Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:18:38 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Khi người lính trở về gia đình  (Đọc 283906 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #400 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2013, 11:19:02 am »

Bác baoleo ngày xưa chắc là lính Hải quân? Ngày còn nhỏ em cũng rất thích sau này lớn lên, đi bộ đội và là lính hải quân, bởi vì em còn nhớ một bài tập đọc lớp hai hay lớp 3 gì đó có bài: "Chú hải quân", không biết bây giờ bác còn nhớ không, em viết ra bác coi thử nhé:
"Chú hải Quân
Đứng canh ngày canh đêm
Ngoài xa vời hải đảo
Mặc nắng mưa gió bão
Cây súng chú chắc tay
quân thù mà ló mặt
Biển lớn sẽ vùi thây
Em mong ngày không lớn
Cũng vượt sóng ra khởi
Sẽ cầm chắc tay súng
Giữ lấy biển lấy trời
Thoáng cái đã gần 50 năm mất rồi, cái ước mơ ngày xưa đành dành lại cho thế hệ cháu thôi chứ thế hệ con mình bây giờ cũng không kịp nữa rồi bác ạ. Buồn thật đấy nhỉ  Sad Sad Sad

Đúng bài thơ này ở trong Tập đọc lớp 3, Cutichiuchoi à. Baoleo tôi còn nhớ, minh họa của bài thơ này là một anh bộ đội Hải quân, áo yếm, mũ giải, hai tay khuỳnh cầm khẩu tiểu liên K-50, nòng tổ ong, băng đạn cong, nom hoành lắm.
Đúng là lính Hải quân trông rất điệu nghệ.
Chẳng thế mà, xin giải mật một bí mật đã 30 năm nay  Grin:
Thời trai trẻ, khi Baoleo tôi được về thăm nhà, khoác bộ Hải quân vào, đi dạo với các bạn ở Bờ Hồ-Hà Nội, chị em theo sau, phải nói là như đuôi....sao chổi. Grin

Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #401 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2013, 12:52:34 pm »


Chẳng thế mà, xin giải mật một bí mật đã 30 năm nay  Grin:
Thời trai trẻ, khi Baoleo tôi được về thăm nhà, khoác bộ Hải quân vào, đi dạo với các bạn ở Bờ Hồ-Hà Nội, chị em theo sau, phải nói là như đuôi....sao chổi. Grin


...Và Chiến sĩ Hải Quân Baoleo dõi đôi mắt về phía xa xăm mà hát. Hát rằng: Em ơi anh nhớ ngày xưa chúng mình thường bên nhau nhìn sao rơi. Hôm nay anh là lính, tàu anh đi bốn phương... Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #402 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2013, 07:57:28 am »

Việt Nam ta sẽ còn nghèo dài dài (1).

Một trong các việc chỗ  tôi làm, là làm các công trình viện trợ nhân đạo.
Lẽ đương nhiên, vào đất Việt, cho dù là làm nhân đạo, cũng phải xin phép. Việc đấy OK thôi.
Thủ tục này,  tôi đã làm đến 15 lần, trong 21 năm qua, nên quá rành.
Việc lớn thì xin phép cấp Bộ. Việc nhỏ thì xin phép cấp Sở.
Hàng chục lần, xin cấp Bộ thì không sao, đều hanh thông.
Lần trước, việc nhỏ, xin của cấp Sở -Hà Nội, cũng ổn.
Lần này, vẫn là Sở -Hà Nội, nhưng nhỏ qúa, nên  tôi thử không kèm theo cái phong bì nhỏ, xem sao.
Y như rằng, lần này là lần thứ 3, miềng bị cán bộ Sở hành vì thiếu thủ tục. Mà hồ sơ thì y chang 15 lần trước đấy.
Lần 3 này, các bạn yêu cầu đóng thêm dấu vào 1 bản khai - không yêu cầu đóng dấu (Kế hoạch tương lai. Tầu sân bay chúng nó. Nay mình bẩu thích ăn phở bò, đột nhiên, mai miềng lại ăn bún chả, vậy, cái đấy phỏng có ích giề). Ặc ặc.

Hôm ấy, 24/06/2013, nhân hoàn lưu bão số 2, Hà Nội mưa lạnh, nên tôi từ tốn bẩu cậu nhân viên thụ lý hồ sơ rằng:
-Cậu nên biết rằng, chính cách làm khó, hành doanh nghiệp như thế này, mà làn sóng đầu tư đang chuyển từ Việt Nam sang Myanma.
Không tin rằng, quan chức Việt, mà ông bố trẻ kia làm đại diện, hiểu được điều này.
Oài, đất Việt mến thương ơi, người sẽ còn nghèo dài dài, bởi ‘bộ phận không nhỏ các đồng chí’ dư thế này.
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #403 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2013, 07:20:32 am »

Việt Nam ta sẽ còn nghèo dài dài (2).

Y như rằng, bọn ‘đầy tớ chết dẫm của dân’ lại hành tỏi.
Chúng bẩu: xác nhận của Bộ Ngoại giao, không giá trị bằng xác nhận của đại sứ quán. Ặc ặc.
OK. Tôi bẩu chúng: đây là lần thứ 5, các cậu đòi bổ túc hồ sơ. Lần bổ túc này, là hết toàn bộ 9 loại giấy tờ trong hồ sơ. Nhưng tôi đã biết trước, các cậu sẽ hành tỏi lần thứ 6 nữa, không phải vì nội dung hồ sơ nữa, mà sẽ là: mầu bìa file không được nhã. Ặc. Tớ đố các cậu, nghĩ ra lần hành tỏi thứ 7.
OK.
Ngày 27/06/2013, tôi đến Đại sứ quán, và Bộ Ngoại giao Việt Nam, để bổ túc theo yêu cầu của bọn ‘đầy tớ chết dẫm của dân’ đây.
Chắc chắn, những ‘người lớn’ ấy, sẽ đập đầu vào tường, vì ‘ngạc nhiên chưa’.
Chính quyền, mà đại diện là bọn ‘đầy tớ chết dẫm của dân’ ấy, như một đứa ‘trẻ con’ hư hỏng. Đã đến lúc, người lớn phải quất vào mông tụi ‘trẻ con’ hư hỏng ấy, nhiều roi thật đau (tức là chuyển nhanh đầu tư sang Myanma chẳng hạn).
Đây, thế này mà chúng bẩu: đếch tin. Hụ hụ.


Logged
nguyentrongluan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1246


« Trả lời #404 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2013, 07:34:06 am »

Mình thì nhớ bài chú Hải quân thế này :

Đứng canh ngày canh đêm
Dưới trời xanh trứng sáo
Kìa bóng chú Hải quân
Vời xa ngoài hải đảo ....

Có thể có nhiều bạn trẻ bây giờ không biết màu xanh trứng sáo đâu Bao leo ạ
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #405 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2013, 08:47:04 am »

Vâng, anh nguyentrongluan à. Đúng là 'dưới trời xanh trứng sáo', mầu xanh của bầu trời kèm theo những đám mây trôi lững lờ. Câu thơ ấy, chính xác ghê, anh à.
Em cũng vẫn còn thuộc bài Tập đọc này:
....
Dưới trời xanh trứng sáo
Kìa bóng chú Hải quân
Vời xa ngoài hải đảo ....
Cây súng chắc trong tay
Quân thù mà ló mặt
Biển lớn sẽ vùi thây

Em mong ngày khôn lớn
Sẽ vượt sóng ra khơi
Cũng cầm chắc tay súng
Giữ lấy biển- lấy trời

Bài thơ trong tập đọc hồi bé, ước mơ anh hùng thời con trẻ, thế nào mà lại ứng nghiệm, em trở thành chiến sỹ Hải quân, mặc dù là dân Hà Nội. Âu là cuộc đời, luôn có những bất ngờ thú vị.
Logged
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #406 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2013, 12:42:33 pm »

Việt Nam ta sẽ còn nghèo dài dài (2).

Y như rằng, bọn ‘đầy tớ chết dẫm của dân’ lại hành tỏi.
Chúng bẩu: xác nhận của Bộ Ngoại giao, không giá trị bằng xác nhận của đại sứ quán. Ặc ặc.
OK. Tôi bẩu chúng: đây là lần thứ 5, các cậu đòi bổ túc hồ sơ. Lần bổ túc này, là hết toàn bộ 9 loại giấy tờ trong hồ sơ. Nhưng tôi đã biết trước, các cậu sẽ hành tỏi lần thứ 6 nữa, không phải vì nội dung hồ sơ nữa, mà sẽ là: mầu bìa file không được nhã. Ặc. Tớ đố các cậu, nghĩ ra lần hành tỏi thứ 7.

Bác Baoleo ạ, em cho rằng với văn phong tiếng Việt mình rất nhiều nghĩa đen, nghĩa bóng, văn bản luật pháp lại không rõ ràng cụ thể nên tụi cán bộ đó nó tha hồ xào xáo theo nghĩa nào có lợi cho nó .  Vì vậy, bác cứ chuẩn bị tinh thần cho cả lần thứ x nữa ( phỉ phui cái mồm em ) Nhưng bản thân em cũng khốn khổ vì những cách "làm ăn " kiểu này. Rất nhiều lý do để mà hành cho bằng hiểu : hoặc phong bì hoặc mất công đi lại + bực mình !

Chúng bẩu: xác nhận của Bộ Ngoại giao, không giá trị bằng xác nhận của đại sứ quán. Ặc ặc.

Tay cán bộ này không hiểu hoặc không chịu hiểu  rằng khi bộ NG ( em đoán là Cục Lãnh sự công chức xác nhận ? ) đã xác nhận tức là đã đảm bảo về mặt hành chính và luật pháp từ phía Việt nam . Tay này phủ nhận tính pháp lý của bộ ngoại giao thì hẳn là nó vừa thi công chức xong nên hành người khác... thế nên em cũng nghĩ như bác, tương lai tụi nước ngoài nó sẽ quay sang Myanma và bỏ rơi anh em nhà XHCN chúng mày tự mà hữu hảo với nhau.
Những việc như thế này còn nhiều và thật đau đầu. Thôi em vừa đọc trên Dân Trí bài này thấy nhẹ nhõm được nhiều vì cái tình người vẫn còn rất nhiều ở nơi này nơi khác, gửi các bác đọc :

 Gặp người anh kết nghĩa đã cưu mang “liệt sĩ trở về” gần 10 năm
(Dân trí) - “Cứu người như cứu bản thân mình, chú Được được đoàn tụ với con cháu như sống lại lần thứ hai, giờ đây tôi chỉ mong chú ấy điều trị bệnh cho mau khỏe để sống hạnh phúc phần đời còn lại, để một ngày anh em tôi gặp lại nhau…”.


Đó là những lời tâm sự bật ra từ đáy lòng của ông Ngô Văn Đào sau khi nhận ra người em kết nghĩa Phan Hữu Được qua những hình ảnh trên Báo Dân trí ở tận Hải Phòng xa xôi. Ông Đào mừng cho người em kết nghĩa đã tìm được gia đình, cũng mong có ngày hai anh em họ sẽ được gặp lại nhau, để được nghe em kết nghĩa gọi tiếng “Anh hai ơi! Anh hai ơi!” như ngày nào.




Những năm tháng bệnh tật chưa kể

Quãng thời gian sống với gia đình ông Đào ở nông trường cao su Samat cũng là những tháng ngày ông Được trải qua những cơn đau khủng khiếp nhất. Ông Đào kể, làm thuê được vài hôm, ông Được lại đột ngột xin nghỉ vì trở bệnh, sau đó ông đi lang thang trong bất định. Cứ mỗi lần ông Được rời khỏi nhà là đi vài hôm mới về. Vợ chồng ông Đào sốt ruột, ông Đào lại lấy chiếc xe đạp lóc cóc dạo khắp nông trường cao su Samat tìm ông Được đưa về.

“Tôi nhớ một lần ông ấy mất tích mấy ngày không về, tôi xe đạp lên tận sân bay Samat thì gặp ông ấy lang thang ở đó. Sau đó hai anh em tôi thủng thẳng dắt xe đi về tận nhà thì trời cũng chập tối”, ông Đào kể.

Ông Đào cũng không thể quên những cơn đau kinh hoàng mà người em kết nghĩa phải chịu. Đó là những cơn đau rất bất thường, có khi xuất hiện vào chập tối nhá nhem, cũng có khi lúc rạng sáng. Trong cơn đau triền miên ấy, ông Được lại gọi “Anh hai ơi! anh hai ơi!...” (tức gọi ông Đào)...

Ông Đào, người công nhân tốt bụng đã đưa ông Được về chăm sóc



Nghe tiếng người em kết nghĩa rên la trong đau đớn, ông Đào chạy tìm ngay một nắm tỏi, giã ra bóp vào cánh tay cho ông Được để hạ sốt, giúp người em mau chóng vượt qua cơn đau. Bảy năm sống bên ông Đào, có lẽ ngoài tình huynh đệ sâu nặng, với ông Được, thuốc thang cũng được xem là “người bạn tri kỷ” mỗi tháng.

Công việc làm cao su của vợ chồng ông Đào tại nông trường Samat thuận lợi thì tiền thuốc thang cho ông Được cũng chẳng khó khăn gì, nhưng không ít lần trong nhà túng quẫn, bà Dung - vợ ông Đào - lại phải tìm cách xoay xở để có đủ thuốc cho em.

“Chú Được đã sống lại lần thứ hai”

Khoảng năm 2007 - 2008, do cuộc sống không thuận lợi, vợ chồng ông Đào quyết định rời nông trường cao su Samat để tìm lên vùng đất Ea Súp tận Tây Nguyên mua đất rừng trồng cao su. Ý định ban đầu của ông Đào là hai vợ chồng ông sẽ lên Ea Súp để xây dựng nhà cửa, ổn định cuộc sống trước, rồi sau đó mới quay lại Tây Ninh đón ông Được lên sống cùng. Thời gian này ông Được sống với hai người con của ông Đào ở nông trường cao su Samat. Ông Được ở nhà anh Ngô Đức Tài vài hôm, khi buồn quá thì ông đến nhà anh Ngô Đức Mạnh ở. Cứ như vậy, hai anh em con ông Đào thay nhau cưu mang ông Được trong thời gian cha mình đang ở Tây Nguyên tính kế sinh nhai.

Đặt chân lên Tây Nguyên, vợ chồng ông Đào đã mua được khoảng 9ha đất rừng ở vùng Ya T’mốt, huyện Ea Súp để trồng cao su, sau khi thuê nhân công cày xới xong xuôi tốn kém hàng chục triệu đồng thì bị “thổ địa” vô cớ bao chiếm. Không cam chịu, nhiều lần vợ chồng ông Đào đã quyết liệt giành lại thì bị đe dọa. Nơi miền đất mới, không có đất đai canh tác, vợ chồng ông Đào sống lay lắt đến năm 2012 thì quyết định về nông trường cao su Samat thăm lại người em kết nghĩa cùng các con của mình đang sinh sống tại đây. “Khi vợ chồng tôi về Tây Ninh, nghe tôi nói làm ăn trên đó không được, đất đai bị người ta chiếm hết, chú ấy (ý nói ông Được-PV) cũng rất buồn, chú ấy đã động viên tôi rất nhiều, rồi nói nếu vậy thì hãy quay về lại Tây Ninh sinh sống cùng các cháu”, ông Đào trầm ngâm.

Dù vậy, sau đó vợ chồng ông Đào vẫn quay lại Tây Nguyên, rồi quanh quẩn trồng mấy sào hoa màu mà sống lay lắt qua ngày. Khi các con ông Đào liên hệ để tìm quê hương bản quán cho chông Được, thì ông Đào ở Tây Nguyên cũng không hề biết, cho đến khi thấy hình ảnh của ông Được đăng trên Báo Dân trí, vợ chồng ông Đào đã hét toáng lên trong niềm vui vỡ òa: “Đúng chú ấy rồi đấy, chú ấy đây rồi ông ơi!”.



Ông Đào xúc động nói: “Cảm thấy hạnh phúc lắm rồi! Cứu người ta là như cứu bản thân mình rồi, chú Được đã sống lại lần thứ hai để đoàn tụ với con cháu, giờ đây tôi chỉ mong chú ấy điều trị bệnh cho mau khỏe để sống một phần đời còn lại, để một ngày hai anh em tôi sẽ gặp lại, để ôn lại quãng thời gian từ lúc chú ấy gặp tôi để trở thành anh em kết nghĩa, để anh nói cho chú ấy biết, tại sao sau bao nhiêu năm trước, sống với nhau mà chú ấy không hề nói cho anh biết là chú có quê hương như thế này…”.

Vợ chồng ông Đào cũng mong muốn thông qua báo Dân trí gửi lời hỏi thăm sức khỏe tới tất cả bà con nội ngoại, anh em, họ hàng của ông Được ở tại quê hương Tiên Lãng, Hải Phòng. “Biết đâu được nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, bà con họ hàng ở đấy… bệnh tật của chú ấy sẽ bị đánh đuổi”, ông Đào mong mỏi.

Viết Hảo

http://dantri.com.vn/xa-hoi/gap-nguoi-anh-ket-nghia-da-cuu-mang-liet-si-tro-ve-gan-10-nam-749149.htm




Một câu chuyện cảm động không thể nói hết về  cái tình của bà con miền Nam dành cho một người lính miền Bắc .
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #407 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2013, 08:05:40 am »

Thông tin này, có thể đưa vào mục ‘Chuyện vặt..’, nhưng thấy nó gắn liền với công việc của một người lính, khi đã trở về gia đình, nên đưa lời than thở ấy vào đây.

Sáng thứ Hai. Nắng chói chang và trời oi nồng.
Nhưng nắng nóng không kinh hoàng bằng tờ lịch công tác, mà cô thư ký đặt trên bàn miềng hôm nay:
Ngày 08/07/2013, anh gập gỡ riêng tư, kèm săm soi: 10 cô chân dài và 2 cô chân ngắn, mở ngoặc: full day.
Bố khỉ.
Bất hạnh thay, khi ta phải làm người cầm đao, để chém phăng 11 em chân dài hay chân ngắn kia.
Có bác nào thích làm Trưởng ban tổ chức trung ương hàm Trung ủy, kèm BCT không?
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #408 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2013, 07:56:01 am »

Việt Nam ta sẽ còn nghèo dài dài – Bài kết .

Ke ke.
Bằng sự quyết chiến của người cựu chiến binh, bọn ‘đầy tớ chết dẫm’ cuối cùng cũng phải cấp Giấy phép.
Không có phong bì đi kèm, nên chúng cấp chậm hơn so với quy định 20 ngày, sau nhiều lần hành tỏi vô hiệu.
Ke ke.
Việt Nam ta sẽ còn nghèo dài dài.

 
Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #409 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2013, 10:09:01 am »

Tháng 7, nhớ người lính không về. (1/3)
Tháp pháo mũi.

Những năm tháng chiến tranh đánh trả máy bay Mỹ, hải quân vùng 1 có rất nhiều chiến sỹ hy sinh trong các cuộc đánh trả máy bay giặc.
Đặc biệt trong trận đầu đánh máy bay Mỹ ngày 05/08/1964, hải quân Việt Nam có hai tấm gương tiêu biểu là anh Đặng Đình Lống và anh Ngô Huy Hoàng, pháo thủ tháp pháo mũi 40 ly, trên hai tầu tuần tiễu 79 tấn khác nhau. Cả hai anh đều hy sinh trong trận này. Sau trận đánh, một trong hai anh, được đưa về an nghỉ ở Khe Chè, bên cạnh quân cảng Cái Lân, đất của đơn vị tôi. Năm 1984, quân chủng tổ chức quy tập lại mộ liệt sỹ, các anh được chuyển đi. Lúc này tôi được tham dự nên xin kể lại một chút hồi ức về các anh.

Trước hết, xin nói qua một chút về tháp pháo mũi. Đối với hải quân tất cả các nước và đối với tất cả các loại tầu chiến đấu, tháp pháo mũi hay còn gọi là tháp pháo 1, là tháp pháo có tầm quan trọng bậc nhất. Lý do là ở vị trí đó, pháo hạm có phạm vi xạ giới rộng nhất, gần đạt 360 độ (trừ việc quay nòng bắn vào đài chỉ huy). Vì thế, từ khẩu đội trưởng đến pháo thủ thành viên của tháp pháo mũi đều là những người ưu tú nhất của con tầu. Đại khái các bác cứ hình dung: thành viên tháp pháo mũi giống như lớp chọn trong nhà trường ấy. Đỉnh của đỉnh.
Cả anh Lống và anh Hoàng đều là pháo thủ của tháp pháo mũi, đủ biết là trong lúc bình thường, các anh cũng là những người xuất sắc, nói gì đến trong chiến đấu.

Vì tôi và anh Hoàng đều là đồng hương Hà Nội phố, nên xin kể về anh Hoàng.
Anh Hoàng là con trai của Kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh, một trưởng lão trong làng kiến trúc sư từ thời Tây. Ông chính là người chịu trách nhiệm thiết kết và giám sát thi công Lễ đài Độc Lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945. Sau này, ông là Ủy viên Ủy ban Kiến thiết cơ bản Nhà nước (hàm thứ trưởng). Nói như thế để thấy rằng: với vị thế của 1 gia đình dòng dõi, anh Hoàng hoàn toàn có thể nấp vào một chỗ nào đấy bình yên. Nhưng không, người con trai Hà Nội hào hoa ấy, đã tình nguyện vào Hải quân, mà lại vào vị trí của tháp pháo mũi.
Trận ngày 05/08/1964 diễn ra. Lúc đó, các tầu hải quân của ta còn đang neo trong quân cảng. Khi máy bay Mỹ đến, tầu của ta vừa bắn trả, vừa cơ động ra khỏi cửa Lục (phà Bãi Cháy bây giờ) để ra vịnh Hạ Long, nơi có vùng nước rộng hơn, để dễ cơ động.
Khi ra khỏi cửa Lục thì anh Hoàng đã bị thương rồi. Một mảnh bom cắm vào bụng làm ruột lòi ra. Anh Hoàng đã lột áo buộc ngang bụng, nghiến răng tiếp tục nạp đạn cho khẩu đội. Khi tầu ra đến vịnh, tầu anh Hoàng cùng 2 tầu 79 tấn khác hợp thành một biên đội bắn mãnh liệt. Lúc này, ba tầu 79 tấn của ta có số nòng pháo gần tương đương toàn bộ số nòng pháo cao xạ của mặt trận Điện Biên Phủ (ĐBP là 24 nòng 37 ly, còn 3 tầu là 18 nòng từ 20 đến 40 ly). Hỏa lực mạnh của hải quân làm phi công Mỹ khiếp vía, không dám coi thường, và bọn chúng đã tập chung hỏa lực, để đánh phá các tầu của ta.
Lúc này, anh Hoàng bị thương lần thứ hai. Một loạt đạn 20 ly của máy bay giặc đã bắn trúng tầu và anh Hoàng bị gẫy chân, khụy xuống. Nén đau, anh Hoàng đã tháo thắt lưng hải quân, tự buộc mình vào tháp pháo cho khỏi ngã, và ấn tiếp băng đạn cuối cùng cho đồng đội, rồi mới chịu gục xuống….

Năm 84, lúc bốc mộ anh Hoàng, đơn vị tôi đã tìm thấy chiếc quân hiệu và chiếc khóa thắt lưng của anh Hoàng, vẫn còn sáng chói.
Tôi đã đặt lại chiếc quân hiệu vào chỗ nằm mới của anh, hy vọng ngôi sao sáng ấy, sẽ tiếp tục dẫn đường cho anh. Còn chiếc khóa thắt lưng, cũng có ngôi sao, nhưng được khắc chìm vào mặt khóa, tôi giữ lại. Định bụng sẽ mang về, tìm cái dây thắt lưng nào vừa, sẽ thay vào để dùng nó. Hơi sến một tý nhưng lúc đó tôi coi anh Hoàng là thần tượng và muốn học theo anh.
Tiếc rằng thắt lưng của thời anh Hoàng to bản hơn thời của tôi, nên không dùng được. Sau này, khi tôi ra quân, tôi đã tặng lại cho cậu Vang-trưởng ban chính trị.
Hy vọng, đơn vị tôi vẫn còn kỷ vật này.


 
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM