Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:16:09 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nơi hội ngộ của Cựu Binh F302 ( Phần 6 )  (Đọc 244120 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #480 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2015, 11:25:49 am »

Tặng các CCB F302 clip núi Hồng mình quay năm 2013 trên đường từ Anglongven về Xiêm Riệp

https://www.facebook.com/vinhlong.brv/videos/379255552260219/

************88
Cảm ơn nvinhlong nhiều nhiều !
Đây là đoạn lộ 67 từ phum Sre_nôi ( ở phía bắc ) ra  ph. Khana Lơ_via ở khe núi Hồng ( rồi qua đền Bantea Srey , qua phía sau Ăngkor Wat - ngang qua cổng hướng đông của đền , đi Xiêm reạp .)
Những năm đầu 80 đây là Đại lộ kinh hoàng với E88 và d53 địa bàn ... Mìn dày đặc + phục kích lia chia . Hai bên toàn rừng dầu cổ thụ cây to 2 - 3 người ôm xen lẫn rừng xanh dày . Đi trên lộ 67 không thể nhìn thấy núi Hồng từ xa cả chục km ... Bây giờ trống huơ trống hoác ... chẳng còn 1 bóng cây to nào . Cả dãy núi Hồng trơ khấc lồ lộ phơi mình suốt cả từ Tây sang Đông ...Nhìn thấy cả vùng Svai_lơ xa tít hướng đông ...
Logged
thanh_C12E429
Thành viên
*
Bài viết: 57


« Trả lời #481 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2015, 04:55:24 pm »

chào các ae chiến hữu gần xa ! chào các cựu chiến binh 3 khiêng 2
lâu lắm rồi tôi mới vào để buôn cùng ae ,và ôn lại những kỷ niệm một thời trai trẻ cống hiến cho tổ quốc bạn. cả dân tộc đồng cam cộng khổ,. hàng chục ngàn thanh niên trai tráng đã hy sinh trên đất bạn .nay chúng ta còn may mắn trở  về cho đến ngày nay là được nhờ nhiều đồng đội  đã ngã xuống .thì ta có cơ hội lập gia đình và sinh con đẻ cái để các thế hệ mai sau luôn học hỏi  và noi theo tấm gương các thế hệ đàn anh đi trước mỗi khi tổ quốc cần . qua trang sử này con cháu chúng ta luôn ghi nhận thành tích và công lao của ae chúng mình.và theo dõi từng ngày từng giờ.để biết các gian khó và hy sinh vất vả mà các ae mình có xứng đáng hay ko . chính thế chúng ta cứ làm và chịu khó và cố sống thế nào ,mỗi ngày làm việc bằng hai .để có cơ hội giúp một hay ai đó .( nhất là con em lính ).còn bổn phận của chúng ta luôn sống thế nào  cho thắm tình đồng đội ,vì chúng ta đều như nhau , và cùng viết lên những dòng chữ đầy tâm huyết trong trang quân sử này thì trách nhiệm chúng ta phải giữ những tình cảm thiêng liêng mà không ai  có được. những  tình cảm đó  , không hề có một động cơ hay vụ lợi nào vẫn âm thầm .vẫn  chia sẻ những lúc   khó khăn . trong hội hay trong ae . vẫn góp gạo thổi cơm chung trong những ngày hội ngộ. ít nhiều cũng đúng xuất của mình .không lạm dụng của nhau hay của hội .ae chúng ta còn nhiều hoàn cảnh cần được chia sẻ nhất là ở vùng sâu vùng xa . chí ít  cơ hội cho chúng ta chỉ được hơn chục năm nữa chúng ta có giữ được hay không ?.chính là ở tâm ae suy nghĩ có  chuẩn hay không hay bị nao núng .
xin chúc ae luôn khỏe nhé

Logged
Tien Đen D29
Thành viên
*
Bài viết: 148


« Trả lời #482 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2015, 02:47:02 pm »

                Chào các ccb.

     (Một chút về tt Bẩy Nhuận ). Ngày đầu bên chiến trường K, tt Bẩy Nhuận là tham mưu trưởng sư đoàn. Ông là người có vóc  dáng cao, to, hay đội chiếc mũ mềm. Đặc biệt ông có cái bụng " Bự" , các bác ở trên F thường gọi ông là tt " Bẩy bụng ". Ngày ấy những người có cái bụng "bự ' như ông hiếm gặp lắm , ở đơn vị tôi không ai có cái bụng " bự" cả, anh nào bụng cũng " lép kẹp ".

     Có lần tôi chở ông về SRIEP (và cũng là lần cuối chở ông ), đến KLanh chúng tôi  nghỉ. Tôi tò mò về cái bụng của ông, nghe anh em nói ông là tt " sát mìn ", nào là ông đi với anh em, ông vấp , đá tung cả mìn địch gài lên mà không nổ, rất nhiều chuyện về mìn liên quan đến ông...v.v..

     Ngồi uống nước thân mật với ông , tôi mạnh dạn hỏi:

    -Thủ trưởng cho em xem cái bụng của tt được không ?  Ông cười và vén áo cho tôi xem, bụng ông thật trắng, to. Nhưng ấn tượng nhất là những vết sẹo, sẹo ngang ,sẹo dọc, có vết dài cả gang tay. Đó lad dấu vết thương tật trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Ngày đó nghe nói ông về VN để chữa bệnh, một thời gian sau thì được tin ông mất ở Sài Gòn thật tiếc. Có lẽ ông là cán bộ cấp cao của sư đoàn mất sớm nhất bên chiến trường K.
   
Logged
y lố 302
Thành viên
*
Bài viết: 549


« Trả lời #483 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2015, 10:14:59 am »

                Chào các ccb.

     (Một chút về tt Bẩy Nhuận ). Ngày đầu bên chiến trường K, tt Bẩy Nhuận là tham mưu trưởng sư đoàn. Ông là người có vóc  dáng cao, to, hay đội chiếc mũ mềm. Đặc biệt ông có cái bụng " Bự" , các bác ở trên F thường gọi ông là tt " Bẩy bụng ". Ngày ấy những người có cái bụng "bự ' như ông hiếm gặp lắm , ở đơn vị tôi không ai có cái bụng " bự" cả, anh nào bụng cũng " lép kẹp ".

     Có lần tôi chở ông về SRIEP (và cũng là lần cuối chở ông ), đến KLanh chúng tôi  nghỉ. Tôi tò mò về cái bụng của ông, nghe anh em nói ông là tt " sát mìn ", nào là ông đi với anh em, ông vấp , đá tung cả mìn địch gài lên mà không nổ, rất nhiều chuyện về mìn liên quan đến ông...v.v..

     Ngồi uống nước thân mật với ông , tôi mạnh dạn hỏi:

    -Thủ trưởng cho em xem cái bụng của tt được không ?  Ông cười và vén áo cho tôi xem, bụng ông thật trắng, to. Nhưng ấn tượng nhất là những vết sẹo, sẹo ngang ,sẹo dọc, có vết dài cả gang tay. Đó lad dấu vết thương tật trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Ngày đó nghe nói ông về VN để chữa bệnh, một thời gian sau thì được tin ông mất ở Sài Gòn thật tiếc. Có lẽ ông là cán bộ cấp cao của sư đoàn mất sớm nhất bên chiến trường K.
   
Hình TT Bảy Nhuận đi thăm E 201 xuất phát từ Sieamreap tết năm 1980 ( Hình Dsỹ Giáp chụp ) :
Logged
Tien Đen D29
Thành viên
*
Bài viết: 148


« Trả lời #484 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2015, 02:47:39 pm »


Hình TT Bảy Nhuận đi thăm E 201 xuất phát từ Sieamreap tết năm 1980 ( Hình Dsỹ Giáp chụp ) :
[/quote]

       Chào bác y lố 302.

  Bác còn lưu giữ được tấm hình cũ thật là quý, quả thực là tôi không nhận được ra ai. Có phải tt Bẩy Nhuận là người đeo "xà cột" tay cầm cuốn sách không? bác còn tấm hình nào đưa tiếp lên cho anh em xem về cái thời ngày xưa ấy. Cám ơn bác
Logged
y lố 302
Thành viên
*
Bài viết: 549


« Trả lời #485 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2015, 05:44:53 pm »

Người mặc áo sáng hơn ,đi giữa phía trước người mang xà cột đó Bác Tiến .
Nếu tôi không nhầm thì năm 1878 khi rút quân từ Mi Mót về " giữ cứ " Sa Mát trao địa bàn lại cho Quân Đoàn 3 , QK 7 đã điều cho 1 chiếc Chicnook ( loại 2 chong chóng chở quân của Mỹ ) để chuyển thương bệnh binh , nhưng trên chuyến bay đó chỉ có 1 bệnh binh duy nhất là TT Bảy Nhuận ?
Chúc sức khỏe đến tất cả mọi người , Đã qua một thời gian khá dài ,nay chúng ta cùng nhau ôn lại những kỉ niệm ngày tháng xa xưa ...
Logged
Tien Đen D29
Thành viên
*
Bài viết: 148


« Trả lời #486 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2015, 07:21:39 pm »

Người mặc áo sáng hơn ,đi giữa phía trước người mang xà cột đó Bác Tiến .
Nếu tôi không nhầm thì năm 1878 khi rút quân từ Mi Mót về " giữ cứ " Sa Mát trao địa bàn lại cho Quân Đoàn 3 , QK 7 đã điều cho 1 chiếc Chicnook ( loại 2 chong chóng chở quân của Mỹ ) để chuyển thương bệnh binh , nhưng trên chuyến bay đó chỉ có 1 bệnh binh duy nhất là TT Bảy Nhuận ?
Chúc sức khỏe đến tất cả mọi người , Đã qua một thời gian khá dài ,nay chúng ta cùng nhau ôn lại những kỉ niệm ngày tháng xa xưa ...
[/quote./


          Chào bác y lố 302.

      Cám ơn bác về thông tin trên, đúng là đã trải qua một thời gian khá dài, mấy chục năm rồi còn gì. Tôi chỉ mong các bác đưa thật nhiều hình ảnh của các ccb sống và chiến đấu bên chiến trường K xem có nhận , quen ai không. Thời gian đang " gặm nhấm " và  " giết từ từ " trí nhớ của các ccb, hãy cùng nhau "đánh thức " và chia sẻ, ôn lại một thời trai trẻ bên chiến trường K, một thời gian lao mà anh dũng.

« Sửa lần cuối: 17 Tháng Bảy, 2015, 07:26:58 pm gửi bởi Tien Đen D29 » Logged
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #487 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2015, 08:18:02 pm »


Hình TT Bảy Nhuận đi thăm E 201 xuất phát từ Sieamreap tết năm 1980 ( Hình Dsỹ Giáp chụp ) :

       Chào bác y lố 302.

  Bác còn lưu giữ được tấm hình cũ thật là quý, quả thực là tôi không nhận được ra ai. Có phải tt Bẩy Nhuận là người đeo "xà cột" tay cầm cuốn sách không? bác còn tấm hình nào đưa tiếp lên cho anh em xem về cái thời ngày xưa ấy. Cám ơn bác
[/quote]

Chào các bác CCB

linh f302 cũng đã gặp thủ trưởng Bảy Nhuận ít nhất là 3 lần trong hơn 5 năm lính, có lần còn được xem "địa đạo" bụng của Thủ trưởng như Bác Tiến nói là chính xác và chuyến bay như Bác y lố nói thì linh f302 cũng  "lính đồn, lính nghe" được như vậy khi ở mi mốt... Lần đầu gặp thủ trưởng Tham mưu này là ở cửa  Đồn Hoa Lư khi  "thủ  trưởng' cùng tác chiến F bước từ xe zeep lùn xuống , chỉ colt vào C trưởng "tui" lệnh vệ binh "còng lại" sau khi để thất trận tại cây số O...  Lần 2 tại Chong cal mà tôi đã kể đâu đó  đi cùng với thủ trưởng hậu cần... và lần 3 là tại cứ Sầm rông thì phải...

Tuy nhiên "linh f302" cũng đã nhìn bức hình này rất nhiều lần nhưng không hề nhận ra thủ trưởng Bảy Nhuận là ai trong những đồng chí đó, kể cả cái dáng của đ/c quần áo bạc quay lưng như Bác y lố nói... Tôi cũng nhận ra vị trí máy bay không phải ở Siêm riệp hay An long ven mà là ở sân bóng sư đoàn ở sầm rông... Phía bên kia là sân khấu... Hôm máy bay đáp, linh f302 cũng có mật tại sân bóng nhưng đứng cạnh cầu môn.. sân khấu phần lớn là anh em các phòng ban F bộ... Năm đó là 1981 thì chính xác hơn...

Vài dòng ký ức cùng các Bác..
Logged
Tien Đen D29
Thành viên
*
Bài viết: 148


« Trả lời #488 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2015, 10:29:36 pm »

                    Chào bác lính f 302, các ccb.

      Là lính vận tải, chúng tôi cũng thỉnh thoảng " tháp tùng " các thủ trưởng đi công tác. Thời kỳ sư đoàn chuyển lên Sầm Rông thì phía sau địch hoạt động rất mạnh như phum  " rô ", nhất là ở phum " mông " chúng đã tập kích nhiều xe ở đây. Về mùa mưa đường xá về đến KLANH đều " nát bét " , mất cái "zép lùn "của các thủ trưởng sư đoàn không thể đi được, hơn nữa lực lượng bảo vệ các tt bị hạn chế. Vì vậy chúng tôi được điều động chở các tt và có vệ binh đi kèm , có những lần " căng thẳng " phải huy động cả M113 để hộ tống. Thật là gian nan.
      Chúc các bác khỏe chia sẻ nhiều.
Logged
BUI VAN AN
Thành viên
*
Bài viết: 333


« Trả lời #489 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2015, 12:03:17 pm »

Xưa và Nay các địa danh không bao giờ quên
 Siem Riep : Kra Lanh Chongkal Sam Rong Ampil Anglongveng ....
                    Chào bác lính f 302, các ccb.

 
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM