Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:16:27 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giúp đỡ tìm người (liệt sỹ) Phần 5 - Chuyên đề chung sức của các thành viên  (Đọc 305077 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ducthang
Thành viên
*
Bài viết: 14



« Trả lời #240 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 04:01:24 pm »

@SGG: rất cảm kích trước sự quan tâm của bác dành cho gia đình liệt sỹ...Cảm ơn bác rất nhiều!
Em sẽ PM cho bác ah.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #241 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2011, 08:08:15 pm »

Bác tienhd, trong các bãi (đáp) rà mãi chưa ra cái bãi Diamo ... chỉ có diamond!
1 cái diamond ở vùng 3 chiến thuật (đại khái bây giờ là quân khu 7)
1 cái ở vùng 2 chiến thuật ( vùng quân khu 5 bây giờ)... nhưng do quân Nam Hàn đảm trách.
Logged
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #242 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 01:37:15 am »

@hoaiban2:
Trích dẫn
1. Liệt sĩ Lê Thúc Phưởng
Năm sinh: 1942
Quê quán: xã Đức Hòa - huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh
Nhập ngũ: 1963
Ngày hy sinh: 9 - 3 - 1966
Đơn vị: Tiểu đoàn 4, thuộc sư đoàn 325B (có người nói Tiểu đoàn 4 có biệt danh là Xã dũng)
Có bằng chứng đây, người cung cấp thông tin tin được đấy. Đây là một tài liệu Mỹ khai thác về trung đoàn 95 sư đoàn 325 vào chiến trường, thời gian hoạt động giữa năm 1966 tại Gia lai. Nhưng trong đó có liệt kê thông tin về D4 - Xã dũng đó:

@tienhd: giờ mới có lúc thảnh thơi, ngồi ngẫm về trường hợp nhà bác đây,  Grin. Có lẽ lâu rồi, trên trang nhà mới có một trường hợp và người đăng tin chủ động gợi mở thông tin - cùng tham gia hỏi đáp hai chiều với anh em như thế. Nó cho thấy sự quyết tâm thực sự và mang lại niềm vui, cảm hứng cho anh em trả lời vì sự tin tưởng và chung tay góp sức. Em có mấy dòng thế này nhé:
1. Về E33 và F304 thời điểm 1965 - 1966:
- Có lẽ bác nghi ngờ về thông tin khi kiểm tra trên mạng phải không? E33 gốc từ E101B và E101C mà thành, đâu có trong đội hình F304 đâu, đúng không? nghe qua tưởng chừng như không hợp lý lắm nhưng nó cũng có nguyên do của nó cả đấy.
- Nếu bác đã được chị Hiền cung cấp thông tin thì hẳn đã đọc được dòng chữ :
Trích dẫn
Sau khi kết thúc chiến dịch Pleime, E101B được đổi tên thành trung đoàn 33.
- Mối liên kết giữa E33 và F304 được giải thích từ luận điểm:
 * Đến tháng 10 năm 1965, BTL B3 Tây Nguyên được bổ sung F304A tham gia chiến trường, xung trận trong chiến dịch Pleime; E66 F304A là đơn vị đi đầu,  khối A - hành quân vào trước đã trực tiếp xung trận Ia Đrăng nổi tiếng. Tháng 11/1965, khối B của F304A gồm E24 và các đơn vị trực thuộc lên đường vào B3. Và từ đó, do yêu cầu của việc phát triển lực lượng của mặt trận Tây Nguyên  nên đến
Trích dẫn
tháng 12 năm 1965, Đảng ủy mặt trận Tây Nguyên quyết định thành lập 2 sư đoàn bộ binh 1 và 6. Sư đoàn bộ binh 1 gồm các trung đoàn 33, 320, 66 đã chiến đấu và trưởng thành ở Plây Me. Sư đoàn bộ binh 6 mới hình thành Ban chỉ huy, cơ quan sư đoàn và một số đơn vị trực thuộc. Khi trung đoàn 24 vào tới nơi, liền được tham gia xây dựng sư đoàn 6. Cán bộ chỉ huy sư đoàn, cán bộ cơ quan sư đoàn cùng các đơn vị trực thuộc của sư đoàn 304 một phần bổ sung cho cơ quan mặt trận, một phần bổ sung cho sư đoàn 1 và sư đoàn 6.

- Đối với người lính tại chiến trường, có lẽ họ chỉ hiểu được những thực tế phải đối mặt, sự khốc liệt của chiến tranh hơn là việc F này có phiên hiệu này, mã hiệu nọ,.... Việc hành quân vào trong đội hình cấp F thiếu (thiếu E9), mà sau đó hầu như toàn bộ giữ nguyên khung chỉ huy, cán bộ quản lý ở F304A khi vào chiến trường dễ dẫn đến việc hiểu đơn giản: từ nay E33 - một trung đoàn độc lập sẽ chiến đấu trong đội hình cấp sư đoàn của sếp Hoàng Kiện, sếp Cẩn- những người chỉ huy của F304A.
- Hơn thế nữa, có thể hiểu một điều đơn giản rằng, khi E66 F304A vào mới vào chiến trường hẳn chưa quen thổ nhưỡng, địa hình chứ đừng nó gì đến tình hình, cách tác chiến, thói quen của địch. Vậy hẳn phải có việc thường xảy ra là bổ sung lính, đổi cán bộ chỉ huy giữa các đơn vị cũ và mới; nhằm kèm cặp giúp đỡ trong thời gian đầu trong quá trình tham gia chiến dịch. Người chiến sỹ của F304A hẳn đã được bổ sung sang cho E33 đang thiếu người trầm trọng mà vẫn mang trong đầu ý tưởng tự nhiên, tôi vẫn chiến đấu trong đội hình sư đoàn 304A, vẫn với người chỉ huy cao nhất là sếp ... đó,  Grin.
Điều đó dẫn giải đến việc, bác nghiêng phán đoán về khả năng LS thuộc E33 tại thời điểm hy sinh là đúng nhỉ,  Grin - chứ có nhầm lẫn gì ở đây đâu với quan điểm và cách nhìn của một người lính bộ binh tại đơn vị cơ sở.


2. Thời điểm LS hy sinh: 14/6/1966
Trích dẫn
Nơi mai táng trên GBT: Trận địa bãi 1-Gia Lai. Theo lịch sử E33: Mùa mưa 1966, E33 cơ động về tập kích quân Mỹ tại Bãi Diamo - thung lũng Chưpa-Cù Bi - Gia Lai

Trích dẫn tốt. Có quân sư Thu Hiền có khác,  Grin. Thêm trích dẫn nữa để làm rõ này. Về E33 nhé:
Trích dẫn
Hòa với tiếng súng tiến công của trung đoàn 24, ngày 20 tháng 5, trung đoàn 66 tập kích địch ở khu vực Đồn Mo, tiểu đoàn 966 trung đoàn 320 bắn pháo và Plây Đrăng, bộc chỉ huy quân sự Mỹ phải đưa lữ đoàn 3 sư đoàn 25 “Tia chớp nhiệt đới” ra Sùng Lễ, Chư Pa. Các chiến sĩ trung đoàn 33 đã lập thức đánh phủ đầu chúng ở Sùng Lê. Tiếp đó ngày 29 tháng 5 trung đoàn 66 và trung đoàn 33 phối hợp tiến công diệt một tiểu đoàn Mỹ ở Chư Pa.
Những trận đánh liên tiếp của trung đoàn 24 và 66 của sư đoàn 304 cùng với trung đoàn 33, 95 và 320 trong đợt hoạt động hè 1966 trên chiến trường Tây Nguyên đã tạo nên một tuyến tiến công kéo dài từ bắc Công Tum đến nam Gia Rai, uy hiếp dải phòng ngự phía tây của địch, buộc quân Mỹ và quân ngụy phải dàn mỏng lực lượng đối phó; chúng không thực hiện được chiến lược phản công ồ ạt để “tìm diệt” chủ lực ta

Trích dẫn
Sau đợt 1 hoạt động hè, ta nhanh chóng củng cố và chuẩn bị mọi mặt, tiếp tục mở đợt tiến công thứ hai (19.6- 15.7). Trong đợt này, ta chủ trương đánh công kiên cứ điểm Tân Lạc, tập trung bốn trung đoàn bộ binh: 66, 320, 33, 95 diệt viện đổ bộ đường không ở khu vực nam đường 19 tây. Nhưng địch không ra đúng ý định, ta chỉ đánh được 14 trận nhỏ (có 6 trận đánh mìn), nổi bật là các trận đánh quân Mỹ của Trung đoàn 66 ở tây suối Ia Le (của Đại đội 13, Tiểu đoàn 9 diệt 137 tên Mỹ ngày 19, 20 tháng 6) và tây Đức Vinh (của Tiểu đoàn 7 diệt gần 100 tên Mỹ, bắn cháy 4 xe M113 ngày 3 tháng 7) . Đặc biệt, trận tây Đức Vinh đã hình thành bước đầu chiến thuật vận động tiến công kết hợp chốt, mở ra khả năng mới để nâng tốc độ đánh tiêu diệt của bộ đội chủ lực chiến trường Tây Nguyên lên trình độ cao hơn.

Về bãi Điamô này:
Trích dẫn
Suốt trong thảng 6, lữ đoàn 3 kỵ bính không vận tiếp tục bi xé lè từng đại dội, tiểu đoàn đề đối phó với hàng loạt trận tiến công của trung đoàn 95 và trung đoàn 66 ở khu vực Đức Vinh, Ia Le, Đi-na-mô, điểm cao 185...

tạm thế đã nhỉ.  Grin
Logged

hoaiban2
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #243 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 03:27:15 pm »

@hoaiban2:
Trích dẫn
1. Liệt sĩ Lê Thúc Phưởng
Năm sinh: 1942
Quê quán: xã Đức Hòa - huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh
Nhập ngũ: 1963
Ngày hy sinh: 9 - 3 - 1966
Đơn vị: Tiểu đoàn 4, thuộc sư đoàn 325B (có người nói Tiểu đoàn 4 có biệt danh là Xã dũng)
Có bằng chứng đây, người cung cấp thông tin tin được đấy. Đây là một tài liệu Mỹ khai thác về trung đoàn 95 sư đoàn 325 vào chiến trường, thời gian hoạt động giữa năm 1966 tại Gia lai. Nhưng trong đó có liệt kê thông tin về D4 - Xã dũng đó:
Bác Quangcan cho thêm chi tiết về tài liệu của Mỹ nói gì về D4 - Xã dũng với
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tám, 2011, 10:56:02 am gửi bởi quangcan » Logged
Minh72
Thành viên
*
Bài viết: 44


« Trả lời #244 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 04:52:36 pm »

Trích dẫn
3. Liên lạc: cái dòng này ở trên quan trọng này:
-
Trích dẫn
Biên chế của sư đoàn 9 với 3 trung đoàn bộ binh 1, 2, 3 và các thành phàn binh chủng, phục vụ ổn định cho tới khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc
- có cái đường dẫn này hay hay, hy vọng là đến đây em sẽ hết "nợ" với bác: đây.

Bác Quangcan: nhờ vào dòng chữ và đường link của ccbsu9 (có cái đường dẫn này hay hay, hy vọng là đến đây em sẽ hết "nợ" với bác) em đã gửi mail và được phúc đáp của bác Nguyễn Cứ - Phó Ban LL CCB Su9 cho biết vị Đại tá Chiêm là thủ trưởng trực tiếp đơn vị LS Lạn, qua cung cấp các thông tin liên quan đến LS thì được Đại tá Chiêm xác nhận là có trận đánh tại lộ 26 ngày 17/12/1968. Đại tá có hứa sẽ hỏi các CCB từng tham gia trận đánh đó tại QK7 và liên hệ lại.

Em sẽ trao đổi tiếp khi có thông tin nhé.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tám, 2011, 10:57:24 am gửi bởi quangcan » Logged
Minh72
Thành viên
*
Bài viết: 44


« Trả lời #245 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 04:58:36 pm »

1. Về lộ 26, tui chỉ tìm trên bản đồ cũ của Mỹ vẽ. Thấy có chỗ LTL 26 đó mà thôi.
Thực sự là các bác ngày xưa gọi lộ 26 là chỗ nào nữa thì tôi cũng không rõ.

2. Nếu cái "LTT26" đó là "lộ 26" ... thì tui cũng không có thông tin nào để biết trận đánh đó xảy ra khúc nào của con đường đó.
---------
Bàn thêm:
Cái LTT26 đó xuyên qua vùng trồng cao su thật  ... và ở trên đó có cái căn cứ Cầu Khởi ... từ Dầu Tiếng xuống uy hiếp đường 22 (bạn có nhớ tấm ảnh bé gái bị bom napan không? Trên đường 22 đấy) thì phải thịt cái thằng Cầu Khởi này!

Đúng là có trận đánh ngày 17/12/1968 tại ngã ba Cầu Khởi (theo Đại tá Chiêm cung cấp) bác ạ, và vị  trí trận đánh không phải là rừng cao su.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tám, 2011, 10:58:33 am gửi bởi quangcan » Logged
Anh Thư
Thành viên
*
Bài viết: 18


« Trả lời #246 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 05:18:37 pm »

Kính thưa các bác trong diễn đàn!

Được sự chấp thuận của mod điều hành topic. Em một lần nữa đăng tải thông tin để kính nhờ các bác chỉ dẫn cho em tìm mộ của bố chồng em là liệt sỹ hy sinh năm 1967 tại NB:

1/ Thông tin trong giấy báo tử là:

LS ĐOÀN NHƯ ĐẠO sinh năm 1925, số hiệu 43864
Đơn vị: tiểu đoàn 5 trung đoàn 2 NB
Chức vụ:Tham mưu trưởng Tiểu đoàn.
Quê quán: thị xã Hải Dương
Nhập ngũ 19 tháng 8 năm 1945
Hy sinh: 6 tháng 5 năm 1968.

2/Sau khi được sự hướng dẫn của TT tiếp đón thân nhân LS ở Đông Hà -QT thì em đã làm đơn xin tìm mộ liệt sỹ gửi đến QK 7. QK 9 và QĐ 4. Riêng QK 7 và QK 9 thì trả lời em là không có hồ sơ lưu. Còn QĐ 4 (Dĩ An- Bình Dương) thì gửi công văn trả lời do Thượng tá Nguyễn Quang Trung ký, không đóng dấu, với thông tin có sai lệch (màu đỏ) so với Giấy báo tử như sau:

LS ĐOÀN NHƯ ĐẠO sinh năm 1927
Đơn vị: D5/F7
Chức vụ: Tiểu đoàn phó.
Quê quán: thị xã Hải Dương
Nhập ngũ 19 tháng 8 năm 1945
Hy sinh: 26 tháng 8 năm 1967 (điều này phù hợp với vết sửa chữa năm và tháng hy sinh trên giấy báo tử)
Nơi hy sinh và an táng:  Cần Lê-tây nam Lộ Đỏ -Lộc Ninh- Bình Phước.

Hiện cơ quan QD 4 chưa nắm được mộ liệt sỹ đã quy tập hay chưa và an táng tại nghĩa trang nào.

3/ Sau khi có thông tin từ QK 4, gia đình em đã tiến hành các bứơc tìm kiếm sau:
-   Đăng ký thông tin tìm mộ LS trên các trang web nhantimdongdoi va teacherho
-   Tra cứu tên LS tại tất cả các Nghĩa trang tỉnh Bình Phước đăng trên các trang web liên quan.
-   Tìm đọc lịch sử Kháng chiến Bình Phước ở quansuvn.net và một số hồi ký CCB để tìm những thông tin liên quan đến trận đánh na7m 1967 ở Bình Phước
-   Đến tỉnh Bình Phước, địa danh cầu Cần Lê và Ấp Cần Lê để dò hỏi thông tin, sau đó vào nghĩa trang Lộc Ninh để tìm nhưng vẫn chưa hề có chút manh mối.
-   Do không biết F7 nghĩa là gì nên gia đình em chưa hề liên hệ với F7, mong các bác chỉ giáo.
-   Gọi hồn: không kết quả.

 Kính nhờ các bác chỉ dẫn cho em các bước cần làm tiếp theo ạ.

Xin thay mặt gia đình chân thành cảm ơn tấm lòng của tất cả các bác!

Xác nhận trường hợp thành viên Anh Thư đã thực hiện đúng quy định của box.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tám, 2011, 01:34:36 pm gửi bởi quangcan » Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #247 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 06:18:27 pm »

Bạn Anh Thư, thực ra theo cái giấy trả lời (không chính thức) của quân đoàn 4 ... thì thấy bạn và gia đình có mối quan hệ tốt với các cá nhân quân đội!
Gia đình cố thử xin 1 lần nữa bản trả lời chính thức của Quân đoàn nhé!
Quan trọng lắm ... nó sẽ định hướng cho việc tìm kiếm sau này!
------
TB: Gia đình ngoài cái bản fax giấy báo tử  ... thì còn cái giấy tờ gì khác không, ví như Bằng tổ quốc ghi công ?
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tám, 2011, 07:09:59 pm gửi bởi tuaans » Logged
Minh72
Thành viên
*
Bài viết: 44


« Trả lời #248 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 08:47:03 pm »

Bạn Anh Thư thử check ở đây xem có thông tin gì không nhé
http://ccbsu9.org/content/ccbinh/seachrtuongdoi.php?ht=%C4%90o%C3%A0n+Nh%C6%B0+%C4%90%E1%BA%A1o&go1=T%C3%ACm+Ki%E1%BA%BFm

Và tại TP.HCM có Ban liên lạc đồng hương Hải Dương, ở đó có nhiều CCB F7 và F9, bạn có thê liên hệ để biết thêm thông tin về trận đánh tại Cần Lê, Link đây: http://vn.360plus.yahoo.com/hdonghuong?l=f&id=9

Đúng như bác tuaans nói, cần có 1 GBT hoặc Bằng tổ quốc ghi công chính thức thì việc tìm kiếm mới cụ thể và chính xác được, hơn nữa, nó rât quan trọng để sau này còn thực hiện các công việc tiếp theo khi tìm được khu vực an táng LS.

« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tám, 2011, 11:28:59 pm gửi bởi Minh72 » Logged
ditimlietsy69
Đại uý
*
Bài viết: 276


« Trả lời #249 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 09:23:01 pm »

Trích dẫn
-   Do không biết F7 nghĩa là gì nên gia đình em chưa hề liên hệ với F7, mong các bác chỉ giáo.
@ Anh Thư ! Cái F7 ở đây là sư đoàn 7
cái D5/F7 có thể tạm hiểu là tiểu đoàn 5 thuộc sư đoàn 7, mà LS là tiểu đoàn phó như nói ở trên
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM