Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:03:22 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 5 - Chuyên đề chung sức của các thành viên  (Đọc 305055 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #70 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2011, 03:20:23 pm »

À, cái 367 đó là cơ động chủ lực Miền, hoàn toàn khác với 367 phòng không của bộ.
Logged
ditimlietsy69
Đại uý
*
Bài viết: 276


« Trả lời #71 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2011, 03:59:32 pm »

Thế cái bác này thì có đánh cái đoạn bác nói không?
Trích dẫn
    15 ngày ở quê trôi rất nhanh, nhiều chuyện chưa kịp nói, chưa kịp hỏi thì Thiều phải trở về đơn vị mang phiên hiệu mới 2202. Anh lại lên xe lửa vào Vinh rồi theo đường Hồ Chí Minh thẳng tiến về Nam. Đường rộng hơn song máy bay địch hoạt động ráo riết hơn. Vô số các xe ô tô của ta ngổn ngang bên đường. Những vạt núi trơ đá xám, những dòng suối không còn bụi lá... Các anh cứ đi ba ngày thì nghỉ một ngày, ăn uống trên đường dây giao liên không như hồi còn huấn luyện. Bệnh sốt rét không buông tha bất cứ cán bộ, chiến sĩ nào hành quân trên đường Hồ Chí Minh. Một số đồng đội sốt nặng không theo kịp đơn vị, phải gửi lại các trạm dọc đường. Hễ cắt cơn sốt, anh em lại lò dò chống gậy đi từng bước trên con đường ngàn dặm. Tháng 6 năm 1971, Thiều vào tới C40 ở biên giới Lộc Ninh; chờ thêm một tháng, những người rớt dọc đường mới vào đủ. Cũng may. tổn thất vì bệnh tật, bom pháo địch dọc đường không đáng kể (trong khi đó có những đơn vị gần như bị xóa sổ vì bệnh, vì bom pháo đánh trúng đội hình...)

    Quân số của Đoàn 2202 vào đủ, chia làm ba đội. Đội 22 của Thiều có gần 30 chiến sĩ, đội trưởng là đồng chí Thu, đội phó chính trị là đồng chí Khanh được lệnh qua tỉnh Kông pông Chàm, phiên chế vào Lữ đoàn 367 của đồng chí Tống Viết Dương (sau này được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân). Căn cứ của đội đặc công nước 22 ở vùng căn cứ an toàn. Đó là nơi có Việt kiều cư ngụ thành xóm nhỏ, cuộc sống không nghèo nhưng cũng không giàu. Một số làm ruộng, song ít ruộng một số đánh cá trên sông MêKông. Từ thời Xi-ha-núc, nhà cầm quyền Cam-pu-chia cấm người nước ngoài làm nhiều nghề, vì thế số Việt kiều mà Thiều sống gần chỉ đủ ăn. Cũng có lúc chiến sĩ ta sống với dân Khơme, cuộc sống của họ khá giả hơn. Quân với dân như cá với nước, đó không phải là khẩu hiệu chính trị mà là phương châm chiến lược của bộ đội ta. Huyền thoại Hi-la cổ kể: thần Ăngtê đánh nhau với dũng sĩ Hécquyn khi bị chết, vừa ngã xuống đất là được thần Đất Mẹ làm hồi sinh, tiếp tục chiến đấu bình thường. Sống chung với nhân dân, dù là dân Việt hay Khơme, bộ đội ta giống như thần Ăngtê đứng chân trên Đất Mẹ.

    Thiều được đề bạt lên trung đội phó sau khi tới căn cứ của đơn vị đặt ở đất bạn. Ngày 5 tháng 8 năm 1971, theo chỉ đạo của cấp trên, anh Khanh nói:

    – Thiều là đảng viên, khi huấn luyện ở ngoài Bắc đạt loại giỏi, hãy đi đánh trận đầu thử sức để kỷ niệm ngày truyền thống của bộ đội hải quân...

    Mục tiêu là chiếc xà lan chở lính Lon – non đậu ở cạnh bót địch. Cơ sở từ bên trong báo ra, lại gởi kèm sơ đồ khá tỉ mỉ. Một tổ trinh sát dẫn đường cho Thiều và Long ra tới bờ sông Mê Kông, phía thượng nguồn, cách bót giặc hơn một cây số. Các anh ôm trái mìn rùa 18 kg, (mìn nam châm mang từ miền Bắc vào) gắn phao (để trái mìn nổi lập lờ dưới mặt nước chừng bốn tấc), miệng ngậm ống thở, bơi xuôi theo dòng nước chảy mạnh. Các anh đi đánh đầy khí thế, tin tưởng ở kỹ thuật đã học. Đèn trong bót sáng trưng, bờ sông đoạn đó thoai thoải nên mép nước ra tới chiếc xà lan khá xa, bóng xà lan đổ ra phía giữa sông. Khác với sông Mã quê hương, sông MêKông có vô số đám lục bình to nhỏ trôi theo dòng nước. Vì thế, lính địch càng khó quan sát đầu ống thở chỉ nhô khỏi mặt nước hơn gang tay. Thiều bơi trước giong trái mìn, Long bơi sau cầm cuối sợi dây buộc mìn; cả hai chẳng mất sức mấy vì nước đẩy các anh cùng trái mìn tiến dần về phía mục tiêu. Khi áp mạnh xà lan, Thiều đặt trái mìn giữa hông tàu rồi điểm hỏa ngòi nổ hẹn 2 tiếng. Hai người rời mục tiêu, tiếp tục thả trôi theo dòng khoảng vài cây số thì tấp vào điểm cơ sở hẹn đón. Rồi một tổ khác dẫn về căn cứ. Hôm sau, cơ sở mật trong lòng địch báo: chiếc xà lan bị đánh chìm. Đài phát thanh Phnôm-pênh cũng loan tin: Việt cộng đánh chìm một xà lan quân sự của quân đội Cộng hòa Cam-pu-chia. Thiều được tặng giấy khen của chỉ huy Lữ đoàn 367. Trận này giống như một lần tập dượt bình thường trước kia, không có gì nguy hiểm. Rồi anh lại nằm chờ để các đồng đội lần lượt ra trận thử lửa.

    Sau đó mấy tháng, đến lượt Thiều được cử đi đánh một trận ở cảng sông Kông-pông-chàm. Cơ sở mật báo tin ra đồng thời kèm sơ đồ vị trí chiếc tàu địch ở khúc sông đó. Hai anh ôm mìn, bơi theo dòng nước âm ấm, chảy chậm hơn vì đã vào mùa khô. Bầu trời đêm quang mây, hàng trăm ngôi sao lấp lánh, ánh điện từ trên cảng chiếu sáng dọc chiều dài mấy trăm mét. Trên sông, ca nô tuần tra của lính chạy một vòng ngắn rồi tấp bến nghỉ. Thiều và Long căng mắt quan sát, song không có chiếc tàu nào. Không thấy mục tiêu, các anh tiếp tục thả trôi dòng rồi đến điểm hẹn của cơ sở thì lên bờ về căn cứ. Trận đánh hụt này làm các Yết Kiêu của chúng ta buồn cười, đó cũng là dịp để anh tập dượt thêm.

    Phối hợp với chiến dịch Chenla, lập thành tích kỷ niệm ngày sinh của Bác (19 tháng 5 năm 1972), nhóm ba chiến sĩ đặc công thủy: Thiều, Thoan, Long được lệnh đánh một chiếc tàu chở hàng quân sự hai ngàn tấn đậu ở giữa sông MêKông thuộc cảng Phnompênh. Cơ sở tình báo cho biết địa điểm tàu đậu, gửi cả sơ đồ ra. Đội hình: Long bơi đầu cầm một đầu sợi dây nilông chịu trách nhiệm cột đầu dây đó vào neo mũi tàu. Thiều là tổ trưởng, ôm trái mìn 12 ki-lô-gam C.4 (loại thuốc nổ cực mạnh) bơi giữa, Thoan bơi cuối cầm cuối đoạn dây. 1 giờ đêm, ba anh xuống nước, bơi đội hình hàng dọc. Thực ra dòng nước đầu mùa mưa chảy với vận tốc 2 mét/giây đẩy cả nhóm trôi xuôi. Miệng các anh đều ngậm ống thở, lúc mới xuất phát thì bơi nhái nổi trên mặt nước. Nghe tiếng xuồng cao tốc (gọi là Bo – bo) chở lính tuần tra trên sông hoặc ánh đèn pha quét gần tới, các anh mới lặn xuống thở bằng ống. Cứ thế nhóm ba người tiếp cận tàu giặc êm ru. Lính gác trên tàu tuy vẫn thức, đèn tàu sáng trưng, nhưng chỉ canh ra xa chứ không nhìn thẳng theo sườn tàu vát được. Long thành thạo buộc đầu sợi dây nilông vào dây neo mũi, rồi giật giật làm hiệu đã hoàn thành công việc. Thiều bơi sát sườn tàu, đoán định đã ở đúng khoang máy thì dừng lại. Do nước chảy đẩy Thiều và mìn ép sát vỏ tàu, Thoan nhanh chóng cột đoạn cuối dây vào chân vịt rồi giật dây báo hiệu làm xong. Thiều điểm hỏa hẹn kíp 1 giờ sau sẽ kích nổ. Cả ba ngậm ống thở, thả trôi ngầm một quãng xa, ngoài tầm quan sát của địch mới trồi lên. Các anh bơi xuôi chừng 4 cây số thì gặp đồng đội đón ở một địa điểm định trước. Đúng 3 giờ khuya, một quầng lửa đỏ rực sáng rồi một tiếng nổ phá tan bầu không khí yên tĩnh trên sông... Sau trận này, Thiều được thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, hai đồng đội được bằng khen của thủ trưởng Lữ đoàn 367.

    Đêm 5 tháng 8 năm 1972, chỉ huy đội 22 cử Thiều và Long đi đánh một tàu Nam Hàn cỡ lớn đầy súng đạn, bột mì và quân trang quân dụng tiếp tế cho quân Lon-non, nghe nói tàu có sức chở tới 8000 tấn. Tin tình báo và sơ đồ cho biết tàu neo đậu ở gần cầu lộ 6 (cầu Chui Chàng Hoa). Địch canh gác rất cẩn mật: xuồng Bo bo lượn lờ tuần tra liên tục trên sông MêKông, đèn pha trên bờ quét qua quét lại sáng trưng tưởng chừng có thể thấy rõ từng con muỗi. Hai anh bơi dưới sông, thành phố rực sáng đèn, nhìn rõ cả nóc hoàng cung với những đầu mái cong vút như mũi ghe ngo. Nước lũ đục ngầu, bèo lục bình trôi từng cụm làm tầm nhìn của địch kém. Tàu đậu ở gần ngã ba sông MêKông chảy từ Bắc xuống Nam, ở đây chảy cuộn xoáy khiến hai anh tiếp cận tàu khó khăn. Long cột được đầu dây vào xích neo mũi thì do hiệu ứng của nước đẩy, nước dìm Thiều và trái mìn 18 ki-lô-gam C.4 xuống. Nước lọt vào ống thở khiến Thiều suýt ngộp. Long vội trườn tới, nâng Thiều lên rồi nhanh chóng cột cuối đoạn dây vào bánh lái chân vịt tàu. Thiều điểm hỏa kíp hẹn nổ sau một giờ nữa. Theo cái giật làm hiệu lệnh, hai anh rời xa con tàu, bơi xuôi theo dòng Tônglê Xáp khoảng 5, 6 cây số ngang qua một số đồn bót địch thì đồng đội đón. 4 giờ sáng, trái mìn phát nổ... Đài Phnômpênh la lối om sòm, xác nhận thành tích của cặp Yết Kiêu – Dã Tượng hiện đại phá hỏng nặng tàu địch.

    Người chiến sĩ quân đội cách mạng hàng ngày chạm trán với cái chết do kẻ địch gieo rắc, không ai không có lúc nghĩ đến. Nhưng nếu cần hy sinh, anh quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.

    Tháng 2 năm 1973, đội 22 được lệnh đánh sập cầu lộ 6 (cầu Chui Chàng Hoa). Lính Lon – non bảo vệ cầu này rất kỹ sau vụ chiếc tàu Nam Hàn bị đánh hỏng nặng, phải kéo ra nước ngoài sửa chữa tốn kém. Phương án đề ra: muốn chắc ăn, đội sẽ dùng hai chiếc ghe, mỗi chiếc chở 600 ki-lô-gam thuốc nổ (một người lái, một người điểm hỏa) chạy song song tới chân cầu giữa sông thì cho mìn nổ. Anh Khanh – chính trị viên gợi ý Thiều:

    – Trận này để lữ đoàn quyết định làm thành tích đề nghị phong tặng em danh hiệu Anh hùng, ý em thế nào?

    – Nếu tiểu đoàn giao nhiệm vụ thì em làm chứ em không sợ gì. Vấn đề là đơn vị lập chiến công lớn, cái hy sinh xảy ra trong khoảnh khắc có gì đáng kể!

    Thiều nghĩ tới vô số trường hợp hy sinh khác: có trận ta chết không phải chỉ vài người. Gương các anh hùng chiến sĩ cách mạng mà anh đã đọc hoặc nghe nói thoáng hiện rất nhanh. Con người ta chỉ sống có một lần, phải sống sao cho ra sống để khỏi có lúc ân hận, xót xa... Nhưng phương án này không được lữ đoàn thông qua vì tổn thất quá lớn. (sau đó, một tổ ba người: Long, Thoan, Khuê đánh kiểu người nhái thắng lợi mà không hy sinh ai).

    Năm 1972, Lữ đoàn 367 chỉ đạo Trịnh Xuân Thiều viết bản thành tích cá nhân. Tổng cộng Trịnh Xuân Thiều đánh 15 trận lớn nhỏ trên đất bạn Cam-pu-chia, gây nhiều tổn thất cho địch. Với những thành tích đã lập trong quá trình chiến đấu, anh đã được Chủ tịch nước ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tháng 6 năm 1978.

    L.Y
 
   
Logged

SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #72 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2011, 05:40:39 am »

Thế cái bác này thì có đánh cái đoạn bác nói không?
Trích dẫn
   15 ngày ở quê trôi rất nhanh, nhiều chuyện chưa kịp nói, chưa kịp hỏi thì Thiều phải trở về đơn vị mang phiên hiệu mới 2202.
... Tháng 6 năm 1971, Thiều vào tới C40 ở biên giới Lộc Ninh; ...
...
    Quân số của Đoàn 2202 vào đủ, chia làm ba đội. Đội 22 của Thiều có gần 30 chiến sĩ, đội trưởng là đồng chí Thu, đội phó chính trị là đồng chí Khanh được lệnh qua tỉnh Kông pông Chàm, phiên chế vào Lữ đoàn 367 của đồng chí Tống Viết Dương (sau này được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân). Căn cứ của đội đặc công nước 22 ở vùng căn cứ an toàn. Đó là nơi có Việt kiều cư ngụ thành xóm nhỏ...
...
    Thiều được đề bạt lên trung đội phó sau khi tới căn cứ của đơn vị đặt ở đất bạn. Ngày 5 tháng 8 năm 1971, theo chỉ đạo của cấp trên, anh Khanh nói:

    – Thiều là đảng viên, khi huấn luyện ở ngoài Bắc đạt loại giỏi, hãy đi đánh trận đầu thử sức để kỷ niệm ngày truyền thống của bộ đội hải quân...
...

@ditimlietsy69: Trích vậy và hỏi vậy là sao hè?
Lữ đoàn đặc công biệt động 367 được thành lập từ 1970 với nhiệm vụ đánh địch hậu trên đất bạn. Sang đầu năm 1974 được rút về miềng Đông Nam bộ và đổi phiên hiệu thành E116 đặc công cơ động nhằm chuẩn bị cho việc mở rộng hành lang an toàn cho đường HCM vào đến Chơn Thành, góp phần làm nền tảng cho chiến dịch HCM sau đó.

Bác Thiều này xuất thân từ Lữ đoàn 126 hải quân - được phiên chế vào đội đặc công H22 của phòng tình báo BTL Miền, ngay sau đó, được tăng cường qua đất bạn, thuộc Z35, là trung đội đặc công thủy của Lữ đoàn 367
Cho nên trong bài trích ấy mới có những đoạn ghi là "Căn cứ của đội đặc công nước 22" (là đơn vị gốc H22 đưa sang thành tiểu đoàn đặc công bộ Z22/E367 và Z35 vừa nêu) hoặc "đánh trận đầu thử sức để kỷ niệm ngày truyền thống của bộ đội hải quân..." (về toàn cục thì E367 này chả liên quan gì đến hải quân cả, ngoài chuyện có một số "lính hải quân" tăng cường)

Chúng ta đang tìm hiểu về một tiểu đoàn 9 - D9 KB - tiểu đoàn 9 tại chiến trường QK7, thời điểm tháng 6/1970 mà trong những phiên hiệu Bác quangcan đã nêu, có thể loại trừ Đ pháo binh Biên Hòa vào góp mặt ở khu vực đó sau thời điểm này hơn một năm!

Chúng ta bóng bàn tiếp đi nào - lão tuaans chịu khó nói dài dài tí xíu nữa đêi nhé Grin
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
nguyenninh
Thành viên
*
Bài viết: 20


« Trả lời #73 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2011, 10:57:28 am »

Kính thưa các bác
Em đã liên hệ đến Sư đoàn F5, Sư đoàn F7 và Trung đoàn 429 đặc công thì nhận được câu trả lời bên Sư đoàn F5 là không có tên Liệt sỹ Tích. Còn bên Sư đoàn F7 và Trung đoàn 429 thì họ đang tra cứu giúp em. Sau khi nhận được câu trả lời em xin báo cáo các Bác ngay ạ.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #74 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2011, 11:04:43 am »

Kính thưa các bác
Em đã liên hệ đến Sư đoàn F5, Sư đoàn F7 và Trung đoàn 429 đặc công thì nhận được câu trả lời bên Sư đoàn F5 là không có tên Liệt sỹ Tích. Còn bên Sư đoàn F7 và Trung đoàn 429 thì họ đang tra cứu giúp em. Sau khi nhận được câu trả lời em xin báo cáo các Bác ngay ạ.
Này, sao bác không thu xếp một chuyến về Hà Nội hỏi thử BQP xem sao nhỉ? may ra có thêm thông tin gì đó chăng?
Logged

nguyenninh
Thành viên
*
Bài viết: 20


« Trả lời #75 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2011, 11:29:00 am »

Kinh gứi Bác Quangcan.
Em sẽ thu xếp tuần này lên hỏi BQP hy vọng có được thêm thông tin.
Logged
hoanghien
Thành viên
*
Bài viết: 12



« Trả lời #76 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2011, 08:59:04 pm »

Kính thưa các bác
Em đã liên hệ đến Sư đoàn F5, Sư đoàn F7 và Trung đoàn 429 đặc công thì nhận được câu trả lời bên Sư đoàn F5 là không có tên Liệt sỹ Tích. Còn bên Sư đoàn F7 và Trung đoàn 429 thì họ đang tra cứu giúp em. Sau khi nhận được câu trả lời em xin báo cáo các Bác ngay ạ.
Bác nguyenninh ơi em mạo muội nêu ý kiến: Bác nên tìm : Đơn vị khi liệt sĩ hy sinh thuộc nơi nào hiện nay là BCHQS tỉnh nào quản lý. (Ví dụ: Đơn vị thuộc KB trong KCCM hiện nay thuộc BCHQS tỉnh Bình thuận). Sau đó Bác đến" Phòng chính sách người có công " tại BCHQS tỉnh đó tìm trong kho lưu trữ và tìm tài liệu ghi năm liệt sỹ hy sinh sẽ thấy và ghi rất rõ: Liệt sĩ hy sinh trong trường hợp nào- Phần mộ- Người được báo tin.... Em cũng đã tìm liệt sỹ nhà em theo cách đó. Còn danh sách liệt sĩ tại đơn vị thì vì lý do nào đó không có tên. Chúc Bác mau tìm và đưa được Liệt sĩ về quê- Sắp tới ngày 27/7....
Logged
nguyenninh
Thành viên
*
Bài viết: 20


« Trả lời #77 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2011, 09:26:33 pm »

Kính gửi Bác HoangHien
Đến nay gia đình em cũng vẫn đang cố gắng tìm và nhờ sự trợ giúp của các Bác để tìm đơn vị cũng như đồng đội của Liệt sỹ trước khi hy sinh thuộc đơn vị nào quản lý và BCH Quân sự tỉnh nào quản lý. Em cũng gửi đơn thư đến BCH Quân sự của 7 tỉnh Miền Đông Nam Bộ nơi các chiến sỹ thuộc KB nhưng vẫn chưa có thêm thông tin. Rất mong sớm nhận được thông tin từ bất cứ ai và bất cứ nơi đâu.
Logged
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #78 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2011, 09:42:08 pm »

Kính thưa các bác
Em đã liên hệ đến Sư đoàn F5, Sư đoàn F7 và Trung đoàn 429 đặc công thì nhận được câu trả lời bên Sư đoàn F5 là không có tên Liệt sỹ Tích. Còn bên Sư đoàn F7 và Trung đoàn 429 thì họ đang tra cứu giúp em. Sau khi nhận được câu trả lời em xin báo cáo các Bác ngay ạ.
Bác nguyenninh ơi em mạo muội nêu ý kiến:
Bác nên tìm : Đơn vị khi liệt sĩ hy sinh thuộc nơi nào hiện nay là BCHQS tỉnh nào quản lý.
(Ví dụ: Đơn vị thuộc KB trong KCCM hiện nay thuộc BCHQS tỉnh Bình thuận).
Sau đó Bác đến" Phòng chính sách người có công " tại BCHQS tỉnh đó...

èo... Bác hoanghien mến!
Cậu trên "Đơn vị khi liệt sĩ hy sinh thuộc nơi nào hiện nay là BCHQS tỉnh nào quản lý" - thì hoàn toàn đúng rồi đó, nhưng cũng có thể đơn vị xưa nay vẫn là một đơn vị độc lập khác!
Nhưng câu dưới, cái ví dụ của Bác thì... chưa đúng rồi - không phải tất cả "Đơn vị thuộc KB trong KCCM hiện nay thuộc BCHQS tỉnh Bình thuận" đâu Bác ạ. Có thể Bác nhầm với trường hợp Ls người thân nhà mình là đơn vị D840 thuộc QK6 (địa bàn có tỉnh Bình thuận)

Bởi thế, hiên nay chúng ta đang "bóng bàn" sao cho lòi ra thêm nhiều đơn vị khác có khả năng có một D9 đấy thôi!
Ví dụ cái Lữ đặc công đường biên 367 ấy, sau là E116 tham gia Chiến dịch HCM và... tới nay thì sao?
Tìm ra dấu vết phiên hiệu thì tìm biết ai quản lý cũng là nguyên tắc rồi mà!

Riêng phần chia sẻ quá trình tìm kiếm và kết quả tốt đẹp của Bác đã làm anh em chúng tôi cảm thấy như vui hơn!
Thân ái,

@all: hì, viết xong đã thấy bài Bác nguyenninh trả lời rồi - @nguyenninh: Cố lên...
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
hoanghien
Thành viên
*
Bài viết: 12



« Trả lời #79 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2011, 04:26:54 pm »

Kính thưa các bác
Em đã liên hệ đến Sư đoàn F5, Sư đoàn F7 và Trung đoàn 429 đặc công thì nhận được câu trả lời bên Sư đoàn F5 là không có tên Liệt sỹ Tích. Còn bên Sư đoàn F7 và Trung đoàn 429 thì họ đang tra cứu giúp em. Sau khi nhận được câu trả lời em xin báo cáo các Bác ngay ạ.
Bác nguyenninh ơi em mạo muội nêu ý kiến:
Bác nên tìm : Đơn vị khi liệt sĩ hy sinh thuộc nơi nào hiện nay là BCHQS tỉnh nào quản lý.
(Ví dụ: Đơn vị thuộc KB trong KCCM hiện nay thuộc BCHQS tỉnh Bình thuận).
Sau đó Bác đến" Phòng chính sách người có công " tại BCHQS tỉnh đó...

èo... Bác hoanghien mến!
Cậu trên "Đơn vị khi liệt sĩ hy sinh thuộc nơi nào hiện nay là BCHQS tỉnh nào quản lý" - thì hoàn toàn đúng rồi đó, nhưng cũng có thể đơn vị xưa nay vẫn là một đơn vị độc lập khác!
Nhưng câu dưới, cái ví dụ của Bác thì... chưa đúng rồi - không phải tất cả "Đơn vị thuộc KB trong KCCM hiện nay thuộc BCHQS tỉnh Bình thuận" đâu Bác ạ. Có thể Bác nhầm với trường hợp Ls người thân nhà mình là đơn vị D840 thuộc QK6 (địa bàn có tỉnh Bình thuận)

Bởi thế, hiên nay chúng ta đang "bóng bàn" sao cho lòi ra thêm nhiều đơn vị khác có khả năng có một D9 đấy thôi!
Ví dụ cái Lữ đặc công đường biên 367 ấy, sau là E116 tham gia Chiến dịch HCM và... tới nay thì sao?
Tìm ra dấu vết phiên hiệu thì tìm biết ai quản lý cũng là nguyên tắc rồi mà!

Riêng phần chia sẻ quá trình tìm kiếm và kết quả tốt đẹp của Bác đã làm anh em chúng tôi cảm thấy như vui hơn!
Thân ái,

@all: hì, viết xong đã thấy bài Bác nguyenninh trả lời rồi - @nguyenninh: Cố lên...
Ui! Bác thứ lỗi vì em cũng chỉ mạo muội  tí ý kiến khi thực tế đi tìm thấy vậy thôi. Còn về các đơn vị thì... em mù tịt - Vẫn nhờ các Bác trong diễn đàn mà. Và em cũng xin lỗi vì chưa biết rõ trường hợp của Bác nguyenninh.
 Đúng là sự hiểu biết và thông tin của các Bác trong diễn dàn là rất quý đối với người đi tìm liệt sĩ. Bác nguyenninh : Cố lên...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM