Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 04:01:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vụ án Nuremberg  (Đọc 30711 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #130 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2018, 12:26:23 pm »

       
*

*      *

        Ngay sau khi kinh thành Ba-Lê thất thủ, Goebbels đã rầm rộ tuyên bổ là chiến dịch chóp nhoáng ò Pháp đại thắng là « do thiên tài của một vị tướng soái danh tiếng lẫy lừng nhất trong các thời đại !..» Ngày nay đã được chứng minh rằng chương trình kế hoạch của chiến dịch này là công trình — không phải là của Hitler ! — của tướng Eric Von Manstein. Và Hitler cũng không hề ghét bỏ việc sáo đội lốt công !..

        Chương trình kế hoạch này thực sự là tuyệt vời : tướng Gamelin đáng tội nghiệp không tài nào chống đối nổi... 5 ngày sau cuộc xâm lăng của quân Đức. Thủ tướng Paul Reynaud điện thoại cho Luân-Đôn... Tổng đài của Bộ Ngoại-giao Anh chuyển dây về nhà riêng của Thủ-tướng Winston Churchill.

        Reynaud kêu to, tuyệt vọng :

        — Chúng tôi thua đến nơi rồi !.. Chủng tôi đang bại trận !..

        Churchill cắt ngang, đầy kinh ngạc :

        — Sao ? Không thể nào như thế được !.. Mới có ít lâu !..

        — Quân Đức đã chọc thủng Sedan. Các lực lượng bộ binh hùng hậu tràn ùa vào lỗ hồng, theo sau các xe thiết giáp... Trước mũi dùi của họ, các oanh tạc cơ địch đâm nhào xuống để tiêu diệt quân đội chúng tôi. Mũi dùi tiến sâu vào phòng-tuyến Pháp, mỗi lức càng thêm mở rộng ra... Địch quân tiến như vũ bão trên trục Laon-Amiens về phía bờ biển. Chúng tôi sẽ thua trong một trận duy nhất !..

        Nếu Pháp không hoàn toàn bại trận thời chắc chắn cũng đã bị thua trong chiến dịch năm 1940. Và cùng với Pháp : cả Anh nữa, do đoàn quân viễn chinh hồng-mao đang bị đàn áp nặng nề ở hải cảng Dunkerque, rất có thể bị tiêu diệt trọn vẹn !..

        Thế là phép lạ xẫy ra !... Von Rundstedt, tư lệnh các sư-đoàn trung ương, bất ngờ nhận được cú điện thoại gọi từ Đại Tổng Hành dinh Quốc trưởng Hitler...

        Vị « tướng soái danh tiếng lẫy lừng nhất trong các thời đại» đã quyết định can thiệp !., Nhờ có những văn-khố của Bộ Quân-lực Đức, ngày nay người ta đã biết rõ cuộc đàm thoại vô cùng quái đản này !

        Tiếng nói ở đâu dây vói một giọng vừa lịch sự vừa cương quyết:   

        — Thưa đại tướng, tôi được ủy nhiệm chuyển đến ông một mệnh lệnh của Quốc-Trưởng về vấn đề các chiến dịch ở chung quanh Dunkerque. Xin ông vui lòng chỉ thị cho Sư-đoàn thiết giáp Von Kileist không được vượt qua sông đào St Omer.

        Không tin vào hai tai của mình, Rundstedt hét lên :

        — Vô lý quá !.. Tôi hy vọng là ông nói chuyện đứng đắn đấy chứ !.. Các xe tăng của chúng ta đang tiến vào thành phố...

        Tiếng nói cắt ngang :

        — Tuyệt đối cấm ngặt vượt qua sông đào St Omer !

        Rundstedt ngây ra như ngu độn;

        — Chính là... Này !.. Không tài nào như thế được !..

        — Trong trường hợp này... Chấm dứt!

        — Chấm dứt !

        — Chấm dứt !

        Và như thế nên tại sao người Anh lại có thể cho rút xuống tàu gần như trọn vẹn cả đoàn quân viễn chinh — độ hơn 340.000 người — và chở về đảo Anh. Một cuộc cứu cấp mà những hậu quả lại còn nặng nề han cả Stalingrad và El Alamein !.. Thế là Anh vẫn luôn luôn còn một đạo quân và bắt đầu từ con số độ 15 sư đoàn ấy, Anh đào luyện nên sự thẳng trận vẻ vang !

        Ngày nay, người ta đã biết tại sao lại có phép lạ ẩy ? Chính vì Goering đã nhấn mạnh với Hitler để dành cho đoàn không quân yêu của y lãnh nhiệm vụ thanh toán quân Anh. Cứ nghe lời y nói thì chỉ nguyên các phi công thôi, cũng đủ rồi !... Hitler tin tưởng lời y. Nhưng đám cháy các kho xăng khổng lồ — suốt nhiêu ngày— tỏa ra ở trên biển và bãi biển những đám khói dày đặc và đen kịt.. Các phi công Đức cũng không thể nào quan sát được lúc quân Anh xuống tàu... Sau cùng khi Rundstedt lại được lệnh tiến vào thành phố thời các đoàn quân của Gort đã xa quá tầm súng rồi...

        Tham vọng quá lố của Goering và của «vị tướng soái danh tiếng lừng lẫy nhất trong các thời đại» đã dẫn đưa tới khúc quẹo thứ nhất của chiến tranh. Vậy chúng ta cũng chá nên phiền trách họ !...

        Hitler — ngàv 22-6-1940, ở Rethonđes — mê sảng và mừng quýnh, phác họa một bước nhảy vọt : ngay chính ở nơi đây — hồi năm 1914» Đức đã thú nhận là bại trận — các nhà đặc sứ Pháp sẽ ký kết bản đầu hàng của nước họ ! Đức Quốc-Xã sẽ tổ chức cuộc chiến thắng vẻ vang...

        Ảo tưởng rất ngắn ngủi !... Qua biển Manche, tiếng gầm thét của Thủ tướng Anh vang dội :

         «Chúng ta sẽ bảo vệ đảo của chúng ta và sẽ cố giữ đến cùng !... Chúng ta sẽ chiến đấu trên bãi biển... trên sân bay... trên các đường phố và trên các ngọn đồi!... Chúng ta sẽ chiến đấu không ngừng và không bao giờ chịu hàng phục !...»

        Về phần Hitler, y chỉ tin chuyện ấy có một nửa !... Ở Nuremberg, người ta sẽ đọc các chỉ thị mật do Hitler đã gởi từ ngày 16-7-1940 cho Keitel và Jodi : «Mặc dù tình trạng quân sự tuyệt vọng, hình như Anh vẫn không sẵn sàng chịu khuất phục nên tôi đã quyết định chuẩn bị — nếu cần — thực thi một chiến dịch đổ bộ lên đảo. Nhằm mục tiêu đó, quân Anh cần phải bị thiệt hại nặng nề về tinh thần cũng như vật chất để không thể nào chống đối hữu hiệu với các lực lượng của chúng ta !... »
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #131 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2018, 07:12:09 pm »


        Goering mập lù xoa tay... Cuối cùng người ta sẽ thấy sự chi sắp xảy ra... Không quân Đức đã triệt để sẵn sàng : trong hai hay ba tuần lễ nữa, những căn cứ mới của y ở Hòa lan, Bỉ, miền bắc Pháp sẽ hoàn tất — xin Thượng đế hãy thương xót những người Anh đáng tội nghiệp !... Cuộc đại tấn công của Không quân, chiến dịch bất hủ Blitfc, khởi đầu hồi rạng đông ngày 15-8-1940 : 2.600 máy bay bắn phá miền nam đảo Anh !... Buổi chiều đã hao hụt mất 75 : phần nhiều là các oanh tạc cơ ! Goering nhăn mặt và nghĩ rằng muốn ăn món ốp-lết thời phải đập vỡ trứng nên cứ tiếp tục...

        Ba tháng sau, tâm hồn chết điếng, y đành bỏ cuộc. Không quân Đức đã mất 2.500 máy bay và những phi hành đoàn ưu tú — một vụ trích huyết mà không bao giờ có thể trỗi đậy để chóng lành mạnh được !...

        Tưởng cũng cần phải nói rõ : Không quân Hoàng gia Anh đã tổ chức thiệt chu đáo, phấn khởi vì một lý tưởng rất huyền điệu, chứng tỏ một sự hăng say, bền bỉ, thuần túy Anh-cát-lợi, đã thắng lợi vẻ vang. Chắc chắn là Anh cùng phải chịu đựng những sự thiệt hại ghê gớm, nhưng không vì thế mà sự quyết định bị ảnh hưởng và các nhà lãnh đạo cũng đã chuẩn bị một cuộc tra đũa vô cùng ghê gớm !...

        Trong dịp lễ tuyên dương công trạng các phi công của Không quân Hoàng gia Anh, Churchill đã long trọng tuyên bổ :

        — Chưa hề bao giờ nền tự do của thế giới lại lệ thuộc vào sự dũng cảm, tận tụy hy sinh của một nhóm người nhỏ bé...»

        Hải quân Đức cũng đã rút tỉa được kinh nghiệm quý báu về sự thất bại chua cay này : hiện thời chưa đặt thành vấn đề đổ bộ lên Anh. Hai tiếng «hiện fhời» chỉ dùng để che đậy một sự chắc chắn phũ phàng : sẽ không bao giờ đổ bộ lên đấy cả !

        Dù sao chăng nữa, Đức đã bị kẹt rồi : vướng mắc và bận rộn ở nhiều nơi khác !... Ý-đại-lợi — «bạn Đồng-minh của Đức nhưng không đồng tham chiến» — đã không cưỡng nỗi sự cám dỗ tuyên chiến vào giây phút cuối cùng : vì Pháp sụp đổ rồi thời tốt hơn hết là nên cắn xé một mảng thịt ở thân hình thoi thóp ấy, đã không tài nào tự bảo vệ nồi !... ít lâu sau —  hồi tháng 10 nảm 1940 — thấy ngon miệng quá, Mussolini bèn tấn công luôn Hy lạp... chưa hề bao giờ nhà độc tài La-mã áo đen này lại lố bịch, nhố nhăng đến thế !... Đoàn quân xinh đẹp của y — chuyên nghiệp về những dáng điệu oai hùng và những câu nói rỗng tuếch, kêu vang — chẳng bao lâu đã ở trong một tinh trạng rất gay cấn, vô cùng bi đát, do tội lỗi của những quân Hy-Lạp khốn kiếp đang chiến đấu dữ dội như sư tử !... Thế là bó buộc Hitler phải chạy đi cứu viện anh bạn xui tận mạng, không những ở miền Balkans, nhưng còn ở cả Bắc Phi do đoàn quân của thống chế Grasiani đang sắp sửa bị quân Anh tiêu diệt và có thể bị chôn vùi dưới các bãi sa mạc !...

        Tuy nhiên mục tiêu chính của Hitler vẫn là sự triệt hạ Nga-Sô. Ngay từ 18-12-1940, trong khi trận không-chiến còn đang vô cùng dữ dội trên bầu trời Anh, y đã soạn thảo một bản văn trở nên danh tiếng, đó là « Chỉ thị 21 » bất hủ :

        «Quân lực Đức cần phải chuẩn bị sẵn sàng nghiền nát Nga bằng một chiến dịch chớp nhoáng, ngay cả trước khi kết thúc chiến tranh với Anh !.. Mọi sửa soạn phái bắt đầu ngay từ bây giờ để có thể hoàn tất chậm nhứt vào ngày 15-5-1941 »

        Tài liệu này có chữ ký của Hitler, do Keitel và Jodl phó thự và lấy ám hiệu là Chiến dịch Barberousse.

        Tuy nhiên, ngay cả từ trước ngày 15-5-1941, Hitler sẽ còn đuổi theo một con thỏ thứ hai và cả con thứ ba nữa !...

        Ở Nam-Tư, Chánh-phủ — đã gia nhập minh ước của Trục Đông kinh — Bá linh — La-mã, — đột nhiên bị lật đổ. Quân lực Đức có bổn phận nhắc nhở cái xứ nhỏ bé này là phải triệt để tôn trọng lễ nghi !.. Sự nhắc nhở này đã vô cùng tàn bạo ; với một sự dã man chưa từng thấy, các oanh tạc cơ của Goering phá hủy thủ đô Belgrade, tự do nhằm các khu vực đông dân cư... Rồi là chuyện một mũi tên bắn hai con mồi: Đức sẽ thanh toán Hy lạp bằng «một sự phản ứng như sét đánh» theo luận điệu các thông cáo của Bá-linh !.. Thực ra, đó lại còn là một cuộc xâm lăng đã chuẩn bị từ lâu ngày. Ở Nuremberg, Công-tố viện xuất trình một bản chỉ thị mật của Hitler, ngày 12-11-1940 nghĩa là 6 tháng trước khi cỏ chiến dịch và theo đó thời Bộ Tư lệnh tối cao đã nhận được mật lệnh chuẩn bị cuộc xâm lăng Hy lạp...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #132 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2018, 05:50:39 am »


        Hiện bây giờ, chiến tranh đang mở rộng phạm vi và kích thước một cách ghê rợn ! Sự phá hoại điên rồ, sự tàn ác, dã man, sự thèm khát quyền thế không còn biết ranh giới là gì nữa !.. Một hình ảnh đặc sắc nhất của triều đại đầy ác mộng này được cung cấp cho chúng ta do những vụ biến cố ở đảo Crète. Trong các hồ sơ của Tòa án Quốc-tế Nuremberg, có tờ báo cáo của Chánh-phủ Hy-lạp :

        «Sau khi quân Đức chiếm đảo ít lâu thời xảy ra những cuộc báo thù đầu tiên : một số lớn dân cư, phần nhiều là những người tuyệt đối không hành động chi cả, bị hành hình. Các làng Skiki, Brassi và Kanadès bị thiêu hủy, lấy cớ là trong khi đánh nhau, một vài lính nhảy dù Đức đã bị Cảnh-sát Hy-lạp hành quyết ! Trên khoảnh đất ở các làng bị tàn phá, chánh quyền Đức cho dựng lên những tấm bia khắc cả hai thứ chữ Đức và Hy-Lạp :

        « Thiêu hủy để trả đũa vụ ám sát dã man một liên đội Dù và một tiểu đội Công-binh bị lọt ổ phục kích của những người đàn ông và đàn bà võ trang... »

        Trong trí óc của Hitler, tất cả những cuộc chiến đấu ấy, tất cả những sự khủng khiếp ấy mới chỉ là bốn món ăn chơi !... Cuộc chiến tranh chống Nga-Sô, sự tiêu diệt nước này trong một chiến dịch như sét đánh ngang tai, đối với y còn quan trọng hơn là một mục tiêu đạt tới — chính là một sự ám ảnh !... Chớ hè một lần nào y lại có ý tưởng là những tinh toán của y rất có thể sai lầm. Trên những đỉnh cao chót vót — đến chóng mặt! — do tham vọng điên rồ thác loạn dẫn dắt y tới, hình như không một nhầm lẫn nào có thể xảy ra được!...

        Tháng 7 năm 1940, Hitler đã long trọng tuyên bố trước những cố vấn và chỉ huy quân sự :

        — Cần phải làm cho Nga-Sô bị lung lay tận gốc rễ ! kết quả này cần phải đạt được trong chớp nhoáng. Nếu chúng ta khởi cuộc tấn công vào tháng 5 năm 1941 thời phải mất độ 5 tháng...

        Tin tưởng rằng mình là con người Thần-sứ, chịu sứ mệnh của Thượng-để, y không hoài nghỉ chỉ cả... Ở Nuremberg, người ta biết rằng ngay từ tháng ba năm 1941, các dự định cửa Đức đã khá tiến triển để có thể giải quyết việc phân chia lại lãnh thổ Nga- Sô thành 9 xứ Bảo-hộ do 9 Cao-ủy Đức cai trị !... Các chương trình kế hoạch rất rõ rệt dự trù việc khai thác kinh tế những miền đất đai chiếm đóng, dưới quyền hành của Goering. Ngày 2-5-1941, trong một cuộc họp các Quốc-Vụ-Khanh, người ta đã thiết lập một chương trình mà sự trơ trẽn, lố bịch đã miêu tả rõ tinh thần và tâm lý của các nhơn viên cao cấp Quốc-Xã :

        « Chiến tranh chỉ sẽ tiếp diễn một cách ích lợi nếu ngay từ năm thứ ba trở đi, toàn thể Quân lực Đức đã có thể được nuôi dưỡng với những sản phẩm về canh nông và chăn nuôi của Nga. Một sự trích xuất tương tự có nghĩa chắc chắn là sẽ có nhiều triệu dân cư bị chết đói...»

        Nhưng người Nga có đoán biết sự chi đang chờ đợi họ chăng ? Người ta không dám nói quyết. Tháng 11 năm 1940, Ngoại-trưởng Nga Molotov hãy còn sang Bá-Linh để thăm viếng chánh thức. Ngoại-trưởng Đức Ribbentrop — thay vì lời chúc mừng — đã trắng trợn tuyên bố :

        «Ngày nay, không một cường quốc nào trên thế giới lại có thể thay đổi sự kiện là giờ phút cuối cùng của Anh đã điểm ! Đế quổc Anh sẽ bị đánh mạnh và sự bại trận chỉ còn là vấn đề thời gian... »

        Chính ngay lúc đó còi báo động kêu vang. Ribbentrop bó buộc phải dẫn vị khách quý xuống hầm trú ẩn. Sau khi phi cơ Anh bay khỏi, Molotov không thể nào không nói trào phúng :

        — Nếu Anh bị bại thời sao lại còn bó buộc chúng ta phải tiếp tục cuộc mạn đàm ở sâu dưới lòng đất ?..»

        Vào cùng thời kỳ ấy, Ribbentrop cũng tiếp một chánh khách nữa là Ngoại-trưởng Nhật Josouke Ma- tsouoka. Không hơn gì bạn đồng thuyền ở La - Mã, người bạn đồng minh ở Viễn Đông này cũng không được thông báo rõ rệt về những ý muốn thật sự của Hitler. Nhưng Matsouoka — có tài bén nhạy và linh mẫn hơn Thủ lãnh áo đen Mussolini — không giấu nồi sự kinh ngạc khi nghe thấy Ribbentrop xác định :

        — Nếu chẳng may Nga-Sô lại tỏ ra một thái độ đe dọa thời Quốc-trưởng sẽ nghiền nát chúng ngay !...

        Ai hiểu nấy nghe!... Trên đường về, Matsouoka ngừng lại ở Mạc-Tư-Khoa để ký với điện Cẫm-linh một hiệp ước bất xâm phạm. Như vậy, Nhật sẽ không bị lôi cuốn vào một cuộc phiêu lưu vô ý thức...

        Đúng sự thực ra, về vấn đề phiêu lưu, điên rồ, Đông kinh sẽ lao mình vào một cuộc mạo hiểm ít ra cũng thác loạn tương tự và xứ Mặt trời mọc cũng ra khỏi đấy một cách tồi tệ như đế quốc chữ Vạn !...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #133 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2018, 05:52:49 am »

       
*

*      *

        Sidney Alderman, đại diện Công-tố Mỹ — với một giọng bình thản — trích đọc hai dòng trong một bản văn đánh máy, những câu nặng nề nhất về hậu quả trong tất cả lịch sử Đức:

        « Thời-khắc-biểu của chiến dịch Barberousse. Quốc Trưởng đã quyết định: phát động vào ngày 26-6-1941 ! »

        Các nhà lãnh đạo Quốc-Xã đều tin tưởng là đã dự trù hết mọi sự. Ngay từ tháng 5 năm 1941, Rosenberg được bổ nhiệm đặc trách các vấn đề Trung-Âu đã tuyên bố trong một bản trần tình:

        — Mục tiêu chánh trị của cuộc chiến tranh này đã rất minh bạch : đó là giải phóng Đức quốc sau nhiều thế kỷ bị áp lực của một nước Nga hùng mạnh. Vì thế cho nên cần phải phân chia lãnh thổ bao la của Nga thành nhiều xứ Bảo-Hộ, tùy theo các dữ kiện lịch sử và nhân chủng. Xứ Bảo-Hộ miền Đông sẽ gồm cả miền Bạch-Ruthénie và sẽ phải nỗ lực để tiến triển tới sự Đức-hóa trọn vẹn. Xứ Ukraine kiến tạo thành một quốc-gia độc lập, sẽ trở thành một đồng minh của Đức. Xứ Caucase — với dải đất phẳng như băng-hà — sẽ là một liên-bang đặt dưới quyền cai trị của một Cao-ủy Đức. Còn chính về nước Nga thuần túy thời chỉ có thể trông cậy vào những nguồn lợi riêng biệt của mình.

        «Xử Bảo-Hộ miền Đông — gồm những Quốc-gia ở ven biển Baltique và vùng Bạch-Ruthẻnie sẽ căn phải : phần thì loại trừ ngay những phần-tử thành-tích bất hảo về phương-diện nhân chủng; phần kia là thực- dân hóa các dân tộc nguồn gốc Nhật nhĩ man để có thể — trong một tương lại rất gần đây — toàn thể các xứ Bảo-hộ sẽ được thôn tính vào Đức quốc... Như vậy, trên thực tế, biến Baltique sẽ trở thanh một cái hồ lớn của Đức !.. »

        Hitler — với một chương trình vĩ đại tương tự! — chắc chắn phải tự hào là một Thượng-đế vô biên !.. Vả chăng y cũng không hề giấu giếm điều ấy. Trong khi quân Đức đã tiến vào lãnh thổ Nga từ nhiều giờ rồi, y còn trịnh trọng tuyên bố :

        — « Tôi đã quyết định trao phó vàn mệnh Âu-Châu cho các quân nhơn anh dũng và quả cảm của chúng ta ! »

        Ở Nuremberg, người ta sẽ chuyên chủ chứng minh những lý do cuộc xâm lăng mới mẻ này. Để mở đầu, Công-tố viện đọc các tờ trình của bá tước Von Der Schulenburg, đại sứ Đức ở Mạc-Tư-Khoa gởi về cho Chánh-phủ. Và người ta đọc thấy, ngày 4-6-1941, ba tuần lễ trước ngày tấn công :

        «Thái độ của Nga rất đáng hài lòng !.. Bằng đủ mọi phương thức, điện Cẩm-Linh vẫn nỗ lực để tránh né một cuộc xung đột với Đức. »

        Ba ngày sau, đại sứ Đức lại nhấn mạnh thêm sự khao khát hòa bình ấy :

        «Hiền nhiên là Staline và Molotov — những người duy nhất chịu trách nhiệm về đường lối ngoại giao —  đều vô cùng thắc mắc lo âu để duy trì mối bang giao tốt đẹp với Đức ! Đó là nguồn gốc phát sanh ra thái độ của điện Cẩm-Linh và cả thái độ của báo chí khi nói đến những biến cố ở Đức với một sự khách quan trọn vẹn...»

        Lẽ dĩ nhiên là nhân dân Đức — với bất cứ giá nào ! — không được phép biết nội dung các tờ trình áy ! Trái lại, họ sẽ chỉ được biết là Nga-Sô đã tích cực chuẩn bị để tấn công Đức ! Duy chi có cuộc tấn công chớp nhoáng của Quân - lực Đức mới có thể diệt trừ ngay từ trong trứng cái mưu mô phạm trọng tội áy...

        Đâu là sự thực ?... Một người đã có dịp biết đầy đủ hết thảy mọi thứ chỉ xảy ra trong hậu trường của Đức Quốc-Xã, kể từ lúc áp dụng những kế hoạch của Hitler cho đến cuộc thảm bại ở Stalingrad. Con người ấy mà cả thế giới đều biết tên : đó là thống chế Pau- lus !.. Ngày 11-2-1946, khi Công-tố viện Nga-Sô mời y ra trước vành móng ngựa các nhơn chứng thời sự xuất hiện của y gây xúc động cho mọi người ! Các ký gia đều nghển cổ lên để nhìn cho rõ một người mới vào : mảnh khanh, thanh nhã, rất bình tĩnh, gương mặt thản nhiên dưới ánh sáng nhột nhạt của phòng xử án, chậm rãi, Paulus nhắc lại công thức tuyên thệ do chánh án Lawrence đọc to:

        «...nói sự thực, tất cả sự thực, chỉ cổ sự thực. »

        Rudenko, trưởng Công-tố viện Nga-Sô, hỏi cung nhơn chứng của y:

        — Ông là Thống chế quân đội Đức phải không ? Trước khi bị bắt làm tù binh, phải chăng ỏng đã chỉ huy quân đoàn VI ?

        — Đúng thế.

        — Xin ông vui lòng tỏ bày cho chúng tôi rõ các điều ông đã biết về những chuẫn bị của Chánh-phủ Hitler và bộ Tư-lệnh tối cao Đức liên hệ đến vụ xâm lăng Nga-Sô.

        — Nói về hành động cá nhơn tôi thời tôi chỉ có thể trình bày : Ngày 3-9-1940, tôi nhận chức vụ mới tại Tổng Tham mưu. Trong số các hồ sơ hiện hành, tôi thấy có một bản phác họa chương trình kế hoạch các chiến dịch chống Nga sô. Tác gia là Tham-mưu trưởng quân đoàn XVIII. Tướng Haider — vị chỉ huy trực tiếp của tôi — đặc ủy nhiệm tôi hoàn tất công việc trọng đại này, căn cứ vào các dữ kiện sau : nghiên cứu rất kỹ lưỡng những khả năng tấn công, dựa vào các địa hình, địa vật, các lực lượng tham chiến ngay tức khắc, các viện binh... Đức sẽ tung ra từ 130 đến 140 sư đoàn quốc gia. Để thiết lập cánh quân phía Nam, tôi phải lưu ý đến việc sử dụng — bằng các lực lượng của chúng tôi — lãnh thổ Lỗ-ma-ni. Còn về các mục tiêu, người ta đã chỉ định cho tôi hai yếu điểm :

        1) Tiêu diệt các đơn vị Hồng quân đang trấn đóng ơ Bạch-Nga.

        2) Ngăn cản những đơn vị còn có thể chiến đấu khỏi thoát ly ra các hậu cứ sâu thẳm và mênh mông bát ngát...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #134 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2018, 07:33:27 pm »


        Chương trình các chiến dịch đã hoàn tất, bộ Tư- lệnh tối cao bèn soạn bản Chỉ-thị 21 bất hủ là căn cứ cho các sự chuẩn bị quân sự và kinh tế. Bây giờ chỉ còn việc soạn thảo và điều chỉnh lại những chi tiết của hệ thống tấn công. Hệ thống này được Hitler duyệt y ngày 3-2-1941 tại biệt điện Tổ-Phượng-Hoàng. Bộ Tư-lệnh tối cao dự trù là cuộc tấn công sẽ được khởi phát vào một ngày có thể điều động những quân số khổng lồ tại lãnh thổ Nga : khoảng chừng ngày 15-5-1941 !.. Rồi Hitler lại quyết định thanh toán Nam-Tư vào cuối tháng ba 1941 nên ngày kể trên được triển hạn 5 tuần lễ.

        — Cuộc xâm lăng Nga-Sô xảy ra trong điều kiện nào ?

        — Như tôi vừa nói, cuộc tấn công được thi hành theo một kế hoạch sửa soạn từ lâu và ngụy trang rất cẩn thận. Một cuộc thao diễn khổng lồ được tổ chức ở Na-uy và trên các bờ biển Pháp hồi tháng sáu 1941 làm cho người ta lầm tưởng có một cuộc đổ bộ sắp tới ở Anh, để cho không ai chú ý tới những việc đang sửa soạn ở phía Đông !

        — Ông nghĩ thế nào về những mục tiêu do Hitler của Đức Quốc-Xã thèo đuổi trong cuộc xâm lăng này ?

        — Sự kiện duy nhất chỉ định cho chúng tôi đạt tới mục tiêu — lập một chiến tuyến Volga-Archangelsk, mục tiêu này vượt quá xa những khả năng quân sự của chúng tôi — cũng đủ chứng tỏ tính chất điên rồ thực sự về những cao siêu vĩ đại của đường lối chánh trị xâm lăng Quốc-Xã !.. Trên phương diện chiến lược, chiến thuật, sự thực hiện được mục tiêu tương-tự sẽ đòi hỏi việc tiêu diệt hoàn toàn Hồng-quân.,.

        «Còn về các mục tiêu kinh tế, chính tôi đã nghe thấy Hitler tuyên bố: « Nếu không thể chiếm được các mỏ dầu hỏa ở Maikop và Grozny (miền Caucase) thời tôi sẽ bó buộc phải chấm dứt chiến tranh !.. »

        « Nói tóm lại : đã hiển nhiên đó là một cuộc chiến tranh xâm lăng, Trong khi chiếm đoạt lãnh thổ Nga làm đất thực dân và khai thác những nguồn lợi phong phú, Hitler nghĩ là có thể chiến thắng ở phía Tây và sau cùng thiết lập được tối-thượng-quyền để làm bá chủ khắp cả Âu-Châu,»

        — Một câu hỏi cuối cùng: Theo ý kiến ông thời ai là những người chịu trách nhiệm lớn lao về sự khởi phát cuộc xâm lăng trọng tội này ?

        Chánh Án: Tòa xin lưu ý tương Rudenko về điểm này: câu của ông vừa hỏi nhơn chửng cũng chính là một trong những câu trong cáo-tố yếu-kiện, do các bị can đang bị xét xử. Vậy nhơn chứng không nên bày tỏ ý kiến về vấn để này.

        — Vậy Tòa có cho phép tôi đặt câu hỏi một cách khác không ?

        — Có.

        Rudenko : Trong số các bị can, ai là người đã tích cực tham gia vào căn nguyên vụ xâm lăng Nga-Sô.

        Paulus: Tôi chỉ có thể trả lời trong phạm vi do tôi đã có dịp tự tạo cho mình một dư luận về những người hiện nay đang ngồi trên ghế bị cáo. Đầu tiên tôi gọi chính tên những cố vấn quân sự của Hitler là Keitel, Trưởng bộ Tổng tư lệnh, Jodl, Trưởng-bộ Tổng Tham-mưu và Goering với cả ba chức vụ: Thống chế Quốc-Xã, Tư-lệnh Không-quân và Cao ủy trang bị võ khí.

        Chánh Án: Có vị Luật sư nào cần hỏi nhơn chứng không ?

        Luật sư Nelte (biện hộ cho Keitel) :

        — Nếu tôi không hiểu lầm thời ông đã nói là ngay từ mùa thu 1940, ông đã phỏng đoán những ý muốn của Hitler. Hay nói một cách khác: Ngay từ hồi đó, ông biết là Hitler đã quyết định tấn công Nga-Sô ư ?

        Paulus : Theo tính chất nhiệm vụ người ta giao phó cho tôi — hoàn tất một kế hoạch chiến sự chống Nga-Sô — tôi có thể giả thuyết là công việc lý thuyết này sẽ thể hiện do một công cuộc thi hành thực tiềm

        — Các sĩ quan thuộc Tổng Tham-mưu không bao giờ nói đến chuyện này ư ?

        — Có chứ!... Và tất cả mọi người đều thú nhận nỗi thắc mắc lo âu của mình.

        — Riêng về phân ông thời ông có tin chắc chắn vào tính chất trọng tội của vụ xâm lăng này không ?

        — Chúng ta hãy nói là những dấu hiệu quan sát được sẽ không loại bỏ sự kiện ngẫu nhiên nay.

        — Tuy nhiên, chính cả ông, cũng như không có một nhơn viên khác trong Tổng Tham-mưu hay vị chỉ huy trưởng nào, chớ hề ai nghĩ đến chuyện phản kháng với Hitler ư ?

        — Theo chỗ tôi biết thời không có ai cả!

        — Thế ông có bày tỏ những nỗi thắc mắc lo âu của ông với vị chỉ huy trưởng trực tiếp là tướng Haider hay tướng Von Brauchitsch không ?

        — Nếu tôi không lầm thời tôi ra đứng trước vành móng ngựa này với tư cách nhơn chừng để khai về những sự kiện trách cứ các bị can. Vì thế xin quý tòa miễn cho tôi khỏi trả lời những câu hỏi chỉ nhằm vào cá nhơn tôi.

        — Thưa Thống-chế, hình như ông quên là chính ông cũng ở trong thành phần các bị can, vì ông thuộc vào nhóm các chỉ huy trưởng là nhóm đã bị tổ cáo liên kết với các trọng tội.

        — Không phải là tôi không biết điều ấy. Chính vì lý do ấy nên tôi xin phép được miễn trả lời những câu hỏi nhắm vào cá nhơn tôi.

        — Để xin tùy quyền Tòa quyết định.

        Chánh Án : Tòa nhận định là nhơn chứng cần. phải trả lời.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #135 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2018, 06:03:04 pm »


        Paulus : Tôi không nhớ là có nói chuyện này với Tư-lệnh trưởng Quân-lực Đức nhưng trái lại, tôi đã thảo luận với cấp chỉ huy trực tiếp của tôi là tướng Halđer, đứng đầu bộ Tham mưu.

        Nelte : Tướng Halđer có chia xẻ quan điểm với ông không ?

        — Chắc chắn là ông ấy có chia xẻ những nỗi niềm thắc mắc lo âu của tôi.

        — Vì những lý do quân sự hay luân lý, đạo đức.

        — Về tất cả mọi lý do quân sự cũng như tinh thần.

        — Như vậy đã chứng minh là ông và tướng Haider đã hoàn toàn biết rõ tính chất cuộc tấn công Nga- Sô... và mặc dù sự hiểu biết đó, ông không hề có một cử chỉ nào phản đối ! Sau đó ông lại được bổ nhiệm Tư- lệnh Quân-đoàn VI là Quân-đoàn đã thẳng tiến đến tận Stalingrad ! Vậy ông đã nhận chức vụ đó mà không hề lúc nào nghĩ rằng mình là dụng cụ clho một cuộc xâm lăng trọng tội ?

        — Trong hiện trạng hồi bấy giờ đối với người quân nhơn, tôi cũng công nhận là dưới ảnh hưởng của sự tuyên truyền cuồng tín của chế độ Quốc-Xã, tôi —  cũng như tất cả các người khác — đều quan niệm là phải làm tròn nhiệm vụ đối với Tổ Quốc..

        — Mặc dù ông đã biết rõ các dữ-kiệm !

        — Hồi đó, tôi chưa biết rõ các dữ kiện, như mãi sau này mới được tiết lộ ra, nhất là ở Stalingrad. Vả lại, cũng mãi về sau này, tôi mới nhàn thức được tính chất trọng tội của cuộc xâm lăng : khi tôi có thì giờ suy ngẫm và xác định một vài mỗi liên hệ từ nhân đến quả... Trước kia tôi chỉ mới biết một phần sự thực và tôi chưa hề có một ánh nhìn bao quát,

        — Ông có công nhận cho những người khác —  địa vị kém hơn ông — cũng đồng hưởng quyền lợi về thiện ý, về cùng một quan niệm là chỉ đơn giản làm tròn bổn phận với Tồ-Quốc ?

        — Chắc chắn như vậy, không còn hoài nghi nữa!

        Luật sư Sauter (biện hộ cho Fuck và Schirach) :

        — Một câu hỏi khác : Khi Stalingrad bị vây hãm và tình trạng của Quân-đoàn VI trở nên mỗi lúc càng thêm tuyệt vọng, một số điện tín đã được gởi tới Đại Tổng Hành-dinh của Quốc-Trưởng. Các điện tín bảo đảm với Hitler về sự trung kiên bất diệt của những đoàn quân anh dũng và hy sinh, Ông có thể nói sao với chúng tôi về vấn đề này ?

        Paulus : Tôi chỉ biết là có một vài bức điện tín tương tự đã được gởi đi vào lúc cuộc chiến đấu gần chấm dứt. Dù sao, người ta cũng nỗ lực tìm kiếm một ý nghĩa cho tấn bi kịch ghê rợn này, với những nỗi thống khổ và cái chết của biết bao nhiêu người !... Trong các điện tín ấy chiến trận được trình bày như một công nghiệp anh hùng, một sự kiện cao siêu mà Tổ-Quốc sẽ vĩnh viễn ghi ơn, tưởng niệm... Ngày nay, tôi hối tiếc đã để cho các điện tín ấy gởi đi. Cần phải tự đặt mình vào trong môi trường ghê rợn của thảm kịch...

        — Các điện-tín ấy do chính ông gởi đi.

        — Thế là chúng ta đã không nói đến cùng một thứ điện tín. Về phần tôi thời tôi chỉ nhớ lại một bức duy nhất, bức cuối cùng.

        — Tuy nhiẽn, hình như trong số các điện tín ấy có nhiều bức có chữ ký của ông. Những điện tín thể nguyện chống giữ « cho đến người cuối cùng », một lời nói đã thực sự làm kinh hoàng dân tộc Đức !

        — Trong trường hợp này, xin ông vui lòng trình bày các bức điện tín ấy.

        — Thế còn bức điện tín cuối cùng là bức do ông chấp thuận đã cho gởi đi...?

        — Trong bức điện tín ấy tôi đã mô tả vắn tắt những nỗ lực và hy sinh của Quân-đoàn tôi và tôi bày tỏ hy vọng là sự từ chối đầu hàng của chúng ta sẽ trở nên một gương xán lạn cho tương lai.

        — Tôi tưởng là dữ kiện đó đã có đủ giá trị để bổ nhiệm ông lên chức vị Thống-chế !...

        — Tôi không biết điểm đó. Không hề có chi nói rõ việc bổ nhiệm tôi là sự trả  lờibức điện tín ấy.

        — Cũng không ai ngăn cản người ta bổ nhiệm ông làm Thống-chế và ông đã nhận chức vị đó.

        — Tôi bó buộc phải nhận chức vị của người ta cấp cho tôi.

        Giáo sư Exner (người bào chữa cho Jodi) :

        — Nhân chứng đã biết chắc chắn là những vụ chuyển quân của chúng ta về phía Đông bắt đầu ngay từ tháng hai 1941. Vậy ông có thể cho chúng tôi biết đại khái tầm quan trọng của những thực lực Nga-Sô ở dọc theo giới tuyến Đức-Nga và ở biên giới Lỗ-Ma- Ni không ?

        Paulus : Đã từ lâu, những tin tức của chúng tôi vẽ các thực lực Nga-Sô chỉ rời rạc, có từng đoạn một...

        — Trong kế hoạch chiến sự của ông, chắc ông đã phải căn cứ vào những con số minh bạch chứ ?

        — Chúng ta hãy nói là những giả-thuyết.

        — Một sự kiện khác : Ông vừa nói là ở Stalingrad, tình trạng mỗi lúc càng trở nên tuyệt vọng. Tại sao trong trường hợp ấy, ông không thử tìm cách chọc thủng vòng vây ?

        — Hồi đó, người ta đã làm cho chúng tôi tin tưởng rằng cả số mệnh của nước Đức đều lệ thuộc vào sự cầm cự lâu dài của Quân-đoàn VI.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #136 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2018, 04:45:43 pm »


        Luật sư Laternser (bào chữa cho bộ Tổng Tham- Mưu và bộ Tư-lệnh tối cao):

        — Ông có biết chăng là năm 1939 — theo sự nhận xét của các chuyên viên quân sự Đức — Nga-Sô đã xâm chiếm Ba-Lan với những lực lượng hùng hậu và đặc biệt quan trọng, còn quan trọng nhiều hơn là nhiệm vụ của họ đòi hỏi không ?

        — Tôi không hề nghe thấy nói thế.

        — Ông có biết chăng là đã từ lâu — ngay cả trước khi Đức thiết lập hệ thống tấn công ở phía Đông —  Nga-Sô đã tập trung đầy đủ những lực lượng rất hùng hậu ở dọc theo biên thùy... nhất là những xe thiết giáp ở chung quanh Bialystock không ?

        — Một cách mơ hồ... Tôi không biết sự chi rõ rệt.

        — Tôi tưởng là ông có tham dự hội nghị quân sự ngày 3-2-1941 ở biệt điện Tổ Phượng-Hoàng của Hitler phải không ?... Vậy xin ông nhớ kỹ lại xem hồi đó cấp chỉ huy trực tiếp của ông là tướng Halder đã ước định là sự tập trung của Nga-Sô lên tới 100 sư đoàn bộ-binh, 25 sư đoàn kỵ binh và 30 sư đoàn cơ giới phải không ?

        — Tôi không nhớ rõ.

        — Này !... Một hội nghị tương tự chắc chắn không phải là một cuộc nhóm họp thường lệ. Đáng lẽ phải in sâu vào trí nhớ của ông : mặc dù ông có thể lãng quên những con số chính xác chăng nữa, nhưng chắc chắn là ông cũng có cảm tưởng rằng về phía Nga-Sô, đấy là những sự tập trung đặc biệt chứ ?

        — Tôi chỉ có thể nói là tôi không hề nhớ lại đã có một cảm giác tương tự.

        Nikỉtchenko (thẩm phán Nga-Sô) :

        — Ông có biết chi về những chỉ thị của chánh phủ Đức, hoặc là của bộ Tư lệnh tối cao liên hệ đến thái độ của quân đội cư xử với các thường dân Nga-Sô ?

        — Tôi nhớ lại một chỉ thị theo đó chúng tôi không cần phải có những tôn trọng thái quá đối với thường dân Nga-Sô.

        — Ông hiểu thế nào về « những tôn trọng thái quá » ?

        — Là tất cả những biện pháp của chúng tôi phải duy nhất chú trọng đến các nhu cầu quân sự.

        — Dưới quyền ông có những sư đoàn Phòng-Vệ (S.S.) không ? Sở Mật-Vụ có phái các chi đội đến quân đoàn của ông không ?

        — Không !.. Cả trước và ngay trong khi giao chiến ở Stalingrad.

        Vị Chánh-án cho phép nhơn chứng Paưlus ra về. Sự rút lui của Paulus có vẻ tượng trưng. Đó không phải chỉ là sự kết thúc lời khai của y nhưng đó cũng là sự truy niệm cuối cùng cuộc thảm bại ở Stalingrad đã chấm dứt giai đoạn thắng thế oanh liệt của chiến dịch Barberousse. Kể từ ngày hôm ấy, đối với dân tộc Đức —  và các nhà lãnh đạo của họ — đó là cuộc chạy đua tới hang sâu, vực thẳm !..

        Hiện bây giờ thời đã quá xa xăm cái thời kỳ mê sảng, điên cuồng mà Rosenberg phát minh ra cương- yếu về Đế-quốc thế giới của nước Đại Đức ... mà Goering quở trách các nhà chế tạo phi cơ là hãy còn chưa sản xuất ra một oanh tạc cơ có thể mang được 5 tấn bom sang tận Nữu-Ước « để chứng tỏ cho bọn Yankees biết là chúng ta rất có thể bắt họ nín thinh luôn !»... mà Hitler, say sưa vì những men chiến thắng đầu tiên ở Nga, đã cho nghiên cứu một cuộc tấn công trực tiếp đối với Hoa-Kỳ !.. Stalingrad, El Alamein, cuộc đổ bộ Anh-Mỹ ở Bắc Phi....đó là bao nhiêu giai đoạn tiến tới sự sụp đổ cơn ác mộng của Hitler ! Và cũng tiến tới vụ án ở Nuremberg...

        Nhưng Tòa-án Quốc-tế Nuremberg không hề có ý muốn đào sâu lịch sử quân sự và để dành công việc này cho các nhà sử-học. Sau khi đã khai thác hai yếu tố buộc tội là sự âm mưu để chiếm quyền hành và sự khởi phát một loạt những cuộc xâm lăng, tòa sẽ chuyên chú về hai chương trọng tội chiến tranh và trọng tội đối với nhân loại, nghĩa là tòa sẽ đề cập đến việc cứu xét toàn thể những sự kiện nhắc nhở lại một cách mãnh liệt sự tàn bạo, dã man không tiền khoáng hậu của những cuộc xâm lăng vô nhơn đạo !..
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #137 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2018, 02:34:35 am »


KẺ BÀI THIÊN-CHÚA-GIÁO HOẠT ĐỘNG

        Trong số nhiều tài liệu do Công-tố viện Nga trình bày trước Tòa-án Quốc-tế Nuremberg có những tập Hồi- ký của Rauschning, cựu Chủ-tịch Thượng-viện (quốc- xã) ở Dantzig, vào thời kỳ thành phố này hãy còn là một Quốc-gia tự do... Trong tác phẩm này — xuất bản dưới nhan đề «Cuộc đàm thoại với Hitler» — người ta thấy chính miệng vị lãnh tụ áo nâu tuyên bố như sau: — «Chúng ta cần phải kiến tạo nên một kỹ thuật tài giảm nhân khẩu. Do danh từ này, ý tôi muốn nói đến sự tiêu diệt hoàn toàn các nhóm — tôi nói các nhóm về nhân chủng — và tôi quyết định hoàn toàn tất cuộc tiêu diệt này vì đó là một trong số các nhiệm vụ của tôi. Tạo hóa tàn ác lắm! Vậy chúng ta cũng có quyền tàn ác !.. Nếu tôi đã có quyền ném bông hoa tinh túy của dân tộc Đức vào hỏa ngục chiến tranh, không hề ngừng sự hy sinh một dòng máu vô cùng quý báu, thời hiển nhiên là tôi cũng có quyền tiêu diệt hàng triệu người thuộc về một nòi giống hạ đẳng và sinh sản như loài chấy rận !..»

        Ngày nay người ta vô cùng bối rối trước sự đê tiện, cẩu trệ của lời tuyên bố trên và sự dã man, tàn bạo của những người đã hoan hô nồng nhiệtLãnh tụ Hitler — người mắc chứng hay bịa chuyện hoang đường với những tác phong thần-linh giả tạo của Wagner — đột ngột xuất hiện dưới nét mặt nhăn nhó của một tên bài Thiên-Chúa giáo tân thời !.. Chương trình quốc xã — nhất là chương trình lại không dám thú nhận — lệ thuộc vào một tên bạo tàn ghê gớm nhất, nhưng không bao giờ y lại có thể thực hiện được trên một quy mô tương tự nếu không có sự hỗ trợ đắc lực của một vài người có năng khiếu hóa trang y, bao trùm y trong một thứ màng lưới triết lý và không tưởng... Joseph Goebbels — tay cầm chịch của bọn chúng —  chắc chắn là đã biết né tránh pháp luật: ngay khi quyền lực y sụp đổ thời y « không diễn xuất nữa ! »... Việc tự ái của y chỉ là một cử chỉ điên khùng cuối cùng, chắc chắn đó không phải là một hành động can đảm. Tuy nhiên người ta lại thấy trên ghế bị cáo ở Nuremberg bốn tuyên - truyền - gia chánh yếu của chế độ là Rosenberg, Stretcher, Schirach và Fritzsche. Đó là những con người can tội trọng, không những đã góp phần vào sự đăng quang của chế độ nhưng lại còn —  và nhất là đã có ý hệ thống hóa — làm hư hỏng và đầu độc tinh thần cả một thế hệ thanh niên, chủ tâm lừa dối cả một dân tộc !..

        Trong cặp tư này, người duy nhất có thể « nặng kỷ» là Alfred Rosenberg, đại lý-thuyết gia của Đảng, tác giả cuốn « Thần-thoại của Thế-kỷ XX», thâu lượm được kết quả vô cùng tốt đẹp (ít nhất là ở Đức !)... Đó chính là mẫu người trí thức giả hiệu, say mê đọc những sách hiểm hóc, khó khăn mà y không tài nào hiểu nồi, thiên vị một cách mãnh liệt, tự cao tự đại, tin tưởng mù quáng và rùm beng, thủ đoạn và vụ lợi. Tóm lại, đấy là một trong số những người mà sự hiện diện duy nhất ở trong Chánh-phủ đủ để xét đoán cả một chế độ!... Trong sự nóng lòng sốt ruột muốn đem áp dụng ngay lý thuyết của mình nên y đã chấp nhận — hay thỉnh cầu — các chức vụ :

        — Giám đốc một cơ sở có nhiệm vụ tái kiểm nhận sự hoạt-động của « Đạo quân thứ năm » trong hầu hết các nước Âu-Châu ;

        — Chỉ-huy trưởng một toán Biệt-động quân để cướp phá các viện Bảo tàng và những sưu-tập của tư nhơn trong các nước bị chiếm đóng ;

        — Cao ủy các lãnh thồ bị chinh phục ở miền Đông.

        Chính y đã trồ hết tài nghệ trong chức vụ cuối cùng này: sự dã man, tàn bạo, điên rồ, khát máu của y đã tha hồ tung hoành như múa gậy vườn hoang.

        Rosenberg có hai kẻ tử thù đáng ghét nhất là những người Do Thái và hội thánh Công-giáo. Trong các chỉ thị gởi cho Viện nghiên cứu vấn đề Do Thái y nhấn mạnh :

        « Đối với Đức Quốc-Xã, vấn đề Do Thái chỉ được giải quyết khi nào người Do Thái cuối cùng đã rời khỏi lãnh thổ chúng ta. Vậy mà Đức quốc — hy sinh một cách rộng rãi máu các quân nhơn của mình — đã canh chừng cho toàn thể Âu-Châu được giải phóng khỏi những ký sinh trùng đó, nên tôi nghĩ là chúng ta có thể phổ biến rộng rãi nguyên tắc này và nhân danh tất cả những người Âu-Châu để tuyên bố : Đòi với Âu-Châu, vấn đề Do Thái sẽ chỉ được giải quyết khi nào người Do Thái cuối cùng đã rời khỏi lục địa.»

        Thiệt là những danh từ rất hoa mỹ và lịch sự !... Vẻ lịch sự này không hề có trong các thói quen của bị can Julius Streicher : « Thủ-lãnh» miền Francovie và người bài Do Thái số một !... Trong tuần báo của y: « Con người xung-kích » (Der Sturmer), ấn hành tới mức kỷ lục 600.000 số, y chớ hè lui bước trước một sự ô nhục nào !... Hồi tháng 5 năm 1939 — trước cuộc chiến tranh khá lâu — y đã viết :

        « Cần phải tung ra một cuộc chinh phạt đối với những người Do Thái ở Nga. Cần phải dành riêng cho chúng kết quả thông thường dành sẵn cho các tên sát nhơn, các tên phạm trọng tội nặng nhất. Người ta phải xét xử chúng, hành quyết chúng, tiêu diệt chúng và trừ tuyệt căn ung nhọt này đến tận gốc rễ !...»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #138 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2018, 07:23:36 pm »


        Còn về việc tìm hiểu tại sao viên cựu giáo học ấy — sau thành quận-trưởng và tướng danh dự các đạo quân xung kích — lại trở thành một tên bài Do Thái hung hãn, cuồng bạo như vậy, có lẽ đó là một vấn đề thuộc về thần kinh bệnh học... Trái lại cũng khá dễ hiểu tại sao, trước tòa án quốc tế Nuremberg, y khai là không hề biết chút gì về biện pháp tiêu diệt Do Thái ? Vì Streicher sợ chết !... Cái chết của 6 triệu người Do Thái đã làm cho y rất thản nhiên — xin lỗi, y không biết sự đó ! — nhưng lại cố gắng bám víu lấy mạng sống của y một cách tuyệt vọng.,.

        Đến nỗi y chối cãi hết, chối cãi toàn diện. Không !.. Y không hề biết chi đến những điều kiện sinh sống —  và chết — ở trong xóm Do Thái tại thủ đô Varsovie (Ba-Lan). Y vẫn cố ý chối cãi mãi cho tới khi Griffith-Jones, đại diện Công-tố Mỹ tỏ bày cho y rõ trắng đen là tuần báo của y đã đăng tải một bài phóng sự về xóm Do Thái, một bài báo hoàn toàn bỉ ổi, nói nhiều về tư cách, hạnh kiểm các ký giả Quốc-Xã và chế độ:

        « Chúng tôi đã biệt phái một trong số những cộng sự viên kỳ cựu của chúng tôi đến các xóm Do Thái ở miền Đông, Đó là một người đã biết quá rõ những người Do Thái mà không hề điều chi trong lãnh vực này có thể làm ngạc nhiên được. Và sau khi viếng thăm xóm Do Thái ở Varsovie, y đã viết :

        « Các điều tôi vừa trông thấy đã nhất quyết dẫn chứng cho tôi biết chắc chắn rằng những tên Do Thái không còn phải là con người nữa !... Đó không có chi hơn là cặn bã của nhơn loại, những sinh vật bị quỷ Satan và Tội ác ám ảnh, một nòi giống không có quyền hiện hữu dưới ánh sáng mặt trời !... »

        Và Công-tố viện Griffith-Jones lại hăng say nói tiếp: —Mặc dù ông cho là không biết rõ những con số nhưng chắc chắn ông cũng đã biết là kể từ lúc khởi đầu cuộc chiến tranh, người ta đã ám sát hàng triệu người Do Thái ư ? Người ta đã xuất trình trước Tòa án này — có sự hiện diện của ông — các bằng chứng không thể nào chối cãi được mà bó buộc ông phải công nhận...

        Streicher: Về phần tôi thời tôi chỉ biết được một chứng cớ : bản chúc thư của lãnh-tụ Hitler. Trong bản này, y tuyên bố là những cuộc tiêu diệt khổng lồ đều thực hiện do mệnh lệnh của y. Vậy tôi tin tưởng điều đó — kể từ ngay mà tõi biết có bản chúc thư.

        — Ông có tưởng tượng là người ta có thể tiêu diệt 6 triệu người Do Thái trong năm — chúng ta hãy tạm nói — năm 1941 không ?... Ông có tương tượng là một chế độ khác — bất cứ dưới hình thức nào —  lại có thể cho phép một cuộc tàn sát tập thể như vậy không ?...

        Streicher cho rằng yên lặng là tốt hơn hết. Y không muốn công nhận rằng sự tuyên truyền căm thù và sát hại của y — đã theo đuổi từ nhiều năm nay — dĩ nhiên là góp phần vào kết quá ghê rợn này ! Tuy nhiên, có thời kỳ y tự khoe khoang là đã trưng dụng đến người Đức cuối cùng trong cuộc đau tranh diệt trừ « giòi bọ Do Thái!...»

        Cái mồi ngon lành được chỉ định trong cuộc tuyên truyền này là thanh niên Đức. Và « Lãnh-tụ » của đám thanh mên này — hết thảy mọi chức sắc Quốc-Xã đều là lãnh-tụ trong phạm vi nào đó ! — con người tươi cười và khả kính Baldur Von Schirach, hồi năm 1938, cho là rất cần thiết nên gởi cho tờ lá cải nhớp nhủa của Streicher bài sau đây mà tòa soạn vội vàng đăng tải: Chính là thành tích có giá trị lịch sử mà tạp chí, của ông đã soi sáng cho các tầng lớp nhân dân sâu rộng nhất về hiểm họa trên thế giới vì các người Do Thái gây ra. Tạp chí của ông đã có lý khi sử dụng —  cho công cuộc lành-mạnh-hóa xã hội này — một luận điệu không quen dùng trong các khách thích văn chương. Bọn Do Thái quốc tế không bao giờ nghỉ đến sự dè dặt đối với dân tộc Đức. Vậy chúng ta cũng không có lý do gì để dè dặt đối với bọn chúng! Điều mà chúng ta cố ý quên sót làm ngày nay thời thanh niên của chúng ta sẽ phải trả giá đắt đỏ ngày mai!...»

        Tuy nhiên, khi phạt Schirach 20 năm cấm cố, Tòa-án không căn cứ vào công cuộc tuyên truyền ghê tởm này nhiều hơn là những tội ác đã phạm dưới triều đại y làm Quận-trưởng thành Viên (Áo). Nhất là về tội trạng y đã cho lưu đày 60.000 Do Thái gốc Áo. Đúng sự thực, công cuộc hành động của Schirach đã có những hậu quả bao la hơn nhiều. Chính y đã thành lập nên phong trào đoàn-ngũ-hóa thanh-niên vô cùng quái đản, nuôi căm thù và bạo động, bị u mê, ám chưỏng vì những bài ca kích thích sự tàn bạo và khát máu...

        Sau những bài ca hát là tội ác. Thomas Dodd, đại diện Công-tố Mỹ, nêu ra một giai đoạn điển hình, đầy ý nghĩa :

        Đó là một đoạn ghi chú khám phá thấy trên cuốn sổ Nhật-ký của viên Bộ-trưởng Tư-pháp, liên hệ tới vụ xử án Linh-mục Paul Wasmer. Trong một bài giảng thuyết, Linh-mục này đã trỗi dậy để phản kháng một bài ca Thanh-niên Quốc-Xã bắt đầu bằng câu :

        «Hãy loại trừ cho chứng ta Giáo hoàng và các giáo sĩ Do Thái ».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #139 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2018, 08:02:30 pm »


        Sự phản kháng này đã đem lại cho Linh-mục tội trạng nhục mạ nhơn viên Chánh phủ. Vậy ở dưới chế độ Quốc-Xã, chỉ việc công kích những chiến dịch gây căm thù trong đám Thanh-niên cũng đủ bị truy tố theo Hình-luật ! Tuy nhiên, Schirach vẫn khai là không bao giờ y xía vô các việc nội bộ của Hội thánh Công giáo hay Tin-lành.

        Trái lại, Schirach công nhận là y cố đào tạo nhóm Thanh-niên này trong cuộc huấn luyện bán quân sự. Trong, lãnh vực này, những con số đã nói lên một cách hùng hồn. Năm 1938, trong hàng ngũ Thanh- niên Quốc-Xã, người ta đếm được 45.000 đoàn viên trong Hải quân, 60.000 trong Cơ giới hóa. 55.000 trong đơn vị huấn luyện thuyền buồm và 74.000 trong Không-quân!... Những con số này trích trong một bài báo « Quan sát viên của nòi giống Nhật-nhĩ- man» (Voelkischer Beobachter), cơ quan chánh thức của đảng Quốc-Xã. Ở đoạn cuối cùng, người ta đọc thấy đoạn tiết lộ sau đây :

        « Ngày nay có 7.000 chuyên viên xạ-thuật huấn luyện võ khí cá nhơn cho 1.200.000 đoàn viên Thanh niên Quốc Xã »

        Ở Nuremberg, Schirach sẽ là thành phần hiếm hoi trong số các bị can dũng cảm đã nhận mình có tội. Y cung khai rất thành thực và đôi khi có vẻ lịch sự nữa :

        —  «Tôi đã xây dựng cả một thế hệ Thanh-niên trong sự tin cậy vào Hitler và sự triệt để trung kiên đối với Lãnh-tụ... Tôi tưởng là phục vụ đắc lực một Lãnh-tụ sẽ dẫn dắt dân tộc và Thanh-niên Đức đến sự oai hùng, tự do và hạnh phúc. Hàng triệu Thanh- niên cũng đã tin tưởng như tôi. Họ đã trông thấy trong chế độ Quốc-Xã một lý tưởng rất xứng đáng với sự yêu mến thiết tha. Vì lý tưởng đó mà rất nhiều người trong bọn đã oanh liệt hy sinh ! Đấy là sự nhầm lẫn, tội lỗi và trách nhiệm ghê gớm của tôi: tôi đã xây dựng đoàn Thanh-niên này trong sự tôn thờ một người chắc chắn là một tên sát nhơn vĩ đại nhất trong Lịch-sử !..»

        Rủi thay ! Schirach chỉ nhặn thức được điều này sau khi chế độ Quốc-Xã bị sụp đổ tan tành...

        Sự kiện ngộ nghĩnh nhất là Hans Fritssche —  người cuối cùng trong cặp tư bất hủ, tuyên truyền gia vĩ đại của chế độ, bình luận gia chánh thức của đài Phát-thanh — chỉ gia nhập Đảng sau khi Hitler đã nắm chánh quyền. Những cuộc nói chuyện của Fritzsche — phần nhiều là những bài diễn văn chánh trị thực sự ! — chẳng bao lâu đã rất được lòng dân chúng... Hơn thế nữa, y lại nắm trọn trong tay toàn thể báo chí Đức : độ 2 300 nhật báo và tạp chí ! Là cánh tay phải của Goebbels, lẽ dĩ nhiên là sau vụ tự tử của cấp chỉ huy, y phải ngồi ở vị trí mà Tòa-án Quốc-tế Nuremberg dành cho tên này ở trên ghế bị cáo.

        Fritzsche gặp được nhiêu may mắn : y sẽ được tha bổng !... Trong các khoản lý do, chắc chắn là Tòa-án khiển trách y đã loan truyền các tin tức giả tạo hay xuyên tạc sự thực... nhưng cũng nhận xét là không thể nào chứng minh được rằng y đã cố ý làm việc đó một cách đây ý thức...

        Trong cuộc hỏi cung, Fritzsche đã gây nên một xúc động nhỏ : là tù binh của Nga bị giam ở Mạc- Tư-Khoa y đã ký nhiều biên bản, cấu tạo nên một cách thực tiễn những lời thú tội... Và ở Nuremberg, y sẽ trở lại vói cùng những lời thú tội ấy. Và y giải thích những lý do chánh đáng của sự biến đổi hoàn toàn này :

        — Tôi đã ký những tài liệu ấy sau nhiều tháng bị giam cầm rất gay cắn, trong sự cô lập hoàn toàn. Tôi đã ký sau một cuộc đàm thoại — do sự tình cờ thiên định — với một tù binh khác. Người này nói cho tôi biết là cứ mỗi tháng một lần, tòa án sẽ căn cứ vào các biên bán hỏi cung để tuyên án : Như vậy là khỏi cần nghe trực tiếp lời khai của bị can. Tôi tưởng là khi ký các điều người ta bảo tôi ký thời tôi sẽ được xét xử ngay, nghĩa là chấm dứt cuộc giam giữ này rất có thể kéo dài vô tận !... Nói lên điều này, tôi cần nhấn mạnh là tôi không hề bị ngược đãi và tôi lại còn được đối xử một cách nhân đạo, nhưng chế độ lao tù lại vô cùng nghiêm ngặt !

        Rudenko, đại diện Công-tô Sô-viết :

        — Ông có tin tưởng một cách đứng đắn là người ta sẽ để ông ở trong một nhà nghỉ mát không ?... Hình như là sự hoạt động của ông trong lúc sinh thời Hitler — đương nhiên là phải đưa ông đẽn nhà pha ! Và nhà pha không phải là một đại lữ quán. Để xác định ra vai trò của ông trong thời chiến tranh, xin phép Tòa cho tôi đọc lời khai của một đồng bào ông là cựu Thống-chễ Schoerner. Đây là nguyên-văn lời khai ấy :

        « Tôi biết rõ là Fritzsche rất được lòng người ưa chuộng lớn lao, giữa các tay lãnh đạo Quốc Xã cũng như trong quảng đại quần chúng. Là nhà bình luận trên đài Phát-thanh, y trình bày mỗi tuần một lần về tình hình quân sự và chánh trị. Các lời thuyết minh ấy có in dấu vết một sự trung kiên triệt để, một sự trung thành cuồng tín đối với vị Lãnh-tụ và đảng Quốc-Xã — luôn luôn được tôi coi như là những chỉ thị chánh thức.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM