Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:37:19 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tranphu341- Đoàn bb Sông Lam - Biên giới Tây Nam ( Phần 2 )  (Đọc 317015 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #150 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2011, 07:31:52 pm »

Đúng thật là người lính ở chiến trường khó mà có một giấc ngủ thật ngon,thật yên bình...!
Bản thân tôi khi còn ở K,ngay cả về cứ ở tuyến sau là nơi an toàn mà cũng chỉ có những giấc ngủ ngon ,ngủ sâu chớ không bao giờ cảm giác có được một giấc ngủ thật bình yên.Ngủ nhưng luôn luôn cảnh giác,súng ống kề bên.Ngủ nhưng luôn trong trạng thái sẳn sàng cho báo động làm nhiệm vụ đột xuất...
Những lúc chốt đường,chốt cầu thì khi ngủ còn phải cảnh giác cao hơn nửa vì luôn lo lắng bị địch tập kích bất ngờ vào tuyến chốt.Vì chung quanh chổ nào cũng có thể có địch,chúng luôn rình rập bộ đội ta đợi sơ hở là đánh vào.
Lần đầu tiên sau mấy năm ở K, tôi vô cùng sung sướng có được giấc ngủ thật ngon,thật bình yên là khi tôi được về nhà ,ngủ tại nhà của cha mẹ mình và không có cái giá súng ngay đầu vỏng.
Nhưng khổ nổi khoảng 4 giờ sáng sớm hôm đó thì bị một sự cố bất ngờ làm mất giấc ngủ bình yên của tôi.Đang ngon giấc thì nghe một tràng đại liên rền bên tai,theo bản năng ở chiến trường tôi lăn ngang...rớt xuống ...nền gạch bông nghe cái bịch...ê người.ỦA!!!...lạ quá!sao nền đất gì mà cứng ngắt...!Mở mắt ra là nhà mình.
Hóa ra là nhà tôi gần một cái ngã ba,có một bến xe xích lô máy.Hồi năm 81 chạy bằng xăng pha dầu lửa,sáng sớm mấy ông chạy xích lô thường mồi xăng đạp máy nổ ,rồ ga cho nóng máy để khi có khách thì đạp dể nổ.Tiếng máy nổ nghe giống như tiếng súng đại liên.
Cả nhà cười khi nghe tôi giải thích vì sao đang ngủ mà lăn xuống đất.

Rẩy tăng gia của E tôi thì cách ngã ba Dầu Giây 25 km.Từ ngay ngã ba nếu đi thẳng là lên Long Khánh,rẻ trái đi Đà Lạt, có một con đường rẻ phải hồi đó là đường đất đỏ đi vô khoảng 25 km ,qua một rừng chuối và nhiều rừng cây,qua một con suối nhỏ mới tới rẩy.Ấp ông Quế thì tôi không biết có gần đó không?

Tôi đoán mò mà trúng phóc !chắc bác TP có thưởng chứ?
                            
[/quote]
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Mười, 2011, 07:41:58 pm gửi bởi dathao » Logged
DinhLongGiang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 783



« Trả lời #151 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2011, 09:28:35 pm »

..........................
Lần đầu tiên sau mấy năm ở K, tôi vô cùng sung sướng có được giấc ngủ thật ngon,thật bình yên là khi tôi được về nhà ,ngủ tại nhà của cha mẹ mình và không có cái giá súng ngay đầu vỏng.
Nhưng khổ nổi khoảng 4 giờ sáng sớm hôm đó thì bị một sự cố bất ngờ làm mất giấc ngủ bình yên của tôi.Đang ngon giấc thì nghe một tràng đại liên rền bên tai,theo bản năng ở chiến trường tôi lăn ngang...rớt xuống ...nền gạch bông nghe cái bịch...ê người.ỦA!!!...lạ quá!sao nền đất gì mà cứng ngắt...!Mở mắt ra là nhà mình.
...........................................................................................
Cả nhà cười khi nghe tôi giải thích vì sao đang ngủ mà lăn xuống đất.
      Hehe...Có lẽ tất cả anh em đã từng là lính chiến cũng đều trải qua những tâm trạng như của bác Dathao. Và khi đã về nhà rồi, chắc anh nào cũng sẽ có một vài lần làm cả nhà được trận cười bể bụng. Ở trong xóm tôi có mấy anh bộ đội thời đánh Mỹ khi về nhà có hôm có anh đang ngủ bỗng bật dậy hô: Xung phong...xung phong! Làm cả nhả phải hốt hoảng bật dậy theo giữa lúc đang say giấc. Grin...Còn tôi thì thỉnh thoảng nằm mơ vẫn còn được thấy lại cảnh được cùng anh em ngày xưa hành quân. Có hôm còn được đánh một trận kịch liệt, khi tỉnh giấc thì trán toát mồ hôi, hơi thở gấp gáp như vừa xung trận thật vậy. Có một hôm khoảng 2 giờ sáng, đang ngủ tôi bỗng đập tay xuống sàn nhà đánh: Rầm! Tôi bừng tỉnh. À.. hóa ra là mơ! Bố tôi nghe thấy bật dậy châm đèn, đi từ gian trong ra hỏi: Giang, làm sao thế con? Tôi vừa cười vừa trả lời: Không có gì đâu ạ! Con vừa nằm mơ được ném lựu đạn đó mà. hìhì..Bố tôi cũng phì cười theo. Còn mẹ tôi thì ca cẩm lo lắng : Chắc vía nó còn ở bên Căm-Pu-Chia đấy. Có khi phải mời thầy cúng đến gọi vía cho nó thôi. Cứ mấy hôm lại thấy nó mơ thế này tôi lo lắm! Vì ở quê tôi là vùng dân tộc nên vẫn còn có quan niệm là con người ta ai cũng có vía, người ở đâu vía phải theo đó. Nếu người nào người một nơi, vía một nẻo thì sẽ bị ốm và không gặp may Huh Nhưng bố tôi lại là người luôn không tin vào thuyết đó nên liền gạt phắt đi: Ôi dào ! Bà cứ tin vào những chuyện vớ vẩn. Con nó lành lặn, khỏe mạnh về đến nhà là mừng quá rồi. Thời buổi người ta bay lên vũ trụ rồi mà còn nghĩ linh tinh. Thôi, đi ngủ tiếp!Hàhà...
       Đến khi đã cưới vợ rồi có con, tôi thỉnh thoảng vẫn nằm mơ thấy mình được ở bên Pà Ong, Núi Cóc... Nhiều hôm còn mơ thấy mình bị thương nữa chứ, tỉnh dậy tim cứ đập loạn xạ. Sáng hôm sau kể lại cho vợ nghe, vợ tôi lại cười trêu: Có lẽ mẹ nói đúng đấy, chắc hồn vía anh còn ở bên CPC, nên lúc nào cũng mơ thấy bên ấy. Chắc vía anh đã gặp được vía của một cô Cămpuchia nào rồi cũng nên. Híhí
       Vía ơi, ở đâu? Có đúng thế không  Huh Grin Grin Grin
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #152 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2011, 10:05:21 pm »

         
        Chào bạn dathao ,bạn binhyen1960 ,bạn ĐinhLongGiang , Tranphu341 rất cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của TP . Các bạn nói đúng . Quả là khi ae mình ở chiến trường ,hoặc ở K về . Cái hội chứng về nếp sống ,về thói quen ở chiến trường thường hay xẩy ra . Nhiều khi thật buồn cười và thật phiền toái . Phải lâu , phải rất lâu thì ae mình mới quen được nếp sống ,nếp sinh hoạt của hậu phương ,của thời bình .
                  Rẫy đ/v ở chỗ ấp Ông Quế là đi từ Saigon về đến ngã ba Dâu Giây , thì rẽ tay phải khoảng 7 km nữa . Thồi đó đã thành lập 1 nông trường tên là nông trường Sông Lam .
                  Bạn dathao đoán đúng đấy , nhưng tình tiết tiếp theo lại ko phải như dathao nghĩ là TP thường ra quán . Vì ở chốt thì làm gì có điều kiện thời gian ? Nhưng TP cũng nghĩ mãi mà chư biết thưởng dathao cái gì cho xứng đáng . Có lẽ phải nhờ đến behienQYV7C chỉ giúp vậy .
                                  Chúc các bạn cùng gia đình khỏe ,luôn có nhiều niềm vui cuộc sống !
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #153 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2011, 10:36:34 pm »

               Chào bạn dathao ,bạn ĐinhLongGiang . Tranphu341 rất cảm ơn 2 bạn đã theo dõi bài viết của TP . Đúng là quán nước thì ở gần đ/v bộ đội nào cũng có ,dù là nơi đ/v đóng quân rất hẻo lánh . Nếu có lính là có quán ( trừ ngoài chôt ) . Đặc biệt quán nào mà có 1-2 bóng hồng thì chắc chắn quán đó đông hơn ,thu hút được nhiều lính hơn . Mà lính thì nghèo ,phụ cấp hàng thánh có đáng là bao đâu . Nhưng có nhiều ae 1 khi đã phải lòng quán rồi thì ko ra ko được vì nhớ ! ĐinhLongGiang đi lấy gạo 1 lần mà cong muống được đi liên tục nưa mà  Grin Grin Grin  .
          Bạn dathao . Năm 77 trước khi đi biên giới ,TP và đ/v TP cũng có thời gian tăng gia ở khu vực Ấp ông Quế , chỗ Dầu Giây đi vào . Khu vục nơi này năm 77 còn toàn rừng . Còn cả gấu hoặc nai rừng nữa . Mật ong thì thật nhiều .
                         TP chúc 2 bạn cùng gia đình khoe ,luôn có nhiều niềm vui cuộc sống !
                  
                            
hehe năm đó em cũng ở ấp Ông Quế nè  Grin Một ngôi làng có những căn nhà tường xây , mái ngói đổ nát vì bom đạn , xung quanh làng là rừng . Bọn trẻ con ở ấp này có trò chơi  đục lấy đít đạn pháo 105 ly làm bốn bánh xe gắn trên miếng váng chạy đua với nhau . Tối khỉ vào tận nhà bếp lục đồ ăn , ngày đêm nghe suốt tiếng cắc ..bụp của mấy ông du kích săn thú rừng .
Nghe các bác nói về thói quen chiến trường em lại nhớ đến 1 ông tâm thần ở ngã 4 đường gần nơi em ở . Ông này vẽ rất nhiều cờ tổ quốc quấn đầy mình tay thì lăm lăm khẩu súng vẽ trên bìa cát tông mồm thì hô xung phong liên tục ..Không biết lính đơn vị nào ...
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Mười, 2011, 10:43:40 pm gửi bởi haanh » Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #154 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2011, 11:03:59 pm »

Rẩy tăng gia của E tôi thì cách ngã ba Dầu Giây 25 km.Từ ngay ngã ba nếu đi thẳng là lên Long Khánh,rẻ trái đi Đà Lạt, có một con đường rẻ phải hồi đó là đường đất đỏ đi vô khoảng 25 km ,qua một rừng chuối và nhiều rừng cây,qua một con suối nhỏ mới tới rẩy.Ấp ông Quế thì tôi không biết có gần đó không?

 Hướng đó có gần Bầu Cối không bác?

 Nếu hướng đi Đà Lạt sao bác không đi trên QL20 mà đi lên Long Khánh rồi 2 lần rẽ trái rồi phải cho thêm xa. Grin Theo bác tả có thể đi từ ngã 3 Dầu Giây đi lên khoảng 25km rồi rẽ phải vào khu vực Bầu Cối là gần đến rẫy đơn vị bác từng tăng gia. Grin

 Dân Bắc chính hiệu bình luận tý địa lý miền Nam. Grin
Ái chà!có lẻ tôi viết không được rỏ nên Binhyen hiểu sai.
Ý của tôi là nếu ở TP.HCM đi theo quốc lộ đến ngã ba Dầu Giây(bây giờ là Ngã tư rồi).Thì nếu quẹo trái là đi Đà Lạt,đi thẳng là đi Long Khánh.Còn cái rẩy của E tôi thì đi qua ngã ba Dầu Giây chút xíu,có một con đường đất đỏ bên phải,đi vô sâu khoảng 25 km là tới cái rẩy tăng gia của trung đoàn tôi.Nơi đó có một khu KTM thành lập sau ngày giải phóng,gọi là xã 25 KTM Dầu Giây
Như vậy thì nơi tăng gia của sư 341 ở gần quốc lộ hơn của trung đoàn tôi.Có lẻ đv của bác tới trước nên được xí phần gần hơn chăng?Chứ cái rẩy của đv tôi ở cạnh con suối,mỗi khi vào mùa mưa nước ngập lên tới nhà trại,ngập cả giường nằm.Anh em chúng tôi phải kê giường lên cao như nhà sàn bên K để tránh lủ.
Dòng suối nước chảy siết ,cuốn cây hai bên bờ ngã đổ ầm ầm,cuốn theo dòng và rất nguy hiểm khi vào mùa mưa mà mon men theo bờ suối.
Được cái là trồng bắp và trồng mỳ(ngô và sắn) thì hiệu suất rất cao.Chúng tôi còn trồng lúa theo kiểu vùng cao(ruộng khô -không cần nước).
Chính nhờ thời kỳ nầy mà chúng tôi: những thanh niên T.Phố lại biết thêm nhiều điều về nông nghiệp,về rừng cùng nhiều loại thú ở rừng mà hồi đó khi còn là học sinh không hề biết thực tế ,chỉ biết qua sách vở.
Có lẻ đợt lính 76 của chúng tôi là đợt lính được huấn luyện kỷ(chỉ tính sau giải phóng ở miền Nam) và có được nhiều dịp học hỏi,trải nghiệm cuộc sống của quân đội hơn những đợt lính đi sau nầy...
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #155 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2011, 10:38:40 am »

                              Phải nói là về nước giải khát , thì các tỉnh phía Nam chế biến ngon hơn và đa dạng hơn các tỉnh phía Bắc . Nhất là trong những ngày tháng cam go ác liệt đó . Đói khát , thiếu thốn , nên khi về phía sau , được uống cốc nước mía , cốc chè , cà phê hay nước chanh , thì cảm thấy lý thú vô cùng . Cái cảm giác mát lạnh và ngọt nó thấm vào mồm , vào lưỡi , nhanh chóng lan toả khắp cơ thể làm cho ta sảng khoái ngay , khoẻ khoắn ngay . Chứ ko có cái cảm giác khó chịu như ở miền Bắc hoặc ở những nơi họ chỉ đập đá ra . Khi ăn chè vẫn bị lổn nhổn đá .

             Có những lúc khát nước ở bên Chốt , hoặc hành quân đánh địch giữa trưa nắng như thiêu như đốt , tôi hay nói với anh em là : khi nào về phía sau . Về Sài Gòn , tớ sẽ mua cả 1 xô ( một thùng ) nước mía , gục đầu vào vừa uống vừa gội đầu cho nó đã .

            Ở vùng Tây Ninh , các quán giải khát rất nhiều . Đá lạnh , không đập đá như ở Miền Bắc hay ở nơi khác . Mà họ có một cái máy bào đá . Đúc bằng gang , sơn vàng hay sơn đỏ . Họ cho một tảng nước đá vuông to vào , rồi vặn mấy vòng cho cái ty ở giữa giữ tảng đá không bị rơi ra . Rồi một tay giữ , cái núm tỳ đá . Một tay quay . Tảng đã quay tròn , bên dưới bàn đỡ có một lưỡi dao thò lên như lưỡi bào gỗ .Như vậy là đá được bào ra rất nhỏ , bốc chỗ đá bào đó giống như là bốc nắm tuyết . Cho vào và đắp đầy cả lên cốc nước chanh , hay cốc chè , trông thật hấp dẫn . Người ăn chỉ lấy cái cù dìa ( cái muỗng dài) chọc chọc cho đá xuống hết cốc . Đá nhanh chóng tan ra , hoà quyện cùng nước chanh hay chè đỗ , làm cốc nước , cốc chè nhanh chóng mát lạnh . Nghĩ lại mà thấy thật thèm , thật tuyệt .

                       Sau lúc sự cố cái cốc của tôi xảy ra . Cô Cúc nhanh chóng làm cho tôi cốc chè khác . Cô lấy tảng đá cũng cho lên cái máy bào đá , 1 tay giữ một tay quay cho tảng đá quay tròn  thật nhanh . Tảng đá xoay tít , rất thành thục và điệu nghệ . Tôi quan sát mọi động tác của Cúc . Thầm khen sự khéo léo rất chuyên nghiệp của người con gái trẻ , có phần xinh đẹp này .

                                   Vèo.... tảng đá đang xoay tít trên máy , bỗng văng ra lao thẳng về chỗ tôi ngồi nổ oành … vỡ vụn và bắn ra tung toé . Theo phản xạ tôi co chân , nhẩy ra khỏi ghế . Lùi về sau , thì cái ghế gỗ tôi ngồi , đổ kềnh . Kỳ lạ là nó không đổ nằm ,. Mà lại lộn hẳn , dơ 4 chân gỗ lên trời trước mặt tôi .

                     Tất cả mọi người trong quán đều ồ lên nhìn về phía tôi . Tôi giật mình , người nóng ran giống như có cảm giác đang ở chiến trận . Mà có quả đạn cắm bên cạnh ko nổ . Đúng là hiện tượng lạ . Thoáng nhìn thấy cô Cúc mặt đỏ lựng . Đứng ngây ra không nói được lời nào .
 
                    Vừa lúc đó có 1 xe Hồng Hà đến dừng trước quán . Để cho ae bộ đội đi nhờ sang chốt . Xe chở đạn pháo .Trên xe cũng đã có 1 số ae . Đ/c lái xe tắt máy nhấy xuống vào quán mua mấy thứ . Tôi vẫn chưa hết bàng hoàng về sự cố liên tiếp vừa rồi . Mọi người quanh đấy nhanh chóng lên xe . Tự nhiên như phản xạ . Tôi nói anh em : ở lại mai hãy sang .
Logged
VietPo`Lut´
Thành viên
*
Bài viết: 397


Bé bé bồng bông


« Trả lời #156 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2011, 12:30:10 pm »

hehe, quả là sự trùng hợp kỳ lạ. Và như có linh tính nên chú TP bật ra câu nói " ở lại,mai hãy sang chốt". Nó như kiểu điềm gở được báo trước bằng 2 sự cố liên tiếp giống như trước khi xuất trận thì gió thổi gãy lá đại kỳ thời Tam Quốc ngày xưa vậy. Cháu chắc chắn chiếc xe chở đạn pháo này sẽ bị làm sao đó không may rồi. Có thể bị Pốt phục, có thể trúng đạn pháo cối câu sang của Pốt, có thể đạn trên xe phát nổ v.v...Không biết thiệt hại cụ thể ra sao? Chứ đọc những gì chú viết thì ai cũng dễ dàng nhận thấy là chiếc xe này gặp chuyện không hay rồi.

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                             
Logged

Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi thuộc về Viêt Nam                  Paracel Island and Spratly Island is belong to Viet Nam                 Paracel Inseln und Spratly Inseln gehoeren zu Viet Nam
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #157 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2011, 01:54:51 pm »

              Chào bạn haanh ,bạn dathao ,bạn BehienQYV7C , ban VietPo'Lut' . Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viét của TP . Như vậy là có khi năm 77 . Trước lúc đi chiến ở biên giới . TP đụng haanh tại khu vực mấy quán ở chỗ ấp ông Quế rồi cũng nên . Từ chỗ đ/v TP làm rẫy cũng trồng mì ,trồng bắp ,vào đến chỗ ấp đó khoảng 3 km nữa . TP vẫn còn nhớ mãi cái vùng đất đỏ " sườn non "như bài ca "Tình đất đỏ miền Đông "đó của Nhạc sỹ Trân long Ẩn . Do Lê Hành hát lần đầu . Thật đáng nhớ . Vì ở đó mõi lần vào ấp trời khô thì thật bụi ,lớp bụi dầy như ta đổ lớp bột đỏ lên trên . Còn trời mưa thì thôi rồi , đám bột đó nhanh chóng được hòa quyện như keo vữa . Dính chặt vào giầy dép , làm cho đôi giầy ,dép của ta năng thêm gần chục kg . Đúng là vùng đất yêu quý người . Được cái là trồng cây gì cũng nhanh tốt .
                        - Behien à . Em xem dathao thích cái gì thì em thưởng dùm TP vậy chứ ko nhất thiết phải là mấy ly đâu  Grin Grin Grin
                        - Bạn vietPo . Như vậy là bạn đoán cũng rất đúng TP sẽ kể tiếp sau về cái may ,do linh tính ngẫu nhiên đó của mấy ae TP . Khi quyết định ở lại hôm sau mới sang chốt .
                               Chúc các bạn luôn khỏe ,luôn có nhiều niềm vui cuộc sống !
Logged
behienQYV7C
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1482


« Trả lời #158 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2011, 02:16:14 pm »

Tự nhiên như phản xạ . Tôi nói anh em : ở lại mai hãy sang .

Đọc các bài viết của anh BH rất khâm phục, ở anh lúc nào cũng thể hiện tính cảnh giác cao của người lính , tình thương và trách nhiệm của người chỉ huy với đồng đội của mình. Anh rất nhạy , từ công tác , tình cảm và cả giác quan thứ 6 nữa , có một người chỉ huy như anh lính tráng cũng rất may mắn đấy , hihi .

Logged

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy ta có thêm ngày nữa để yêu thương
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #159 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2011, 03:14:15 pm »

Kính chào chú Trần Phú !
Cháu luôn theo dõi hết các bài viết của các CCB trên trang này. Đặc biệt là của các CCB Binhyen 1960, TS1, Lê Thai Thọ....Gia đình cháu cũng có rất nhiều ngưòi tham gia quân đội từ KCCP, KCCM và chiến tranh BGPB nữa nên cháu cũng biết được những ngày tháng gian khổ, hy sinh mất mát của các cha anh đi trước cũng nhiều nhưng khi vào trang này cháu mới biết và hiểu thêm về những ngưòi lính tình nguyện VN làm nhiệm vụ quốc tế tại chiến trưòng Campuchia. 10 năm và trên dưói 50.000 cán bộ chiến sỹ hy sinh thưong vong để giúp bạn quả là con số không nhỏ về thời gian và con ngưòi phải không chú.
Chúc các chú và các đàn anh CCB trên diễn đàn này luôn mạnh khoẻ , hạnh phúc và luôn chắc tay bút .
Cháu rất mong những bài viết tiếp theo của chú .

Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM