Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 04:04:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vụ án Nuremberg  (Đọc 30712 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2018, 07:34:01 pm »


        Rồi Goering, luôn luôn không hề mệt mỏi, lại gọi điện thoại cho Keppler. Rất có thể là tên này sẽ báo cáo cho y biết nhiều tin tức tốt đẹp..,

        Keppler : Tổng thống Miklas vẫn luôn luôn từ khước nhưng không thể nào ngăn cản được Chánh-phủ Schuschnigg từ chức ! ... Seyss-Inquart vừa nói trên đài phát thanh : y là người duy nhất trong hết thảy các Bộ trưởng hiện đang tại chức và xử lý thường vụ hết mọi việc. Cựu Chánh phủ đã ra lệnh cho quân đội không hề được kháng cự. Các binh sĩ Áo không bắn một nhát súng nào !

        Goering : Điều đó... ông nên nhớ là người ta bất chấp ! Điều chính yếu bây giờ là Seyss-Inquart phải nắm ngay lấy tất cả những phương thế chỉ huy đầu não, chiếm đóng đài phát thanh. Đợi chút xíu... chưa hết : y cần phải gởi ngay cho chúng ta một điện tín. Tôi sẽ đọc cho ông ghi :

        — Chánh phủ Lâm thời Áo — vì nội các Shuschnigg từ chức — tự coi như có bổn phận chánh yếu phải tái lập an ninh, trật tự công cộng trên toàn lãnh thổ quốc gia. Vì thế, Chánh phủ Áo khẩn thiết kêu gọi Chánh-phủ Đức hỗ trợ đắc lực cho mình làm tròn nhiệm vụ thiêng liêng này và nhất là giúp đỡ kiến hiệu để tránh khỏi đổ máu ! ... Trong mục đích ấy, tha thiết xin Chánh-phủ Đức phái ngay quân sang Áo, càng sớm càng tốt !

        — Ghi rồi !... Xin lưu ý ông là ở đây mọi sự đều yên tĩnh. Chỉ có những Vệ-binh và các toán Xung- phong đang diễn hành trên các đường phố...

        — Không có chi đáng e ngại ! ... Còn nhiều việc khác : y phải khóa chặt các biên giới để ngăn cản các tay tồ ấy chuồn đi với két bạc... Còn về biên giới Áo- Đức, quân đội chủng ta sẽ vượt qua ngay ! Vậy ông bảo y gởi ngay cho chúng ta bức điện tín. Hay thôi... khỏi cần gởi nữa !... Vô ích... vì tôi đã có sẵn đây rồi !... Y chỉ giản dị đánh điện hai tiếng : «Đồng ý !»... Lần này tôi nghĩ là thực sự xong xuôi cả rồi. Vậy thời chúc ông may mắn và... Vạn tuế Hitler !...

        Keppler — hồi 21g54, khi trả lời một cú điện thoại ở Bá-Linh — loan báo là Seyss-Inquart đồng ý !... Đúng ra, sự đồng ý này là hoàn toàn vô dụng !...

        Hitler đã hạ lệnh xâm lăng lãnh thổ Áo rồi ! Văn- kiện do tướng Jodl ký và Hitler phó thự với tư cách Tổng Tư-lệnh tối cao, thực sự có ghi chú : 20g45 ngày : 11-3-1938, nghĩa là sớm hơn 1 giờ trước khi Seyss- Inquart trả lời ! Bá - Linh cũng khỏi cần chờ đợi sự cầu cứu giả tạo của Chánh-phủ Áo-quốc !

        Ở thủ đô Viên, vào khoáng nửa đêm, các Bộ- trưởng đã từ chức đang vây quanh Tổng-thống Miklas để năn nỉ xin ông chấp thuận tối hậu thư của Hitler. Nhận thức là không thể nào kháng cự lâu hơn nữa, Miklas đành ngậm ngùi ký tên dưới bản tài liệu phong chức cho tên phản bội Seyss-Inquart là tân Thủ-tướng Áo.

        Bây giờ sự thắng lợi của Hitler đã vẻ vang trọn vẹn ; ngay cả ở phương diện hợp pháp, mặc dù y không hề quan ngại tới điểm này !

        Người ta sẽ nhận xét rất mau lẹ là sự thắng lợi vẻ vang này vượt quá mức của khung cảnh cuộc «Sáp- nhập» !... Không những Hitler chỉ thôn tính một lãnh thổ có 7 triệu dân nhưng y lại đồng thời thọc mũi dùi vào chiến tuyến — cho tới nay vẫn ít nhiều đoàn kết — của những người chiến thắng đệ nhất thế chiến 1914 - 1918 ! Trước sự hoảng hồn, khiếp đảm của Anh và Pháp vì nước Ý phát-xít nhiệt liệt tán thành hành động sáng suốt của vị Thủ-lãnh áo nâu !... Mussolini, bốn năm trước đây, đã đóng vai anh hùng hảo hán, triệt để bảo vệ nền độc lập của Áo... nhưng bây giờ y lại mỉm cười đứng nhìn sự biến dạng của một nước bạn chí thân !... Ngay ở đây, màn hài hước cuối cùng vẫn còn diễn, ra trong điện thoại !

        Luôn luôn vẫn cùng trong đêm 11-3-1938, hồi 22g25, hoàng tử Philippe de Hesse, đại sứ Đức ở La- Mã, gọi điện thoại cho Hitler :

        — Tôi vừa ở điện Palazzo Venezia về. Thủ-tướng Ý đã tiếp nhận rất nồng hậu những tin tức liên hệ tới nước Áo !... Ông ấy nhờ tôi chuyển đến Thủ-lãnh mối tình thân hữu thắm thiết !

        Ở đầu dây bên kia, Hitler không giấu nổi sự vui mừng :

        — Ngay sáng sớm mai, ông đến nói với Mussolini là y đã giúp đỡ một công cuộc vĩ đại cho quyền-lợi Đức- quốc ! Không bao giờ tôi quên ơn y ! Ông nói rõ là y sẽ thấy tôi luôn luôn sát cánh với y, trong niềm vui tươi cũng như trong sự tồi tệ... Không bao giờ tôi lại quên y !...

        Hai kẻ đồng mưu ca ngợi lẫn nhau, rất sung sướng về ý nghĩ những miếng đòn ác liệt có kết qua ích lợi mà họ đã cùng làm chung với nhau ! Tại sao chúng còn ngại ngùng ?

        Các nước đại dân chủ đã chứng kiến, một cách thụ động, sự siết cổ nước Áo !... Rồi từ sự lơ là, than nhiên, họ sẽ chuyển qua sự đồng lõa tích cực

        Hiện nay đài phát thanh của Goebbels hàng ngày đã loan truyền một điệu nhạc chiến tranh : «Hành khúc của những người Sudètes ! »

        Một hòa khúc vui tươi nhưng sẽ trở nên vô cùng ghê rợn khi được đánh nhịp bằng những gót giầy sắt của quân đội Đức Qu6c-Xã !...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2018, 07:37:07 pm »

    
5

NHƯ VẾT DẦU LOANG...

        Thế là người ta không hề từ bỏ một phương pháp đã được điều nghiên thận trọng và đem lại kết quả rất tốt đẹp. Trong vụ Sáp-nhập Áo (Anschluss), sự hân hoan bồng bột ngẫu nhiên hay được sắp xếp rất khéo léo, những khẩu hiệu được hò hét vang trời và những điệu kèn nhà binh oai hùng đã hoàn toàn át những tiếng chau mày nghiến răng của một cuộc dàn cảnh, dựa vào sự hăm dọa dối trá, bêu xấu... Vì hết thay mọi sự đã đi trơn tru, không hề vấp váp thời tại sao không bắt đầu lại ?

        Tấn thảm kịch mới này đang được sửa soạn, đã được loan báo công khai ngày 12-9-1938, nhân dịp hội nghị thường niên của đảng Quốc-Xã. Tại vận động trường Nuremberg, trước một đám người rất đông dao, vừa ngoan ngoãn vừa cuồng nhiệt Hitler gào thét :

        — Tôi không chấp nhận, với bất cứ giá nào, đứng nhìn như một khán giả, sự áp bức các người anh em Đức của chúng ta ở Tiệp-Khắc. Những người Đức đang sống ở Tiệp-Khắc không phải là cô đơn hay là không có ai bảo vệ. Toàn thể hoàn cầu nên ghi nhận rõ đièu này !

        Lẽ dĩ nhiên là một vài ngày sau bài diễn văn nẫy lửa này, miền Sudètes (có rất nhiều người Tiệp gốc Đức) là sân khấu cho nhiều cuộc hỗn loạn đẫm máu. Thêm một lần nữa, Hitler đã khởi phát cuộc khủng hoảng chỉ có thể diễn tiến theo chiều hướng sự bạo động. Từ 1933, năm đầu tiên của chế độ Quốc-Xã, sự chống đối giữa các nhóm dân tộc thiểu số đang sống chung trên đất Tiệp không ngớt khẩn trương : sau cuộc Sáp-nhập Áo, sự căng thẳng trở nên tột độ, không tài nào chịu nổi. Không còn hoài nghi nữa, các người Đức miền Sưdètes — hay nói đúng hơn, những công dân Tiệp gốc Đức đang sống ở triền núi Bohême miền Sưdètes — phải chăng đã thực sự tin tưởng là đấu tranh để bảo vệ quyền lợi thiểu số của mình ?... Họ chưa hề biết rằng họ chỉ là công cụ cho một đường lối chánh trị xâm lăng : lãnh tụ của họ, Konrad Henlein, đơn giản chỉ là một người thực thi những mệnh lệnh của Bá-Linh ! Tháng 3 năm 1938, sáu tháng trước bài diễn văn xách động ở vận động trường Nuremberg, Henlein đã được gọi sang dinh Thủ-tướng Đức để nhận các chỉ thị rõ rệt : đảng của những người Đức ở Sudètes sẽ đưa ra những yêu sách nào cho chánh phủ Tiệp không thể chấp nhận được. Mặc dù thủ đô Prague có chịu khuất phục chăng nữa, Henlein lại đòi hỏi ngay tức khắc các điều kiện quá đáng hơn nữa

        Và thế vẫn chưa hết, để nâng đỡ Henlein, Bá-Linh sẽ đặc phái cho y một cố vấn là trung tá Koechling. Trước tòa án Nuremberg, công tố viện đã xuất trình một bản văn liên hệ tới nhiệm vụ này, do tùy viên của Hitler ký :

        « Tối mật ! Chiều qua, có cuộc đàm luận giữa Thủ lãnh với trung tá Koechling. Viên sĩ quan này, tuy vẫn trực thuộc quyền Tư-lệnh Tối cao, được biệt phái sang giúp đỡ Henlein. Y sẽ được sử dụng những quyền hành quân sự rộng rãi. Toán biệt động quân gồm những người Sudètes được thành lập ở Đức, sẽ đặt dưới quyền chỉ huy của Henlein.

        Toán biệt động quân này có nhiệm vụ :

        — Bảo vệ các người Đức ở Sudètes;

        — Duy trì sự cổ võ, kích động, tiếp tục những rối loạn và những xung đột mãnh liệt.

        Như vậy là quá rõ ràng : cần phải duy trì sự kích- động và cổ võ tiếp tục gây ra những cuộc rối loạn và những xung đột mãnh liệt ! Mặc kệ những người Đức ở Sudètes nếu họ vẫn tin tưởng là đấu tranh theo truyền thống của họ. Còn về mục đích cuối cùng của những sự rối loạn và đụng độ mãnh liệt này, hiện tại chỉ thấy ở một hồ sơ tối mật, để trong tủ sắt tại dinh Thủ-tướng.

        Tuy nhiên, hồ sơ này đã có một cái tên : « Vụ màu xanh » ! Phải chăng do sự mỉa mai nên Hitler đã lựa chọn cái màu của hy vọng ? Những người Đức ở Sudètes sẽ vô cùng ngạc nhiên nếu họ biết được các chương trình, kế hoạch và biên bản tụ-hội trong hồ sơ : chớ hề một lần nào lại đề cập tới điểm liên hệ đến những quyền lợi và hoài bão của họ ! Thủ lãnh bất chấp về số phận của họ và nhằm cao siêu hơn : sự hủy diệt tuyệt đối và đơn giản nước Tiệp-Khắc để có thể cho phép y cấu tạo nên những điều kiện chiến lược lý tưởng để thực thi các dự định xâm lăng của y. Ngày 30-5-1938, trong một tài liệu mật nhan đề : « Khảo cứu về vụ màu xanh », Hitler đã phác họa giai đoạn đầu tiên của chiến dịch :

        « Tôi đã quyết định — một cách bất di bất dịch —  hủy diệt Tiệp-Khắc bằng một giải pháp quân sự trong một ngày rất gần đây. Vậy chúng ta chỉ cần nhận thức, hay nếu cần thiết, tạo ra một cơ hội thuận lợi về hai phương diện chánh trị và quân sự. Mọi sự chuẩn bị cho công cuộc này cần phải bắt đầu ngay tức khắc. Các điều kiện cần thiết cho một cuộc tấn công tương tự gồm có :

        — một lý do đầy đủ, có nghĩa là

        — một chứng minh về chánh trị và

        — một khởi phát tàn bạo để thâu lượm được một hiệu quả kinh ngạc, sửng sốt tối đa !

        « Giả thuyết lý tưởng nhất sẽ là một hành động chớp nhoáng sau một biến cố, sẽ cấu tạo nên một sự khiêu khích không tài nào dung tha nổi đối với Đức, để có thể cho phép chúng ta, — ít nhất là trước một phần dư luận quần chúng của các nước khác, — có quyền can thiệp bằng võ lực !

        Ba tuần lễ sau, y giải thích cho Keitel biết thế nào là một « hành động chớp nhoáng » và phân biệt rõ 2 giả thuyết :

        1) Một cuộc tấn công tàn bạo, không cần lý do, cũng không cần chứng minh. Bác bỏ giả thuyết này : vì nguyên nhân rất nguy hiểm đối với chúng ta vẽ toàn thể dư luận quần chúng của thế giới. Một phương pháp tương tự sẽ chỉ được áp dụng để thanh toán kẻ thù cuối cùng còn lại trên lục địa.

        2) Tấn công sau một thời kỳ khó khăn về ngoại giao, càng ngày càng trầm trọng sẽ đưa tới chiến tranh. Sự ngẫu nhiên này không mấy hấp dẫn vì sẽ để cho đối phương có thì giờ tổ chức công cuộc phòng thủ.

        3) Can thiệp chợp nhoáng sau một biến cố (Ví-dụ như cuộc ám sát vị đại sứ của chúng ta ở Prague, sau một cuộc biểu tình của người Đức !).

        « Ngay từ bây giờ, chúng ta cần phải chuẩn bị cho những khả năng của giải thuyết 2 và 3 ! »

        Người ta tự hỏi viên đại sứ Đức ở Prague sẽ suy nghĩ và nói năng ra sao khi biết được là vị Thủ- lãnh của mình lại trù tính một cách nông nổi là cho người ám sát mình để cấu tạo nên một yếu tố căn thiết ?...

        Không những không lấy thế làm khó chịu, quân đội lại còn bắt tay vào việc rất hăng say. Trong điệp văn ngày 26-8-1938, tướng Jodl minh xác là biến cố phải xảy ra trong một ngày đẹp trời để cho ưu-thế của Không-quân Đức có thể hoạt động trọn vẹn và giờ giấc phải lựa chọn thế nào để cho Bá-Linh được chánh thức báo trước, chậm nhất là giữa trưa ngày « N ». Ở khắp mọi nơi, người ta đều xúc tiến những cuộc chuẩn bị : chính Hitler đã quyết định tấn công vào ngày 1-10-1938 ! Quân đội và Không quân nhận được những mệnh lệnh đầy đủ chi tiết, xe lửa và cơ sở lao động đều sẵn sàng. Máy đã nổ rồi, chỉ còn chờ sang số là chạy liền !...

        Chỉ còn lại một vấn đề duy nhất nhưng rất quan trọng : thái độ của Anh và Pháp. Liệu hai đại cường quốc dân chủ này chịu khoanh tay một lần nữa không ? Chớ hè có dấu hiệu chi là chắc chắn cả !

        Trong cuộc hội nghị thường niên của đảng Quốc- Xã ở Nuremberg (12-9-1938), đại sứ Pháp André Francoís Poncet đã tuyên bố với Thủ-lãnh Hitler trước mặt các nhà ngoại giao quốc tế :

        — Vành hoa chiến thắng xinh đẹp nhất vẫn luôn luôn là vành hoa do người ta hái được mà không làm chảy nước mắt một bà mẹ !

        Poncet nói bằng tiếng Đức. Hitler mặt tái mét, trừng-trừng nhìn ông... rồi quay đi không trả lời...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2018, 07:40:26 pm »

       
*

*      *

        Trong miền Sưdètes, sự kích động và cổ võ —  do Bá-Linh sắp xếp và cầm chịch — diễn tiến rất tốt đẹp ! Lẽ dĩ nhiên là sự áp lực trên các đường phố thúc đẩy chánh quyền Tiệp-Khắc phải dẹp loạn. Tình trạng xuống dốc một cách nhanh chóng rất đáng lo ngại. Luân-Đôn lo sợ sự tồi tệ hơn nữa, bèn thử làm trung gian và phái đến tại chỗ một quan sát viên trọng tài là nhân vật khá kính : Lord Runciman of Doxford !

        Runciman đi khắp mọi nơi trong miền Sudètes : y thăm dò, ngắm nhìn và nghe ngóng... Ngay từ ngày đầu tiên, y đã nhận thấy là nhiệm vụ của y không dễ chịu chút nào ! Tại mỗi thành phố, lúc y ngừng chân, một đám đông người được bí mật báo trước, tập họp ở trước khách sạn của y, hò hét vang trời, — không hề mệt mỏi, — câu « thánh kinh » do Goebbels sáng chế :

        « Cha ơi Cha ! Xin Cha giải-phóng chúng con khỏi tay bọn người Tiệp-Khẳc và gông cùm của họ ! »

        Sau cùng là một Runciman suy nhược, thân kinh căng thẳng, trở về Luân - Đôn để thảo tờ trình về « cái xứ đốn mạt ấy » như lời y nói. Tờ trình đầy dẫy vẻ bi quan : y không thấy có một giải pháp nào cả !..

        Bây giờ tất cả mọi người đều chắc chắn là Hitler sẽ chuyển sang thế tấn công. Sự lo sợ làm toàn thể Âu-châu gần như đứng tim, nghẹt thở ! Ở Bá- Linh, Ba-Lê, Luân-Đôn đều cùng một nỗi lo âu thắc mắc : thùng thuốc súng sẽ bùng nổ bất cứ lúc nào !

        Ở Pháp, người ta vẫn chưa đành chịu nhẫn nhục. Thủ-tướng Edouard Đaladier bay sang Luân-Đôn để thăm dò những ý muốn của Chánh-phủ Anh. Nhờ có biên bản về những cuộc đàm luận với Thủ tướng Anh Neville Chamberlain nên ngày nay, xa cách hơn 30 năm, chúng ta có thể đo lường tầm mức sự thất vọng lớn lao đã xâm chiếm hai chánh khách Tây-phương.

        Daladier : — Thưa Thủ-tướng, theo ý kiến tôi, hòa bình có thể vãn hồi được nếu Anh và Pháp tuyên bố là sẽ không bao giờ chấp nhận sự hủy diệt nước Tiệp Khác.

        Chamberlain: — Thưa Thủ-tướng, khi nghe ông nói thời tôi cũng suy nghĩ như vậy. Thực sự, máu tôi sôi sục lên khi tôi thấy Đức không hề bị trừng phạt khi phạm hết tội ác này đến tội ác kia để khuếch trương cuộc đô hộ khắp Âu-châu !.. Khốn thay, những quan điểm về phạm vi tình cảm ấy rất nguy hiểm. Chúng ta chớ nên quên là chúng ta mạo hiểm khích động những lực lượng đáng ghê sợ ! Trong ván bài này do chúng ta bó buộc phải chơi xả láng, không phải là vấn đề tiền bạc, nhưng chính là những sinh mạng ! Tôi không thể nào tham gia một cách nông nổi vào một cuộc xung đột đầy hậu quả có thể rất ghê rợn đổi với hàng triệu đàn ông, đàn bà và con nít... Vì thế nên trước hết chúng ta phải tự hỏi liệu chúng ta có khá hùng mạnh để chắc chắn thắng trận không ? Hết sức thành thực... tôi không hề nghĩ như vậy !.. »

        Thế giới chỉ còn chờ đợi Hitler, sau khi bế mạc Hội- nghị đảng Quốc-Xã, sẽ mở cuộc tấn công. Thình lình trong bầu trời dông bão ấy, một tia ánh sáng lóe ra !..

        Chamberlain — khinh thường tính thận trọng của người lịch sự thượng lưu và cả sự kiêu hãnh Anh-cát- lợi ! — quyết định nêu một sáng kiến không tiền khoáng hậu : ông, một bô lão Quốc-Gia khả kính, tự nguyện bay sang Đức để gặp tên bạo phát Hitler ! Vì trước sự kinh ngạc của hết thảy mọi người. Hiter sốt sắng chấp thuận và tuyên bố rất sẵn sàng tiếp kiến Thủ-tướng Anh.

        Chamberlain, không hề bỏ phí thì giờ và ngay sáng ngày mai 15-9-1938, bay tới Berchtesgaden. Ông gặp một Hitler trọng kính nhưng cương quyết, một tình trạng còn trầm trọng nhiều hơn là ông tưởng ! Thủ- lãnh áo nâu không hề giấu ông là quân Đức đã sẵn sàng... chỉ còn đợi lệnh là tung ra hàng đoàn cơ giới, chiến xa, phi cơ để tấn công lãnh thổ Tiệp... Hay ít nhất là phải có một giải pháp can thiệp kịp thời và nhanh chóng, rất nhanh chóng !..

        Chamberlain — trước tiên thử cố gắng trì hoãn để chờ thời, lấy cớ là bó buộc phái tham thảo ý kiến các bộ trưởng của mình — thực sự thâu lượm được lời bảo đảm của Hitler là Đức sẽ không cựa quậy chi cho tới khi ông trở lại Bá Linh... Ba ngày sau, một quả bom mới rung chuyển Âu-châu : trong một thông điệp chung, Anh và Pháp khuyến cáo Edouard Benès, Tổng thống Cộng-hòa Tiệp-Khắc nên nhương lại miền Sudètes cho Đức !

        Lẽ dĩ nhiên là trước hết Benès từ chối. Ba-Lê và Luân-Đôn bèn gây với y một « áp lực thân thiện » tương tự như, nếu không lầm, một cuộc dọa nạt bôi nhọ ! Sự thuyết phục của họ đã có hiệu quả một cách rất kỳ quặc ! Ba lần 24 giờ sau, Benès đành chịu thua...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2018, 07:41:34 pm »


        Trong một thông điệp gởi cho các cường quốc Tây-phương, Benès long trọng tuyên bố :

        « Trước sự cấp bách của nhiều trạng huống và những thôi thúc khẩn cấp của Anh và Pháp, Chánh- phủ Cộng-Hòa Tiệp-Khắc chấp thuận, với sự đắng cay sâu sắc những đề nghị Anh-Pháp Chánh phủ-Cộng-Hòa Tiệp-Khắc nhận xét là mình cũng không được tham khảo ý kiến để khởi thảo những đề nghị này »

        Hòa bình dường như được vãn hồi. Chắc chắn là Chamberlain và Daladier bị mất mặt nhưng thế giới thở phào khoan khoái !.. Trong một cuộc hội kiến mới ở Gođesberg, gần Bonn, Chamberlain chánh thức loan báo cho Hitler biết là Prague đã nhượng lại cho Bá- Linh miền Sudètes. Bỗng nhiên, trong khi ông đang trình bày sự diễn tiến về việc nhường đất thời Hitler ngắt lời ông một cách tàn nhẫn :

        —  Thưa Thủ-tướng, tuy rất đau buồn nhưng tôi không thể nào hài lòng về những gì ông vừa tặng tôi. Viên thông ngôn Schmidt đã kể lại : « Chamberlain không khỏi nhún vai !.. Mặt tái đi, ông phải khó khăn lắm mới trấn áp được cơn tức giận ! »

        Hitler tiếp tục giải thích là cần đồng thời thỏa mãn các yêu sách về đất đai của Ba-Lan và Hung đối vói Tiệp-khắc. Hơn nữa, những thủ tục dự trù về việc nhượng mièn Sudètes sẽ kéo dài quá lâu. Cần phải hủy bỏ ngay những kỳ hạn, giảm bớt đến mức tối thiểu thủ tục bàn giao các quyền hành...

        Chamberlain, lòng đau đớn, ê chề, nín thinh. Đây là ngõ cụt, không còn lối thoát nữa ! Các thủ đô Âu-châu lại lên cơn sốt rét. Tuy nhiên, những cuộc đàm thoại sẽ tiếp nối. Hitler trao cho Chamberlain một « bản trần tình » đòi hỏi quân đội Tiệp-Khắc phải triệt thoái ngay tức khắc khỏi một vùng được phân ranh giới trên một bản đồ đính kèm tài liệu : « Cuộc rút lui các lực lượng Tiệp sẽ bắt đầu ngày 26-9-1938 và kết thúc vào ngày 28-9-1938 là thời hạn lãnh thổ triệt thoai se trao lại cho Đức. »

        Chamberlain thất kinh, bảo Henđerson, đại sứ

        Anh ở Bá-Linh :

        — Nhưng đó là một tối hậu thư !

        Chamberlain, đã lấy lại được sự đường hoàng lạnh lùng trong cương vị Thủ tướng của Anh-hoàng, điềm đạm nói :

        — Thưa Thủ tướng, tôi rất lấy làm tiếc, với sự ngạc nhiên đau đớn mà nhận thấy là ông không hề làm chi nhằm nâng đỡ các nỗ lực của tôi để cứu vãn hòa bình !

        Hitler, chợt hiểu là mình đã đi quá trớn, bèn phản đối, đây vẻ ngượng ngập :

        — Đâu có phải là một tối hậu thư ! Chỉ giản dị là bản trần tình... danh từ ấy đã có ghi rõ ràng... ở phía trên bản văn...

        Y ngưng lại khi nghe thấy gõ cửa. Một tùy viên đem vào một tờ giấy. Hitler liếc mắt nhìn rồi đưa cho viên thông ngôn và nói :

        — Xin ông dịch hộ... Đây sẽ làm cho ông Chamberlain vui thích !

        Bức điện tín chỉ có một câu:

        « Benès vừa loan báo trên đài phát thanh việc tổng động viên các lực lượng Tiệp-Khắc. »

        Tuy nhiên số mạng vẫn còn ngập ngừng... Trong khi người Anh che giấu sự xao xuyến của họ dưới vẻ mặt vô cảm giác, lạnh như tiền thời Hitler đột ngột lại hòa hoãn, làm lành... Y xin được Chamberlain sự cam kết cho chuyển giao bản Trần-tình-tối-hặu-thư đến Prague. Có thể y tin chắc là cuối cùng Benès sẽ chịu khuất phục. Việc gởi bản tài liệu này có vẻ chạy đua với đồng hồ qua các chướng ngại vật. Viên đại sứ Anh Henderson ở Bá-Linh trao nhiệm vụ cho đại tá Macfarlane. Sĩ quan này lên ngay xe hơi và phóng nhanh ra vùng biên giới Đức-Tiệp. Y có cảm tưởng là đang đi giữa mặt trận : đó đây — ở cả hai phía — đầy dẫy những hầm trú ẩn đào một cách vội vã những đống kẽm gai, những ổ súng máy, tất cả đầy nhóc binh sĩ. Phong cảnh trang trí và các diễn viên đã sẵn sàng, người ta chỉ còn đợi chờ 3 cú gõ mạnh là mở màn!... Bỏ chiếc xe hòm kính, Macfarlane đi bộ giữa đêm tối hàng mười cây số, qua nhiều ngõ ngách biên thùy và đường đất, nguy hiểm thường xuyên vì lo sợ bị một toán tuần tiễu Đức hay Tiệp bất chợt và bắn ngã gục...

        Cuối cùng, bản tài liệu cũng đến tay Chánh-phủ Prague. Benès cương quyết bác bỏ hết mọi điều khoan một cách tàn nhẫn!

        Cùng ngày hôm ấy, 26-9-1938, tại Lâu-đài Thể-thao ở Bá-Linh, Hitler đọc một bài diễn văn bất hủ ! Trong sự yên lặng và căng thẳng tột độ, giọng nói khàn khàn của y tung ra những câu nảy lửa sẽ được chuyền ngay đi khắp cả hoàn cầu :

        — Tôi đã minh xác với ông Chamberlain là dân tộc Đức chỉ duy nhất ham muốn hòa bình. Tôi cũng đã xác định với ông và tôi nhắc lại xác định ấy là nếu vấn đề Sudètes được giải quyết, chúng tôi sẽ không có một yêu sách nào về đất đai ở Âu-châu. Chính tôi cũng quả quyết với ông là từ nay tôi sẽ không chú ý gì tới nước Tiệp-Khắc nữa. Dù sao chúng tôi cũng không muốn có những người Tiệp ở trong nước Đức Quốc Xã !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #94 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2018, 07:13:42 pm »


        Một vài giờ sau, y tuyên bố với Horace Wilson, cố vấn của Chamberlain :

        — Hiện nay, sự quyết định sẽ lệ thuộc vào Chánh phủ Prague. Tùy ý Benès lựa chọn giữa sự chấp nhận hay từ chối những đề nghị của Đức. Nếu y từ chối thời Quân-lực Đức sẽ gạch tên Tiệp-Khắc trên bản đồ thế giới ! .,

        Người Anh này đứng thẳng người lên và dõng dạc nói với Hitler :

        — Nếu sự thể như vậy, tôi chỉ có việc hoàn thành một sứ mạng do Thủ-tướng Anh trao phó. Thưa Thủ tướng, xin ông nhận lấy bức thông điệp sau đây : trong trường hợp mà nước Pháp, vì thi hành những lời cam kết quốc tế, phải dính líu vào cuộc chiến tranh với Đức, thời nước Anh sẽ đương nhiên tự coi như là đứng bên nước Pháp !

        Không còn chi làm nổi cơn thịnh nộ của Thủ-lãnh Hitler hơn nữa !... Y nói :

        — Nếu Anh và Pháp muốn tấn công chúng tôi thì họ đừng ngại ngùng chi cả ! Xin cứ việc tự nhiên : Về phần tôi thời đã sẵn sàng đề phòng mọi bất ngờ... Nếu các chánh phủ của ông muốn thế thời chỉ trong một tuần lễ nữa, tất cả chúng ta sẽ có chiến tranh !

        Thực sự không còn hy vọng gì nữa chăng ?

        Pháp đã quyết định đấu tranh cho Tiệp-Khắc. Trước hôm có bài diễn văn ở Lâu đài thể Thao (26- 9-1938), Daladier đã gặp lại Chamberlain. Cuộc đàm luận của hai vị lãnh đạo chánh phủ, tuy rất ngắn ngủi nhưng đầy vẻ trầm trọng, khủng khiếp :

        Daladier : Theo ý kiến tôi, cần phải mở cuộc tấn công trên bộ đối với Đức. Còn về không chiến, người ta cần phải oanh tạc ngay một vài đại trung tâm quân sự và kỹ nghệ.

        Chamberlain : Thái độ của chúng ta sẽ ra sao, nếu sau đây hai ba ngày, Đức sẽ xâm lăng Tiệp-Khắc. Tôi sẽ không giấu gì ông là chúng tôi đã nhận được những tin tức đáng lo ngại về tình trạng hàng không của Pháp ! Ông hãy tưởng tượng là chúng ta tuyên bố chiến tranh và 24 giờ sau : một trận mưa bom rơi xuống Ba-Lê, các nhà máy, căn cứ quân sự và phi trường của ông. Vậy liệu nước Pháp có đủ năng lực để tự phòng thủ và nhất là để trả đũa hữu hiệu không ?

        Daladier : Hỏi như vậy có phải là ý ông muốn nói rằng chúng ta không nên hành động gì chăng ?

        Cuộc hồi hương của Thủ tướng Daladier và Bộ- trưởng Ngoại giao Georges Bonnet bị trậm trễ vì bão thổi mạnh trên biển Manche và miền bắc nước Pháp. Tại phi trường Bourget, trước một đám đông ký giả bao vây chung quanh cầu thang, Bonnet kéo cổ áo choàng lên một cách rét mướt. Đôi môi thiếu máu của y chỉ thốt ra được một câu:

        — Hình như chiến tranh không thể nào tránh khỏi!

        Ở kinh thành ánh sáng Ba-Lê, cơ quan Phòng-thủ Dân-sự phân phối các mặt nạ chống hơi ngạt. Ở Bá- Linh, người ta kiểm soát lại và điều chỉnh động tác những ổ súng cao xạ và còi báo động. Ở Luân-Đôn, Chamberlain làm việc đến nửa đêm để soạn thảo bài diễn văn sẽ đọc trước Quốc-Hội. Thời hạn cuối cùng do Hitler chỉ định đã quá mất vài giờ. Cuộc xâm lãng sẽ bắt đầu vào ngày mai ! Chamberlain, chậm chạp, với những nét gạch đậm, ghi những điểm chính của lời tuyên bố long trọng: Anh sẽ đứng liền bên cạnh Pháp!... Tuy nhiên trong khoảng tối tăm, một đốm lửa cuối cùng vẫn chưa chịu tắt ngấm. Chamberlain ngỏ lời với Mussolini xin can thiệp với Hitler để triển hạn nội vụ. Sự vận động có vẻ chậm quá : cả một guồng máy chiến tranh khổng lồ là quân đội đang di chuyển... có lẽ không tài nào ngưng lại !...

        Thế mà người ta ngưng lại được ! Hồi 5 giờ sáng ngày 28-9-1938, đáng lẽ chính ngày « N » về cuộc tấn công của Đức, Lord Perth, đại sứ Anh tại La-Mã, thình lình bị lôi dậy khỏi giường, đang khi giấc điệp mơ màng... Luân-Đôn ủy cho y lập tức đến gặp ngay Mussolini để nhờ nhà Lãnh tụ áo đen chuyển giao đề nghị — nếu không muốn nói là thỉnh cầu — của người lãnh đạo chánh phủ Anh. Perth vội vàng đến ngay nhà Bộ-trưởng Ngoại-giao, bá tước Ciano, con rể Mussolini. Y đã mất một thời gian quý báu về những sự đi lại vô ích. Nhưng tới 11 giờ sáng, chính Mussolini gọi điện thoại cho Attolico, đại sứ Ý ở Bá-Linh :

        — A lô.... đây Thủ-tướng Ý ! Anh nghe rõ tiếng tôi chứ ?.. Vậy anh nghe đây : hãy để tất cả mọi việc đó, chạy ngay lại Thủ-tướng phủ và báo cho vị Thủ- lãnh biết là chánh phủ Anh sẵn sàng chấp nhận sự trung gian hòa giải của tôi. Anh nói với Thủ-lãnh là sự tối hậu quyết định vẫn chỉ thuộc quyền ông, là tôi hoàn toàn ủng hộ ông ! Nhưng theo thiển ý tôi thì một sự trung gian tương tự có thể đem lại nhiều kết quả rất tốt đẹp... Anh hiểu rõ tôi chứ ?

        — Vâng, tôi hiểu rõ lắm.

        — Vậy anh đi nhanh lên !

        Attolico, quả nhiên là hết sức vội vàng. Không đầy 5 phút sau, y đã điện thoại cho Ribbentrop, Bộ trưởng Ngoại-giao Đức. Trong niềm hân hoan, xúc động, y quên cả sự đàng hoàng của một vị đại sứ, đến nỗi líu lưỡi, nói lắp bắp :

        — Tôi không có một sứ mệnh... cá nhơn của Thủ- tướng Ý... Tôi cần phải gặp vị Thủ-lãnh... ngay tức khắc... tối khẩn !.. mau lên !.. mau lên !..
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #95 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2018, 07:14:30 pm »


        Ribbentrop hiểu ngay là đây không phải lúc nêu ra những nghi-thức ngoại-giao thông thường, bèn nói:

        — Ông nên đi thẳng ngay đến Thủ-tướng phủ và cắm một tá cờ Ý thiệt to ở mũi xe để cho các lính gác mở lối cho đi...

        Thế là Attolico nhảy từng hai bước xuống thang, hét tài-xế, bảo cắm ngay một lá cờ lớn, thiệt lớn, thiệt đẹp !..

        Hiện tại người ta đang tranh đấu từng giây phút một !..

        Thực ra, vẫn không ai hiểu tại sao những đại bác Đức lại chưa nhả đạn ? Từ giây phút nọ đến giây phút kia, viên đạn trái phá đầu tiên có thể nổ tung trên các vị trí Tiệp. Tại Thủ-tướng phủ, một tùy viên lại phạm thượng một cách khó hiểu là dám đi tìm Hitler ngay giữa cuộc hội nghị ! Attolico, đang giậm chân sốt ruột ngoài hành lang, bèn từ xa kêu lên cho Hít- ler biết sứ mệnh của Mussolini... Vị Thủ-lãnh áo nâu suy nghĩ rất ngắn ngủi rồi quyết định :

        — Ông nói với Thủ-tướng là tôi chấp thuận.

        Cùng vào giờ đó, ở Luân-Đôn, Chamberlain đã bắt đầu bài diễn văn :

        — Ngày nay, chúng ta phải đương đầu với một tình trạng đặc biệt trầm trọng. Cũng trầm trọng như tình trạng mùa hè 1914...

        Trên dãy ghế các dân biểu, cũng như trên khán đài công chúng, ai nấy đều nín thở... Hiển nhiên là Thủ tướng đã quyết loan báo Anh sẽ phải giao chiến... Thế là dưới hàng ngàn cặp mắt ấy, phép lạ đã ứng nghiệm : bề ngoài chỉ là một gián đoạn tạm thời —  viên bí thư đưa cho các vị chánh khách già một tờ giấy. Chamberlain lướt đọc bức điện tín. Một khuây khỏa sâu thẳm làm dịu bớt những vết nhăn trên trán. Chậm chạp nhưng cương quyết, ông cầm bản ghi chú —  chương trình cuộc tuyên chiến — và xé nhỏ ra... Rồi trở lại giọng vô cùng bình thản, ông nói tiếp :

        — Tôi hân hạnh loan báo với Quý vị một tin rất quan trọng : ông Hitler mời tôi sáng ngày mai tới Munich. Có mời luôn cả hai ông Daladier và Mussolini. Tôi hy vọng là Quốc-Hội sẽ cho phép tôi di chuyển để tôi có thể lợi dụng nỗ lực cuối cùng này ngõ hầu đạt tới một kết quả mỹ mãn. Tôi sẽ hết sức cố gắng...

        Ông không thể nói nhiều hơn nữa, một trận bão vỗ tay hoan hô bùng nổ dưới những mái vòm tòa nhà Quốc-Hội nghiêm khắc... Người ta chưa hề thấy cảnh tượng này từ sau phiên họp lịch sử ngày 4-8-1914 do Edward Grey loan báo việc nước Anh tham dự Đệ nhất Thế-chiến !..

        Rất ít có cuộc hội nghị nào đã làm chảy nhiều mực như hội nghị Munich. Tuy nhiên hội nghị rất ngắn ngủi — không đầy 48 giờ đồng hồ ! Ngày 30-9 1938, đã quá khuya, Chamberlain, Daladier, Mussolini và Hitler đồng ký bản hiệp ước bất hủ, dự liệu việc nhượng lại miền Sudètes cho nước Đức. Còn về phần Tiệp-Khắc, chỉ đành chịu khuất phục !..

        Thế mà chiến tranh cũng vẫn xảy ra ! Thực vậy ít ra hội nghị Munich cũng chỉ là một chuyện đầu hàng hèn nhát nhiều hơn là một cuộc mặc cả của những phường bịp bợm.

        Trong khi cuộc thảo luận của bốn nhà lãnh đạo chánh phủ tiến dần tới một kết luận thảm hại thời phái đoàn đại diện Tiệp-Khắc — thực sự bị giam lỏng ở khách sạn Regina, do các nhân viên Mật-Vụ canh phòng cẩn mặt — đang chờ đợi trong niềm thắc mắc lo âu. Sau cùng, hồi 1g30 sáng, một xe hơi đến đón Hubert Masaryk, cố vấn tòa đại sứ và hai nhân vật cao cấp của thủ đô Prague và đưa họ tới tòa nhà màu nâu. Họ vô cùng ngạc nhiên khi chỉ thấy các người Anh và Pháp thôi, còn những người Đức và Ý đã đi ngủ rồi.

        Masaryk đã ghi trong tập kỷ yếu:

        « Bầu không khí có vẻ ghê rợn, bất tường. Rõ ràng là những người Pháp muốn lảng tránh đi nơi khác. Trái lại Chamberlain ngáp rất tự nhiên, không cần dè dặt và có vẻ thoải mái lắm. Với một giọng khá tàn nhẫn, người ta tuyên bố với chúng tôi là một hiệp ước vừa được ký kết và hiệp ước này là một bản án chung thẩm ! Chúng tôi chỉ có việc đi về... »

        Tuy nhiên vẫn còn nhiều phản ứng...

        Ở Bá-Linh, đại sứ Pháp Poncet không hề che giấu sự công phẫn của mình : « Thế là chúng ta đối xử như vậy với các bạn đồng minh duy nhất đã triệt để trung kiên với chúng ta ! »

        Ở Prague, Bộ trưởng Ngoại-giao Tiệp Khắc nhận xét: « Dù sao, chúng tôi sẽ chưa phải là những người cuối cùng bị hy sinh như vậy. Sau chúng tôi, sẽ đến lượt những người khác cùng chung một số phận ! » Ngày 1-10-1938, đúng là ngày đã do Hitler quyết định, quân đội Đức chiếm đóng miền Sudètes. Benès từ chức và lưu vong sang Mỹ. Một nền hòa bình ngột ngạt, bấp bênh kinh khủng đè nặng trĩu toàn thể Âu- châu !...

        Chamberlain, khi xuống máy bay tại phi trường Luân-Đôn, rút trong túi áo ra bản hiệp ước Munich, vung lên như một chiến lợi phẩm và nói to với các ký giả đang bao vây ở cầu thang :

        —  Hòa bình cho thời đại chúng ta !

        Vẻ lạc quan ấy, một vài bạn đồng hương với ông không mấy tán thành. Winston Churchill, hồi đó chỉ là một dân biểu tầm thường, đã không ngớt lời công kích trên diễn đàn Quốc Hội : « Đó chỉ mới là một ngụm đầu tiên về mùi vị cảm thấy trước của một chén thuốc đắng mà hàng năm, người ta sẽ đưa cho ta uống !... »
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #96 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2018, 07:15:06 pm »


        Neville Henderson, đại sứ Anh ở Bá-Linh viết cho Lord Halifax, Bộ-trưởng Ngoại-giao Anh :

        « Đối với tôi, vụ này thiệt vô cùng đau đớn, có thể nói là làm cho tôi ghê tởm, chán ngấy ! Thực sự là tôi buồn nôn và tôi muốn trút bỏ hết mọi trách nhiệm. Tôi sẽ vô cùng biết ơn ông nếu ông có thể đổi tôi đi nơi khác. Tôi rất thích thú không bao giờ còn muốn dính líu tới người Đức nữa !... »

        Hòa bình cho thời đại chúng ta !... Thiệt là nhạo báng, khôi hài ! Ngày 21-10-1938 — chỉ ba tuần lễ sau khi chiếm đóng miền Sudètes — Hitler và Keitel đồng ký một «chỉ-thị mật» sẽ được độc trước tòa án Nuremberg :

        «Các nhiệm vụ sắp tới của Quân-lực Đức và những chuẩn bị của bộ Tư-lệnh tối cao : thanh toán dứt khoát Tiệp-Khắc ; tái chiếm lãnh thổ Memel !...»

        Hiện bây giờ, Hitler không cần phải khó nhọc để sáng chế hay cấu tạo nên những duyên cớ. Chưa đầy sáu tháng sau hội nghị Munich, ngày 14-3-1939, Hacha, Tổng-thổng Cộng-hòa Tiệp-Khắc và Chvalkovsky, Bộ- trưởng Ngoại-giao Tiệp đến Bá-Linh «thể theo lời mời của đại sứ Đức ở Prague ». Cuộc mời mọc khác thường này giống hệt như một sự triệu tập ! Từ nhiều ngày nay, báo chí quốc-xã đã không ngớt tố cáo rùm beng người Tiệp-Khắc đã ngược đãi dân tộc thiểu số Tiệp và — tội ác không thể nào tưởng tượng nổi ! - cả những công dân Đức đi qua Tiệp-Khắc !... Các bài xã thuyết vô cùng phẫn uất, nhận xét thấy nhu cầu cấp bách phải thanh toán mau lẹ cái ổ xáo trọn này ở ngay giữa trái tim Âu-châu. Trách nhiệm hoàn toàn về nước Đức phải làm cho mọi người tôn trọng trật tự và hòa bình. Nhất định là người ta đã thấy rõ hết mọi sự !

        Hacha và Chvalkovsky, đến nơi vào buổi tối, phải chờ mãi đến 1 giờ đêm mới được cái hân hạnh ghê gớm dẫn đến tiếp kiến vị Thủ-lãnh áo nâu. Vào giờ đó, quân đội Đức đã nhận được lệnh thẳng tiến sang thủ đô Prague ! Hitler không cần phải giữ bí mặt nữa và để thay lời phi lộ đã lạnh lùng tuyên bố một cách vô cùng trắng trợn :

        — Đối với tôi, lá bài đã vật từ ngày hôm qua. Việc chiếm đóng nước các ông sẽ khởi sự vào ngày hôm nay, đúng 6 giờ sáng !

        Viên thông ngôn Schmidt đã kể lại :

        « Hacha và Chvalkovsky ngồi thụt xuống ghế bành, dường như hoàn toàn cứng đờ vì kinh ngạc !... Duy chỉ có những cặp mắt nhấp nháy chứng tỏ là họ còn sống ! Người ta mời Hacha ký 2 bản văn : bản thứ nhất cấm ngặt các lực lượng Tiệp không hề được kháng cự ; bản thứ hai tuyên cáo là Tiệp-Khẳc sẽ tự đặt dưới quyền bảo hộ của Hitler. Đồ sộ, trơ trẽn, Goering giải thích cho Hacha, ông già nhỏ thó 80 tuổi, là nếu từ chối thời những oanh tạc cơ của y sẽ biến đổi Prague thành một đống gạch vụn !... »

        Vào hồi 3 giờ sáng, Hacha lên cơn đau tim và ngất xỉu... Morell, thầy thuốc riêng của Hitler, đã chờ sẵn đâu đó, bèn chích cho Hacha một phát thuốc cứu cấp. Hacha hồi tỉnh dần dần... Hitler có vẻ sốt ruột lắm nên hỏi gắt:

        — Thế nào !... Ông Hacha ?...

        Tiếng ông già chỉ thoáng qua như hơi thở :

        — Tôi nhận thấy là mọi sự kháng cự đều vô ích. Hồi 3g 35 sáng, Hacha và Chvalkovsky, Hitler và Ribbentrop đồng ký những tài liệu kết thúc đời sống của nước Tiệp-Khắc !... Sáng ngày mai, Hitler tiến vào thủ đô Prague. Y cũng không cần đếm xỉa tới sự lạnh nhạt băng giá của thành phố, sự chê bai trầm lặng của thế giới tự do. Miễn là y thắng lợi vẻ vang !...

        Mù quáng vì y không muốn trông, điếc lác vì y không muốn nghe, y không chịu hiểu là hiện giờ sự công phẫn đã tới mức tột độ. Trong tất cả các thủ đô, sự nhịn nhục của các chánh phủ đã nhường chỗ cho sự tức giận. Ở Luân-Đôn, Chamberlain không cần dè dặt lời nói :

        — Hitler đã nói : « Chúng tôi không có những yêu sách đất đai nào để trình bày nữa ». Y đã minh xác : « Chúng tôi không muốn có những người Tiệp ở trong nước Đức ». Bây giờ thời chúng ta đã biết rõ giá trị của những lời cam đoan tốt đẹp ấy !... Từ nay về sau, liệu chúng ta có thể chấp nhận một uy tín nào cho những lời tuyên bố cùng một nguồn gốc tương tự ?

        Rõ ràng là sự kiên nhẫn của các cường quốc đã tơi mức tối đa rồi ! Chỉ thêm một bước nữa trên con đường chông gai này là sẽ xảy ra chiến tranh, nhưng Hitler đã bị u mê ám chướng nên không nhận rõ thực trạng này. Ngày 23-5-1939 y quyết định cho các tướng lãnh mục tiêu tương lai phải đạt tới : tấn công nước Ba-Lan « vào cơ hội thứ nhất » ! Và hết thảy các tướng lãnh, ngoan ngoãn, bị trấn áp, bắt đâu làm việc... Đức quổc sẽ thẳng tiến một người duy nhất !

        Sẽ là sự tiến đến vực thẳm...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #97 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2018, 03:09:32 pm »


        Đã lâu, trước khi xảy ra cuộc diện tiến tàn khốc cho tình hình quốc tế này, một hiện tượng ghê rợn đã triển nở trong nội địa nước Đức. Vì tính chất quá khả ố, vì hậu quả quá kinh tởm khiến tòa án Nuremberg phải dành mấy ngày để xét xử.

        Bản cáo trạng nhấn mạnh :

        « Ngay từ hồi đầu triều đại Quốc-Xã, phong trào bài Do-Thái đã giữ một vai trò bậc nhất trong lý tưởng và sự tuyên truyền của Hitler. Từ 1933 là năm Hitler nắm chánh quyền, sự ngược đãi các người Do-Thái trở nên một nguyên tắc chánh trị của Nhà-Nước ! »

        Nguyên tắc sẽ dùng làm căn bản cho mọi quyết định điều hành...

        Sao khi loại trừ các người Do-Thái khỏi lãnh vực kinh tế, tiếp đến sự cô lập họ về tình cảm và phương diện pháp lý. Hồi tháng 9 năm 1935 — luôn luôn vẫn ở Nuremberg trong thời cực thịnh — tại hội nghị của Đảng, Goering tuyên bố các « luật lệ về chủng tộc : Cấm những cuộc hôn nhơn và cả những cuộc giao du ngoại - hôn-nhơn giữa các người Do-Thái và Aryens (Đức) ; sự hủy bỏ thuần túy và đơn giản những quyền lợi tự nhiên do các người Do-Thái hiện có với tư cách quốc tịch Đức của họ. Thực sự đó là việc đặt ra ngoai vòng pháp luật của thời Trung-Cổ !

        Đúng 19 năm sau, cũng ở Nuremberg — nhưng: lần này trước Pháp-đình — Goering phải trả lời về giai đoạn những sự ngược đãi của phong trào bài Do- Thái. Robert Jackson, đại diện công tố viện Mỹ không hề bỏ qua cho Goering một chi tiết nào :

        Jackson — Có phải chính ông đã tuyên bố các luật lệ về chủng tộc hay luật lệ Nuremberg ?

        Goering — Phải.

        — Có phải chính ông, năm 1938 đã ký sắc lệnh bó buộc các người Do-Thái phải kê khai tài sản của họ không ?

        — Nếu sắc lệnh ấy có chữ ký của tôi thời tôi là tác giả.

        — Ông đã bổ túc sắc lệnh trên bằng một sắc lệnh khác, theo đó thời tất cả mọi sự nhượng lại một công cuộc kinh doanh hay xí nghiệp Do-Thái đều phải được chánh quyền chấp thuận trước, đúng thế chăng ?

        — Đúng thế, tôi nhớ lại rồi.

        — Vào cuối năm, đúng là ngày 12-11-1938, ông đã bỏ buộc các người Do-Thái ở Đức phải nạp một số tiền phạt tập thể là một tỷ mã-khắc phải không ?

        — Tôi đã giải thích là tất cả những luật lệ ấy do tôi ký tên thời đương nhiên là tôi chịu trách nhiệm.

        — Cũng chính ông, cùng ngày, đã ký sắc lệnh cấm các người Do-Thái không được buôn bán lẻ hay làm việc như các nhà tiểu công nghệ độc lập ?

        — Phải. Tất cả những điều khoản ấy nằm trong các biện pháp thích nghi đề loại trừ các người Do thái khỏi nền kinh tế Đức,

        — Ba tháng sau, 2-1939, chính ông cũng đã ký sắc lệnh bó buộc người Do-Thái phải nạp cho chánh quyền mọi thứ nữ trang và đồ vật quý giá đã mua sắm hao phí ? Và chỉ trong thời hạn hai tuần lễ phải không ?

        —  Tôi không nhớ lắm nhưng có thể là đúng.

        Tại sao Jackson lại có ý nhấn mạnh vè các biện pháp ấy ? Vì một lý do rất giản dị : có thể nói các biện pháp ấy cấu tạo nên một khung cảnh, trong đó sẽ được lồng vào một trong những biến cố ghê tởm nhất trong thời tiền chiến. Biến cố này có rất nhiều giai đoạn bi thảm nhất, thực sự chưa được ai biết đến — hay ít nhất là không ai biết rõ trong thời bấy giờ :

        Ngày 28-10-1938, trên toàn lãnh thổ Đức, cảnh sát đến gõ cửa nhà 17 ngàn người Do-Thái. Đó là những người đàn ông và đàn bà vừa mới đây hãy còn có quốc-tịch Ba-Lan !... Nhưng chánh phủ Varsovie vừa tuyên bố là các giấy thông hành của những người Ba-Lan gốc Do-Thái đang sống ở ngoại quốc đều coi như hết hiệu lực và vô giá trị. Thế là cơ hội ngàn năm một thuở đối với Hitler đề loại bỏ hết những con người đã trở thành vô tổ quốc ! Và Heydrich — tên đao phủ thủ tương lai của Tiệp-Khắc — hồi đó là Chỉ-huy trưởng Cảnh-sát An-ninh, bèn lợi dụng ngay trường hợp này để tổ chức cuộc lưu đày thứ nhất các người Do-Thái của thế kỷ XX.

        Thế là ngày 28-10-1938, một năm trước Đệ II Thế-chiến, nhiêu ngàn người Do-Thái bị bắt, chất đống lên xe cam-nhông hay toa súc vật. Về tài sản, họ chỉ được phép mang theo những thứ gì có thể mang đi dược. Rồi hàng đoàn người đáng thương hại được dẫn đi về phía Đông. Tới gần ga biên thùy Benschen, người ta tập hợp những kẻ khốn nạn này vào trong một cánh đồng... Rồi một lệnh ban ra : thế là những cảnh-binh của Heydrich, dàn thành hàng rào dầy đặc, xông vào đám đông người, rồi đấm đá hay nện bằng dùi cui để xô đuổi họ chạy ra đằng trước về phía biên giới Ba- Lan... Có những ông già, bà lão ngã đổ nhào, vội gượng đứng lên dưới những cú dùi cui bất thình lình, rồi lại té nhào... để chết úp mặt xuống đất ẩm ướt...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #98 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2018, 03:10:05 pm »


        Các đồn canh Ba-Lan, vô cùng sửng sốt, lẽ dĩ nhiên là không tài nào ngăn chặn nổi nhiều người đàn ông và đàn bà đang cuốn quýt chạy đua... Kinh hoàng bị tràn ngập, các lính gác biên thùy đành để cho họ chạy đua... Thế là cuộc trục xuất khổng lồ, do Hitler đạo diễn, đã thành tựu !

        Thảm kịch đầu tiên nay đã là mầm mống cho một thảm kịch thử hai. Trong số những người « hồi hương » có Sendel Grynszpan, thợ giày cùng vợ và các con. Về Ba-Lan vói hai bàn tay trắng, gia đình thiếu thốn, khổ cực vô cùng, y bèn viết thư cho con trai lớn là Herzel đang ở Ba-Lê. Nhận được bức thư cảm động này, Herzel bèn thực thi một quyết định mà hậu quả thiệt vô cùng thảm khốc ! Herzel 17 tuồi, là tuổi của những tâm hồn nổi loạn và bướng bỉnh !... Nhận xét thấy là không hề có một Quốc-Gia nào, một quyền lực tinh thần và đạo đức nào chịu tìm cách sửa chữa những sai lầm mà gia đình y là nạn nhơn, nên chính y phải đứng làm thẩm-phán-quan để xét xử. Sáng ngày 7-11- 1938, ngay khi cửa hàng vừa mở, y đã đến mua một khầu súng lục ở tiệm bán võ khí tại ngoại ô St. Martin. Rồi vài phút trước 9 giờ, y đến tòa đại sứ Đức ở đường Lille. Mục đích của y ? Hạ sát đại sứ Đức, bá tước Von Welczek.

        Thời vừa đúng lúc, bá tước đi ngựa đạo chơi trở về. Đối với Herzel, chưa hề bao giờ trông thấy bá tước, thời đó là một người lạ mặt. Đứng ở giữa sân, chàng thanh niên Do-Thái lễ phép chào nhà ngoại giao và tỏ ý muốn gặp ông đại sứ... Tưởng là mình gặp người đến yêu cầu việc gì nên bá tước giao Herzel cho nhân viên trực rồi tiếp tục đi vào... Ông vẫn còn chưa biết là mình vừa thoát chết: chỉ việc trả lời « Chính tôi đây » là sẽ bị hạ gục ngay tức khắc!

        Lẽ dĩ nhiên là nhơn viên hiện dịch này không dẫn thẳng Herzel đến gặp ngay vị Đại-sứ nhưng y đưa đến văn phòng Von Rath, cố vấn tòa đại sứ, có nhiệm vụ tiếp khách. Đến trước cửa, y bảo Herzel chờ chút xíu để y vào báo trước. Một lát y trở ra, theo sau là Rath... Tay thọc vào túi áo mưa, Herzel đột ngột tiến lên : hai tiếng nổ chát chúa nổi lên trong sự yên tĩnh của hành lang ! Von Rath, bị thương nặng, lảo đảo và té nhào...

        Mặc dù với những nỗ lực tuyệt vọng — nhiều cựu chiến-binh Pháp đã hiến máu và Hitler, vừa được hung tin, đã phái ngay hai bác-sĩ riêng sang Ba-Lê —  người ta cũng không tài nào cứu nổi Von Rath.

        Herzel bị bắt nhưng không hề kháng cự. Tại sở Liêm-phóng, y khai là hành động như vậy đê trả đũa vụ trục xuất gia đinh y. Và y kết luận :

        — Chính là để phản đổi biện pháp vô nhơn đạo này nên tôi đã quyết tâm hạ sát một nhân vật của tòa đại sứ Đức. Tôi muốn báo thù cho người Do-Thái và đồng thời để cho thế giới chú ý tới những biên cố ở Đức Quốc-Xã!...

        Quá giận mất khôn! Herzel Grynszpan chỉ theo sự xung động, kích thích của mình mà không hề ước lượng những hậu quả vô cùng thảm khổc ! Hành vi nóng nảy và bất hạnh của y sẽ là duyên cớ vá khởi điểm cho nhiều sự ngược đãi, tàn bạo mới mẻ của phong trào bài Do-Thái. Nói cho đúng ra, những ngược đãi này không phải là ngẫu nhiên. Tòa án Nuremberg sẽ chứng minh về cơ cấu tổ chức quỷ khốc thần sầu này!

        48 giờ sau vụ ám sát Von Rath, Hitler và các «bạn cựu chiến-sĩ » đang tập họp ở Munich để dự lễ kỷ niệm cuộc khởi nghĩa thất bại năm 1923. Hồi 9 giờ đêm — giữa cuộc liên hoan và dạ tiệc tưng bừng — người ta thấy một Vệ binh vào, cúi xuống thì thầm bên tai Hitler, báo hung tin của Von Rath... Hitler quay lại phía người ngồi bên tay phải là Goebbels, Bộ trưởng Thông-tin và nói chuyện nhỏ, rất lâu. Rồi y ẩy đĩa thức ăn ra, đứng lên. Các thực khách tưởng rằng y sẽ đọc bài diễn văn thường lệ. Ai nấy đêu vô cùng ngạc nhiên khi thấy y rời khỏi phòng, không nói một tiếng.

        Không hề ai biết là y đã nói chuyện gì với Goebbels... nhưng các biến cố sau này, tiếp nối nhau đúng mức và liền khít, hiển nhiên là do cuộc đàm thoại này sanh ra. Goering, mãi 7 năm sau (1945), tuy không tham dự buổi dạ tiệc ấy, cũng không ngần ngại chỉ để phanh phui sự thực và xác nhận:

        — Theo lời người ta nói với tôi sau này, Goebbels được báo tin Von Rath chết đã gợi ra những biện pháp trả đũa... Còn về hình thức các biện pháp ấy thời mãi 3 ngày sau, tôi mới được biết rõ. Trước hết một cách gián tiếp, do viên kiểm soát chuyến tàu hỏa của tôi đã nhận thấy nhiều đám cháy tại thành Halle. Rồi sau cùng, ở Bá-Linh, tùy viên của tôi làm báo cáo vắn tắt cho tôi biết về vụ xáo trộn trong đêm trước : hầu hết ở khắp nơi, một đám đông bị kích thích quá độ đã cướp phá những cửa hàng Do-Thái, đập vỡ cửa kính, đốt cháy các giáo đường Do-Thái. Đó là phản ứng của dân chúng về vụ ám sát Von Rath... »
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #99 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2018, 03:11:25 pm »


        Đúng ra, nhưng sự quá trớn ấy đâu có phải là phản ứng của dân chúng. Đêm ấy cũng như các đêm khác, dân chúng vẫn đang ngủ ngon lành !... Ngược lại, một hoạt động cuồng nhiệt ngự trị trong trụ sở cơ quan Mật-Vụ ở Bá-Linh. Rồi chẳng bao lâu, trong các cơ sở trung ương cảnh sát tại các tỉnh lớn, những máy viễn-ký tự kêu lách tách suốt đêm... Trước tòa án Nuremberg, công tố viện đọc một trong các bản « chỉ thị mật » có chữ ký của Heydrich :

        Để trả lời vụ ám sát vị cố vấn tòa Đại-sứ Von Rath thời trong đêm nay 9-11-1938, sẽ có những cuộc biểu tình chống đối người Do-Thái. Để thấu triệt rõ tình hình này, các chánh quyền địa phương cần phải áp dụng những biện pháp sau đây :

        « Ngay khi nhận được chỉ thị này, các chỉ huy trưởng những cơ sơ địa phương Cảnh-sát Quốc-gia — hay những người thay thế — sẽ liên lạc bằng điện thoại với những cán bộ của Đảng. Họ sẽ cùng nhau quyết định một đường lối chung cho sự tổ chức những cuộc biểu tình. Các chỉ huy trưởng Cảnh-sát sẽ loan báo cho cán bộ chánh trị là họ đã nhận được những chỉ thị sau đây của Trung-ương:

        a) Các biện pháp sẽ thi hành — bất cứ trong trường hợp nào — không được làm nguy hại đến sinh mệnh tài sản dân Đức (Aryens). Như vậy, trước khi phóng hỏa một giáo đường Do-Thái, cần phải triệt để bảo đảm là ngọn lửa sẽ không thể nào cháy lan sang những căn nhà kẽ cận...

        b) Còn về những cửa tiệm và nhà ở của người Do-Thái, chỉ phá hoại thôi chớ không được cướp bóc. Sở Cánh-sát được lệnh phải kiểm soát những cuộc biểu tình và bắt giữ những kẻ cướp, nếu có »

        Thế là nội vụ đã được đưa ra ánh sáng để chứng minh tính cách tàn nhẫn về « sự phản ứng của dân chúng» !.Thêm một lần nữa, Hitler, Goebbels và đồng bọn, với sự giả dổi thường lệ của họ, lại nêu ra « nhân dân Đức » để che giấu những hành động của họ. Phải nói là dân hạ lưu mới đúng : đêm hôm đó, họ tha hồ phóng túng, liên hoan tưng bừng, thêm vào chương trình du hí những tiết mục đậm đà của sự hiếp dâm và ám sát !.. Chứng cớ là « quyền tài phán tối cao phong trào », — Đang, thực sự là Quốc-gia trong một Quốc-gia, có cả những tòa án riêng biệt của mình, — sẽ bó buộc phải nhận xét là câu chuyện đã quá rõ ràng :  «Những khẩu lệnh của Bộ-trưởng Thông-tin, bất cứ ở nơi nào, cũng được giải thích giống nhau ; trong khi vẫn chánh thức khư khư giữ vẻ thận trọng toàn vẹn, Đảng đã ngầm tổ chức những cuộc biểu tình với các lực lượng của mình. Dù sao chăng nữa, chỉ duy có Đảng, với những cán bộ và quân đội, mới có thể khởi phát một hành vi tương tự. Công chúng đâu có làm ! Tất cả mọi người Đức, cho đến người cuối cùng, đều biết rõ là đêm 9-11-1938 đã do Đảng tổ chức, dù Đảng nhận hay chối cũng thế thôi ! Cùng trong một đêm, người ta thấy hàng mười giáo đường Do-Thái bốc cháy thời ai nấy hiểu ngay đó là một công cuộc đã được tính toán và chuẩn bị rất chu đáo! Vậy chỉ duy có Đảng mới đầy đủ những phương- tiện về kỹ-thuật và nhơn số để bảo đảm việc thực thi hữu hiệu này ! »

        Sự kiện lạ lùng nhất là Goebbels — người xúi giục và gây ra sự cuồng loạn sắp xếp này — lại không được các bạn đồng nghiệp hoan hô nồng nhiệt. Còn trái ngược nữa !.. Người thứ nhất là Funk, bộ trưởng Kinh-tế, đã tỏ cho Goebbels biết sự phẫn uất của mình bằng những lời mạt sát thậm tệ :

        — Ông mất trí rồi ư, Goebbels ? Tại sao ông lại dám phạm những lỗi lầm bẩn thỉu tương tự ? Ngày nay người ta phai xấu hổ vì đã là một công dân Đức! Tôi đã còng lưng, mỏi gối đêm ngày để duy trì tiềm lực kinh tế quốc gia thế mà ông lại đang tâm ném nhiều triệu đồng qua cửa sổ ! Nếu ông không chấm dứt ngay tức khắc thời tôi sẽ từ chức liền để ông biết tay tôi !»

        Funk — vẫn thản nhiên về khía cạnh nhơn đạo, lãnh đạm trước hàng trăm ngàn tội ác — chỉ thắc mắc lo âu vì những mất mát về vật chất và những ảnh hưởng vang dội tai hại cho uy tín của Đức-quốc ! Cũng giống như Goering đã vô cùng phẫn uất về những lý do tương tự. Trước tòa án Nuremberg, vị thống chế đồ sộ này đã giải thích nội vụ với sự ngây thơ đáng ngạc nhiên :

        — Thủ lãnh đã trở về Bá-Linh ngay từ hồi sáng sớm. Đồng thời, sau khi được biết Goebbels là nguồn gốc các biến cố đêm qua, tôi bèn tuyên bố với Hitler là tôi không muốn có những phương pháp đó với bất cứ giá nào ! Vì có trách nhiệm về kế hoạch Tứ niên nên tôi đã cố gắng một cách tuyệt vọng để thâu lượm được mức năng xuất tối đa. Trong nhiều bài diễn văn, tôi đã kêu gọi nhân dân giữ gìn cả đến những ống rỗng đựng thuốc đánh răng để trao lại cho các Trung-tâm thu hồi. Thế mà nay, trong một đêm, người ta đã phá hoại một cách ngu ngốc hàng nhiều triệu đồng hàng hóa — theo mệnh lệnh của Goebbels ! Rõ ràng là viên Bộ-trưởng Thông-tin Tuyên-truyền đã nhạo báng tất cả những quan niệm về Kinh-tế !... Buồi chiêu, tôi lại tới Thủ-tướng phủ Tôi đang nói chuyện với Thủ-lãnh thời Goebbels đi đến gặp chúng tôi. Trước đó một lát, tôi đã điện đàm với Goebbels và cho y biết rõ cảm nghĩ của tôi về chiến công bất hủ rất đáng buồn của y !.. Không hề bị giày vò, hối hận, y lại còn thao thao bất tuyệt về chương trình bài diễn văn quen thuộc của y. Đột nhiên, tôi lắng tai nghe : y vừa có sáng kiến đưa ra một để nghị lý thú là món tiền phạt tập thể bó buộc toàn thể các người Do-Thái ở Đức phải nạp. Lẽ dĩ nhiên là trước tiên y đề nghị một con số quá cao và lố bịch. Sau một cuộc tranh luận ngắn ngủi, chúng tôi đồng ý với con số một tỷ mã-khắc (Đức-kim) !
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM