Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 04:02:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mùa đông lạnh nhất - David Halberstam  (Đọc 91703 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #190 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2013, 12:30:31 pm »

Ngày 18 tháng Năm, 1950, Dulles xây dựng một bảng dự thảo chính sách đề nghị rằng Đài Loan là một vị trí tốt để thiết lập tuyến (phòng vệ); 12 ngày sau Rusk cũng làm tương tự. Họ cùng nhau vẽ lên một hòn đảo dưới góc độ là một vị trí cố thủ hấp dẫn bởi Hoa Kỳ có thể vận dụng được sức mạnh không quân tầm xa cũng như hải quân ở đó, và Liên Xô (và Trung Hoa) không thể dùng quân bộ của họ có hiệu quả.

Việc Dulles quay lại Vụ là một vấn đề gây tranh cãi, chính việc này phản ảnh lại sự thật rằng Truman và Acheson đang trong tình trạng mệt mỏi phòng vệ trước sự chống đối lên cao của cánh Cộng hòa. Dulles chính là bộ trưởng ngoại giao dự kiến (nếu Dewey thắng cử tổng thống) của đảng Cộng Hòa và là cố vấn trưởng về chính sách ngoại giao cho Dewey, một con người có góc nhìn gắn kết với các lực lượng chính trị theo chủ nghĩa quốc tế phương Đông. Sự thất bại năm 1948 của Dewey là một nỗi thất vọng cay đắng với ông. Lúc đó ông được bổ nhiệm vào một ghế Thượng viện còn trống ở New York với yêu cầu rằng ông không tham gia tranh cử, nhưng rồi ông quyết định tranh cử, và trong một cuộc bầu cử đặt biệt, ông đã bị đánh bại bởi Herbert Lehman, một cựu thống đốc bang nổi danh với gần 200,000 phiếu trong gần 5 triệu phiếu phát ra. Vì thế, đồng thời với việc Dulles muốn trở lại làm việc trong thế giới chính sách công (với một tầm nhìn tốt hơn) ông cũng hiểu rằng sẽ còn nhiều cuộc bầu cử tổng thống khác sẽ đến, nên ông bắt đầu thương lượng với cánh Dân chủ về một vai trò nào đó trong bộ Ngoại giao. Ông nói với các quan chức chính phủ rằng ông có thể giúp kiềm chế vài người trong cánh hữu đảng Cộng hòa như thượng nghị sỹ Styles Bridges và Robert Taft, nhưng chỉ với điều kiện là  “Truman cho phép [ông] lên kế hoạch hành động quả quyết nhằm chống lại ‘mối đe dọa cộng sản’”. Không phải ai cũng muốn Dulles về đó – dù ông nổi danh là công bằng và rộng rãi – nhưng Acheson, vốn là một người rất mếm mộ Dulles, dần đi đến một quyết định rằng về mặt chiến thuật đó là một việc làm thông minh. Ở lần đầu khi Acheson đả động tới vụ này với Truman, tổng thống bác bỏ. Dulles đã phát biểu rất nhiều điều cay nghiệt về chính sách nội địa của Truman trong đợt chiến dịch bầu cử 1948. Nhưng rồi Acheson dưới sự thúc dục của Arthur Vandenberg, nhân danh Dulles, ông này là lãnh đạo cánh quốc tế của đảng Cộng hòa, Acheson chờ một cơ hội tốt, đạo đạt lần nữa vụ việc với Truman, và rốt cuộc Dulles cũng được bổ nhiệm vào công tác trong bộ phận triển khai Hiệp ước Hòa Bình Nhật bản. John Allison cũng được bổ nhiệm làm việc cùng ông. Allison đã từng công tác ở Nhật khi còn là một quan chức ngoại giao trẻ, và đã bị nhốt một thời gian ngắn ở Nhật sau trận Trân Châu Cảng, và trở thành lãnh đạo văn phòng Bắc Á – một vị trí tốt số, vì điều này có nghĩa là ông không bị kẹt giữa những làn đạn chính trị trong vấn đề Trung Hoa

Việc Dulles tham gia công tác có ngay tác động trong các cuộc họp cấp cao. Theo góc nhìn của George Kennan, Dulles chỉ nên hiện diện ở các cuộc họp có liên quan đến hiệp ước Nhật Bản. Kennan tin rằng, sự tham dự của ông ta – có ảnh hưởng lớn một cách đáng ngạc nhiên trong các tình huống- cho thấy sự thay đổi trong chính trị nội địa, và làm nghiên cán cân tranh luận khá nhiều, điều này phản ánh việc gia tăng áp lực từ cánh hữu, và mang cái áp lực đó vào tận phòng họp. Từ đầu tháng Bảy, Kennan bắt đầu cảm thấy rằng những sự kiến đó đang tuột khỏi tầm khống chế của chính phủ. Ngày 10 tháng Bảy, người Mỹ nhận được thông điệp từ Ấn Độ, họ đến với một đề xuất hòa bình cho Triều Tiên, và đó cũng là đề xuất mà người Trung Hoa quan tâm. Theo đề xuất này thì mọi hoạt động thù địch phải chấm dứt, cả hai phía quay trở lại vĩ tuyến 38, và nước Trung Hoa Cộng sản trở thành thành viên Liên Hiệp Quốc. Xem ra người Trung Hoa đồng tình, nhưng Liên Xô, không mấy ngạc nhiên, rõ ràng là không vui. Với Kennan, đề xuất này rất xuất sắc. Ông cho rằng tư cách thành viên cho Trung Hoa ở LHQ là chẳng có mấy quan trọng với an ninh quốc gia (Mỹ) một khi Liên Xô vẫn còn ở đó và có quyền phủ quyết; hơn nữa, đề xuất này còn mang lại ích lợi vì có thể làm chia rẽ người Trung Hoa với người Nga. Ông kể là ông nhanh chóng bị chửi trong cuộc họp – chủ yếu bởi Dulles – theo Dulles và các nhà phê bình khác phe ông ta tuyên bố đề xuất này là phần thưởng cho cuộc xâm lăng. Dulles nói rằng đề xuất đó “từ góc nhìn công chúng, xem ra chúng ta bị bịp phải từ bỏ vài thứ mà không vì gì cả”. Với Kennan, những lý do chính trị cho việc bác bỏ đề xuất của Ấn Độ là rất rõ ràng, và ngày 17 tháng Bảy, ông viết trong nhật ký “Tôi hi vọng rằng ngày nào đó lịch sử sẽ ghi nhận điều này như là một minh chứng cho thiệt hại lên chính sách ngoại giao của chúng ta bởi sự mù quáng và thiếu tinh thần trách nhiệm của hội vận động Trung Hoa và bạn bè của chúng gây ra ở Nghị viện”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #191 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2013, 12:32:05 pm »

Từ  tháng Bảy 1950, Rusk, Dulles và Allison hình thành một nhóm ba người, và cả ba bắt đầu tranh luận việc vượt qua vĩ tuyến 38, từ lúc mà hầu như không quan chức nào nghĩ về chủ đề này. Trong hồi ký những năm công tác Ngoại giao của mình (Đại sứ từ thảo nguyên: hay, Allison ở xứ sở thần tiên – Ambassador from the Prairie: or, Allison in Wonderland) Allison đã chối bỏ bất kỳ vai trò nào trong việc gây ảnh hưởng lên quyết định vượt giới tuyến. Với cái thời kỳ quan trọng này ông viết rất lộn xộn, quả thực là khá cảm xúc, đầy tính văn bản giải trình, dù rõ ràng là đóng vai trò thủ lĩnh với cả Dulles và Rusk. Hồi ức của họ dường như thường hướng vào những tài liệu ôn hòa nhưng bị mang tai tiếng của Cục kế hoạch chính sách Bộ Ngoại giao, đơn vị dưới quyền của Paul Nitze cùng hầu hết những cán bộ cao cấp luôn lo ngại về ý định của Nga và Trung Quốc. Rất sớm, hồi ngày 1 tháng Bảy, trong chuyến trở về từ Tokyo, Allison nói với Rusk trong một văn bản rằng các lực lượng Mỹ không chỉ nên vượt vĩ tuyến 38 mà còn “tiếp tục tiến đến biên giới Mãn Châu và Siberia, và cũng phải hoàn thành cái việc gọi là giám sát bầu cử của LHQ ở Triều Tiên”. Dĩ nhiên, vào thời điểm đó, việc ráng không bị đánh bật ra khỏi bán đảo Triều Tiên dường như là một vấn đề quan trọng hơn là chuyện chinh phục cả nước này. Ngày 13 tháng Bảy, Allison viết một bảng ghi đầy cảm xúc khác cho Rusk, vụ này nguyên ủy là do có một quan chức quân đội Mỹ ngẫu nhiên nói với các phóng viên rằng các lực lượng Mỹ cuối cùng chỉ muốn tiến đến vĩ tuyến 38 và dừng lại ở đó. Điều này làm Allison phát cáu. “Nếu tôi là một người lính Nam Hàn và nghe được thông báo này từ phát ngôn viên quân đội Mỹ, tôi sẽ rất muốn bỏ vũ khí xuống và trở về làm ruộng”.  Một ngày sau, Foster Dulles tiếp bước Allison với một tuyên bố còn mạnh mẽ hơn với Nitze. Vĩ tuyến 38 “không bao giờ là một điểm đến dự kiến và không bao giờ là một tuyến chính trị”, ông nhấn mạnh. Để làm cho danh giá, ông viết rằng việc này sẽ cung cấp “nơi ẩn nấp cho kẻ xâm lược [và bị] trói vào những va chạm không ngớt; ngay cả nguy cơ xuất hiện một cuộc chiến mới”. Nếu vấn đề này có thể triệt tiêu được, thì tất cả sẽ tốt hơn “vì lợi ích ‘hòa bình và an ninh’ khu vực” Dulles viết.

Trong vấn đề này Rusk là một nhân vật quan trọng, cả ở góc độ tham gia lẫn việc thử phản ứng, một người kiên định thực sự đầu tiên ở tầm chính sách với châu Á trong chính phủ đảng Dân chủ, và cũng là một nhân vật quan trọng làm thay đổi cách thức của Bộ Ngoại Giao, và như vậy là Acheson, nhìn vào các sự kiện hiện đang lộ ra. Tổ Trung Hoa cũ có lẽ lo lắng rất nhiều về mọi thứ có thể kích động Trung Hoa tham chiến, nhưng họ đã bị giải tán rồi, còn Rusk thì chẳng mấy e ngại tới việc bắc tiến. Sau này, khi quân Trung Hoa tấn công các lực lượng Mỹ ở cực bắc Triều Tiên, Rusk nói với các đồng nghiệp cao cấp của ông rằng cuộc tấn công “không nên làm vươn vấn lương tâm chúng ta, bởi những sự kiện này không chỉ là kết quả của những kế hoạch được lập kỹ lưỡng mà còn không phải do các hành động của chúng ta khiêu khích [họ]”.  Còn nhà sử học Rosemary Foot thì ghi rằng, điều này là “một sự giải thích hết sức quái dị, có lẽ với ý đồ nhằm mang lại chút ít an ủi với chính phủ trong một giai đoạn não nề”.

Khi hồi tưởng lại, dường như khá rõ rằng tất cả được chỉnh lại theo cách nào đó, và rằng những tay diều hâu nặng như Rusk muốn chiếm vai trò của Cục kế hoạch chính sách.v Kennan và những người trong Cục kế hoạch chính sách gần gũi với ông cho rằng việc bắc tiến là một sai lầm bi thảm. Ông tin rằng đánh nhau ở Triều Tiên, chỉ tính thuần túy các điều kiện ở đó thì cũng là một sai lầm, bởi những khó khăn đủ kiểu trong công tác hậu cần, và như thế không tốt; nhưng bởi có những áp lực khác, trong số đó có sự ổn định Nhật Bản; một cái giá phải trả – thì đây là một sai lầm cần thiết, nếu sẵn lòng. Nhưng khi các lực lượng LHQ tiến xa lên phía bắc, theo cách nói của ông, những nguy cơ kẻ thù ẩn nấp ở đó, người Trung Hoa hoặc người Nga, tăng thêm, và “càng không tốt ở góc độ quân sự” bởi cái cách rải quân ra như hình cây nấm và bởi sự gia tăng các vấn đề hậu cần với các đơn vị của chúng ta cũng như khả năng tập hợp lực lượng. Cái ý kiến tiến lên phía Bắc liều lĩnh đã làm ông kinh hoảng. Nhưng cuộc chơi vẫn tiếp tục theo hướng khác. Ngày 15 tháng Bảy, trong một ghi nhớ gửi cho Rusk, Allison đã “cực liệt phản đối” một tài liệu do Herbert Feis, một đồng minh của Kennan ở Cục kế hoạch chính sách, ông cho rằng có nguy cơ rõ ràng về việc Liên Xô hoặc Trung Hoa tham chiến nếu Hoa Kỳ tiến lên phía bắc vượt giới tuyến. Vĩ tuyến 38 là một luôn là một giới tuyến tùy hứng, Allison viết. Chỉ có sự không khoan nhượng rành mạch của Liên Xô mới duy trì được nó; Allison bàn Hoa Kỳ nên thích ứng “bằng quyết tâm rằng những kẻ xâm lăng không thể không bị trừng phạt và sự lãnh đạo mạnh mẽ, quả cảm của Hoa Kỳ rồi cũng sẽ có tác dụng tốt với những khu vực nhạy cảm khác trên thế giới. Khi nhận thấy những gì sẽ xảy ra với kẻ xâm lược ở bất kỳ đâu, tương tự như bọn cắn trộm Triều Tiên, chúng sẽ không thể lao vào một hành động xâm lăng nếu không có đảm bảo rằng chỉ chịu những rủi ro hạn chế – kiểu như chỉ bị đuổi về lại tuyến mà từ đó cuộc tấn công đã bắt đầu”. Những ngôn từ rất mạnh mẽ. Một tuần sau, một bản phác thảo tài liệu kế hoạch chính sách lần này tác giả là George Butler, một đồng minh khác của Kennan, cũng lại chỉ ra nguy cơ người Nga hoặc người Trung Hoa tham chiến. Butler ghi, phía Cộng sản không thể cho phép một quốc gia theo phương Tây tồn tại quá gần với biên giới nước Nga và Trung Quốc. Tài liệu này đã đưa đến một lá thư nhiều cảm xúc và đầy tính chiến đấu nhất của  Allison, lá thư đề ngày 24 tháng Bảy, gửi cho Nitze. Đầu tiên, Allison nói về sự thổ thẹn sẽ đến nếu như Hoa Kỳ dừng bước trước vĩ tuyến 38; hình ảnh của nước Mỹ sẽ bị mất đi trong mắt người dân Triều Tiên nếu chúng ta chấp nhận tình trạng chi cắt thời hậu chiến y như trước khi đánh nhau. Và nếu điều đó xảy ra, thì “người dân Triều Tiên sẽ không còn tý niềm tin nào vào sự thông minh, quả cảm và đạo nghĩa của Hoa Kỳ. Và chính tôi cũng sẽ trong số những người không dám trách họ”.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười Một, 2013, 12:37:44 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #192 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2013, 12:40:35 pm »

Thế rồi sự kiện trở nên tồi tệ. Allison đã dùng những ngôn từ cảm xúc nhất, mạnh mẽ nhất trong thời đó, những từ đã le lửng đe dọa tất cả những cuộc họp An ninh Quốc Gia từ thế chiến II. Trong nỗ lực ghìm cánh của Kennan ở Cục Kế Hoạch Chính sách, ông đã nói: “tài liệu [của Butler] cho rằng chúng ta có thể mua thêm thời gian bằng chính sách nhượng bộ – đó chính là thứ mà tài liệu này đề xuất – một chính sách nhút nhát được thiết kế nhằm không khiêu khích Liên Xô tham chiến. Chúng tôi hiểu rằng có nguy cơ ghê gớm về việc xung đột với Liên Xô và Trung Hoa Cộng sản bất kể những gì chúng ta làm từ bây giờ – nhưng tôi không thấy chúng ta được lợi gì bằng việc thỏa hiệp với những nguyên tắc đạo đức cơ bản và né tránh trách nhiệm của chúng ta phải làm mọi thứ rõ ràng và trên tất cả là cuộc xâm lăng đó không phải trả giá – chúng đã vi phạm những quan điểm tử tế của nhân loại nên chúng phải nhận những hậu quả, chơi dao thì phải chết vì dao”. Một lập luận rất mạnh mẽ. Điều này có thể làm kích động ra một cuộc chiến tranh còn lớn hơn cũng không làm Allison lo lắng. “Điều này có thể mang ý nghĩa rằng chiến tranh ở tầm thế giới là có thật – người dân Mỹ cần được báo cho biết và biết là tại sao nó có nghĩa với họ. Khi cả về công lý lẫn luân lý đều thuộc về chúng ta thì tại sao chúng ta phải do dự?”. Thịt đã nằm trên bếp. Những gì Allison đang nói là sự đồng bộ hoàn hảo với những lời chỉ trích mà cánh hữu đang nói nhằm vào chính phủ. Những gì nó thể hiện chính là tình hình chính trị nội địa thay đổi, giờ đây nhiều nhà chỉ trích chính phủ vào làm việc ngay trong ruột chính phủ. Dần dần, con đường mà vị ngoại trưởng muốn chơi trở nên rõ ràng, sự đối lập trong Cục Kế Hoạch Chính sách mềm đi. Chỉ vài ngày sau bức thư đầy cảm xúc của Allison, cục Kế hoạch Chính sách đưa ra một đề xuất êm dịu hơn, một đề xuất tán thành cho ý tưởng một Triều Tiên thống nhất, độc lập. Mọi người đều đã sẵn sàng.

Tất cả những trao đổi kể trên vẫn còn diễn ở lớp thấp hơn nhóm qua quyết định cao nhất. Vì chính thân cuộc chiến vẫn còn đang rất khốc liệt trong thời điểm họ suy nghĩ về vấn đề đó. Ngay sau khi Bắc Triều Tiên xâm lăng, Acheson dường như nói về vấn đề này trong một ngữ cảnh khá mơ hồ. Ông nói, Hoa Kỳ muốn khôi phục miền Nam [Triều Tiên] về đường biên giới trước kia. Nhưng đến tháng Bảy, ông bắt đầu dùng một câu khác: Quân đội có thể sẽ không loại trừ việc “hành quân qua đường biên và dừng lại”. Từ tháng Bảy đến tháng Tám, có một thỏa thuận rằng không được nói về vấn đề này một cách công khai. Nếu Truman hoặc Acheson bị hỏi về việc gì sẽ diễn ra khi quân của họ đến được vĩ tuyến 38, họ đều lãng tránh câu hỏi đó. Nhưng ở nghị viện, vốn luôn hòa mình vào cảm xúc của người dân Mỹ và ít chịu trách nhiệm trực tiếp từ các sự kiện, tỏ ra diều hâu hơn. Vài hạ nghị sỹ có những phát ngôn đáng chú ý trong thời điểm đó về việc nhượng bộ, gần như là nhiếc mắng chính phủ. GIờ đây vài người trong số họ còn kêu rằng quyết định không  vượt qua vĩ tuyến 38 đã được ra. “Hội những kẻ như Hiss trong bộ Ngoại giao giờ đây đeo lên mình tấm huy chương chữ thập Yalta và đang chờ hạ nghị viện tan họp trước khi họ vén lên bức màn về hồi kế kiếp trong vở bi kịch nhượng bộ quân Đỏ”, Hugh Scott đại diện của bang Pennsylvania nói, gần một tuần sau chiến dịch đổ bộ Inchon. Bill Knowland đồng ý, không vượt vĩ tuyến rõ ràng là một trường hợp nhượng bộ.

Dường như mọi người, gồm cả công chúng Mỹ, muốn có một chiến thắng lớn hơn. Một cuộc thăm dò dư luận của Gallup hồi giữa tháng Mười cho thấy có 64 phần trăm dân Mỹ muốn truy kích quân Bắc Triều Tiên qua đường giới tuyến. Thăm dò dư luận trong những trường hợp như thế này, sau này Việt Nam cũng thế, là một thủ đoạn khét tiếng; bởi tất cả các dạng dân chúng đều thích những chính sách hùng hổ miễn là họ không biết về hậu quả. Liệu rằng 64 % dân Mỹ  – nếu họ được hỏi – có muốn một cuộc chiến trực diện với Trung Hoa không là một chuyện khác. Nếu Acheson ráng ngăn việc bắc tiến hay chỉ cần làm chậm việc này lại, thì ông có thể bị sa vào một trận chiến lớn ở cấp cao nhất trong chính quyền và ông cũng phải chiến đấu với bất lợi cực lớn, trong một lĩnh vực mà trên danh nghĩa là thuộc về giới quân sự. Với Hội đồng tham mưu liên quân, họ cũng muốn tiến lên, hoặc ít ra là cũng tiến lên một tý, cho đến khi quân của MacArthur húc vào lính Nga hoặc Tàu. Với các cán bộ quân sự cao cấp thì ít nhất là lúc bắt đầu, lúc vượt giới tuyến, họ trong một cơn bốc đồng không cản được: khi thấy được chiến thắng trong tầm tay, cần tiến lên, hoặc ít nhất là tiến lên cho đến khi quân binh gặp phải một kẻ địch khác, lớn hơn và nguy hiểm hơn. Với họ, thời khắc này ở Triều Tiên là cực kỳ ngọt ngào bởi trước đây họ đã bị sỉ nhục ghê gớm, vì thế nên nó còn hơn là một chiến thắng, mà đây còn là việc trả được một món nợ. Hãy để cho các chính trị gia gấu ó với nhau, lính thì quan tâm đến chiến trường thôi. Và đó là điều mà cánh quân nhân đã làm; họ tiến công. Mãi về sau Omar Bradley mới đọc lại lần thứ hai bản đề nghị kế hoạch chính sách của George Butler về cảnh báo Nga và Tàu can thiệp, ông nói “Đọc và hồi tưởng lại – chừng ba mươi năm sau – mới thấy tài liệu này cảm nhận thật tốt” . Một trong những vấn đề của tài liệu này, làm giới hạn ảnh hưởng của nó, Bradley ghi nhận, với một nhát đâm sắc bén vào các đồng nghiệp dân sự của ông ta, là “Dean Acheson và các cố vấn trưởng khu vực Viễn Đông, Dean Rusk, John Allison, đã chấp nhận lập trường cánh diều hâu trong việc vượt vĩ tuyến 38”.     
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #193 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2013, 12:54:45 pm »

Nhưng lúc đó, thì đấy là một khác biệt chủ chốt. Chiến thắng là hữu hình; còn những lý do để phía quân sự nên chậm lại và việc đánh giá cao một quân đội không thể hiện được trên chiến trường là không thực tế. Có lẽ khi đến gần biên giới Trung Hoa, họ sẽ có cái nhìn khác, một số cán bộ quân sự cao cấp nghĩ vậy. Với vị tổng thống, những sự lựa chọn chính trị thật là kinh khủng. Ông biết quân Trung Hoa đang sẵn sàng ở biên giới, và quân địch Bắc Triều Tiên không phải là bị thủ tiêu mà chúng chỉ chạy khỏi chiến trường thôi. Thất bại trong việc truy kích với chính phủ vốn bị buộc tội là quá mềm mỏng ở châu Á, sẽ mang đến những tác động ngược gay gắt về mặt chính trị. Thay vì bỏ rơi Tưởng giới Thạch, một cuộc chiến dư luận mới  có thể còn nhức óc và mạnh mẽ về mặt chính trị hơn: bỏ rơi Douglas MacArthur. Cuộc bầu cử giữa kỳ chỉ còn cách một tháng nữa. 25 năm sau những sự kiện này, John Snyder, thống đốc ngân khố thời ấy, viết một là thư cho James Webb, thứ trưởng bộ Ngoại giao, một người có ảnh hưởng đứng hàng thứ nhì. Snyder nói “Tôi nhớ lại rằng tổng thống Truman có sự lựa chọn rất hẹp khi ông phải ra quyết định tiến qua vĩ tuyến 38. Quyết định này là sự phê chuẩn cho các hành động thực tế đã diễn ra”.

Trên thực tế, mệnh lệnh của Washington cho MacArthur nhập nhằng một cách đáng ngạc nhiên. Ông phải vượt vĩ tuyến 38, nhưng cần tránh bất kỳ hành động nào có thể gây ra giao tranh giữa Hoa Kỳ và LHQ trong một cuộc chiến lớn hơn với cả Liên Xô hay Trung Hoa. Ông phải ngưng ngay việc tiếp cận nếu quân của ông gặp phải lính Nga hay Tàu. Lúc đến gần biên giới Trung Hoa, ông chỉ được dùng quân Nam Hàn; lính của ông không được đến bất cứ tỉnh Triều Tiên nào tiếp giáp với biên giới Nga hay Trung Quốc. Dĩ nhiên, đây chỉ là những thứ trên giấy tờ, và cũng không phải là những điều khoản văn bản tốt. Charles Burton Marshall, một trong những cán bộ lãnh đạo cục Kế hoạch chính sách là người đã giúp soạn bản thảo mệnh lệnh này, sau này nói “Tôi rất hiểu rằng chúng ta đang tự đùa với chính mình với những câu từ khéo léo đó”. Nhiều năm sau, Acheson viết trong hồi ký rằng giá mà họ chỉ cần hiểu được suy nghĩ của MacArthur lúc ông ta đưa quân vượt vĩ tuyến, thì chắc họ đã thận trọng hơn. Nhưng điều này xem ra Acheson không thật thà. Họ đã biết trước rằng MacArthur luôn hành động tự chủ, như theo cách nói của Acheson, và rằng ông ta thích thú với những kiểu mệnh lệnh mơ hồ như vậy. Họ cũng cảm nhận được rất rõ rằng mục đích của ông ta ở Triều Tiên lớn hơn nhiều so với họ. Nhưng họ cuốn theo xu thế của những sự kiện và tình hình tuyệt vời sau chiến dịch Inchon, cùng với sự thay đổi thời tiết chính trị do lúc này những địch thủ trong nước mạnh hơn mọi khi. MacArthur không chỉ là lãnh đạo cánh quân sự đối lập mà còn là một nhà chính trị giả định. Rằng họ luôn lo ngại về ông ta hơn thừa nhận, một bí mật to lớn của cuộc chiến Triều Tiên. Họ lo sợ nếu ông thất bại, và còn lo hơn nếu ông chiến thắng.

Ngày 27 tháng chín, cuối cùng họ ra quyết định chính thức về việc tiến lên và vượt qua vĩ tuyến, Lucious Battle một trợ lý trẻ của Acheson mang lệnh từ lầu Năm góc cho Acheson ký. Với sự liều lĩnh của tuổi thanh niên, Battle nhận xét rằng mệnh lệnh này quá mơ hồ với những người như MacArthur. Acheson đơn giản là nổi giận – sau này Battle ghi lại rằng anh chưa bao giờ thấy ông ta giận dữ như vậy – “Lạy Chúa, cậu bao nhiêu tuổi rồi hả Battle?” 32, Battle trả lời. “Và cậu sẵn sàng đảm nhận cả việc của Hội đồng tham mưu liên quân hiện nay, hử?”. Thế rồi Acheson ký lệnh. Battle nghĩ đó là một thời điểm hiếm có, khi vị Ngoại trưởng biểu lộ ra rằng ông chỉ là tù nhân của những sự kiện. Nhiều năm sau, Averell Harriman tổng kết lại thế này: “Phải cực kỳ siêu phàm mới dám nói KHÔNG. Về mặt tâm lý học, điều này là không thể làm nổi”. Cũng như nhiều quan chức dân sự quan trọng khác, Harriman hiểu trận Inchon là một chiến thắng kép cho MacArthur, không chỉ là chiến thắng trước quân Bắc Triều Tiên mà còn là chiến thắng những đối thủ của ông ta ở Washington. “Hiện nay không thể ngăn MacArthur được” Acheson nói với Harriman ngay sau trận Inchon. Một phóng viên chiến trường trẻ của tờ Time, Frank Gibney nói: “Trận Inchon là một chiến thắng đắt nhất mà chúng ta từng có bởi nó đã dẫn tới sự phong thánh hoàn toàn cho MacArthur cũng như các thất bại thê thảm, thê thảm sảy ra về sau”. “Thầy phù thủy Inchon” sau này Acheson gọi ông ta như vậy.

Trong những ngày đó dường như không gì cản đường MacArthur. Điều gì đã khiến họ vội vàng thông báo đã tái chiếm Seoul ngay cả khi trận chiến vẫn còn đang diễn ra trên các con phố? Rồi khi MacArthur giao lại quyền quản lý thủ đô cho Lý Thừa Vãn, họ Lý nói: “Chúng tôi ngưỡng mộ ngài. Chúng tôi yêu kính ngài như là vị cứu tinh của dân tộc chúng tôi”. Ông là một người chiến thắng và cũng là một nhà tiên tri. Giờ đây còn có thêm một Tô-tem cho MacArthur: một Triều tiên thống nhất, không cộng sản. Đó chính là mục tiêu tối thượng của ông. Ông cũng không thấy có mối đe dọa lớn nào tới các lực lượng của mình. Ông chắn mẩm khống chế được cả Triều Tiên trong tay. Joseph Alsop, một nhà báo diều hâu, đã ở cùng ông ta ngay sau trận Inchon và cảm thấy MacArthur đang trong một trạng thái cao ngạo và gạt sang một bên bất kỳ nhận xét nào về việc người Trung Hoa có thể tham chiến. MacArthur nói với anh: “Alsop này, theo tình hình thực tế, nếu cậu ở chỗ này, cậu sẽ tốn mất thời gian quí giá của cậu đó”. Cũng như Matt Ridgway sau này viết lại: “Một chiến thắng trọn vẹn giờ đây dường như được nhìn nhận – một quả táo vàng biểu tượng hoàn hảo  cho một sự nghiệp quân sự chói sáng. Và một khi để đạt đến ước vọng này, MacArthur sẽ không cho phép ông bị chậm trễ hay được khuyên răn. Thay về thế, ông lao lên phía bắc truy kích quân thù đang tan rã, và rồi thay đổi kế hoạch của ông hằng tuần để thích hợp với đà tiến quân mà không nhận thấy những dấu hiệu đen tối của một thảm họa có thể sảy ra”. Ridgway nói, sau trận Inchon, giả mà MacArthur có bảo một tiểu đoàn nào đó tập kết vào vị trí bằng cách đi bộ trên mặt nước thì “Chắc cũng sẽ có người sẵn sàng thử làm”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #194 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2013, 01:23:07 pm »

Điều này cũng không có nghĩa là ai ai cũng như vậy. Sự băn khoăn sớm tăng lên ở Washington, trước trong cánh dân sự rồi sau đó tới lượt giới quân sự khi MacArthur bắt đầu mở rộng mệnh lệnh và khi cuộc hành quân lên phương bắc cho thấy những nguy cơ đầu tiên từ người Trung Hoa rằng họ sẽ tham chiến, và khi thấy xuất hiện lính Trung quốc. Người ở Washington cũng lo lắng về tình hình thể chất cũng như tâm lý của MacArthur khi triển khai một cuộc chiến toàn diện như vậy. Thường xuyên có những báo cáo về Washington rằng ông thiếu sức khỏe để làm công tác chỉ huy, việc này giải thích tại sao ông không có nhiều thời gian ở trên đất nước đó (một yêu cầu cơ bản với một tư lệnh quan trọng). Nhiều sỹ quan ở lầu Năm Góc nghe tin từ bạn đồng khóa đang trên chiến trường nói rằng ông ta ở rất xa Triều Tiên. Họ cũng lo lắng về những diễn biến tâm thần của ông, và họ cũng hết sức phiền muộn bởi cái cách ông chia quyền chỉ huy và bởi sự lộn xộn của cuộc đổ bộ đường thủy Wonsan.

Có thể có những ngày ông trông rất tuyệt, nhưng cũng có những lúc khác ông trông mệt mỏi và dường như kiệt quệ. Ban tham mưu của ông, những báo cáo đó nêu, đã phải gia cố rất nhiều để trông ông có vẻ có sức sống hơn thực tế. Trong hầu hết các bức ảnh ông vẫn trông như một người trẻ hơn tuổi một cách đặc biệt, nhưng đôi khi thực sự già cỗi, ở những lúc ông không thể khống chế nổi và việc thể hiện đó bị loạng choạng. Reginald Thompson, một nhà báo Anh, nhớ lại lúc gặp MacArthur ở buổi lễ mừng giải phóng Seoul, khi MacArthur buộc phải bỏ nón ra một lát theo nghi thức, và anh thấy “một người già cả cực kỳ  và đáng thương khi không có chiếc nón”. Và như thế mọi việc cứ tiếp diễn. Clayton James, nhà viết tiểu sử của ông đã viết “Napoleon Bonaparte mà có kiểm tra nghiệp vụ của MacArthur cho đến trước cuộc chiến Triều Tiên, thì ông chắn chắn sẽ kết luận rằng ông ta đã vượt qua bài kiểm thứ nhất và cũng là cao nhất với một viên tư lệnh: ông ta may mắn”. Sau trận Inchon, cuối cùng thì sự may mắn cũng không còn nữa.

(hết chương 22)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #195 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2013, 01:24:55 pm »

Chương 23

Có lẽ đó là thời khắc của những tín hiệu được gửi nhưng không được nhận. Những cảnh báo người Trung Hoa sẽ tham chiến không được nhìn nhận, một phần bởi không ai thực sự muốn thấy, một phần bởi những người nhẽ ra có thể hiểu được những gì người Trung Hoa đang nói lại bị văng ra khỏi những vị trí có tầm ảnh hưởng, và cũng có phần bởi trong thời điểm nghiêm trọng đó phía Trung Hoa đã chọn sai người đưa tin. Người mà phía Trung Hoa chọn làm kênh truyền dẫn đến phương Tây là K.M. Panikkar, đại sứ Ấn độ tại Bắc Kinh. Panikkar là một nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm, và là một đại biểu cho trí tuệ to lớn, nhưng ông cũng không là kiểu nhà ngoại giao mà Washington muốn làm việc. Chính phủ Truman xem ông quá thiên tả đến mức không chấp nhận được, và những thông điệp của ông phản ánh thiên kiến chính trị của mình, không thực tế. Panikkar là một nhà văn nghiêm túc, tác giả của vài cuốn sách, trong đó có quyển Asia and Western Dominance, quyển được nhà sử học Anh B.H. Liddell Hart tán dương. Nhưng dù sao ông cũng khá mới trong thế giới ngoại giao, đại diện của một đất nước châu Á mới độc lập, đất nước vừa mới dành được độc lập từ ông chủ thực dân của họ. Đây cũng là lăng kính ông nhìn về sự phát triển ở châu Á, một lăng kính khá khác biệt với những đồng nghiệp theo lối cũ. Không như Trung Hoa của Mao Trạch Đông, Ấn Độ là một nước dân chủ, nhưng không phải da trắng, và cực kỳ nhạy cảm với bất kỳ dấu hiệu xâm phạm hậu-thực-dân từ phương Tây. Panikkar không bị ám ảnh và tác động mạnh bởi Chiến tranh lạnh như các nhà ngoại giao từ các quốc gia Châu Âu; thay vào đó ông lo ngại về những gì ông cảm thấy, rằng một cuộc chiến lớn hơn sẽ xảy ra, giữa những kẻ thực dân và những người bị thực dân, giữa thế giới thứ Nhất và thế giới thứ Ba. Với những nhà ngoại giao truyền thống của phương Tây, Chiến tranh lạnh là vấn đề lịch sử lớn nhất của thời đại, việc đưa những dân tộc không-da-trắng kết thúc chế độ thực dân chỉ là hoạt động thứ yếu; còn những người như Panikkar, thì lại khác, thời khắc vĩ đại của lịch sử lại là việc cáo chung của chế độ thực dân, và Chiến tranh lạnh là thứ yếu. Panikkar nhìn nhận chiến thắng của Mao Trạch Đông ở Trung Hoa đại lục như là một phần của cuộc cách mạng chống thực dân toàn cầu, một góc nhìn triệt để khác biệt với Washington.

Panikkar đến Trung Hoa vào tháng Tư năm 1948, đúng lúc để làm nhân chứng  cho những tháng sau cùng của chế độ Tưởng giới Thạch và hoảng kinh trước sự thối nát. Ông ghi rằng vì tình trạng lạm phát không kiểm soát nổi, cần đến cả va ly tiền Trung quốc cho một chuyến đi chợ thông thường. Ông cũng có sự đồng cảm nào đó với Tưởng giới Thạch, người ông xem là có suy nghĩ thời Trung cổ, hay theo cách nói của ông là “một người vĩ đại sinh ra trong một thế kỷ quá muộn màng”, nhưng lại ít có sự quý mến dành cho bà Tưởng “một người có ý thức về ưu thế của mình … [người] đang đi theo cách cư xử của một nữ hoàng”. Dù Trung Hoa của Tưởng giới Thạch hoàn toàn lệ thuộc vào viện trợ Hoa Kỳ, Panikkar bị hấp dẫn bởi quan điểm “hạ mình của kẻ bề trên” của những quan chức cao cấp nhất của Tưởng đối với người Mỹ. Với các lãnh đạo Quốc dân đảng “Nước Mỹ không gì khác hơn là một nước man di to lớn mà [Trung Hoa] đang cần ngay tiền và trang bị của chúng, nhưng với văn hóa, thì Trung Hoa chẳng thấy có chút hấp dẫn nào” 

Panikkar là một hình mẫu đậm đặc của giới trí thức Ấn Độ trong thời đó, học tập ở Ấn độ và Oxford; ông nguyên là một nhà báo và giờ đây trở thành một sử gia nghiêm túc. Ông là bạn thân của Jawaharlal Neru, thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, cùng những mối quan hệ quyền lực được trui rèn trong những cuộc chiến giành độc lập. Cả ông lẫn Neru đều không thấy dễ chịu với quan điểm quyết liệt của Mao Trạch Đông. Mao nhìn nhận Neru là một nhân vật quá thỏa hiệp so với một cuộc cách mạng chính cống, ngược lại phía Neru lại lo về điều mà ông cho là Mao quá nhẫn tâm với sinh mệnh. Sau rốt, Panikkar viết trong hồi ký của mình, rằng bản thân ông không đồng cảm với chủ nghĩa Cộng sản, vì ông ghét sự thiếu tôn trọng quyền cá nhân trong xã hội. Nhưng ông cảm thấy ông hiểu được những sức mạnh dẫn dắt cuộc cách mạng Trung Hoa, và ông không thích những lực lượng mà ông nhìn nhận là đang cố cản trở [cách mạng]. Cuối tháng Bảy năm 1950, trong lần nói chuyện đầu tiên giữa Panikka và thủ tướng Chu Ân Lai về Triều Tiên, vị thủ tướng quả quyết với ông rằng Trung Quốc không muốn bước vào cuộc chiến Triều Tiên. Nhưng đến cuối tháng Tám, và một lần nữa sau trận Inchon, giọng điệu phía Bắc Kinh bắt đầu thay đổi, và nhiều quan chức Trung Hoa bắt đầu nói với Panikkar hàng loạt những cảnh báo với điềm xấu gia tăng. Trong mắt họ, hậu-Inchon, nhìn nhận nguy cơ từ Mỹ đang biến đổi, thế nên địa vị bàng quang của họ cũng phải biến đổi. Có lẽ Panikkar không phải là một người đưa tin mà Washington muốn chọn, nhưng thế giới đang thay đổi, và khi thay đổi, thì người đưa tin cũng thế.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #196 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2013, 01:27:50 pm »

Washington không tin cậy Panikkar, nghĩ ông ta theo cánh tả. Ngay từ ngày 23 tháng Chín, một tuần sau trận Inchon, Nieh Yenrong (Nhiếp Vĩnh Trăn ?) quyền tổng tham mưu trưởng, nói với Panikkar rằng Trung Hoa sẽ không ngồi ngây ngốc đợi và để quân Mỹ tiến đến biên giới của họ. Panikkar hỏi lại: Liệu rằng ông có hiểu rõ những gì ông ngụ ý không? “Chúng tôi đều biết chúng tôi sẽ bước vào việc gì, nhưng bằng mọi giá cuộc xâm lăng của Mỹ phải bị chặn đứng. Người Mỹ có thể bỏ bom chúng tôi, họ có thể phá hủy nền công nghiệp của chúng tôi, nhưng chúng không để đánh bại chúng tôi trên bộ”, Nhiếp trả lời. Panikkar gợi ý rằng với sức mạnh quân sự của họ, người Mỹ có thể đưa Trung Hoa quay lại nửa thế kỷ. Nhiếp trả lời “Chúng tôi đã tính cả rồi. Ngay cả việc họ có thể thả bom nguyên tử lên chúng tôi. Thế rồi sao? Họ có thể giết vài triệu người. Nhưng không có hi sinh thì không thể giữ được độc lập đất nước”. Nhiếp nói thêm, vấn đề với người Mỹ, là hầu hết người Trung Hoa sống ở nông thôn. Vì thế, ông nói: “bom nguyên tử làm được gì ở đó?”. Bằng cách này, Nhiếp đã cho Panikkar thấy một quan điểm chính xác đến ngạc nhiên của chính Mao đang nghĩ. Cùng thời gian đó, khi nói chuyện với các tùy viên quân sự các nước phương Tây khác ở Bắc Kinh, Panikkar nghe được báo cáo về những chuyến tàu chở đầy lính trực chỉ lên phía bắc. Báo cáo của ông, dù rằng phương Tây hoài nghi, tỏ ra rất chính xác.

Nhưng lần cảnh báo thực thụ là vào lúc nửa đêm ngày 2 tháng Mười. Panikkar đã ngủ được chừng một tiếng rưỡi, ông bị đánh thức và báo rằng Cục trưởng cục Á châu của bộ Ngoại giao Trung Quốc đang ở dưới cầu thang. Ông chạy xuống cầu thang, và chỉ để được nghe lời mời đến họp với chính Chu Ân Lai. Ông đề nghị có mười phút để sửa soạn, lúc đó ông băn khoăn tự hỏi phải chăng ông bị bắt và bị trục xuất. Lúc 12:20 nửa đêm, một giờ rất bất bình thường để thiết lập một buổi họp quan trọng, Panikkar rời nhà. Rồi khi mặt đối mặt với vị thủ tướng, ông thấy họ Chu cực kỳ u sầu. Cuộc họp là vì việc công, thông điệp đưa ra rất ngắn gọn và thô bạo. Nếu quân Mỹ vượt vĩ tuyến 38, ông nói với Panikkar, Trung Hoa buộc phải can thiệp. Panikkar hỏi Chu Ân Lai giả như ông đã biết tin tức về việc vượt giới tuyến thì sao. Vị thủ tướng tỏ ra rằng ông biết, dù không biết chính xác nó diễn ra ở đâu. Nếu việc vượt giới tuyến do quân Nam Hàn thực hiện, Chu nói, thì không thành vấn đề. Chỉ quân Mỹ ông mới quan tâm. Và với điều này, cuộc họp kết thúc. Panikkar về đến nhà lúc 12:30 và ngay lập tức làm một báo cáo hoàn chỉnh về những gì đang diễn ra, gửi về thượng cấp ở New Dehli, đến lượt nơi này thông báo cho phần còn lại của thế giới ngoại giao biết. Ngày 8 tháng Mười, ông nghe tin trên đài rằng LHQ cấp lệnh cho MacArthur bắc tiến. Đêm ấy, Panikkar viết vào nhật ký: “Thế là nước Mỹ đã chủ ý quyết định chiến tranh, với nước Anh đi cùng. Thực vậy đó là một quyết định bi kịch với người Mỹ và người Anh bởi đều biết rõ rằng những dàn xếp quân sự trong vấn đề Triều Tiên là sẽ bị người Trung Hoa chống lại và rằng những tập đoàn quân hiện đang tập trung ở sông Áp Lục sẽ dứt khoát can thiệp vào cuộc chiến. Có lẽ đó là thứ người Mỹ, ít nhất là với một số người Mỹ, muốn. Có lẽ họ cảm thấy đây là một cơ hội để giải quyết tranh chấp với Trung Hoa, trong bất kỳ tình huống nào thì giấc mơ của MacArthur cũng đã thành sự thật. Tôi chỉ hi vọng rằng điều này sẽ không trở thành một cơn ác mộng”.

Edmund Clubb, một cựu nhân viên tổ Trung Hoa, một người cực kỳ bảo thủ, là giám đốc Văn phòng Trung Hoa của bộ Ngoại Giao. Ông nghĩ tuyên bố của Chu Ân Lai nói với Panikkar, thông tin này đến với ông qua ngã Anh, nên được nhìn nhận một cách cực kỳ nghiêm túc, đó không phải là một đòn bịp. Nhưng có cảm giác chung trong những thượng cấp của ông rằng Clubb đã là người quá hoang mang trong quá khứ và không mấy cần thiết phải lắng nghe ông trong lúc này. Chính phủ cũng có một nỗ lực để nói chuyện với người Trung Hoa. Họ cố sắp xếp một mối liên hệ cấp thấp giữa Loy Henderson, đại sứ Mỹ ở Ấn Độ và đại sứ Trung Hoa ở đó, nhưng phía Trung Hoa không muốn và từ chối đề xướng này.

Panikkar là như vậy. Rõ ràng rốt cuộc người Anh cũng xem những cảnh báo của ông là khá nghiêm trọng, nhưng nhìn chung giới ngoại giao Phương Tây khá thận trọng với ông. Đại sứ Mỹ gửi điện cho Washington và chuyển kèm ý kiến đánh giá thấp của Hà Lan về Panikkar – Hà Lan là một cựu thế lực thực dân khác, giờ đây miễn cưỡng phải rút lui khỏi Indonesia, thuộc địa của họ. Người Hà Lan tường thuật rằng chính ông ta (Panikkar) đã mạnh mẽ tham mưu cho thủ tướng Ấn độ Neru phản đối tuyên bố ban đầu của LHQ gán cho Bắc Triều Tiên là kẻ xâm lược trong cuộc chiến. CIA tin rằng Panikkar vô tình làm công cụ của người Trung Hoa, nhưng bản thân những lời đe dọa của phía Trung Hoa là không nghiêm trọng. Acheson chẳng có mấy cảm xúc. Với ông, Panikkar chỉ là một cái loa của Bắc Kinh và không là một nhà ngoại giao nghiêm túc. Những lời cảnh báo như trên “chỉ là chuyện tầm phào của một Panikkar yếu bóng vía”. Với Acheson, ý tưởng rằng người Trung Hoa sẽ thực sự muốn đánh nhau với người Mỹ và LHQ dường như ở rất xa. Đó là điều “tuyệt đối điên rồ” với họ nếu bước vào cuộc chiến trong khi vấn đề thực sự của họ chính là đường biên giới dài ngoằn với Liên Xô, và họ đang rất thèm muốn có được chiếc ghế  trong Hội đồng Bảo an LHQ. Khá ít người đương thời có lối suy nghĩ lô-gic và mạnh mẽ hơn Acheson, những kỹ năng của một luật sư lớn.  Ông khẳng định  ông hiểu những gì là tốt với người Trung Hoa, và trong thời điểm này của lịch sử đất nước họ, ông chắc chắn rằng, một cuộc chiến với người Mỹ là không có ý nghĩa gì cả. Nhưng trong tất cả những kỹ năng của ông, không có cái nào giúp ông suy nghĩ như một nhà cách mạng Trung Hoa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #197 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2013, 01:30:20 pm »

Cuối tháng Chín, sau khi bộ đội Triều Tiên bắt đầu cuộc thoát lui hoảng loạn về miền bắc, người Trung Hoa bắt đầu gần hơn với một cuộc can thiệp. Những gì họ sẽ làm về sau – tham chiến, nhận thương vong kinh hoàng, nhưng làm lộ trình của Mỹ và LHQ bế tắc – họ làm cho những mục tiêu riêng của họ, chứ không phải vì tình yêu vĩ đại dành cho Bắc Triều Tiên. Tại thời điểm đó, sự thật là họ chẳng mấy tôn trọng Triều Tiên và Kim Nhật Thành. Họ thấy người Triều Tiên có được đất nước quá dễ dàng: trong khi người Trung Hoa, làm được điều này, bằng chiến thắng vĩ đại, đánh nhau với một kẻ thù vượt trội về kỹ thuật cũng như quân số trong hàng thập kỷ. Thêm vào đó, Mao Trạch Đông và những người khác vẫn còn cáu bởi sự ngạo mạng và xấc láo của Kim Nhật Thành.

Những nhà lãnh đạo Trung Hoa thất kinh trước việc họ Kim thiếu phản ứng trước những cảnh báo của họ về cuộc đổ bộ đường thủy vào Inchon. Bất kỳ viên chỉ huy nào của Trung Hoa mà bất cẩn trước nguồn tin tình báo mạnh mẽ như vậy thì ắt đã bị huyền chức. Đầu tháng Tám, lúc các lực lượng Trung Hoa bắt đầu tập hợp ở bờ bắc sông Áp Lục, họ gửi một trong những quân đoàn trưởng cao cấp, Đặng Hoa, đến gặp các đồng nghiệp quân sự phía Triều Tiên. Tướng Đặng vượt sông Áp Lục và đến thị trấn biên giới An Đông, và nhận thấy đây là nơi xa nhất mà ông có thể đến. Phía Triều Tiên không cho phép ông đến bất cứ đâu gần chiến trường.

Người Trung Hoa quyết đưa quân đến Triều Tiên bởi Mao Trạch Đông tin rằng việc này tốt cho một đất nước Trung Hoa mới và cần thiết cho tương lai của cách mạng, cả trên phạm vi quốc gia lẫn quốc tế. Ông cũng sợ rằng việc can thiệp thất bại đồng nghĩa với – Trung quốc của ông, cho dù có hùng biện tới đâu, cũng chẳng khác gì với Trung Quốc xưa, một người khổng lồ chân đất sét khi đối mặt với quân đội của những kẻ áp bức phương Tây. Và như thế, gần như cùng thời điểm với việc thấy rõ rằng cuộc tấn công của Kim Nhật Thành đã sụp đổ, Mao Trạch Đông bắt đầu lên kế hoạch cho việc sử dụng quân Trung Hoa ở Triều Tiên. Ngay từ tháng Bảy, khi quân của Kim vẫn còn có được những thành công rực rỡ trên chiến trường, thì Mao cũng đã ra lệnh thành lập cái gọi là Tập đoàn quân Phòng thủ biên giới Đông Bắc, NEBDA, bố trí dọc biên giới với Triều Tiên. Đơn vị này có hơn 3 binh đoàn từ Tập đoàn quân Dã chiến số 4, những đơn vị mạnh nhất Trung Hoa. RỐt cuộc tập đoàn quân đó cũng đạt tới con số 36 sư đoàn, hay tính tròn (kể cả các bộ phận hỗ trợ, hậu cần) là chừng 700,000 quân. Bảy sư đoàn pháo binh và nhiều đơn vị phòng không cũng được phối thuộc vào.

Mao Trạch Đông cảm thấy việc Trung Hoa bị cuốn vào cuộc chiến là không thể tránh khỏi, nên ông muốn đo lường một cách thực tế nhất có thể cái giá mà Trung Hoa phải trả. Ngày 31 tháng Tám, Chu Ân Lai chủ trì một cuộc họp với các cán bộ cấp cao, trong cuộc họp đó họ trao đổi không chỉ những gì họ cần mà còn về những thiệt hại có thể sảy ra trong năm đầu của cuộc chiến với người Mỹ. Họ chỉ ra câu trả lời, là chừng 60,000 chết cùng với 140,000 bị thương.

Những quyết sách của Trung Hoa trong những tuần sau trận Inchon cơ bản thuộc về một nhân vật: Mao Trạch Đông. Ông là một điển hình kinh điển của một nhà cách mạng với một niềm tin thực thụ. Bắt đầu rất khiêm tốn, ông đã dành được thành công dị thường trong những năm dài của cuộc nội chiến – hầu hết những phán xét của ông, dù khó khăn và sắt máu, đều tỏ ra đúng đắn. Ông rõ ràng là hiểu dân thường Trung Hoa – những người nông dân – hơn bất kỳ ai khác. Ông tin rằng Trung Hoa sẽ lại là cường quốc; rằng nguồn gốc của sức mạnh đất nước chính là cuộc cách mạng của ông; và rằng cuộc cách mạng thành công bởi nó đã gợi lên sự thuần khiết của giai cấp nông dân Trung Hoa và biến lực lượng chính trị mang tính lịch sử đó thành sức mạnh quân sự. Người của ông là những binh sỹ giỏi hơn phía đối thủ Quốc Dân Đảng – vốn được trang bị tốt hơn – vì họ có niềm tin. Là kiến trúc sư chính của một Trung Hoa mới, trong suy nghĩ của mình, giờ ông đặt chính ông vào nhiệm vụ giữ cho cuộc cách mạng đi đúng hướng như vốn có. Cái kiểu niềm tin về một lối đi riêng của lịch sử và chính mình là tác nhân chính – một nhân vật lịch sử – là một chất liệu mạnh mẽ; nó có cả điểm mạnh lẫn điểm yếu.

Với những gì ông có kiến thức – đó là các vấn đề của nông dân Trung Hoa trong sự cai trị tàn ác của chế độ cũ – thì hiểu biết của ông rất sâu sắc, nhưng với những gì ông không có kiến thức thì ông không biết gì cả và thường là cũng không có khả năng học hỏi. Cái kiểu thành công của ông có cơ hội gây ra một dạng thức hoang tưởng kinh khủng. Sự nghiệp cách mạng vẻ vang đòi hỏi phải có một ai đó quyền lực tối cao, bản năng vô địch và niềm tin vào cái giá những người khác phải trả cho những gì tốt đẹp trong tương lai; điều này giúp cho những người như Mao Trạch Đông hay Stalin giải thích, hợp lý hóa cho những thiệt hại to lớn rằng chúng vì những mục đích tốt đẹp. Nhưng cũng những con người đó do không có ranh giới, không có ràng buộc, và tầm nhìn bị ám ảnh; nên cũng trở thành những cơn ác mộng to lớn; và khi đó những hành vi tàn ác không chỉ giáng vào những kẻ thù ngoại quốc của Trung Hoa hay những người bất đồng trong nước mà còn với những công dân trung thành của đất nước bao gồm rất nhiều người đã phục vụ Mao một cách trung thành trong nhiều năm nội chiến và rồi trong chiến tranh Triều Tiên. Nhưng để hiểu hành động của Mao trong giai đoạn chuyển tiếp quan trọng này, cần phải nghĩ về ông luôn không chỉ là kiến trúc sư của cuộc cách mạng mà còn là người bảo vệ cuộc cách mạng đó, những ai được cho là kẻ thù của ông – có rất nhiều cả trong và ngoài nước – luôn muốn phá hủy cuộc cách mạng của ông; và rằng ông sẽ hành động chống lại những kẻ thù đó trước khi chúng có hành động chống lại ông.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #198 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2013, 01:31:41 pm »

Ngày 7 tháng Chín, một tuần trước trận Inchon, Zhai Chengwen, cố vấn chính trị Trung Quốc ở Bình Nhưỡng, được bộ Ngoại giao gọi về. Và ở đó ông được Chu Ân Lai hỏi: nếu Trung Hoa quyết định gửi quân sang Triều Tiên, thì họ có thể vấp phải những khó khăn gì? Zhai trả lời chủ yếu liên quan tới công tác hậu cần. Trên hết là phải giải quyết bài toán vận tải từ các vùng khác nhau của Trung Hoa đến căn cứ Áp Lục, rồi từ căn cứ đó mới đến chiến trường. Khi ông rời Bắc Kinh, Zhai tin rằng ban lãnh đạo đã sẵn sàng trong suy nghĩ cho chuyện can thiệp quân sự. Ông đã đúng, nhưng đó không hẳn là ban lãnh đạo, mà là Mao Trạch Đông. Chủ yếu trong tháng Chín là dành cho hai công việc chính: tập trung quân đến Mãn Châu và đưa quan điểm của Mao về việc cần phải tham chiến đến tới những nhà lãnh đạo còn lại. Nếu có ý kiến phản đối, thì chủ yếu là từ quân đội, nhưng cho dù có, thì vì quân đội là phục vụ cho nhu cầu chính trị của đảng, nên những ý kiến đó cũng sẽ bị bóp nghẹt. Lâm Bưu, một chiến tướng lẫy lừng, hầu hết người trong và ngoài nước đều mong ông sẽ chỉ huy quân Trung Hoa khi họ tham chiến. Và trong suốt thời gian dài đánh nhau, bởi việc giữ bí mật của Cộng Sản Trung Hoa được tuân thủ nghiêm túc và cũng bởi tình báo LHQ cực kỳ thiếu sót, nên các quan chức cao cấp Mỹ vẫn tin rằng họ đang chiến đấu với các lực lượng do Lâm Bưu chỉ huy. Nhưng thật ra họ Lâm có sự dè dặt riêng. Việc quân của ông sẽ bị phô ra trước hỏa lực mạnh của quân Mỹ làm ông cực kỳ lo lắng. Tại một lúc nào đó, họ Lâm có hỏi Zhai rằng liệu Bắc Triều Tiên có đủ sức và sẵn lòng cho một cuộc chiến tranh du kích dài hơi chống lại kẻ thù của họ, câu hỏi ngụ ý cho thấy sự thận trọng của ông trước việc quân Trung Hoa đánh trực diện với quân Mỹ. Những lo lắng của ông được các cán bộ quân sự khác chia sẽ, và cả một số bên cánh dân sự nữa dù có im ắng hơn. Việc phản đối của ông càng lớn khi ông biết rằng sẽ không có cam kết rằng không quân Liên Xô sẽ yểm trợ quân của ông. Suốt trong ba tháng ròng từ đầu tháng Bảy đến cuối tháng Chín, Mao Trạch Đông và những người khác nói đi nói lại với Lâm Bưu về việc chỉ huy quân Trung Hoa chiến đấu ở Triều Tiên. Và mỗi khi gặp chủ đề này, họ Lâm lại nói về các vấn đề sức khỏe cá nhân. Điều này được diễn dịch ra bởi nhiều người rằng ông không hứng thú tham gia trong cuộc can thiệp quân sự mà ông vốn cực kỳ dè dặt.

Đầu tháng Chín, Mao Trạch Đông có bài phát biểu trong một kỳ họp quan trọng của đảng, bài nói cho thấy quyết định can thiệp vào Triều Tiên của ông. Ông tin rằng Hoa Kỳ sẽ tỏ ra yếu ớt hơn mọi người nghĩ. Đó là một cuộc chiến xâm lược không được chính danh, và điều này sẽ tổn hại đến tinh thần cũng như thể hiện trên chiến trường của binh sỹ Mỹ. Ông nói, nước Mỹ cực kỳ chia rẽ về chính trị cũng như kinh tế trong nội địa; nước này cũng cô lập với các nước khác và đầy nguy cơ trong dư luận quốc tế. Vâng, chúng có thể sản xuất ra rất nhiều thép và vũ khí, nhưng chừng đó là không đủ. Tuyến tiếp vận của chúng mở ra quá rộng, từ Berlin đến Triều Tiên, cho thấy một sự thật rằng vòng cung địa chính trị phải căng ra trên hai đại dương bao la. Ông nhìn nhận nước Mỹ chủ yếu thông qua thành kiến chính trị của mình. Các thanh niên Mỹ đã chiến đấu tệ hại trong những ngày đầu ở Triều Tiên, ông tin, không phải vì một siêu cường bom nguyên tử lại để sơ suất trong cuộc chiến phi nguyên tử, mà bởi đó là những cậu trai con giai cấp lao động đang phải đánh nhau cho giai cấp tư bản mà họ không tin tưởng, và như thế sẽ thiếu quyết tâm và thiếu động cơ hơn những người lính Trung Hoa. Khả năng chiến đấu của chúng trong những ngày đầu cuộc chiến Triều Tiên, như ông nói, là dưới tầm “của quân Đức, quân Nhật trong Thế Chiến II”. Ông cũng không sợ bom nguyên tử Mỹ, nếu chúng dùng, ông nói: “thì tôi sẽ trả lời bằng lựu đạn”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #199 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2013, 01:33:09 pm »

Quyết định của ông rằng Trung Hoa cần tham chiến không phải là một quyết định dễ dàng. Ông đã mất ngủ. Ông thường ngồi một mình trong những giờ trời mờ sáng, rít thuốc liên miên, chăm chắm nhìn vào bản đồ Triều Tiên và Trung Hoa, như thể đợi chờ một dạng sự thật tối thượng nào đó hiển hiện ra. Nhưng quyết định định mệnh luôn rõ ràng. Trung Hoa phải tham chiến. Đài Loan rất quan trọng trong mọi toan tính của ông. Với Mao Trạch Đông và đồng sự trong ban lãnh đạo Trung Hoa, Đài Loan là một phần của Trung Hoa. Giờ đây MacArthur lại ví Đài Loan như là một hàng không mẫu hạm bất khả chìm, và điều này đã làm Đài Loan trên thực tế là thành đất Mỹ. Với Mao, điều này có nghĩa là phần đất hợp pháp của Trung Hoa đã bị kẻ tử thù của ông nhìn nhận là một một vũ khí chỉa vào đất nước ông. Với ông, điều này mang ý nghĩa là cuộc chiến cuối cùng của nội chiến Trung Hoa vẫn chưa diễn ra – một điều mà rất ít các nhân vật nắm quyền ở Mỹ hiểu. Một cuộc đổ bộ đường thủy đánh vào một hòn đảo được phòng thủ kỹ – được hạm đội Bảy mạnh mẽ bảo vệ – xem ra gần như là không thể tưởng tượng được với một quân đội còn rất thô sơ. Đã có một cuộc đổ bộ đánh vào đảo tiền tiêu nhưng kết quả thảm hại, bởi phía Cộng sản thiếu không lực và hải lực; trận đánh này diễn ra khi gần cuối cuộc nội chiến và là một trong những thất bại tệ hại nhất của phía Cộng sản trong cuộc chiến đó. Mao Trạch Đông đã giục người Nga cung cấp máy bay cùng huấn luyện viên để xây dựng Không quân của ông càng nhanh càng tốt, nhưng tại thời điểm này, ông không thể đánh nhau với Đài Loan.

Những điều đó làm Triều Tiên hấp dẫn hơn. Ở đây cuộc đối đầu về hậu cần có lợi cho người Trung Hoa. Dù rằng quân Mỹ có căn cứ ở Nhật, nhưng khi tiến lên phía bắc họ sẽ bị kéo dài ra, cực kỳ khó khăn cho việc tiếp vận, và rất nguy hiểm bởi điều kiện tự nhiên cũng như khí hậu. Phía Trung Hoa thì có ưu thế cực lớn về nhân lực; Mao có thể dễ dàng đưa một đội quân lớn gấp bốn lần phía Mỹ, và ông tin chắc quân mình sẽ chiến đấu dũng cảm với kỷ luật thép. Ông không xem trọng lính Nam Hàn (ROK) với tư cách một lực lượng chiến đấu. Đánh nhau với người Mỹ ông mong sẽ tránh đối đầu trực diện khi địch đang tìm đánh; ông thích tấn công khi lính Mỹ bị phơi trần nhất và nhiều yếu nhất. Ông tin rằng khi việc đối đầu với Hoa Kỳ là rõ ràng, thì ông muốn được chọn địa điểm. Thêm vào đó, những toan tính chính trị của cá nhân ông cũng rất quan trọng trong việc ra quyết định. Nếu ông đánh bại người Mỹ ở Triều Tiên, mà ông chắc là ông có thể, thì việc này sẽ gia cố mạnh mẽ quyền lực chính trị của ông trên khắp Trung Hoa sau một cuộc nội chiến gian khổ và kéo dài. Nhiều quan chức Trung Hoa nghĩ đây thực sự không phải là thời điểm tốt để tham chiến, bởi đất nước đang kiệt sức và vẫn còn bị chia cắt, tình hình tài chính bi đát, kinh tế lụn bại. Cuộc chiến với một quốc gia giàu có, mạnh mẽ như Hoa Kỳ chỉ có thể là lợi cho kẻ thù trong nước. Và như thế bất kỳ chiến dịch tham vọng nào cũng nên được dời lại. Rõ ràng, đây là những gì các quan chức tình báo phương Tây, bao gồm cả những cán bộ hàng đầu ở CIA, nghĩ rằng người Trung Hoa nên suy ngẫm; và đó là cách họ nghĩ nếu họ là người Trung Hoa.

Ở đây, sự chi phối của Mao trong hệ thống nhà nước là rất lớn. Những thành viên khác dường như ngang hàng, nhưng ông là số một, không ngang hàng. Ông chính là hiện thân của lãnh đạo Trung Hoa mới, và họ biết và chiều theo ông. Họ tin, ông là người sáng suốt nhất cả về chiến tranh lẫn chính trị; rằng ông có khả năng nhìn trước một bước; hoặc như nhà sử học tài năng trẻ Chen Jian ở đại học Virginia có lần nói rằng, ông ta như một kỳ thủ vĩ đại khi so với những người khác, họ chỉ có thể hiểu được những nước đi của ông sau một hai nước. Sau quyết định này, ông còn thành một nhà lãnh đạo vĩ đại hơn, một người mà những cán bộ lãnh đạo nhà nước nhìn như là một người nhìn xa trông rộng, bởi họ tin rằng ông hiểu quần chúng nhân dân hơn họ. Khi cân nhắc chính xác những gì cần làm với Triều Tiên, ông chậm rãi nhìn cuộc chiến như một tài sản tiềm năng, một cách để cho người Trung Hoa thấy rằng Trung Quốc quả thực là một quyền lực cách mạng mới trên tầm thế giới, đây cũng là cách để mở rộng quyền hành của đảng trong nước. Và trong việc này, rốt cuộc ông cũng đã đúng. Cho dù cái giá phải trả là kinh khủng, cả về nhân mạng lẫn tài chánh, nhưng quyết định bước vào cuộc chiến Triều Tiên trước sự sửng sốt của các nhà phân tích phương Tây, đã làm Mao Trạch Đông trở thành một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa vĩ đại, một người vượt cao trên mọi người khác, chính xác như những gì ông mường tượng về chính mình sẽ trở thành. Ông định cho thường dân Trung Hoa thấy rằng người Mỹ luôn là kẻ thù của họ và rằng không có vùng trung gian. Những người Trung Hoa nào gần gũi nhất với người Mỹ và những người nước ngoài khác, là những người giàu nhất trên đất nước này, là những kẻ thù nội địa của ông; một cuộc chiến với Mỹ, ông tin, sẽ giúp cô lập họ. Thêm vào đó, cuộc chiến cũng là cách để người dân Trung Quốc đoàn kết quanh ông hơn. Điều này sẽ giúp ông chính trị hóa quần chúng nhân dân. Sau này ông nói đùa rằng chỉ có một người rưỡi là muốn tiến hành – nửa người, ông nói nhún nhường, chính là Chu Ân Lai.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM