Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:39:51 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 5 - Chuyên đề chung sức của các thành viên  (Đọc 305087 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ducthang
Thành viên
*
Bài viết: 14



« Trả lời #220 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2011, 10:44:25 pm »


Như vậy nguyên ngày 27 đánh nhau ở TX và các căn cứ địch xung quanh ... nếu có thương binh thì sẽ chuyển về phẫu E tại chỗ cũ - như sơ đồ bác D trưởng DĐ đã vẽ.
Khả năng LS bị thương vào buổi sáng hoặc trưa ...
Vâng, đúng như bác Tuaans suy đoán, LS bị thương sáng 27/04 được đồng đội đưa vào phẫu e cũ và mất ngay chiều hôm đó. 18 giờ cùng ngày khi được lệnh di chuyển phẫu e sang TT Vạn Kiếp, đội tải thương chỉ chuyển các thương binh còn trường hợp của LS Tuấn được chôn cất tại phẫu e cũ (mặc dù trong tài liệu của F3 và QK 5 đều ghi chép LS hy sinh ngày 28/04).
Em đã gặp một CCB từng điều trị tại phẫu e cũ lúc đó, CCB này cho biết trong lúc chờ đội tải thương đưa sang vị trí mới có biết thi hài LS Tuấn được chôn sát một con suối, bên kia bờ suối là một LS khác cùng quê Hà Tây. Như vậy, khả năng rất cao tại phẫu e cũ này LS Tuấn có nhiều đồng đội cùng chiến đấu và hiện vẫn nằm tại đó.

Em mong tiếp tục được các bác giúp đỡ để sớm đưa LS Tuấn và đồng đội về quê mẹ.
       
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #221 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2011, 01:17:07 am »


... trường hợp của LS Tuấn được chôn cất tại phẫu e cũ (mặc dù trong tài liệu của F3 và QK 5 đều ghi chép LS hy sinh ngày 28/04).
Em đã gặp một CCB từng điều trị tại phẫu e cũ lúc đó, CCB này cho biết trong lúc chờ đội tải thương đưa sang vị trí mới có biết thi hài LS Tuấn được chôn sát một con suối, bên kia bờ suối là một LS khác cùng quê Hà Tây. Như vậy, khả năng rất cao tại phẫu e cũ này LS Tuấn có nhiều đồng đội cùng chiến đấu và hiện vẫn nằm tại đó.

Em mong tiếp tục được các bác giúp đỡ để sớm đưa LS Tuấn và đồng đội về quê mẹ.
      
Khả năng cao là được qui tập rồi bác ạ...
Sau mấy ngày là 30-4 rồi!
--------
Bác đã từng gặp CCB đã điều trị tại phẫu E cũ thì nhanh chóng lên ... em e là khu vục này không phải là rừng rú hoang vu gì đâu ... nó đang biến đổi từng ngày đó bác.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #222 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2011, 01:37:05 pm »

@ducthang: bạn thân mến, có lẽ tất cả những gì cần giúp đã giúp rồi, vấn đề bây giờ là gia đình cố lên thôi, một chuyến đi thực địa sẽ làm rõ tất cả những gì cần biết. Tôi biết rằng, sau 30/4, Vũng Tàu có làm công tác tử sỹ sớm; tất nhiên cũng có một vài chuyện làm mất tên LS nhưng đó là ở phía dưới nữa, đoạn cầu Cỏ May. Đoạn trên này thì không có những chuyện đáng tiếc đó xảy ra thì phải. Tôi chỉ nhắc bạn là nên kết hợp: F3 sắp kỷ niệm ngày thành lập rồi, 2/9, và các ban liên lạc thường họp mặt trước đó vài ngày đến 1 tuần tùy điều kiện thời gian. Vì vậy, sao gia đình bạn không kết hợp một chuyến thực địa tìm hiểu trong thời gian ban liên lạc đó gặp nhau, nhiều bác cựu cùng tham gia thì càng rõ hơn vấn đề đang bàn, nhất là họ đã từng chiến đấu và hiện nay đang sinh sống ở đó. Đợi bạn báo tin vui cùng cốc cà phê - sau chuyến đi từ phía gia đình bạn đấy Grin.

hoaiban2: nào, cùng bàn về Ka ki phìn với Lam sơn 719 và đề bài đã ra là LS : Lê Thúc Bình (em trai LS Phưởng) - Ngày hy sinh: 11 - 2 -1971 - Đơn vị: Đại đội 2, Tiểu đoàn 4, trung đoàn 24, thuộc sư đoàn 304; GBT không ghi rõ nơi hy sinh chỉ ghi ở mặt trận Trị Thiên; Theo 1 số thông tin gia đình biết thì thi hài được chôn gần bản Ka Ki Phìn, cách biên giới Việt - Lào khoảng 6 km thuộc Hướng Hiệp - Hướng Hóa - Quảng Trị. Khi hy sinh được chôn tập thể cùng 12 chiến sĩ trong đơn vị.

- đơn vị 1450 thì rõ rồi sư đoàn 304. Có lẽ chả cần phân tích sâu hơn về C2 D4 E24 F304 thời điểm đó đâu nhỉ, rõ rồi này:
1. F304:
Trích dẫn
Tháng 12/1970, Trong khi cả sư đoàn đang còn ở phía sau, thì trung đoàn 24 do trung đoàn trưởng Lê Đắc Long và chính ủy Đồng Ngọc Vân dẫn đầu, chấp hành lệnh của Bộ tư lệnh Binh đoàn 70 đưa trung đoàn vào chiến trường. Nhiệm vụ của trung đoàn là xây dựng một hệ thống tranạ địa chốt ở các điểm cao 311, 351, 229… thuộc khu vực cầu Ka Ki và tổ chức chuẩn bị các p đánh địch trên đường 9, đoạn từ Khe Sanh, Lao Bảo đến Bản Đông. Nhận nhiệm vụ ở đây, anh em không khỏi có nhiều thắc mắc, vì khác với mọi năm, năm nay trung đoàn phải chuẩn bị nhiệm vụ ở một địa điểm xa địch, nằm trong hậu phương của ta; nhưng kỉ luật về giữ bí mật lại được quy định, học tập rất kĩ. Đặc biệt, theo sự chỉ đạo của Bộ tư lệnh, các trận địa chốt phải xây dựng thật kiên cố và liên hoàn, các cuộc diễn tập đánh địch được thực hiện theo nhiều phương án, nhiều cách đánh, có thể nói cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 24 đã thuộc hết các địa danh, địa hình trong khu vực này.
Từ ngày 30/1 đến ngày 7/2/1971, địch triển khai lực lượng chuẩn bị tiến công. Lúc này đã có một giải phóng quân ngụy Lào ở phía tây nống ra Pha Lan và Phu Đô Tuya. Trong 8 ngày, địch đã dùng máy bay và cơ giới cơ động 26 tiểu đoàn từ Sài Gòn, Đà Nẵng ra Đông Hà, Ái Tử và triển khai 6 trung đoàn, lữ đoàn chiếm bàn đạp tiến công; liên đoàn 1 biệt động quân ở A Púc, A Hai; sư đoàn dù ở khu vực Kô Rốc; lữ 1 kị binh ở từ Khe Sanh đến Lao Bảo. Đồng thời chúng triển khai các căn cứ hậu cần lớn ở Ái Tử, Sa Mưu, sửa chữa lại sân bay Tà Cơn cho máy bay C130 hạ cánh, triển khai lữ 1 sư 5 bộ binh cơ gới Mỹ giữ tuyến sau từ Hương Hóa về Tân Lâm.
Ở hướng tây, ta nhanh chóng kịp thời triển khai lực lượng chủ lực cùng lực lượng tại chỗ chuẩn bị tiêu diệt địch, bảo vệ kho tàng. Các đơn vị còn lại ở miền Bắc sẵn sàng đánh địch nếu chúng liều lĩnh tiến công ra Quân khu 4 (do địch nghi binh, lúc này vẫn tồn tại khả năng địch đánh ra miền Bắc). Ở hướng đông, các lực lượng của B5 ngày 4 tháng 6 đã nổ súng.
Từ 8/2, địch bắt đầu mở cuộc hành quân đánh chiếm Bản Đông và chuẩn bị phát triển lên Sê Pôn. Với thế trận chuẩn bị sẵn sàng, ta chặn đánh quyết liệt cánh quân thứ nhất của địch ở Bản Đông, bẻ gãy cánh bắc, đánh thiệt hại cánh nam, đồng thời cơ động lực lượng giữ Sê Pôn hình thành thế bao vây chiến dịch, chuẩn bị chuyển sang tiến công toàn tuyến. Giai đoạn này, ngay từ ngày 8/2/1971, các lực lượng tại chỗ đã bắn rơi nhiều máy bay trực thăng của địch. Riêng khu vực chốt cầu Ka Ki của trung đoàn 24 đã bắn rơi 30 máy bay trực thăng. Các lực lượng chốt của tiểu đoàn 5 kết hợp với tiểu đoàn 4 và 6 đánh địch liên tục trên đường 9, làm chậm bước tiến của chúng, tạo điều kiện cho các đơn vị cơ động củ chiến dịch đánh địch có hiệu quả. Trung đoàn 6 diệt 2 đại đội của tiểu đoàn 6 dù ở điểm cao 458; trung đoàn 88 diệt đại bộ phận tiểu đoàn 21 biệt động quân ở điểm cao 500. Lúc này chỉ huy sở phía trước của sư đoàn 304 do các đồng chí Nguyễn Ân, Duy Sơn, Lê Đăng Dần trực tiếp chỉ huy trung đoàn 66 và trung đoàn 64 lâm thời phối thuộc; các đồng chí đã trực tiếp chỉ huy trung đoàn 64 kết hợp với đại đội xe tăng diệt tiểu đoàn 3 và lữ bộ lữ 3 dù ở điểm cao 543 bắt sống đại tá Nguyễn Văn Thọ lữ đoàn trưởng cùng bộ tham mưu của lữ 3 dù. Trung đoàn 36 và một lực lượng của trung đoàn 64 diệt trung đoàn thiết giáp 17 và tiểu đoàn 8 dù ở Bản Đông lên chiếm lại điểm cao 543. Đến ngày 3 tháng 3, ta bẻ gãy cánh bắc của địch.

Trên đường 9 từ Lao Bảo đến Bản Đông, với các trận địa chốt liên hòa xây dựng vững chắc, cùng hai tiểu đoàn cơ động, kết họp với hỏa lực, trung đoàn 24 đã bắn rơi 30 máy bay trực thăng, phá hủy hàng trăm xe chở lính và xe thiết giáp của địch; cùng với các đơn vị bạn đánh thiệt hại 2 trung đoàn thiết giáp 17, 11 và lữ đoàn 1 quân dù, buộc địch phải dừng lại ở Bản Đông, Ka Ki. Ngày 28 tháng 2 năm 1971, địch phải đưa lữ 2 dù (lực lượng dự bị của sử dụng dù) và 2 trung đoàn thiết giáp 4 và 76 trước đây định đưa lên Sê Pôn, nay phải tung vào tăng cường cho cánh quân thứ nhất bảo vệ đường từ Lao Bảo đến Bản Đông.

Với một thế trận đã được xây dựng từ trước (kể cả việc làm đường cơ động trong những năm 1969, 1970), với địa hình quen thuộc và việc chuẩn bị nhiều phương án tác chiến, trung đoàn 24 đã liên tục đánh địch, diệt được nhiều đại đội địch. Đoạn đường 9 từ Lao Bản đến Bản Đông, trở thành “con đường máu lửa” đối với địch.

2. Cha ki phìn hay Ka ki phìn?
- đọc đoạn trên đã thừa sức để bác nắm rõ rồi nhỉ,  Grin, còn nếu không thì bác sờ gai nhà mình đã có thông tin chi tiết ở đây.

3. Bản đồ nhé:
4. Liên lạc:
- bác cuongninhchi có đưa lên mấy số điện thoại của các bác cựu F304 đó, xem lại là có ngay.
- ở Quảng trị nhà ta có bác Nguyen Minh Hoan làm công tác chính sách đó, nhờ bác ấy xem sao?
Logged

quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #223 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2011, 04:14:29 pm »

@tienhd: đọc mấy dòng này của bác làm em cũng hơi khó nghĩ,  Grin
Trích dẫn
Với các thông tin như trên, sau khi tham khảo các nguồn tư liệu trên trang nhà và một số trang khác, em đã gọi điện vào hỏi ban chính sách quân đoàn 3- Gia Lai.  Tuy nhiên sau khi kiểm tra thì ở đó họ trả lời là không có tên liệt sỹ nhà em trong danh sách họ quản lý.
Có một điều em băn khoăn là: theo GBT, đơn vị LS là E33-F304.  Địa bàn hoạt động E33 thời điểm đó là phù hợp theo giấy báo tử, Tuy nhiên theo các thông tin em đã đọc thì E33 thời điểm đó không thuộc F304.  

Tuy nhiên khi soi giấy báo tử kỹ thì thấy đúng là năm 1976 thì cũng có vài vấn đề phức tạp, cái này phải hỏi BQP rồi. Bác đọc cái quy định mới về quy định và thời gian tra cứu thông tin Liệt sỹ của Bộ Quốc Phòng mà bác ditimlietsy69 đã đưa ở đây đi. Thực hiện từ 01/8/2011 đấy. Về hỏi họ xem có thông tin thêm gì không bác ạ.

@Minh_72: thầy giáo Hồ đã chụp những bức ảnh LS trong NTLS; điều đó được hiểu là LS nào có tên thì mới ra được. Vẫn có nhiều LS chưa biết tên, cả ở trong và ngoài NTLS lắm bác.

Về trường hợp nhà bác thì em có lời bàn như sau:
1. Về đơn vị LS:
Trích dẫn
Một số thông tin của Liệt sỹ do bạn chiến đấu cung cấp:
- Nhập ngũ: Ngày 10/9/1965
- Đơn vị: C2-D4-E2-F325.C
- Năm 1967: Tham gia Khe xanh chiến dịch Miền Tây 3 trận. Sau đó chuyển về Miền Đông.
- Tháng 3/68: Chuyển sang B dài, vào B3 đánh trận 824, tiếp theo Đức Lập (Quảng Đức).
- Tháng 9/68: Vào B2 đánh Sóc con Trăng.
- Sau đó chuyển về làm Trung đội trưởng ĐK.57, đánh trận tháng 12/68 tại đường lộ 26 (cao su) Tây Ninh. Hy sinh vào khoảng 8h30' ngày 17/12/1968.

Để chứng minh đoạn thông tin bác CCB nào đó cung cấp là đúng, em trích cho bác nguồn chính sử sau:
Trích dẫn
Tháng 10 năm 1969, trung đoàn 95C được biên chế về sư đoàn 9. Trung đoàn 95C (sư đoàn 325C) thành lập ngày 23 tháng 9 năm 1965 tại tỉnh Thanh Hóa. Sau một thời gian huấn luyện, trung đoàn vào chiến đấu ở mặt trận Đường 9 - Khe Sanh, lập nhiều chiến công.xuất sắc ở Tà Cơn (27-4-1967), Đồi Không Tên (30-4-1967)... Năm 1968, trung đoàn hành quân vào Tây Nguyên, lập tiếp nhiều chiến công mới ở Ngọc Hồi (8-5-1968) Đức Lập, Đắc Sắc (từ 12 tháng 8 đến 15 tháng 9-1968)... vào chiến trường miền Đông Nam Bộ (cuối năm 1968). Trung đoàn đánh trận đầu tiên ở Sóc Con Trăng (14-11-1968) diệt một tiểu đoàn Mỹ; trận Đồng Pan (5-1969), đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn Mỹ, phá hủy 35 xe bọc thép. Tổng kết năm 1969, trung đoàn được Trung ương Cục, Quân ủy và Bộ tư lệnh Miền tuyên dương là trưng đoàn khá nhất trong khối chủ lực miền Đông, được tặng lá cờ truyền thống với 16 chữ vàng: “Đoàn kết anh dũng - Tự lực tự cường - Đi là chiến thắng - Đánh là diệt gọn”. Trong đội hình sư đoàn 9, trung đoàn 95C mang phiên hiệu mới: trung đoàn 3. Biên chế của sư đoàn 9 với 3 trung đoàn bộ binh 1, 2, 3 và các thành phàn binh chủng, phục vụ ổn định cho tới khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc.

2. Tốt đấy chứ, hơn 40 năm rồi mà bác ấy còn nhớ được như thế là chuẩn đấy,  Grin. Vậy thì ta bám theo thông tin của bác ấy (12/68, trên lộ 26) và kết hợp với thông tin em bôi đậm trên (Sóc Con Trăng (14-11-1968) đến  Đồng Pan (5-1969)) nhỉ, ta có bản đồ này:
- Sóc Con Trăng thì có nhiều tên gọi, có vị trí hết sức lợi hại mà ta và địch giành nhau đi giành nhau lại. Nó cách biên giới Kampuchia có 3-5km mà thôi. Có rất nhiều bài viết về địa danh này trên mạng, bác có thể tìm mà đọc để hiểu thêm, em khỏi viết cho dài dòng văn tự,  Grin.
- ngã tư Đồng Pan: ngã tư Tân Châu, từ đó đi ngược về Ka tum là đến biên giới K, sang phải là suối Ngô, Sóc Con trăng; sang trái là Tân Biên; đi xuống về hướng SG là núi bà, là núi Tha la. Toàn các địa danh hiểm yếu trong thời kỳ cuối 68, đầu 69; khi mà sau 3 đợt Mậu Thân; ta hết sức phải lui về dần sát biên giới để giữ lấy các vùng bàn đạp quan trọng và cơ sở cách mạng - đường vào đô thành.
Xem bản đồ bên dưới nhé,  Grin

3. Liên lạc: cái dòng này ở trên quan trọng này:
-
Trích dẫn
Biên chế của sư đoàn 9 với 3 trung đoàn bộ binh 1, 2, 3 và các thành phàn binh chủng, phục vụ ổn định cho tới khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc
- có cái đường dẫn này hay hay, hy vọng là đến đây em sẽ hết "nợ" với bác: đây.

P/s: trong khi viết bài trả lời cho các gia đình, em rất muốn lồng ghép vào đó cái hay, cái "thần" của lĩnh vực nghệ thuật quân sự; các tình huống chiến dịch, chiến thuật và "nhãn quan" của các sếp ta ngày xưa. Qua đó để hiểu thêm về thế hệ cha anh đi trước. Tuy vậy, việc tổng hợp thông tin, dữ liệu tra cứu, tài liệu,.... đã ngốn nhiều thời gian quá ; lúc nào có thư thư thời gian em sẽ viết sau vậy. Địa bàn này không quen thuộc lắm, các bác ở trỏng lên tiếng đi chớ, Grin
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tám, 2011, 04:26:56 pm gửi bởi quangcan » Logged

tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #224 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2011, 08:41:00 pm »

Tháng 12/68, tại sao lại đánh ở lộ 26?
Lộ 26 là khúc song song với lộ 22 từ Gò Dầu đi Tây Ninh (Hòa Thành)... khúc trên là đỉnh Dầu Tiếng. Một khu vực rất quan trọng của địa bàn Tây Ninh Trong các đợt gây áp lực Mậu Thân. Dễ hiểu là sẽ có các đơn vị chủ lực của Miền vào khu vực này, chớ không phải "mon men" vùng biên giới!

Cứ nghĩ gia đình LS hẳn phải biết lộ 26 ở đâu rồi chớ?
Logged
hoaiban2
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #225 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2011, 09:09:28 am »

Cám ơn MOD Quangcan nhiều về những thông tin bổ ích trên. Đúng là bản Chaki phin rồi .....
Logged
ducthang
Thành viên
*
Bài viết: 14



« Trả lời #226 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2011, 02:14:13 pm »

Vâng, gia đình em đã lên kế hoạch đi thực địa rồi, hy vọng sẽ sớm được báo tin vui cho các bác Smiley
   
Logged
Minh72
Thành viên
*
Bài viết: 44


« Trả lời #227 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2011, 04:17:25 pm »

Các bác ơi, em tìm được ở Sư đoàn 9 danh sách tên LS Lạn nhà em nhưng NƠI MAI TÁNG lại trống trơn. Mục người thân là Nguyễn Văn Dinh (bố đẻ LS, đã mất) chứ không phải Nguyễn Văn Vinh.

http://ccbsu9.org/content/ccbinh/chitiet.php?idMo=16235 - Các bác góp ý với em nhé.

Cảm ơn bác quangcan, em đã tìm ra tên LS Lạn rồi nhưng không có nơi an táng bác ạ, bác xem link và cho em ý kiến nhé.

Bác Tuaabs ơi, thực sự là gia đình có tìm kiếm lộ 26 nhưng không biết nó ở đâu thật, qua ý kiến bác Quangcan, em có tra cứu danh sách LS Lạn và có thấty danh sách LS tại Sư đoàn 9 nhưng không có nơi an táng bác ạ.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tám, 2011, 11:17:37 am gửi bởi quangcan » Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #228 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2011, 07:14:09 pm »


Bác Tuaabs ơi, thực sự là gia đình có tìm kiếm lộ 26 nhưng không biết nó ở đâu thật, qua ý kiến bác Quangcan, em có tra cứu danh sách LS Lạn và có thấty danh sách LS tại Sư đoàn 9 nhưng không có nơi an táng bác ạ.

Sau khi bác nói câu trên thì em vẫn không hiểu là gia đình đã biết lộ 26 chưa?
Logged
Minh72
Thành viên
*
Bài viết: 44


« Trả lời #229 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2011, 09:19:40 am »


Bác Tuaabs ơi, thực sự là gia đình có tìm kiếm lộ 26 nhưng không biết nó ở đâu thật, qua ý kiến bác Quangcan, em có tra cứu danh sách LS Lạn và có thấty danh sách LS tại Sư đoàn 9 nhưng không có nơi an táng bác ạ.

Sau khi bác nói câu trên thì em vẫn không hiểu là gia đình đã biết lộ 26 chưa?

Lộ 26 là LTL 26 từ Truông Mít đi Khiêm Hanh, giao cắt LTL 19 đi tiếp một đoạn phải không bác?
Theo bác, vị trí trận đánh tại đường lộ 26 là từ Truông Mít ----> Bàu Đồn (theo Tinh lộ 784), Bàu Đồn (ngã 3 tỉnh lộ 784 và 782) ----> Dầu Tiếng (theo Tỉnh lộ 782) có trùng với Truông Mít----> Khiêm Hanh ----> Dầu Tiếng (theo LTL19)?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM