Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:42:32 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Q  (Đọc 4935 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:11:26 pm »


        QUÂN ĐỘI VÀ HẢI QUÂN LIÊN XÔ, tên gọi truyền thống của Lực lượng vũ trang Xô viết

        “QUÂN ĐỘI VÀ NHÂN DÂN”, bài viết của Lênin đăng trên báo “Tiếng vang” (Nga) số 10 (2.7.1906). Nội dung: phê phán hoạt động của nghị viện tư sản Nga và những người dân chủ - lập hiến sử dụng QĐ như một công cụ để đàn áp nhân dân: chỉ rõ phong trào nổi dậy trong QĐ tư sản Nga là một trong những dấu hiệu quan trọng nhất cho một cao trào CM mới ở Nga. giai cấp vô sản phải nắm lấy thời cơ để lãnh đạo cuộc CM lật đổ chế độ Nga hoàng, thiết lập chế độ mới thật sự dân chủ. CM: nêu ra luận điểm hủy bỏ QĐ mang tính đảng cấp, tách rời nhân dân để thành lập quân đội kiểu mới của nhân dân, chiến đấu vì lợi ích của nhân dân, phê phán quan điểm “QĐ đứng ngoài chính trị”. “QĐVND” đã vạch trần bản chất phản nhân dân của giai cấp tư sản và những người dân chủ - lập hiến, góp phần làm phong phú thêm lí luận QS của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặc biệt trong lĩnh vực tổ chức, xây dựng QĐ kiểu mới của giai cấp công nhân.

        QUÂN GIẢI PHÓNG MIỂN NAM VIỆT NAM. bộ phận Quân đội nhân dân Việt Nam chiến đấu ở chiến trường miền Nam, nòng cốt của LLVTND miền Nam VN trong KCCM: được tổ chức thành hệ thống toàn miền và mang tên QGPMNVN để phù hợp với tình hình nhiệm vụ CM miền Nam theo chủ trương của BCT BCHTƯ ĐLĐ VN và chỉ thị của Tổng quân ủy (Quân ủy trung ương) từ 2.1961. QGPMNVN được xây dựng và phát triển trên cơ sở các đội vũ trang tự vệ, vũ trang tuyên truyền của các địa phương miền Nam (đã được tổ chức lại từ cuối 1956 trong phong trào đấu tranh của nhân dân chống đế quốc Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm phá hoại hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam. đàn áp, khủng bố những người yêu nước) và lực lượng cán bộ, chiến sĩ, nhân viên KTQS ở miền Bắc bổ sung, tăng cường từ cuối 1959 (sau khi có nghị quyết 15 của BCHTƯ ĐLĐ VN). QGPMNVN đặt dưới sự lãnh đạo tập trung thống nhất về mọi mặt của BCHTƯ ĐLĐ VN và sự chỉ huy thống nhất của BQP - tổng tư lệnh QĐND VN mà trực tiếp là Trung ương cục miền Nam và Ban QS trực thuộc Trung ương Cục (từ 10.1963 là Quân ủy Miền và BTL Miền). Khi cần thiết. Quân ủy trung ương và BQP - tổng tư lệnh QĐND VN có thể lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp đến mặt trận và chiến dịch ở chiến trường miền Nam. Vừa chiến đấu vừa xây dựng, kết hợp lực lượng tại chỗ với lực lượng bổ sung, tăng cường từ hậu phương lớn miền Bắc, cùng với sự ủng hộ giúp đỡ của nhân dân miền Nam và sự phối hợp chiến đấu của nhân dân và LLVT CM Lào và Campuchia. QGPMNVN đã lớn mạnh, trưởng thành nhanh chóng. Từ đánh tập trung quy mô đại đội (1961), bộ đội chủ lực đã nhanh chóng tiến lên đánh tập trung quy mô tiểu đoàn, trung đoàn (cuối 1963-65), sư đoàn (cuối 1965), mở các chiến dịch tiến công với quy mô từ 2 hoặc 3 trung đoàn trở lên (1964- 68) như các chiến dịch: Bình Giã, Ba Gia, Đồng Xoài. Plây Me, Lộc Ninh. Đường 9, Khe Sanh: đánh bại các cuộc càn quét quy mô lớn của hàng trăm nghìn quân Mĩ và QĐ Sài Gòn như: Attơnborơ, Xiđa Phôn. Gianxơn Xiti... Từ 1972 QGPMNVN đã tiến lên đánh tập trung quy mô nhiều sư đoàn rồi quân đoàn và nhiều quân đoàn, tác chiến hợp đồng binh chủng , quân chủng tiêu biểu là các chiến dịch: Trị Thiên. Đường 14 - Phước Long, Tây Nguyên, Trị Thiên - Huế, Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh. Những chiến công: Ấp Bắc (1963), Bình Giã (1964), Vạn Tường, Ia Đrăng (1965), Tết Mậu Thân. Khe Sanh (1968), Quảng Trị (1972) và tổng tiến công Xuân 1975 được ghi nhận như những mốc lịch sử đánh dấu sự lớn mạnh, trường thành của QGPMNVN và QĐND VN. Quá trình chiến đấu, trưởng thành của QGPMNVN tiếp tục khẳng định, hoàn thiện và làm phong phú thêm đường lối chiến tranh nhân dân và xây dựng LLVTND của ĐLĐ VN, góp phần phát triển khoa học và nghệ thuật QS VN lên đinh cao mới, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của dân tộc và QĐND VN. KCCM kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, nhiệm vụ CM giải phóng dân tộc trên phạm vi cả nước đã hoàn thành, sau 30.4.1975, QGPMNVN được gọi bằng chính tên truyền thống và thống nhất: QĐND VN.

        QUÂN GIẢI PHÓNG NHÂN DÂN TRUNG QUỐC, QĐ của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Gồm các quân chủng: lục quân, không quân, hải quân (x. Hải quân nhân dân Trung Quốc) và bộ đội tên lửa chiến lược. Có: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương: lực lượng dự bị động viên và dân binh cốt cán (tới 4.000.000 người, 1993). Đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của ĐCS TQ. thông qua Quân ủy trung ương. BQP là cơ quan chỉ huy, chỉ đạo trực tiếp; Tổng bộ chính trị chỉ đạo công tác chính trị trong toàn quân. QGPNDTQ được trang bị vũ khí, phương tiện KTQS hiện đại; có quân số thường trực đông nhất thế giới (khoảng 2.470.000 người, 2001), được bổ sung theo luật nghĩa vụ quân sự và chế độ tình nguyện. Ra đời do thay đổi nhiệm vụ chiến lược trong nội chiến CM (1946-49) trên cơ sở kế thừa và phát triển Bát lộ quân và Tân tứ quân (x. Hồng quân công nông Trung Quốc). Đến cuối 1949, QGPNDTQ đã đánh bại QĐ Quốc dân đảng của Tường Giới Thạch, giải phóng đại bộ phận lãnh thổ TQ. Sau khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, được xây dựng theo hướng chính quy, hiện đại: chính thức thành lập các quân chủng, binh chủng, hệ thống nhà trường QS, các cơ sở nghiên cứu khoa học, KTQS; xây dựng cơ sở sản xuất quốc phòng (chế tạo các loại vũ khí, phương tiện KTQS hiện đại, kể cả xe tăng, máy bay, bom khinh khí, tên lửa đường đạn mang đầu đạn hạt nhân, tàu ngầm nguyên từ.„). QGPNDTQ đang trong quá trình hiện đại hóa. Ngày truyền thống 1.8.1927 (ngày khởi nghĩa Nam Xương).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:13:23 pm »

   
        QUÂN HÀM. cấp bậc trong ngạch QS. phong cho quân nhân trong QĐ (LLVT) phù hợp với chức vụ, năng lực công tác, phẩm chất, thành tích, niên hạn phục vụ,„. của quân nhân đó. Trong QĐND VN, QH lần đầu tiên được quy định trong sắc lệnh 33/SL ngày 22.3.1946 của chủ tịch nước VN DCCH, phong cho một số cán bộ chỉ huy, lãnh đạo QĐ 1948. Hệ thống QH được quy định và áp dụng trong toàn quân từ 1958, được nhiều lần bổ sung, sửa đổi. QH chia thành các cấp: tướng (đỏ đốc), tá, úy (xt sĩ quan), hạ sĩ quan, binh sĩ; mỗi cấp lại chia thành các bậc. Riêng quân nhân chuyên nghiệp có từ thượng sĩ, chuẩn úy tới thượng tá chuyên nghiệp. Việc phong, thăng, giáng, tước QH được thực hiện theo các văn bản pháp quy của nhà nước (xt thăng cấp bậc quân hàm, giáng cấp bậc quân hàm).

        QUÂN HIỆU, biểu tượng của QĐ. Trong QĐND VN, QH hình tròn, nền đỏ, giữa có sao vàng, xung quanh có hai bông lúa đặt trên nửa bánh xe màu vàng; bằng kim loại. QH có đường kính 36mm đeo trên mũ cứng và 26mm đeo trên mũ mềm. Thời kì 1945-46. QH hình tròn, nền đò giữa có sao vàng: riêng QH của cán bộ tiểu đội, xung quanh có viền trắng, của cán bộ trung đội trở lên viền vàng. Trước 1988 còn phân biệt QH của quân chủng phòng không (nền màu xanh da trời), không quân (nền xanh da trời và thêm đôi cánh chim), hải quân (nền xanh nước biển có thêm mỏ neo).



        QUÂN KHU, tổ chức QS theo lãnh thổ (thường gồm một số tỉnh, thành phố giáp nhau, có liên quan với nhau về QS) trực thuộc BQP. Lực lượng thường có: một số binh đoàn (có khi liên binh đoàn), binh đội trực thuộc QK, các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân tự vệ trực thuộc tinh, thành phố trong địa bàn QK. Cơ quan chỉ huy là BTL QK, có chức năng cơ bản là chỉ đạo công tác quốc phòng và xây dựng tiềm lực quân sự trong thời bình; chỉ đạo, chỉ huy LLVT của QK trong thời chiến để bảo vệ lãnh thổ QIC. Từ 1957 các QK được thành lập trên cơ sở các liên khu. Sau 1975 tổ chức lại thành Quân khu 1, Quân khu 2, Quân khu 3, Quân khu 4, Quân khu 5, Quân khu 7, Quân khu 9 và Quân khu thủ đô Hà Nội.

        QUÂN KHU 1. quân khu phía bắc miền Bắc VN. Thành lập theo sắc lệnh 45-LCT ngày 29.5.1976 của chủ tịch nước CHXHCN VN, trên cơ sở sáp nhập Quân khu Tây Bắc và Quân khu Việt Bắc; gồm các tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Thái (Bắc Cạn, Thái Nguyên), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai, Yên Bái. một phần Nghĩa Lộ), Vĩnh Phú (Vĩnh Phúc. Phú Thọ), Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Sơn La. Lai Châu. Tổ chức ban đầu trong KCCP là Liên khu Việt Bắc. Được điều chỉnh  lại địa giới: thêm 2 tinh Hà Bắc (Bắc Giang, Bắc Ninh), Quang Ninh (tách ra từ Quân khu 3, 1978); tách các tinh Vĩnh Phú, Hà Tuyên. Hoàng Liên Sơn, Sơn La. Lai Châu để thành lập Quân khu 2 (21.6.1978); tách Quảng Ninh để thành lập Đặc khu Quáng Ninh (19.4.1979). Đến 2004. QK1 gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh. Bắc giáp TQ (đường biên giới dài trên 564.5km). Tư lệnh kiêm chính úy đầu tiên: Đàm Quang Trung.

        QUÂN KHU 1 (T1) X. QUÂN KHU 7

        QUÂN KHU 2, quân khu ở phía tây bắc miền Bắc VN. Thành lập theo sắc lệnh 62-LCT ngày 21.6.1978 của chủ tịch nước CHXHCN VN, gồm 5 tỉnh: Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai. Yên Bái, một phần Nghĩa Lộ), Vĩnh Phú (Vĩnh Phúc, Phú Thọ), Sơn La, Lai Châu được tách ra từ Quân khu 1. Tổ chức tiền thân trong KCCP là Chiến khu 1 (16.10.1945), Chiến khu 10 (19.10.1946), Khu 14 (7.1947), Liên khu 10 (1948); trong KCCM là Quân khu Tây Bắc. Đến 2004. QK2 gồm các tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Bắc giáp TQ (đường biên giới dài khoảng 784,5km); tây giáp Lào (đường biên giới dài 552km). Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Bằng Giang, Bùi Quang Tạo.

        QUÂN KHU 2 (T2) X. QUÂN KHU 8
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:15:40 pm »


        QUÂN KHU 3. quân khu đồng bằng Bắc Bộ. Thành lập 1.11.1963 trên cơ sở hợp nhất Quân khu Tà Ngạn và Quân khu Hữu Ngạn; gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nam Hà (Nam Định, Hà Nam), Ninh Bình, Hà Tây, Hoà Bình, Hải Hưng (Hải Dương, Hưng Yên), Hải Phòng, Hà Bắc (Bắc Giang. Bắc Ninh) và Thái Bình (Quảng Ninh tách riêng để thành lập Quân khu Đông Bắc lần thứ 2); có thêm thủ đô Hà Nội (1- 8.1964). Tổ chức ban đầu trong KCCP là Chiến khu 3 rồi Liên khu 3. Tách thành Quân khu Tả Ngạn và Quân khu Hữu Ngạn (lần thứ 2) 27.3.1967. Sau KCCM. Quân khu Tả Ngạn và Quân khu Hữu Ngạn hợp nhất để tái lập QK3 theo sắc lệnh 45-LCT ngày 29.5.1976 của chủ tịch nước CHXHCN VN, có điểu chỉnh lại địa giới: Thanh Hóa tách về Quân khu 4 (5.1976); Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh thuộc Quân khu I; năm 1987 Quảng Ninh sáp nhập trở lại QK3. Đến 2004, QK3 gồm các tỉnh: Hoà Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hài Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên và Quảng Ninh. Đông bắc giáp TQ (đường biên giới dài 140km); đông và đông nam giáp biển (bờ biển dài 360km). Tư lệnh, chính ủy (1963): Hoàng Sâm, Trần Độ.

        QUÂN KHU 3 (T3) X. QUÂN KHU 9

        QUÂN KHU 4. quân khu ở Bắc Trung Bộ. Thành lập theo sắc lệnh 017-SL ngày 3.6.1957 của chủ tịch nước VN DCCH trên cơ sở Liên khu 4, từ giới tuyến quân sự tạm thời (xt Bến Hải) trở ra bắc; gồm: Vĩnh Linh, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An. Điều chình lại địa giới, và có thêm các tinh thuộc Quân khu  Trị - Thiên và Thanh Hóa (theo sắc lệnh 45-LCT ngày 29.5.1976). Đến 2004, QK4 gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Đông giáp biển (bờ biển dài 662km); tây và tây nam giáp Lào (đường biên giới dài 1.162km). Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Nguyễn Đôn, Chu Huy Màn.

        QUÂN KHU 4 (T4) X. QUÂN KHU SÀI GÒN - GIA ĐỊNH

        QUÂN KHU 5. quân khu ở miền Nam Trung Bộ. Thành lập 1961 trên cơ sở Liên khu 5, gồm 9 tình: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum và Gia Lai. Trong KCCM, địa bàn QK5 thay đổi nhiều: cuối 1963 có thêm t. Đắc Lắc, t. Khánh Hoà (tách từ Quân khu 6); 5.1964 tách Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc để thành lập Mặt trận Tây Nguyên (B3, do Bộ tổng tư lệnh trực tiếp chỉ huy); 4.1966 tách Quảng Trị. Thừa Thiên để thành lập Quân khu Trị - Thiên (B4). Sau KCCM, QK5 được điều chỉnh lại địa giới (do sáp nhập B3 và Quân khu 6 vào QK5 và thay đổi địa giới, tên gọi một số tỉnh), 1999 tách tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng về Quân khu 7. Đến 2004, QK5 gồm các tỉnh và thành phố: Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông, Đông và đông nam giáp biển (bờ biển dài l.l00km); tây giáp Lào (đường biên giới 307km) và Campuchia (đường biên giới dài 409km), Tư lệnh kiêm chính ủy đầu tiên: Nguyễn Đôn.

        QUÂN KHU 6. quân khu ở Nam Trung Bộ trong KCCM. Thành lập 1961 trên cơ sở các tỉnh thuộc nam Liên khu 5 với tên gọi T6, do BTL Miền (BTL B2. X. chiến trường B) trực tiếp chỉ đạo, gồm 7 tỉnh: Khánh Hoà, Ninh Thuận. Bình Thuận. Tuyên Đức, Lâm Đồng, Đắc Lắc và Quảng Đức (tỉnh do chính quyền Sài Gòn thành lập 1959, gồm 3 huyện của Đắc Lắc ngày nay). Địa bàn QK6 thay đổi nhiều: cuối 1961 tách Lâm Đồng, Quảng Đức để cùng Phước Long (tách từ Quân khu 7) thành lập Khu 10 (còn gọi là Quân khu 10 (T10); do BTL Miền (B2) trực tiếp chỉ đạo). Đến 10.1963 có thêm các tỉnh Khu 10 (do Khu 10 giải thể) và tách Khánh Hoà, Đắc Lắc về Quân khu 5. Từ 1966, tách Quảng Đức. Phước Long để cùng Bình Long (tách ra từ Quân khu 7) tái lập Khu 10. Năm 1967-69 có thêm t. Bắc Bình (do chính quyền Sài Gòn thành lập, gồm 3 huyện Phan Lí, Hoà Đa và Tuy Phong; 1969 Bắc Bình được sáp nhập vào Bình Thuận và Bình Tuy (do chính quyền CM thành lập 1969, gồm 3 huyện Hàm Tân, Hoài Đức và Tánh Linh). 1972-75, QK6 gồm 6 tỉnh: Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Tuy, Tuyên Đức, Làm Đổng, Quảng Đức (Khu 10 giải thể 1971, Quảng Đức giải thể và sáp nhập vào Làm Đồng, Đắc Lắc, Phước Long; 1974 Quảng Đức được tái lập, thuộc QK6). Sau KCCM, QK6 sáp nhập vào Quân khu 5. Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Mô.

        QUÂN KHU 6 (T6) X. QUÂN KHU 6
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:16:34 pm »


        QUÂN KHU 7, quân khu ở miền Đông Nam Bộ. Thành lập 1961 trên cơ sở Phân liên khu Miền Đông (xt Khu 7), với tên gọi Quân khu Miền Đông (Quân khu 1, Tl), do BTL Miền (BTL B2, X. chiến trường B) trực tiếp chỉ đạo; gồm các tỉnh: Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long, Biên Hoà, Long Khánh, Bà Rịa và Phước Long. Địa bàn QK7 trong KCCM thay đổi nhiều: cuối 1961 tách Phước Long, cùng Quảng Đức, Lâm Đồng (tách từ Quân khu 6) để thành lập Khu 10; từ 10.1967 giải thể để thành lập khu trọng điểm gồm 7 phân khu (1, 2, 3, 4, 5, 6, 7) và 2 tỉnh (Bà Rịa, Tây Ninh) trực thuộc Miền (B2); tháng 3. 1968 QK7 (T7) được thành lập lại (gồm địa bàn Phân khu 4, Phân khu 7 và Bà Rịa); 4.1971 giải thể QK7, tái lập t. Bà Rịa (gồm Bà Rịa cũ và Phán khu 4); sáp nhập Phân khu 7 vào Phân khu 5. Năm 1972 giải thể 7 phân khu, khôi phục lại Quân khu Sài Gòn - Gia Định và Quân khu Miền Đông (T7) (gồm: Bà Rịa, Long Khánh. Biên Hoà, Thủ Dầu Một (Bình Dương), Tây Ninh, Bình - Phước (Bình Long và Phước Long, tách từ Khu 10, 1971) và Long An (cuối 1972, Long An được sáp nhập trở lại Quàn khu Cool; 1973 có thêm t. Đồng Nai (gồm 2 huyện Phú Giáo và Bù Cháp); từ 1974 Quân khu Miền Đông được thống nhất gọi là QK7; giải thể Đổng Nai và thành lập t. Tân Phú (gồm 3 huyện Tân Uyên, Phú Giáo và Độc Lập); đầu 1975 tách Tây Ninh, Bình Phước thành 2 tình độc lập, trực thuộc BTL Miền. 1976 QK7 được điều chỉnh lại địa giới (do sáp nhập, đổi tên một số tỉnh và giải thể Quân khu Cool, đến 2004 gồm các tỉnh, thành phố: Long An, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Bắc và tây bắc giáp Campuchia (đường biên giới dài 650km); nam giáp biển (bờ biển dài gần 190km). Tư lệnh đầu tiên (1961) Nguyễn Hữu Xuyến.

        QUÂN KHƯ 7 (T7) X. QUÂN KHU 7

        QUÂN KHU 8, quân khu ở Trung Nam Bộ trong KCCM. Thành lập 1961 trên cơ sở Khu 8 trong KCCP (xt Phân liên khu Miền Tây), với tên gọi Quân khu 2 (T2), do BTL Miền (BTL B2, X. chiến trường B) trực tiếp chỉ đạo; gồm 6 tinh: Bến Tre, Mĩ Tho, Kiến Phong, An Giang, Kiến Tường và Long An. Trong KCCM, địa bàn QK8 thay đổi nhiều: cuối 1967 tách Long An về Khu trọng điểm (x. Quân khu 7); thành lập t. Gò Công (gồm Gò Công Đông và Hoà Đồng). 8.1973 Long An được sáp nhập trở lại QK8. Từ 1974, QK8 gồm: Bến Tre. Mĩ Tho, Kiến Tường, Gò Công, Long An, Sa Đéc và Long Châu Tiền (Sa Đéc và Long Châu Tiền được thành lập 8.1974 trên cơ sở giải thể Kiến Phong và An Giang). Sau KCCM. QK8 giải thể để sáp nhập vào Quân khu 9, t. Long An vào Quân khu 7. Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Lê Quốc Sản. Nguyễn Minh Đường.

        QUÂN KHU 9. quân khu ở miền Tày Nam Bộ. Thành lập 1961 trên cơ sở Phân liên khu Miền Tây (x. Khu 9), với tên gọi Quân khu 3 (T3), do BTL Miền (BTL B2, X. chiến trường B) trực tiếp chỉ đạo; gồm các tỉnh: Cà Mau, Rạch Giá, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh và Hà Tiên. Trong KCCM, được điều chỉnh địa giới và đổi tên gọi một số tỉnh. Từ 1974 Quân khu 3 (T3) được gọi là QK9 và có thêm tình Bạc Liêu. Đến 1976 có thêm một số tỉnh (do giải thể Quân khu Cool và sáp nhập, đổi tên một số tỉnh. Đến 2004, QK9 gồm các tỉnh: Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Tiền Giang, Hậu Giang và An Giang. Tây và tây bắc giáp Campuchia (đường biên giới dài 202,1km); đông, đông nam và tây nam giáp biển (bờ biển dài 743km). Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Nguyễn Thành Thơ (Mười Khẩu), Nguyễn Văn Bé (Tám Tùng).

        QUÂN KHU ĐÔNG BẮC, quân khu ở đông bắc miền Bắc VN. Thành lập theo sắc lệnh 017-SL ngày 3.6.1957 của chủ tịch nước VN DCCH trên cơ sở khu Đông Bắc thuộc Liên khu Việt Bắc; gồm các tỉnh Lạng Sơn, Hải Ninh. Đầu 1958 giải thể và sáp nhập Lạng Sơn vào Quân khu Việt Bắc, Hải Ninh vào Quân khu Tả Ngạn. Thành lập lại 1.11.1963, gồm t. Quảng Ninh (Quảng Yên, Hải Ninh), h. Sơn Động (thuộc Bắc Giang), huyện đảo Cát Bà, Cát Hải, đảo Bạch Long Vĩ, Long Châu (thuộc Hải Phòng) (tư lệnh: Nguyễn Như Thiết; chính ủy: Đoàn Phụng). 3.1967 QKĐB hợp nhất với BTL hải quân (mang tên: BTL hải quân kiêm QKĐB), thành lập Tỉnh đội Quảng Ninh; 2.1970 tách khỏi BTL hải quân và sáp nhập vào Quân khu Tả Ngạn. Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Đàm Quang Trung, Phạm Ngọc Hồ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:17:52 pm »

      
        QUÂN KHU HỮU NGẠN, quân khu ở hữu ngạn Sông Hồng (Bắc VN) trong KCCM. Thành lập theo sắc lệnh 017- SLngày 3.6.1957 của chủ tịch nước VN DCCH; gồm các tinh thuộc Liên khu 3 (trong KCCP): Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Tây (Hà Đông và Sơn Tây hợp nhất), Hoà Bình và Thanh Hóa (thuộc Liên khu 4, trước 1957); tư lệnh: Vương Thừa Vũ, chính ủy: Trần Độ. Từ 1.11.1963 sáp nhập với Quân khu Tả Ngạn để thành lập Quân khu 3, có thêm thủ đô Hà Nội (1-8.1964). Đến 27.3.1967 tách khỏi Quân khu 3 để tổ chức lại QKHN; Tư lệnh: Hoàng Sâm, chính ủy: Tô Kí. Từ 5.1976, tách Thanh Hóa về thuộc Quân khu 4 và hợp nhất với Quân khu Tả Ngạn (lần thứ 2) thành Quân khu 3.

        QUÂN KHU MIẾN ĐÔNG X. QUÂN KHU 7

        QUÂN KHU SÀI GÒN - GIA ĐỊNH, quân khu gồm tp Sài Gòn và các huyện (quận) ngoại thành (Bình Tân, Bình Chánh, Nhà Bè. Thủ Đức, Dĩ An, Gò Vấp, Hóc Môn và Củ Chi) trong KCCM. Thành lập 1961 trên cơ sở Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn trong KCCP (x. Khu 7), với tên gọi Quân khu 4 (T4), do BTL Miền (BTL B2, X. chiến trường B) trực tiếp chỉ đạo. Trong KCCM, QKSG-GĐ thay đổi tổ chức và địa giới, đầu 1965. được chấn chỉnh lại và tổ chức thành 5 cánh (mỗi cánh đều có quận vùng ven và nội thành) để tiện chỉ đạo đấu tranh vũ trang: cánh Bình Tân (Bình Tân, Bình Chánh, q. 7, q. Cool, cánh Nhà Bè (Nhà Bè và q. 5, q. 6), cánh Thủ Đức (Thủ Đức, q. 9, q. 1), cánh Dĩ An (DI An, q. 3, q. 4), cánh Gờ Môn (Gò Vấp. Hóc Môn, q. 2). Từ 10.1967 QKSG-GĐ và Quân khu Miền Đông (x. Quân khu 7) giải thể và cùng với t. Long An (tách từ Quân khu Cool để thành lập khu trọng điểm, gồm 7 phân khu và 2 tinh trực thuộc, trong đó Phân khu 6 gồm các quận nội thành Sài Gòn. Cuối 1972, QKSG-GĐ được thành lập lại (vẫn gọi là Quân khu 4 (T4), gồm nội thành Sài Gòn và các quận vùng ven (Củ Chi, Nhà Bè, Bình Chánh, Tân Bình, Gò Vấp, Hóc Môn, Thủ Đức). Đổi thành: Thành đội Sài Gòn (1974); Bộ chỉ huy QS tp Hồ Chí Minh, thuộc Quân khu 7 (từ 1976). Tư lệnh đầu tiên (1961): Trần Hải Phụng.

        QUÂN KHU TẢ NGẠN, quân khu ở tả ngạn Sông Hồng (Bắc VN) trong KCCM. Thành lập theo sắc lệnh 017-SL ngày 3.6.1957 của chủ tịch nước VN DCCH trên cơ sở Liên khu 3; gồm các tỉnh: Thái Bình. Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Yên và Hà Bắc (Bắc Ninh, Bấc Giang: thuộc Liên khu Việt Bắc trước 1957); từ 1958 có thêm t. Hải Ninh (do giải thể Quản khu Đông Bắc); 1.11.1963 tách t. Quảng Ninh (Quảng Yên, Hải Ninh hợp nhất) để thành lập Quân khu Đông Bắc và sáp nhập với Quân khu Hữu Ngạn thành Quân khu 3. Ngày 27.3.1967 tách khỏi Quân khu 3 để tổ chức lại QKTN và 2.2.1970 có thêm t. Quảng Ninh tách khỏi BTL hải quân kiêm Quân khu Đông Bắc. Từ 29.5.1976 hợp nhất với Quân khu Hữu Ngạn thành Quân khu 3. Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Hoàng Sâm, Nguyễn Quyết.

        QUÂN KHU TÂY BẮC, quân khu ở tây bắc miền Bắc VN trong KCCM. Thành lập theo sắc lệnh 017-SL ngày 3.6.1957 của chủ tịch nước VN DCCH trên cơ sở giải thể Liên khu Việt Bắc; gồm 2 tỉnh: Lai Châu, Sơn La. Từ 29.5.1976, hợp nhất với Quàn khu Việt Bắc để thành lập Quân khu 1. Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Bằng Giang, Vũ Nhất.

       QUÂN KHU THỦ ĐÔ HÀ NỘI, quân khu gồm tp Hà Nội và t. Hà Tây, thành lập theo sắc lệnh 28-LCT ngày 5.3.1979 của chủ tịch nước CHXHCN VN. Tiền thân là Khu đặc biệt Hà Nội (10.1945), rồi Chiến khu 11 (cg Mặt trận Hà Nội, thành lập 11.1946), có tầm quan trọng đặc biệt và thường thay đổi để phù hợp với sự lãnh đạo, chỉ huy về QS đối với Hà Nội qua từng thời kì. Trong KCCP, sáp nhập vào Khu 2 (12.1946) và trực thuộc Liên khu 3 (1-11.1948); từ 5.1949 tách khỏi Liên khu 3 để thành lập Mặt trận Hà Nội (có ban chỉ huy riêng: chỉ huy trưởng, chính ủy đầu tiên: Phùng Thế Tài, Trần Quốc Hoàn). Trong KCCM, chuyển thành Thành đội Hà Nội (1957), trực thuộc Bộ tổng tư lệnh (1957-63) và Quân khu 3 (1-8.1964); từ 9.1964 là BTL Thủ Đô (tư lệnh, chính ủy: Lê Nam Thắng, Trần Vĩ). 1979 đổi thành QKTĐHN; từ 1999 gồm tp Hà Nội và t. Hà Tây. Tư lệnh kiêm chính ủy đầu tiên: Đồng Sĩ Nguyên.

        QUÂN KHU TRỊ - THIÊN, quân khu ở Trung Trung Bộ trong KCCM. Thành lập 4.1966 trên cơ sở Phân khu Bắc của Quân khu 5, gồm 2 tỉnh: Quảng Trị (phần nam sông Bến Hải) và Thừa Thiên. Trong KCCM, QKT-T có nhiệm vụ xây dựng và chỉ huy LLVT thuộc quyền, chuẩn bị chiến trường (x. chiến trường B) và phối hợp tác chiến với các lực lượng khác trong các chiến dịch trên địa bàn quân khu (xt chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh, 20.1-15.7.1968; chiến dịch Đườtig 9 -  Nam Lào, 30.1-23.3.1971; chiến dịch Trị Thiên, 30.3- 27.6.1972). Từ 1976 QKT-T sáp nhập vào Quân khu 4. Tư lệnh kiêm chính ủy đầu tiên: Lê Chướng. Cg B4.
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:24:45 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:24:06 pm »

      
        QUÂN KHU VIỆT BẮC, quân khu ở miền Bắc VN trong KCCM. Thành lập theo sắc lệnh 017-SL ngày 3.6.1957 của chủ tịch nước VN DCCH, trên cơ sở giải thể Liên khu Việt Bắc; gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái: 1958 thêm t. Lạng Sơn (do giải thể Quân khu Đông Bắc). Từ 29.5.1976 hợp nhất với Quân khu Tây Bắc thành Quản khu I. Tư lệnh, chính ủy đầu tiên: Lê Quảng Ba, Chu Văn Tấn.

        QUÂN KHỦNG BỐ, tổ chức vũ trang chuyên thực hiện các hoạt động khủng bố. QKB phần lớn là của các nhóm tôn giáo cực đoan hay các lực lượng li khai, đối lập ở một nước (một số nước). QKB thường được trang bị hiện đại (cả vũ khí giết người hàng loạt), sử dụng các thủ đoạn như: cướp máy bay, bắt cóc, ám sát, đánh bom, tấn công vũ trang, thả hơi ngạt. CNĐQ và các thế lực phản động thường ủng hộ hoặc sử dụng QKB để chống phá các quốc gia độc lập. phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội. QKB trở thành mối đe dọa nguy hiểm thường xuyên đối với an ninh của nhiều quốc gia.

        QUÂN KÌ. cờ biểu tượng của QĐ. QK của QĐND VN là cờ đỏ sao vàng, ở góc trên phía cán cờ có hai chữ “quyết thắng” màu vàng, biểu thị ý chí quyết chiến, quyết thắng. Được Hội đồng chính phủ VN DCCH duyệt 25.12.1954. Có: QK toàn quân và QK đơn vị (từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên), được phân biệt theo kích thước (và độ dài cán cờ). QK đơn vị có ghi tên đơn vị bằng chữ màu vàng cân đối phía dưới ngôi sao; được trao, nhận, chuyển giao, bảo quản, thu hồi,... theo quy định của BQP.


        QUÂN LỆNH, lệnh của người chỉ huy trong QĐ quy định nhiệm vụ, thời gian bắt đầu. thời gian hoàn thành,... đối với đơn vị hoặc cá nhân. QL bao gồm: mệnh lệnh, chỉ lệnh, chỉ thị... Khi nhận QL mọi cán bộ, chiến sì phải quán triệt sâu sắc, kiên quyết khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Quân nhân “phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên, khi nhận bất cứ nhiệm vụ gì, đều tận tâm, tận lực thi hành nhanh chóng và chính xác” (lời thề thứ 2 trong 10 lời thề danh dự của QĐND VN)

        QUÂN LỰC, 1) lực lượng QĐ, thường gồm quân số và trang bị vũ khí, phương tiện kĩ thuật chiến đấu; 2) ngành tham mưu về tổ chức lực lượng trong QĐND VN những năm 1945-79 và từ 9.1995 (1980-95 là ngành tổ chức động viên); 3) (dùng trong QĐ Sài Gòn) QĐ (Quân lực Việt Nam cộng hòa, QL đồng minh...).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:25:44 pm »


        QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA, QĐ của chính quyền Sài Gòn; công cụ để tiến hành chiến tranh thực dân kiểu mới của Mĩ ở VN (1954-75); gồm lục quân, không quân và hải quân. Có hệ thống tổ chức QS lãnh thổ (quân khu, tiểu khu, chi khu), trường QS (26 trường; 13 trung tâm huấn luyện). Tổng tư lệnh tối cao là tổng thống VN cộng hòa; cơ quan chỉ huy cao nhất là BTTM QLVNCH. Quân số cao nhất (1972) gần 1.100.000 người, bổ sung theo chế độ quân dịch và tuyển mộ. Hình thành 26.10.1955 với tên gọi QĐ VN cộng hòa. trên cơ sở tiếp thu và cải tổ QĐ quốc gia VN do Pháp thành lập cho chính phủ Bảo Đại (1950, X. Vệ binh quốc gia); thống nhất gọi là QLVNCH từ 5.1964. Sau khi chuyển giao (4.1955), do TRIM (vt từ A. Training Relations Instruction Mission - Phái bộ liên lạc và huấn luyện Mĩ, thành lập 20.1.1955) trực tiếp tổ chức và huấn luyện. Đến 7.1955 có 10 sư đoàn bộ binh. 1 liên đoàn dù, 19 trung đoàn bộ binh (13 trung đoàn địa phương, 6 trung đoàn giáo phái), 4 trung đoàn thiết giáp. 11 tiểu đoàn pháo binh, với quân số khoảng 150.000 người. Đánh dẹp xong lực lượng giáo phái li khai (Cao Đài, Hoà Hảo) và Bình Xuyên (1955-56). QLVNCH, với sự chỉ huy và viện trợ của Mĩ, tiến hành xây dựng chính quy, hiện đại gồm 7 sư đoàn bộ binh, nhiều đơn vị hỏa lực mạnh và tăng cường không quân, hải quân. Chất lượng kém của QLVNCH, nguy cơ tan rã của nó trước phong trào đồng khởi (1960) của nhân dân miền Nam, buộc Mĩ phải tăng cường cố vấn quân sự, đưa một bộ phận lực lượng tác chiến Mĩ vào VN (từ 2.000 người, 1960 lên đến 26.200 người. 1964) và chuyển hướng sang chiến lược chiến tranh đặc biệt. Từ 1961-64, thành lập thêm 3 sư đoàn bộ binh, hiện đại hóa trang bị chiến đấu và phát triển không quân, hải quân: quân số (1962) trên 409.000 người (có khoảng 220.000 bảo an. dân vệ). Ngoài chủ lực quân (lực lượng chính quy), Mĩ giúp xây dựng bảo an đoàn và dân vệ đoàn thành lực lượng lãnh thổ để từng bước đưa chủ lực quân làm nhiệm vụ cơ động: tăng cường cố vấn QS tới cấp tiểu khu và tiểu đoàn: thành lập Bộ chỉ huy hỗn hợp Việt - Mĩ để nắm quyền chỉ huy. Từ 1964. QLVNCH chính thức gồm ba bộ phận hợp thành: chủ lực quân, địa phương quân (bảo an đoàn), nghĩa quân (dân vệ đoàn). Bị nhiều tổn thất, chia rẽ nội bộ và bị lôi cuốn vào cuộc khủng hoảng chính trị triền miên của chính quyền Sài Gòn (từ 11.1963-6.1965 có 14 cuộc đảo chính QS; riêng 1964 có 5 cuộc đảo chính, 4 lần thay đổi thể chế chính quyền). Để cứu vãn tình thế, Mĩ buộc phải chuyên chiến lược chiến tranh cục bộ. Thời kì nàv, QLVNCH được Mĩ củng cố, quân số lên tới trên 800.000 người (1968), phối hợp hoạt động với 536.000 quân Mĩ và gần 66.000 quân thuộc một số nước đồng minh của Mĩ (1968). Sau thất bại của hai cuộc phân công chiến lược mùa khô (1965-66 và 1966-67), đặc biệt là sau tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thán (1968) của quân và dân miền Nam, trước phong trào đấu tranh của lực lượng hòa bình trên thế giới và ngay tại Mĩ chống chiến tranh xâm lược của Mĩ ở VN. Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, tăng viện trợ QS, củng cố và hiện đại hóa QLVNCH, đưa quân số lên tới gần 1.000.000 người (1971), để từng bước rút quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ ra khỏi Nam VN (đơn vị chiến đấu cuối cùng của Mì rút khỏi VN 29.3.1973). Đến 2.1975. QLVNCH có khoảng 966.000 người, gồm: lục quân (khoảng 860.000 người), có: 11 sư đoàn (1, 2, 3 5, 7, 9, 18. 21, 22, 23 và 25) bộ binh, sư đoàn dù, sư đoàn thủy quân lục chiến; 16 liên đoàn (48 tiểu đoàn) biệt động quân. 8 lữ đoàn kị binh thiết giáp (25 thiết đoàn), 51 chi đội với khoảng 2.200 xe tăng xe bọc thép các loại. 64 tiểu đoàn pháo mặt đất, 4 tiểu đoàn pháo phòng không, 48 pháo đội, 122 trung đội pháo với khoảng 2.000 khẩu (từ 105mm đến 175mm), 8 liên đoàn công binh (29 tiểu đoàn), 18 tiểu đoàn công binh độc lập, 5 liên đoàn truyền tin: hải quân (khoảng 39.000 người), có: 1 hạm đội, 5 vùng duyên phòng (1, 2, 3, 4 và 5), một số giang đoàn với trên 1.600 tàu thuyền các loại; không quân (khoảng 61.000 người), có: 6 sư đoàn (1, 2, 3, 4, 5 và 6), các phi đoàn độc lập (có khoảng 65 phi đoàn, kể cả phi đoàn thuộc sư đoàn) với trên 2.000 máy bay và máy bay trực thăng các loại. Tan rã hoàn toàn trong tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của quân và dân VN.

        QUÂN LƯƠNG, 1) gọi chung các loại lương thực, thực phẩm dùng cho QS nhằm duy trì và tăng cường sức khỏe bộ đội. Được sản xuất, dự trữ, cung cấp, tiếp tế theo chế độ định lượng do BQP quy định cho từng đối tượng, nhiệm vụ cụ thể, báo đảm cho QĐ hoàn thành mọi nhiệm vụ. QL có thể được bảo đảm bằng tiền hoặc hiện vật và theo 3 phương thức: tại chỗ, cơ động từ nơi khác đến và kết hợp tại chỗ với cơ động từ nơi khác đến; 2) ngành chuyên môn phụ trách việc bảo đảm  quân lương.

        QUÂN NGỤY nh NGỤY QUÂN
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:27:13 pm »


        QUÂN NGỰ TlỂN (cổ), bộ phận của quản điện tiền dưới thời Lí (1010-1225) trực tiếp bảo vệ vua, nơi vua ở và làm việc. Có chức năng tương tự quân tùy long trong quân đội Tiền Lê. Từ thời nhà Trần (trở về sau) trong quân cấm vệ không còn QNT nữa.

        QUÂN NHÂN, gọi chung sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhàn chuyên nghiệp phục vụ trong QĐ theo luật định. Trong QĐND VN, ngoài nghĩa vụ, quyển lợi theo luật nghĩa vụ QS, luật sĩ quan và các điểu lệnh, điều lệ của QĐ, QN còn có nghĩa vụ và quyền lợi của công dân quy định trong Hiến pháp nước CHXHCN VN. Chức trách QN được quy định trong Điều lệnh quân lí bộ đội.

        QUÂN NHÂN CHUYÊN NGHIỆP, quân nhân có trình độ chuyên môn kĩ thuật, nghiệp vụ cần thiết cho QĐ như: bảo đảm  chỉ huy, bảo đảm chiến đấu, quản lí sản xuất và cùng cố quốc phòng; tự nguyện phục vụ trong QĐ dài hạn hoặc từng hạn 3 năm; nguồn bổ sung cho đội ngũ sĩ quan QĐ. QNCN chia theo trình độ đào tạo: sơ cấp, trung cấp, cao cấp; được biên chế vào các đơn vị theo chức danh do bộ trường BQP quy định. Phù hiệu, cấp hiệu, chế độ phục vụ, nghĩa vụ và quyền lợi của QNCN quy định trong Luật nghĩa vụ quân sự, Điều lệ QNCN và các văn bản pháp quy khác.

        QUÂN NHÂN DỰ BỊ, công dân trong ngạch dự bị của QĐ (gồm sĩ quan dự bị, hạ sĩ quan và binh sĩ dự bị), được phong, thăng quân hàm theo quy định của nhà nước. QNDB được tập trung huấn luyện, kiểm tra theo định kì (trong thời bình) hoặc được gọi nhập ngũ theo lệnh động viên (trong thời chiến). Trong QĐND VN, QNDB trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra, có đầy đủ nghĩa vụ và quyển lợi như quân nhân tại ngũ. Sĩ quan dự bị được chia hạng theo tuổi. Hạ sĩ quan và binh sĩ dự bị được chia hạng theo thời gian phục vụ tại ngũ và thời gian huấn luyện, đã qua chiến đấu và chia thành các nhóm A. B theo độ tuổi.

        QUÂN NHÂN DỰ NHIỆM, quân nhân tại ngũ, trong thời bình đã được bổ nhiệm sẵn chức vụ thứ hai theo cùng chuyên nghiệp quân sự ở một đơn vị dự bị động viên, áp dụng cho những chức vụ chỉ huy, cán bộ chủ chốt cơ quan, một số chuyên nghiệp QS đặc biệt phải đào tạo công phu và tích lũy kinh nghiệm. Trong QĐND VN, việc phân cấp bảo đảm QNDN do BQP quy định. Thời bình, QNDN được học tập, rèn luyện theo yêu cầu của chức vụ thứ hai. Khi có lệnh động viên, dược điều động về đơn vị dự bị động viên để thực hiện nhiệm vụ.

        QUÂN NHÂN TẠI NGŨ, quân nhân đang phục vụ trong lực lượng thường trực của QĐ. Theo Luật nghĩa vụ quân sự và Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. QNTN gồm: sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan và binh sĩ.

        QUÂN NHU, 1) gọi chung những thứ cần dùng cho việc ăn, mặc và một phần đời sống hàng ngày của QĐ, như lương thực, thực phẩm, quân trang, quân dụng, nhu yếu phẩm; 2) ngành hậu cần quân đội đảm nhiệm công tác tạo nguồn, tiếp nhận, tổ chức sản xuất và quản lí để bảo đảm việc ăn. mặc và nhu yếu phẩm cho QĐ hoạt động và tác chiến. Trong QĐND VN, ngành QN được tổ chức chính thức từ 25.3.1946 thành hệ thống và theo từng cấp. Ở TCHC có cục QN: ở quân khu. quân đoàn, quân chủng, binh chủng có phòng QN; ở sư đoàn (lữ đoàn), tỉnh đội có ban QN; ở trung đoàn và tương đương trở xuống có trợ lí, chiến sĩ và nhân viên QN.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:29:27 pm »


        QUÂN PHỤC, quần áo đồng phục của quân nhân, được sản xuất theo kiểu mẫu, quy cách thống nhất và mang mặc theo các quy định của điều lệnh QĐ. Bao gồm: QP thường dùng, QP nghi lễ, QP chuyên dụng (QP dã chiến và QP nghiệp vụ dùng khi làm nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ ở một số ngành và cho công việc đặc biệt). QP thường dùng và QP nghi lễ có kiểu mùa đông, mùa hè. Màu sắc QP được phân biệt theo từng quân chủng. Có QP riêng cho nam quân nhân và nữ quân nhân, cho sĩ quan và hạ sĩ quan, binh sĩ.




Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2019, 02:31:19 pm »

   
        QUÂN PHỤC CHUYÊN DỤNG, quân phục dùng riêng cho quân nhân khi làm nhiệm vụ thuộc các ngành nghiệp vụ. các hoạt động đặc thù và các công tác chuyên môn nhất định. Gồm quân phục nghiệp vụ và quân phục dã chiến. Quân phục nghiệp vụ có quân phục nghiệp vụ nghi lễ của bộ đội danh dự, bộ đội quân nhạc và bộ đội gác Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh: quân phục nghiệp vụ của văn công, của quân nhân khi làm công tác chuyên môn như lái máy bay, lái xe tăng, lái tàu. thợ máy, quân y...; quân phục của hạ sĩ quan, binh sĩ khi làm nhiệm vụ kiểm soát QS. Quân phục dã chiến của hạ sĩ quan, binh sĩ mặc khi huấn luyện, diễn tập. chiến đấu, lao động, hành quân, rèn luyện và hội thao QS.

        QUÂN PHỤC NGHI LỄ, quân phục được thiết kế theo kiểu mẫu riêng biệt để sử dụng trong các hoạt động nghi lễ: khi tiếp đón chính thức khách quốc tế, đi thăm, dự lễ ở nước ngoài, dự các cuộc hội họp trọng thể của nhà nước và các buổi lễ lớn. Có QPNL mùa hè và QPNL mùa đông. Có QPNL riêng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và cho hạ sĩ quan, binh sĩ; cho nam quân nhân và cho nữ quân nhân. Ngoài ra còn có quân phục nghiệp vụ nghi lễ của các lực lượng chuyên làm nhiệm vụ nghi lễ (bộ đội danh dự. bộ đội quân nhạc, bộ đội gác Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh).



        QUÂN QUẢN, hình thức tổ chức quản lí, điều hành xã hội lâm thời theo quy chế QS đối với những khu vực mới chiếm được (thường là thành phố, trung tâm chính trị, kinh tế,... quan trọng). Hệ thống cơ quan QQ các cấp (ủy ban QQ) thay cho cơ cấu chính quyền quản lí, điều hành toàn bộ công việc của địa phương (xt chế độ quân quản).

        QUÂN SỐ, nhân lực do QĐ quản lí, sử dụng để chiến đấu, công tác và làm các nhiệm vụ khác; là yếu tố quyết định sức mạnh chiến đấu của QĐ. Gồm: sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng. Tỉ lệ mỗi thành phần được xác định phù hợp trong kế hoạch tổ chức lực lượng, trong đó hạ sĩ quan, binh sĩ chiếm tỉ lệ cao nhất. Có: QS chiến đấu, QS làm kinh tế... Mỗi loại QS đều có nhiều chức danh, chuyên nghiệp quân sự khác nhau và được bố trí sử dụng khác nhau trong hoạt động thực tế.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM