Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:32:55 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Viện Hòa bình Hoa Kỳ (USIP)  (Đọc 692 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« vào lúc: 06 Tháng Tám, 2021, 11:25:47 am »

"𝑪𝒉𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒊̀𝒏𝒉 𝒅𝒐 𝑩𝒐̣̂ 𝒕𝒓𝒖̛𝒐̛̉𝒏𝒈 𝑨𝒖𝒔𝒕𝒊𝒏 𝒗𝒂̀ 𝑩𝒐̣̂ 𝒕𝒓𝒖̛𝒐̛̉𝒏𝒈 𝑸𝒖𝒐̂́𝒄 𝒑𝒉𝒐̀𝒏𝒈 𝑽𝒊𝒆̣̂𝒕 𝑵𝒂𝒎, Đ𝒂̣𝒊 𝒕𝒖̛𝒐̛́𝒏𝒈 𝑷𝒉𝒂𝒏 𝑽𝒂̆𝒏 𝑮𝒊𝒂𝒏𝒈 𝒌𝒉𝒐̛̉𝒊 đ𝒐̣̂𝒏𝒈 đ𝒂́𝒏𝒉 𝒅𝒂̂́𝒖 𝒍𝒂̂̀𝒏 đ𝒂̂̀𝒖 𝒕𝒊𝒆̂𝒏 𝑯𝒐𝒂 𝑲𝒚̀  𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒎𝒐̣̂𝒕 𝒄𝒉𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒊̀𝒏𝒉 𝒄𝒉𝒊́𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖̛́𝒄 𝒗𝒂̀ 𝒌𝒆́𝒐 𝒅𝒂̀𝒊 𝒏𝒉𝒊𝒆̂̀𝒖 𝒏𝒂̆𝒎 𝒏𝒉𝒂̆̀𝒎 𝒉𝒐̛̣𝒑 𝒕𝒂́𝒄 𝒄𝒖̀𝒏𝒈 𝑪𝒉𝒊́𝒏𝒉 𝒑𝒉𝒖̉ 𝑽𝒊𝒆̣̂𝒕 𝑵𝒂𝒎 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒗𝒊𝒆̣̂𝒄 𝒕𝒊̀𝒎 𝒌𝒊𝒆̂́𝒎 𝒗𝒂̀ đ𝒊̣𝒏𝒉 𝒅𝒂𝒏𝒉 𝒎𝒐̣̂𝒕 𝒑𝒉𝒂̂̀𝒏 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒔𝒐̂́ 𝒄𝒂́𝒄 𝒒𝒖𝒂̂𝒏 𝒏𝒉𝒂̂𝒏 𝑽𝒊𝒆̣̂𝒕 𝑵𝒂𝒎 𝒎𝒂̂́𝒕 𝒕𝒊́𝒄𝒉 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒊𝒆̂́𝒏 𝒕𝒓𝒂𝒏𝒉," Thượng nghị sĩ Patrick Leahy phát biểu tại một sự kiện trực tuyến do Viện Hòa bình Hoa Kỳ (USIP🕊) tổ chức vào hôm qua về xử lý các vấn đề chiến tranh để lại.  Tham dự cùng Thượng nghị sĩ Leahy có Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Hà Kim Ngọc, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Hoa Kỳ Christopher Klein,  Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia 515, Thiếu tướng Trần Quốc Dũng, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành USIP Lise Grande.

https://www.facebook.com/watch/live/?v=525883298746828&ref=watch_permalink

👉https://bit.ly/3luWTlc


https://bit.ly/3imc0eJ

https://www.usip.org/events/addressing-legacies-vietnam-war-next-step-forward?fbclid=IwAR0N07gmLCFQ4SfuXA3ZrIx-Dbf8rcG3Z-bkn-M2wW-WmDAeR1L28LgS3H8
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #1 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2021, 01:30:10 pm »

https://www.voatiengviet.com/a/giai-quyet-hau-qua-chien-tranh-my-giup-viet-nam-truy-tap-hai-cot-de-cung-co-long-tin/6078159.html

Giải quyết hậu quả chiến tranh: Mỹ giúp Việt Nam truy tập hài cốt để củng cố thêm lòng tin

Một sáng kiến mới của Mỹ nhằm giúp Việt Nam tăng năng lực truy tập hài cốt liệt sỹ sẽ làm sâu sắc hơn lòng tin giữa Hà Nội và Washington như thế nào

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris cam kết với các lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam khi thăm Hà Nội hôm 25/8 rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giúp giải quyết hậu quả chiến tranh, một vấn đề mà cả hai phía coi là then chốt trong việc tạo dựng lòng tin giữa hai cựu thù.

Trước đó 1 tháng, chuyến công du đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tới Hà Nội đã “đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ giữa hai nước,” theo như lời của chính ông, về hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh.

Một Bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sỹ Việt Nam đã được ký kết khi Bộ trưởng Lloyd gặp người đồng cấp phía Việt Nam, Đại tướng Phan Văn Giang, tại Hà Nội hôm 29/7.

Sự hợp tác này, theo Thượng nghị sỹ liên bang Hoa Kỳ Patrick Leahy, “thể hiện lần đầu tiên Mỹ đã thực hiện một cách chính thức và nỗ lực trong nhiều năm để giúp chính phủ Việt Nam tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sỹ Việt Nam trong chiến tranh.”

TNS Leahy, người được coi là tiên phong trong các nỗ lực của Mỹ để giúp giải quyết hậu quả cuộc chiến tranh, nói tại một buổi thảo luận do Viện Hoà bình Hoa Kỳ (USIP) tổ chức trực tuyến gần đây rằng trong hơn 40 năm qua Việt Nam đã giúp Mỹ tìm kiếm hàng trăm quân nhân mất tích trong chiến tranh, thậm chí trong cả thời gian bị cấm vận của Hoa Kỳ.

Cơ quan Việt Nam Tìm kiếm Người mất tích (VNOSMP) được thành lập năm 1973, ngay sau khi Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được ký kết, nhằm đáp ứng yêu cầu của Mỹ rằng Việt Nam phải làm nhiều hơn nữa để giúp tìm kiếm những người Mỹ mất tích trước khi Washington dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế hoặc xem xét viện trợ khắc phục hậu quả chiến tranh.

Hoa Kỳ, với sự giúp đỡ của Việt Nam, đã tìm kiếm và hồi hương hơn 700 hài cốt trong số 1.973 binh sỹ Mỹ mất tích trong chiến tranh.

Ông cho biết, sáng kiến mới là việc làm đầu tiên của Mỹ “để đáp lại sau bao nhiêu năm Việt Nam đã hợp tác tìm kiếm hài cốt quân nhân Mỹ mất tích tại Việt Nam.”

Hiện có hơn 200.000 bộ đội Việt Nam mất tích trong chiến tranh chưa tìm được thông tin, theo Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Hà Kim Ngọc cho biết trong buổi hội thảo của USIP, một cơ quan do Quốc hội Mỹ thành lập năm 1984 nhằm phối hợp với các đối tác trên thế giới để phòng ngừa và giải quyết các cuộc xung đột vũ trang ở nước ngoài.

Đại sứ Ngọc cho biết Việt Nam đối diện với thách thức lớn của việc thiếu thông tin, sự thay đổi liên quan đến công nghệ, địa bàn và địa lý, gây cản trở trong việc tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sỹ. Theo người đứng đầu phái đoàn ngoại giao của Việt Nam tại Washington, thoả thuận hợp tác mới sẽ giúp Việt Nam thực hiện được việc này.

Công nghệ cao từ Mỹ

Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, thoả thuận mới được ký kết cho phép người Việt Nam truy cập được vào hàng triệu hồ sơ để tìm kiếm người mất tích hoặc đã chết trong chiến tranh. Trọng tâm của bản ghi nhớ này là sự hợp tác với Đại học Harvard và Đại học Texas Tech nhằm tạo ra một cơ sở dữ liệu chứa hàng triệu hồ sơ có thể truy cập được cho việc tìm kiếm.

Đại học Texas Tech là nơi có kho dữ liệu lớn nhất về Việt Nam trên toàn nước Mỹ trong khi Đại học Harvard có một trung tâm lưu trữ kỹ thuật số về lịch sử chiến tranh Việt Nam.

Tiếp cận thông tin lưu trữ là một trong 6 trụ cột của sáng kiến này, theo Đại tá Thomas Stevenson, tuỳ viên quốc phòng của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, cho biết tại buổi thảo luận của USIP hôm 3/8.

“Thông tin lưu trữ có vai trò hết sức quan trọng để hỗ trợ công tác nghiên cứu, phân tích giúp cho các nhóm tìm kiếm ở Việt Nam để có thể xử lý các hồ sơ, kỷ vật và các báo cáo tình báo trong chiến tranh cũng như các hồ sơ lưu trữ,” Đại tá Stevenson cho biết.

Một trụ cột khác là ứng dụng công nghệ. Theo Đại tá Stevenson, kỹ thuật và các công cụ sẽ giúp tải lên, lưu trữ, tích hợp thông tin theo yêu cầu của các nhà nghiên cứu Việt Nam.

Nâng cao năng lực để đẩy mạnh hơn nữa công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ bằng cách đào tạo và cung cấp trang thiết bị để hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, khai quật và phân tích xác định pháp y là một trụ cột khác của sáng kiến mới này. Theo Đại tá Stevenson, Đại học Harvard và các đại học khác của Mỹ cũng sẽ tham gia chia sẻ thông tin và công nghệ trong hợp tác này.

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hiện đang dẫn đầu các nỗ lực tiếp cận tổng thể toàn chính phủ để nâng cao năng lực cho Việt Nam tìm kiếm, truy tập hài cốt liệt sỹ với các kỹ thuật phân tích ADN. Cơ quan này vào tháng 7 năm ngoái đã ký một bản thoả thuận với VNOSMP để cung cấp cho Việt Nam công nghệ hiện đại và tốt nhất cho việc phân tích và tách chiết ADN. Hợp tác của USAID giúp tăng cường hiệu quả và hiệu suất của các phòng xét nghiệm ở Việt Nam với mục tiêu cuối cùng là tăng số lượng hài cốt được đoàn tụ chính xác với các gia đình của họ.

Giám đốc USAID, Ann Marie Yastishok, cho biết tại buổi hội thảo của USIP rằng Mỹ sẽ chuyển giao công nghệ này cho các phòng xét nghiệm ở Việt Nam để nâng cao năng lực phân tích DNA của quốc gia Đông Nam Á. Theo bà, USAID cũng hợp tác với các cơ quan của Việt Nam tìm kiếm người mất tích để đánh giá nhu cầu tìm kiếm và bàn giao hài cốt liệt sỹ Việt Nam trong chiến tranh cho gia đình của họ.

Sáng kiến mới này cũng sẽ liên kết các nhóm tìm kiếm độc lập, trong đó có các cựu chiến binh và các nhà nghiên cứu, để có thể kết nối các nỗ lực với nhau trong công tác tìm kiếm, theo Đại tá Stevenson.

Để thực hiện hiệu quả thoả thuận này, Thiếu tướng Trần Quốc Dũng, hiện đang là chánh văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia 515 – người cũng tham gia cuộc hội thảo của USIP – đưa ra đề nghị rằng phía Mỹ “cung cấp thông tin, tài liệu, kỷ vật có liên quan đến quân nhân Việt Nam đã hy sinh, mất tin, mất tích trong chiến tranh từ nhiều nguồn mà phía Hoa Kỳ đang có, ví dụ như nhật ký các trận đánh, tài liệu tác chiến, sơ đồ, toạ độ, vị trí chôn cất các liệt sỹ.” Ông Dũng còn đề nghị phía Mỹ vận động các tổ chức, cá nhân, và nhất là những cựu chiến binh tham gia chiến tranh ở Việt Nam cung cấp và chia sẻ thông tin phục vụ công tác tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sỹ của Việt Nam. Thượng tướng của Bộ Quốc phòng Việt Nam còn đề nghị Bộ Quốc phòng Mỹ chia sẻ kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến nhất trong công tác tìm kiếm và truy tập hài cốt.

‘Khó khăn nhất nhưng ý nghĩa nhất’

“Có thể nhiều gia đình sẽ không bao giờ tìm thấy hài cốt người thân của họ,” TNS Leahy nói nhưng cam kết rằng phía Mỹ “sẽ làm tất cả những gì có thể để cung cấp thông tin và chuyên môn nhằm giúp chính phủ Việt Nam tìm kiếm và quy tập hài cốt liệt sỹ.”

Theo TNS Leahy, việc tìm kiếm hài cố quân nhân là công việc khó khăn nhất nhưng cũng “đầy ý nghĩa nhất” trong hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Cuộc chiến tranh Việt Nam là thảm hoạ cho cả hai nước nhưng giờ đây, theo vị thượng nghị sỹ từng nhiều lần tới Việt Nam và lãnh đạo cuộc vận động ở Quốc hội Mỹ cho các nỗ lực giải quyết hậu quả chiến tranh, sự hợp tác trong mối quan hệ giữa hai nước đang là là hình mẫu về lòng tin và sự hoà giải cho các cựu thù khác.

Những hậu quả chiến tranh khác mà Mỹ đang giúp Việt Nam khắc phục còn gồm có tẩy độc dioxin, trợ giúp nạn nhân chất độc da cam, rà phá bom mìn chưa nổ. Kể từ năm 2007, Quốc hội Mỹ dành 382 triệu USD cho chất độc da cam ở Việt Nam, trong đó 3/4 dành cho các nỗ lực làm sạch và phần còn lại cho việc hỗ trợ người khuyết tật. Bên cạnh đó kể từ 1993, Chính phủ Mỹ cung cấp 166 triệu USD cho Việt Nam trong việc loại bỏ vật liệu chưa nổ và hỗ trợ các nạn nhân cũng như đào tạo để đối phó với vấn đề này.

Quan chức của cả hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ đều cho rằng thoả thuận mới về việc Washington giúp Hà Nội tìm kiếm và truy tập hài cốt liệt sỹ Việt Nam mở ra một chương mới trong quan hệ giữa hai nước và tạo dựng được thêm sự tin tưởng giữa hai cựu thù.

ĐS Ngọc gọi đây là “dấu mốc quan trọng tạo nền tảng cho mối quan hệ hợp tác tiếp theo giữ Hoa Kỳ và Việt Nam.”

“Những thành tựu này giúp chúng ta hàn gắn vết thương chiến tranh đồng thời đẩy mạnh hơn nữa quá trình hoà giải và tin tưởng giữa hai quốc gia, tạo ra một nền tảng vững chắc lâu dài để làm sâu sắc hơn mối quan hệ trong những thập niên tới đây,” ĐS Ngọc nói.

Còn Bộ trưởng Austin nói với Bộ trưởng Giang rằng thoả thuận này “đặt nền tảng cho lòng tin, hiểu biết lẫn nhau” cho quan hệ giữa hai nước.

Với sự tin tưởng hơn vào Mỹ, Việt Nam trong 3 năm gần đây đã cho phép hai hàng không mẫu hạm của Mỹ cập cảng Đà Nẵng kể từ khi chiến tranh kết thúc. Phó Tổng thống Harris trong chuyến thăm Hà Nội vừa qua đã đề nghị với lãnh đạo Việt Nam nâng cấp mối quan hệ giữa hai nước lên tầm chiến lược, 26 năm sau khi hai cựu thù bình thường hoá quan hệ ngoại giao.
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #2 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2021, 02:57:18 pm »

https://www.voatiengviet.com/a/dpaa-van-con-1244-nguoi-my-chua-duoc-kiem-ke-trong-chien-tranh-vietnam/6232595.html

DPAA: Vẫn còn 1.244 người Mỹ chưa được kiểm kê trong Chiến tranh Việt Nam

Cơ quan Kiểm kê Tù binh và Người mất tích thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DPAA) vừa cho biết vẫn còn 1.244 người Mỹ mất tích trong Chiến tranh Việt Nam chưa được kiểm kê.

Thông tin trên được Cơ quan Kiểm kê POW/MIA Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đưa ra khi tổ chức các cuộc họp trực tuyến trong hai ngày 15-16/9 nhằm cung cấp thông tin cập nhật cho các gia đình quân nhân Mỹ mất tích trong Chiến tranh Việt Nam.

“Đây là một sứ mệnh đầy ý nghĩa tại Việt Nam, nơi vẫn còn 1.244 người Mỹ chưa được kiểm kê. Sự hợp tác giữa DPAA và Cơ quan Việt Nam Tìm kiếm Người mất tích (VNOSMP) trong nỗ lực tìm kiếm MIA luôn là một trụ cột trong mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam,” Đại sứ quán Hoa Kỳ cho biết hôm 17/9.

Cuộc họp trực tuyến này diễn ra nhân dịp Hoa Kỳ tưởng niệm Ngày Tù binh và Người mất tích (POW/MIA), ngày 17/9.

Kể từ năm 1988 đến nay, Hoa Kỳ và Việt Nam đã tổ chức 134 đợt hoạt động hiện trường hỗn hợp (JFA) tại Việt Nam nhằm kiểm kê đầy đủ nhất có thể các quân nhân Hoa Kỳ đã mất tích trong chiến tranh.

Trung tá Selmer Santos, Chỉ huy trưởng Phái bộ 2 của DPAA thuộc Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, nhấn mạnh trong bài phát biểu của ông về sự cảm thông của các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ đối với các gia đình của những người vẫn còn mất tích, đồng thời cam kết tôn vinh sự hy sinh của Các tù binh và Người mất tích ở các cuộc xung đột trong quá khứ.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh tại Việt Nam cũng đã gây ảnh hưởng đến công tác của phái bộ DPAA, khi mà các nhân viên DPAA nhập cảnh vào nước này đều phải tuân thủ quy định cách ly 7 ngày theo quy định của chính phủ Việt Nam, ông Santos cho biết thêm.

“Trong hơn 30 năm qua, công việc của chúng ta đã giúp tìm được và hồi hương 729 người Mỹ trước đây đã mất tích ở Việt Nam,” Đại sứ quán Hoa Kỳ cho biết.
Các hoạt động này nhằm trong nỗ lực giữ vững lời hứa của chính phủ Hoa Kỳ rằng những người mất tích trong chiến tranh sẽ không bị lãng quên.

Tuyên bố của Tổng thống Joe Biden hôm 16/9 viết: “Vào ngày Quốc gia tưởng nhớ POW/MIA, chúng ta thọ ơn họ và gia đình của họ. Chúng ta bày tỏ lòng kính trọng đối với những cựu tù nhân chiến tranh của chúng ta và nhắc lại nhiệm vụ khó khăn nhưng thiết yếu là tìm kiếm câu trả lời cho gia đình của những người vẫn mất tích.”

Nhà Trắng cho biết: “Chúng ta sẽ luôn ghi nhớ và tôn vinh các tù nhân chiến tranh của quốc gia chúng ta và những người vẫn còn mất tích trong cuộc các cuộc chiến, đồng thời giữ niềm tin với lời hứa của chúng ta với tư cách là một Quốc gia trong việc đưa tất cả những người anh hùng của chúng ta về tổ quốc.”

Trong chuyến công du Hà Nội hồi tháng trước, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris cam kết với các lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giúp giải quyết hậu quả chiến tranh, một vấn đề mà cả hai phía coi là then chốt trong việc tạo dựng lòng tin giữa hai cựu thù.

Cũng trong nỗ lực này, trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tới Hà Nội và đã ký một Bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sỹ Việt Nam.
Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
Trang: 1   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM