Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:48:16 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hành trình thăm chiến trường xưa của binhyen1960 và dksaigon  (Đọc 121927 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #140 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2010, 05:46:13 pm »

Lão thượng sĩ gọi tôi là phượt lão cũng hay lắm và tôi thấy lão cũng là phượt tiềm năng đấy chứ ( vì lão điền viên rồi )! Grin
Kể chuyện phượt ở đây thì coi bộ cũng không hợp nhưng mình núp bóng “ về chiến trương xưa ” để trao đổi bên lề một chút chắc cũng được, chẳng phải cả xứ Cambodia ngày xưa từng là một chiến trường lớn và dai dẳng đó sao! Wink

Bọn tôi lấy vé đi Sihanoukville chuyến 10 giờ tại bến của Capitol ở chợ Orussey với giá 17.000 ria , hành trình mất 4 giờ thì đến nơi, thực ra khoảng thời gian 4 giờ này thì đã mất hơn 1 giờ để ra khỏi thành phố Phompenh và đoạn đường từ PP đến KP Spư chỉ có 50km nhưng xe không dám chạy nhanh vì hiện nay PP phát triển về hướng này nhiều nên vẫn như còn trong phạm vi thành phố và tài xế họ tuân thủ luật giao thông cho phép tốc độ chạy một cách tự giác vì tôi không hề thấy bóng dáng CSGT đứng bên đường hay núp… “ bắn tốc độ ” !

Tỉnh lỵ Kampong Spư thì nhỏ và đường 4 chạy xuyên qua trông như một huyện lỵ ở ta thôi nhưng thị xã này vẫn còn giữ được nét cũ nhiều, nhất là hàng cây me tây chạy dọc con đường xuyên thị xã phải nói là cổ thụ hàng trăm năm gốc cỡ hai người ôm ( tôi thì ấn tượng vẫn hằn sâu về những cây me tây của đất nước KPC vì một nét  đặc trưng của đất nước này là nơi phố thị, công sở, trường học thì có cây me tây còn vùng quê phum sóc thì có cây thốt nốt vươn thẳng trên nền trời, nó hằn sâu trong ký ức khi mà nhất là trong cái không khí của những cơn mưa đầu mùa rơi xuống đất nước này thì cái mùi của cây me tây nó hòa quyện trong không gian cùng với cái xứ sở lạ kỳ, hiền hòa, hoang tàn nhưng đầy hiểm nguy!).

Kampong spư nghĩa là bến khế có vẻ lặng lẽ nép mình dưới cái bóng của Phnom penh vì gần cạnh chăng, chắc vậy?! Theo một số thông tin trên mạng thì sau khi thất thủ Phnompenh, ở hướng QK9 này một trung đoàn của F339 chiếm giữ thị xã KPspư đến ngày 27/1 , QK tây nam của Pốt tập trung 3 sư phản công tái chiếm thị xã và QĐ4 phải tăng cường F341 đánh giải vây, trận đánh kéo dài đến 7/2 mới giải quyết xong và giữ vững được thị xã !

Đầu giờ chiều thì chuyến bus Capitol đến bến tại con đường chính ở downtown cách bờ biển 3-4 km, vì đã có thông tin về chỗ ở nên bọn tôi rảo bộ vài trăm mét về nhà nghỉ có tên là Geckozy ở một con đường nhỏ yên tĩnh, nhà nghỉ này nhỏ chỉ có 6 phòng không có máy lạnh, nước nóng nhưng khá là dễ chịu vì bài trí cây cảnh, giò lan… khung cảnh mang dáng vẻ tây pha lẫn khmer do chủ nhân của nó là cặp vợ chồng Pháp Việt, giá phòng 2 giường đơn là 6 đô là chấp nhận được nhưng quan trọng là có bà chủ người Huế và theo giới thiệu trong sách hướng dẫn du lịch ở Sihanoukville thì Ghuesthouse này có phục vụ món ăn Pháp, Việt , đối với Bình yên thì đỡ phải sử dụng ngôn ngữ… tay, và gã này với bà chủ 30 tuổi có vẻ tâm đầu ý hợp vì cùng gốc Huế, nói chuyện với bình yên thì xưng anh em còn với mình thì cứ con với chú mới chết chứ ! Cheesy
Người Việt ở đây thì cũng có nhiều, ngay khi xuống xe thì đã nghe một ông xe ôm nói tiếng Việt như người Việt rồi và các ông khác cũng lơ mơ biết vài tiếng mời chào! Theo bà chủ nhà nghỉ thì còn muốn dẫn bình yên đến nhà một bà người Hà Nội chơi vì gặp du khách đồng hương Việt thì thích lắm! Qua chuyện trò thì cô người Huế này gặp anh chồng người Pháp rồi lấy, về Pháp được 3 tháng thì máu ba lô của anh chồng không bỏ được thế là vợ chồng lại đi ba lô, đến Sihanoukville này thì tính chuyện làm ăn sang lại cái nhà nghỉ của dân bản xứ với giá 10.000 đô rồi đầu tư thêm 10.000 nữa, nay thì cũng kinh doanh được hơn ba năm, gởi được tiền về Pháp cho mẹ chồng! Hôm sau hai vợ chồng còn rủ bọn tôi đi tắm biển ở bãi Otres nơi dân tây thích vì vẻ hoang sơ và có mấy quán rượu của mấy anh tây ba lô kinh doanh!

Nghỉ ngơi một chút, bọn tôi kêu xe tuktuk đi dạo một vòng thành phố, các bãi biển và đến đài liệt sĩ , anh chàng tuktuk kêu giá 15 đô nhưng tôi trả chỉ 10 đô, qua lại lên xuống thì gã tuktuk cũng chịu, thực ra giá xe ôm ở đây cũng rẻ chỉ 1,5 đô cho đoạn đường 5km ra bãi nhưng mình đi dạo một vòng thành phố tính ra cũng 20-30km và là tính theo thời gian từ 3 giờ chiều đến 8 giờ tối thì cũng chấp nhận được.
Chiều xuống bọn tôi ghé bãi Ochheuteal ngồi nhâm nhi bia Ăng ko với ghẹ mua ở khu hàng hải sản kế cảng Kpsom với giá 25.000 ria/kg tính ra khoảng trăm ngàn đồng ghẹ sống, chọn rồi hàng quán mới hấp cho khách, hỏi cua thì được trả lời là hôm đó gặp ngày không có, ở Sihanoukville này theo lời cô chủ Huế thì cua lại rẻ hơn ghẹ giá đâu chỉ khoảng chín chục ngàn! Hê… ăn ghẹ ở Sihanoukville mới học được từ cua biển và từ ghẹ, trước đây chỉ biết từ cà đam là cua giờ mới học được thêm ghẹ là cà đam xé còn cua biển là cà đam thơ mo !

Sihanoukville là thành phố trẻ nên ít còn dáng vẻ khmer, có phong cách tây xen lẫn Việt , ảnh hưởng của Thái nếu có chỉ là hàng Thái có bày bán xen lẫn hàng Tàu hàng Việt trong chợ, ở đây ẩm thực Việt in dấu bằng từ “ phơ ” ở quán phở, từ “ bánh xèo ” ở hàng quán bánh xèo và con mực cũng gọi là “ mưc ”!
Logged
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #141 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2010, 06:18:31 pm »

Hình phượt
Logged
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #142 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2010, 06:31:26 pm »

tiếp
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #143 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2010, 10:05:40 pm »

@DKsaigon : hehe chẳng phải tinh mắt mà vì hồi xưa đánh nhau nhát quá núp ụ mối tối ngày nên nhìn cái là biết ngay  Grin
Bác còn hình tắm biển không cho lên hết đi , 2 tấm coi không đã  Grin Năm sau bác làm chuyến núi Hồng nữa là em khỏi phải tốn tiền đi K Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #144 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2010, 10:07:20 pm »

lai rai
Logged
T54b
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 373



« Trả lời #145 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2010, 06:23:55 am »

28/3, BinhYen1960 ghé thăm anh em quân khu eo, rồi đi.
Binhyen1960, vẫn hừng hực máu lửa như vài mươi năm trước
Logged

Hạt cát nhỏ trên xa mạc. Thân cát bụi trở về cát bụi.
Nguoixaquehuong
Thành viên
*
Bài viết: 81



« Trả lời #146 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2010, 09:21:11 am »

...
 IMG_Đài liệ sĩ quân tình nguyện VN tại Sihanoukville.JPG 


Bác dksaigon cho em hỏi,khi bác đến chỗ tượng đài này thì có thấy các du khách nước ngoài đến không,hay chỉ có các CCB mình thôi ạ?Vì em thấy nếu có cả du khách nước ngoài thì dưới dòng chữ tiếng
Việt thì nên có cả tiếng Anh hoặc bảng chú thích(không biết có không ) để họ hiếu hơn nơi đây những người lính tình nguyện Việt Nam đã nằm xuống cho sự tự do của Campuchia.
Logged
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #147 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2010, 11:45:45 am »

 Bọn tôi đến đài liệt sĩ vào lúc buổi chiều, con đường đẹp lượn lên ngọn đồi này là con đường chạy theo dọc các bãi biển của Sihanoukville, dân bản xứ thì qua lại bình thường và dân tây thì cũng đi lẻ một hai người chạy xe máy trên hành trình du ngoạn khám phá, cũng thấy có đoàn đông hơn ở đoạn chân đồi có khoảnh rừng nguyên sinh đang ngắm và cho bầy khỉ long nhong trên vệ đường ăn.
Nói chung du lịch tại Sihanoukville trừ phi chỉ đến bãi biển Ochheuteal là bãi bình dân rồi thôi, thì đều có thể đi qua, biết đến đài liệt sĩ này vì ở vị trí đẹp. Đài liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam như trong hình biển đá chỉ ghi bằng tiếng Việt khác chút với đài tưởng niệm hữu nghị Việt Cam ( tên thường gọi ) ở Phnompenh có ghi song ngữ Việt Cam trên biển đá ghi tiếng Việt bên phải là đài tưởng niệm quân tình nguyện Việt Nam ( nguyên văn ). Ở các sách hướng dẫn tham quan du lịch Sihanoukville, bản đồ thành phố ( trong các nhà nghỉ ) thì ghi bằng tiếng Anh là Victory Monument.

Trong bát hương nhang dưới biển tên đài, đầy chân nhang, có chân cắm còn lại đầu lọc thuốc lá thì chắc là của các cựu binh đã từng ghé thăm nơi này trước !
Logged
ongbom_f2
Thành viên
*
Bài viết: 912


« Trả lời #148 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2010, 03:50:27 pm »

28/3, BinhYen1960 ghé thăm anh em quân khu eo, rồi đi.
Binhyen1960, vẫn hừng hực máu lửa như vài mươi năm trước

Hừng hực quá đi chứ, không chỉ hôm nay mà hơn 30 năm trước còn gấp mấy lần.Bác T54 coi này :

Lão BY tạo dáng chụp hình trong khi phía sau có một người đang chống nạnh ( không biết khuôn mặt đang ở trạng thái nào ? )

__________
Còn đây thì lão đang ngồi suy tư : Nên chọn hai người hay mặc kệ buông xuôi


__________
Gần tuần nay thấy lão BY im hơi lặng tiếng, có lẽ gấu bắt ngồi viết tường thuật của ...quá khứ. Grin
Mấy hôm rồi gấu nhà em thấy em loay hoay với mấy tấm ảnh 4-6 thế là gấu gầm gừ : chắc lại muốn đi tìm tuổi trẻ "được đánh rơi" ở xứ người phải không. Wink Đúng là mấy mụ ấy chả hiểu gì cả, biết thế hôm ấy dặn trước T54 chở theo T72 đến cho có bạn. Cheesy
Logged
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #149 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2010, 04:26:49 pm »

Thông tin giới thiệu du lịch được in bởi

The Sihanouk ville visitors guide – Canby publications. co
Landmarks & Points of interest

The Victory Monument on the road just off Victory beach at the base of Weather Station Hill ( a.k.a Victory hill ) presumably lends its name to the beach. The monument was built in 1985 to symbolize Cambodia's friendship with Vietnam and the 1979 Vietnamese-assissted victory over the Khmer Rouge in Cambodia. One of these monuments can be found in anmost every major town in Cambodia

Tượng đài Chiến thắng trên đường chạy ra bãi biển chiến thắng trên đồi Weather Station ( còn gọi là đồi Victory )  có lẽ là mượn tên của bãi biển. Tượng đài được xây dựng vào năm 1985 để tượng trưng cho tình hữu nghị của Campuchia với Việt Nam và năm 1979 người Việt đã trợ giúp để chiến thắng  Khmer Đỏ ở Campuchia. Một trong những đài kỷ niệm có thể tìm thấy tại hầu hết mọi thị trấn chính tại Campuchia.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM