Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:18:27 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb Sông Lam - Biên giới Tây Nam ( Phần 2 )  (Đọc 317014 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #460 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2011, 10:50:40 pm »

                          Có nên gặp Thanh không? Con tim cứ thôi thúc mong muốn được gặp. Còn lý trí thì lại nói rằng: "Đừng gặp!"

                      
                         Tôi dắt xe xuống đường, lên xe chậm chậm xuôi theo dòng người. Mới lúc trước từ đơn vị Lộc ra, tôi đạp xe chạy băng băng. Sao giờ đây cũng chiếc xe này, mà sao nó ì ạch, nặng nề, như là đang có ai níu giữ phía sau. Mồ hôi tôi vã ra. Tôi uể oải rẽ vào hàng nước mía giải khát bên đường. Gọi một ly uống, nín một hơi hết ly nước mía. Tôi gọi tiếp ly thứ hai. Bắt đầu mới nhâm nhi từng miếng nhỏ. Mới tận hưởng được cái ngọt của nước mía, cái mát của đá lạnh, cái vị thơm của dứa, của tắc, của dâu tây ép cùng. Ly nước mía thứ nhất làm cho tôi giải nhiệt. Ly thứ hai này, làm cho tôi lấy lại tỉnh táo, bình tĩnh và bản lĩnh thường nhật.

                        
Theo tôi thì bác TP có lý trí rất mạnh mẻ!qua những câu chuyện của bác TP mà ae mình đã đọc qua.Thường thì lý trí trong con người bác TP luôn mạnh hơn mệnh lệnh của con tim.
Thông thường thì những người có lý trí mạnh là những người có cuộc sống tình cãm rất khô khan.
Nhưng ở đây tôi lại thấy bác TP lại có điểm khác biệt ở chổ :là con người sống rất có tình cãm,qua diển tả nội tâm trong những bài viết trước về đv .
Tình cãm của bác TP biết cân nhắc thận trọng cho những mục tiêu nào là quan trọng nhất ngay thời điểm đó"cho mình, cho cả đối tượng của mình".Điều nầy thật sự rất hiếm!vì đôi khi tiếng nói của con tim nó rất mãnh liệt ,lấn át cả lý trí.Nó không cần biết hậu quả của việc làm ,chỉ biết được rằng đó là điều cần phải làm là cứ thực hiện...
Ngay cả cái cách diển tả về việc uống nước mía thì cũng đã bộc lộ được tích cách của bác TP.Bác TP có được cãm nhận rất sâu sắc trong 2 ly nước mía Sài Gòn...năm 76.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #461 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2011, 09:02:44 am »

             Chào bạn binhyen1960, bạn vanyhang341ht, bạn dathao. Tranphu341 rất trân trọng và cảm ơn các bạn đã thường theo dõi bài viết của TP.

              Bạn BY có rất nhiều mẹo hay trong những ngày đó. Quả là trai Thủ đô vừa đẹp trai vừa tài lại vừa "quái"  Grin Grin Grin.

              Bạn dathao, TP cảm ơn bạn lúc nào cũng có những nhận xét rất tỷ mỷ và tình cảm đặc biệt giành cho TP. TP cảm ơn bạn rất nhiều.

                    NGÀY ĐẦU TUẦN TP XIN CHÚC CÁC BẠN CÙNG AE TRONG VMH CÓ NHIỀU SỨC KHỎE CÙNG NHIỀU NIỀM VUI MỚI!
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Một, 2011, 02:37:02 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #462 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2011, 11:13:55 am »

                          Nhâm nhi hết ly nước mía thứ 2, đã thấy đỡ căng thẳng. Tôi trả tiền nước, cũng không lấy lại tiền thối. Rồi quyết định đến thăm một vài gia đình quen biết, gần khu vực đồn Cây Mai. Hồi đơn vị đóng quân ở đấy tôi thường đến chơi.

                          Gia đình tôi tới chơi, mọi người rất vui khi gặp lại tôi. Mời tôi uống cà phê, rồi hỏi thăm về anh em trong đơn vị. Tôi kể về từng người mà bà con hỏi thăm. Ai hy sinh, ai bị thương, ai được trở về quê hay đi học. Mọi người tỏ ra rất thương xót cho anh em. Rồi bà con kể về cuộc sống hiện tại, từ khi chúng tôi không làm Quân Quản nữa. Thôi thì đủ thứ chuyện: nào là chính quyền mới, nhất là một số cán bộ 30/4 rất sách nhiễu bà con.( Cán bộ 30/4 là lớp cán bộ tham gia từ ngày giải phóng). Cuộc sống bây giờ vô cùng khó khăn thiếu thốn, thiếu gạo, thiếu củi, thiếu dầu, thiếu thuốc, thiếu xăng. Thiếu thốn tất cả các thứ đồ dùng sinh hoạt, nhu yếu phẩm thiết yếu của cuộc sống. Rồi má chỉ vào một chậu đựng gạo. Bên cạnh là một cái chén đã có một ít thóc, một ít hạt sạn. Má nói: “ Đấy con xem, gạo rất khó mua. Mà gạo như vầy, lẫn cả sạn cát, cả thóc vào, người ăn sao nổi? Hư răng, hư bao tử hết thôi. Thứ này ngày xưa thì chỉ để nấu cám cho heo ăn.

                           Bây giờ tôi mới quan sát kỹ lại căn nhà và nhìn quanh phòng. Hình như phòng rộng hơn trước nhiều. Cái tủ lạnh để ở góc kia mà không thấy đâu. Tôi hỏi: "Uả tủ lạnh Má hư mang sửa hay sao mà không thấy?". Má cười trên nét mặt lộ những nỗi buồn, má nói: "Bán hết rồi con ơi! Không phải một nhà Má mà rất nhiều nhà phải bán, từ tủ lạnh, ti vi, quần áo, tủ bàn ghế, đến xe honda, máy may. Những gì ngày xưa sắm được, thì bây giờ lại bán đi ráo trọi rồi. Bán để lấy tiền mua gạo. Tôi lại hỏi một câu rất ngớ ngẩn: "Uả ai mua mà nhiều thế hả má?" Má nói: "thiếu gì người mua, nhất là số cán bộ ở ngoài Bắc vào, mua để có tiện nghi trong gia đình, và họ mua để chuyển ra Bắc nhiều lắm. Ô tô, tàu biển, chuyến nào cũng chở đầy hết. Những thứ như xe đạp cũ, thời trước còn tốt hay những đồng hồ oDo hư đã lâu. Hay những loại xe môbilet cũ rích cũng được sửa lại, bán được tiền không đó".

                           Tôi lặng người đi, rồi nỗi buồn ập đến. Đúng là hiện tại, cuộc sống của dân ở Miền Nam. Nhất là cuộc sống của bà con ngay tại Thành phố. Đang vô cùng khó khăn thiếu thốn đủ đường. Chính quyền các cấp, đang áp dụng một số chính sách quản lý như vào Tổ hợp, vào HTX, vào Công  ty hợp doanh v.v... rồi ngăn sông cấm chợ, không cho hoặc rất hạn chế mang lương thực, thực phẩm vào Thành phố. Chính quyền lại áp dụng chính sách mua lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm bằng tem phiếu như ngoài Bắc. Tưởng chừng rất khoa học, nhưng lại không phù hợp với thực tế. Không phù hợp với một vùng miền mới giải phóng, có tiếng là giàu có về gạo và lương thực, thực phẩm này.

                           Nên tình hình xã hội có nhiều bất ổn, nhất là sau giải phóng đã được mấy năm. Sự kiện “tắm máu” không xẩy ra. Một số phần tử phản động đã trỗi dậy, nhen nhóm các tổ chức. Hòng phá hoại, hay ý đồ lật đổ chính quyền. Một số bà con người Hoa thì bị xúi giục, bị xuyên tạc về tình cảm gắn bó hữu nghị của 2 dân tộc. Nên đã có một vài cuộc biểu tình, chống phá hoặc truyền đơn phản đối chính quyền ở khu vực Chợ Lớn v.v.. Quan hệ giữa ta và Trung Quốc, có nhiều diễn biến phức tạp. Đã có nhiều gia đình, bồng bế nhau, bỏ nhà cửa, bí mật xuống tàu vượt biên sang định cư ở nước khác.

                          Ôi! Thật phức tạp. Khi được nghỉ về chơi ở Thành phố. Tôi tưởng sẽ vui, việc quyết định gặp Thanh hay không, đã làm cho tôi khó xử. Giờ đây, được biết thêm về tình hình cuộc sống thực tế của bà con Sài Gòn. Làm cho tôi lại càng ngán ngẩm hơn. Tôi nói với má: "Đúng là đất nước đang gặp rất nhiều khó khăn. Không ai nghĩ rằng cuộc chiến tranh Biên giới với Campuchia lại xẩy ra. Đã có rất nhiều bộ đội, đã qua cuộc chiến tranh giải phóng nay lại phải hy sinh nơi Biên giới để bảo vệ Tổ quốc. Trong lúc này, nhà nước lại phải đang trả một số nợ, vay của các nước, trong thời kỳ chiến tranh. Mỹ thì lại cấm vận mình, không cho mình mở mang bang giao với các Quốc gia khác. Càng làm cho chúng ta khó khăn hơn!".

                             Chuyện trò với Má một lúc, rồi tôi trở về chỗ đ/v Lộc trong sân bay Tân Sơn Nhất. Đường phố Sài Gòn vẫn thế. Nhưng trong lòng tôi, thì thật nặng nề với bao nỗi niềm khó tả.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Một, 2011, 10:56:46 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
tran479
Thành viên
*
Bài viết: 793


« Trả lời #463 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2011, 02:54:20 pm »

Rất cám ơn ông anh TP đã nói lên nhưng sự thật đắng lòng thời kỳ sau 1975 ở XH miền nam mà ông anh đã trãi qua. Đọc những dòng hồi ký cũa ông anh mà mình khâm phục ông anh TP vô cùng, rất mong nhận đuợc những dòng hồi ký cũa anh cho lớp con cháu thời nay biết đuợc ....:" Có một thời như thế ": ......Chào đàn anh .
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #464 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2011, 10:49:28 pm »

Đọc qua bài viết vừa rồi của bác TP,nhận thấy bác có những nhận xét rất chính xác về tình hình xã hội Sài Gòn thời điểm đó .Giai đoạn bác đang kể mạch chuyện nầy là vào khoảng tháng 8-9/78.Lúc nầy thì tôi còn đang ở cứ huấn luyện Suối Máu,trên ngã ba Tam Hiệp vài km .Thỉnh thoảng có về thăm nhà, được vài lần.Hầu như gia đình nào cũng có những khó khăn như nhau.Nhất là về mặt lương thực ,thực phẩm.
Thời đó những thứ như:xăng dầu,gạo,bánh mỳ...là những thứ hàng "Quốc Cấm".Kể cả những người thợ làm bánh mỳ ,nếu đem bánh mỳ ra bán chui ở ngoài là bị bắt tội bán hàng quốc cấm chứ không phải chuyện chơi.Xăng ,dầu bán theo tem phiếu.Mua gạo phải có sổ hộ khẩu,tính theo đầu người mà bán.Cho nên hồi đó có câu:"buồn như mất sổ gạo".Mặc dù ở ngoài chợ đen cũng có những người bán chui ,nhưng rất là mắc!hồi đó không có ai có nhiều tiền để mua chợ đen.
Tình hình xã hội của Sài Gòn thời điểm đó thật sự u ám,một giai đoạn gây nhiều cú sốc cho dân cư lâu năm ở Sài Gòn.Nơi được cho là "Hòn ngọc Viển Đông".
Tôi nghe nhiều người lớn tuổi nói lại,được biết là trước năm 75 mổi lần công chức hoặc lính lảnh lương tháng.Điều đầu tiên là ra cửa hàng gạo mua về nhà 1 tạ gạo để đó ,ăn dần khi nào hết lần sau lảnh lương lại ra mua tiếp 1 tạ gạo nửa.So với đồng lương của công chức và lính thời đó thì 1 tạ gạo không có là bao so với đồng lương hàng tháng của họ.
Bởi vì thế mà những năm đầu sau ngày giải phóng có rất nhiều người tính chuyện vượt biên đi nước ngoài.Cao trào là những năm 81-82,bất kể những nguy hiểm rình rập ở trên biển...
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #465 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2011, 12:54:59 am »

Một thời sổ gạo! Năm 1978 đã có nhiều biến động làm ảnh hưởng lâu dài về sau này, ngoài biên giới thì chiến tranh ngày càng ác liệt, bộ đội chưa được nghỉ ngơi bao nhiêu lại tiếp tục chiến đấu, lực lượng thanh niên nòng cốt lên đường ra biên giới (đa số có tâm lý ngán ngại, chọn con đường trốn). Đất nước đang có chiến tranh nhưng cơ chế quản lý kinh tế lại không uyển chuyển cho phù hợp với tình trạng chiến tranh: vẫn tem phiếu, vẫn ngăn sông cấm chợ, thúc ép cơ chế kinh tế tập trung HTX, rồi đổi tiền, rồi cải tạo công thương nghiệp (đánh tư sản), doanh nghiệp tư nhân và công chức cũ đội ngũ y tế và thầy cô giáo mất việc hàng loạt ... Chiến dịch cải tạo công thương nghiệp đầu năm 78 đánh trúng vào hoa kiều quận 5, có một thời nắm trọn nền kinh tế Miền Nam, qua một đêm thành tay trắng đã làm bùng nổ lên vụ "nạn kiều" người Hoa kéo nhau về nước hay vượt biên, rồi ta ký hiệp ước hữu nghị 25 năm với Liên Xô đã làm tình hình biên giới càng tệ hại hơn. Kinh tế là một bộ máy khổng lồ, điều hành bởi những tay chuyên làm kinh tế sừng sỏ, quân sự cũng là một bộ máy khổng lồ, cùng một lúc thâu tóm vào một mối thì làm sao nắm hết? Ôm đồm nhiều thứ quá thì đương nhiên không nổi. Yếu tố khách quan cũng có mà yếu tố chủ quan cũng có bác TP nhỉ. Năm 1978, đầu năm vừa đổi tiền vừa cải tạo công thương nghiệp (tiến thẳng lên XHCN không qua giai đoạn TBCN), cuối năm chuẩn bị giải phóng K., có những quyết định táo bạo như thế, có một thời như thế!
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #466 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2011, 12:57:52 pm »

 Ở tầm vĩ mô của người cầm lái con tàu Đất nước thì chính trị và kinh tế luôn phải tiến song song, 2 vấn đề luôn hỗ trợ bổ sung cho nhau.

 Sau 30.4.1975 thì thực trạng Đất nước chúng ta có những sự chênh lệch cả về cơ chế và kinh tế rất lớn giữa các vùng miền, 3 năm đầu chúng ta đã chấp nhận sự lệch lạc ấy nên mới có chuyện trên cùng 1 Đất nước lưu thông 2 loại tiền và từ QK5 ngang đèo Hải Vân trở vào áp dụng nền kinh tế khác. Hơn 20 năm đánh Mỹ từ vĩ tuyến 17 trở ra đã áp dụng đường lối kinh tế XHCN làm ăn tập thể quen rồi, ít nhiều cũng đã đi vào nề nếp, khổ nhất là dân từ ngang đèo Hải Vân trở ra đến vĩ tuyến 17 bờ nam sông Bến Hải còn chẳng được nghỉ ngơi ngày nào phải tiến thẳng lên XHCN.

 Sau 26.3.1975 những SQ và binh sỹ VNCH hạ vũ khí trở về quê hương làm ăn sinh sống, nhiều người còn rất trẻ nhưng lại rất đông con, hơn 30 tuổi mà đã có tới 8 người con nít nha nít nhít, khi còn chế độ VNCH thì sinh đẻ cho nhiều để còn lĩnh lương nuôi con, cứ đến tháng là có tiền ăn xài chẳng cần quan tâm ngày mai sẽ là cái gì đang chờ đợi, tiêu hết sang tháng lại có như một sự đương nhiên quen rồi, thật sự là tài sản của họ cũng chẳng có đáng bao nhiêu nhất là những gia đình xuất thân từ nông thôn, cái xe máy, cái máy khâu, oai hơn tý nữa thì cái máy nổ phát điện và cái TV tủ lạnh. Nay bỗng chốc trở về làm anh nông dân làm ruộng, tay chân thì lóng ngóng kinh nghiệm ruộng đồng thì không nên không thiếu đói mới là lạ, vậy là có gì bán được họ bán tống bán tháo để lấy cái mà ăn, ăn mãi cũng hết mà làm thì không ra, thế là rơi vào cảnh nheo nhóc thôi chứ có gì đâu. Ngược lại những gia đình xưa nay làm ruộng thì sau giải phóng cuộc sống của họ vẫn vậy không mấy thay đổi ở giai đoạn đầu.

 Từ khoảng tháng 6 7.1976 trở đi thì những chính sách kinh tế tập thể được áp dụng triệt để cho vùng cuối QK4 sau giải phóng, ngay lúa cấy ít ngày rồi phải nhổ bỏ trồng giống lúa mới Thần Nông, giống lúa mới năm đó không quen thổ nhưỡng và khí hậu vùng miền cùng sâu bệnh tràn lan, nhìn cánh đồng lúa chỉ là một màu xám xịt cùng héo úa. Thiếu đói chạy toán loạn lên rừng xuống biển bắt đầu từ đây, nhiều gia đình dắt díu nhau chạy vào Nam lao động kiếm ăn cũng là chuyện rất khó khăn, giấy tờ đi đường không có đành tăng bo từng khúc theo chiều dọc của Đất nước tới đâu hay tới đó.

 Theo tôi thấy thì bất kể nước nào sau chiến tranh cũng là nạn thiếu đói và dịch bệnh kèm theo những tệ nạn phát sinh, ở VN thời điểm đó mới chấm dứt cuộc chiến tranh trước lại phải bước vào cuộc chiến tranh mới cùng sự cải tổ chính sách chung của Đất nước thì những vấn nạn của quy luật sau chiến tranh xảy ra cũng là lẽ thường tình khó tránh khỏi. Để dung hòa 2 hệ tư tưởng chính trị và 2 đường lối kinh tế khác nhau tuyệt đối trong bối cảnh Đất nước rối ren thù trong giặc ngoài mà không gây lên những "biến động" quá lớn trong xã hội cũng là điều đáng để nhiều dân tộc khác phải nghiêng mình kính nể. 
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
SaigonTrai
Thành viên
*
Bài viết: 16


« Trả lời #467 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2011, 01:49:23 pm »

Trích dẫn
Sau 26.3.1975 những SQ và binh sỹ VNCH hạ vũ khí trở về quê hương làm ăn sinh sống, nhiều người còn rất trẻ nhưng lại rất đông con, hơn 30 tuổi mà đã có tới 8 người con nít nha nít nhít, khi còn chế độ VNCH thì sinh đẻ cho nhiều để còn lĩnh lương nuôi con, cứ đến tháng là có tiền ăn xài chẳng cần quan tâm ngày mai sẽ là cái gì đang chờ đợi, tiêu hết sang tháng lại có như một sự đương nhiên quen rồi, thật sự là tài sản của họ cũng chẳng có đáng bao nhiêu nhất là những gia đình xuất thân từ nông thôn, cái xe máy, cái máy khâu, oai hơn tý nữa thì cái máy nổ phát điện và cái TV tủ lạnh. Nay bỗng chốc trở về làm anh nông dân làm ruộng, tay chân thì lóng ngóng kinh nghiệm ruộng đồng thì không nên không thiếu đói mới là lạ, vậy là có gì bán được họ bán tống bán tháo để lấy cái mà ăn, ăn mãi cũng hết mà làm thì không ra, thế là rơi vào cảnh nheo nhóc thôi chứ có gì đâu. Ngược lại những gia đình xưa nay làm ruộng thì sau giải phóng cuộc sống của họ vẫn vậy không mấy thay đổi ở giai đoạn đầu.

Hình như A BinhYen1960 nói không đúng về phần này rôi`.

1) Sỹ Quan VNCH sau 1975 đều phải đi học tâp. cải tạo hết chỉ có hạ sỹ quan va` lính thường thi` đi học 3 ngày tuy  theo chỗ.

2) Đa số lính miền Nam ở nông thôn là người ta đã biết làm ruộng vườn từ bé rồi cho nên dù có đi lính về thì cũng vẫn biết canh tác thôi.

3) Miền Nam hồi trước ao hồ sông nước đầy cá, gạo rất nhiều.  Người dân nông thôn miền Nam không phải nghĩ đến miếng cơm manh áo hàng ngày vì lúc nào cũng có thức ăn sẵn ở vườn, ruộng, sông nước.   Không phải như bây giờ.

4) Kinh tế VN sau 1975 là do chính các bác lãnh đạo lúc đó không chịu giao thương với nước ngoài.  Như Bác Cựu thứ trưởng Ngoại Giao Trần Quang Cơ đã nói
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #468 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2011, 03:06:17 pm »


Hình như A BinhYen1960 nói không đúng về phần này rôi`.

1) Sỹ Quan VNCH sau 1975 đều phải đi học tâp. cải tạo hết chỉ có hạ sỹ quan va` lính thường thi` đi học 3 ngày tuy  theo chỗ.

2) Đa số lính miền Nam ở nông thôn là người ta đã biết làm ruộng vườn từ bé rồi cho nên dù có đi lính về thì cũng vẫn biết canh tác thôi.

3) Miền Nam hồi trước ao hồ sông nước đầy cá, gạo rất nhiều.  Người dân nông thôn miền Nam không phải nghĩ đến miếng cơm manh áo hàng ngày vì lúc nào cũng có thức ăn sẵn ở vườn, ruộng, sông nước.   Không phải như bây giờ.

4) Kinh tế VN sau 1975 là do chính các bác lãnh đạo lúc đó không chịu giao thương với nước ngoài.  Như Bác Cựu thứ trưởng Ngoại Giao Trần Quang Cơ đã nói


 Ơ! Tớ đang nói chuyện chuyển đổi mô hình kinh tế của vùng cuối QK4 trở ra đến vĩ tuyến 17 sau ngày giải phóng cơ mà, vùng này chuyển đổi sớm nhất, trước tiên nhất theo kinh tế miền Bắc sau giải phóng.

 SQ VNCH đi học tập cải tạo tư tưởng là đúng rồi, so với tin đồn phải "tắm máu" thì chuyện học tập là đương nhiên, song cũng đâu phải SQ nào cũng đi "tù" nhiều năm, có người 3 tháng đã về còn HSQ và binh sỹ bình thường thì 15 ngày học tập là trở về thôi, cũng có những HSQ VNCH đi "mút chỉ" tùy theo từng người. Nhưng kết thúc cũng được về quê hương làm ăn sinh sống, người từng đối đầu, người từng là của phía bên kia còn muốn gì nữa?

 Nếu đa số lính VNCH cũ đều biết làm ruộng từ bé thì cũng không hẳn, bỏ ruộng đồng từ lâu rồi nay bắt tay làm lại thì khó khăn bước đầu cũng là chuyện đương nhiên.

 Sau giải phóng mà mở cửa ngay với toàn Thế giới như cựu thứ trưởng nói thì quản lý sao nổi, chúng ta vẫn có quan hệ trong khối XHCN đấy thôi.

 Ngày đó miền Nam gạo trắng nước trong sẵn thực phẩm như vậy thì tại sao để lính bọn tớ đang chiến đấu bảo vệ BGTN đói quá như vậy? Lính chiến đấu mà ngày ăn 3 gói mỳ tôm 85 gram/gói, thuốc lá không có mà hút, cái bật lửa không có mà dùng, quần áo quân trang cũng không đủ mặc? Không hẳn thế đâu, đồng bằng miền Nam đúng là vựa thóc nhưng trong chiến tranh chế độ VNCH vẫn phải nhập gạo về cho dân dùng đấy, tiền bạc của Mỹ tung vào duy trì chiến tranh đấy chứ thực lực kinh tế và lượng sản xuất lúc đó không bao nhiêu đâu. Chỉ có sau này chính trị ổn định, kinh tế cùng kỹ thuật sản xuất phát triển đồng bộ dần thì vựa thóc miền Nam mới phát huy hết khả năng vốn có. 
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #469 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2011, 04:22:11 pm »

            Chào bạn tran479, bạn behienQYV7C, bạn dathao, bạn yta262, bạn binhyen1960, bạn SaigonTrai, bạn hachivna. Tranphu341 rất cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của TP trong giai đoạn lịch sử như bạn dathao đã nói.

            Vâng! Đúng như các bạn đã nói, thời gian này, có thể nói là giai đoạn đen tối nhất của cuộc sống và nền kinh tế của chúng ta kể từ sau ngày giải phóng 30/4. TP viết bài viết trên cũng chỉ sơ lược một số những khó khăn đại cương thôi. Còn sự thật còn phũ phàng nhiều hơn thế nữa. Chính cũng vì cuộc sống khó khăn quá nên 1 số bà con ở thành phố phải về quê kiếm sống. Thất nghiệp nhiều thì kèm theo các tệ nạn khác cũng xẩy ra nhiều. Một số khác đã tìm đường "vượt biên". Lúc đó về thành phố, đi trên xe buyt hoặc xe Lam, TP thường nghe những câu đại loại như: "Vượt biên thì 1 là con nuôi Má, 2 là cá ăn con". Rồi cũng rất nhiều người trong số đó cũng bị cá ăn, bị cướp biển hành hạ hay hãm hại.

            Dân chúng một số bắt đầu ghét bộ đội. Ghét những người Bắc được chuyển vào công tác trong Thành phố. Họ nghĩ đơn giản là những "chú đội" và những người Cán bộ miền Bắc, là nguyên nhân dẫn đến cái nghèo, cái khó khăn, cái đói khổ vv...Thậm chí có một số vùng như Biên Hòa, Tam Hiệp, Hố Nai những tiểu thương ở chợ còn không bán hàng cho những người phụ nữ Bắc được chuyển vào theo chồng. Hoăc bán hàng từ rau quả vv ... đều bán giá cao hơn người miền Nam mua. Thật rất tội nghiệp và oan cho bộ đội và mọi người lúc đó.

            Giá như mà lúc đó có bìnhyen vô Sài gòn rồi mà giải thích về nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, phức tạp trên thì tốt quá Grin Grin Grin    .

            Chính vì những lý do trên mà những ngày sau được nghỉ chủ nhật, TP cũng không muốn về Sài gòn chơi mà mấy ae chỉ đi mua đồ nhậu về cải thiện vui hơn.  

            TP CHÚC CÁC BẠN CÙNG GIA ĐÌNH CÓ NHIỀU SỨC KHỎE VÀ NHIỀU NIỀM VUI CUỘC SỐNG!
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười Một, 2011, 06:40:49 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM