Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:40:46 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.  (Đọc 809794 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tân binh95
Thành viên
*
Bài viết: 70


« Trả lời #400 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2011, 11:54:14 pm »

cho em hỏi việc trang bị đại trà những thiết bị như áo chống đạn, mũ sắt đã được thực hiện chưa?
Logged
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #401 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2011, 11:59:18 pm »

cho em hỏi việc trang bị đại trà những thiết bị như áo chống đạn, mũ sắt đã được thực hiện chưa?
Chưa bạn ạ và có lẽ còn lâu nữa việc này mới được thực hiện, lí do thì có rất nhiều bạn vào đây xem thêm thông tin nhé: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=18483.320
PM: Bạn chịu khó tìm kiếm thông tin tại các Topic đã có trước khi đặt câu hỏi nhé
Logged

MRK
Nam004
Thành viên
*
Bài viết: 7



« Trả lời #402 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2011, 05:26:47 am »

Mới có các đơn vị đặc nhiệm của qdnd Việt Nam thôi. Binh nhất Nam004 báo cáo với các đồng chí
Logged
Nam004
Thành viên
*
Bài viết: 7



« Trả lời #403 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2011, 05:32:54 am »

Mới trang bị cho các đơn vị đặc nhiệm của qdnd Việt Nam thôi. Chứ chưa trang bị cho tất cả đâu. Binh nhất Nam004 báo cáo với các đồng chí
Logged
duongthanhvan
Thành viên
*
Bài viết: 471



« Trả lời #404 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2011, 07:59:25 am »

có ai nói tới khí tài phòng hóa trang bị cho bộ binh chưa nhỉ ? Trời nắng mà phải đeo mấy cái đó thì phê thôi rồi.
Các chú ấy mặc quen rồi thì không thấy sao đâu ạ.
Nếu nói là quen thì chắc chỉ có lính phòng hóa mới quen được thôi. Chứ lính bộ binh nói chung thì không ưa cái mặt nạ phòng hóa tí nào cả, bí và khó chịu lắm. Với thời tiết những ngày mát giời, không nắng thì còng đỡ chứ mà gặp ngày nắng nóng thì thôi rồi. Đeo vào thì đầu tóc, mặt mày khô rom còn lúc tháo ra thì ôi thôi như vùa đi tắm,mồ hôi như suối, mặt mày đỏ lừ.  Undecided
Logged

...Bắn trúng, đánh rất hay ...
tân binh95
Thành viên
*
Bài viết: 70


« Trả lời #405 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2011, 01:51:32 pm »

Các bác ơi cho cháu hỏi. Trong biên chế của bộ binh nước ta có súng AK-74 không. Nghe nhiều diễn đàn đều có nhắc đến nhưng không nhất quán.
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #406 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2011, 07:39:23 pm »

Binhyen 1960,có sở thích giống tôi thật...? ngay từ ngày nhập ngũ mình đã gắn bó với khẩu AKM....nhưng lại sản xuất tại đông Đức...lúc được phát còn mới kính kình coong....đầu ruồi và thước ngắm đều có dạ quang ...để bắn đêm thì phải...báng súng bằng nhựa lỗ chỗ tổ ong màu nâu ốp lót tay trên bằng nhựa còn ốp tay dưới bằng gỗ nhưng hai bên hơi phồng ra...chỉ khổ thằng Thinhe677f346..được phát khẩu AK TIỆP...có từ thời đánh Mỹ...trông ghẻ ghẻ như người...đen thật...thằng nào mới đi lính chả thích được cầm súng mới...?

Khẩu AK 47 đầu tiên của tôi được nhận tại Bãi Hà để hôm sau vượt Bến Hải vào Quảng Trị. Mình rất nhớ khi nhận khẩu này, nó được bó trong lớp vải bọc dầu cùng 2 khẩu nữa: 1 là của TQ với lưỡi lê 3 cạnh múi khế gập được; khẩu thứ hai là của Triều Tiên với lưỡi lê rời. Khẩu của tôi đến nay còn nhớ số súng là IAG 4243 sản xuất năm 1954. Khi bị thương tôi còn mang nó ra tới chốt của c6. Sau khi đi viện về tôi được trang bị 1 khẩu AKM bánh gỗ, nòng vát với thước ngắm 10. Với khẩu AKM độ giảm nẩy chỉ còn 23 cm trong khi loại cũ là 27 cm. các bộ phận kim loại của AKM được phủ 1 lớp sơn đen khá bền vững rất phù hợp cho những thằng lười lau súng. Lê của AKM như dao găm, lưỡi ngắn kết hợp với vỏ lê để thành kìm cắt dây thép gai rất tốt. Đúng là nếu trang bị các loại súng của bộ binh chúng ta với bộ binh ngụy ngày ấy thì  chúng ta hơn hẳn về súng bb chỉ thua chúng M79 và lựu đạn mỏ vịt M33 (quả ổi) và M26 (trứng vịt). Chúng ta hồi ấy chủ yếu là lựu đạn chày, khi ném dễ lộ vì xì khói đồng thời với địa hình cây bụi lúp xúp dễ bị văng trở lại . Lựu đạn LX loại mỏ vịt hồi đó không nhiều, nếu có thì mỏ vịt làm bằng thép mỏng không phù hợp lắm.

Vô duyên nhất là AK Tiệp, chẳng khác gì đồ chơi, chỉ được cái nhẹ chưa đến 3 kg không có đạn. Cơ cấu hoàn toàn khác với các loại AK khác. Bịt mắt mà tháo lắp loại này chỉ có bét. Cần khóa nòng bên trái, khi bắn có khi vỏ đạn văng vào mặt. Bực nhất là hộp tiếp đạn không thể dùng chung với các loại AK khác. Khi hành quân vào đến Bãi Hà, chúng tôi có 1 số AK Tiệp mang theo từ huấn luyện, nghe lời anh em lính cũ chúng tôi bỏ lại hết để lấy các loại AK khác. Về tới đơn vị thì thì AK Tiệp cũng bỏ xó giống như những phụ kiện của AK phóng lựu như hộp tiếp đạn hơi (10 viên), nòng phụ, ốp báng súng...    
 





Cái này kỳ ghê, mình chưa nghe thấy bao giờ. Đến thời mình thì AK tiệp chả khác gì cả, ngoài việc có hai cấu hình điểm nắm trước là loại ốp lót như nguyên bản Nga và loại tay cầm trước. Trong các loại súng trường, chỉ có Đức là dùng khoá kéo bên trái với lý luận vẫn còn giữ cò sẵn sàng bắn khi lên đạn.

Tiệp Khắc chỉ có một loại "AK" trông ruột khác thường là VZ 58, súng này có các thành phần như AK, có 2 loại nòng đạn là đạn AK M43 và đạn xung phong Tiệp Khắc 7,62x45, sử dụng đạn Tiệp ở ta là điều vô lý.
http://world.guns.ru/assault/chex/sa-vz5-e.html

VZ 58 có khoá nòng kiểu khác, nó là biến thể cuối cùng của khó nòng chèn nghiêng , khoá chèn nghiêng là đồ Áo-Hung phát triển. Khóa nòng VZ 58 giống nguyên lý với súng ngắn P-38, Đức, nhà Walther . Nó tách khóa nòng chèn nghiêng ra thành hai phần, phần nghiêng rời với bịt đáy nòng, chèn nghiên kiểu này có cơ cấu giống như then ngang sau. Về nguyên tắc, chỉ trừ phiên bản ra vội MP44 Đức và AS-44 Nga, thì Nga Đức không bao giờ chấp nhận khóa chèn nghiêng trong liên thanh vì gây rung loạt. Tuy kiểu chèn nghiên tách then ra rời này ít rung hơn, nhưng vẫn là chèn nghiêng.
http://50ae.net/VZ-vs-AK/

P-38, Đức, nhà Walther
http://world.guns.ru/handguns/hg/de/walther-p3--e.html


Về giá trị, súng VZ 58 sinh ra trong đơì AKM là thứ hàng vô dụng, nó đắt hơn, tốn máy hơn AKM. VZ 58 hơi nhẹ hơn AKM nhưng đó không phải là do thiết kế ưu việt, mà đơn giản là súng được thiết kế với yêu cầu vật liệu cao hơn (VZ 58 3,1 kg và AKM 3,14 kg). AK là loại truyền lực ngắn, lực khoá nòng truyền đến ngay sau nòng, đây là lợi thế của khoá nòng quay tai trước như Mauser, Mosin, nên thân máy súng (receiver) không chịu lực khóa nòng, rất nhẹ, thực tế AKM làm bằng thép cán mỏng, và kéo dài thỏa thích đường chuyển động của bệ khóa nỏng (bolt carrier), tạo ra các chuyển động tin cậy, mạnh mẽ mà không làm nặng súng do thân máy súng dài. VZ 58 cũng như các chèn nghiên khác, là truyền lực dài và buộc phải làm thân máy bằng thép cắt gọt, do đó, nếu yêu cầu cùng đẳng vật liệu thì VZ 58 có khối lượng ngang AK nguyên thủy, hàng 4kg. Để tránh quá nặng, VZ 58 còn gặp một lỗi như M16, là không kéo dài đường chuyển động lùi của bệ khóa nòng trước khi mở khóa nòng, đây là đường lấy đà, thường được tính bằng chiều dài đẩy của piston-cylinder, đảm bảo bệ mở khóa lúc vận tốc cao nhất vượt bẩn tắc, bẩn tắc hay gặp nhất là lúc tháo vỏ đạn, do dị vật-khuyết tật của vỏ đạn và buồng đốt. Cũng như thế, đường chuyển động của khóa nòng phía sau băng cũng được rút bớt, đây là đoạn đường chuẩn bị đẩy đạn trong băng.

Nòng cũng được rút bớt, nòng truyền thống 415mm của AK được thay bằng 390mm chênh 25mm.

Chiều dài cả súng AKM là 870mm, VZ 58 là 845mm, chênh 25mm, vừa đúng đoạn nòng bớt đi

Tốc độ bắn cao 800 phát / phút.

Trích khí của VZ 58 có các bộ phận như là FN FAL, nhưng nguyên lý vẫn là khí động xiên ngược AK. Mình không hiểu lắm việc cải sang trích khí cần đẩy rời, có thể các thử nghiệm cho thấy móc vỏ đạn của VZ không đủ tin cậy, trích khí cần đẩy rời không che đường văng của vỏ đạn, dùng cho các khóa nòng làm lắc vỏ đạn như chèn nghiêng hay SVD dùng vỏ đạn gờ móc.

Vấn đề màu đen cũng vậy, không ai sơn súng cả, AK dùng lớp áo phốt phát hóa, áo phốt phát là nhuộm kim loại để phốt phát thấm vào, tạo lớp bảo vệ, thực chất là kim loại để trần chỉ nhuộm mầu.

Hộp tiếp đạn hơi mình cũng chưa nghe thấy bao giờ. AK có 2 loại đạn hơi (blank) là liên thanh và phát một. Đạn liên thanh dài như đạn có đầu, đạn phát một chỉ là vỏ đạn nhồi bông túm đầu, đạn liên thanh dùng băng hoàn toàn bình thường, đạn phát một rất khó lên đạn.

Cũng không ai nói AK nẩy 20 27 cm cả. AK cổ điển cũng chỉ nẩy cỡ 1 cm, AK sau này có các đầu nòng bù nẩy, nẩy ít hơn.

AK phóng lựu ngày đó chỉ có một vài phiên bản Nam Tư, Trièu Tiên và Tầu, ít thấy ở Việt Nam, có thêm cái hiệu chỉnh trích khi khi chuyển sang lựu, bắn bằng đạn không đầu, kiểu phóng lựu truyền thống này có từ tk 19, lủng cà lủng củng. Gọi là nòng phụ nhưng thật ra đấy là cái nòng lựu

Túm lại, đoạn mô tả trên lầm cẩm lủng củng không thực tế, có vẻ như được viết bởi kẻ chưa từng sờ vào súng đạn mà chỉ nghe hơi nồi chõ. Theo mình hiểu, VZ 58 có về Việt Nam nhưng không ai đem vào Miền Nam, không tham chiến ở mặt trận nào, và chỉ có tác dụng duy nhất là bộ đội, kỹ sư tìm hiểu các mức độ khác nhau. CÒn AKM Tiệp sản xuất thì như AKM, không khác gì. Và chắc chắn không có súng tiệp nào dùng tay kéo khóa nòng trái như súng Đức cả.

AK tiệp (AKM kiểu tiệp)


AKM Liên Xô


VZ 58


« Sửa lần cuối: 01 Tháng Bảy, 2011, 08:33:03 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #407 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2011, 08:29:48 pm »

có ai nói tới khí tài phòng hóa trang bị cho bộ binh chưa nhỉ ? Trời nắng mà phải đeo mấy cái đó thì phê thôi rồi.
Các chú ấy mặc quen rồi thì không thấy sao đâu ạ.
Nếu nói là quen thì chắc chỉ có lính phòng hóa mới quen được thôi. Chứ lính bộ binh nói chung thì không ưa cái mặt nạ phòng hóa tí nào cả, bí và khó chịu lắm. Với thời tiết những ngày mát giời, không nắng thì còng đỡ chứ mà gặp ngày nắng nóng thì thôi rồi. Đeo vào thì đầu tóc, mặt mày khô rom còn lúc tháo ra thì ôi thôi như vùa đi tắm,mồ hôi như suối, mặt mày đỏ lừ.  Undecided


 Grin Grin Grin Grin Grin
Cởi quần ra đổ một nửa ống chân mồ hôi nữa chứ, phát khiếp nhất là đứng bắn trên BT đang chạy với bộ đồ ma quỷ này, lúc nào cũng muốn ngã văng bừa đạn.

Mình đang làm một mục lục súng ống đạn dược, riêng về đám phòng hóa này hiện không có tài liệu, nguyên thủy của chúng chắc là WW1.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #408 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2011, 08:35:06 pm »

hehe bác lethao này giỏi quá tháo được cả đạn B41 , em chỉ dám tháo đạn B40 để lấy hột nổ chơi thôi .
Bọn mình, còn tháo cả mìn ĐH-10,lấy thuốc đánh cá là chuyện thường...còn bọn Thinhe677f346 vào bãi mìn tháo kíp là chuyện thường tình...minh dám nói lính ta chết mìn ta nhiều hơn mọi thứ khác( đấy là khu vực đơn vị chúng tôi phòng ngự)...bọn nó vào ra kể vanh vách nào là..POMZ-2,nào là..K-58,...K-69...Thịnh nó cũng phải cõng..nhiều thằng ra khỏi bãi mìn...

Ngoài đánh cá, nấu nước, thì thuốc mìn nhâm nhi cũng đường được.  Grin
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
thinhe677f346
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 573


Thịnh e677/f346 cùng phu nhân.


« Trả lời #409 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2011, 08:57:21 pm »

_Tôi không nhớ kĩ !nhưng hồi huấn luyện tôi được giữ khẩu AK Tiệp loại súng này nhẹ hơn AK của Nga và Trung Quốc. Tôi chỉ nhớ nó là búa đập thẳng, tốc độ bắn nhanh hơn các loại AK mà búa đập dạng cò mổ, hộp tiếp đạn cũng 30 viên. Khi tháo ra nau súng song tôi đố mọi người lắp vào nhưng ai cũng chịu, kể cả A Trưởng. Grin
Logged

Biên cương có giặc ta quyết giữ
Hậu phương yên bình gắng dựng xây.!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM