui vẻ may mắn trong cuộc sống.
 


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 31 Tháng Giêng, 2015, 09:06:43 pm
 Cám ơn Xuanv338 đã cho một Phi công tiêm kích bay "tàu bay giấy" ! Xuanv338 khen hơi quá lời mất rồi. Cánh bay bọn tôi cũng vẫn mộc mạc, vẫn đùa cợt như bọn học trò vậy thôi. Vì quỷ ma đâu chẳng thấy thì lũ học trò từ vị trí đứng thứ ba đành chớp thời cơ "lấn sân" tí chút. Thế là lộ hết trò. Cho đến bây giờ, bằng ngần này tuổi rồi mà khi gặp nhau, chúng tôi vẫn như ngày xưa, vẫn trêu chòng nhau, mà đặc biệt là hay moi những tật xấu của nhau ra để làm trò cười. May mắn là không một ai giận ai hết. Còn các bà vợ, nhất là các con, các cháu thì cứ "mắt chữ á, mồm chữ ớ"... ngớ hêt cả ra, không thể tưởng tượng nổi ngày xưa các lão này chúng nó thế nào. Có bà vợ còn nói : "Nếu mà biết trước thế này thì thôi chẳng lấy lão ấy cho rồi !". Thế nhưng mà cái duyên cái số nó bó , nó se sẵn. Làm thế nào được ?. Gần đến Tết nguyên đán rồi, tôi lại nhớ đến chuyện một lão bạn của tôi khi lão ta bị mắt cá chân, lão ta ngồi gọt phần chai da ra, xong rồi cầm lên ngắm nghía, tủm tỉm cười rồi lẳng lặng đem miếng da ấy trộn luôn vào cái đám mứt gừng của hộp mứt Tết. Rồi lão ta ngồi ra xa một chút, quan sát xem thằng nào háu ăn, nhanh tay chộp cái sản phẩm của lão mà cho vào mồm thì lão ấy sướng chắc đến phát điên. Nhưng mà không có thằng nào bị lừa cả, bọn chúng đều phát hiện được, cầm lên, ngắm nghía, đưa mắt nhìn nhau và truy tìm ... thủ phạm. Vậy là ... vãn trò ! Mặt lão ta tự dưng đần thối ra nên bị phát giác ngay. Thế là thoắt cái, một chiếc chăn từ đâu quăng chụp ngay trên đầu lão. Lão ta bị bọc trong cái tấm chăn ấy và bị nện ( đương nhiên chỉ là cảnh cáo, không gây thương tích gì ). Ít lâu sau thì lão ta hy sinh trong một trận không chiến không cân sức. Bạn bè ngẩn ngơ không biết bao nhiêu ngày sau đó. Lúc nào cũng như thấy lão đang bị trùm chăn ... Buồn đến nẫu ruột nẫu gan. Đến tận bây giờ, cứ mỗi lần Tết về, tôi lại ngẩn ngơ nghĩ đến lão mà nước mắt không cầm lại được. Trước ngày 20 tháng Chạp, thế nào mấy anh em chúng tôi cũng lại lên đường theo hành trình hàng năm về các nghĩa trang, nơi các bạn hữu, đồng đội nằm lại để thắp nhang viếng các anh em, mời các anh em về ăn Tết. Mấy năm trước, Phaphai đã đợi anh em chúng tôi bằng được ở nghĩa trang Phổ Yên, cùng thắp nhang cho các đồng đội rồi ghé qua cơ ngơi kinh doanh của Phaphai.
 Lịch trình hàng năm, chúng tôi không thay đổi - mỗi năm 2 lần vào dịp trước 27-7 và trước Tết âm lịch. Có năm còn đi được 3 lần, ấy là vào ngày 22-12.
 Tôi đang sưu tầm tài liệu để viết tiếp trong khi mình còn có khả năng viết được. Tôi vẫn cố làm chút gì đó có ích khi mình còn khả năng. Được Xuanv338 động viên thế này thì tôi lại càng phải cố gắng hơn nữa.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 02 Tháng Hai, 2015, 08:01:47 am
(http://i1273.photobucket.com/albums/y420/xuanv338/10929088_906965966021110_5752394024417823321_n1_zps36c75012.jpg) (http://s1273.photobucket.com/user/xuanv338/media/10929088_906965966021110_5752394024417823321_n1_zps36c75012.jpg.html)

Hôm nay em đi lang thang gặp được tấm hình đăng trên trang mang. Em thấy có cả xếp của VMH cũng đang có mặt trong bữa tiệc mini này. Em xin cóp về đây. Hình lại nhỏ quá chưa sao xử lý được lớn hơn. Có bác nào chỉnh hình được to hơn xuanv338 xin cảm ơn ạ.
   Chuyện của các anh Phi Công giờ em mới tỏ. Em không hề cho anh phicongtiemkich đi tàu bay giấy tý nào đâu. Nếu ai đó được đọc những cuốn tự truyện của tác giả Nguyễn Cồng Huy chắc đều có nhận xét như vậy mà. Điều thú vị nhất là được biết cái ổ con Chuồn Chuồn nghịch. Thì ra lính nhà trời còn nghịch ngợm không kém lính bộ, lính Thủy. Có khi còn hơn là khác. Trong các chuyện hồi ức của lính bộ em chưa gặp chuyện của anh lính nào nghịch đến vậy ạ. Vui lắm. Người đọc vẫn đang đợi được đọc tiếp nmh]ngx tưh truyện tiếp theo của các anh lính nhà trời. xuanv338 xin được cảm ơn bác phicongtiemkich.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: sudoan5 trong 02 Tháng Hai, 2015, 11:52:16 am
    (Sửa dùm Xuanv338). Tiệc vui tất niên. @VMH - @Phicôngtiêmkích - @Phaphai.
(http://i24.photobucket.com/albums/c44/thangkheo1234/10929088_906965966021110_5752394024417823321_n_zpsorbeijxd.jpg) (http://s24.photobucket.com/user/thangkheo1234/media/10929088_906965966021110_5752394024417823321_n_zpsorbeijxd.jpg.html)

                 (http://[youtube]https://www.youtube.com/watch?v=vLoXSmTbT20[/youtube])


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 02 Tháng Hai, 2015, 01:22:45 pm
 Ồ! Em nhờ chung chung vậy thôi, nhưng em biết chắc thế nào anh Sudoan5 cũng tới mà, những lâu lắm ông anh đi đâu mà vắng cả khắp nơi. Cảm ơn anh nhé! Bác hôm đó em cũng ở ngã tư sở nên em chớp được nhóm này đang đánh đánh lẻ. Chắc sẽ phải còn ai nữa đang tác nghiệp chăng?  
   xuanv338 cũng gửi tặng trang bác một tấm hình cùng chạm ly với những động đội, là những anh lính quê Lụa vui không kém ạ.  4/1/2015. Thôn Đồng Hoàng, xã Đồng Mai, huyện Thanh Oai, Hà Nội II.  Lúc rảnh xin mời các bác vào" Về lại chiến trường xưa" đọc và chia sẻ cùng các anh CCB quê lụa gặp mặt năm 2015 " Những phiên chợ tình của CCB E88 F308 Thanh Oai. xuanv338 xin cảm ơn trước ạ. xuanv338 xin bật mí với các bác. Người trong bộ com lê đen, đẹp trái , trẻ đứng phía trong bên phải là Trung tá Tuấn Cường, chủ nhiệm chính trị E88 F308 đượng nhiệm. Người đứng bế trái Tuấn Cường, đeo kính. Đó là anh Đức Dũng. Người mà 42 năm về trước CB đã đổi mũ cứng cho anh đi thao trường rồi đã bị chậm tăng quân hàm bình nhất 4 tháng đó ạ.


(http://i1273.photobucket.com/albums/y420/xuanv338/P1000553_zps25d1b034.jpg) (http://s1273.photobucket.com/user/xuanv338/media/P1000553_zps25d1b034.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: sudoan5 trong 02 Tháng Hai, 2015, 03:27:53 pm
   Lâu và vắng gì đâu Xuanv338,vì mải rong chơi bên facebook nên chúng ta đã ngồi ngắm mấy bác nhậu tất niên đó thôi. Nhìn Xuanv338 mang quân phục đẹp và xinh lắm, nhất là hình này.
(http://i24.photobucket.com/albums/c44/thangkheo1234/10915184_1527694297508438_5862514723074249500_n_zps6ub4g8lh.jpg) (http://s24.photobucket.com/user/thangkheo1234/media/10915184_1527694297508438_5862514723074249500_n_zps6ub4g8lh.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Haianh_od trong 06 Tháng Hai, 2015, 01:24:29 pm
Hôm qua đọc bài này dưới một tựa đề khác: Việt nam đã quyết định loại biên MiG-21 nghe mà nuối tiếc cho những én bạc một thời oai hùng. Đành rằng hiện đại hóa quân sự là cần thiết! Mong chú PCTK viết được nhiều bài hơn về những người anh hùng đã từng điều khiển loại én bạc này. http://soha.vn/quan-su/tuong-lai-nao-cho-mig-21-trong-khong-quan-viet-nam-20150205231532722.htm


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 06 Tháng Hai, 2015, 09:43:55 pm
 Hôm đó rất tình cờ, bỗng dưng Phaphai gọi cho tôi :
   - Anh đang ở đâu ?
   - Đang ở nhà !
   - Vấn đề là nhà nào và địa danh ?
   - Nhà mình ! Và là Lê Trọng Tấn !
   - Vậy anh ra Hải "xồm" ngay nhé ! Khi gọi điện, em cứ mong thầm là anh đang ngủ thì may mới có cơ gặp được !
   - Ngủ nghê gì đâu ! Đang làm quần quật ra đây ! Ừ, nghe ra bây giờ "nhập" tí bia hơi cũng có vẻ có lí đấy !
 Vậy là tôi ra Hải"xồm" gặp Phaphai, sau đó hỏi luôn :
   - Mà sao không mời luôn Dongađoan nhỉ ? Nhà lão ta gần ngay đây thôi !
   - Thế thì anh gọi nhé !
   - OK !
 Sau chừng mươi phút thì bộ ba đã ngồi ung dung bên mấy vại bia hơi, tán dóc trên trời dưới biển, ôn lại thời trận mạc với cảnh lính tóc dài, tóc ngắn ở Hà Giang. Coi như đây là buổi tất niên. Rồi nhờ một bé chụp hộ hình. Thế mà không biết thế nào lại bị tung lên mạng. Khiếp quá ! Kiểu này thì lần sau phải dè chừng thôi, vì mặt tôi chỉ biết "ăn men" chứ đâu có "ăn ảnh" !
 Trong quá trình hàn huyên, có nhắc tới chuyện không còn sử dụng MiG-21 nữa ( quyết định có từ hồi tháng 9-2014 cơ ). Tôi thấy trống trải trong lòng, như mất thứ gì đó thật quý báu mà biết rằng không bao giờ tìm lại được. Sợ rằng rồi đến những kỷ niệm cũng phai mờ mất. Tôi chợt nhớ đến mấy câu thơ :

     "Kỷ niệm nào rồi cũng thành dĩ vãng
     Mây của trời rồi gió sẽ cuốn đi
     Người năm cũ biến thành người xa lạ
     Miền cô thôn bỗng chốc hóa kinh kỳ !"

 Chắc với loại MiG-21 thì không thể thế được !. Tôi đang tìm tư liệu để viết tiếp một cái gì đó có liên quan đến MiG-21, đến những phi công và chỉ huy trong cuộc chiến tranh qua. Mong rằng tôi còn sức để viết và đồng đội ủng hộ, động viên tôi, tiếp sức cho tôi. Gần nửa đời người (gần 30 năm) tôi gắn bó với MiG-21 thì không thể nào phai mờ một chút nào về nó được. Nó đúng là chiến mã trung thành và tung hoành ngạo nghễ trên không, gắn bó với bao nhiêu thế hệ phi công và lập được những chiến tích phi thường trong suốt thời kỳ oai hùng của dân tộc Việt. Nó mãi mãi sáng chói trong tâm khảm của bao người, bao thế hệ !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 07 Tháng Hai, 2015, 05:08:50 pm
 xuanv338 chào anh phicongtiemkich. Chào tất cả các bác. Lâu nay xuanv338 đang bị bất ổn tình thần nên hay bỏ đi lang thang. Hôm nay quay về nhà mình, sang mấy nhà hàng xóm. Giật mình thấy bác sudoan5 lại mang cả giàn Bầu và một CCB nữ sang nhà bác lính nhà trời. Chết thật! Hôm trước em chỉ mang tấm hình giao lưu cùng với những người Hà Tây đồng hương của bác phicongtiemkich trong đó có xuanv338 là đã thấy ngại rồi.  Trang lính nhà trời là chuyên dành cho phái mày râu thôi. xuanv338 có tý  biệt danh "DÁI TRONG" nên cũng thỉnh thoảng lỏn vào hầu chuyện cùng các bác là cũng hơi thái quá rồi. Bác tiemkich và các bác thông cảm giúp. Đây là tại cái bác sudoan5 đấy ạ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 18 Tháng Hai, 2015, 10:55:27 pm
 Xuân Ất Mùi đang gõ cửa từng nhà ! Nhân dịp năm mới, xin chúc tất cả các đồng đội cùng mọi gia đình luôn có sức khỏe dồi dào, luôn có nhiều niềm vui, mọi sự bình an và muôn sự tốt lành !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: phaphai trong 18 Tháng Hai, 2015, 11:17:04 pm
(http://www.tapchidanong.org/product_images/m/388/hinh-anh-tet-nguyen-dan-at-mui-2015-8__74362_zoom.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: phaphai trong 02 Tháng Ba, 2015, 08:28:39 pm
Chúc mừ­ng anh Huy và các phi công của Quân chủng không quân Việt Nam anh hùng nhân ngày truyền thống!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phó cối trong 02 Tháng Ba, 2015, 11:23:36 pm
                               Chào các bác
     Chào bác huy hôm nay mới ghé thăm nhà bác ,năm mới chúc bác cùng toàn thể gia đình mạnh khỏe ,an khang ,thịnh vượng vạn sự như ý
     thấm thoắt cũng đã 2 năm kể từ ngày mấy anh em ngồi ở quán hải xồm .và cũng từ ngày đó các bác động viên học máy tính để vào mạng giao lưu cùng anh em vì vậy hôm nay cũng mạn phép
     ra trình diện với bác , lâu lắm tôi không liên lạc được với bác phaphai vì hỏng điện thoại nên mất hết danh bạ



                                                     Thân ái chào bác


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 16 Tháng Ba, 2015, 09:11:03 pm
 Chào các đồng đội ! Chào đồng đội Phó cối !
 Thật có nhiều lỗi quá vì lâu nay tôi cứ mải miết ở quê nên chẳng lúc nào ra Hà Nội được, cũng vì vậy mà không thể giao lưu cùng các đồng đội, nhất là Phó cối đến thăm nhà mà chẳng tiếp thì tội to quá. Mừng là Phó cối đã gõ phím. Vậy là từ đây sẽ có mối liên hệ khăng khít hơn. Tôi thì bây giờ còn đang nặng lòng với quê nên hay đi đi, về về. Ngày Phụ nữ 8-3 chẳng chúc gì được các đồng đội nữ cả nên tôi áy náy lắm. Năm trước đã thế rồi... Xin đại xá cho !
 Sau khi cuốn "Chiến mã trên không" của tôi ra đời thì tôi lại lọ mọ tìm tư liệu để viết tiếp cho một phi công bậc đàn anh, là người chỉ huy nhiều trận không chiến, là người nghĩ ra nhiều chiến thuật cho MiG-21, nhiều cách đánh cho MiG. Ông "ra đi" đột ngột ở cái tuổi chưa đến tuổi "cổ lai hy". Chính vì vậy, tôi lại càng cần phải viết. Nói về ông thì nhà báo Vũ Thành trước đây đã nói : "Nếu như mỗi chiến công bắn rơi 1 máy bay Mỹ, các phi công và chỉ huy được tặng 1 Huân chương thì ngực áo ông - người chỉ huy gần 100 trận không chiến thắng lợi chắc không còn chỗ để đeo Huân chương ". Chính vì vậy tôi lại càng bị thôi thúc để viết, viết như một sự tri ân với người anh, người chỉ huy có tài và rất có tâm...
 Bây giờ cũng đang là mùa hoa Gạo. Không biết quê các đồng đội có còn nhiều loại cây này không. Trước kia quê tôi nhiều lắm. Vẫn có câu : "Thần cây đa, ma cây gạo, cáo cây đề". Vậy mà bây giờ loài cây ấy đã vãn cả rồi. Nhớ đến tháng Ba thì tôi lại nhớ đến mùa Hoa Gạo. Xin mạnh dạn gửi các đồng đội về cái nỗi nhớ ấy nhé !

  HOA GẠO


        "Bao giờ cho đến tháng Ba
         Hoa gạo rụng xuống ..."

 Mỗi độ gạo hoa nở đỏ làng
 Sáo về hút mật, hót xốn xang
 Tôi dắt em đi gom hoa rụng
 Thu gọn trong tay cả nắng vàng

 Tuổi thơ lặng trôi êm ái
 Bên nhau cùng lớn tháng ngày
 Nhưng rồi chẳng gần nhau mãi
 Tôi phải rời quê, chia tay

 Rồi xa, mỗi đứa một phương trời
 Vẫn nghe tiếng em, nào xa xôi
 Xuân quê nay nhiều chăng hoa gạo
 Nhặt nâng hoa, hẳn má em hồng
 Đường làng, em thẩn thơ đi dạo
 Nhìn chân mây, em nhớ gì không ?...

Mạo muội chia sẻ cùng các đồng đội trong những ngày vẫn còn là đầu Xuân này !.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 18 Tháng Ba, 2015, 05:36:06 pm
xuanv338 chào anh chủ. chào các bác. Anh không phải áy náy nhiều. Hôm nay tháng 3 vẫn còn nguyên đó. Sắc xuân và hoa gạo đỏ anh mang đến trong thơ tặng chị em làng VMH. Em xin đại diện cho chị em nhận thơ và hoa Gạo đỏ. Chúc anh cùng gia đình mạnh khỏe may mắn. Thêm nhiều cuốn truyện hay và bài thơ bay bổng. Chúc anh có một ký ức mùa hoa Gạo mãi đẹp.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 19 Tháng Ba, 2015, 08:38:04 pm
 Cám ơn Xuanv338 và chào các đồng đội !
 "Được lời như cởi tấm lòng" ! Tôi sợ nhất là khi mình có lỗi, mình nhận ra, mình xin lỗi, mà không được chấp nhận. Giờ thì tôi yên tâm rồi.
 Loại MiG-21 của chúng tôi xưa kia, tới nay đã "già cỗi", đã được "bọc dầu" nhưng những bài học của một thời chiến trận vẫn còn nguyên giá trị. Tôi biết, sẽ vẫn còn những cuộc Hội thảo khoa học bàn về những vấn đề này. Và như vậy là hoàn toàn đúng. Trong mọi cuộc chiến của mọi thời kỳ dựng nước và giữ nước từ thời cha ông ta tới nay, bao giờ ta cũng phải lấy ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh ... Đã bao giờ được ngang sức đâu, nhưng ta vẫn giành chiến thắng. Đấy là điều đáng tự hào và có quyền tự hào.
 Sắp tới có cuộc hành trình xuyên Việt của các Cựu chiến binh "Phi đội quyết thắng" - những người dội bom vào sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28-4-1975 cùng với các thành phần của Sở chỉ huy tiền phương, nhưng tôi mắc việc, không tham gia được, tiếc lắm. Chuyến đi chắc là tuyệt vời. Tôi sẽ cập nhật sau.
 Mong nhận được nhiều bài của các đồng đội và nhất là của Phó cối.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phó cối trong 20 Tháng Ba, 2015, 12:40:46 am
                                     Chào các bác
     Chào bác phi công tiêm kích .em rất thích đọc bài của các bác nhất là bác lại là lính nhà trời vì trước đây em đã đọc tiểu thuyết bầu trời và mặt đất và cũng hay tìm hiểu về lực lượng không quân việt nam .
     bác cho em hỏi ,trong cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc của không quân mỹ ,lực lượng không quân của ta đã nghiên cứu ra cách đánh b52 nhưng người nghiên cứu ra các phương án đánh đang
     trong thời kỳ thử nghiệm thì bị hy sinh vì vậy tướng phạm tuân thừa hưởng  phương án này và đã thành công bắn rơi b52 .tuy nhiên người nghĩ ra phương án đó không ai biết đến ,vậy mong bác cho biết

                       Câu hỏi có gì sai hoặc không phải mong bác bỏ qua cho

                              Chào bác chúc bác mạnh khỏe


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: anhduythainguyen trong 23 Tháng Ba, 2015, 01:01:16 am
Bác cho cháu hỏi, nghe người lớn kể xác máy bay có cái thứ kim loại gì mà đốt thì cháy sáng rực. Cháu hỏi thì bảo là đuy ra. Nhưng cháu nghĩ không phải vì đuy ra khó mà cháy, có thể đó là hợp kim magiê. Vậy đó là loại kim lọai gì ạ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 23 Tháng Ba, 2015, 09:37:52 pm
Phó cối thân mến !
 Tôi đang lấy tài liệu viết về người "kiến trúc sư" chiến thuật MiG-21. Ông từng bay trên loại máy bay MiG-17 rồi sau chuyển loại lên bay trên MiG-21, vì vậy ông rành về tính năng kỹ chiến thuật của các loại máy bay này. Ông là Trung đoàn trưởng thứ hai của Trung đoàn Không quân Sao Đỏ, sau khi ông Đào Đình Luyện đảm nhận cương vị cao hơn. Ông không trực tiếp tham gia các trận không chiến vì ông thường xuyên trực ở Sở chỉ huy. Ông là người có óc tổng hợp, phân tích và từ đó đưa ra nhiều chiến thuật, nhiều câch đánh giành thắng lợi. Cuối năm 1967, ông đã dẫn một đội quân vào Quảng Bình để nghiên cứu về B-52 và rồi qua những trận ném bom rải thảm của B-52, cách các tiêm kích đi bảo vệ "con ngáo ộp" này..., ông đã đưa ra cách đánh. Đêm 20-11-1971, ông đã tổ chức cho các phi công bay đêm chặn đánh B-52. Đêm đó, phi công Vũ Đình Rạng là người phi công đầu tiên đã giáp mặt với B-52, đã bắn nó trọng thương. Tuy rằng B-52 không rơi tại chỗ nhưng đã khẳng định được một điều : MiG-21 hoàn toàn có thể tiêu diệt được loại "pháo đài bay bất khả xâm phạm" này và mở ra cách dẫn dắt, cách đánh mới. Từ đó giành thắng lợi. Đêm 28-12-1972 cũng chính ông đã lệnh cho Vũ Xuân Thiều cất cánh và dẫn Thiều gặp B-52. Đêm ấy, Vũ Xuân Thiều đã trở thành người Anh hùng  với hành động cảm tử, quyết đánh, quyết thắng.
 Trong gần 10 năm trời, với kinh nghiệm dày dặn, ông đã chỉ huy gần 100 trận không chiến giành thắng lợi. Nhà báo Vũ Thành đã từng viết về ông : "Nếu như mỗi chiến công bắn rơi 1 máy bay Mỹ, các phi công và chỉ huy được tặng 1 Huân chương thì ngực áo ông - người chỉ huy gần 100 trận không chiến thắng lợi chắc không còn chỗ để đeo Huân chương !".

Ông là Thiếu tướng Trần Mạnh - một phi công tiêm kích tài ba và là một người chỉ huy tuyệt vời. Ông đã "ra đi" trong năm 1982 ở cái tuổi chưa đến tuổi "cổ lai hy" !

 Còn anhduythainguyen đoán đúng đấy. Chất ấy là hợp kim magiê. Nó được dùng để đúc tang trống của máy bay. Những năm chiến tranh, khi có máy bay bị rơi, người ta còn lấy miếng hợp kim ấy ngâm vào dung dịch nước muối để thắp sáng được bóng đén pin đấy. Dân gọi nó là "nhôm điện" !
 Về vấn đề này lại phải nhờ huyphongssi giải thích thêm thật tỉ mỉ mới được !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 23 Tháng Ba, 2015, 10:18:57 pm
 Thành thực xin lỗi các đồng đội về năm mất của ông Trần Mạnh. Cũng bởi cái ngón tay gõ lập cập nên mới nên nông nỗi này. Ông sinh năm 1928 và mất khi ông 64 tuổi, tức là vào năm 1992. Các đồng đội tha thứ cho thiếu sót chết người này nhé !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phó cối trong 23 Tháng Ba, 2015, 11:36:00 pm

                           Chào các bác

     Cảm ơn bác phi công tiêm kích bác ,bác trả lời như vậy em mới hiểu , trước đây em chỉ nghe hóng bên ngoài không phải người trong cuộc nên nói không chính xác .bác là người trong cuộc lại có
     nhiều tư liệu trong tay nên nói chính xác hơn ,và em mong bác có nhiều bài đi sâu vào vấn đề chiến thuật để có cái nhìn tổng quát hơn
                                Em cảm ơn bác chào bác


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: phaphai trong 24 Tháng Ba, 2015, 12:01:50 am
Còn anhduythainguyen đoán đúng đấy. Chất ấy là hợp kim magiê. Nó được dùng để đúc tang trống của máy bay. Những năm chiến tranh, khi có máy bay bị rơi, người ta còn lấy miếng hợp kim ấy ngâm vào dung dịch nước muối để thắp sáng được bóng đén pin đấy. Dân gọi nó là "nhôm điện"!

Hồi gần chỗ em sơ tán, có 1 cái F111 rơi. Tụi em lấy mảnh nó, là các miếng hợp kim Magie dầy, đập ra đặt lên 1 que gỗ to rồi cho vào đống lửa. Khi thấy nó sùi lên thì tung lên trời, cháy sáng rực như pháo sáng. Hợp kim Magie này rất giòn, dùng búa đập là vỡ ra thành từng cục chứ không dai như duy-ra hay nhôm!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: lamcclpy trong 24 Tháng Ba, 2015, 10:24:00 am
Chào bác PCTK! Bác cho em hỏi nhỏ một tý. Về chuyện bác Lích bắn rơi 2 máy bay địch em có tìm hiểu, tuy nhiên loại máy bay thì các nguồn đưa ra khác nhau. Có nguồn thì bảo là A-6 Intruder-loại phản lực, có nguồn là A1 Skyraider-cánh quạt, còn theo bác là AD-6. Bác có thể nói rõ hơn về chuyện này không. Cảm ơn bác!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: huyphongssi trong 24 Tháng Ba, 2015, 11:06:08 pm
Phó cối thân mến !
 Tôi đang lấy tài liệu viết về người "kiến trúc sư" chiến thuật MiG-21. Ông từng bay trên loại máy bay MiG-17 rồi sau chuyển loại lên bay trên MiG-21, vì vậy ông rành về tính năng kỹ chiến thuật của các loại máy bay này. Ông là Trung đoàn trưởng thứ hai của Trung đoàn Không quân Sao Đỏ, sau khi ông Đào Đình Luyện đảm nhận cương vị cao hơn. Ông không trực tiếp tham gia các trận không chiến vì ông thường xuyên trực ở Sở chỉ huy. Ông là người có óc tổng hợp, phân tích và từ đó đưa ra nhiều chiến thuật, nhiều câch đánh giành thắng lợi. Cuối năm 1967, ông đã dẫn một đội quân vào Quảng Bình để nghiên cứu về B-52 và rồi qua những trận ném bom rải thảm của B-52, cách các tiêm kích đi bảo vệ "con ngáo ộp" này..., ông đã đưa ra cách đánh. Đêm 20-11-1971, ông đã tổ chức cho các phi công bay đêm chặn đánh B-52. Đêm đó, phi công Vũ Đình Rạng là người phi công đầu tiên đã giáp mặt với B-52, đã bắn nó trọng thương. Tuy rằng B-52 không rơi tại chỗ nhưng đã khẳng định được một điều : MiG-21 hoàn toàn có thể tiêu diệt được loại "pháo đài bay bất khả xâm phạm" này và mở ra cách dẫn dắt, cách đánh mới. Từ đó giành thắng lợi. Đêm 28-12-1972 cũng chính ông đã lệnh cho Vũ Xuân Thiều cất cánh và dẫn Thiều gặp B-52. Đêm ấy, Vũ Xuân Thiều đã trở thành người Anh hùng  với hành động cảm tử, quyết đánh, quyết thắng.
 Trong gần 10 năm trời, với kinh nghiệm dày dặn, ông đã chỉ huy gần 100 trận không chiến giành thắng lợi. Nhà báo Vũ Thành đã từng viết về ông : "Nếu như mỗi chiến công bắn rơi 1 máy bay Mỹ, các phi công và chỉ huy được tặng 1 Huân chương thì ngực áo ông - người chỉ huy gần 100 trận không chiến thắng lợi chắc không còn chỗ để đeo Huân chương !".

Ông là Thiếu tướng Trần Mạnh - một phi công tiêm kích tài ba và là một người chỉ huy tuyệt vời. Ông đã "ra đi" trong năm 1982 ở cái tuổi chưa đến tuổi "cổ lai hy" !

 Còn anhduythainguyen đoán đúng đấy. Chất ấy là hợp kim magiê. Nó được dùng để đúc tang trống của máy bay. Những năm chiến tranh, khi có máy bay bị rơi, người ta còn lấy miếng hợp kim ấy ngâm vào dung dịch nước muối để thắp sáng được bóng đén pin đấy. Dân gọi nó là "nhôm điện" !
 Về vấn đề này lại phải nhờ huyphongssi giải thích thêm thật tỉ mỉ mới được !
Đúng đấy anh Phicôngtiêmkích! Tang trống (vành bánh) máy bay Mĩ thường được chế từ hợp kim magiê (chủ yếu là magiê với một ít % nhôm và măng gan). Hợp kim magiê khi bị đốt tới mức nhiệt nhất định sẽ tự cháy rất sáng và giải phóng ôxít magiê, nhiệt. Còn đuy ra (duralumin) là hợp kim của nhôm (thành phần chính) và một vài % kim loại khác như đồng, magiê, kẽm và măng gan.  


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phó cối trong 24 Tháng Ba, 2015, 11:29:10 pm

                                      Chào các bác
     Hồi mỹ đánh phá miền bắc tuyên quang chả bắn rơi cái máy bay nào nhưng được chia phần những 21 chiếc họ bảo cứ rơi ở tỉnh nào thì tỉnh đó được , thực ra toàn không quân bắn rơi ,có một lần
     hồi năm 72  tôi nghe tiếng máy bay liền chạy ra hầm nhìn lên trời thấy 2 chiếc mic đuổi theo 2 chiếc máy bay mỹ  rồi nhìn thấy một cục to như quả pin dài khoảng một gang tay đỏ lừ lao vào đít chiếc
     máy bay mỹ và nó bốc cháy khi nó cháy lao qua trên đầu lửa cháy to như một đống rơm  sau đó cả xã tôi kéo nhau đi xem máy bay rơi ,còn quả pin đỏ kia sau này tôi mới biết đó là tên lửa không đối
     không


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 07 Tháng Tư, 2015, 06:46:12 pm
Cám ơn Phaphai, nhất là Huyphongssi đã yểm hộ kịp thời, đã giải thích rõ hơn để các đồng đội hiểu cặn kẽ về các chất liệu của máy bay. Lamccply ạ, phi công Lâm Văn Lích trong chiến đấu đã bắn rơi 3 chiếc máy bay Mỹ gồm 1 chiếc F-4 và 2 chiếc AD-6. Anh được tuyên dương Anh hùng quân đội. Tôi đang có ý định bay vào Sài Gòn gặp người Anh hùng này để lấy tư liệu viết tiếp những trang cần viết thì anh đã ra đi. Tôi không kịp gặp. Khi tôi đến nhà anh thắp nén nhang tưởng nhớ anh, tôi buồn vô hạn. Những con người mình cần gặp thì cứ lần lượt ra đi, chẳng kịp để lại bút tích gì. Họ cứ thanh thản, nhẹ nhàng như chìm vào giấc ngủ sâu với những giấc mơ bay cùng sao trời lấp lánh. Chắc họ lại bồng bềnh như những cánh thiên thần trong không trung ...
 Cầu mong họ siêu thoát ...
 Phó cối có trí tưởng tượng tuyệt vời thật đấy. Tôi cũng không thể nghĩ được hình ảnhquả tên lửa không đối không giống như quả pin đỏ. Nếu Phó cối nhớ trận ấy vào ngày nào thì tôi có thể tả chi tiết được đấy. Biết đâu đấy lại là trận mà tôi cùng với anh Cao Sơn Khảo tham dự ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phó cối trong 08 Tháng Tư, 2015, 06:09:54 pm

                         Chào các bác

     Chào bác phi công tiêm kích em cũng không nhớ trận đó vào ngày nào chỉ nhớ là vào cuối năm 72 thôi . còn tên lửa không đối không  thì em chưa nhìn thấy bao giờ mà em nhìn ở dười đất lên thấy
     chiếc máy bay chỉ to bằng cái quạt ba tiêu cùa bà la sát thì quả tên lửa chỉ bằng quả pin thôi


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: huyphongssi trong 08 Tháng Tư, 2015, 11:36:08 pm
Chào bác PCTK! Bác cho em hỏi nhỏ một tý. Về chuyện bác Lích bắn rơi 2 máy bay địch em có tìm hiểu, tuy nhiên loại máy bay thì các nguồn đưa ra khác nhau. Có nguồn thì bảo là A-6 Intruder-loại phản lực, có nguồn là A1 Skyraider-cánh quạt, còn theo bác là AD-6. Bác có thể nói rõ hơn về chuyện này không. Cảm ơn bác!
Vụ anh Lích bắn rơi 2 chiếc AD-6 phía ta có ghi nhận nhưng phía Mĩ thì không.

Trong Chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ nhất của KQ và HQ Mĩ (1965-1968), các tàu sân bay của HQ Mĩ hoạt động ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ thường tung loại máy bay cường kích cánh quạt có hỗn danh "Giặc nhà trời" A-1 bắn phá mục tiêu vào ban đêm hoặc tham gia yểm trợ hoả lực tìm cứu phi công. AD-6 chính là tên gọi cũ của loại cường kích A-1H chuyên ném bom bổ nhào và yểm trợ tầm thấp. Loại này có ưu điểm bay bao vùng lâu và hoả lực mạnh, nên đám phi công hải quân Mĩ bay nó khá huênh hoang.

Các phi công hải quân Mĩ lái AD-6 thuộc Phi đoàn 25 trên tàu sân bay USS Midway đang thuật lại tình huống bắn hạ chiếc MiG-17 vào ngày 20-6-1965
(http://www.vnafmamn.com/untoldpage/Mig17_killed1.jpg)

Hình dưới này là viên chỉ huy phó Phi đoàn 25 (VA-25) thuộc Liên đội không quân hạm số 2 trên tàu sân bay Midway - trung tá phi công hải quân Clarence W. Stoddard Jr. ngồi trong buồng lái chiếc máy bay cường kích AD-6 hỗn danh "Hổ giấy II" mang theo cơ số bom và 1 chiếc bồn cầu kỉ niệm "phi vụ dấu ấn" đạt chỉ tiêu trút được 6 triệu cân Anh bom đạn bắn phá Miền Bắc VN tính tới tháng 10-1965
(http://i98.photobucket.com/albums/l261/SpazSinbad/PaperTigerToiletBombSpadFORUM.jpg)

Anh Lích chuyển sang Đại đội bay đêm của Trung đoàn 923 chuyên bay loại tiêm kích đánh chặn trong mọi điều kiện khí tượng mới được viện trợ là MiG-17PF. Đây là loại MiG-17 được gắn các ra đa tìm kiếm và ra đa ngắm bắn mục tiêu của tổ hợp đài ra đa hoả lực RP-01 "Izumrud".

Chiếc MiG-17PF số hiệu 4721 đã giúp phi công Lâm Văn Lích bắn hạ 2 chiếc AD-6 vào đêm 03-02-1966
(http://wunderwafe.ru/Magazine/AirWar/16/AcesPlanes/03.jpg)

Phần mũi 1 chiếc MiG-17PF của c3 e923 cùng phân đội của anh Lích
(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/mig-17pf.jpg)

Khoang mũi chứa đài ra đa RP-1 "Izumrud" của 1 chiếc MiG-17PF đang được nhân viên kĩ thuật kiểm tra với 2 ăng ten ra đa tìm kiếm mục tiêu (hình cánh diều phía trên) và ăng ten ra đa ngắm bắn (hình đĩa tròn phía dưới)
(http://i020.radikal.ru/1107/14/dce2d79557e6.jpg)

Bảng điều khiển và chụp cao su chắn sáng màn hiện sóng đài ra đa RP-1 "Izumrud" trong buồng lái máy bay MiG-17PF
(http://s010.radikal.ru/i313/1107/5a/16e190ae21f2.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: lamcclpy trong 09 Tháng Tư, 2015, 08:20:52 am
Thật tuyệt vời! Cảm ơn bác Huyphongssi! Vụ AD-6 bắn hạ MiG-17 thì em có xem clip của Mỹ dựng lại, nhưng phía ta không công nhận. Bác có thể cho em rõ  hơn về chuyện này không?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: meomunchamchap trong 10 Tháng Tư, 2015, 04:42:03 pm
Chú Phicôngtiêmkích xem cách giải quyết này có ổn không ạ?
-------
http://soha.vn/quan-su/viet-nam-co-the-bien-mig-21-thanh-ten-lua-hanh-trinh-doi-dat-20150407234834997.htm

Bản thân cháu thấy giải pháp này dù có thành công thì cháu vẫn thấy tiếc!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 13 Tháng Tư, 2015, 08:46:35 pm
Chào các đồng đội !
 Cám ơn Huyphongssi đã chú giải một cách cặn kẽ về máy bay MiG-17PF và những số liệu liên quan đến trận của anh Lâm Văn Lích. Trong chiến tranh, việc công nhận thất bại hay chiến thắng phụ thuộc vào nhiều vấn đề, nhất là công nhận sự thất bại. Đã có lần tôi từng nói : khi mình mạnh về mọi mặt mà lại để cho một kẻ yếu, thậm chí quá yếu "tát" cho một cái nảy đom đóm mắt ra thì việc có công nhận mình bị cú ấy hay không còn phải suy tính chán. Có khi chẳng bao giờ công nhận hoặc giả chỉ nói qua qua cho xong chuyện mà thôi. Chuyện của anh Lích và nhiều chuyện khác có lẽ cũng vậy. Cuốn "Những trận không chiến nhìn từ hai phía" cũng đã đề cập đến những chuyện liên quan rồi.
 Thấm thoắt vậy mà cũng đã mấy chục năm trôi qua. Hôm rồi tôi gặp lại một số anh em bọn tôi mà thấy đã già thực sự. Da đã lốm đốm những "vết mồi", mặt đầy nếp nhăn, có anh còn rụng khá nhiều răng, móm mém. Mới biết, không ai cưỡng lại được cái con quái vật thời gian thật ! Thôi cứ sống cho thoải mái, vui tươi, thanh thản ! Lâu lâu gặp lại nhau, lai rai vài cốc bia, chén rượu là ổn. Rồi lại về lóc cóc gõ bàn phím giao lưu với đồng đội trên trang VMH thế là được rồi !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 25 Tháng Tư, 2015, 03:15:48 pm
Một bài báo có nhắc đến tướng Trần Mạnh.
Trích: - Sau khi cán bộ quân báo giới thiệu Tướng Trần Mạnh, Tướng Phạm Ngọc Sang đứng bật dậy cúi chào lễ phép: Thưa tướng quân, tôi nghe về ông từ lâu, nay cho phép tôi chào ông tướng số 1 của Không quân miền Bắc.
Thật ra lúc này, tháng 4-75, ông Trần Mạnh mới mang hàm thượng tá, nhưng huyền thoại về kiến trúc sư tất cả các thắng lợi của không quân: từ sử dụng MiG 21 hiệu quả đến mức MiG 21 được coi là súng AK 47 trên không, rồi bắn rơi B52, đánh tàu chiến Mỹ... đã buộc đối phương ngả mũ tôn vinh ông thành Tướng quân.
Càng tìm hiểu về tướng Trần Mạnh tôi càng kính phục ông và tôi bâng khuâng ông là con chim đầu đàn, là người dẫn đầu chỉ đường cho các AH KQ VN, là AH số 1 vậy mà trong gian trang trọng treo ảnh các AH KQ VN không có ảnh ông. Không rõ sao nữa.
Mời ACE xem bài: http://m.vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/231878/phi-doi-quyet-thang-va-bi-mat-mang-ten-muoi-thin.html


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: phuockhanh trong 25 Tháng Tư, 2015, 11:20:54 pm
"Chào bác PCTK! Bác cho em hỏi nhỏ một tý. Về chuyện bác Lích bắn rơi 2 máy bay địch em có tìm hiểu, tuy nhiên loại máy bay thì các nguồn đưa ra khác nhau. Có nguồn thì bảo là A-6 Intruder-loại phản lực, có nguồn là A1 Skyraider-cánh quạt, còn theo bác là AD-6. Bác có thể nói rõ hơn về chuyện này không. Cảm ơn bác!
[/quote]
Vụ anh Lích bắn rơi 2 chiếc AD-6 phía ta có ghi nhận nhưng phía Mĩ thì không.

Trong Chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ nhất của KQ và HQ Mĩ (1965-1968), các tàu sân bay của HQ Mĩ hoạt động ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ thường tung loại máy bay cường kích cánh quạt có hỗn danh "Giặc nhà trời" A-1 bắn phá mục tiêu vào ban đêm hoặc tham gia yểm trợ hoả lực tìm cứu phi công. AD-6 chính là tên gọi cũ của loại cường kích A-1H chuyên ném bom bổ nhào và yểm trợ tầm thấp. Loại này có ưu điểm bay bao vùng lâu và hoả lực mạnh, nên đám phi công hải quân Mĩ bay nó khá huênh hoang.

Các phi công hải quân Mĩ lái AD-6 thuộc Phi đoàn 25 trên tàu sân bay USS Midway đang thuật lại tình huống bắn hạ chiếc MiG-17 vào ngày 20-6-1965"


(http://i36.photobucket.com/albums/e19/tranthethi/030_zpsseqvp7dj.jpg)

Phước khánh vẫn theo dõi câu chuyện, nhất là bàn luận về máy bay AD-6. Phước Khánh có ảnh chụp ở Tân Sơn Nhất sau khi đánh vào sân bay. Pk hỏi đây có phải là AD-6 không Phi Công Tiêm Kích? Trên hai cánh nó đang đeo rất nhiều bom (trên ảnh các điểm trắng ở cánh là đầu quả bom). loại này là căm nhất vì nó ném bom dai như đỉa đói, rất căng thẳng.
Chào Phi cong tiem kich !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: huyphongssi trong 28 Tháng Tư, 2015, 08:10:01 pm
(http://i36.photobucket.com/albums/e19/tranthethi/030_zpsseqvp7dj.jpg)

Phước khánh vẫn theo dõi câu chuyện, nhất là bàn luận về máy bay AD-6. Phước Khánh có ảnh chụp ở Tân Sơn Nhất sau khi đánh vào sân bay. Pk hỏi đây có phải là AD-6 không Phi Công Tiêm Kích? Trên hai cánh nó đang đeo rất nhiều bom (trên ảnh các điểm trắng ở cánh là đầu quả bom). loại này là căm nhất vì nó ném bom dai như đỉa đói, rất căng thẳng.
Chào Phi cong tiem kich !

Hôm nay vào lại không thấy tấm hình của anh Phước Khánh đâu, nhưng nếu như loại trong hình dưới thì đó chính là AD-6 (A-1H) từ các phi đoàn hoả long Sư 4 KQ VNCH từ Biên Hoà rút về.
(http://anh.24h.com.vn/upload/2-2014/images/2014-04-30/1398820549-linh-dac-cong3.jpg)

Thật tuyệt vời! Cảm ơn bác Huyphongssi! Vụ AD-6 bắn hạ MiG-17 thì em có xem clip của Mỹ dựng lại, nhưng phía ta không công nhận. Bác có thể cho em rõ  hơn về chuyện này không?
Anh có thể tham khảo ở link này http://theaviationist.com/2015/01/14/the-most-unusual-mig-killer-the-skyraider-air-to-air-victories-on-north-vietnamese-mig-17s/

Đại loại là hơn chục chiếc "Thần sấm" được KQ Mĩ phái đi tìm diệt trận địa SAM và 1 số chiếc bị chính SAM bắn rơi. Hai chiếc AD-6 biên đội Canasta được HQ Mĩ phái đi yểm trợ cho lực lượng tìm cứu phi công (RESCAP) của KQ Mĩ. Trong trận đấu pháo tao ngộ chiến trên không, 2 chiếc AD-6 này đã bắn trúng 1 chiếc Mig-17 của ta. Đấy là Mĩ nói.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: phuockhanh trong 29 Tháng Tư, 2015, 10:20:07 am
 :Đối chiếu với hình ảnh thì đúng là chiéc máy bay PK chụp ảnh và 2 ảnh chiếc máy bay Huyphongssi đưa lên.... là chính xác AD 6 vì mỗi cánh đeo 6 quả bom, cả hai cánh là 12 quả, Chiếc PK chụp mới có 4 quả một bên cánh, hai chỗ chưa có, mà trên sân bay máy bay cánh quạt chỉ có loại mày mang bom.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: huyphongssi trong 29 Tháng Tư, 2015, 11:33:18 am
:Đối chiếu với hình ảnh thì đúng là chiéc máy bay PK chụp ảnh và 2 ảnh chiếc máy bay Huyphongssi đưa lên.... là chính xác AD 6 vì mỗi cánh đeo 6 quả bom, cả hai cánh là 12 quả, Chiếc PK chụp mới có 4 quả một bên cánh, hai chỗ chưa có, mà trên sân bay máy bay cánh quạt chỉ có loại mày mang bom.
Chiếc AD-6 trong tấm hình của anh mỗi cánh treo 4 quả bom Mk-81 250 cân Anh và 1 thùng rốc két LAU-10 chứa 4 quả đạn rốc két "Zuni" 127mm. Cơ số bom đạn này là để dùng cho các phi vụ Phi Long đánh giải toả vành đai sân bay của Phi đoàn 518 Phi Long. Các anh ập vào nhanh khiến chúng không kịp trở tay hoặc bỏ chạy về phía sân bay Bình Thuỷ (Cần Thơ).


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: phuockhanh trong 29 Tháng Tư, 2015, 06:00:45 pm
Cảm ơn Huyphongssi đã mô tả chi tiết của chiếc AD 6 trên sân bay Tân Sơn Nhất ngày xưa đang mang bom và rôcket mà PK đã chụp được. Rất mong được đọc nhiều bài viết về những trận chiến anh hùng của Không quân Việt Nam Và được nghe đôi điều về không quân ngụy cũng nữa càng hay.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 15 Tháng Năm, 2015, 06:51:09 pm
  xuanv338 chào bác chủ nhà, chào tất cả các bác đang tham gia trang. Lâu lắm em mới về nhà. Tưởng nhà bỏ hoang bấy nay cỏ mọc. Nhưng không phải thế. Không những không có cỏ mọc mà còn có những vần thơ hay của anh lính nhà trời mang tới. xuanv338 rất xúc động. Cảm ơn anh phi công rất nhiểu.

  Những ngày tháng 4. CCB cả nước nô nức rủ nhau lên xe trở lại chiến trường xưa. Còn các anh lính nhà trời thì sao ạ? xuanv338 nghĩ những ngày này có thể anh phicongtiemkich đang ngồi nấu sử, sôi kinh cho những cuốn tự chuyện của đồng đội cũng nên. xuanv338 cứ tự hỏi mình. Vậy lính nhà trời họ muốn cùng nhau trở lại chiến trường xưa thì sao nhỉ? Ôi ! Mênh mông lắm, chiến trường của họ bao la, đường chân trời của họ chỉ là cảm nhận trong tầm mắt. Giá vào dịp tháng 12 hàng năm. kỷ niệm 12 ngày đêm lịch sử ấy. Quân chủng phòng không nên cho mỗi anh cựu phi công tiêm kích mượn một chiếc mís 21, 17 lái vòng quanh bầu trời Tổ Quốc để họ được thăm lại chiến trường xưa thì mới công bằng. Em nói vậy ý bác sao ạ?
 


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 26 Tháng Năm, 2015, 10:24:18 pm
Cám ơn Phuockhanh, Huyphongssi và Xuanv338 đã đến thăm nhà trong khi chủ nhà tôi lại bỏ nhà đi quá lâu. Nếu không có các đồng đội đến thăm thì chắc nhà tôi giống như nhà mà Nguyễn Bính tả quá :

 ...Đầu nhà cây bưởi không hoa
 Qua bên nhà thấy bên nhà vắng teo
 Lợn không nuôi, đặc ao bèo
 Trầu không dây chẳng buồn leo vào giàn
 Giếng khơi mưa ngập nước tràn
 Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều !...

Nhưng mà đã có các đồng đội ghé qua nên không đến nỗi nào. Vừa qua, tôi mải miết đi tìm những thông tin có liên quan đến một nhân vật mà tôi muốn viết. Đó là người sáng tạo ra cách đánh có hiệu quả cho MiG-21 trong thời gian chiến tranh chống Mỹ. Ai cũng quý trọng, kính nể ông, nhưng công lao của ông chưa được đánh giá. Kể cũng thiệt thòi cho ông. Tôi thấy cần phải viết về ông như viết về những người phi công anh hùng vậy.
Xuanv338 đoán thế mà đúng đấy. Gữa tháng 5 thì chúng tôi lại về Ý Yên, nơi phi công Cao Sơn Khảo - người bay số 2 cho tôi hy sinh ngày 10-5-1972. Lâu nay, cứ đến ngày ấy là mấy anh em chúng tôi thế nào cũng về thắp nhang cho anh và cùng ngồi hàn huyên với gia đình, lại thêm những nỗi nhớ da diết về bầu trời, về những đồng đội của mình. Tôi đã từng viết bài "Lời người dưới mộ" :

 Lũ chúng tôi
 Những người nằm dưới mộ
 Ai đó bảo chúng tôi xấu số
 Ai đó cho rằng chúng tôi thiệt thòi
 Bởi chúng tôi
 Đâu còn sống trên đời
 Không biết khóc
 Chẳng biết cười
 Không biết bon chen giữa thăng trầm thế cuộc
 Mặt chẳng nếp nhăn
 Đầu không sợi bạc
 Trôi nổi gì đâu trong dâu bể trầm luân
 Còn mãi thanh xuân
 Lũ chúng tôi
 Những người nằm dưới mộ
 Không hề ân hận
 Bởi tháng năm cống hiến cho đời
 Trong sâu lắng - ngậm cười
 Khi bạn bè
 Vẫn nhớ đến nhau
 Đau cùng nỗi đau
 Chia từng niềm vui
 Chung từng điều trăn trở
 Lũ chúng tôi
 Những người nằm dưới mộ
 Không hề đau khổ
 Nuối tiếc cuộc đời
 Bởi cuộc chiến qua
 Phải có người ngã xuống
 Cho thanh bình
 Con em an hưởng
 Rồi một mai theo vòng kiếp luân hồi
 Chúng tôi lại trở về đội ngũ
 Lại gặp lại những bạn bè
 Mới
 Cũ
 Lại cùng nhau bay giữ đất giữ trời

 Mai đây thôi
 Khi người biết thương người
 Khi đất không còn lạnh lẽo
 Nghe em ... qua mộ chí ...
 Tiếng cười !

 Tôi vắng nhà lâu như vậy là có lí do ! Báo cáo, hết !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 27 Tháng Năm, 2015, 08:15:26 am
xuanv338 chào anh phicongtiemkich. Tuyệt vời về những vần thơ và những lời văn viết của anh. Anh viết về đồng đội. Anh đã viết thay cho cả lời người dưới mộ. Sao anh lại viết được như vậy. Có lẽ anh đã viết từ trái tim của anh lính nhà trời, từ trái tim rất nhân văn khi nghĩ về những người đồng đội. Tiếc em chưa bao giờ được gặp ngoài đời để nhìn thấy con người thật bằng da, bằng thịt của bác thế nào mà có những câu văn, vần thơ da diết mà hay đến như vậy ! xuanv338 cùng các đồng đồng đội chúc bác luôn khỏe mạnh, đủ sức đi tìm những cái thật cũ, để làm cái mới hôm nay. xuanv338 những người ngưỡng mộ những anh lính nhà trời.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: tieuthienvuong trong 06 Tháng Sáu, 2015, 10:05:22 am
Cháu chào bác PCTK!
Cháu nghe được 1 số thông tin hiện tại Mig 21 của KQVN đã "về hưu",  và để lại khoảng trống rất lớn cho KQ tiêm kích. Đây thực sự là 1 điều đáng lo ngại trong bối cảnh hiện tại. Kính mong Bác chia sẽ nhưng suy nghĩ về điều này và bác có thông tin nào về 1 loại tiêm kích thay thế ko ạ?
Cháu cảm ơn bác!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: meomunchamchap trong 06 Tháng Sáu, 2015, 10:54:16 am
Thưa chú PCTK, là người đã trực tiếp điều khiển Mig 21, chú có thể cho nhận xét về thông tin này được không ạ

Việt Nam sẽ mua Yak-130
bản tiêm kích để tạm thay
thế MiG-21?

Quân Sự | Tuấn Trung - 07:30 ngày
06/06/2015
Máy bay huấn luyện Yak-130 với
radar Osa và tên lửa R-73 sẽ
hoàn toàn đủ sức đảm nhiệm vai
trò của một chiếc tiêm kích hạng
nhẹ.
MiG-21 và khoảng trống mênh mông
để lại
Như đã từng đề cập, các máy bay
tiêm kích hạng nhẹ MiG-21 của
Việt Nam hiện đã phải ngừng hoạt
động do hết hạn bay cũng như quá
lạc hậu, không thể đáp ứng đầy đủ
những yêu cầu của tác chiến phòng
không hiện đại.
Trước mắt, sự rút lui của MiG-21 đã
để lại khoảng trống mênh mông vì số
lượng Su-27/30 còn khá ít ỏi.
Việc bắt những chiếc cường kích
cánh cụp cánh xòe Su-22 không có
radar cũng như tính năng thao diễn
rất kém phải tạm thời gánh vác vai
trò của MiG-21 chỉ là giải pháp tình
thế.
MiG-21 - "Cánh én bạc" đã mỏi
Dĩ nhiên việc mua mới một loại tiêm
kích nhẹ khác để thay thế MiG-21 là
điều tất yếu.
Tuy nhiên tìm kiếm một chiếc tiêm
kích hạng nhẹ phù hợp trong thời
điểm hiện nay là quá khó, đặc biệt
khi các thế hệ MiG đời mới đều là
máy bay chiến đấu hạng trung, giá
thành khá cao và vẫn còn tồn tại một
số khuyết điểm.
Trường hợp Việt Nam tiếp tục mua
tiêm kích hạng nặng dòng Su thì
kinh phí duy trì hoạt động là điều nan
giải.
Mới đây, Reuters có đưa tin, Việt Nam
bắt đầu tiến hành một số cuộc đàm
phán với đối tác phương Tây để mua
máy bay chiến đấu hạng nhẹ mới.
Nhưng dự kiến trong tương lai gần sẽ
chưa có giao dịch nào diễn ra.
Những vướng mắc, ngoài việc liên
quan đến lệnh cấm vận vũ khí chưa
được dỡ bỏ hoàn toàn thì nguyên
nhân khác cũng cực kỳ quan trọng là
giá thành tiêm kích nhẹ của phương
Tây quá cao, khó có thể mua sắm với
số lượng lớn.
Vậy trong khi chờ đợi xuất hiện ứng
viên phù hợp nhất thì liệu Việt Nam
có nên sử dụng một giải pháp tình
thế?
Máy bay huấn luyện - chiến đấu
Yak-130
Người hùng bất đắc dĩ - Yak-130?
Giải pháp tình thế có thể được tính
tới lúc này là tạm thời giao vai trò
của MiG-21 cho Yak-130 .
Đây là một chiếc máy bay rất linh
hoạt, có thể chịu gia tốc trọng trường
+ 8G - - 3G và có khả năng thực hiện
những động tác thao diễn đặc biệt
nhằm huấn luyện phi công đối với
máy bay chiến đấu hiện đại hoặc sẽ
xuất hiện trong tương lai.
Yak-130 có buồng lái kiểu nhà kính
với hệ thống điều khiển fly-by-wire
tiên tiến gồm 3 màn hình hiển thị đa
chức năng. Phi công phía trước còn
có thể sử dụng hệ thống hiển thị
mục tiêu trên mũ bay để tăng khả
năng phản ứng.
Tổng trọng tải vũ khí mà Yak-130
mang được là 3.000 kg, phân bổ trên
8 giá treo ở thân và cánh.
Đặc biệt, khoang mũi của Yak-130
hoàn toàn phù hợp để lắp đặt radar
Osa được phát triển bởi NIIP
Zhukovsky.
Radar này có khả năng theo dõi 8
mục tiêu, đồng thời tấn công 4 mục
tiêu ở trên không hoặc 2 mục tiêu
dưới đất cùng lúc. Phạm vi dò tìm
mục tiêu với diện tích phản xạ radar
5 m 2 là 85 km, tự động khóa mục
tiêu từ cự ly 65 km.
Yak-130 và những vũ khí có thể sử
dụng
Có thể thấy Yak-130 vượt trội hoàn
toàn MiG-21, Su-22 ở khả năng thao
diễn quần vòng trong không gian
hẹp, cũng như tải trọng và các loại
vũ khí không chiến tầm xa. Với radar
Osa cùng tên lửa R-73, Yak-130 sẽ
phần nào có thể tác chiến độc lập.
Tuy nhiên với đặc trưng của máy bay
huấn luyện, Yak-130 có tốc độ leo
cao rất kém, cửa hút gió cũng đặc
trưng cho việc hoạt động ở tốc độ
cận âm.
Do vậy, nó sẽ cực kỳ bất lợi nếu gặp
phải một chiếc tiêm kích siêu âm
nhanh nhẹn sử dụng chiến thuật "kéo
cao - bổ nhào", trong trường hợp này
khả năng chiến thắng của Yak-130
gần như là không có.
Nhưng xét về tổng thể, Yak-130 vẫn
"ăn đứt" Su-22 trong vai trò tiêm
kích đánh chặn tầm ngắn, thêm vào
đó là giá thành rất rẻ, chỉ vào khoảng
15 triệu USD/chiếc, khiến cho nó tỏ
ra phù hợp hơn để sử dụng như một
giải pháp tình thế, tạm thời lấp
khoảng trống mà MiG-21 để lại.
Theo báo chí nước ngoài, Việt Nam
sẽ sớm đặt mua 6 chiếc Yak-130 để
thay thế những máy bay huấn luyện
L-39 đã cũ. Nhưng với tình hình
hiện nay, rất có thể số lượng
Yak-130 sẽ lớn hơn và ở cả phiên
bản chiến đấu chứ không phải huấn
luyện đơn thuần.
-----------
www.soha.vn/quan-su/viet-nam-se-mua-yak-130-ban-tiem-kich-de-tam-thay-the-mig-21-20150605164447328.htm


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Haianh_od trong 11 Tháng Sáu, 2015, 06:55:49 pm
Lâu lắm ko thấy bài của chú PCTK, cũng nhân tiện đọc bài trên Soha về Mig-21 mong nhận đc các đánh giá của mọi người:
http://soha.vn/quan-su/viet-nam-tim-mua-may-bay-chien-dau-phuong-tay-de-thay-the-mig-21-20150605115305839.htm


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Haianh_od trong 12 Tháng Sáu, 2015, 03:08:39 pm
Bài phân tích này tương đối sát:
http://soha.vn/quan-su/vi-sao-viet-nam-chua-nen-mua-may-bay-chien-dau-phuong-tay-20150612102750583.htm


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 14 Tháng Tám, 2015, 02:45:37 pm
Quả thật : "Tình hình là rất ... tình hình !". Tôi sao nhãng một thời gian thôi mà khộng thể nào liên lạc lại nổi. Cứ như bị cô lập ngoài đảo hoang ấy. Bây giờ mới tìm cách liên lạc lại với các đồng đội đây !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 15 Tháng Tám, 2015, 08:27:00 am
 Lâu lắm rồi bác phicongtiemkich mới về nhà! Bác bận việc đi đâu hay sức khỏe có vấn đề mà làm anh em trang nhà thấy vắng mà không dám hỏi nhau. Nay bác về chắc sắp có nhiều bài hay trong những ngày vắng cửa. Bác phải về nhà thôi. xuanv338 cũng vậy, lang thang nhiều quá rồi. Bác không bị cô lập đâu. Mọi người vẫn nhớ! xuanv338 chúc anh phicongtiemkich mạnh khỏe. EM sẽ giúp một tay dọn dẹp cửa nhà mới khách vào đọc chuyện. Kính bác.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: phuockhanh trong 15 Tháng Tám, 2015, 08:49:48 am
Xuânvui đã có nhời mà lại đòi sang nhà giúp việc là nhất rồi Phicongtiemkich à! Phước Khanh đang có câu chuyện lại nhờ Phicongtiemkich giải đáp hộ. Ấy là Không quân Việt Nam tham gia trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam? Ta đạt kết quả lớn không? có bị nhầm lẫn không? Các CCB chắc cũng mong như Phước Khánh. Chuyện này chắc chỉ có PHicongtiemkich kể được thôi. Mong!!!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 18 Tháng Tám, 2015, 02:09:08 pm
Sau khi trở lại "nhà", tôi lại hy hoay không thể liên lạc lại được nữa. Trung tuần tháng 9 thì chúng tôi tổ chức gặp mặt để kỷ niệm 50 năm ngày nhập ngũ. Thuở ấy, các đoàn học bay năm 1965 ở Trường Không quân Việt Nam, Trung Quốc, Liên xô có 250 người. Hy sinh 39 người, từ trần 27 người. Hiện còn sống 184 người rải rác ở khắp mọi miền Tổ quốc. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đã có 52 người lập công : bắn rơi 78 máy bay các loại của Không quân Mỹ, trong đó có 2 B-52, bắn trọng thương 1 chiếc B-52 khác, ném bom trọng thương 1 khu trục hạm, tham gia ném bom sân bay Tân Sơn Nhất phá hủy 24 máy bay và tiêu diệt nhiều quân địch trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. 13 người được phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Vậy mà từ nay đến ngày ấy không biết những ai sẽ "ra đi" vì gần đây nhất là anh Trần Cung - người phi công bay đêm, đánh đêm của Đại đội ( sau này gọi là Phi đội ) đánh đêm năm xưa.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 19 Tháng Tám, 2015, 06:16:00 am
xuanv338 chào anh tiemkich. Thấy anh trăn trở mấy hôm nay về việc không đăng được bài lên trang mà em cùng mọi người cũng đang thấy chạnh lòng. Muốn nghe chuyện trên trời tiếp nữa mà chỉ biết ngóng trông. Đừng nản anh ạ! Anh vào goolge gõ cách xử lý lỗi đó. và kết hợp hỏi đồng đội trên trang. Trên trang mình có nhiều thành viên rất sành vi tính đấy anh ạ. Em nhận định có thể lỗi do mail của anh có vấn đề. nên mạng không cho phép. xuanv338 tin vài ngày tới anh sẽ khắc phục được mà. Quang Can và Chiến sỹ Vo Danh đâu giúp bác lính nhà trời một tay đi nào. Chúc anh khỏe và may mắn.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Haianh_od trong 22 Tháng Tám, 2015, 07:55:38 pm
Chào mừng chú Huy đã quay về nhà. Hôm nào cũng ghé thăm chẳng thấy ai mà chạnh buồn: hay mọi người ở trên FB hết cả rồi? Những tư liệu về chiến tranh và bầu trời lúc nào cũng là quý giá đối với bọn cháu. Mong chú khỏe.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 22 Tháng Tám, 2015, 10:20:37 pm
Một hình ảnh đáng nhớ của KQ Vietnam dịp lễ kỷ niệm 40 năm Quốc khánh. Ảnh st từ NET


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 28 Tháng Tám, 2015, 02:43:27 pm
Tôi cứ viết chừng dăm dòng thì gửi được mà khoảng chục dòng là chịu, không sao gửi được nữa nên đành viết từng tí một vậy. Nhắc tới anh Trần Cung, tôi lại nhớ đến cái đêm 18-12-1972 - đêm đầu tiên của "Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không". Đêm đó, ta có 2 lần chuyến xuất kích : anh Trần Cung trực ở sân bay Hòa Lạc xuất kích trước và anh Phạm Tuân trực ở sân bay Đa Phúc cất cánh sau một chút. Cả hai anh đều phải cất cánh trong tình trạng bom rơi đạn nổ ầm ầm quanh sân bay, nhất là ở Hòa Lạc, khi anh Cung cất cánh thì các tấm ghi lát trên đường cất hạ cánh bong hết và cong queo, dựng ngược lên, đặc biệt là ở phần cuối đường băng. Anh phải cố kéo máy bay cho tách đất sớm, ở tốc độ nhỏ...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 28 Tháng Tám, 2015, 07:47:27 pm
Sau khi tách đất, anh Cung được Sở chỉ huy dẫn về phía Nam, rồi sau đó lại vòng ngược về phía Bắc để đánh bọn B-52 đang vào Hà Nội. Khi được thông báo : "Mục tiêu phía trước, cách 25 km !", anh liền bật tăng lực để tăng tốc độ và mở ra-đa trên máy bay. Thoáng thấy mục tiêu cách 15 km thì màn hình ra-đa bị nhiễu nặng, dày đặc nên không thể thấy được mục tiêu chính. Lúc đó, bọn F-4 cũng đã quây lấy anh Cung và bắn tên lửa. Anh được dẫn cơ động tránh bọn F-4. Lúc này, anh đã bay về đến phía Tây Hà Nội. Hỏa lực của các loại súng phòng không và tên lửa SAM-2 của ta bắn lên dày đặc, sáng rực cả một góc trời. Anh Cung nhận lệnh về sân bay Đa Phúc hạ cánh, nhưng sân Đa Phúc vừa bị đánh phá, Đài chỉ huy cất hạ cánh tại sân bay bị hỏng, không liên lạc được. Anh vòng lên Kép. Tại sân bay Kép, Đài chỉ huy cũng đã bị đánh tan. Không thể liên lạc được nên anh bay vòng về sân bay Gia Lâm. Trước đó, sân bay Gia Lâm cũng đã bị đánh phá, hệ thống ánh sáng của sân bay chưa khắc phục được nên anh lại đành quay về sân bay Đa Phúc...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 01 Tháng Chín, 2015, 09:12:01 pm
 Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Cầu mong cho Đất Nước luôn Trường Tồn và chúc các đồng đội cùng gia đình luôn mạnh khỏe, an khang, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 03 Tháng Chín, 2015, 01:40:23 pm
Trở lại chuyện của anh Trần Cung. Máy bay của anh bay đến đâu thì các hỏa lực phòng không theo anh đến đấy vì chẳng ai biết anh là ai cả. Chỉ cho tới lúc anh làm xong vòng 4, thả đèn pha trên máy bay lao xuống hạ cánh thì hỏa lực phòng không mới ngừng. Anh cố cho máy bay tiếp đất sau đó thả dù giảm tốc và phanh cật lực nhưng máy bay vẫn lao ào ào, chồm qua một hố bom nhỏ và dừng lại trước một hố bom cỡ lớn. Anh tìm cách ra được khỏi máy bay. Phút sau, anh thấy có một chiếc lao xuống ầm ầm rồi có hai vệt lửa chạy dài trên đường băng trước khi máy bay lao xuống hố bom. Thì ra đấy là máy bay của Phạm Tuân về. Khi hạ cánh vì cú tiếp đất quá nặng nên hai quả tên lửa tụt ra khỏi bệ phóng và lao đi tạo ra 2 vệt lửa. Anh Cung chạy lại chỗ máy bay vừa hạ cánhthì anh Tuân cũng vừa đạp được nắp buồng lái để chui ra. Hai anh dò dẫm vượt qua bãi bom bi về Sở chỉ huy để rút kinh nghiệm...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 08 Tháng Chín, 2015, 07:59:10 pm
Trong cuộc chiến tranh, anh Cung còn có những lần hạ cánh tưởng cầm chắc cái chết trong tay, nhưng anh đều vượt được qua. Sau chiến tranh, nhà tôi và nhà anh ở cạnh nhau ngay khu gia đình của Sư đoàn. Lũ trẻ con nhà tôi ít tuổi hơn đám con của anh. Chúng quý nhau lắm. Khi về Hà Nội, chúng tôi cũng ở khá gần nhau... Không thể nghĩ là anh lại "ra đi" nhanh đến vậy. Hôm tiễn đưa anh đi, thấy chị Phim - vợ anh khóc mà tôi lạnh hết người. Giọt nước mắt của những người lớn tuổi tiễn đưa nhau sao mà nặng nề, mà xót xa... Con người ta vẫn cứ phải làm nô lệ cho số phận thật. Mấy ngày nữa chúng tôi gặp gỡ nhau đây. Cầu mong đừng ai "ra đi" thêm vào những ngày này nữa. Tôi đoán, cuộc gặp lần này chắc sẽ cảm động. 50 năm - nửa thế kỷ còn gì ! Còn sống để còn được thấy nhau là quý lắm rồi !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: phuockhanh trong 08 Tháng Chín, 2015, 08:20:36 pm
"Thuở ấy, các đoàn học bay năm 1965 ở Trường Không quân Việt Nam, Trung Quốc, Liên xô có 250 người. Hy sinh 39 người, từ trần 27 người. Hiện còn sống 184 người rải rác ở khắp mọi miền Tổ quốc. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đã có 52 ".

Đọc đến đoạn này Phước Khánh nhớ lại là năm đó Pk cũng đi khám tuyển nhưng không đật sức khỏe dù đã về tới 108 khám. Cùng học với PK có bạn tên Hồng (quên họ) quê ở Phủ Lý Hà nam đã trúng tuyển. chắc cùng đợt với  phicongtiemkich 1965. Nếu biết tin  cho PK nhé. Xin cảm ơn!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 11 Tháng Chín, 2015, 09:24:04 pm
Chào đồng đội PhuocKhanh !
Trang trước tôi không trả lời câu hỏi của phuockhanh về KQ ta tham gia chiến đấu trên mặt trận Tây Nam được vì tôi không tham gia ở mặt trận ấy. Sau chiến tranh năm 1972, tôi được đi học Học viện bên Liên-xô cho đến năm 1978 thì về nước và ngày 19-2-1979 tôi đã có mặt tại QK-1 rồi sau đó mấy ngày là lên thẳng Lạng Sơn ở với tướng Hoàng Đan cho tới khi Quân đoàn về Đồng Mỏ thì tôi mới về Trung đoàn (ở Kép) và rồi lên Yên Bái trụ ở đó cho tới năm 1983. Tôi sẽ hỏi cụ thể một số anh trực tiếp tham gia ở Tây Nam rồi trả lời sau. Về anh Hồng cũng vậy. Phuockhanh cho tôi biết được họ tên đầy đủ và anh ấy nhập vào KQ năm nào thì mới tra ra được. Có đến mấy người tên Hồng, nhưng đoàn bay đi Liên xô với tôi vào năm 1965 thì không có ai là Hồng cả, phuockhanh ạ !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 13 Tháng Chín, 2015, 02:47:07 pm
Ngày hôm nay, những phi công từng nhập ngũ 50 năm về trước đã gặp nhau. Ơn trời, tất cả đều còn khỏe mạnh ( đương nhiên là khỏe ở cái tuổi trên dưới "thất thập" ) và tôi đã đọc bài "Cảm tác về cuộc gặp sau 50 năm nhập ngũ" như sau :
   50 năm rồi ! Gặp lại nhau, già hết cả
   Đầy vết nám đồi mồi trên da, đầy nếp nhăn trên má
   Riêng nụ cười là còn nét trẻ trung
   Chuyện vẫn râm ran như một thuở hào hùng
   Vẫn gọi "mày,tao, ông, tôi" như ngày trước
   Mỗi người ở mỗi phương trời đất nước
   Vẫn quan tâm, vẫn nhớ về nhau
   Cầu mong sao cho dù bạc mái đầu
   Nhưng tình cảm không bao giờ phai bạc
   Giữa cơ chế thị trường biến động đầy Thiện, Ác...
   Cái bắt chặt tay nhau, giá hơn cả tỉ đồng !...
   


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 13 Tháng Chín, 2015, 03:32:22 pm
Anh Tiemkich ơi! Bài thơ thì hay, tin báo các anh phi công lại được gặp nhau thì vui. Mà sao anh chẳng đưa lên một tấm hình vậy anh? xuanv338 chúc mừng cho buổi gặp mặt của các anh phi công tiêm kích. Chúc anh khỏe và viết đều , nhanh nữa nhé!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: phuockhanh trong 13 Tháng Chín, 2015, 07:22:41 pm
Cảm ơn Phicongtiemkich đã có lời phản hồi . Pk biết khi chiến tranh biên giới Tây nam KQ ta có tham gia, trong đơn vị cứ chuyền miệng cả mặt phải và mặt trái mà thực tế người lính bộ binh mấy khi nhìn thấy trực tiếp trận đánh của KQ? Còn người bạn tên Hồng thì thực ra Pk không nhớ được họ rồi. chỉ nhớ ở Phủ lý thôi, và trúng tuyển khi chuẩn bị năm học năm 1965. Kể cũng khó thật nếu Phicongtiemkich biết thì tốt còn cũng không sao. Điều cơ bản là có những câu chuyện kể về những chiến công của KQ ta. Chúc PCTK luôn khỏe và có những câu chuyện hấp dẫn!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 14 Tháng Chín, 2015, 02:29:33 pm
Có ảnh các anh phi công từng nhập ngũ 50 năm về trước sang Liên xô học bay 1965 đã gặp nhau ở đấy.
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1622018998054533&set=a.1418593855063716.1073741830.100007393448088&type=1&theater


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 17 Tháng Chín, 2015, 07:45:23 pm
 Sau khi chúng tôi gặp gỡ nhau thì tôi sang bên Gia Lâm gặp nhân vật liên quan đến trận đánh Buôn Lọng ( Lào ) vào ngày 9-10-1972. Ngày ấy, ta sử dụng 2 chiếc máy bay ném bom hạng nhẹ Il-28 đánh vào căn cứ này trong chiến dịch cánh đồng Chum và đã làm hỏng nặng 78 ngôi nhà, đốt cháy 1 kho xăng, đánh tan Sở chỉ huy của 3 Tiểu đoàn địch, đánh hỏng nặng 1 đoạn đường băng, tiêu diệt và làm bị thương 300 tên lính và sĩ quan địch. Biên đội của tôi cùng anh Đỗ Văn Lanh đã đi yểm trợ cho các máy bay này trên tuyến Bá Thước - Yên Châu cho tới lúc các anh ấy về hạ cánh an toàn. 6 người trên 2 chiếc máy bay ném bom thì bây giờ chỉ còn có 3 người. 3 người kia đã bị bệnh tật và tai nạn cướp đi. Cũng mấy chục năm rồi đến bây giờ đài truyền hình HTV mới "khơi" lại và anh em chúng tôi mới lại có dịp hàn huyên về cái trận đánh ngày hôm ấy. Cảm động lắm !...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 24 Tháng Chín, 2015, 01:37:56 pm
Vào thời ấy, ta có 8 chiếc máy bay ném bom hạng nhẹ Il-28 và Quân chủng PK - KQ đã thành lập Tiểu đoàn ném bom 929 trực thuộc Binh củng Không quân. Đến tháng 12 năm 1972 thì chỉ còn có 2 chiếc hoạt động, trong đó 1 chiếc là máy bay trinh sát. Để làm được nhiệm vụ đánh mặt đất, chiếc máy bay trinh sát đã được các kỹ sư, thợ máy cải tiến để nó có thể mang được bom. Đồng thời cải tiến máy ngắm OV-6 để phục vụ nhiệm vụ ném bom mặt đất.
 Tháng 10 năm 1972, Chiến dịch Cánh Đồng Chum diễn ra quyết liệt. Địch cố thủ ở Buôn Lọng và gây không ít khó khăn cho bộ đội Việt Nam - Lào. Bộ tư lệnh đã quyết định sử dụng 2 chiếc Il-28 đánh vào căn cứ này. Và ngày 9-10-1972, trận đánh căn cứ Buôn Lọng đã được tiến hành...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 30 Tháng Chín, 2015, 11:06:35 am
xuanv338 chào anh phicongtiemkich. Hi.. Cuối cùng thì dù sự cố máy tính, anh phicong không thể viết được dài thêm mỗi bài viết. Không sao! Anh vẫn không nản lòng, vẫn viết hay và ngắn gọn thế này, người đọc lại thấy thoải mái mà gây cảm giác thèm đọc bài sau.  Câu chuyện dài hơi của anh lính nhà trời vẫn tiếp tục đồng hành cùng M&H. Cảm ơn anh phicongtiemkich đã tiếp tục kể chuyện về binh chủng chiến đấu không có nơi che chắn. xuanv338 xin chúc sức khỏe của anh.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 05 Tháng Mười, 2015, 02:21:20 pm
 Cám ơn xuanv338 đã động viên tôi. Cái hôm mấy anh em tôi gặp nhau khi mà HTV tổ chức ấy. Tuy nói là cả hai máy bay đến giờ chỉ còn lại 3 người nhưng thực hôm đó có mỗi một là gặp mặt thôi. Hai máy bay thì máy bay thứ nhất gồm lái chính Bùi Trọng Hoan, dẫn đường trên không Nguyễn Đình Nhẫn, xạ thủ súng máy kiêm thông tin trên không Nguyễn Hùng Cường. Máy bay thứ hai gồm lái chính Nguyễn Văn Trừ, dẫn đường trên không Thân Xuân Hạnh, xạ thủ súng máy kiêm thông tin trên không Ngô Văn Trung. Anh Thân Xuân Hạnh hôm ấy đã có mặt. Cũng thật lâu rồi anh em tôi mới gặp nhau. Anh Trừ thì mất cũng đã lâu. Lần nào có dịp vào Nam, tôi cũng đến nhà anh để thắp hương cho anh và thăm hỏi chị cùng các cháu. Có lẽ, nếu không có gì thay đổi thì cuối thàng 10 này hoặc sang đầu tháng 11, tôi sẽ có cuộc "Nam tiến" thăm lại các đồng đội xưa và lại "lùng sục" thêm một chút tài liệu cho những việc mình sắp làm ...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 05 Tháng Mười, 2015, 02:30:22 pm
May quá! Lâu lắm hôm nay em lại về nhà , gặp bác phicongtiemkich cũng khá lâu anh mới trở lại nhà. xuanv338 chúc chuyến Nam tiến của anh phicongtiemkich an toàn may mắn. Có thêm thật nhiều tư liệu góp sức cho những cuốn tự truyện của đồng đội được ra đời nhanh hơn. Lại sắp đến mùa rươi và mỗi chúng ta lại thêm một tuổi, sức vơi đi và bệnh tật đầy thêm. Gắng vượt và viết khỏe lên anh tiemkich nhé. Mỗi lần nghe anh báo tin lại thêm đồng đội nữa ra đi mà thấy buồn ghê.Mà sao các cuộc gặp mặt anh không p lên tấm hình để mọi người được ngắm các anh phi công hôm nay thế nào nhỉ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Haianh_od trong 11 Tháng Mười, 2015, 03:25:11 am
Lâu nay được đọc bài của chú liên tục cháu cũng vui, vì nhiều thông tin về KQ, và sức khỏe của chú vẫn tốt. Sắp đến ngày ba cháu hi sinh, bọn cháu không về được nhưng vẫn canh cánh về mộ chú Lưu Đức Sĩ. Hình như chú ấy không có người thân thăm mộ đâu. Ngôi mộ đấy bị nhầm ngày hi sinh và vị trí như cháu đã kể. Chú cố gắng nói đơn vị kiểm tra và sửa lại ở nghĩa trang liệt sĩ xã Đồng nguyên nhé.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 13 Tháng Mười, 2015, 08:25:03 am
Phong AH KQ năm 2014: 3 đồng chí: Thượng tướng Đào Đình Luyện, nguyên Tổng Tham mưu trưởng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Tư lệnh Quân chủng Không quân; Trung tướng Lê Văn Tri, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục Kỹ thuật, nguyên Tư lệnh Quân chủng PK-KQ và Thiếu tướng Ngô Huynh, nguyên Tư lệnh Quân chủng Phòng không danh hiệu Anh hùng LLVTND.
4. LS Nguyễn Đình Phúc, PC Mig17, E923. 5. LS Nguyễn Văn Lai, nguyên B trưởng bay, C1, E923.
6. LS Nguyễn Văn Biên, nguyên B trưởng bay, C1, E923. 7. LS Phan Văn Tài, nguyên PC, C3, E923.
8. LS Trần Huyền, nguyên chủ nhiệm bay, E923. 9. LS Nguyễn Quang Sinh, nguyên B trưởng bay, C3, E923. 10. LS Cao Thanh Tịnh, nguyên E phó, E923. 11. LS Ngô Duy Thư, nguyên PC, E921. 12. LS Hoàng Mai Vượng, nguyên PC phi đội Quyết thắng E923.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 13 Tháng Mười, 2015, 08:27:07 am
Các AH quân chủng PK-KQ được phong năm 2015.
Như vậy toàn bộ các PC của phi đội Quyết thắng trừ Trần Văn On đã được phong tặng AH: Nguyễn Thành Trung năm 1994, LS Hoàng Văn Vượng năm 2014 và đợt 2015 gồm: Ng Văn Lục, Từ Đễ, Hán Văn Quảng


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 13 Tháng Mười, 2015, 08:25:40 pm
 Chào các đồng đội !
 Lâu nay tôi lại về với rừng với núi, nay mới "hạ sơn", mới lại có dịp trò chuyện. Hai Anh dịp này không về dược thì cũng tiếc ! Chú sẽ lưu tâm đến việc mộ của anh Lưu Đức Sĩ rồi sẽ báo cho Hai Anh sau. Cám ơn Xuanv338 vẫn "giám sát" tôi chặt chẽ và cám ơn Viet Trung đã cho biết những danh sách nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng cho các cá nhân của QC PKKQ. Đợt này có 9 phi công được phong tặng danh hiệu Anh hùng, nhưng còn các anh Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Minh (mỗi người đều bắn rơi 3 chiếc), rồi anh Vũ Đình Rạng, Hoàng Biểu và người chỉ huy tài năng Trần Mạnh thì chưa thấy nhắc đến. Thật tiếc !. Tôi không biết liệu còn có đợt nào phong tặng nữa hay không ?. Chịu thôi !.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 15 Tháng Mười, 2015, 10:05:58 am
xuanv338 chào anh phicongtiemkich. chào các bác trang nhà. Thật là tiếc ! Sao lại đến giờ, sau hơn 40 năm  còn chưa phong được anh hùng cho những người từng có công cho cuộc chiến giải phóng dân tộc. Vậy đến bao giờ mới đến anh phicongtiemkich nhà mình. Chả lẽ chỉ có những người đồng đội của các anh mới biết được công lao một thời như thế của nhau thôi ư? Đề nghị nhà nước phải phong anh hùng cho tất cả những ai đã là phi công tiêm kích. những người đã quả cảm trong những trận không chiến ban đêm, đơn phương độc mã, không có ai che chở, góp bao chiến công để giữ cho bầu trời được bình yên. Không mau lại giống anh Bùi Quang Thận người quê lúa, khi anh sang thế giới bên kia mới được nhà nước phong tặng anh hùng. Chẳng còn ý nghĩa.  xuanv338 chúc anh khỏe viết tiếp những dòng văn nói về đồng đội. EM cũng đang chờ ngày vui nhận được lời mời từ anh phicongtiemkich. Được ra Hà Nội dự tiệc vui khi anh đón nhận danh hiệu xứng đáng cho mình. xuanv338 chào anh.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 20 Tháng Mười, 2015, 02:03:12 pm
 Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam, xin được chúc tất cả các đồng đội nữ sức khỏe, luôn vui vẻ, lạc quan, yêu đời, thật hạnh phúc và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống !.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 20 Tháng Mười, 2015, 08:55:50 pm
xuanv338 chào anh phicongtiemkich. Chào các bác đang tham gia trang nhà. EM xin đại diện cho chị em trên diễn đàn M&H nhận lời chúc mừng tốt đẹp nhất từ anh phicongtiemkich. Chúc anh mạnh khỏe , bay khỏe tới mọi miền gặp lại những đồng đội còn đang sống để có thêm tư liệu quý viết chuyện cho thật, cho hay. Tặng cho người đọc.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 23 Tháng Mười, 2015, 09:24:10 am
Các AH KQ Vietnam


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 23 Tháng Mười, 2015, 09:25:24 am
Gia đình Đại tá Từ Đễ chụp ảnh cùng 2 đồng đội của ông trong Phi đội Quyết thắng, ông Hán Văn Quảng và Nguyễn Văn Lục tại buổi gặp mặt 52 năm ngày truyền thống QC PK-KQ 22/10/1963 - 22/10/2015.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Haianh_od trong 26 Tháng Mười, 2015, 02:09:39 pm
Các AH quân chủng PK-KQ được phong năm 2015.
Như vậy toàn bộ các PC của phi đội Quyết thắng trừ Trần Văn On đã được phong tặng AH: Nguyễn Thành Trung năm 1994, LS Hoàng Văn Vượng năm 2014 và đợt 2015 gồm: Ng Văn Lục, Từ Đễ, Hán Văn Quảng
Bác Hồ Quỳ bây giờ mới được phong anh hùng sao?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 01 Tháng Mười Một, 2015, 09:12:37 pm
 Cám ơn Viet Trung đã kịp thời đưa ảnh các Anh hùng mới được nhà nước phong tặng, và Hai Anh ạ ! Trong 2 biên đội Lan, Túc, Quỳ, Phương và Hanh, Giấy, Huân, Năm cũng còn có những người chưa được nhà nước xét đến kia mà !.
 Tôi vừa trong Nam ra. Trong đó quá nóng, may sao ra đây thì đã có gió mùa về nên trời dịu hẳn lại. Vào trong đó, tôi đã kịp đến thăm anh Nguyễn Văn Bảy (A). Anh vừa bị tai nạn, gãy rạn 3 xương sườn. Anh ra viện rồi, đã uống được rượu và nói chuyện vui như những ngày bình thường rồi. Anh có kể : anh không những có duyên với con số 7 mà còn rất gắn bó với con số 4 nữa. Vĩ như năm 1954 tập kêt ra Bắc, rồi trận không chiến đầu tiên của anh là vào tháng 4, lấy vợ cũng vào tháng 4 ... rồi nhận quyết định về hưu cũng vào dịp tháng 4 luôn.
 Tôi đã thăm được các anh bay MiG-19, MiG-21 qua các thời kỳ hiện ở trong đó. Chuyến đi đạt kết quả, đặc biệt là đã đem được sách viết về ông Trần Mạnh đến với gia đình ông.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 15 Tháng Mười Một, 2015, 02:57:55 pm
Anh Hùng Nguyễn Nhật Chiêu đã từ trần lúc 2h sáng 14.11.2015 tại BV 108.
Ông thuộc lớp PC CĐ đầu tiên của nước VNDCCH.Tham gia chiến đấu bảo vệ bầu trời Miền Bắc từ những ngày đầu tiên trong đội hình Trung đoàn KQTK 921 trên loại MB Mic17. Chiến công đầu ngày 20.9.1965 trên Mic17 bắn rơi 1c F105. Sau đó ông chuyển loại lên Mig-21. Với Mic21 ông bắn rơi thêm 5c máy bay Mỹ nữa.
Xin cúi đầu tưởng nhớ ông, một PC ace huyền thoại của KQND VN.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 18 Tháng Mười Một, 2015, 09:34:15 am
Theo dự kiến, cuối tháng 11 - 2015 này Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân Việt Nam sẽ tổ chức sự kiện để vinh danh và chấm dứt 50 năm hoạt động của máy bay tiêm kích huyền thoại MiG-21...
http://www.baomoi.com/Chia-tay-huyen-thoai-bau-troi-Nhu-mot-loi-tri-an/c/18005971.epi




Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: pladv1508 trong 28 Tháng Mười Một, 2015, 08:42:14 am
Bác phicongtiemkich cho cháu hỏi, cháu vừa mới xem bài báo này họ viết là Mig 21 mang bom.

"Đáng kể nữa là tuyến đường không, trên địa phận Quảng Bình trong những năm tháng chống Mỹ. Năm 1971, sân bay dã chiến Khe Gát (Tuyên Hóa) được hình thành. Bộ đội không quân đã ém máy bay MiG21 ở đây và xuất kích, tiêu diệt được 2 hàng không mẫu hạm của Mỹ tại biển Lý Hòa và Đồng Hới. Đó là chiến công có một không hai trong lịch sử chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình."

http://antg.cand.com.vn/Phong-su/Nhung-tuyen-duong-ra-tran-tren-dat-Quang-Binh-294300/

Theo cháu biết thì Mig-21 trong chiến tranh chống Mỹ là máy bay tiêm kích thôi. Hình như là Việt Nam có cải tiến Mig-17 mang bom đánh tàu khu trục Mỹ chứ không nghe nói Mig-21 đánh HKMH.

Mà theo bài báo thì ta tiêu diệt những 2 HKMH của Mỹ, mà sao Mỹ nó không biết nhỉ!!! Với lại Mig-21 sau khi cải tiến mang được bao nhiêu tấn bom, hay LX cung cấp bom hạt nhân mà đánh chìm được HKMH??? ??? ??? ???


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Haianh_od trong 30 Tháng Mười Một, 2015, 01:57:31 am
Vụ này đúng ra là MIG-17 và cũng không phải HKMH, tàu sân bay HKMH làm sao thả bom phá hủy được chưa kể nó được trang bị rất hiện đại. Nhiều PV bây giờ không chịu đi tìm tòi tư liệu có khi chỉ nghe kể và viết lại mà không thẩm tra.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: tranphu341 trong 30 Tháng Mười Một, 2015, 06:46:43 am
Bác phicongtiemkich cho cháu hỏi, cháu vừa mới xem bài báo này họ viết là Mig 21 mang bom.

"Đáng kể nữa là tuyến đường không, trên địa phận Quảng Bình trong những năm tháng chống Mỹ. Năm 1971, sân bay dã chiến Khe Gát (Tuyên Hóa) được hình thành. Bộ đội không quân đã ém máy bay MiG21 ở đây và xuất kích, tiêu diệt được 2 hàng không mẫu hạm của Mỹ tại biển Lý Hòa và Đồng Hới. Đó là chiến công có một không hai trong lịch sử chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình."

http://antg.cand.com.vn/Phong-su/Nhung-tuyen-duong-ra-tran-tren-dat-Quang-Binh-294300/

Theo cháu biết thì Mig-21 trong chiến tranh chống Mỹ là máy bay tiêm kích thôi. Hình như là Việt Nam có cải tiến Mig-17 mang bom đánh tàu khu trục Mỹ chứ không nghe nói Mig-21 đánh HKMH.

Mà theo bài báo thì ta tiêu diệt những 2 HKMH của Mỹ, mà sao Mỹ nó không biết nhỉ!!! Với lại Mig-21 sau khi cải tiến mang được bao nhiêu tấn bom, hay LX cung cấp bom hạt nhân mà đánh chìm được HKMH??? ??? ??? ???

Chào các bác!

Tranphu341 có nhớ là đã đọc được bài báo về vụ 2 máy bay mic17 của ta bay ra đánh bom 2 tàu khu trục của US năm 1964 (hay 1965) nhưng kết quả không như mong đợi. Hình như 1 máy bay của ta bị pháo phòng không của tàu bắn bị thương.

Đúng như các bạn nói nhiều nhà báo bây giờ rất tệ, họ viết lấy được nên rất coi thường người đọc. Nhất là coi thường những ngươpì lính cựu chúng mình. Có lần một nhà báo viết về gương anh hùng của chiến sỹ Phạn Vưan Lái anh hùng quân đội của Sư đoàn 341 khi đánh vào Xuân Lộc có đoạn: Khi bị lạc đơn vị, gặp các trinh sát kéo 4 khẩu 37 ly vào. Chiến sỹ Lái đã lấy luôn một khẩu bắn về phía địch. Họ nghĩ khẩu 37 ly nhỏ hơn khấu súng AK 47 CHĂNG?

Trở lại việc máy bay ném bom như bài báo đã viết thì có lẽ bác chủ sẽ giải thích cho anh em.

Chúc các bác vui khỏe!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: mig21kq trong 28 Tháng Mười Hai, 2015, 11:46:50 pm
Ngày 28/12, sau 43 năm. Có lẽ chỉ còn gia đình, những người đồng đội từng cùng nhau vào sinh ra tử là còn nhớ đến người anh hùng đã anh dũng hy sinh vào hồi 21h58' ngày 28/12/1972 trên bầu trời Sơn La. Người anh hùng này là điển hình của lòng dũng cảm và tinh thần quyết tử. Đằng sau sự hy sinh ấy là cả một huyền thoại mà mãi đến tận bây giờ, mỗi khi nhắc đến vẫn để lại trong chúng ta sự cảm phục về tinh thần cảm tử của một chàng trai trẻ đầy nhiệt huyết. Và cả sự cương quyết, nguyện hy sinh anh dũng khi chứng kiến mảnh đất thân yêu từng ngày phải hứng chịu những trận mưa bom đánh phá của giặc. Sự hy sinh anh dũng đó như một nhát búa giáng thẳng vào quân xâm lược, một lời tuyên bố không bằng câu chữ kết thúc những ngày đêm chiến đấu hào hùng của quân và dân ta. Người anh hùng mang trong mình sự quả cảm và tinh thần quyết tử đó là phi công cuối cùng anh dũng hy sinh trong chiến dịch lịch sử 12 ngày đêm của Không Quân Nhân Dân Việt Nam: Thượng uý phi công Vũ Xuân Thiều.
     Xin được gửi những lời tâm sự này đến người anh hùng quả cảm với tất cả sự kính trọng, nể phục và tấm lòng biết ơn của một thanh niên thế hệ sau đang được hưởng cuộc sống yên bình đã phải đánh đổi bằng sương máu của những người anh hùng như bác. Cầu mong người anh hùng yên nghỉ thanh thản nơi cuối trời.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 31 Tháng Mười Hai, 2015, 01:48:28 pm
Chào các đồng đội !
Sau khi tôi về Nam Sách - Hải Dương viếng Anh hùng phi công Nguyễn Nhật Chiêu và cũng là người anh, người chỉ huy của chúng tôi thì một thời gian ngắn sau đó, tôi và gia đình tôi gặp quá nhiều chuyện bất ổn. Tôi không thể liên lạc với các đồng đội được. Nay mọi chuyện đã yên hàn, tôi nối lại liên lạc đúng vào cái ngày cuối cùng của năm 2015, chuẩn bị cho một năm mới. Nhân dịp năm 2016 đợi trước cửa, xin được chúc tất cả mọi đồng đội cùng toàn thể gia đình bước sang năm mới - năm 2016 dồi dào sức khỏe, an khang, làm ăn tấn tới và gặp thật nhiều may mắn trong cuộc sống !
Chúc trang VMH luôn duy trì và không vắng mặt "tay gõ" nào mà ngày càng phát triển !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 31 Tháng Mười Hai, 2015, 02:06:44 pm
Xin được kể vắn tắt về trận đánh tàu Mỹ ngày 19-4-1972. Từ ngày 12-4-1972, một nhóm 3 phi công được lựa chọn cho nhiệm vụ là Lê Xuân Dị, Nguyễn Văn BảyB và Nguyễn Văn Lục đã có mặt ở sân bay Khe Gát để chuẩn bị. 15h45 phút chiều 18-4, Lê Hồng Điệp và Từ Đễ đã chuyển 2 chiếc MiG-17 từ sưân bay Kép về Gia Lâm rồi vào sân bay Vinh và bí mật hạ xuống sân bay Khe Gát. Hai chiếc MiG-17 này được ta cải tiến lắp dù giảm tốc để hạ ở sân bay ngắn hẹp.
16h05 ngày 19-4-1972, biên đội Dị-Bảy cất cánh.16h23phút, anh Dị phát hiện 2 vệt nước trắng kéo theo 2 chiếc tàu đang chạy trên phía Đông cửa Nhật Lệ 16 km. Theo phương án chiến đấu, Bảy B kéo dài biên đội. Số 1 Dị vào công kích. Chiếc tàu anh Dị công kích là tàu khu trục hộ tống USS Higbee (DD806). Khi ấy, Bảy vòng trái tìm mục tiêu đến tận Đông Bắc cửa Dinh vẫn không thấy liền bay ra biển xa thêm một chút thì phát hiện 2 tàu khác. Anh chọn đánh chiếc thứ hai. Tàu anh Bảy đánh là tàu tuần dương hạm hạng nhẹ USS Oklahoma City.
2 chiếc MiG-17 về hạ cánh ở sân bay Khe Gát lúc 16h21phút. 3 ngày sau bọn Mỹ mới phát hiện ra sân bay Gát và đánh phá. Tuy được cất giấu trong hẻm núi nhưng 1 chiếc MiG-17 vẫn bị đánh hỏng. Chiếc còn lại bị thương nhẹ, sau khi sửa xong thì anh Lê Hồng Điệp đã cất cánh bay về căn cứ.

Trận không đối hải này chỉ trong vòng 17 phút và với 4 quả bom 250kg, biên đội đã đánh hỏng nặng 1 tàu khu trục và bị thương 1 tàu tuần dương của Mỹ. Biên đội bay về an toàn.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 31 Tháng Mười Hai, 2015, 02:14:47 pm
Cũng xin được nói thêm một chút về MiG-21. Ngoài nhiệm vụ làm tiêm kích, nó có thể dùng để đánh mặt đất, mặt nước. Nó đeo được 1000kg bom với nhiều phương án như : 10 quả 1000kg, 4 quả 250kg hoặc 2 quả 500kg. Nó có thể đeo 4 bình rôc-két mỗi bình 32 quả và cơ số đạn 200 viên trong thân máy bay nữa.

Ngày 27-12 năm 2015, tôi đã đi cùng gia đình anh Vũ Xuân Thiều và một số phi công đồng đội cùng hiệu trưởng trường tiểu học mang tên Vũ Xuân Thiều đến xưởng nặn tượng anh Thiều xem, duyệt mẫu mã, chuẩn bị đem đúc đồng và dựng tượng tại trường mang tên Vũ Xuân Thiều vào cuối tháng 4 năm 2016.
Báo cáo để các đồng đội rõ thêm !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 31 Tháng Mười Hai, 2015, 02:21:45 pm
Phải xin lỗi ngay vì có sai sót chính tả. Đầu tiên là "hai vệt nước trắng kéo theo sau 2 tàu" trong trận đánh của Dị - Bảy. Thứ hai là phương án đeo bom của MiG-21 : "10 quả 100kg". Các đồng đội thứ lỗi cho vì tay tôi còn run, nhấn phím chưa thật chuẩn. Sẽ khắc phục !
Và liên quan đến các phi công ở sân bay Khe Gát năm nào thì các anh Nguyễn Văn Bảy B đã được truy tặng Anh hùng, các anh Lê Xuân Dị, Nguyễn Văn Lục và Từ Đễ thì vừa được phong tăng !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phó cối trong 31 Tháng Mười Hai, 2015, 06:04:49 pm

                    Chào bác chủ nhà

  Chào bác phi công tiêm kích, bác đi vắng lâu quá hôm nay mới về. chỉ còn vài tiếng nữa là bước sang năm
  mới em chúc bác cùng toàn thể gia đình ta luôn luôn mạnh khỏe sang năm mới khỏe hơn năm cũ, năm mới
  dẻo tay phím hơn để viết bài để chúng em được hóng chuyện.một lần nữa em chúc bác cùng toàn thể gia
  đình mạnh khỏe vạn sự như ý


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 01 Tháng Giêng, 2016, 02:38:02 pm
Cám ơn Phó cối đã quan tâm và gửi lời chúc tới tôi. Tôi sẽ cố gắng để trong năm 2016 này liên lạc giữa tôi và các đồng đội không bị gián đoạn và có thể đáp ứng tối đa những yêu cầu của các đồng đội !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 01 Tháng Giêng, 2016, 08:42:47 pm
Tôi cung cấp một số thông tin liên quan đến các phi công đánh tàu chiến Mỹ như sau : Đại tá Lê Xuân Dị sinh 1938 ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Nhập ngũ năm 1959, đi học bay tại trường Không quân Liên-xô (1961-1964) trên loại MiG-17. Về nước, anh được điều về Trung đoàn Sao Đỏ, sau rồi về Trung đoàn Lam Sơn. Trong chiến tranh, anh đã bắn rơi 1 chiếc A-4 và tham gia trận không đối hải. Anh đã giữ nhiều cương vị lãnh đạo của Trung đoàn, Sư đoàn và sau này là Chánh thanh tra Không quân thuộc Thanh tra Bộ Quốc phòng. Anh về hưu năm 1998 và được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND năm 2015.
Thiếu úy Nguyễn Văn Bảy B sinh năm 1943 tại Bạc Liêu. Nhập ngũ năm 1965 và đi học bay tại Liên-xô (1965-1968) trên loại máy bay MiG-17 và được biên chế về Trung đoàn Không quân Lam Sơn. Ngày 19-4-1972, anh đã tham gia trận không đối hải, bay số 2 cho anh Lê Xuân Dị. Ngày 6-5-1972 anh đã anh dũng hy sinh trong trận không chiến không cân sức giữa 2 chiếc MiG-17 và các máy bay của Hải quân Mỹ trên vùng trời Thanh Hóa. Ngày 20-12-1994, anh được nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 02 Tháng Giêng, 2016, 01:36:29 pm
Anh Lê Xuân Dị kể : "Căn cứ nhiệm vụ trên giao, lúc đó tôi là Đại đội trưởng Đại đội 4 đã quyết định chọn 2 phi công là Nguyễn Văn Lục và Nguyễn Văn Bảy B cùng chuẩn bị nhiệm vụ ném bom tàu chiến Mỹ. Nguyễn Văn Lục là phi công có khả năng đảm đương thay thế cả vị trí số 1 và số 2. Phi công Nguyễn Văn Bảy B rất có quyết tâm và bản lĩnh chiến đấu, tôi tin rằng anh sẽ hoàn thành nhiệm vụ. Sau khi nghiên cứu nhiều phương án, chỉ huy Binh chủng Không quân và Trung đoàn quyết định chọn chiến thuật ném bom thia lia vào thân tàu địch. Lúc đó có 1 phi công Cu-ba và 1 thợ máy sang giúp chúng tôi huấn luyện theo chiến thuật này. Chúng tôi huấn luyện tại sân bay Kiến An và đảo Long Châu trong 2 tháng (vị trí bay tập do chính tôi và phi công Từ Đễ chọn). Theo kỹ thuật này thì khi cắt bom phải bay bằng ở độ cao 50m, tốc độ đạt 800 km/h, ném sao cho điểm rơi cách thân tàu khoảng 5m, chìm xuống rồi ngóc lên chui vào thân tàu sau 14 giây thì bom nổ, đủ thời gian cho máy bay MiG lấy độ cao an toàn là 500m.
Sân bay Khe Gát có đường cất hạ cánh bằng đất nện, rất bụi, nếu cất cánh từng chiếc một như phương án của Bộ tư lệnh thì có nguy cơ lộ và mất thời cơ chiến đấu, vì vậy tôi báo cáo Bộ tư lệnh cho cất cánh 2 chiếc, phi công Nguyễn Văn Bảy B sẽ rất khó khăn, nhưng anh tự tin nói rằng sẽ cất cánh được. Tôi đã thống nhất với anh Bảy B, khi phát hiện mục tiêu sẽ kéo dãn cự li để khi chiếc thứ 2 vào công kích bảo đảm an toàn, không bị văng vào mảnh bom. Tôi bay trên độ cao 200m, khi phát hiện 2 vệt nước trắng, tôi nhìn thấy mục tiêu và tiếp cận vào từ hướng Tây nên tận dụng được hướng mặt trời lặn, tôi hạ xuống 50m, bật tăng lực đạt tốc độ 800 km/h, đến cự li và góc vào đúng như phương án, tôi đã ném 2 quả bom theo kỹ thuật thia lia. 2 quả bom chìm xuống nước rồi lao vào thân tàu Mỹ. Tôi kéo thoát li và quay về hạ cánh..."


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 03 Tháng Giêng, 2016, 08:24:16 pm
Sau trận đánh của KQ Việt Nam vào các tàu chiến thuộc Hạm đội 7 của Mỹ thì Bộ quốc phòng Mỹ đã phải điều trần trước Quốc hội Mỹ vì từ xưa chưa ai đụng đến Hạm đội 7.
Đây là trận đầu tiên và duy nhất KQ nhân dân Việt Nam dùng MiG-17 tấn công chiến hạm của Hải quân Mỹ. Tuy mới chỉ đánh bị thương 2 chiến hạm Mỹ, nhưng chiến thắng này có ý nghĩa rất quan trọng, buộc HQ Mỹ không dám đưa tàu tới gần bờ biển Khu 4 để đánh phá trục giao thông chiến lược và phóng tên lửa Phòng không Talos khi MiG xuất hiện. Đó là các điều kiện rất tốt cho hoạt động của tuyến giao thông cũng như cho hoạt động của MiG tại khu vực. Đồng thời, chiến công ngày 19-4-1972 của MiG-17 cũng chứng minh các phi công Việt Nam có thể làm chủ kỹ thuật, phát huy cao nhất tính năng của máy bay MiG, dũng cảm, sáng tạo trong cách đánh, không chỉ dùng máy bay MiG lập công trong không chiến mà còn có thể tấn công các mục tiêu mặt đất, mặt nước theo nhiệm vụ được giao...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 04 Tháng Giêng, 2016, 08:13:06 am
xuanv338 chào anh phicongtiemkich. Chào tất cả anh em đang tham gia trang của phi công. Lâu lắm xuanv338 ít về nhà, mỗi lần về nhà không quên dẽ sang thăm bác phicongtiemkich. Là phụ nữ nhưng đã từng là lính nên mới thích nghe chuyện bình đao. Nhất là những chuyện đánh nhau ở trên trời. Hôm qua em có anh bạn cùng VMH nói chuyện . Bác phicongtiemkich nhà ta mới bị sốt xuất huyết biến chứng xuất huyết Tiêu Hóa khá nặng phải nằm viện dài ngày cấp cứu đã may mắn thoát cửa tử thần. Anh em chúng em không được biết sớm nên chẳng có lời thăm hỏi. Hôm nay thấy bác đã hành quân trên trời mà xuanv338 mới được nghe lỏm qua người bạn cùng trang. Thôi có muộn thì em cũng xin chúc mừng bác đã qua khỏi bệnh trong tình trạng rất nặng. Thấy bác trở lại diễn đàn là điều mừng cho bao đồng đội. Chúc bác nhanh bình phục, sức khỏe trở lại như xưa, viết tiếp cuộc chiến ở phía đường chân trời của những cánh én bạc.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 04 Tháng Giêng, 2016, 07:16:59 pm
Cám ơn Xuanv338 đã quan tâm thăm hỏi. Đúng là vừa qua tôi bị sốt xuất huyết khá nặng thật. Khu vực tôi ở chẳng ngờ lại đúng khu ổ dịch, mà tôi thì lại hay chủ quan về sức khỏe của mình. Thế là bị nặng. Vòi rồng ở trên trời chẳng làm gì được mình, đằng này vòi muỗi chí cho một phát thế mà liểng xiểng. Nghĩ cũng ghê thật. Ngày tôi ra viện thì hồng cầu chỉ còn 2,6 triệu. Đi lại thấy xiêu vẹo như chú cò bợ gặp trời mưa. Nay thì khá nhiều rồi. Đã phóng xe máy đi một số nơi. Ăn "giả bữa" rồi, chỉ uống là chưa "giả bữa" thôi !.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 04 Tháng Giêng, 2016, 08:08:58 pm
Vậy là xuanv338 xin được chúc mừng anh thoát hiểm qua vòi muỗi và cửa tử thần. Chúc anh có một năm mới thật khỏe, viết khỏe. Có nhiều tác phẩm hay cho người đọc thưởng thức. Sau sốt xuất huyết thường hay bị trụy mạch. Anh bảo trọng nhé! Thấy anh vắng diễn đàn lâu chắc mọi người cũng như xuanv338 lại tưởng anh đang ngồi viết chuyện.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: hạnh phin trong 04 Tháng Giêng, 2016, 09:39:51 pm



    Xin chào bác  Tiêm Kích,  chào chị  Xuanv338,  chào các bác đang xem trang nhà.

    Thấy bác  Tiêm Kích vừa trải qua cơn bạo bệnh,  nay đã trở lạ trang nhà,  mà bác lại viết khỏe như phù đổng,  thật là mừng.    Chúc bác lại dẻo dai  "leo"  mạng,  bác nhé.

    Còn chị  Xuanv338,  lâu lắm mới  thấy chị xuất hiện,  chị đi khám chữa bệnh nơi vùng sâu vùng xa nào vậy.  Chị bỏ  "Bệnh Viện",    bên kia lâu lắm rồi đấy.     Dụng vụ y tế,  khéo mà hỏng hết rùi ...   bởi có ai bảo quản bảo dưỡng gì đâu ...!!!!!....?????....



Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 05 Tháng Giêng, 2016, 08:57:18 am
 xuanv338 em nhờ nhà anh phicongtiemkich tiếp chuyện với bạn hiền chút ạ. Cảm ơn Hạnh Phin nhiều. xuanv338 xin nhận lỗi với anh chị em trên diễn đàn nhà. Đúng là mải đi khai khẩn nên quên nhác việc nhà. Từ nay xuanv338 sẽ năng về nhà dọn dẹp chuẩn bị đón tết cổ truyền. Chúc Hạnh Phin mạnh khỏe, vui vẻ, là người viết khỏe còn hơn ngựa Phù Đổng.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: pladv1508 trong 05 Tháng Giêng, 2016, 10:17:55 am
Chào mừng bác PCTK đã trở lại sau cơn bạo bệnh. Chúc bác thêm nhiều sức khỏe để hành quân trên trang nhà.

Thông tin về trận không đối hải của không quân VN trong chiến tranh KCCM thật đầy đủ và súc tích. Không như các cây bút thời nay cứ như vẹt hót!!! ???
Năm mới chúc bác nhiều sức khỏe, vững tay phím ạ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: phaphai trong 06 Tháng Giêng, 2016, 05:02:26 am
Chúc mừng bác Phicongtiemkich đã tai qua, nạn khỏi!
Thế mà dịp cuối năm vừa rồi anh em tụ tập nhân ngày thành lập Quân đội em cứ định gọi cho bác, lại lo bác bận. Cứ gọi có khi biết để thăm bác được!
Còn muỗi thì hôm nào em sẽ tư vấn cách phòng trừ, đơn giản thôi, không được như người ta quảng cáo 6 tháng/lần nhưng cũng khoảng 3 tháng mà trong nhà muỗi có vào cũng chẳng còn thò vòi ra được!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Haianh_od trong 06 Tháng Giêng, 2016, 11:39:16 am
Lâu không thấy chú viết bài không biết có chuyện gì không? Năm mới cháu vẫn ở Odessa cũng bận rộn với việc đón Tết cho bà con cộng đồng. Hôm nay về thăm thấy chú đã trở về nhà và chia sẻ nhiều thông tin cho mọi người cùng biết. Kính chúc chú và ace trong ngôi nhà chung năm mới gặp nhiều điều tốt đẹp nhất và có sức khỏe tốt.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 06 Tháng Giêng, 2016, 12:43:27 pm
Cám ơn sự chia sẻ của các đồng đội đối với tôi. Thực sự là tôi rất cảm động. Những ngày nằm viện là những ngày mọi ý nghĩ cứ loạn xạ cả lên, mà toàn nghĩ về dĩ vãng rồi thành ra nghĩ quẩn.
   Tôi mơ về lại thuở xưa
   Mơ về bong bóng ngày mưa phập phồng
   Mơ về cái tuổi tồng ngồng
   Vác dặm đi đánh khắp đồng, khắp ao
   Mơ bắt châu chấu, cào cào
   Tréo cây trộm quả, vườn nào cũng chui
   Mơ về những trận đòn roi
   Mẹ đánh, cho nợ xong rồi lại tha
   Mơ dáng Mẹ, mơ dáng Cha
   Hắt hiu ngõ nhỏ, nếp nhà liêu xiêu
   Hoàng hôn nhuộm tím cả chiều
   Gió lật chao đảo cánh diều lẻ loi
   Đồng hoang, chiếc bóng đơn côi
   Mỗi mình tôi...mỗi mình tôi, mỗi mình...
   Bơ vơ giữa chốn điêu linh
   Chập chờn đâu đó bóng hình Mẹ tôi
   Mưa giông, chớp giật rách trời
   Giật mình !... Ai gọi ời ời giữa trưa

   Thôi còn đâu những ngày xưa
   Giấc mơ tôi bị dòng mưa cuốn rồi !...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 06 Tháng Giêng, 2016, 06:19:27 pm
 Hay lắm! Anh phicongtiemkich làm thơ không hoa mĩ. Không chau chuốt,  câu từ chận thật rất gần với đời sống con người.Đọc từng câu, thơ anh đã gợi lại tuổi thơ một thời của lứa người cổ điển chúng ta. Thơ cứ bồng bệnh để người đọc đuổi theo. Sao mà nhớ, mà da diết, cứ như thơ nói về mình vậy. Thì ra làng quê và con người Việt Nam thời ấy ở đâu cũng giống nhau, tư duy của đứa trẻ nào cũng giống nhau. Anh nói thơ tản mạn mà không hề tản mạn. Rất sâu xa và rất tình người. xuanv338 kính chúc anh nhanh hồi phục sức khỏe, viết nhiều hơn những bài thơ và những trận chiến trên không còn chưa kể hết.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 10 Tháng Giêng, 2016, 04:09:03 pm
Cám ơn Xuanv338 đã khen làm cho tôi mũi phổng to hẳn lên, mà phổng nữa thì dễ vỡ lắm,tới lúc bấy giờ thì rồi chẳng hiểu sẽ thế nào. Sau cuốn viết về tướng Trần Mạnh - người liên quan mật thiết với những trận đánh thắng của MiG-21 vì ông đã tìm ra được cách đánh, chiến thuật đánh phù hợp với MiG-21, tạo cho MiG-21 giành chủ động trong các trận chiến và được ví như AK-47 trên không, thực sự lợi hại khi không chiến, làm cho các phi công Mỹ phải kinh hãi thì tôi đang định triển khai viết về một ngày cụ thể trong cuộc chiến tranh ấy. Ngày ấy được công nhận là ngày có nhiều trận không chiến nhất và nhiều cái nhất khác nữa. Nhưng mấy ngày tới có lẽ tôi phải bay vào Nam để thăm một phi công Anh hùng đang lâm bệnh nặng nên có thể vắng "nhà". Các đồng đội thông cảm cho nhé. Dàu sao thì cánh cửa nhà tôi vẫn để ngỏ đấy, có gì thì các đồng đội cứ ghé qua, tôi sẽ cố gắng tạt về những lúc rảnh rỗi !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 10 Tháng Giêng, 2016, 09:54:12 pm
 xuanv338 chào anh phicongtiemkich. xuanv338  đã được đọc cuốn tự truyện " Người đi tìm chìa khóa vàng" của tác giả Nguyễn Công Huy nói về một người thủ lính từ một ông Chính ủy sang phi công tiêm kích. Đọc mà thấy kính phục những sáng tạo, dũng cảm của những thế hệ cha anh, sáng tạo, táo bạo trong cuộc chiến tranh bằng không chiến bảo vệ bầu trời bình yên của Tổ Quốc. Và xây dựng cho àng không Việt Nam lớn mạnh không tưởng. Một câu nói thật hay. Ong Trần Mạnh đã để lại dấu ấn quan trọng, như vị "Kiến trúc sư" của các chiến thắng. Ông chưa nhận được danh hiệu gì, nhưng danh hiệu cao quý nhất chính là hình ảnh của ông trong lòng mọi người, đồng đội, bạn bè, ngừời thân - một Trần Mạnh tài năng mà bình dị, chân thành......" Đọc những cuốn tự truyện viết về những người lính phi công thật xúc động.  Mỗi người mỗi vẻ. Tác giả đi sâu vào từng ngõ ngách của từng cuộc đời người lính trận nhà trời" như cuốn" Thanh Kiếm bầu trời" Chiến mã trên không" , "Tôi từng là phi công Tiêm kích" Thật là tuyệt vời! xuanv338 chúc bác phicongtiemkich khỏe, cái đầu minh mẫn,  viết thêm nhiều cuốn tự truyện cho những người đồng đội. .


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 14 Tháng Giêng, 2016, 08:49:20 am
Nếu như ngày 3-4-1965, biên đội của các anh Phạm Ngọc Lan, Phan Văn Túc, Hồ Văn Quỳ, Trần Minh Phương đã làm nên chiến thắng trận đầu cho KQ trên loại máy bay MiG-17 thì vào ngày 4-3-1966 cũng là ngày đi vào lịch sử truyền thống của KQ khi anh Nguyễn Hồng Nhị - người đầu tiên dùng MiG-21 bắn rơi chiếc Không người lái trên độ cao 18.000m. Đấy cũng là trận đầu đánh thắng trên MiG-21, mở ra trang sử mới cho MiG-21, tiếp tục giành những thắng lợi huy hoàng và gây cho các phi công Mỹ những bất ngờ và hoảng sợ với loại máy bay này.
Người phi công năm ấy bây giờ đang lâm bệnh nặng. Cuộc đời từng vùng vẫy trên chín tầng không với những chiến công hiển hách năm xưa, giờ gần như đã khép lại. Anh nằm bất động trên giường bệnh, cuộc sống phụ thuộc vào tay nghề của đội ngũ y bác sĩ và có lẽ vào số mệnh riêng của mình nữa...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: mai-anh trong 15 Tháng Giêng, 2016, 01:58:46 am
Em chào bác Phicongtiemkich !

Rất mừng là bác lại cất cánh được rồi. Thông tin của bác về người đồng đội của mình buồn quá bác nhỉ. Thời gian thật nghiệt ngã với tất cả chúng ta. Luôn cầu mong với phép mầu sẽ giúp bác ấy vượt qua được gian đoạn khó khăn này.

Nhân đây bác cho em hỏi, sự kiện vừa rồi máy bay hãng hàng không VN bị thủng lốp, để hạ cánh được an toàn, đài chỉ huy  đã ra lệnh cho máy bay phải bay vòng qua Nam Hà để sả bớt nhiên liệu. Vậy họ sả bớt nhiên liệu bằng cách nào hả bác .em chúc bác luôn nhiều sức khỏe .


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 15 Tháng Giêng, 2016, 02:33:58 pm
Chào Mai-Anh !
Tôi vẫn nghĩ chừng như mỗi một người đều mang một số phận khác nhau cho dù là hai người sinh đôi đi chăng nữa. Quy luật của tạo hóa muôn đời không ai thay đổi được. Lá già thì lá rụng, mà có khi lá chưa già đã rụng mất rồi. Thời gian thì cứ trôi vô tư chẳng sao níu kéo lại nổi. Tôi cũng từng phải viết :
        Sương Thu chưa chạm mặt sông
        Đã nghe hơi lạnh gió Đông ập về
        Hoa Xuân lấp ló bên hè
        Thoắt đâu đã rộn tiếng ve váng trời
        Mới vừa biết gọi tiếng "ơi"
        Thì ta sắp hóa thành người thiên thu ...
Vậy thôi, biết thế nào được !
Còn cái chuyện xả bớt dầu cho máy bay nhẹ để về hạ cánh tăng thêm độ an toàn thì có khu vực để xả thẳng dầu vào không gian. Dầu xả ra nó như những bụi mưa. Với phản lực của bọn tôi thì phải vứt thùng dầu phụ đi, rồi rủi ra có phải nhảy dù thì cũng về khu vực quy định để nhảy cho an toàn. Nói sơ như vậy, chứ sau này có thời gian tôi sẽ viết cặn kẽ sau...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Giêng, 2016, 10:41:47 am
... ngày 3-4-1965, biên đội của các anh Phạm Ngọc Lan, Phan Văn Túc, Hồ Văn Quỳ, Trần Minh Phương đã làm nên chiến thắng trận đầu cho KQ trên loại máy bay MiG-17 ...

Bài viết về trận này: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,5477.msg164587.html#msg164587

Bây giờ không biết là phía ta có quan niệm thế nào về trận này. Nhưng dù sao thì chúng ta vẫn thắng. 


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 17 Tháng Giêng, 2016, 09:17:06 pm
Ngày 4-3-1966 là ngày đánh thắng trận đầu của MiG-21. Tôi đã được đọc những trang nhật ký chiến đấu của anh Nguyễn Hồng Nhị và xin được trích nguyên văn ở đây : " Ngày 4-3-1966. Buổi sáng, trời nhiều mây thấp, nhưng đến trưa chiều quang mây, thuận lợi cho máy bay chụp ảnh tầng cao hoạt động. Đồng chí Trung đoàn trưởng trực tiếp gọi điện cho tôi và thông báo :
 - Hôm nay có tin tình báo cho biết sẽ có 1U-2 và 1KNL trinh sát chụp ảnh bay ra miền Bắc (từ miền Nam bay ra) nhưng chưa biết sẽ chụp ảnh mục tiêu nào. Vậy cậu phải chuẩn bị tất cả các phương án đánh địch nghe !
Đặt ống nghe vào máy, tôi giở bản đồ xem lại các phương án. Nếu U-2 vào thì chỉ có 1 phương án. Đó là biên giới Việt-Lào. Còn nếu là KNL thì nhiều phương án hơn. Đánh máy bay KNL dễ thì ít, nhưng khó thì nhiều. Dễ là máy bay KNL bay theo chương trình lập sẵn, không có đối kháng gì, nhưng cái khó nhất là thân hình nó nhỏ, khó phát hiện sớm. Khi phát hiện muộn, tốc độ tiếp cận lớn (hơn 1000km/h) ta không kịp phóng tên lửa, dễ bị đâm vào nó hoặc xông lên trước nó. Bởi vậy, chiến thuật của MiG-21 lúc đó là từng chiếc một nối đuôi nhau công kích một mục tiêu. Nếu chiếc đi đầu bị trượt thì đã có chiếc nối đuôi tiếp theo...
Từ trong Sở chỉ huy, đồng chí Chính ủy Trung đoàn gọi điện gặp tôi, động viên :
 - Hôm nay gặp thời cơ, cậu bình tĩnh bắn cho chuẩn xác nhé !
Tôi xác định lúc nào cũng phải bình tĩnh, lại được đồng chí Chính ủy động viên càng làm cho mình bình tĩnh hơn. Tôi nhớ lại bài học hôm đồng chí Đặng Tính - Chính ủy Quân chủng xuống sân bay có ra lệnh báo động diễn tập cất cánh. Tôi lăn máy bay từ sân đỗ ra đường băng bị trượt ra ngoài cỏ, chính là do tôi hồi hộp, mất bình tĩnh. Đấy là bài học nhớ đời !.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 17 Tháng Giêng, 2016, 09:24:35 pm
Đồng chí Mại - trực ban tác chiến SCH nhắc người lái (phi công) ăn trưa sớm để sẵn sàng cấp 1 vì hôm nay trời tốt sớm. Sau bữa ăn trưa, tôi ra đứng trước thềm nhà trực ban nhìn bóng mặt trời đã quấn tròn trong chân, đó là thời gian chụp ảnh có lợi : Tấm ảnh sáng đều, không bị bóng che bên nào. Tôi đang nhẩm lại phương án thì nghe tiếng hô : "Cấp 1!" rất to của đồng chí Mại. Đồng chí nói giọng Nghệ An vừa to, vừa dõng dạc dễ nghe :
 - Một chiếc cao không cấp 1 !
Cái từ "Cao không" để cho tổ "mũ cao không" và thợ máy biết là phương án đánh "cao không", mặc quần áo và đội mũ cao không.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 22 Tháng Giêng, 2016, 08:04:44 pm
Mọi người trong phiên trực rất hối hả, răm rắp làm nhiệm vụ của mình. Tôi ngồi im trên ghế để đồng chí Ngãi - tổ trưởng mũ cao không đội cho tôi. Đồng chí bảo : "Xong !". Tôi chạy thật nhanh trèo lên buồng lái, trước tiên phải cài khóa dù, thứ đến là bật công tắc vô tuyến, ấn nút liên lạc với Sở chỉ huy (SCH). Tên mật (mật khẩu) mở máy lăn ra đường băng và cất cánh thời đó gọi là "Ấp Bắc". Trong tai mũ bay của tôi vang lên tiếng "Ấp Bắc" của đồng chí sĩ quan dẫn đường. Tôi lập tức vừa trả lời "Rõ", vừa ấn nút khởi động động cơ. Tiếng động cơ kêu to dần, đồng thời vòng quay của rô-to cũng tăng lên từ 0 đến 60% trong thời gian chưa đầy 45 giây. Tôi giơ tay trái lên ngang đầu để báo hiệu cho đồng chí tổ trưởng tổ thợ máy biết "rút chèn bánh", cho máy bay lăn ra đường băng cất cánh !. Máy bay cất cánh lấy độ cao đến 300m thì chỉ huy cho tôi hướng bay 270 độ và độ cao 5000m. Bay được 5 phút thì SCH lại cho hướng bay 90 độ và cho mở tăng lực lên độ cao 16.000m. Lúc này, SCH cho hướng bay 150 rồi lại sửa lại 130 độ. Tiếp đó là khẩu lệnh "Bình Minh !" (đấy là lệnh cho mở ra-đa trên máy bay để sục sạo, tìm kiếm mục tiêu). Tôi báo cáo : "Đã phát hiện mục tiêu ! Xin công kích !". SCH trả lời : "Cho phép !".
Lúc này máu trong người như dồn hết về tim để cho tôi một sức mạnh kỳ diệu là bình tĩnh, chính xác là đưa mục tiêu vào tâm vòng ngắm - giữa chữ thập của máy ngắm PKI nhanh nhất đồng thời ấn nút "bám sát mục tiêu" của ra-đa để xác định cự li bắn, còn động tác cuối cùng là ấn nút phóng tên lửa.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 22 Tháng Giêng, 2016, 08:16:45 pm
Quả tên lửa hồng ngoại K-13 vọt ra khỏi cánh máy bay và bay về phía trước tới mục tiêu ! Tôi nhớ lại, nó giống như cái lần tôi bắn bia ở trường bắn Axtra-khan !
Trong mũ bay, tai vẫn còn nghe tiếng kêu o...o... của quả tên lửa thứ hai bắt được nhiệt của mục tiêu. Tôi lập tức ấn nút phóng quả thứ hai để đảm bảo chắc chắn là mục tiêu đã bị tiêu hủy. Tôi báo cáo về SCH : "Đã uống bia xong !". Đó là tiếng lóng bí mật (mật khẩu) là đã phóng tên lửa. Đồng thời, SCH cũng thông báo là trên màn hình, mục tiêu đã mất và cho tôi hướng bay về sân bay hạ cánh.
Từ trên vùng trời cao Quảng Ninh, tôi bay về sân bay Đa Phúc thật là nhẹ nhõm trong người bởi đã hoàn thành được công việc mà cả tập thể Trung đoàn giao phó, thực hiện được nguyện vọng khát khao của từ người chiến sĩ gác đường băng cho đến người chỉ huy lãnh đạo cao nhất của Trung đoàn, đó là : "Từ trận đầu, MiG-21 phải bắn rơi máy bay Mỹ !". Hôm nay, tôi đã thực hiện được trọn vẹn mong ước đó !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 22 Tháng Giêng, 2016, 09:20:06 pm
xuanv338 chào anh tiemkich. Đúng là nghe chuyện trên trời. Hay thật đó anh tiemkich ạ. Ngày ấy anh đã đánh nhau với Mỹ bằng bấm nút rồi. Quá hiện đại. EM xin chúc mừng chiến công và sự hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc của anh phicongtiemkich.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 23 Tháng Giêng, 2016, 07:17:46 pm
Chuyện tôi kể vừa rồi là về người phi công Anh hùng Nguyễn Hồng Nhị. Anh đã bắn rơi 8 máy bay Mỹ. Thực ra là 8 cái rưỡi. Cái phần "rưỡi" kia là trong một trận không chiến, anh bắn một quả tên lửa, quả này không hiểu sao đã găm vào đuôi máy bay F-105, làm toác đuôi ra nhưng lại không nổ. Viên phi công F-105 lao về hạ cánh mang theo cả quả tên lửa ấy. Tình cờ, một lần gặp anh Nhị, viên phi công kia có nói rằng : "Nếu quả tên lửa đó nổ thì tôi cũng đã chung số phận với các chiến hữu trước đó của tôi rồi. Đấy chính là 8 chiếc rưỡi của ông đấy !". Tôi còn có cả ảnh chiếc F-105 toác đuôi ấy và viên phi công kia nữa. Anh Từ Đễ đã dựa vào câu chuyện đó mà viết bài "Quà tặng của Chúa Trời !". Đúng là chỉ có Chúa Trời mới làm cho quả tên lửa ấy không nổ được, và viên phi công kia thật vinh hạnh khi nhận được món quà vô giá ấy.
Trong chiến tranh có rất nhiều tình huống tưởng chừng như không thể, vậy mà lại có thể. Thật khó giải thích. Kể cả tôi cho đến bây giờ nhiều lúc tôi cứ tự hỏi tại sao tôi lại không chết trong những trận không chiến mà tôi đã từng qua, tại sao tôi lại tồn tại được sau chiến tranh ?.Thật khó lý giải vô cùng !...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 29 Tháng Giêng, 2016, 08:39:57 pm
Đúng đợt rét vừa rồi, tôi lại có dịp lên núi Tam Đảo. Ngày ấy gió thì rõ to mà mưa thì có lúc rõ nặng hạt. Tây chân tê cóng cả, nhưng so với cái lạnh ở Sa Pa - nơi mặt đường đóng băng trơn trượt thì chưa là cái gì. Tôi chịu lạnh vốn quen nên không sao, nhưng mấy anh chị đi cùng tôi thì nghe chừng vất vả. Chuyến đi lúc đầu sợ không đảm bảo an toàn nhưng rốt cục đều suôn sẻ. Không biết trong mấy ngày rét mướt ấy có đồng đội nào "phượt" lên Sa Pa, Mẫu Sơn hay Ba Vì không ?...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 31 Tháng Giêng, 2016, 07:53:01 pm
Từ hồi còn nhỏ, tôi đã được nghe những câu :
"Hôm nay tháng Chạp, ngày hăm ba
 Một mụ, hai ông, đủ bộ ba
 Mũ áo chỉnh tề trông có vẻ
 Quần không, gió rét sởn da gà..."
Vậy là biết ngày Tết ông Công ông Táo. Mà rồi lại được nghe cái sự tích Táo quân lạ lạ là thế này : Ngày xửa ngày xưa, vào cái hồi mà con trai thì lắm, con gái thì hiếm, chắc na ná như bây giờ là tỉ lệ 120-125 bé trai/100 bé gái, nhưng hồi ấy thì còn hơn nhiều, khoảng 250-300 trai/100 gái. Cho nên con gái có giá lắm. Chẳng thế mà ở một nơi nọ, có cô đến tuổi cập kê đã ra giá ghê lắm, nhiều thứ sính lễ lắm. Ví như :
"...Phải có trăm thúng sôi vò
    Trăm con lợn béo, trăm vò rượu tăm
    Lá đa mặt nguyệt đêm rằm
    Răng nanh thằng Cuội, râu cằm Thiên Lôi
    Gan ruồi, mỡ muỗi cho tươi
    Xin chàng chín chục con dơi góa chồng
    Thách thế mới thỏa tấm lòng
    Chàng mà đáp ứng, thiếp cùng theo sang ..."
Sôi vò, lợn béo, rượu tăm thì chỉ là thứ chuyện vặt. Còn các thứ khác kia mới là chuyện lớn. Vậy là người ta tìm cách lên mặt trăng vào ngày rằm để ngắt lá đa rồi tìm thằng Cuội để bẻ răng nanh. Thiên Lôi sợ quá chạy trốn, nhưng người ta dựng cột "thu lôi" lên để tóm Thiên Lôi và vặt râu cằm cho bằng sạch. Gan ruồi mỡ muỗi cũng chẳng khó, nhưng ngặt tìm đâu ra và nhận biết "chín chục con dơi góa chồng" thì là cả một vấn đề nan giải. Thế mà có tận hai anh chàng đáp ứng được sự thách cưới kia. Cô gái chẳng còn biết làm thế nào đành phải lấy cả hai anh làm chồng. Ngọc Hoàng suốt ngày vui hát với đám tiên nữ, nghe chừng  ủng hộ trường phái "đa thê" nên khi biết được tin này thì bực lắm, bắt phải đày đọa cái nhóm khởi sự chuyện "đa phu" này nên đày cả ba làm ba ông đầu rau để cho thiên hạ bắc nồi bắc niêu lên đầu mà nấu nướng. Thế là ba vị kia thành Táo quân, và cứ ngày 13 tháng Chạp hàng năm là phải lên Trời tâu bẩm chuyện dưới Hạ giới. Nay thay vì đầu rau đã có bếp ga, bếp từ ... một lúc nấu được cả ba, bốn, năm nồi thì biết đâu nay mai bộ Táo quân thời hiện đại sẽ chẳng là một bà Táo và ba bốn ông Táo... Đấy là tôi chợt nghĩ trong cái ngày 22 tháng Chạp này !...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: mai-anh trong 01 Tháng Hai, 2016, 12:58:22 am
Em chào bác Phi Công Tiêm Kích !

Thì thời nào chẳng có Anh Hùng hở bác .rét mướt như vậy mà bác còn trèo được Tam Đảo thì em phục bác thật .em thua bác cả hai thế hệ, vậy mà mỗi lần trèo Nhị Đảo song là mờ hết cả mắt. người xưa nói quả không sai :tuổi cao nhưng vẫn muốn trèo .


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: phuockhanh trong 01 Tháng Hai, 2016, 03:52:12 pm
Em chào bác Phi Công Tiêm Kích !

Thì thời nào chẳng có Anh Hùng hở bác .rét mướt như vậy mà bác còn trèo được Tam Đảo thì em phục bác thật .em thua bác cả hai thế hệ, vậy mà mỗi lần trèo Nhị Đảo song là mờ hết cả mắt. người xưa nói quả không sai :tuổi cao nhưng vẫn muốn trèo .

Thua bình luận của maianh


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 06 Tháng Hai, 2016, 10:04:02 pm
Chào tất cả các đồng đội !
 Tết năm Bính Thân đến rồi ! Tôi xin được chúc tất cả các đồng đội cùng gia đình luôn mạnh khỏe, an khang, thịnh vượng và thường xuyên liên lạc với nhau, không để gián đoạn. Ngày tới tôi lại còn lên núi nữa. Mà việc trèo đèo lội suối thì tôi cũng chẳng khá hơn gì các đồng đội đâu. Cái sự phải trèo là phải trèo thôi. "Mỏi gối chồn chân..." cũng mặc mặc. Đời là vậy mà ! Xuân đến rồi ! Xuân đến rồi ! Các đồng đội luôn luôn xuân nhé ! Nào cùng cụng ly chúc sức khỏe nhân dịp đầu Xuân !...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: phaphai trong 08 Tháng Hai, 2016, 10:21:56 am
Năm mới bính thân, chúc anh Huy và gia đình an khang, thịnh vượng!

(http://4.bp.blogspot.com/-8xuRTBQ-pXI/VlQvx54HOpI/AAAAAAAAEL0/LArmlmmqGuA/s1600/thiep-chuc-mung-nam-moi-dep-55.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 15 Tháng Hai, 2016, 01:27:43 pm
Đầu Xuân năm mới, xin chúc tất cả các đồng đội và gia đình một năm mới dồi dào sức khỏe, luôn vui vẻ và an khang, thịnh vượng !
Hầu như suốt Tết vừa rồi tôi đều ở quê. Quê tôi có lệ là sớm ngày mồng 1 Tết, tầm hơn 7h sáng là trống đình gióng lên một hồi dài, báo các cụ ra đình, sau đó là chuông thong thả điểm một hồi. Các cụ tề tựu ở đình, uống nước rồi các cụ ông sẽ bái tổ ở đình, các cụ bà sang lễ Phật ở chùa, xong xuôi rồi tất cả xuống nhà văn hóa trước sân đình. Ở đó, ban liên lạc người cao tuổi sẽ báo cáo các hoạt động trong năm và kế hoạch năm tới. Rồi tổ chức mừng thọ cho các cụ từ 70 tuổi trở lên. Rồi kết nạp hội viên mới. Sau đó là bí thư chi bộ thôn và trưởng thôn lên chúc Tết các cụ. Kết thúc mọi việc thì các cụ lên đình ngồi thụ lộc. Cứ ngồi uống rượu giữa đình là tôi lại nhớ đến bài tôi từng viết :

Ngồi uống rượu giữa đình, chợt nhớ về tích cũ
Thị Màu, Thị Kính, thằng Nô...
Cây táo đầu sân bị chặt tự bao giờ
Không dấu vết gì sót lại
Thị Màu thuở ấy đã sống như thời hiện đại

Dám nói ra chính kiến của mình :
"Thày như táo rụng sân đình
Em như gái dở..."
Đôi điều lầm lỡ
Bao người gánh chịu nỗi đau
Day dứt mãi mai sau
Những nỗi niềm cay đắng
Tôi liếc vội sang phía sân chùa nhuộm nắng
Hình như... thoáng bóng Thị Màu !...

Nghe nói, chùa làng tôi có liên quan đến sự tích Thị Kính, Thị Màu nên tôi mạnh dạn chia sẻ cùng các đồng đội nhân dịp đầu năm Bính Thân này ...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: tuanastro trong 16 Tháng Hai, 2016, 02:12:03 pm
Bước sang năm mới, chúc bác Phi công tiêm kích cùng toàn thể các bác trong topic sức khỏe, hạnh phúc! Cháu có một câu hỏi mong được các bác giải thích hộ ạ. Đó là lúc nhỏ cháu rất thường hay nghe tiếng nổ vượt tường âm thanh của máy bay tiêm kích quân đội ta bay luyện tập, hầu như rất thường xuyên. Còn hiện nay cháu hoàn toàn không nghe tiếng nổ này nữa, phải chăng các bài bay hiện nay ít khi vượt tốc độ âm thanh, hay do vượt ngoài vùng biển nên không nghe được ạ? Cháu ở khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng ạ. Cảm ơn các bác!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 18 Tháng Hai, 2016, 08:23:04 pm
Cám ơn Phaphai và tuanastro đã gửi lời chúc Tết. Chuyện vượt âm tốc của các máy bay phản lực thì ngày xưa xảy ra nhiều hơn thời nay, bởi trước đây trong giáo trình huấn luyện bay có những bài bay cao không ( với MiG-21 là độ cao từ 18000m trở lên ) và với tốc độ tối đa cho phép của MiG-21 ( trị số Mách M=2,05 tương đương với tốc độ là 2150 km/h ) cho nên thường nghe thấy tiếng nổ khi máy bay vượt âm tốc. Còn bây giờ, những bài bay như vậy ít khi thực hiện nên cũng ít nghe thấy những tiếng nổ ấy. Đơn giản thế thôi, tuanastro ạ !. Cái tiếng nổ khi vượt âm tốc, đã có lần huyphongssi giải thích cặn kẽ rồi. Tôi không nhắc lại ở đây nữa.
Chúc các đồng đội một năm mới tràn đầy sức khỏe và nhiều may mắn !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 18 Tháng Hai, 2016, 09:58:25 pm
xuanv338 chào anh phicongtiemkich. Cả tết em vắng mạng vì cả nhà cũng bị dịch sốt. Chẳng kịp chúc tết được ai . Hôm nay về diễn đàn, thấy anh cũng đã về nhà. xuanv338 em xin được gửi lời chúc anh cùng gia đình có một năm mới dồi dào sức khỏe, vui vẻ, an lành. Có thêm nhiều tác phẩm hay xuất bản trong năm 2016.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 04 Tháng Ba, 2016, 09:43:25 am
Đầu Xuân mới, có bài thơ của cựu PC trên FB. Ông là Nguyễn Thanh Bình, sinh năm 1935 -cựu chiến binh.
Cùng với Phạm Thanh Ngân, Nguyễn Hồng Nhị vv ông là một trong những phi công học lái MIG 21 đầu tiên ở Liên Xô. Xin gửi ACE cùng đọc.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 04 Tháng Ba, 2016, 09:37:11 pm
Bài thơ hay quá, đầy nỗi niềm và rất tâm trạng. Cách đây không lâu, cũng có người gửi cho tôi bài thơ về tuổi 70. Tôi có chỉnh sửa chút ít và hôm nay cũng xin gửi lại. Bài thơ với tiêu đề : "Dấu nặng"

   Lọt lòng, Mẹ gọi "Thằng cu !"
   Bảy mươi năm sống lãng du cõi đời
   Bây giờ nghe gọi : "Cụ ơi !"
   Bâng khuâng như thể cuộc chơi vừa tàn
   Bồng bềnh giữa chốn nhân gian
   Từ "Cu" đến "Cụ" muôn vàn nỗi đau
   Dấu nặng to tát gì đâu
   Vậy mà dâu bể... bể dâu ... vậy mà
   Nay mai cặp bến Nại Hà
   Mới hay dấu nặng bao la nhọc nhằn !

Cũng ngày hôm nay 50 năm về trước, phi công Nguyễn Hồng Nhị đã mở màn chiến công đầu tiên cho loại máy bay MiG-21. Với bàn tay và trí tuệ của người Việt Nam, các phi công ta đã đưa MiG-21 trở thành huyền thoại. Trong gần 7 năm chiến tranh, MiG-21 được điều khiển bởi các phi công Việt Nam đã tham gia hàng trăm trận không chiến, bắn hạ 174 máy bay Mỹ với đủ chủng loại, bao gồm cả máy bay gây nhiễu điện tử EB-66 đến "siêu pháo đài bay bất khả xâm phạm B-52". Có 56 phi công MiG-21 bắn rơi máy bay Mỹ, trong đó có 18 người bắn rơi từ 4 chiếc trở lên và 28 phi công MiG-21 được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Phi công Anh hùng Nguyễn Văn Cốc là người phi công duy nhất trên thế giới đã dùng máy bay MiG-21 bắn rơi 9 máy bay Mỹ. Những bài học mà MiG-21 để lại đối với các nhà nghiên cứu chiến lược và lí luận chắc chắn vẫn còn nguyên giá trị...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: tranphu341 trong 05 Tháng Ba, 2016, 11:42:15 am

           Chào bác Phui công tiêm kích!

Tranphu341 chúc bác luôn khỏe lúc nào cũng tràn đầy hào khi của " Lính Nhà Trời". Tranphu341 gửi tặng bác cùng các bạn Đại tá anh hùng phi công Nguyên Vưan Sưu. Ngừời đã từng bắn rơi 5 máy bay Mỹ. Tháng 10/2015 mới được phong tặng Anh hùng Quân đội. Kính bác!


(http://i1228.photobucket.com/albums/ee456/tranphu341/IMG_0888_zpsaugqfd9h.jpg) (http://s1228.photobucket.com/user/tranphu341/media/IMG_0888_zpsaugqfd9h.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 07 Tháng Ba, 2016, 10:19:37 am
Cám ơn bác TranPhu341 ! Bức ảnh rất nét và đẹp lắm ! Tôi và anh Bùi Văn Sưu thì hầu như ngày nào cũng gặp nhau khi đến trường đón cháu. Mỗi ngày mỗi chuyện, chẳng ngày nào chuyện giống ngày nào hết. Mà cũng xin đính chính lại một chút : anh Bùi Văn Sưu bắn rơi 3 máy bay F-4 của Mỹ chứ không phải là 5 đâu ạ !

 Nhân ngày Phụ nữ Quốc tế 8-3, xin được chúc những lời chúc tốt đẹp nhất tới các bà Mẹ, những người vợ, những người chị gái, em gái, bạn gái của tất cả các đồng đội và cũng xin chúc tất cả các đồng đội nữ luôn mạnh khỏe, tươi trẻ, hồn nhiên, yêu đời và thường xuyên gõ phím để giữ mối liên lạc bền vững !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 07 Tháng Ba, 2016, 01:56:17 pm
 xuanv338 em xin đại diện chị em trên diễn đàn nhận lời chúc tốt đẹp tới chị em trong ngày 8/3 của anh phicongtiemkich. Thay mặt chị em . xuanv338 xin chúc anh phicongtiemkich cùng gia đình, chúc tất cả anh chị em trên diễn đàn có một sức khỏe dồi dào , chung vui trong ngày lễ 8/3 thật vui và bình đẳng.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: tranphu341 trong 17 Tháng Ba, 2016, 07:31:08 pm
          Tranphu341 chào và cảm ơn bác chủ " Lính nhà Trời" đã cung cấp thêm thông tin về Anh Hùng Bùi văn Sưu.

          Kính bác!

          Thưa bác chủ! Có một việc mà những người lính Sư đoàn 341 vẫn "ấm ức" mãi với lực lượng Không Quân. Đó là trận chiến ngày 8/4/78 của Sư đoàn 341 cùng Quân khu 9 khi tiến công địch tại khu vực Hà Tiên Kiên Giang.

          Theo hợp đồng thì có máy may HU và máy bay A37 Ném bom trận địa địch. Tại sở chỉ huy tiền phương ở hang Thạch Động Hà Tiên vẫn có 1 Trung Tá không quân cùng tham gia tác chiến. Thế mà khi các lực lượng bộ binh tiến công địch gặp khó khăn thì không hiểu sao Không Quân không xuất hiện Làm cho trận đó lính Sư đoàn 341 hy sinh và bị thương gần ngàn người. Sư đoàn trưởng Vũ Cao rất bực tức về việc hợp đồng tác chiến của không quân. Mọi người đều được nhìn rõ anh em mình bị các cụm hỏa lực sau núi và trên núi khống chế. Nhưng không hiểu sao không quân vẫn không xuất kích chi viện để dập các ổ đề kháng phía sau như đã hợp đồng. Trung Tá không quân chỉ chỉ trả lời " Không thể bay được" hoặc gì gì đó ...

           Nếu bác Phicongtiemkích tìm hiểu được việc này thì quý quý lắm. Hàng vạn lính Sư đoàn 341 rất mong có câu trả lời để giải tỏa những "ấm ức" về lực lượng không quân đã gần 40 năm. Kính bác!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 25 Tháng Ba, 2016, 10:11:29 pm
 Chào bác TranPhu341 !
 Năm 1978 thì tôi đang học học viện bên Liên-xô. Tháng 8 năm ấy tôi mới về nước, sau đó sang năm 1979 thì tham gia cuộc chiến tranh ở biên giới phía Bắc nên câu hỏi của TranPhu341 tôi sẽ lại phải đi tìm xem ai trong giai đoạn ấy tham gia cuộc chiến phía Tây Nam thì mới trả lời cụ thể được. Kể mà TranPhu341 cho biết đồng chí Trung tá KQ kia tên là gì thì tôi "tra cứu" nhanh hơn. Dầu sao tôi cũng sẽ tìm hiểu và sẽ trả lời để các đồng đội biết thêm. Cố gắng đợi tôi nhá !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: tranphu341 trong 27 Tháng Ba, 2016, 07:39:35 am

           Chào bác Phi công " Con nhà Trời"!

           Tranphu341 rất trân trọng tình cảm của bác với anh em với quá khứ và với trang nhà. Cảm ơn bác đã có hồi âm, đã có tìm hiểu việc 1 người cựu lính Bộ Binh đã đề nghị. Bác cố tìm hiểu giúp. Tên người Trung tá hôm đó thì chắc khó có ai nhớ. Nhưng trận đó là ngày 8/4/78 tại Hà Tiên Kiên Giang. Trước đó đúng ngày 30 Tết Không Quân các bác đã có trận đánh kết hợp với Sư đoàn Tranphu341 cùng các đơn vị của Quân Khu 9 Tiêu diệt bọn Pôn Pốt Giaỉ phóng được 2 xã Khánh An, Khánh Bình Châu Đốc An Giang. Trận đánh này kết hợp Hải Lục Không Quân. Một trận hợp đồng Quân chủng thật đẹp. Trận đánh đã trở thành " Kinh Điển" Trong chiến tranh vệ quốc cận đại chủa Quân đội chúng ta. Nó trở thành bài giảng trong các trường quân sự trong các tường quân sự từ sơ cấp đến cao cấp của quân đội.

          Chúc bác cùng đại gia đình luôn khỏe cùng nhiều niềm vui trong cuộc sống! Kính bác!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 28 Tháng Ba, 2016, 10:41:38 pm
 Chào bác TranPhu 341 !
 Tôi đã dò tìm mọi thông tin về ngày 8-4-78. Ngày hôm đó đúng là KQ có nhận nhiệm vụ đánh hiệp đồng quân binh chủng. Các máy bay treo lắp vũ khí đầy đủ, sẵn sàng cất cánh, nhưng rủi cho KQ là ngày hôm ấy trời rất xấu : mù dày đặc và mưa phùn mờ mịt, không thể cất cánh nổi. Với các phi công, sợ nhất chính là mù bởi vì mây thì kiểu gì cũng có đáy dù thấp hay cao, nhưng mù thì nó kéo sát từ mặt đất lên đến độ cao nào chỉ có trời mới biết được. Bạn tôi nói với tôi là người chỉ huy ở Sư đoàn KQ hôm ấy vì không cho máy bay cất cánh được mà chịu sự định kiến của cấp trên không biết đến bao nhiêu năm. May mà hôm ấy còn có cả cán bộ của Bộ Tổng Tham mưu đến sân bay chứ không thì vị chỉ huy kia chắc mất đầu là cái chắc.
 Hoạt động của KQ nó phụ thuộc vào thời tiết ghê gớm đến như thế đấy !. Tôi xin kính cẩn nghiêng mình trước các Anh linh của những người lính Sư đoàn 341 đã hy sinh trong ngày hôm ấy vì sự nghiệp giải phóng một đất nước khỏi nạn diệt chủng và như thấy mình cũng có lỗi vì đồng đội mình đã không cất cánh để đánh hiệp đồng được.
 Suốt trong quá trình chiến tranh biên giới Tây Nam, nhiều phi công tiêm kích chúng tôi từng bay trên MiG-17, MiG-21 đã chuyển loại sang bay những loại máy bay chiến lợi phẩm như A-37, UH ... để tiếp tục tham gia chiến đấu. Đã có những người hy sinh quên mình trong những trận chiến đấu ấy. Điển hình như phi công tiêm kích MiG-17 Tạ Đông TRung chẳng hạn. Tôi sẽ kể về người Anh hùng này sau.
 Ở đây, hy vọng bác TranPhu 341 cùng các đồng đội của F-341 hiểu được thêm những gì còn vướng mắc trong giai đoạn qua.
 Trân trọng cám ơn !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 29 Tháng Ba, 2016, 09:37:21 pm
Tôi xin được kể về người Anh hùng Tạ Đông Trung - người từng bay trên MiG-17, từng xuất kích nhiều lần và đặc biệt, trong ngày 10-5-1972, ngày dài không chiến với những trận không chiến ác liệt ấy, Tạ Đông Trung đã tham gia xuất kích 2 lần, đã gặp và quần nhau với địch, thậm chí vừa đuổi vừa bắn 1 thằng ra đến tận bờ biển rồi mới quay về.
 Năm 1975, Tạ Đông Trung từ MiG-17 chuyển sang bay loại A-37 chiến lợi phẩm thu được của địch và thế là từ một phi công tiêm kích anh đã trở thành phi công cường kích. Tính trong thời gian từ tháng 5-1975 đến tháng 10 năm 1977, Tạ Đông Trung đã cùng biên đội đánh 11 trận, diệt 2 Sở chỉ huy Trung đoàn, phá hủy 3 trận địa pháo, đánh trúng 2 vị trí hành quân lấn chiếm của địch, diệt hàng trăm tên giặc, chi viện đắc lực cho bộ binh ta đánh địch.
 Ngày 7-5-1977, địch sử dụng 1 lực lượng lớn bộ binh lấn chiếm vùng Khánh Hội (An Giang), chốt giữ một số điểm cao, gây nhiều tội ác với nhân dân ta. Các đơn vị Quân khu 9 nhiều lần tổ chức đánh địch nhưng gặp nhiều khó khăn. Tạ Đông Trung nhận lệnh chỉ huy biên đội đánh vào Sở chỉ huy địch và 1 số trận địa pháo để chi viện cho bộ binh tấn công. Với lối đánh dũng cảm, bình tĩnh, linh hoạt, bay thấp tạo thế bất ngờ, ngay từ loạt bom đầu đã diệt hơn 400 tên địch, phá hủy 2 trận địa pháo, tạo điều kiện cho bộ đội Quân khu 9 tấn công tiêu diệt nhiều sinh lực địch, đẩy lùi địch về phía bên kia biên giới.
 Rồi đến ngày 29-9-1977, Tạ Đông Trung cũng cùng biên đội đánh 2 trận trong 1 ngày, tập kích vào trận địa địch và Sở chỉ huy Trung đoàn của địch ở Sa Mát, Cây Me. Tiếp sang ngày 1-10-1977, biên đội lại tiếp tục vào đánh ở Sa Mát, nhưng máy bay của Tạ Đông Trung khi bay thấp đã bị pháo phòng không của địch bắn bị thương nặng. Anh cùng 1 phi công nữa phải nhảy dù trên đất Cămpuchia. Quân địch bao vây với ý đồ bắt sống, nhưng anh cùng đồng đội đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, viên đạn cuối cùng, quyết không để lọt vào tay địch, giữ trọn khí tiết sống anh dũng, chết vẻ vang, nêu tấm gương sáng cho đơn vị học tập, tô thắm thêm truyền thống của Phi đội 4 Anh hùng.
 Ngày 20 tháng 12 năm 1979, Liệt sĩ Thượng úy Tạ Đông Trung đã được truy tặng danh hiệu cao quý "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: tranphu341 trong 30 Tháng Ba, 2016, 08:21:40 am
Chào bác TranPhu 341 !
 Tôi đã dò tìm mọi thông tin về ngày 8-4-78. Ngày hôm đó đúng là KQ có nhận nhiệm vụ đánh hiệp đồng quân binh chủng. Các máy bay treo lắp vũ khí đầy đủ, sẵn sàng cất cánh, nhưng rủi cho KQ là ngày hôm ấy trời rất xấu : mù dày đặc và mưa phùn mờ mịt, không thể cất cánh nổi. Với các phi công, sợ nhất chính là mù bởi vì mây thì kiểu gì cũng có đáy dù thấp hay cao, nhưng mù thì nó kéo sát từ mặt đất lên đến độ cao nào chỉ có trời mới biết được. Bạn tôi nói với tôi là người chỉ huy ở Sư đoàn KQ hôm ấy vì không cho máy bay cất cánh được mà chịu sự định kiến của cấp trên không biết đến bao nhiêu năm. May mà hôm ấy còn có cả cán bộ của Bộ Tổng Tham mưu đến sân bay chứ không thì vị chỉ huy kia chắc mất đầu là cái chắc.
 Hoạt động của KQ nó phụ thuộc vào thời tiết ghê gớm đến như thế đấy !. Tôi xin kính cẩn nghiêng mình trước các Anh linh của những người lính Sư đoàn 341 đã hy sinh trong ngày hôm ấy vì sự nghiệp giải phóng một đất nước khỏi nạn diệt chủng và như thấy mình cũng có lỗi vì đồng đội mình đã không cất cánh để đánh hiệp đồng được.
 Suốt trong quá trình chiến tranh biên giới Tây Nam, nhiều phi công tiêm kích chúng tôi từng bay trên MiG-17, MiG-21 đã chuyển loại sang bay những loại máy bay chiến lợi phẩm như A-37, UH ... để tiếp tục tham gia chiến đấu. Đã có những người hy sinh quên mình trong những trận chiến đấu ấy. Điển hình như phi công tiêm kích MiG-17 Tạ Đông TRung chẳng hạn. Tôi sẽ kể về người Anh hùng này sau.
 Ở đây, hy vọng bác TranPhu 341 cùng các đồng đội của F-341 hiểu được thêm những gì còn vướng mắc trong giai đoạn qua.
 Trân trọng cám ơn !

             Chào bác Phi Công Tiêm Kích! Chào các bác!

             Tranphu341 thật cảm động, thật sự trân trọng những gì bác đã cung cấp đã tìm hiểu về trận chiến Hợp đồng Quân chủng giữa Bộ Binh và Không quân ngày 8/4/78 ấy. Việc tìm hiểu và lời giải đáp của bác đã thể hiện tình cảm và trách nhiệm với quá khứ, với đồng đội với trang mạng MÁU & HOA này. ĐỌC XONG NHỮNG DÒNG VIẾT CỦA BÁC CÙNG BÀI TIẾP THEO VỀ ANH HÙNG LIỆT SỸ PHI CÔNG TẠ TRUNG ĐÔNG. Giờ đây viết commem lại cho bác mà trong tôi tái hiện lại ntrận đánh ngày 8/4 của gần 40 năm về trước đó. Nước mắt tôi lại nhật nhòa khi nghĩ đến cuộc chiến trận đánh đó anh em đồng đội bị hy sinh quá nhiều. Vâng nếu như Trời ủng hộ, máy bay các bác phát huy được thì chắc chắn không thể thương vong và cuộc chiến đó không bị kết cục đó.

             Qua đọc bài bác viết, tôi hiểu thêm rằng quân đội ta dù ở lực lượng nào hay làm bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng mà Dân đã trao trọng trách thì những người lính Cụ Hồ vì Dân vì Nước vẫn dũng cảm dù phải hy sinh nhưng vẫn không sờn lòng để hoàn thành trọng trách, hoàn thành nhiệm vụ.

             Bác Phi công tiêm kích. Việc tìm hiểu và câu trả lời của bác thì thực ra hồi đó anh em chúng tôi cũng đã được nghe. Song mọi người không tin là mây mù, không tin là mưa cản trở việc cất cánh của máy bay mà có thể còn nguyên nhân gì sâu xa hơn thế nữa. Khi thấy lính mình gục ngã nhiều quá. Từ trên đài quan sát tại hang Thạch động, nhìn mắt thường ai cũng thấy như vậy. Lúc đó ông Sư đoàn trưởng Vũ Cao. Cụ sau này là Trung Tướng Vũ Cao nguyên Cục trưởng cục tác chiến. (Cụ đã từ trần do tuổi cao). Hôm đó Ông đã rất bực tức anh em còn kể là Ông rút súng chĩa về người Trung Tá Không quân cũng ngay tại sở chỉ huy nói: Tại sao các anh hứa Không quân sẽ chi viện tốt theo yêu cầu mà bây giờ khi cần thì các anh nói máy bay không cất cánh được? ANH CÓ THẤY BỘ ĐỘI TÔI RẤT NHIỀU NGƯỜI ĐANG GỤC NGÃ KHÔNG? Người Trung Tá Không quân chỉ biết gục mặt và nói nhỏ là xin lỗi, chúng tôi xin lỗi. Tranphu341 không hiểu khi đó thì máy bay mình ở sân bay nào Trà Nóc Càn thơ? Hay sân bay nào khác. Vì hôm tác chiến 8/4 đó thì ở Hà Tiên Trờ đẹp mây quang. Nên mọi người không tin được chuyện mây mù.

              Nay bác tìm hiểu thì vẫn đúng là do mây mù như vậy. Và chính do Trời mà sau trận đó Sư đoàn trưởng Vũ Cao bị ra ngoài Bộ bị kiểm điểm, giải trình về nguyên nhân không thành công. Tranphu341 được biết 1 trong những nguyên nhân đó có nguyên nhân của việc Không quân không hợp đồng tác chiến như đã cam kết.

               Thôi chuyện cũ đã xa. Tranphu341 xin trích lại bài viết về sau 27 năm Tranphu341 cùng đoàn ccb Sư đoàn 341 thái Bình trở lại thăm Hà Tiên thăm lại nghĩa trang Liệt sỹ nơi mấy trăm đồng đội đã nằm lại sau trận đánh đó:


              ***Năm 2005. Sau 27 năm, tôi mới có dịp cùng vợ và cùng một số gia đình anh em đồng đội quay lại thăm Hà Tiên. Đến những vùng đất xưa. Đất đã hồi sinh, những thế hệ mới đã trưởng thành. Nhịp sống sôi động, cửa khẩu Xà Xía đông đúc người qua lại bán buôn. Đứng ngắm nhìn cảnh vật đất trời tôi như vẫn thấy vang dền tiếng súng trận, tiếng hô xung phong và trận chiến hào hùng nơi đây. Biển vẫn xanh, cảnh vẫn đẹp. Sóng vẫn xô bờ. Những ngôi mộ các anh đã được xây đắp, khang trang sạch sẽ. Tôi đọc tên từng người trên bia mộ, mà thấy lần lượt các anh hiện về. Vẫn trẻ trung hùng tráng như ngày nào. Các anh sống mãi, trẻ mãi với thời gian, với non sông đất nước. Còn chúng tôi đã già, tóc đã đều bạc hoa dâm. Màu của gió sương, phong trần. Dù cuộc sống có phong ba, có chìm nổi thế nào. Chúng tôi vẫn sống như ngày xưa, cùng các anh đã từng sống. Để góp phần dựng xây nước non vững bền...

                          Tôi, Tranphu341. Người lính chiến cùng Sư đoàn với các anh. Viết những dòng này, lời này, trong trang mạng “ máu và hoa “ này. Như thay mặt các anh em đồng đội đang sống. Gửi tới các anh vòng hòa tươi, nén hương trầm, lời tri ân. Để tưởng nhớ các anh, với lòng nhớ nhung và biết ơn vô bờ bến
.




           


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: binhc6d5e2f9 trong 31 Tháng Ba, 2016, 11:00:26 pm
chào TRẦn PHÚ ,anh phi công tiềm kích. mình xin đính chính lại một chút vụ máy bay rơi ngày 1/10/77.       77 trung đoàn bình giã của sư doàn9 đánh  tân lập sa mát , bên không quân không có phối hợp cùng bộ binh.chỉ sử dụng không quân bằng máy bay A 37 ném bom vào ấp cây me  xã thuận lợi huyện bến cầu tây ninh , ngày 1/10/77 ,mình nhớ là loạt bom đấu tiên khơ me đỏ bị bất ngờ , loạt thứ hai máy bay bay rất thấp , địch dùng 12ly7 bắn trả . máy bay trúng đạn và rơi tại chổ vào đất căm phu chia , 2 chiếc dù bung ra rơi rất nhanh vào khu vực mả đá(khu vực này ngày 2/10/77 d 4 E 2F 9 do anh NGUYỄN NĂNG NGUYỄN D trưởng chỉ huy , anh SƠN lúc đó C trưởng C2 đánh khu vực này )khi sự việc xảy ra toàn bộ lực lượng của trung đoàn đồng xoài đang ở vị trí tập kết chờ đến tối mới vào vị trí suất phát xung phong.cả hai phi công khi tiếp đất bị địch bắn ngay và hy sinh . 3 chiếc máy bay còn lại có vòng lại vài vòng khu vực may bay rơi . khoảng gần một giờ sau mới có  một chiếc trực thăng bay tới khu vực phi công rơi nhưng đáng tiếc quá chậm . 2/10/77 đơn vị mình trực tiếp đánh vào ấp cây me, bom đếu rơi ra ruộng và khu vực mấy khẩu pháo hỏng cũ của mỹ không gây thiệt hại nhiều , do vậy khi tấn công đơn vị mình gặp nhiều khó khăn, tổn thất lớn , c7 d 5 không giải quyết đượckhu vực ấp cây dừa không lấy được tử sỹ ( trong số đó có một sỹ quan ) . đơn vị mình trong trận đánh vượt biên lần thứ 2.đêm 5 rạng ngày 6/12/1977 đại đội 6 D 5 E 2F  9 luồn sâu vào chiếm ngã tư nhà thương , địch khi rút từ rừng hòa hội và châu thành về đen ngòm , một đại đội lọt thỏm tại ngã tư nhà thương  phải chống lại số tàn quân đang rút từ biên giới về . trực thăng xuất hiện mình không nhớ là bao nhiêu chiếc  nhưng cũng khá nhiều  , từ trên cao đạn cối  thả xuống đạn 20ly bắn rạt từng từng mảng những tốp địch đang có ý đồ đánh vào khu vực đơn vì mình phòng ngự , sự xuất hiện của trực thăng đã giúp cho đơn vị mình an toàn , bảo tồn được lực lượng hoàn thành nhiệm vụ. trong trận chiến này một chiếc trực thăng bị trúng đạn xạ thủ bắn đại liến bị thương . may bay hạ an toàn khu vực bộ binh ta đang làm chủ do vậy đã kịp thời cấp cứu cho xạ thủ bị thương .tháng 5/1978 không quân có phối hợp với bộ binh tham chiến tại chảo lửa cầu prasoost tỉnh s vây riêng căm phu chia , tại chảo lửa này tính từ tháng 5/78-4/9/1978 đoàn đồng xoài F 9 đã mất  hơn ngàn chiến sỹ và sỹ quan tổn thất thương vong sẽ nhiều hơn nếu như không có các trận hợp đồng kịp thời của không quân dội bom chặn đứng các đợt đánh lớn của quân khơ me đỏ . riêng đại đội 6 của D5E 2F 9 đơn vị mình chỉ trong vòng 17 ngày  tổn thất 90 người trong đó 56 người không  lấy được xác. tại khu vực này không quân dùng L19  bắn đạn khói chỉ mục tiêu cho máy bay ném bom rất chính xác . xin chào chúc tất cả các anh chị trên diễn đàn nhiều sức khoẻ .


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 03 Tháng Tư, 2016, 09:58:06 pm
Cám ơn các đồng đội TranPhu341 và binhc6d5e2f9 về những dòng viết cảm động và xúc tích. Giai đoạn năm 1978 tôi không ở trong nước nên tất cả những tư liệu tôi biết đều qua sách báo của Quân chủng, nhất là phần thành tích để tuyên dương các anh hùng. Binhc6d5e2f9 đã cho biết những tư liệu bổ sung như vậy, tôi xin ghi nhận và đối chiếu. Cám ơn binhc6d5e2f9 nhiều nhiều.
Những tháng năm ấy, khá nhiều phi công MiG-17, MiG-19, MiG-21 đã chuyển loại thành các phi công cường kích, bay trên các loại máy bay chiến lợi phẩm và tiếp tục chiến đấu ở mặt trận Tây Nam. Nhiều phi công đã được phong tặng, truy tặng danh hiệu cao quý "Anh hùng lực lượng vũ trang" như các anh Âu Văn Hùng, Lê KHương, Nguyễn Văn Kháng, Tạ Đông Trung, Hoàng Mai Vượng...
Chiến tranh đã lùi xa nhiều năm, nhưng những gì là ký ức thì chắc chắn không bao giờ phai mờ. Nó như những thỏi than hồng được che một lớp tro bên ngoài, nhìn thì tưởng như đã nguội lạnh, nhưng chỉ cần một làn gió nhẹ thổi qua, lớp tro kia bay đi là hiện lên cả lớp than hồng rực rỡ với sức nóng kỳ diệu...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 03 Tháng Tư, 2016, 10:09:28 pm
Ngày này của 51 năm về trước, biên đội của các anh Phạm Ngọc Lan, Phan Văn Túc, Hồ Văn Quỳ, Trần Minh Phương đã xuất kích, mở mặt trận trên không, giành thắng lợi. Anh Phan Văn Túc, Trần Minh Phương đã hy sinh trong trận ấy. Người anh hùng Phạm Ngọc Lan giờ đây sức rất yếu, có lẽ cũng chẳng thoát khỏi bệnh hiểm nghèo. Còn anh Hồ Văn Quỳ mới được tuyên dương anh hùng là còn khỏe thôi.
Thấm thoắt vậy mà đã già nửa thế kỷ trôi qua. Thời gian không ai níu kéo được. Cho nên tôi cứ nghĩ mình phải sống cho đàng hoàng, cho có ích và yêu thương nhau nhiều hơn để nay mai ra đi cũng không có gì ân hận cả...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Tư, 2016, 10:43:41 pm
Chào bác phicongtiemkich.

Nhớ những bài trước bác kể chuyện rất hay, trong đó có chi tiết "báo cơm" bằng cách báy sát nhà bếp khiến mọi người nhảy dựng lên và đinh "trùm chăn" với bác. Bác kể thêm về bữa ăn của "người nhà trời' nhé, để so với các đơn vị khác thế nào. Cả thời kỳ bộ đội của nhà em hầu như là bị đói (chỉ trừ khi có đơn vị có liên hoan (tết, 22/12, ...) hoặc dịp quân uột xích" nhiều)!

Nếu không bí mật bác kể về một phiên trực chiến đấu của bác nhé. Ví dụ như: Máy bay ta giấu ở đâu, đưa ra đường băng như thế nào? Phi công chờ thì ở vị trí nào trong sân bay? Từ vị trí chờ chạy ra máy bay có xa không? Nhận lệnh cất cánh bằng gì (khẩu lệnh, còi, pháo hiệu, điện thoại, vô tuyến điện hay hình thức nào khác). Thao tác cất cánh v.v... Tóm lại là các vụ việc của một phi vụ cất cánh.

Xin hỏi thêm bác là lúc bác chọc vào "tổ ong" bên Lào ấy đã phải là lúc cam go nhất trong các trận không chiến của bác chưa?     


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Haianh_od trong 05 Tháng Tư, 2016, 06:23:57 pm
http://soha.vn/quan-su/phi-cong-tiem-kich-viet-nam-xuat-sac-danh-thang-ngay-tu-tran-dau-20160322215550478.htm
Nhớ lại chiến công đầu tiên mà tổn thất cũng quá lớn!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 06 Tháng Tư, 2016, 02:30:40 pm
Tôi xin trả lời câu hỏi của Giangtvx !. Thực ra, vào cái lúc mà các đồng đội và nhân dân cả nước đang trong cảnh khó khăn, đói kém mà bọn tôi (và một số lực lượng khác của quân đội) được ăn với tiêu chuẩn ăn đặc biệt (gọi là đặc táo để phân biệt với đại táo, tiểu táo...) thì cũng áy náy lắm chứ. Nhưng tổ chức bắt phải ăn, phải ăn cho bằng hết tiêu chuẩn, thậm chí còn khuyến khích ăn thêm càng tốt. Ăn để lấy sức chiến đấu. Chúng tôi ăn theo định lượng (tức là tính theo ca-lo / ngày). Bình thường thì bữa sáng, mỗi người được một bát phở, một quả trứng vịt luộc, một ca sữa. Ngoài tiêu chuẩn ấy ra thì trên mâm còn để một đĩa xôi, ai ăn thêm được thì cứ ăn. Phở (hoặc bánh cuốn) thì nhà bếp phải tự làm, không đi mua bên ngoài. Cho nên, hồi ấy nghiệp vụ của anh chị em nuôi quân giỏi lắm. Các bữa rất ít khi để các món ăn trùng lặp. Phải thay đổi thường xuyên và phải đảm bảo đủ lượng ca-lo...
Phải ăn như vậy vì khi bay tập hoặc bay chiến đấu thì năng lượng tiêu hao ghê gớm lắm. Tôi lấy ví dụ ngay chuyện chịu quá tải thôi chẳng hạn cũng là mệt lắm rồi. Với những bài bay phức tạp, nhất là trong không chiến thì chuyện quá tải bằng 6-7 là chuyện bình thường (tức là nếu quá tài bằng 6 thì anh phải chịu một lực đè bằng 6 lần cân nặng của cơ thể anh). Đã có phi công trong trận chiến kéo quá tải đến 11. Quá tải ấy gần với quá tải phá hoại !. MiG-21 cái quá tải phá hoại là 12. Ở quá tải ấy, một số bộ phận của máy bay như cánh, cánh lái lên xuống, cánh lái hướng v.v. sẽ bị biến dạng, thậm chí rời hẳn ra khỏi máy bay nữa. Và bản thân phi công thì cũng bị xuất huyết ở tai, ở mắt, phải đi viện điều trị sau rồi nếu bình thường thì mới trở lại bay được, còn nếu như bị thủng màng nhĩ thì thôi, chỉ còn nước vĩnh biệt bầu trời ! Cái sự ăn nó liên quan đến nhiều thứ như thế đấy, Giang tvx ạ !
 Còn nói đến việc trực chiến (trực ban chiến đấu) thì nó như thế này : khoảng 3 giờ sáng thì chúng tôi được gọi dậy, ra xe để ra sân bay. Các đồng chí thợ máy thì phải ra sân bay sớm hơn - từ lúc 1 giờ sáng cơ. Sau khi thợ máy chuẩn bị máy bay xong thì bọn tôi tiếp thu máy bay. Nghĩa là phải kiểm tra từ đầu đến cuối phía bên ngoài máy bay xem có gì sai sót không. Tiếp đến là vào buồng lái, kiểm tra các trang thiết bị, mở máy đối không để liên lạc với Sở chỉ huy trên các rãnh sóng liên lạc. Rồi kiểm tra âm lượng của đầu tên lửa bắt nhiệt có tốt hay không, các trang thiết bị khác có ở mức độ sẵn sàng chiến đấu hay không. Xong xuôi, tất cả tốt rồi thì ký vào sổ tiếp thu và vào nhà trực để kiểm tra sức khỏe. Việc kiểm tra sức khỏe do một y sĩ hoặc một bác sĩ hàng y trực hôm đó đảm nhận. Nếu huyết áp tốt, không có biểu hiện gì về ốm đau bệnh tật thì phi công được phép trực ngày hôm đó. Tiếp theo là hiệp đồng chiến đấu với Sở chỉ huy. Thường là hiệp đồng với trực ban dẫn đường trực tiếp dẫn ngày hôm đó. Hiệp đồng với Sở chỉ huy xong rồi, quay lại hiệp đồng trong biên đội về các động tác từ lúc nhận lệnh chuyển cấp đến khi cất cánh và cách đánh ở trên không cho đến khi về hạ cánh. Mọi thứ chuẩn bị như vậy đã xong thì đi ăn sáng và nghỉ ngơi chờ lệnh trong ngày...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 06 Tháng Tư, 2016, 02:47:24 pm
Tôi tiếp tục kể về phiên trực. Nhà trực chiến của phi công và của thợ máy thường ở gần nhau. Nhà trực của phi công cách máy bay khoảng 15 - 20 mét, còn nhà trực của thợ máy thì gần hơn. Máy bay được đặt trong ụ (tức là hai phía bên có ụ đất che, có mái đắp đất chủ yếu để chống bom bi. Sau này thì ụ bằng kim loại phủ bê tông đàng hoàng) Nếu ở sân dã chiến thì chỉ có ụ đất xung quanh, không có mái che. Một số giai đoạn căng thẳng, bọn tôi nằm trực ngay dưới cánh máy bay để thời gian chuyển cấp chiến đấu ngắn nhất.
Lệnh báo động chủ yêu qua đường hữu tuyến (đường điện thoại nối từ Sở chỉ huy ra nhà trực). Người trực điện thoại là một sĩ quan tác chiến. Nhận lệnh báo động là sĩ quan tác chiến hô to : "Biên đội A.., B.. cấp 1!", đồng thời chạy ngay ra phía đầu nhà gõ 3 tiếng kẻng. Kẻng được làm bằng vỏ quả bom hoặc là một đoạn thanh ray đường xe lửa. Nghe tiếng hô thì phi công vơ ngay lấy mũ bay, vừa chạy vừa đội mũ, còn thợ máy khi nghe thấy tiếng kẻng thì chạy ngay ra máy bay, người mở nắp buồng lái, người tháo bộ phận đậy chóp nón, tháo bảo hiểm đầu tên lửa, xe điện APA thì nổ máy để cho phi công liên lạc và chuẩn bị cho nổ máy máy bay.
Đã có trường hợp khi biên đội của anh Nguyễn Văn Cốc và anh Phạm Phú Thái trực. Nhẽ ra phải hô : "Biên đội Cốc Thái cấp 1 !" thì "ông" tác chiến lại cuống lên, hô : "Biên đội Cóc Nhái cấp 1 !". Mọi người đều biết đấy là Cốc, Thái nhưng không kịp nghĩ để mà cười. Chỉ khi hết báo động rồi, vào nhà trực, nhắc lại thì mới nhìn nhau cười đến chảy nước mắt, nước mũi ra thì thôi.
Có lần, tôi vừa ngồi vào bàn ăn, mới và miếng đầu tiên thì báo động. Thôi thì vơ mũ chạy và vừa chạy vừa nhổ miếng cơm trong miệng ra để kịp trèo lên máy bay...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 06 Tháng Tư, 2016, 10:27:43 pm
Chuyện trèo lên thang máy bay để vào buồng lái cũng phải tính toán sao cho bước chân cuối cùng phải rơi vào chân trái, lúc ấy chân phải mới bước vào trong buồng lái rồi thu chân trái vào theo, lập tức ngồi xuống, đồng chí thợ máy sẽ kéo hộ bên vai dù, bản thân mình thì phải khoác cho cân rồi sập khóa chính ở hai đai vai, tiếp tục lấy đai ở chân, luồn qua đùi, gài vào ổ khóa chính trước ngực. Mọi động tác ấy tính bằng từng giây. Thợ máy trong thời gian ấy sẽ bật giúp công tắc ăc-quy và công tắc chính chuẩn bị cho nổ máy. Liên lạc đối không báo tốt khi đã chuẩn bị xong, đợi lệnh tiếp theo có mở máy hay không.
 Nhưng đấy là điều kiện bình thường, chứ những ngày sau tháng 5 năm 1972, trên máy bay F-4 của bọn Mỹ đã được cải tiến, đã có hệ thống AXP-80 - cái hệ thống xâm nhập được vào đối không của MiG và hệ thống phân biệt địch-ta, chúng có thể xác định được hoạt động của MiG và vị trí của MiG nữa thì bọn tôi phải "ngậm tăm" trong suốt một quá trình chuyến bay, không liên lạc. Các phi công phải thuộc khá nhiều phương án. Khi báo động, nhận lệnh qua đường hữu tuyến, sĩ quan tác chiến cho biết sẽ theo phương án nào, thế là anh em tự động chay ra máy bay, đợi lệnh qua pháo hiệu từ đài chỉ huy ở sân bay bắn lên, theo màu sắc mà tự động nổ máy, lăn ra, cất cánh. Tất cả quá trình ấy đều im tiếng. Số 2 nhìn theo số 1 mà làm. Chạy lăn thật nhanh, vừa chạy lăn vừa bật nốt các công tắc còn lại, ra ngay vị trí cất cánh, không dừng lại giây nào, đẩy cửa dầu lên vị trí lớn nhất rồi bật tăng lực cất cánh.
Thời gian tính từ lúc nhận lệnh đến khi máy bay rời đất chỉ tính trong vài phút. Đặc biệt, trong giai đoạn chiến tranh ở biên giới phía Bắc thì phải rút ngắn từng giây. Bởi sân bay Kép nằm quá gần biên giới. Cứ tính tốc độ địch bay với 900 km/h thì 1 phút chúng đã tiến được 15 km rồi. Nhanh vài giây có khi tồn tại được mà chậm vài giây có khi "ăn đòn". Cho nên, cách chạy thế nào, cách đội mũ bay khi chạy rồi cách vào buồng lái, cách mở các công tắc cho phù hợp, không để sai sót... là cả một quá trình phải tập luyện tới mức như tự động hóa ấy...

Còn chuyến tôi "chọc tổ ong" thì cũng căng thẳng và máy bay tôi cũng bị bắn bị thương, tôi về hạ cánh được, khi tiếp đất xong thì vừa vặn hết sạch dầu, động cơ tự tắt máy... Nhưng cái trận ngày 10-5-1972 mới căng thẳng hơn nhiều. Máy bay tôi cũng bị bắn bị thương, cũng gần hết dầu... Trận "chọc tổ ong" thì chỉ mình tôi và 4 thằng F-4, còn trận ngày 10-5 thì hai anh em tôi gặp nhiều F-4 lắm, mà cái ngày hôm ấy là ngày chúng chủ động tìm diệt MiG nên gay go hơn bội phần...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: longtrec trong 07 Tháng Tư, 2016, 12:31:54 am
Kính chào bác Phicontiemkich!

Chuyện của bác từ lúc khai bút cho tới nay đã mấy năm, đi được 3 phần mà chuyện nào cũng hay cũng lôi cuốn. Em theo dõi chuyện của bác từ ngày đầu, chẳng bỏ xót 1 bài nào. Ngày bác là " thiên sứ nhà Trời ' em còn nhỏ, vẫn nhớ những lần bom Mỹ thả, nhớ trận Mỹ trải thảm Khâm Thiên, rồi cả mấy quả bom Mỹ cắt cầu âu xuống hồ Hale( Thiền Quang)....Em cũng như bao thằng trẻ nhỏ hồi đó vẫn cố thò đầu ra khỏi hầm chữ A để xem máy bay Ta quần nhau với máy bay Mỹ. Sau này đi sơ tán, do không có người lớn quản lý nên em xem máy bay quần nhau có phần đều hơn ;D

Chuyện nghiệp vụ bác kể rất chi tiết dễ hiểu nhưng đoạn cuối này khiến em rất tò mò:

Trích dẫn
Còn chuyến tôi "chọc tổ ong" thì cũng căng thẳng và máy bay tôi cũng bị bắn bị thương, tôi về hạ cánh được, khi tiếp đất xong thì vừa vặn hết sạch dầu, động cơ tự tắt máy... Nhưng cái trận ngày 10-5-1972 mới căng thẳng hơn nhiều. Máy bay tôi cũng bị bắn bị thương, cũng gần hết dầu... Trận "chọc tổ ong" thì chỉ mình tôi và 4 thằng F-4, còn trận ngày 10-5 thì hai anh em tôi gặp nhiều F-4 lắm, mà cái ngày hôm ấy là ngày chúng chủ động tìm diệt MiG nên gay go hơn bội phần...

Bác có thể thuật lại chi tiết 2 trận " chọc tổ ong" này không ạ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: lantuyet trong 07 Tháng Tư, 2016, 12:29:29 pm
Mời các bác xem phim "Vùng trời"  https://www.youtube.com/watch?v=yN-bdCey9u4


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 07 Tháng Tư, 2016, 10:37:57 pm
Longtrec ạ ! Cái chuyện mà anh em bạn hữu gọi tôi là thằng "chọc tổ ong" thì nó như thế này: Từ cuối năm 1971, bộ đội Pa Thét Lào và quân tình nguyện Việt Nam mở chiến dịch tấn công Long Chẹng của quân phỉ Vàng Pao và Không quân Việt Nam đã có kế hoạch đưa MiG-21 sang hỗ trợ cho chiến dịch. Một trong những ý đồ của chiến dịch là phải bắt sống tướng phỉ Vàng Pao.
Ngày ấy là ngày 15-1-1972, vì không phải phiên trực của tôi nên tôi ở nhà, định vác súng đi bắn chim thì nhận được lệnh gặp điện thoại với Sở chỉ huy. Tôi đã nhận lệnh một mình bay sang đó gây thanh thế cho bộ đội ta đang bao vây địch và nếu thời tiết tốt, thấy rõ mục tiêu thì cho phép công kích bắn hết cơ số đạn và tên lửa trên máy bay. Chẳng là, trước chiến dịch này, tôi cũng đã được nằm trong lực lượng của biên đội đánh Long Chẹng bằng Không quân, nên cũng hiểu được đường đi lối lại qua nghiên cứu trên sa bàn.
Dọc đường từ khu sơ tán ra sân bay, tôi mở bản đồ bay ra kiểm tra lại hướng bay, các vật chuẩn, rà soát lại các phương án sử dụng vũ khí, các phương án hiệp đồng, xử lí bất trắc, và thế là một mình tôi cất cánh, vòng thẳng hướng từ sân bay Thọ Xuân - Thanh Hóa qua biên giới Việt-Lào, nhằm Long Chẹng lao tới. Bay đến Mường Lầm thì tôi vứt thùng dầu phụ, kéo lên độ cao 10.000 mét. Hôm ấy mây phủ kín trời (mà ngôn từ của Không quân nói là mây 10 phần). Tôi cho máy bay xuyên mây lên đến độ cao hơn 6.000 mét mới ra khỏi mây. Tính toán theo thời gian bay thì tôi đã đến khu Long Chẹng. Tôi báo cáo Sở chỉ huy về vị trí của tôi, về tình hình thời tiết trên đường đi và tại khu vực tác chiến. Ngay lúc ấy, tôi nhận được thông báo có địch - có 4 chiếc F-4 bay từ phía Nam lên, ở độ cao 8.000 mét. Sau lần thông báo thứ hai thì tôi phát hiện được địch. Tính toán thấy mình ở thế chiến thuật có lợi, tôi xin phép công kích. Sở chỉ huy đồng ý. Tôi lượn trái, lật máy bay xuống để chiếm vị chuẩn bị công kích. Bọn F-4 phát hiện tôi và quay gấp ngay lại. Tôi đã biết tính năng của bọn F-4 rất lợi thế  khi vòng ở mặt bằng, nhưng giờ thì mới thấy tường tận, tận mắt chứng kiến ở mặt phẳng ngang, chúng lợi hại như thế nào. Vèo một cái, hai thằng F-4 đã kéo vào phía sau khoảng 140 - 150 độ so với máy bay tôi. Tôi cũng ráng kéo và cũng bám vào phía sau thằng F-4 một góc tương tự như vậy. Bọn chúng phóng tên lửa không đối không tới tấp. Mỗi máy bay F-4 mang được 6-8 quả tên lửa không đối không. Bọn chúng có 4 thằng. Vậy là có từ 24 đến 32 quả. Mà 4 máy bay có nghĩa là có 8 tên phi công. Tôi thì chỉ một thân một mình. Máy bay của tôi hồi đó chưa được cải tiến nên chỉ có 2 quả tên lửa không đối không mà thôi. Ngu gì mà chúng nó không tranh nhau quật túi bụi vào máy bay tôi.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 07 Tháng Tư, 2016, 11:09:19 pm
Tôi bằng mọi cách vừa giữ lấy chút thế chủ động, vừa né, tránh tên lửa địch. Hôm ấy ra-đa của mình dưới mặt đất bắt khá chuẩn xác nên giúp tôi được nhiều phen. Hỗn chiến một thôi một hồi thì tôi cảm thấy mình càng quần lâu càng bất lợi vì ở quá xa căn cứ, dầu liệu chỉ có hạn, cứ bật tăng lực mà kéo thế này thì chẳng mấy chốc các thùng dầu sẽ cạn khô, trong khi tính năng cơ động mặt bằng của máy bay mình lại kém, muốn kéo lên theo phương thẳng đứng thì không đủ tốc độ nên máy bay không muốn "nghe" theo mình. Tôi xin thoát li khỏi không chiến. Sở chỉ huy đồng ý. Tôi làm một động tác giả, tức là làm một nửa động tác lộn xuống, sau đó nhanh chóng đổi hướng, chui vào mây luôn. Trong mây, tôi đảo hướng bay theo kiểu "đánh võng" mấy lần liền để đề phòng nếu có thằng nào kịp lao theo tôi thì cũng không còn thấy mục tiêu để bám nữa. Lấy hướng bay ngược trở lại và bay về. Khi ra-đa dưới mặt đất thông báo tôi đang ở trên biên giới Việt-Lào thì đèn báo dầu 450 lít bật sáng. Tức là, lúc đó trên máy bay tôi chỉ còn có 450 lít dầu bay, mà đoạn đường còn hơn trăm cây số nữa mới về tới "nhà". Cực chẳng đã, tôi đành phải chọn bay ở tốc độ tiết kiệm nhất, đạt được quãng đường bay dài nhất. Tôi lò dò bay ở tốc độ 450-480 km/h. Máy bay MiG-21 mà bay ở cái tốc độ ấy thì nó cứ chòng chành, chao đảo như muốn rơi đến nơi. Tâm trạng tôi lúc ấy chẳng khác gì đang ngồi trên đò đầy mà nước đã mấp mé khoang. Thật lo lắng vô cùng. Tầm nhìn ở dưới mây lại rất kém. Hầu như bay đến đâu, nhìn thẳng xuống phía dưới thì mới biết đấy là đâu, còn nhìn xiên thì chẳng thấy được gì, mù mịt hết cả. Đúng là "họa vô đơn chí". Khi còn cách sân bay mấy chục cây số nữa thì kim chỉ dầu trên đồng hồ báo dầu của máy bay chỉ ngay về con số 0. Trời ơi, đất ạ ! Tôi đành báo thực trạng tình hình của tôi cho Sở chỉ huy biết và thấydưới đó lặng đi một lúc rồi mới tiếp tục thông báo cho tôi vị trí sân bay. Mà lần này thì lại thông báo sai mới nguy chứ. Lẽ ra sân bay ở phía bên trái thì lại thông báo ở phía bên phải. Có thể, bấy giờ dẫn đường cũng bị "cà cuống" rồi chưa biết chừng. Tôi nghi hoặc, hỏi lại thì bấy giờ mới nhận được thông báo khẳng định là sân bay ở bên trái. Để tự trấn an tinh thần của mình, tôi đành tự mình lừa dối mình bằng cách vặn kim đồng hồ chỉ dầu lên con số 100 lít, mặc dù biết rằng, khi kim chỉ dầu chỉ về con số 0 mà mình bật tất cả các bơm dầu lên cho chúng làm việc thì chúng cũng vét  cho mình thêm được 70 lít nữa. Nhưng phàm từ xưa tới giờ, luôn xảy ra chuyện là cái gì mình hơi lo lắng một chút thì lại hay để mắt vào đó. Khi dầu trên máy bay còn nhiều thì mấy phút mới phải liếc kiểm tra đồng hồ chỉ dầu một lần, còn khi mà nó đã ở vào cái vị trí cạn kiệt rồi thì cứ mấy giây đồng hồ lại phải dán mắt vào đấy một lần, chừng như muốn thôi miên cho cái kim chỉ dầu nó chạy ngược lên ấy. Vì vậy, để cho "chắc ăn", cho đỡ phải chăm chú vào cái đồng hồ chỉ dầu ấy cho thêm mệt, tôi cứ cho nó kha khá lên một chút cho mình đỡ phải liếc nhìn, đỡ phải mỏi mắt mà lo lắng thái quá...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 08 Tháng Tư, 2016, 03:14:40 pm
Máy bay tôi bay cứ ngật ngưỡng như thằng say rượu. Tôi thì dò mãi mà chẳng thấy tăm hơi một địa tiêu nào quen thuộc. Tôi hơi hoảng, nhưng rồi lại nghĩ, nếu có vấn đề gì thì mình sẽ chủ động nhảy dù, dầu sao dưới này cũng là đất của mình rồi.
Mãi rồi cơ may cũng phải đến. Tôi nhìn thấy "hòn củ khoai" ( đấy là ngọn núi nếu đứng ở đầu Tây sân bay Thọ Xuân nhìn chếch về phía bên phải - phía Nam của núi Nưa ấy thì sẽ thấy một ngọn núi trông như củ khoai cắm xuống đất). Vậy là tôi reo lên : "Tôi đang ở trên "hòn củ khoai" !". Giọng từ Sở chỉ huy cũng vang lên nghe đầy lạc quan : "Chú ý ! Sân bay ở phía trái anh !". "Nghe tốt !" - tôi trả lời. Tôi bay đến núi Nưa, đối chuẩn đài và quyết định xin hạ cánh ngược chiều. Đối chuẩn sau vòng 4 xong, tôi mới thả càng, không thả cánh tà vì nếu thả cả càng, cả cánh tà thì phải sử dụng vòng quay động cơ nhiều, sẽ càng nhanh hết dầu. Càng thả xong thì cũng gần đến điểm kéo bằng. Máy bay vừa tiếp đất xong thì nghe thấy một tiếng òa rồi lịm luôn : vừa vặn tiêu đến giọt dầu cuối cùng.
Tôi trượt đà vào trong ụ, xuống máy bay, người ướt đẫm mồ hôi và toàn bộ các giây thần kinh vẫn còn căng tưởng chừng như muốn đứt hết.
Tôi lại còn căng thẳng hơn nữa khi thợ máy kiểm tra máy bay xong báo cho tôi biết rằng máy bay tôi bị quăn hết phần ống phản lực kéo dài, gãy 1/3 một bên bánh lái lên xuống. Tôi không tin, nói rằng tôi vẫn điều khiển bình thường mà. Nhưng khi ra tận nơi thì mới thấy cũng ghê thật : cái ống phản lực bằng thép chịu nhiệt cứng như thế mà quăn như vỏ đỗ, bánh lái lên xuống bên trái thì mất đâu mất 1/3. Ái chà ! Cái lũ F-4 láo toét này đã đập vào đít ngựa sắt của tao rồi ! Chúng mày giờ hồn ! Tao sẽ không tha cho chúng mày đâu !
Tôi báo cáo về Sở chỉ huy diễn biến trận đánh và Sở chỉ huy cứ hỏi đi hỏi lại rằng tôi có bắn quả tên lửa nào không. Nhưng tôi không kịp bắn. Con nhà nghèo, độc có 2 quả tên lửa thì phải thấy khi nào chắc ăn mới xài, không thể phung phí được. Trận này, bọn F-4 đã bắn vào nhau, một thằng rơi ở phía Tây khu vực Yên Thành - Nghệ An.
Tôi mang cái tên húy "thằng chọc tổ ong" từ ngày ấy. Còn trận sau thì đúng là xông vào bầy ong dày đặc thật. Đấy là ngày 10-5-1972. Tôi đang viết riêng về ngày ấy thành một cuốn với tiêu đề "Ngày dài không chiến". Nếu không có gì xáo trộn lớn thì tháng 9 này, tôi sẽ nộp bản thảo cho nhà xuất bản. Báo cáo ! Hết !...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: longtrec trong 09 Tháng Tư, 2016, 01:21:08 am
Chào bác Phicontiemkich!

Thật cảm ơn bác đã cho em thỏa mãn cái sự tò mò ;D!

Vụ "chọc tổ ong" này đúng là ông Trời gìn giữ bác chứ không bác khó mà thoát với 4 thằng F4 , vũ khí hơn, lại đông nữa chứ...Rồi cái chuyện bác hạ cánh khi dùng đến giọt dầu cuối cùng, ơn Trời.

Công bằng mà nói trận này bác cũng gián tiếp hạ 1 F4 đấy chứ.

Trích dẫn
Còn trận sau thì đúng là xông vào bầy ong dày đặc thật. Đấy là ngày 10-5-1972. Tôi đang viết riêng về ngày ấy thành một cuốn với tiêu đề "Ngày dài không chiến". Nếu không có gì xáo trộn lớn thì tháng 9 này, tôi sẽ nộp bản thảo cho nhà xuất bản. Báo cáo ! Hết !...

Khi nào được in bác viết trên thông báo cho anh em mua sách bác nhé!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 15 Tháng Tư, 2016, 03:41:37 pm
GẶP MẶT CỰU PHI CÔNG VIỆT - MỸ.
Ha noi 13.4.2016
Hình ảnh về cuộc gặp mặt này trên NET. 1 loạt các tay lái cự phách của KQ VN gặp gỡ trao đổi với các PC Mỹ trực tiếp tham chiến. Bác Phi công tiêm kích kể chuyện cho ACE nghe với.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 15 Tháng Tư, 2016, 03:42:36 pm
GẶP MẶT CỰU PHI CÔNG VIỆT - MỸ.
Ha noi 13.4.2016
Giờ đây vũ khí là ly nhỏ...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phó cối trong 15 Tháng Tư, 2016, 04:12:57 pm

                   Chào bác chủ

  Bác phi công tiêm kích rạo này phong độ quá .bác đứng đầu tiên bên trái đúng là vũ khí bây giờ là ly


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Tư, 2016, 08:43:14 pm
        Bác phi công tiêm kích hoặc Viet Trung 51 giới thiệu từng người trong ảnh cho mọi người biết đi.

        "...Nhưng khi ra tận nơi thì mới thấy cũng ghê thật : cái ống phản lực bằng thép chịu nhiệt cứng như thế mà quăn như vỏ đỗ, bánh lái lên xuống bên trái thì mất đâu mất 1/3. Ái chà ! Cái lũ F-4 láo toét này đã đập vào đít ngựa sắt của tao rồi !..."

        Bác phi công tiêm kích ơi, bọn nó làm như thế nào mà lại đập vào đít ngựa sắt của bác thế (Tên lửa không đối không của Mỹ nổ gần mục tiêu (giống như SAM 2) hay là bắt buộc chạm vào mục tiêu mới nổ?)

        Hôm trước bác mới nói đến bữa sáng, thế còn bữa chính thì như thế nào ạ? Khi di chuyển giữa các sân bay để làm nhiệm vụ, đồ đạc bác mang theo có nhiều không? (lần trước bác mới chỉ nói tới việc "rải" sẵn bàn chải đánh răng ở các sân bay để đến chỗ nào cũng có để dùng ngay thôi)

        Khi có lệnh cất cánh, máy bay của bác nằm sẫn ngay trên sân bay hay vẫn trong nơi cất dấu? Nếu nằm trên sân bay thì làm sao bảo vệ được máy bay thoát khỏi bọn không quân Mỹ? Vậy lúc nào thì ta đưa máy bay ra nằm chờ trên sân bay? Khi đưa ra thì dùng xe kéo? máy bay tự bò ra hay dùng trực thăng cẩu ra (mà dùng trực thăng thì giấu trực thăng vào đâu). Mà MIG 21 khi cần lùi thì phải làm thế nào, nó có tự bò lùi được không? Em hỏi hơi nhiều, bác thông cảm, khi nào rảnh rỗi thì trả lời cũng được ạ.
   


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 23 Tháng Tư, 2016, 09:01:28 pm
Tuần trước, có 12 phi công Mỹ từng tham chiến trong cuộc chiến tranh đánh phá bằng Không quân ra miền Bắc Việt Nam đi theo đường du lịch sang thăm lại đất nước Việt Nam sau hơn 40 năm họ từng tham chiến. Tôi cũng may mắn được nhắc đến và đã có cuộc hội ngộ mà mọi người cho là "cuộc gặp mặt thế kỷ". Các phi công Mỹ tham chiến ở nhiều thời điểm khác nhau trong năm 1972. Có người từng nằm trong "Khách sạn Hin-ton" 8 tháng trời rồi được trao trả về Mỹ. Đặc biệt, có 1 cựu Trung tá tên là Curt Dose, người đã tham chiến trong ngày 10-5-1972 hai đợt : đợt đầu và đợt cuối. Ở đợt đầu, Dose đã bắn phi công Nguyễn Văn Ngãi khi biên đội của các anh Đặng Ngọc Ngự, Nguyễn Văn Ngãi cất cánh từ sân bay Kép. Mới đến độ cao thu càng thì 2 chiếc F-4 của biên đội Dose từ độ cao 5.000 mét phát hiện được, đã lao xuống tấn công. Dose đã bắn trúng máy bay của Ngãi. Vì ở độ cao quá thấp, Nguyễn Văn Ngãi không kịp nhảy dù, hy sinh ngay đầu đường băng. Hơn 40 năm sau, Dose trở lại Việt Nam và có nhã ý muốn trở lại sân bay Kép và muốn đến thắp nhang cho người phi công mà Dose từng bắn rơi. Trong 2 buổi chiều tiếp xúc và cùng ăn tối, tôi luôn ngồi cạnh Curt Dose, hỏi thêm một số vấn đề và lắng nghe xem thái độ của Dose. Dose đã được đến sân bay Kép (chỉ đứng từ xa chứ không được vào tận nơi) và được gặp người nhà của phi công Nguyễn Văn Ngãi. Cuộc gặp của Dose với chị gái và cháu của Ngãi cùng với mấy phi công cùng trang lứa với Ngãi được VTV4 tổ chức, có ghi hình. Tôi không biết sẽ phát vào lúc nào. Rồi Dose được về thăm gia đình Ngãi, ra nghĩa trang để thắp nhang viếng Nguyễn Văn Ngãi và gia đình có mời cơm trưa. Trước tình cảm, đạo lí và nghĩa tình của người Việt Nam, Dose đã phát biểu với những lời chân thành và đầy cảm động. Bức ảnh mà Viet trung đưa lên trang thì Dose đứng ở hàng sau. Từ trái sang, có anh Nguyễn Kim Khôi (nguyên cán bộ Đại đội tên lửa của MiG-21) rồi đến Dose. Tiếp là các phi công Việt Nam Nguyễn Thanh Quý và anh hùng Nguyễn Văn Bảy. Hàng trước thì có anh hùng Từ Đễ, tôi, anh hùng Phạm Phú Thái, anh hùng Đồng Văn Song, anh hùng Nguyễn Đức Soát, phi công tiêm kích MiG-17 Mai Đức Toại (sau này bay trên MiG-19 và đã bắn rơi 2 máy bay Mỹ) và phi công MiG-17 Nguyễn Văn Lâm.. Bác Mai Đức Toại đã gặp lại đối thủ của mình và cả hai đã lên mô tả lại trận đánh diễn ra ngày hôm ấy ra sao và cảm tưởng bây giờ thế nào. Nhìn chung, bây giờ tất cả đã già rồi, mọi suy nghĩ đã chín chắn, đã đằm lại, chúng tôi trao đổi với nhau như các phi công với các phi công, tạm gác lại quá khứ và tìm cách thân thiện. Đoàn các phi công Mỹ còn đi suốt vào Nam rồi mới trở về Mỹ. Sơ bộ như vậy để các đồng đội biết...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 23 Tháng Tư, 2016, 09:20:41 pm
Gửi Giangtvx !
Bữa ăn trưa của bọn tôi thì nhiều hơn bữa ăn sáng, bữa ăn tối cũng vậy, đều phải tính ra ca-lo cho đảm bảo. Có cả cuốn "Sổ tay chăm sóc phi công" đàng hoàng. Trong đó in chi tiết lắm. Nói chung, các anh chị nuôi quân cho bếp bay đều là những Trung cấp nấu ăn. Khi bọn tôi đi cơ động thì ở các sân bay cũng đều có bếp bay, mức ăn đều đảm bảo như ở sân căn cứ, trừ những sân cơ động chưa kịp chuẩn bị thì đành phải chấp nhận ví như hôm tôi hạ cánh xuống sân bay Miếu Môn, Hòa Lạc... chẳng hạn, bữa sáng nhà bếp cho ngay 5-6 bát mì sợi hãm để sẵn, choáng lắm.
Còn khi trực ban chiến đấu thì bọn tôi trực ngay gần đầu sân bay để có thể cất cánh với thời gian nhanh nhất. Nếu phải trực trong hầm (ví dụ như ở sân bay Kép trong giai đoạn 12 ngày đêm năm 1972) thì mở máy xong phải lăn một đoạn dài mới ra đến sân bay để cất cánh. Như sân bay Kép thì vào giai đoạn đường cất hạ cánh bị đánh hỏng, chưa sửa chữa kịp thì dùng ngay đoạn đường lăn ấy mà cất cánh cho dù chỉ có mấy trăm mét thôi.
Còn nhiệm vụ của Trực thăng thì hồi chiến tranh, các đồng chí kỹ sư kỹ thuật của ta đã có sáng kiến dùng trực thăng Mi-6 cẩu các máy bay MiG đi sơ tán vào các nơi an toàn, như rừng cà-phê ở Thanh Hóa rồi vào ven các làng thôn... ngụy trang thật kỹ, khi nào cần thì lại cẩu ra nơi trực. Máy bay Mi-6 đúng là đã có công lớn trong cuộc chiến qua.
Họ hàng nhà MiG bọn tôi (MiG-17, MiG-19, MiG-21) không có số lùi nên không lùi được mà có một chiếc cần gọi là cần dắt, ngoắc gài vào bánh trước của máy bay rồi dùng sức người đẩy và một thợ máy điều khiển cần dắt để đưa vào đúng vị trí cần thiết. Đơn giản vậy thôi, Giangtvx ạ !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 23 Tháng Tư, 2016, 09:32:31 pm
Tôi lại giải thích tiếp cho hết nhẽ. Các loại tên lửa không đối không loại cảm ứng nhiệt thì có thể nổ cách mục tiêu, nơi nhiệt cao nhất (thường là đuôi, sau ống phản lực) với cự li bao nhiêu đó, mà cũng có thể chui tụt vào trong động cơ máy bay. Khi nó nổ gần động cơ thì máy bay bị thương nhiều, có thể vẫn về hạ cánh được và nặng hơn thì phải nhảy dù, bỏ máy bay. Còn nếu nó chui tọt vào động cơ thì chẳng còn cách nào cả, sống sót được là may, còn có cơ nhảy dù, bằng không thì chết là cái chắc. Cái này lại phải nhờ đến Huyphongssi giải thích cho cặn kẽ thêm thôi. Mà lâu nay vắng bóng Huyphongssi trên trang, không biết đồng đội bây giờ ở nơi mô ? Chú ngựa chiến của tôi hôm đó chắc là bị tên lửa nó nổ gần do tôi cơ động liên tục và gấp nên chỉ bị thế thôi.
Còn "gia tài" bọn tôi đem theo người ư ? Ngoài khẩu súng ngắn K-59 (sau này là K-27) với mấy băng đạn, rồi la bàn, dao găm... thì trong áo bay có nhét một chiếc quần đùi, thêm nữa là quyển sổ nhật ký, chiếc bút. Vậy là hết ! Đơn giản vậy mà !...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: star trong 26 Tháng Tư, 2016, 06:59:16 am
Hồi trước, khi tìm hiểu về không chiến trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, em nghĩ rằng máy bay Mỹ chủ yếu không chiến bằng tên lửa tầm nhiệt AIM-9 (rắn đuôi chuông) và chỉ có thể tấn công hiệu quả từ bán cầu phía sau.
Những năm gần đây, khi đọc nhiều tài liệu phía Mỹ, em mới thấy rằng giai đoạn cuối 1971 và 1972, F-4 của không quân Mỹ được trang bị chủ yếu là AIM-7 (chim sẻ), điều khiển bằng radar, tấn công tầm xa, từ cả bán cầu phía trước và phía sau. Sau đó, từ khoảng giữa 1972, AIM-7 còn được cải tiến thêm để có thể tấn công tầm ngắn. Đầu nổ của AIM-7 thuộc loại "thanh giăng liên kết", có khả năng phá hủy cấu trúc hơn hẳn đầu nổ mảnh. Khi tấn công (có thể là từ rất xa, ngoài tầm nhìn), một chiếc F-4 thường phóng liên tiếp nhiều tên lửa AIM-7 vào một mục tiêu (bắn "liên thanh" chứ không phải bắn "tỉa từng phát một").
F-4 của không quân thì chủ yếu trang bị AIM-7, của hải quân thì chủ yếu trang bị AIM-9 (do cất cánh từ tàu sân bay nên trang bị và chiến thuật của F-4 hải quân khác với F-4 không quân). Như vậy, trong các chiến dịch Linebacker I và II, các máy bay Mig luôn bị tấn công từ nhiều phía, từ mọi khoảng cách. Qua đó mới thấy những khó khăn và sự khốc liệt mà các phi công của ta đã vượt qua để luôn duy trì hiệu quả các chuyến xuất kích, chia lửa với các lực lượng phòng không, giữ gìn bầu trời Tổ Quốc.       


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 28 Tháng Tư, 2016, 10:06:22 am
Đúng như vậy, Star ạ ! Khi bước vào chiến dịch Linebacker, các máy bay chiến đấu của Không quân Mỹ được trang bị loại tên lửa mới AIM-7E-2 Sparrow và AIM-9G Sidewinder (sau đó là phiên bản cải tiến AIM-9 J). Các máy bay F-4 E đã được nghiên cứu lắp thêm bộ phận cánh tà trước nhằm tăng tính năng khí động học khi cơ động ở mặt phẳng ngang nên chúng vòng rất gấp mà không bị mất tốc độ. Điều này giúp chúng có thể quần nhau ở mặt bằng ngang ngửa với cả MiG-17 và MiG-19 được. Ngoài ra, trên một số máy bay F-4, Mỹ cũng đã lắp thêm hệ thống tác chiến điện tử AXP-80 "Electronic Device code-named Cobat Tree", như một hệ thống trợ giúp trên không, có khả năng thu được tần số thu phát của hệ thống phân biệt địch ta SRO-2 và SRZO-2 cùng với hệ thống SOD-57 của các máy bay MiG. Hệ thống AXP-80 có khả năng nhanh chóng xác định được thời điểm cất cánh và vị trí của các máy bay MiG. Ngoài ra, Mỹ còn sử dụng mọi thủ đoạn trong việc gây nhiễu điện tử, sử dụng hàng loạt các vũ khí cải tiến như bom thông minh, bom dẫn đường la-ze và tăng tỉ lệ máy bay đối phó với tiêm kích của ta lên đến tỉ lệ 3/1. Những trận không chiến trong ngày 10-5-1972 là những trận điển hình cho lối đánh mới và sự cải tiến các loại vũ khí và thủ đoạn gây nhiễu của Không quân, Hải quân Mỹ. Ngoài những việc cải tiến về vũ khí, khí tài thì chúng cũng được chuẩn bị kỹ hơn về chiến thuật và kỹ thuật không chiến cũng như cách đánh. Tổng chỉ huy lực lượng Không quân là Tướng Vogt - Tư lệnh Tập đoàn Không quân số 7. Đấy là một con sói già nên rất chú trọng đến vấn đề chiến thuật. Chính vì vậy mà mới nảy sinh ra những Phi đội tìm diệt MiG (MiGCAP) và lực lượng tiêm kích bảo vệ các máy bay ném bom tăng lên khá nhiều : mỗi chiếc máy bay ném bom phải bố trí từ 2 đến 3 chiếc tiêm kích đi bảo vệ kể cả lúc bay vào lẫn lúc bay ra. Đồng thời, chúng cũng xé nhỏ các biên đội ra, không bay với số lượng nhiều, cồng kềnh như trước nữa, bay theo nhiều hướng, theo nhiều độ cao vào đánh phá các mục tiêu. Cũng vì thế mà suốt trong giai đoạn năm 1972, hầu như anh em chúng tôi toàn gặp bọn tiêm kích F-4, hơn nữa lại hay ở thế bị động và trong tình trạng nhiễu đối không kinh khủng. Muôn vàn khó khăn trong những ngày tháng ấy, nhưng như châm ngôn xưa : "Vỏ quýt dày đã có móng tay nhọn". Trong cái khó, ló ra nhiều cái khôn. Chúng tôi cũng tìm cách khắc chế, hóa giải được những "mẹo vặt" của bọn chúng.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: star trong 28 Tháng Tư, 2016, 10:17:38 pm
Vâng, cảm ơn bác đã giải thích thêm chi tiết. Đọc tài liệu từ phía Mỹ, quả thật em thấy phát ngợp về nguồn lực khổng lồ cả về nhân lực, vật lực, trí lực mà họ đã huy động để chế áp những cánh bay của ta. Con số cụ thể: "tăng tỉ lệ máy bay đối phó với tiêm kích của ta lên đến 3/1" ("mỗi chiếc máy bay ném bom phải bố trí từ 2 đến 3 chiếc tiêm kích đi bảo vệ kể cả lúc bay vào lẫn lúc bay ra") đủ thấy các phi công của ta luôn là đối thủ nặng kí mà bộ chỉ huy đối phương luôn luôn phải dè chừng.

Tham gia những thảo luận trên diễn đàn cũng giúp em rút ra được nhiều điều bổ ích. Trước đây, em hơi bị sa đà vào "số máy bay địch bị bắn hạ" mà không để ý đến những ý nghĩa khác rộng hơn. Ví dụ, trước đây em đã từng đặt câu hỏi là tại sao phải đưa máy bay vào hoạt động ở khu 4, trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt, một bên là núi, một bên là biển. Sân bay dã chiến, đường băng ngắn nằm trong tầm pháo hạm của địch, vừa phải không chiến với số lượng địch đông hơn nhiều lần, vừa phải dè chừng tên lửa Talos phóng lên từ các chiến hạm ... Những chủ đề tranh luận, trao đổi trên diễn đàn giúp em có được cái nhìn rộng hơn, phần nào hiểu được đó chính là một trong những đặc điểm của chiến tranh phi đối xứng. Dù khó khăn gian khổ thế nào thì ta vẫn luôn bảo đảm sự hoạt động của Mig trên bầu trời, khiến cho đội hình của địch phải phức tạp hơn, cồng kềnh hơn với số lượng tiêm kích gấp 2, gấp 3 lần cường kích. Ngay cả như vậy, đối phương cũng không thể tự do tấn công mặt đất mà lúc nào cũng phải dè chừng những đòn trừng phạt đến từ trên không. Kết quả là bộ máy chiến tranh phá hoại của đối thủ sẽ phải chịu sự tiêu tốn, hao mòn hơn gấp nhiều lần.

Nhân ngày 30.04, em kính chúc bác luôn mạnh khỏe, dẻo dai để tiếp tục những câu chuyện kể, về mình và về các đồng đội của mình, để lớp người đi sau như chúng em hiểu hơn về những gì cha anh đã phải trải qua để Đất Nước mình không còn phải chịu cảnh bắc nam chia cắt.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 12 Tháng Năm, 2016, 09:02:07 am
        Vâng, cám ơn bác phicongtiemkich đã giải đáp.

        Thời kỳ đầu của chiến tranh, khi chưa xuất hiện tên lửa kiểu AIM-7 thì các máy bay muốn tấn công được phải tìm cách bám đuôi và công kích từ phía sau đối phương. Nhiều trường hợp quân ta do mải đánh địch, không kịp thời phát hiện được bị bám đuôi, lại không có đồng đội (hoặc mặt đất cảnh báo) nên bị chúng bắn trúng.

        Có tài liệu nói rằng để khắc phục hạn chế đó, ta lắp thêm gương chiếu hậu cho máy bay. Tài liệu ấy nói có đúng không hả bác? Chú ngựa sắt của bác có lắp gương không? Cái gương ấy nó to hay nhỏ, có dáng lồi không? Ảnh dưới đây có phải buồng lái của MIG 21 không, có giống với buồng lái trên máy bay của bác không? Mà nó chật chội như thế thì lắp gương được vào chỗ nào? (mà sao ta không lắp luôn ra da quan sát và cảnh giới phía sau cho đảm bảo ạ?). Mong bác trả lời ạ!

(http://sohanews2.vcmedia.vn/thumb_w/600/2013/14-369c0.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 12 Tháng Năm, 2016, 08:30:17 pm
Cám ơn Star đã hiểu phần nào cho nỗi gian khổ của các phi công tiêm kích của ta trong giai đoạn chiến tranh vừa qua. Thực ra, còn nhiều người vẫn không hiểu hết thế nào gọi là chiến công mà phi công lập được khi xuất kích. Hầu như đại đa số đều thấy rằng : cứ bắn rơi được máy bay địch thì đấy mới là lập chiến công, còn không thì coi như là không có chiến công. Điều ấy chỉ đúng một phần thôi. Với phi công tiêm kích, điều quan trọng nhất là phải chiến đấu hết sức mình để bảo vệ được mục tiêu được giao, không thể để bất kỳ quả bom, quả đạn nào của địch đánh phá đúng vào mục tiêu ấy. Vì vậy, việc cản phá, bẻ gãy các đợt oanh kích của địch không cho chúng đánh phá mục tiêu mới là quan trọng nhất. Đương nhiên, trong quá trình chiến đấu bảo vệ mục tiêu ấy mà lại bắn rơi được máy bay địch thì còn gì bằng. Đấy là chiến công lớn. Còn nếu như, anh chỉ chăm chăm vào mỗi việc bắn máy bay địch mà để chúng nó đánh nát bét mục tiêu mình cần bảo vệ thì còn có gì để mà nói, mà thanh minh ?. Nếu như mục tiêu mình được giao vẫn nguyên vẹn qua những đợt oanh kích mà mình không bắn rơi được máy bay địch thì vẫn được coi là hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong chiến tranh, việc hoàn thành nhiệm vụ được giao nhiều khi phải trả giá ngay chính cuộc sống của bản thân mình. Nhiều chuyến xuất kích chiến đấu rõ ràng là chỉ có đi mà không có về, nhưng vẫn xuất kích, vẫn chiến đấu. Đã có nhiều phi công sau đó phải bỏ máy bay, nhảy dù vì không thể hạ cánh nổi, do hết dầu, do thời tiết quá xấu v.v.. Những chuyến bay ấy đều là những chuyến bay cảm từ, và các phi công tiêm kích chúng tôi chưa hề một ai thoái thác nhiệm vụ cả, Star thân mến ạ !
Cũng xin trả lời câu hỏi của Giangtvx. Buồng lái ấy chính là buồng lái của MiG-21 thân yêu của bọn tôi. Tôi cũng có được may mắn là sau một thời gian tham gia chiến đấu thì được tham dự một cuộc họp mà người nghe lại chính là đại diện của Tổng công trình sư chế tạo ra MiG đến để nắm bắt những yêu cầu của người sử dụng MiG. Hôm đó, đại loại là chúng tôi đã đưa ra một số yêu cầu bổ sung cho trang thiết bị trên MiG-21 như : thêm tên lửa không đối không, bởi chỉ có 2 quả thôi là quá ít, rồi thêm gương chiếu hậu để quan sát phía sau đuôi, rồi thêm quạt trong buồng lái vì buồng lái rất nóng, rồi thêm súng để sử dụng khi "đánh giáp lá cà" v. v....Một thời gian ngắn sau, các yêu cầu của chúng tôi được đáp ứng, trong đó có việc mà Giangtvx hỏi là gương chiếu hậu. Giangtvx cứ tưởng tượng khi lái xe ô-tô thì gương chiếu hậu thế nào, với MiG-21 cũng tương tự như thế. Nó có thể giúp cho phi công nhìn phía sau đuôi máy bay mình chừng 4 km. Hiện nay, trong Bảo tàng của QC PK-KQ có để một buồng lái MiG-21 nên Giangtvx có thể vào ngồi mà quan sát một cách thực tế hơn, Giangtvx ạ !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 13 Tháng Năm, 2016, 06:25:32 pm
xuanv338 chào anh phicongtiemkich. Chào các bác  nhà mình đang tham gia trang. Lâu lắm em đi lang thang khai hoang vỡ hóa. Nay trở về thấy anh tiemkich đã về qua nhà. xuanv338 tới chậm nên bác lại đi về Thường tín mất rồi. Không gặp được anh phicongtiemkich, xuanv338 gửi lại trang lời chúc sức khỏe. và đọc bài viết. Thật may có cái tò mò của người khác để mình được nghe lỏm chuyện của lính nhà trời. Cứ là hay vì chuyện trên trời nó mênh mông quá, nghe chuyện trên cao cứ như trong các câu chuyện trời, đất, tiên, phật, rất huyền thoại. Thấy bác lên trang là chắc sức khỏe của bác vẫn bình an. Cảm ơn chuyện của bác nhà trời. cảm ơn câu hỏi của Giangtvx giúp xuan38 cùng được nghe. Chúc bác phicongtiemkich, chúc mọi người mạnh khỏe, viết bài hay.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 14 Tháng Năm, 2016, 03:02:32 am
Hiện nay, trong Bảo tàng của QC PK-KQ có để một buồng lái MiG-21 nên Giangtvx có thể vào ngồi mà quan sát một cách thực tế hơn, Giangtvx ạ !

Vâng, em sẽ đến nhưng chắc là không được phép vào ngồi đâu ạ!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 14 Tháng Năm, 2016, 09:48:59 pm
Cám ơn Xuanv338 đã trở lại nhà và ghé qua thăm tôi. Thật cảm động. Chắc lâu nay Xuanv338 buôn trên FB nên ít có dịp về nhà. Chúc Xuanv338 luôn mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn nhé !
Giangtvx ạ ! Ở tầng 1 của Bảo tàng có để chiếc buồng lái. Giangtvx cứ lẳng lặng mà vào ngồi thôi. Đã có lần, Dongadoan cũng vào đó ngồi rồi đấy. Chiếc gương chiếu hậu nó ở phía trên, cao hơn đầu phi công một chút để khi ngước lên là thấy cả khoảng không ở phía sau đuôi máy bay mình. Nếu Giangtvx có dịp nào đến, sợ ngại ngùng thì "phôn" cho tôi một cú. Có thể, tôi sẽ giúp gì được chăng...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Năm, 2016, 03:50:49 pm
        Vâng, cái buồng lái ấy đây ạ:

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/DSC07777_zpstrf6zmd8.jpg)
Đứng trên thang rụt rè nhìn vào

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/DSC07779_zpsv6xfj4jd.jpg)
Rồi mạnh dạn ngồi hẳn vào trong!

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/DSC07780_zpsjeg5b9te.jpg)
Gương chiếu hậu của Mig 21, Chiếc thẻ cho phép ước lượng kích thước của gương.

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/DSC07783_zps6rsaeod3.jpg)
Cố nhìn thử nhưng trong phòng tối quá nên không quan sát được gì!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 15 Tháng Năm, 2016, 09:34:51 pm
Cám ơn Giangtvx đã tiếp cận và đã ngồi trong buồng lái. Đương nhiên là chưa mặc dù, gài khóa dù. Buồng lái của MiG-21 đã là rộng rãi hơn các loại khác rồi đấy. Các công tắc và đồng hồ thì nhiều hơn. Khi bay, chí ít trong vòng vài phút là phải để ra mươi giây kiểm tra các đồng hồ, xem các tham số của chúng có gì khác thường không. Cách xem đồng hồ cũng phải học. Khi tôi vào bay năm thứ nhất, thày giáo dạy bay của tôi bắt phải học thuộc lòng từng vị trí của các loại đồng hồ, rồi tiếp đến là vị trí từng trị số trên từng đồng hồ. Sau đó là kiểm tra, bằng cách bịt mắt học viên lại và hỏi. Ví dụ : tốc độ 500 km/h ?. Vậy là mình phải chỉ đúng vào vị trí 500 km/h trên đồng hồ chỉ tốc độ. Rồi vòng quay động cơ, rồi độ cao, rồi đủ thứ khác nữa... Chỉ khi nào thày gật đầu, bảo : "Được !" thì coi như lúc bấy giờ thày đã chấp nhận về chuyện đọc trên bảng đồng hồ của mình. Tiếp theo thì còn lắm chuyện lắm... Không phải một sớm một chiều mà bay ngay được đâu !...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Năm, 2016, 05:16:21 am
        Gương chiếu hậu được gắn ở phía ngoài, trên nóc buồng lái (phần mẩu màu đen nhô lên):

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/DSC07773_zpsefppewig.jpg)

        Còn máy bay này thì chưa được gắn gương:

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/DSC07772_zpsbqoy0epk.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Năm, 2016, 05:23:10 am
        Vâng đúng là hoa cả mắt về các loại đồng hồ và máy đo. Trừ việc cầm cần lái "lái" thử (thấy rất nhẹ và nó kêu cọt kẹt. Không biết khi lái thật thì nó có nặng không hả bác, có tốn sức không ạ?), còn lại em không dám động vào bất cứ thứ gì.

        Nhân chuyện bác nói về dù,  bác đã phải nhảy dù do bị địch bắn trúng lần nào chưa (nhảy huấn luyện chắc bác đã tập nhiều rồi)? Tài liệu nói rằng khi nhảy dù, 1 lượng chất nổ đặt dưới ghế người lái sẽ phóng cả ghế lẫn người lái vọt lên cao. Xin hỏi bác phi công tiêm kích một số câu nhé:

        1/ Sức phóng của lượng nổ ấy có mạnh không? Nếu thay người lái bằng 1 bao gạo 50 kg, máy bay nằm trên đường băng thì khi kích nổ nó, ghế sẽ bay cao khoảng bao nhiêu ạ? (Nếu thấp quá đuôi máy bay có thể cắt đôi người lái. Nếu mạnh quá người lái sẽ không chịu được).

        2/ Trong chiến đấu, tình huống rất khẩn trương, gấp gáp, thiết bị điều khiển thì nhiều có bao giờ đang chiến đấu (máy bay bình thường) phi công lại ấn nhầm nút nhảy dù không? Cái nút ấy nằm ở chỗ nào trong buồng lái và nó có cái chốt an toàn để tránh vô ý ấn nhầm không?

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/DSC07785_zpsqnrx4q1t.jpg)

        3/ Khi máy bay bị trúng đạn, tình huống rất khẩn cấp. Nhiều sách báo viết rằng do vội vã ấn nút nhảy dù mà chưa kịp thu chân tay vào ghế nên bị mấy chân, tay do quệt vào các bộ phân buồng lái khi ghế phóng ra. Nhưng khi vào ngồi thử em không thấy bộ phận nào có thể gây nguy hiểm cho người lái như vậy trừ ... nóc buồng lái. Vậy khi nhảy dù thì mình phải mở nóc bằng tay hay nó tự động mở hay cứ thế bay ... xuyên qua?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 22 Tháng Năm, 2016, 10:24:08 am
Giangtvx thân mến !
Cái buồng lái mà Giang tvx vào ngồi thử thì người ta đã tháo bộ phận cần giật nhảy dù ra rồi. Nó nằm ở phía sau cần lái, sát với đằng trước ghế dù. Nó là hai chiếc vòng màu đỏ để nắm tay giật ghế dù khi cần thiết. Trong quá trình những năm tháng chiến đấu, tôi đã phải nhảy dù khẩn cấp một lần. Chuyện này tôi đã trình bày trong cuốn tự truyện "Tôi từng là phi công tiêm kích".
Trong những trường hợp cần thiết, khẩn cấp, khi muốn nhảy dù, phi công MiG-21 phải nắm lấy cần dù, bóp mạnh rồi kéo nó lên phía trên. Khi bóp cần nhày dù là kích nổ những viên đạn phóng nắp buồng lái trước tiên, sau đó là các dây chằng quanh buồng lái sẽ tự động kéo thu chân thu tay của phi công vào cốt đảm bảo an toàn, xong đến thứ tự phòng ghế. Các viên đạn ở ghế dù làm việc và phóng ghế dù ra khỏi buồng lái, lên đến độ cao hơn 40 mét. Quá tải tức thì trong thời điểm phóng ghế là rất lớn, vì vậy dễ bị xẹp hoặc thậm chí gãy đốt sống nếu tư thế ngồi không chuẩn. Ghế dù phóng ra khỏi buồng lái là dù mồi trên ghế sẽ mở, giúp cho cả ghế không bị xoay lộn, tiếp đó dù mồi sẽ kéo dù chính khi ghế tự động tách cho phi công theo dù rơi tự do. Phụ thuộc vào độ cao khi nhảy dù mà dù chính có thể mở ngay hoặc phải qua một thời gian nhất định rồi mới mở. Nói chung, tất cả quá trình này đều tự động hóa và đều tính bằng giây. Phi công không thể nhầm lẫn cần nhảy dù được cho dù có nhào lộn thế nào đi chăng nữa nếu không phải rời bỏ máy bay. Đấy là sự sống còn nên cho dù nửa đêm đang ngủ, bị đánh thức dậy hỏi thì cũng vẫn trả lời mạch lạc. Với MiG-17 và MiG-19 thì trình tự nhảy dù hơi khác là thoạt tiên phải co hai chân lên ghế, dựa chặt lưng vào ghế rồi bóp cần nhảy dù nằm ở hai bên thành ghế. Chính vì thủ tục rườm rà như vậy nên có khi bị tai nạn khi nhảy khỏi buồng lái. Đến loại MiG-21 thì những chuyện đó đã được khắc phục và hầu như an toàn tuyệt đối cho phi công. Thậm chí, đang chạy đà trên đường băng, tốc độ từ 130 km/h trở lên là có thể nhảy dù thoát hiểm và đảm bảo an toàn được rồi.
Tình hình là như thế, Giangtvx ạ !
Trở lại vấn đề những chiếc đồng hồ. Ngay bây giờ khi chạy xe ô tô, tôi vẫn quan sát đủ mọi hoạt động của các đồng hồ trên bảng đồng hồ. Tôi đã có nhiều lần đố các con tôi và các bạn đồng nghiệp rằng : nếu hỏng đồng hồ chỉ tốc độ thì làm thế nào biết được mình chạy ở tốc độ 60 hay 70 hoặc 80 km/h. Hầu như không một ai trả lời chuẩn xác. Xin thưa rằng : đồng hồ tốc độ rất liên quan mật thiết đến đồng hồ chỉ vòng quay động cơ. Chỉ cần liếc nhìn tốc độ 80 km/h và nhìn đồng hồ chỉ vòng quay động cơ là ra ngay. Và khi cần thiết nếu đồng hồ tốc độ hỏng thì ta vẫn có thể theo đồng hồ chỉ vòng quay động cơ mà chạy, vẫn có thể đảm bảo chạy đúng tốc độ quy định !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: tranphu341 trong 22 Tháng Năm, 2016, 11:37:53 am

Trở lại vấn đề những chiếc đồng hồ. Ngay bây giờ khi chạy xe ô tô, tôi vẫn quan sát đủ mọi hoạt động của các đồng hồ trên bảng đồng hồ. Tôi đã có nhiều lần đố các con tôi và các bạn đồng nghiệp rằng : nếu hỏng đồng hồ chỉ tốc độ thì làm thế nào biết được mình chạy ở tốc độ 60 hay 70 hoặc 80 km/h. Hầu như không một ai trả lời chuẩn xác. Xin thưa rằng : đồng hồ tốc độ rất liên quan mật thiết đến đồng hồ chỉ vòng quay động cơ. Chỉ cần liếc nhìn tốc độ 80 km/h và nhìn đồng hồ chỉ vòng quay động cơ là ra ngay. Và khi cần thiết nếu đồng hồ tốc độ hỏng thì ta vẫn có thể theo đồng hồ chỉ vòng quay động cơ mà chạy, vẫn có thể đảm bảo chạy đúng tốc độ quy định !

 Rất trân trọng và cảm ơn bác đã trả lời và GIẢI THÍCH cho anh em hiểu thêm về các tính năng tác dụng của Máy bay chiến đấu.

Riêng về câu hỏi của bác về tốc độ ôtô mà chỉ căn cứ vào VÒNG TUA thì chưa chuẩn. VÒNG TUA không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với TỐC ĐỘ. Vì còn hộp số nữa. Đôi khi vòng tua "CỰC ĐAI" mà tốc độ "CỰC CHẬM".

Chúc bác luôn vui khỏe. Kính!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: phaphai trong 23 Tháng Năm, 2016, 07:10:52 am
Riêng về câu hỏi của bác về tốc độ ôtô mà chỉ căn cứ vào VÒNG TUA thì chưa chuẩn. VÒNG TUA không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với TỐC ĐỘ. Vì còn hộp số nữa. Đôi khi vòng tua "CỰC ĐAI" mà tốc độ "CỰC CHẬM".

Vì tỷ số truyền (nên sự phụ thuộc giữa vòng tua máy và tốc độ) ở mỗi số xe trong 1 cái xe là cố định, nên kết hợp cả 2 (vòng tua máy + với kinh nghiệm đã lái cái xe đó để đoán biết số xe đang được sử dụng trong trường hợp cả số cũng không được hiển thị) thì có thể đoán gần chính xác, kể cả xe số tự động.
Chỉ khó với những người chuyên đi sát với tốc độ được phép thôi, vì ước lượng thường có sai số rộng!
Xe em có lần cả 2 cảm biến tốc độ cùng chết 1 lúc, các loại đồng hồ trên táp lô nằm im hết (kim đồng hồ tốc độ nằm ở số 0), chỉ còn mỗi kim vòng tua máy vẫn chỉ đều, em vẫn kết hợp cả 3 (+ ước lượng theo đường nữa). Phải chạy mấy trăm cây sau đó mới thay được!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 23 Tháng Năm, 2016, 09:48:07 pm
Thực ra, vòng quay của động cơ luôn gắn với tốc độ. Hồi chiến tranh, khi ở sân bay Thọ Xuân, Thanh Hóa, anh Nguyễn Đăng Kính, tục gọi "Kính bụng" vì bụng anh ấy lúc nào cũng khệ nệ như bà ỏng mang bầu tháng thứ 7 thứ 8. Sau anh ấy trở thành Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Khi bay về vòng 1 của sân bay, anh ấy bị một cú va quệt cực kỳ nguy hiểm bởi máy bay ở phía sau vọt lên. Ống không tốc của máy bay anh ấy bị gãy, chóp nón cũng bị gục xuống, gật gà gật gù. Mọi đồng hồ trên máy bay hầu như không chỉ các tham số cần thiết. Chúng gần như đứng ở con số 0. Duy chỉ còn đồng hồ chỉ vòng quay động cơ là làm việc. Anh Kính bay theo đồng hồ chỉ vòng quay động cơ suốt cả chuyến bay còn lại, về hạ cánh an toàn trên sân bay. Nếu không tính được sự tương quan giữa vòng quay động cơ và tốc độ bay thì thực gay go vì ngay khi thả càng ở tốc độ lớn, có khi bay mất cả càng, rồi vào hạ cánh ở tốc độ nhỏ quá thì chỉ có rơi ngoài đất, không thể vào được đường băng...
Sau lần ấy, bọn tôi lại càng phải quan sát kỹ lưỡng các đồng hồ có những trị số liên quan tương ứng với nhau. Có lẽ, nó ảnh hưởng đến tôi cho tới tận bây giờ. Nếu cứ một thời gian để ý thì sẽ tự mình đúc rút được kinh nghiệm mà thôi...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: tranphu341 trong 24 Tháng Năm, 2016, 12:47:20 pm

         Vâng chào bác Phi công!

         Tranphu341 rất trân trọng và rất vui khi bác rất nhiệt tình chia sẻ cùng mọi người. Có lẽ bác quen sử dụng MÁY BAY hơn sử dụng ôtô nên bác cứ tưởng mọi vấn đề giống nhau hi hi...

         Đùa vui với bác 1 tý. Bác cho Tranphu341 hỏi là máy bay Mic21 có PHANH không? Cả PHANH lúc đang bay hoặc đang chạy dưới mặt đất?

          Vì là thế này: Tranphu341 tý nữa thì bị máy bay Mic21 nghiến nát ở Sân bay Nội Bài. Chuyện thật đấy bác ạ. Tranphu341 cứ trách mãi là tay phi công không PHANH để cho Tranphu341 tý nữa thì bị "phăng teo". Âý là như thế này:

            Năm 1983 gia đình Tranphu341 có 1 thùng hàng được chuyển từ Pháp về. Nhưng không hiểu sao bị thất lạc. Lúc bấy giờ Tranphu341 vừa giải ngũ. Đất Nước còn đang rất nghèo nên 1 thùng hàng theo bản kê của Bà bác gửi thì nó giá trị lắm. Tranphu341 được gia đình cử đi tìm tại các kho ở sân bay Gia LÂM, rồi họ hướng dẫn lên sân bay Nội Bài. Lúc bấy giờ Sân bay Nội bài vẫn còn hoang sơ vì đang còn là sân bay quân sự. Chưa bàn giao cho sân bay Quốc Tế. Nhưng có 1 kho hàng của dân sự đã hình thành ở trên đó. ( Tranphu341 viết tiếp sau vì có việc đột xuất)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: tranphu341 trong 25 Tháng Năm, 2016, 10:07:45 am
        Chào bác Phi công! Chào các bác!

         Tranphu341 kể tiếp mẩu chuyện chút sứu nữa thì bị Mic21 của bác đè nát.

          Sau khi được thông tin trả lời từ sân bay Gia Lâm. Tranphu341 đạp xe từ đó rồi hỏi thăm đường lên Sân Bay Đa Phúc. Hồi đó hay gọi là Sân bay Đa Phúc chứ chưa gọi là sân bay Nội Bài. Đạp xe nhũng nha nhũng nhẵng vừa đi vừa hỏi đường, hồi đó cũng chẳng làm gì có xe máy mà đi ôtô thì lại càng phức tạp nên tốt nhất di chuyển thời đó là bằng phương tiện xe đạp là chủ động nhất. Đi qua Đông Anh, qua Phủ Lỗ rồi mọi người chỉ đường rẽ vào sân bay. Ấn tượng và nhớ nhất lúc qua khu vực Phủ Lỗ là còn các lô cốt của Pháp để lại ngay khu vực đầu cầu và trong phố, dấu ấn một thời của thực dân Pháp.

         Đường vào sân bay vắng vẻ hoang sơ không hàng quán. Tơi nơi cũng đã buổi trưa. Khát nước và đóí. Có khoảng mấy chục người cũng trong tình trạng như Tranphu. Có người cũng tìm được hàng hóa thì mừng vui. Người chưa tìm được thì mệt mỏi cộng với đói, với khát và dân thì không có. Tịnh không có một hàng quá nào. Đã quá giờ làm việc anh em kho vận nghỉ. Mọi người tìm chỗ ngồi ẩn nắng và ai cũng cố gắng tìm ăn, tìm uống. Tự nhiên sao đó lại có 1 bà đội thúng đến bán trứng vịt luột. Giống như bà Tiên, bà Phật hiện ra. Thế là mọi người lao vào tranh nhau vồ trứng, vồ xong thì mới tự giác trả tiền. Tranphu341 ngại quá nhưng rồi cũng được 2 quả trứng. Không nhớ là mấy hào 1 quả nữa. Vì hồi đó còn tiêu tiền đồng, tiền hào. Hai quả trứng cũng đã làm cho cái bụng tạm yên rồi lần mò vào mấy bạn kho xin nước uống đợi giờ làm việc chiều.

           Đến chiều, sau khi xem toàn bộ tập danh sách vận đơn cũng không có kiện hàng của mình. Tranphu341 hỏi tiếp thì nhân viên nói là ở phía bên kia sân bay còn 1 kho hàng nữa. Anh sang đó tìm xem có không. Mình hỏi đường thì họ hướng dẫn là phải đi vòng thì khoảng mười hai mười ba km. Nhưng nếu đi tắt qua 2 đường băng thì chỉ khoảng 4 km thôi. Nhưng qua đường băng thì nguy hiểm phải quan sát kỹ vì máy bay vẫn lên xuống. Nghĩ đi nghĩ lại Tranphu341 chọn phương án là đi qua đường băng.

           ( Tranphu341 xin tạm dựng sẽ kể tiếp sau)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 25 Tháng Năm, 2016, 08:53:03 pm
Thế là TranPhu341 chọn phương án rất liều lĩnh vì hai đầu loa cất hạ cánh là hai nơi nguy hiểm nhất vì máy bay thường xuyên lên xuống. Khi đã không có mối liên lạc với Đài chỉ huy cất hạ cánh thì băng qua đường cất hạ cánh là việc làm vô cùng nguy hiểm, dễ bị tan xương nát thịt như chơi, hoặc như nhà thơ Tố Hữu nói là "thịt với xương tim óc dính liền" cũng chẳng có gì là ngoa ngoắt cả. TranPhu341 kể tiếp xem cái MiG-21 nó suýt nghiến TranPhu 341 thế nào. Biết đâu nhỡ chuyến ấy lại là tôi thì sao ?...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: tranphu341 trong 26 Tháng Năm, 2016, 04:04:04 pm

         Chào bác PhiCông! Chào các bác!

          Tranphu341 xin kể tiếp mẩu chuyện xưa:

           Vâng đúng như bác nói là qua đường băng thì rất nguy hiểm. Tranphu341 tuy đã chọn phương án tắt qua đường nhưng cũng còn đang lưỡng lự thì người chỉ đường nói thêm: Anh cứ quan sát thật kỹ hai đầu rồi chạy thật nhanh qua. Hồi này máy bay cũng không lên xuống nhiều như trước đâu mà sợ. Trời thì nắng to đi vòng thì quả thật là ngại. Tranphu341 cảm ơn rồi dắt xe đạp ra sau dãy nhà rồi tiến ra giáp đường băng. Các sân bay ở trong miền Nam của chế độ cũ Tranphu341 thì thấy thật nhiều hàng rào dây thép gai. Còn sao ở đây lại chẳng có một hàng rào nào. Thoáng nghĩ như vậy, ước lượng đường băng rộng chừng 40-50 mét. Trời nắng nhìn đươc rất xa. Cộng với tính nhanh nhẹn bản lĩnh của người lính bộ binh qua bao trận mạc. Lúc đó Tranphu341 mới ngoài 30 tuổi lại vừa ra khỏi Quân đội nên tác phong còn nhanh nhẹ lắm chứ không nặng nề như bây giờ.

          Tranphu nhìn kỹ về hai hướng chắc chỗ này là đoạn giữa thì phải. Đường băng nóng rực loang loáng thán khí bốc lên giữa nắng hè. Không thấy gì thế là Tranphu341 dắt xe đạp chạy thật nhanh. Mắt vẫn ngó đi ngó lại hai đầu. Chạy khoảng 2/3 đường băng bỗng Tranphu341 phát hiện phía đầu bên trái khối sắt thép màu bạc mờ mờ đầu nhọn đang lao về phía Tranphu341. Thoáng nghĩ máy bay. Cũng không có thời gian mà sợ. ba chân bốn cẳng chạy thục mạng. Chiếc máy bay đầu nhọn lao lại rất nhanh đã thấy rất to. Theo bản năng Tranphu341 không chạy nữa mà đẩy phóng xe đạp về phía trước và làm động tác lộn nhanh mấy vòng rồi rồi năn tròn như là động tác đã từng học là ôm súng năn tròn trong chiến đấu. Có điều ở đây thì không có súng. Đúng lúc ra được mép cỏ thì nghe tiếng xoẹt rồi có luồng gió thổi cả bụi cát cắt vào người. Rồi tiếng nổ đanh ầm của động cơ phản lực. Hú hồn vía Tranphu341 không giám ngồi dậy nữa mà nằm ngửa nhìn theo máy bay cất cánh phụt lửa đằng sau trên trời.

           Vẫn đang bần thần thì lại tiếp một cái Mic 21 nữa vọt qua. Gió thổi lọng óc cùng sự khiếp đảm khi 2 cái máy bay đã trên độ cao xa Tranphu341 mới thấy khiếp sợ hơn. Đúng là sự sống và cái chết vừa rồi tính theo giây. Cũng lại thêm một sự may mắn cũng có thể nói là "chết hụt" trong cuộc đời. Thêm một bài học nhớ đời. Cho hơn ba mấy năm rồi hôm nay Tranphu341 mới chính thực kể câu chuyện " Chết hụt" dại dột này.

          Tiếp chạy vượt qua đường băng thứ 2 nữa nhưng lần vượt thứ 2 không bị máy bay đuổi như qua đường băng thứ nhất.

          Thưa bác Phi công. Thưa các bạn! Chuyện kể về việc may mắn tránh được chuyện" tan xương nát thịt "như bác nói với Tranphu341 là như vậy. Sang tới kho bên đó cũng không có thùng hàng của gia đình. Nên Tranphu341 ra về theo đường vòng ngoài chứ không phải mạo hiểm vượt đường băng nữa.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phó cối trong 26 Tháng Năm, 2016, 09:36:06 pm

                       Chào bác phi công tiêm kích

  Hôm nay ngồi xem ti vi kênh QPVN phát lại buổi gặp mặt giữa cựu phi công việt nam và cựu phi công mỹ
  do phóng viên quay chủ yếu trên sân khấu thỉnh thoảng mới quay xuốn dưới nhưng em vẫn nhận ra bác huy
  dù họ chỉ quay lướt qua . chương trình giao lưu giữa hai đoàn rất hay và rất tình người


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Năm, 2016, 11:12:52 pm
Về anh hùng Nguyễn Văn Bảy A :

https://www.youtube.com/watch?v=i7kCIOE66bE

https://www.youtube.com/watch?v=e9HE1u15gL8

https://www.youtube.com/watch?v=lcY28Mh2WHk

Về anh hùng Nguyễn Văn Bảy B :

https://www.youtube.com/watch?v=ROHInxlgAk0

Gặp mặt lịch sử giữa các cựu phi công Việt - Mỹ sau 40 năm:

https://www.youtube.com/watch?v=QzlOgIIaPHQ


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Năm, 2016, 11:46:30 pm
        Chào các bác.

        Được sự đồng ý của bác phicôngtiêmkích, hiện tôi đang số hóa cuốn tự truyện của bác: "Tôi từng là phi công tiêm kích" tại: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=30100.msg508382#msg508382.

        Vì bên ấy là thư viện nên nội quy không cho phép thảo luận vậy các bác có thể đọc ở bên ấy rồi về bên này trao đổi cũng được. Xin được trích dẫn trước những dòng cuối của cuốn sách:

        "Rồi sẽ đến lúc tôi nhắm mắt, xuôi tay, giã từ cuộc sống này "Lá già thì lá rụng!". Quy luật muôn đời nay vẫn vậy. Tôi sẽ không ân hận khi nghe "điểm danh" đến tên mình, bởi đời tôi cho tới giờ chưa hề làm hại ai và cũng không hổ thẹn khi nghĩ lại quãng đời mình từng trải qua. Tôi luôn giữ và mang theo mọi tình cảm đẹp đẽ, mọi nỗi niềm chan chứa yêu thương với tất cả mọi người. Rồi tôi sẽ lại được bay lượn tự do trong không trung như "tinh cầu bay trong đêm trăng" trong lời hát của cố nhạc sỹ Văn Cao, Tôi tự hào vì những công việc, những cương vị tôi từng được tham gia, vì tôi đã từng cống hiến, từng sống có ích, tôi tự hào vì tôi từng là phi công tiêm kích."


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 30 Tháng Năm, 2016, 09:47:27 am
Cuốn sách đã tập hợp những bài viết đã đăng tải trên:

        +   Phi công tiêm kích (phần 1): http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=24255.0

        +   Phi công tiêm kích (phần 2): http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=26488.0
Là 1 cuốn tự truyện rất chân thật về cuộc sống học tập và chiến đấu của lớp phi công VN trẻ trung nhưng anh hùng trong cuộc chống chiến tranh phá hoại của KQ Mỹ bảo vệ miền bắc VN.
Rất cảm ơn Giangtvx đã số hoá tác phẩm để cho bạn đọc xa gần có điều kiện tìm đọc sách. Cũng mong anh Phi công tiêm kích tiếp tục cho ra đời nhiều tác phẩm hơn nữa. Những câu chuyện chiến đấu mà các anh đã trải qua đều là những kinh nghiệm trả bằng máu xương của thế hệ đàn anh sẽ giúp ích rất nhiều cho thế hệ các phi công VN hiện nay trong sự nghiệp bảo vệ bầu trời Tổ Quốc.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 30 Tháng Năm, 2016, 09:49:20 am
Chào bác TranPhu341 !
Nghe xong chuyện của bác kể thì tôi thấy rằng, vậy là bác đã "vượt mặt" qua biên đội 2 chiếc MiG-21 khi cất cánh rồi. Khi cất cánh thì hầu hết là phải bật tăng lực. Riêng tiếng gầm của nó đã làm đinh tai nhức óc chứ đừng nói đến việc luồng lửa của nó với sức nòng cả ngàn độ phụt ra phía sau tới mấy chục mét nữa. Bác TranPhu341 nhanh nhẹn chứ không thì dễ bị nó đè bẹp và thui đen rồi. Nếu mới chạy đà, khi phát hiện chướng ngại vật thì có thể tắt tăng lực, kéo cửa dầu về vị trí nhỏ nhất rồi bóp phanh để dừng máy bay, chứ đã chạy một quãng, tốc độ tăng gần đến thời điểm nhấc bánh mũi máy bay thì đành chịu, phải cố cho máy bay tách đất mà thôi. Lại nói đến chuyện phanh trên máy bay. Các máy bay MiG-17, MiG-19, MiG-21 ... đều có phanh cả. Hai chân của phi công đặt trên hai pê-đan. Nếu hai chân để bằng nhau rồi bóp phanh (ngay trên cần lái) thì máy bay giảm ngay tốc độ lại. Nếu muốn vòng sang trái thì chân trái đạp pê-đan và bóp phanh. Ngày đầu tiên tập lăn trên đường lăn sau khi hoàn tất các thủ tục kiểm tra mặt đất, tập nổ máy tắt máy là ngày hồi hộp lắm. Tôi cứ nghĩ, lăn thì có gì là khó đâu. Vậy mà khó ra trò. Lần đầu tập lăn, tôi không thể nào cho máy bay chạy thẳng được mà nó cứ ngoằn ngòa ngoằn ngoèo, mặc dù mình đã sử dụng hai chân và cần phanh khá phù hợp. Thày giáo dạy bay của tôi là giáo viên giỏi và là người rất hóm hỉnh. Lúc nhận xét về chuyện lăn, thày hỏi tôi :"Bên nước cậu có nhiều trâu bò, đúng không ?". - "Đúng ạ !" - tôi trả lời. "Vậy cậu có bao giờ nhìn thấy con bò đực nó vừa đi vừa đái thế nào không ?". Tôi đỏ mặt, đoán ngay chuyện có liên quan tới việc chạy lăn của mình nên không trả lời mà chỉ gật đầu. Thày vừa cười vừa nói : "Cậu chạy lăn chẳng khác gì vệt nước đái của con bò đực khi nó vừa đi vừa đái !". Tôi xấu hổ vô cùng, cứ nghĩ rằng chạy lăn thì có gì đâu, nếu máy bay nó lệch sang trái thì mình đạp chân phải rồi bóp phanh để chỉnh nó chạy vào giữa vạch là xong. Vậy mà tới lúc thực hành thì khó ra trò. Các học viên khác cũng trong tình trạng như tôi cả, cũng ngoằn ngoèo chẳng kém. Phải mất mấy chuyến sau tập lăn thì bấy giờ mới đâu vào đấy. Nó cũng giống như cái chuyện nhìn đường chân trời ở trên trời mà tôi từng kể.
Cám ơn Phó Cối đã quan tâm, quan sát và phát hiện ra tôi. Chắc hôm ấy Phó Cối xem trên chương trình QPVN. Tối qua, VTV4 có đưa tiếp chương trình các phi công Mỹ sau khi gặp tướng Nguyễn Đức Soát thì có đến thăm gia đình phi công Nguyễn Văn Ngãi - người phi công hy sinh hôm 10-5-1972. Sau chiến tranh bao nhiêu năm rồi, bây giờ mọi người cũng đã già hết cả rồi nên gặp lại nhau không còn như là các đối thủ trên trời nữa mà là các câu chuyện ở dưới mặt đất với những câu chuyện liên quan đến tình người, đến vấn đề nhân nghĩa ...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Năm, 2016, 01:36:44 pm
Cuốn sách đã tập hợp những bài viết ...


        Cuốn sách không chỉ thuần túy là "tập hợp" đâu mà nó có bố cục chặt chẽ, sâu sắc và lắng đọng. Bác ấy không chỉ nghịch ở ngoài đời mà còn "nghịch" cả khi viết sách nữa nên rất sống động:

        Thằng đầu mệnh Mộc, thằng thứ hai mệnh Thuỷ, tôi mệnh Thổ, vợ tôi mệnh Kim. Kể có một  đứa mệnh Hoả nữa thì gia đình tôi dầy đủ ngũ hành, rồi tha hồ mà tương sinh, mà tương khắc! Thằng anh tên là Hùng, tôi định đặt tên thằng em là Hục! Huy Hùng Hục - tên ba bố con gọi kế cũng vần mà hay ra trò! Đang yếu như thế mà vợ tôi cũng phải bật cười, hỏi thế nếu đẻ thằng nữa thì sẽ đặt tên là gì. Tôi trả lời luôn: là Huých, Hích hoặc Húc gì đó! Sau rồi vợ tôi đặt cho là Hậu - Nguyễn Công Hậu! Đứa đầu đệm là Phi đứa sau đệm là Công để làm kỷ niệm cuộc đời phi công của tôi. Dầu sao đấy cũng là những dấu ấn khó quên!

       Không những thế mà chúng ta còn được cảm thụ những vần thơ của bác Phicôngtiêmkích, cũng nghịch ngợm chẳng kém gì cái nghịch trong văn xuôi:

                Em là ngọn gió ban chiều

                Còn tôi là một cánh diều đứt dây

                Bực, buồn, bướng bỉnh đảo quay

                Liệu em chỉnh được hưởng bay cho thuần?


        Đặc biệt bài "Đừng so thêm đũa nữa!" thì ... nhưng thôi, để các bác tự tận hưởng vậy.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 30 Tháng Năm, 2016, 02:05:31 pm
Cũng mong anh Phi công tiêm kích tiếp tục cho ra đời nhiều tác phẩm hơn nữa...

        Sắp số hóa (khoe trước một tí):

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Nguyen%20Cong%20Huy/Bia%20-%200003_zpsfjzur4u4.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Nguyen%20Cong%20Huy/Bia%20-%200002_zps7yxtjgac.jpg)

        Những cuốn:  "Tiêm kích sống bằng chiến trận", "Những phi đội bay về phía Tây", "Nghịch lí thế kỷ XX", "Những điều bí ẩn của thế kỷ XX" không tìm được. Bác Phicôngtiêmkích còn cuốn nào không?




Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 06 Tháng Sáu, 2016, 10:12:57 pm
Chào Giangtvx !
Tôi mất mấy ngày ở ẩn trên núi. Cũng vì dưới đồng bằng nóng quá, tiếc tiền điện khi sử dụng điều hòa nên "phi" lên chốn thâm sơn cùng cốc là hơn. Nay thấy thời tiết đã "hạ hỏa" thì tôi "hạ sơn". Về nhà thấy Giangtvx và các đồng đội thăm nhà tôi mà tôi lại đi vắng thì lấy làm cảm động lắm. Mấy cuốn tôi dịch đã lâu nên cùng lắm chỉ còn trong Thư viện Quân đội và ở nhà các bạn hữu của tôi khi tôi tặng họ. Năm rồi, một số bạn tôi định cho tái bản, nhưng gặp một số rắc rối nên thôi. Cuốn tôi dịch gần đây nhất là cuốn "Những anh hùng bầu trời Hắc Hải" nói về các phi công của Hải quân (Hạm đội Hắc Hải) Liên-xô trong chiến tranh thế giới thứ hai. Ngặt một nỗi là không tìm được tác giả để xin phép (tác giả chắc thuộc lớp U90 rồi). Mà không có ý kiến từ tác giả thì nhà xuất bản cứ lắc đầu quầy quậy. Chán vậy đó !. Chẳng hiểu Giangtvx có thể chắp nối hộ được không ?.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 11 Tháng Sáu, 2016, 09:32:04 pm
Bác phicongtiemkich ơi, có phải là phi công không được phép chơi bóng đá không và tại sao lại như thế ạ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 11 Tháng Sáu, 2016, 10:34:40 pm
Giang tvx thân mến !
Phi công không được chơi bóng đá vì có lí do của nó là bảo vệ đôi chân. Khi chơi bóng đá, chân rất dễ bị tổn thương. Điều này ảnh hưởng lớn đến phi công, không chỉ cần có đôi chân lành lặn để sử dụng phanh khi chạy lăn dưới đất, mà còn phải sử dụng các bánh lái ở trên không, rồi nhỡ ra, trong trường hợp khẩn cấp cần phải nhảy dù rời bỏ máy bay thì vấn đề tiếp đất là cả một chuyện hệ trọng. Mà không chỉ tiếp đất, có những trường hợp phải tiếp nước, rồi tiếp rừng, tiếp các vách đá v. v... Cho nên, cần phải có đôi chân thật lành lặn, khỏe mạnh và nhanh nhẹn. Đoàn bay của tôi cũng có một số anh trước đó từng là cầu thủ bóng đá của đội "Thể công ttẻ", nhưng nhìn chung, khi vào đời bay thì không thể đi đá như ngày xưa được, cho dù có "ngứa nghề" đến mấy đi chăng nữa.
Những môn thể thao của bọn tôi được khuyến khích là đu quay (để rèn luyện tiền đình), bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn, xà, tạ, bơi lội ... cốt cho sức lực thật dẻo dai và các phản ứng nhanh nhẹn. Thế thôi, Giang tvx ạ !. Mà khi chơi bóng rổ là cũng có lúc "đụng độ" đến đổ máu đấy. Chẳng là có anh tay chân rất khuềnh khoàng, khi tranh bóng hoặc khi lên rổ là dễ va chạm với cầu thủ khác. Đã có lần có bài thơ (dạng vè viết báo tường) về chuyện đụng độ ấy như sau :

"Ngày Xuân quả thụi đưa thoi / Thằng Lê Toàn Thắng suýt lòi con ngươi / Mặt ròng ròng những máu tươi / Hẩm hiu thay phận con người đẹp trai ..."

Khi nào có dịp thì tôi sẽ kể những "giai thoại" về những chuyện này. Còn bây giờ thì xin phép dừng vì tôi đang bận quá !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Sáu, 2016, 07:41:15 am
Bác Phicôngtiêmkích còn giữ được cái huy hiệu nhảy dù, huy hiệu bay của Liên-xô, ... nào không?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Sáu, 2016, 08:35:30 am
        AK47 là loại súng khi bắn có độ tản mát cao. Khi bắn điểm xạ ở cự ly 100 m thường thì chỉ trúng được viên đạn đầu, do súng nảy lên mạnh, viên thứ 2 thường bay vọt qua phía trên của bia. Cũng có trường hợp trúng cả 2 viên khi người bắn ghì chắc súng và viên đầu ngắm vào phần thấp nhất của bia, viên thứ 2 có thể trúng phần trên của bia.

        Bắn bài 2 bác binhyen1960 (https://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=9907.msg152336#msg152336) mô tả như sau:

        "12 viên đạn chia ra nhiều nhất là 6 loạt đạn mỗi loạt điểm xạ 2 viên , trong khi bắn bắt buộc phải bắn điểm xạ liên thanh 2, 3 viên cho 1 loạt đạn (nếu để tắc cú coi như phạm quy) ... nằm tại bệ cho phép bắn từ 1 đến 3 loạt đạn bắt buộc phải điểm xạ thấp nhất 2 viên trở lên , xong cắm cờ đứng dậy chờ kết quả , nếu báo bia có viên đạn trúng bia thì mới được tiếp tục bắn , nếu sau 3 loạt đó không viên nào trúng bia thì xin mời về không cho bắn vận động tiếp theo . Kết quả có viên đạn trúng bia ta được phép vận động... cự ly là 200m cho 3 lần bia hiện ra , khi bia ẩn ta lại vận động khi hiện ra tư thế của ta là quỳ bắn, còn 3 loạt đạn nữa nếu ta là người bắn điểm xạ tốt mỗi loạt chỉ 2 viên... Cách bắn bài 2 không tính bằng điểm mà tính bằng viên đạn trúng bia , vẫn gọi là rách áo ăn tiền"

        Với cách bắn như vậy, người nào bắn giỏi lắm thì trúng được 6 viên (tôi chưa bao giờ được 6 viên cả). Trúng được 7 viên, 8 viên chắc rất khó có thể có. Vậy mà kết quả bắn của bác Binhyen1960 (theo lời bác kể) như sau:"Tôi đã từng bắn đạt 11 viên khi hội thao bắn đạn thật bài 2 của F7"

        "Đó là điều không thể! Đó là thằng cha khoác lác!" - Mọi người nghe xong đều nghĩ như vậy.

        Tuy nhiên điều "không thể" ấy lại là ... có thể. Với một cách bắn hợp lý có thể đạt được điều đó. (Bác Binhyen1960 đâu rồi, vào xác nhận và nói cách bắn của mình cho mọi người nghe đi chứ).

        Trong cuốn "Thanh kiếm bầu trời" (sắp được số hóa) có chi tiết như sau:
 
        "Trong phong tráo thi đua bắn giỏi, anh Hồng Nhị đã đoạt giải nhất khi bắn bia “lỗ châu mai” bằng súng AK Tổng số 15 viên đạn, bắn 3 loạt thì 14 viên trúng bia. Anh em trong đơn vị sáng tác kịp thời bài hát “Nguyễn Hồng Nhị bắn rất hay” để động viên phong trào thi đua" (Nguyễn Hồng Nhị là Anh hùng LLVTND)

        Như ta đã biết, AK bắn loạt thường chỉ trúng viên đầu. Những viên sau rất khó trúng. Vậy làm sao bắn trúng được tới 14/15 viên/3 loạt. Bia đó có to không, cự ly là bao xa, hay có cách bắn đặc biệt? Bác Phicôngtiêmkích có thể nói rõ hơn cho mọi người được biết không ạ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 16 Tháng Sáu, 2016, 09:38:12 pm
Giangtvx thân mến !
Hiện nay, tôi vẫn còn giữ được chiếc huy hiệu dù - chiếc huy hiệu được phát ngay sau khi nhảy dù chuyến đầu tiên tiếp đất an toàn. Nó được trang trí hình chiếc dù căng gió, trên đỉnh dù là ngôi sao đỏ với hình búa liềm ở chính giữa. Dịch dưới một chút của vòm dù trắng là chiếc máy bay vận tải Li-2 bay ngang qua (loại máy bay này thường chở học viên tập nhảy dù mà). Dưới cùng là hình người hai tay đang nắm hai quai dù với tư thế chuẩn bị tiếp đất. Trừ vòm dù là màu trắng, còn đâu tất cả nằm trong nền màu xanh thẳm của bầu trời, Giangtvx ạ !
Việc anh hùng Nguyễn Hồng Nhị bắn giỏi thế nào thì đã được chính anh ấy viết trong nhật ký, đã được ghi nhận trong đơn vị và đã có bài hát sáng tác về việc ấy để động viên kịp thời. Khi anh ấy bay trên MiG-17, anh ấy cũng từng là người bắn giỏi của đoàn bay, từng được biểu dương trên tờ báo tường ngay ngoài sân bay trong ban bay (tờ báo với cái tên "Bô-e-vôi lis-tôc" - tờ chiến đấu). Nói thực, tôi chưa bao giờ bắn AK cả nên không biết cái khó của nó khi bắn. Tôi chỉ sử dụng súng ngắn K-59 mà thôi và cũng thường 3 phát là 27 điểm.
Tôi biết được đến đâu thì thưa chuyện đến đấy. Có gì thì lại xin được thưa tiếp ở những lần tới !...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phó cối trong 16 Tháng Sáu, 2016, 11:23:28 pm

                            Chào bác phi công tiêm kích

  Chào bác giang TVX thấy bác nói đến bắn súng AK47 em cũng xin phép các bác cho em được hóng hớt một
  tý .về bắn bài hai thì ngày xưa em ở huần luyện cũng đã bắn rồi nhưng em muốn kể về bắn bài C bộ binh
  vận động tấn công lúc đó em là hỏa lực DKZ 82 còn bộ binh cũng bắn có 15 viên đạn cũng là bắn rách áo ăn
  tiền nhưng khi vận động bắn nhiều ông lính nhà ta vận động nhanh quá đến nỗi khi bia hiện ra chỉ còn cách
  bia co độ 2m nên bắn chả mất viên đạn nào có bia dính 3-4 viên vì bắn 2 loạt mà bia hiện lần hai thì ông ấy
  còn bật lê lên vừa bắn vừa chọc .riêng em hôm đó bắn dk82 khi giá súng không để ý gờ đất đằng sau khi
  bắn hơi nó phản lại làm bục chỉ hai ống quần và đũng quần khi bắn song về hai ống quần bay phấp phới cả
  đơn vị được một mẻ cười vỡ bụng 


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Sáu, 2016, 12:48:25 am

Tôi biết được đến đâu thì thưa chuyện đến đấy. Có gì thì lại xin được thưa tiếp ở những lần tới !...

Chết! chết! chết! bác nói thế này thì làm sao em dám hỏi gì nữa  :o


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: lixeta trong 17 Tháng Sáu, 2016, 09:22:05 am
Chào bác Phi công tiêm kích!
Những ngày vừa qua, cả nước đang nóng lên xung quanh chuyện chiếc máy bay SUMK2 bị rơi, một phi công vẫn còn mất tích; tiếp đó, chiếc máy bay tìm kiếm, cứu nạn vào loại hiện đại nhất CASA212 lại bị rơi. Trước đó, một máy bay dân dụng bay từ ĐN ra Hà Nội mà sao lại phải sang tận Viên Chăn để hạ cánh nhờ. Rồi hôm qua nữa, tần số đài không lưu TSN bị sóng lạ 'đè" gần 20 phút...
Có cái gì đó không bình thường ở đây? Rất mong được nghe cao kiến của bác!
Xin cảm ơn!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Sáu, 2016, 09:33:01 am
Tin nhắn của thành viên hoangvinhchau gửi tới bác Phicôngtiêmkích

Hôm nay vào QSVN cháu đã bỏ cả trận bóng EURO (Séc - Croatia) để đọc một lèo hết hồi ký của bác. Bác bằng tuổi bố cháu (Đinh Hợi - 1947), bố cháu đã mất 13 năm trước. Cháu như được sống trong một thời hào hùng của đất nước! Cảm ơn bác đã cho cháu biết thêm cuộc sống của một phi công tiêm kích, của một Anh Hùng Không Quân. Cháu cũng hay đọc đi đọc lại những bức thư, nhật ký của bố cháu. Chú ruột của cháu cũng là một liệt sỹ trên chiến trường KPC, bố cháu là chuyên gia làm đường, ở bên Lào 9 năm rồi về nước làm việc cho đến lúc mất.
Một lần nữa cảm ơn bác về hồi ký này!
Cháu! Hoàng Huy Hùng.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Haianh_od trong 18 Tháng Sáu, 2016, 11:50:12 am
Chú có tên cuốn sách dịch bằng tiếng Nga và tác giả không? Những anh hùng bầu trời Hắc hải cháu tra trên mạng không thấy? Bọn cháu bên này có hoạt động gắn với các chuyên gia quân sự bạn đã từng sang giúp VN. Sự thật là các cụ trước còn đông nay cũng giảm dần. Trong số họ có vài người về PKKQ có thể hỏi được tin tức về tác giả cuốn sách đó. Nếu tác giả mất có thể xin bản quyển từ gia đình họ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: longtrec trong 18 Tháng Sáu, 2016, 04:02:21 pm



Chào các bác CCB! Chào bác Phi công, vâng em cũng rất muốn được xem những phân tích có tính kỹ thuật của người trong nghề về những " cái dủi" gần đây của KQVN.


Bạn Haianh_od! "Những anh hùng bầu trời Hắc Hải" có thể là lời dịch đã Việt hóa, nếu bệ nguyên dạng như vậy bạn sẽ không tìm được kết quả đâu, hãy thử từ khóa "Под нами - Черное море" . Hy vọng bạn tìm thấy cuốn sách cần tìm!
Nói tới đây tôi nhớ tới bài hát hào hùng của LX sáng tác trong thế chiến 2, được các dịch giả VN dịch  rất Việt hóa mà lại không mất đi chất thơ , rất da diết hào hùng của bài hát.

Расцветали яблони и груши,
Поплыли туманы над рекой.
Выходила на берег Катюша,
На высокий берег на крутой.

Kẻ Thất phu lỗ mãng như tôi chắc sẽ dịch: Khi hoa táo, hoa lê nở, sương giăng trên sông, Kachiusha bước ra bờ sông.... chứ không mượt mà như:" Đào vừa ra hoa cành lá gió đưa vầng trăng tà.Ngoài bờ sông màn sương trắng buông lững lờ".


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Haianh_od trong 19 Tháng Sáu, 2016, 03:05:16 am
Nếu đúng là quyển Под нами - Чёрное море của Денисов Константин Дмитриевич thì cụ đã mất 1988. Cụ sinh ở ngoại ô Moscow việc tìm gặp gia đình xin bản quyền dịch chắc khó chú Huy ạ. Cám ơn bác Longtrec đã gửi tên sách!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Sáu, 2016, 03:59:42 pm
Bác Phicôngtiêmkích ơi cho em hởi một tí: Cuốn "Thanh kiếm bầu trời" (http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=30148.msg509244#msg509244) ở trang bìa ghi là "Nhà xuất bản Văn học" nhưng trang kế tiếp (trang có chữ ký của bác) lại ghi là "Nhà xuất bản Lao động" vậy nhà xuất bản nào in cuốn đó hả bác?  


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 20 Tháng Sáu, 2016, 09:06:24 pm
Mấy ngày qua tôi vướng việc ở quê. Mấy cụ cao niên lần lượt ra đi rồi tiếp là các đám giỗ nên bây giờ mới ra đến HN và mới lần đến máy. Thấy các đồng đội hỏi và quan tâm đến tôi nhiều, tôi cảm động lắm. Chuyện thứ nhất là chuyện buồn của Quân chủng KQ. Nếu muốn biết cụ thể ra làm sao thì phải đợi khi tìm được "hộp đen", phải phân tích kỹ càng thì mới có câu trả lời xác thực được. Bản thân tôi cũng phải chờ đợi thôi. Tôi rời Quân chủng KQ từ năm 1993, tới nay cũng đã nhiều năm rồi. Tuy luôn theo dõi mọi thay đổi và biến chuyển của Quân chủng nhưng để biết thật chi tiết thì không thể bằng khi mình còn tại ngũ được. Mà khi tại ngũ thì tin tức cũng tùy từng cương vị mà biết nhiều hay ít. Cho nên, với tôi thì "biết cụ thể thì ... thưa thốt, bằng không, có khi lại ... dựa cột ... ăn đạn !". Vừa nãy thấy nhà báo Mai Phan Lợi bị kỷ luật, thu thẻ nhà báo thì đúng là "lợi thì có lợi mà răng không còn" thật !!!.
Cuốn tôi dịch về các phi công Hải quân của Hạm đội Hắc Hải, vì tôi không có phông tiếng Nga ở máy này nên xin phiên qua bằng tiếng Việt là : "Gherôii Trêrnơvơ Nheba" do nhà xuất bản Hêlipôt, Sanh Petecburg xuất bản. Tôi đang liên hệ với người ở Sanh Petecbua để nhờ tìm tác giả - tướng Vaxili Ivanôvich Minacôp - người phi công Hải quân từng tham gia chiến tranh thế giới thứ 2 ngay từ ngày đầu cho tới ngày cuối chiến tranh và về sống ở Sanh Petecbua. Nếu ông còn sống thì năm nay khoảng 96-97 tuổi. Nếu có gì khó khăn, tôi sẽ nhờ Haianh old giúp nhé !. Dịch thuật là cả một vấn đề lớn, nhất là dịch thơ. Những bài hát của Nga đều được phổ từ thơ nên ngôn từ chau chuốt lắm. Cachiusa chính là tên một cô gái Nga về sau được đặt tên cho giàn hỏa tiễn (nó cũng như các tên bão đều mang tên phụ nữ ấy mà). Cho nên, những ngôn từ chỉ về người và vũ khí nó cứ hòa lẫn. Chuyện dịch đòi hỏi phải phân tích kỹ càng là vậy. Còn việc Giangtvx hỏi tôi về bìa sách "Thanh kiếm bầu trời". Xin thưa là nó được NXB Lao động xuất bản, nhưng khi nối bản thì có chút sai sót về việc in ấn. Tôi có phát hiện, nhưng thấy nhỏ quá nên thôi không cằn nhằn. Cám ơn Giangtvx đã tinh mắt phát hiện và đã cho ý kiến góp ý.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 20 Tháng Sáu, 2016, 09:28:00 pm
Cám ơn thành viên Hoàng Huy Hùng đã cho cảm tưởng về cuốn tự thuật của tôi. Thực ra, cuộc sống của các phi công tiêm kích hồi chiến tranh ít được đề cập đến phần đa là do phải giữ bí mật công tác nên chẳng mấy ai biết chi tiết. Gian nan thì nhiều lắm, tôi chỉ dám mạnh dạn đề cập những gì liên quan đến chính bản thân mình thôi. Chuyện của lính, chuyện chiến trường thì nói hoài biết bao giờ hết được. Hoàng Huy Hùng thông cảm và chia sẻ với tôi vậy là quý lắm, tôi xúc động lắm !

Đoạn trước, tôi có đề cập đến việc bão mang tên phụ nữ thì thấy thế này. Có lẽ, chỉ mỗi Việt Nam là gọi bão theo số (cơn bão số 1, cơn bão số 2...) còn thì thế giới đều gọi tên bão theo tên các phụ nữ, các cô gái (chắc đều dịu dàng, xinh đẹp)... Chắc là, có sự giống nhau giữa các cơn bão và các quý cô. Và người ta đã tìm ra kết luận về sự giống nhau như sau: Bão và phụ nữ đều hình thành từ các vùng bí hiểm và từ những nguyên nhân bí hiểm. Đường đi của bão và của phụ nữ đều không thể đoán trước. Cả phụ nữ và bão đều có thể bất ngờ mạnh lên. Cả bão và phụ nữ đều có kèm theo mưa. Cả hai đều có thể gây hại cho cây cối, nhà cửa, hoa màu... Rồi, trước khi bão tới và trước khi phụ nữ  nổi giận, trời rất đẹp. Vật thổi tung trước tiên thường là quần áo. Phương pháp đề phòng tốt nhất là đóng cửa ngồi im trong nhà. Có nhiều tiếng nức mạnh... Cuối cùng là muốn tồn tại đều phải biết sống chung... Đấy chính là 10 điều họ giống nhau.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 20 Tháng Sáu, 2016, 09:43:30 pm
tôi có đề cập đến việc bão mang tên phụ nữ thì thấy thế này. ... Cuối cùng là muốn tồn tại đều phải biết sống chung... Đấy chính là 10 điều họ giống nhau.

Chị Yên có hay vào trang này không bác?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 21 Tháng Sáu, 2016, 08:41:43 pm
xuanv338 chào anh phicongtiemkick. Mấy hôm nay buồn nẫu ruột vì sự mất mát không bù đắp trong thời bình của QC PK. Ngẫm lại mới thấy sự hy sinh của lính nhà trời , sự nguy hiểm trong chiến đấu mặt đối mặt với kẻ thù trong những trận không chiến khốc liệt ngày xưa. Thật ngưỡng mộ các anh phi công tiêm kích thời đánh Mỹ. Một tập thể phi công ccchir học trên bầu trời, học từng trận chiến mà tất cả các anh đã đều là phi công cấp 1. Giờ bay thì chẳng tính làm gì. Vì các anh  bay  tham chiến không kể ngày đêm. Thấy thương phi công tiêm kích quá!. Nhân ngày em trở về trang nhà. xuanv338 xin được chia sẻ với các anh phicongtiemkick thế hệ vàng son về những mất mát của QC hôm nay, những người kế tiếp các anh. xuanv338 xin chúc cho riêng anh phicongtiemkick của nhà mình. Khỏe mạnh, vui vẻ, viết nhiều thêm những cuốn tự chuyện cho những anh hùng phi công một thời oanh liệt.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: qtdc trong 22 Tháng Sáu, 2016, 07:26:56 am
Cuốn của bác phicôngtiêmkích đây, nghe nói đó là cuốn thứ 15 của V.I.Minakov, một phi công ném bom trong Thế chiến 2 nhưng lại có cả thành tích không chiến bắn rơi máy bay địch:
(http://funkyimg.com/i/2dfsB.jpg) (http://funkyimg.com/i/2djKV.jpg) (http://funkyimg.com/i/2djM5.jpg)

Hôm nay là ngày 22 tháng 6, ngày mà người Nga vô cùng ngán sợ, ngày mà người Đức đã "tàn sát" KQ LX cả trên bầu trời lẫn mặt đất. V.I. Minakov đầu tiên là phi công hải quân hạm đội Thái Bình Dương. Sau đó chuyển sang hạm đội Biển Đen, thực sự bắt đầu tham gia chiến đấu trong Thế chiến 2 ở đây, trên cương vị phi công lái máy bay phóng ngư lôi-thủy lôi Il-4T, kết thúc chiến tranh trên cương vị thượng úy cận vệ, phi đội phó. Có một thuyền trưởng tàu ngầm hạm đội Thái Bình Dương thời Chiến tranh Lạnh kể rằng, vào ngày cuối cùng của Thế chiến 2 tại hạm đội Thái Bình Dương, bố ông ấy, khi đó là phi công lái máy bay phóng thủy lôi của hạm đội, đã thả ngư lôi đánh chìm một tàu ngầm...của chính hạm đội mình, vì lỗi nhận định nhầm đó là tàu ngầm...Nhật. Cương vị sau chiến tranh của V.I.Minakov là Phó tư lệnh thứ nhất LLKQ hạm đội Biển Bắc, cố vấn tổ chức LLKQ hải quân cho CH Ả rập thống nhất của Nat-xe, giám đốc chi nhánh Viện nghiên cứu khoa học hàng không-vũ trụ trung ương số 30 của BQP LX tại Leningrad, phó giáo sư, phó tiến sĩ khoa học hải quân, quân hàm thiếu tướng không quân (từ 1958 đến khi chuyển ngạch dự bị 1985, tức là cụ được đeo quân hàm thiếu tướng tại ngũ...những 27 năm). Cụ V.I.Minakov (1921-...) hiện vẫn sống tại quận Vyborsky thành phố Saint-Peterburg, là AHLX đã tham gia Thế chiến 2 có tuổi cao nhất còn sống tại Saint-Peterburg, LB Nga. Bạn nào đang ở gần đó mà có điều kiện thì cố gắng giúp bác phicôngtiêmkích liên hệ với cụ.
Thông tin chính thống trên cổng thông tin điện tử của thành phố Saint-Peterburg nơi cụ sống:
http://old.gov.spb.ru/gov/admin/terr/reg_viborg/Pobeda/minakov
...và trên trang "Các Anh Hùng của Tổ Quốc":
http://www.warheroes.ru/hero/hero.asp?Hero_id=6382


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 23 Tháng Sáu, 2016, 09:36:07 pm
Cám ơn qtdc đã cung cấp thêm những thông tin để các đồng đội và các bạn giúp tôi tìm được tác giả - tướng Minacôp. Ngày hôm qua - 22-6, Nga đã tổ chức kỷ niệm ngày đất nước bị phát xít Đức tấn công. Hồi tôi học ở bên kia, tôi đã được đọc về những người Anh hùng của pháo đài Bret rồi xem phim "Khát" ..., càng thấu hiểu sự hy sinh cao cả của những người con Xô-viết trong chiến tranh.
Hy vọng Haianh old qua thăm "nhà" tôi sẽ biết cụ thể hơn về cuốn sách tôi đã dịch.
Cám ơn Xuanv338 đã chia sẻ niềm tiếc thương và buồn đau với cánh phi công tiêm kích bọn tôi. Khi tôi đọc bài "Xin mẹ hiền trả lại các anh" của Vũ Phương Trang thì tôi không sao ngăn được dòng nước mắt. Tôi thực sự cảm ơn Trang và thán phục Trang vì đã nói hộ cho nhiều người. Tôi cũng là người làm thơ nhưng không viết được như Trang nên thấy mình càng buồn hơn trong khung cảnh thế này. Mất mát xảy ra trong thời nào, dù thời chiến hay thời bình thì cũng đều đau thương, nhưng trong thời bình, cái đau thương ấy nó dai dẳng khôn nguôi vì các phi công đã có gia đình, vợ con nên sự mất mát nặng nề hơn khi bọn tôi đánh nhau chỉ có một thân một mình. Tôi luôn kính cẩn nghiêng mình trước anh linh các phi công đã xếp lại "đôi cánh của mình" trong mọi hoàn cảnh, mọi thời cuộc. Tôi thấy nỗi đau ấy như là của chính mình vậy...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 23 Tháng Sáu, 2016, 09:53:50 pm
Khi tôi đọc bài "Xin mẹ hiền trả lại các anh" của Vũ Phương Trang thì tôi không sao ngăn được dòng nước mắt. Tôi thực sự cảm ơn Trang và thán phục Trang vì đã nói hộ cho nhiều người. T

Xin chuyển về trang nhà để chúng ta cùng suy ngẫm:

        Vũ Phương Trang:

        Bố Khải ơi...con hỏi bố chuyện này:
        Sao bố cứ nằm im mãi thế?
        Xong chuyến bay lần nào bố cũng kể,
        Sao hôm nay bố chẳng nói câu gì?
        Bố Khải ơi.... Bố mở mắt ra đi...
        Bố đã ngủ mấy ngày rồi đó!
        Bố kể rằng kỉ cương quân đội khó...
        Ăn ngủ, nghỉ ngơi, phải đúng giờ mà?
        Bố Khải ơi.... Nhà mình có ít người
        Bố bảo con sẽ có thêm em bé...
        Bố con mình sẽ cùng thương yêu mẹ
        Và cả em con... em sắp chào đời!
        Bố bảo rằng mẹ đã quá thiệt thòi
        Bố con mình phải chở che cho mẹ,
        Vợ bộ đội, mẹ can trường mạnh mẽ,
        Gánh vác việc nhà mẹ chẳng được nghỉ ngơi,
        Bố Khải ơi .... Qua nay rất nhiều người,
        Đến nhà chơi... Sao lạ lùng đến thế?
        Toàn hỏi bố thôi... con tự hào khoe, kể,
        Bố của con tung cánh sắt giữ trời...
        Họ nhìn con...ôm ấp....rồi cười,
        Xong lại khóc ... Nói thương con bé bỏng,
        Con chẳng hiểu sao họ nói: chờ, trông,ngóng?
        Bố bay bao lần.... Họ có đến thế đâu?
        Bố Khải ơi.... vải chưa hái hết đâu,
        Ông bảo rằng chờ bố về thu hoạch,
        Bắc Giang mình vải ngọt thơm chín mọng,
        Ông chẳng thu... nhất quyết đợi bố về,
        Bố Khải ơi... bố công tác xa quê,
        Nhiều chuyện quá chừng...chắc rằng bố muốn kể,
        Ông với mẹ và con chỉ mong có thế
        Bố về, ăn cơm, kể chuyện bầu trời...
        Bố Khải ơi... mọi người đến đủ rồi,
        Hay nhà mình hôm nay mở tiệc?
        Chắc bố khoe con, chăm ngoan, đoàn kết,
        Nên các cô, các chú đến chúc mừng,
        Nhưng bố ơi con thấy lạ quá chừng,
        "Hoa họ tặng"... sao to đùng thế nhỉ?
        Rồi mắt ai cũng đỏ ngầu, đẫm lệ,
        Con thưa, bố Khải ngủ rồi, con gọi mẹ tiếp thay!
        Bố Khải ơi... trời nóng có lạnh đâu,
        Sao bố cứ đắp chăn, trùm kín mặt?
        Bố kéo xuống đi, rồi nằm nghiêng cho dễ thở,
        Con dễ ôm hôn, dễ ngắm bố cười,
        Bố Khải ơi... hôm nay chủ nhật rồi,
        Bố có biết hôm này ngày của bố?
        Bố hứa con ngoan, bố về cho đi phố,
        Con ngoan mà... bố dậy cõng con đi,
        Bố Khải ơi... Sao bố chẳng nói gì?
        Con đã nói ngàn lời: "Con Yêu Bố!"
        Bố không nghe thấy, hay giận con gì vậy?
        Sao bố lặng im.... Sao bố chẳng nói gì???


Đọc xong bài thơ mà không làm được gì nữa.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 23 Tháng Sáu, 2016, 10:24:33 pm
xuanv338 cũng đã đọc nhiều lần bài thơ này trang fb. Càng đọc càng thấy nhói đau và không cầm nước mắt. Chỉ biết nói lời sót xa, thương , tiếc. anh phicongtiemkick ạ. Những ngày qua em đọc thêm nhiều, hiểu thêm về lĩnh vực không quân qua sự đau lòng vừa xảy ra với hai máy bay và 10 phi công. Bây giờ càng hiểu sâu sắc về người lính trên trời, càng ngưỡng mộ các anh. Đêm nay em lại đọc lại thêm lần cuốn tự truyện" Tôi từng là phi công tiêm kích".


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 24 Tháng Sáu, 2016, 05:24:21 pm
Cám ơn tất cả các đồng đội đã chia sẻ ! Mắt tôi nhòa lệ rồi, tôi chẳng nhìn thấy bàn phím nữa. Không gõ nổi đâu !!!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 29 Tháng Sáu, 2016, 09:07:25 am
Hôm rồi, khi mấy anh em chúng tôi có dịp ngồi với nhau, sau một hồi "trà dư tửu hậu" thì có anh hỏi tôi : "Sao ông đưa sự giống nhau giữa bão và phụ nữ mà không đưa sự khác nhau. Rồi sao lại chỉ có nói đến phụ nữ mà không nhắc gì đến cánh đàn ông ?". Vậy hôm nay tôi xin chuyển đến các bạn những sự khác nhau cơ bản giữa 1 cơn bão và "quý cô" : 1. Bão nổi lên theo mùa, phụ nữ nổi lên quanh năm. 2. Bão tàn phá lung tung, phụ nữ nhiều lúc chỉ tàn phá một chỗ. 3. Bão càng ngày càng yếu đi, phụ nữ càng ngày càng mạnh lên. 4.Bão ồn ào mới đáng sợ, phụ nữ yên lặng mới đáng sợ hơn. 5. Trời nổi bão khi khí lạnh về, phụ nữ nổi bão khi quý ông không về. 6.Bão mạnh khi nó to, phụ nữ mạnh khi họ nhỏ. 7.Muốn an toàn ta phải chạy xa bão, muốn an toàn ta phải lại gần phụ nữ. 8.Bão làm đắm thuyền, phụ nữ làm đắm mình. 9. Bão cần mây tan, phụ nữ chẳng cần mây gì hết !.
Và không thể không nói đến sự liên quan giữa bão tới các "quý ông", vì nếu không nói thì không công bằng. Có sự liên quan giữa họ đấy chứ. Thực ra, cũng có những sự khác nhau giữa bão và đàn ông : Bão kèm theo sấm chớp, đàn ông chỉ kèm theo những lời hứa suông. Bão hay đổ bộ vào vùng quen, đàn ông hay đổ bộ vào vùng lạ. Bão đôi khi không chịu vào bờ, đàn ông đôi khi không chịu xa bờ.
Còn những điểm giống nhau là : Cả hai càng đi xa càng yếu đi. Cả hai nhiều lúc đều đe dọa rất cao rồi chả làm gì cả. Cả hai khi tàn đều làm ướt cảnh vật. Cả hai đôi khi chỉ được thiên hạ nhớ đến do sức tàn phá mà thôi !.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Sáu, 2016, 09:19:36 am
Ý kiến của bác rất thú vị. Xin bổ sung điều khác nhau thứ 10: Trong cơn cuồng nộ mắt bão lại rất yên tĩnh còn với mắt của các quý cô thì ngược lại!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Haianh_od trong 09 Tháng Bảy, 2016, 06:56:00 pm
http://songmoi.vn/van-hoa-nghe-thuat/anh-tai-hoi-tu-trong-“linh-bay” Hình như tác giả bài này chưa đọc tác phẩm của chú Huy? Đây đâu phải lần đầu tiên PC Mig-21 viết sách!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 10 Tháng Bảy, 2016, 10:44:41 pm
Chào HaiAnh !
Lâu quá mới lại thấy HaiAnh xuất hiện. Hôm đó mình có giấy mời và được đi dự. Quan điểm của mình là ai viết được bao nhiêu thì viết, viết càng nhiều càng tốt, bởi nhiều thế hệ đàn anh qua đi mà không có bút tích gì để lại cho hậu thế cả. Và càng ngày thì người ta càng hiểu sai lệch về những gì đã qua. Tác giả cuốn "Lính bay" cũng là đồng đội của mình, nhất là từ khi mình và anh ấy đều mất số 2 trong chiến trận ở những ngày tháng 5-1972 thì lại được ghép cùng một biên đội. Hai số 1 bây giờ bay với nhau cũng có nhiều "sáng kiến" với nhiều động tác quái dị lắm. Mình trân trọng những "con chữ con nghĩa" và cũng không hề thích kiểu "tự đánh bóng bản thân". Có sao thì nói vậy là hơn, HaiAnh ạ !
Vẫn mong muốn khi nào về thì cố gắng gặp nhau nhé !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: ngthi96 trong 12 Tháng Bảy, 2016, 10:36:37 am
Bác Phicongtiemkich ơi. bác có thông tin gì của tg Anatôli Kôgiepnhicóp trong cuốn các phi đội bay về phía tây ko ạ? ko hiểu ông có phải là 1 trong số các phi công át của LX hay ko? Cảm ơn bác.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Haianh_od trong 12 Tháng Bảy, 2016, 02:39:06 pm
Chào HaiAnh !
Lâu quá mới lại thấy HaiAnh xuất hiện. Hôm đó mình có giấy mời và được đi dự. Quan điểm của mình là ai viết được bao nhiêu thì viết, viết càng nhiều càng tốt, bởi nhiều thế hệ đàn anh qua đi mà không có bút tích gì để lại cho hậu thế cả. Và càng ngày thì người ta càng hiểu sai lệch về những gì đã qua. Tác giả cuốn "Lính bay" cũng là đồng đội của mình, nhất là từ khi mình và anh ấy đều mất số 2 trong chiến trận ở những ngày tháng 5-1972 thì lại được ghép cùng một biên đội. Hai số 1 bây giờ bay với nhau cũng có nhiều "sáng kiến" với nhiều động tác quái dị lắm. Mình trân trọng những "con chữ con nghĩa" và cũng không hề thích kiểu "tự đánh bóng bản thân". Có sao thì nói vậy là hơn, HaiAnh ạ !
Vẫn mong muốn khi nào về thì cố gắng gặp nhau nhé !
Cháu chưa đọc tác phẩm này nhưng có nói với Thùy Hướng Dương, người chắp bút là PV viết bài báo này đề cao thiếu khách quan. Từ trước đến nay đã có nhiều tác phẩm do PC Mig-21 viết rồi, cô bé cũng biết về chú và thừa nhận kho tư liệu của chú rất phong phú. Lứa các PC Mig đang hao hụt dần nên tụi hậu thế chúng cháu rất mong có được nhiều tác phẩm ghi lại thời khắc hào hùng của KQ VN.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: qtdc trong 12 Tháng Bảy, 2016, 02:43:26 pm
Xin phép bác Phicôngtiêmkích.
Bạn ngthi96 vào link này mà xem:
Phi công Ace Liên Xô trong Thế chiến II - A.L.Kozhevnikov (1917-2010) http://airaces.narod.ru/all3/kozhevnk.htm
http://www.warheroes.ru/hero/hero.asp?Hero_id=3421
"Những phi đội bay về phía tây": «Эскадрильи уходят на Запад» — Ростов-на-Дону, 1966.
(http://www.krskstate.ru/dat/Image/0/1-448-302.png)
Chiếc máy bay trên hình là chiếc P-39Q AirCobra của A.L.Kozhevnikov.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 12 Tháng Bảy, 2016, 09:04:53 pm
Cám ơn qtdc đã trả lời hộ câu hỏi của ngthi96. Tôi rất hâm mộ và quý trọng, thậm chí tôn sùng những người Anh hùng phi công của Liên-xô. Họ là những người tài ba, quả cảm, sống hết mình vì mục tiêu giành độc lập cho đất nước, yêu hết mình với người yêu, bạn hữu, giành trọn cuộc đời cho bầu trời .... Cuốn "Những phi đội bay về phía Tây" đến với tôi một cách rất tình cờ. Sau khi tôi đọc xong và quyết định phải dịch cho bằng được. Đây là cuốn thứ hai mà tôi dịch (sau cuốn "Tiêm kích sống bằng chiến trận" của Nguyên soái Không quân, phi công chiến đấu Công Huân, đã được tặng thưởng 2 lần danh hiệu Anh hùng Liên-xô, nguyên là Hiệu trưởng Học viện Không quân mang tên Iuri Gagarin. Ông đã tham gia chiến tranh từ tháng 12 năm 1942 với cương vị là một phi công chiến đấu, tham dự 143 trận không chiến, bắn rơi 46 máy bay địch và cùng đồng đội tiêu diệt 8 chiếc khác). Hồi đó, khi ta chưa tham gia vào luật quyền tác giả nên việc xuất bản có nhiều thuận lợi hơn bây giờ. Hiện nay thì ngặt nghèo hơn nhiều, và có lẽ phải như vậy mới đúng. Năm 2015, nhân 70 năm ngày chiến thắng phát xít Đức, một số bạn của tôi đề nghị tái bản mấy cuốn của tôi dịch nhưng không được vì không thể liên hệ được với các tác giả, xin phép sự đồng ý của họ. Rồi đến cuốn tôi dịch gần đây "Những Anh hùng bầu trời Hắc Hải" thì cũng vấp phải khó khăn như vậy. Giangtvx có ý tưởng (và đang thực hiện) là số hóa và đưa các cuốn tôi dịch lên trang nhà. Tôi đã đồng ý. Cũng xin thông báo để các đồng đội biết vậy.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Bảy, 2016, 05:42:57 pm
Xin chào bác Phicôngtiêmkích. Xin bác cho hỏi:

- "Trung đoàn đã tổ chức bay huấn luyện được 35 ban bay với 616 lần/chuyến, đạt gần 320 giờ bay" Vậy ban bay là gì? Một ban bay có bao nhiêu thành phần, có bao nhiêu người, ban bay tồn tại trong bao lâu ...?

- "Hết A-Zôt rồi! ... Hết A-Zôt thì lấy A-Ngu mà tra!" Xin được hỏi A-Zôt là gì, nó có vai trò gì trong MiG-21?

-"Khi về hạ cánh phải lập hàng tuyến": Lập hàng tuyến là thế nào ạ?

- Bác cho hỏi: sau ngày ta có công bố (hoặc dự đoán) nguyên nhân tai nạn của anh Hòa và anh Lanh không, nếu có thì chi tiết kỹ thuật là gì?

(Những phần in nghiêng là những là những phần trích từ các tác phẩm của bác Phicôngtiêmkích)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: tungngth trong 20 Tháng Bảy, 2016, 10:08:44 am
"Mình trân trọng những "con chữ con nghĩa" và cũng không hề thích kiểu "tự đánh bóng bản thân". Có sao thì nói vậy là hơn..."

Biết nói gì hơn từ cảm phục nhân cách và bản lĩnh!

Họ là những người anh hùng, nhưng nói như một người anh hùng không cần được tuyên dương "Sống sót đã là hạnh phúc, còn bùi ngùi chi một chút danh!"


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 20 Tháng Bảy, 2016, 11:51:21 am
xuanv338 chào các bác. chào tungngth.  Khách tới nhà đông đúc, có cả những câu phỏng vấn anh phicongtiemkich mà chủ chắc lại bận về quê , hay lại đang viết sách! Hôm nay nhà anh tiêm kích có anh khách lạ tới nhà. Thành viên mới toanh của diẽn đàn. xuanv338 đọc mấy dòng chữ đỏ thấy băn khoăn ý khách nói gì? Già lão lẩm cẩm đọc chẳng hiểu gì, lại phải cái tính thích tò mò.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: tungngth trong 20 Tháng Bảy, 2016, 12:31:05 pm
Chúng em lớp hậu sinh, chỉ biết "kính lão đắc thọ" mà thôi, đâu dám đoán ý các bậc tiền bối ""Lục thập nhi nhĩ thuận" (Khổng tử)!
Vả lại, người xưa đã có câu "Ý tại ngôn ngoại", e lại "vẽ rắn thêm chân"!
Còn với bác Không quân tiêm kích, chúng em là "con cháu trong nhà" (cùng là con cháu người "nhà Trời"), bác ạ :)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 20 Tháng Bảy, 2016, 03:40:21 pm
Cảm ơn tungngth đã giải thích câu tò mò của lính già. Chúc người nhà trời bạn khỏe và luôn vào động viên trang cùng các cựu lính.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 25 Tháng Bảy, 2016, 05:03:14 pm
Chào người bạn mới : tungngth ! Chào Xuanv338 và các đồng đội ! Mấy ngày vừa rồi, tôi vừa ở quê giải quyết mọi chuyện, vừa đi viếng các nghĩa trang, thắp nhang cho các đồng đội đã "xếp lại những đôi cánh của mình" trong những trận không chiến năm xưa hoặc bị tai nạn năm nào ... nên chưa vào trang được. Nay về "nhà" thấy có khách lạ rồi nhiều câu hỏi của khách quen nữa nên tôi phải hối hả trả lời ngay.
Trước tiên là nồng nhiệt đón tungngth đã thăm nhà và hy vọng sẽ được gặp nhau thường xuyên hơn. Xuanv338 thì cũng đừng đi "buôn FB" nhiều nữa, thi thoảng về nhà cho anh em còn gặp.
Bây giờ thì xin trả lời những câu hỏi của giangtvx :
Ban bay có ban bay ngày và ban bay đêm. Nó mang ý nghĩa của một ngày huấn luyện bay. Mà một ngày huấn luyện bay có thể có một ban bay mà cũng có thể có vài ban bay. Bắt đầu ban bay là phải bay trinh sát khí tượng, nếu thấy đủ tiêu chuẩn cho các bài bay thì ban bay được tiến hành. Trong ban bay, các phi công có thể của một phi đội hoặc vài phi đội tham gia với khá nhiều bài bay khác nhau tùy thuộc vào trình độ của phi công tham gia. Có những bài bay hồi phục kỹ thuật. Có những bài bay đề cao. Có những bài bay kiểm tra phê chuẩn cho bay với kỹ thuật cao hơn. Có những bài bay trong không vực, bài bay đánh chặn, bài bay ở độ cao cực thấp, độ cao thấp, độ cao trung bình, độ cao cao v.v. Nghĩa là các bài bay trong một ban bay rất đa dạng. Kết túc ban bay khi các chuyến bay trong kế hoạch chuẩn bị bay được hoàn tất. Cũng có khi ban bay không thực hiện 100% kế hoạch vì một lí do nào đó như thời tiết hoặc những hỏng hóc lớn, tai nạn bay ...ảnh hưởng trực tiếp tới ban bay là phải dừng bay. Mở đầu ban bay là phải bắn một phát pháo hiệu đỏ lên trời và kết thúc ban bay là bắn một phát pháo hiệu xanh. Các thành phần tham gia trong ban bay thì phải tính cả những thành phần ở ngoài sân bay và trong các Sở chỉ huy. Thành phần ngoài sân bay gồm có các phi công tham gia ban bay, các thành phần phục vụ ban bay như đội ngũ kỹ thuật (thợ máy, các thành phần của các trang thiết bị trên máy bay...), đội ngũ hậu cần : từ các lái xe các loại đến các anh chị em quân y, nuôi quân, sân đường, cảnh vệ ...Rồi đến các thành phần của Tham mưu, Huấn luyện, Chính trị ... nghĩa là rất đông các thành phần ở ban bay và ban bay càng lớn thì các thành phần tham gia càng đông. Phải tính đến cả các thành phần trong các Sở chỉ huy như người trực chỉ huy, rồi các thành phần trực huấn luyện, tham mưu, hậu cần, kỹ thuật, chính trị ở Sở chỉ huy nữa. Khi Trung đoàn A bay huấn luyện thì Trung đoàn B làm sân bay dự bị cũng phải triển khai gần như Trung đoàn A với các thành phần bảo đảm, sẵn sàng tiếp nhận máy bay của Trung đoàn A có sự cố về hạ cánh. Sở chỉ huy Quân chủng cũng phải trực đủ các thành phần...Rồi đến các Sở chỉ huy của các đơn vị hiệp đồng như Tên lửa, Pháo Phòng không ... cũng phải biết thời gian của ban bay để hiệp đồng đảm bảo an toàn... Nhiều thứ lắm, Giangtvx ạ ! Để "tung" được một máy bay lên trời là hàng chục thành phần tham gia, không đơn giản tí nào đâu !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 25 Tháng Bảy, 2016, 05:33:24 pm
Trở lại vấn đề ban bay một chút. Ban bay kéo dài tùy theo kế hoạch bay lập nhiều hay ít và thời tiết cùng các lí do khách quan nữa tác động. Đồng thời, nếu kết hợp cả ban bay ngày và ban bay đêm thì thời gian lại dài hơn nữa vì có cả thời gian ngày và đêm.
Còn Azôt thì là loại khí ni-tơ hóa lỏng tra nạp cho tên lửa không đối không (loại R-3S) giúp làm mát cho tên lửa sau khi phóng ra khỏi máy bay. Cũng từ bác Yêng - trạng Yêng của Sư đoàn mà có câu như là thành ngữ về A zốt - A ngu vậy !
Vấn đề lập "hàng tuyến" để vào hạ cánh thì thế này : đấy là ngôn từ thuộc về bay. Sau khi hoàn thành các bài bay ở các không vực bay hoặc đi từ nơi khác về, kể cả trong chiến đấu... muốn vào hạ cánh thì phải lập "hàng tuyến". Hàng tuyến có thể cơ bản như huấn luyện, có thể hẹp hoặc rất hẹp, mà cũng có thể biến tướng - nó xảy ra trong chiến đấu. Hàng tuyến cơ bản là một hình hộp ở trên không, một cạnh với trung tâm là sân bay, còn ba cạnh kia có thể ở bên phải hoặc bên trái sân bay. Nếu ở bên trái thì gọi là hàng tuyến trái và ngược lại. Bài bay cơ bản để huấn luyện việc cất hạ cánh là : sau khi cất cánh lên, thu càng rồi thu cánh tà, đến độ cao chừng 300 mét thì làm vòng môt, bay vuông góc với sân bay. Tiếp đó là làm vòng hai - bay song song với sân bay ở độ cao 600 - 700 mét tùy theo địa hình ở sân bay. Sau khi thả càng xong thì làm vòng ba gần như vuông góc với sân bay (song song với vòng một) và tiếp tục ngoặt vào vòng bốn - tức là đối chuẩn với sân bay để xuống hạ cánh. Cụm từ "hàng tuyến" chắc xuất phát từ "tiếng Tàu" do các phi công bậc đàn anh dịch và áp dụng nên cứ thế truyền lại cho các thế hệ sau và rồi dùng mãi thành quen, Giangtvx ạ !
Chuyện tai nạn của các anh Hòa, Lanh ... với cá nhân tôi đấy là do sai lầm của phi công. Ở trên trời, chỉ một sai sót nhỏ, thậm chí rất nhỏ cũng có thể đổi bằng cả tính mạng mình. Hầu như tất cả các tai nạn bay, thoạt đầu là do trục trặc kỹ thuật, do thời tiết hoặc do một lí do khách quan nào đó gây ra, nhưng tiếp theo là phải do phi công. Xử lí đúng, xử lí chuẩn và kịp thời thì hoàn toàn có thể khắc phục được mọi tình huống. Chỉ cần một chút chủ quan, một chút sơ sẩy thôi là không thể nào kịp được... Cho nên, trong Không quân của ta cũng như của hầu hết tất cả các nước đều có câu chúc : "Chúc cho số lượng cất cánh và hạ cánh luôn bằng nhau !". Câu chúc ngắn gọn vậy thôi nhưng phải phấn đấu thực hiện đến ... phát ốm lên được đấy !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Bảy, 2016, 05:55:00 pm
        Vâng, cám ơn bác đã cho em và mọi người về không quân và mày bay.

        Phải rất yêu đơn vị, yêu cuộc sống ở đơn vị, yêu trung đoàn lắm lắm thì mới viết được như trong "Đi xa ngoảnh lại". Hết sức gian khổ, khó khăn, thiếu thốn  nhưng cuộc sống ở trung đoàn tiêm kích 931 thật là đẹp. Nhưng bác cho hỏi là với điều kiện khó khăn thiếu thốn như vậy, làm sao lo đủ cho định mức ăn (vốn rất cao) của phi công. Nhà ở của phi công trên 931 như thế nào (nứa, lá, gỗ, xây)? có được đường hoàng không? Mùa lạnh có đủ ấm không?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 25 Tháng Bảy, 2016, 09:58:09 pm
xuanv338 em đã lại về nhà đây ạ. Em về lúc nào cũng không quên dẽ sáng nhà anh phicongtiêmkích hóng chuyện nhà trời. Được đọc những câu hỏi như của Giangtvx và câu trả lời của anh phicongtiemkich. Chuyện lính nhà trời nghe vẫn thấy lý thú làm sao. Từ hôm có vụ hai máy bay gặp tai nạn và 10 phi công hy sinh đến nay làm xuanv338 em thêm tò mò hơn về binh chủng trên không. Thấy ngưỡng mộ các anh phi công thời  chiến tranh nhiều hơn. Đọc tới phi công Trần Quang Khải là phi công cấp 1, anh Pham Tuân nói. Để có một phi công cấp 1 phải qua đào tạo, kinh nghiệm thực tế đến 10 mới có. Vậy mà các anh phị công thời chiến tranh được đi Liên Xô đào tạo xong về nước. Qua chiến đấu chả mấy thành phi công cấp 1. Ai cũng là phi công cấp một. Các anh giỏi lắm ạ.
Anh phicongtiemkich đi vắng,  xuanv338 em sang nhà lơ vơ gặp khách lạ em kiểm tra hộ khẩu và lý lịch chu đáo giúp anh đấy nhá!  Nói chung khách mới của anh lý lịch trong sáng và nghe như cũng là lính nhà trời đấy ạ.
 Từ nay em sẽ hạn chế đi buôn dưa lê bên fb . sẽ năng về nhà để buôn với các anh cựu lính trong làng VMH. VMH thật  bình yên anh ạ.
xuanv338 sang nhà anh phicongtiemkich buôn thế là cũng đủ rồi ạ. Em chào anh. Chúc anh mạnh khỏe sản xuất tiếp những cuốn tự chuyện cho đồng đội.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: qtdc trong 26 Tháng Bảy, 2016, 09:27:54 am
Hạ cánh: vòng 1..2..3..4..đáp xuống..tiếp đất
(http://funkyimg.com/i/2eAwp.png)
Video:
http://www.youtube.com/watch?v=Qc2Tk-lSH_U


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Bảy, 2016, 10:32:03 am
Cám ơn bác qtdc minh họa rất dễ hiểu, Nhưng sao phải rắc rối thế nhi? Có thể đến đầu sân bay, giảm tốc độ phù hợp, đến cự ly phù hợp, thả cánh tà, thả càng là xong, tại sao phải vòng đi vòng lại?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: qtdc trong 26 Tháng Bảy, 2016, 11:05:33 am
Cái này phải để bác Huy giải thích là chuẩn nhất. Nhưng ta có thể hiểu tạm rằng khí động lực học của quá trình cất-hạ cánh rất phức tạp. Vì nó là các quá trình chuyển tiếp từ trạng thái tĩnh-động, động-tĩnh. Trong chiến đấu thực tế các bác ấy đâu có hạ cánh hoàn toàn theo sơ đồ lý thuyết được.

航線
hàng tuyến  (giao thông) đường thủy, đường không

路線
lộ tuyến (giao thông) đường bộ

Vậy có thể hiểu ở mức thô sơ nhất "lập hàng tuyến" (cất-hạ cánh) là lập đường bay để máy bay (là loại khí cụ bay có điều khiển, chuyển động trong môi trường cơ học chất lưu - cụ thể là trong không khí ) có thể hạ (cất ) cánh an toàn.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 26 Tháng Bảy, 2016, 04:17:53 pm
Tôi tiếp tục một chút về ban bay. Cơ cấu của Trung đoàn bay liên tục thay đổi cho phù hợp với tình hình cụ thể. Có lúc thì Trung đoàn có cả các Tiểu đoàn kỹ thuật, Tiểu đoàn Hậu cần (còn gọi là Tiểu đoàn căn cứ), Tiểu đoàn thông tin ... trong biên chế. Có lúc thì lại tách ra. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì các bộ phận ấy vẫn có mối liên hệ mật thiết với đơn vị bay. Khi triển khai bay, không thể thiếu được các thành phần của thông tin : cả hữu tuyến lẫn vô tuyến, cả ở ngoài sân bay lẫn trong Sở chỉ huy và các đài trạm khác. Một giai đoạn Tiểu đoàn thông tin "ôm" cả ra-đa, khí tượng, rồi chiếu sáng nên mới có chuyện là gọi ghép thông tin, ra-đa, khí tượng thành "thông ra khí" và "thông ra chiếu". Lúc báo cáo về việc triển khai ban bay, thủ trưởng nhắc đến việc triển khai cho thông tin liên lạc thì nhận được trả lời : "Báo cáo thủ trưởng ! Em đã "thông khí ra chiếu" rồi ạ !" - tức là đã triển khai đầy đủ cho các bộ phận thông tin, ra-đa, khí tượng, chiếu sáng rồi...
 Về cái "Trung đoàn đồi cọ" ở Yên Bái của tôi thì đúng là cơ cực hơn các Trung đoàn khác nhiều. Sau khi thành lập thì bọn tôi gặp đủ chuyện khó khăn, gian nan... Khi tôi có ý định viết "Đi xa ngoảnh lại" thì nguyên Chính ủy Trung đoàn có nói với tôi : "Cậu phải viết rằng : Trung đoàn mình đúng là Trung đoàn bị đẻ rơi, bỏ rơi như một đứa con hoang ấy !". Tôi không dám viết như thế. Dầu sao, bọn tôi cũng vẫn được để ý, vẫn được giao nhiệm vụ ngang hàng với các Trung đoàn khác nhưng chỉ có sự quan tâm là không bao giờ bằng được mà thôi. Được cái, bà con và các cơ quan ban ngành của Yên Bái, đặc biệt là Trấn Yên rất thông cảm và rất quý bọn tôi. Trong cảnh cùng khó khăn thì người ta thương nhau, quý nhau lắm. Tiêu chuẩn của bếp bay cao như vậy nhưng hầu như được đảm bảo, đương nhiên không thể bằng các đơn vị gần Trung ương. Nhưng cũng nhờ có sự khó khăn như vậy mà tất cả chúng tôi đã cùng nhau vượt khó, đã gắn kết với nhau bằng một tinh thần lạc quan cách mạng. Tôi dám chắc rằng, trong Sư đoàn, chỉ có Trung đoàn bọn tôi là có sự lạc quan vượt khó như vậy mà thôi. Còn về "cái ở" mà Giangtvx hỏi thì xin thưa : mãi mấy năm sau khi Trung đoàn được thành lập, khu nhà cho phi công mới được xây, các bộ phận khác vẫn nhà tranh vách nứa, lợp lá cọ. Rét mướt thì bện đệm rơm, đệm cỏ tranh và đốt củi sưởi ngay trong nhà (nhân thể để nướng sắn luôn). Quần áo từ quan đến lính luôn ám khói và có những đám "trứng cóc" nên đi đâu là cũng nhận ra lính của "Đồi Cọ" ngay, chẳng lẫn vào đâu được. Thế đấy, Giangtvx ạ !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 26 Tháng Bảy, 2016, 04:36:55 pm
Hoan nghênh Xuânv338 đã quay lại thăm nhà tôi và cám ơn qtdc đã minh họa giúp cho Giangtvx hiểu ngọn ngành. Thực ra, bay kiểu ấy chỉ có trong thời bình, còn trong giai đoạn thời chiến mà chúng tôi tham gia thì hầu như không ai bay một cách cơ bản như vậy cả. Bay thế là "ăn đòn" ngay vì bọn F-4 luôn rình rập ở khu vực hai đầu loa cất hạ cánh, đón lõng các máy bay ta về sau chiến trận để "đập". Vì vậy, bọn tôi hay làm kiểu "củ tỏi". Cái từ "củ tỏi" được dùng khá nhiều trong các bài bay và khá nhiều nước sử dụng ngôn từ này. Đó là, bay thật thấp (chỉ khoảng 15 -20 mét) với tốc độ lớn, cắt chéo hoặc gần vuông góc với đường cất hạ cánh rồi quan sát và nghe qua đối không nếu thấy bình yên thì kéo gấp về khu vực vòng 4. Thời điểm thả càng và thả cánh tà phải tính cho thật phù hợp với cách điều chỉnh tốc độ để đến khi cải hướng song song với đường cất hạ cánh là ở độ cao kéo bằng và thu cửa dầu để máy bay tiếp đất luôn. Tiếp đất xong, cố gắng không thả dù giảm tốc mà lăn vào khu ụ để máy bay với tốc độ cao một chút cốt rút ngắn thời gian. Ở gần ụ máy bay đã có lực lượng thợ máy đón rồi. Đưa máy bay vào trong ụ là yên tâm. Lại chuẩn bị tiếp để cho những chuyến xuất kích tiếp. Riêng cái chuyện bay "ngoéo" một phát ở độ cao cực thấp và với tốc độ lớn vào hạ cánh ấy không phải ai cũng thực hiện thành thạo đâu. Cũng có anh có chuyến không tiếp đất trong đường cất hạ cánh mà tiếp tít xa gãy cả càng hoặc tiếp lệch đường băng cũng gây hỏng hóc cho máy bay... Nhiều chuyện lắm !!!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 03 Tháng Tám, 2016, 03:52:43 pm
xuanv338 chào anh phicongtiemkich. Em lại về đây ạ. Về còn nghe lỏm chuyện lính nhà trời. qtdc. Khi nào xuanv338 ra HN . Mình cùng gặp bác phicongtiemkich để được nghe trực tiếp chuyện không chiến ngày xưa có được không? Lâu không gặp. qtdc có khỏe không đồng hương quê ngoại?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: qtdc trong 04 Tháng Tám, 2016, 01:46:20 am
Chào chị xuanv338, em vẫn bình thường. Chị em mình cùng cảnh ngồi yên nghe bác Phicôngtiêmkích kể chuyện thôi. Dạo này bác ấy bận nên thỉnh thoảng vào diễn đàn thế là quý lắm rồi.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 13 Tháng Tám, 2016, 08:33:52 pm
xuanv338 chào anh phicongtiemkich, chào qtdc, chào các bác đang tham gia trang nhà. Mình hẹn khi nào cùng ngồi nghe bác phicongtiemkich nói chuyện trực tiếp nhé qtdc. Bác ấy hứa sẽ triệu tập nếu xuanv338 ra HN mà.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Tám, 2016, 11:10:58 pm
Nếu bác ấy bận, sẽ có người tiếp thay,không sao cả.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 14 Tháng Tám, 2016, 12:43:58 pm
xuanv338 em xin chào anh phicongtiemkich. Chào các bác tham gia trang nhà. Hi...hihi.... Vậy là Chích không lo ra thủ đô lại phải quay về khi bác phicongtiemkich mải đi xa HN lấy tư liệu để viết hồi ức cho đồng đội. Cảm ơn lời hiếu khách mang ẩn dụ đến tinh tế của đồng đội Giangtvx. xuanv338 cảm ơn trước thật nhiều.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 16 Tháng Tám, 2016, 08:43:49 am
Chào các đồng đội !
Đúng là tôi bận quá thật. Cả cái tháng 7 âm lịch này là cái tháng nhiều sự kiện xảy ra. Tôi cứ loay hoay giải quyết sao cho ổn thỏa. Tháng cô hồn mà !
Cám ơn Xuanv338 đã hứa khi nào đến Hà Nội sẽ tìm tôi và các đồng đội và nhất là cám ơn Giangtvx đã rất chu đáo trong lời mời Xuanv338. Xuanv338 chưa biết đấy thôi, Giangtvx luôn tế nhị, hóm hỉnh và tận tình lắm đấy.
Tôi đang chúi đầu vào dịch một số tư liệu giúp tôi có thể hoàn tất cuốn sắp tới, thành thử có lúc sao nhãng không qua nhà và ghé thăm các đồng đội được. Mong các đồng đội chia sẻ và thông cảm cho tôi .


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 16 Tháng Tám, 2016, 06:10:53 pm
xuanv338 chào anh phicongtiemkich. Chưa gặp các anh em mà em đã thấy vui trước rồi. Giangtxv thật hiếu khách, chân thật và rất lính. Đọc văn viết của Giangtxv xuanv338 cũng đoán được như vậy mà.  xuanv338 sẽ hứa một ngày không xa, em sẽ ra HN gặp những nhà văn lính đầy bút lực. Và còn nghe chuyện lính nhà trời kể trực tiếp mới hay, chả lẽ cứ ảo mãi? Hôm nào em ra sẽ báo cáo trước với các anh ít nhất 3 ngày anh phi công ạ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Haianh_od trong 01 Tháng Chín, 2016, 12:26:41 am
Lâu quá rồi không thấy chú viết bài ở trang nhà, chắc công việc bận quá? Việc chú nhờ vẫn chưa có kết quả gì vì thông tin ít quá. Tụi bạn người Nga ở Piter nói sợ ông già yếu không đi lại trong các dịp lễ nữa sẽ khó tìm. Anh bạn tùy viên văn hóa nói không giúp được mình vì đây là quyền tác giả. Cháu vẫn hi vọng có duyên may sẽ tìm được .


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Chín, 2016, 05:00:08 pm
        Hì, chú ấy đang viết về 1 đồng đội của chú ấy, người ấy được 3 lần phong tặng danh hiệu anh hùng (kể cả do nước ngoài trao tặng). Xin lỗi bác Phicôngtiêmkích. Đáng nhẽ không nên "bật mí" thế nhưng bác cứ coi như bạn đọc đặt hàng để bác có thêm động lực nhanh hoàn thành việc đó thôi! Chúc bác nhanh hoàn thành công việc!

        Nhân đây xin (được phép) thông báo với bạn đọc VMH, thành viên Phicôngtiêmkích tên thật là Nguyễn Công Huy, nguyên phi công lái máy bay phản lực MiG-21, dã từng trực tiếp đối đầu với không quân Mỹ ở miền Bắc VN và cả ở Lào trong những năm chiến tranh.

        Ông đã viết nhiều hồi ký về mình, về một số đồng đội mình. Không ồn ào, không khoa trương (không giới thiệu trên VTV, không quảng cáo ...) nhưng các tác phẩm của ông đều thấm đậm chất sống của cuộc sống người phi công trong chiến tranh làm cho người đọc lúc rưng rưng lắng đọng, lúc không thể gắng kìm được trận cười bùng nổ trong lòng với những khái niệm chưa từng biết (thí dụ: "cậu lại " dở thói "du côn" trên không hả?"). Một số tác phẩm của ông đã được số hóa trên VMH:

        + Tôi từng là phi công tiêm kích: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=30100.0

        + Vũ Xuân Thiều - Phi công cảm tử: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=30146.0

        + Thanh kiếm bầu trời : http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=30148.0

        + Chiến mã trên không: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=30157.0

        + Người tìm chìa khóa vàng : http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=30164.0

        + Đi xa ngoảnh lại: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=30171.0

        Khi người ta viét mãi về một đề tài nào đó, thường có sự trùng lặp và nhàm chán. Nhưng với Nguyễn Công Huy thì không như vậy. Ông viết cùng về đề tài không quân trong 6 tác phẩm kể trên nhưng ký lạ là không hề có sự trùng lặp các chi tiết trong cả 6 tác phẩm ấy. Không chỉ hình tượng chính của tác phẩm (Nguyễn Công Huy, Vũ Xuân Thiều, Nguyễn Hồng Nhị, Đỗ văn Lanh, Trần Mạnh, Trung đoàn 931) mà cả những đồng đội - nhân vật - trong đơn vị đều có những cá tính, "nét khắc" rất sống động, rõ ràng, chẳng lẫn ai với ai được (như vịt, sư, ốc Toan, mèo Trinh, ...)

        Không chỉ tính đến tính rất chân thực, đời thường của các tác phẩm, các tác phẩm ký - hồi ký của Nguyễn Công Huy cũng rất thành công về mặt văn học. Tuy vậy mỗi người có một cảm thụ tác phẩm khác nhau và xin hãy tự thưởng thức và cảm nhận.

        Ngoài các cuốn sách viết về không quân nhân dân Việt Nam, ông Nguyễn Công Huy cũng dịch một số sách về đề tài chiến tranh, cụ thể là về cuộc chiến của không quân Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ 2 (1941 - 1945). Một số tác phẩm này cũng đã được số hóa trên VMH và được người đọc đánh giá cao:

        + Tiêm kích sống bằng chiến trận: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=30154.0

        + Những phi đội bay về phía tây: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=30162.0
      


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Chín, 2016, 06:21:50 am
        Bên cạnh những cuốn sách về đề tài chiến tranh, ông dịch cả sách viết về đề tài khác như "Nghịch lý thế kỷ XX" : http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=30163.0

        Ngoài sự nghiệp văn xuôi, ông còn làm thơ. Thơ của ông viết về đồng đội, về cuộc sống đời thường. Một số bài của được ông tập hợp thành các tập thơ, đã in và xuất bản như: Đôi cánh xanh (1999), Sau nẻo đường mây (2000), Chuyển mùa (2001) và Đom đóm màn mưa (2006). Những tập thơ này xin được giới thiệu vào một dịp khác.      


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 02 Tháng Chín, 2016, 11:25:37 am
xuanv338 xin chào anh chủ phicongtiemkich, chào các anh em đang tham gia trang nhà. xuanv338 xin kính chúc sức khỏe mọi người trong ngày mồng 2/9. Người Hà Nội hôm nay chắc lại ới nhau thành nhóm tụ tập quanh bờ hồ Hoàn Kiếm ôn lại khoảnh khắc của ngày này năm ngoái bên những ly cafe thơm ngát đậm đà tình đồng đội.

 xuanv338 hôm nay vẫn không được nghỉ thấy buồn. Vào trang thấy đồng đội Giang tvx đã hệ thống một kho sử thi khá khổng của anh phi công tiêm kích Nguyễn Công Huy cùng lời bình. Chà!....Chuyện người viết đã hay nhưng người giới thiệu sách cũng không kém tý nào, toàn là những lời văn rất đắt và chân thật nghe dịu tai.

 xuanv338 cũng đã được đọc 4 cuốn hồi ức trong nhiều cuốn hồi ức của anh lính bay Nguyễn Công Huy. Anh đã viết không biết mỏi. Anh viết về mình, viết cho đồng đội. Cách viết chân thật, nhẹ nhàng, không lên gân và lối cuốn người đọc. Tập thơ tản mạn mà không hề tản mạn. Trong đầu xuanv338 cũng nghĩ được những nhận xét cả về văn và thơ của anh lính nhà trời một thời ngang dọc cũng gần giống như Giangtvx. Vậy mà không thể diễn đạt được nội tâm của mình lên trang anh phicongtiemkich như đồng đội Giang tvx. xuanv338 lại phải cảm ơn Giangtvx vì đã đại diện viết giúp cả  cho tâm trạng của xuanv338, người đã từng được đọc chuyện, thơ của anh Nguyễn Công Huy.

Thi thoảng xuanv338 có mạn phép bác phicongtiemkich cóp vài đoạn trích, vài câu chuyện nhỏ, vài áng thơ hay sang đăng trên một số trang mạng xã hội. Các bài viết của tác giả đã thu hút được nhiều đồng đội tới đọc và commen ca ngợi bài viết của lính phi công.  xuanv338 xin chúc anh phicongtiemkich, chúc đồng đội cùng mặt đất Giangtvx mạnh khỏe viết khỏe hơn. Hẹn có ngày được cùng giao lưu với các anh ngoài HN.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 05 Tháng Chín, 2016, 02:59:14 pm
Mấy ngày nghỉ lễ, tôi xung phong ở lại trông nhà để mọi người trong gia đình đi du lịch yên tâm. Nào ngờ, tôi lăn đùng ra ốm, nằm bẹp như gián. Khi mọi người lục tục trở về thì cũng là lúc tôi nhóc nhách gượng dậy. Vì "sức khỏe của mình đi vắng" nên chẳng dám chúc ai sức khỏe cả. Nay mở trang ra thì ... Giangtvx ơi là Giangtvx ! Khéo lại làm mình ốm lại mất thôi ! Mà lại lộ hết cả thiên cơ nữa chứ ! Thảo nào, cái "lão" nhân vật của mình phải đi Đức để phẫu thuật cái đầu gối. Mấy hôm trước khi "lão" ta đi, "lão" gọi mấy người đến uống rượu. Một người hỏi "lão" : "Đi thì bao giờ về ?". "Lão" trả lời : "Ra đi không có hẹn ngày trở lại, nào ai biết được bao giờ về !". Vợ "lão" đang ở trong bếp nguýt ra : "Cái ông này chỉ được cái nói gở là không ai bằng !". Mọi người chột dạ. Người vừa hỏi đành nói : "Thôi, đi hai chân thì về bằng hai chân chứ đừng về bằng ba chân hay bốn chân nhé !". Thấy mọi người cười còn gượng gạo và không khí như có vẻ vẫn "nằng nặng", tôi choang theo một câu : "Này, lúc đi thì hai chân khỏe, một chân yếu, nhưng khi về là ba chân phải khỏe như nhau đấy !". Thế là được dịp cười ầm lên và chạm chén nhau uống rỉ rả. Mà rồi cái trò này không biết khi nào "lão" mới về thật. Có khi xong xuôi rồi lại "mải vui quên hết lời em dặn dò" thì hỏng hết bánh kẹo ! Thế nên, lại cứ phải đợi. Thế nên cứ cầm bút lại đặt bút, rồi lắc đầu thở dài...
Phải tính chuyện phạt vạ Giangtvx thôi !. Rồi cả tòng phạm Xuanv338 nữa đấy !!!...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Chín, 2016, 06:19:04 pm
Mong chờ của đọc giả cũng là một động lực bác ạ. Không cần phải phạt. Bác ốm là do cơ thể không khỏe do thiếu vitaminGG. Để em điều trị 1 liều, bác lại viết "Hùng Hục" ngay thôi mà!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 06 Tháng Chín, 2016, 06:59:30 am
xuanv338 xin được gửi lời chia buồn vì trận ốm bẹp như gián, còn xuanv338 em cũng bẹp gần như gián. Mồng 4/9 các anh lính Tây Nguyên HN mời em cùng ra dự kỷ niệm 45 ngày nhập ngũ của các anh ấy. Chích nhận lời xong thì cận ngày đi cũng ốm quay. Hôm nay chỉ được xem hình ảnh của họ trên trang fb. Anh đừng có phạt Giangtvx và tên đồng phạm xuanv338 nhé! Như Giangtvx nói đúng. Phạt một chầu Vitamin GGG là hết ốm ngay mà. Dịp này em đang bận chút, xong việc em sẽ ra HN đê chịu phạt ít nhất  10 ly tửu nặng. Chúc anh nhanh khỏe lại và bắt đầu hạ bút cho những cuốn hồi ức tiếp theo.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 06 Tháng Chín, 2016, 02:13:10 pm
Cám ơn Giangtvx và Xuanv338 đã chia sẻ. Nói vậy thôi chứ chuyện phạt thật thì "hổng dám đâu", nhưng mà ngồi với Giangtvx đánh một chầu vitamin GG thì chắc là sẽ đấy. Thời tiết giai đoạn chuyển mùa này làm cho nhiều người "khật khừ". Hôm nay tôi đến thăm dongadoan cũng thấy anh ấy chưa trở lại bình thường, vẫn trong trạng thái ngầy ngật. Phải cố giữ sức thôi khi mà hành tinh của chúng ta ngày càng trở nên tồi tệ về môi trường. Có một bài khá hay là buổi tối trước khi đi ngủ nên ngâm chân vào nước ấm, cho vài giọt tinh dầu gừng vào và chút rượu trắng vào đó nữa thì càng hay. Nhớ lau khô chân trước khi ngủ (hoặc "hai xoa, ba đập" như thời lính ngày xưa cũng được). Chúc các đồng đội luôn khỏe !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: tungngth trong 08 Tháng Chín, 2016, 11:22:49 am
Biết anh ốm, thấy lòng buồn quá! Đọc hồi ký anh tặng, biết thời thanh niên sôi nổi của anh với biệt danh "bê tông", "chọc tổ ong", "Tarzan" kia mà! Vẫn biết khó ai cưỡng được luật trời "Sinh,...,...,..." mà vẫn thấy tiếc, thấy mong anh "chân cứng đá mềm" để vững chí, vững tâm làm những việc hữu ích cho đời!
Nhân việc đã nói về nhân vật sắp tới của anh, chẳng những là "người nhà giời" mà còn là người của "vú tru" ấy  :D, về chuyện xác nhận chiến thắng, em đã đọc cuốn "Kể chuyện giặc lái B-52" của tác giả Lê Kim, hình như xuất bản ngay sau chiến thắng 12 ngày đêm (Em có sách, nhưng để đâu chưa tìm lại được, chắc trên Thư viện QĐ còn), có kể lại lời khai của viên sỹ quan phụ trách đối phó điện tử (tên là I-u-in thì phải) trên chiếc B-52 bị MiG-21 hạ đêm 27, xác nhận việc bị cả MiG-21 và tên lửa SAM-2 bắn, viên sỹ quan này đã đòi gặp phi công bắn và được gặp (có bưc ảnh phi công ta diễn tả bằng tay động tác  công kích trước mặt viên sỹ quan này). Giá như có thể lục tìm lại các biên bản hỏi cung (hay trao đổi với bác Lê Kim) thì đây là bằng chứng giá trị nhất, bởi sau này Mỹ cho rằng chiếc máy bay trên bị SAM-2 hạ (Em có đọc các  tác phẩm tiếng anh, vd như cuốn B-52 Stratofortress Units in Combat 1955-73_Osprey CA-043 2004 kể chuyện lái phụ của B-52D 'Ebony 2' (56-0674) xác nhận bị 3 SAM-2 bắn trúng, là chiếc, theo cuốn sách, "claimed as a kill by... flying MiG-21MF 5121", và 1 số cuốn khác...).
Anh xem có chút nào hữu ích tham khảo, như tấm lòng của người em mong anh lớn sớm hoàn thành thêm 1 tác phẩm về đội ngũ những người "hào hoa mặt đất, hào hùng trên không" như lời phi công đánh thắng trận đầu đã tổng kết!
TB: Chút nữa em quên, thế khi "Lão" trả lời : "Ra đi không có hẹn ngày trở lại...!" Anh không "Khi cần báo tin cho ai!" à  ;D  ::)  :D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Chín, 2016, 04:37:59 pm
        
        Phải cuốn này không?

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/moi/Ke%20chuyen_zpsidj3dady.jpg)

 


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 10 Tháng Chín, 2016, 10:26:02 am
Cám ơn tungngth đã tâm sự. Cái loại vi-rut mình chẳng thể nhìn thấy nó bằng mắt thường vậy mà nó "công kích" mình tới nơi tới chốn. Đúng như anh hùng phi công Lê Thanh Đạo vẫn hay nói mình chỉ ơn ớn khi chưa phát hiện được mục tiêu chứ thấy rồi thì có gì mà sợ nữa. Nhưng mà ba cái thằng vi-rút này thì thấy được đâu. May mà mình chỉ mất mấy ngày, bây giờ đã uống rượu lại được rồi. Định rủ Giangtvx đi làm một chầu "Vitamin GG" mà Giangtvx lại bận nên đành bóp miệng chờ bạn vậy !
 Hôm rồi, NXB đã gửi cho mình duyệt bìa cuốn "Ngày dài không chiến". Mình thấy cũng tàm tạm. Hy vọng sẽ sớm được xuất bản. Còn cuốn kia thì mình đang rất cố gắng, bởi "lão" ấy hay đi vắng nhà lắm nên thật khó khai thác tư liệu. Hiện thì vẫn đang ở bên Đức, đã cưa khoảng 20 phân tính cả trên và dưới khớp gối để thay vào đó là gối giả bằng vật liệu ti-tan. Theo như "lão" ấy nói thì sau đó có thể chơi được tất cả các môn thể thao, chỉ trừ bóng đá thôi. Thế là may rồi. Cái đồ giả ấy nó sẽ ổn trong vòng 15 đến 20 năm. Thôi, sau đó tới tuổi ấy thì ngồi xe lăn cũng "Oách" chứ chẳng sợ gì nữa. Mình đồ chừng chuyến đi của "lão" sẽ đâu vào đấy nên không hỏi "Khi cần báo tin cho ai...". Chứ nếu mà hỏi có khi lại chẳng được như thế kia đâu !.
Cuốn mà Giangtvx tìm được chắc chắn là cuốn mà tungngth đề cập tới rồi. Giangtvx giỏi thật đấy !.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 23 Tháng Mười, 2016, 09:32:37 pm
Lâu quá rồi tôi không có cơ hội vào mạng để liên lạc với các đồng đội, bởi cuối năm việc cưới xin rồi giỗ chạp rồi bàn việc sửa mộ, xây mộ cứ dồn dập. Thú thực, có lúc mệt quá nên chẳng muốn sờ đến bàn phím nữa, mặc dù biết rằng sẽ có đồng đội trách móc, nhưng biết làm thế nào ?. Con người nhiều lúc vẫn cứ phải làm nô lệ cho hoàn cảnh mà.
Cuốn "10-5-1972 - ngày dài không chiến" đã được in ấn. Giangtvx đặt vấn đề với tôi là sẽ số hóa rồi đưa lên trang nhà. Tôi không phản đối. Bây giờ thì chỉ còn chờ vào Giangtvx thôi. Hy vọng các đồng đội sẽ sớm có dịp tiếp xúc và phản hồi mọi ý kiến cho tôi. Tôi chân thành cám ơn những ý kiến đóng góp của các đồng đội.
Tôi thực sự chia sẻ và cảm thông với những gì mất mát của miền Trung qua cơn bĩ cực vừa rồi. Không biết có gia đình đồng đội nào nằm trong cơn hồng thủy ấy không. Cầu mong sẽ không bao giờ còn những cảnh ngộ như vậy nữa. Kiếp người cơ cực quá !.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 30 Tháng Mười, 2016, 08:59:35 pm
xuanv338 chào và cảm ơn rất nhiều anh phicongtiemkich. Cứ lâu lâu anh ắng mạng là em lại thầm đoán, anh phicongtiemkich lại sắp cho ra đời cuốn sách in những câu chuyện lính nhà trời. xuanv338 chịu tài anh viết khỏe. Có lẽ văn có sãn trong đầu anh, và cái tay chỉ việc gõ bàn phím đều không cần sửa bản. Em chưa có lời cảm nhận về cuốn " NGÀY DÀI KHÔNG CHIẾN:  Chỉ biết là rất tuyệt vời. Đồng đội Giangtvx ơi! mang TRẬN CHIẾN TREN TRỜI lên trang M & H cho mọi người cùng đọc.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Mười, 2016, 09:03:03 pm
  
Xin chúc mừmg bác Phicôngtiêmkích hoàn thành cuốn sách mới:

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Nguyen%20Cong%20Huy/00%20Bia%20ngay%20dai_zpslsqsy4zo.jpg)

Cuốn này đang được số hóa tại đây: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=30217.msg514958#msg514958

Mời các bác đón đọc.

Đề tài về không quân còn 2 cuốn nữa cũng rất thú vị:

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Nguyen%20Cong%20Huy/0%20Bia%201_zps8vvye48p.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Nguyen%20Cong%20Huy/00%20Bia%20linh%20bay_zpsyruzc7f6.jpg)

Thật tiếc là 2 cuốn này chưa được phép chia sẻ với mọi người!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 01 Tháng Mười Một, 2016, 06:53:36 pm
Anh phicongtiemkich khen hoài rằng. Giangtxv giỏi lắm xuanv338 ạ. Vâng! xuanv338 nhìn vào khối sử thi khổng lồ trên diễn đàn VMH mà kính nể rồi. Sẽ có một ngày xin được gặp các anh em , những người hùng.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Mười Một, 2016, 02:10:40 am
Không phải chủ đề nào Giangtvx đứng tên cũng là do Giangtvx số hóa đâu. Nhiều chủ đề là do các thành viên khác số hóa. Giangtvx chỉ hiệu đính chút ít và đưa lên diễn đàn thôi (nhằm làm kho thư viện của diễn đàn phóng phú, hấp dẫn trở lại).

Tên người số hóa thường được đăng ở bài đầu tiên của chủ đề (#0). Thí dụ như chủ đề Đời chiến sĩ - Đại tướng Phạm Văn Trà là do ptlinh và macbupda số hóa, ...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 02 Tháng Mười Một, 2016, 09:27:49 am
xuanv338 cảm ơn Giangtxv đã giải thích ý này. Nhưng lời khen của anh Huy về Giangtxv chắc là chuẩn không cần chỉnh.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: tungngth trong 02 Tháng Mười Một, 2016, 11:11:16 am
Trên tay tôi là những trang sách còn thơm mùi giấy mực. Trân trọng công phu của tác giả, với lối viết mới (phỏng vấn những người trong cuộc...), cách nhìn toàn diện từ hai phía... văn phong cô đọng, súc tích đã cho người đọc hình dung được những trận quyết chiến trên không, phương tiện chiến đấu và đặc tả những con người của chiến trận. Xin một lần nữa chân thành cảm ơn tác giả đã đưa lịch sử trở lại cho lớp hậu sinh, với tất cả tính chất khốc liệt, tàn nhẫn nhưng cũng rất hào hùng như nó vốn thế!
   Nhân đây cũng xin có vài lời về phần tác quyền. Tuy tác giả rất "ga-lăng", sách mới phát hành cuối tháng 10, nhưng đã đồng ý số hóa free! Đây là điều khác hẳn với thông lệ xuất bản (sau 1 thời gian dài xuất bản sách giấy mới làm vậy, hoặc ebook phải trả tiền nếu xuất bản song hành) và khác hẳn với tác giả khác tổ chức P.A. rầm rộ, họp hành quan trọng trong Nam ngoài Bắc với tác phẩm nhấn mạnh đến "cái tôi" của mình...! Như tôi đã có lần đề cập, bản lĩnh, phẩm cách của con người thể hiện qua hành xử:"phong độ là nhất thời, nhưng đẳng cấp là mãi mãi" (Sir Alex Fegurson)!
   Nhưng nói đi cũng phải nói lại, về phần độc giả cũng cần có sự trân trọng "con chữ, con nghĩa", đứa con tinh thần của tác giả! Nhiều khi chúng ta (có cả bản thân tôi) quen "xài chùa" mà chẳng mấy khi áy náy nghĩ về công thai nghén, mang nặng đẻ đau mới có những tác phẩm hay để người đọc thưởng thức và suy ngẫm! Có lẽ, bản số hóa nên thư thư 1 chút, bởi nghĩ cho mình thì dễ, nghĩ cho người mới khó!
   Tôi xin giới thiệu 1 địa chỉ phát hành sách tại số 83 phố Lý Nam Đế (cạnh Thư viện Quân đội). Xin nói thêm rằng giá sách rất vừa phải (có chiết khấu), ngược hẳn với giá trị nội dung! Thêm 1 lần nữa phải so sánh với cuốn sách P.A. có giá trên trời!
    Về nội dung cuốn sách, xin phép được suy ngẫm và đối chiếu với một số tác phẩm tiếng nước ngoài do những người trong cuộc viết, trước khi mạn đàm cùng tác giả.
   (Quan điểm này tôi viết tại http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=30217.msg515076#msg515076 là có ý, mong các quản trị viên thông cảm! Sau này, để sách được liền mạch, có thể gỡ đi, nhưng hiện giờ để tại Chủ đề đó, theo tôi là cần thiết!)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 02 Tháng Mười Một, 2016, 04:57:25 pm
Cám ơn bác tungngth đã đọc và chia xẻ với tác giả và bạn đọc. Những ý kiến của bác hoàn toàn phù hợp với luật tác Bonn, bản quyền hiện nay ở trên thế giới và cả ở VN.

Thú thực nếp nghĩ ban đầu của tôi cũng hơi giống như bạn vậy (Xin lỗi, trên mạng dùng đại từ nhân xưng bác hoặc bạn thuần túy chỉ là phép xã giao, không liên quan tới dòng họ hoặc tuổi tác).

Có 2 dòng quan điểm:

1/ Tác phẩm vửa hình thành, rất quan trọng,  có thể quan trọng về kinh tế (bán lấy tiền, ...) có thể quan trọng về chính trị (Biếu, tặng quan chức, bạn bè, ...). Với dòng quan điểm này chắc chắn sẽ không có chuyện đưa ngay lên mạng được. (Quan nhớn nghĩ sao khi vừa được trân trọng tặng sách, tối về thấy đã có trên mạng rồi? - Nếu là người ít văn hóa sẽ có cảm tưởng ít trân trọng quà hơn (tặng sách là tặng tấm lòng, đâu chỉ tặng sách).

2/ Sách của mình viết ra là để tri ân những người đã khuất, loan truyền những câu chuyện anh hùng của đồng đội mình. Theo dàng quan điểm này, tự nhiên sẽ thấy ý nghĩa kinh tế. chính trị chả là cái ... đinh gỉ gì! Nếu đọc trên VMH, rất nhiều bạn viết viết để ca ngợi chiến công của đồng đội mình: "mày giành chết để nhường tao sống" vậy nên viết về đồng đội vì trách nhiêm, vì lương tâm, ... với đồng đội.

Vậy bác theo dòng quan điểm nào? Bác nghĩ thế nào khi tác giả (Nguyễn Công Huy - Phicôngtiêmkích) ký tặng, trao tận tay và trực tiếp cho phép tôi đăng trên VMH cuốn sách mới tinh khôi - đứa con tinh thần của mình?

Nhân tiên đây xin thống kê một số tác phẩm của tác giả Nguyên Công Huy đã được số hóa trên VMH:

- Tôi từng là phi công tiêm kích: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=30100.0

- Vũ Xuân Thiều - Phi công cảm tử : http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=30146.0

- Thanh kiếm bầu trời: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=30148.0

- Chiến mã trên không: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=30157.0

- Người tìm chìa khóa vàng: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=30164.0

- Đi xa ngoảnh lại: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=30171.0

Ngoài ra còn có 1 số tác phẩm dịch từ tiếng Nga ... Bạn cứ đọc các cuốn trên xong chắc sẽ đồng tình với tôi: viết "tác giả rất "ga-lăng"" đã là không tôn trọng tác giả rồi.

Trân Trọng!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Mười Một, 2016, 10:00:33 am
Nhiều sách viết "bay theo đội hình mật tập", vậy đội hình ấy có dạng như thế nào? Ngoài đội hình mật tập còn có những đội nào khác? Mong bác Phi công tiêm kích giải thích giúp.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 07 Tháng Mười Một, 2016, 03:14:08 pm
Chào các đồng đội !
Tôi dạo này bận nhiều việc ở quê nên thường xuyên vắng mặt. Khi nào lên được HN mới có điều kiện vào mạng, lần về thăm "nhà" của mình. Thật cảm động khi được các đồng đội chia sẻ với những gì mình viết. Riêng cá nhân tôi, tôi chỉ mong muốn viết được nhiều, nhất là những gì mình đã được trải qua, trải nghiệm. Tôi gần như chạy đua với thời gian, cố để lại tí chút gì đó còn có ích. Tôi không dám nghĩ đến chuyện cần ai trân trọng mình hay về lĩnh vực kinh tế cho bản thân mình. Tôi chỉ muốn sống như những con người bình thường mà thôi. Việc Giangtvx cho số hóa sớm hay muộn cái cuốn "Ngày dài không chiến" có lẽ cũng còn phụ thuộc vào công việc của Giangtvx nữa. Chắc chắn rằng chẳng ai mắng tôi về cái chuyện vừa nhận xong cuốn sách tặng lại đã thấy ngay trên trang rồi. Cũng có khi, ai đó còn đưa bản nháp của mình lên trang trước khi in ấn chính thức chứ. Cũng là một cách xin được góp ý để chỉnh sửa cho hoàn chỉnh mà. Tôi cứ thiển nghĩ như vậy.
 Còn việc bay đội hình : Đội hình mật tập chủ yếu là dùng cho bay duyệt binh, diễu hành, quay phim, chụp ảnh hoặc khi bay thông trường trước lúc giải tán vào hạ cánh. Nó cũng dùng để ra oai, thị uy những người yếu bóng vía. ... Đội hình ấy là bay "cánh sát cánh" với khoảng cách số nọ đến số kia là 20-30 mét, thậm chí gần hơn nhưng không để mất an toàn vì các dòng khí quẩn ở các đầu mút cánh và đặc biệt là dòng khí lưu thổi từ động cơ ra nếu bay đúng vào đó thì máy bay bị hất lung tung, không điều khiển được lúc đó và tai nạn xảy ra là chuyện dễ như chơi. Ngoài đội hình mật tập ra (chủ yếu bay trong thời bình) thì còn nhiều đội hình được sử dụng trong chiến đấu nữa. Tôi sẽ kể vào dịp tới vì bây giờ tôi vội lắm. Tôi lại về quê có việc. Các đồng đội thông cảm cho và chịu khó đợi tôi chút nhé !.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 07 Tháng Mười Một, 2016, 03:40:23 pm
Những phi công oai hùng. Rất mừng thấy bác Cốc rất khoẻ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 07 Tháng Mười Một, 2016, 05:10:44 pm
Truyền hình QĐ.
"Phi công Việt Nam, anh là ai?"
Hồi ức của các anh Hồ văn Quỳ, Trần Hanh, Pham Thanh Ngân, Nguyễn Đức Soát, Mai văn Cương, Nguyễn văn Nghĩa… Những bức thư của anh LS Phạm Thành Nam…
http://soha.vn/phi-cong-viet-nam-anh-la-ai-phan-3-20161101155547342.htm


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 08 Tháng Mười Một, 2016, 12:35:17 pm
Trước hết xin cám ơn Viet Trung 51 đã chia sẻ những thông tin. Tôi xin kể tiếp về chuyện "Đội hình".
Nếu nói về đội hình thì đầu tiên phải nói về cơ cấu các thành viên cấu tạo nên đội hình. Có lẽ đấy là chuyện cơ bản nhất. Đội hình có thể gồm biên đội 2 chiếc (mà sau này gọi là đôi bay), biên đội 4 chiếc (sau này cứ gọi biên đội bay là hiểu ngầm rằng đấy là biên đội 4 chiếc), rồi biên đội 8 chiếc, 12 chiếc và nhiều nhiều hơn nữa... Trong biên đội 2 chiếc thì có số 1 và số 2. Trong biên đội 4 chiếc thì có số 1, 2, 3 và 4. Số 3 thì lại là số 1 của số 4(theo kiểu đôi bay). Các đội hình nhiều biên đội thì gồm nhiều biên đội 4 chiếc ghép thành. Riêng với máy bay ném bom thì đội hình 3 chiếc bay theo kiểu bậc thang. Đội hình của đôi bay thì bay theo kiểu so le. Số 2 có thể bay bên phải hoặc bên trái số 1, bay cao hơn hoặc thấp hơn từ vài chục tới vài trăm, thậm chí cả ngàn mét tùy theo nhiệm vụ. Đội hình cũng có thể bay kiểu dàn hàng ngang, có thể theo hàng dọc. Riêng bay theo hàng dọc thì thường dành cho bay đêm, bay theo ra-đa trên máy bay. Với biên đội 4 chiếc thì thường bay theo kiểu bàn tay xòe. Với các đội hình lớn gồm nhiều biên đội 4 chiếc ghép lại thì có thể bay dàn hàng ngang, bay theo kiểu rồng rắn (tức là 1 biên đội 4 chiếc bay thẳng, biên đội thứ hai bay bên trái với cự li kéo dài và biên đội tiếp theo bay ở bên phải cũng với cự li tương tự). Tùy theo tình hình nhiệm vụ mà bố trí đội hình cho thích hợp. Tôi nhớ, ngày 8-5-1972 thì anh Phạm Phú Thái mất số 2 là anh Võ Sỹ Giáp, sang ngày 10-5-1972 thì tôi mất số 2 là anh Cao Sơn Khảo. Sau ngày đó, tôi ghép vào bay số 2 cho anh Thái. Chúng tôi thường bay dàn hàng ngang để tầm quan sát rộng hơn. Khi địch ở bên phía tôi thì tôi trở thành số 1 vào công kích, anh Thái yểm hộ. Khi địch ở phía anh Thái thì tôi trở thành số 2 yểm hộ. Chúng tôi còn luyện bài "phản kích đối đầu", tức là khi hai anh em bay ngang nhau, phát hiện địch đang bám phía sau thì hô : "Phản kích đối đầu !". Lập tức, số 1 kéo gấp về phía số 2 quay 180 độ, số 2 cũng kéo gấp về phía số 1 vòng lại 180 độ. Số 1 thì ở độ cao thấp hơn, số 2 ở độ cao cao hơn. Sau khi vòng lại 180 độ, vẫn phải giữ vững đội hình và tùy thuộc tình hình cụ thể mà thoát li luôn hoặc xông vào trận chiến. Khi nghe chúng tôi hô : "Đội hình phản kích đối đầu !" thì Sở chỉ huy vội hỏi : "Có chuyện gì thế ?". Hai anh em không nói gì nữa, lắc cánh ra hiệu cho nhau, tập họp biên đội và "ngậm tăm" bay về. Cái trò ấy diễn ra cũng khá nhiều lần khi chúng tôi đi với nhau. Về sau này khi cả hai đều được bổ sung số 2 thì chúng tôi không "diễn" nữa.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 08 Tháng Mười Một, 2016, 04:21:09 pm
Khó xem quá, thu nhỏ lại cho dễ nhìn:

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Linh%20tinh/16%20Gap%20anh%20Coc_zpshc9gtuy7.jpg)

Việt Trung ơi, ghi chú tên của mọi người để dễ theo dõi đi. Có phải Việt Trung ngồi giữa bác Huy và bác Mỹ không (hay là người cầm máy ảnh)?

Bác phicôngtiêmkích ơi, trong cuốn "10-5-1972 Ngày dài không chiến" bác phân tích, so sánh tính năng kỹ thuật của MiG-21 và F-4 rất hay. Nhưng xin hỏi bác, nếu không tính đến thói quen điều khiển mà chỉ tới tính năng ưu việt của máy bay và bây giờ phải không chiến với kẻ thù truyền kiếp (giả sử bác còn đủ mọi điều kiện để bay) thì bác sẽ chọn loại máy bay nào, MiG-21 hay F-4?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 12 Tháng Mười Một, 2016, 01:15:46 pm
xuanv338 xin chào anh chủ phicongtiemkich. Chào các anh em đang tham gia trang phicông.
Nghe chuyện lính nhà trời kể chuyện lôi cuốn mọi người. Lính bay của các thế hệ đang ngồi tọa đàm. Những câu chuyện hay, xúc động, chuyện ngày xưa cuẩ lính bay già, chuỵên lính bay của thế hệ hôm nay. Xung quanh vẫn là bài ca đánh giặc giữ nước. Chuyện tưởng lướt nhanh vậy thôi chứ các bác cứ để ý xem nhé. Cái bác đeo kính ngồi đầu tiên từ trái sang phải bên anh lính trẻ đẹp trai đấy mà nghe trọn được câu chuyện là chả mấy thời gian nữa đâu lại có cuốn sách thật là hay ra đời cho mà xem. Trông những anh phicong lớp thời chiến tranh ngồi bên lớp trẻ. Lính bộ binh thấy ngưỡng mộ các anh quá! Chúc các anh khỏe mạnh, vui tươi, luôn có những buổi giao lưu thế này để chuyển giao những kinh nghiệm  chiến đấu và thổi thêm sức mạnh , lòng quả cảm, những thông minh đánh giặc một thời cho thế hệ hôm nay tiếp lửa.  


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: pladv1508 trong 14 Tháng Mười Một, 2016, 08:24:37 am
Có clip về Mig21 không biết có bác nào đưa lên chưa, thôi thì em cứ đưa lên cho bác Phicôngtiêmkích xem có ngứa ngáy tay chân gì không vậy!!! Trong đó từ 1'35 đến 1'49 có các đồng đội của bác Phicôngtiêmkích.

https://www.youtube.com/watch?v=mKRPTEC_h54 (https://www.youtube.com/watch?v=mKRPTEC_h54)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 14 Tháng Mười Một, 2016, 10:57:34 am
Cám ơn Xuanv338, cám ơn pladv1508 !. Nhân ngày Cách mạng Tháng Mười Nga (7-11), chúng tôi có đến thăm anh Nguyễn Văn Cốc theo truyền thống hàng năm. Tình cờ gặp được một số đồng đội ở Bộ TTM đến liên hệ, chuẩn bị cho cuộc trao tặng Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng cho anh Cốc. Có lẽ, số đang tại ngũ mà được gắn Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng cho tới giờ chỉ có Bác Giáp và anh Cốc mà thôi. Đặc biệt đấy chứ !
Với MiG-21 thì nó luôn là huyền thoại của bầu trời vì chỉ nó mới ngang ngửa và tiêu diệt được các máy bay các loại của Mỹ. Người Nga, các phi công Nga cũng vẫn tự hào vì nó chứ không nói gì đến ta, các phi công ta. Còn Giangtvx có hỏi việc lựa chọn của tôi giữa MiG-21 và F-4 thì thưa rằng khi gặp đối thủ ngày xưa là Dose Curtis - người từng tham chiến trong ngày 10-5-1972 ấy cũng đã hỏi tôi câu ấy và tôi đã trả lời nguyên văn như sau : "MiG-21 ! Bởi đấy không chỉ là loại vũ khí lợi hại chúng tôi từng sử dụng, từng đánh thắng, mà còn là tình yêu của tôi nữa ! Mấy chục năm trời tôi gắn bó với nó như với người bạn tri âm tri kỷ. Nó cũng tựa như con chiến mã theo tôi suốt những năm tháng chiến tranh, cùng vào sinh ra tử, từng hứng chịu những vết thương trong chiến trận. Nó không phải là cục sắt biết bay, là vật vô tri vô giác đấu ! Nó có hồn ! Rất có hồn ! Nhờ có nó mà chúng tôi đã giành thắng lợi trong nhiều cuộc không chiến. Nhờ có nó mà chúng tôi đã vượt qua được "cổ họng" của cuộc chiến tranh với tư thế người chiến thắng !". Đến tận bây giờ, nhiều đêm trong nhiều giấc mơ, tôi vẫn thấy tôi bay trên MiG-21, nhào lộn và đùa giỡn giữa trời mây. Tôi cứ đắm đuối với những gì mình yêu như thế nên không thể dứt ra được, Giangtvx ạ ! Mà cũng lâu rồi ta chưa gặp nhau đấy !.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 15 Tháng Mười Một, 2016, 09:06:29 am
Tình cảm của bác Phicôngtiêmkích đối với MiG-21 thật đáng trân trọng. Vậy hồi ấy trong chiến đấu bác chỉ bay trên 1 chiếc MiG-21 duy nhất hay bay trên nhiều chiếc MiG khác nhau? Trong số đó còn chiếc nào tồn tại không hả bác?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: pladv1508 trong 15 Tháng Mười Một, 2016, 11:01:31 am
Tình cảm của bác Phicôngtiêmkích đối với MiG-21 thật đáng trân trọng. Vậy hồi ấy trong chiến đấu bác chỉ bay trên 1 chiếc MiG-21 duy nhất hay bay trên nhiều chiếc MiG khác nhau? Trong số đó còn chiếc nào tồn tại không hả bác?

Theo dõi các bài của bác Phicôngtiêmkích thì em nghĩ bác ấy phải bay trên nhiều chiếc Mig-21, vì bác ấy từng phải nhảy dù, rồi chuyển sân trực chiến... nên mong bác Phicôngtiêmkích kể lại bác đã từng bay chiến đấu trên bao nhiêu chiếc Mig-21!
Xin lỗi bác Giangtvx em lanh chanh tí ạ!!!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 17 Tháng Mười Một, 2016, 09:10:44 pm
Thoạt đầu, khi bọn chúng tôi về nước sau khi tốt nghiệp thì thời gian đó còn đang thiếu máy bay. Chúng tôi được chuyển loại bay trên máy bay MiG-21F13 - loại tiêm kích rất nhẹ trong dòng MiG-21, có lẽ chuyên để dùng không chiến dạng đánh quần như MiG-17 vì được trang bị cả khẩu đại bác 37 li. Gọi là được chuyển loại nhưng thực chất là hồi ấy các anh phi công cũ của Trung đoàn đưa cho chúng tôi cuốn "Sổ tay phi công MiG-21F13" bằng tiếng Nga và bảo : "Các cậu vừa ở Nga về, không cần phải phiên dịch nữa, tự nghiên cứu rồi chuẩn bị bay !". Mệnh lệnh rất đơn giản, ngắn gọn và chúng tôi đã lụi cụi tự đọc, tự học, sau đó các anh ấy kiểm tra phần lí thuyết, chủ yếu là xử lí bất trắc rồi ra tập buồng lái, rồi chuẩn bị bay và bay. Thế thôi !.
Chuyến bay đầu tiên của tôi trên chiếc máy bay số hiệu bao nhiêu thì tôi không nhớ và cũng chẳng biết bay trên bao nhiêu chiếc khác nhau từ F-13 đến F-94, F-96 rồi MiG-21bis. Chỉ còn lưu lại ảnh ở bảo tàng chiếc mang số hiệu 4326 khi tôi trực cùng anh Nguyễn Đăng Kính (tục gọi Kính "bụng") và các vị chỉ huy đến thăm, cùng ra chụp ảnh. Các máy bay khác thì lại phải đợi tôi một thời gian để "tra cứu" trong sổ "Nam Tào" may ra mới trả lời các đồng đội được. Thực chất ở nước ta, các phi công thường bay trên các máy bay với những số hiệu khác nhau (kể cả chiến đấu lẫn huấn luyện) cùng với các tổ thợ máy khác nhau chứ không như Không quân của các nước khác - Liên-xô chẳng hạn : họ thường cố định mỗi phi công một máy bay cùng với tổ thợ máy và khi nào máy bay bị rơi thì lại được biên chế chiếc khác vì họ sản xuất được máy bay mà. Ta thì lại theo điều kiện của ta... Nói thế là các đồng đội hiểu. Khi nào tìm được số liệu, tôi lại trả lời tiếp.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Mười Một, 2016, 10:03:24 pm

 Còn việc bay đội hình : Đội hình mật tập chủ yếu là dùng cho bay duyệt binh, diễu hành, quay phim, chụp ảnh hoặc khi bay thông trường trước lúc giải tán vào hạ cánh. Nó cũng dùng để ra oai, thị uy những người yếu bóng vía. ... Đội hình ấy là bay "cánh sát cánh" với khoảng cách số nọ đến số kia là 20-30 mét, thậm chí gần hơn nhưng không để mất an toàn vì các dòng khí quẩn ở các đầu mút cánh và đặc biệt là dòng khí lưu thổi từ động cơ ra nếu bay đúng vào đó thì máy bay bị hất lung tung, không điều khiển được lúc đó và tai nạn xảy ra là chuyện dễ như chơi...

        Như vậy đặc điểm của bay đội hình mật tập là bay sát nhau đến mức có thể. Trong trường hợp này những ra đa sử dụng bước sóng dài, có độ phân giải kém có thể không xác định được số lượng, chủng loại của các máy bay trong đội hình, thậm chí có thể còn coi cả tốp đó là 1 chiếc máy bay duy nhất do vậy có thể gây nhiều khó khăn cho đối phương. Phải chăng nghĩa "mật tập" cũng xuất phát từ đó?

 


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 21 Tháng Mười Một, 2016, 10:45:47 pm
Cũng có thể lắm, Giangtvx ạ ! Đã có một giai đoạn trong chiến dịch "Tìm diệt MiG", các phi công Mỹ trên loại F-4 đã bay thật sát nhau và với tốc độ giống như máy bay cường kích F-105, thậm chí sau này đã khối lần bay như vậy để đóng giả là B-52 để lừa ra-đa của ta vì khi hiện trên màn hiện sóng thì thấy chấm sáng to giống như là F-105 hoặc B-52 lại bay trên độ cao các loại này thường bay cùng với tốc độ giống như vậy thì cũng dễ nhầm thật. Và cũng không phải chỉ một lần, các máy bay MiG của ta xông lên thì phải đương đầu với toàn là tiêm kích địch đấy. Cái bài trong "binh pháp Tôn Tử" : Hư là Thực, Thực là Hư, Hư Hư Thực Thực ... thật là quái chiêu !...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 22 Tháng Mười Hai, 2016, 09:53:42 am
Chúc mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22-12.
Kính chúc bác PhiCongTiemKich cùng toàn thể ACE Cựu Chiến Binh mạnh khoẻ, vui vẻ, hạnh phúc đầm ấm bên gia đình.
Những cánh bay oai hùng của KQ ND VN, cùng với MIG21 huyền thoại các anh đã vít cổ hàng trăm máy bay Mỹ.
Ảnh từ NET, hình như là các anh đoàn Mig21 số 3, em nhận được anh Soát, anh Đạo, anh Phú Thái và anh Công Huy.
Bác PhiCongTiemKich nhận diện hộ nhé.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 22 Tháng Mười Hai, 2016, 02:43:20 pm
Nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12, xin chúc tất cả các đồng chí đồng đội sức khỏe, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn !
Cám ơn Viêt Trung đã cho xem lại một phần bức ảnh chụp tại sân bay Đa Phúc (Nội Bài) nhân dịp gặp gỡ "đoàn bay MiG-21 khóa Ba". Chi tiết cụ thể xin được bổ sung như sau: Hàng ngồi từ trái sang gồm Anh hùng Nguyễn Tiến Sâm, Anh hùng Nguyễn Đức Soát, Vũ Đình Rạng, Anh hùng Phạm Phú Thái.
Hàng đứng từ trái sang : Nguyễn Hồng Mỹ, Nguyễn Công Huy, Ngô Văn Phú, Nguyễn Văn Quang, Anh hùng Trần Việt.
Báo cáo hết !.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 27 Tháng Mười Hai, 2016, 08:53:42 pm
Ngày Chủ nhật vừa rối (25-12) đúng vào ngày Giáng Sinh thì các phi công trong Đại đội bay đêm đánh đêm (Đại đội sau này gọi là Phi đội 5 Anh hùng) có tổ chức gặp mặt nhân dịp cuối năm. Hôm đó chỉ còn có "2 mâm" - tức là có khoảng chừng 12-13 người. Điểm mặt lại thấy cứ vắng dần. Tôi chạnh lòng cứ suy nghĩ mung lung... Riêng về lực lượng đánh đêm thì rất ít người, ít tổ chức đánh giá đúng, bởi họ chỉ như những người lính đặc công trên trời đêm với những chiến công thầm lặng. Chỉ có hai ngôi sao lóe sáng đó là Vũ Xuân Thiều và Phạm Tuân, còn những vì sao khác thì cứ lặng lẽ nhấp nháy trong khoảng không bao la. Chắc sau này nhiều năm nữa thì cũng sẽ ít người nhắc đến. Hôm đó, còn anh Nguyễn Đăng Kính (bắn rơi 6 máy bay Mỹ, trong đó có một chiếc RB-66 - có thể ngang hàng và còn hơn cả B-52 vì nó là Sở chỉ huy trên không, vừa gây nhiễu vừa được nhiều bọn F-4 bảo vệ. Mà thế giới này chỉ có 2 phi công Việt Nam bắn rơi 2 RB-66, đó là anh Nguyễn Đăng Kính và anh Đồng Văn Song mà thôi. Anh NGuyễn Đăng Kính thì được phong Anh hùng năm 2011, còn anh Đồng Văn Song mãi tới năm vừa rồi mới được phong Anh hùng). Ngoài anh Kính thì có anh Hoàng Biểu - một phi công gắn bó với Đại đội bay đêm ngay từ ngày đầu thành lập (cuối năm 1968) và là Đại đội trưởng Đại đội bay đêm đánh đêm suốt những năm ác liệt nhất (đặc biệt là trong chiến dịch 12 ngày đêm năm 1972). Anh đã có chuyến bay cảm tử khi mở màn mặt trận Quảng Trị, được Chính ủy Hoàng Phương giao nhiệm vụ, cứ đi còn không biết có về được hay không. Chuyến ấy, anh đã phải nhảy dù, bỏ máy bay sau khi hoàn thành nhiệm vụ bay vào trong vùng Quảng Trị, lúc về vì trời xấu không thể hạ cánh được, đành phải chia tay với con "chiến mã" thân thương. Vài ngày sau, anh lại tiếp tục trực chiến và anh là một trong những người cần mẫn nhất trong chuyện săn lùng B-52. Anh đã bắn rơi 2 máy bay Mỹ. Cạnh anh là Vũ Đình Rạng - người phi công đầu tiên xáp mặt B-52 và đã bắn trọng thương nó. Tiếp đó là Bùi Doãn Độ - người phi công bắn hạ chiếc F-4 cuối cùng trong chiến tranh vào đêm 29-12-1972 và cũng là phi công nhảy dù cuối cùng trong cuộc chiến tranh (vào đêm 8 rạng ngày 9-1-1973)... Những người trực chiến liên tục trong chiến tranh như anh Đặng Xây, anh Trần Thông Hào, anh Đặng Vân Đình, anh Nguyễn Khánh Duy, anh Nguyến Đức Chiến...thì vì bệnh tật, vì công việc và xa xôi nên không đến được. Số còn lại thì tuy bay đêm nhưng chưa trực ban chiến đấu. Vậy mà vẻn vẹn chẳng còn là bao... Chúng tôi ngồi chuyện trò không nhắc gì tới chuyện xưa nữa vì cũng chẳng để làm gì, chỉ nhìn thấy nhau còn khỏe là vui rồi... Thật thảnh thơi khi sống cuộc sống đời thường, không bon chen, không thọc mạch... Nhàn tản là điều mọi người nghĩ đến và thực hiện. Thế thôi !...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 30 Tháng Mười Hai, 2016, 08:25:27 pm
Chào tất cả các đồng đội !
Vậy là năm 2016 đã kết thúc !. Bước sang năm 2017, tôi xin chúc tất cả các đồng đội cùng gia đình luôn mạnh khỏe, có thêm nhiều niềm vui, hạnh phúc và an khang !
Từ nhiều năm trước, khi thấy còn tờ lịch ghi ngày 31-12..., tôi đã viết bài "Tản mạn chiều cuối năm". Nay bỗng thấy khung cảnh cứ giông giống cái ngày ấy nên lại gửi lại ở đây để tâm sự cùng các đồng đội :

 Trời se lạnh, mong manh vài sợi nắng
 Chợt nhận ra còn tờ lịch cuối cùng
 Ngày tháng cũ nhạt nhòa, hoang vắng
 Tôi lạc chìm trong cõi mông lung

 Tuổi thơ ngỡ vùi trong dĩ vãng
 Chiều cuối năm sao náo động hiện về
 Đường trước mặt sương mù lãng đãng
 Thuở cơ hàn nhớ đến tái tê

 Đến đầu người cũng tóc xanh tóc trắng
 Trách làm chi sao đen bạc nỗi đời
 Tháng năm đi diễn mấy trò dâu bể
 Những thời trang bi hí kịch khóc cười

 Một năm dầy, đến nay càng mỏng mãi
 Tháng Chạp mòn, xao xác lá vàng rơi
 Bến sông vắng bừng lên màu hoa cải
 Câu thơ vừa buông, đã thấy cũ rồi !...

 Một lần nữa xin Chúc Mừng Năm Mới !



Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 02 Tháng Giêng, 2017, 09:07:04 am
xuanv338 xin chúc mừng anh chủ phicongtiemkich nhân ngày xuân mới dương lịch 2017. Chúc mừng tất cả các anh em đang tham gia trang nhà. xuanv338 lang thang cuối năm về nhà mà cũng chẳng có vốn liếng gì chúc tết các anh. Chỉ biết lòng thành gửi tới mọi người trên trang Dựng nước lời chúc sức khỏe, hạnh phúc. Có một năm mới gia đình " AN KHANG, THỊNH VƯỢNG". Chúc anh cựu phi côngtiêm kích Nguyễn Công Huy. Người đang mặn mà tô đẹp lại hình ảnh cho bao người đồng đội bằng ngòi bút, bằng những dòng văn, mong anh được mạnh khỏe nhiều hơn, viết bài hay thêm nhiều, và mọi may mắn, mọi đền đáp xứng đáng của nhà nước đến với anh về những trận không chiến lừng danh mà anh đã từng cùng đồng đội tham chiến vì bầu trời bình yên của Tổ Quốc, vì độc lập tự do của dân tộc, người phi công luôn chiến đấu mang tính đồng đội làm nên chiến thắng. Chúc anh một năm mới mọi an lành.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 02 Tháng Giêng, 2017, 09:46:18 pm
Cám ơn Xuanv338 với những lời chúc và những lời nhắn nhủ. Mong sang năm 2017 này Xuanv338 tiếp tục những trang "Có một cuộc đời và tình yêu như thế" với chất giọng thật thà, dí dỏm...và thực hiện được những ước mơ của mình !.
Chúc các đồng đội dẻo tay gõ phím đều đều, duy trì liên lạc thường xuyên để đồng đội hiểu thêm nhau nhiều hơn !...
Phần tôi, tôi sẽ cố gắng hoàn tất những gì đã đề ra cho năm Con Gà này !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 20 Tháng Giêng, 2017, 09:14:37 pm
Từ hồi còn nhỏ, tôi đã được nghe bài thơ :
   "Hôm nay Tháng Chạp ngày hăm ba
    Một mụ, hai ông, đủ bộ ba
    Mũ áo chỉnh tề, trông có vẻ
    Quần không, gió rét sởn da gà ..."
Bài thơ còn dài dài, nhưng mà cái chính là ngày nay là ngày Táo Quân lên chầu Trời và Tết cũng đã cận ngày. Chúc các đồng đội chuẩn bị một cái Tết thật chu đáo, tiết kiệm, đón Tết thật đầm ấm, vui vẻ, gia đình an khang, thịnh vượng và gặp nhiều may mắn !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 30 Tháng Giêng, 2017, 09:42:51 pm
Năm nay cả nhà tôi về quê ăn Tết để nghe pháo nổ râm ran trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Mấy đưa con, đứa cháu tôi thích lắm. Chúng hẹn năm tới lại về, háo hức vô cùng.
Vậy là đã hết Tết vì quê tôi quan niệm Tết chỉ có 3 ngày. Ngày nay là làm "lễ hóa vàng, tiễn các tiên linh về âm giới". Phong tục vậy, mọi chuyện đều gọn. Sau ngày mồng 3 tháng Giêng này là cuộc sống trở lại bình thường như những ngày trước Tết, mặc dù vẫn còn rất nhiều lễ hội ở phía trước. "Tháng Giêng là tháng ăn chơi" mà !
Không biết các đồng đội đón Tết có vui không ?. Sang năm mới, xin chúc các đồng đội thêm một tuổi, sức khỏe dẻo dai thêm, nhịp nhàng gõ bàn phím cho đều và có thêm nhiều niềm vui !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: quochunguic trong 31 Tháng Giêng, 2017, 11:19:21 pm
Chú cho con được hỏi là việc phân chiến sĩ lái Mig 17, 19, 21 là do theo phân công nhiệm vụ hay do trình độ hoặc sở trường của từng người ạ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 01 Tháng Hai, 2017, 09:08:32 pm
Chúc mừng năm mới với những lời chúc tốt đẹp nhất tới quochunguic và rất vui lòng trả lời câu hỏi của bạn.
Khi tuyển mộ vào Không quân để đi học bay, về mặt sức khỏe thì hầu như na ná giống nhau vì đều qua các công đoạn khám tuyển như nhau cả, nhưng khi chia tách đoàn để đi học bay thì có lựa chọn. Những đoàn trước chúng tôi vì trình độ học vấn có kém hơn chút đỉnh và lứa tuổi cũng có lớn hơn chút đỉnh bởi các bậc đàn anh ấy từng tham gia chiến tranh chống Pháp và sự học cũng chưa "đến nơi đến chốn" nên bên Liên-xô và Trung Quốc đều đào tạo theo kiểu hàn lâm, tức là sau khi học xong các phần thuộc về lí thuyết bay, qua các đợt kiểm tra và thi sát hạch xong thì bước vào giai đoạn bay trên máy bay huấn luyện Iak-18 (loại máy bay cánh quạt với tốc độ nhỏ). Sau khi tốt nghiệp bay trên Iak-18 thì sẽ bay trên MiG-17 (kèm các học viên trên máy bay UMiG-15) rồi sau khi tốt nghiệp trên MiG-17 mới được bay chuyển loại lên MiG-21.
Có lẽ, với đoàn bay của chúng tôi (nhập ngũ và đi bay năm 1965) hầu hết là học sinh đã hoặc gần tốt nghiệp cấp 3 (tốt nghiệp phổ thông Trung học) và các sinh viên các trường Đại học (có anh đã học tới năm thứ 3), tuổi lại còn trẻ nên với trình độ học vấn như vậy, việc nhận thức sẽ nhanh nhạy hơn một số người ở các đoàn trước, cho nên bạn bố trí cho đoàn đi Liên-xô bay ngay trên loại máy bay phản lực sơ cấp - trên loại L-29. Sau khi tốt nghiệp trên L-29 xong, bạn chọn đoàn chúng tôi ra 24 người để huẩn luyện thẳng lên MiG-21. Có lẽ đấy cũng là một thử nghiệm vì chưa hề có tiền lệ từ trước tới giờ. Trong 24 người thì có 3 người do trình độ không bay được trên MiG-21 nên phải xuống bay MiG-17. Vậy là năm 1968 có 21 người tốt nghiệp trên MiG-21 kiểu này cộng với 13 anh khác bay theo kiểu hàn lâm từ MiG-17 chuyển sang MiG-21. Tổng cộng có 34 người về nước bổ sung cho lực lượng chiến đấu khi đó.
Đoàn đi bay bên Trung Quốc thì sau khi bay trên MiG-17 xong, được chuyển lên bay MiG-19 và tốt nghiệp xong thì về nước chiến đấu trên MiG-19.
Khá nhiều phi công bay trên MiG-17 và MiG-19 sau đó một thời gian đã được chuyển loại lên MiG-21 ở trong nước.
Vậy là đã có đủ các yếu tố mà chủ yếu là về trình độ nhận thức tiếp cận khoa học kỹ thuật và nắm vững các tính năng vũ khí, trang thiết bị. Còn chuyện sở trường sở đoản thì đúng là có thật. Chuyện bay bò gần như một phần do năng khiếu. Có những anh bay giỏi ngay từ đầu, nhưng có những anh bay mãi mà trình độ cũng không lên được tí nào. Chính vì vậy mà phải cắt bay, chuyển sang làm công việc khác. Thậm chí có những anh đã tốt nghiệp rồi nhưng một thời gian sau khi về nước chẳng đáp ứng được nhu cầu trong việc bay nên cũng phải cắt bay. Tôi nghĩ, có lẽ nó cũng giống như học ngoại ngữ ấy, có anh học đâu nhớ đấy, vận dụng rất linh hoạt, còn có anh học mãi rồi chữ thầy lại giả thầy. Thế thôi, quochunguic ạ !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: meomunchamchap trong 04 Tháng Hai, 2017, 12:09:02 pm
Chú Phicôngtiêmkích cho cháu hỏi mốc đánh dấu KQNDV chính thức loại biên dừng bay Mig 17, Mig 19 với ạ? Nếu được thì chú cho biết thêm về thời gian cụ thể về ngày ký quyết định, chuyến bay cuối cùng cuả từng loại.
 Năm mới chúc chú cùng gia đình mạnh khỏe, vạn sự như ý!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 07 Tháng Hai, 2017, 09:08:41 am
meomun thân mến !
Chúc meomun một năm mới với sức lực mới và nhiều may mắn mới !
Về chuyện hai loại máy bay MiG-17 và MiG-19 thì như thế này : có thể nói rằng, sau cái ngày 10-5-1972 thì hai loại máy bay này đánh đã mất dần hiệu quả, bởi bọn F-4 đã tìm được cách hóa giải cách đánh của hai loại này. Dầu sao thì MiG-17 và MiG-19 vẫn tham gia trực ban chiến đấu trên các sân bay. Trận đánh cuối cùng của MiG-17 có lẽ là trận của biên đội Hán Vĩnh Tưởng, Hoàng Thế Thắng vào ngày 11-7-1972. Còn trận đánh cuối cùng của MiG-19 nếu tôi không nhầm là của biên đội Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Hùng Việt vào ngày 6-10-1972. Trong "12 ngày đểm" thì chỉ có các biên đội MiG-21 xuất kích.
Việc MiG-17 và MiG-19 chính thức dừng vào khi nào thì tôi sẽ phải tìm tài liệu cụ thể, nhưng riêng MiG-19 thì còn cơ động vào miền Nam để tham gia chiến dịch bảo vệ biên giới phía Tây Nam nữa. Khi nào có số liệu chắc chắn thì tôi sẽ trả lời meomun sau nhé !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 17 Tháng Hai, 2017, 11:40:08 pm
Ngày 17-2-1979 mãi luôn để lại 1 ký ức nhức nhối, đau đớn trong lòng những người lính thời ấy. Cảm giác bị phản bội, bị đâm chí mạng sau lưng không thể nào quên được đến khi nhắm mắt.
Ngày ấy, quân Thông tin bọn em sau hàng tháng trời căng thẳng trực báo động cấp 1 thì được lệnh hạ cấp về cấp 2, nghĩa là được nghỉ ngơi, được đi tranh thủ… Thế mà ngay hôm sau TQ đánh ta…
Đại tá Quách Hải Lượng nguyên Trưởng Phòng tác chiến của Quân chủng Phòng không kể:
… Hôm 16/2/1979 tôi (Ô Lượng) được giao phổ biến phương án tác chiến cho các đồng chí Sư đoàn trưởng và lãnh đạo quân đoàn thì nhận được lệnh của Đại tướng Văn Tiến Dũng hạ lệnh báo động xuống cấp 2. Đối với Quân chủng Phòng Không, về cấp 2 tức được đi phép, không sẵn sàng chiến đấu nữa...
Hôm 16/2/1979 tôi được giao phổ biến phương án tác chiến cho các đồng chí Sư đoàn trưởng và lãnh đạo quân đoàn thì nhận được lệnh của Đại tướng Văn Tiến Dũng hạ lệnh báo động xuống cấp 2. Đồng chí Nguyễn Xuân Mậu, chính ủy Quân chủng lúc bấy giờ bảo tôi: - Phổ biến cho anh em để anh em chấp hành. Tôi trả lời: - Nhân danh Trưởng Phóng tác chiến Quân chủng phòng không, tôi không phổ biến, không chấp hành lệnh này của Đại tướng Văn Tiến Dũng...
- Lệnh của Đại tướng anh không chấp hành không được. Anh phải làn thế nào chứ! Tôi trả lời đồng chí Nguyễn Xuân Mậu: - Báo cáo anh, những sân bay của Trung Quốc cách ta có 7 phút bay, nếu ta cho Quân chủng hạ cấp báo động thì không chống kịp Trung Quốc. Với tư cách Trưởng Phòng tác chiến, tôi không chấp hành.
Đồng chí Mậu bảo tôi hỏi lên Cục Tác chiến, mấy anh em trực ban trên đó đều là bạn cũ... nói: - Mày  có chấp hành lệnh của Đại tướng không? Tôi trả lời: không chấp hành. Tôi đề nghị cho gặp Đại tướng Văn Tiến Dũng... Tôi được báo lại: Đại tướng hạ lệnh xong đi Cămpuchia rồi. Tôi sững sờ! Tại sao hạ một cái lệnh ghê gớm như thế xong bỏ đi Cămpuchia. Tôi không gặp được ai để khiếu nại.
Phó chủ nhiệm chính trị Quân chủng sang gặp tôi, anh Phạm Hồng Liên bảo tôi: ông Lượng ơi, ông phải viết cái lệnh cho anh em nghỉ ngơi chứ, để tôi cho anh em đi phép. Bên kia anh Đào Đình Luyện đã cho anh em phi công đi phép rồi. Tôi trả lời: kệ anh Luyện... Ta không về cấp 2, phải sẵn sáng chiến đấu.
Đồng chí Nguyễn Xuân Mậu là một người chín chắn, kín kẽ nói: Thôi, Lượng nói miệng với anh em không được viết thành lệnh, tình hình như thế nên cho anh em nghỉ ngơi tại trận địa...
Đó là buổi chiều 16/2/1979. Sáng hôm sau khi Trung Quốc tấn công trên toàn tuyến, đồng chí Chính ủy Nguyễn Xuân Mậu và Tư lệnh Hoàng Văn Khánh đi khoe với toàn quân: Chỉ có Quân chủng Phòng không không về cấp 2...
Anh Phicongtiemkich khi đó đang là cán bộ chỉ huy F KQ, anh có thể cho biết KQ đã ứng sử như thế nào khi đó?



Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Hai, 2017, 12:38:44 am
Qua đoạn trên có thể thấy Bộ tổng tham mưu Việt Nam hoàn toàn bất ngờ về thời điểm tân công của quân Trung Quốc. Nhưng không hiểu vai trò của bác Giáp trong vụ này là thế nào.

Bác Phicôngtiêmkích cho hỏi lúc đó (16 - 17/2/1979) bác đang ở đâu và tình hình đơn vị bác thế nào?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Ural 375D trong 18 Tháng Hai, 2017, 08:33:58 am
- Nhân danh Trưởng Phóng tác chiến Quân chủng phòng không, tôi không phổ biến, không chấp hành lệnh này của Đại tướng Văn Tiến Dũng...
Người lính chân chính


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Hai, 2017, 09:33:42 am
Kỷ luật là sức mạnh của quân đội: Đó là người lính vô kỷ luật!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Hai, 2017, 09:56:24 am
     
        Về nhảy dù của người lái trong không chiến

        "... Tôi vừa cải máy bay bằng với góc xuống khá lớn theo số một thì đã thấy tiếng: Rầm!

        Tôi ngất xỉu, không còn biết gì nữa. Mọi động tác tiếp theo để nhảy dù ra khỏi máy bay có lẽ chỉ là phản xạ đã được tập luyện thành thói quen khi gặp nguy hiểm. Tôi chỉ tỉnh lại sau đó vài phút, khi đã treo lơ lửng dưới chiếc dù cứu sinh ở độ cao 2000- 3000m. Xung quanh yên ắng đến khó tả, thỉnh thoảng có tiếng chiu, chiu, rít rít và tiếng gió lồng lộng. Tôi mở mắt định thần và xác định được ngay tình thế khó chịu của mình: thân xác treo rũ rượi trên hệ thống dây bảo hiểm của chiếc dù!

        ... Tôi lại ngất vì quá mệt mỏi và bị sốc nặng vì căng thẳng thần kinh từ cú nhảy dù ở tốc độ lớn gần 1000 km/h. Cú phóng lên của ghế dù từ máy bay gây ra một xung gia tốc tói vài chục lần trọng lượng, tôi như viên đạn trên nòng đại bác vọt lên, ra khỏi ca bin thì gặp ngay luồng gió - tốc độ bay của máy bay tạo nên. Liên tục hai cú giật kinh hoàng và một cú đẩy mạnh tiếp theo của quả tên lửa dọc theo ghê đưa phi cồng lên thêm độ cao 45-50m nữa thì dù phụ 1 và 2 mới thoát và tách tôi khỏi ghẽ để chiếc dù mồi kéo chiếc dù chính của phi công mở ra, làm giảm tốc độ rơi xuống đất lúc. Có lẽ tốc độ rơi của dù lúc này khoảng 5-7m/ giây tức vào khoảng 20-25 km/h. Tôi đoán vậy.

        Tôi cứ lơ mơ trong tiếng gió lồng lộng cho tới tận tối muộn tỉnh dậy mấy mươi giây thì thấy trời tối bưng và nhớ lại hình ảnh lúc tôi tiếp đất không chủ động nên bị va đập vào sườn đồi, rồi lại xỉu đi".
(Trích Lính Bay - Phạm Phú Thái tr. 12-13)


        Để chiếm ưu thế trong không chiến, máy bay thường cố gắng bay nhanh nhất có thể (MiG 21 có thể tới 600 - 700m/s). Trong buồng lái, người lái được vỏ máy bay che chở nên không bị ảnh hưởng của khối không khi tốc độ cao ngược chiều. Nhưng khi gặp trường hợp khẩn cấp phải nhảy dù, ngay khi phóng khỏi buồng lái, không khí sẽ ập vào người lái với tốc độ kinh hoàng (bằng với tốc độ máy bay tại thời điểm ấy).

        Xin hỏi bác Phicôngtiêmkích là điều ấy có nguy hiểm không? Nếu nguy hiểm thì người ta áp dụng những kỹ thuật nào để bảo vệ người lái? Tình huống buộc bác nhảy dù trong không chiến là như thế nào, có giống như bác Thái mô tả không? Sao có lắm dù cho phi công thế và chúng dùng để làm gì ạ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: anhkhoi trong 18 Tháng Hai, 2017, 05:26:10 pm
Ngày 17-2-1979 mãi luôn để lại 1 ký ức nhức nhối, đau đớn trong lòng những người lính thời ấy. Cảm giác bị phản bội, bị đâm chí mạng sau lưng không thể nào quên được đến khi nhắm mắt.
Ngày ấy, quân Thông tin bọn em sau hàng tháng trời căng thẳng trực báo động cấp 1 thì được lệnh hạ cấp về cấp 2, nghĩa là được nghỉ ngơi, được đi tranh thủ… Thế mà ngay hôm sau TQ đánh ta…
Đại tá Quách Hải Lượng nguyên Trưởng Phòng tác chiến của Quân chủng Phòng không kể:
… Hôm 16/2/1979 tôi (Ô Lượng) được giao phổ biến phương án tác chiến cho các đồng chí Sư đoàn trưởng và lãnh đạo quân đoàn thì nhận được lệnh của Đại tướng Văn Tiến Dũng hạ lệnh báo động xuống cấp 2. Đối với Quân chủng Phòng Không, về cấp 2 tức được đi phép, không sẵn sàng chiến đấu nữa...
Hôm 16/2/1979 tôi được giao phổ biến phương án tác chiến cho các đồng chí Sư đoàn trưởng và lãnh đạo quân đoàn thì nhận được lệnh của Đại tướng Văn Tiến Dũng hạ lệnh báo động xuống cấp 2. Đồng chí Nguyễn Xuân Mậu, chính ủy Quân chủng lúc bấy giờ bảo tôi: - Phổ biến cho anh em để anh em chấp hành. Tôi trả lời: - Nhân danh Trưởng Phóng tác chiến Quân chủng phòng không, tôi không phổ biến, không chấp hành lệnh này của Đại tướng Văn Tiến Dũng...
- Lệnh của Đại tướng anh không chấp hành không được. Anh phải làn thế nào chứ! Tôi trả lời đồng chí Nguyễn Xuân Mậu: - Báo cáo anh, những sân bay của Trung Quốc cách ta có 7 phút bay, nếu ta cho Quân chủng hạ cấp báo động thì không chống kịp Trung Quốc. Với tư cách Trưởng Phòng tác chiến, tôi không chấp hành.
Đồng chí Mậu bảo tôi hỏi lên Cục Tác chiến, mấy anh em trực ban trên đó đều là bạn cũ... nói: - Mày  có chấp hành lệnh của Đại tướng không? Tôi trả lời: không chấp hành. Tôi đề nghị cho gặp Đại tướng Văn Tiến Dũng... Tôi được báo lại: Đại tướng hạ lệnh xong đi Cămpuchia rồi. Tôi sững sờ! Tại sao hạ một cái lệnh ghê gớm như thế xong bỏ đi Cămpuchia. Tôi không gặp được ai để khiếu nại.
Phó chủ nhiệm chính trị Quân chủng sang gặp tôi, anh Phạm Hồng Liên bảo tôi: ông Lượng ơi, ông phải viết cái lệnh cho anh em nghỉ ngơi chứ, để tôi cho anh em đi phép. Bên kia anh Đào Đình Luyện đã cho anh em phi công đi phép rồi. Tôi trả lời: kệ anh Luyện... Ta không về cấp 2, phải sẵn sáng chiến đấu.
Đồng chí Nguyễn Xuân Mậu là một người chín chắn, kín kẽ nói: Thôi, Lượng nói miệng với anh em không được viết thành lệnh, tình hình như thế nên cho anh em nghỉ ngơi tại trận địa...
Đó là buổi chiều 16/2/1979. Sáng hôm sau khi Trung Quốc tấn công trên toàn tuyến, đồng chí Chính ủy Nguyễn Xuân Mậu và Tư lệnh Hoàng Văn Khánh đi khoe với toàn quân: Chỉ có Quân chủng Phòng không không về cấp 2...
Anh Phicongtiemkich khi đó đang là cán bộ chỉ huy F KQ, anh có thể cho biết KQ đã ứng sử như thế nào khi đó?



Bài này do Phạm Viết Đào viết, mà trong các clip chính ông ấy đưa lên về phỏng vấn đại tá QHL em chưa tìm được clip nào có nội dung như bài, thế mới lạ.  ;D


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 23 Tháng Hai, 2017, 09:39:29 pm
Chào các đồng đội !
Mới bận có mấy ngày không về thăm nhà mà thấy các đồng đội hỏi han tíu tít quá. Tôi xin trả lời những gì mà tôi biết, còn những gì mà lơ mơ hoặc không rõ thì đành chịu. "Biết thì thưa thốt, mà không biết lại có khi dựa cột ... ăn đạn !".
Trước hết về câu hỏi của meomunchamchap. Tôi đã hỏi nhiều người liên quan đến 2 loại máy bay MiG-17 và MiG-19 thì nhìn chung thế này : MiG-19 thôi không sử dụng vào cuối năm 1979 đầu 1980, còn loại MiG-17 thì đến năm 1982-1983 vẫn còn bay trong trường Không quân Nha Trang, sau đó mới dừng hẳn. Chính xác ngày tháng thì tôi sẽ tiếp tục "truy lùng" và báo cáo sau.
Về chuyện chiến tranh biên giới phía Bắc thì thời điểm ấy tôi không phải là cán bộ F, mà chỉ là Tham mưu phó E KQ 927 thôi. Chính vì vậy nên "nội tình" những chuyện kia thế nào thì tôi chịu. Chỉ biết sau ngày 17-2 thì tôi được điều lên Quân khu 1, ở cạnh Tư lệnh Đàm Quang Trung, vài ngày sau thì Tư lệnh giao nhiệm vụ cho tôi về Quân đoàn 5, nơi Tướng Hoàng Đan đang chỉ huy để làm nhiệm vụ giúp cho Tướng Hoàng Đan về nhiệm vụ của KQ và sẵn sàng chỉ huy các lực lượng KQ đánh trả. Khi ấy, trên sân bay Đa Phúc, tất cả các loại máy bay của ta, máy bay chiến lợi phẩm từ miền Nam ra đều đeo bom đạn sẵn sàng chờ lệnh cất cánh. Tôi ở SCH cùng Tướng Hoàng Đan cho đến hết tháng 2, sang tháng 3 thì tôi được triệu tập về Trung đoàn 927 ở Kép, và rồi, cuối tháng 8 năm ấy lại được gọi về Sư đoàn để nhận nhiệm vụ lên Yên Bái thành lập Trung đoàn mới - cái Trung đoàn ở Đồi Cọ ấy !

Việc nhảy dù của tôi khác anh Thái bởi tốc độ và độ cao của tôi khi nhảy khác anh ấy, nhưng tựu trung lại, tôi hoàn toàn tỉnh táo từ đầu tới cuối, không hề bị choáng hoặc bị ngất như anh Thái. Chính vì vậy mà chỉ sau một thời gian rất ngắn là tôi lại tham gia trực chiến và xuất kích chiến đấu. Các loại dù bố trí trong ghế dù thì như anh Thái nói : đầu tiên, khi giật cần phóng ghế thì nắp buồng lái được các viên đạn nổ, đẩy bật lên không trung, đồng thời kéo luôn dù mồi ra và dù mồi lại kéo các dù khác. Đấy là ở trên độ cao trên 4000 mét thì mọi thủ tục diễn ra tuần tự như thế. Nếu ở độ cao thấp thì hầu như tất cả diễn ra rất nhanh và dù chính sẽ được mở ngay tắp lự, ví dụ như nhảy dù ngay trên đường cất hạ cánh khi gặp sự cố chẳng hạn. Có lẽ về vấn đề này, trong phần 1 của tôi, Huyphongssi đã trả lời hộ rất cặn kẽ rồi, có cả hình ảnh để minh họa nữa. Nếu có đồng đội nào muốn tìm hiểu cụ thể thì xem ở đó nhé.
Tôi xin trình bày sơ bộ như vậy. Ngày mai tôi có việc phải "Nam tiến" mất dăm ngày, khi nào trở lại, tôi lại sẵn sàng hầu chuyện các đồng đội tiếp !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Hai, 2017, 04:41:46 pm
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=30100.msg508832#msg508832

Thi xong lý thuyết, chúng tôi học nhảy dù trước khi vào học bay. Chuyện nhảy dù biết bao nhiêu điều đáng nói, đáng kể. Tập nhảy từ bục cao xuống để học cách tiếp đất, tập điều khiển dù và tập phóng ghế dù thì không nói làm gì, nhưng khi đeo dù vào người, trèo lên máy bay để nhảy ra thì đúng là lắm chuyện. Máy bay “cõng” chúng tôi lên độ cao khoảng 800m. Bọn tôi rất hồi hộp, mặc dù biết rằng dù thế nào cũng mở nhưng vẫn thấy sợ. Sợ vì lần đầu tiên được lên máy bay, lần đầu tiên thả người rơi trong khoảng không... nhiều thứ lắm, nhưng có một điều trong chúng tôi hầu như ai cũng nghĩ như ai, đó là lòng tự trọng của dân Việt Nam. Phải nhảy, sợ hãi rồi tính sau. Khi đèn hiệu trên máy bay báo là chúng tôi đứng lên. Cửa máy bay mở, thế là chúng tôi lao ra. Anh thì lao cắm đầu xuống như nhảy ở cầu bơi, anh thì nhảy rơi 2 chân như nhảy ở đông rơm, anh thì mặt quay đằng trước, anh quay đằng sau... loạn xạ cả. Mọi động tác lý thuyết thầy dạy quên đâu mất. Một anh lao ra, thế là lao theo bao anh sau, thế thôi. Cùng nhảy với bọn tôi có cả các học viên của Inđônêxia, bọn họ nhiều anh sợ phát khóc, có anh giáo viên phải lôi ra cửa máy bay đạp xuống, chứ không thì không dám nhảy.

        Lao người ra khoảng không, dù mở, nhìn quanh thấy dù của các đồng đội mình tròn như những chiếc nấm trứng trong không gian, chúng tôi bắt đầu la hét vì sung sướng, gọi nhau í ới cả. Dù của chúng tôi là dù tập, không có cửa điều khiển nên gió thổi kéo chúng tôi đi tan tác mỗi người mỗi nơi. Anh nào càng nhẹ thì càng đi xa. Gấp dù xong, ôm về nơi tập trung, bọn tôi gặp nhau hân hoan như con trẻ, dẫu sao thì cũng là kỷ niệm khó quên, là dấu ấn đầu tiên khi chúng tôi gắn bó với bầu trời. Ai nhảy dù xong thì được phát một chiếc huy hiệu chứng nhận đã nhảy dù, thật tự hào vì mình cũng làm được một vấn đề gì đó rồi.


       Huy hiệu nhảy dù (do bác Phicôngtiêmkích cung cấp):

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Nguyen%20Cong%20Huy/DSC08680_zpsuxkz6m1h.jpg)

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Nguyen%20Cong%20Huy/DSC08681_zpsfjjozcft.jpg)
Mặt sau

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Nguyen%20Cong%20Huy/DSC08682_zpsrf5xluvq.jpg)
Nhìn nghiêng
       Kích thước khoảng 2 x 1 cm


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 26 Tháng Hai, 2017, 05:02:46 pm
        Bác Phicôngtiêmkích đầu năm 1972: Còn béo tốt, chưa bị kiết quệ bởi những trận không chiên ác liệt trong năm!

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Nguyen%20Cong%20Huy/37%20Phi%20cocircng%20tiecircm%20kiacutech%20MiG%2021%20Nguyn%20Xuacircn%20Huy_zps33fiwgwq.jpg)

        Bác Phicôngtiêmkích đầu năm 2017: Rất đẹp lão, chưa chung chiêng bởi các lần nâng ly sau đó!

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/Nguyen%20Cong%20Huy/DSC08683_zpss0xjmji6.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 03 Tháng Ba, 2017, 10:25:13 pm
Tôi đã ra Bắc sau mấy ngày ở trong Nam. Trong đó, tôi có dịp gặp lại các anh từng bay trên MiG-19, rồi gặp lại anh hùng Lê Hải, người từng tung hoành dọc ngang trên MiG-17. Cũng những ngày ở trong đó, tôi đã mất một đồng đội, người cùng đoàn bay MiG-21 khóa Ba. Đó là anh Ngô Văn Phú, người từng bắn rơi Đại tá Kittinhgiơ, chuyên viên không chiến của Lầu Năm Góc. Anh ra đi rất nhanh. Trước khi vào Nam, tôi có kịp đến thăm anh khi anh nằm viện. Bấy giờ anh đã yếu nhiều nhưng không ngờ tôi không được tiễn biệt anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Thật buồn vì cứ thấy các đồng đội, các bậc đàn anh cứ vắng dần. Đành tự an ủi : "Thôi ! Quy luật của tạo hóa mà !", cũng giống như nhà thơ Thảo Phương trong "Nỗi nhớ mùa Đông" ấy - "vờ như mùa Đông đã về !"... Thật não lòng ! Mà nhà thơ Thảo Phương cũng mất rồi. Buồn thật !. Lớp thế hệ đàn anh của chúng tôi thì 3 vị tướng-3 vị anh hùng là Nguyễn Hồng Nhị, Nguyễn Ngọc Độ và Phạm Ngọc Lan thì có lẽ cũng heo hắt như ngọn đèn trước gió... Quy luật ! Quy luật ! Chẳng ai cưỡng lại được nó cả.
Mà Giangtvx lâu nay có khỏe không ? Vẫn cứ đi đi về về các vùng miền hay đã yên ổn nơi Thủ đô rồi ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: meomunchamchap trong 06 Tháng Ba, 2017, 10:12:34 am
Chú Huy nhận ra liệt sỹ này không ạ?

(http://i1146.photobucket.com/albums/o523/dangkhoa1910/20170303_154938_zpsuhw3cw6v.jpg)[/URL]


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 08 Tháng Ba, 2017, 09:43:14 am
Nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8-3, xin chúc tất cả các đồng đội nữ luôn luôn mạnh khỏe, vui vẻ và hạnh phúc !
meomunchamchap thân mến !
Đây là anh Trần Hóa - tức Hai Đỏ cùng bay đoàn bay MiG-21 khóa 3 với bọn tôi. Thực ra thì anh ấy bay ở đoàn trước vì sang Liên-xô học bay trước. Anh ấy bay Iak-18 rồi MiG-17 và sau đó nhập với đoàn tôi bay MiG-21. Anh hy sinh ngày 4-2-1969. Thoạt đầu, mộ anh ở nghĩa trang Diêm Điền sau đó chuyển về nghĩa trang Ngọc Hồi. Hàng năm, tôi vẫn đến thắp nhang viếng anh ấy. Anh ấy có người bạn gái rất thân là Triệu Oanh Oanh mà chúng tôi không sao liên lạc được .
 Một việc nữa là vấn đề dừng bay của MiG-19 và MiG-17. Tôi đã gặp được người bay chuyến cuối cùng của MiG-19 là anh Phạm Cao Hà. Anh không nhớ cụ thể ngày nào nhưng vào giữa năm 1980, chuyến bay của anh từ Căm-pu-chia về là chuyến cuối cùng trong đời hoạt động của MiG-19 tại Việt Nam. Riêng MiG-17 thì tôi được tin là anh Đỗ Anh Dũng là người bay chuyến cuối cùng. Anh đã về hưu, hiện sống ở Phú Thọ. Tôi sẽ cố liên hệ và sẽ thông tin sau nhé !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: hoi76 trong 08 Tháng Ba, 2017, 05:09:34 pm
Thưa bác phicongtiemkich, cháu là thế hệ hậu sinh, khi đến tuổi nghĩa vụ thì đất nước đã hoàn toàn im tiếng súng, cháu rất thích đọc các bài viết của các cựu chiến binh trên diễn đàn QSVN, đặc biệt quân chủng không quân là quân chủng mà cháu vô cùng ngưỡng mộ. Từ thủa nhỏ, những quyển truyện tranh kể về các phi công với cánh én bạc kiêu hùng bắn hạ nhiều máy bay địch như Nguyễn Văn Cốc, Nguyễn Văn Bảy ....vẫn in hằn trong trí nhớ của cháu đến bây giờ. Không biết các bạn trẻ thời nay như thế nào, nhưng với cháu câu chuyện của những người cựu chiến binh luôn là đề tài vô cùng hấp dẫn. Ngoài những trận chiến ác liệt, khói lửa. Những câu chuyện giản dị, tâm tư, suy nghĩ của người lính trong giai đoạn gian khổ nhưng hào hùng của đất nước cũng vô cùng cuốn hút.  Chúc bác luôn khỏe mạnh và có nhiều bài viết hơn nữa !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: star trong 09 Tháng Ba, 2017, 07:06:53 am

 Một việc nữa là vấn đề dừng bay của MiG-19 và MiG-17. Tôi đã gặp được người bay chuyến cuối cùng của MiG-19 là anh Phạm Cao Hà. Anh không nhớ cụ thể ngày nào nhưng vào giữa năm 1980, chuyến bay của anh từ Căm-pu-chia về là chuyến cuối cùng trong đời hoạt động của MiG-19 tại Việt Nam. Riêng MiG-17 thì tôi được tin là anh Đỗ Anh Dũng là người bay chuyến cuối cùng. Anh đã về hưu, hiện sống ở Phú Thọ. Tôi sẽ cố liên hệ và sẽ thông tin sau nhé !

Chào bác Phi Công Tiêm Kích,
Em tìm được một số thông tin trong cuốn Lịch Sử Dẫn Đường Không Quân về hoạt động của Mig-19 những năm 1979, 1980. Theo đó thì chuyến bay về nước của bác Phạm Cao Hà là vào ngày 6/4/1980.  
----
"Ngay sau khi đất nước Cam-pu-chia thoát khỏi thảm họa diệt chủng, Sư đoàn 370 đã được Tư lệnh Quân chủng không quân giao nhiệm vụ đưa một phần lực lượng của Trung đoàn 925 sang giúp bạn. Đây là một trong những đơn vị quân tình nguyện đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam chịu trách nhiệm giúp bạn khai thác số máy bay MIG-19 thu được từ quân Khơ-me đỏ và khôi phục lại hệ thống bảo đảm trên các sân bay thuộc 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc của bạn, đồng thời sẵn sàng đánh địch cả trên không và mặt đất.

Tháng 2 năm 1979, 8 chiếc MiG-19 của Trung đoàn 925 được dẫn bay chuyến sân từ Biên Hòa sang Pô Chen Tông tham gia trực chiến. Trong năm 1979, MiG-19 tham gia xuất kích 94 lần/chiếc với 71 giờ bay, trong đó có 4 trận chi viện hỏa lực cho các đơn vị của Quân đoàn 3 truy quét tàn quân Khơ-me đỏ tại Pai Lin (cách biên giới Thái Lan 9km), Lếch (tây nam Bát Tam Băng 35km). Được các đồng chí Phạm Ngọc Lan và Lưu Huy Chao trực tiếp chỉ huy và kíp trực ban dẫn đường ở Pô Chen Tông dẫn, các phi công Hoàng Cao Bổng, Phạm Cao Hà, Vũ Hiệu, Nguyễn Thế Ngữ, Vũ Công Thuyết... đều đánh trúng các mục tiêu được giao. Đội ngũ dẫn đường sở chỉ huy trước đây đã dẫn MiG-19 bắn rơi máy bay Mỹ trên chiến trường miền Bắc, nay lại dẫn thành công máy bay tiêm kích MIG-19 mang bom chi viện hỏa lực cho bộ đội tình nguyện Việt Nam trên chiến trường Cam-pu-chia. MiG-19 đã nối tiếp được các chiến công do máy bay tiêm kích MIG-17 mang bom đã lập nên vào ngày 19 tháng 4 năm 1972 và do máy bay tiêm kích F-5 cũng mang bom đã lập nên vào ngày 6 tháng 5 năm 1978.

Sau hơn một năm công tác, Trung đoàn 925 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao. Ngày 6 tháng 4 năm 1980, toàn bộ số máy bay MIG-19 của trung đoàn từ Pô Chen Tông chuyển sân về nước.

 Còn Trung đoàn không quân 925, sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở Cam-pu-chia về nước, do máy bay MIG-19 không còn đủ khí tài thay thế, ngày 6 tháng 4 năm 1980, Bộ Quốc phòng đã ra quyết định giải thể và ngày 16 tháng 4 năm 1980, Quân chủng Không quân ra chỉ thị ngừng hoạt động (Chỉ thị số 225/BTL, ngày 16 tháng 4 năm 1980 do đại tá Trần Mạnh, quyền Tư lệnh ký)."


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: meomunchamchap trong 09 Tháng Ba, 2017, 09:24:34 pm
Cám ơn chú Huy, chú star nhiều ạ!
Chú Huy có thể kể thêm về chú Hóa được không? Cháu tò mò về người đồng đội của chú chút ạ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 17 Tháng Ba, 2017, 10:09:49 pm
Chào các đồng đội !
Tôi về quê lo chuyện giỗ chạp mấy ngày, nay mới trở lại, mới ngồi tâm sự với các đồng đội được. Cám ơn sự chía sẻ, khích lệ của hoi76. Có lẽ, với riêng cá nhân tôi, đấy là những lời động viên vô giá mà tôi sẽ phải cố gắng nhiều hơnnữa. Chúc hoi76 luôn khỏe, luôn theo dõi trang VMH nhé !
Cám ơn Star đã cho biết thêm chi tiết về chuyện dừng bay của MiG-19. Với MiG-17 thì tôi thấy chuyến bay cuối cùng không phải của anh Đỗ Anh Dũng mà là một ai đó trong trường Không quân Nha Trang. Tôi đã gặp mấy anh trong trường, đã biết rằng sau khi có lệnh dừng bay thì một đoàn hơn chục anh đã sang Ph-run-ze (Liên-xô) bay chuyển loại lên MiG-21. Các anh ấy hứa sẽ tìm giúp ai là người bay chuyến cuối cùng trên MiG-17. Tôi sẽ thông báo ngay sau khi nhận được tin chính xác.
Còn về anh "Hai Đỏ" thì sơ bộ thế này : anh là học sinh miền Nam tập kết, có khá nhiều tài lẻ, như đàn hát, thể thao, đặc biệt là thủ môn bóng đá. Nói chuyện rất có duyên. Cái biệt danh "Hai Đó" xuất phát từ một lần nhân "trà dư tửu hậu" thì anh Hóa có nói : "Tao tuy đen, nhưng là đen đẹp. Mà đừng gọi là đen, hãy gọi là đỏ. Tao lại là con cả trong gia đình. Người miền Nam gọi con cả là "anh Hai" nên bọn mày hãy gọi tao là "Hai Đỏ". Thế là anh có biệt danh như vậy. Khi tôi viết "phác thảo" cho các nhân vật thuộc đoàn bay MiG-21 khóa Ba của tôi, tôi có viết về anh như sau :

Từng thủ môn bóng đá
Mọi "ngón nghề" đều khá
"Trẫm mình" ngoài biển Đông
Nhớ thằng "Hai Đỏ" quá !

Đại loại là vậy. Nếu kể về từng nhân vật một thì dài lắm. Xin cứ hỏi, tôi biết đến đâu sẽ kể đến đấy !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 21 Tháng Ba, 2017, 05:00:22 pm
 xuanv338 em xin chào anh phicongtiemkich. Chào bà con làng M&H. xuanv338 xin thay mặt chị em phụ nữ cảm ơn rất nhiều và nhận lời chúc mừng chị em từ anh phicongtiemkich nhân dịp 8/3 và xin thành thực xin lỗi anh về lời cảm ơn muộn mằn này.  Lâu lắm rồi xuanv338 long thể chẳng được an. Đành dừng viết bài tất cả, trên fb em cũng phải cáo lỗi tạm dừng fb. Hôm nay buồn nhớ làng xưa, xuanv338 lướt qua ngôi nhà nhỏ lập nghiệp ban đầu thấy làng xưa ấm áp quá! xuanv338 dẽ qua nhà anh phicongtiemkich thấy vẫn rôm rả chuyện trên trời, chuyện về quê Thường Tín, chuyện lo giỗ chạp, chuyện nhớ anh "Hai Đỏ" của bác phicongtiemkich. Còn có cả thơ phú nữa. Các anh vẫn dẻo dai, chăm sóc diễn đàn. Mấy tháng rồi chích em không còn cảm xúc viết. Chuyện của một cuộc đời vẫn cứ dở giang. Sang hóng chuyện nhà anh Huy, biết đâu lại tìm được về nơi cảm xúc cho xuanv338  có thêm dòng văn liền mạch.
   Thất hứa với anh phicongtiemkich với Giangtxv về chuyến ra HN giờ thấy ngại. Ngại nhưng vẫn mong có một ngày được ngồi vỉa hè uống nước lá vối với các anh em ngoài đó.
xuanv338 em xin chúc anh phicongtiemkich cùng bạn bè tham gia trang mạnh khỏe, vui vẻ và viết nhiều tự chuyện hay về đồng đội. Em nghe anh tâm sự vào Nam lại không gặp được nhân vật chuyện. Tuổ c bấc luôn giữ phong độ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 21 Tháng Ba, 2017, 05:23:02 pm
Những công đoạn cuối cùng cho 1 cuốn sách quý về KQ VN trong KC chống Mỹ cứu nước (64-73) sắp ra đời. Chúc mừng các anh, những cánh bay oai hùng của KQ VN. Trong ảnh là AH KQ thiếu tướng Trần Việt đang đóng mộc vào sách.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 21 Tháng Ba, 2017, 05:26:51 pm
Sách gì vậy, Việt Trung?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 21 Tháng Ba, 2017, 11:08:42 pm
Sách gì vậy, Việt Trung?

Sách "Kỷ yếu phi công tiêm kích Vietnam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước" (1964-1973). Sách về 400 PC tiêm kích VN thời chống Mỹ. Cuốn này bác Phicongtiemkich chắc chắn có. Chúc mừng bác Phicongtiemkich. Chắc chắn ACE trong diễn đàn sẽ được sẻ chia tư liệu từ cuốn sách quý này.
 


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 22 Tháng Ba, 2017, 12:32:01 am
Anh Vũ Hiệu (phải) cựu PC Mig 19 của Trung đoàn 925, từng sang Pô Chen Tông tham gia trực chiến từ 2 năm 1979 đến 4 năm 1980.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 28 Tháng Ba, 2017, 10:14:08 pm
Chào các đồng đội !
Lâu quá mới thấy Xuanv338 ghé thăm nhà. Mà làm sao đợt này lại nhiều "sự vụ" thế ?. "Tâm an vạn sự an" - người xưa nói vậy. Cố giữ cho tâm an nhé, Xuanv338 nhé !. Chuyện không đến HN được, tôi chẳng trách gì đâu, chỉ e Giangtvx "có ý kiến" thôi !
Trước ngày kỷ niệm thành lập Sư đoàn KQ 371, tôi có dịp được đi theo ban biên tập lên Sư đoàn và đến Quân chủng tặng sách "Kỷ yếu..."và rồi ngày thành lập (24-3) lại tiếp tục về Sư đoàn dự kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Sư đoàn và "đánh chén" một bữa đúng là "đầu Dần, cuối Dậu" vì anh em ở đó không cho tôi về theo đoàn. Cuối cùng thì trên xe chỉ còn mỗi hai anh em tôi (là tôi và anh Trần Văn Năm) ngất ngưởng rời Sư đoàn. Gặp thì đông vui đấy mà lại cứ buồn buồn vì điểm danh thấy thiếu vắng nhiều quá. Chắc lần kỷ niệm 50 năm sau thì sạch bách mấy cái gương mặt này.
Cám ơn Viettrung 51 đã đăng tải bìa sách. Tổng cộng là 449 phi công tiêm kích của 17 đoàn đi học bay ở các nước Liên-xô, Trung Quốc, Ba Lan...về nước được biên chế vào các Trung đoàn Không quân tiêm kích 921, 923, 925, 927 thuộc Binh chủng Không quân (Phiên hiệu Sư đoàn Không quân 371). Trong số 449 phi công tiêm kích ấy, có 127 phi công bắn rơi 293 máy bay Mỹ, gồm 18 kiểu loại, trong đó có 2 chiếc Pháo đài bay B-52 và 1 phi công bắn trọng thương 1 chiếc B-52. Có 57 phi công tiêm kích được Nhà nước tuyên dương danh hiệu cao quý : "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân". Trong số 424 liệt sĩ Không quân qua các thời kỳ thì có 91 phi công tiêm kích đã anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Tôi xin thông báo sơ bộ về cuốn sách "Kỷ yếu phi công tiêm kích Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1964-1973)" là vậy để các đồng đội hiểu thêm thông tin mà Viettrung vừa đưa.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2017, 05:32:00 am
Quả là các số liệu quý. Có lẽ tỷ lệ (57/449) Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong hàng ngũ phi công là lớn nhất trong QĐND? Và cũng đễ dàng thấy tỉ lệ (424/449) hy sinh có lẽ cũng là cao nhất. Xin hỏ thêm bác Phicôngtiêmkích ngoài số phi công của 17 đoàn đó ra, ta có tự đào tạo thêm ở trong nước không và nếu có thì số phi công tự đào tạo được là bao nhiêu?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 29 Tháng Ba, 2017, 11:06:08 am
Gặp bác PCTK trên NET. Chúc mừng các anh 50 năm ngày thành lập Sư đoàn KQ 371. Bác vưỡn phong độ vậy thì AE để về sau 1 xe là BT.
Em hỏi thêm bác: số AE PC bom IL-28 và trực thăng tốt nghiệp giai đoạn trước 73 có trong kỷ yếu hay ko?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 29 Tháng Ba, 2017, 03:58:44 pm
anh phicongtiemkick rất phong độ. Đất nước lâm nguy lúc này chắc bác vẫn không chiến tốt. xuanv338 chúc mừng bác, chúc bác mạnh khỏe, vui vẻ và thật nhiều niềm vui trong cuộc sống.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Ba, 2017, 09:05:14 pm
Không biết đã gặp chưa mà đã biết rất phong độ rồi lại cho rằng bác ấy không chiến tốt?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 30 Tháng Ba, 2017, 08:42:00 am
Chào các đồng đội !
Xin trả lời ý kiến của Viet Trung. Cuốn "Kỷ yếu các phi công tiêm kích VN..." này chỉ tính riêng các phi công tiêm kích bay trên các loại máy bay MiG-17, MiG-19, MiG-21 (tức là các loại máy bay ta có thời kháng chiến chông Mỹ) mà thôi. Các phi công bay trên các loại máy bay như máy bay ném bom Il-28, máy bay An-2, máy bay trực thăng hoặc trên máy bay vận tải quân sự thì không tính, cho dù các anh ấy vẫn tham gia chiến đấu và cũng đã lập được nhiều chiến công, nhiều thành tích. Theo tôi biết thì ban biên tập đang có ý định biên soạn thêm một cuốn đồ sộ nữa. Đó là tính toàn bộ "đầu vào" (tất cả những người đi học bay, học thợ máy v. v.) của ngành Không quân. Số lượng đó sơ bộ nhẩm tính chắc cũng trên ngàn người. Khó khăn là nhiều người đã mất và nhiều người không hề còn thông tin nào để lại. Ngay số "đầu ra" là các phi công được tốt nghiệp (hơn 400 người) thôi mà việc lùng sục thông tin cá nhân đã toát mồ hôi ra rồi.
Còn số lượng phi công tiêm kích ta tự đào tạo bên trường Tường Vân (Trung Quốc) của Trường 910 và tự đào tạo trong nước về sau này không được nhiều : đấy là đoàn 5 - học lái máy bay tiêm kích MiG-17 tại Trường KQ Việt Nam (phiên hiệu Trung đoàn 910) khóa bay đầu tiên vào năm 1965-1966 do các giáo viên bay Việt Nam đào tạo, có 17 phi công tốt nghiệp. Năm 1965-1968, Trường 910 đào tạo tiếp đoàn 9, tốt nghiệp được 17 phi công bay MiG-17. Tiếp đến năm 1966-1969, Trường đào tạo cho đoàn 11 được 7 phi công tốt nghiệp trên MiG-17. Báo cáo đồng đội Giang tvx là vậy. Mà tôi cũng đã đoán ngay rằng Giang tvx sẽ "có ý kiến" với Xuanv338. Y như vậy thật !. Giang tvx quả là đáo để. Chẳng biết sau "cú" này thì Xuanv338 sẽ "phản pháo" ra sao đây ?...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 30 Tháng Ba, 2017, 06:03:25 pm
xuanv338 xin chào anh chủ phicongtiemkich. Chào các bác đang tham gia trang nhà và chào riêng Giangtvx. Ha..ha... xuanv338 cười đến rách miệng trong vụ này. Khổ lắm. Đồng đội mình thường gặp nhau trên trang, gặp ngoài đời thật là hiếm. Cứ hẹn mà chẳng nên. Giangtvx thật hóm hỉnh, thâm thúy quá!

Thành thực là xuanv338 chưa một lần được gặp bác phicongtiemkich, cả Giangtvx nữa cứ hẹn gặp mà toàn lỗi hẹn thôi. Còn việc xuanv338 khen bác phicongtiemkich phong độ có cơ sở. Trông bác trên màn hình do ViệtTrung51 đăng lên trông bác rất khỏe mạnh, tuổi này như thế cựu lính ta thường khen nhau phong độ. Còn việc khen bác còn không chiến tốt cũng có cơ sở. Thứ nhất tình thần yêu nước vẫn còn nhiều, sức khỏe còn tốt, vẫn yêu nghề lính nhà trời. Đất nước lâm nguy xuanv338 nghĩ.  Nếu nhà nước kêu gọi lên đường đánh giặc giữ nước tổng động viên tới U 70 dành cho những binh chủng đặc biệt chắc bác Huy sẽ nằm trong tốp đầu gọi lính. Truyền thống đánh giăc của người Việt Nam không phân biệt, gái trai, già trẻ. Phụ nữ còn cái nai quần cũng đánh.

Hihi thật là vui ạ. Anh Huy đoán được cái đầu đang nghĩ gian gian của Giangtvx,  còn em thì  không nghĩ tới, vì em khen vô tư mà chưa bao giờ tiếp xúc với giangtvx cả nên còn lạ bị Giangtvx phản pháo ngay tức thì. Chích em bé bỏng lại không có pháo để phản lại cơ chứ.  Kiểu này em phải bố trí  một ngày ra HN gặp mặt bác phicongtiemkich và gặp cả Giangtvx  và các anh em để tiếp tục giải trình, không có pháo phản thì phản băng rượu về việc này và cũng để biết mặt ngoài đời mấy anh em kẻo cứ ảo mà oan. Hai anh em bác chuẩn bị rượu. Giangtvx à!  Người Nhật họ còn lái xe tới tuổi 80. Đây bác Nguyễn Công Huy nhà ta còn rất non so với tuổi 80. Lâu ngày trở về làng xưa thấy anh em vẫn khỏe mạnh, vui vẻ là không cần phải chúc nữa.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 31 Tháng Ba, 2017, 02:20:14 pm
Giang tvx ơi là Giang tvx ! Chích bông xù lông lên rồi đấy nhé ! Liệu mà chuẩn bị tinh thần gặp tại HN đi ! À, mà con số các phi công tiêm kích hy sinh trong cuộc chiến là Giang tvx hơi nhầm đấy : 91 phi công tiêm kích trong tổng số 424 liệt sĩ KQ qua các thời kỳ, Giang tvx ạ !
Xuanv338 nói cũng có phần đúng đấy. Mình cứ bảo già với lại cao tuổi, dưng mà phải so với ai chứ...

Với Bành Tổ - mình còn bé lắm
Mọi hào quang bong bóng xà phòng
Đỏ, xanh... muôn nỗi phập phồng
Đời này sắc sắc, không không là thường...

Tôi nghĩ vậy chẳng biết có được hay không nữa ?..


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 31 Tháng Ba, 2017, 05:02:04 pm
Anh phicongtiemkich nói đúng ơi là đúng. Em có đồng minh rồi. Khi nao gặp mặt chắc chích còI tự tin hơn trước Giangtxv. Giangtxv thấy bác tiemkich làm thơ yêu đời chưa nào. xuanv338 rất mong khi được gặp các anh vào một ngày nào đó. Giang txv thật vui tính và dí dỏm.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 01 Tháng Tư, 2017, 12:18:28 pm

Còn số lượng phi công tiêm kích ta tự đào tạo bên trường Tường Vân (Trung Quốc) của Trường 910 và tự đào tạo trong nước về sau này không được nhiều : đấy là đoàn 5 - học lái máy bay tiêm kích MiG-17 tại Trường KQ Việt Nam (phiên hiệu Trung đoàn 910) khóa bay đầu tiên vào năm 1965-1966 do các giáo viên bay Việt Nam đào tạo, có 17 phi công tốt nghiệp. Năm 1965-1968, Trường 910 đào tạo tiếp đoàn 9, tốt nghiệp được 17 phi công bay MiG-17. Tiếp đến năm 1966-1969, Trường đào tạo cho đoàn 11 được 7 phi công tốt nghiệp trên MiG-17.
Anh PCTK cho hỏi: tại sao đoàn 5 khoá bay đầu tiên tại trường KQ VN 910 vào năm 65-66 đào tạo được 17 PC Mig-17 lại chỉ cần 1 năm là tốt nghiệp? Các anh này chắc chắn về đã tham gia không chiến và có nhiều thành tích + tổn thất.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 02 Tháng Tư, 2017, 10:25:24 am
Chào Viet Trung 51 !
Đoàn bay số 5 là đoàn mà các giáo viên Việt Nam kết hợp với sự trợ giúp của các giáo viên Trung Quốc trong vòng  1 năm từ 1965 đến 1966 đã đào tạo tốt nghiệp được 17 phi công MiG-17. Lí do, trước đó các anh đã từng bay ở các đoàn khác nhau, sau rồi tập trung lại và gửi sang bên Trường 910 để gộp thành 1 đoàn và bắt đầu bay lại. Chính vì vậy mà thời gian đào tạo ngắn. Sau khi tốt nghiệp xong, các anh về nước, là lực lượng bổ sung cho Trung đoàn KQ 923. 17 người các anh là : Hà Đình Bôn, Lê Sĩ Điệp, Phan Tấn Duân, Nguyễn Ngọc Duyên, Phan Điệt, Lê Hải, Nguyễn Phi Hùng, Trần Sâm Kỳ, Vũ Huy Lượng, Nguyễn Văn Phi, Lê Văn Phong, Nguyễn Đình Phúc, Nguyễn Hồng Thái, Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn duy Tuân, Phan Trọng Vân.
Trong các trận không chiến với KQ Mỹ, các anh đã lập được nhiều thành tích. Ba người trở thành Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân là Lê Hải, Nguyễn Phi Hùng, Nguyễn Đình Phúc và trong số 17 người thì 10 người hy sinh trong các trận không chiến không cân sức. Hiện nay còn các anh Lê Hải, Nguyễn Văn Thọ, Lê Văn Phong, Nguyễn Duy Tuân, Nguyễn Ngọc Duyên và Phan Điệt.
Tôi chỉ tổng hợp được có 16 người thôi. Tôi sẽ báo cáo sau khi có số liệu đầy đủ, Viet Trung nhé !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 03 Tháng Tư, 2017, 05:28:36 pm
Chúc mừng 52 năm ngày Không quân đánh thắng trận đầu 03/4/1965 - 03/4/2017.
Biên đội đánh thắng trận đầu Lan-Túc-Quỳ-Phương, những người đã mở màn cho truyền thống oai hùng của KQ tiêm kích VN.
Thời gian đã qua, các anh người còn, người mất nhưng Chiến công mãi chói lọi. Các anh là những Anh hùng.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 13 Tháng Tư, 2017, 06:36:47 pm
Anh phicongtiemkich à! Hôm nay 13/4 /2007. Ngày rất đẹp trời Giangtxv cùng phu nhân về Thái Bình, lại còn về ngay nhà hàng Châu Á của anh Trần Phú mà chích em ko được gặp. Tiếc thế ạ.



Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Tư, 2017, 03:20:18 am
        Ủa, 10 năm trước làm gì có VMH mà quen biết anh Phú nhỉ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 17 Tháng Tư, 2017, 02:32:52 pm
Em chào anh chủ phicongtiemkich. Khổ thân chích rồi. Giangtvx anh thật hóm, Không nhắc sớm giờ sửa sao được nữa. 2017, mắt nhập nhèm thành 2007. Giờ chỉ có Mod Bình Yên mới sửa giúp được thôi. Hu..hu... Hôm nào chịu phạt ly rượu và miếng bánh cáy TB vậy thôi Giang tvx nha.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 17 Tháng Tư, 2017, 09:31:03 pm
Vậy là Xuan v338 luôn theo sát Giang tvx rồi. Kiểu này thì Giang tvx khó lòng thoat được. Đã về tận Thái Bình mà lại không nhắn nhe gì cho người ta là tội to đấy. Hay là vì "có lí do" với cái bóng bên cạnh lớn quá nên chỉ nhắn thầm thôi. Chắc vậy.Thảo nào mà Xuan v338 gõ bàn phím rối loạn lên là phải.
Viet Trung 51 ơi ! Đúng là thời thế đã tạo anh hùng. Các anh hùng ngày ấy mãi mãi được vinh danh. Biên đội Lan, Túc, Quỳ, Phương thì hai anh đã hy sinh. Anh Lan thì cũng nằm bất động hơn 2 năm nay rồi, chắc là sẽ "ra đi" trong viện mà thôi. Còn chăng, mỗi anh Hồ Văn Quỳ là còn khỏe. Mà ở cái tuổi ngoài 80 thì khỏe yếu cũng không biết thế nào mà lần. Đúng không ạ ?. Cứ cầu mong cho các đồng đội khỏe đều và thường xuyên gặp nhau trên trang VMH là vui rồi.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 18 Tháng Tư, 2017, 06:31:47 am
xuanv338 xin chào anh phicongtiemkich. Hihi.... Thì ra anh còn dí dỏm và hóm hỉnh hơn cả Giangtvx cơ đấy. Em luôn theo sát bên  các đồng đội đang là bạn, cả anh nữa và nhiều người khác nữa. Đều âm thầm thôi theo dõi qua bài viết, lâu thấy các anh vắng nhà là chích lại thấy lo lo, không biết bạn mình có được khỏe hay không? Thôi được rồi ạ. Anh em mình phải có buổi gặp mặt mới hạ hồi phân giải. Hiện thì mình còn đang nửa ảo , nửa thật. Thật vì biết về nhau qua diễn đàn, biết cả trích ngang khá sâu. Nhưng ảo là mình chưa một lần được gặp nhau ngoài đời. Em cũng ước được gặp mọi người cho thật hết. Để khẳng định rằng, trang mạng không hề ảo, chỉ có mình làm nó ảo mà thôi. Anh Nguyễn Công Huy nhất trí với chích em không ạ, cả Giangtvx nữa.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 18 Tháng Tư, 2017, 09:40:44 pm
Nhất trí ! Nhất nhất nhất ... trí !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 22 Tháng Tư, 2017, 10:11:25 am
Sao bác "nhất trí" mà cứ lập bà lập bập vây? Chắc là vẫn còn bực mình vì cái vụ bị chê hả? Cũng đùng thôi bác ơi. Em thấy bác Phú đẹp trai, chiến rất tốt, có thể bác không bằng nên mới bị người ta chê. Mà anh chị ăn mảnh với nhau lúc nào thế?
 


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 22 Tháng Tư, 2017, 07:58:02 pm
Em chào anh chủ, chào các bác tham gia trang. Sai rồi Giangtvx ơi! Cuối cùng thì cũng chẳng có anh nào ăn mảnh được gì cả, oan cho họ quá! Theo xuanv338 thì anh tiemkich muốn nhấn mạnh nhiều từ nhất trí.... như vậy là biểu hiện một cách nhất trí rất cao về việc chích nói" Có một ngày nào đó chích sẽ ra HN gặp được tất cả các anh  để hạ hồi phần giải". Bác ấy không bị lập bà lập bập đâu ạ, sõi là khác....Một ngày xuanv338 sẽ ra HN, sẽ được gặp các anh.  Khi ấy chắc Giangtvx sẽ không còn nghĩ sai về ai cả nữa. xuanv338 có chế gì bác phicongtiemkich đâu Giangtvx? Anh nói thế, anh tiemkich lại buồn. Yên tâm đi ạ, xuanv338 trông mấy anh em ai cũng đẹp, cũng phong độ, giỏi giang. Chẳng có ai xâu xấu, bẩn bẩn cả. hihi.....Ngôi nhà của anh lính nhà trời giờ vui nhất diễn đàn M&H đấy. Toàn là những câu chuyện hài hước, trẻ trung. xuanv338 xin được chúc sức khỏe các anh.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 24 Tháng Tư, 2017, 05:32:21 pm
Hay quá ! Giang tvx đã "khơi mào" cho cuộc vui và đã "lôi" được Xuanv338 trở lại diễn đàn với các đồng đội. Quả là con người tài ba trong lĩnh vực này. Còn chuyện "lắp ba lắp bắp" của tôi thì là : một nhất trí của tôi, một cho Phaphai và hai "nhất nhất" ấy là giành cho Giangtvx đấy ạ !. Chẳng hiểu sao hôm mấy anh em gặp nhau, Giang tvx chỉ khoe là được tặng chai rượu "Cổ Bình" trong chuyến đi về quê Chích Bông mà chẳng nói gì thêm nữa, cứ tủm tỉm cười thôi. À, mà có đề cập đến một chi tiết là bác chủ quán Châu Á có được ai đó tặng chiếc áo đang mặc khi tiếp Giang tvx. Giang tvx cứ băn khoăn, nghĩ chắc là "cánh" đồng hương TB tặng nhau đây. Phaphai hôm ấy "tẩn" Giang tvx thế mà Giang tvx cứ im lặng. Chuyện này lại phải nhờ Xuanv338 mới được, Xuan v338 bắn tỉa hay cho cả băng thì tùy !.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 24 Tháng Tư, 2017, 08:25:52 pm
hì..hì....... Em chào anh chủ nhà tiemkich. Chích bông em đoán mò bác Giangtvx có thể là họ gần với chi chòm nhà Tào Tháo bên Trung Quốc anh Nguyễn Công Huy ạ. Còn cái chuyện được tặng áo, tặng quà của bác Phú bọn em không lạ. Chắc hôm đó bác Phú lại mới được tặng áo, bác đang mặc áo đó lòng phấn chấn mà không biết chia lòng ấy với ai. Tình cờ gặp anh bạn vàng trên M&H nhận ra bác, lần đầu gặp Giangtvx chưa hiểu bạn ra sao thì sao dám sả vui được. Vậy là lấp lừng với Giangtvx vậy cũng là chia vui. Chuyện thế này ạ. Chả là ngày làm quân quản ở Sài Gòn, bác Phú có cô bạn tên THANH mà đã có chuyện trong hồi ức " Đoàn bộ binh sông Lam". Người mà bác Phú đã lỗi hẹn phiên chợ hoa ngày tết làm anh trăn trở MÃI tới bây giờ đó anh Huy và a Giangtvx. Mỗi lần anh Trần Phú nhận quà đều khoe ngay với mấy anh em 341 TP TB trong buổi gặp mặt gặp mặt. Anh nói rằng. Hàng năm cô ấy vẫn gửi áo, quà từ Sài Gòn ra cho bác Phú, đã có lần Thanh ra TB chơi thăm gia đình bác rồi. Bác gái dù không thích nhưng vẫn phải vui đón khách lịch sự. Còn chuyến đi Sài Gòn mấy lần gần đây bác Phú có tới nhà cô bạn lỗi hẹn phiên chợ hoa ko thì chỉ có bác Trần Phú biết được thôi. Báo cáo em trình bày hết ạ. Anh phicongtiemkich cho em  gửi lời cảm ơn phaiphai và chúc sức khỏe cả phaiphai và a Giangtvx ạ.  Bây giờ chích bông em cũng phải thận trọng cào bằng câu chào hỏi, cán cân cư sử phải thật thăng bằng, không anh phicongtiemkich lại bị oan gia.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 26 Tháng Tư, 2017, 02:35:18 pm
Ngày này cách đây đúng 50 năm thì Không quân Mỹ tập trung đội hình lớn bao gồm các máy bay cường kích F-105 và tiêm kích F-4 yểm hộ đánh vào các mục tiêu quanh Hà Nội. Bộ Tư lệnh Không quân quyết định giao nhiệm vụ chiến đấu cho cả MiG-17 và MiG-21 tham chiến. Sau những trận đánh bị tổn thất lớn đầu tháng 1-1967, MiG-21 tạm dừng bay để rút kinh nghiệm và huấn luyện bổ sung. Đây là thời cơ để MiG-21 quay trở lại tham chiến và giành thắng lợi.
 Biên đội MiG-17 bao gồm Nguyễn Văn Bảy, Hà Đình Bôn, Nguyễn Thế Hôn và Nguyễn Bá Địch cất cánh đánh tốp máy bay địch trên vùng trời Vĩnh Yên. Cùng vào thời gian đó, biên đội MiG-21 của Vũ Ngọc Đỉnh, Trần Thiện Lương, Lê Trọng Huyên và Đồng Văn Song cũng cất cánh từ sân bay Đa Phúc lên chặn đánh tốp F-105 và F-4C ngay trên đỉnh sân bay Đa Phúc.
 Tuy nhiên, trận đánh ngày 26-4-1967 không thành công đối với cả hai loại máy bay MiG-17 và MiG-21. Theo văn bản nhật ký ghi chép thì Trung đoàn KQ 923 tổ chức đánh 4 trận, 4 biên đội cất cánh, có biên đội cất cánh 2 lần nhưng hiệu quả không đạt được yêu cầu. Trong không chiến, do khâu hiệp đồng không tốt nên phi công Trần Thiện Lương bay trên MiG-21 bị bắn nhầm và đã hy sinh.
Câu chuyện của nửa thế kỷ trước là vậy đấy.

Còn trở lại trang nhà thì cám ơn Xuanv338 đã giải thích cho anh em chúng tôi rõ hơn. Thật đúng là như trong các chuyện dài truyền kỳ, bao giờ cũng có câu "Hồi sau sẽ rõ !". Vậy là Giangtvx yên tâm nha ! Xuanv338 mới điểm xạ phát một thôi !. Mà sao Xuãv338 lại dịch nghĩa Giangtvx là "Tào Giang" được nhỉ ?. Thú vị thật đấy !.
Ngày mai thì tôi có chuyến đi Phú Thọ thăm mấy anh phi công bị ốm. Nếu về sớm và không quá mệt mỏi , tôi sẽ tiếp tục hầu chuyện các đồng đội sau.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 03 Tháng Năm, 2017, 09:44:04 pm
Những ngày qua tôi hết về quê nội lại đến quê ngoại. Ở đâu cũng có sự níu kéo nên chẳng muốn dứt ra đi. Cũng vì bvậy nên hôm nay tôi mới về "nhà" mình được. Hy vọng mấy ngày nghỉ vừa rồi, các đồng đội có những giây phút thư thái, vui vẻ cùng gia đình.
Trở lại thời gian cách đây đúng 50 năm : ngày 4-5-1967. Ngày ấy, Bộ Tư lệnh Không quân nhận định nhiều khả năng Không quân Mỹ sẽ đánh các mục tiêu quanh Hà Nội và các sân bay nên đã giao nhiệm vụ chiến đấu cho 2 Trung đoàn KQ 921 và 923 tổ chức Trực ban chiến đấu, cất cánh đánh tốp cường kích của KQ Mỹ.
Thời tiết tại sân bay nhiều mây. Lúc 13h31 phút. Biên đội của Phạm Thanh Ngân, Nguyễn Văn Cốc cất cánh từ sân bay Đa Phúc lên để đánh chặn tốp F-105 và F-4 từ xa, ngoài vùng hỏa lực Phòng không trên bầu trời Nghĩa Lộ-Tam Đảo. Biên đội đã phát hiện 1 tốp 12 chiếc F-105 và 8 chiếc F-4 vừa bay hộ tống vừa làm nhiệm vụ tấn công. Trong trận này, đích thân Đại tá Robin Old - Tư lệnh Không đoàn tiêm kích số 8 ( người đã chỉ huy chiến dịch Bolo ngày 2-1-1967 ) dẫn đầu đội hình tấn công của KQ Mỹ. Số 1 Phạm Thanh Ngân lệnh số 2 tăng lực, vào công kích. Số 1 bám chiếc F-105 bay bên trái. Đến cự ly thích hợp, anh ấn nút phóng quả tên lửa bên trái. Ngay khi đang thoát li, anh nghe thấy tiếng số 2 hô : "Cơ động trái gấp !". Sau khi cơ động, Phạm Thanh Ngân phát hiện thêm 3 chiếc, anh quyết định cắt vào bám theo 3 chiếc này, ngắm vào một chiếc F-105 và phóng tên lửa, hạ gục ngay tên F-105 ấy và quay về sân bay hạ cánh.
Số 2 Nguyễn Văn Cốc khi đang vòng yểm hộ số 1 thì phát hiện phía sau có 4 chiếc đang bám theo, anh nhắc số 1 cơ động đồng thời ép cần lái vòng gấp để bám theo bọn này. Ngay lúc ấy, anh nghe thấy tiếng nổ lớn ở phía sau khiến máy bay anh rung lên. Đoán biết là bị bọn F-4 bắn tên lửa, máy bay của anh đã bị thương và sau khi kiểm tra thấy máy bay vẫn điều khiển được nên anh về hạ cánh trực tiếp trên sân bay Đa Phúc. Trận này là trận không chiến đối đầu giữa các phi công Ace của KQ Hoa Kỳ và KQ Việt Nam. Khi đó, Đại tá Robin Old đã bắn rơi 12 máy bay Đức trong chiến tranh thế giới thứ Hai với hàng ngàn giờ bay, từng công bố bắn rơi 3 chiếc MiG trong chiến tranh ở miền Bắc Việt Nam. Còn Thiếu úy Nguyễn Văn Cốc  chưa đầy 25 tuổi, mới bay được hơn 300 giờ bay và mới lập được 1 chiến công trong trận ngày 30-4-1967. Ở trận này, Đại tá Robin Old đã bắn bị thương chiếc MiG của Nguyễn Văn Cốc nhưng bản thân vị Tư lệnh Không đoàn tiêm kích chiến thuật số 8 khét tiếng của Không lực Mỹ không ngờ được là đối thủ của mình trong trận ngày 4-5-1967, người phi công trẻ tuổi của vùng quê Quan Họ Bắc Ninh sau này lại trở thành người phi công duy nhất trong lịch sử không chiến hiện đại, dùng MiG-21 bắn rơi 9 chiếc máy bay Mỹ, trở thành một trong những huyền thoại của Không quân nhân dân Việt Nam anh hùng. Rất tiếc là đến tháng 9-1967, Đại tá Robin Old trở về Mỹ sau khi hoàn thành 100 phi vụ của mình nên 2 phi công Ace số 1 của KQ Mỹ và Việt Nam không còn có dịp nào gặp nhau trên bầu trời nữa...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 04 Tháng Năm, 2017, 06:38:54 pm
xuanv338 xin chào anh chu phicongtiemkich, chào các bác. Ngày chiến tranh , có mấy năm làm lính, lại là con gái. Mỗi lần ngước lên bầu trời thấy máy bay, bay tầm thấp nhìn rõ cở đỏ sao vàng là biết máy bay của ta. Thấy ngưỡng mộ các anh phi công Việt Nam. Giờ được nghe chuyện đánh nhau của phi công càng thấy hấp dẫn, và lúc này xuanv338 mới hiểu được thêm nhiều đời sống và chiến đấu của lính bay. xuanv338 chỉ nghe để hiểu thêm. Cảm ơn anh phicongtiemkich. Chúc các anh mạnh khỏe và luôn có những câu chuyện hài hước cho đời trẻ lại.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 08 Tháng Năm, 2017, 08:36:40 am
Tôi mới về sau chuyến đi dài từ nghĩa trang Trường Sơn tới thành cổ Quảng Trị. Thời tiết nắng nóng cộng với sự thương nhớ các vong linh những người đã ngã xuống cho sự bình yên của đất nước làm tôi mệt bải hoải. Ngày tới tôi lại tiếp tục về Nam Hà thắp nhang viếng người bay số 2 cho tôi đã "xếp lại đôi cánh" của mình trong trận không chiến vào ngày 10-5-1972. Chiến tranh qua đi khá lâu rồi, nhưng tiếng vọng của nó để lại không biết đến bao giờ và hơn nữa, những di chứng của nó mới càng kinh khủng. Thật cám ơn trang VMH đã tạo điều kiện cho những người lính được chia sẻ những tình cảm của mình với các đồng đội. Chúc các đồng đội luôn khỏe và dẻo tay gõ phím. Tôi sẽ trở lại "nhà" sau chuyến đi tới và sẽ kể tiếp những gì mình biết ạ !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 08 Tháng Năm, 2017, 06:04:03 pm
xuanv338 chào anh phicongtiemkich. Nghe anh nói đi Quảng Trị ạ. Tuyệt vời lính bay giờ đi bộ. Con đường nào cũng mang theo dáng hình người lính. xuanv338 em cũng mới có chuyến đi Quảng Trị 7 ngày vui và đầy xúc động ạ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 10 Tháng Năm, 2017, 11:36:19 pm
Em cũng vừa vào Thành Cổ bác Phi công tiêm kích. Đoàn bọn em vừa lên thắp hương rồi xuống chân Đài Hương nghe hướng dẫn viên kể chuyện... Chiều muộn, khi cô HDV kể gần xong thì mưa, những hạt mưa to nhưng ko dày rơi xuống vai áo các CCB đang tưởng nhớ đồng đội mình...
Thành Cổ chiều muộn.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 15 Tháng Năm, 2017, 10:24:36 pm
Vậy là chuyến của chúng tôi xuất phát sớm hơn các bạn một chút, chứ nếu chậm lại thì có lẽ chúng ta đã gặp nhau ở nơi các tượng đài rồi.
Có một số bạn hỏi tôi về những phi công mà các bạn quan tâm. Tôi xin cung cấp thông tin ở trang này chứ không qua phần tin nhắn nữa. Các bạn thông cảm cho nhé !
Về phi công tên Bàng thì có 2 phi công : đó là anh Nguyễn Như Bàng và anh Lê Văn Bàng. Anh Nguyễn Như Bàng sinh năm 1934 tại Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình. Anh nhập ngũ năm 1954 và sau đó học bay ở trường và phi công bay đề cao ở Trung Quốc. Năm 1964-1965, anh là phi công tiêm kích MiG-17, đã từng bay số 2 trong biên đội 4 chiếc MiG-17 làm nhiệm vụ yểm hộ cho biên đội tấn công trong trận đánh đầu tiên của Không quân ta với Hải quân Mỹ ở vùng trời Hàm Rồng ngày 3-4-1965. Anh từng giữ chức Chính trị viên phó của Đại đội bay đêm Trung đoàn Không quân 921 rồi làm Đoàn trưởng đoàn học viên bay ở trường Không quân Trung Quốc rồi về làm trợ lí chính trị Phòng chính trị Sư đoàn Không quân 371 và nghỉ hưu năm 1975. Còn anh Lê Văn Bàng thì sinh năm 1946 tại Đông Hưng, Thái Bình. Nhập ngũ và đi học bay bên Trường Không quân Việt Nam (Trung đoàn 910) tại Trung Quốc rồi được giữ lại trường làm giáo viên bay. Sau này thì anh Lê Văn Bàng từng giữ chức Tham mưu phó Trung đoàn KQ 931. Hiện sống tại phố Vương Thừa Vũ, Hà Nội.

Anh Trương Văn Cung sinh năm 1940 tại Hưng Hà, Thái Bình. Nhập ngũ năm 1959, từng công tác ở Sư đoàn 367, rồi công tác tại Trung đoàn Không quân 910 sau đó sang học bay bên Liên-xô, trở thành phi công tiêm kích MiG-17, từng xuất kích chiến đấu. Trong trận không chiến ngày 4-12-1966, anh bay số 2 của biên đội 4 chiếc MiG-17 đã giao chiến với 8 chiếc F-105 trên vùng trời Đa Phúc, Vĩnh Phúc, yểm hộ cho đồng đội bắn rơi 1 chiếc F-105. Đến ngày 12-5-1967, anh bay số 3 trong đội hình biên đội 4 chiếc MiG-17 tiến công 12 chiếc F-105 trên vùng trời Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc góp phần cùng biên đội bắn rơi 1 chiếc F-105. Ngày 5-6-1967, anh bay số 3 trong biên đội 4 chiếc MiG-17 tiến công 16 chiếc F-4 và F-105 trên vùng trời Phổ Yên, Thái Nguyên và đã anh dũng hy sinh.
 Anh Nguyễn Xuân Dung sinh năm 1934 tại Diễn Châu, Nghệ An. Nhập ngũ năm 1951, từng phục vụ ở Đại đoàn 304 rồi đi học bay ở trường và phi công bay đề cao tại căn cứ Không quân của Trung Quốc, trở thành phi công tiêm kích MiG-17. Phục vụ tại Trung đoàn Không quân tiêm kích 921 và 923. Ngày 8-10-1966, anh bay số 2 trong biên đội 4 chiếc MiG-17 đã giao chiến với 4 chiếc F-105 trên vùng trời Đa Phúc, Vĩnh Phúc và ngày 19-4-1967, anh bay số 3 trong biên đội 4 chiếc MiG-17 tiến công đội hình 8 chiếc F-105 và 2 chiếc AD-6 trên vùng trời Suối Rút, Hòa Bình, góp phần cùng biên đội bắn rơi 3 máy bay địch. Anh nghỉ hưu năm 1979 và mất năm 2001.
Anh Nguyễn Phú Ninh sinh năm 1940 tại Hạ Hòa, Phú Thọ. Nhập ngũ năm 1959 từng phục vụ ở Sư đoàn 316 rồi đi học bay bên Liên-xô, trở thành phi công tiêm kích MiG-17, từng tham gia các trận không chiến. Ngày 25-10-1967, anh bay số 2 trong đội hình 4 chiếc MiG-17 đã giao chiến với 8 chiếc F-4 trên vùng trời Trung Giã, Vĩnh Phúc và bắn rơi 1 chiếc F-4. Ngày 9-7-1968, anh bay số 2 trong biên đội 4 chiếc MiG-17, không chiến với 2 chiếc F-8 trên vùng trời Đức Thọ, Hà Tĩnh và yểm hộ đồng đội bắn rơi 1 chiếc F-8. Nghỉ hưu năm 1989 và mất năm 2014.
 Anh Nguyễn Hồng Thanh sinh năm 1935 tại Mỏ Cày Nam, Bến Tre. Nhập ngũ năm 1954. Bộ đội Sư đoàn 338 Nam Bộ rồi trở thành học viên bay ở trường và phi công bay đề cao tại căn cứ Không quân của Trung Quốc. Phi công tiêm kích MiG-17. Anh đã nhiều lần xuất kích chiến đấu. Sau này chuyển thành cán bộ tác chiến của Quân chủng rồi cán bộ tiền phương của Quân chủng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh rồi sau đó làm cán bộ ủy ban kiểm tra Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Nghỉ hưu năm 1997.

Báo cáo ! Hết !...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Haianh_od trong 19 Tháng Năm, 2017, 02:52:36 am
Lâu lắm rồi mới ghé thăm "nhà" của chú PCTK mặc dù Tết về có gặp chú. Cũng do công việc bận rộn vì mưu sinh và chuyến thăm huyện đảo Trường sa cuối tháng 4 vừa rồi. Hôm nay mừng là đã xin xong cho chú giấy phép dịch cuốn sách Những phi công vùng trời Hắc Hải của cụ Minakov (cụ đã mất và con trai ông cụ đồng ý để chú dịch cuốn sách bố ông ấy). Hi vọng sẽ sớm được đọc sách chú dịch.
Đợt vừa rồi cháu cũng vào thăm chú Nguyễn văn Thọ - PC duy nhất còn sông trong biên đội ngày 06/11/1967 của ba cháu. mừng là chú ấy vẫn khỏe mạnh. Con trai chú ấy làm không lưu trong đơn vị anh bạn cháu nên mới thấy trái đất mình cũng không rộng lớn lắm.
Trong câu chuyện chú kể về PC Nguyễn Phú Ninh, nếu cháu không nhầm thì chú ấy cùng biên đội ba cháu ngày 25/10/1967 đã tham gia không chiến và ba cháu bắn rơi 01 chiếc F-105D (có một số tài liệu ghi nhận là F-4H). Chú ấy quê Hạ hòa-Phú thọ cũng là nơi cháu sinh ra, nếu có địa chỉ chú Ninh chú nhắn cho cháu nhé!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Haianh_od trong 19 Tháng Năm, 2017, 02:54:50 am
Gặp PC Nguyễn văn Thọ ngày 06/5/2017 tại nhà riêng.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 19 Tháng Năm, 2017, 03:09:33 pm
Cám ơn HaiAnh rất nhiều. Thật là vui vì đã có được giấy phép cho sự chuyển tải sang tiếng Việt cuốn "Những Anh hùng bầu trời Hắc Hải". Chú sẽ cố gắng để sách được sớm xuất bản. Cám ơn HaiAnh đã đến thăm anh Thọ. Mấy năm nay anh ấy bị bệnh tật nên sức khỏe sút kém đi nhiều. Anh Thọ cũng là người tham gia khá nhiều trận không chiến, nhưng đến giờ thì có lẽ vì tuổi tác nên cũng đã "nhớ nhớ quên quên". Vài năm trước, khi mấy anh em gặp nhau, anh Thọ chẳng dám uống gì cả, chả bù cho những năm tháng trước đây. Thế mới biết thời gian trôi đi kéo theo bao nhiêu thứ quý giá mà mình luôn tiếc nuối. Nhưng đó là quy luật, chẳng ai cưỡng lại được. Buồn thế đấy !.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 19 Tháng Năm, 2017, 05:51:10 pm
Tôi kể tỉ mỉ thêm một chút về trận đánh ngày 6-11-1967, trận mà anh Thọ cùng bố của HaiAnh tham chiến để các đồng đội hiểu thêm. Ngày 6-11-1967 là ngày diễn ra khá nhiều trận không chiến, chủ yếu là của MiG-17. Ngay từ lúc 7h48 phút tại sân bay Kép, biên đội 4 chiếc MiG-17 của các anh Bùi Văn Sưu, Nguyễn Duy Tuân, Lê Xuân Dị, Nguyễn Đình Phúc đã cất cánh và giao chiến với tốp F-105 ở khu vực Bắc Giang. Tại sân bay Gia Lâm, vào lúc 7h50 phút, biên đội 4 chiếc MiG-17 của các anh Nguyễn Hữu Tào, Phan Trọng Vân, Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Phi Hùng cũng nhận lệnh cất cánh đi đánh tốp F-105 đang bay vào phía Cẩm Giàng, Hải Dương. Nhưng khi nghe thông báo thì các anh phát hiện được tốp F-105 đang thả bom ở Đông Triều. Anh Nguyễn Văn Thọ tăng lực nhưng vì số 1 lại nghe thông báo bên trái có địch, đang cảnh giới, chưa kịp phản ứng nên tốp F-105 bay vọt đi mất. Biên đội nhận lệnh quay về sân bay. Trên đường về, số 1 Nguyễn Hữu Tào và số 4 Nguyễn Phi Hùng phát hiện thấy một tốp F-105 đang bay phía bên phải. Cả hai chiếc lao vào tấn công nhưng do cự li xa, không nổ súng được, bọn F-105 tăng tốc vọt chạy rất nhanh. Anh Phan Trọng Vân khi bám đội lại phát hiện có 1 chiếc F-105D bám theo phía sau nên quay lại phản kích, đến cự li 600 m, anh nổ súng, nhưng không trúng. Thằng F-105 tháo chạy. Cả biên đội về Kiến An hạ cánh. Buổi chiều, biên đội của các anh Bùi Văn Sưu, Nguyễn Duy Tuân, Lê Xuân Dị, Nguyễn Đình Phúc cất cánhvề phía Đại Từ sau lại bay chuyển sang phía Đông để chặn bọn địch vào đánh Hà Nội. Các anh đã gặp tốp F-4 và cả F-105, các anh đã giao chiến. Anh Bùi Văn Sưu đè trên 1 thằng F-105, nổ 2 loạt súng rồi về sân bay Gia Lâm hạ cánh. Anh Nguyễn Duy Tuân khi đang yểm trợ cho số 1 thì phát hiện thấy 8 chiếc F-105 khác liền xông vào , tóm 1 thằng và đến cự li 200-300 mét, anh nổ một loạt đạn nhưng không trúng mục tiêu. Số 4 Nguyễn Đình Phúc cũng kịp nổ súng vào 1 thằng F-105 nhưng không kịp quan sát kết quả. Biên đội của các anh Nguyễn Hữu Tào, Phan Trọng Vân, Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Phi Hùng đã chuyển về sân bay Gia Lâm và lúc 15h41 phút đã cất cánh bay về khu vực Thanh Miện. Khi bay ở độ cao 1000 mét, số 3 báo cáo phát hiện 1 tốp F-4 từ trên cao đang lao vào đội hình MiG. Số 1 lệnh cơ động. Sau đó số 3 lại phát hiện 1 tốp F-105, anh bỏ qua tốp F-4, bám theo tốp F-105, bắn 2 loạt đạn vào thằng F-105 nhưng không trúng. Các máy bay F-105 tháo chạy ra biển. Lúc này, các máy bay F-4 làm nhiệm vụ yểm trợ liền lao về phía đội hình MiG. Các máy bay MiG cơ động, ý định kéo chúng xuống thấp nhưng bọn F-4 không theo, vẫn giữ độ cao ở phía trên và liên tục phóng tên lẳ về phía các máy bay MiG. Anh Phan Trọng Vân trong khi cơ động, phát hiện 1 chiếc F-105 nên cắt bán kính bám theo, nổ súng ở cự li 500 mét, không kịp quan sát kết quả. Trong lúc quay về, anh bị 1 thằng F-4D bám theo, dùng súng cannon 20 li bắn trúng máy bay anh. Anh phải nhảy dù. Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Thọ đang cơ động phát hiện thấy 3 chiếc F-105 bay theo hàng dọc, chiếc giữa bị trúng đạn, phi công nhảy dù. Chiếc này chắc do anh Nguyễn Đình Phúc bắn. Trong thời điểm đó, biên đội của anh Nguyễn Phi Hùng lao vào đội hình tấn công của đối phương, bám theo 1 chiếc F-105 và bắn 1 loạt đạn khi đến cự li thích hợp. Khi kéo lên thoát li, Nguyễn Phi Hùng lại  gặp 1 chiếc F-105 khác, anh tăng tốc độ, bám theo nổ 2 loạt đạn nữa rồi thoát li. Trên đường quay lại tập họp đội hình, anh Nguyễn Phi Hùng phát hiện 1 chiếc F-4D đang bay đối đầu, anh không ngần ngại lao vào bắn 1 loạt đạn, chiếc F-4 hoảng sợ bỏ chạy.
Tổng kết trận không chiến ngày 6-11-1967, các phi công Nguyễn Đình Phúc, Nguyễn Phi Hùng đã bắn rơi 2 chiếc F-105, đồng thời ta cũng  bị rơi 2 chiếc MiG-17 và 1 phi công là Thượng úy Nguyễn Hữu Tào đã anh dũng hy sinh.
Còn về phần anh Nguyễn Phú Ninh thì sau khi nghỉ hưu vào năm 1989, anh đã đảm nhận các chức vụ Trưởng ban hưu trí xã, Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Chuế Lưu, Phó chủ tịch, Chủ tịch Hội cựu chiến binh huyện Hạ Hòa và mất năm 2014, HaiAnh ạ !. Nếu có thêm thông tin gì về anh Ninh, mình sẽ sớm cung cấp để HaiAnh nắm được.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 20 Tháng Năm, 2017, 04:33:12 pm
Tình cờ em gặp bức hình này trên NET, dù ko rõ lắm nhưng rất cảm động... một người đàn ông đứng tuổi cõng cụ bà ngòai nghĩa trang...
Anh Phicongtiemkich chia sẻ ký ức đi.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Haianh_od trong 20 Tháng Năm, 2017, 06:53:56 pm
Đây là bài báo kể về trận không chiến ngày 25/10/1967 biên đội ba cháu có chú Ninh bay thay chú Vân.
http://phongkhongkhongquan.vn/2376/mig-17-mig-21-va-cach-danh-chan-tu-xa-tao-the-tao-da-vao-cong-kich.html


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 23 Tháng Năm, 2017, 08:53:10 pm
Cám ơn Viet Trung đã "tăm" được bức ảnh có tính hơi đặc biệt một chút. Có lẽ tôi cũng chia sẻ chút tình cảm của mình : đời tôi cho tới giờ đã cõng 3 bà mẹ. Bà mẹ đẻ tôi và bà mẹ vợ tôi thì tôi cõng để lên xe đi bệnh viện. Còn bà mẹ của người bạn cùng đoàn bay MiG-21 khóa 3 của tôi thì tôi cõng ở ngoài nghĩa trang khi ra viếng mộ của bố bạn tôi. Hôm ấy, trời cũng vừa dứt mưa được mấy ngày nên đường ra nghĩa trang không được khô ráo cho lắm. Mà trên đường đến mộ thì phải qua một rãnh nước. Bà mẹ đang hi hoay không biết phải xử trí thế nào thì với "máu" của người lính, tôi cúi người xuống đề nghị bà trèo lên lưng tôi để tôi lội qua rãnh nước ấy. Cũng chẳng đợi xem bà có đồng ý hay không, tôi cúi gập người xuống và "bắt" bà phải ngồi lên lưng tôi để vượt qua rãnh. Một chiếc dép của bà bị rơi, nên chỉ có một chân là còn dép. Chẳng sao cả, những người đi sau sẽ nhặt cho bà. Tôi cũng không hiểu ai đã "chộp" được cái thời khắc ấy mà cũng không hiểu sao Viet Trung lại "chộp" lại được tấm ảnh này. Tôi cứ băn khoăn và ngượng quá đi mất. Sự việc đơn giản chỉ có thế thôi mà.
Còn HaiAnh ơi !. Những chuyện không chiến của những năm qua còn nhiều lắm. Hôm rồi mình có được dự cuộc hội thảo (có cán bộ của BTLQC tới dự và phát biểu) về cuốn sách có thể nói như "Nghệ thuật tác chiến của KQVN" trong cuộc chiến tranh qua. Rất nhiều ý kiến đóng góp, nhưng tựu trung lại đều nhất trí và ngợi khen cuốn sách ấy. Chắc phải mất một thời gian chỉnh sửa rồi mới in ấn được. Nhóm tác giả còn có mong muốn sẽ dịch ra tiếng Anh để lưu hành rộng. Cũng sơ bộ thông báo vậy. Thôi thì, "cầm đèn chạy trước ô-tô" một phen xem sao !.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 24 Tháng Năm, 2017, 03:58:09 pm
Cảm ơn anh đã chia sẽ kỷ niệm rất quý.
Em cũng tình cờ thấy ảnh trên NET thôi, anh HH đoàn 3 MIG21 đưa lên và có anh cũng đoàn 3 đã xúc động ghi mấy câu sau:
Cái ảnh Công Huy cõng bà già
Ra đồng viếng mộ thắp hương, hoa
Thế mà mấy chục năm có lẻ
Giờ thành ảnh quí tại Tư Gia!
Chắc anh đoán được ảnh giờ ở tư gia anh nào.
Còn ai chụp thì các anh đoàn 3 ko nói rõ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 24 Tháng Năm, 2017, 07:31:27 pm
xuanv338 chào anh chủ phicongtiemkich. Chào các bác. Tấm hình vô giá. Không biết tấm hình đã mấy mươi năm, nhưng nó đẹp mọi nhẽ, nó đã ghi lại một việc làm rất nhân văn của anh lính nhà trời. xuanv338 chúc mừng anh Huy. Anh không phải mua tư liệu quý mà anh lại có. Anh tổ chức khao tấm hình này được đấy ạ. Bà cụ anh cõng chắc không còn nữa.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 25 Tháng Năm, 2017, 03:38:59 pm
Cám ơn VietTung và Xuanv338 đã rất quan tâm. Hai cụ già tôi từng cõng là nhạc mẫu của tôi và thân mẫu của bạn tôi đã thành "người thiên cổ", giờ thì chỉ còn mỗi mẹ tôi thôi. Mà năm nay cũng đã ngoài 90 rồi. Mới biết, thời gian đúng như "bóng câu qua cửa sổ" thật. Ngày nay là ngày các cháu học sinh kết thúc năm học. Biết bao nhiêu là kỷ niệm buồn vui lẫn lộn của đời học trò. Tôi đứng giữa sân trường đợi đón các cháu, bỗng nhớ đến bài "Lập Hạ" mà tôi viết cách đây khá lâu, nhưng cứ đến mùa Hè thì nó lại cứ như mới vậy :

LẬP HẠ

Đồng xanh ngắt - lúa đang thì con gái
Nơi xa xăm dè dặt một tiếng ve
Chú chuồn kim run rẩy góc bờ tre
Trốn những giọt mưa rào rơi vội vã
Chùm phượng vĩ lập lòe trong tán lá
Nắng rọi lòa trang sách gọi mùa thi
Gió ngập ngừng theo những bước ai đi

Hè đã đến, mùa chia li đã đến
Sổ lưu bút chờ thẫm dòng lưu luyến
Bạn bè rồi mỗi đứa một phương trời
Ôm trong mình bao kỷ niệm đầy vơi
Nhớ da diết về một thời áo trắng

Tôi lặn ngụp giữa nỗi buồn hoang vắng
Đợi nắng Thu...Đợi tiếng trống tựu trường...

Thế là một mùa hè đã đến. Chúc tất cả các bạn nghỉ hè thật vui vẻ và ý nghĩa !.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 26 Tháng Năm, 2017, 06:05:42 am
xuanv338 chào anh phicongtiemkich. Chào các bác tham gia trang nhà. Đàu ngày đọc bài thơ anh phicongtiemkich. Dẫu anh nói đã lâu mà đọc thấy vãn nguyên như mới. Bài thơ mang cả mùa Hạ mới bắt đầu về. Là tiếng ve kêu, tiếng hạt mưa rào, là màu xanh của lúa, màu nắng, nắng của trời, dập dờn của chú chuồn Kim, là ngọn gió và là màu Phượng vĩ đỏ trời. Bài thơ như một bức tranh vào hạ đạt vào tâm trạng của tất cả mọi người, ai cũng đã đi qua một thời như thế. Cảm ơn anh phicongtiemkich về bài thơ hay. xuanv338 em cũng đang nín thở về kỳ thi đang tới của nội tôn. Ngày mới xuanv338 chúc anh cùng mọi người luôn khỏe mạnh. Chúc cho mẹ thượng thọ, vui cùng cháu con.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 29 Tháng Năm, 2017, 08:54:50 pm
Quả là bức ảnh đầy ý nghĩa. Người chụp lại tạo ra ảnh trong ảnh lại nâng thêm cái ý nghĩa ấy lên 1 tầm cao mới. Nếu tìm được ảnh gốc ban đầu thì thật là quý.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: mig21kq trong 31 Tháng Năm, 2017, 09:06:23 am
Bác PCTK. https://youtu.be/yzeIeojlUYI


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 31 Tháng Năm, 2017, 11:45:36 am
        
Đưa về trang nhà để mọi người dễ theo dõi:

http://www.youtube.com/watch?v=yzeIeojlUYI

Như vậy cuộc phỏng vấn có lẽ vào năm 1972. Thật hay. Chắc lúc đó bác đã nghỉ hưu rồi. Nhưng tại sao quân hàm của bác lại là thượng tá hả bác phicôngtiêmkích?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Pham Khac Huy trong 31 Tháng Năm, 2017, 01:51:53 pm
Chào các bác,

Em là Khắc Huy, thành viên của mới của diễn đàn.
Bên dưới là danh sách các phi công VN bắn rơi máy bay Mỹ mà em tổng hợp từ cuốn "Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam (1965 - 1975) nhìn từ hai phía".

Hy vọng các bác tìm được một số thông tin hữu ích.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 03 Tháng Sáu, 2017, 08:28:25 am
Giangtvx ạ. Cuộc phỏng vấn đó không phải là vào năm 1972 đâu mà là vào dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không", tức là sau năm 1972 những 40 năm cơ. Còn việc quân hàm của tôi thì năm 1989, tôi được phong hàm Đại tá. Thời đó là Đại tá 3 sao (học theo Liên-xô mà). Ít lâu sau thì tôi chuyển ra ngoài quân đội nên mọi giấy tờ thì mang hàm Đại tá, còn sao thì 3 sao thôi. Với tôi, việc vai có nặng hay nhẹ không quan trọng. Điều quan trọng hơn cả là làm được gì nhiều hay ít cho xã hội mà thôi. Tôi từng viết là :
          Ôi dào ! Khối kẻ thành danh
          Chắc gì tồn tại bằng anh ... Chí Phèo !
Thế cũng là vui một tí đúng không Giangtvx ?.
Nếu trở lại năm 1972 thì vào tháng 6 này, bọn tôi "đánh đấm" đều tốt cả. Hầu như trong tất cả các trận không chiến đều giành thắng lợi. Nhiều người lập được chiến công lắm. Còn tháng 6 năm nay thì thời tiết nóng quá, nóng ghê gớm nên chẳng thiết đi đâu, đến ngay gõ phím cũng còn ngại. Sợ thế !. Hy vọng và cầu mong tất cả các đồng đội không ai bị ốm đau gì trong cái thời tiết này !.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Sáu, 2017, 09:41:16 am
À vâng, em định gõ là 2012 nhưng lại gõ thành 1972  ;D

Xin đưa luôn danh sách về đây để các bác tra cứu cho tiện:

STT     Họ và tên        Quê quán         Loại máy bay  Số máy bay bắn hạ
1Nguyễn Văn CốcBắc GiangMig 219
2Mai Văn CươngThanh HóaMig 218
3Phạm Thanh NgânThái NguyênMig 218
4Nguyễn Hồng NhịBình ĐịnhMig 218
5Đặng Ngọc NgựNam ĐịnhMig 217
6Nguyễn Văn BảyĐồng ThápMig 177
7Nguyễn Ngọc ĐộNghệ AnMig 216
8Lưu Huy ChaoThanh HóaMig 176
9Nguyễn Nhật ChiêuHải DươngMig 216
10Lê Thanh ĐạoHà NộiMig 216
11Vũ Ngọc ĐỉnhThanh HóaMig 216
12Lê HảiQuảng NgãiMig 176
13Nguyễn Đăng KínhNam ĐịnhMig 216
14Nguyễn Đức SoátHà NộiMig 216
15Nguyễn Phi HùngHà NộiMig 175
16Võ Văn MẫnBến TreMig 175
17Nguyễn Văn NghĩaQuảng NgãiMig 215
18Nguyễn Tiến SâmHà NộiMig 215
19Lê Quang TrungBắc NinhMig 175
20Lê Trọng HuyênThanh HóaMig 214
21Hoàng Văn KỷThanh HóaMig 214
22Đỗ Văn LanhNinh BìnhMig 214
23Đồng Văn SongThái NguyênMig 214
24Phạm Phú TháiThái BìnhMig 214
25Đinh TônBình ĐịnhMig 214
26Phan Văn TúcNghệ AnMig 174
27Nguyễn Bá ĐịchHải PhòngMig 173
28Nguyễn Thế HônHà NộiMig 173
29Lâm Văn LíchBạc LiêuMig 173
30Nguyễn Văn LýHà NamMig 213
31Nguyễn Văn LụcVĩnh PhúcMig 173
32Ngô Đức MaiNghệ AnMig 173
33Nguyễn Văn MinhNam ĐịnhMig 213
34Bùi Đức NhuHải PhòngMig 213
35Nguyễn Đình PhúcHà NộiMig 173
36Hồ Văn QuỳQuảng NamMig 173
37Bùi Văn SưuThái BìnhMig 173
38Ngô Duy ThưNam ĐịnhMig 213
39Hán Vĩnh TưởngPhú ThọMig 213
40Trần ViệtBình ĐịnhMig 213
41Nguyễn Văn BiênBình ĐịnhMig 172
42Hoàng BiểuCao BằngMig 212
43Hà Văn ChúcVĩnh PhúcMig 212
44Đồng Văn ĐeBến TreMig 212
45Hoàng Tam HùngHuếMig 212
46Trần HuyềnNghệ AnMig 212
47Dương Bá KhángMig 212
48Bùi Đình KìnhNghệ AnMig 212
49Nguyễn Văn LaiNghệ AnMig 172
50Bùi Thanh LiêmHà NộiMig 212
51Trần Văn NămMig 212
52Nguyễn Quang SinhHà NộiMig 172
53Trần Ngọc SíuHà NộiMig 212
54Phan Thanh TàiĐà NẵngMig 172
55Dương Trung TânSóc TrăngMig 172
56Nguyễn Văn ThuậnNam ĐịnhMig 212
57Cao Thanh TịnhBến TreMig 172
58Nguyễn Văn ToànMig 212
59Mai Đức ToạiMig 172
60Trương TônHà TĩnhMig 212
61Nguyễn Văn BaBến Tre1
62Hà BônHà NộiMig 171
63Hoàng Cao BổngMig 191
64Phạm Thành ChungQuảng NgãiMig 171
65Hoàng CốngNam ĐịnhMig 211
66Trần CungMig 211
67Lê Sỹ DiệpQuảng NgãiMig 171
68Hoàng Quốc DũngQuảng NamMig 211
69Lê Xuân DỵBắc NinhMig 171
70Vũ Văn ĐangHải DươngMig 171
71Nguyễn Văn ĐiểnMig 171
72Phan ĐiệtNghệ AnMig 171
73Bùi Doãn ĐộHà NộiMig 211
74Võ Sỹ GiápHà TĩnhMig 211
75Trần HanhNam ĐịnhMig 171
76Nghiêm Đình HiếuBắc GiangMig 211
77Trần Văn HóaQuảng NgãiMig 211
78Vũ Văn HợpNinh BìnhMig 211
79Lê Minh HuânThanh HóaMig 171
80Nguyễn Công HuyHà NộiMig 211
81Nguyễn Ngọc HưngBắc GiangMig 211
82Hoàng ÍchHải DươngMig 171
83Cao Sơn KhảoNam ĐịnhMig 211
84Phạm Ngọc LanQuảng NamMig 171
85Lê Trọng LongPhú YênMig 171
86Nguyễn Khắc LộcMig 171
87Nguyễn Văn LungBến TreMig 211
88Vũ Huy LượngHải DươngMig 171
89Nguyễn Hồng MỹNghệ AnMig 211
90Phan Văn NaMig 171
91Phạm Thành NamBình ĐịnhMig 211
92Vũ Văn NgữMig 211
93Phan Thanh NhạNghệ AnMig 171
94Ngô Đoàn NhungQuảng NgãiMig 171
95Nguyễn Văn NhượngMig 211
96Nguyễn Phú NinhMig 171
97Nguyễn Văn PhiHà NộiMig 211
98Lê Văn PhongPhú ThọMig 211
99Ngô Văn PhúHưng YênMig 211
100Lương Thế PhúcHà NộiMig 211
101Nguyễn Văn PhúcNam ĐịnhMig 191
102Phùng Văn QuảngMig 191
103Vũ Đình RạngThái BìnhMig 211
104Phạm Hùng Sơn CHà NộiMig 191
105Nguyễn Hồng Sơn ABình ĐịnhMig 191
106Nguyễn Hùng Sơn BMig 191
107Ngô SơnMig 171
108Nguyễn Hữu TàoĐà NẵngMig 171
109Phạm Ngọc TâmBình ĐịnhMig 191
110Hạ Vĩnh ThànhHà NộiMig 211
111Trương Công ThànhNam ĐịnhMig 171
112Nguyễn Ngọc TiếpMig 191
113Hoàng Thế ThắngHà NộiMig 171
114Vũ Xuân ThiềuNam ĐịnhMig 211
115Nguyễn Văn ThọHà TĩnhMig 211
116Trần TriêmĐồng ThápMig 171
117Lương Xuân TrườngMig 171
118Phạm TuânThái BìnhMig 211
119Lê Văn TưởngHà NộiMig 191
120Phạm Đình TuânNinh BìnhMig 211
121Nguyễn Thanh XuânMig 211
122Vũ Thế XuânMig 171
123Phạm Văn VaMig 171
124Phan Trọng VânBình ĐịnhMig 171
125Hoàng Mai VượngMig 171
126Nguyễn Văn Bảy BCà MauMig 171
296



Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Sáu, 2017, 04:05:54 am
Sẽ là đầy đủ hơn nếu sách "Những cuộc không chiến trên bầu trời miền bắc Việt Nam nhìn từ hai phía" và danh sách trên là đưa thêm vào các trận không chiến của các phi công Triều TiênTiên !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 06 Tháng Sáu, 2017, 08:44:29 pm
Vâng, cám ơn Giangtvx !. Khi biên soạn cuốn "Những trận không chiến...", nhóm tác giả có tổng hợp những trận không chiến của bạn Triều Tiên (bạn Z), cùng với những chiến công và tổn thất của các bạn, nhưng sau đó bàn tính sẽ đưa vào một dịp khác. Xin được báo cáo như vậy !.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 13 Tháng Sáu, 2017, 02:12:09 pm
xuanv338 chào anh chủ phicongtiemkick. Qua trang anh Nguyễn Công Huy em xin chào Giangtvx, chào Phaiphai.  Chào các anh em đang tham gia trang nhà. Tháng 6 đúng là nóng, nắng đỉnh điểm. Nắng nóng lắm, rồi mưa cũng đã về.  Mưa về đã làm dịu không gian. Vậy nên những người Thái Bình mới được đón bộ ba khách quý từ Hà Nội xuống Thái Bình như đã hẹn. Hôm trước, xuanv338 thấy anh phicongtiemkick nói đến ngay gõ phím cũng còn ngại vì nóng nắng mà chích lại suy diễn đó là câu từ chối khéo nên cũng hơi buồn. Nhưng rồi ba anh em đã không lỗi hẹn. Cảm ơn các anh nhiều.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 14 Tháng Sáu, 2017, 02:07:03 pm
Thực sự, nếu cứ nói cám ơn mãi thì ai đó sẽ cho rằng khách sáo, nhưng không thể không nói lời cám ơn tới những người đồng đội, những người tình cờ gặp nhau trên trang VMH và rồi lại có duyên gặp nhau, được uống với nhau những chén rượu nồng trong không khí chan hòa, ấm cúng, cởi mở, đầy thiện chí. Chuyến đi của 3 anh em chúng tôi (gồm Giangtvx, PhaPhai và tôi) do sáng kiến của trưởng đoàn Giangtvx cùng với sự nhiệt tình của PhaPhai đã được gặp các anh Trần Phú, Xuanv338 và nhà thơ Đặng Thành Văn tại Thái Bình. Suốt dọc đường đi và về, Giangtvx luôn xuýt xoa, luôn đánh giá cao về chuyến đi. Tôi cũng phấn khích vô cùng. Những người lính gặp nhau bao giờ cũng khác lạ, cũng hòa nhập một cách khác thường, nhất là những người đã qua thời chinh chiến, đạn bom. Hy vọng sẽ còn có nhiều chuyến đi tuyệt vời như thế nữa. Xuanv338 đúng chu đáo như một người chị, lo lắng từng tí một. Chỉ cần một câu hỏi thôi mà tôi cảm động lắm. Rồi lo lắng cho mọi thành viên trong chuyến đi nữa. Trên đường về, tôi cũng lo cho PhaPhai, sợ chạy quá đà nên cứ ngồi tán chuyện tào lao và có lúc "khiêu khích" cả Giangtvx, cốt sao cho Pha Phai không ngủ gật, chứ không ai nói gì mà "cái mồm sắt" trên xe lại hát ru khúc "À ơi, cái ngủ mày ngủ cho ngoan..." thì chắc 3 anh em chẳng mấy chốc mà tan xác pháo !.
Hoàn lưu cơn bão số 1 đã làm cho đất trời dịu đi nhiều rồi. Hẹn sẽ có những chuyến đi dài dài nữa. Hẹn gặp lại các đồng đội ở Thái Bình để lại được nghe câu hát "Thái Bình ơi Thái Bình ! Sao mà yêu đến thế !..."


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 14 Tháng Sáu, 2017, 08:23:20 pm
xuanv338 chào anh chủ phicongtiemkich. Chà ! EM đọc một trích đoạn tiểu thuyết nhẹ nhàng, khéo léo của anh khách quê Lụa, nguyên là lính nhà trởi. Nhưng sao lại chỉ có Giangtvx xuýt xoa anh Huy nhỉ? Còn anh thì ko biết được Giangtvx đã phỏng vấn em 4 câu hỏi siêu ngắn trên trang mạng fb. Vui xúc động về tinh cảm của các anh em nhóm VMH Hà Nội đã dành cho người Thái Bình. Đoàn khách về rồi. Anh Trần Phú còn khen đến hết lời về tấm lòng nhiệt tình và khen ba người thông minh, giỏi giang nữa. Anh Phú nói đã hẹn với các anh nhưng lại tính trong đầu đón khách vào sáng hôm sau cơ đấy. Hì... ông chủ nhà hàng tiếp khách nhiều cũng có lúc lẫn. Mong có thêm nhiều lần được nghe thêm chuyện của các anh. Cười ra nước mắt. Hẹn gặp lại những con người và những câu chuyện hài hước, sâu xa.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: tranphu341 trong 16 Tháng Sáu, 2017, 11:31:42 am
( Sửa)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: tranphu341 trong 16 Tháng Sáu, 2017, 11:34:09 am
           Chào bác chủ! Chào các bác!

           Thật vui thật vui khi tôi cùng xuanv338 được đón tiếp phái đoàn anh Giangtvx, anh Phi Công Tiêm Kích cùng anh phaiphai

           Tôi là người lính bộ binh thực thụ chỉ quen và nhiều kinh nghiệm với tác chiến mặt đất. Còn các sắc lính binh chủng khác thì thật" Mù Tịt" nhất là về những người lính giặc nhà trời thì đôi khi còn ghen ghét cùng sự ganh tỵ. Phải chăng họ chiến đấu thì ít mà lại được quan tâm rất nhiều. Làm cho những người lính bộ binh bị tủi hờn là thế. Nhất là đỉnh cao của trận chiến ngày 8/4/1978 khi mà trong tác chiến hợp đồng là có không quân hỗ trợ yểm trợ, mà đang lúc khó khăn khi cần đến không quân thì hình như mưa gió gì đó làm cho máy bay ướt cánh không bay được. Lính bộ binh chúng tôi nằm ngổn ngang dưới đất trong sự ê chề cuộc chiến. Hôm đó trận chiến thật sự ác liệt hàng trăm lính bộ binh đã hy sinh và nhiều cũng nhiều không lấy được thi hài. Phải chăng trong đó có phần lỗi của lính không quân???

           Chính vì thế tôi đã đọc đọc hết những bài viết cùng commem của Phi Công Tiêm Kích để nghe để hiểu biết về 1 chủng lính quý tộc. Tôi không commem được nhiều vì sự thiếu hiểu biết nên 1 vài commem hỏi hay kể về lần suýt bị Mic21 cán ở sân bay nội bài xưa gọi là sân bay Đa Phúc khi tôi dại dột chạy ngang qua đường băng.

           Các anh về chơi mang theo mầu sắc mới cho tôi. Lung linh huyền thoại và những tài năng cùng sự sôi nổi pha chất hài,  làm cho buổi chuyện thật sôi động. Em tôi cô em xuânv338 xinh đẹp thì " Phải lòng" các anh ra mặt chẳng cần dấu diếm, luôn miệng ngợi khen. Hy vòng là anh em tôi Thái Bình được đón tiếp các anh được nhiều hơn.

           Chúc các anh luôn vui khỏe !

           Một vài bức hình kỷ niệm!!

Đại tá Phi công tặng sách cho Tranphu341


(http://i1228.photobucket.com/albums/ee456/tranphu341/IMG_3039_zpscqntpn3j.jpg) (http://s1228.photobucket.com/user/tranphu341/media/IMG_3039_zpscqntpn3j.jpg.html)

Mấy anh em chụp hình


(http://i1228.photobucket.com/albums/ee456/tranphu341/IMG_3023_zpscuvci9la.jpg) (http://s1228.photobucket.com/user/tranphu341/media/IMG_3023_zpscuvci9la.jpg.html)


Nhà thơ Đặng Thành Văn ccb sư đoàn 341 tặng sách thơ.

(http://i1228.photobucket.com/albums/ee456/tranphu341/IMG_3048_zpsltk32sea.jpg) (http://s1228.photobucket.com/user/tranphu341/media/IMG_3048_zpsltk32sea.jpg.html)

Cái bắt tay cùng lời hẹn.

(http://i1228.photobucket.com/albums/ee456/tranphu341/IMG_3042_zpsm4bu2qud.jpg) (http://s1228.photobucket.com/user/tranphu341/media/IMG_3042_zpsm4bu2qud.jpg.html)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: tranphu341 trong 16 Tháng Sáu, 2017, 11:36:51 am
( Sửa)





Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: tranphu341 trong 16 Tháng Sáu, 2017, 11:44:21 am
(sửa)

Không hiểu sao gửi ảnh vào trang khó quá.???Phải làm đi làm lại.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 16 Tháng Sáu, 2017, 12:53:48 pm
 xuanv338 xin chào anh chủ và các anh em đang tham gia trang phicongtiemkich. Kỹ thuật đăng ảnh lên diễn đàn không bị mất đi theo thời gian không dễ đăng như các trang mạng khác, nhất là trên fb, dễ nhiều. Có thể họ còn thay đổi giao diện chút làm khó cho mình trong quá trình thao tác các bước. Việc này xin mời thày Giangtvx trợ giúp cho những anh em đồng đội còn thiếu hụt kiến thức lĩnh vực khoa học mới hoàn toàn với các cựu già.

Hihi....Anh Tranphu341. Em khen các anh em trong nhóm VMH ngoài Hà Nội về Thái Bình cũng như anh đang khen họ, anh còn khen họ với em ngay sau khi xe chuyển bánh rời thành phố Thái Bình đi về hướng Hà Nội. Sao giờ anh lại dành hết lời khen đó cho chích là sao? ha...ha..anh lại nói em phải lòng các anh ấy nữa chứ?. Anh nói vậy các anh em tưởng thật. Họ lại cười cho cô em quê lúa dở hơi, dở hám là chỉ có chít thôi.

    Nói chuẩn là những người Thái Bình sau khi tiếp xúc các anh em, hiểu thêm về các anh em. Mỗi người mỗi vẻ và ba vẹn 100. Cả xuanv338 và anh TranPhu341 đều thấy ngưỡng mộ những người hùng của VMH là chuẩn. Có phải không anh phicongtiemkich, Giangtvx, PhaiPhai?. Lần đầu tiên trong đời được ngồi bên một phi công Mic21, còn được nghe những câu chuyện hài hước, thông minh nữa. Nhớ lại thời ở xứ Thanh, thỉnh thoảng có nhìn thấy máy bay từ sân bay Thọ Xuân vút nhanh lên trời xanh qua khe núi Ngàn Nưa, nhìn cái đầu máy bay không nhọn hoắt, lại từ khe núi bay lên, nên nhận biết là máy bay của ta. Cô lính nuôi quân 17 thường mơ rằng, giá một lần mình được gặp một anh phi công bằng da bằng thịt xem họ thế nào, xem mình có đứng cao được tới nách họ ko? Vậy mà tận hơn 40 năm sau xuanv338 mới được tận mặt gặp anh phi công đã ở tuổi 70.  nghe chuyện anh phi công vẫn vui, hài hước, thông minh, vẫn như tuổi 20 ấy. Vậy là lính ko có tuổi già.

Các bác thông cảm, CCB 341 thường hay vui tếu táo cho trẻ trung đấy thôi, đó cũng là một cách hài hước ko kém của anh Tranphu341 đâu ạ.  Sẽ có thêm lần gặp mặt đủ thành phần này để đôi bên được dãi bày cho tỏ. Chúc các anh khách và anh chủ nhà hàng Châu Á khỏe, vui, hài hước, vô tư để kéo dài tuổi thọ.

(lạ quá! Anh Tranphu341 chụp ảnh kỹ thuật thế nào hay do máy ảnh mà xuanv338 phát phì và đẹp lên nhiều thế. Ngoài đời sao được như vậy đâu. Anh em trên diễn đàn trông hình rồi gặp mặt lại khó nhận dạng)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 17 Tháng Sáu, 2017, 11:24:17 am
Cùng thưởng thức quà của bác Tranphu341 với huy top:

(http://i479.photobucket.com/albums/rr153/Giangtvx/moi/DSC08802_zpsiktbae9c.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 18 Tháng Sáu, 2017, 08:44:55 pm
Rượu này chưa uống đã ngà say đó các bác nhé!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Haianh_od trong 21 Tháng Sáu, 2017, 01:20:31 am
Đà nẵng là tp đẹp trước đây cũng thuộc tỉnh Quảng nam nhưng LSPC Nguyễn Hữu Tào không sinh ra và lớn lên tại đây. Một sự nhầm lẫn tuy nhỏ nhưng cũng thấy buồn buồn chú PCTK.

À vâng, em định gõ là 2012 nhưng lại gõ thành 1972  ;D

Xin đưa luôn danh sách về đây để các bác tra cứu cho tiện:

STT     Họ và tên        Quê quán         Loại máy bay  Số máy bay bắn hạ
1Nguyễn Văn CốcBắc GiangMig 219
2Mai Văn CươngThanh HóaMig 218
3Phạm Thanh NgânThái NguyênMig 218
4Nguyễn Hồng NhịBình ĐịnhMig 218
5Đặng Ngọc NgựNam ĐịnhMig 217
6Nguyễn Văn BảyĐồng ThápMig 177
7Nguyễn Ngọc ĐộNghệ AnMig 216
8Lưu Huy ChaoThanh HóaMig 176
9Nguyễn Nhật ChiêuHải DươngMig 216
10Lê Thanh ĐạoHà NộiMig 216
11Vũ Ngọc ĐỉnhThanh HóaMig 216
12Lê HảiQuảng NgãiMig 176
13Nguyễn Đăng KínhNam ĐịnhMig 216
14Nguyễn Đức SoátHà NộiMig 216
15Nguyễn Phi HùngHà NộiMig 175
16Võ Văn MẫnBến TreMig 175
17Nguyễn Văn NghĩaQuảng NgãiMig 215
18Nguyễn Tiến SâmHà NộiMig 215
19Lê Quang TrungBắc NinhMig 175
20Lê Trọng HuyênThanh HóaMig 214
21Hoàng Văn KỷThanh HóaMig 214
22Đỗ Văn LanhNinh BìnhMig 214
23Đồng Văn SongThái NguyênMig 214
24Phạm Phú TháiThái BìnhMig 214
25Đinh TônBình ĐịnhMig 214
26Phan Văn TúcNghệ AnMig 174
27Nguyễn Bá ĐịchHải PhòngMig 173
28Nguyễn Thế HônHà NộiMig 173
29Lâm Văn LíchBạc LiêuMig 173
30Nguyễn Văn LýHà NamMig 213
31Nguyễn Văn LụcVĩnh PhúcMig 173
32Ngô Đức MaiNghệ AnMig 173
33Nguyễn Văn MinhNam ĐịnhMig 213
34Bùi Đức NhuHải PhòngMig 213
35Nguyễn Đình PhúcHà NộiMig 173
36Hồ Văn QuỳQuảng NamMig 173
37Bùi Văn SưuThái BìnhMig 173
38Ngô Duy ThưNam ĐịnhMig 213
39Hán Vĩnh TưởngPhú ThọMig 213
40Trần ViệtBình ĐịnhMig 213
41Nguyễn Văn BiênBình ĐịnhMig 172
42Hoàng BiểuCao BằngMig 212
43Hà Văn ChúcVĩnh PhúcMig 212
44Đồng Văn ĐeBến TreMig 212
45Hoàng Tam HùngHuếMig 212
46Trần HuyềnNghệ AnMig 212
47Dương Bá KhángMig 212
48Bùi Đình KìnhNghệ AnMig 212
49Nguyễn Văn LaiNghệ AnMig 172
50Bùi Thanh LiêmHà NộiMig 212
51Trần Văn NămMig 212
52Nguyễn Quang SinhHà NộiMig 172
53Trần Ngọc SíuHà NộiMig 212
54Phan Thanh TàiĐà NẵngMig 172
55Dương Trung TânSóc TrăngMig 172
56Nguyễn Văn ThuậnNam ĐịnhMig 212
57Cao Thanh TịnhBến TreMig 172
58Nguyễn Văn ToànMig 212
59Mai Đức ToạiMig 172
60Trương TônHà TĩnhMig 212
61Nguyễn Văn BaBến Tre1
62Hà BônHà NộiMig 171
63Hoàng Cao BổngMig 191
64Phạm Thành ChungQuảng NgãiMig 171
65Hoàng CốngNam ĐịnhMig 211
66Trần CungMig 211
67Lê Sỹ DiệpQuảng NgãiMig 171
68Hoàng Quốc DũngQuảng NamMig 211
69Lê Xuân DỵBắc NinhMig 171
70Vũ Văn ĐangHải DươngMig 171
71Nguyễn Văn ĐiểnMig 171
72Phan ĐiệtNghệ AnMig 171
73Bùi Doãn ĐộHà NộiMig 211
74Võ Sỹ GiápHà TĩnhMig 211
75Trần HanhNam ĐịnhMig 171
76Nghiêm Đình HiếuBắc GiangMig 211
77Trần Văn HóaQuảng NgãiMig 211
78Vũ Văn HợpNinh BìnhMig 211
79Lê Minh HuânThanh HóaMig 171
80Nguyễn Công HuyHà NộiMig 211
81Nguyễn Ngọc HưngBắc GiangMig 211
82Hoàng ÍchHải DươngMig 171
83Cao Sơn KhảoNam ĐịnhMig 211
84Phạm Ngọc LanQuảng NamMig 171
85Lê Trọng LongPhú YênMig 171
86Nguyễn Khắc LộcMig 171
87Nguyễn Văn LungBến TreMig 211
88Vũ Huy LượngHải DươngMig 171
89Nguyễn Hồng MỹNghệ AnMig 211
90Phan Văn NaMig 171
91Phạm Thành NamBình ĐịnhMig 211
92Vũ Văn NgữMig 211
93Phan Thanh NhạNghệ AnMig 171
94Ngô Đoàn NhungQuảng NgãiMig 171
95Nguyễn Văn NhượngMig 211
96Nguyễn Phú NinhMig 171
97Nguyễn Văn PhiHà NộiMig 211
98Lê Văn PhongPhú ThọMig 211
99Ngô Văn PhúHưng YênMig 211
100Lương Thế PhúcHà NộiMig 211
101Nguyễn Văn PhúcNam ĐịnhMig 191
102Phùng Văn QuảngMig 191
103Vũ Đình RạngThái BìnhMig 211
104Phạm Hùng Sơn CHà NộiMig 191
105Nguyễn Hồng Sơn ABình ĐịnhMig 191
106Nguyễn Hùng Sơn BMig 191
107Ngô SơnMig 171
108Nguyễn Hữu TàoĐà NẵngMig 171
109Phạm Ngọc TâmBình ĐịnhMig 191
110Hạ Vĩnh ThànhHà NộiMig 211
111Trương Công ThànhNam ĐịnhMig 171
112Nguyễn Ngọc TiếpMig 191
113Hoàng Thế ThắngHà NộiMig 171
114Vũ Xuân ThiềuNam ĐịnhMig 211
115Nguyễn Văn ThọHà TĩnhMig 211
116Trần TriêmĐồng ThápMig 171
117Lương Xuân TrườngMig 171
118Phạm TuânThái BìnhMig 211
119Lê Văn TưởngHà NộiMig 191
120Phạm Đình TuânNinh BìnhMig 211
121Nguyễn Thanh XuânMig 211
122Vũ Thế XuânMig 171
123Phạm Văn VaMig 171
124Phan Trọng VânBình ĐịnhMig 171
125Hoàng Mai VượngMig 171
126Nguyễn Văn Bảy BCà MauMig 171
296




Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 25 Tháng Sáu, 2017, 10:25:16 pm
Tôi cùng gia đình vừa phải đi tránh cái nắng nóng của Hà Nội. Phải ngược lên quê ngoại trên đỉnh Tam Đảo, "nhất cử lưỡng tiện" - vừa tránh nóng vừa chữa bệnh cho "bà xã" nhà tôi. Nay về đến "nhà", sốt ruột nên bật máy luôn. Đúng là có nhiều ý kiến phải trả lời thật. Sau chuyến thăm Thái Bình gặp các đồng đội ở quê lúa về, tôi cùng Giangtvx và Phaphai có nhiều kỷ niệm lắm, nhiều tâm tư lắm. Đúng là chỉ có những người lính, những cựu chiến binh mới dễ hòa nhập như vậy. Đâu cần phải có những thủ tục làm quen, thăn dò, khách sáo v.v.. Tình cảm thật tự nhiên mà cũng quý mến nhau thực sự. Đương nhiên, khi có chút men của rượu "Cổ Bình" thì mọi thứ càng trở nên đằm thắm. Chúng tôi hẹn nhau thế nào cũng sẽ có chuyến đi nữa rồi cùng hát những bài về người lính vì hôm đó tôi thấy Xuanv338 có cẻ muốn "cất giọng" oanh vàng của mình lắm nhưng chắc vì thời gian không cho phép nên đành nín nhịn mà thôi. Trên núi, tôi cũng có viết được mấy dòng thơ. Nhân đây tôi "khoe" luôn vậy :
SÁNG SỚM TRÊN NÚI
 Tinh mơ sáng, tiếng ve kêu rộn rã
 Thoảng "ri..ri.." đâu đó giọng dế mèn
 Gió ào ạt thức dậy ngàn mắt lá
Và mặt trời ửng đỏ, núi lên men...


NGƠ NGẨN

 Thoáng đâu bóng dáng người xưa
 Tiếng cười, giọng nói như vừa còn đây
 Thoắt đấy đã lẫn vào mây
 Để ta ngơ ngẩn cùng cây với rừng...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 25 Tháng Sáu, 2017, 10:33:43 pm
Xin viết thêm đôi dòng nữa tâm sự với HaiAnh. Chuyện nhầm quê của Liệt sĩ Phi công Nguyễn Hữu Tào trong trang tổng hợp thành tích của "Những trận không chiến..." sẽ phải đính chính thôi. HaiAnh nói là hơi buồn cốt động viên nhóm tác giả nhưng tôi thì thấy buồn thật, nhất là khi nghĩ mình bây giờ chẳng còn quê nữa. Gốc gác tôi xưa thuộc tỉnh Hà Đông, rồi lại thuộc tỉnh Hà Tây, rồi lại thuộc Hà Sơn Bình, tiếp lại Hà Tây và bây giờ thì ..."một quyết định tiễn về miền ký ức..." mất rồi. Vậy có buồn không ?.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 26 Tháng Sáu, 2017, 09:51:00 am
 Một commen khá dài trở lại với diễn đàn có lẫn cả hai thể văn xuôi và thơ nữa của anh lính nhà trời sau những ngày dài đi tránh nắng trên quê ngoại. Cái mát mẻ của miền trung du khiến anh phi công lại xuất khẩu thành thơ. Rất lãng mạn ạ. Nhưng anh nói xuanv338 có giọng oanh vàng là lại sai rồi. Nếu đánh giá chuẩn là giọng nữ ngang. Hôm đó em thấy anh đã say xưa trong câu chuyện kể có hé mở giọng ca bay bay chất giọng người quê lụa để minh họa cho câu đang nói. xuanv338 cấp tốc dừng ăn để lắng nghe tiếp nhưng anh lính nhà trời quá tinh tế đã dừng ngay mà tiếp vào câu chuyện kể. Vậy là đành phải đợi dịp khác mình mới được nghe đây.

 Còn hai khổ thơ rất tâm trạng của người đi lánh nắng " Sáng sớm trên núi"...thơ tả không gian buổi sớm, tả Phong cảnh, âm thanh nơi miền trung du toát lên vẻ đẹp hoang dã, mát mẻ, bình yên. Còn" Ngơ ngẩn" cũng rất hay, rất tâm trạng, thơ anh mang đầy tính nghề nghiệp của người nhà trời nên cái gì rồi cũng lẩn mất vào mây, nó làm anh thấy bâng khuâng khó tả. hì....xuanv338 đang tập bình thơ. Rất hay ạ.

xuanv338 chúc anh chủ mạnh khỏe và vui thật nhiều, viết thêm nhiều cuốn truyện, những bài thơ tản mạn hay.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 01 Tháng Bảy, 2017, 06:18:34 pm
Cám ơn tài bình thơ của Xuanv338 !. Tôi chẳng dám nhận mình có tài cán gì đâu, chẳng qua cứ viết bạt mạng thế thôi. Ngày nay đã là ngày 1-7 rồi. Tổng kết lại cách đây đúng 45 năm thì tháng 6 vừa qua, chúng tôi "nện" khá nhiều trận và hầu như MiG-21 đều giành thắng lợi. Ngay từ ngày 1-6-1972, anh Phạm Phú Thái (bay số 1) và tôi (bay số 2) đã xuất kích đánh 1 trận và trong trận này, anh Thái bắn rơi 1 chiếc F-4. Ngày 2-6 thì tôi và Bùi Thanh Liêm (bay số 2 cho tôi và sau này Liêm trở thành  phi công vũ trụ ở đội bay dự bị) cũng đánh 1 trận, cùng ngày thì biên đội 4 chiếc MiG-19 của Phan Trọng Vân, Phùng Văn Quảng, Nguyễn Hồng Sơn và Phạm Hùng Sơn cũng đã đánh 1 trận. Tuy nhiên, trong trận này, máy bay của Phan Trọng Vân đã bị bọn F-4 bắn trúng. Ngày 8-6 thì biên đội của Nguyễn Đức Soát và Nguyễn Thanh Xuân cất cánh đánh 1 trận và trong trận này, phi công trẻ MiG-21 Nguyễn Thanh Xuân đã bắn rơi 1 F-4. Ngày 10-6, biên đội của Phạm Phú Thái và Bùi Thanh Liêm xuất kích đánh 1 trận nhưng bất phân thắng bại. Ngày 11-6, biên đội 4 chiếc MiG-19 của Nguyễn Hồng Sơn, Phạm Hùng Sơn, Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Hùng Sơn xuất kích đánh 1 trận, nhưng trong trận này, hai anh Nguyễn Hùng Sơn và NGuyễn Văn Phúc đã bị bắn rơi. Ngày 12-6, biên đội 2 chiếc MiG-21 của Lê Thanh Đạo và Trương Tôn xuất kích, đánh 1 trận và trong trận này, Lê Thanh Đạo đã bắn rơi 1 chiếc F-4. Ngày 13-6, hai biên đội 2 chiếc MiG-21 của Lương Thế Phúc, Đỗ Văn Lanh và của Phạm Phú Thái cùng tôi đã xuất kích chiến đấu, đánh 2 trận. Tronmg 2 trận ấy, Đỗ Văn Lanh và Phạm Phú Thái, mỗi người bắn rơi 1 chiếc F-4. Ngày 21-6, hai biên đội 2 chiếc MiG-21 của Lê Thanh Đạo, Mai Văn Tuế và Lương Thế Phúc, Đỗ Văn Lanh đã đánh 2 trận. Kết quả, Đỗ Văn Lanh bắn rơi 1 chiếc F-4, còn phi công Mai Văn Tuế thì máy bay bị trúng tên lửa, phải nhảy dù. Ngày 23-6, biên đội 2 chiếc MiG-21 của Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Văn Toàn xuất kích đánh 1 trận và trong trận này, Nguyễn Văn Nghĩa đã bắn rơi 1 F-4. Ngày 24-6, hai biên đội 2 chiếc MiG-21 của Nguyễn Đức Soát, Ngô Duy Thư và Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Văn Toàn đã đánh 2 trận với kết quả bắn rơi 3 chiếc F-4 (Nguyễn Đức Soát, Ngô Duy Thư và Nguyễn Văn Nghĩa-mỗi người bắn rơi 1 chiếc). Ngày 26-6, tôi cùng Trần Sang xuất kích đánh 1 trận và trong trận này tôi bắn rơi 1 chiếc F-4. Ngày 27-6 là ngày xảy ra nhiều trận đánh. Biên đội 2 chiếc MiG-21 của Bùi Đức Nhu và Hạ Vĩnh Thành xuất kích đánh 1 trận và trong trận này, Bùi Đức Nhu đã bắn rơi 1 chiếc F-4. Tiếp đến là biên đội 2 chiếc của Nguyễn Đức Soát và Ngô Duy Thư xuất kích, mỗi người bắn rơi 1 F-4. Sau đó biên đội 2 chiếc MiG-21 của Phạm Phú Thái, Bùi Thanh Liêm xuất kích mỗi người cũng bắn rơi 1 F-4. Còn biên đội 4 chiếc MiG-19 của Phạm Ngọc Tâm, Nguyễn Mạnh Tùng, Vũ Công Thuyết, Vũ Viết Tản sau khi không gặp địch, quay về hạ cánh thì phát hiện được bọn F-4 đuổi theo. Phạm Ngọc Tâm kéo lên nhưng máy bay bị thất tốc, nhảy dù nhưng không thành công. Các trận đánh của ngày 27-6 đã khép lại một tháng chiến đấu căng thẳng với nhiều chiến công của MiG-21. Trước mặt là quãng thời gian còn dài, còn nhiều trận chiến căng thẳng và còn nhiều điều bất ngờ diễn ra ở trên không nữa, nhưng tất cả các phi công tiêm kích trên các chủng loại máy bay tiêm kích luôn trong tư thế sẵn sàng nghênh chiến và quyết giành thắng lợi trong các trận không chiến nảy lửa...
.



Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 02 Tháng Bảy, 2017, 07:03:25 am
xuanv338 chúc mừng anh phicongtiemkich và những đồng đội nhà trời đã có một tháng 6 lập chiến công vang dội ghi danh cho lịch sử không quân Việt Nam giữa mùa hè đỏ lửa.
Giá tháng 6 máy bay của anh Nguyễn Hùng Sơn và anh Nguyễn Văn Phúc không bị bọn cướp trời bắn rơi, giá anh Phạm Ngọc Tâm nhảy dù thành công thì niềm vui tháng 6 của các anh lính không quân cũng như cả dân tộc này có tháng 6 vui trọn vẹn hơn. Cuộc chiến phải chấp nhận. Chiến thắng sao không có hy sinh mất mát. Mùa hè đỏ lửa 1972 với xuanv338 cũng thật khó quên. xuanv338 cũng đã một lần phải đổ máu vì trận bom ở cầu Chuối, một chút tuổi xuân vượng lại đất xứ Thanh để rồi mãi vẫn không quên miền quê ấy. Cái nơi mà nhiều lần mình được ngước lên ngắm những con én bạc yêu thương lách từ khe núi Ngàn Nưa vút lên không chiến giữ cho bầu trời Tổ Quốc bình yên. Ngưỡng mộ các anh. xuanv338 chúc các anh phi công hôm nay còn sống mạnh khỏe, vui vẻ, may mắn trong cuộc sống còn lại. Cầu chúc cho các linh hồn phi công đã hy sinh vì sự bình yên của bầu trời  quê hương VN linh hồn được siêu sinh tịnh độ. Cảm ơn anh phicongtiemkich đã cho mọi người hiểu thêm về tháng 6/1972 của không quân Việt Nam. Chuyện giờ mới được nghe.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 03 Tháng Bảy, 2017, 09:55:31 pm
Xin viết thêm đôi dòng nữa tâm sự với HaiAnh. Chuyện nhầm quê của Liệt sĩ Phi công Nguyễn Hữu Tào trong trang tổng hợp thành tích của "Những trận không chiến..." sẽ phải đính chính thôi. HaiAnh nói là hơi buồn cốt động viên nhóm tác giả nhưng tôi thì thấy buồn thật, nhất là khi nghĩ mình bây giờ chẳng còn quê nữa. Gốc gác tôi xưa thuộc tỉnh Hà Đông, rồi lại thuộc tỉnh Hà Tây, rồi lại thuộc Hà Sơn Bình, tiếp lại Hà Tây và bây giờ thì ..."một quyết định tiễn về miền ký ức..." mất rồi. Vậy có buồn không ?.
Không hiểu bảng tổng hợp thành tích bắn hạ MB Mỹ là lấy gốc từ đâu? Nhưng xem qua đã thấy khá nhiều sai sót, ví như các LS Nguyễn văn Phi và Lê Văn Phong là PC Mig 17 chứ ko phải Mig 21.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 04 Tháng Bảy, 2017, 04:54:50 am
Không hiểu bảng tổng hợp thành tích bắn hạ MB Mỹ là lấy gốc từ đâu? Nhưng xem qua đã thấy khá nhiều sai sót, ví như các LS Nguyễn văn Phi và Lê Văn Phong là PC Mig 17 chứ ko phải Mig 21.

Chào các bác,

Em là Khắc Huy, thành viên của mới của diễn đàn.
Bên dưới là danh sách các phi công VN bắn rơi máy bay Mỹ mà em tổng hợp từ cuốn "Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam (1965 - 1975) nhìn từ hai phía".

Hy vọng các bác tìm được một số thông tin hữu ích.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Pham Khac Huy trong 04 Tháng Bảy, 2017, 11:17:22 am
Trước tiên em xin cám ơn hai bác Viet Trung 51 và Giangtvx đã phát hiện ra các sai sót của em trong bản danh sách các PC bắn rơi máy bay Mỹ.

Em chân thành xin lỗi về sai sót này.
Em cũng đã gửi tin nhắn riêng cho hai bác về vấn đề này.

Hai bác kiểm tra tin và mong sớm nhận được phản hồi từ hai bác.

Trân trọng,
Khắc Huy


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 05 Tháng Bảy, 2017, 05:39:38 am
Rất trân trọng những gì Pham Khac Huy đã làm. Phải yêu quý và say mê lắm mới tỉ mỉ kỳ công tổng hợp lại được danh sách như vậy.

Với 1 nội dung lớn, nhiều người, dàn trải trong 1 cuốn sách dày việc sai sót là điều rất khó tránh khỏi và cũng phải nhiều con mắt mới nhìn thấy hết được. Phát hiện được sai sót, chỉnh lại là hết, không có gì là to tát cả.

Cũng xin nói thêm là những sai sót đó là do người tổng hợp dữ liệu chứ không phải do tập thể tác giả nhầm lẫn nên bác Phicôngtiêmkích và bác Haianh_od không có gì phải buồn cả

Cũng xin đính chính lại: phát hiện ra 2 chố sai là do bác Haianh_od và Viet Trung 51.

Mong bác Pham Khac Huy tiếp tục những say mê và tổng hợp tiếp các dữ liệu, làm phong phú thêm cho VMH của chúng ta.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Pham Khac Huy trong 05 Tháng Bảy, 2017, 09:23:30 am
Cám ơn bác Giangtvx đã động viên.

Thật ra em cũng phát hiện ra một số sai sót trong cuốn "Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam (1965 - 1975) nhìn từ hai phía". Chẳng hạn như nguyên quán bác Nguyễn Văn Bảy B là Cà Mau nhưng sách lại ghi Bạc Liêu, hoặc tên bác Lưu Đức Sĩ có khi lại ghi là Lưu Văn Sĩ. Tuy nhiên, em chưa có dịp chia sẻ để quyển sách hay này sẽ hoàn thiện hơn nếu tái bản.



Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: tranphu341 trong 05 Tháng Bảy, 2017, 11:11:03 am

             Chào các bác!

             Trước hết tôi thật sự khâm phục và kính trọng những người LÍNH đã từng 1 thời chiến đấu ở các Quân Binh Chủng. Như bác Nguyệt ở Binh chủng Tăng thiết giáp, bác Huy ở Không quân và nhiều anh em ở khắp các quân binh chủng. Riêng lục quân Lính bộ binh thì thật nhiều. Những bài viết những tư liệu cụ thể mà anh em mình tổng hợp để thành sách thành chuyện là rất quý. Vô cùng quý. Đương nhiên sách thì thế nào cũng bị sai sót chút ít, sai sót do bản gốc và đôi khi sai do in ấn, như địa danh như quê quán.

           Như tên đệm nhất là tên đệm. Đứa cháu tôi mới hỏi là bố cháu trước là Trần Hông Quang sao bây giờ lại gọi là Trần Văn Quang. Đành giải thích cho cháu là ngày xưa sau năm 1954 chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa mình phôi thai chưa có nhiều kinh nghiệm về các thủ tục hành chính nên thường cứ phụ nữ thì đệm là THỊ, đàn ông con trai thì đệm là VĂN. Cũng chẳng hiểu vì sao nhưng quả thật đúng là như vậy. Việc này đang là vấn đề phức tạp và lại là cơ hội cho 1 số kẻ kiếm tiền. Như chuẩn bị ra sân bay đi xuất khẩu đến phút chó mới nhầm tên đệm thế là có mấy chú sẵn thay thế rồi...

           Quê quán cũng vậy ngay bây giờ trên các diễn đàn cũng đang tranh luận mà không ngã ngũ như: THẾ NÀO THÌ GỌI LÀ QUÊ QUÁN. Việc này mọi người đang rất lúng túng không đủ trình và lý để trả lời cứ u , u mê. mê. Anh chị em ruột của tôi thì ghi mỗi người một quê thật phức tạp và buồn cười.

           Chúc các bác vui khỏe!!!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Haianh_od trong 05 Tháng Bảy, 2017, 01:59:15 pm
Là con trai của LS PC nên tôi rất trân trọng và có thể nói là "thèm" những tư liệu về ba mình nói riêng và của KQ nói chung. Nếu là sai sót của Phạm Khắc Huy khi trích dẫn thì sửa lại bản trích là xong, còn nếu là từ bản gốc thì chỉ sửa đc khi tái bản. Điều này chắc không làm ngay được nên có hơi buồn cũng là đúng thôi mà bác Giangtvx. Vì là người ở xa xứ, lại cũng lắm chốn thân thương: quê quán một nơi, sinh ra một chốn giờ thì sinh sống tại vài địa danh nên mới cầu kỳ vậy mong bác Tranphu341 thông cảm. Thật ra bỏ qua vài chi tiết sai sót nhỏ thì những tư liệu về cuộc chiến tranh đường không trên bầu trời miền Bắc 1965-1972 vẫn luôn đắt giá. Tôi đã từng tranh luận với rất nhiều Việt kiều về cuộc chiến tranh chống Mỹ và giải phóng miền Nam của ta. Có thể họ bị tuyên truyền sai và thiếu thông tin nên suy nghĩ rất lệch lạc.
Rất mong chú PCTK khỏe để thực hiện được những mong muốn của mình và đồng đội cũng như mọi người hâm mộ. Cám ơn Phạm Khắc Huy đã gửi thư chia xẻ và tâm sự.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 06 Tháng Bảy, 2017, 04:23:49 pm
Đúng ! Sai sót nào cũng cần phải khắc phục, cần phải sửa cho dù là nhỏ nhất. Rất cám ơn các đồng đội đã phát hiện giúp nhóm tác giả và hy vọng sẽ còn nhận được nhiều ý kiến đóng góp, góp ý hơn nữa qua những cuốn sách đã được in để còn có cơ hội chỉnh sửa cho hoàn hảo.
Tháng 7 đã đến. Cách đây 45 năm thì tháng này là tháng chật vật với chúng tôi. Nhìn chung thì tháng nào cũng căng thẳng cả, nhưng khi mình đánh thắng thì thấy nhẹ nhõm hơn nhiều, còn khi không thắng thì nặng nề vô cùng. Tháng 7-1972, có ngày bọn tôi chịu tổn thất mất tới 3 phi công MiG-21, đặc biệt là ngày 8-7-1972. Ngày ấy, các anh Đặng Ngọc Ngự, Nguyễn Ngọc Hưng, Vũ Văn Hợp đã hy sinh trong các trận không chiến. Anh Đặng Ngọc Ngự thuộc lớp phi công đàn anh, anh Nguyễn Ngọc Hưng thì cùng đoàn bay với tôi, còn anh Vũ Văn Hợp thuộc đoàn bay sau. Riêng với anh Đặng Ngọc Ngự thì tôi có khá nhiều kỷ niệm với anh. Khi chúng tôi cơ động vào sân bay Thọ Xuân-Thanh Hóa để đánh ở vùng khu Bốn (trên vùng trời Nghệ An, Hà Tĩnh)  mà chúng tôi vẫn gọi là vùng "cán xoong, cán chảo" vì địa hình ở đó hẹp mà dài thì anh Ngự vẫn ở ngoài Đa Phúc. Một thời gian sau thì anh cơ động vào cùng chúng tôi. Thuở đó, anh đã là cán bộ mà chúng tôi thì vẫn là lính trơn, nhưng chúng tôi đã có những lần trêu anh Ngự cho anh phát bực lên mới thôi. Ví như khi anh mới cơ động vào thì tình cờ thế nào tôi lại bắt được 1 chú dế than - cái loại dế mà khi không có ánh sáng đèn thì nó rên rỉ đến chói tai, rất khó chịu. Vậy là tôi cho ngay vào trong giày bay của anh rồi lấy tất phủ lên. Gần chập tối thì tôi lại còn tóm được vài chú sạch sành nữa- cái giống ấy nó kêu xạch xạch cũng khó chịu chẳng kém gì dế than. Tôi đem chúng bỏ trên đình màn và một phía màn giáp tường của anh Ngự. Lúc tắt đèn đi ngủ được vài phút thì chú dế than cất tiếng đầu tiên. Anh thuộc loại dễ ngủ khi yên tĩnh nhưng lại rất khó ngủ khi có những âm thanh chói tai như thế. Vậy là anh bật điện lên. Lũ dế im lặng. Anh tắt điện một lúc thì nghe tiếng sạch sành cọ cánh. Anh bật đèn lên và tóm ngay được chú sạch sành. Rồi lẩm bẩm : "Quái lạ ! Tối qua không có sao hôm nay lại có nhỉ ?". Anh tắt điện đi thì lại nghe tiếng kêu, lại bật điện lên và lần này thì anh gọi, hỏi tôi : "Cậu có biết thế là thế nào không ?". Tôi giả vờ ngái ngủ, chối phắt kiểu "anh hỏi tôi thì tôi biết hỏi ai".. Anh bực ra mặt khi nghe tiếng dế than rên rỉ. Sau rồi, anh không bật điện nữa mà lặng im lắng nghe và phán đoán xem, âm thanh ấy phát ra từ đâu, bật ngay đèn pin để rọi vào khu vực đó. Sau vài lần thì anh tóm được chú dế than trong giàu của mình và đến đây thì anh khẳng định ngay là đã có thằng chơi khăm mình. Chắc chắn anh đoán là tôi nhưng thôi không hỏi nữa mà chỉ nói băng quơ : "Tớ khắc tìm ra thủ phạm !" rồi nằm ngủ ngon lành. Khổ nỗi, sớm sau, anh chưa kịp tìm ra thủ phạm thì đã xuất kích và bay ra ngoài Đa Phúc. Tôi cùng mấy anh em nữa vẫn ở lại Thọ Xuân và cái trò trêu chọc nhau bằng dế bằng sạch sành ấy lại áp dụng cho các anh đến sau. Rồi cũng chẳng ai để tâm đến "ba cái chuyện lặt vặt" ấy nữa vì chúng tôi còn phải lo chuyện không chiến, chuyện cơ động...Khi anh hy sinh, anh đã là một phi công nổi tiếng vì từng hạ 7 máy bay Mỹ nhưng nhà nước chưa kịp phong tặng danh hiêu Anh hùng cho anh, tôi cứ ân hận vì cái trò nghịch ngợm của mình. Hài cốt anh được di dời từ Hòa Bình về nghĩa trang Trần Hưng Đạo rồi lại được di dời về nghĩa trang quê nhà. Đêm hôm di dời anh từ nghĩa trang Trần Hưng Đạo, tôi đến tiễn anh cùng mấy anh em khác và con cháu gia đình anh. Tôi đứng lặng lẽ một mình để mặc nước mắt chảy giàn giụa. Tôi biết, nơi xa xăm ấy, anh đã tha thứ cho những trò nghịch ngợm của chúng tôi từ trong nhà ra đến sân bóng chuyền nhưng vẫn cứ áy náy, ân hận và nhớ anh, thương anh đến thắt ruột thắt gan. Cuối tuần tới, chúng tôi laịo có cuộc đi viếng các nghĩa trang và thế nào các cảm xúc nhớ về các đồng đội lại dâng trào, lại ùa đến như tất cả mọi năm...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 06 Tháng Bảy, 2017, 09:01:52 pm
Câu chuyện hài hước và xúc động của lính bay. Vậy là lính bất cứ lính mặt đất hay trên trời, dưới biển đều tếu táo , nghịch ngợm giống nhau. Cảm ơn câu chuyện làm lính già đọc trẻ lại của anh phicongtiemkich.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 07 Tháng Bảy, 2017, 10:28:29 pm
Cám ơn Xuanv338 đã liên tục theo dõi. Chiều nay, tôi cùng Giangtvx, Phaphai và Dongadoan có ngồi với nhau, có tính đến chuyện sẽ đi TB chuyến nữa, nhưng chắc không phải ngay tuần này hay tuần sau vì trong tháng 7 này - tháng tri ân những người đã khuất thì ai cũng bận cả. Tôi tiếp tục những kỷ niệm với người Anh hùng Đặng Ngọc Ngự (sau này nhà nước truy tặng danh hiệu ấy) ở trên sân bóng chuyền. Chẳng hiểu các Quân Binh chủng khác thế nào chứ với chúng tôi, khi chiều đến là phải rèn luyện thể lực. Một trong những bộ môn đó là bóng chuyền. Chúng tôi bị cấm chơi bóng đá, sợ khi va chạm bị gãy chân. Vậy là sau bỏng rổ, xà, tạ, đu quay... là đến bóng chuyền. Mà khi đã ra sân là không có phân biệt chức tước, cấp bậc, tuổi tác... Đơn thuần chỉ là cầu thủ với nhau mà thôi. Phàm đã là trong sân thì thế nào cũng có "ăn gian" trong tỉ số. Riêng cái trò "ăn gian" trong sân bóng chuyền thì có lẽ ít có ai hơn được anh Lê Thanh Đạo (sau này anh là Anh hùng lực lượng vũ trang). Anh không chỉ "ăn gian" một quả mà dăm bảy quả, thậm chí cả một xéc. Giọng đếm của anh lại rất khó chịu, nên dễ gây bức xúc cho đối phương. Vì thế, đã có lần, anh Đặng Ngọc Ngự không chịu nổi cái kiểu "ăn gian" ấy, liền ngồi xổm, hai tay móc vào cổ quả bóng chuyền (hồi đó, bóng chuyền có vec-xi chứ không liền vỏ như bây giờ), kẹp quả bóng giữa hai đùi, quát lên : "Cho mày đếm lại lần nữa !". Anh Đạo vẫn điềm nhiên phát với cái giọng khiêu khích (bấy giờ "ăn gian" đến mấy quả liền). Anh Ngự không chịu nổi, mắm môi mắm lợi dùng sức của tay và kết hợp với chân xé toạc cổ quả bóng chuyền. chiếc xăm lòi ra trông như một cái bìu. Chẳng thể nào chơi được nữa. Vậy là vãn trò. Mọi người tiu nghỉu ra về, nhưng được cái, khi vào tắm (đều tắm chung, múc nước chứa từ phần đuôi tên lửa SAM) là lại vui vẻ, coi như trước đó không có chuyện gì xảy ra. Thế thôi. Vậy mà anh đã thành người thiên cổ. Những chuyện về anh, về những người như anh thì khi chúng tôi còn sống, chúng tôi luôn nhắc tới và kể cho con cháu mình nghe. Nay mạn phép, kể cho các đồng đội hiểu thêm ! Nam mô a di đà Phật !...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 08 Tháng Bảy, 2017, 07:35:08 am
xuanv338 xin chào anh chủ phicongtiemkich. Nhóm phicongtiemkich, Giangtvx, Dongadoan, Phaiphai quả là nghĩa tình, luôn không thiếu nhau. xuanv338 xin chúc mừng cho nhóm các anh em ngoài đó luôn vui. Vâng! Đi Thái Bình giờ đơn giản, hơn trăm cây số 2 tiếng đồng hồ đã gặp nhau. Vâng tháng 7 này là tháng dành cho người âm, người còn được sống chúng ta phải nhớ về đồng đội. Ít nhất là dành cho họ một tuần hương tri ân. xuanv338 chúc các anh em mạnh khỏe, tháng bảy dẻo chân trên mỏi nẻo đường. Câu chuyện về anh Hùng Đăng Ngọc Ngự và những câu chuyện thể thao dí dỏm của lính bay hay thật. Tháng 7 về. ở góc độ trang riêng phicongtiemkich. xuanv338 em  xin chúc cho các anh là cựu lính phi công còn đang sống luôn được mạnh khỏe, vui vẻ, hạnh phúc, mọi an lành. Chúc riêng cho anh  Nguyễn Công Huy dẻo tay, hay mắt, trí não càng thêm minh mẫn, viết thêm nhiều sách quý để lại cho đời. xuanv338 xin được thắp nén tâm nhang từ trái tim mình gửi viếng hồn các anh liệt sĩ phi công đã anh dũng hy sinh trong các trận không chiến để có bầu trời bình yên hôm nay. Tổ Quốc và những người còn sống các thế hệ tiếp nhau mãi mãi ghi công ơn của các anh.xuanv338.                                                                                         


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 08 Tháng Bảy, 2017, 11:25:06 pm
Đúng! Sai sót nào cũng cần phải khắc phục, cần phải sửa cho dù là nhỏ nhất. Rất cám ơn các đồng đội đã phát hiện giúp nhóm tác giả và hy vọng sẽ còn nhận được nhiều ý kiến đóng góp, góp ý hơn nữa qua những cuốn sách đã được in để còn có cơ hội chỉnh sửa cho hoàn hảo.
Tôi vừa mượn được cuốn "Kỷ yếu PCTK VN 1964-1973". Theo như giới thiệu: Đoàn bay số 5 là đoàn mà các giáo viên Việt Nam kết hợp với sự trợ giúp của các giáo viên Trung Quốc trong vòng  1 năm từ 1965 đến 1966 đã đào tạo tốt nghiệp được 17 phi công MiG-17...
Tôi lần theo danh sách: 1- Hà Đình Bôn, 2- Lê Sĩ Điệp, 3- Phan Tấn Duân, 4- Nguyễn Ngọc Duyên, 5- Phan Điệt, 6- Lê Hải, 7- Nguyễn Phi Hùng, 8- Trần Sâm Kỳ, 9- Vũ Huy Lượng, 10- Nguyễn Văn Phi, 11- Lê Văn Phong, 12- Nguyễn Đình Phúc, 13- Nguyễn Hồng Thái, 14- Nguyễn Văn Thọ, 15- Nguyễn duy Tuân, và 16- Phan Trọng Vân.
Như vậy là thiếu 1 phi công. Ai ???
Tôi lại xem trong hồi ức của anh Lê Hải thì thấy có 1 PC tên là Lâm nữa. Xin bác PCTK cho biết thêm thông tin về PC Lâm, anh còn hay đã hy sinh...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Pham Khac Huy trong 11 Tháng Bảy, 2017, 12:23:06 pm
Chào cả nhà,
Chào bác PCTK,

Nhờ bác PCTK giải thích giúp cháu "bay đề cao" là gì.
Cháu gặp thuật ngữ này vài lần rồi.

Cám ơn bác PCTK,
Khắc Huy


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 11 Tháng Bảy, 2017, 02:56:11 pm
Viet Trung 51 thân mến ! Đoàn bay số 5 đúng là khi tốt nghiệp về nước là có 17 phi công, nhưng trong danh sách thì chỉ có 16 bởi lí do : anh Nguyễn Phú Ninh thuộc đoàn bay MiG-21 (đoàn bay cùng anh Phạm Thanh Ngân) và trong thời gian bay ấy, anh Ninh mãi không thể bay trên MiG-21 được, mà phải bay MiG-17. Tuy cùng về nước với đoàn bay MiG-21 nhưng tới khi về nước, anh Ninh lại được điều sang sân bay Tường Vân bay cùng đoàn anh Lê Hải và tốt nghiệp MiG-17 cùng đoàn anh Lê Hải. Vậy là danh sách khi thì 16, khi thì 17 là vậy !. Còn phi công tên Lâm. Tôi biết anh Nguyễn Đức Lâm (nhập ngũ cùng tôi) bay trên MiG-17 về sau hy sinh khi bay thử máy bay Iak-52, còn anh Nguyễn Văn Lâm (cũng cùng nhập ngũ cùng chúng tôi) bay trên MiG-17, có tham gia một số trận không chiến, sau chuyển sang bay trên loại máy bay chiến lợi phẩm A-37, rồi chuyển về Trường Không quân Nha Trang làm giáo viên bay rồi lại chuyển về làm giáo viên ở Khoa Không quân của Học viện chính trị. Hiện anh nghỉ hưu, sống tại Hà Nội.
Còn thuật ngữ "bay đề cao" tức là bay nâng cao trình độ cho phi công với những bài bay theo chương trình riêng, Khắc Huy ạ. Công việc ấy là công việc phải thực hiện, có khi tổ chức ngay trong nước mà cũng có khi được tiến hành ở nước bạn. Vậy thôi. Nếu có những vấn đề gì mà tôi giải thích được, cứ hỏi, tôi sẽ tiếp tục giải thích nhé.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 11 Tháng Bảy, 2017, 03:12:08 pm
Trở lại những kỷ niệm với anh Đặng Ngọc Ngự khi ở sân bóng chuyền thì ai cũng biết giai thoại anh xé bóng. Trong sân bóng thì cái khoản "ăn gian" tỉ số trận đấu không ai hơn được anh Lê Thanh Đạo. Anh "ăn gian" không chỉ 1-2 quả mà phải 4-5 quả liền, thậm chí có lần còn "ăn gian" được cả xéc. Cãi nhau với trọng tài thì trọng tài cũng đành chịu thua. Thế là nghiễm nhiên bên anh bỗng dưng chuyển bại thành thắng. Mà nghe cái giọng của anh khi anh đọc tỉ số nó cứ "bèn bẹt", cứ khiêu khích khó nghe lắm, dễ làm người khác nổi khùng lắm. Đã có lần, anh Lê Trọng Huyên không chịu nổi, liền trèo lên tháo lưới bóng xuống. Còn anh Ngự thì vừa quanh đi quẩn lại đã thấy bên anh Đạo từ chỗ kém mình tới 4 điểm mà bây giờ lại dẫn điểm, hơn cả đội mình đến mấy điểm thì bực lắm, ôm chặt quả bóng, bắt phải đếm lại. Anh Đạo mặt vẫn tỉnh bơ, vẫn với cái giọng đầy tính khiêu khích kia đọc y sì cách "ăn gian". Vài lần như vậy thì anh Ngự kẹp quả bóng vào giữa 2 đầu gối, mấy ngón tay móc luôn vào cổ bóng (hồi ấy bóng có vec-xi nên mới làm thế được) và dùng că sức tay sức chân xé cái roạt. Chiếc vec-xi bóng phòi ngay ra trông như cái bìu. Anh Ngự vứt ngay quả bóng ra giữa sân rồi bỏ về. Nhìn quả bóng dị dạng như vậy không ai nín được cười. Thế là vãn trò. Được cái, khi ra tắm là mọi chuyện lại đâu vào đấy, chẳng ai giận ai nữa. Thời đó, mỗi một Đại đội bay có 2 nhà tắm chung được quây cót xung quanh, nước thì được chứa trong đít thùng tên lửa SAM và mọi người đều dùng chậu thau của mình làm gáo dội nước tắm giặt. Mọi chuyện bực bội trên sân khi vào nhà tắm cùng nhau dội nước ào ào là quên ngay và lại trêu chọc nhau theo các chủ đề khác. Ngày nay thì các phi công sống sung túc hơn bọn tôi hồi ấy nhiều nên cái cảm giác cùng chung những niềm vui nỗi buồn chắc cũng ít hơn chúng tôi hồi xưa...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 17 Tháng Bảy, 2017, 04:14:33 pm
Mấy ngày vừa rồi, chúng tôi đã có những chuyến đi viếng thăm các đồng chí đồng đội ở các nghĩa trang. Cách đây bảy tám năm, một số nghĩa trang có khắc trên các bia mộ dòng "Vô Danh" khi chưa xác định được tên tuổi người nằm dưới mộ. Tôi có viết bài : "Không ai là Vô Danh !" :
 Anh từng có một cái tên
 Cha Mẹ đặt cho
 Anh từng có một cái tên
 Bạn bè thường gọi
 Ở đây
 Giữa nhạt nhòa sương khói
 Trên mộ chí của Anh
 Ai khắc dòng : Vô Danh ?
 Anh ngã xuống trong chiến tranh
 Vì thắng lợi
 Vì hòa bình
 Sự mất mát, hy sinh
 Trong người lính như Anh
 nhẹ như hơi thở

 Tôi đến thắp nén nhang tiếc nhớ
 Trên mộ Anh và đồng đội Anh
 Cầu xin bầu trời kia mãi mãi trong xanh
 Mảnh đất này mãi mãi yên bình

 Vì ở đây
 Không ai là Vô Danh !...

Năm nay không thấy những dòng "Vô Danh" nữa mà thay vào đó là những dòng "Chưa biết tên" hoặc "Chưa rõ tên". Cầu chúc cho tất cả những người đã ngã xuống để giữ mảnh đất này được yên bình - những ông, những bà, các bác, các chú, các cô, các anh, các em... sớm được xác định tên tuổi mình để được khắc rõ trên danh bia, cho tất cả được yên lòng ngậm cười nơi chín suối !...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 18 Tháng Bảy, 2017, 09:54:51 pm
xuanv338 chào anh chủ phicongtiemkich. Đọc thơ tháng bảy của anh phicongtiemkich nó cứ rầu rầu. Đã buồn còn thêm mưa nữa chứ. xuanv338 chúc anh có bài thơ hayg]ỉ về đồng đội.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Pham Khac Huy trong 19 Tháng Bảy, 2017, 03:30:03 pm
Tuần rồi em đi làm về định ghé Bảo tàng Không quân CN phía Nam ở TP. HCM để tham quan nhưng Bảo tàng đã mất đi chức năng của nó. Cây kiểng bày la liệt vây quanh các máy bay, xe máy thì đậu khắp sân bảo tàng. Hôm nay đọc thấy bài báo này nữa.

http://moitruong.net.vn/tp-ho-chi-minh-san-bao-tang-tro-thanh-bai-giu-xe/

Buồn không thể tả nổi các bác ơi!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 25 Tháng Bảy, 2017, 08:08:10 am
Buồn, phải nói là rất buồn mới đúng nếu như không dửng dưng với thời cuộc. Tôi lại còn nghĩ rằng, chuyện cho giữ xe đạp, xe máy, ô tô... có khi không chỉ là chuyện làm kinh tế mà biết đâu lại giống như cái chuyện cho rằng sân bay Tân Sơn Nhất quá tải để rồi khăng khăng đề nghị phải dời đi Long Thành, thì đến lúc nào đó cũng lại đề nghị rằng Bảo tàng ở vị trí này không phù hợp, phải dời đi nơi khác, để rồi ở cái vị trí đắc địa ấy sẽ mọc lên khu nhà cao tầng ???...
Nhưng mà thôi, chuyện đời nó cứ diễn ra như thế rồi theo quy luật, tảng băng hàng mấy chục ngàn tỉ tấn nước đã tách và đang tan dần, rồi nước biển theo tính toán của các nhà khoa học sẽ dâng cao lên 45 mét, ngập cả Pa-ri thì các ý tưởng vơ vét tiền của kia liệu sẽ thế nào ?...
Ngày hôm qua, chúng tôi đã đi tiễn biệt một phi công Anh hùng, người Trung đoàn trưởng của tôi trong suốt thời gian chiến tranh chống Mỹ. Ông nằm trong danh sách 12 phi công nổi tiếng của KQ Việt Nam vì ông đã bắn rơi 6 máy bay Mỹ (4 chiếc F-105, 1 chiếc F-4 và 1 chiếc RF-101). Ông là Thiếu tướng phi công Nguyễn Ngọc Độ, sinh năm 1934 tại Thanh Chương, Nghệ An, từng đi học lái máy bay MiG-17 thuộc đoàn học bay số 1 bên Trung Quốc. Năm 1966 thì ông chuyển loại lên bay trên MiG-21, được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang năm 1970. Trong tốp 12 phi công Ace thì phi công Đặng Ngọc Ngự bắn rơi 7 chiếc đã hy sinh trong chiến đấu, hai phi công bắn rơi 6 chiếc là Nguyễn Nhật Chiêu và Nguyễn Ngọc Độ thì mất vì bệnh tật, còn lại 9 người thôi, mà trong số đó thì một vài người cũng đang sống chung với bệnh tật, chẳng biết thế nào... Cuộc sống có nhiều điều làm ta phải suy tư lắm...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Pham Khac Huy trong 25 Tháng Bảy, 2017, 11:02:59 am
Vậy là KQ Anh hùng mất thêm một vị anh hùng.
Sinh lão bệnh tử là qui luật nhưng nghe vẫn nhói lòng.
Thành kính phân ưu cùng gia đình bác Độ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: tranphu341 trong 26 Tháng Bảy, 2017, 07:28:58 am
            Vâng chào bác Phi công tiêm kích! Chào các bạn! Các bạn đang nói vấn đề rất đúng. Hầu như các cơ quan các công sở đều đang rất MẶN MÀ về dịc vụ gửi xe đạp, coi xe ô tô hay cho thuê làm các dịch vụ ăn uống giải khát vv... làm mất chỗ vui chơi của mọi người. Các bảo tàng cũng vậy vì họ đang được sở hữu ĐẤT VÀNG nên rất tận dụng.

           Năm trước tôi vào bảo tàng miền Đông Nam Bộ TẠI SÀI GÒN ĐỂ XEM LẠI CHIẾC XE BỌC THÉP DUY NHẤT MÀ CHÚNG TA BẮT SỐNG TẠI BIÊN GIỚI TÂY NAM. CHIẾC XE NÀY VỚI TÔI CŨNG NHIỀU DUYÊN NỢ. Nhìn chiếc xe xếp vào 1 góc không có khẩu DKZ 106,7 Ly. Đứng bần thần nhìn xe bùi ngùi nhớ lại cái ngày mà chúng tôi luồn sâu đón lõng tiêu diệt và bắt sống xe. Tôi, anh Công phải vào kéo xác 7 thằng Pốt chết từ sáng ghê người thịt xương máu me ngập sàn như đã kể. Tôi vào chỗ lễ tân, nói với cháu lễ tân về chiếc xe. Cháu mừng rối vậy à vậy à chú để cháu báo cáo lãnh đạo.

            Vừa lúc đó có người đến đặt phòng đặt tiệc cưới thế là cháu để mặc tôi đứng đó rồi ra luyên thuyên đón khách. Tôi đợi đến 30 phút cũng chẳng thấy cháu, chẳng thấy ai nói gì nữa đành về. Buồn thật buồn !!!

           Chúc bác chủ cùng các bạn luôn vui khỏe!!!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 26 Tháng Bảy, 2017, 07:08:14 pm
Cám ơn Khắc Huy và bác Trần Phú đã cùng chia sẻ, cảm thông với những ý nghĩ của tôi. Thiệt thòi nhất là những bạn hữu, những đồng đội của chúng ta đã nằm xuống khắp các nẻo đất hình chữ S. Cứ đến tháng này là tháng tôi thấy rất nặng nề. Cũng chẳng cứ cố định một tháng này, mà hầu như tháng nào có điều kiện, tôi đến các nghĩa trang và cũng đều thấy rất buồn. Hôm rồi, tôi và mấy anh em lại ghé đến nghĩa trang Bảo Lý thuộc huyện Phú Bình - Thái Nguyên để viếng người Anh hùng Đỗ Văn Lanh, người bay chuyến bay cuối cùng trước khi lên đường đón Anh hùng Phạm Tuân từ vũ trụ trở về. Anh đã không kịp, không thực hiện được chuyến đi đón người bạn của mình. Anh vĩnh viễn nằm lại mảnh đất Bảo Lý...
Tôi có viết bài "GIỮA NGHĨA TRANG CHỢT VẲNG CÂU QUAN HỌ". Cũng xin được giãi bày ở đây :

 "Người về...con nhện giăng mùng
  Đêm năm canh..."
  Câu Quan Họ thức cùng bao thế hệ
  Các anh về...
  Khi tuổi đời còn quá trẻ
  Giống như lúc điểm danh
  Nằm thẳng thắn từng hàng, lặng lẽ...
  Nghẹn ngào Đất Mẹ
  Ôm chặt các anh
  Khói nhang vây quanh...
  Có người không rõ ngày sinh
  Chỉ ghi ngày mất...
  Nơi xa xôi nào
  Giữa nhà tranh vách đất
  Ai còn đau đáu ngóng chờ
  Hiu hắt, thẫn thờ
  Dõi theo bóng nhện
  Đêm đêm tha thủi giăng mùng...
  Giăng giăng bao kiếp lao lung
  Đi, về muôn nẻo... bít bùng lưới tơ !...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 29 Tháng Bảy, 2017, 05:32:56 pm
xuanv338 chào anh chủ phicongtiemkich. Chào các anh em tham gia trang. Tháng bảy bác phicongtiemkich lại có thơ đầy khói nhang bay, anh lại gợi cho bao người lính nhớ về đồng đội. Những cái tên người thiên cổ lại được anh nhắc đến. xuanv338 chúc anh khỏe và viết tiếp về những người lính bay một thời ngang dọc.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 07 Tháng Tám, 2017, 04:35:38 pm
Đây là Mẹ đã 94, các anh đoàn 3 Mig21 vẫn thường xuyên về thăm mẹ.
Anh Hà Hưng kể:
- Xin lỗi cụ, năm nay cụ thọ bao nhiêu tuổi?
- Cám ơn, tôi được 94 rồi!
- Nhìn cụ,con lại nhớ bu con đã khuất núi 8 năm nay rồi ạ!
"...Nhìn về quê mẹ xa xăm
Lòng ta, chỗ ướt,mẹ nằm đêm mưa
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương "
- Cụ ơi,ngày xưa, chúng con toàn được bu với cả thầy con mớm cơm đấy ạ!
- Vâng, Anh cả Huy nhà tôi cũng phải mớm mất 4-5 tháng, mà tôi thì hay nhai dối chứ bà chị tôi thì cứ phải nhai thật nhuyễn cơm rồi mới mớm cho nó, bà ấy mớm khéo lắm...
- Thế nên ông Huy mới có đủ sức khoẻ, trúng tuyển phi công cụ nhỉ?...
*
Trong ảnh Mẹ thật nhỏ bé, vậy mà rút ruột nuôi con thành đại bàng bay cao diệt giặc...
Kính chúc Mẹ mãi mạnh khỏe. Thật hạnh phúc cho bác Huy và các anh đoàn 3 Mig21 còn được về với Mẹ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 07 Tháng Tám, 2017, 10:22:57 pm
Cám ơn Viet Trung đã đăng ảnh mà anh Hà Quang Hưng - người cùng đoàn bay của tôi đã chụp khi anh và anh trai của anh là Hà Xuân Phong đến thăm "tệ xá" của tôi. Hôm ấy khá nhiều chuyện hàn huyên và hai anh đã gợi lại cả một thời để nhớ cho mẹ tôi. Chỉ có điều, anh Hưng khéo léo không muốn nhắc đến chi tiết là khi bác gái tôi (chị của mẹ tôi) mớm cơm cho tôi ..thì vì là ...bà ăn giầu vỏ nên lúc đưa miếng cơm trắng vào miệng bà để bà nhai, tới lúc cơm nhuyễn, bà nhằn ra để đưa vào miệng tôi, cơm trắng bấy giờ biến thành "xôi gấc". Tôi cứ thế đánh chén cật lực và có lẽ chính vì những miếng "xôi gấc" ấy mà tôi đã trúng tuyển phi công cũng nên. Bà là người mắt kém, các cụ vẫn gọi là kèm nhèm ấy. Tôi thương bác tôi lắm. Vì thế mà ý nguyện của tôi sau này khi học xong sẽ trở thành bác sĩ nhãn khoa, nhưng mộng không thành. Tôi theo những "cánh chim chiều phiêu bạt thời gian vun vút trời mây" (như lời trong "Sơn nữ ca" của nhạc sĩ Trần Hoàn) nên chẳng làm được gì giúp cho bác tôi cả. Khi tĩnh tại lại thì bác tôi đã chẳng còn... Cứ mỗi lần nhìn thấy xôi gấc là tôi lại nhớ đến bác gái tôi với những miếng cơm bà nhai mớm cho tôi, nước mắt tôi lại ứa ra. Bà không chồng con và bản thân bà chẳng cần gì. Biết bao nhiêu đưa cháu đã được bà chăm bẵm, trong đó có tôi. Cầu mong cho linh hồn bà thanh thản dạo nơi miền Tây Trúc...
Một lần nữa cám ơn anh em anh Hà Quang Hưng ! Cám ơn Viet Trung 51 và cám ơn trang VMH đã cho tôi được chia sẻ những tình cảm của mình !...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 25 Tháng Tám, 2017, 09:20:21 pm
Giai đoạn vừa rồi tôi bay vào Sài Gòn thăm phi công Anh hùng Nguyễn Hồng Nhị khi anh phải vào viện. Bây giờ, "cách ăn" của anh rất vất vả. Trước đó thì phải ăn bằng xông - bằng đường truyền qua mũi, nhưng ăn bằng cách ấy không trụ được, thực quản của anh bị xước, sưng vù lên gây tắc nghẽn đường thở suýt chết nên bây giờ các bác sĩ đã mổ bụng, khoét một lỗ ở dạ dày, cắm thẳng một ống vào đó để khi ăn là bơm thẳng thức ăn vào dạ dày thôi. Kiểu "nhập khẩu" thế này nghe chừng ổn nên anh ấy có vẻ khỏe ra. Cùng trang lứa với anh thì các anh Lâm Văn Lích, Nguyễn Nhật Chiêu, Nguyễn Ngọc Độ - cả 3 người Anh hùng đã "ra đi" rồi. Anh và anh Lan thì chẳng biết thế nào. Có lẽ chỉ còn hai phi công Trần Hanh và Hồ Văn Quỳ là còn khỏe. Tôi ở trong Nam ra thì lại có chuyến đi tiếp vào Thanh Hóa. Tranh thủ mấy ngày ở xứ Thanh có về được Lam Kinh rồi đi thăm nơi bảo tồn, hồ cửa Đạt cùng khu thủy điện Cửa Đạt. Đến hồ cửa Đạt, tôi thấy nao lòng vì gần 2000 hộ dân di cư cho chương trình thủy điện mà không được hỗ trợ cho việc di dân. Công trình thì chậm tiến độ và đội vốn đến hơn 3000 tỉ đồng. Chúng tôi xuống tầu đi khắp hồ. Hồ mênh mang như vậy nhưng cũng chỉ mới được thả khoảng chục tấn cá để nuôi. Tâm trạng tôi cứ nằng nặng thế nào ấy. Mọi người nói chuyện rôm rả còn tôi thì lẳng lặng ngồi viết :

     Mây sà xuống soi bóng hồ cửa Đạt
     Sóng dập dờn vỗ nhè nhẹ mạn tầu
     Ai thấu hiểu "Nỗi khổ từ thủy điện"
     Lẫn vui buồn chìm đáy nước thẳm sâu ?!...

Hà Nội vẫn nằm trong dịch sốt xuất huyết. Cái giống muỗi bé tí teo ấy thế mà nó ra oai tác quái ghê thật đấy. Tôi từng xuýt bị nó "thịt" nên gờm lắm. Tôi dự định mấy chuyến đi tiếp nhưng mưa gió thế này chắc phải "án binh bất động" một thời gian mất. Lại phải tìm nối liên lạc với Giangtvx để lần đến chỗ "vitamin gâu gâu" thôi !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Tám, 2017, 10:01:25 pm
Rõ ! Báo cáo : Biên đội sẵn sàng xuất kích!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 29 Tháng Tám, 2017, 05:19:11 pm
Tấm hình đẹp vô cùng anh phicongtiemkich. Mẹ đẹp lão và phúc hậu . Anh có nhiều nét đẹp của mẹ cho quá! Chúc mẹ khỏe mạnh và trường thọ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Pham Khac Huy trong 11 Tháng Chín, 2017, 08:05:00 pm
Cháu cũng thấy bác Công Huy giống mẹ như đúc!
Chúc cụ luôn dồi dào sức khỏe để bác Công Huy mãi bên cụ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 12 Tháng Chín, 2017, 02:59:17 pm
Cám ơn Xuanv338 và Khắc Huy. Những ngày qua tôi bận bịu quá nên không ghé về "nhà" được. Nay trở về thấy Xuanv338 và Khắc Huy đến thăm mà mình vắng nhà thì áy náy lắm. Tháng 9 này, Trung đoàn Đồi Cọ của tôi vừa tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 38 năm ngày thành lập. Cho dù Trung đoàn đã bị xóa bỏ phiên hiệu, nhưng hàng năm chúng tôi vẫn tổ chức gặp nhau và khi có điều kiện thì lại trở về nơi cũ. Có lẽ khoảng giữa sang năm, lực lượng của Trung đoàn Sao Đỏ sẽ về đó đóng quân và hoạt động trên vùng trời Tây Bắc. Những người lính cũ chúng tôi cũng thấy được an ủi phần nào. Trung đoàn KQ từng ở nơi đó, bị đưa ra khỏi biên chế, vừa qua lại được khôi phục, được "trả lại tên cho em". Hy vọng Trung đoàn 931 của tôi khi nào đó cũng sẽ được như vậy !...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 12 Tháng Chín, 2017, 08:40:55 pm
xuanv338 xin chào anh chủ phicongtiemkich. Chào các anh chị em tham gia trang. Em thấy anh phicongtiemkich than phiền và ước rằng có một ngày nào đó 931 của những cánh én bạc từng làm nên mùa xuân ngày nào cũng sẽ được trả lại tên cho em. Dù không còn phiên hiệu nhưng trung đoàn đồi cọ vẫn còn nguyên trong ký ức mỗi người lính nhà trời. Gặp mặt nhau đông đủ những người còn được sống em nghĩ, mình coi đấy vẫn còn có trung đoàn. xuanv338 chúc các anh khỏe và luôn gặp mặt nhau để trung đoàn mãi trường tồn trong các cựu lính bay trung đoàn đồi cọ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Pham Khac Huy trong 14 Tháng Chín, 2017, 07:16:28 pm
Bánh xe lịch sử luôn quay và đôi khi con người lịch sử còn nhưng kỷ vật lịch sử thì không.
Nghe câu chuyện của Trung đoàn Đồi Cọ của bác PCTK làm cháu nhớ lại chuyện Trung đoàn 925 thời chống Mỹ.
Hiện vẫn có Trung đoàn 925 sử dụng Su-27 đóng quân ở miền Trung.
Không biết đây có phải là Trung đoàn 925 Anh hùng ngày xưa không bác Công Huy?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 14 Tháng Chín, 2017, 09:28:14 pm
Đúng Trung đoàn KQ 925 ấy đấy, Khắc Huy ạ !. Sau một thời gian dài "vắng bóng" thì vừa rồi Trung đoàn KQ được trả lại phiên hiệu. Hiện Trung đoàn KQ 940 đã nhập vào tên của 925 và Trung đoàn KQ 925 đang đóng quân tại sân bay Phù Cát. Còn Trung đoàn KQ 931 thì chẳng biết thế nào. Tôi chỉ mừng rằng sân bay Yên Bái sẽ lại có những cánh bay để bảo vệ vùng trời khu vực miền Tây Bắc. Vùng rừng núi Tây Bắc sẽ lại sôi động, sẽ lại có những dũng sĩ canh trời. Mọi việc diễn biến thế nào thì tùy "Trời" !. Người tính chẳng thể nào bằng Trời tính ! Người hại cũng làm sao bằng Trời hại đước !... Tôi chỉ muốn nhắc lại đây một lần nữa bài "Về Trung đoàn với anh, em nhé !" mà tôi đã viết cách đây nhiều năm để mọi người cùng chia sẻ.
   
   Trung đoàn anh đóng quân nơi ấy
   Có sông Hồng như dải lụa chảy qua
   Và đường băng như chiếc trâm ngà
   Cài trên đầu rừng xanh bát ngát
   Cọ xòe tay vẫy chào, múa hát
   Hương quế nồng say, man mác... bồi hồi
   Mùi táo Mèo quyến rũ, đọng mãi đầu môi...
   Bưởi Cát Lem đậm đà vị ngọt

   Về Trung đoàn
   Em sẽ ngẩn ngơ giữa tiếng chim lảnh lót
   Sẽ sững sờ trước màu sắc muôn hoa
   Anh sẽ đưa em thăm thắng cảnh Thác Bà
   Qua Yên Bình, về Nam Cường, lên Cổ Phúc
   Thăm thành phố rộn ràng, đông đúc
   Ngược phía Âu Lâu
   Vượt những nhịp cầu
   ngang sông Hồng, sang Nghĩa Lộ
   Anh sẽ đưa em lên Bắc Hà
   Uống rượu ngô, ăn thắng cố...
   Nghe tiếng sáo, tiếng khèn gọi bạn ... lả lơi

   Về Trung đoàn
   Ngắm những đôi cánh MIG tung hoành
   ngang dọc giữa trời
   Luôn sẵn sàng giữ yên vui Đất Mẹ
   Các bạn anh - những chàng lính trẻ
   Sôi nổi, hồn nhiên... càng lắng đọng tình người

   Dù anh bay khắp bốn phương trời
   Anh vẫn mang theo dáng hình em nhỏ bé
   Về Trung đoàn với anh, em nhé !
   Anh ngóng trông, thao thiết đợi em về !...

 Có lẽ, lời mời đó và nỗi chờ đợi đó không phải chỉ có riêng tôi mà là của nhiều người trong Trung đoàn. Người miền ngược luôn quý khách và Trung đoàn KQ của của tôi cũng không nằm ngoài cái lệ ấy. Các bạn cứ tìm hiểu thì khắc biết !...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Pham Khac Huy trong 15 Tháng Chín, 2017, 08:57:39 pm
Cám ơn bác Công Huy.
Những cánh chim canh trời tổ quốc sẽ về.
Cháu hy vọng "tên cũng sẽ được trả lại cho em"!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 19 Tháng Chín, 2017, 11:27:34 am
xuanv338 chào anh phicongtiemkich. Bài thơ lột tả hết tâm trạng của người lính trên trời nhớ về một trung đoàn ngày ấy, một miền quê Trung du đẹp đến mê hồn khiến anh phi công xuất khẩu thành thơ. Bài thơ hay quá làm chích em cũng có mấy câu xúc sẻ khi đọc bài thơ anh.
Tiếng sáo trời vi vu.
Ngọt ngào câu hát ru.
Lả lơi khèn ai đó.
Theo gió trời bay xa.
Anh mời không rõ ai.
Chỉ là em bé nhỏ.
Về Trung đoàn anh đó.
Thì thầm trong ngọn gió.
Hình như người bản xa.
Nghe tiếng lòng thiết tha.
Mà gợi về nỗi nhớ.
Gửi lên miền Trung du.





Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 20 Tháng Chín, 2017, 09:28:44 am
Cám ơn Khắc Huy và Xuanv338 đã động viên tôi, nhất là Xuanv338 vì tôi từng được đối ẩm, đối tửu, nay lại được đối thi nữa thì còn gì bằng. Mà hình như Xuanv338 đang ở trong Nam thì phải, liệu có liên hệ được với Khắc Huy và Giangtvx không ? (Giangtvx cũng đang "vi vu" ở trong ấy đấy).
Tổng hợp lại các trận không chiến trong tháng 9-1972 thì tôi thấy KQ ta đã tham chiến trong các ngày 2-9, 5-9, 9-9, 11-9, 12-9, 16-9 và 30-9. Trong những ngày ấy, cả lực lượng MIG-21 và MiG-19 đều xuất kích, đã bắn rơi được 7 máy bay Mỹ. Đặc biệt vào ngày 12-9, biên đội máy bay MiG-21 của Nguyễn Tiến Sâm , Nguyễn Văn Toàn  đã bắn rơi chiếc máy bay thứ 3900 trong tổng số máy bay Mỹ bị quân và dân miền Bắc bắn hạ. Ngày 30-9 thì biên đội MiG-21 của Trần Việt, Đỗ Văn Lanh đã bắn rơi chiếc máy bay thứ 300 của KQ Mỹ trong tổng số máy bay bị KQ nhân dân Việt Nam bắn hạ.
Trong tháng 9-1972, phía KQ ta cũng bị rơi 5 chiếc (trong đó có 1 chiếc khi đang bay huấn luyện không đeo vũ khí, sau khi quần thảo với bọn F-4 tới lúc hết dầu thì các phi công MiG-21 buộc phải bỏ máy bay, nhảy dù. Chiếc máy bay "không người lái" ấy sau đó đã bị bọn F-4 bắn hạ. Còn lại ta bị rơi 4 chiếc trong các trận không chiến và các phi công đều nhảy dù an toàn (2 phi công MiG-21 và 2 phi công MiG-19).
Ngày nay cũng là ngày một số phi công từng tham gia chiến đấu trong cuộc chiến tranh Mỹ dùng KQ đánh phá ra miền Bắc Việt Nam bay sang Mỹ để gặp gỡ các phi công Mỹ cũng từng tham gia trong các trận không chiến trên bầu trời miền Bắc Việt Nam theo lời mời của các cựu phi công Mỹ. Đây là lần gặp gỡ thứ hai (sau lần gặp tại Việt Nam). Chắc sẽ có nhiều điều thú vị khi mà tuổi đã cao, đã giã từ bầu trời, giã từ vũ khí... có cơ hội ngồi để nhìn nhận lại mọi vấn đề...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 21 Tháng Chín, 2017, 06:55:23 am
xuanv338 chào anh chủ. Em cứ thấy bài viết của anh đều đều là thấy mừng cho các cây bút vẫn được bình an. Riêng anh thì thấy vắng dài ngày là sắp có sách mới. xuanv338 chúc anh cùng gia đình luôn khỏe mạnh và luôn có bài viết lên trang để mọi người được cập nhật thông tin về binh chủng nhà trời mà ngày xưa mù tịt.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Haianh_od trong 25 Tháng Chín, 2017, 09:49:35 pm
PC Poiarkov Iuri Nhikolaievich, đại uý KQ sinh năm 1933 là PC hướng dẫn bay cho Trung đoàn KQ TK VN. 30/4/1970 trong chuyến bay tập máy bay đã bị tấn công và rơi trong khu vực rừng rậm. Cả máy bay lẫn PC không được tìm thấy và ông được cho là bị mất tích. Cháu gái ông - cô Anna Poiarkov đã nhờ bạn bè đăng thông tin này với hi vọng có ai đó biết được về người ông của mình. Chú Huy có biết về ông này không?
https://www.facebook.com/kuropov/posts/1997154030568679



Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Haianh_od trong 25 Tháng Chín, 2017, 11:43:55 pm
Trong cuốn kỷ yếu về các LS KQ có PC Công Phương Thảo hi sinh cùng ngày khi bay huấn luyện với chuyên gia Nga. Có lẽ là cùng một chuyến bay, và PC Thảo cũng ko tìm đc thi thể.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Pham Khac Huy trong 28 Tháng Chín, 2017, 04:34:19 pm
Lúc này cháu chuyển công tác ra Phú Quốc nên mỗi tháng chỉ về Sài Gòn đôi ba ngày thăm gia đình thôi bác Công Huy à. Cháu rất mong sẽ có dịp ra Hà Nội chơi và viếng thăm bác cùng gia đình đồng thời gặp mặt các bác đã giao lưu trên Quân Sử. Còn bác Xuanv338 thì chắc cháu đã lỡ dịp gặp mặt lần rồi. Đành xin hẹn các bác dịp khác.

Về chuyến gặp gỡ lần hai của các cựu PCTK trên đất Mỹ thì cháu theo dõi rất sát vì bác Hà Quang Hưng luôn cập nhật thông tin trên Facebook của mình. VTV cũng có một phóng sự về chuyến đi. Cháu xin gửi link để các bác trong Quân Sử xem thêm.

http://vtv.vn/the-gioi/cuoc-hoi-ngo-lich-su-giua-cac-cuu-phi-cong-my-viet-nam-20170926142631308.htm


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 30 Tháng Chín, 2017, 01:42:53 pm
xuanv338 xin chào anh chủ phicongtiemkich. Diễn đàn M&H lâu nay cũng vắng vẻ bởi người làng M&H đang mải mê đi khai khẩn miền quê mới hơn trên khắp làng fb. Chỉ mấy anh em là vẫn cứ mặn mòi với Máu & Hoa. Có lẽ M&H là nơi mà các cựu ta cùng chia ngọt sẻ bùi , lạ , quen trong những ngày còn hoang sơ kiến thức. Đi đâu thì cũng ko thể quên được nơi này. Nghe ra nhà anh phicongtiemkich là vẫn vui vẻ , đông đúc khách vào ra. Chúc mừng anh có duyên thầm với những người bạn gần xa luôn thầm quý mến lính nhà trời. Nhất là các lính thế hệ trẻ hôm nay thường hay lui tới nhà anh.

 Còn bác Xuanv338  thì chắc cháu đã lỡ dịp gặp mặt lần rồi. Đành xin hẹn các bác dịp khác. Câu này của Phạm Khắc Huy làm xuanv338 đang tua về điểm nhớ! Vậy Phạm Khắc Huy đang ở Sài Gòn? Và mình đã lỡ gặp ở thời điểm nào vậy Phạm Khắc Huy? Tiếc quá đi thôi. Đúng là phải hẹn một dịp nào đó nhé Khăc Huy.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: tungngth trong 02 Tháng Mười, 2017, 02:56:11 pm
Nhân nói về cuộc gặp cựu PCTK Mỹ - Việt, có câu hỏi rất hay của phía Mỹ về nỗi sợ của PC trước và trong khi giáp chiến cùng câu trả lời khá sắc của cựu PC VN (phi công đánh ngày) & câu nói chân thực, trình độ của cựu binh Mỹ, em muốn đặt 2 câu về tinh thần và kỹ thuật nhờ anh PCTK hồi tưởng:
 - về tinh thần: Cũng chính là câu hỏi của phía Mỹ, nhưng dành cho các phi công đánh đêm bởi các đặc thù như anh đã nói của kỹ, chiến thuật, tâm lý khi xuất kích, giao chiến, hạ cánh... ảnh hưởng thế nào...
Em đã bình trên FB về câu nói công khai,hình như là đầu tiên về nỗi sợ hãi và vượt lên của cựu PCTK: "Tôi vẫn nhớ lời phi công, người đầu tiên bắn rơi EB-66 và 5 mb Mỹ nữa, anh đã trả lời chính ủy ngay khi ngồi trong buồng lái chuẩn bị xuất kích về nỗi sợ trước cái chết rất con người và sự vượt lên! Ngay sau đó, anh cất cánh, không chiến và bắn rơi máy bay địch, để cho lệnh ngăn anh cất cánh đã là quá muộn! Anh hùng, dũng cảm thay câu nói đó, và phi công đó đã chịu án "bất thành văn", mãi đến cuối đời, khi đã là vị tướng già vui điền viên cùng con cháu, mới được phong anh hùng "thêu hoa trên gấm", dù bản thân thừa tiêu chuẩn ngay khi chiến đấu, bởi tôi tin rằng anh hoàn toàn ý thức được trách nhiệm và hậu quả khi nói lên tiếng lòng chân thực của người lính trước giờ ra trận!!!
Anh đã là ANH HÙNG khi chiến thắng CHÍNH MÌNH."

- Về phương tiện & kỹ thuật: năm 1972 E921 sử dụng loại F96, còn E927 vẫn sử dụng loại F94, theo quan điểm của anh trong nhiều cuốn sách, kể cả cuốn tập thể tg Không chiến Vn nhìn từ 2 phía, đều cho rằng hiện đại hơn. Nhưng PCTK PPT trong 1 cuốn tạp chí Không quân của QC, khi đánh giá so sánh trong KCCM, lại cho rằng F94 đặc tính kỹ chiến thuật tốt hơn, góp phần vào hiệu suất chiến đấu của E927 tốt hơn của E921 (Trong 1 bài tổng kết hoạt động KQ trong CT phá hoại lần 2 thì phải). Em mông được anh đưa ra quan điểm của mình về ưu, nhược của từng loại, đặc biệt trên quan điểm của người lái ( vd xe hơi là độ ăn lái, bán kính vòng, tốc độ tăng tốc, phanh, độ rung...) đặc biêt các yếu tổ ảnh hưởng trong không chiến, vì biết anh đã dc phi công thử nghiệm nhà máy của LX cũ truyền cho nhiều bài bay khó...v.v
Trên đây là ý kiến của người hậu sinh, lại ko phải dân chuyên, mong anh đính chính giúp những sai sót, chỉ ra những quan điểm thực của những người lính chiến vào sinh ra tử, quyết đánh và biết đánh, cho lớp em sau noi gương sống cho ra sống giữa thời buổi nhiễu nhương này!
-


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 02 Tháng Mười, 2017, 10:26:59 pm
Chào các đồng đội !. Chào các bạn !
Mới có mấy ngày tôi không ghé qua nhà mà ai ngờ nhiều khách đến thăm quá. Tôi thật mừng và cũng thật áy náy khi không có mặt để tiếp khách quý.
Chuyện cháu gái người Đại úy phi công Poỉarcôp tìm thân phận của ông mình khi sang làm chuyên gia bay cho VN thì tôi có thể trả lời thế này : Chuyến bay của Đại úy Poiarcôp là chuyến bay huấn luyện. Ông bay ở vị trí giáo viên (ngồi buồng sau), còn phi công Công Phương Thảo (ngồi buồng trước) trên máy bay UMiG-21. Chuyến bay ấy không bị máy bay nào hay một lực lượng nào tấn công cả mà là bị tai nạn bay, rơi vào khu vực rừng rậm của núi Tam Đảo. Ta đã tổ chức nhiều chuyến, nhiều mũi đi tìm và trong thời gian ấy, chính vợ tôi vẫn còn đang ở cùng bà mẹ vợ tôi trên đỉnh núi Tam Đảo cũng đã cùng lực lượng dân quân vào núi tìm mấy ngày liền nhưng không phát hiện được dấu vể gì. Cho đến tận bây giờ cũng vậy. Chắc phải bó tay, chỉ còn chút hy vọng nữa là nay mai sẽ mở con đường sang Tam Đảo 2 thì trong quá trình khai phá, mở đường ấy biết đâu lại lần ra được dấu vết của chiếc UMiG xấu số năm nào. Về các chuyên gia bay Liên-xô thì còn một ông nữa bay trên UMiG cũng với phi công Nguyễn Văn Hồng của VN đã đâm vào núi ở khu vực Sơn Tây, đã tìm được vị trí. Một chuyên gia nữa bay trên UMiG cùng anh Đinh Tôn, sau khi hoàn thành bài bay về hạ cánh thì bị bọn F-4 ập đến công kích. Anh Đinh Tôn đã chủ động phản công và cùng với sự chỉ huy hỗ trợ của Đài chỉ huy tại sân bay đã cản phá được mọi đợt tấn công của lũ F-4. Chỉ đến khi máy bay hết dầu, hai thày trò mới chịu nhảy dù, bỏ máy bay và chiếc "máy bay không người lái ấy" tới lúc ấy mới bị bọn F-4 bắn trúng. Hai phi công đã tiếp đất an toàn và được đưa về căn cứ. Tôi chỉ cung cấp được một số thông tin như vậy thôi, HaiAnh ạ !
Về câu hỏi của tungngth thì tôi xin trả lời thế này : Cái điều sợ chết nó nằm ngay trong bản tính bản năng của từng con người. Việc sợ đến mức nào thì tùy thuộc vào bản lĩnh và ý chí của từng người, nhưng theo tôi, giữa sống và chết thì không ai là không sợ chết cả. Tôi cũng sợ chứ, nhất là khi ở trên không, lúc nghe thông báo địch mà chưa thấy nó đâu cả, nhìn mãi tìm mãi cũng không thấy đâu thì lo chứ. Vớ vấn là nghe cái uỵch và nảy 36 cái đom đóm mắt ra. Thế là "dính" tên lửa không đối không rồi. Có điều ai đó dám nói ra, dám nhận còn ai đó thì dấu nhẹm. Người Anh hùng mà Tungngth nhắc đến ấy đã rất đàng hoàng nói ra cái điều thầm kín trong mình. Chỉ riêng điều ấy thôi đã xứng đáng là Anh hùng quá rồi. Anh hùng Lê Hải cũng đã từng bị "xem xét" mất một thời gian khi trả lời thẳng băng  cái câu hỏi "trước lúc ấn cò súng thì nghĩ gì" là "nghĩ mẹ gì chứ, mình không bắn nó nhanh thì thằng khác nó "xơi tái" mình ngay chứ lị". Với người "khôn ngoan" khác thì chắc sẽ trả lời khác và rất "được lòng".
Còn chuyện so sánh giưa F-94 và F-96 thì tôi thấy thế này : Tôi từng bay chiến đấu trên cả hai loại ấy. F-94 thì nhẹ hơn, cơ động uyển chuyển hơn, đặc biệt khi hạ cánh thì nhiều anh bay trên F-96 không cẩn thận là dễ tiếp đất cái rầm bởi đầu F-96 nặng. Chẳng thế mà đã có câu : "F-96 vốn nặng đầu. Khi hạ cánh, kéo cửa dầu chớ thô !". Còn việc hiệu suất chiến đấu của từng đơn vị thì phụ thuộc vào nhiều vấn đề như đánh giá tình hình chuẩn xác hay không, tung lực lượng lên đúng thời điểm hay không, dẫn dắt có tạo điều kiện thuận lợi hay không, phi công có phát hiện được địch sớm hay không, chiếm vị trí công kích có tốt không, xạ kích có chuẩn không v.v..chứ chỉ nói tại máy bay thì oan cho nó quá. Nó đâu tội tình gì. Chỉ lấy một ví dụ nhỏ thôi : khi điểm ngắm không ổn định, lại mang cả trượt cạnh nữa lại bắn ở cự li xa nữa hoặc tốc độ lúc bắn lại nhỏ nữa thì làm sao mà có kết quả tốt được. Đã có một thời gian dài khi chưa tìm được cách đánh trên MiG-21 thì nhiều phi công "chuộng" MiG-17 hơn MiG-21 đấy thôi. Sau này khi đã có cách đánh hợp lí thì ai cũng thấy hiệu suất chiến đấu của MiG-21 khác hẳn và thực tế giai đoạn cuối của chiến tranh thì chỉ có mỗi MiG-21 là chiến đấu thôi. Cá nhân tôi nhìn nhận vấn đề này nó như vậy, không dám chê bai ý kiến của ai cả.
Khắc Huy đã ra công tác ngoài Phú Quốc ?. Tôi mấy lần lập kế hoạch ra đó mà chưa thực hiện được nên bạn hữu ngoài đó bực bội với tôi và "làm mình làm mấy" với tôi lắm. Thế nào tôi cũng phải đi cho bằng được. Có thể biết đâu lại gặp Khắc Huy ngoài đó và biết đâu thời gian ngắn nữa lại gặp Khắc Huy ngay ở Hà Nội cũng nên. Hà Nội vào Thu rồi nên có nhiều nét thơ mộng lắm. Khắc Huy ra thì thấy.
Cám ơn Xuanv338 luôn động viện tôi. Vừa rồi anh Trần Phú  có gửi sách cho tôi, Giangtvx và PhaPhai. Không biết Xuanv338 đã được tặng chưa ?. Tôi đã đọc gần hết rồi. Mới biết anh Trần Phú ngoài cái số may mắn trong trận chiến ra lại còn có số đào hoa nữa. Thế nào rồi cũng phải về Nhà hàng Châu Á để phỏng vấn trực tiếp thôi. Mà bệnh viện mới của Xuanv338 đã chính thức hoạt động chưa đấy ?.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 03 Tháng Mười, 2017, 08:38:50 am
Sáng nay, tôi đã có cuộc điện thoại với anh Nguyễn Khánh Duy - cựu phi công MiG-21 và được biết, cô Anna Poiarcôp từng nhờ những người bạn của cô là người Việt khi về nước lần tìm thêm những thông tin về ông của cô. Một trong số những người đó đã đến gặp anh Khánh Duy, đã được anh trao đổi những gì mà anh biết về chuyến bay của ông Poiarcôp Iuri Nhicôlaiêvich với Công Phương Thảo rồi. Từ bấy đến nay anh Khánh Duy không thấy ai liên lạc với anh nữa. Tôi thông báo tiếp như vậy để HaiAnh rõ thêm.
 Còn những gì mà Tungngth hỏi về bay đêm cùng với những ảnh hưởng đến tâm lí, tâm trạng của người bay thì tôi đã viết khá cặn kẽ trong cuốn "Vũ Xuân Thiều phi công cảm tử" nên tôi không muốn viết lại, kể lại ở đây nữa. Chỉ có điều, tôi luôn nghĩ là những người từng có những hành động Anh hùng trong chiến trận thì chẳng lẽ họ cứ chịu thiệt thòi mãi sao. Cái việc bắn rơi máy bay chỉ là một kết quả nhỏ so với các kết quả lớn khác. Mà kết quả lớn thì lại cứ bị lặng chìm. Vậy mới lạ !. Ví dụ, chuyến bay cảm tử của anh Hoàng Biểu trong đêm anh cất cánh từ sân bay Vinh vào phía trong đúng vào thời điểm ta mở mặt trận Quảng Trị. Anh được giao nhiệm vụ ra đi và phải hoạt động ở khu vực chiến trường ấy nếu hết dầu thì nhảy dù. Và anh đã phải nhảy dù thật khi trời xấu không sao hạ cánh nổi. Sau chuyến bay của anh, bọn KQ Mỹ phải dừng hoạt động một thời gian dài. Suốt thời gian ấy, bộ đội ta có nhiều thuận lợi lắm và Tư lệnh mặt trận đã gửi điện khen chuyến bay này. Anh cũng là người "lọ mọ" săn tìm B-52 nhưng không có "cơ duyên" giáp mặt. Bản thân anh cũng đã từng bắn rơi máy bay Mỹ khi anh chiến đấu ban ngày. Về hưu rồi, anh sống lặng lẽ giữa đời thường, chỉ chúng tôi, những người từng bay đêm, từng hiểu những gian nan vất vả của cảnh bay đêm đánh đêm mới thực sự thông cảm và quý trọng anh. Anh xứng đáng với danh hiệu cao quý trong lòng chúng tôi...Một ví dụ thế thôi, Tungngth ạ !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Haianh_od trong 04 Tháng Mười, 2017, 01:30:22 pm
Cám ơn chú Huy đã làm rõ hơn việc hi sinh của Poyarkov và PC Công Phương Thảo. Ae bọn cháu qua FB cũng tìm được nhiều thông tin về việc này. Đã xác định vùng máy bay bị tai nạn với hi vọng công nghệ mới có thể tìm tòi đc dấu vết nào đấy.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 07 Tháng Mười, 2017, 09:15:05 am
Tôi cũng hi vọng như vậy, HaiAnh ạ. Khi đồng đội mình nằm xuống mà không tìm được, không đưa những gì còn sót lại của đồng đội trở về thì áy náy và có tội vô cùng. Nhiều thông tin trên FB cũng đưa về chuyến bay này. Có lẽ sẽ sớm có những báo cáo về Quân chủng và chắc chắn bấy giờ sẽ sáng tỏ nhiều điều hơn. Các gia đình của Đại úy Poiarcôp Iuri Nhicôlaiêvich và Công Phương Thảo chắc cũng vơi được chút nào phiền muộn. Đời bay là vậy. Tôi chưa hề thấy có lần nào tổ chức lễ truy điệu cho phi công hy sinh trong chiến đấu và hình như cả trong huấn luyện. Chưa ai lí giải cho tôi rõ về vấn đề này cả mặc dù tôi đã hỏi khá nhiều người làm công tác chính trị, công tác chính sách... Cho dù sau khi xảy ra sự cố, rất nhiều cơ quan, tổ chức đã tìm mọi cách giải quyết công việc với mức độ chu đáo nhất...nhưng nhiều năm xa bầu trời rồi mà chuyện ấy vẫn đeo nặng bên tôi...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 07 Tháng Mười, 2017, 09:53:37 am
Đây là dự kiến đường bay của Thảo và GV Nga mà 1 bạn đã đưa lên FB. Gia đình và bạn bè của PC Nga đang muốn tự tổ chức 1 đợt tìm kiếm do kinh phí tự túc. Nếu họ thực hiện thì chắc sẽ có liên hệ với QC đề nghị giúp sức. Em nghĩ phía CCB KQ cũng nên chuẩn bị nếu họ có yêu cầu.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 07 Tháng Mười, 2017, 09:56:47 am
Trở lại với Kỷ yếu PCTK Vietnam 64-73.
Em xem và thấy có các anh Lý, Minh... đều đã bắn hạ 3 mb Mỹ nhưng chưa được công nhận AH, em nghĩ đây cũng là 1 điều chưa thật chính sác.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Pham Khac Huy trong 08 Tháng Mười, 2017, 01:22:44 pm
Chào bác Công Huy,

Trước khi tìm hiểu và yêu thích Không Quân VN thì cháu có ra Hà Nội công tác vài lần.
Lần cuối thì cách nay đã ba năm. Hy vọng lần ra tiếp theo sẽ là một chuyến đi du lịch để không phải phân tâm giữa công việc và vui chơi như những lần trước. Nơi cháu công tác ở Phú Quốc thì cách sân bay có 6km thôi. Nếu bác đi đường tàu biển từ Hà Tiên hay Rạch Giá qua Phú Quốc thì chắc chắn sẽ gặp cháu vì cháu phụ trách ở cảng hành khách này.

Chúc bác một ngày cuối tuần sum vầy bên gia đình.


Bác Xuanv338 ơi,
Hy vọng cháu sẽ sớm có dịp "mục kích" bác ở Hà Nôi hay TP. Hồ Chí Minh.

Chúc bác thư giãn cuối tuần để có nhiều bài viết nữa trên trang nhà.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 10 Tháng Mười, 2017, 10:18:48 am
Chào anh chủ phicongtiemkich. Cảm ơn Phạm Khắc Huy. Vậy thì xuanv338 sẽ phải hẹn gặp Phạm Khắc Huy nhé!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 11 Tháng Mười, 2017, 02:17:20 pm
Chào Viet Trung 51 ! Chuyện anh Nguyễn Văn Minh và anh Nguyễn Văn Lý cả hai đều bắn rơi 3 máy bay Mỹ là có thực. Riêng anh Nguyễn Văn Minh trong 1 trận còn bắn rơi 2 chiếc bằng rôc-ket cơ. Còn việc các anh ấy được phong Anh hùng hay không thì tùy vào trên. Ví dụ như anh Nguyễn Đăng Kính chẳng hạn, thành tích dày đấy chứ nhưng cũng mãi về sau này mới được phong đấy thôi. Việc Viet Trung cho là chưa chính xác ở góc độ nào thì mình chịu.
Sẽ hẹn gặp Khắc Huy vào dịp nào đó. Nếu Khắc Huy ra HN thì hay nhất, không gian của mùa Thu có gì đó buồn buồn nhưng gợi được nhiều vấn đề. Mình vừa viết là :
     Thôi, chẳng thấy Cuốc gọi Hè
     Cũng thôi, không thấy tiếng ve tìm đàn
     Nhìn gió Thu cuốn lá vàng
     Cuốn làn sương mỏng mịn màng, long lanh...
     Tựa mình vào cái mong manh
     Tôi toan vượt cả trời xanh mịt mờ ...

Vậy Khắc Huy hãy làm một chuyến vượt ra HN đi !.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 12 Tháng Mười, 2017, 11:34:14 am
xuanv338 chào anh chủ phicongtiemkich. Chuyện được mất, thiệt thua của người lính trận sau hậu chiến tranh thì còn dài lắm. Kể cả lính trên trời, dưới đất, lính ngoải khơi xa đều như thế hết. Có người khi chết rồi mới được vinh danh. Muộn mằn đáng tiếc, đáng trách cho cái muộn...... Trở lại với thơ anh. Đọc thơ anh phicongtiemkich hay quá! Vốn xuanv338 em chẳng biết làm thơ nhưng lại rất yêu thơ, hay thích đọc thơ của bạn. Đọc thơ hay rồi đôi lúc cũng tức khẩu thành thơ. Chích mạo muội vài câu cũng gọi là thơ anh phicong nhé.

Không kêu, Cuốc vẫn gọi Hè.
Ve không lên tiếng vẫn tìm đàn Ve.
Thu về cái lạnh se se.
Long lanh sương mỏng đan thêu mịn màng.
Xưa từng lên tận trời xanh.
Mong manh sao tiếc cái yêu mịt mờ.

Thơ con cóc. Mong anh phicongtiemkich và người đọc thông cảm cho xuanv338 đấy ạ. Khi nào Khắc Huy ra HN. Anh phicongtiemkich cho chích chuyền cành nói leo nha.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Mười, 2017, 04:16:56 pm
Chà, thu trong thơ của các bác tuyệt vời thật !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 13 Tháng Mười, 2017, 04:53:53 pm
xuanv338 lỡ chuyến đi miền Nam nên tâm trạng còn đang bâng khuâng nuối tiếc. Giờ chích đang chờ được ăn trái ngọt miền Nam của người được đi miền Nam về đây Giangtvx à. Anh phicongtiemkich đã được thưởng quà trái cây miền Nam chưa ạ?. Hết thơ Thu sang Đông thơ còn lâm li hơn nữa đấy đồng đội ơi!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 15 Tháng Mười, 2017, 12:43:19 pm
Chào các đồng đội !
Trái ngọt miền Nam thì tôi không được ăn vì Giangtvx không có thời cơ đem theo nhưng được "chiêu đãi" một bữa "Vitamin gâu gâu" cùng với PhaPhai giữa cảnh tắc đường, người xe chật cứng như nêm cối. Cùng nhau nói và nhắc về chuyến gặp ở miền quê lúa đồng thời giao hẹn với nhau cứ khi nào rảnh mà có thể "vù" được là tiến hành luôn, không hẹn trước báo trước cho ai cả nên Xuanv338 cũng "đề phòng" kẻo bất ngờ. Cuốn của anh TranPhu431 chắc Giang sẽ số hóa để các đồng đội được đọc sớm. Mà Giangtvx khen thơ của Xuanv338 đấy !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 16 Tháng Mười, 2017, 11:20:39 am
Vậy là nhóm VMH anh tài đã có cuộc gặp mặt bằng vitamin gâu gâu. Giá có thêm nhiều lần nhóm VMH được tắc đường như thế.  Thái Bình chả được tắc đường buồn ghê anh phicongtiemkich ạ. Cảm ơn các anh đã luôn nhắc về quê lúa, quê lúa nghèo nhưng ai đã tới một lần thì luôn muốn về thêm nhiều lần nữa phải ko các anh em nhóm vitamin gâu gâu? Mà anh phicong và Giangtvx, Phai Phai về bí mật là cũng chưa phải tốt đâu ạ. Về bất thường đôi khi lại không gặp được nhau, biết trước còn sắp xếp công việc chứ, ít nhất là nghỉ  tiếp khách cho thoải mái, vui hết mình. Còn cái món thơ của xuanv338. Giangtvx lại chê khéo đó anh Huy ạ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 19 Tháng Mười, 2017, 05:23:51 pm
Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10, xin chúc các đồng đội nữ cùng các "nội tướng", "tiểu đội trươbgr" trực tiếp của các đồng đội nam luôn xinh tươi, mạnh khỏe, hạnh phúc, yêu đời và gặp nhiều may mắn !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 21 Tháng Mười, 2017, 09:37:42 pm
Các nội tướng của đoàn 68-72 đây.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 22 Tháng Mười, 2017, 10:49:25 am
Cám ơn Viet Trung 51 đã cung cấp hình ảnh của các "nội tướng" được hai "ngoại tướng" là Nguyễn Mạnh Hải và Đinh Trọng Kháng bảo vệ ở hai bên. Hai tướng Hải và Kháng bay sau chúng tôi, thuộc đoàn bay 15, 16, 17. Cuộc tổ chức này cũng đầy ý nghĩa đấy. Hàng năm, các đoàn bay vẫn tổ chức gặp gỡ vì cũng chẳng còn bao nhiêu phi công tiêm kích chiến đấu tồn tại, hơn nữa lại già hết rồi nên gặp nhau lần nào quý lần ấy. Cầu chúc cho tất cả các "nội tướng" luôn phát huy được sức mạnh và sự đảm đang của mình.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 10 Tháng Mười Một, 2017, 12:18:19 am
Tin từ FB “Yêu tàu bay, yêu bầu trời”.
Nhân kỷ niệm 79 năm, ngày thành lập Trường Không quân Krasnodar mang tên Anh hùng Liên Xô Serov Anatoly Konstantinovich (05/11/1938 - 05/11/2017), cùng nhớ lại:
- Có 37 cựu học viên Trường không quân Krasnodar là phi công MiG-17 và MiG-21 lập chiến công xuất sắc được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.
Khóa 1961-1963. 2: Nguyễn Phi Hùng, Nguyễn Đình Phúc.
Khóa 1961-1964. 10: Hà Văn Chúc, Nguyễn Văn Cốc, Mai Văn Cương, Lê Xuân Dỵ, Nguyễn Đăng Kính, Phạm Thanh Ngân, Đặng Ngọc Ngự, Nguyễn Hồng Nhị, Nguyễn Quang Sinh, Bùi Văn Sưu.
Đoàn 1962-1965. 5: Nguyễn Bá Địch, Vũ Ngọc Đỉnh, Hoàng Văn Kỷ, Bùi Đức Nhu, Đồng Văn Song.
Đoàn 1965-1968. 14: Nguyễn Văn Bảy B, Lê Thanh Đạo, Từ Đễ, Lê Khương, Nguyễn Văn Nghĩa, Hán Văn Quảng, Nguyễn Tiến Sâm, Nguyễn Đức Soát, Phạm Phú Thái, Vũ Xuân Thiều, Ngô Duy Thư, Đinh Tôn, Phạm Tuân, Trần Việt.
Đoàn 1966-1969. 5: Âu Văn Hùng, Hoàng Tam Hùng, Nguyễn Thế Hùng, Tạ Đông Trung, Hoàng Mai Vượng.
Đoàn 1970-1974. 1: Nguyễn Văn Kháng. Khâm phục và ngưỡng mộ các Anh.
- Gọi Trường Không quân Krasnodar là lò luyện Anh hùng không sai!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 16 Tháng Mười Một, 2017, 09:30:34 pm
Cám ơn Viet Trung 51 đã tổng hợp giúp những nét truyền thống của trường Krasnôđar. Nhóm biên soạn đang gấp rút làm cuốn kỷ yếu về các học viên đã từng học ở trường (gồm các học viên bay, kỹ thuật, dẫn đường ...) cố gắng xong trước tháng 5-2018. In song ngữ (tiếng Việt và tiếng Nga) để còn tổ chức một đoàn với đầy đủ đại diện các thành phần sang thăm trường và làm quà tặng nhân kỷ niệm 80 năm thành lập trường.
Đầu tháng 12 này, các anh trong khu vực phía Nam sẽ tổ chức cuộc gặp mặt kỷ niệm 45 năm ngày "Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không" với số lượng khá đông và đầy đủ các thành phần từng tham gia trong 12 ngày đêm năm ấy. Cuộc gặp đầy ý nghĩa và chắc vui lắm vì có những người từng ấy năm cũng chưa gặp lại nhau một lần mà. Chúc cho cuộc gặp mặt thành công mỹ mãn !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 16 Tháng Mười Một, 2017, 10:48:17 pm
Dạ em cũng chỉ chuyển tải từ FB "Yêu tàu bay, yêu bầu trời" thôi. Em thấy bài tổng hợp này ngắn gọn và đầy đủ. Hôm trước Trần Đạo có trao đổi với em về đoàn 17, em cũng cố gắng giúp Đạo 1 số thông tin mà em biết. Chúc các anh nhanh chóng hoàn thành được kỷ yếu trường Krasnodar.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: mig21kq trong 18 Tháng Mười Một, 2017, 08:01:45 pm
Kính mời các bác ghé thăm và cùng tương tác với trang để trang hoạt động hiệu quả hơn nữa. https://www.facebook.com/Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-Kh%C3%B4ng-Qu%C3%A2n-Krasnodar-M%E1%BB%99t-th%E1%BB%9Di-tu%E1%BB%95i-tr%E1%BA%BB-1787653714641212/


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Mười Hai, 2017, 02:09:58 pm
     
(https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/24296549_1985563754803798_8330658787844592450_n.jpg?oh=a9fc5c7eda4ba41918c6061348570ccd&oe=5A9A83D0)
Thưởng thức vitamin gâu gâu tại TP HCM quán Cây Thị 21/11/2017


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 01 Tháng Mười Hai, 2017, 08:45:26 pm
xuanv338 em chào anh chủ phicongtiemkich. Em thấy nhà anh có khách mới đi miền Nam về. Em chắc có quà nên em lọ mọ đánh chó chạy qua nhà giỗ tý, Xin phép đắng hắng ngoài cổng to to chút ạ. Biết đâu lại được mời.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 01 Tháng Mười Hai, 2017, 09:22:25 pm
Nhìn ảnh đã thấy vui rồi. Mà Giangtvx ra Bắc chưa nhỉ ?. Lâu lâu thấy im tiếng đấy. Hôm trước, anh Lu Thong nói là Giangtvx không khen cái quán "Cây Thị" và đem so sánh nó với chỗ đối diện bệnh viện 354, đúng không ?. Xuanv338 ngụ ý nhắc khéo tới chuyện "Bánh Tôm Hồ Tây". Giangtvx lập kế hoạch sớm đi !.
 Mấy ngày đầu tháng 12 này, các anh ở trong miền Nam tổ chức cuộc gặp gỡ kỷ niệm 45 năm ngày "Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không". Ngày mai (2-12) chắc vui lắm. Tôi không đi được vì vướng vào nhiều chuyện ở quê, nên đành "hóng hớt" từ xa vậy. Chắc trên FB thế nào chẳng khối hình ảnh về cuộc gặp này. Nghe chừng, ngoài miền Bắc cũng trong dịp tháng 12 sẽ có cuộc giao lưu nhân kỷ niệm 45 năm ngày chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không". Chúc các cuộc gặp gỡ và giao lưu đạt kết quả tốt đẹp...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 01 Tháng Mười Hai, 2017, 10:36:01 pm
... Xuanv338 ngụ ý nhắc khéo tới chuyện "Bánh Tôm Hồ Tây". Giangtvx lập kế hoạch sớm đi !.

Trong quân sự luôn có những phương án dự phòng : phương án 1, phương án 2, ...

Kế hoạch A, Kế hoạch B, ... Kế hoạch X. Em dùng tới kế hoạch dự phòng X rồi bác ạ. Chỉ còn Y và Z nữa thôi. Không được nữa thì chịu ra tòa án binh nhận án treo cổ vậy !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 03 Tháng Mười Hai, 2017, 07:18:26 am
xuanv338 chào anh chủ. EM chẳng biết kế hoạch gì mà cứ như bài toán toàn x,y, z. Khó hiểu quá ạ. Mà nghe a Giangtvx nói còn phải ra tòa án binh chịu án treo thì sợ quá! Anh phicongtiemkich cùng mọi người làm đơn cho anh ấy xin được tù ngồi, dài hạn tý còn hơn. Án treo sợ không đảm bảo sức khỏe, sức chịu đựng tuổi này giờ lại có hạn.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 05 Tháng Mười Hai, 2017, 11:17:07 pm
Những anh em vào miền Nam dự kỷ niệm nhân 45 năm ngày chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không" đã trở về đất Bắc với tâm trạng đầy phấn khích. Sau từng ấy năm, những người có thể được gọi là "nhân chứng lịch sử" lại được ngồi với nhau hàn huyên đủ mọi thứ chuyện. Còn gì vui bằng, hạnh phúc bằng những ngày này khi có những người đúng gần nửa thế kỷ mới có cơ hội nhìn thấy nhau. Tôi cũng thấy vui vì có nhiều người hỏi sao tôi vắng mặt. Đương nhiên là vắng mặt có lí do rồi. Chắc kỷ niệm 50 năm thì tôi sẽ được điểm danh bằng những chén rượu nồng đậm tình đồng chí đồng đội. Tôi cũng mạnh dạn gửi bài tôi mới viết để giãi bày :

NHỮNG CÁNH CÒ

 Đàn cò trắng
 Bay từng hàng lặng lẽ
 In trên nền trời
 Như những đốm sáng long lanh
 Dưới kia là những cánh đồng xanh
 Là những núi, những đồi, những dòng sông, con suối
 Đàn cò là bạn bè tôi đang rong ruổi
 Từ những nơi xa thẳm trở về
 Sau những năm trận mạc dài lê thê
 Sau những lần không chiến
 Sau biết bao nhiêu cơn nguy biến
 Nay trở về trong khung cảnh yên bình
 Bay qua hoàng hôn
 Vỗ cánh gọi bình minh
 Có chỗ trống trong đội hình
 Chừng như giành để cho mình tôi thôi !...

Việc Giangtvx nhận án treo thì sẽ viết thế nào theo kiểu cải biên chữ viết tiếng Việt của Ti ét (TS) Bùi Hiển nhỉ ?.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 06 Tháng Mười Hai, 2017, 10:30:26 am
Ảnh từ FB Trường KQ Krasnodar.
Nhận ra được anh Nam, anh Công Huy, anh Sâm... còn thì ko biết.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phó cối trong 06 Tháng Mười Hai, 2017, 12:17:44 pm
             
                         Chào bác chủ nhà

  Bức ảnh trên người ngoài cùng bên trái sao giống phó cối thời trẻ thế nhỉ . từ đôi lômg mày ,mắt mũi và cả
  mồm khi cười .chỉ khác là một người đội mũ bay một người đội mũ sắt


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 07 Tháng Mười Hai, 2017, 02:06:33 pm
Cám ơn Viet Trung đã sưu tầm được bức ảnh quý một thời trai trẻ của các phi công trường Krasnôđar và một thời trai trẻ của Phó Cối (người đội mũ bay và đội mũ sắt thời trai trẻ) với những kỷ niệm thật êm đềm. Xin được giới thiệu các nhân vật trong ảnh : Từ trái sang là Phạm Thành Nam (giống Phó Cối), Nguyễn Công Huy, Lê Toàn Thắng, Nguyễn Tiến Sâm, Nguyễn Tuấn Ngòi. Anh Phạm Thành Nam đã hy sinh ngày 28-3-1970 trong trận không chiến với bọn F-4 (biên đội Thái-Nam), anh Nguyễn Tuấn Ngòi sau này mất vì bệnh tật. Đến giờ còn lại có 3 anh em thôi. Mỗi người mỗi số mỗi phận, chẳng ai giống ai. Vậy mà đã già nửa thập kỷ trôi qua kể từ ngày nhập ngũ. Thời gian trôi ghê gớm thật ! Đấy, thoắng một cái là sắp hết năm 2017 rồi còn gì !...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 10 Tháng Mười Hai, 2017, 05:27:28 pm
Tấm hình vô giá. Có anh phi công đứng thứ 2 từ trái sang trông quen thế! Ai cũng đẹp trai. Chúc mừng các anh, những người một thời ngang dọc trời mây.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: tranphu341 trong 18 Tháng Mười Hai, 2017, 07:55:46 am

            Chào các bác!!!

            Bức ảnh như cô em tôi nói quý thật quý!!!

            ANH MÔ , ANH MÔ CŨNG ĐẸP TRAI CHI RỨA!!!

            Chúc mừng các chiến binh BẦU TRỜI!!!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 19 Tháng Mười Hai, 2017, 10:32:24 am
Cám ơn anh TranPhu đã có lời khen phụ họa cùng Xuanv338. Tôi nghĩ rằng một thời tuổi trẻ thì ai cũng đẹp giai, xinh gái cả. Anh TranPhu thời đó có khi còn đẹp hơn chúng tôi nhiều và Xuanv338 cũng vậy. Năm tháng qua đi, những kỷ niệm cũ luôn làm ta nhớ lại những gì không thể quên. Tối hôm qua, tình cờ có cuộc gặp đầy thú vị. Các anh Phạm Tuân, Vũ Đình Rạng, tôi cùng một số phi công trẻ ở các Trung đoàn tụ tập ở nhà anh Trần Văn Năm ôn lại ngày này cách đây 45 năm. Đêm ấy ta xuất kích 2 lần chuyến chiến đấu. Cả 2 chuyến đều trục trặc khi về hạ cánh. Phạm Tuân trực chiến ở đầu Tây sân bay Đa Phúc. Máy bay chiến thuật F-111 đánh 2 đợt, phá hỏng quá nửa đường cất hạ cánh. Khi Phạm Tuân nhận lệnh chuyển cấp, mở máy lăn ra chuẩn bị cho cất cánh thì đạn vẫn nổ chi chít quanh máy bay. Sau khi tách đất, Phạm Tuân kéo nhanh cho máy bay vòng tránh khu vực Hà Nội. Bay đến khu vực Sơn Tây thì nhận lệnh vứt thùng dầu phụ. Khi lấy độ cao 4000 mét ở khu vực Hòa Bình, Phạm Tuân phát hiện thấy những hàng đèn trên thân các máy bay B-52, nhưng sau khi Tuân bật ra-đa trên máy bay mình thì bọn B-52 phát hiện và tắt tất cả các đèn và lũ tiêm kích F-4 đi yểm hộ B-52 quay vào máy bay của Phạm Tuân , phóng tên lửa. Sau khi cơ động tránh tên lửa thì Phạm Tuân mất mục tiêu B-52. Vòng tiếp 2 vòng ở khu vực Mộc Châu - Sơn La rồi Sở chỉ huy cho Phạm Tuân quay về hạ cánh. Vào thời điểm đó, Đài chỉ huy ở sân bay bị đánh hỏng nên không liên lạc được. Pháo phòng không bắn lên dữ dội vì không phân biệt được ta địch. Trong ánh sáng trăng và đúng lúc ấy, 1 chiếc B-52 bị tên lửa Phòng không bắn cháy, rơi ở Phủ Lỗ. Lợi dụng ánh sáng ấy cộng với đèn pha trên máy bay, Phạm Tuân lao xuống hạ cánh. Vừa tiếp đất thì nghe cái "rầm". Biết có vấn đề, Tuân tắt máy, bóp phanh hết cỡ nhưng chẳng giải quyết được gì. Máy bay lao xuống hố bom, quay ngoắt lại 180 độ. Phạm Tuân lấy chân đạp vào phần nắp buồng lái bị vỡ và chui ra. Trước đó, anh Trần Cung trực ở sân bay Hòa Lạc cũng xuất kích trong tình trạng tương tự. Sân bay bị đánh phá, các tấm ghi lát bong lên, cong queo hết, đặc biệt là phần cuối đường băng. Anh Trần Cung cố cho máy bay tách đất ở tốc độ nhỏ để vượt qua các chướng ngại vật. Tách đất xong, anh được dẫn về phía Nam rồi vòng lên hướng Bắc đánh bọn B-52 đang vào Hà Nội. Mục tiêu cách 25 km phía trước, anh Trần Cung bật tăng lực tăng tốc độ và mở ra-đa trên máy bay. Vừa thoáng thấy mục tiêu cách mình 15 km là cả màn hình bị nhiễu dày trắng hết cùng lúc là bọn F-4 quây lấy anh, bắn tên lửa. Cơ động tránh tên lửa của F-4 và anh nhận lệnh về Đa Phúc hạ cánh. Đài chỉ huy ở sân bay hỏng, không liên lạc được, anh vòng về sân bay Kép nhưng tại Kép cũng bị đánh tan nát hết nên anh quay về Gia Lâm. Sân bay Gia Lâm cũng vừa bị đánh xong, hệ thống đèn đường băng hỏng chưa kịp khắc phục nên anh lại phải vòng về Đa Phúc. Anh cũng bị pháo phòng không bắn tơi bời nhưng vẫn cố xuống hạ cánh. Tiếp đất xong, anh thả dù giảm tốc, bóp phanh cật lực. Máy bay chồm qua một hố bom nhỏ và dừng mũi ngay trước một hố bom lớn. Anh Cung thấy 2 vệt lửa chạy dọc đường băng qua máy bay anh trước khi anh đứng trước hố bom. Thì ra khi Phạm Tuân hạ cánh, tiếp đất nặng, 2 quả tên lửa đã "nhảy" ra khỏi bệ và lao theo lực quán tính. Anh Cung ra khỏi buồng lái thì cũng vừa vặn lúc Phạm Tuân đạp buồng lái chui ra. Hai người cùng nhau dò dẫm vượt qua bãi bom về Sở chỉ huy. Vũ Xuân Thiều và Vũ Đình Rạng được điều ra trực thay. Còn tôi đêm ấy thì cùng với Lê Văn Hoàn, Lê Minh Dương ngồi bó gối cả đêm dưới hầm, chẳng làm gì được vì chúng tôi là biên đội đánh ngày. Suốt đêm ngồi như vậy, chân mỏi nhừ nhưng cứ hễ duỗi chân là lại tõm xuống nước, đành phải ngồi co như vậy, ấm ức không chịu được. Sáng hôm sau trèo ra khỏi hầm thì nhà trực đã bị bom đánh sập, chúng tôi phải đào bới mãi mới lấy được bộ quần áo bay, thùng bay phủ đầy bụi rồi hối hả ra tuyến trực. Sân bay Gia Lâm bấy giờ bị đánh hỏng gần hết. Tôi cho xe chạy kiểm tra và tính toán cách cất cánh sao cho an toàn. Máy bay chúng tôi lại đeo 3 thùng dầu phụ nên phải tính cách hạ hết xuống cho nhẹ mới có thể cất cánh với đoạn đường băng ngắn tí còn lại. Và cũng ngày ấy cộng với già nửa ngày sau, kíp trực chúng tôi nhịn đói vì bếp ăn bị trúng bom, chẳng còn sót lại tí gì cả....Ngồi ôn lại những kỷ niệm cũ, các phi công trẻ cứ há hốc miệng ra nghe tưởng đâu chuyện cổ tích với những huyền thoại. Mà có lẽ đúng như thế thật, nhiều khi sự việc xảy ra cứ như trong mơ, không thể tin nổi. Vậy mà đã 45 năm trôi qua, anh em chúng tôi còn ngồi lại được với nhau để hàn huyên thì quả là hạnh phúc...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 22 Tháng Mười Hai, 2017, 08:47:44 am
Nhân ngày thành lập Quân đội và ngày hội Quốc phòng toàn dân, xin chúc tất cả các đồng đội cùng gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, an khang !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 25 Tháng Mười Hai, 2017, 06:28:05 pm
xuanv338 chào anh chủ phicongtiemkich. Nhân ngày thành lập QĐND VN. Ngày Quốc phòng toàn dân. Và đặc biệt là kỷ niệm 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không? Những ngày này ai cũng không thể quên đi những khoảnh khắc đau thương, căm giận Đế quốc Mỹ đã tàn phá Thủ Đô nơi trái tim của Tổ Quốc thân yêu. Những chiến công mỗi ngày đêm có cùng những mất mát đớn đau của binh chủng nhà trời. Một cuộc chiến lịch sử chưa từng có của không quân Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước bảo vệ bầu trời bình yên của Tổ Quốc. Các anh phi công tham chiến trong 12 ngày đêm hôm nay còn sống. Các anh xứng đáng được hưởng niềm vinh quang mà cả dân tộc đã ghi nhận. xuanv338 kính chúc  anh phicongtiemkich Nguyễn Công Huy và các anh đồng đội cùng thời lời chúc sức khỏe và hạnh phúc. Các anh viết thêm nhiều trang sử vẻ vang của binh chủng thiên đường.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Mười Hai, 2017, 11:05:09 pm
    ...binh chủng thiên đường.

Chắc là họ đóng quân trên thiên đường đây !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 27 Tháng Mười Hai, 2017, 02:53:56 pm
Hì..Giangtvx.  Vì binh chủng của anh phicongtiemkich ở trên trời. Trên trời là nơi thiên đàng. Nơi có nhiều tiên nữ đẹp.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Pham Khac Huy trong 31 Tháng Mười Hai, 2017, 10:06:22 pm
Kính chào các bác trên Quân Sử,
Mấy tháng nay do công việc khá bận rộn nên em ít dịp lên trang nhà.
Nhân dịp năm mới sắp sang, em xin kính chúc các bác và gia đình một năm mới "Dồi dào sức khỏe, an lành và hạnh phúc".
Chúc sang năm mới trang nhà sẽ có thêm nhiều bài viết hay đặc biệt là những bài viết về KQNDVN anh hùng.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 03 Tháng Giêng, 2018, 10:26:50 pm
Chào các đồng đội !
Mấy ngày đầu năm Tết dương lịch sau khi chúc mọi người có sức khỏe và gặp nhiều may mắn thì tôi lao đầu vào sửa chữa đường nước ở nhà mình. Chẳng là nó gặp "sự cố" bởi lâu ngày quá chẳng được nghỉ ngơi gì. nó phá bĩnh, hết bục chỗ nọ lại rò chỗ kia, thành thử tôi phải khắc phục hậu quả. Cho đến khuya hôm qua mới ổn. Thế mới biết nỗi khổ của cảnh "nước mất nhà tan" đớn đau đến mức nào. Hôm nay rảnh một chút về thăm "nhà", thấy Giangtvx và Xuanv338 ghé chơi mà chẳng tiếp đãi được nên để hai đồng đội xét nét quá, tôi áy náy vô cùng. Có lẽ Xuanv338 nói về Binh chủng KQ chung chung thôi và riêng với tôi thì đúng là ở "thiên đường" thật vì thiên đường là "đương thiền". Về hưu rồi thì phải "thiền" là đúng rồi. Đầu năm mới mà được xông nhà vui vẻ thế này là thích lắm. Cám ơn Khắc Huy nữa nhé ! Biết đâu một ngày gần đây lại được gặp Khắc Huy ở đâu đó nhỉ ?. Mà Giangtvx ơi ! Mình chưa quên cái vụ "bánh Tôm Hồ Tây" đâu đấy nhé !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 03 Tháng Giêng, 2018, 11:48:27 pm
Họ có nhớ gì đâu mà. Thôi hôm nào ta cứ đi thôi, không chờ nữa !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 07 Tháng Giêng, 2018, 05:54:47 pm
Anh phicongtiemkich ới Họ còn đi du lịch khắp miền Nam. Bánh tôm Hồ Tây hồi này sang Đông mât rồi. Nếu ra lại ăn kem bờ Hồ thôi. Hoặc tốt nhất là đoàn HN đi phương tiện hàng không về Thái Bình. Thuê máy bay và tự lái. Giangtvx chi tiền nhiên liệu anh Huy ko lo. Thơ miên man mà đọc lại không miên man chút nào hay lắm ạ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: mig21kq trong 07 Tháng Giêng, 2018, 08:55:26 pm
Một người đồng đội viết về bác PCTK trên trang "Trường Không quân Krasnodar - Một thời tuổi trẻ". https://www.facebook.com/quang.nga.56679/posts/318416305331310
     Anh Nguyễn Công Huy, không chỉ là một phi công tài ba, dũng cảm, mà còn là một cây viết văn thơ tiềm năng. Anh mộc mạc rảo bước trên đường đời với khúc quân hành lặng lẽ. Mạn phép anh, tôi xin gửi đến các bạn bài thơ "Cảm tác nhân cuộc gặp sau 50 năm nhập ngũ" trong tập thơ "MIÊN MAN" xuất bản tháng 1/2018. Trân trọng cảm ơn tác giả!
50 năm rồi! Gặp lại nhau, già hết cả/ Đầy vết nám đồi mồi trên da, đầy nếp nhăn trên má/ Riêng nụ cười là còn nét trẻ trung/ Chuyện vẫn râm ran về một thuở hào hùng/ Vẫn gọi "Mày, Tao, Ông, Tôi..." như ngày trước/ Mỗi người ở mỗi phương trời đất nước/ Vẫn quan tâm, vẫn nhớ về nhau.../ Cầu mong sao cho dù bạc mái đầu/ Song tình nghĩa không bao giờ phai bạc/ Giữa cơ chế thị trường biến động đầy Thiện, Ác.../ Cái bắt chặt tay nhau đáng hơn cả tỷ đồng.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: tranphu341 trong 10 Tháng Giêng, 2018, 08:43:04 am

          Chào Anh hùng Phi công tiêm kích, nhà văn nhà báo nhà thơ!!!

          Tranphu341 rất vui rất vui khi cô em Xuanv338 thông báo được tặng sách thơ của người lính " Giặc nhà Trời" Tập thơ "Miên man" nhìn bìa sách cùng trang trí bìa đã thấy thú vị và hấp dẫn. Màu xanh của Trời nắng không gắt nhưng màu xanh ấy thấy gần gũi ấm lạ thường.

           Thính quá những vần thơ ý thơ thật hay
:
                           50 Mươi năm rồi gặp nhau già hết cả /
                           Đây vết nám đồi mồi trên da trên má
                           Riêng nụ cười là còn nét trẻ trung
                           Chuyện vẫn râm ran về một thủa hào hùng.

            Rất trân trọng người anh nhà thơ người lính giặc nhà trời.
            Năm mới chúc anh nhiều thành công và nhiều tập thơ tập sách hay nữa cho đời. Kính!!!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 11 Tháng Giêng, 2018, 02:53:30 pm
Xin được chân thành cám ơn các đồng đội đã quan tâm, khích lệ tôi, đặc biệt là các anh quangnga, tranphu, giangtvx cùng chích bông xuanv338. Thật cảm động vì đầu năm đã được động viên, "lên giây cót tinh thần". Chắc năm nay sẽ có nhiều chuyển biến tích cực.
Hôm rồi, có một phi công Mỹ từng bay trên máy bay trinh sát RF-4 cùng với vợ ông ta sang thăm Việt Nam, có tổ chức cuộc gặp mặt với các cựu phi công ta và các cựu chiến binh tên lửa PK nhưng tôi bận việc ở quê, không tham dự được. Ông ta cũng viết sách về những trận chiến trên bầu trời VN và tìm hiểu thêm những gì mà ông ta cùng các chiến hữu của ông ta còn "mờ mịt". Đúng là có nhiều thứ mà phía bên kia không thể hiểu nổi thật. Ví như, khi đường băng bị đánh nát thì không ai có thể cất cánh được, nhưng KQ ta vẫn xuất kích chiến đấu. Không có đường băng thì ta chỉ cần một đoạn đường lăn - tức là chiều ngang 16 mét và chiều dài khoảng bốn năm trăm mét thôi là vẫn "lên xuống" vô tư. Rồi cả những sân bay đất ngắn hẹp. Rồi chuyện dùng máy bay trực thăng Mi-6 cẩu MiG đi sơ tán vào trong bìa rừng, dưới rặng tre v.v. để bảo toàn lực lượng thì sao họ biết được. Nhiều, nhiều thứ lắm...Chắc họ chẳng bao giờ bị nhịn đói hơn 1 ngày như tôi và biên đội của tôi nhưng vẫn trực ban chiến đấu, vẫn xuất kích chiến đấu...Cũng giống như các đồng đội bộ binh của tôi thôi - "Từ biên giới Tây Nam đến đất Chùa Tháp" chẳng hạn cũng nhiều gian nan và nhiều nghị lực, ý chí để giành thắng lợi lắm chứ.
Ông ta hẹn sẽ quay trở lại lần nữa. Hy vọng lần sau tôi được rảnh. Chắc cuộc gặp vừa rồi thế nào cũng có người đưa lên FB đấy, các đồng đội ạ.
Chúc các đồng đội một năm mới đầy những hứa hẹn tốt đẹp và an khang !.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 11 Tháng Giêng, 2018, 03:32:28 pm
xuanv338 chào các anh đang tham gia trang nhà. Đúng là các anh toàn những nhà văn nhà thơ được đào tạo trên đường chinh chiến cả mặt đất, bầu trởi và biển cả. Hẹn ngày các anh hội tụ để chích em được chuyền cành. Trang nhà anh phicongtiemkich hồi này sầm uất nhất  diẽn đàn M&H.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 25 Tháng Giêng, 2018, 06:13:13 am
Vào ngày 19-1 năm nay, tôi muốn "đăng đàn" nhưng vì nhiều lí do trục trặc thành thử không thực hiện được mối liên hệ, may nhờ có ptlinh chỉ bảo nên bây giờ tôi mới hàn huyên cùng các đồng đội. Cám ơn ptlinh nhiều. Đúng là sự học không lúc nào dừng và chẳng biết bao giờ cho đủ thật. Ngày 19-1-1972, ngày ấy các Trung đoàn KQTK với các chủng loại máy bay MiG-21, MiG-19 đều trực ban chiến đấu và đều xuất kích chiến đấu. Biên đội của Nguyễn Hồng Mỹ, Trần Sang trên MiG-21 xuất kích lúc 14h18 phút về phía Mường Lầm. Sau khi phát hiện mục tiêu, số 2 vọt lên phía trước. Để đảm bảo cho trận đánh không xáo trộn, số 1 lệnh cho số 2 vào công kích, số 2 bị cướp cò, mất 1 quả tên lửa và thoát li. Số 1 vào công kích nhưng không trúng vì tên lửa nổ bên phải phía trước cách mục tiêu chừng 300 mét. Khi thoát li, SCH thông báo mục tiêu ở phía trước, Số 1 phát hiện và tiến hành công kích ở độ cao 13000 mét. Quả tên lửa của máy bay Nguyễn Hồng Mỹ lao thẳng vào mục tiêu làm chiếc F-4 nổ tung. Đây là chiếc RF-4 bị hạ và Hồng Mỹ là người đầu tiên mở tỉ số trận đấu trong năm 1972.
 14h26 phút thì biên đội của Phạm Ngọc Tâm và Nguyễn Tử Dung trên MiG-19 cất cánh vào khu chờ trên đỉnh sân bay Yên Bái. 14h41 phút, biên đội MiG-21 của Nguyễn Đức Soát và Hạ Vĩnh Thành cất cánh bay về phía Thanh Sơn - Phú Thọ. 14h48 phút, Trạm ra-đa C-53 bắt được 1 tốp bay từ Nghĩa Lộ xuống và dẫn cho biên đội Soát-Thành vòng lại đánh chặn, sau đó thì trạm ra-đa không bắt được tín hiệu nữa. Khi biên đội phát hiện được mục tiêu, chắc có gì đó "ngờ ngợ" nên số 1 hỏi lại SCH : "Có bạn không ?". SCH trả lời : "Không !". Sau khi hỏi đi hỏi lại 3 lần cho chắc ăn thì Soát mới vào công kích. Quả tên lửa lao trúng mục tiêu. Khi kéo lên thoát li, Soát phát hiện đấy là MiG-19 nên lập tức lệnh cho số 2 : "Thoát li ngay, không được công kích ! Bạn đấy !". Hạ Vĩnh Thành lập tức thoát li. Nguyễn Tử Dung đã nhảy dù an toàn.
 Trận này, SCH của Trung đoàn KQ 925 đã để sai sót khi không theo lệnh của BTL KQ là cho biên đội MiG-19 bay trên đỉnh sân bay mà lại cho ra khu vực Nghĩa Lộ để kiểm tra ra-đa nhưng lại không báo cáo lại. Việc hiệp đồng trong trận đánh không tốt đã gây tổn thất chính cho ta. Càng về sau này, nhất là giai đoạn hiện tại, khi mà không còn khái niệm "không chiến gần" nữa thì việc hiệp đồng tác chiến giữa các loại máy bay lại càng phải tuân thủ chặt chẽ, càng phải chi tiết. Một sơ xuất nhỏ thôi cũng sẽ gây ra hậu quả rất lớn khó mà khắc phục được. Vấn đề này không chỉ với từng phi công mà đặc biệt là các SCH, nhất là các thành phần chỉ huy bởi trận đánh trên không thường diễn ra với thời gian rất ngắn : chỉ vài phút đến dăm bảy phút mà thôi. Quãng thời gian ấy là thời gian căng thẳng nhất, mất nhiều tinh lực nhất... nên không thể xem thường.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 25 Tháng Giêng, 2018, 08:16:26 pm
Thật đáng tiếc. Cũng rất may là không có thiệt hại về người. Nhưng từ dó cũng lại nảy sinh ra những câu hỏi:

1/ Tại sao MiG 19 không tránh (hay là không biết để mà tránh) ?
2/ Nếu phát hiện sớm, khả năng tránh của MiG 19 đến đâu (với các loại tên lửa của MiG 21 thời đó)

Mong bác giải đáp giùm.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 26 Tháng Giêng, 2018, 06:27:32 am
Xin thưa rằng : biên đội MiG-19 hôm đó lại nhận một nhiệm vụ khác là bay để kiểm tra tình trạng của ra-đa nên sự cơ động không như khi bay tuần tiễu hay ở khu trực ban chiến đấu trên không. Chính vì vậy mà cũng không phát hiện được biên đội MiG-21 vì không được thông báo. Bay ở trạng thái ấy thì cứ "nện" là trúng thôi. Thực ra, nếu có tín hiệu thông báo hoặc phát hiện sớm thì biên đội MiG-19 sẽ cơ động gấp và tránh được sự công kích kia và khi cơ động thì biên đội MiG-21 cũng sẽ phát hiện ngay đấy là MiG-19 và không công kích nữa, có khi còn bay nhập đội thành biên đội 4 chiếc cùng diễu hành chưa biết chừng... Nhưng mà ! Cái chữ "nhưng" ấy chán thật đấy !!!.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Pham Khac Huy trong 27 Tháng Giêng, 2018, 07:26:52 pm
Câu chuyện của bác Phicongtiemkich làm cháu nhớ lại chuyện bác Hoàng Văn Kỷ bắn nhầm bác Trần Thiện Lương hay chuyện pháo cao xạ ta bắn nhầm đoàn cán bộ Không quân đi khảo sát và tìm cách đánh B52.
Có điều đau sót hơn, tiếc nối hơn là bác Lương và đoàn cán bộ Không quân không may mắn như bác Tử Dung.
Hy sinh vì quân thù mạnh thì đã đành nhưng hy sinh vì đồng đội bắn nhầm thì ...... Chỉ chiến tranh mới có!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 29 Tháng Giêng, 2018, 11:42:38 am
Chào Khắc Huy !
Một chi tiết cần chỉnh sửa lại về "đoàn cán bộ đi khảo sát đánh B-52 bị pháo cao xạ bắn nhầm". Thực chất, chuyến bay ấy thực hiện vào ngày 3-3-1972 trên chiếc Li-2. Máy bay cất cánh từ sân bay Thọ Xuân, Thanh Hóa, trên đó là cán bộ khung của một Trung đoàn với đầy đủ các thành phần từ bay đến thợ máy...Biên đội của tôi ngày hôm đó cũng trực ở sân bay Thọ Xuân, đã chia tay các anh với sự hào hứng khác biệt vì biết rằng các anh sẽ nhận nhiệm vụ mới và ở cương vị mới. Nhưng khi đồng chí Phó tư lệnh Trần Mạnh vào giao nhiệm vụ đánh B-52 cho chúng tôi thì ông nhận được cú điện thoại báo từ SCH ra tuyến trực. Ông ngồi lặng người một lúc rồi hỏi lại : "Bay vào hay bay ra ?". Sau khi nhận được câu trả lời, ông cúp máy, trầm lặng tiếp một lúc rồi nói với chúng tôi : "Ta vừa bị tổn thất quá lớn. Chiếc Li-2 vừa cất cánh đã bị tên lửa của ta bắn nhầm. Các đồng chí ấy hy sinh hết cả rồi. Nếu như chuyến bay ra thì chỉ có mình anh Đinh Tôn thôi !". Ông tiếp tục giao nhiệm vụ cho chúng tôi xong rồi lên xe về SCH. Xe ông đi khỏi cũng là lúc tôi không kìm nổi những dòng nước mắt của mình. Trong chuyến bay ấy có nhiều bạn của tôi lắm, nhất là có anh lấy vợ đã hơn mười năm đến ngày ấy chị mới có bầu. Vậy là cha con không hề biết mặt nhau. Sau này, đoàn bay của chúng tôi với cháu gắn bó với nhau cũng tựa như ruột thịt vậy. Cũng ngày hôm ấy, ngoài sân bay Đa Phúc, tôi lại mất thêm một người bạn khi chiến đấu về, máy bay không thả được một càng, lúc hạ cánh đã lao ra khỏi đường băng, đâm vào ụ pháo và hy sinh... Tôi chưa định viết ngay những dòng này vì nó quá sớm so với thời gian cách đây 46 năm nhưng vì Khắc Huy đã nhắc đến nên tôi giải thích tương đối cặn kẽ thế để các đồng đội hiểu thêm. Còn việc bắn nhầm, Khắc Huy ạ, đâu chỉ có trong chiến tranh. Ở vào cái thời kinh tế thị trường này, có trường hợp không chỉ bắn nhầm mà còn cố tình bắn đồng đội đồng chí mình ấy chứ. Muôn mặt đời thường mà. Nhiều nỗi đau lắm !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 05 Tháng Hai, 2018, 03:56:41 am
xuanv338 chào anh chủ phicongtiemkich. Nghe nhà anh vẫn rôm chuyện trên trời. Còn xuanv338 em lại muốn hỏi  thăm cái chân anh thể hiện hôm mà phi đội ta xuất kích ở tầm thấp quá, lính nhà trời không quen nên hạ cánh chẳng an toàn. Hì..... Cái chân anh thế nào rồi ạ. Chúc anh nhanh lành chân và đón xuân vui vẻ. Những câu hỏi chuyện lính nhà trời anh trả lời mãi sẽ ko thể hết. Thôi thì cứ tản mạn, liên miên giải trí lúc giải lao viết chuyện anh Huy ạ. Thơ anh càng đọc càng thấy thâm thúy ghê. xuanv338 chúc anh cùng gia đình mạnh khỏe , chuẩn bị đón xuân thật vui vẻ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 08 Tháng Hai, 2018, 07:43:33 pm
Xin thưa về cái chân của tôi : Hôm rồi, tôi cùng ptlinh và chuôngxedap ngồi tất niên với nhau (vắng giangtvx vì giangtvx bỗng dưng xái vai). Tôi ngồi đợi hai bạn chỗ mấy người trông xe, chuongxedap thấy tôi mà lại ngỡ là "lão trông xe máy cho nhà hàng". Tôi khoái quá. Cũng bởi chân thì cà nhắc như thằng thọt, lại vừa phóng xe máy với quãng đường 8-9 cây số trong gió lạnh nên khi đến nơi trông tôi như vậy là đương nhiên rồi. Tôi có nói với anh em là : "Thích nhất khi ra đường không ai biết mình là ai !". Cũng cốt để mình được hòa nhập với cái cộng đồng xô bồ kia cho thật thoải mái mà. Anh em tôi ngồi ở quán quen của giangtvx và phaphai, cứ chuyện nọ chuyện kia tốn khá nhiều thời gian nhưng mà vui. Cái chân của tôi nếu được bất động thì nhanh khỏi lắm vậy mà đâu có được nên đành để ra giêng chắc nó sẽ lành.
Mấy ngày trước đây, có người quen ở tít tận chốn xa xôi gửi cho tôi bài thơ của một người với tiêu đề "Cuối năm giấu tuổi trong rau". Bài thơ nhiều ý hay và lạ. Tôi chỉ xin trích mấy câu thơ cuối ở đây thôi :
     ..."Cuối năm em vào chợ
        Mua một bó rau thơm
        Giấu tuổi mình trong đó
        Cho mình gần nhau hơn !..."
 Thật là những câu đầy ý nghĩa. Tôi mạnh dạn tâm sự với các đồng đội nhân những ngày cuối năm này. Ngày nay cũng đã là ngày "Ông Táo chầu Trời". Chẳng còn mấy ngày nữa là Tết Nguyên Đán. Nhân dịp đầu năm mới, xin chúc các đồng đội và gia đình cùng tất cả những người thân quen một năm nhiều niềm vui và thịnh vượng !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 09 Tháng Hai, 2018, 10:10:05 am
xuanv338 chào anh chủ ơphicongtiemkich. Vậy là chân anh vẫn đi cà nhắc. Không ở gần nên chẳng sang thăm anh cân đường hộp sữa được. Mong anh thông cảm. Chúc anh đón xuân vui vả và nên nằm bất động cho nhanh khỏi ạ. Còn nhiều chuyến công du theo kế hoạch mà anh lại vãn đi cà nhắc thì KH lại vỡ thôi.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 15 Tháng Hai, 2018, 07:44:46 am
Nhân dịp năm mới - năm Mậu Tuất, xin chúc tất cả các đồng đội cùng toàn thể gia đình một năm dồi dào sức khỏe, an khang và nhiều niềm vui, nhiều may mắn trong cuộc sống !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 20 Tháng Hai, 2018, 08:29:04 am
Năm mới chúc anh chủ phicongtiemkich cùng gia đình có một năm mới mạnh khỏe, riêng anh viét văn khỏe, gia đình hạnh phúc, mọi an lành. Có nhiều cuộc công du theo kế hoạch được hoàn tất. Qua trang phicongtiem kích xuanv338 xin chúc tới gia đình Giangtvx, Phai Phai cùng các anh chị em thường tham gia trang nhà có một năm mới tất cả đều được An khang- Thịnh Vượng.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 22 Tháng Hai, 2018, 06:57:08 am
Vậy là đã hết mấy ngày Tết, mọi người đã đi làm, tất cả đã trở lại cuộc sống thường nhật tuy dư âm của cái Tết vẫn còn. Bàn phím không bị dính bánh chưng nên hôm nay tôi ngồi gõ một chút để khai Xuân. Chúc các đồng đội năm nay sẽ khỏe hơn, dẻo dai hơn và gặp thật nhiều may mắn.
 Trong tháng 2, ngoài cái Tết cổ truyền ra thì KQ còn có sự kiện luôn được nhắc tới, đó là vào ngày 3-2-1972 một Trung đoàn KQ tiêm kích được ra đời : Trung đoàn 927 - Trung đoàn thứ hai được trang bị loại máy bay MiG-21 trực thuộc Sư đoàn KQ 371. Trung đoàn trưởng đầu tiên của Trung đoàn là Thiếu tá, phi công Ace Anh hùng Nguyễn Hồng Nhị, Chính ủy Trung đoàn là Thiếu tá Trần Ưng. Trung đoàn được biên chế 2 Đại đội bay với nhiệm vụ đánh từ vĩ tuyến 20 trở ra và sẵn sàng chi viện cho các Trung đoàn 921, 923. Chỉ trong 8 tháng tham gia chiến đấu, các phi công của Trung đoàn 927 đã bắn rơi 44 máy bay Mỹ các loại, chiếm hơn 50% số máy bay Mỹ bị KQ Việt Nam bắn rơi trong chiến tranh phá hoại lần thứ hai trên miền Bắc. Trong và sau chiến tranh, Trung đoàn có 10 đồng chí được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trung đoàn cũng được phong tặng danh hiệu Anh hùng và 2 Đại đội bay (Đại đội 3 và Đại đội 9) đều được phong tặng danh hiệu cao quý ấy.
 Trong tháng 2-1972 không có trận không chiến nào xảy ra, mặc dù phía Mỹ có thông báo là đã có một trận và Mỹ đã hạ một chiếc MiG, nhưng thông tin ấy là hoàn toàn không có cơ sở.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 03 Tháng Ba, 2018, 01:27:35 pm
Ngày nay đã có cuộc gặp mặt kỷ niệm 63 năm ngày truyền thống bộ đội Không quân. Số lượng tham gia so với những năm trước đã thấy vắng hơn, nhiều người đến đã mang dáng dấp lòng khòng, chậm chạp hơn. Tất cả đã già theo năm tháng, mà có lẽ, các ý nghĩ cũng vậy.
 Cũng ngày này vào năm 1972, tôi đã mất 2 đồng đội trong đoàn bay MiG khóa 3. Một anh bị SAM-2 bắn nhầm trong chuyến bay cơ động vào phía trong cùng với khá nhiều người trên chiếc Li-2. Khi anh mất, anh cũng chưa biết mặt con vì chị mới có bầu được thời gian ngắn. Trong "Phác thảo chân dung đoàn bay" của tôi, tôi đã "vẽ" anh như sau :
     Chàng họ Phạm đen lại gày
     Thành người Thiên cổ một ngày tháng Ba
     Thương con không biết mặt cha
     Khói nhang xứ Nghệ nhạt nhòa chân mây !
Cũng sáng ngày ấy ở sân bay Đa Phúc, khi đi chiến đấu về thì một anh hy sinh trên đường băng lúc hạ cánh vì càng không ra hết. Một sự hy sinh thật vô lí, vậy mà nó vẫn xảy ra ngay trước mắt mọi người. Tôi đã phác thảo chân dung anh :
     Một ngày đầu tháng Ba
     Máy bay càng không ra
     Anh "đi" thật vô lí
     Thương anh đến xót xa !
Ngày kỷ niệm này xen lẫn vui buồn là vậy. Tôi cứ ngồi và biết bao câu hỏi cứ quay cuồng trong đầu, khó lí giải. Xin bộc bạch một chút với các đồng đội là vậy !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 07 Tháng Ba, 2018, 09:10:24 am
xuanv338 chào anh chủ phicongtiemkich. Chào các anh em tham gia trang nhà. Lâu lắm hôm nay xuanv338 lại trở về làng M&H để nghe chuyện trên trời. Chuyện trên trời thật là hay, nghe mãi mà vẫn  mênh mông chưa hết chuyện mà chuyện chưa bao giờ được nghe.
xuanv338 nghe lỏm mấy anh em nhà bác phicongtiemkich, Giangtvx, PhaiPhai trước và sau tết đều gặp họa. Người đau thân, người mất của. Nhưng xem ra toàn qua quéo thôi. xuanv338 xin chúc ba anh em nhà bác phicongtiemkich, Giangtvx, PhaiPhai. Người đau thì nhanh hết đau, người mất của nhanh hết tiếc. Mọi bề ổn cả còn lo buổi gặp mặt vui vẻ tại TB chứ ạ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 07 Tháng Ba, 2018, 05:31:38 pm
Cám ơn Xuanv338 đã quan tâm đến mấy anh em chúng tôi. Đúng là bỗng dưng toàn những chuyện đâu đâu nó xảy ra thôi, nhưng mà mọi sự rồi cũng đâu vào đấy cả. Cuộc sống nó vẫn cứ trôi vô tư theo cái kiểu của nó từ xưa tới giờ. Anh em tôi cũng cố theo !
 Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3 xin chúc tất cả các đồng đội nữ luôn mạnh khỏe, tươi trẻ, vui vẻ và gặp thật nhiều may mắn !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Haianh_od trong 11 Tháng Ba, 2018, 01:33:44 pm
Ngày nay đã có cuộc gặp mặt kỷ niệm 63 năm ngày truyền thống bộ đội Không quân. Số lượng tham gia so với những năm trước đã thấy vắng hơn, nhiều người đến đã mang dáng dấp lòng khòng, chậm chạp hơn. Tất cả đã già theo năm tháng, mà có lẽ, các ý nghĩ cũng vậy.
 Cũng ngày này vào năm 1972, tôi đã mất 2 đồng đội trong đoàn bay MiG khóa 3. Một anh bị SAM-2 bắn nhầm trong chuyến bay cơ động vào phía trong cùng với khá nhiều người trên chiếc Li-2. Khi anh mất, anh cũng chưa biết mặt con vì chị mới có bầu được thời gian ngắn. Trong "Phác thảo chân dung đoàn bay" của tôi, tôi đã "vẽ" anh như sau :
     Chàng họ Phạm đen lại gày
     Thành người Thiên cổ một ngày tháng Ba
     Thương con không biết mặt cha
     Khói nhang xứ Nghệ nhạt nhòa chân mây !
Cũng sáng ngày ấy ở sân bay Đa Phúc, khi đi chiến đấu về thì một anh hy sinh trên đường băng lúc hạ cánh vì càng không ra hết. Một sự hy sinh thật vô lí, vậy mà nó vẫn xảy ra ngay trước mắt mọi người. Tôi đã phác thảo chân dung anh :
     Một ngày đầu tháng Ba
     Máy bay càng không ra
     Anh "đi" thật vô lí
     Thương anh đến xót xa !
Ngày kỷ niệm này xen lẫn vui buồn là vậy. Tôi cứ ngồi và biết bao câu hỏi cứ quay cuồng trong đầu, khó lí giải. Xin bộc bạch một chút với các đồng đội là vậy !
Lâu ko vào trang mạng của chú PCTK vì bọn cháu đang mải với việc tìm kiếm chiếc Mig-21U bị tại nạn. Hiện thời thì có thể kết luận về điểm rơi và xác định PC đã hi sinh do va vào núi dù chưa kịp bật rồi. Tìm được dù cháy xém chưa mở. Công việc tìm kiếm hài cốt các PC còn nhiều vất vả trong khi QC quá thận trọng chưa triển khai được. Năm vừa rồi về VN lâu mà chú cháu lại ko có dịp gặp nhau hàn huyên. Cũng may là cháu gặp nhiều nhân tố lịch sử gắn với tg ba cháu chiến đấu. Nhìn những dòng chữ bác Chuyên ghi trong sổ từng ngày ba cháu xuất kích và cả ngày hi sinh mà cứ bồi hồi. Lại cả mấy ông PC Mỹ cũng liên hệ và hứa tìm ra PC đã bắn rơi ba cháu để cùng nhau sang VN thắp hương trước mộ và mong muốn khép lại những đau thương và thù hận của chiến tranh. Thật sự cháu cũng ko mong tìm thấy họ vì ko thể hình dung khi gặp họ mình sẽ cư sử thế nào!
Vụ máy bay LI-2 có bố của đứa cháu rể của cháu. Hiện các gia đình vẫn thắp hương và giỗ chung. Có một người con của một PC trong số đó khá thành đạt bên Praha Tiệp.
Nhân ngày thành lập KQ chúc các chú, các bác khỏe mạnh, tai qua nạn khỏi trong năm Mậu Tuất này.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: hoanganhdl trong 15 Tháng Ba, 2018, 01:48:52 pm
     Cháu chào bác Huy. Cháu rất thích các câu chuyện bác chia sẻ về đời sống và chiến đấu của các chú, các bác phi công của không quân ta trong cả chiến tranh lẫn trong thời bình. Trước hết, cháu chúc bác và gia đình mạnh khỏe để có thể tiếp tục viết được thêm nhiều tác phẩm nữa về chủ đề chiến tranh và không quân.
     Cháu có đọc cuốn "Đi xa ngoảnh lại" của bác viết về Trung đoàn Đồi Cọ, theo như cách gọi của các bác. Trong đó cháu thấy bác có chia sẻ về chuyến bay hạ cánh khẩn cấp bằng cách trượt bụng máy bay của phi công Bùi Thiên Thau:
"Ngày ấy là ngày 21 tháng 9 năm 2004, tôi nhận được lệnh chuẩn bị để bay thử máy bay 5266 sau khi định kỳ 12 tháng. Chuyến bay thử tiến hành suôn sẻ, tôi bay về hạ cánh. Gần tiếp cận đầu đường băng thì trong tai nghe của tôi vang lên: “ 29 tăng cửa dầu, bay lại!”... Khi tôi nhận được khẩu lệnh cho bay lại, không được hạ cánh vì càng có vấn đề, tôi tăng cửa dầu, tăng tốc độ rồi từ từ kéo máy bay lên, tiến hành mọi “thủ tục” để bay lại vòng 2. Ngay sau khi thả càng ỏ vị trí trước vòng 3, tôi đã kiểm tra thấy 3 đèn báo càng đều sáng màu xanh cả, có nghĩa là càng đã ra, đã vào chốt khóa rồi, nhưng Đài chỉ huy cho biết là vị trí bánh của chiếc càng phải không nằm vuông góc với mặt đất mà là nằm xoay ngang song song với mặt đất. Nếu cú ấy mà tiếp đất thì... coi như là “xong'’! Chắc chắn máy bay sẽ lật và tai nạn ngay trên đường băng là cái chắc. Tôi xin thu, thả lại càng lần nữa và trớ trêu thay, vị trí càng vẫn ở trạng thái như cũ. Vậy là tôi xin phép “hạ cánh bằng bụng” trên đưòng băng đất (đường băng phụ ỏ bên canh). Đài chỉ huy cho phép, tôi thả càng trước, thả cánh tà bình thường và tiến hành hạ cánh bằng kỹ thuật trượt “bụng” máy bay trên đường băng đất với một càng trước. Cú hạ cánh an toàn, máy bay chỉ bị hỏng hóc nhẹ, đưa vào xưởng sửa chữa sau đúng 1 tháng là lại kéo ra tham gia bay bình thường!"

      Sau khi đọc về chuyến bay này cháu có một thắc mắc ạ. Theo cháu được biết thì trên máy bay MiG-21bis của ta có hai hệ thống thả càng: một là thả càng thông thường và hệ thống khẩn cấp thả hai càng chính phía sau của máy bay. Vậy thì làm thế nào để thả được một mình càng trước của máy bay ạ? Và thao tác trong buồng lái máy bay để thả mỗi càng trước ra sao ạ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 16 Tháng Ba, 2018, 06:49:10 am
Chào các đồng đội !
 Tôi vừa kết thúc chuyến hành trình theo tuyến Hà Nội - Sơn La - Điện Biên - Lai Châu - Sa Pa - Phan Si Păng - Lao Cai - Hà Nội vào chiều qua. Chuyến đi này để lại nhiều ấn tượng, nhất là khi viếng đài tưởng niệm các liệt sĩ của Trung đoàn Tây Tiến và đọc lại bài "Tây tiến" của Đại đội trưởng - nhà thơ Quang Dũng, rồi khi lên đến đỉnh Phan Si Păng thì lại choáng ngợp với "nóc nhà Đông Dương" và thấy thên yêu thêm quý Tổ quốc mình không biết nhường nào. Tuy mệt nhưng rất vui. Hy vọng đây chưa phải là chuyến đi "giối già" !
Cám ơn HaiAnh đã cung cấp cho nhiều thông tin liên quan đến chuyến bay xấu số ở Tam Đảo. Chắc chắn Quân chủng PK-KQ cũng sẽ tổ chức xác minh và hy vọng sẽ sớm tìm được những thông tin về các phi công gặp nạn. Những chuyện xảy ra trong chiến tranh gắn với những tổn thất, mất mát, hy sinh .. thì là những chuyện không bao giờ nguôi ngoai. Giữa lòng hận thù và sự tha thứ cũng không trùng lặp nhau, nhưng thiết nghĩ rằng nếu cứ lấy máu để rửa máu thì bao giờ mới rửa cho sạch được ?.
 Về chuyến bay của phi công Bùi Thiên Thau ở Trung đoàn KQ 931 năm xưa (hiện nay thì chàng phi công ấy đã là cán bộ Sư đoàn - Sư đoàn phó Sư đoàn KQ 371) thì tôi có thể giải thích thêm một chút thế này : đúng là trên máy bay MiG-21 có 2 kiểu thả càng, một là theo phương pháp thông thường - dùng hệ thống thủy lực, nhưng vì lí do nào đó mà càng không ra, có thể xử lí bằng cách thả khẩn cấp và khi đã thả khẩn cấp thì không thể thu càng được nữa. Trong trường hợp của chuyến bay do Bùi Thiên Thau điều khiển, càng thả ở vị trí không vuông góc với mặt đất mà lại nằm nghiêng. Đấy mới là vấn đề nan giải. Nếu áp dụng phương pháp thả khẩn cấp mà càng vẫn nằm nghiêng như thế thì thôi rồi, không ai dám cho hạ cánh cả. Vì vậy phải áp dụng phương pháp "hạ cánh bụng", nghĩa là, phi công giật khóa cho thả càng trước, thả mảnh giàm tốc  và tiến hành hạ cánh như bính thường, chỉ tội không có càng chính thôi. Kiểu hạ cánh này bắt buộc phải hạ cánh trên đường băng đất vì nếu hạ trên đường băng bê tông, sự ma sát lớn có thể dẫn đến cháy máy bay. Tuy nhiên, cũng đã có một trường hợp hy hữu là hạ không càng trên đường bê tông, máy bay tạo ra những vệt lửa dài nhưng không bị bốc cháy. Việc thả cánh cản ( hay mảnh giảm tốc) giúp cho bụng máy bay không bị đập trực tiếp xuống đường băng khi hạ cánh. Nếu đồng đội nào còn muốn hiểu chi tiết và cặn kẽ hơn nữa thì tôi sẽ giải thích thêm và cũng có thể liên hệ trực tiếp với Sư phó Bùi Thiên Thau để được nghe chính người đã thực hiện chuyến bay ấy kể lại.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Haianh_od trong 16 Tháng Ba, 2018, 03:30:09 pm
Chúc mừng chú đã có chuyến du lịch tuyệt vời! Cháu cũng nhận mail của chú rồi, việc thù hận thì năm tháng trôi đi chắc con người cũng nguôi ngoai được nhưng khó mà bắt tay chào đón người từng bắn hạ ba mình. Đành rằng trong chiến tranh mình không diệt được họ thì họ sẽ bắn mình. Viên trung úy PC George McKinney H. phát hiện và bắn hạ ba cháu cũng từng bị mình bắn ngày 19/9/1967 và được trực thăng Mỹ cứu ngoài biển. Khi họ đã công nhận chiến tranh ở miền Bắc là xâm lược thì họ cũng muốn chia sẻ những mất mát do chiến tranh gây ra. Và như vậy mình cũng nên đón chào thiện chí đấy.
Về vụ Mig-21U của Poyarkov và Công Phương Thảo thì nhóm bạn bè cháu đã tìm kiếm thêm được nhiều vật chứng tại hiện trường. Mảnh vỡ của máy bay, dù, lốp... và người dân địa phương còn chỉ cho cả chỗ chôn, cất hài cốt nữa. Anh em cũng bàn giao cho QC hết rồi và coi như sứ mệnh của nhóm đã xong. ĐSQ Nga cũng cộng tác để có được ADN thân nhân PC Poyarkov so sánh. QC có đưa mảnh vỡ vào A32 để kiểm định nhưng sơ bộ có thể xác định là đúng. Theo những ảnh chụp và các dòng chữ tiếng Nga cháu có nhờ tụi bạn ở nhà máy Migremont bên này họ đánh giá khả năng 99% là của Mig-21U. Có thể là loại xuất xưởng ở Gruzia.
Chúc chú khỏe để hoàn thành những tác phẩm về đồng đội và là nhà viết sử của KQ thời đánh Mỹ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 16 Tháng Ba, 2018, 08:04:58 pm
Đợt này đi bác phicôngtiêmkích có được thưởng thức "nậm phịa", "lạp", "rau thối" và các món hoa ban không ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: hoanganhdl trong 17 Tháng Ba, 2018, 06:22:47 pm
Cháu cảm ơn bác vì đã giải đáp cho cháu những thắc mắc về kĩ thuật hạ cánh khẩn cấp khó này.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 19 Tháng Ba, 2018, 05:14:36 am
Cám ơn HaiAnh đã cho biết thêm nhiều thông tin quý báu về chuyến bay xấu số và cám ơn các đồng đội đã quan tâm tới tôi. Sau chuyến "đi đường 6 về đường 2", tôi được nghỉ đúng 1 ngày rồi lại tiếp tục "bò" lên núi Tam Đảo, tối qua mới hạ sơn, xuôi Hà Nội. Về miền Tây Bắc thì đương nhiên là phải có "pịa" rồi và nhất là chuyến đi này lại đang mùa hoa ban nở nên được hưởng những sản phẩm chế biến từ hoa ban là không phải bàn nữa, Giangtvx ạ !. Sau chuyến đi này thì tôi lại bắt tay vào viết tiếp cuốn "Miền Tây Bắc" đang còn dang dở và có thời gian rảnh thì lại tiếp tục trả lời những câu hỏi của các đồng đội về những vấn đề liên quan đến KQ. Chúc các đồng đội luôn mạnh khỏe và nhiều may mắn !.
A, mà hôm trên Tam Đảo, tôi được Hoàng Thùy Linh tặng cho cuốn tự truyện với tựa đề "Vàng Anh và Phượng Hoàng". Tôi đọc xong trong 1 đêm. Thật cảm động và khâm phục nghị lực của Linh đã vượt được lên tất cả, nhất là vượt được bản thân mình. Tôi có viết mấy câu :
   
Bùm ơi ! Bùm giỏi quá !
Đã vượt được chính mình
Từ tro tàn, sỏi đá
Bay lên gọi bình minh !..

Thiết nghĩ, các đồng đội cũng nên tìm đọc !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 19 Tháng Ba, 2018, 06:19:10 pm
Thời sự chủ nhật VIV1 cũng có đưa tin về vụ chiếc MiG 21 mất tích ở Tâm Đảo.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 21 Tháng Ba, 2018, 05:18:22 am
Tôi trở về với tháng Ba của năm 1972. Trong tháng Ba năm ấy chỉ có mấy trận không chiến mà chủ yếu xảy ra vào ban đêm. Đó là trận của Đặng Vân Đình vào đêm 1-3, trận của Vũ Đình Rạng vào đêm 3-3, trận của biên đội MiG-17 vào ngày 6-3 và trận của Hoàng Biểu vào đêm 30-3.
Trận ngày 1-3 của anh Đặng Vân Đình thì tôi đã kể, bây giờ tôi kể tiếp từ đêm 3-3 đến cuối tháng Ba. Đêm 3-3-1972, sau khi nhận được tin tình báo là Mỹ sẽ dùng B-52 đánh sân bay Thọ Xuân - Thanh Hóa. Trung đoàn 921 nhận nhiệm vụ phải tổ chức đánh chặn B-52 và nhiệm vụ này được giao cho phi công bay đêm Vũ Đình Rạng. Đây là lần thứ ba Vũ Đình Rạng cất cánh săn B-52. Sau khi cất cánh, tiếp cận mục tiêu, do nhiễu quá mạnh  nên không bắt được mục tiêu, anh được dẫn về. Khi đến gần sân bay Đa Phúc, thời tiết rất xấu, đài chỉ huy cho anh hạ cánh ở Hòa Lạc, nhưng thời tiết ở đó không khá gì hơn, anh không thể hạ cánh được, hết dầu đành phải bỏ máy bay, nhảy dù. Cùng ngày đó thì chiếc Li-2 số hiệu 218 do cơ trưởng Nguyễn Văn Phong và các phi công Bùi Thế Tần, Nguyễn Minh Dũng, Trương Công Chính, Đào Văn Hòa, Cao Văn Tuyển chở đoàn cán bộ của Trung đoàn 921 cơ động vào Vinh đã bị tên lửa ta bắn nhầm. 22 người trên máy bay hy sinh. Sáng hôm đó, tại sân bay Đa Phúc thì phi công Bùi Văn Long khi về hạ cánh ở sân bay Đa Phúc, càng không ra hết, không ai phát hiện để trợ giúp nên lúc tiếp đất, máy bay lao ra khỏi đường băng đâm vào rãnh thoát nước của sân bay, anh Long đã hy sinh.
Ngày 6-3, biên đội MiG-17 của các anh Lê Hải, Hoàng Ích cất cánh từ sân bay Thọ Xuân vào khu vực Tân Kỳ rồi đến Anh Sơn. Tại đây, trận không chiến với tốp F-4 đã xảy ra. Anh Lê Hải bắn hạ 1 chiếc, anh Hoàng Ích bắn rơi 1 chiếc sau đó anh bị bắn và anh dũng hy sinh. Sau biên đội của anh Lê Hải cất cánh là đến biên đội MiG-21 của các anh Bùi Đức Nhu, Nguyễn Văn Nghĩa cất cánh. Các anh đụng độ với bọn F-8. Hai bên quần nhau nhưng bất phân thắng bại. Sau biên đội của Bùi Đức Nhu và Nguyễn Văn Nghĩa cất cánh là đến lượt biên đội MiG-21 của anh Trần Việt và tôi cất cánh nhưng không gặp địch nên về hạ cánh tại Đa Phúc.,
Đêm 30-3, tại sân bay Vinh, tuy thời tiết rất xấu có mưa nhỏ, tầm nhìn hạn chế vì gió mùa về nhưng phi công Hoàng Biểu vẫn nhận nhiệm vụ cất cánh  bay vào khu vực Quảng Trị - Vĩnh Linh để hoạt động phối hợp bảo vệ đội hình tập kết của bộ binh tại khu vực chuẩn bị mở chiến dịch Quảng Trị. Anh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, ngăn cản không cho KQ Mỹ tự do đánh phá vị trí tập kết quân của ta, đóng góp một phần vào thắng lợi của chiến dịch. Khi anh về hạ cánh, do thời tiết xấu, xuyên đi xuyên lại mấy lần mà không thấy đường băng, máy bay hết dầu, anh đã phải bỏ máy bay, nhảy dù.
Vậy là trong tháng Ba năm 1972, ta bị bỏ 2 máy bay vì không thể hạ cánh được, 1 bị địch bắn, 1 bị lúc hạ cánh và 1 Li-2 bị bắn nhầm. 2 phi công hy sinh và 22 người trên chiếc Li-2 cũng không còn ai sống sót. Ta bắn rơi 2 máy bay Mỹ ( chiến công của biên đội Lê Hải - Hoàng Ích). Một tháng thời tiết xấu nhưng tất cả đã hoạt động hết sức mình cho nhiệm vụ vẻ vang và đấy cũng là tháng tổn thất quá lớn.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 27 Tháng Ba, 2018, 11:04:22 am
Ngày nay, chúng tôi vừa đi tiễn biệt người phi công bay đêm đánh đêm Đặng Vân Đình. Đầu tháng 3 năm 1972, anh bị bắn rơi và kịp nhảy dù, không ngờ cuối tháng 3 năm nay anh đã bị căn bệnh hiểm nghèo hạ gục hoàn toàn. Anh đã chống chọi với nó hơn chục năm trời. Vừa mới cuối năm ngoái, anh còn vào trong miền Nam dự cuộc gặp mặt kỷ niệm chiến thắng "12 ngày đêm". Những tưởng vậy là anh đã ổn. Ai ngờ, luân hồi đã hết một vòng. Thế là vừa vặn cũng xong kiếp người ! Số phi công trực tiếp tham gia chiến đấu cứ ngày một vắng dần. Âu cũng là quy luật nhưng không thể không buồn khi đồng đội của mình ra đi !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 06 Tháng Tư, 2018, 02:29:22 pm
xuanv338 xin được gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình anh phi công đánh đêm Đặng Van Đình. Xin được chia buồn cùng những người đồng đội đánh đêm đã mất đi người bạn chiến đầu một thời ngang dọc. chúng em những người lính thế hệ đi sau cùng thời đánh Mỹ xin vĩnh biệt anh Đặng Văn Đình, chúc anh về nơi suối vàng được siêu sinh tịnh độ. Cảm ơn anh phicongtiemkich đã thông báo tin buồn để mọi người được chia sẻ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: tranphu341 trong 08 Tháng Tư, 2018, 05:11:31 am

        Chào bác Phi Công!!! Chào các bạn!!!

         Vâng thế hệ chúng ta và mãi mãi mai sau cũng dù cuộc sống có thế nào dù có nhiều điều mà chúng ta những người lính trận dù trên Trời ngoài biển khơi hay những người lính bộ binh chúng tôi . Chúng ta đã cống hiến cống hiến thật nhiều thật hết mình dù cho hôm nay nhiều điều chúng ta mong muốn vẫn chưa thực hiện được. Đâu đó vẫn còn những bất công những vô lý những Vũ Nhuôm những Phan Vĩnh ... Nhưng chúng ta tin rằng mục tiêu chiến đấu sẵn sàng hy sinh của các lớp lớp thế hệ chúng ta sẽ và thành sự thực. CUỘC SỐNG LÀ CÁC THẾ HỆ TIẾP NỐI Có ai được Vĩnh cửu đâu anh.

          Xin được chia buồn với anh với đồng đội những chiến binh oai hùng đã về cõi VĨNH HẰNG!!! Kính và chúc sức khỏe anh!!!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 14 Tháng Tư, 2018, 12:00:16 pm
Cám ơn các đồng đội đã chia sẻ nỗi buồn cùng chúng tôi. Vẫn biết trên cõi đời này có sinh, có tử, có tụ, có tán... nhưng sự mất mát bao giờ cũng để lại những nỗi buồn riêng theo cách của nó.
 Tôi viết :
         Luân hồi đã trọn một vòng
         Thế là vừa vặn cũng xong kiếp người
         Anh về "chín suối ngậm cười"
         Tôi ở lại trả nợ đời dở dang
         Thoát tục lụy mới thênh thang
         Rồi tôi sẽ xuống "suối vàng" tìm anh !

 Những ngày này, tôi khá bận bịu. Dầu sao cũng vẫn ấp ủ kế hoạch về thăm lại đồng đội nơi quê lúa. Đợt này nếu đi, sẽ "lôi" Dongadoan đi cùng. Hy vọng lại được gặp trong không khí và tâm trạng vui vẻ với các đồng đội.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 16 Tháng Tư, 2018, 06:08:26 pm
Ngày này của mấy chục năm về trước - 16-4-1972 là ngày chúng tôi chịu tổn thất khá nặng khi KQ Mỹ triển khai kế hoạch Linebacker 1. Từ 3 giờ sáng ngày hôm ấy, chúng đã huy động đến 270 lượt máy bay của KQ và HQ với nhiều tốp B-52 đánh phá Hải Phòng, kho xăng Đức Giang, các mục tiêu phía Đông Bắc Hà Nội và bắn pháo hạm vào Đồ Sơn.
Phía KQ ta đã sử dụng lực lượng của cả 4 Trung đoàn KQ, xuất kích 30 lấn chiếc (10 lần chiếc của MiG-21, 14 lần chiếc của MiG-17 và 6 lần chiếc của MiG-19). Biên đội của Nguyễn Hồng Mỹ, Lê Khương trên MiG-21 thuộc Trung đoàn KQ 921 xuất kích đụng độ với bọn F-4, quần nhau và cả hai máy bay ta đều bị bắn rơi, phi công nhảy dù an toàn. Biên đội của Nguyễn Ngọc Hưng, Dương Đình Nghi thuộc Trung đoàn KQ 027, bay trên MiG-21 cũng đụng độ với bọn F-4 và phi công Dương Đình Nghi đã bị bắn hạ, nhảy dù an toàn.
Trong quá trình các biên đội MiG-21 giao chiến với lũ F-4 thì biên đội của Phạm Phú Thái, Võ Sĩ Giáp cũng xuất kích từ sân bay Anh Sơn để đánh chặn B-52 nhưng không phát hiện được mục tiêu. Dầu liệu còn có hạn nên hai anh nhận lệnh quay về hạ cánh. Các anh đã gặp một hiện tượng lạ, phát hiện được một quả cầu ở bên trái phía trước. Biên đội bật tăng lực đuổi theo nhưng đến gần 2 phút liền mà không thể rút ngắn được cự li đành trở về Anh Sơn hạ cánh.
Vậy là, trong ngày này, 3 phi công Nguyễn Hồng Mỹ, Lê Khương và Dương Đình Nghi đã bị bắn rơi. Anh Nguyễn Ngọc Hưng hy sinh trong trận đánh không cân sức vào ngày 8-7-1972, tức là chưa đầy 3 tháng sau ngày này. Anh Lê Khương sau này được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân khi tham gia chiến đấu trên mặt trận Tây Nam. Giai đoạn hòa bình, anh hy sinh trong chuyến bay huấn luyện. Anh Dương Đình Nghi về sau cũng hy sinh trong chuyến bay huấn luyện. Vậy là số phi công MiG-21 tham chiến trong ngày 16-4-1972 tới giờ chỉ còn Nguyễn Hồng Mỹ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 20 Tháng Tư, 2018, 02:48:21 pm
xuanv338 chào anh chủ phicongtiemkich. Lâu em không vào trang M&H. Hôm nay vào thấy anh phicongtiemkich đang hồi tưởng lại khoảnh khắc  của những ngày không chiến đầy cam go khốc liệt. Trong những ngày hè đỏ lửa này.  Cũng trên đất xứ Thanh xuanv338 đang có ngày hành quân thứ 3 tính từ chiều 13 đơn vị rời làng đồi Vân Trụ và đang dừng lại bên bờ sông Mã thuộc làng Thịnh Thôn, xã Định Hải , Yên Định. Những kỷ niệm thật khó quên của một thời để nhớ.
xuanv338 xin được chia sẻ với những mất mát của các anh.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 24 Tháng Tư, 2018, 10:52:08 am
Trong tháng 4 năm 1972, với KQ chỉ diễn ra 2 trận không chiến vào ngày 16-4 và 27-4. Ngày 16-4, 3 phi công của chúng ta bị bắn hạ. Sau trận này, Quân chủng đã tổ chức rút kinh nghiệm, giao nhiệm vụ cụ thể cho giai đoạn mới và đưa các lực lượng của 2 Trung đoàn Không quân từ chiến trường khu 4 về bảo vệ Hà Nội.
Ngày 27-4, biên đội MiG-21 của Hoàng Quốc Dũng và Cao Sơn Khảo được lệnh xuất kích đánh tốp từ biển bay vào phia Đông Nam Thanh Hóa. Biên đội phát hiện được 2 chiếc F-4. Đây là 2 chiếc có nhiệm vụ đánh chặn MiG. Tuy biên đội F-4 có được cảnh báo về sự xuất hiện của MiG, nhưng các phi công Mỹ không thấy. Hoàng Quốc Dũng sau khi phát hiện đã phân công mình đánh chiếc số 1 bên phải và Cao Sơn Khảo đánh chiếc số 2 bên trái. Từ độ cao 5000 mét, Hoàng Quốc Dũng lật máy bay, kéo xuống tiếp cận biên đội F-4 và bằng một quả tên lửa không đối không đã bắn hạ ngay từ lần công kích đầu tiên. Đây là chiếc F4B đầu tiên của Hải quân Mỹ bị bắn hạ trong giai đoạn 2 của cuộc chiến tranh phá hoại bằng KQ của Mỹ ra miền Bắc Việt Nam. Hai phi công Mỹ nhảy dù xuống vị trí cách Tây Bắc Thanh Hóa 30 dặm và đã bị bắt làm tù binh. Đó là Trung úy Albert R. Molinare và Thiếu tá James Burton Souder thuộc Phi đoàn VF-51, tàu sân bay USS Coral Sea.
 Số 2 Cao Sơn Khảo sau khi nhận lệnh, kéo bám theo chiếc bên trái nhưng vì tốc độ nhỏ, không tiếp cận được, đành về sân bay hạ cánh.
Như vậy, trong tháng 4-1972, ta mất 3 máy bay, 3 phi công nhảy dù an toàn. Ta bắn hạ 1 máy bay F-4B của Mỹ và bắt 2 phi công Mỹ làm tù binh.
Những ngày của tháng 4 kết thúc để chuẩn bị bước sang tháng 5 với những trận không chiến mới cùng sự căng thẳng mới, ác liệt mới mà điển hình là ngày 10-5 - một ngày dài không chiến !.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 03 Tháng Năm, 2018, 11:07:41 am
Vậy là tháng Năm đã tới. Tháng Năm năm nào đối với tôi cũng đầy ắp những nỗi nhớ, nguồn thương. Tháng Năm là tháng tôi được sinh ra và tháng Năm cũng là tháng mà tôi mất nhiều đồng đội, nhiều bạn hữu nhất, trong đó có số 2 Cao Sơn Khảo từng bay với tôi. Với tháng Năm, tôi từng viết :

   Tháng Năm đến lặng thầm trong ồn ã
   Như Tôi, từ hư vô bỗng hiện hình hài
   Rồi nổi chìm theo nhịp nỗi đời
   Lặn ngụp mãi giữa đôi dòng trong, đục
   Cười vờ khi thức
   Khóc thực khi mơ
   Lúc tinh khôn, lúc hóa dại khờ
   Lúc sống đời thường, lúc sống bằng hư ảo
   Bình lặng nơi này
   Nơi kia giông bão
   Thắm thiết sục sôi, mặt biển hững hờ
   Một cõi mênh mang, cố tìm bến tìm bờ
   Tráo trở, đảo điên
   Vẫn lê bước cuộc đời hành khất
   Tháng Năm
   Phượng tung sắc lửa lưng trời
   Sáng bừng mặt đất
   Miền quê nào còn mưa sậm sật
   Khóc tháng Ba
   Tiếng ve sôi ran, chợt khựng lại, vỡ òa!...

Tôi lại nghe, lại như thấy được những âm thanh của máy bay cất cánh, những tiếng rít ghê rợn của đạn bom, những tia chớp của pháo của tên lửa, những điểm nổ dày kín trời, rồi những niểm vui, nỗi buồn ào ạt hiện về. Tháng Năm năm 1972, tháng "Mùa hè đỏ lửa" ở Quảng Trị thì cũng là tháng cháy bỏng bầu trời ở miền Bắc với biết bao trận không chiến giữa Không quân ta và Không quân Mỹ...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 06 Tháng Năm, 2018, 10:57:46 am
Ngày này của năm 1972, khi Hải quân Mỹ dùng các phi đội A-6, A-7 tấn công các mục tiêu ở Vinh và Đồng Hới thì biên đội MiG-17 của Nguyễn Văn Lục và Nguyễn Văn Bảy (B) thuộc Trung đoàn Không quân 923 đã xuất kích, bắn rơi 1 chiếc A-7. Anh Lê Hải nhớ lại : "Biên đội MiG-17 đã không chiến với một tốp máy bay Mỹ bay vào cứu giặc lái ở phía Tây Thanh Hóa. Sau khi bắn rơi 1 chiếc A-7, Nguyễn Văn Bảy (B) bị tên lửa của chiếc F-4 bắn trúng và anh đã anh dũng hy sinh đúng 17 ngày sau khi lập công ném bom gây trọng thương tàu Tuần dương USS Oklahoma của Mỹ".
 Anh Nguyễn Văn Bảy (B) đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Lúc 17h31 phút cùng ngày, biên đội 4 chiếc MiG-21 của Trung đoàn KQ 927 gồm Nguyễn Tiến Sâm, Nguyễn Thế Đức, Nguyễn Văn Nghĩa, Lê Văn Lập "còi" (gọi là Lập "còi" vì người anh nhỏ bé như con "vịt còi" trong đàn vịt) xuất kích bay về khu vực Đồng Giao, Vụ Bản. Biên đội phát hiện địch và dàn đội hình tấn công. Bọn F-4 cũng phát hiện MiG, phân ra thành nhiều tốp nhỏ, bao vây đánh từ nhiều hướng. Sau ít phút quần nhau với F-4, thấy diễn biến bất lợi vì gặp đúng tốp tiêm kích nên SCH cho lệnh thoát ly khỏi không chiến. Trong lúc thoát ly, Lê Văn Lập đã bị bọn F-4 bắn trúng, phải bỏ máy bay, nhảy dù.
Đây là trận thứ 2 của Trung đoàn 927 xuất kích song chưa đạt thành công mà còn bị tổn thất. Trung đoàn đã tổ chức rút kinh nghiệm, đề ra phương án chiến đấu mới, cách đánh mới, quyết lập chiến công cho Trung đoàn mới được thành lập và đã thực hiện được quyết tâm ấy.
 Sau này, Nguyễn Tiến Sâm và Nguyễn Văn Nghĩa đã trở thành Anh hùng lực lượng vũ trang, Nguyễn Thế Đức hy sinh vào ngày 18-7 ở Hòa Lạc khi thoát ly khỏi không chiến về hạ cánh.
Khởi đầu của tháng Năm đã vất vả, cam go nhưng các phi công chiến đấu của các Trung đoàn Không quân tiêm kích vẫn sẵn sàng nhận nhiệm vụ, lao vào những cuộc không chiến đang chờ trước mặt, với quyết tâm sắt đá phải giành chiến thắng.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 08 Tháng Năm, 2018, 08:40:04 am
xuanv338 chào anh chủ phicongtiemkich. Chào các anh chị em làng M & H. Đọc lại những dòng hồi ức về mùa hè đỏ lửa của các anh lính nhà trời, về những ngày  chiến trang miền Bắc. Về những trận không chiến bi hùng. Và có một ngày dài không chiến mà xuanv338 cũng đã được đọc cuốn sách của tác giả Nguyễn Công Huy. Nói chuyện không chiến nó như một huyền thoại mà hôm nay mới được nghe. Anh phicongtiemkich có trí nhớ tuyệt vời, cách kể chuyện không chiến của lính trên trời chân thật. Chuyện Thắng, Thua, Được , Mất không khoe, không dấu. Nó hay là ở đó. Vậy nên nghe chuyện anh  mà như giắt tay người đọc vào nhà tiemkich. xuanv338 chúc anh khỏe và viết tiếp những dòng văn.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 08 Tháng Năm, 2018, 12:00:13 pm
Cám ơn Xuanv338 đã theo dõi và động viên. Rất mong được thường xuyên gặp các đồng đội trên trang VMH này.
 Ngày này của 46 năm về trước, lực lượng MiG-19 của Trung đoàn Không quân 925 đã cất cánh chiến đấu và lần đầu lập công cho Truyền thống của Trung đoàn.
Tại sân bay Yên Bái, hai biên đội 4 chiếc MiG-19 bố trí trực ban chiến đấu ở 2 đầu sân bay. Phía đầu Bắc sân bay có Nguyễn Ngọc Tiếp, Nguyễn Đức Tiêm, Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Hùng Sơn. Biên đội trực ở đầu Nam sân bay gồm Phạm Ngọc Tâm, Phạm Hồng Sơn, Phùng Văn Quảng, Nguyễn Mạnh Tùng.
Nhiệm vụ của các biên đội là phải bảo vệ sân bay Yên Bái, nhà máy thủy điện Thác Bà và ngăn chặn đội hình tấn công của KQ Mỹ từ hướng Tây vào. Để yểm trợ cho trận đầu của Trung đoàn KQ 925, Bộ tư lệnh giao nhiệm vụ cho biên đội 2 chiếc MiG-21 của Phạm Phú Thái, Võ Sỹ Giáp cất cánh lên thu hút tốp tiêm kích của KQ Mỹ và yểm hộ cho lực lượng MiG-19.
8h40 phút, biên đội Phạm Phú Thái, Võ Sỹ Giáp cất cánh bay về hướng Tuyên Quang để thu hút tiêm kích Mỹ và yểm trợ cho MiG-19.
8h51 phút, biên đội MiG-19 ở đầu Bắc sân bay Yên Bái nhận lệnh cất cánh xuyên mây lên thẳng phía đầu Nam. Ra khỏi mây, biên đội phát hiện được địch. Cùng lúc, bọn F-4 cũng phát hiện ra MiG-19. Trận tao ngộ chiến xảy ra tức thì. Lũ F-4 tách tốp nhằm đánh lạc hướng chiến thuật nhưng MiG-19 cũng tách và bám chặt. Nguyễn Ngọc Tiếp bám sát thằng F-4, nã 1 loạt đạn, đạn "ăn" ở phía sau. Thằng F-4 tăng tốc bỏ chạy. Khi vòng sang bên phải, Nguyễn Ngọc Tiếp phát hiện 2 chiếc F-4 khác đang bay ở độ cao 2000 mét, lập tức vòng gấp bám chặt thằng F-4 bay số 1, đến cự li thích hợp nổ một loạt đạn dài. Thằng F-4 trúng đạn, rơi ngay tại chỗ. Nguyễn Ngọc Tiếp và số 2 thoát li về hạ cánh an toàn.
Khi biên đội 2 chiếc F-4 bên phải vòng gấp xuống, Nguyễn Hồng Sơn và Nguyễn Hùng Sơn bám theo. Nguyễn Hồng Sơn tiếp cận, nổ súng 2 lần nhưng không trúng. Khi ấy, Nguyễn Hùng Sơn cũng bám theo 1 thằng, thằng F-4 phóng 2 quả tên lửa nhưng Nguyễn Hùng Sơn cơ động tránh được, sau đó thằng F-4 xông lên trước, Hùng Sơn chớp thời cơ nện luôn một loạt đạn, song không trúng. Thằng F-4 chúi xuống định lẩn vào mây. Hùng Sơn bám theo bắn loạt đạn thứ hai, đạn trùm lên đuôi thằng F-4 này. Liếc thấy phía trước có núi chắn ngang, Hùng Sơn kéo máy bay thoát ly về hạ cánh.
Khu vực quanh sân bay vẫn còn địch. Biên đội trực ở đầu Nam sân bay nhận lệnh cất cánh yểm trợ. Sau khi cất cánh, biên đội không gặp địch nên quay về hạ cánh.
Tại khu vực Tuyên Quang, biên đội Phạm Phú Thái, Võ Sỹ Giáp phát hiện 4 chiếc F-4. Bọn F-4 cũng phát hiện MiG-21 rất nhanh. Hai bên lao vào quần thảo nhưng vì nhiệm vụ là thu hút địch nên biên đội MiG-21 chủ động kéo trận chiến ra xa  khu vực chiến đấu của MiG-19. Hai phía ta và địch đều muốn tạo thế có lợi để công kích nhưng tình thế luôn ở trạng thái cân bằng, không bên nào hơn được bên nào. Dầu liệu của MiG đã cạn, biên đội nhận lệnh thoát ly khỏi cuộc chiến. Bọn F-4 tiếp tục vòng gấp bám theo MiG-21, phóng tên lửa. Biên đội MiG-21 lật máy bay kéo gấp xuống tích lũy tyốc độ rồi kéo dựng ngược lên lấy độ cao, thoát ly về phía sân bay Đa Phúc. Thấy Võ Sỹ Giáp giữ đội hình hơi xa, Phạm Phú Thái nhắc phải bay gần lên hơn nhưng Võ Sỹ Giáp báo cáo hình như máy bay đã bị thương, dầu giảm nhanh, không đủ bay về sân bay. Đúng là máy bay của Võ Sỹ Giáp đã bị mảnh tên lửa của bọn F-4 bắn văng trúng ống dẫn dầu nên dầu liệu chảy hết nhanh thật. Sở chỉ huy và Phạm Phú Thái lệnh cho Võ Sỹ Giáp nhảy dù, nhưng Võ Sỹ Giáp xin hạ cánh bắt buộc, cứu máy bay. Khi lao xuống hạ cánh bắt buộc trên cánh đồng thuộc huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phú, lúc gần tiếp đất, Võ Sỹ Giáp phát hiện phía trước có trường học rất đông học sinh. Nếu cứ chạy thẳng thì sẽ lao vào trường học và chắc chắn rất nhiều học sinh thiệt mạng. Võ Sỹ Giáp liền đạp mạnh bánh lái hướng cho máy bao lao xuống mương nước cạnh đó. Anh bị trọng thương nhưng ngôi trường cùng các học sinh an toàn. Anh được đưa về bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cứu chữa, nhưng vì vết thương quá nặng, 3 ngày sau, anh đã hy sinh. Sau này, anh được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang và trên cánh đồng xã Thượng Trưng, Vĩnh Tường, nơi máy bay anh nằm lại đã xây tượng đài kỷ niệm người anh hùng với hành động anh hùng.
9h07 phút, biên đội MiG-21 của Nguyễn Đức Soát, Ngô Duy Thư, Nguyễn Văn Nghĩa, Hạ Vĩnh Thành cất cánh bay vào khu vực Đại Từ để chặn đánh đội hình KQ Mỹ định đánh vào sân bay Đa Phúc nhưng không gặp địch, biên đội quay về Đa Phúc hạ cánh.
Ở hướng Đông, 8h42 phút, biên đội MiG-17 của Hoàng Cống, Nguyễn Văn Giá, Nguyễn Hùng Vân, Ngô Sơn cất cánh từ Gia Lâm bay về phía Hòa Lạc để bảo vệ sân bay Hòa Lạc nhưng không gặp địch, quay về Gia Lâm hạ cánh.
Biên đội MiG-17 của Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Xuân Hiển, Đỗ Hạng, Âu Văn Hùng trong ngày này cũng xuất kích 2 lần nhưng không gặp địch.
Như vậy, trong ngày 8-5-1972, các Trung đoàn Không quân tiêm kích đã xuất kích 24 lần/chiếc, có 2 tốp gặp địch, tiến hành không chiến, bắn rơi 2 máy bay F-4 của KQ Mỹ. Phía ta, phi công Võ Sỹ Giáp bay trên MiG-21 bị trọng thương và hy sinh.
Trong số các phi công tham gia chiến đấu trong ngày này về sau có 6 phi công được nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang là : Nguyễn Đức Soát, Nguyễn Văn Nghĩa, Phạm Phú Thái, Âu Văn Hùng, Võ Sỹ Giáp (truy tặng), Ngô Duy Thư (truy tặng).


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 10 Tháng Năm, 2018, 05:35:28 am
10-5-1972!.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 10 Tháng Năm, 2018, 10:53:19 am
Ngày này của 46 năm về trước là một ngày ác liệt nhất trong những ngày có cuộc chiến trên không. KQ ta xuất kích liên tục từ sáng cho tới tận chiều. Tất cả 3 loại máy bay tiêm kích MiG-17, MiG-19, MiG-21 của 4 Trung đoàn KQ tiêm kích 921, 923, 925, 927 đều được sử dụng. Ta tổ chức dẫn 22 tốp xuất kích chiến đấu với 64 lần chiếc (38 lần chiếc MiG-17, 8 lần chiếc MiG-19 và 18 lần chiếc MiG-21). Trong số 64 lần chiếc xuất kích, có gần 20 phi công MiG-17 và MiG-21 xuất kích 3 lần và 2 lần ngay trong ngày.
Phía Mỹ, ngày đầu tiên bước 2 của "Chiến dịch Lai-nơ-bêch-cơ 1" này đã huy động hàng trăm máy bay của KQ và HQ gồm 22 loại máy bay (tiêm kích, cường kích, tác chiến điện tử, trực thăng, trinh sát, tiếp dầu trên không ...) để tham gia vào ngày không chiến dài nhất và quy mô nhất trong chiến tranh Việt Nam. Tổng cộng có 414 lần chiếc xuất kích.
Người Mỹ gọi ngày này là "Một ngày trong cuộc chiến kéo dài" - cuộc chiến tranh trên không ở Việt Nam. Ngoài ra, họ còn chiếu trên kênh truyền hình History Channel một loạt phim về các trận không chiến ngày 10-5-1972 này với tiêu đề "Ngày đẫm máu".
Quả thực, ngày 10-5-1972 là ngày chiếm giữ nhiều kỷ lục nhất : ngày có nhiều trận không chiến nhất, kéo dài nhất, ngày mà cả hai bên có nhiều lực lượng tham chiến nhất, ngày ác liệt nhất và theo thống kê của cả hai phía thì là ngày có số máy bay bị bắn hạ trong các trận không chiến cũng nhiều nhất...
Trong ngày điển hình về sự căng thẳng của cả tháng Năm, KQ Việt Nam bắn hạ 6 máy bay Mỹ và phía KQ Việt Nam cũng bị rơi 6 chiếc MiG.Nếu tính sòng phẳng thì mỗi máy bay Mỹ có 2 phi công, có nghĩa là họ thiệt hại gấp đôi về nhân sự. Nếu về kinh tế thì kinh phí chế tạo mỗi chiếc F-4 cao gấp 5 lần so với MiG-21, có nghĩa là cứ mỗi chiếc F-4 phải đổi được 5 chiếc MiG-21 thì tổn thất tài chính mới là ngang hàng. Vậy là, sự thiệt hại của Mỹ trong ngày này đâu có nhỏ!. Riêng ta, ta mất 6 MiG và 5 phi công hy sinh trong các trận không chiến là Nguyễn Văn Ngãi, Lê Đức Oánh, Đỗ Hạng, Trà Văn Kiếm, Cao Sơn Khảo. Còn 1 trường hợp hy sinh nữa là của anh Lê Văn Tưởng. Sau khi thoát ly khỏi không chiến, máy bay của anh hết dầu. Anh về hạ cánh bắt buộc. Chiếc MiG-19 của anh đã xông ra ngoài đường băng phía đầu Bắc sân bay Yên Bái. Anh hy sinh, không tính vào trong trận không chiến.
Số 2 của tôi là Cao Sơn Khảo. Anh bị bọn F-4 bắn. Anh đã nhảy dù thoát khỏi máy bay, nhưng hy sinh trên vùng đất Sơn Dương-Tuyên Quang. Anh được đưa về nghĩa trang huyện Yên Bình, Yên Bái, sau đó được di về nghĩa trang quê nhà. Nhiều năm sau khi anh hy sinh, chúng tôi vẫn đến nhà anh thắp hương và ra mộ viếng anh. Năm nay, vì vướng nhiều việc không dứt ra được nên chúng tôi đành khất với gia đình hẹn năm
sau sẽ về vào ngày này. Tuy không về viếng anh nhưng trong tôi vẫn hiện rõ mồn một trận chiến tôi cùng anh tham gia, vẫn nhớ như in dáng dấp anh - chàng trai quê Ý Yên và không bao giờ quên được những kỷ niệm về anh.
Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của anh, của tất cả các anh em từng "xếp lại đôi cánh của mình" trong ngày này năm xưa, hy sinh cho sự bình yên của bầu trời và mặt đất thân yêu của Tổ Quốc Việt Nam.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 11 Tháng Năm, 2018, 10:47:16 am
Sau những trận không chiến ác liệt diễn ra ngày 10-5 với tần xuất cất cánh rất lớn của cả hai bên, sang ngày 11-5-1972, Bộ tư lệnh KQ dự báo KQ Mỹ có thể tiếp tục oanh kích các mục tiêu quan trọng sâu trong lãnh thổ miền Bắc Việt Nam, kể cả khả năng sử dụng B-52 ném bom phía Nam Nghệ An. Tuy nhiên, sáng hôm đó bầu trời miền Bắc Việt Nam hoàn toàn yên ắng. Đến 14h37 phút, trạm ra-đa phát hiện nhiều tốp máy bay từ Sầm Tơ  bay vào đánh Hà Nội. Trung đoàn KQ 927 nhận nhiệm vụ đánh chặn. 14h26 phút, biên đội MiG-21 của Ngô Văn Phú, Ngô Duy Thư xuất kích chiến đấu. Sau khi dẫn thay đổi hướng liên tục, biên đội phát hiện mục tiêu. Cả biên đội vào công kích hai tốp khác nhau. Ngô Duy Thư bám tốp F-105 và bắn cháy 1 chiếc. Trong khi đó, Ngô Văn Phú bám theo tốp F-4, quần nhau với chúng và bám được phía sau chiếc F-4 số 1, Ngô Văn Phú phóng 1 quả tên lửa, thấy điểm nổ chệch bên trái liền phóng tiếp quả thứ 2. Chiếc F-4D đã bị tên lửa của Ngô Văn Phú bắn hạ. Đây là chiếc F-4 do Trung tá Joseph Kittinger và Trung úy nhất William J. Reich thuộc Phi đoàn 555, Không đoàn 432, căn cứ Udorn điều khiển.Hai phi công này nhảy dù và bị bắt làm tù binh.
Trung tá Kittinger là 1 phi công lão luyện và được coi như huyền thoại của KQ Mỹ, từng là phi công thí nghiệm bay phục vụ cho các chương trình nghiên cứu vũ trụ và vào năm 1960 đã từng tham gia nhảy dù tự do từ kinh khí cầu ở độ cao 32,9 km. Kittinger có số giờ bay đến 7000 giờ. Ở Việt Nam, Kittinger đã thực hiện 485 lần chuyến xuất kích, chỉ còn 7 ngày nữa là kết thúc đợt chiến đấu thứ 3 tự nguyện tại Việt Nam và về nước ở tuổi 43, không ngờ bị Ngô Văn Phú - người thanh niên quê Hưng Yên mới có gần 300 giờ bay bắn rơi, sau chiến tranh mới được trao trả phía Mỹ.
Sau khi biên đội của Ngô Văn Phú và Ngô Duy Thư cất cánh thì biên đội MiG-21 của Nguyễn Tiến Sâm và Dương Đình Nghi cũng xuất kích với nhiệm vụ nghi binh và yểm trợ cho biên đội trước đồng thời sẵn sàng đánh chặn tốp tấn công sân bay Hòa Lạc nhưng không gặp địch.
Trong ngày, lực lượng MiG-19 và MiG-17 đều có những biên đội 4 chiếc xuất kích nhưng không gặp địch và quay về sân bay hạ cánh.
Như vậy, trận ngày 11-5-1972 biên đội của Ngô Văn Phú, Ngô Duy Thư đã bắn hạ 2 chiếc máy bay Mỹ, nhưng máy bay của Ngô Văn Phú cũng bị trúng đạn khi thoát ly khỏi không chiến, anh đã nhảy dù an toàn.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: tranphu341 trong 12 Tháng Năm, 2018, 05:20:00 am

           Chào bác chủ! Chào các bạn!!!
Người chiến sỹ không quân dũng cảm và tài hoa đại tá nhà văn nhà thơ. Và cao nhất là là là là người cựu chiến binh trong một lực lượng không quân oai hùng đã làm cho những phi công kỳ cựu của Ha Kỳ cùng các nước đồng minh nể phục. Trời đã cho anh bay trên trời cao sống và chiến đấu oai hùng. Trời lại cho anh những tài hoa cả những đào hoa trong cuộc sống!!!Thật tuyệt chúc mừng ngàn lần chúc mừng cùng sự ngưỡng mộ khâm phục anh!!!

           Đọc những bài viết của anh về những ngày tháng năm oai hùng cam go và rực lửa tôi hiểu các anh đã rất dũng cảm quyết tử chiến đấu và sẵn sàng hy sinh sẵn sàng cống hiến.

            Tôi cũng nhập ngũ lại vào những tháng năm đó có điều tôi luôn được chiến đấu bằng khẩu súng dài dưới mặt đất và kéo dài cả mấy cuộc chiến tranh. Gian khổ ác liệt hy sinh với biết bao những điều tưởng chừng không thể vượt qua nổi hoặc nói như tiêu cực muốn dính đạn thì để làm thương binh để hy sinh laọi ra khỏi cuộc chiến. Nhưng may mắn số phận tôi chúng tôi cùng đồng đội đã vượt qua với những hùng tráng và bi tráng khúc khải hoa ca đủ các âm điệu của người lính trận thực sự. Song luôn khâm phục kính phục và nể phục anh người phi công tuyệt trên cả tuyệt....


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Năm, 2018, 05:23:38 am
Bác  Phicôngtiêmkích tổ chức đi thăm bác  tranphu341 đi thôi


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 14 Tháng Năm, 2018, 06:09:50 pm
Cám ơn anh TranPhu đã theo dõi và động viên. Chúng tôi rất khâm phục những người lính bộ binh. Họ mới thực sự làm chủ chiến trường khi bước chân của họ được đặt đến. Cũng đã có biết bao hy sinh cùng những gian khổ ác liệt mà họ từng nếm trải. Sau chiến tranh, họ lại là những người trực tiếp lao vào cuộc dựng xây đất nước, làm giàu cho quê hương ngay chính trên mảnh đất mình sinh ra. Trân trọng và quý mến biết nhường nào. Hy vọng, tôi, Giangtvx cùng PhaPhai và Dongadoan sớm có dịp về thăm lại quê anh TranPhu.
Ngày 12-5-1972, lúc 10h50 phút, biên đội 2 chiếc MiG-19 của Tâm, Long thuộc Trung đoàn KQ 925 đã xuất kích chiến đấu và 2 phút sau, biên đội 2 chiếc MiG-19 của Sơn A, Tản cũng cất cánh. Khi Sơn A và Tản đang vòng về hướng Vĩnh Phú thì phát hiện một tốp F-4. Biên đội nhanh chóng vứt thùng dầu phụ, lao vào trận chiến. Vũ Viết Tản nã một loạt dài nện 33 viên đạn nhưng không trúng mục tiêu. Bọn F-4 kéo cao thoát ly khỏi trận chiến, bay về phía Tây. Biên đội của SơnA, Tản cũng về hạ cánh.
Như vậy, trong ngày 12-5-1972, 4 chiếc MiG-19 đã cất cánh, đã gặp địch nhưng không bên nào tạo được kêt quả trong chiến trận.
Cho đến ngày này, kết quả các trận không chiến chưa cao. Ta có bắn rơi máy bay Mỹ nhưng cũng tổn thất, nhiều phi công hy sinh. Ngày 12-5-1972, Bộ tư lệnh KQ đã tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm, tổng kết cách đánh của các loại máy bay đối với các đối tượng tác chiến khác nhau để chỉ rõ những thành công và thiếu sót trong tất cả các khâu, đề ra chủ trương, biện pháp mới. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp dự Hội nghị và chỉ đạo nhiều vấn đề. Sau Hội nghị, Bộ tư lệnh đã triển khai một loạt biện pháp, điều chỉnh lại việc bố trí lực lượng cùng sự cơ động  hỗn hợp tại các sân bay, sẵn sàng cho những cuộc chiến mới ngày càng ác liệt.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 23 Tháng Năm, 2018, 06:58:34 am
Tôi vừa kết thúc chuyến đi vào miền Trung giữa thời điểm nắng nóng nhất. Đi để thăm lại các sân bay Thọ Xuân, Vinh, Đồng Hới, để thấy được sự phát triển đến không ngờ ở những nơi mà cách đây mấy chục năm chúng tôi từng cơ động. Ở đâu chúng tôi cũng được tiếp đón chu đáo. Thật cảm động và tự hào khi tận mắt chứng kiến những thay đổi vượt quá cả sự mong chờ của mình và tự hào vì lớp lớp đàn em đã thực hiện được nhiều điều mong muốn ở những thế hệ trước.
Tôi cứ đi và cứ nhớ lại tháng 5 năm 1972, cái tháng mà những nơi này suốt ngày rền rĩ tiếng đạn, tiếng bom, tiếng rít của các loại máy bay cùng sự quật cường của cả dân tộc.
Sau trận không chiến của biên đội MiG-19 vào ngày 12-5-1972, ngày 18-5 tiếp tục những trận không chiến của MiG-17, MiG-19, MiG-21. Ngày này, Không quân Việt Nam đã xuất kích chiến đấu 26 lần/chiếc và tiến hành 8 trận không chiến. Cả 3 loại máy bay MiG-17, MiG-19, MiG-21 đều bắn rơi máy bay Mỹ. Các máy bay của KQ Việt Nam xuất kích và không chiến với các loại máy bay Mỹ vào buổi sáng đều về hạ cánh an toàn. Riêng buổi chiều, hai chiếc MiG-19 của biên đội Phạm Ngọc Tâm, Nguyễn Thăng Long khi cất cánh chiến đấu tại khu chiến Lục Nam bị bắn rơi. Cả hai phi công nhảy dù an toàn.
Ngày 20-5, biên đội MiG-21 của Lương Thế Phúc, Đỗ Văn Lanh xuất kích lúc 11h35 phút đã gặp và giao chiến với tốp 12 chiếc F-4. Trong trận không chiến không cân sức này, phi công Đỗ Văn Lanh đã bắn rơi 1 chiếc F-4. Phi công trên chiếc F-4D này là John D. Markle nhảy dù được cứu thoát, còn James W. William thì bị bắt làm tù binh.
Sang ngày 23-5, các loại máy bay MiG-17, MiG-19, MiG-21 đều xuất kích và lao vào những cuộc không chiến với số đông máy bay Mỹ. Nguyễn Đức Soát trên MiG-21 đã bắn tan xác chiếc A-7, Phạm Hùng Sơn trên MiG-19 bắn cháy chiếc F-4, Vũ Văn Đang và Nguyễn Văn Điển trên MiG-17 mỗi người bắn rơi 1 F-4, nhưng phía KQ Việt Nam cũng chịu tổn thất : phi công MiG-19 Vũ Chính Nghị phải nhảy dù, phi công MiG-17 Nguyễn Văn Điển khi bám theo một chiếc F-4 khác, không kịp kéo ra khỏi góc bổ nhào quá lớn, đã lao xuống đất, hy sinh. Phi công Vũ Văn Đang trên MiG-17 cũng phải nhảy dù nhưng lại bị trúng mảnh quả tên lửa thứ hai nên đã hy sinh. Phi công MiG-17 Nguyễn Công Ngũ cũng phải bỏ máy bay, nhảy dù. Vậy là, trong ngày 23-5-1972, KQ ta xuất kích 9 tốp với 28 lần/chiếc của cả ba loại máy bay MiG, trong đó, 3 tốp gặp đối phương và tiền hành không chiến, bắn rơi 5 máy bay Mỹ nhưng cũng chịu nhiều tổn thất (2 phi công hy sinh, 2 nhảy dù).
Ngày 24-5, hai biên đội MiG-21 xuất kích là Phạm Phú Thái, Nguyễn Công Huy và Lương Thế Phúc, Đỗ Văn Lanh, đã gặp địch, lao vào không chiến nhưng trong các trận không chiến này, các biên đội MiG bắn đến 6 quả tên lửa nhưng không hạ được mục tiêu nào. Riêng Đỗ Văn Lanh, máy bay của anh bị mảnh đạn của pháo cao xạ văng vào làm chảy hết dầu, động cơ ngừng hoạt động. SCH lệnh cho nhảy dù nhưng anh vẫn bình tĩnh đưa máy bay về hạ cánh an toàn trên sân bay Đa Phúc (chuyện này tôi đã kể tỉ mỉ trong "Chiến mã trên không" rồi). Trong 2 lần xuất kích của 2 biên đội, tuy không bắn rơi  máy bay Mỹ nào nhưng đã góp phần cản phá đợt tấn công của Không quân Mỹ vào các mục tiêu.
Ngày 31-5, biên đội MiG-21 của Nguyễn Văn Lung, Mai Văn Tuế nhận lệnh xuất kích vào lúc 15h17 phút đã gặp nhiều tốp F-4 và vào giao chiến với chúng. Trong trận này, phi công Nguyễn Văn Lung đã bị 4 quả tên lửa của F-4 bắn. Ba quả trước không trúng, nhưng quả thứ tư đã lao đúng vào buồng lái của chiếc MiG, phá hủy phần đầu của máy bay nên anh Nguyễn Văn Lung - Đại đội trưởng Đại đội 9 đã hy sinh.
Tổng kết lại, tháng 5 là tháng Không quân Việt Nam tổ chức đánh địch nhiều ngày nhất. Tính ra có đến 25/31 ngày. Cả ba loại tiêm kích MiG-17, MiG-19, MiG-21 đều xuất kích và tham gia chiến đấu trong các trận không chiến. 125 tốp với 325 lần chiếc trong đó có 31 tốp gặp địch, bắn rơi 16 chiếc F-4, 1 chiếc F-105, 2 chiếc A-7 là kết quả không nhỏ. Nhưng ta cũng gánh chịu tổn thất : hy sinh 11 phi công và 6 phi công nhảy dù an toàn.
Phía trước thời gian còn dài. Nhiều cuộc không chiến ác liệt còn đang chờ đợi, nhưng cho dù có gian nan, vất vả và hy sinh đến đâu chăng nữa thì các phi công tiêm kích của KQ nhân dân Việt Nam cũng đã sẵn sàng nghênh đón, sẵn sàng đi đến cùng cho tới kết cục cuộc chiến thắng lợi...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 23 Tháng Năm, 2018, 06:36:56 pm
xuanv338 chào anh phicongtiemkich.  Càng đọc chuyện của anh phicongtiemkich càng hiểu sâu hơn binh chủng nhà trời. Bao hy sinh thật lớn cả về người và máy bay mà ngày chiến tranh có mấy khi lính bộ binh được nghe ai kể chuyện thế này. Những cái tên anh nhắc trong các trận không chiến nghe đã quen thuộc qua những trang hồi ức anh viết về đồng đội. Chuyện viết của anh nghe thật bi hùng. Những trận không chiến mất đi một phi công là một tổn thất vô cùng to lớn. Một tiểu đoàn quân may ra chọn được 1,2 lính đủ tiêu chuẩn làm lính bay. Huấn luyện đào tạo, nơi đào tạo một lính biết bay đâu đơn giản như một anh lính bộ bình. Và để có một phi công bay giỏi, thông minh, kinh nghiệm đánh giặc giữa trời đâu có được ngay sau đào tạo. Mỗi lần đọc chuyện thấy anh nhắc lại hy sinh thêm một phi công mà người đọc xót sa , thương tiếc. Cảm ơn anh nhà chuyển sử thành văn Nguyễn Công Huy đã cho người đọc biết cái thật nhất của KQ Việt Nam trong cuộc chiến tranh đã lùi xa mà chưa mấy ai được biết cái thật nhất của nó. xuanv338 chúc anh khỏe, xuất bản thêm nhiều cuốn sách quý để mãi cho đời sau.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 25 Tháng Năm, 2018, 08:07:44 pm
Cám ơn Xuanv338 đã luôn theo dõi và động viên kịp thời tựa như người Chính trị viên vậy. Quả thực, cho tới ngay thời điểm này, việc tuyển phi công tiêm kích cũng vẫn rất khó khăn mặc dù đời sống vật chất bây giờ khác xa thời xưa nhiều. Vấn đề chính vẫn là có thích nghi được với cuộc sống trên không hay không và các phản xạ trong chiến đấu sẽ thế nào. Để đào tạo thành 1 phi công, ít nhất phải mất 3 năm, sau đó về đơn vị chiến đấu cũng phải mất từng ấy thời gian nữa để kèm cặp quen dần với những điều kiện cụ thể chuẩn bị cho chiến trận và rồi cũng không biết phải mất bao lâu nữa mới hình thành được bản lĩnh chiến đấu. Nói ra thì thật khó và dài dòng. Chính vì thế mà có đoàn bay này về nước thì hy sinh ít, đoàn khác lại hy sinh nhiều hơn. Nhưng tựu trung lại, bất kể phi công nào hy sinh (dù trong chiến đấu hay huấn luyện) cũng đều là tổn thất rất lớn. Tôi nói đây không phải là xem thường sự hy sinh của các người lính khác, nhưng với lính bay đào tạo quá tốn kém và trách nhiệm không nhỏ trong nhiều việc, đơn thuần nhất là tài sản trang thiết bị đang nắm giữ. Và cũng bởi là Binh chủng non trẻ và nằm trong khuôn khổ bí mật nên ít người biết thực chất nó ra làm sao. Có những điều sau nhiều năm chiến tranh có thể nói được mà cũng có điều không bao giờ nói được bởi nhiều lí do. Cũng xin các đồng đội thông cảm và sẻ chia.
Tôi xin hé lộ một chút là cuốn "Bay vào vũ trụ" viết về người được tặng 3 lần Anh hùng, phi công vũ trụ - Trung tướng Phạm Tuân cũng sắp ra đời. Có lẽ, nếu đọc thì mới hiểu việc tuyển chọn và rèn luyện để trở thành phi công vũ trụ nó gian nan tới mức nào và cũng hiểu thêm con người trên vũ trụ họ ăn, ở, ngủ, nghỉ cùng các sinh hoạt khác nó khác người dưới mặt đất thế nào. Để so sánh thì các phi công tiêm kích chắc không được nhiều phần như họ đâu...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 30 Tháng Năm, 2018, 04:57:00 pm
xuanv338 chào anh phicongtiemkich. Nghe chuyện lính nhà trời đánh nhau ko chỉ riêng xuanv338 mê đâu anh.  Anh lính không chiến cũng giỏi và viêt văn cũng tài. Anh viết một cuốn chuyện cứ như ngày xưa có anh lính xa nhà viết lá thư từ ngoài tiền tuyến gửi cho người yêu ở hậu phương vậy. EM chúc mừng anh sắp có cuốn chuyện ra đời. Nhân vật chính của cuốn chuyện lại là người quê Lúa.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 04 Tháng Sáu, 2018, 09:26:12 am
Ban liên lạc cựu học viên Trường không quân Krasnodar họp tổng kết một năm hoạt động. Chuẩn bị đón sách kỷ yếu và tổ chức gặp mặt kỷ niệm 80 năm thành lập trường.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 05 Tháng Sáu, 2018, 06:35:04 am
Cám ơn Xuanv338 và Viet Trung 51 đã động viên và đưa tin. Chuyện viết sách thì chẳng được như Xuanv338 nghĩ đâu. Thoạt đầu là phải đặt vấn đề xem nhân vật ấy có đồng ý cho mình viết không đã, sau rồi mới "lân la" trò truyện để "moi" tư liệu, rồi về cặm cụi viết nháp, rồi trình cho nhân vật ấy duyệt rồi lại mang về chỉnh sửa. Cứ như vậy phải mất khá nhiều lần mới xong bản thảo. Tiếp đến là sưu tầm ảnh cùng các tư liệu có liên quan rồi lại trình, lại chỉnh sửa. Xong hết các "công đoạn" rồi thì nhân vật nếu không còn ý kiến gì nữa mới viết cho mình mấy dòng tựu trung là "Tôi đã đọc kỹ, không có ý kiến gì nữa, nay giao cho tác giả hoàn tất việc in ấn". Tới bấy giờ mới lần tìm NXB để xin cấp phép rồi tiếp đến là các thủ tục a,b,c...Nói chung, "đứa con tinh thần" cũng cứ phải thai nghen đủ 9 tháng 10 ngày mới mong ra đời, có "đứa con" còn như "chửa trâu", phải hơn cả năm đấy, Xuanv338 ạ. Nó chẳng nhanh như viết thư về nhà mà lại càng chẳng nhanh bằng viết thư tình đâu!
Cuốn "Kỷ yếu những học viên học tại trường KQ Krasnôđar" mất khá nhiều thời gian để sưu tầm ảnh cùng các tư liệu liên quan đến từng học viên. Vì in bằng song ngữ (tiếng Việt và tiếng Nga) nên cũng mệt hơn. Tổng cộng, từ năm 1961 đến năm 1992 đã có 1.730 học viên Việt Nam đào tạo tại trường (còn được gọi là Trường Đại học hàng không quân sự mang tên Anh hùng Liên-xô A.K.Sêrôp). Tốt nghiệp được 1.066 học viên gồm 581 phi công và thành viên tổ bay, 481 kỹ thuật viên hàng không cùng 4 dẫn đường mặt đất. Số không tốt nghiệp chủ yếu do sức khỏe và học lực không đáp ứng yêu cầu. Khi về nước tham gia chiến đấu, đã có 83 người lập chiến công : bắn rơi 170 máy bay các loại của Mỹ, ném bom gây thương tích nặng 2 tàu chiến thuộc Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, đánh hỏng nhiều căn cứ quân sự quan trọng của địch. 38 phi công được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Có 12 phi công trở thành phi công Ace và 1 phi công vũ trụ. 123 đồng chí đã anh dũng hy sinh trong các trận không chiến. Có 1 đồng chí trở thành Ủy viên Bộ chính trị, 2 đồng chí Ủy viên TW Đảng, 1 là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, 1 Thứ trưởng và 20 đồng chí được phong quân hàm cấp tướng.
Từ năm 2007 đến nay vẫn có một số đoàn học viên Việt Nam tiếp tục được đào tạo tại trường (đào tạo cả phi công lẫn kỹ thuật viên).
Cuốn kỷ yếu này ra đời nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập trường (với tiêu đề "Trường Không quân Sêrôp A.K. Krasnôđar - Một thời tuổi trẻ") là như vậy.
Báo cáo, hết!...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Viet Trung 51 trong 07 Tháng Sáu, 2018, 01:53:27 pm
Cảm ơn anh PCTK đã cho biết rõ thông tin về cuốn "Kỷ yếu những học viên học tại trường KQ Krasnôđar". Em muốn hỏi thêm về trường hợp các ĐC đã hy sinh trong khi học tập tại trường KQ Krasnodar, cụ thể là có bao nhiêu ĐC đã hy sinh. Em được biết QC đã cho di chuyển các ĐC ấy về VN, nhưng ở bên ấy nhân dân bạn vẫn ghi nhớ các AE hy sinh như ở Akhtary, dù hài cốt ĐC Chính đã được chuyển về VN, tuy nhiên ở NT địa phương vẫn có bia mộ "gió" và nhân dân bạn vẫn đến viếng, đặt hoa...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 13 Tháng Sáu, 2018, 09:20:30 am
Cám ơn Xuanv338 đã quan tâm rất chi tiết. Trong quá trình học tập tại trường Krasnôđar, có 7 học viên hy sinh trong các trường hợp khác nhau. Hiện cho tới giờ vẫn còn 3 đồng chí chưa đưa về nước được với lí do khi chôn cất hồi ấy chỉ khắc bia chí bằng gỗ nên qua thời gian bị mục nát không tìm lại được dấu vết. Cũng đã từng có nhiều đoàn sang tìm rồi nhưng không kết quả. Đành xây đài tưởng niệm các đồng chí ấy trong tâm khảm mà thôi. Trong 3 người ấy, có một người bay cùng đoàn tôi và chơi thân với tôi. Anh ấy là học sinh miền Nam tập kết. Khi chuyển loại từ L-29 lên bay MiG-21, vì lí do sức khỏe, anh ấy phải chuyển xuống bay MiG-17.  Đêm trước khi chia tay, chúng tôi thức trắng đêm, chủ yếu nghe anh ấy tâm sự. Vốn dĩ là người ít nói, kiệm lời, vậy mà đêm hôm đó anh ấy nói rất nhiều, hầu như tôi không có cơ hội nói chen ngang. Không biết đấy có phải là một cái "điềm" hay không nhưng thời gian ngắn sau thì anh ấy hy sinh. Khi cất cánh, vừa tách đất để lấy độ cao, máy bay anh ấy bốc cháy, anh không kịp xử lí và hy sinh ngay đầu đường băng của sân bay Kusôpscaia.
Chúng tôi vẫn hay nói chuyện về anh ấy cho dù anh ấy đã "đi xa" đến biệt tăm. Thi thoảng tôi vẫn mơ gặp anh ấy cùng các anh khác trong đoàn bay đã vĩnh viễn "xếp lại đôi cánh của mình", thậm chí còn nói chuyện cười vui với nhau nữa, hệt như cái thời từng sống với nhau. Chỉ lúc giật mình tỉnh giấc mới biết rằng mình vừa gặp đồng đội trong mơ. Vậy là không thể ngủ lại nổi và nước mắt cứ thế chảy tràn...Những đêm mất ngủ quả là những đêm thật dài...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 04 Tháng Bảy, 2018, 03:18:44 pm
Tôi vừa có chuyến đi vào sân bay Phù Cát thăm lại nơi cách đây 31 năm tôi từng hạ cánh ở đó. Số là, khi ấy Sư đoàn chúng tôi mang tặng các Trung đoàn KQ ở Phù Cát và Biên Hòa một số MiG-21. Tôi bay dẫn toàn đội vào hạ cánh ở Đà Nẵng, ngày hôm sau thì chia thành hai tốp : tốp đi Biên Hòa và tốp đi Phù Cát. Tôi tách ra dẫn biên đội 4 chiếc đi Phù Cát bàn giao cho Trung đoàn 940 nay là 925. Bốn anh em chúng tôi ở lại đó vài hôm rồi được An-26 chở ra Bắc. Từng ấy năm tới giờ tôi mới trở lại. Cảnh sắc gần như thay đổi hoàn toàn, từ sân bay đến nơi ăn ở, từ chủng loại máy bay đến đội ngũ phi công...tất cả đều gây cho tôi sự ngỡ ngàng. Cuối tháng này, Trung đoàn lại đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Trung đoàn KQ 925 trước kia được trang bị loại máy bay MiG-19 đã ra quân đánh thắng trận đầu ngày 8-5-1972 và liên tục tổ chức các cuộc không chiến thắng lợi vào các ngày sau đó. Trung đoàn 925 ngày nay được trang bị loại Su-27 hiện đại hơn nhiều. Tôi đã có dịp ngồi hàn huyên với số phi công của Trung đoàn. Chúc Trung đoàn luôn phát huy truyền thống vẻ vang và viết tiếp những trang sử hào hùng của Trung đoàn Anh hùng.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Haianh_od trong 04 Tháng Bảy, 2018, 05:21:45 pm
Cám ơn chú PCTK đã ghi lại những trang sử hào hùng của những năm chống Mỹ.
Thật là tình cờ trong buổi dự lễ tốt nghiệp của con gái cháu tại Bournemouth - Anh quốc, bố của một bạn tốt nghiệp cùng cũng là PC trung đoàn vận tải 918. Hôm nay cả nhà cháu đi đến Augsburg nơi con trai AHLS PC Nguyễn Duy Lai (E923) định cư và sẽ dự ngày giỗ của ông. Chắc là ba cháu và chú Lai cũng mừng vì con cái đã gắn kết với nhau.
Cuốn sách dịch của chú có hi vọng gì không? Đang trong những ngày sôi động của WC2018 tại Nga chợt nhớ đến 2019 là năm VN tại Nga và ngược lại. Hi vọng cuốn truyện dịch của chú sẽ được ra mắt trong dịp đó.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 09 Tháng Bảy, 2018, 08:50:52 pm
Chúc mừng HaiAnh và gia đình có nhiều tin vui cùng sự gắn kết tại nơi xa xôi. Chắc là hai cựu phi công tiêm kích từng hy sinh thân mình để giữ cho bầu trời của Tổ quốc Việt Nam được yên bình cũng sẽ rất mừng vì sự trưởng thành của con cháu mình.
Cuốn "Những anh hùng bầu trời Hắc Hải" vẫn chưa tìm được lối ra, đành nằm "chờ thời". Hy vọng thời gian tới sẽ sáng sủa hơn.
Tổng kết lại trong tháng 6 năm 1972, KQ Việt Nam đã tham gia chiến đấu từ 1-6 đến 27-6 (13 ngày trong tháng), đã bắn rơi 17 máy bay Mỹ, chủ yếu là F-4. Cả 3 loại máy bay tiêm kích MiG-17, MiG-19, MiG-21 đều xuất kích. Lực lượng đánh chính là MiG-21 với tất cả các trận thắng. MiG-17 và MiG-19 không bắn rơi chiếc nào. Phía KQ Việt Nam bị rơi 4 chiếc (3 MiG-19 và 1 MiG-21). Hai phi công nhảy dù an toàn và hai phi công hy sinh.
Đặc biệt, trong ngày 27-6, một ngày đánh lớn của KQ Việt Nam. Các biên đội MiG-21 của hai Trung đoàn 921 và 927 đều cất cánh, hiệp đồng chiến đấu và lập công lớn, đã bắn rơi 5 chiếc máy bay Mỹ ( biên đội MiG-21 của Bùi Đức Nhu và Hạ Vĩnh Thành bắn rơi 1F-4, hai biên đội MiG-21 của Nguyễn Đức Soát, Ngô Duy Thư và của Phạm Phú Thái, Bùi Thanh Liêm đã bắn rơi 4 F-4 (mỗi người trong biên đội đều bắn hạ 1 chiếc), cản phá thành công các đợt đánh phá của KQ Mỹ, bảo vệ mục tiêu được giao.
 Bước sang tháng 7-1972, ngày 4-7 có trận không chiến nhưng bất phân thắng bại. Sang ngày 5-7, biên đội MiG-21 của Nguyễn Tiến Sâm, Hạ Vĩnh Thành đã bắn hạ 2 chiếc F-4. Tới ngày 8-7 là ngày KQ Việt Nam bị thiệt hại nặng nề : 3 phi công hy sinh triong các trận không chiến, đó là Đặng Ngọc Ngự, Nguyễn Ngọc Hưng và Vũ Văn Hợp. Anh Đặng Ngọc Ngư đến thời điểm ấy đã là phi công nổi tiếng, từng bắn hạ được 7 chiếc máy bay Mỹ. Ngày này là ngày quá nặng nề vì tổn thất quá lớn sau 2 tháng KQ Việt Nam chiến thắng giòn giã. Hàng năm, cứ đến ngày này là chúng tôi lại nhắc đến tất cả các anh với những niềm tiếc thương vô hạn xen lẫn niềm tự hào bởi các anh đã chiến đấu anh dũng trong những trận không chiến không hề cân sức. Các anh đã không tiếc máu xương và cả bản thân mình để mang lại cho bầu trời sự bình yên, để Đất Nước được thanh bình. Luôn kính cẩn nghiêng mình trước anh linh của các anh!...


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 13 Tháng Bảy, 2018, 10:36:46 am
Chúc mừng bác phicôngtiêmkích vừa in xong một cuốn sách mới : "BAY VÀO VŨ TRỤ".

Thật cảm phục. Càng viết bác càng chắc tay, cuốn sau hay hơn , hấp dẫn hơn cuốn trước.

Được phép của bác, cuốn "BAY VÀO VŨ TRỤ" bắt đầu được số hóa tại http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=31379.new#new.

Thay mặt những người đọc, xin trân trọng cám ơn bác phicôngtiêmkích !


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 18 Tháng Bảy, 2018, 01:37:54 pm
Cám ơn Giangtvx đã sớm cho các bạn đọc tiếp cận với cuốn "Bay vào vũ trụ". Hôm qua, anh Từ Đễ (Anh hùng của Phi đội Quyết thắng) gọi điện cho tôi nói là : "Tôi ngồi uống cà phê ngoài quán, nghe mấy cha đàm luận rằng hình như mới có cuốn viết về Phạm Tuân ra đời, mà cái thằng cha Huy là thằng nào mà dám viết về ông Tuân?. Tôi cứ lẳng lặng nghe bọn ấy bàn luận thôi. Vui ra phết!". Tôi trả lời anh Từ Đễ : "Sao anh không góp cho một câu là : nó là thằng người!. Thế có phải vui hơn không?". Thì ra, ở đời này lắm lúc người ta chuộng cái danh, chuộng cái hư hơn là chuộng cái thực. "Quen nể vì dạ, lạ nể vì áo!" - người xưa dạy thế chẳng có sai.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 18 Tháng Bảy, 2018, 02:30:01 pm
Tôi nói thêm một chút về trận không chiến ngày 5-7-1972 với biên đội MiG-21 của Nguyễn Tiến Sâm và Hạ Vĩnh Thành. Lúc 10h23 phút, biên đội cất cánh từ sân bay Đa Phúc và được dẫn tiếp địch. Hạ Vĩnh Thành phát hiện 4 chiếc F-4 (đây là biên đội với mật danh Kingman đi yểm hộ đội hình 16 chiếc cường kích vào tấn công các mục tiêu ở Hà Nội). Số 1 phân công mục tiêu đánh và cả hai số nhanh chóng bật tăng lực tiếp cận mục tiêu. Trong trận này, cả Nguyễn Tiến sâm và Hạ Vĩnh Thành mỗi người bắn hạ 1 F-4 và về hạ cánh an toàn, nhưng có 1 chi tiết thú vị là khi Nguyễn Tiến Sâm vào công kích bắn quả thứ nhất không kết quả liền lao sát đến cự li chỉ khoảng 600-700 mét thôi và bắn quả thứ hai. Quả tên lửa lao thẳng vào chiếc F-4, nó bùng cháy nhưng vì cự li quá gần, Sâm không kịp kéo máy bay mình thoát li, đành nhắm mắt cho máy bay mình lao thẳng vào trung tâm điểm nổ của thằng F-4. Máy bay lao ra thì chết máy. Sâm kịp mở máy trên không ở độ cao 4000 mét và về Đa Phúc hạ cánh. Khi máy bay về, mọi người nghĩ rằng đấy là chiếc F-4 bay lạc đường vì màu sơn của nó đen sẫm, nhưng lại ớ người ra vì F-4 không có đầu nhọn như thế, chỉ MiG-21 thôi. Nhưng biên đội MiG-21 blúc xuất kích đều mang màu trắng sáng, sao bây giờ lại có chiếc đen trũi thế kia. Máy bay ấy chính là chiếc mà Nguyễn Tiến Sâm lao qua vùng nổ của F-4, bị muội than của đám cháy "sơn" đen. Trong buồng lái thì Sâm không phát hiện được chuyện ấy, chỉ thấy kính buồng lái như kính râm, không trong suốt như trước mà thôi. Lúc lăn về sân đỗ, tất cả mọi người ùa ra, trầm trồ tựa như chuyện ngựa của Tiết Đinh Quý màu trắng khi trở về sau chiến trận lại trở thành màu đỏ như xích thố mã vì máu kẻ địch phun kín người ngựa vậy. Một ai đó còn lấy ngón trỏ của mình viết trên lớp muội than dòng chữ bằng tiếng Nga : "Sâm ma-la-đét" - Sâm thật cừ khôi. Thật tiếc là không có ai chụp lại được bức ảnh có một không hai vào đúng thời điểm ấy. Từng ấy năm trôi qua rồi nhưng người thợ máy giữ chiếc máy bay ấy vẫn nhắc lại kỷ niệm xưa khi tôi gặp anh. Anh nói nó chỉ như vừa xảy ra lúc nãy thôi. Ít ai nhắc đến câu chuyện này.
Vào ngày 11-7-1972 có trận đánh có lẽ là cuối cùng trên MiG-17. Biên đội của Hán Vĩnh Tưởng và Hoàng Thế Thắng khi đang bay huấn luyện trên vùng trời sân bay Kép thì nhận được thông báo có địch. Hai anh chuyển sang tư thế chiến đấu và phát hiện ngay 2 chiếc F-4 bay phía sau mình. Biên đội MiG-17 nhanh chóng vứt thùng dầu phụ và lao vào cuộc tao ngộ chiến. Trong trận này, Hán Vĩnh Tưởng bắn hạ 1 F-4J. Chiếc này rơi ngay phía Tây sân bay Kép 15 km và hai phi công bị bắt làm tù binh. Đây là chiếc F-4 cuối cùng bị MiG-17 bắn hạ trong chiến tranh. Còn Hoàng Thế Thắng sau khi bám đuổi thằng F-4 khác đến tận vùng trời Hiệp Hòa thì hạ gục nó, nhưng anh chưa kịp thoát li thì đã bị tốp F-4 khác phóng tên lửa. Máy bay của anh bốc cháy và anh đã anh dũng hy sinh. Đây cũng là trường hợp hy hữu khi đang bay huấn luyện chuyển sang chiến đấu và cả biên đội đều lập công. Sau trận này cho đến kết thúc chiến tranh thì hầu như MiG-17 không còn trận không chiến nào nữa.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 25 Tháng Bảy, 2018, 04:19:24 pm
Nhân 71 năm ngày thương binh liệt sĩ, xin kính chúc các gia đình thương binh, liệt sĩ sức khỏe và bình an. Chúc các đồng chí thương bệnh binh có sức khỏe và đầy nghị lực, "tàn nhưng không phế" !.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Giangtvx trong 18 Tháng Tám, 2018, 08:00:42 am
       Trích trong LÍNH BAY T2 trang 40 :

       "Năm 1969, chúng tôi được giao nhiệm vụ sơ tán cất giấu máy bay sang “Trường Không quân Việt Nam” tại Tường Vần, một tỉnh phía nam Trung Quốc cách 300 - 400km phía bắc biên giới Mianmar. Sân bay này nằm trên vùng núi cao 1.886m so với mặt nước biển có tọa độ 100° 44’ kinh độ, 25° 26’ vĩ độ, nằm cách không xa một hồ nước rộng lớn có tên Đại Lý. Theo các anh phi công lớp trước làm giáo viên thế hệ đầu của trường, đây là nơi mà cả nghìn năm trước Lý Thường Kiệt đã mang quân lên chinh phạt, phá tan âm mưu chuẩn bị tấn công xâm lược của nhà nước phương Bắc. Các anh bảo, xung quanh Đại Lý còn khá nhiều đền, miếu ghi lại biến cố lịch sử này" (Không biết bây giờ còn không - chú thích của tác giả).

Xin hỏi : ngoài viêc đánh phá và chiến thành Ung Châu (ở phía Quảng Tây) Lý thường Kiệt còn đánh sang Trung Quốc từ phía tây bắc Việt Nam sang tận Đại Lý? Chưa thấy sử sách nào nói về việc này ?


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: tranphu341 trong 22 Tháng Tám, 2018, 07:49:37 am

         Chào bác chủ cùng các bạn!!!
     
         Vừa qua Tranphu341 bị bện phải điều trị tại bệnh viện Nội tiết 2 Hà Nội. Trong thời giuan trị bện rất vui rất cảm động khi được bác chủ nhà Phi Công cùng bác Giangtvx vào thặm tặng sách và tặng cả quà nữa cùng những lời động viên những câu chuyện vui mà lúc nào cũng sẵn trong 2 vị khách quý.

         Khi khách vừa về Tranphu341 đã đọc đọc ngấu nghiến cuốn sách :"Bay vào vũ trụ" mà tác giả Nguyễn công Huy đã tặng. Anh viết thật hay thật chuyên nghiệp. Qua cốn sách tôi hiểu được rất nhiều về chuyến bay của Phan Tuân người anh hùng vũ trụ và hiểu rất nhiều về những điều mà từ trước đến nay không thể hiểu .

          Không biết nói gì hơn xin được trân trọng ngưỡng mộ và cảm ơn các anh !!!Kính


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 23 Tháng Tám, 2018, 08:12:23 am
Chào Giangtbx, anh TranPhu và các đồng đội!
Lâu nay vì mắc nhiều việc nên không về nhà, nay mở cửa thì thấy đã có khách thăm mà mình vắng mặt thì áy náy quá.
Chuyện Lý Thường Kiệt đánh đến đâu và đánh hướng nào chỉ có sử sách mới ghi rõ thôi. Ở "Lính Bay 2" thì anh Phạm Phú Thái cũng chỉ "nghe các anh lớp trước nói vậy" chứ thực hư đâu rõ. Ngay những trang viết về tôi cũng thế, cũng có nhiều chi tiết không chuẩn. Tôi mail cho anh ấy thì anh ấy nhắn lại : "Vì lâu quá rồi, lại nhớ nhớ quên quên nên không chuẩn. Thông cảm cho nha!". Sách đã in ra rồi nên tôi đành chịu. Vậy thôi!. Vừa rồi anh ấy bị chó không biết của nhà ai cắn, phải đi tiêm 6 mũi phòng dại. Anh ấy không nói với ai nhưng bạn tôi bỗng dưng nhắn cho tôi : "Chó cắn áo rách đã đành
                                                       Sao mày dám cắn áo lành, chó ơi?
                                                       Cú này đâu phải chuyện chơi
                                                       Bạn tao sùi mép thì đời mày toi!"
Thế là tôi tìm hiểu nguồn cơn, mới rõ. Hy vọng anh ấy không sao.
Rất mừng là anh TranPhu đã xuất viện và mọi chuyện đều ổn. Cứ để cho hết tháng Ngâu này rồi bọn tôi sẽ sắp xếp công việc, về thăm anh tại quê.
Tôi đang cặm cụi vào chuyện cho ra đời cuốn "Qua miền Tây Bắc" và manh nha viết tiếp về những phi công đánh đêm, Đại đội (sau này là Phi đội) đánh đêm, thành ra cũng sao nhãng việc thăm nhà. Các đồng đội thông cảm cho nếu có những gì khí không phải!.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: xuanv338 trong 26 Tháng Tám, 2018, 05:45:29 pm
xuanv338 xin chào anh chủ Phicongtiemkich.  Chào tất cả các anh em đang tham gia trang nhà. Chiều nay xuanv338 phấn chấn quá!. Một là mừng anh trai TranPhu 341 đã điều trị tạm ổn bệnh ra viện về quê nhà. Mừng thứ hai là nhận được sách mới " BAY VÀO VŨ TRỤ" Đêm nay có sách mới đọc rồi. Em cảm ơn anh phicongtiemkich, cảm ơn tác giả cuốn tự truyện Nguyễn Công Huy. Mỗi lần nhận sách của các anh , xuanv338 lại trách mình sao mãi mà không nặn ra được câu chuyện cứ giang dở mãi. Chẳng lẽ câu chuyện lại giang dở mãi sao? Phải phấn đâu khi điều kiện cho phép. chỉ cần thời gian và cảm xúc lại về, thêm nữa tâm trạng được an bình. Sắp hết tháng ngâu rồi anh phicongtiemkich ạ.


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: tranphu341 trong 27 Tháng Tám, 2018, 10:59:44 am

          Chào bác chủ ! Chào các bác!!!

           Như thế là Tranphu341 đã hoàn thành nhiệm vụ của bác chủ 'Lính nhà Trời" rồi nhé. Hôm qua Tranphu341 đã thay tắc giả tặng sách cho cô lính hóa nghiệm, cô nhà văn Xuanv338. Sáng nay đã trực tiếp đến nhà anh Nhà Thơ Đặng Thành Văn để thay tác giả tặng sách cho anh Văn. Anh Văn rất vui cảm động anh cũng vừa đi mổ bệnh thoát vị gì đó nay cũng đã khỏe. Thay mặt anh chị em Thái bình xin trân trọng cảm ơn nhà văn Phong Huy - Phi công tiêm kích -

           Xin được trân trọng kính mới các anh nhóm ta và anh Đông A ĐOÀN Cùng các anh em khác nữa về Thái Bình chơi giao lưu hy vọng là anh em sẽ có nhiều hàn huyên thậy vui thật ý nghĩa !!!Kính!!!


Tiêu đề: Re: Phi công tiêm kích (phần III)
Gửi bởi: Phicôngtiêmkích trong 27 Tháng Tám, 2018, 03:22:10 pm
Trước hết phải cám ơn anh TranPhu đã làm giúp nhiệm vụ của người quân bưu. Cám ơn Xuanv338 đã động viên. Tôi đang cố lập chương trình để ngày nào đó sẽ về TB hàn huyên với anh em ở đó. Đương nhiên là sẽ cố mời cả Dongadoan cùng đi. Rất hy vọng là Xuanv338 viết tiếp những trang dang dở của mình vì sức khỏe bây giờ chắc đã ổn. Cũng mong sớm thấy được tập 3 "Hồi ức chiến trường K" của anh TranPhu. Tôi vẫn cho rằng, nhiều người viết về nhiều mảng, nhiều góc độ trong chiến tranh qua và trong cuộc sống thường nhật thì càng hay. Tôi như đang chạy đua với thời gian vì thấy đoạn đường trước mặt của mình quá ngắn. Có thể, có người cho rằng đấy là bi quan, nhưng thực ra, đúng vậy. Vèo cái đã sắp hết năm 2018 rồi còn gì!.