Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 06:39:20 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vụ án Nuremberg  (Đọc 30600 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #160 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2018, 07:26:33 pm »

        
        Nói tóm lại, vấn đề vẫn hoàn toàn nguyên vẹn như cũ : vậy cần phải lùng tìm thủ phạm ở phía nào : Với 3 cuộc điều tra nối tiếp nhau, người ta sẽ nỗ lực thiết lập — hay che đậy! — thực sự:

        1) Cuộc điều tra thứ nhất, do giáo sư Conti, « Thủ- lãnh» Y-sĩ đoàn ở Đức điều khiển. Tháng tư 1943, y mời 12 bạn đồng nghiệp ở mỗi nước một người —  Bỉ, Ý, Hòa-lan, Thụy-sĩ, Đan mạch, Phần lan, Tiệp-khắc, Bảo-gia-lợi, Hung-gia-lợi, Lỗ-ma-ni, Croatie và Slovaquie — đến xem xét bãi tha ma trong rừng Katyn. Báo cáo của ủy ban Quốc-tế Điều tra này tuyên bố:

        «Các vụ hành quyết đã xảy ra hồi tháng ba 1940, nghĩa là trong thời kỳ người Nga khởi sự việc giải tán các trại giam những sĩ quan Ba-lan...

        2) Cuộc điều tra thứ hai — của Ba-lan thực hiện sau khi chiến tranh chấm đứt — do Biện lý Martini ở pháp đình Cracovie hướng dẫn. Công việc được xúc tiến rất tỉ mỉ và thận trọng Martini lại còn tìm được cả danh tính các sĩ quan N.K.V.D. (Mật-vụ-Nga) đã hoạt động ghê rợn ở vùng này trong thời kỳ có vụ tàn sát!.. Nhưng y sẽ không tiến được xa hơn nữa: đêm 12-3-1946, y bị hai hội viên trong ủy ban Thân hữu Nga -  Ba-lan hạ sát ngay ở trong phòng riêng !..

        3) Cuộc điều tra thứ ba, do lệnh của điện Cẩm- linh, ít lâu sau khi Hồng-quân tái chiếm Smolensk.

        Ở Nuremberg, Công tố viện Nga - Sô Pokrovsky đọc lên những đoạn chính trong báo cáo:

        «Các y-sĩ luật-học ước định con số tổng cộng các tử thi là 11 ngàn. Phương tiện khổng lồ để thuộc quyền sử dụng của ủy ban, nhất là lời khai của hơn 100 nhơn chứng, sự khám nghiệm của các chuyên viên Y- học, các tài liệu và tang vật khác đã có thể xác định một cách chắc chắn 5 điểm sau đây:

        1) Các tù binh Ba-Lan bị giam trong 3 trại ở phía tây Smolensk, cho tới khi quân đội Hitler xâm lăng, đang làm việc sửa đường, vẫn còn ở nguyên tại chỗ sau khi quân Đức tới cho mãi đến cuối tháng chín 1941.

        2) Trong mùa thu 1941, các nhà chức trách Đức khởi sự ở trong rừng Katyn, cuộc hành quyết khổng lồ các tù binh Ba-Lan.

        3) Vụ hành quyết khổng lồ này là công trình của một cơ sở quân sự, ngụy trang dưới danh xưng «Bộ Tham-mưu Tiểu-đoàn Công-binh 537» do trung tá Arnes chỉ huy cùng với hai phụ-tá trực tiếp là các trung úy Rex và Hodt.

        4) Mùa xuân 1943, các nhà chức trách Đức của đoàn quân chiếm đóng đã chở đến rừng Katyn tử thi các tù binh Ba-lan đã bị bắn ở các nơi khác. Những xác này được chôn trong các nấm mồ ở bãi tha ma Katyn, nhằm xóa bỏ những dấu vết có tính cách súc vật của Đức Quốc-Xã và để gia tăng thêm các số nạn nhơn của « những sự dã man, tàn bạo của Cộng sản ở Katyn !»

        5) Những sự nhận xét về Y-học đã thiết lập một cách chẳc chắn, không chối cãi được, ngày tháng của vụ hành quyết đầu tiên : mùa thu 1941 !

        Luật sư Stahmer, bào chữa cho Goering, đứng lên nói :

        — Tôi nại ra nhơn chứng thứ nhất gỡ tội là đại tá Ahrens.

        Nhơn chứng được dẫn vào và tuyên thệ.

        Stahmer: Đơn vị của ông là Liên-đội Trưyền-tin 537. Vậy đồng thời cũng có cả Tiểu-đoàn Công binh 537 nữa ư ?

        Ahrens: Theo chỗ tôi biết thời không hề có.

        — Tôi tưởng là chính ông đã báo cho Cơ-sở Trung- ương các Nghĩa địa Quân sự biết là ở rừng Katyn có nhiêu nấm mồ khả nghi và có một hay nhiều nấm mồ công cộng. Rồi sau này câu chuyện ra sau ?

        — Một hôm tôi có tiếp giáo sư Butz nói là được ủy nhỉệm về việc đào đất để tìm cổ tích trong rừng Katyn. Ông cho tôi xem một thứ sổ nhật ký có viết ngày, tháng và lời chú thích bằng tiếng Ba-Lan nên tôi không thể đọc được. Y giải thích cho tôi rõ đấy là cuốn nhật ký của một người sĩ quan Ba-Lan và thấy ghi ở đoạn cuối cùng — nhật ký ngưng vào mùa xuân 1940 — sự lo ngại về số phận ghê gớm của tất cả những người Ba-Lan bị cầm tù.

        — Theo một vài người thời hồi tháng ba 1943 có rất nhiều xe cam nhông đã chở hàng trăm hay hàng ngàn tử thi vào rừng Katyn và có thể sẽ cùng được chôn với các tử thi khác... Vậy ông có biết chuyện đó không ?

        — Tuyệt đối không.

        Luật sư Kranzbuehler, bào chữa cho Doenitz, hỏi Ahrens:

        — Phải chăng ông đã có dịp nói chuyện về tha ma nầy với dân chúng địa phương ?

        — Phải, — Năm 1943, tôi có dịp nói chuyện với hai vợ chồng người Nga ở bên cạnh một tòa lâu đài nhỏ, nơi tôi đặt bản-doanh. Họ nói chuyện với tôi là vào mùa xuân 1940, độ 200 tù binh Ba-Lan xuống một ga xe lửa lân cận và có xe cam nhông chở vào rừng Katyn. Rồi người ta nghe thấy những tiếng kêu và súng nổ...

        — Về tòa lâu đài nhỏ, nơi ông đặt bản doanh, có bao giờ ông nghĩ đến việc điều tra về những người ở trước không ?

        — Có, vì lý do giản dị là tòa nhà này làm cho tôi băn khoăn... Nhà gồm có một phòng chiếu phim và cả một xạ trường nữa. Tuy nhiên tôi vẫn không thâu lượm được những tin rõ rệt.

« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tư, 2018, 08:19:14 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #161 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2018, 08:21:47 pm »


        Smirnov, Công-tố viện Nga, hỏi nhơn chứng Ahrens :

        — Ông có ở trong miền này hồi tháng 9 và 10 năm 1941 không?

        — Không.

        — Vậy tôi tưởng là ông không có đủ thẩm- quyền kể lại những biến cố xảy ra ở đấy trong thời kỳ này. Có đúng thế không ?... Vậy bây giờ xin ông vui lòng nói cho chúng tôi biết là ở đơn-vị ông có ai là Rex không ?... Có à ? .. Tốt lắm !... Vậy xin ông cũng cho chúng tôi biết trước khi ông đến đấy, y đã có ở Katyn chưa ?

        — Có, y đã ở đấy trước tôi.

        — Thế còn trung-úy Hodt ? Thượng sĩ chánh Krimmenski ? Thượng-sĩ Lummert, Trung-sĩ Rose và binh nhì Gieseke ?... Tất cả những người này đều ở trong đơn vị của ông phải không ?

        — Đúng thế !

        — Thế mà ông lại nói là ông không hề biết công việc của họ làm ở Katyn hồi tháng 9 và 10 năm 1941 ư ?

        — Vì hồi đó tôi chưa có ở đấy...

        — Vậy ông có biết chăng là ủy-ban điều tra Nga- Sô đã coi ông là một trong số những người chịu trách-nhiệm trực tiếp về vụ tàn sát tập thể ở Katyn không ?

        Tướng Đức Oberhauser — hồi đó là chỉ huy trưởng Truyền-tin các đạo quân ở khu Trung-ương —  một nhơn chứng khác do luật-sư bào chữa nại ra, đã khai minh bạch :

        — Các nạn nhơn ở Katyn bị hạ sát do một viên đạn ở gáy, nghĩa là bằng súng lục. Trong các đơn-vị Truyền-tin của tôi, nhiều nhất là mỗi Hạ-sĩ quan chỉ có một khẩu súng lục, nghĩa là toàn thể liên đội 537 chỉ có 150 khẩu súng lục. Như vậy, liên đội này không tài nào có đủ phương tiện để thực thi vụ hành quyết khổng lồ này ...!

        — Tại sao ông lại cho rằng 150 súng lục không đầy đủ cho một cuộc tàn sát tương-tự ?

        — Vì Liên-đội Truyền-tin của một đạo quân phải liên lạc trong một không gian bao la và tản mác kinh khủng !... Trong trường hợp này, các đơn-vị 537 ở rải rác giữa Koiodov và Witebsk, trên một trận tuyến dài hơn 500 cây số. Như vậy số 150 súng lục ấy không hề bao giờ được tập trung tại một địa điểm.

        Trong sổ các nhơn chứng buộc tội do Công-tố viện Nga-Sô nại ra, người ta đặc-biệt chú ý đến một thầy thuốc Bảo-Gia-Lợi, bác sĩ Markov ở viện Pháp- y-học Sofia. Y là thành phần trong ủy-ban điều-tra quốc-tế do Đức gởi đến Katyn năm 1943 để khám- nghiệm các thi hài. Chữ ký của y ở dưới cùng tờ báo cáo chung kết, do người Đức dựa vào đấy để quy tội vụ tàn sát tập thể này cho người Nga.

        Markov khai là chính y cũng như các hội viên của Ủy ban, có thể gần như bị các nhà chuyên trách Đức bó buộc phải làm cho ngày tháng vụ hành quyết này lui ngược lên ba năm ! Thế mà theo ý-kiến y thời các tử thi chỉ mới bị chôn ở dưới đất từ 12 đến 15 tháng thôi !... Y cũng khai là trên đường về, các hội viên trong ủy-ban thực sự bị cô lập trong một phi-trường quân sự... rồi người ta bảo họ ký vào giấy báo cáo. Y có cảm tưởng rõ rệt là đã phải ký dưới sự đe dọa nặng nề...

        Vậy ba tháng sau khi vụ án Nuremberg kết thúc, điểm chính yếu này lại được bổ túc thêm do lời khai của một nhơn chứng duy nhất, thực sự vô tư ở trong ủy ban này : đó là bác-sĩ Thụy-sĩ Francis Naville. Do Đại Hội-đồng địa-phương Genève hỏi về vụ Katyn, bác-sĩ Naville sẽ được gột bỏ hết mọi hoài nghị về tính chất thiên vị. Với sự dũng cảm và trăm lặng — vốn là đặc tính của người Thụy-sĩ — các Thẩm-phán quan ở Genève đã minh xác rõ ràng :

        « Rất có thể là thái độ của bác sĩ Bảo-Gia-Lợi Markov đã thực sự bị xúi giục vì sự đe dọa. Vậy chỉ còn tìm hiểu là sự đe dọa này đã thực thi năm 1943, do những lưỡi lê của Đức — hoặc là năm 1946, do những lưỡi lê của Nga-Sô ?..»

        Đúng sự thực là người Nga đã dự trữ một tài- liệu cuối cùng : người ta đã nhặt được ở bãi tha ma Katyn một sổ vỏ đạn có khắc tên hãng sản xuất Geco của Đức. Rủi thay !... Người ta lại có thể chứng minh rằng các võ khí do xí nghiệp này chế tạo đã được xuất cảng sang các nước ven biển Baltique (Phần Lan, Estonie, Lettonie, Lituanie) trong khuôn khổ hiệp- ườc Đức-Nga ở Rapallo. Và Hồng-quân đã chiếm đóng các nước ấy thời « chứng cớ giả tạo kia » không ăn nhằm chi cả !...

        Dù sao chăng nữa, Công-tố viện Nga cũng không hề nhấn mạnh thêm về vụ Katyn. Sự bỏ rơi này cấu tạo nên việc thú nhận ? Ở Nuremberg, rất nhiều người quan niệm như vậy...

        Năm 1952, một ủy-ban điều-tra ở Quốc-Hội Mỹ dở lại từng tờ trong hết thảy mọi hồ sơ liên hệ đến vụ bí mật Katyn...

        Nhất là lời khai của Van Fliet, một trung-tá Mỹ. Sĩ-quan này — tù binh của Đức năm 1945 — là thành phần của một nhóm tù binh đồng-minh (Tây-phương), do các nhà chuyên trách Quốc-Xã dẫn đến Katyn để trỏ cho họ xem bãi tha ma... Sau khi trở về Mỹ, năm 1945, Van Fliet viết một báo cáo, trong có đoạn :

        « Tuy oán ghét người Đức nhưng tôi cũng phải thú nhận là trong vụ này, họ đã nói đúng sự thực !..»

        Cơ-quan phản-gián Mỹ dìm tài liệu này đi — vì e ngại công bố ra sẽ « khuyến khích Nga Sô không tham dự vào cuộc đấu tranh với Nhật-Bản và từ chối gia nhập Liên-Híệp-Quổc ! »

        Tuy nhiên năm 1953, ủy-ban Quốc-Hội Mỹ ấn hành một báo cáo khổng lồ, trong đó Nga-Sô bị tố cáo đã tàn sát 14 ngàn người Ba-Lan !... Mỗi Quốc-gia hội viên Liên-Hỉệp-Quốc đều nhận được một bản báo cáo... Rồi thì...

        Rồi thì... là yên lặng... sự yên lặng của nấm mồ !..
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #162 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2018, 08:22:41 pm »

        
*

*       *

        Là các nhà đại sáng tạo ra những quan niệm và danh-từ mới mẻ, bọn người lãnh đạo của chế độ Hitler — ngay từ trước thời kỳ chiến tranh — đã phát minh ra một từ ngữ đặc biệt ghê rợn ! sự « sút giảm dân số » ! Trong các miền nào sẽ dành riêng cho « Nòi giống Đế-vương » thời các dân tộc bản thể hạ cấp — Tư-Lạp-Phu, Do-Thái, Mông-Cổ — sẽ chỉ được quyền sinh tồn nếu các chủ nhơn ông cần dùng đến nô-lệ !.. Còn những ngươi nào ở trong số thặng dư... thời kỹ thuật và cơ cấu tân tiến sẽ cho phép thanh toán họ rất dễ dàng ! Tuy nhiên với điều kiện là phải che đậy sự thanh toán này dưới một bình phong, dù chỉ là chuyện để khỏi làm cho dư luận hoàn cầu hoảng sợ...

        Tướng Heusinger — thanh tra tương lai quân-đội Liên-Bang Đức — đã khai một cách thành thực trước vành móng ngựa các nhơn chứng ở Tòa-án Quốc-tế Nuremberg :

        — Tôi vẫn luôn luôn cho rằng sự đối xử vô nhơn đạo với các thường dân và những phương pháp ghê rợn về việc đấu tranh với quân Du-kích chỉ là một duyên cớ thôi !.. Các lãnh tụ chánh trị và quân sự đã thấy ở trong đó một cơ hội tuyệt hảo để tiến tới việc nhất quyết giảm sút số cho là thừa thãi những dân tộc Tư-Lạp-Phu và Do-Thái !...

        Ý kiến này sẽ được cựu đại tướng Von Dem Bach-Zelewski — người đã khét tiếng trong việc đấu tranh với quân du kích và ai nấy đều biết quá nhiều về thành tích dã man, tàn bạo của y — xác nhận một cách minh bạch. Sau khi chấp nhận là Quân-lực Đức đã tung vào cuộc đấu tranh này — bên cạnh những đơn vị chánh quy — một vài tồ chức đặc biệt do các tên chuyên nghiệp về trọng tội cấu tạo nên, y khai tiếp :

        — Cuộc đấu tranh này vượt quá xa các nhu cầu quân sự thuần túy. Thông thường đây chỉ là một duyên cớ dùng để che đậy những biện pháp thích nghi về việc tiêu diệt cố ý. Nếu cuộc Đức chiếm đóng tại các lãnh thổ miền Đông-Âu kéo dài thêm mấy năm nữa thời những phương pháp này sẽ tiến tới việc hủy diệt độ 30 triệu người, con số phù hợp với chương trình, kế hoạch của các nhà lãnh đạo triều đại Hitler !... »

        Cuộc tiêu diệt này chính yếu là công trình bất hủ của « những toán đặc biệt » (Einsatzgruppenl gồm có bốn toán. Ngay từ năm 1941, Himmler đã thận trách đích thân bày tỏ cho các sĩ quan và người của những toán này căn phải tự coi như là hoàn toàn vô trách nhiệm !... « Trách nhiệm này chỉ duy nhất thuộc về tác giả những mệnh lệnh do các ông thi hành, nghĩa là thuộc về Thủ-lãnh và chính bản thân tôi !... »

        Đây chỉ nói lên một con số : Trong một năm (từ 6-1941 đến 6-1942), toán đặc biệt D — biệt phái đến Quân-đoàn XI của Von Manstein, đã thanh toán một tổng sổ 90.000 đàn ông, đàn bà và con nít ! Đấy là con so do trưởng toán Ohlendorf khai ở Nuremberg và y sẽ bị người Mỹ hành quyết năm 1951 ở lao xá Landsbert. Lại chính y cũng nhấn mạnh rằng phần nhiều các sĩ quan trong các toán đặc biệt này đều là người của Mật-Vụ (Gestapo) và Cảnh-sát Hình sự.

        Để mô tả những cảnh tượng dã man, tàn bạo này, chúng ta hãy nhường lời cho thiếu tá Roesler, sĩ quan Đức ở đơn vị RL 528. Ngày 3-1-1942, y đã gởi cho tướng Schierwind, chỉ huy trưởng quân đoàn IX, tờ báo cáo sau đây :

        «Hồi cuối tháng sáu 1941, Liên-đội của tôi đi qua vùng Jitomir (Nga). Một hôm vào buổi chiều — trong khi tôi đặt hành dinh ở một thị trấn nhỏ — chúng tôi nghe thấy gần ngay đấy, hàng loạt tiếng súng nổ, cách quãng đều đặn, tiếp theo là những phát súng lục... Ngạc nhiên, tôi bèn cùng hai sĩ quan đi về hướng có tiếng súng và tôi ngờ là một cuộc tập trận...

        « Chúng tôi đuổi kịp một đám đông, dầy đặc toàn lính Đức và thường dân đi về phía một bờ dốc đường xe lửa. Vừa tiến lên, chúng tôi vừa nghe thấy những tiếng còi và tiếp theo là hàng loạt tiếng nồ của độ mười khẩu súng và sau đó một lát là những tiếng súng lục nồ rời rạc...

        « Khi đã trèo lên bờ dốc, chúng tôi nhìn thấy một cảnh tượng vô cùng ghê rợn, hãi hùng !... Trên một cánh đồng có đào một cái huyệt đài độ 8 thước, rộng 4 thước đất và đào lên đẳp thành bờ cao ở phía đối điện. Trên đống đất ở miệng huyệt và thành huyệt, máu chảy thành suối... Trong huyệt đã có rất nhiều đàn ông, đàn bà, chồng đống lên nhau... đến nỗi người ta không biết rõ chiều sâu là bao nhiêu !...

        « Đằng sau đống đất & bờ huyệt, đứng sắp hàng một Chi-đội Cảnh-sát do một sĩ quan chỉ huy. Quân- phục của họ vấy máu tung tóe... Ở chung quanh, cách xa một quãng, hàng trăm lính Đức cùng thường dân với gia đình họ đứng thành một vòng khán giả bao la. Tôi đánh bạo đến gần miệng hố. Ở dưới chân tôn trên một lớp tử thi dầy đặc có một lão già râu tóc bạc phơ, ở cánh tay ông hãy còn quặc một cái can. Vì nhận thấy lão hãy còn thoi thóp, tôi bèn xin một người trong số Cảnh-Sát hãy ban cho lão một phát ơn huệ. Cảnh- sát viên cười ngất và trả lời : « Tên này à ?... Tôi đã nhồi 7 viên kẹo đồng vào dạ dày y rồi ! Chắc y cũng chả còn bao lâu nữa !... »

        « Là chiến binh trong Đệ I Thế-chiến, tôi cũng đã tham dự Đệ II Thế-chiến này ở khắp các mặt trận Pháp và Nga... Hơn nữa, tôi cũng đã chiến đấu trong hàng ngũ Biệt-Động Quân năm 1919 ! Chắc chắn là nghiệp binh nhung của tôi đã dạy tôi không được phép đa cảm, dễ xúc động... Nhưng tôi cũng lại chắc chắn là chưa từng bao giờ được chứng kiến một cảnh tượng vô cùng ghê tởm và khả ổ như vậy !...»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #163 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2018, 08:24:53 pm »


        Thế mà những cảnh tượng ghê tởm, khả ố này đã tái diễn hàng ngàn lần... thời các nhà lãnh đạo Quốc-Xã không thể nào nói được là không hề biết chi cả !... Ngay từ năm 1940, bị cáo Frank, toàn quyền Ba-Lan đã nói về điểm này với sự cẩu trệ vô liêm sĩ, trong cuộc phỏng vấn của tạp chí Voelkische Beobachter, cơ quan chánh thức của đảng Quốc-Xã :

        — Ông hỏi tôi về những khác biệt giữa chế độ bảo hộ Tiệp-Khắc và chế độ toàn quyền ở Ba-Lan ư ?.. Tôi sẽ nêu cho ông một ví vụ điển hình. Mới đây, người ta đã dán ở thủ đô Prague (Tiệp-Khắc) những tấm bích chương to tướng báo việc hành quyết 7 người Tiệp. Vậy ở thủ đô Varsovie (Ba-Lan), nếu tôi cũng muốn làm như vậy — mỗi khi bắn bỏ 7 người Ba — thời hết thảy những cánh rừng bao la của Ba-Lan sẽ không đủ dùng để cung cấp sổ giấy căn thiết !..»

        Cuộc tàn sát cũng không ngừng ở cổng những trại tù binh — hay ít nhất là đối với các tù binh Nga-Sô! Do sự tôn trọng về chủng tộc. Hitler miễn xá cho các tù binh Tây-phương, nhưng đối với các tù binh Nga thời không chút xót thương!.. Sau một cuộc chọn lựa, vừa sơ sài vừa độc đoán, «các toán đặc biệt» bắt tay vào việc: trước tiên bắn những người Do thái (lẽ dĩ nhiên! ) rồi đến các người được coi như cộng sản, các người trí thức, các người Á-châu và cứ lần lượt như vậy... Đó là chưa kể sự « lựa chọn » tàn nhẫn được thực hiện trước khi các tù nhơn bị tống vào trại giam... Ở Nuremberg, người ta đọc một bức thư của Rosenberg, viết năm 1942, gởi cho Keitel:

        « Trên 3 triệu rưỡi tù nhơn Nga, hiện nay chỉ còn độ mấy trăm ngàn là thực sự có thể làm việc được.

        Một phần lớn những người khác chết vì đói khát, thời tiết, bịnh tật... Hàng nhiều ngàn tù nhơn đi chân không ngã gục ở dọc đường và bị quân áp tải thanh toán cho xong nốt !... Có rất nhiều nơi giam cầm chỉ có một hàng rào kẽm gai bao bọc nghĩa là không có một lều trại nào cả đến nỗi các tù nhơn phải ngủ ở ngoài trời, ngay trên mặt đất, dưới mưa gió tuyết sương....»

        Himmler trước một cử tọa đông đảo các tướng lãnh — đã trình bày những phương pháp thích nghi, hoàn toàn phù hợp với những nguyên tắc căn bản về tính chất vô nhơn đạo :

        «Tôi không căn đếm xỉa tới số phận những người Nga hay người Tiệp ! Cuộc sinh tồn của những dân tộc khác chỉ làm tôi chú ý đến trong khuôn kho của chúng ta cần dùng đến những tên nô lệ để duy trì và phát triền nền văn minh Đức-quốc.

        « Công cuộc kiến tạo một chướng ngại vật để ngăn cản chiến xa đã trị giá mười ngàn đàn bà Nga bị chết vì kiệt lực ư ?.. Sự kiện đó làm cho tôi vô cùng bình thản một khi công cuộc ấy đã hoàn tất mỹ mãn, trước thời gian trù liệu! »

        Thiệt quá rõ ràng, khỏi cần bình luận thêm nữa !

        Trong số rất nhiều tội ác, đặc biệt có hai vụ được ghi sâu vảo tâm khảm mọi người : các vụ tàn sát ở Lidice (Tiệp-Khắc) và Orádour sur Glane, miền Limousin (Pháp)

        Ngày 9-6-1942 — theo mệnh lệnh và dưới sự kiểm soát của Mật-vụ (Gestapo) bộ binh Đức bao vây chặt chẽ làng Lidice. Những cảnh-sát viên ruồng xét từng nhà... Đàn bà và con nít bị giam trong trường học, còn đàn ông bị nhồi nhét trong các hầm, vựa lúa và chuồng ngựa của nông trại Horak. Sáng sớm tinh sương ngày mai, đàn ông bị bắn bỏ, cứ mỗi toán 10 người. Cuộc nổ súng kéo dài mãi đến hết buổi chiều. Rồi quân sát nhơn đứng chụp hình bên cạnh đống tử thi : 172 đàn ông và thanh niên (từ 16 tuổi trở lên!). Trong sổ 202 đàn bà, 7 người bị bẳn ở Prague, 195 người bị lưu đày đi Ravensbruck. Sau cuộc giải phóng, người ta biết là trong số ấy có 42 người chết vì bị đánh đập, 7 người chết trong phòng hơi ngạt. Còn số 90 con nít bị lôi khỏi tay các bà mẹ, người ta chỉ biết là chúng được gởi đến trại tập trung Gneisenau. Không bao giờ người ta còn tìm thấy chúng nữa !..

        Thảm kịch Oradour diễn tiến ngày 14-6-1944, hai năm sau vụ Lidice. Trước Tòa-án Nuremberg, Công- tố viện Pháp Charles Dubost chỉ đọc tờ báo cáo chánh thức:

        «Sáng thứ bảy 14-6-1944, một Chi-đội Vệ-binh ss. — có lẽ thuộc Sư đoàn Das Reich đang trấn đóng ở trong vùng — vào làng Orađour, hiện đang bị bao vây kín mít! Dân chúng được lệnh ra tập trung tại công trường Chợ. Đàn ông được chia ra thành 5 toán, bị giam trong các vựa lúa, đàn bà và con nít ở trong nhà thờ. ít lâu sau, hàng loạt liên thanh đầu tiên nổ ròn tan... Rồi các vệ binh đột nhập từng nhà ở trong làng và các nông trại lân cận...

        « Hồi 5 giờ chiều, nhiều lính tràn vào nhà thờ và để ở trên bục ghế chỗ hát kinh một cái máy phóng hơi ngạt, một thứ két có những đầu bấc cháy thò ra— Không khí trở nên khó thở. Tuy nhiên không có một người nào mở được cửa kho cung Thánh để làm hồi tỉnh các đàn bà, con nít đã bị ngất xỉu...

        «Thế là người Đức bắn qua cửa sổ. Rồi họ ùa vào nhà thờ và quạt tiểu liên thanh toán nốt những người sống sót !... Để kết thúc, họ rắc trên mặt đất một thứ bột bốc cháy. Chỉ có một người đàn bà duy nhất là thoát khỏi tay tử thần. Khi muốn trốn qua cửa sổ và bị thương do đạn ở ngoài bắn vào, bà ngã xuống đất và giả chết...

        « Vào hồi 6 giờ chiều, các lính Đức khác bắt ngưng lại ở gần làng chuyến tầu hỏa của Quận chạy qua, lùa những hành khách nào về Oradour phải xuổng hết và quạt tiểu-liên tàn sát họ. Rồi chúng ném các tử thi vào đám than hồng.»

        Báo cáo này không phải do Chánh-phủ De Gaulle soạn thảo, nhưng lại do tướng Bridoux, công-cán ủy- viên của Chánh-phủ Pétain ở Vichy.

        Nói cho đúng ra, các bộ trưởng ở Vichy cũng không đáng ngạc nhiên lắm: trong 4 năm chiếm đóng, quân Đức đã bắn 29.660 con tin Pháp và gần 30.000 người thường mà cả sở Mật-vụ Gestapo cũng không có điều chi đáng phàn nàn về họ... Dân chúng một thành phố hiền lành, vô tội như Auxerre !...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #164 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2018, 08:26:32 pm »

        
*

*      *

        Tàn sát thường dân, lưu dày nhân công, tiêu diệt về chủng tộc: cần phải có nhiều cuốn sách dày cộm để mô tả cảnh tượng quái đản của nền «văn minh» Quốc-Xã !... Nhân công ngoại quốc mà Đức cần dùng cho kỹ nghệ chiến tranh đã mau lẹ tiến tới những con số dị thường, khủng khiếp ! Nếu ở các nước Pháp, Bỉ, Hòa- Lan... sự trưng dụng hãy còn thực thi với một hình thức có vẻ trật tự và công bằng — thiệt là trơ trẽn vả mỉa mai hết sức khi phải dùng những tính từ này trong một bản văn tương tự ! — thời lại khác biệt hẳn tại các lãnh thổ bị chiếm đóng ở miền Đông !

        Một ngày đẹp trời nào đó, người ta quyết định làng này hay làng kia phải cung cấp 25 « người tình nguyện » cho công việc làm ở Đức. Nếu 25 người này không tự động đến trình diện ư ?... Mặc kệ họ ! Người ta sẽ triệt hạ hết cả làng, dân cư và nhà cửa. Và cứ như thế những «kẻ bẩn thỉu đốn mạt» ấy sẽ hiếu biết ngay!...

        Sauckel — cựu chỉ huy trưởng đoàn nhơn công nô lệ ấy — đã cố gắng thu hình cho thực bé nhỏ trên ghế bị cáo, trước Tòa-án Quốc-tế Nuremberg. Trong thời oanh liệt, y đã hết sức phô trương những chiến công rực rỡ, huy hoàng của mình về việc trưng dụng thợ thuyền!... Hồi tháng ba 1944, y đã khua chiêng, gõ mõ rùm beng:

        «Trên 5 triệu thợ thuyền ngoại quốc đang làm việc trong các xưởng máy của chúng ta, không có đến hai trăm ngàn người đã vui vẻ, tinh nguyện tới Đức một cách tự nhiên theo ý muốn!... »

        Tuy nhiên, chính sự điên cuồng, khát máu của Hitler và đồng bọn đã thực sự tự do phát triển trong vụ tàn sát các người Do-Thái. Vì tội ác này vượt quá trí thông minh của một người bình thường nên hầu hết các bị can ở Nuremberg đều phải chịu một phần trách nhiệm trực tiếp nặng nề !... Lẽ dĩ nhiên là họ vẫn hăng say bào chữa nhưng sự chối cãi của họ, nếu bỏ lên cán cân Công-Lý thời không thể nào thăng bằng được với sự kiện chủ mưu phạm trọng tội quá rõ rệt, nặng nè.

        Chính cái « giải pháp dứt khoát» bất hủ của Goering đã chấm dứt — vào giữa năm 1941 — giai đoạn đầu tiên về những sự lăng nhục, cướp đoạt, bắt bớ và ám sát cá nhơn. Hiện bây giờ là phương pháp được hệ-thống-hóa — nếu không muốn nói là có tính chất khoa học tinh vi! — do người ta sử dụng nhằm triệt để hủy diệt các người Do-Thái mà hơi thở làm ô uế bầu không khí Nhật-nhĩ-man. Tuy nhiên phương pháp có hệ thống này không loại trừ được một vài sự viển vông, lạc đề. Một danh sách các người Do-Thái ở Âu- Châu sẽ bị tiêu diệt, tổng sổ lên tới 11 triệu : trong số có 350 ngàn ở Anh, 4 ngàn ở Ái-Nhĩ-Lan, 18 ngàn ở Thụy-Sĩ, 6 ngàn ở Tây-Ban-Nha... Dường như là bọn đồ đệ Hitler đã hiển nhiên thấy mình là chủ nhơn ông toàn thể lục địa Âu-Châu : từ Luân-Đôn đến Palerme, từ Madrid đến Mạc-Tư-Khoa !...

        Tuy nhiên chẳng bao lâu Himmler và đồng đảng phải công nhận sự thực hiển nhiên: dù ngay ở thế kỷ XX cũng cần phải có thời gian và những phương tiện vật chất để tàn sát hiệu nghiệm hàng triệu người. Không phải là cứ tập hợp họ vào một nơi — thiếu thốn hết mọi sự, nhất là các nước miền Đông đã cung cấp chín phần mười số nạn nhơn, những kẻ khốn nạn đã vâng lệnh một cách thụ động, tựa như bày gia súc được dẫn đến lò sát sanh — nhưng đấy chỉ là việc tàn sát họ theo đúng với ý nghĩa!... Nghĩa là cần phải áp dụng đúng các yếu tố : thu nhặt các quần áo, giầy dép, nhẫn, răng vàng, kính... Và cả đến tóc phụ nữ dùng để dệt thảm ! Trong các Văn-khố Quổc-Gia, người ta đã thấy những hồ sơ dày cộm về sự tiện hay bất tiện của nhiều thứ hơi ngạt dùng trong các trại tiêu diệt, những sự đối chiếu về năng suất, những bản thống kê thực sự về mức sản xuất, sự khen ngợi hay quở trách các Trưởng trại đã vượt quá hay không đạt tới những tiêu chuẩn phải thực hiện. Ta hãy lấy một ví dụ điển hình là những con sổ trích trong tờ báo cáo của Gerstein, đại tá Vệ-binh SS.:

        1) Trại Belzeck, trên đường Lublin-Lwov : tối đa 20 ngàn người mỗi ngày.

        2) Trại Treblinka, cách Varsovie 120 cây số: tối đa 20 ngàn người mỗi ngày.

        3) Trại Sobibor, cũng ở Ba-Lan: tối đa 20 ngàn người mỗi ngày.   I

        Vậy các cơ xưởng tàn sát hoạt động ra sao?

        Ta hãy nghe câu chuyện của sĩ quan Vệ-binh Globocnick, người đã có tài ba và sáng kiến thay thế hơi ngạt thường do động cơ Diesel phun ra... bằng một thứ hơi ngạt khác (Acide Prussique) vô cùng mãnh liệt, kiến hiệu và mau lẹ hơn:

        « Ở Belzeck, trong sự nóng bức như thiêu đốt của tháng tám, mùi xú khí nồng nặc xông lên, đè nặng trĩu khắp miền, không tài nào chịu nổi. Khắp mọi nơi, hàng hà sa số đàn ruồi. Ngay từ sáng sớm tinh sương, một chuyến tầu hỏa thứ nhất, gồm 45 toa, chở đến 6.700 người Do-Thái, trong số có 1.450 người chết ở dọc đường. Khi tàu đỗ, 200 người lính Ukraine mở khóa cửa tầu và dùng roi da xua đuổi mọi người xuống Từ một máy phóng thanh phát ra những chỉ thị cần thiết: cởi hết quần áo, tháo gỡ răng giả và kính ra, nạp các nữ trang và cà-rá tại ghi-xê, tháo giầy dép và buộc lại thiệt chặt!... Trong cái núi giầy dép ấy — có khi cao tới 25 thước ! — không bao giờ người ta có thể tìm thấy nguyên một đôi trọn vẹn... Đàn bà và con gái lần lượt phải đi qua mặt «người thợ hớt tóc» : với hai hay ba nhát kéo, y cắt tóc để bỏ vào các bao bố.

        «Rồi đoàn người khởi hành vào trại. Hết thảy mọi người đều trần như nhộng... Ở hàng đầu, tôi nhận thấy một thiếu nữ hãy còn rất trẻ, vô cùng duyên dáng, dễ thương ! Phần nhiều các người Do Thái đều phỏng đoán ra số phận đang chờ đợi mình : nhiều người đọc kinh cầu nguyện...

        « Phòng hơi ngạt chật ních người ! Thiếu-tá Wirth bảo : «Hãy dồn nén chúng thiệt chặt !...». Các Vệ- binh bèn lùa từ 7 đến 800 người vào một phòng diện tích 25 thước vuông. Rồi cửa đóng kín mít. Tôi nhìn đồng hồ : 50 giây... 70 giây... động cơ Diesel vẫn không chạy... Người ta nghe thấy tiếng kêu khóc của nạn nhơn. Thiếu tá Wirth dùng cà-vạt quất thiệt mạnh vào mặt tên gốc Ukraine đang giúp đỡ người Vệ~binh thợ máy sửa động cơ. Rồi 49 phút sau, động cơ chạy đều... Hãy còn 25 phút nữa ! Qua cửa kính nhỏ, dưới ánh đèn điện của hành lang, tôi nhận thấy trong phòng hơi ngạt, phân nhiều người Do-Thái đã hết sống ! Tới phút thứ 32, người cuối cùng chết nốt !

        « Ờ phía bên kia phòng, những người trong toán com-măng-đô phục dịch — cũng là người Do-Thái —  mở to cửa ra... Các người chết bị ép nén, người nọ dính vào người kia, đứng thẳng băng như cột... Nhanh lên ! Phải mau lẹ giải tỏa phòng hơi ngạt để cho toán sau vào chứ !... Những người trong toán đặc biệt túm lấy các tử thi và kéo ra ngoài : xác chết nhơ nhớp đầy cứt đái, máu me kinh nguyệt... Ngọn roi của những người Ukraine tới tấp vút xuống bọn người phục dịch Do-Tháì. Độ hai tá nha sĩ lo tháo gỡ các răng giả bằng vàng. Nhiều tù nhơn khác moi móc tìm tòi ở những chỗ sâu kín nhất trong xác chết để tìm các nữ trang hay tiền vàng... Wirth đưa cho tôi xem một hộp sắt tây đầy ắp những vành bịt răng giả và nói : — «Ông hãy nhắc thử xem nặng hay nhẹ : người ta đã bỏ đầy hộp trong hai ngày đấy !...»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #165 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2018, 08:32:03 pm »


*

*      *

        Tưởng cũng nên thêm vào cơn ác mộng này rất nhiều vụ hành quyết cá nhơn, vì phạm lỗi nhẹ trong nội quy hoặc chỉ để làm trò giải trí cho các lính gác. Một số rất lớn chết vì bệnh tật, đói khát và những vụ thí nghiệm «khoa học» của các bác sĩ Quốc Xã !... Đã có quá nhiều bài tường thuật được ấn hành về vấn đề này, do các người sống sót ở các trại Dachau và Auschwitz kể lại, nên chúng tôi khỏi cần tiếp tục mô tả thế giới hắc ám này Con số các nạn nhơn vượt quá mức tưởng tượng :

        160 ngàn người Do-Thái gổc Đức,

        60   ngàn người Do-Thái gổc Áo,

        230 ngàn người Do-Thái gổc Tiệp-Khẳc,

        60   ngàn người Do-Thái gổc Pháp,

        104 ngàn người Do-Thái gổc Hòa-Lan,

        220 ngàn người Do-Thái gổc Lỗ-Ma-Ni,

        750 ngàn người Do-Thái gổc Nga,

        2 triệu rưởi ngàn người Do-Thái gổc Ba-Lan…

        Đó là chưa kể người Nam-Tư, Hung, Hy-Lạp, Bỉ...

        Chuyên viên Reitlinger nêu ra trước Tòa-án Quốc- tế Nuremberg con tổng số khủng khiếp là 4 triệu rưởi nạn nhơn!... Nhưng cũng như văn hào Đức Walter Dirks đã nói:

        «Làm thế nào mà một vài người Đức lại có thể lì lợm, trơ trẽn đến mức có thể coi sự làm giảm sút nhân số này như là một thỏa mãn, khuây dịu cho lương tâm họ !... »

        Một lần duy nhất, người Đức Quốc-Xã — để đạt tới mục tiêu của họ — đã bó, buộc phải trả đắt giá sự hành động vô nhơn đạo của mình ! Ngoại lệ lớn lao này là sự chổng trả anh dũng của xóm Do Thái ở thủ-đô Varsovie (Ba-Lan). Tưởng cũng nên nói rõ là các xóm Do Thái, được thiết lập trong nhiều thành phổ ở Ba-Lan, cấu tạo nên một «giải pháp tạm thời!»... Đến ngày cần phải tiến tới «giải pháp dứt khoát các Vệ-binh nâu ùa vào tấn công một nơi quan trọng nhất là xóm Do-Thái ở VarSovie : một khu tứ giác có tường dẫy bao bọc, dài 4 cây sổ, rộng 2 cây so rưỡi, sống chen chúc độ 400 000 người Do-Thái !...

        Rất mau lẹ, những vụ lưu đày đi các trại tập trung hoặc chết vì đói khát — khẩu phần hàng ngày là 20 gam bánh mì, thêm vào mỗi tháng 100 gam mứt và 50 gam bơ — đã hạ con số này xuống 60-000 người !... Nhưng các Vệ-binh lại còn muốn xâm nhập xóm này để thanh toán hết số người còn lại nên chúng đã va chạm phải một cuộc kháng chiến tuyệt vọng! Nhờ có sự tài tình khéo léo và hàng ngàn vụ lén lút ra ngoài do các lỗ cống rãnh, người Do-Thái đã võ trang đầy đủ các thứ tiểu liên, súng ngắn, lựu đạn, các chai xăng đặc Molotov...

        Từ ngày 25-4 đến 16-5-1943, họ chiến đấu rất hăng say đối với kẻ tử thù... Và trong các hang cùng ngõ hẻm, quanh co khúc khuỷu, trong các nhà gạch ngói đổ ngổn ngang và các đường hầm phòng ngự kiên cố, quân Đức đã bị thiệt hại rất nặng nề... Cần phải tiêu diệt xóm Do-Thái này từng hầm trú ẩn một, từng bức tường một — sự diễn tả lại những nét tổng quát của trận địa Stalingrad!... Rồi ngày 16-5-1943, sau khi đã triệt hạ xóm Do-Thái này đến viên đá cuối cùng, quân Đửc cho mìn nổ tung nhà thờ Do-Thái !...

        « Khu phố này ở thủ đô Varsovie đã hết tồn tại ! Chúng ta đã kiểm điểm được 56 ngàn người Do-Thái bị giết trong khi chiến đấu hay bị chúng ta hành quyết!..»

        Walsh, Công-tố viện Mỹ, nói trước Tòa-án Quốc- tế Nuremberg để kết luận bản báo cáo này :

        — Chúng tôi rất có thể trình bày với Quý tòa hàng tấn tài liệu nữa để chứng minh rõ ràng hơn số người Do-Thái bị bọn Hitler tàn sát và những chi tiết tỉ mỉ về cái chết của họ. Nhưng chúng tôi thiết tưởng các chứng cớ phụ này cũng không hề thay đổi chi tội trạng các bị can...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #166 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2018, 08:33:09 pm »

       
PHÁN QUYẾT VÀ HÌNH PHẠT

        Vụ án Nuremberg sắp sửa kết thúc. Các bị can —  ngoại trừ hai ba người trong bọn — không mấy ai nuôi ảo tưởng nữa !... Tội ác của họ đã quá rõ ràng, ghê rợn, vĩ đại để có thể hy vọng chút xíu vào sự khoan hồng. Có lẽ họ cũng đang suy ngẫm câu nói của văn hào Đức Goethe (1749-1832) do Hartley Shawcross nêu ra :

        « Số mệnh sẽ tàn hại dân tộc Đức vì họ tự dâng hiến với một sự nhẹ dạ, cả tin trọn vẹn đối với một tên lưu manh, bợm bãi đầu tiên đã kêu gào tới những bản năng thấp hèn nhất của họ, phỉnh phờ những thói xấu của họ và dạy bảo họ theo quan niệm cẩu trệ, súc sinh nhất về lòng ái quốc !... »

        Các ký giả báo chí tò mò chờ đợi những lời khai cuối cùng của bị can — lệ luật tòa án cho phép họ lên tiếng cuối cùng — sẽ vô cùng thất vọng !.. Các lời khai này, tuy đã được soạn thảo và sắp xếp, duyệt xét và gọt giũa tỉ mỉ đã từ lâu nhưng cũng nhạt nhẽo, vô vị, quá tầm thường!...

        Con người đáng chú ý nhất cũng vẫn là Rudolf Hess : trong lời khai dài dòng văn tự — thực sự như một bài diễn văn — y gán ghép hết thảy mọi khủng khiếp này cho sự âm mưu của bọn Do-Thái quốc-tế hay bọn Tam điểm đã làm xáo trộn, phai mờ trí óc của những con người có thiện chí — trong số chắc là có cả y nữa ! — bằng cách cho họ uổng một vài liều thuốc độc hại...

        Frank vừa khóc nức nở vừa công nhận những lỗi lầm ghê gớm » của y.

        Funk xác nhận là y đã bị mê hoặc, lôi cuốn !...

        Keitel và Raeder khai là họ chỉ làm tròn nhiệm vụ quân nhơn.

        Papen nêu ra Thượng-đế : « Chỉ duy Thượng-đế mới có quyền xét xử !... »

        Còn những người khác đều lần trốn vào trong những lý sự cùn đáng thương hại. Ai nấy đều buộc tội Hitler, đều minh xác là không hay biết gì về những tội ác của vị Thủ-lãnh tối cao và chỉ do một mình y quyết định thi hành !...

        Đã quá xa xăm thời vàng son thủa trước mà kẻ vương bá chuyên chế, hèn mọn nhất của chế độ Quốc- Xã cũng xênh xang mũ áo, cân đai đi vênh vảo dưới bầu trời thần-tượng Hitler !...

        Trước tiên Tòa hoãn đến 23-9-1946, rồi lại đến 30-9- 46. Vì việc soạn thảo một bán án mà mỗi lời nói sẽ đi sâu vào Lịch-sử, đặt ra nhiều vấn đề rất tinh tế, phức tạp... Hơn nữa là Nikitchenko, thẩm phán Nga-Sô, không đồng ý với các bạn đồng nghiệp Tây-phương về nhiều điểm... Cuối cùng ai nấy đành phải bỏ thăm và hài lòng chấp thuận bản án nào được đại đa số phiếu. Nikitchenko trở lại với tục lệ Anh-Mỹ thường chấp nhận các bản án « dị biệt ». Tuy nhiên đó chỉ là sự thỏa mãn về lý tưởng cao thượng : bản án của y sẽ không phải đọc trước phiên tòa, không hề có ý nghĩa thực tiễn nào, đến nỗi chỉ có liên hệ đến văn chương pháp lý cùng với các chuyên viên về Lịch-sử.

        Ngày 30-9-1946, ngay từ 8 giờ sáng, Pháp-đình Nuremberg đã ở trong tình trạng giới nghiêm. Rất nhiều xe Quân-cảnh không ngớt đi lại tuần tiễu tại các đường phố chung quanh... Trên nhiều nẻo đường vào Tòa-án —  cũng như ở các nút chặn — sự kiểm soát đã được tăng cường hùng hậu tới mức tối đa để xem xét tỉ mỉ các giấy thông hành đặc biệt và lục soát rất can thận những cặp, xắc tay... Những người may mắn —  sau khi qua cuộc khám xét cá nhơn tỉ mỉ — có thể vào trong phòng xử án. Các bị can sẽ xuất hiện từng toán nhỏ độ hai ba người (vì thang máy họ được phép sử dụng để di chuyền từ lao xá lên phòng xử án chỉ có một dung lượng hạn chế). Phần nhiều mọi người đều tươi tỉnh, nói chuyện và bắt tay nhau. Duy có Funk và Schacht thời trầm ngâm và trang trọng...

        Goering — luôn luôn như thường lệ vẫn xuất hiện cuối cùng và đứng riêng một mình — mặc bộ quân phục màu xám nhạt, giơ tay bắt tay chặt chẽ Keitel và Scfairach trước khi ngồi vào chỗ mọi khi trên ghế bị can.

        Ngày hôm nay (50-9-1946), các bị can sẽ chỉ được biết một phần số phận của họ : các tội trạng do mỗi người trong bọn đã nhận là có vi phạm. Còn về phân quyết của tòa án thời mãi đến chiều mai (1-10-1946) họ biết được : lần lượt họ sẽ được dẫn từng người vào phòng để nghe tuyên án cá nhơn...

        Thủ tục hơi buồn tẻ, tuy sự đợi chờ của mọi người vẫn căng thẳng !... Giọng nói đều đầu của các thông dịch viên có một hiệu quả trì độn, làm mụ người đi. Sự trình bày các lý do hình như dài lê thê, bất tận... Chỉ ngày mai, bản án mời đề cập tới từng trường hợp.

        Goering — đầu cúi xuống, một ngón tay ấn trên ống nghe để nghe rõ câu tiền định : « phạm bốn tội trạng... » — không hề có một thớ thịt nào chuyền động. Tuy nhiên y vẫn biết rõ điều gì đang chờ đợi y : án tử hình!.. Đôi môi y mím chặt trong một mỉm cười thoáng qua...
        Hess — vẻ mặt xa vắng, dường như cũng không hề nhận biết là người ta đang nói với y — không cần lắp ống nghe vào tai và đang hí hoáy viết điều gì trên mảnh giấy. Lúc Goering cúi xuống thì thào bên tai y về những lý do của tòa án nêu ra, y chỉ hơi nhún vai và lại tiếp tục viết nguệch ngoạc...

        Keitel cứng nhắc !... Kaltenbrunner quai hàm bạnh ra hình như người đang nhai kẹo cao su !... Frank hơi lắc đâu nhẹ nhàng khi nghe nói đến tên y !...

        Streicher khoanh tay một cách đường hoàng, không giấu giếm và dựa vào thành ghế !... Funk cựa quậy luôn, gân mồm giần giật !... Schacht thản nhiên, bất động ở một góc và mỉm cười khi biết mình được tha !... Người ta không hề có cảm tưởng là tham dự màn cuối cùng của một thảm kịch vô cùng ghê rợn !...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #167 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2018, 08:34:34 pm »


        Hồi 13g 45, phần thứ nhất về tuyên đọc bản phán quyết đã kết thúc. Von Papen và Fritzsche (cùng được tha bổng với Schacht) vội vàng đứng lên... nhưng chỉ rời khỏi ghế các bị can sau khi đã chào từ biệt Goering và Doenitz.

        Schacht — bị một người bao vây ở ngoài hành lang để xin thủ bút — bình thản tuyên bố :

        — Tôi có hai đứa con lên 3 và 4 tuồi. Chúng chưa hề biết thế nào là sô-cô-la. Tôi sẽ bán chữ ký của tôi để đổi lấy sô-cô-la !...

        Giữa tiếng cười rộ, giọng nói bất mãn của một ký giả Pháp nổi lên :

        — Thiệt là chán ngấy đến buồn nôn !

        Hồi 14g50 ngày 1-10-1946, Tòa họp phiên thứ 407 và phiên cuối cùng. Lần này, theo lệnh Chánh-án, cấm chụp ảnh...

        Trong một bầu không khí yên lặng, nặng nề và căng thẳng, hết thảy những cặp mắt đồ dồn vào cánh cửa, sau phòng các bị can. Rồi cánh cửa mở ra, nhẹ nhàng, không một tiếng động... Từ khung cửa chữ nhật tối tăm, hình dung hộ pháp, mập lú của Goering xuất hiện trước hai Quân-cảnh. Mặt có vẻ tái mét, kiệt quệ, y cầm lấy các ống nghe một cách mệt mỏi...
         
        — Bị can Hermann Wilhelm Goering...

        Goering xua tay : hệ thống truyền tin của ống nghe trục trặc về kỹ thuật.,. Một sĩ quan vội vàng chạy đến điều chỉnh... Rồi tiếng nói gióng một của thông-dịch viên tiếp tục :

        — ... theo những yếu-tố cáo-trạng đã được công nhận là ông có vi phạm, ông bị kết án giảo hình.

        Goering, rất bình tĩnh, gỡ các ống nghe ở tai, quay nửa vòng bên phải, rất có vẻ nhà binh và đi ra.

        Hess, vì đã từ chối lắp các ống nghe vào tai, nên cũng không nghe thấy mình bị kết án khổ sai chung thân. Một quân cảnh phải vỗ nhẹ vào vai để nhắc nhở cho y hiểu là đến lúc cần phải rút lui...

        Ribbentrop tái mét. Keitel mặt lạnh như tiền. Kaltenbrunner phác một nụ cười. Rosenberg, rõ ràng là phấn đấu mãnh liệt để duy trì một vẻ can đảm giả tạo, Frank, hai tay giơ lên trong một cử chỉ van nài và nhún vai như để chấp nhận bản án của mình. Streicher đứng khuỳnh hai chân ra. Sauckel đầy vẻ u ám và phẫn nộ. Jodl huýt lên một thứ tiếng sáo khinh miệt, trước khi quay đi chỗ khác về... « cái chết giảo hình! »

        Funk — chắc chắn là cũng đã lo sợ phải chịu chưng một sổ phận hẩm hiu! — bật lên khóc nức nở khi nghe thấy bốn tiếng : «khổ sai chung thân». Rồi vụng về. đáng thương hại, y cúi đầu trước các thẩm phán quan!

        Mười tám lần, cánh cửa đã thong thả lăn trên đường ray. Mỗi lần phán quyết của Tòa-án mất độ 4 phút. Tới 15g40 ngày 1-10-1946, Tòa án Quốc-tế Nuremberg bế mạc về nhiệm vụ lịch sử của mình đã kết thúc,

        Bên ngoài, các ký giả báo chí tràn ùa một cách dã man, tàn bạo vào các trung tâm điện thoại và các máy viễn-ký-tự đánh chữ liền. Ngay chiều hôm đó, báo chí khắp thế giới loan tin kết quả vụ án các tội nhơn chiến tranh vĩ đại:   

        — 12 án tử hình: Bormann (khuyết tịch), Frank, Frick, Goering, Jodi, Kaltenbrunner, Keitel, Ribbentrop, Rosenberg, Sauckel, Seyss-Inquart và Streicher.

        — 3 án khổ    sai chung thân : Funk, Hess và Raeder.

        — 2 án 20 năm khổ sai: Speer và Schirach.

        — 1 án 15 năm khổ sai: Neurath.

        — 1 án 10 năm khổ sai: Doenitz.

        — 3 tha bổng: Fritzche, Papen và Schacht.

        Bác sĩ Gilbert, chuyên viên thần kinh, đi từ Xà- lim nọ đến Xà-lim kia ở trong lao xá...

        Goering — tuy đã cố gắng giữ vẻ khinh khoái, ung dung... nhưng hai bàn tay run rẩy ngoài ý muốn, đôi mắt ẩm ướt, hơi thở hổn hển — chứng tỏ là hệ thống thần kinh đã căng thẳng tột độ !... ít lâu sau y tâm sự với ngươi thợ hớt tóc trong lao xá:

        — Vậy thì họ cứ việc treo cổ tôi !... Dù sao chăng nữa, đó cũng là những tên bắn súng rất tồi, nên có lẽ vì thế họ không muốn dán chặt chúng tôi vào tường!... Tôi đã suy nghĩ kỹ là sẽ có 11 án tử hình — đó là không kể Bormann !... Dù sao chăng nữa, đổi với Jodl... điều này làm tôi vô cùng ngạc nhiên !... Tôi ngờ là họ sẽ treo cổ Raeder !...

        Ribbentrop, rõ ràng là xao xuyến và xúc động mạnh vừa đi sải những bước dài trong Xà-lim vừa lẩm bẩm: — « Tử hình!... Bị kết án tử hình !... Mình không thể nào tiếp tục viết được Bút ký nữa !... Người ta lại căm hờn mình đến thế... đến thế kia à ?... »

        Kaltenbrunnner cũng không thể nào tự chủ nổi!.., Keitel và Jodl tự do bày tỏ sự phẫn uất tức giận: không phải là vì họ bị kết án tử hình, nhưng sự treo cổ là một trừng phạt nhơ nhuốc, không xứng đáng với những quân nhơn thuần túy như họ !...

        Sauckel — chắc chắn là con người nổi loạn nhất hoảng hốt nhiều hơn hết thảy mọi người — vẫn tin tưởng là đã khám phá ra một sự phiên dịch nhầm lẫn và quả quyết là bản án của y đã duy nhất dựa trên căn bản sự trục trặc kỹ thuật ấy ! Y nói chuyện đó với hết thảy mọi người: thợ hớt tóc, thày thuốc, bác sĩ thần kinh... Tin tức về sự thất vọng của y lan tràn khắp lao xá... và cuối cùng Seyss-Inquart — cũng bị án tử hình đã viết cho y một bức tâm thư an ủi: « Trong những ngày vang bóng một thời, đại thắng lợi vẻ vang nhất của chúng ta thời chúng ta đã đứng hàng đầu !... Bây giờ trong sự đại họa khốn khổ nhất này, chúng ta cũng căn phải chiếm đóng vững chắc vị trí đó !... Phẩm giá của chúng ta sẽ giúp đỡ dân tộc Đức xây dựng tương lai xán lạn, huy hoàng.»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #168 vào lúc: 12 Tháng Tư, 2018, 08:36:11 pm »

       
*

*       *

        Còn hai tuần lễ nữa trôi qua — 14 ngày dài vô tận, nặng trĩu một tình trạng căng thẳng, ghê rợn !... Trong các Xà-lim, người ta nghe thấy, từ phòng thể- thao, những tiếng cưa xoèn-xoẹt và những tiếng búa chan-chát !...

        Ngày 15-10-1946 hình như các bị can linh cảm thấy giây phút long trọng sắp điểm rồi !... Gần như hết thảy mọi người đang đọc sách, một vài người viết những bức thư cuối cùng...

        Frank, Kaltenbrunner và Seyss-Inquart — ba người công-giáo duy nhất — xưng tội và rước lễ, riêng biệt từng người ở trong Xà-lim cá nhơn.

        Bác sĩ Muecke — hồi 10 giờ đêm nay, cũng như mọi đêm khác — mang đến cho Goering một liều thuốc ngủ : một viên Seconal làm ngủ mau lẹ nhưng hiệu quả cũng tan biến mau chóng. Nuốt viên thuốc rồi, Goering hỏi rất thản nhiên : « Liệu có căn phải cởỉ quần áo không ? ». Bác-sĩ rút lui với một câu trả lời lơ lửng: « Có nhiều đêm rất ngắn ngủi !... ». Ông không hề biết là chính Goering, sáng nay đã tâm sự với người thợ hớt tóc :

        — Chắc chắn là ngày mai người ta không cần dùng đến ông nữa !... Tôi sẽ để lại cho ông con dao cạo và cái chổi quét xà-bông. (Đột nhiên y mỉm cười, đầy vẻ thông cảm) : Rủi thay ! Tôi không thể nào "tặng ông cái ống điếu để lưu niệm. Khi nào tôi rời khỏi Xà-lim này lần cuối cùng, tôi sẽ đập ống điếu vào cánh cửa cho vỡ tan tành !...»

        Hồi 10g45 đêm 15-10-1946, người lính có phận sự canh gác Goering, nhìn qua ô cửa kính nhỏ xíu thấy tù nhơn nằm trên phản với một dáng điệu vô cùng kỳ quái !...

        Trước hết là hai bàn tay co quắp níu cứng lấy cái mền... Rồi đến cánh tay giần-giật liên hồi... Mặt co dúm lại, hai chân giẫy giụa, thân hình lăn lộn, quằn quại từ trái sang phải...

        — Này !... Này !...

        Tiếng kêu của người lính gác vang dội trong hành lang. Sĩ-quan trực vội vàng chạy đến, mở cửa ra và cúi xuống nhìn vị cựu Thống-chế : sự giần-giật đã dịu bớt nhưng thân hình đồ sộ vẫn còn vặn vẹo, lăn lộn và tì nhẹ nhàng trên hai khuỷu tay, hơi thở hổn hển, những giọt mồ hôi lăn tăn trên má...

        Viên sĩ quan và lính gác hiểu biết ngay là tù nhơn đã thoát ly khỏi tay họ rồi !... Họ đỡ y dậy, vỗ nhè nhẹ vào đôi má nhưng không mấy tin tưởng... Thầy thuốc được cấp báo ngay : mới đầu còn cho là biến chứng của bệnh đau tim... nhưng thình lình « mặt Goering trở nên xanh mét, thân hình đổ xuống và một hơi thở cuối cùng hắt ra... Thế là hết !

        Khi đại tá Andrus, người có trách nhiệm về sự an ninh trong lao xá, tới nơi thì Goering đã chết rồi. Người Mỹ này, với một động tác nóng nảy, nhét vội vào túi áo một tờ giấy đánh máy, do ông vừa nhận được và định sẽ đọc cho Goering nghe. Đó là giấy của Hội-đồng Kiểm-soát Liên-bang Đồng-Minh ở Bá- Linh bác đơn xin ân xá của Goering : bây giờ thời khỏi cần báo cho tội nhơn biết nữa !...

        Sau khi khám nghiệm qua loa, viên thày thuốc đứng lên, nhìn đại-tá Andrus, nhún vai và nói :

        — Tôi ngờ là thuốc độc Cyanure.

        Người Mỹ thì thào :

        — Cám ơn bác sĩ.

        — Này !... Thưa Đại-tá...

        Người lính gác vừa kêu lên, vừa nhặt ở dưới gầm giường một thứ vỏ bằng đồng thau : đó là vỏ đựng ống thuốc độc. Vả lại một lát sau, người ta khám phá thấy những mảnh vụn thủy tinh ở trong miệng nạn nhơn.

        Ống thuốc độc ấy ở đâu ra ?... Ai đã cung cấp cho Goering ?... Sẽ không bao giờ người ta biết chắc chắn cả ! Tuy nhiên, dường như ống thuốc này đã do tướng Von Dem Bach-Zelewski — một tù nhơn khác ở Nuremberg — trao cho Goering. Mỗi khi gặp gỡ viên cựu Thống chế trong các hành lang, tướng Bach đều chào hỏi y với sự lễ phép, kính trọng quá trớ'n — chắc có lẽ để mua vui cho các lính gác và ru ngủ chúng sẽ không chú ý đến nữa !... Cho đến một ngày đẹp trời kia, lợi dụng cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên ấy, y tô màu và phóng đại vở « hài kịch » đến mức độ bắt tay Goering rất lâu...

        Lời tường thuật này do chính Bach-Zelewski kể lại... làm cho các điều - tra viên hoài nghi!.. Mãi tới năm 1951 y trao cho người Mỹ một ống thứ hai mà hình thể và dung lượng giống hệt như ống thuốc trước của Goering... nên bây giờ người ta có thể coi như là màn bí mật đã vén lên sáng tỏ !

        Lẽ dĩ nhiên là vụ tự tử của Goering vào giờ phút chót làm cho đại tá Andrus tức giận phát điên lên... Y ra lệnh lục soát ngay tức khắc — đến hàng trăm lượt! — các Xà-lim của những tội nhơn khác. Một vài giờ sau, y vô cùng sửng sốt, kinh hoàng đứng «chiêm ngưỡng» các chiến lợi phẫm đo những thuộc hạ đã thâu lượm được :

        — 1 đanh vít dài và nhọn của Von Neurath ;

        — 1 lọ thủy tinh (một mảnh vỡ duy nhất đủ cắt đứt mạch máu) của Ribbentrop ;

        — 1 kim băng lớn giấu trong áo sơ mi, 4 cúc, 2 đinh tán mài sắc bén, 1 mảnh thép hình lưỡi dao của Keitel ;

        — 1 dây thừng lớn dài 1 thước của Schacht ;

        — 50 phân kẽm của Jodl ;

        — 5 sợi dây giây nối liền với nhau của Doenitz;

        — 1 cùi dìa, cán mài nhọn hoắt của Sauckel.

        Bất kể một thứ gì kể trên cũng có thể cho phép chủ nhơn tự tử rất dễ dàng !.. Thế cho mãi tới đêm nay, những người có trách nhiệm kiềm soát thường xuyên không hề khám phá thấy !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #169 vào lúc: 13 Tháng Tư, 2018, 01:01:11 am »

       
*

*      *

        Tuy nhiên vụ Goering tự tử không hề thay đổi thời-khóa-biểu và dự định. Vài phút trước 1 giờ sáng 16-10-1946, cửa Xà-lim của Ribbentrop xịch mở. Hai Quân-cảnh Mỹ, cầu vai trắng xóa và mũ vành bạc sáng loáng, đi kèm hai bên tội nhơn để dẫn tới phòng thể- thao ở phía bên kia sân. Trong căn phòng rộng lớn, đèn thắp sáng trưng như ban ngày, dựng sẵn ba giáo- hình đài sơn đen. Mười ba bậc dẫn lên tới sàn đài; trên mỗi sàn dài có dựng một cột trụ để thắt cổ. Đây là sự miêu tả rất đơn giản của bác sĩ Pfluecker:

        «Tội nhơn dửng trên một cái cửa sập sẽ mở ra sau khi đao phủ đã luồn dây thòng lọng vào cổ người thọ hình. Tội nhơn sẽ từ trên cao — độ một từng lầu —  rơi xuống... Sàn giảo đài được che kín bằng các tấm nỉ đen. Hai bác sĩ Mỹ chứng nhận là tội nhơn đã chết thực sự.»

        Tưởng cũng nên nói thêm là với hệ thống giảo hình này thời cái chết không xảy ra ngay tức khắc. Tuy nhiên kẻ bị giảo hĩnh sẽ bất tỉnh ngay trong một phần giây đồng hồ.

        Mọi việc đều diễn tiến với một sự mau lẹ tối đa!.. Một vài nhơn chứng đứng quan sát trong một vùng bóng tối : 4 tướng Mỹ, 8 ký giả chọn lọc... Bác sĩ Hoegner, chủ tịch xứ Bavière, chứng kiến cuộc hành hình với tư cách là đại diện nhân dân Đức. Mùi thơm của rượu uýt-ky và thuốc lá vàng nâu lẫn lộn với mùi mạt cưa...

        Đao phủ — trung-sĩ I John Woods, quê ở San Antonio, Texas — tỏ ra rất tháo vát, mẫn tiệp !.. Do hai phụ tá giúp việc rất đắc lực, Woods túm lấy tội nhơn — giống như mèo vồ chuột — trói quặt hai tay ra sau lưng bằng một sợi dây đen, đẩy y bước lên bậc thềm, luôn luôn có hai Quân-cảnh đi kèm bên cạnh, đỡ lấy nách y, tiến vào cánh cửa sập...

        Ở bên ngoài, đám ký giả báo chí đành hài lòng để nghe ngóng và theo dõi tiếng đục ngầu của cửa bẫy sập... Đúng 1 giờ 1 phút sáng 16-10-1946 là đến lượt Ribbentrop. Cũng như tất cả những người theo sau y trong cuộc dạ hành này, y lợi dụng sự được phép nói để tuyên bố một vài lời cuối cùng :       

        — «Xin Thượng-để che chở Đức-quổc!.. Lúc này sắp chết, tôi bày tỏ hy vọng là nước Đức sẽ bảo tồn được sự thống nhất, giữa Đông và Tây sẽ tiến tới việc thông cảm và đồng ý nhau ở điểm này !»

        Rồi áo mũ đen trùm cả mặt... Cửa sập mở ra... Thế là hết... đối với cựu Bộ-trưởng Ngoại giao Đức Quốc-Xã !..

        Những lời tuyên bố cuối cùng của những người khác đại loại cùng một giọng điệu... Ngoại trừ Frank đã cám ơn Tòa-án «về lòng khoan dung»... Streicher đã diễn cả một vở hài kịch: y từ chối không mặc quần áo và cũng không chịu đi... Thế là y vẫn mặc quần xà lỏn, áo thung và bị hai Quân-cảnh hộ-pháp dẫn qua sân lên giảo hình đài. Tiếng kêu cuối cùng của y : «Vạn tuế Hitler !...» đã bị tiếng cửa sập át đi một nửa... và vang dội lên tận nóc nhà của Pháp - đình Nuremberg !

        Mười hai phút sau khi cái chết của Seyss-Inquart được xác nhận, người ta khiêng xác Goering trên băng ca để xếp vào đầu dẫy những người bị giảo hình. Rồi một nhiếp-ảnh viên của Quân-đội chụp cho mỗi tử thi hai bức hình: 1) mặc quần áo; 2) trần truồng. Các hình này, có đóng dấu « Tối Mật », sẽ được lưu-trữ trong mười năm tại văn khố Mỹ-Quốc.

        Nhưng sẽ không bao giờ người ta hiểu tại sao, một vài ngày sau, chúng lại trôi giạt, lạc lõng vào tòa soạn một đại tạp chí Mỹ và lẽ dĩ nhiên được vội vàng đăng tải rùm beng !...

        Hồi 4 giờ sáng 16-10-1946 mười một cỗ quan tài được xếp trên hai xe cam-nhông Mỹ, do một tướng Pháp và một tướng Mỹ cùng đi trên một xe díp áp tải, kèm theo một xe bỏ mui kín. Mỗi xe đều trang bị súng đại liên ! Lẽ dĩ nhiên là các xe ký giả đều chạy đuổi theo và bám sát nút như đỉa đói !...

        Đoàn xe trên mở hết tốc lực và di chuyển trên đường về Furth, Tới Erlangen, xe ngưng đột ngột... Một sĩ quan — ở trên xe dip đi chặn hậu — xuống báo cho các ký giả biết là kể từ giờ phút này, nếu còn ngoan cố theo dõi đoàn xe thời sẽ vô cùng nguy hiểm... vì tính mạng không được bảo đảm !... Rồi đoàn xe vun vút biến mất trong đám sương mù ban mai...

        Chỉ mãi về sau này, người ta mới biết là cùng ngày hôm ấy (16-10-1946), các tử thi được hỏa thiêu ở Munich trong một khung cảnh vô cùng bí mật và nắm tro tàn được rải rác đó đây... trên dòng sông Isar !... Ngay thời đó, các nhà chuyên trách Đồng-Minh cũng lo sợ là những người cuồng tín sẽ lập đền thờ tại nơi di-hài những thần tượng của hộ bị rải rác ở đâu !... Ngày nay sự phòng ngừa ngẫu nhiêu ấy có vẻ quá xa xăm...

        Lao xá Spandau, ở vùng ngoại ô Bá-Linh, là một nơi hiếu kỳ về chánh trị... Đó là nơi duy nhất ở thế giới mà ngày nay, các nước cựu Đồng-Minh đoàn kết với nhau cũng như trong thời kỳ chiến thắng cộng đồng. Nhưng sự quan trọng của lao xá Spandau ngưng bặt tại đây: bởi năm 1959, cả 99% dân chúng không hiều biết sự chi xảy ra trong lao xá này...

        Về 7 tội nhơn bị kết án khổ sai ư ?... Ai thắc mắc lo âu đến số phận của họ ?... Von Neurath, đã 81 tuổi, được ân xá năm 1954. Chắc chắn là dư luận thế giới sẽ không phản đối... nếu sau khi Neurath được phóng thích, Thủ-tướng Liên-bang Đức Adenauer, tay vô địch của nền tự do Tây phương lại không nảy ra ý kiến ngộ nghĩnh gởi cho y một bức điện văn nồng nhiệt khen ngợi...

        Tháng 10-1955, đến lượt Raeder được tự do một năm sau, Doenitz và tiếp tục là Funk rời khỏi pháo đài cổ xưa này.

        Còn những người được tha bổng : nếu Fritzsche chết năm 1953 sau khi giải phẫu ung-thư thời Papen và Schacht rất khoẻ mạnh. Họ cũng có nhiều thắc mắc lo âu các tòa án Đức về việc thanh lọc và tảy trừ những người Quốc-Xã nhưng họ vẫn được binh yên... Nhất là khi họ có những liên lạc mật thiết và mạnh mẽ với Tòa Thánh Vatican hay các ngân hàng Mỹ-quốc !...

        Ngày nay còn lại sự chi đối với vụ án to lớn nhất của Lịch-sử ?... Một vài thỏa ước và nguyên tắc về pháp lý : những mảnh giấy lộn đối với người này... những luật lệ để tuân hành đối với người kia... hay có lẽ cũng là sự tưởng nhớ mơ hồ của thời kỳ ngộ nghĩnh mà các Bộ-trưởng hoặc Tổng tư-lệnh phải báo cáo hành vi của họ trước Tòa-án Quốc-tế Nuremberg...

        Sự thắng thế của Công-bình và Luật-pháp ư ? ...Hơn thế nữa !... Cũng dường như cuốn theo chiều gió..
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM