Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 02:05:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb Sông Lam - Biên giới Tây Nam ( Phần 2 )  (Đọc 317174 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #380 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2011, 10:58:34 pm »

           
                    Nhưng cũng như TP đã nói, gặp Cúc trong tình cảnh TP chỉ là 1 người lính ở chiến trận. Nay đây mai đó gối đất nằm sương. Cuộc sống và cái chết quá mỏng manh. Chưa nói đến những điều kiện để đảm bảo cho cuộc sống vợ chồng, gia đình. Thì liệu gia đình đó có hạnh phúc? Liệu TP và Cúc có thật sự hạnh phúc vững bền khi vẫn phải khoác áo lính xông pha nơi chiến trận?

                  
Những suy nghỉ nầy của bác TP có lẻ cũng là những suy nghỉ của đa số người lính đang còn ở chiến trường.
Hồi những tháng đầu năm 1979 khi đv tôi còn đóng quân ở bên dòng sông Mekong trong một vườn xoài.Có những buổi trưa rảnh nằm đong đưa trên võng,hút điếu thuốc mà suy nghỉ vẩn vơ.
Có lúc tôi suy nghỉ về cái ngày về nhà đoàn tụ với gia đình,có công việc ổn định,có người yêu và cưới vợ.Tôi cũng thử tưởng tượng về người mà tôi chọn sẻ như thế nào?tánh tình ra sao?Mơ và cứ Mơ-Tưởng tượng và cứ Tưởng tượng.Nhưng không bao giờ tôi dám nghỉ là mình cưới vợ khi còn đi lính và còn phải đánh nhau ở chiến trường.
Thật sự rất không yên tâm khi phải quyết định cưới một người vợ rồi lại đi ra chiến trường,không biết mình sống chết như thế nào?vợ mình ở nhà ra sao khi phải một mình lo mọi thứ!

Những dòng viết của bác TP đã thể hiện rỏ nét những cái khó khăn,chịu đựng,hy sinh của người lính trong hoàn cảnh chiến tranh.Ở chiến trường không ai biết được mình sẻ như thế nào?còn sống nguyện vẹn,bị thuơng tật hay hy sinh.Cho nên những suy nghỉ của bác cũng là điều rất hợp lý.

Mối tình nầy của bác và cô Cúc có lẻ là duy nhất và cuối cùng cho đến khi bác về nhà và đoàn tụ với gia đình?
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #381 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2011, 07:02:11 am »

Cách giải thích về đạo Cao Đài ở Tây Ninh mà như behienQYV7C thì đến ông Phạm Công Tắc cũng phải "bực mình" đội mồ lên mà tranh cãi. Grin

 Đây! Đường link tìm hiểu về đạo Cao Đài đây, mời các bác nghiên cứu. Grin

 http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1o_Cao_%C4%90%C3%A0i

BH thì cũng là " hậu sinh khả úy " nên cũng chưa tường tận về giáo phái này nhưng ngày mới giải phóng có nghe những người già kể về đạo này nhiều lần, những ông già đó ngày xưa là cán bộ Việt minh kể rằng có thời kỳ cao đài theo chân Pháp rồi sau đó là Nhật , tảo thanh cán bộ Việt minh và những địa phương chiến khu của Việt minh, sau đó Việt minh cũng đã tổ chức diệt nhiều đơn vị vũ trang của cao đài, ngày xưa ở vùng Củ chi có một số bộ phận người theo đạo cao đài, gọi là " đạo gật " bởi ngày xưa trong KCCP vùng kháng chiến muối rất hiếm hoi, Củ chi cũng vậy, lợi dụng điều đó đạo cao đài được hậu thuẫn của Pháp đã lôi kéo nhân dân vào đạo, ai vào thì được cho muối ăn và khi Pháp đi càn chỉ việc treo tấm tranh hình con mắt lên bàn thờ sẽ không bị giết, nhân dân ta vì quá khổ nên số ít người cũng gật để có muối ăn, chính vì vậy gây chia rẽ trong nhân dân, và với nhân dân và cách mạng khiến Việt minh gặp nhiều khó khăn trong địa bàn hoạt độngcủa Việt minh , hôm nay nghe các anh bàn về vấn đề này BH cũng muốn tìm hiểu chính xác về những gì mình nghe kể và thực tế thì BH tìm thấy mấy đường link sau

http://vietngu.caodai.net/index.php?option=com_content&view=article&id=327%3Ahi-ky-trn-quang-vinh-phn-15&catid=30%3Ao-s&Itemid=29&showall=1


« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Một, 2011, 10:29:55 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
china
Thành viên
*
Bài viết: 517


« Trả lời #382 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2011, 08:12:29 am »

Tam Kỳ Phổ Độ: theo những người theo đạo Cao Đài, trên trái đất sẽ có 3 lần thiên tai khủng khiếp, một lần trong đó chiếc thuyền của ông Noe đã cứu vớt nhân loại, một lần hình như là vụ diệt chủng loài khủng long(em nhớ không rõ), một lần nữa sẽ xảy ra trong tương lai, và đạo Cao Đài sẽ cứu vớt chúng sinh trong lần này, nên gọi là Tam Kỳ Phổ Độ.
Logged
tran479
Thành viên
*
Bài viết: 793


« Trả lời #383 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2011, 08:59:47 am »

Bác TP có thể cho mình biết số phận cũa 6 anh em C11 lính 72 không nhận nhiệm vụ về cứ không ?? Tuy hành động không thể chấp nhận đuợc lúc đó nhưng 6 nguời lính 72 lại là vốn quý còn lại vì đàn anh lính 72 kinh nghiệm trận mạc dữ dằn lắm . Đàn anh 72 tồn tại đến thời điểm mùa mưa 78 thì thuờng đầu óc tham mưu con đã dày dạn lắm nên quyết định " tục tạc "  không tham gia cũng có lý do mà kết quả trận đánh là 1 minh chứng : 6 anh em trên đã quyết định ....gần đúng  Grin Grin. Nhưng không biết số phận 6 nguời đó ra sao ?? Có đuợc bố trí nhiệm vụ lại trong tình trạng các đơn vị hết nguời .
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Một, 2011, 10:15:29 am gửi bởi tran479 » Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #384 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2011, 10:57:29 am »

 Cuộc chiến tranh BGTN nổ ra chính thức và bắt đầu căng thẳng nhất là cuối năm 1977, lúc đó thì lính 1972 còn xót lại ở cuộc chiến tranh KCCM còn rất ít, đơn vị BY thì số các anh này khi đó chưa đủ 5 năm tuổi quân và theo luật thì phải đủ 5 năm quân ngũ không thiếu 1 ngày mới được tiêu chuẩn phục viên.

 Cũng theo luật lúc đó thì tạm thời chỉ có cấp hạ sỹ quan trở xuống và đủ 5 năm công tác thì cho về trước còn sỹ quan thì tạm thời phục vụ tiếp chờ chuyển ngành hoặc phục viên sau. Vì vậy bắt đầu có những dối dắm từ nhóm các anh lính 1972. Grin

 Khoảng tháng 8 9 năm 1977 có đợt ra quân của lính 1972, nhiều anh chưa đủ 5 năm tuổi quân vì nhập ngũ cuối năm 1972, tính ra họ thiếu 1,5 đến 2 tháng sau 4 năm 9 10 tháng lăn lóc khắp chiến trường miền Đông Nam Bộ, nếu cứ theo luật thì thiệt thòi cho các anh ấy quá, vào chiến trường và sống sót đến giờ phút ấy khi bom đạn bời bời bên mình nhiều năm, mọi biến cố xảy ra thì "gánh" đủ, nay đất nước hòa bình sống trong bình yên không còn lo lắng chiến tranh bom đạn nữa và còn thiếu vài ngày nữa sẽ đủ thời gian 5 năm tại ngũ và chế độ sau phục viên thì bị "đá đít" cho ra khi còn thiếu chút ít thời gian.

 Vậy là nửa cuối năm 1977 một làn sóng "chống lệnh" không chịu ra quân đã nổ ra với lính 1972 trong đội hình QD4. Thật ra số anh em tặc lưỡi ra quân đợt đó rất "thơm" dù họ còn thiếu ít ngày mới đủ 5 năm tuổi quân hưởng chế độ phục viên, theo BY được biết thì số anh em này trở về được đi ăn dưỡng 3 tháng tại QK, khám chữa bệnh phân loại thương tật, cấp phát chế độ đầy đủ cho quân nhân trước lúc giải ngũ và họ được nhận chế độ phục viên khi chính thức bước ra khỏi quân đội thời gian cũng vừa khít 5 năm. Cũng có thể cấp trên ở đơn vị đã biết trước sắp có một cuộc chiến tranh mới nên đã tạo điều kiện tốt cho số anh em 1972 ra quân vì sự cống hiến của họ ở cuộc chiến tranh trước đã quá nhiều rồi. Grin

 Số anh em "gấu mèo" chống lệnh ra quân lần đó ở lại đơn vị tiếp tục công tác cho đến cuối năm 1977 thì tham gia cuộc chiến tranh BGTN. Họ ngỡ ngàng khi đi thì mắc núi ở lại thì mắc sông nên thêm một lần nữa "chống lệnh" không đi tác chiến đòi được ra quân khi đã đủ 5 năm tuổi quân, song cũng thời điểm đó thì BQP đã có quyết định xuống các đơn vị nghiêm cấm cho lính ra quân và họ mắc kẹt ở quyết định này. Đơn vị nhận lệnh ra BGTN chiến đấu họ chống lệnh ở lại hậu cứ và người "lỳ" nhất thì đến khoảng tháng 6.1978 cũng đành đuổi theo đơn vị, cũng với nhiều lý do:

1- Tiêu chuẩn chế độ cùng quân trang của họ nằm hết ở tuyến trước, nằm cứ đói quá chẳng có gì ăn.

2- Hoàn cảnh cá nhân thì bế tắc hoàn toàn trong khi anh em đơn vị chiến đấu ngoài BGTN hy sinh nhiều quá máu đồng chí, đồng bào nổi lên họ nhìn thấy trách nhiệm của mình phải ra tuyến trước để dìu dắt các em chiến đấu vì họ là những người lính dày dạn kinh nghiệm nhất đơn vị.

 Tuy lính 1972 còn xót lại ở đơn vị rất ít nhưng họ lại là "linh hồn" của các đơn vị ra BGTN lúc bấy giờ, sau một thời gian "tư tưởng" không thông nằm ỳ nói ẩu, yêu sách đòi hỏi chế độ họ chợt hiểu ra vai trò của họ ở cuộc chiến tranh này và phần lớn họ là những SQ chỉ huy cấp C D ở cuộc chiến tranh K. Lớp lính đàn em ở K học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm chiến đấu từ họ, nhiều người sau thời gian chịu sự kỷ luật của đơn vị đã vượt lên rất nhanh và đặc biệt có thủ trưởng của BY đi từ người lính binh nhất vận tải D lên đến D phó quyền D trưởng trong thời gian có 6 tháng. Các anh lính 1972 đã thể hiện được bản lĩnh chiến đấu của mình cùng những kinh nghiệm trận mạc dày dạn, những mánh khóe thủ thuật tác chiến rất "bụi đời" thêm sự sáng tạo ở cuộc chiến tranh mới, địa hình mới, môi trường mới và chiến đấu bên họ thì thật sự là yên tâm, nếu có phải bỏ chạy thì bao giờ họ cũng là người chạy sau cùng và nếu họ có chạy trước mình thì cũng yên tâm là họ sẽ nằm lại đâu đó yểm trợ cho mình rút chạy có "chiến thuật" chứ không chạy một lèo mất dạng về phía sau. Grin

 Sang khoảng đầu năm 1981 thì số anh em lính 1972 nếu còn là HSQ thì được ra quân một loạt, lần này thì không thấy ai chống lệnh ra quân nữa và khoảng 1983 trở đi thì lính 1972 là SQ cũng lần lượt được phục viên chuyển ngành kết thúc một thời oai hùng từng dẫn dắt các đàn em đi qua cuộc chiến. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #385 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2011, 11:53:10 am »

    Những thằng đồng ngũ của tôi sau cuộc KCCM còn sống sót vẫn tiếp tục vào trận mới, trong đội hình lính f5 BGTN, có ít thằng trưởng thành trong chiến đấu cuối cuộc chiến đã là c/b cấp C-D-E.
    @ tran479 :Nếu có thể bác cho biết cái thằng AlechXây và “Tĩnh”hô”(lính 73) Đông anh cùng đ/v bác lúc bấy giờ chúng đã leo lên được cái “ghế”…A trưởng chưa không bác Grin? trong thời gian này phiên hiệu đ/v là gì và chiến ở đâu có khi nào đánh hiệp đồng cùng f341 của bác TP không nhỉ?.
Logged

tran479
Thành viên
*
Bài viết: 793


« Trả lời #386 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2011, 03:09:42 pm »

Ông Anh F5 : anh Xây tự Xây haoây hay Alêchxây và anh Tĩnh gọi Tĩnh hô là lính 73 Đông Anh Hà Nội nhưng ....chưa 1 lần qua Thủ Đô, chưa từng được ăn ...kem ( theo cách bôi bác cũa lính và thú nhận cũa a Xây ) đã là A trưỡng khi mình vô đơn vị tháng 10/77 , lúc này lính 72 hầu hết đã là cán bộ cấp B trưỡng phó, chỉ vài ông 72 tục tạc nhận A truỡng chờ ra quân, nhưng như BY nói , số này bị cuộc chiến lưu lại, sau này năm 79 số này đều đi học sỉ quan hết . Các anh đợt 72 thuờng là dày dạn kinh nghiệm chiến đấu cho lớp lính mới học tập . Thời gian này ( giũa năm 78 ) Sư 5 đang 1 mình 1 chợ ở Snoul , cũng chốt chặn cắn răng , những địa danh chốt 1 cối xay thịt, nhà ngói đỏ v.v.v. Ôi mùa mưa năm 78.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Một, 2011, 03:16:02 pm gửi bởi tran479 » Logged
sudoan5
Thành viên
*
Bài viết: 790


Bao giờ cho đến ngày xưa


« Trả lời #387 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2011, 03:58:06 pm »

    Vâng ! thằng Xây nó lành lắm, vài năm trước có gặp 1 lần rồi chẳng thấy đâu nữa, khi họp đồng ngũ ngay ở Nguyên khê- Đông anh mà nó cũng không đi đươc (không có xeđi) vì hòan cảnh nhìn tiều tụy, lọ mọ nên thấy nó thường đùa chào…:anh chào cụ ! ;Dthằng Tĩnh hô thì khá hơn. Các bác ạ, mỗi lần gặp nhau khi nhìn thấy những đồng ngũ của mình đã qua thêm một cuộc chiến (BGTN) tàn khốc thì cảm thấy mình bé nhỏ quá, và ngả nón kính trọng.
     @Tranphu341 : nhìn dáng phong độ (cao to đẹp giai) và những tâm sự ấm áp thân thiện của bác khi gặp, em cũng phải mê nữa là phụ nữ, chuyện cô Cúc nếu bác cứ trải lòng như thế thì sẽ có ngày bà chị em nổi cơn tam bành tục tặc đấy bác ạ! Grin
      Mong được nghe tiếp hồi ức của bác,. Chúc bác cùng gia đình khỏe, hạnh phúc.
Logged

GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #388 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2011, 08:14:21 pm »

Ông Anh F5 : anh Xây tự Xây haoây hay Alêchxây và anh Tĩnh gọi Tĩnh hô là lính 73 Đông Anh Hà Nội nhưng ....chưa 1 lần qua Thủ Đô, chưa từng được ăn ...kem ( theo cách bôi bác cũa lính và thú nhận cũa a Xây ) đã là A trưỡng khi mình vô đơn vị tháng 10/77 , lúc này lính 72 hầu hết đã là cán bộ cấp B trưỡng phó, chỉ vài ông 72 tục tạc nhận A truỡng chờ ra quân, nhưng như BY nói , số này bị cuộc chiến lưu lại, sau này năm 79 số này đều đi học sỉ quan hết . Các anh đợt 72 thuờng là dày dạn kinh nghiệm chiến đấu cho lớp lính mới học tập . Thời gian này ( giũa năm 78 ) Sư 5 đang 1 mình 1 chợ ở Snoul , cũng chốt chặn cắn răng , những địa danh chốt 1 cối xay thịt, nhà ngói đỏ v.v.v. Ôi mùa mưa năm 78.

Cái làng của 2 bác kia, cách cái làng của em đúng 1 cánh đồng ngập nước(nhưng cũng rất nhiều đỉa). Cựu làng em, lính 73 sau những ngày ngâm nước trong đội hình F5, F7 đánh nhau với đối phương ở Sông bé, Long khốt rất ác liệt, hy sinh nhiều vì pháo chụp, hoàn toàn mất xác. Những ngày gian khổ nhất ở đây là vì toàn nằm trong hầm ngập nước. Vật bất ly thân của họ ngoài súng đạn ra là vài khúc gỗ để làm hầm có nóc.

Sau GPMN, họ(còn rất ít) hồ hởi vì được ra Bắc, nhưng Quân đội vẫn vô cùng tín nhiệm, họ tiếp tục lại ngâm mình trong các ruộng nước đánh nhau với Pốt, cũng rất ác liệt. Nhưng toàn là lính già, nên chẳng có ai hy sinh, chỉ bị thương nhẹ. 1 trong những kinh nghiệm của họ là" Khi nó chô chô đánh bật mình ra khỏi chốt, thì chỉ còn 1 bài duy nhất là không được cắm cổ chạy, mà vừa chạy, bố mày vừa nện trả lại, ếch chết tại miệng, chô chô chỗ nào, bố mày phệt vào chỗ ấy. Mà đã chạy thì đùng có co dúm vào nhau, phải tản ra. Dạy mãi lính mới cái bài này, nhưng có lúc đi lấy tử sĩ, có nơi tận 2-3 anh em chết chung 1 chỗ, quá thảm khốc"

Họ vẫn sang CPC,khoảng đầu 1980, mới có đều kiện về quê cưới vợ. 1 trong số ít đó vẫn phải sang làm nghĩa vụ Quốc tế với bạn cho tới tận khi rút quân.

Em chỉ muốn nói đến lớp lính 73. Rất kỳ lạ là khoảng 1980 họ cưới vợ, nhưng ít nhất 1983, thậm chí 1985 mới sinh được con. Tấ cả những đứa trẻ sinh ra đều bình thường như bao đứa khác. Các bác ấy giải thích là khi vợ sinh con xong, mẹ tròn con vuông thì mới...giật mình vì hồi đánh nhau với VNCH ở khu vực Sông bé, Long khốt, toàn ngâm mình trong nước, khả năng là "súng" của mình toàn "điếc" hú hồn vì các loại hắc lào, ghẻ, lở...

2 bác Nguyên khê trên còn ngon giai chán, chứ mấy bác quê em, nhìn da vẫn xám ngắt, bão mới đang luẩn quẩn ở Phi luật tân, thì đã vật vã vì các loại đau đầu, đau lưng...đau toàn diện.

Em cười: Các bác cứ nhìn cành đồng bát ngát là giật mình, có lẽ là hội chứng...cánh đồng chó ngáp. Tại sao các bác nhìn cánh đồng bát ngát của làng bây giờ, lại cũng giật mình?

Mấy lão cười toe: Hầy hà, đường 5 kéo dài(QL5) và Cầu Nhật tân sắp "liếm" vào ruộng của bọn tao rồi. 300 "củ"/360m2 nhân với 3 sào. Chết với "bà" rồi Huh

Thôi thì cũng chúc mừng các bác ấy, ngày xưa sống chết trên những cái gọi là...Cánh đồng bất tận của Nam bộ. Còn ngày mai các bác sẽ được Quốc gia ấn vào tận tay nhiều tiền để bồi thường cho những thửa ruộng trên chính quê hương mình, đúng là "Làm giàu trên quê hương mình", "Quê hương là chùm khế ngọt" Huh

To Tran479 @ huynh: Người NK nói riêng và anh em E141 nói chung vẫn cám ơn bác vì chuyện tạo mọi điều kiện để mang hài cốt LS trung đoàn 141 về quê mẹ. Anh ta hy sinh khi ngồi trên con M113 khi đang tiến vào Nông pênh, lúc 9h 7/1/1979. Đàn anh Khiêm "toét" nhà em (sau vụ ấy, toét mắt luôn, nhưng vẫn phải đánh Âm leng 3/79), vẫn "khen" thằng Pốt: Nó bắn B40 quá giỏi, 1 phát trúng luôn thùng dầu, anh thì bỏng nhẹ thôi, nhưng bạn anh(Nguyên khê) thì anh dũng hy sinh.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Một, 2011, 08:29:22 pm gửi bởi GiangNH » Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #389 vào lúc: 09 Tháng Mười Một, 2011, 08:38:23 pm »

Mấy lão cười toe: Hầy hà, đường 5 kéo dài(QL5) và Cầu Nhật tân sắp "liếm" vào ruộng của bọn tao rồi. 300 "củ"/360m2 nhân với 3 sào. Chết với "bà" rồi Huh

GiangNH viết bài này hay lắm. Văn chương lưu loát, tính nhân văn cao, thông tin nhiều. Cứ thế phát huy nhe Grin

Anh chưa hiểu đoạn này: 300 "củ"/360m2 nhân với 3 sào, "củ" là "triệu" phải không? 300 triệu nhân với 3 sào = 900 triệu đồng. Với số tiền đó cất được cái nhà, mua thêm vài thứ đồ điện tử, điện máy cần dùng là muốn hết rồi. Chết với "bà" là chết làm sao? Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM