Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:34:12 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb Sông Lam - Biên giới Tây Nam ( Phần 2 )  (Đọc 317010 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #530 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2011, 11:11:02 am »

     . . . Bạn china có hỏi về việc xác định mục tiêu bạn đêm và bắn vào đâu? Ban đêm thì phát hiện mục tiêu cũng có mấy yếu tố: 1 là bằng tiếng động âm thanh. Trong đêm thanh vắng, nói chuyện bình thường, xuôi chiều gió nhẹ, thì xa khỏang 1km vẫn nghe được. Thứ 2 là như bạn nói đó là ánh sáng của họng súng. Thứ 3 là cũng bắn theo nhận định (Hú họa thôi). . .
Tui có ý bổ sung chút: Trong tác chiến phòng ngự, người lính còn phải thuộc lòng vật chuẩn bên ngoài công sự. Như bụi cây nhỏ, chỏm đất . . . mà ban đêm dễ nhận diên bằng cách nằm sát đất nhìn bóng in phía chân trời (công sự chỗ đơn vị tui có vài chỗ hạ thấp bờ đất dùng vào mục đích nầy khi gác ban đêm). Nếu có vật đen khác thường xuất hiện hoặc mỏm đất to hơn bình thường chút thì đích thị đối phương đã mò vào . . . Nếu ta ở phía ngược hướng gió còn cách nhận diện nữa là do mùi hôi khó nhầm lẫn của lính Pốt nữa. Cũng do "cái mùi đặc trưng nầy" mà Trinh sát nhà mình dễ tìm được cứ lõm của địch sau nầy lẩn trốn trong rừng.
Bắn súng bộ binh ban đêm còn một cách thứ ba của bác TP nói thì có nơi gọi là "bắn theo cảm quan", tức là gióng súng về hướng mục tiêu và bóp cò giống như bắn bài vận động bắn vậy! Tùy theo kỹ năng từng người đã "quen súng", tui có thể hạ mục tiêu to cỡ cái ba-lô ở cự ly 40m ban đêm với 3 phát AK trúng cả 3 (bắn phát một). (Lần đó tui bắn hạ con nhím khi nó mò vào ụ đại liên nơi tui gác đêm Grin Grin Grin)
Đơn vị bác TP đánh một trận phòng ngự hết sức tuyệt vời, xứng đáng với sự "khổ luyện" và cảnh giác cao độ của toàn bộ Cán bộ và Chiến sĩ. Thằng Pốt cũng không vừa: Mò vào cách khẩu đội 12,7mm chưa đến 100m, mau chóng vô hiệu hóa khẩu đại liên của đơn vị.
Theo lời ông cựu binh "VNCH" ở gần nhà tui mà ông ấy đã "tái ngũ" gia nhập QDNDVN đánh nhau với Pốt thời năm 78, thì đơn vị ông ấy cũng bị Pốt tập kích ồ ạt ban đêm, nhưng do địa hình ngập nước nên chúng dùng nhiều xuồng chở quân (trên 20 xuồng) bơi nhanh lao sang tuyến phòng ngự của bộ đội mình trong đêm. Nhưng dù chúng bơi không gây tiếng động (như đặc công vậy!) trước khi lọt vào tuyến gài mìn và lựu đạn bố phòng đã bị lính gác nhà mình phát hiện, chú đội nhà ta mau chóng "giật giò" (giật chân người đang nằm) báo động! Chờ khi chúng vừa bị vướng lựu đạn gài nổ cũng là hiệu lệnh bộ đội mình cho chúng thưởng thức "mưa đạn" các cỡ, trận ấy không lớn như chỗ bác TP. Nhưng cũng khiến địch phải bỏ lại hơn 40 xác lềnh bềnh trước tuyến phòng thủ!
Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #531 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2011, 11:45:12 am »

     . . . Bạn china có hỏi về việc xác định mục tiêu bạn đêm và bắn vào đâu? Ban đêm thì phát hiện mục tiêu cũng có mấy yếu tố: 1 là bằng tiếng động âm thanh. Trong đêm thanh vắng, nói chuyện bình thường, xuôi chiều gió nhẹ, thì xa khỏang 1km vẫn nghe được. Thứ 2 là như bạn nói đó là ánh sáng của họng súng. Thứ 3 là cũng bắn theo nhận định (Hú họa thôi). . .
Tui có ý bổ sung chút: Trong tác chiến phòng ngự, người lính còn phải thuộc lòng vật chuẩn bên ngoài công sự. Như bụi cây nhỏ, chỏm đất . . . mà ban đêm dễ nhận diên bằng cách nằm sát đất nhìn bóng in phía chân trời (công sự chỗ đơn vị tui có vài chỗ hạ thấp bờ đất dùng vào mục đích nầy khi gác ban đêm). Nếu có vật đen khác thường xuất hiện hoặc mỏm đất to hơn bình thường chút thì đích thị đối phương đã mò vào . . . Nếu ta ở phía ngược hướng gió còn cách nhận diện nữa là do mùi hôi khó nhầm lẫn của lính Pốt nữa. Cũng do "cái mùi đặc trưng nầy" mà Trinh sát nhà mình dễ tìm được cứ lõm của địch sau nầy lẩn trốn trong rừng.
Bắn súng bộ binh ban đêm còn một cách thứ ba của bác TP nói thì có nơi gọi là "bắn theo cảm quan", tức là gióng súng về hướng mục tiêu và bóp cò giống như bắn bài vận động bắn vậy! Tùy theo kỹ năng từng người đã "quen súng", tui có thể hạ mục tiêu to cỡ cái ba-lô ở cự ly 40m ban đêm với 3 phát AK trúng cả 3 (bắn phát một). (Lần đó tui bắn hạ con nhím khi nó mò vào ụ đại liên nơi tui gác đêm Grin Grin Grin)
Đơn vị bác TP đánh một trận phòng ngự hết sức tuyệt vời, xứng đáng với sự "khổ luyện" và cảnh giác cao độ của toàn bộ Cán bộ và Chiến sĩ. Thằng Pốt cũng không vừa: Mò vào cách khẩu đội 12,7mm chưa đến 100m, mau chóng vô hiệu hóa khẩu đại liên của đơn vị.
Theo lời ông cựu binh "VNCH" ở gần nhà tui mà ông ấy đã "tái ngũ" gia nhập QDNDVN đánh nhau với Pốt thời năm 78, thì đơn vị ông ấy cũng bị Pốt tập kích ồ ạt ban đêm, nhưng do địa hình ngập nước nên chúng dùng nhiều xuồng chở quân (trên 20 xuồng) bơi nhanh lao sang tuyến phòng ngự của bộ đội mình trong đêm. Nhưng dù chúng bơi không gây tiếng động (như đặc công vậy!) trước khi lọt vào tuyến gài mìn và lựu đạn bố phòng đã bị lính gác nhà mình phát hiện, chú đội nhà ta mau chóng "giật giò" (giật chân người đang nằm) báo động! Chờ khi chúng vừa bị vướng lựu đạn gài nổ cũng là hiệu lệnh bộ đội mình cho chúng thưởng thức "mưa đạn" các cỡ, trận ấy không lớn như chỗ bác TP. Nhưng cũng khiến địch phải bỏ lại hơn 40 xác lềnh bềnh trước tuyến phòng thủ!

   Nhiệm vụ chốt chặn bọn tôi luôn ý thức như thế ok bác. Và nếu ở hướng ngược chiều gió thêm vì mùi thơm …thuốc lá rubyqueen của lính VNCH Grin
Logged

minhsinh_1960
Thành viên
*
Bài viết: 400



« Trả lời #532 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2011, 12:32:15 pm »

     . . . Bạn china có hỏi về việc xác định mục tiêu bạn đêm và bắn vào đâu? Ban đêm thì phát hiện mục tiêu cũng có mấy yếu tố: 1 là bằng tiếng động âm thanh. Trong đêm thanh vắng, nói chuyện bình thường, xuôi chiều gió nhẹ, thì xa khỏang 1km vẫn nghe được. Thứ 2 là như bạn nói đó là ánh sáng của họng súng. Thứ 3 là cũng bắn theo nhận định (Hú họa thôi). . .
Tui có ý bổ sung chút: Trong tác chiến phòng ngự, người lính còn phải thuộc lòng vật chuẩn bên ngoài công sự. Như bụi cây nhỏ, chỏm đất . . . mà ban đêm dễ nhận diên bằng cách nằm sát đất nhìn bóng in phía chân trời (công sự chỗ đơn vị tui có vài chỗ hạ thấp bờ đất dùng vào mục đích nầy khi gác ban đêm). Nếu có vật đen khác thường xuất hiện hoặc mỏm đất to hơn bình thường chút thì đích thị đối phương đã mò vào . . . Nếu ta ở phía ngược hướng gió còn cách nhận diện nữa là do mùi hôi khó nhầm lẫn của lính Pốt nữa. Cũng do "cái mùi đặc trưng nầy" mà Trinh sát nhà mình dễ tìm được cứ lõm của địch sau nầy lẩn trốn trong rừng.
Bắn súng bộ binh ban đêm còn một cách thứ ba của bác TP nói thì có nơi gọi là "bắn theo cảm quan", tức là gióng súng về hướng mục tiêu và bóp cò giống như bắn bài vận động bắn vậy! Tùy theo kỹ năng từng người đã "quen súng", tui có thể hạ mục tiêu to cỡ cái ba-lô ở cự ly 40m ban đêm với 3 phát AK trúng cả 3 (bắn phát một). (Lần đó tui bắn hạ con nhím khi nó mò vào ụ đại liên nơi tui gác đêm Grin Grin Grin)
Đơn vị bác TP đánh một trận phòng ngự hết sức tuyệt vời, xứng đáng với sự "khổ luyện" và cảnh giác cao độ của toàn bộ Cán bộ và Chiến sĩ. Thằng Pốt cũng không vừa: Mò vào cách khẩu đội 12,7mm chưa đến 100m, mau chóng vô hiệu hóa khẩu đại liên của đơn vị.
Theo lời ông cựu binh "VNCH" ở gần nhà tui mà ông ấy đã "tái ngũ" gia nhập QDNDVN đánh nhau với Pốt thời năm 78, thì đơn vị ông ấy cũng bị Pốt tập kích ồ ạt ban đêm, nhưng do địa hình ngập nước nên chúng dùng nhiều xuồng chở quân (trên 20 xuồng) bơi nhanh lao sang tuyến phòng ngự của bộ đội mình trong đêm. Nhưng dù chúng bơi không gây tiếng động (như đặc công vậy!) trước khi lọt vào tuyến gài mìn và lựu đạn bố phòng đã bị lính gác nhà mình phát hiện, chú đội nhà ta mau chóng "giật giò" (giật chân người đang nằm) báo động! Chờ khi chúng vừa bị vướng lựu đạn gài nổ cũng là hiệu lệnh bộ đội mình cho chúng thưởng thức "mưa đạn" các cỡ, trận ấy không lớn như chỗ bác TP. Nhưng cũng khiến địch phải bỏ lại hơn 40 xác lềnh bềnh trước tuyến phòng thủ!

   Nhiệm vụ chốt chặn bọn tôi luôn ý thức như thế ok bác. Và nếu ở hướng ngược chiều gió thêm vì mùi thơm …thuốc lá rubyqueen của lính VNCH Grin
Bên tôi AK đã nổ là chỉ có chết thôi vì nguyên tắc thấy người mới bắn,còn tiếng động hay nghi chỗ nào là lựu đạn quăng ra. Theo tôi thấy, trận bên bác tranphu341 chết nhiều tổn thất lớn là do Pốt tổ chức vào lấy thương binh tử sĩ ra.Trong địa hình ruộng nước rất khó bảo đảm tính bí mật...
Logged

Phận nam ta ở nơi nào cũng thôi !
trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #533 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2011, 03:30:22 pm »

. . . Bên tôi AK đã nổ là chỉ có chết thôi vì nguyên tắc thấy người mới bắn,còn tiếng động hay nghi chỗ nào là lựu đạn quăng ra. Theo tôi thấy, trận bên bác tranphu341 chết nhiều tổn thất lớn là do Pốt tổ chức vào lấy thương binh tử sĩ ra.Trong địa hình ruộng nước rất khó bảo đảm tính bí mật...
Thực tế chiến trường có nhiều trường hợp không như mình mong muốn! Wink Wink Wink Ở trường hợp phía trước mặt cỏ mọc cao khó quan sát hoặc dừng quân ban đêm . . . ngoài rừng, nếu có tiếng động khả nghi, tui thường dùng cục đất hoặc trái cây rừng thủ sẵn mà ném thử trước! (Phải ẩn mình kỹ trước khi ném) Nếu con thú chạy hoặc bay thì thôi, cần thiết lắm mới quăng lựu đạn cho nó tiết kiệm và khỏi phải kinh động đơn vị không cần thiết! Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes
Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
minhsinh_1960
Thành viên
*
Bài viết: 400



« Trả lời #534 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2011, 07:56:06 pm »

. . . Bên tôi AK đã nổ là chỉ có chết thôi vì nguyên tắc thấy người mới bắn,còn tiếng động hay nghi chỗ nào là lựu đạn quăng ra. Theo tôi thấy, trận bên bác tranphu341 chết nhiều tổn thất lớn là do Pốt tổ chức vào lấy thương binh tử sĩ ra.Trong địa hình ruộng nước rất khó bảo đảm tính bí mật...

Thực tế chiến trường có nhiều trường hợp không như mình mong muốn! Wink Wink Wink Ở trường hợp phía trước mặt cỏ mọc cao khó quan sát hoặc dừng quân ban đêm . . . ngoài rừng, nếu có tiếng động khả nghi, tui thường dùng cục đất hoặc trái cây rừng thủ sẵn mà ném thử trước! (Phải ẩn mình kỹ trước khi ném) Nếu con thú chạy hoặc bay thì thôi, cần thiết lắm mới quăng lựu đạn cho nó tiết kiệm và khỏi phải kinh động đơn vị không cần thiết! Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes
Cùng thời điểm ngày 1-10-1978,C2 lên thay chốt phía bên trái con lộ ở Nam Chóp địa hình ở đây là ruộng nước cách chốt địch cả ngàn mét,mình là lính mới của B2 nhưng lại phối thuộc B3 chốt gần phía con lộ. Khi đêm gác thấy có tiếng động dưới nước, nghi là địch bò vào điều nghiên trận địa. Cả đống lựu đạn cầu dưới chân, mình cầm một trái rút chốt quăng ngay tới chỗ có tiếng động, sau tiếng kêu tép  một tý sau khi rơi xuống nước thì nó nổ. Trước lúc nổ có tiếng quẫy nước,càng nghi nên ném tiếp cấp tập hai trái nữa,cứ sau tiếng tép một tý thì lựu đạn cầu nổ.Yên tĩnh, lão Lâm mò ra chỗ mình gác hỏi có chuyện gì thế.Mình bảo cái quả lựu đạn này nó cứ kêu tép lên khi ném, thằng này nó phát hiện nhảy tránh nên nó không chết chắc nó đã bị thương anh có nghe tiếng ục ục không. Nghe ngóng một tý anh bảo đưa anh hai trái móc tay trái vào khoen chốt, tay phải cầm lựu đạn đưa ngang ngực rút chốt  dí ngay vào trong hầm gác của mình thả mỏ vịt bật ra kêu tép, rồi mới từ từ quăng quả lựu đạn về chỗ tiếng ục ục.Quả tiếp theo cũng lặp lại y như vậy,mình học theo luôn khỏi phải bật duỗi dây thép chốt lựu đạn cứ thế là rút chốt xác dịnh hướng ném nhét vào hầm cho nó kêu ở trong rồi mới quăng về phía mục tiêu. Tiếng ục mỗi lúc mỗi xa ném gần chục quả thì mới thôi, anh Lâm bảo sáng mai thế nào cũng có sản phẩm.Sáng ra nhìn chẳng thấy thằng Pốt nào chết, nhìn kỹ chỉ thấy các vết tròn do lựu đạn nổ làm rẽ cỏ dưới nước ra thôi,cũng chả thấy vết rẽ cỏ do dịch bò vào bò ra đâu cả .Chắc tiếng động đêm qua là tiếng cá quẫy, còn tiếng ục ục là do lựu đạn nổ làm bùn sục lên,quê quá;Anh Lâm bảo tao biết ngay đêm qua mày nhầm,chứ cánh đồng nước này vía bố Pốt nào dám mò vào...
Logged

Phận nam ta ở nơi nào cũng thôi !
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #535 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2011, 08:52:20 am »

                 Chào bạn VietPo"Lut", bạn trungtruc, bạn sudoan5, bạn behienQYV7C, bạn mínhinh-1960. Tranphu341 rất cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của TP. cHÚC MỪNG VÀ SẺ CHIA THẮNG LỢI VỚI Đ/V TP. Các bạn đã trao đổi mạn đàm về cách canh gác, kỹ thuật bắn súng, canh gác bạn đêm vv.. TP cảm ơn các bạn rất nhiều.

                  bạn VietPo"Lut". Bạn đã kể chuện chiến đấu của các phi công của ta trong giai đoạn chiến tranh biên giới. Măc dù LL không quân của mình tham chiến không nhiều. Nhưng qua bài kể của bạn cũng thấy được ae Không Quân cũng rất dũng cảm trong chiến đấu và sự hy sinh " quyết tử " rất oanh liệt của ae mình.

                 CHÚC CÁC BẠN CÙNG GIA ĐÌNH CÓ NHIỀU SỨC KHỎE VÀ NIỀM VUI TRONG CUỘC SỐNG!
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #536 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2011, 10:44:57 am »

                            Không dừng lại ở chiến thắng, dễ sinh tư tưởng chủ quan. Ngay chiều ngày 1/10, anh em tôi đã làm công việc củng cố hầm hào. Củng cố trang thiết bị, tổ chức kéo các xác Pốt ở gần ra xa. Tổ chức lại trận địa mìn. Lau chùi, bảo dưỡng vù khí, súng đạn. Tối vẫn ở chế độ trực chiến 50/50, đề phòng chúng vào tập kích báo thù. Trong lúc anh em đang say xưa chiến thắng, lơ là cảnh giác. Bài học này nhiều đơn vị đã vấp phải.

                             Mấy ngày tiếp theo, tình hình vẫn yên tĩnh. Những cái xác pốt đã trương phềnh, thối rữa. Thỉnh thoảng gió lại đưa về chốt cái mùi sú uế của thây người chết, không mùi nào ghê bằng. Anh em chỉ xử lý được những cái xác hướng đường về Tiểu đoàn. Số còn lại, chẳng sức đâu mà xử lý.. Pọn Pốt cũng không có hành động nào, gọi là làm công tác tử sỹ, thu dọn chiến trường. Thỉnh thoảng chúng vẫn phóng DKZ hay M72 vào chốt. Nhưng bắn kiểu hú họa, lạc lõng, vô định.
            
                            BCH tổ chức cho các Trung đội, Tiểu đội, họp. Biểu dương thành tích và bầu chọn khen thưởng chiến đấu của đơn vị. Nhất là anhh em nhập ngũ 77-78 thành phố Cảng, Thủ đô Hà Nội, trai thành phố bướng bỉnh hay lý sự, khó bảo trong sinh hoạt. Lười gác đêm, nhưng trong chiến đấu trận đầu, lại cực kỳ bản lĩnh dũng cảm, thật đáng ngợi khen. Có nhiều đ/c được ae đề nghị tặng thưởng Huân chương chiến công. Đề nghị cấp trên công nhận là chiến sỹ thi đua, chiến sỹ quyết thắng. Đại đội liên tục được đón khách tới thăm. Các thủ trưởng, các đ/c trợ lý Quân sự, Chính trị, Hậu cần mang quà, mang đạn. Mang sách báo xuống cho anh em. Họp cùng ae. Xem xét rút kinh nghiệm trận đánh. Làm bài học chiến công  trong  phòng thủ, chốt chặn. Cán bộ, chiến sỹ Đại đội, lúc nào cũng thấy niềm vui. Trên khuôn mặt mọi người, ánh lên niềm tự hào của người chiến thắng. Riêng tôi và anh Đạc, có lần ra ngoài mép nước. Hướng về trận đánh 18/7, lầm rầm khấn vái, tưởng nhớ tới anh Công, người cán bộ Chính trị kiên trung dũng cảm. Cùng các ae Liệt sỹ, như thầm nói với hương hồn các anh em đã hy sinh là: Chúng tôi, những người lính Đại đội mang 4 số 1 ( Đại đội 1, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 1, sư đoàn 1 ) đã lập chiến công xuất sắc. Bắt quân thù trả nợ máu, rửa hận cho anh em. Cầu mong hương hồn anh em được siêu thoát.

                            Mấy ngày sau khi mà 2 Trung đoàn 266 - 270 cơ động về hướng đường 1. Phối thuộc với Sư đoàn 9, đánh phản kích chiếm lại Rừng Sở, Chi Phu. Trận tiến công dũng mãnh ngày 10/10 của 2 Trung đoàn Sư doàn341, cùng Sư đoàn 9 đã làm cho bọn Pốt hướng này, phải từ bỏ ý định chiếm huyện Bến Cầu , Gò Dầu. BCH Sư đoàn 9, và anh em chiến sỹ Sư đoàn 9, đã nhiệt liệt khen ngợi tinh thần chiến đấu, dũng mãnh tiến công Pốt của 2 Trung đoàn 270 – 266.

                             Mấy ngày sau, khoảng giữa tháng 10. Trung đoàn 273 được Sư đoàn 2 QK5 thay chốt. Anh em tôi được về dừng chân khu vực Búa Lớn, lập tuyến phòng thủ số 2. Tại đây anh em được nghỉ ngơi, làm công tác củng cố học tập Chính trị. Các cấp Đại đội, Tiểu đoàn. Nhất là Trung đoàn, đã tổ chức hội nghị mừng công. Tổng kết nhiệm vụ đánh địch một năm qua. Hội nghị tổ chức ngay tại Búa Lớn, có cờ hoa lộng lẫy. Có các Thủ trưởng cấp trên, cán bộ tỉnh Tây Ninh xuống dự. Đại đội còn được xem các tiết mục biểu diễn, của các nghệ sỹ Đoàn ca múa nhạc Bông Sen. Đặc biệt là giọng ca vàng danh tiếng. Đó là nghệ sỹ nhân dân Quốc Hương - người mà thời ở Miền Bắc, không một ai là không biết tên. Chỉ được nghe hát, qua đài tiếng nói Việt Nam. Thế mà tại đây, tại vùng Biên giới này, chúng tôi được trực tiếp được gặp ông, được nghe ông hát. Gần 70 tuổi và giọng ca của ông vẫn vang vang, trong sáng, mạnh mẽ cuốn hút, thúc giục. Như chính chúng ta đang cùng Tiểu đoàn 307 vung gươm xốc tới tiêu diệt kẻ thù. Ôi! Thật hào hùng.

                            Những ngày này, ở tuyến 2. Nhưng cũng là được nghỉ ngơi. Với chúng tôi, những người lính đã gần 400 ngày chiến đấu liên tục, thì thật giá trị vô cùng. Bộ đội ở Búa Lớn đông, nhưng những hàng quán thì không có như trước nữa. Lều, quán lá hoang tàng, vì dân không được sang qua bờ Tây sông Vàm Cỏ nữa. Nên tôi cũng không có cơ hội gặp lại mấy chị em Cúc. Nhìn cái quán lá, tôi bồi hồi nhớ lại những gì đã xẩy ra nơi đây. Đầu tiên là cái ly vỡ, rồi những ly nước chanh, ly chè mát lạnh. Ánh mắt nụ cười của 3 chị em đã giành cho tôi. Nụ hôn và lời nói chia tay vội vàng. Khi lên đường về Sài Gòn tập huấn. Một mối tình chợt đến, rồi cũng vụt qua. Đẹp! Thật đẹp, lung linh, rạng ngời, tỏa sáng như ánh sao băng trong đêm.

                   Tiếng ai đó cất lên: “Chiều biên giới em ơi”, nghe thật da diết, thật thiết tha, trìu mến, gần gũi lạ kỳ. Hoàng hôn dần tắt. Gió trời nhẹ thổi. Chiều Biên giới thật buồn, thật đẹp làm sao..
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Hai, 2011, 10:53:18 am gửi bởi tranphu341 » Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #537 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2011, 11:53:53 am »

                         
            
                            BCH tổ chức cho các Trung đội, Tiểu đội, họp. Biểu dương thành tích và bầu chọn khen thưởng chiến đấu của đơn vị. Nhất là anhh em nhập ngũ 77-78 thành phố Cảng, Thủ đô Hà Nội, trai thành phố bướng bỉnh hay lý sự, khó bảo trong sinh hoạt. Lười gác đêm, nhưng trong chiến đấu trận đầu, lại cực kỳ bản lĩnh dũng cảm, thật đáng ngợi khen. Có nhiều đ/c được ae đề nghị tặng thưởng Huân chương chiến công. Đề nghị cấp trên công nhận là chiến sỹ thi đua, chiến sỹ quyết thắng. Đại đội liên tục được đón khách tới thăm. Các thủ trưởng, các đ/c trợ lý Quân sự, Chính trị, Hậu cần mang quà, mang đạn. Mang sách báo xuống cho anh em. Họp cùng ae. Xem xét rút kinh nghiệm trận đánh. Làm bài học chiến công  trong  phòng thủ, chốt chặn. Cán bộ, chiến sỹ Đại đội, lúc nào cũng thấy niềm vui. Trên khuôn mặt mọi người, ánh lên niềm tự hào của người chiến thắng. Riêng tôi và anh Đạc, có lần ra ngoài mép nước. Hướng về trận đánh 18/7, lầm rầm khấn vái, tưởng nhớ tới anh Công, người cán bộ Chính trị kiên trung dũng cảm. Cùng các ae Liệt sỹ, như thầm nói với hương hồn các anh em đã hy sinh là: Chúng tôi, những người lính Đại đội mang 4 số 1 ( Đại đội 1, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 1, sư đoàn 1 ) đã lập chiến công xuất sắc. Bắt quân thù trả nợ máu, rửa hận cho anh em. Cầu mong hương hồn anh em được siêu thoát.

                            Mấy ngày sau khi mà 2 Trung đoàn 266 - 270 cơ động về hướng đường 1. Phối thuộc với Sư đoàn 9, đánh phản kích chiếm lại Rừng Sở, Chi Phu. Trận tiến công dũng mãnh ngày 10/10 của 2 Trung đoàn Sư doàn341, cùng Sư đoàn 9 đã làm cho bọn Pốt hướng này, phải từ bỏ ý định chiếm huyện Bến Cầu , Gò Dầu. BCH Sư đoàn 9, và anh em chiến sỹ Sư đoàn 9, đã nhiệt liệt khen ngợi tinh thần chiến đấu, dũng mãnh tiến công Pốt của 2 Trung đoàn 270 – 266.

 

 Những ngày tháng cuối năm 1978 trên BGTN hướng Svay Rieng, những đêm trời lất phất mưa ngồi gác dưới hố gác cá nhân BY luôn thấy hướng F341 chớp lên những ánh lửa và tiếng pháo ỳ ùng trong đêm, có những đêm ta và địch ở hướng ấy đánh nhau đến sáng. Chỉ được biết là Sư 341 của ta đang đánh nhau với địch hướng ấy, biết đơn vị bạn đang ngày đêm quần nhau với địch giữa những ruộng nước mênh mông và đương nhiên là biết sẽ có nhiều đau thương mất mát. BY cũng chẳng ngờ vì sau này mới biết trên trận tuyến F341 ngày ấy cũng có mấy thằng bạn xưa học chung 1 trường từ thời cấp I cấp II, huấn luyện cùng 1 trung đoàn, cũng cứ nghĩ chúng nó lên BGPB hóa ra tiểu đoàn của chúng nó lại bổ sung về F341.

 Đánh nhau căng thẳng như vậy làm sao dám bỏ gác đêm bác tranphu341 ơi. Grin  Gì chứ bỏ gác thì bên đơn vị BY các cán bộ chỉ huy cho bỏ gác mà ngủ cũng chẳng dám bỏ, đêm gác thần kinh và mọi giác quan căng như dây đàn, nếu thật sự buồn ngủ quá chịu không nổi thì cứ thật thà nói với anh em khác để họ gác cho mình ngủ thật thoải mái 1 hôm, chứ ngủ gật cũng không dám. Grin Ngủ gật và bỏ gác thì địch nó vào cắt cổ mình ngay.

 Như vậy là địch dùng phương án tấn công mạnh đẩy lùi 2 hướng F341 và F9 tạo thành thế gọng kìm về hướng Bến Cầu Gò Dầu, như vậy là hoàn toàn cô lập 3 E của F7 bên hướng Chóp, không cần đánh F7 cũng phải rút hoặc chịu chấp nhận chiến đấu trong "thua thiệt". Tướng tá của Pốt cũng gớm mặt đấy chứ phải không bác tranphu341? Grin

 Trong cả 3 E của F7 lúc bấy giờ cũng gặp tình trạng địch quấy rối hoặc ào ạt tổ chức tấn công, ta ở thế phòng ngự và gần như bị Pốt áp đặt lối chơi, chúng thường tổ chức mạnh về lực lượng cùng quân số cũng như hỏa lực dồn vào tấn công 1 điểm, điểm nào xung yếu nhất càng bị đánh nhiều, đánh không cho có thời gian nghỉ và bổ sung lực lượng củng cố hầm hào, nhiều đại đội hoặc tiểu đoàn trong F7 từng kiệt quệ quân số cùng sinh lực sau những trận đánh kiểu này, song ngược lại ở thời điểm ấy chưa có 1 đơn vị nào của F7 bị bật chốt hay bỏ vị trí mặc dù có nhưng lúc 1 C thương vong chỉ còn vài người.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
minhsinh_1960
Thành viên
*
Bài viết: 400



« Trả lời #538 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2011, 07:46:21 pm »

 Như vậy là khoảng giữa tháng 10-1978, F1 bác tranphu341 rút về Búa Lớn, ăn mừng chiến thắng.Củng cố lực lượng huấn luyện và làm lực lượng dự bị sẵn sàng cơ động các hướng cho quân đoàn 4.Chuẩn bị táng Pốt một đòn lớn.
 Cũng khoảng thời gian giữa tháng 10-1978, cái đêm có một trái tên lửa bắn ra ngoài quỹ đạo. Cả một vừng sáng ở đường chân trời và thấy ánh sáng đuôi tên lửa từ từ chui vào trong mây.Sáng đó,em theo anh nuôi về cứ sau C2 gần ngã Ba Chóp để trị ghẻ nhiễm trùng, những ngày sau đi kiếm lá Muồng châu mượn nồi của anh nuôi nấu lên làm thuốc đặc trị.Thấy hướng E38 bắc Chóp Pốt vẫn vào tập kích nhỏ lẻ, đặc biệt sang tháng 11-1978 khi C2 hoàn thành nhiệm vụ chốt ở bên trái con lộ Nam Chóp rút về phía sau củng cố lực lượng, lên giây cót cho anh em. Huấn luyện bài tập C bộ binh vượt sông để chuẩn bị nện Pốt một quả nặng,ngày đó còn trẻ hăng không biết sợ là gì nghe mấy anh lính cũ xui dại, không biết bơi dám một mình một cây chuối với súng đạn vượt qua khúc sông nhỏ,trước mặt bao nhiêu cán bộ, xuýt toi...Ầm ỹ cả nên, ngượng quá?
 Ngày đó thấy Pốt đánh E38 Sang cả ban ngày súng đạn nổ rầm trời,có nghe thấy cả tiếng xe tăng xe thiết giáp chạy gầm rú...
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Hai, 2011, 07:51:56 pm gửi bởi minhsinh_1960 » Logged

Phận nam ta ở nơi nào cũng thôi !
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #539 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2011, 10:08:29 pm »

Như vậy là sau gần 400 ngày liên tục chiến đấu,Trung đoàn của bác TP mới có được những ngày dưởng quân thật sự.Trãi qua các tỉnh :Tây Ninh,An Giang, Đồng Tháp,Hà Tiên rồi lại quay về Tây Ninh.
Mổi nơi đv bác đến đều có những mất mát,hy sinh làm cho hao hụt quân số.Mổi nơi đv bác cũng đều có những chiến công oanh liệt.
Những ngày sắp tới lại sẻ là những ngày cực kỳ gian khổ,ác liệt!!!:Chiến dịch "Tổng tấn công" của ta qua K.
Cũng khoảng giửa tháng 10 nầy thì tôi và các đồng đội tôi cũng đã có mặt ở biên giới Lộc Ninh.Mới đầu chúng tôi đóng quân ở Bù Đốp và C tôi đi khảo sát để làm một cái ngầm ở con sông Bé.Nhưng không khả thi nên rút về lại Bù Đốp .Sau đó khoảng ngày 22/10 thì đại đội tôi qua đất K mấy km làm nhiệm vụ dò mìn ở lộ 13 cùng với Tổng đội 3 TNXP.Lúc đó không biết gì ở tuyến trên,chỉ biết là bộ đội ta đang đánh lên hướng ngã ba Snoul,có những trận đánh rất ác liệt giửa ta và địch ở những cái chốt xung quanh ngã ba nầy.
Phải nói thật lòng là E 273 của bác TP là một đv tham gia chiến đấu ở biên giới Tây Nam sớm nhất,liên tục nhất,di chuyển nhiều nhất trong các đv bộ binh của ta.Mặc dù tôi cũng có biết Tiểu đoàn 4-Sư 5 vào khoảng cuối tháng 9/77,sau tết trung thu đã có mặt ở biên giới  Samat theo đường Trần Lệ Xuân đánh truy kích Pot .Nhưng đv của bác TP vẫn là đv tham gia nhiều nhất ở biên giới Tây Nam nầy.
Có nhiều bài ca viết về biên giới ,nhưng tôi chỉ thích nhất bài ca mà bác TP vừa đề cập tới,bài ca bắt đầu bằng câu"Chiều biên giới em ơi!có nơi nào xanh hơn..."
Tôi vẫn nghỉ rằng trong cuộc đời của bác TP ,cô Cúc vẫn là một người con gái gây cho bác TP những cãm xúc lớn nhất và đây có thể gọi là:"Mối tình đầu của tôi...".Phải không bác TP?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM