Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:03:07 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vụ án Nuremberg  (Đọc 30602 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2018, 03:29:46 pm »

       
*

*       *

        Trước Tòa án Quốc-tế Nuremberg, sự gợi lại giai đoạn này bắt đầu bằng một biến cố lớn lao !... Nhơn chứng Gisevius, trước khi khai để bênh vực cho Schacht, đã trình bày cho tòa biết cuộc đàm thoại khá lạ lùng, kỳ cục diễn ra với sự hiện diện của y giữa hai luật sư Stahmer (bào chữa cho Goering) và Dix (biện hộ cho Schacht).

        Hình như Goering có ý muốn né tránh, với bất cử giá nào, để người ta khỏi phơi bày trước công chúng điều bí ẩn và đê tiện của vụ Blomberg « để tôn trọng kỷ niệm của một quân nhơn vừa quá vãng ! »... (Đúng ra, Blomberg mới chết một vài tuần trước khi phiên tòa khai mạc). Và nhơn chứng Givesius, vì muốn gỡ tội cho Schacht, dám liều lĩnh khui ra câu chuyện thương tâm này !.. Qua sự trung gian của luật sư Stahmer, bị can Goering mặc cả với Givesius : hoặc là Givesius «phớt lờ» vụ này đi, hoặc là Goering sẽ « thồ lộ tâm tình » và trong sự khui « hũ mắm » ra như vậy, người ta sẽ thấy vô số chứng cớ bê bối của Schacht!..

        Tối hậu thư này nhắc nhở lại một cách đáng buồn những ngày tươi đẹp của triều đại Hitler ma các chức Sắc luôn luôn dàn xếp VỚI nhau để « giật các đô dơ ở trong nhà ». Tuy nhiên vẫn còn sót lại một vài đồ dơ !... Khi phiên tòa kết thúc, cả thế giới đều buồn nôn !... Dù sao chăng nữa, nhơn chứng Givesius đã biết là chế độ này hết thời rồi và y cũng biết quá rõ Goering, để có thể tin tưởng trong chốc lát là vị thống chế to béo kia duy nhất chỉ tìm cách bảo toàn kỷ niệm của một quân nhơn quá vãng ! Các tư tưởng anh hùng hào kiệt không phải chính ở trong truyền thống các lãnh tụ Quốc Xã : sự thực thời Goering chỉ cốt ý bảo vệ chính bản thân y ! Và Givesius không còn lý do nào chánh đáng để dè dặt, nề nang Goering nữa nên y bèn « thồ lộ tâm tình » trước tiên.

        — Ngày 12-1-1938, một thông cáo ngắn cho báo chí loan tin vụ hôn nhơn của Thống chế Von Blomberg, cựu Bộ trương Chiến tranh. Vài ngày sau, các báo đều đăng tải một tấm hình của cặp uyên ương này — coi như một sự dụng ý — chụp đứng trước một chuồng khi trong sở thú ở Leipzig ! Thế là những tiếng xì xào bắt đầu loan truyền đi rất mau lẹ về vấn đề dĩ vãng của « Thống chế phu nhơn ! »...

        Thế là Helldorf, cò Cảnh sát ở Bá-Linh nhận ngay được một hồ sơ với dãy đủ chứng cớ hiển nhiên và chi tiết tỉ mỉ :

        « Thống chế Blomberg đã đi kiếm vợ trong đám cặn bã và mạt lưu xã hội : một cô gái điếm — để dùng đúng danh từ của Nhà Nước — có cạc hành nghề trong 7 thành phố lớn ở Đức và hơn thế nữa, đã có một tiền án về việc bán các hình ảnh khiêu dâm, phô diễn trò lục-sở Con Heo ! » « Helldorf vô cùng bối rối !... Nếu cứ theo cấp bậc và chức vụ của Blomberg thời Helldorf phái chuyển hồ SO' theo hệ thống quân giai đến Himmler, chúa trùm ngành Cảnh Sát và Công an của Đức Quốc-Xã : Thế nhưng Himmler, nếu không ghét toàn thể quân đội thời ít nhất cũng ghét cái thành phần quí phái gốc Phổ-lo- sĩ đã cấu tạo nên bộ xương sống nòng cốt cùa quân đội. Không còn hoài nghi nữa, y sẽ lợi dụng ngay cơ hội này để dữ dội tấn công toàn thể bộ chỉ huy đầu não...

        « Helldorf —- vô cùng lo lắng để tránh khỏi một vụ gây tai tiếng tương tự — bèn quyết định như không biết đến cái hệ thống chí-tôn-nghiêm của cơ quan mình ! Y đem hồ sơ có chất nổ ghê rợn này đến cho Keitei, cộng sự viên cạn thần của Blomberg, đồng thời cũng là tình thông gia — vì con gái y lấy con trai riêng của Blomberg với người vợ trước... Keitel hoàng kinh, chỉ còn biết khuyên Helldorf đến nói rõ chuyện với Goering. Vị thống chế to béo này cho là mình chưa hề biết vụ tiền án của « Blomberg phu-nhơn » và ngược lại, con tiết lộ cho Helldorf biết một vài sự kiện khác...

        « Vài tháng trước đây, Blomberg đã đến hỏi ý kiến Goering là y có thể nào giao du thân mật với một thiếu phụ dòng dõi hạ cấp ma không sợ bị thoái hóa, suy vong ?... Ít lâu sau, y lại đến thăm Goering và lần này khẩn khoản xin sự hỗ trợ đắc lực và chánh thức: y muốn xin phép cưới cái « bà đã có một dĩ vãng » theo như lời y diễn ta một cách dè dặt, tinh tế... ít lâu sau nữa, y lại đến năn nỉ Goering giúp đỡ y ; theo lời y giải thích thời rủi thay ! ý-trung-nhơn của y mới có một người thứ hai đang si mê, ve vãn !... Goering bèn đưa cho tên quấy rầy, phiền toái kia một số tiền khá lớn bằng ngoại tệ và hạ lệnh cho y phải ra đi ngay, không hẹn ngày về, như sang Nam Mỹ. chẳng hạn !...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2018, 03:30:10 pm »


        «Thiệt lạ lùng, ngộ nghĩnh ! ... Goering không hề báo cáo vụ này cho Hitler biết. Và hơn thế nữa, y lại cùng với Thủ lãnh — nhơn chứng danh dự — đến tham dự lễ hôn nhơn kết hợp Blomberg với « bà có một dĩ vãng» ! ...

        «Nhưng bây giờ thời đã có hồ sơ khủng .khiếp này ! Goering cầm lấy hồ sơ ở tay Helldorf rồi cũng sợ liên lụy, nên chuyển tới Hitler. Sau cơn kích động thần kinh mãnh liệt, Hitler quyết định cách chức ngay Blomberg. Để có người thay thế Blomberg ở bộ Chiến tranh, y đã sẵn sàng có một ứng cử viên đắc lực : đại tướng Von Frictsch !

        «Hitler tham khảo ý kiến với Goering và Himmler thời họ không chịu và lại đưa ra một bác bỏ nặng nề : có một hồ sơ liên hệ tới việc Frictsch đã phạm pháp mà Hình luật Đức coi như là một trọng tội ! Một việc khá cũ kỹ vì đã xảy ra từ năm 1935 !... Hồi đó, sở Mật Vụ đang nỗ lực làm việc, có lẽ chưa khám phá ra hết những kẻ thù của chế độ, bèn nảy ra ý kiến truy tố cả người đồng tình luyến ái ! (Đúng ra ở Đức, sự kiện này vẫn bị luật pháp trừng trị). để tìm ra tung tích một số tối đa các người phạm pháp, họ bèn đi một vòng các lao xá với trại tập trung và « yêu cầu » sự giúp đỡ của các tù nhơn để dọa nạt, bêu xấu những người đồng tình luyến ái ! ... Trong cuộc điều tra ngộ nghĩnh này, họ đã có sự may mắn bất ngờ tìm thấy một tù nhơn có thể hiến cho họ một chuyện đặc biệt tục tĩu — vô cùng khiếm nhã đến nỗi người ta không dám nhắc lại trước công chúng ! Theo lời tù nhơn thì vai chủ động đáng buồn này là một người tên Von Fritsch — hay Von Fritsche, y cũng chẳng nhớ rõ nữa !...

        « Ngay từ năm 1935, Mật-vụ chuyển tờ khai này đến Hitler. Phẫn ức cực độ, Thủ-lãnh hạ lệnh hủy diệt ngay tức khắc hồ sơ bẩn thỉu này. Và y hét lên là như vậy, người ta không còn nghe thấy nói đến « chuyện con heo » này nữa !... Nhưng rồi mãi 5 năm sau, Goering và Himmler lại khui ra chuyện này. Hơn thế nữa, Heydrich, chỉ huy trưởng các vệ binh, tên đao phủ tương lai của nước Tiệp-khắc, lại tìm thấy hồ sơ đã coi như là bị thiêu hủy rồi. Về phần Goering, y lại bày ra việc cho giải tù nhơn kia đến Phủ Thủ- tướng. Lẽ dĩ nhiên là chiếc xe bít bùng của khám lớn hãy rẽ qua vào điện Karinhall, tư dinh của Goering và y dọa nạt tên tù nhơn kia là nếu phản cung thi sẽ bị hành quyết ngay tức khắc ! »

        Tới đoạn này luật sư Dix, biện hộ cho Schacht, ngưng lời nhơn chứng Givesius và hỏi :

        — Tại sao ông biết các điều ấy rõ ràng quá vậy ?

        — Sau này người ta đã nói về vụ nầy rất dài ở Tòa-án Binh. Tôi đã tham dự những cuộc tranh luận và biêu quyết vời tư cách là nhơn viên cao cấp của Bộ Nội-vụ.

        — Tôi thấy rồi ! Xin ông cứ tiếp tục...

        — «Vậy là tướng Von Fritsch được gọi đến Thủ tướng phủ và Hitler nói cho y biết rằng y bị tố cáo ô nhục như vậy... Fritsch, con người quý phái từ gót chân đến tận móng tay, tỏ vẻ công phẫn tột độ ! Trước sự hiện diện của Goering, y xác định trên danh dự của một quân nhơn rằng « những thác loạn » của y đã được hoàn toàn bịa đặt ! Không buồn trả lời, Hitler tiến đến một khung cửa nhỏ, mở toang cánh ra... Và Fritsch hoa mắt, choáng váng, thấy tù nhơn đi vào, lấy ngón tay trỏ vào mặt y và nói giọng cương quyết : « Chính hắn ! »

        « Điếng hồn, viên tướng khốn khổ này phải trong giây lát mới trấn tĩnh lại được. Không thể nào bài bác một chứng cớ minh bạch như vậy, y chỉ có thể yêu cầu mở cuộc điều tra... Nhưng Hitler không muốn biết thêm chi nữa ! Bằng một giọng đanh thép, y đòi hỏi Fritsch phải xin từ chức ngay tức khắc và y chấp thuận ém nhẹm vụ này để đổi lấy sự ra đi kín đáo của Fritsch. Nhưng đương sự từ chối, không chịu khuất phục, bỏ ra về và ngay hôm ấy đến báo động cho tướng Beck, tổng tham mưu trưởng. Đầy can đảm và cương quyết, Beck can thiệp ngay với Hitler, trình bày là một sự tố cáo quái gở như vậy chỉ có thể xác nhận được do một cuộc điều tra tư pháp. Có những cuộc tranh luận rất sôi nổi ở Thủ tướng phủ... để chấm dứt, Hitler triệu tập hết thảy các chỉ-huy trưởng quân sự —  lúc đó họ chưa hay biết chi cả ! — và tàn nhẫn báo cho họ biết tin: cách chức Thống-chế Von Blomberg, Bộ trưởng Chiên-tranh và tổng tư lệnh Von Fritsch sẽ được Von Brauchitsch thav thế !

        « Tuy nhiên vụ Frifsch không kết liễu quá đơn giản như vậy ! Trong nhiều tuần lễ, thành phần Tòa án Binh — có nhiệm vụ thẩm định về đơn xin phục hồi danh dự của Fritsch — đã có nhiều cuộc tranh luận rất gay gắt giữa hai phe thân và chống các phương pháp của Hitler. Đổi với phe chống Hitler thời đối tượng tranh giành vượt quá mức cá nhơn của Fritsch một cách dị thường! Cuối cùng lần này họ sẽ có cơ hội chứng tỏ trước một thẩm-cấp tối cao về tư pháp, sự ô nhục của những phương thức do Mật-vụ đã sử dụng để thanh toán các người đối lập với chế độ độc tài, khát máu !...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2018, 03:30:30 pm »

 
        « Sau khi các thẩm-phán đã được chỉ định, tòa án bắt đầu làm việc. Người ta hỏi cung các nhơn chứng của Mật-vụ, khảo sát kỹ càng các biên bản, tái lập các dữ kiện xảy ra... Các thẩm phán có thể xác định rất mau lẹ rằng đây là một sự nhầm lẫn — hiển nhiên là cố ý ! Tác giả chánh về vụ phạm thuần phong mỹ tục này, không phải tướng Von Fritsch (có chữ T ở giữa), nhưng là đại úy hồi hưu tên Von Frisch (không có chữ T ở giữa) !...

        « Ngoài ra, cuộc điều tra lại tiết lộ thêm một dữ kiện bối rối hơn nữa ! Ngay từ ngày 15-1-1938, Mật- vụ đã biết rõ mình phải làm gì ? Vì chính hôm ấy, họ dã khám nhà đại úy Frisch và hỏi cung mụ quản gia... Thế mà mãi 9 ngày sau (24-1-1937), Goering mới cho giải tên tù nhơn đến Thủ-tướng phủ để y trỏ ngay vào mặt tướng Von Fritsch !... Hay nói một cách khác khi dàn cảnh vụ này, Goering đã cố tình, có ác ý gây nên một bằng chứng gia tạo đề hạ gục địch thủ !...

        « Nắm vững các yếu tố này và chắc chắn là đang đứng trước một âm mưu khổng lồ, chúng tôi bèn lôi tướng Von Brauchitsch tân tổng tư-lệnh quân đội về phe chúng tôi. Chúng tôi cho rằng tướng này phải đòi hỏi Tòa-án Binh mở một cuộc điều tra phụ... »

        Dix, luật sư của Schacht, ngưng lời Givesius :

        — Xin ông khoan đã... Với danh từ « chúng tôi» ý ông muốn nói đến những người nào ?

        — Một nhóm người ngẫu nhiên kết hợp lại và trong số đó, Schacht giữ một vai trò đặc biệt, hoạt động rất tích cực ! Chính y đã móc nối với đô đốc Raeder, các tướng Von Brauchitsch, Von Rundstedt và cả đến Guertner, bộ trưởng Tư-pháp... để giải thích cho họ biết là cơ hội thuận lợi và giờ hành động đã điểm !... Y nhấn mạnh về nhu cầu khẩn thiết phải triệt để khai thác sự khủng hoảng ấy và nhắc nhở là chính các tướng lãnh phải giải phóng nước Đức khỏi chế độ khủng bố này! Vả lại tôi có thể xác nhận là Brauchitsch đã long trọng hứa hẹn sẽ tấn công ! Tôi cũng có thể nói đến sự chính xác này vì lý do đơn giản là sự cam đoan của Brauchitsch đã diễn ra ở trước mắt tôi và riêng đối với tôi. Tuy nhiên ông cũng vẫn đặt một điều kiện :

        « Luôn luôn Hitler vẫn được lòng dân. Vậy chúng ta cần phải đếm xỉa tới chuyện thần thoại xác thực đã cấu tạo nên ở chung quanh y. Để có thể cung cấp cho dân tộc Đức và cả thế giới chứng cớ cuối cùng về sự lừa bịp của y, chúng ta hãy ráng đợi sự phán quyết của Tòa-án Binh. ».

        « Thế là Brauchitsch lui lại sự can thiệp của y cho tới ngày tòa phán quyết. Sự chậm trễ này sẽ phát sanh ra nhiều hậu quả nặng nề. Trong lãnh vực mưu mô và tính toán. Hitler có thể trả đũa lại hàng triệu điếm đối với các tướng lãnh nào tinh ranh, xảo quyệt nhất ». Cũng như luôn luôn trong các loại việc này, y đã tranh thủ thời gian và đi trước phong trào bằng cách bổ nhiệm Goering Chánh án Tòa án Binh ! Tới ngày đã định, tòa án họp dưới quyền chủ tọa của Goering đã thảo luận liên miên trong nhiều giờ... và đình hoãn lại « vì những trường hợp đặc biệt! »... Vì chính ngày hôm ấy, Hitler đã quyết định cho quân đội Quốc-Xã tiến sang Áo...

        « Vì thế cho nên Goering, Chánh án Tòa án Binh, tỏ ý cương quyết muốn cho các mệnh lệnh hành quân phải được ban bổ ngay tức khắc trước khi tòa xét xử. Các mệnh lệnh này sẽ bó buộc quân đội di chuyển —  không phải hướng về nội địa hay vào thủ đô Bá-Linh, nhưng là hướng ra ngoại địa, nhằm trực chỉ kinh thành Viên (Áo)...

        « Tòa án chỉ có thể tái nhóm sau đó một tuần lễ. Khi đó thì ván cờ đã xong xuôi: Hitler thắng lợi vẻ vang trên khắp mọi chiến tuyến ! Các tướng lãnh vừa trải qua một cuộc phiêu lưu đầy mạo hiềm, kỳ dị của một « chiến dịch » và họ đã gặt hái được những tiếng hoan hô cuồng nhiệt với nhiều vòng hoa chiến thắng !...

        Bây giờ nhân dân Đức đã vô cùng hoan hỉ và những người đối lập cuối cùng của chế độ trở nên hoàn toàn bối rối... thì tòa án có thể phán quyết mà không sợ nguy hiềm nữa! Tòa án nhận xét thấv Von Fritsch hoàn toàn vô tội nhưng Brauchitsch cho là bằng cớ chánh thức của những mưu mô Quổc-Xã đến chậm quá !... Trong bầu không khí tâm lý mới do cuộc Sáp- nhập Áo cấu tạo nên, y tự nhận thức là y không có quyền để thử làm một cuộc đảo chánh ! »

        Nhơn chứng Givesius đẽ khai xong. Y cúi đầu chào và rời khỏi vành móng ngựa. Lời khai của y đã mang ra ánh sáng một giai đoạn của lịch-sử Đức Quốc- Xã, cho đến nay chưa mắy người biết : vụ tướng Von Fritsch chỉ độ 24 giờ sau rất có thể khởi phát cuộc nổi dậy của Quân-Đội !... Thiệt là sự trớ trêu, cay đắng của sổ mệnh: Nếu không có sự chênh lệch nhỏ nhoi về thời gian này thời nhơn loại đã rất có thể tiết kiệm được cờn ác mộng về Hitler, các trại tiêu diệt cũng như các trận chiến tranh đẫm máu, các tàu bị bắn chìm cũng như các thành phổ bị tàn phá ! Chỉ độ một ngày sau...

        Quảng đại quần chủng vẫn không hay biết chi cả !... Cuộc Sáp-nhập Áo đã thực hiện xong, không cần một phát súng — còn những cú dùi cui thì cũng chẳng ai nghe thấy nữa! — làm say mê cả những người do dự nhất !... Sự say mê đắm đuổi này còn tồn tại trong một thời gian... 18 tháng sau (9-1939) khi người ta loan báo về cái chết của Von Fritsch, gục ngã trước thủ đô Varsovie (Ba-Lan) : tin tức này chỉ thoáng qua, không hề ai biết đến ! Chỉ có những người thân cận với vị tướng khốn khổ này mới biết rõ là chính y dã tìm cái chết ấy...

        Nhưng một thi hài — dù là một thi hài của một tướng lãnh ! — có nghĩa lý gì đâu trong nước Đức Quốc- Xã vì chế độ độc tài toàn sắt và máu này S6 gây ra hàng triệu xác chết !...
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Hai, 2018, 07:21:29 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2018, 07:22:27 pm »

       
*

*      *

        Cuộc xáp-nhập Áo (Anschluss) ngày 11-3-1338, đối với nhà hùng biện Hitler là sự kết-hợp vui vẻ giữa hai nước anh em có nhân dân cùng một chủng tộc ! Đối với nhà độc tài Hitler, đó là việc quân đội Đức xâm lăng nước Áo !

        Tuy nhiên nội vụ bắt đầu một cách vô cùng hiền lành, ngây thơ !

        Kurt Von Schuschnigg, tân Thủ tướng Áo, ghi trong tập Bút ký :

        « Đầu năm 1938, Von Papen, đại sứ Đức ở Viên, mở một cuộc thăm dò kín đáo để xem phản ứng của chứng tôi ra sao, nếu được mời sang chơi Tổ Phượng- Hoàng (Berchtesgaden) để đàm - luận với Thủ lãnh Hitler ?... Tôi chấp thuận về nguyên tắc... nhất là Papen đã minh định rõ ràng :

        — Mặc dù kết quả những cuộc đàm thoại ra sao, lẽ dĩ nhiên là cũng không hề có một ảnh hường trầm trọng nào xảy ra đối với tình hình hiện tại của Chánh phủ Ảo. Dù trong giả thuyết bi quan nhất nghĩa là hai vị Thủ tướng phải chia tay mà chớ hề giải quyết được một vụ nào trong số các vấn đề còn đọng lại thời các sự việc vẫn giữ y nguyên như cũ !... »

        Rất có thể là Schuschnigg suy nghĩ rằng như vậy thời quá tốt đẹp để thành sự thực — nhưng y không muốn lẩn tránh ! Ngày 11-2-1938, y lên chuyến xe lửa tốc hành đến Vienne — Salzbourg, có trung tá Bartl, tùy viên quân sự và Bộ-trưởng Ngoại-giao Guido Schmidt tháp tùng. Tới Salzbourg, họ rời toa giường ngủ và tiếp tục cuộc hành trình bằng xe hơi. Đầy vẻ khả ái, tươi cười và niềm nở, Papen tiếp đón họ trước hàng rào biên giới và nói :

        — Thủ-lãnh, trong trạng thái tin thần tuyệt hảo, đang chờ ông... Nhân tiện tôi hy vọng là ông sẽ không phản đối sự hiện diện của một vài tướng lãnh ở Tổ Phượng-Hoàng chứ ? Sự hiện diện thuần túy có tính cách ngẫu nhiên, tôi có thể chắc chắn bảo đảm với ông điều đó !...»

        Schuschnigg, đứng trên cương vị một tân khách được mời, lẽ dĩ nhiên là không thể nào phản đối sự «hiện diện ngẫu nhiên» ấy !... Tuy nhiên trừ phi là đặc biệt ngây thơ, chắt phác lắm... chắc y phải bắt đâu suy nghĩ là ngày 12-2-1938 không phải là một ngày được hoàn toàn nghỉ ngơi thoái mái! Như ngày nay chúng ta đã biết — Nhờ có sự tiết lộ bí mật trước tòa án Nuremberg — Hitler đã thận trọng tính toán tỉ mỉ miếng đòn táo bạo và ác liệt này !... Ba tướng lãnh được triệu tập khẩn cấp đến Tổ Phượng-Hoàng tiêu biểu rõ ràng sự cộng tác chặt chẽ các võ khí tối tân trên mặt đất: Keitel, tân Tổng tư-lệnh quân đội Quốc-Xã, pháo thủ Von Reichenau và phi-công Sperrle, Thủ-lãnh không mời họ để kiềm tra với họ về vấn đề công vụ. Nhiệm vụ của họ sẽ có một tính chất đặc biệt khác: ló mặt ra, tỏ vẻ nóng lòng sốt ruột, đợi vào yết kiến Thủ-lãnh để làm cho Schuschnigg bực bội, rã rời... và làm áp lực với y một cách trầm lặng như kiên trì...

        Vả lại nếu Papen, nhà ngoại giao tinh tế, chối cãi sự làm áp lực ấy thời tướng Jodl, một quân nhơn thuần túy, sẽ mô tả điều này với tính cách vô tư tàn nhẫn !... Trong tập nhật ký của y, đọc ở Nuremberg, người ta thấy đoạn tiết lộ này :

        « Keitel, Reichenau và Sperrle được triệu tập đến Berchtesgaden thời Schuschnigg, Schmidt và Bartl phải chịu một áp lực chánh trị và quân sự rất ghê gớm !...»

        Hitler, có ba tướng lãnh kể trên tháp tùng, ra đón các tân khách tại chân bậc thềm trước biệt thự. Y mặc quần đen, áo vét màu nâu kiểu chiến đấu và thắt ca-vát gắn huy hiệu chữ Vạn. Sau lễ nghi giới thiệu, y dẫn Schuschnigg vào văn phòng.

        « Thủ-lãnh ở trong trạng thái tinh thần tuyệt hảo !»: đại sứ Papen đã minh xác như vậy !... Nhưng khi cánh cửa văn phòng vừa khép lại thời nụ cười của Hitler vụt biến mất ! Vô cùng sửng sốt, Schuschnigg hiểu ngay là chủ nhơn sẽ chuyển sang thế công, không những đối với bản thân mình nhưng với toàn thể Áo- quốc !... Đúng sự thực là Hitler đã quyết định thanh toán vấn đề Áo : « bằng cách này hay cách khác ! » theo như lời y thường giải thích ! Đối với y, miễn là đạt tới mục đích, còn phương tiện nào cũng đều tốt đẹp ca !.. Y cũng không hề lùi bước trước một tiểu-xảo bần tiện nhát ; y đã biết rõ rằng Schuschmgg là người nghiện nặng, hút mỗi ngày hàng 60 điếu thuốc lá... nhưng chính y cũng không hút nên Thủ-tướng Áo đành bỏ qua luôn, bó buộc phải nhịn thuốc trong lúc y vẫn có mặt ở đó !...

        Tưởng cũng nên nhắc lại : trong khi có cuộc gặp gỡ Hitler - Schuschnigg thời cuộc bang giao Đức-Áo đã được quy định do Hiệp-ước ngày 11-7-1935, có chữ ký của Hitler ! Trước tiên, hiệp ước này gợi ra một lời tuyên bố long trọng của Hitler hồi tháng 5 năm 1935 : « Đức không hề có chủ tâm, cũng như không hề có tham vọng xen lẫn vào công việc nội bộ của Áo và hơn nữa, không xâm-lăng hay sáp-nhập nước này. » Theo điều I, hiệp ước xác nhận :

        « Chánh-phủ Đức Quốc-Xã công nhận chủ-quyền hoàn toàn của Cộng-Hòa Liên-bang Áo ».

        Và điều II nhấn mạnh :

        « Mỗi chánh phủ của hai nước liên hệ phải coi tình hình chánh trị xảy ra ở nước kia, gồm cả vấn đề Quốc-Xã Áo, như là một vấn đề thuần túy nội bộ của nước ấy — vấn đề mà mình sẽ không can thiệp một cách trực tiếp hay gián tiếp. »
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2018, 07:23:36 pm »


        Thiệt là đích xác và minh bạch nhưng Hitler có cần chi đếm xỉa tới các hiệp ước, dù là có chữ ký của mình ! Cau có, cẩu trệ, miệng luôn luôn chửi thề và dã tâm lộ liễu, Hitler hăng say kích thích Schuschnigg đáng tội nghiệp, sẽ « kết-liễu ông » như lời nói của một nhơn chứng.

        Sau khi cuộc đàm thoại thứ nhất chấm dứt, Thủ- tướng Áo, chắc có lễ trong niềm thắc mắc lo âu, muốn tự minh oan với hậu thế, bèn soạn thảo một thứ biên- bản, trong đó những câu chính yếu được ghi chép đúng nguyên văn. Thiệt là một tài liệu rất khá ố, ghê tởm. khỏi cằn phải bình luận thêm :

        — Schuschnigg. — Văn phòng huyền điệu xiết bao ! Cảnh sắc núi non xinh đẹp dường nào ! Tôi tưởng là trong khung cảnh hùng vĩ này đã phát sanh ra bao nhiêu hành vi lịch sử... Phái không, thưa Thủ tướng ?

        — Hitler. — Phải, đúng thế ! Chính ở nơi đây, tư tưởng của tôi đã chín muồi ! Nhưng không phải chúng ta hội họp nhau ở đây để phô trương phong cảnh hữu tình hay ba-hoa đến thời tiết đẹp !...

        — Thưa Thủ-Tướng: trước hết tôi thành thật cám ơn ông đã có sáng kiến về cuộc hội ngộ này. Tôi có thể cam đoan với ông là chúng tôi chú trọng, với một quan hệ lớn lao, đến hiệp-ước Đức-Áo ngày 11-7-1936 do chúng tôi vẫn triệt để tôn trọng. Chúng tôi đã làm hết sức mình để chứng tỏ lòng ham muốn của chúng tôi là theo sát tinh thẫn và từng li từng tí sự cam đoan ấy, nghĩa là có một đường lối chánh trị kiểu Đức.

        —À! Đúng thế ư? Thưa ông Schuschnigg, thái độ của chánh phủ ông như thế mà ông gọi là một đường lối chánh trị kiều Đức ư ? Về phân tôi thời tôi chỉ có thể nói với ông là các sự kiện không thể nào tiếp tục mãi như thế được ! Tôi có một sứ mạng lịch sử để làm trọn vẹn thời tôi sẽ làm trọn vẹn vì Thượng-đế đã lựa chọn tôi để làm tròn sứ mạng đó ! Tôi được tình yêu thương của nhân dân tôi ủng nộ và cổ võ... Nhân dân Đức mà ở giữa đám đông người ấy, tôi có thể đi lại rất tự do tùy theo sở thích, không cần tới một người nào hộ vệ cả !...

        — Thưa Thủ-tướng, tôi cũng vui lòng tin tưởng như vậy.

        — Thưa ông Schuschnigg, ít nhất tôi cũng có đầy đủ quyền-hành như ông để tự coi như một người Áo. Thế tại sao ông không thử tổ chức một cuộc trưng-cầu dân-ý, hoàn toàn tự do, để mời các người Áo lựa chọn giữa ông và tôi ? Ông sẽ thấy có một sự ngạc nhiên đầy thú vị !

        — Nếu có thể được!... Tuy nhiên, ông hẳn đã biết rõ, cũng như tôi, đúng là không thể được !...

        — Điều này, chính ông nói ra đấy !... Về phần tôi thời tôi trả lời ngay để ông rõ là tôi sẽ giải quyết vấn đề Áo bất hủ ấy bằng cách này hay cách khác. Tôi chỉ ban bố một mệnh-lệnh là trong thời gian một đêm, cái vở kịch lố lãng ở dọc theo biên thùy sẽ bị thanh toán ngay tức khắc ! Dù sao chăng nữa, liệu ông có thể tin tưởng một cách đứng đắn là ông sẽ đủ sức bắt giữ tôi, dù chỉ trong nửa giờ ? Ai biết đâu đấy ?... Rất có thể là sáng ngày mai, tôi sẽ ở thủ-đô Viên, tựa như làn giỏ mùa xuân và lúc đó, ông sẽ thấy điều sẽ xảy ra cho ông !

        — Thưa Thủ-tưởng, như thế thời máu sẽ chảy, dù chúng ta muốn hay không !... Chúng ta không phải là người duy nhất ở thế gian này : hãy còn nhiều cường quốc khác ! Việc xâm lăng nước Áo sẽ khởi phát một cuộc chiến tranh !

        — Nóỉ như thế thì dễ dàng lắm khi người ta đang ngồi trong một ghế bành êm ấm ! Dù sao cả thế giới phải hiểu rằng một nước hùng mạnh, lớn lao không thể nào khoan dung vô hạn định những sự khiêu khích lố lăng của một anh hàng xóm nhỏ bé... không chút xíu giá trị nào !... Hôm nay tôi lại tặng cho ông một cơ hội nữa — cơ hội cuối cùng đấy ông Schuschnigg ạ ! — để có dịp tỏ rõ thiện chí của ông. Hoặc là trước đêm nay, chúng ta phải tiến tới một giải pháp, hoặc là biến cố sẽ dồn dập và tiếp tục xảy ra : chúng ta sẽ thấy mau lẹ kết quả !... Thưa ông Schuschnigg, ông nên suy nghĩ kỹ —  tôi chỉ có thể đợi đến đêm nay thôi ! Vậy xin ông coi những lời tôi nói đây là một công thức về thuật hùng biện ! Không phải là một chuyện phỉnh phờ, lòe bịp đâu, ông hãy tin chắc như thế !

        — Thưa Thủ tướng, ông có thể minh định rõ ràng những ước muốn của ông không ?

        Hitler (tàn nhẫn) : Chiều nay chúng ta sẽ nói chuyện đó !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2018, 07:24:01 pm »


        Trong khi ngưng lại vào buổi trưa, Schuschnigg thảo luận với Schmidt, bộ-trưởng Ngoại Giao. Một lát sau, thơ-ký dẫn họ sang văn-phòng khác : ở đây đã có Papen và Ribbentrop. Vừa đưa cho Schuschnigg một tài liệu đánh máy là bản dự-thảo một hiệp ước mới, Ribbentrop vừa giải thích :

        — Đây là những sự nhượng bộ tối đa do vị Thủ- lãnh đã sẵn sàng chấp thuận cho ông.

        Ve các sự nhượng bộ bản dự - thảo chỉ nêu ra những điền-kiện không thể nào chấp nhận được : chánh phủ Áo phải cam đoan chuyển giao bộ Nội-vụ cho tên Quốc-Xã Seyss - Inquart, nghĩa là trên thực tế, toàn thể những quyền hành về Cảnh-sát, Công-an ; phóng thích hết thảy những người Quổc-Xã bị bắt, trong số có cả những tên khủng bố và đồng lõa về vụ ám sát Dollfuss ; chấp nhận cho các người Quốc-Xã Áo được gia nhập vào chánh đảng của Ao là Mặt Trận Ái Quốc... v.v...

        Schuschnigg ghi trong tập Bút-ký :

        «Ribbentrop bình luận dài dòng về từng điểm trong dự-thảo và để kết thúc, nhấn mạnh là toàn thể bản hiệp ước chỉ gồm có một điểm duy nhất : hoặc là chúng tôi phải chấp thuận hay bác bỏ tất cả. Chủng tôi chỉ có thể bày tỏ sự kinh hoàng sâu sắc mà thôi ! Schmidt nhắc lại cho Papen nhớ là trước khỉ chúng tôi khởi hành ở thủ đô Viên, y đã minh xác với chúng tôi những lời bảo đảm chánh thức : «Mặc dù kết quả của những cuộc đàm thoại ra sao, lẽ dĩ nhiên là không hề có một ảnh-hưởng trầm trọng nào đến tình trạng hiện tại của Chánh phủ Áo ». Papen có vẻ bứt rứt, ngượng ngập... cho là chính y cũng ngạc nhiên một cách khổ tâm ! Tôi bèn hỏi là ít nhất chúng tôi cũng có thể tin tưởng vào sự hiểu biết thân hữu và thông cảm của nước Đức ? Ribbentrop và Papen đều trả lời một cách khẳng định và có vẻ quả quyết lắm ! ...

        —  Vài phút sau, Schuschnigg sẽ rõ thế nào là sự «hiểu biết thân hữu» ?.. Ngay tiếp nối cuộc đàm luận, Hitler đã không ngại mà nói trắng trợn :

        — Thưa ông Schuschnigg, tôi đã quyết định thử cố gắng một lần cuối cùng ! Đây là bản dự thảo. Không cần tranh luận rằng vô ích : tôi sẽ không thay đổi một dấu phẩy ! Hoặc là ông ký ngay, hoặc là chúng ta không còn chi nói với nhau nữa ! Trong trường hợp này, tôi sẽ hoạch định chương trình hành động ngay trong đêm nay !..

        — Khi đã biết nội dung bản dự thảo và căn cứ vào tình hình hiện tại, tôi chỉ có thể ghi chú những điều kiện của ông... Tôi cũng rất sẵn sàng để ký kết. Nhưng tôi căn phải lưu ý ông là theo Hiến pháp Áo thời các Bộ-trưởng được bổ nhiệm do vị Nguyên-thủ Quốc-gia, nghĩa là Tổng-thống Liên-bang. Cũng như sự ân xá là một đặc quyền tuyệt đối của Tổng-thống. Như vậy chữ ký của tôi chỉ có thể đoán ước là sẽ đệ trình lên Tổng-thống các điều kiện của ông. Cũng vì lý do ấy, tôi không thể nào bảo đảm sự tôn trọng thời hạn 3 ngày do ông giao hẹn với chúng tôi !

        — Cần phải đúng hẹn !.. Đó là điêu thiết yếu !..

        — Tôi không đủ thẩm quyền để bảo đảm điều ấy !

        Hitler nổi cơn thịnh nộ, đứng phắt lên, nhẫy ba bước tới cửa, mở toang ra và kêu to — hay hét lên thì đúng hơn :

        — Keitel !..

        Rồi y lại quay lại phía Schuschnigg và nói tiếp:

        — Lát nữa đây tôi sẽ loan báo cho ông.

        Schuschnigg đi ra. Trong hành lang, y gặp tướng

        Keitel vội vã chạy tới theo tiếng gọi của Hitler...

        Keitel đã kể lại giai đoạn này trước tòa án Nuremberg ;

        — Vừa được bổ nhiệm chức vụ Tổng tư-Iệnh, tôi chưa hè bao giờ tham dự một hội nghị chánh trị hay quốc-té. Đến nỗi lúc ban đầu ngày hôm ấy, tôi tự hỏi không hiểu người ta vời mình đến đây làm chi ?.. Tuy nhiên, dần dần tôi nhận xét ra sự hiện diện của ba vị tướng lãnh đi tản bộ ở trong nhà có giá trị tương đương như sự trang trí cho một cuộc biểu dương lực lượng quân sự rất hùng hậu !... Buồi chiều, tôi nghe thấy gọi tên tôi... Khi vào văn phòng Thủ-lãnh, tôi ngờ là sẽ nhận được các chỉ thị cấp tốc !.. Nhưng Hitler chỉ bảo tôi là Schuschnigg muốn thảo luận với Schmidt và nói tiếp : «Xin ông cứ ngồi xuống. Trong lúc này, tôi chưa có điều chi cần để nói với ông ... Và đúng thế ! Rồi y quay lưng lại phía tôi và trầm ngâm chiêm ngưỡng phong cảnh một cách say mê, đắm đuối ! »
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2018, 07:31:35 pm »


        Đó chỉ là một sự bịp bợm tầm thường, một mưu mô uy hiếp thực sự, khá ấu trĩ nhưng làm tiêu hao một cách thảm khốc sự chống đối của những người Áo. Ở Nuremberg, cựu bộ trưởng Ngoại-giao Schmidt mô tả bầu không cuộc hội nghị lạ lùng ấy như sau :

        — Hitler xác định là tối hậu thư của y sẽ hết hạn ngày 15-2-1938: hiện chúng tôi đang là ngày 12!.. Y nói là đã có ý muốn xâm-nhập Áo ngay từ hồi đầu tháng 2-1938 nhưng đến phút chót, y đã thay đổi ý kiến để thử cố gắng lần cuối cùng, hy vọng sẽ tiến tới một giải pháp hòa bình hơn... Trong cuộc hội nghị, y đã nhiều lần gọi vị tướng này tướng kia. Tôi phải thú nhận là chính tôi và Schuschnigg cũng không được yên tâm về sự an toàn cá nhơn của chúng tôi. Chúng tôi sợ là sẽ bị bắt cóc trong trường hợp cuộc thương thuyết thất bại... Trong bầu không khí thác loạn thần kinh này, mọi sự đều rất có thể xảy ra như thường !...»

        Sự sợ hãi đầy ý nghĩa : một vị lãnh đạo chánh phủ và bộ trưởng Ngoại-giao đến thăm viếng Thủ- tướng một nước tự nhận là bạn thân, phải e sợ bị bắt giữ ! Người ta vô cùng bẽ bàng trước một việc làm ô nhục những mối bang giao quốc tế ! Vẫn chưa hết !.. Ngay từ trước khi mạc hội nghị, các người Quốc Xã đã tung ra một toàn bộ âm mưu nhằm tăng cường những thắc mắc lo âu thông thường. Các điều tra viên của Liên-Hiệp-Quốc đã tìm thấy một danh sách dưới hình thức khuyến cáo, do Keitel ký và Hitler duyệt y. Đó là tất cả một chương trình về chiến tranh cân não : dùng sự trung gian của những điệp viên Quốc-Xã ở Áo, nhân viên thuế-quan, công nhơn các hãng du lịch... để phao truyền những tin tức giả tạo nhưng có thể tin được : Ví dụ như các tin giật gân và sốt dẻo này : hủy hết các giấy phép trong vùng Sư-đoàn VII ; tập trung một số lớn các toa xe lửa tại những ga lựa chọn như Munich, Augsbourg và Ratisbonne; tăng cường lực lượng Cảnh-sát hùng hậu dọc theo biên giới Áo-Đức; những cuộc tập trận giả của các đơn vị leo núi Alpes ơ miền Bavière... vv...

        Bị hăm dọa về quân sự, uy hiếp về vật chất, giao động về tinh thần : dưới ba áp lực đủ mọi màu sắc ấy, chắc chắn là Schuschnigg sẽ phải đầu hàng !... Độ nửa giờ sau tiếng hét : « Keitel ! » do Hitler sủa ầm lên, Schuschnigg đặt bút ký cái mà người ta gọi là sự đầu hàng vô điều kiện của nước Áo !... Tưởng chúng ta cần phải nói ngay là cũng không phải vì sự đó mà Hitler tha thứ cho Schuschnigg : sau khi cuộc Sáp-nhập Áo hoàn tất rồi, Schuschnigg sẽ bị bắt giữ và kéo lê cuộc đời tù nhơn 7 năm ròng rã trong các trại tập trung và chỉ được phóng thích hồi 7 năm sau (1945) khi chế độ Quốc-Xã ở Đức hoàn toàn tan rã !...

        Nhưng hiện bây giờ, chúng ta chưa tiến tới thời kỳ đó. Ưu tư và suy nhược, bộ ba Schuschnigg, Schmidt và Barti trở về thủ đô Viên... Miklas, Tổng-thống Áo, chắc chắn là đã thấu triệt phạm vi giá trị những điều khoản do người ta đệ trình ký tên, nhưng y vẫn quyết định ký vì biết quá rõ là mình không có quyền lựa chọn !... Trái tim đau nhói, nặng nề, y ký sắc-lệnh phóng thích các người Quốc-Xã Áo bị giam giữ, bổ nhiệm Seyss-Inquart làm bộ trưởng An-ninh và Cảnh- sát.   

        Chúng ta cần phải trả lại cho Seyss-Inquart sự công bằng này là y hành động công khai, không chút giả dối: vừa được chỉ định xong, y vội vàng bay sang Bá- Linh để nhận mệnh lệnh của Hitler... Lúc trở về, y gởi ngay cho các nhơn viên trực thuộc một thông-tư bắt đầu bằng câu :

        « Hỡi những ngươi Cảnh-sát Đức ở nước Áo !...» Thế là ló dạng sự mục nát nội bộ của một Quốc-Gia !

        Schuschnigg vẫn còn muốn kháng cự lại... Dù sao, hiệp ước mới do y vừa bị Hitler cưỡng đoạt chữ ký, cũng còn công nhận rõ ràng nền độc lập và chủ quyền trọn vẹn của nước Áo, xác định cá sự từ khước của nước Đức không bao giờ can thiệp vào những chuyện nội bộ của Cộng-hòa Liên-bang Áo. Dựa vào các điều khoán ấy, Schuschnigg ký sắc lệnh mở cuộc trưng-cầu dân-ý : những người Áo hãy quyết định lựa chính thể của họ :

        Ngày 10-3-1938, những giấy bích chương, yết thị dán ở khắp các tòa thị sảnh loan báo là cuộc trưng- cầu dân-ý đã ấn định vào ngày 13-... Toàn thể công dân được mời đến bỏ phiếu cho « một nước Áo tự do, độc lập và xã hội, công giáo và đoàn kết ». Schuschnigg hy vọng được từ 70 đến 73 % sổ phiếu « thuận »...

        Mọi sự ấy có vẻ tốt đẹp quá, gần như ngây thơ và một quan sát viên vô tư rất có thể mỉm cười... Nhưng ở Bá-Linh, người ta đâu có cười ! Nếu may ra sự tính toán của Schuschnigg lại đúng y boong thời trước thế giới, Hitler và chế độ Quổc-Xã sẽ chịu một thất bại chua cay, nếu không phải là quyết-liệt ! Thủ- lãnh không muốn thế và cũng không thể nào chấp thuận một cuộc phiêu lưu mạo hiểm tương tự ! Vậy cuộc trưng-cầu dân-ý không dược mở ra ! Với bất cứ giá nào !...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2018, 07:32:20 pm »


        Seyss-Inquart vội vàng chạy đến Schuschnigg và nói :

        — Hitler vô cùng tức giận ! Theo tin mới nhất tôi vừa được biết thời Goering bó buộc là cuộc trưng câu dân ý phải được hủy bỏ sau đây một giờ ! Y đòi hỏi tôi trả lơi bằng điện thoại. Nếu trong một giờ nữa, tôi không gọi lại thời y sẽ kết luận là người ta ngăn cản tôi không được nói chuyện với y và y sẽ tùy nghi hành động, thích ứng với sự khẩn trương !...»

        Schuschnigg chạy ngay đến Tổng-thống Miklas... Nửa giờ sau, — đúng là 11g30 ngày 11/3/1938 — y trở về văn phòng, cho mời Seyss-Inquart đến và nói:

        — Tôi xin ông báo cho Goering biết là chiếu theo tình hình hiện tại, chung tỏi chấp thuận những yêu sách của ông ấy.

        Seýss-Inquart nhún vai, trở về văn phòng và gọi điện-thoại cho Bá-Linh để báo tin là cuộc trưng cầu dân ý đã được hủy bỏ, Mười phút sau, y trở lại Thủ-tướng phủ, lạnh lùng trao cho Schuschnigg một mảnh giấy xé trong một tập sổ tay để ghi chép và nói :

        — Đó là nguyên-văn của Goering đọc cho tôi trong điện thoại !

        Mấy dòng ngắn ngủi vắn tắt một cách tàn nhẫn :

        « Muốn tránh sự tòi tệ hơn nữa, chỉ còn một cách duy nhất : Schuschnigg từ chức và bổ nhiệm Seyss- Inquart làm Thủ-tướng Áo. Việc bổ nhiệm này phải dược chánh-thức-hóa sau đây hai giờ ! Quá thời hạn đó, quân lực Đức sẽ xâm-nhập Áo quốc ! »

        Schuschnigg, mặt tái mét, trở lại dinh Miklas. Tin tức của tối hậu thư này đã loan truyèn khắp thủ-đô Viên như vết dầu loang... Suốt dọc đường, các bạn thân, các cố vấn thành thạo đều nài nỉ Schuschmgg cử quyết tâm kháng cự :

        — Ông hãy hiệu triệu dân chúng 1... Ông huy động quân đội !... Ông cầu cứu khắp thế giới : kêu gọi Ba- Lê và Luân-Đôn !... Những cường quốc sẽ không ngồi nhìn cuộc tấn công bằng võ khí này mà không cựa quậy ! Họ không thể nào dung tha một tên cướp đường đường làm đảo lộn cả trật tự quốc tế !... Hôm nay đây... là chúng ta... ngày mai kia... đến lượt nước khác !...

        Nhất là người ta hối thúc. Schuschnigg phải quay sang phía Ý-đại-lợi... Mussolini sẽ không bao giờ bỏ rơi Áo là nước bạn vẫn được mình che chở !...

        Đúng sự thực là năm 1934, khi xảy ra vụ ám sát Dollfuss, Thủ-tướng Ý đã tức khắc tập trung quân đội trên đèo Brenner để tuyên bổ cho Hitler biết là mình sẽ triệt để bảo vệ sự độc lập của Áo ! Tuy nhiên sự kiện ấy cách đây đã 4 năm !... Bây giờ là năm 1938 nên La-Mã lẫn tránh một cách tinh-tế :

        « Nếu trong trường hợp được người ta tham khảo, thăm dò thời Chánh-phủ Ý tuyên bổ là mình không đủ tư cách, thẩm quyền để tỏ bày ý kiến »...

        Thông cáo này của Điện Quirinal là một phát súng ân huệ cuối cùng !... Lúc đệ đơn lên Tổng-thống xin từ chức, Schuschnigg cũng không chịu rút lại đơn khi Miklas thì thầm :

        — Tôi thấy là ngày nay mọi người đều bỏ rơi tôi !

        Sau khi cố gắng nài ép, Miklas cũng được Schuschnigg chấp thuận sẽ ở lại xử-lý thường-vụ cho tới khi bổ nhiệm vị tân Thủ-tướng. Đó chính là điểm làm hư hết mọi việc : Tổng-thống từ chối chỉ-định một người Quốc Xã !... Y không muốn tuân lệnh của Bá-Linh : tuy cô đơn nhưng cương quyết, y muốn ra mặt chống đối tới cùng!...

        Trong văn phòng Thủ-tướng phủ, Schuschnigg đang sắp xếp lại các hồ sơ ngồn ngang trên bàn giấy, để sửa soạn cuộc bàn giao... Đôi lúc y ngước mẳt nhìn lên tường : nơi có treo bức tượng mặt của Dollfuss ở bên cạnh bức hình oai phong lẫm liệt của nữ hoàng Marie Thérèse !...

        Ở phía dưới, trước dinh Thủ-tướng, một đám đông người cuồng tín đang hò hét vang lừng những khẩu hiệu Quốc-Xã !.. Thế là sự chung cục !..

        Một chung cục làm cho những người này hớn hở, vui tươi... những người khác đau buồn, khóc lóc !.. Hàng mười ngàn dân kinh thành Viên diễn hành trên các dường phố, cao giọng hát bài Quốc-ca Đức: ccDeuts- chland uber alles !..»

        Các lính Cảnh-sát — chắc chắn là ở khắp các nước trên thế giới, người Cảnh-sát sẽ luôn luôn tùy thời để thích ứng dễ dàng với những sự thay đồi của chế độ và đứng về phe nào mạnh cánh hơn ! — đã đeo những chiếc khăn tay chữ Vạn làm cho họ được hoan hô nhiệt liệt !.. Một thanh niên trèo lên mặt tiền Thủ-tướng phủ và kéo lên một lá cờ chữ Vạn khổng lồ !...

        Nhưng hàng mười ngàn người khác lại đang sống trong sự thắc mắc lo âu, phập phồng lo sợ !... Không những là các người Do-thái ở khu vực Leopoidstadt đang cuồng nhiệt sửa soạn đi trốn khỏi cơn thịnh nộ, tàn sát của các Vệ-binh nâu... nhưng tất cả những người mà các chữ Cộng-Hòa, Tự-Do, Nhân-Phẩm... còn có một ý nghĩa thiêng liêng !.. Họ dán tai vào ra- đi-ô để chờ đợi một phép lạ không tài nào xảy ra được!..
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2018, 07:32:50 pm »


        Một tảng đá duy nhất còn dựng đứng trước sự tràn ngập của dòng nước lũ quốc-xã : Tổng-thống Miklas !... Với sự dũng cảm tuyệt vọng của những người không còn chi để mất mát nữa, y vẫn luôn luôn từ chối không chịu bổ nhiệm Seyss-Inquart làm Thủ- tướng. Sự ngoan cố này tạo nên một chướng ngại vật thiệt bất ngờ !.. Goering ở Bá-Linh và bọn tay sai tin cẩn của y ở Viên, do đường dây điện thoại trực tiếp của tòa Đại-sứ Đức, đang trao đổi với nhau những chuyện tâm tình cuồng nhiệt !.. Ở Nuremberg, đại diện Công-tố Mỹ Alderman sẽ làm mọi người vô cùng xúc động bằng cách trình bày trọn vẹn cuộc đàm thoại ấy :

        Y tuyên bổ là « nhờ có sự tổ chức rất hoàn hảo của Không-Quân Đức Quốc-Xã do các máy nghe lén được móc nối trên đường dây đã ghi rành mạch hết cả bằng tốc-ký !»

        Thực sự là một «tài liệu điện-thoại » rất phong phủ về những sự nhầm lẫn và hồi hộp, sửng sốt và giật gân ! Tài liệu này luôn luôn bắt đầu cùng ngày 11-3-1938, hồi 5 giờ chiều, do Goering gọi điện thoại. Y thấy ở bên kia đầu dây một người có cái tên không có vẻ Đức chút nào : Odilon Globocnik ! (Tuy nhiên về sau không có chi ngăn cản tên này trở thành Chỉ- huy trưởng các Vệ binh Áo ! ). Với giọng say sưa, bồng bột, Globocnik loan báo là Tổng thống Miklas, chịu khuất phục trước sự đe dọa, vừa bỏ nhiệm Seyss Inquart làm Thủ tướng !

        Goering tỏ vẻ rất hài lòng, nhưng 20 phút sau, có lẽ hoài nghi nên y lại gọi nữa. Lần này, chính Seyss- Inauart trả lơi.

        Goering : Globocnik vừa nói với tôi là mọi việc xong xuôi rồi : ông đã là Thủ-tướng !

        Seyss-Inquart : Y lầm đấy ! Tôi chỉ khuyến cáo Miklas nên bổ nhiệm tôi nhưng tôi đã biết rõ y lắm : cần phải trung bình mất từ 3 đến 4 giờ để cho y quyết định !... Ngoài ra, chúng tôi đã hạ lệnh cho các Vệ-binh và các toán Xung-phong giữ gìn trật tự.

        — Thế không được !... Nhất định là không được ! ... Ông nên hiểu là bây giờ máy đã phóng rồi ! Ông hãy nghe tôi đây : cần phải nhắc lại cho Miklas là ít nhất phải trao cho ông ngay tức khắc tất cả những quyền hành của một Thủ-tướng — tôi nhắc lại : ngay tức khắc ! — và bổ nhiệm các Bộ-trưởng theo danh sách của chúng ta, nghĩa là thuộc về quân đội...

        — Thưa Thống-chế, tôi xin lỗi phải ngắt lời ông... nhưng đây là Muhlmann, một trong số các điệp viên của chủng ta, vừa mới ở dinh Tổng-thống về. Ồng cớ muốn nghe y trình bày không ?

        Rồi Seyss-Inquart trao máy cho Muhlmann.

        Muhlmann : Tổng-thống Liên-bang vẫn luôn từ chối và yêu cầu Đức cứ hành động công khai bằng đường lối ngoại-giao. Chúng tôi nghĩa là 3 điệp viên Quốc-Xã — muổn nói để khuyến cáo y nên làm ngay việc duy nhất còn lại cần phái làm, hay nói một cách khác là phải chịu khuất phục !

        Goering : À, được rồi !... Cho tôi Seyss-Inquart...

        Alô ? ... Đây là những chỉ thị : Ông trở lại ngay văn phòng Miklas và muổn tỏ ra là chúng ta không đùa đai, xin ông dẫn đi theo tướng Muff, tùy viên quân sự của chúng ta ở Viên. Muff sẽ trình bày là nếu tối hậu thư của chúng ta không được chấp nhận ngay tức khắc thời quân đội Đức, hiện đã tập trung ở dọc theo biên giới Áo, sẽ thẳng tiến ngay trong đêm nay. Thế là nước Áo sẽ không còn tồn tại nữa ! ... Nếu Miklas không muốn như vậy thì chậm nhất là trước 19 giờ 30, chúng tôi phải có tin xác nhận về việc bổ nhiệm ông làm Thủ-tướng. Ông nghe rõ chứ ?... 19g30 : thời hạn cuối cùng !... Nếu đến nay Miklas vẫn chưa hiểu thời y còn 4 giờ nữa để quyết định ; y cần phải hiểu ngay trong 4 phút ! ... Hết !

        Hồi 18g28, nghĩa là sau lg08 phút, Goering gọi Keppler, một trong sổ những cận thần do y biệt phái tới Viên.

        Keppler : Tôi vừa nói chuyện với Muff. Y đã gặp Miklas nhưng ông này lại từ chối một lần nữa... Cương quyết ! ...

        Goering : Vậy Seyss-Inquart cứ việc hạ bệ đi ! Y chỉ cần huy động các Vệ-binh là xong ! Về phần tôi thời tôi sẽ báo động cho Quân-lực Quốc-Xã : trong 5 phút nữa, các tiền quân của chúng ta sẽ vượt biên giới. Đồ con nít ! ...

        Ngay lúc đó, một trục trặc kỹ thuật làm ngưng trệ sự liên lạc. Ba phút sau, sự liên lạc được tái lập và Goering hổn hển nói không ra hơi :

        —  Aỉỏ 1 .. Keppler đấy ư ?

        — Không ! ... Đây là Veesenmeyer, công-cán ủy-viên bộ Ngoại-giao. Keppler vừa qua dinh Thủ-tướng Liên-bang.   

        — Ý ông muốn nói là Tổng-thống Liên-bang ư ?

        — Không !... Đến dinh Thủ-tướng. Xin ông nhớ cho là cũng y như vậy thôi : vì hiện Tổng-thống đang có mặt ở dinh Thủ-tướng.

        — Mặc kệ ! Tôi sẽ đợi ở đầu dây... Cần phải xúc tiến gấp ! — Chúng ta còn đúng 3 phút nữa ! ...

        Cuộc chờ đợi ngắn ngủi rồi Keppler xuất hiện và nói :

        — Alô !... Thổng-chế đấy ư ? Tôi vừa về, sau khi gặp Miklas : y vẫn luôn luôn không muốn hiểu biết chi cả ! — À ! ... Đúng thế ư ? Vậy ông bảo Seyss-Inquart : lúc nào y về thời gọi tôi ngay !

        — Thưa Thống-chế, xin ông vui lòng đợi một giây : y đã về kia ! ... Y đây rồi : tôi trao máy cho y
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2018, 07:31:45 pm »


        Goering : Thế nào ! ... Ông tiến tới đâu ròi ?

        Seyss-Inquart : Ở tử-điểm ! ... Tổng thống Liên- bang vẫn giữ nguyên vị trí cũ : luôn luôn y không có quyết định...

        — Nhưng ông có nghĩ là một vài phút sau đây y sẽ quyết định không ?

        — Thực ra thời y đang thảo luận với Thủ-tướng nhưng tôi không tin là cuộc đàm thoại có thể kéo dài quá 5 phút. Nhiều nhất là 10 phút !..

        — Trong trường hợp đó, tôi sẽ đợi 10 phút : có thể được lắm ! Nói cho đúng ra, tôi đã vượt quá mức các chỉ thị của tôi. Bây giờ, nếu trong 10 phút nữa, Miklas còn ngoan cố thời ông sẽ nắm lấy quyền hành !.. Ông nhớ rõ như thế chứ ?

        — Chắc chắn thế ! Nếu cần thời chúng tôi sẽ thẳng tiến...

        — Hoàn toàn !.. Ông sẽ gọi lại tôi : luôn luôn vẫn ưu tiên, thượng khẩn ! Nhớ chứ ?

        Ở Nuremberg, đại diện Công-tố Mỹ, Alderman đặc biệt càng nhấn mạnh vào những câu nói cuối cùng. Như thế chứng tỏ là hai kẻ đồng mưu Goering và Seyss-Inquart đã quyết định nắm lấy quyền hành, mặc dù Mikỉas vẫn cương quyết từ chối !... Muốn đạt tới mục tiêu, họ dự liệu việc động viên các tổ chức quốc- xã ở Áo và đồng thời sự can thiệp của quân đội Đức.

        Goering, bị kích thích tột độ hồi 19g57, lại gọi Seyss-Inauart :

        — Thế nào !.. Tin tức ra sao ?..

        — Thủ-tướng Schuschnigg sẽ loan báo trên đài phát thanh là Chánh-phủ Đức Quốc-Xã đã gởi tối hậu thư cho Chánh phủ Liên-bang Áo. Ngoài ra Chánh-phủ Áo đã từ chức. Tướng Schilhavsky, Tổng tư lệnh quân đội Áo đã cấm trại toàn thể binh sĩ. Các ông ấy cho là họ chỉ còn có thể chờ đợi cuộc xâm lăng . Nếu tôi hiểu không lầm thời thay vì bổ nhiệm ông làm Thủ tướng, họ đã bỏ rơi ông phải không ? Ông không còn là Bộ-trưởng ư ?

        — Không phải thế !.. Không ai bị bỏ rơi cả ! Có thể nói là Chánh-phủ bị rút lui. Người ta cứ để cho mọi việc diễn tiến như thường lệ với ẩn ý này : chúng ta thử chờ xem quân Đức có dám xâm lăng không ?..

        — Trong trường hợp đó thời mặc kệ !.. Tôi sẽ hạ lệnh cho quân đội thẳng tiến và chiếm đóng lãnh thổ Áo. Về phần ông thời ông sắp xếp để nắm ngay quyền hành ! Trước tiên, ông hãy báo cho các Bộ trưởng, các tướng lãnh... nói tóm lại các người lãnh đạo... là kẻ nào cố ý phản đối một cách trực tiếp hay gián tiếp sẽ bị xét xử trước tòa án quân sự. Tôi nói lại cho rõ : tòa án quân sự của quân đội chúng ta — lẽ dĩ nhiên là coi như đang hành quân !.. Rõ ràng chứ ? Hoàn toàn ! Việc phòng ngừa này cũng áp dụng luôn cả với Tổng-thống Liên-bang : khi từ chối bổ nhiệm ông làm Thủ tướng, Miklas đã kháng cự chúng ta, phải không ?

        — Phải !.. Chắc chắn là như vậy !

        — Vậy mọi sự đã giải quyết xong. Bây giờ ông đã phong chức chánh thức ! Chúc ông gặp may mắn và... Hitler vạn tuế !..

        Goering, đúng sự thực ra, cũng chưa được yên tâm lắm !.. Sự đợi chờ làm y bực bội, những cuộc tranh luận chánh trị làm y nổi sùng !.. Đến 20g26 phút y lại gọi tướng Muff, tùy-viên quân-sự của tòa Đại- sứ Đức ở thủ-đô Viên :

        — Ông sẽ nói với Seyss-Inquart như sau: chúng ta coi như chánh phủ Áo đã từ chức ! Tất cả chánh phủ, ngoại trừ Seyss-Inqưart!.. vậy y phải thay thế chánh phủ bất lực để áp dụng mọi biện pháp thích nghi do tình thế khẩn trương đòi hỏi. Dù sao chăng nữa, quân đội của chúng đã bắt đầu hành động và chúng ta đã long trọng tuyên bố là bất cứ một kháng cự nhỏ mọn nào cũng sẽ bị trừng phạt theo quân luật !.. Seyss- Inquart chỉ việc trông non kỷ luật trật tự khỏi rối loạn nhiều quá...

        — Y sẽ lo việc đó. Chính y đang đọc bài hiệu triệu...

        — Đã hiển nhiên rằng giải pháp tốt đẹp nhất là Miklas phải từ chức !

        — Khốn thay, y lại không làm chi cả ! Tôi vừa đàm luận với y trong 15 phút. Thiệt là bi thảm ! Y tuyên bố với tôi là trước sự đe dọa, y sẽ không chịu nhượng bộ với bất cứ giá nào và y cũng không bổ nhiệm một Thủ-tướng khác trong này.

        — Y sẽ bó buộc nhượng bộ sức mạnh.

        — Không chắc chắn !

        — Sao ? Ông muốn nói là y sẽ ngồi yên trong ghế bành để đợi người ta đến bắt ư ?

        — Chắc chắn là y có ý muốn làm như vậy : ngồi yên trong ghế bành !

        — Thiệt ra nếu sự đó làm cho y thích thú ! Rõ ràng là khi người ta có 14 đứa con thời rất khó lòng mà làm khác được ! Vậy ông nói rõ cho Seyss In- quart biết là y phải nắm lấy Chánh-phủ !. . . Vạn tuế Hitler !.. Chấm hết.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM